Có một cậu em gọi cho tôi nói rằng : "Chị viết một bài về Trương Duy Nhất đi....."
Nhưng thật tình, tôi chẳng thể có cảm hứng gì để viết về ông "Nhà Báo nổi như bột " này cả
Giống như một bài báo lấy tên tác giả là THỦ TƯỚNG NGHIỆP DƯ mà vô tình
tôi đọc được , thì tôi cũng chẳng có thêm suy nghĩ gì ngoài câu TÔI
KHÔNG ƯA GÌ CON NGƯỜI NÀY
Nhưng không ưa, không phải vì anh ta từng viết bài chỉ trích tôi . Mà
bởi với nhà toán học Ngô Bảo Châu , Duy Nhất còn nặng lời chê bai huống
chi là tôi ? Anh ta là DUY NHẤT mà .
Có lẽ giống tác giả bài viết
Và cũng như rất nhiều tác giả của nhiều bài viết khác nữa . Nhưng đều có
chung nhận xét về tính cách con người này. Ngoài ra, tôi hay nhìn
người khác bằng chút kiến thức "còm" của khoa NHÂN TƯỚNG HỌC và thật
lòng mỗi khi ai nhắc đến Trương Duy Nhất tôi hay buông một câu thật
"tiết kiệm" : XÔI THỊT
Âý vậy mà hôm nay tự nhiên tôi lại "nổi hứng" viết về đề tài con người này
Thật ra tôi không có ý tưởng gì về anh ta.....Tôi đã không thể "nặn" đâu
ra chữ để mà viết , cho dù là viết những lời oán trách như tôi từng đáp
trả đám phóng viên nội chính của báo HNM về 3 bài chúng đánh tôi khi
tôi bị bắt cóc và giam hãm trong tù
Giữa tôi và anh ta, từ cái "Góc nhìn khác" của anh ta thì đúng là "Khác
nhau một trời một vực" phải không quý độc giả ? Này nhá! Anh ta là nhà
báo, được học hành có bằng cấp , có thẻ . Anh ta nhìn tôi bằng cái nhìn
về phía dưới . Tôi thì nhìn anh ta ở trên khuôn mặt .....
Anh ta làm báo gì, thì cứ nhìn mối quan hệ của anh ta, nhìn cuộc sống
xa hoa , phè phỡn, mọi người sẽ đoán được. Nhà báo chân chính hay có
lương tâm trong cái xã hội này thì ăn gì? Chắc chắn chỉ có ĂN ĐÒN
Rồi anh ta cũng "trả thẻ" để viết "Blok - Bleo" ...Nhưng đúng là dân
"Có nghề chính thống" nên dạng blogger "tậm tọe" tay ngang như tôi đương
nhiên chẳng có gì để mà so sánh...Vậy nên trong khi tôi xuống đường đi
biểu tình, thì anh ta xuất ngoại ăn chơi. Trong khi tôi mang tiếng là
bà chủ nhà hàng- bà chủ doanh nghiệp , phải vật vã, toát mồ hôi , sôi
nước mắt mà vẫn chẳng thể ung dung xuất ngoại hưởng thụ hay cưỡi xế hộp
đắt tiền đi chơi bằng chính những đồng tiền cày bừa mửa mật của mình (
Tôi chỉ có tiền chi cho những chuyến đi từ thiện khắp Bắc - Nam)
Trong khi anh ta tháp tùng những nguyên thủ quốc gia trên những chuyến
đi hay "biểu diễn khoe mình " trên những du thuyền hiện đại thì tôi lúc
đó không biết đi đấu tranh vì quyền lợi Dân Oan - Đi thăm các em nhỏ tàn
tật, hay thậm chí đang bị bắt giam trong Hỏa Lò và trại cải tạo giáo
dục chỉ vì tôi yêu nước và chống lại cái sai , cái xấu ....?
"Đã 2 tháng trôi qua, ko tìm thấy thông tin gì liên quan đến Bác Trương Duy Nhất, lạ quá ?"
Cả chặng đường tôi cứ lan man
suy nghĩ về câu hỏi này . Rồi thật sự trong tôi nảy ra rất nhiều điều
muốn viết. Cũng vẫn không phải viết về con người Trương Duy Nhất
....Bởi càng biết nhiều hơn thì anh này càng chẳng có gì đáng để tôi bận
tâm cả ...Bởi anh ta là kết quả tất yếu của một thứ sản phẩm trong thời
"kim tiền" của chế độ cộng sản thôi mà .
Điều thôi thúc tôi viết hôm nay
chính là từ câu chuyện Trương Duy Nhất, đã làm cho tôi ngao ngán thêm
vì cái chế độ cộng sản này. Một xã hội mà họ không hề dạy con người biết
đến nhân nghĩa trước sau. Một xã hội của dối trá , lọc lừa . Của những
âm mưu thủ đoạn cặn bã, và của vô số kể kẻ CƠ HỘI . Tất cả họ đều có
thể đem ra chơi với nhau, để rồi cái mà nó phục vụ chỉ gói gọn lại là
QUYỀN LỢI RIÊNG hay nói đơn giản hơn là LỢI ÍCH CÁ NHÂN
Họ kết nối- dính liú và phục vụ lẫn nhau cũng chỉ để cho một sự chia trác quyền lực, lợi lộc
Và rồi Trương Duy Nhất cũng đơn giản là một kẻ trong guồng máy đó và anh ta nhận lãnh lấy những gì anh ta gieo ra mà thôi
Tôi bỗng nẩy ra so sánh rất chua
chát. Vâng ! Bây giờ thì tôi lại muốn so sánh và rõ ràng tôi đã có rất
nhiều thứ để so sánh với anh ta kể từ khi anh ta cũng bị bắt như tôi
từng bị bắt trước đây
Chẳng biết rằng Trương Duy Nhất
nghĩ gì trong những ngày tù "Ngàn thu ở ngoài" ? Có giây phút nào trống
rỗng để anh ta chợt nghĩ, hay so sánh về những người đấu tranh từng bị
anh ta dùng cán bút để bôi nhọ , xúc xiểm hay không? Và rồi không biết ở
trong ấy , giữa 4 bức tường với những gì của thân phận một thằng tù ,
liệu anh ta có chạnh lòng so sánh như tôi hôm nay khi mà việc bị bắt của
anh ta dù nhiều người có nhận thức rằng "có vấn đề ". Nhưng tuyệt
nhiên chẳng có lấy một phong trào hay sự kiện gì mà ai đó thể hiện vì
Trương Duy Nhất giống như kiểu " Tuyệt thực ủng hộ Cù Huy Hà Vũ hay Anh
Điếu Cày"
Thậm chí nếu so với thời điểm
Bùi Thị Minh Hằng bị bắt giam thì cái tên Trương Duy Nhất cũng không
được "đồng đội" hay Quốc Tế nhắc đến bằng "bà nội trợ dung tục " Bùi
Thị Minh Hằng
Xem ra! luật nhân quả và luật đời trong cái xã hội của độc tài - cơ hội này nó đáng giá hơn luật pháp rất nhiều
Xem ra cứ sống huỵch toẹt , chân thật như mình chứ đừng "Văn vở " lại hay hơn rất nhiều
Tôi hẳn nhiên chẳng thể so sánh
với anh ta về uy quyền, chức vụ- Tôi cũng chẳng hề có thể so sánh tiền
của vật chất - nhà lầu xe hơi với anh ta. Vì trên thực tế mấy chục năm
lăn lộn trên thương trường tôi có trong tay bao nhiêu tài sản chẳng ai
biết. Chẳng ai thấy tôi có mặt "Làm người mẫu " trên những du thuyền
hạng sang. Chỉ có chăng nhiều bạn bè , người quen thân , người làm công
việc liên đới có thể ngồi nhậu nhẹt dân dã , hay dự buổi sinh nhật cùng
tôi trên chính những chiếc tàu "Lao động kiếm tiền " của tôi . Và rồi
khi có tiền mọi người lại nhìn thấy tôi đi rong ruổi từ thiện khắp trong
Nam ngoài Bắc
Con cái tôi chẳng có đứa nào đi
du học Tây hay Mỹ...Nhưng chỉ được nghỉ mấy ngày lễ 2-9 thì thằng Nhân
khi đó mới chỉ lớp 9 lớp 10 của trường Trí Đức - Sài Gòn cũng phải bay
ra Hà Nội , vác trên vai bao gạo 50 kí lô ( bốc vác hùng hục cả vài tấn
gạo) mà đi làm từ thiện cùng với Mẹ và các Sư, với người của liên đoàn
lao động......
Nhưng chắc chắn ai cũng thấy
rằng, về tình nghĩa con người - tình bạn bè bằng hữu và sự quan tâm của
số đông những con người chính nghĩa, thì chắc chắn phải nói ngược mà
rằng Trương Duy Nhất hay rất nhiều kẻ quan quyền, giàu có khác chẳng
thể so sánh với một " mụ chợ búa dân dã " như Bùi Thị Minh Hằng
Họ sống theo cái kiểu: " Khi vui
thì vỗ tay vào". Họ a dua bầy đàn , băng nhóm, khi họ còn những ràng
buộc về danh lợi- chức quyền . Nhưng rồi , họ sẵn sàng đạp đầu nhau, hất
cẳng nhau, thanh toán nhau , hạ bệ nhau và quên lãng nhau . Bởi thằng
nào cũng lo cho thân mình trước đã.
Họ làm gì có văn hóa nghĩa tình chia sẻ? Họ làm sao biết đến nhân quả của sự hy sinh
Điều này rõ ràng khác hẳn so với
cái đám "Phản động" bọn mình.....Ai cũng thấy đấy. "Phản động " luôn
sẵn sàng hy sinh vì bạn bè , đồng đội và mọi người.
"Phản động" làm vì việc nghĩa nên chẳng phải cúi đầu luồn lách ai..Cứ hiên ngang mà sống ngửng cao đầu . Kể cả những người bị bắt , bị bôi nhọ
Và một điều những kẻ có tiền -
có quyền không thể mua được. Đấy là họ nhận được sự quan tâm , lo lắng ,
ủng hộ mọi mặt của đồng bào khắp nơi , để họ cảm thấy họ đi tù là một
hy sinh đáng trân trọng mà không một tên tù tội phạm, hay những kẻ hám
chức , hám quyền , hám danh , hám lợi nào có thể nhận được những cư xử
như thế
Phải chăng đây chính là câu trả
lời cho mọi sự im lặng đến lạnh lùng trước những thông tin về Truong Duy
Nhất sau mấy tháng trời bị bắt ...Cộng sản là thế mà
CÒN BẠC CÒN TIỀN CÒN ĐỆ TỬ
HẾT CƠM - HẾT RƯỢU- HẾT ÔNG TÔI
Thế nên cổ ngôn xưa dạy con cháu rằng: "70 tuổi chưa đui , chưa què chớ vội khoe mình tài "
Tôi chợt nghĩ. Nếu sau khi ở tù
ra mà Trương Duy Nhất hiểu đảng hơn - Hiểu đời hơn - Hiểu mình và hiểu
người thì lúc đó anh ta sẽ lại CÓ MỘT GÓC NHÌN KHÁC không quá "lập dị"
với cách nhìn của nhiều người và biết đâu khi đó, khuôn mặt anh ta bớt
đưa lên cao theo tư thế mọi người gọi là "vênh vác"thì lúc đó tư cách ,
nhân cách và tình cảm mọi người dành cho anh ta lại tỷ lệ nghịch theo
hướng tăng cao ...Tất nhiên trong đó có cả tôi ? Và với tư cách "Bạn tù"
tôi có thể bắt tay anh ta mà chúc mừng và "Ngưỡng mộ" lắm chứ....ĐỜI MÀ !
AI GIEO CẤY - CHĂM BÓN THỨ GÌ THÌ SẼ GẶT HÁI LẠI SẢN PHẨM TƯƠNG ỨNG
Cầu mong hồng đức ông Cha nhiều đời cứu vớt sai lầm cho một con người có thể là có TÀI TRONG TẬT
Copy từ: Bùi Hằng
http://danoanbuihang.blogspot.ch/2013/08/tu-viec-bat-truong-duy-nhat-nghi-en-su.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét