Nước Vệ triều nhà Sản năm thứ 68.
Bấy
giờ nước Vệ nhìn bên ngoài tưởng bình yên, thực ra bên trong nhiều mối
lo lắm. Nợ quốc khố đầm đìa, năm ấy tiêu chí chọn quan nhà Sản chỉ có
hai tiêu chí. Một là người nghĩ cách thu nhiều tiền từ dân, hai là thu
nhiều tiền từ quan lại tham nhũng.
Vệ Kính Vương cho người vào xứ Quảng, lệnh cho trấn thủ Quảng Đà là Trăm Xanh gấp phục mệnh về triều.
Xanh
nhận mật chỉ, dẫn vài tuỳ tùng thân tín ở quê nhà, ngày đêm vượt đường
gấp về kinh thành lãnh ấn tín mới. Khi đến kinh thành, Xanh đứng giữa
sân triều, đi một bài quyền múa võ thể hiện uy lực. Các quan ai cũng nể
phục, một số còn có vẻ e dè sợ hãi.
Tể
tướng Bạo nhìn Xanh múa võ , chỉ nheo cái mắt bên tả, cười khẩy một
cái. Rồi rũ tay áo đi về phủ. Đám bộ hạ Bạo lo lắng, hỏi Bạo rằng chuyện
Xanh có đáng lo không. Bạo ung dung nói.
-
Xứ Bắc không có đất dung những kẻ to mồm, xưa kia ta từ trong Nam ra
đây nhậm chức, phải âm thầm suốt mười mấy năm, thu thập thân tín, tìm
điểm yếu những kẻ có thể là đối thủ. Tích lương để nuôi môn khách, gia
nhân, chiêu đãi kẻ tâm phúc, thâu tóm binh quyền, ra sức nắm chặt mọi
nguồn lương thảo. Nhẫn nhịn đợi lúc có thời cơ, mới xưng là Chúa. Kẻ
kia chân ướt , chân ráo, làm trấn thủ một xứ, sao mà phải lo.
Tuỳ tướng tâu.
-
Thưa Chúa Công, Xanh tướng mạo hùng dũng, tiếng nói sang sảng, võ nghệ
phi thường, một mình trấn một xứ Quảng Đà có tiếng là cứng cổ, thế mà
khuất phục dân chúng đâu ra đấy. Dân chúng Quảng Đà ra đường nghe tên
Xanh cúi đầu mà thì thào khen ngợi, đến khen mà còn vậy thì rõ cái uy
của Xanh lớn từng nào. Xin Chúa Công chớ coi thường.
Bạo cười lại nhếch mép cười khẩy, nheo con mắt bên hữu, phất tay áo gọi bộ tướng là Tra đến gần lệnh thế này, thế này.
Ngày
nọ, Vệ Kính Vương đi giao hảo bên ngoài nước. Tra cầm lệnh bài phủ
Chúa, điểm binh mã, nhằm hướng Quảng Đà tiến quân không kể ngày đêm. Vào
đến xư Quảng Đà đột ngột cho quân vây phủ Quảng Đà, rà soát sổ sách,
tìm nhân chứng, vật chứng. Được ba hôm thì thông báo về triều rằng -
Quan lại phủ Quảng Đà làm thất thoát của triều đình hàng ngàn lượng bạc,
xin chuyển sang cho bộ Hình điều tra xét tội.
Tin
dữ từ phủ Quảng Đà bay về triều, lúc Xanh đang chờ nhận ấn tín Đại thần
ban Nội, ban Nội quyền to hơn cả Bộ, cho lên phải đích thân đợi Vệ Kính
Vương ban mới được. Lúc này Vệ Kính Vương chưa về. Xanh vò đầu sợ hãi,
im thin thít không dám bước chân ra khỏi thư phòng. May sao Vệ Kính
Vương về kịp trấn an, Xanh mới bớt lo phần nào. Ngay sau đó đám tay chân
của Xanh ở xứ Quảng Đà làm sớ tâu về triều là xứ Quảng Đà không có
chuyện thất thu , thất thoát ngân sách.
Vương thấy chuyện đã êm, bèn gọi Xanh lại bàn ngày nhận ấn tín. Xanh thưa.
- Chuyện này không cần làm lớn, xin cho thần cứ đơn giản mà làm lễ nhận ấn là được.
Vương biết Xanh còn e ngại, mới độ lượng nói.
-
Xưa kia nhà Lê suy, phải dựa vào Trịnh, nào ngờ Trịnh xưng Chúa rồi,
tiếm quyền át cả nhà Lê. Lúc ấy may mà có Nguyễn Kim vượt Bắc vào Nam
xưng Chúa, tạo thế cân bằng. Phủ Trịnh vì thế phải giữ nhà Lê , không
cũng thoán nghịch rồi. Nay khanh vượt dãy Hoành Sơn ngược ra đây, không
thể không làm Chúa để giữ thế cuộc ấy. Ta ban cho con trai người làm thế
tử, cho tập sự bây giờ là vừa.
Xanh
được lời ấy của Vương, biết là Vương có bụng tin dùng mình thật. Bèn
vui vẻ nhận ấn tín, con trai Xanh là Kiểng lập tức được phong nắm trọn
quân thanh thiếu niên ở xứ Quảng. Xanh yên lòng, hôm sau bèn lớn tiếng
đe doạ sẽ thanh trừng tất cả những quan lại tham nhũng, bất kể quyền
chức nghiêng thành , khuynh đảo đến đâu.
Lời bàn ;
Phàm
các triều đại khi hết vận số, thường sinh lắm chuyện. Trộm cướp như
rươi, cướp bóc hoành hành, quan lại nhũng nhiễu, thiên tai, hạn hán,
dịch bệnh triền miên. Lại có lắm chuyện lạ như đất chảy máu, núi nứt,
đập lở, rắn trắng, lợn gà quái thai...
Lúc
ấy,để gian thần hoành hành có khi lại tốt hơn trung thần. Bởi gian thần
làm cho khí số triều đại ấy mau tận hơn. Trung thần chỉ là kẻ níu kéo
mù quáng một triều đại đã tận khí số mà thôi. Nếu trung thần là loại
gian hùng trá hình mưu sự cho mình ,thì chả khác nào nhà Hán lúc tam
phân, nhà Lê lúc mạt để Trịnh, Nguyễn phân tranh. Nhân dân lại lầm than
vì nội chiến liên miên.
Hay
Vệ Kính Vương thấu hiểu cơ trời, nên cứ để con Chúa là thế tử. Còn ngôi
thái tử vẫn để trống không, phải chăng Vương không muốn con mình vào
chính sự lúc vận khí nhà Sản đã tàn.
Copy từ: Lái Gió
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét