CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Ba, 15 tháng 1, 2013

Tiêu cực “chạy” biên chế dưới tán một lãnh đạo Ban phòng chống tham nhũng Trung ương


Trong hàng chục năm nay, đi đầu cả nước trong phong trào ăn tiền hối lộ, tuyển dụng thật nhiều người vào biên chế ăn lương nhà nước trong các ngành giáo dục, y tế …, quan chức tỉnh Yên Bái đã ăn vài trăm triệu đồng/người để tuyển vượt chỉ tiêu hàng nghìn người vào hệ thống chính quyền, hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Để hợp lý hóa sai phạm và hợp pháp hóa việc ăn hối lộ lấy người vào biên chế, ngày 25/6/2009, được sự nhất trí của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Yên Bái ra QĐ số 13/2009/QÐ-UBND về trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong thực hiện
nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế, tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, viên
chức. Trong đó Ðiều 5, Ðiều 6 đã cố tình thiết kế những kẽ hở để cán bộ lợi dụng
làm sai.
Ba năm qua, chỉ tính riêng huyện yên Bình, quan tham tại đây đã tuyển dụng gần
1000 nhân sự theo quy trình “khép kín”, sai quy định về quy chế thi tuyển, xét
tuyển; không theo chỉ tiêu biên chế được giao, thẩm định kết quả xét tuyển của
các trường không có sự tham gia của Phòng GD và ÐT, dẫn đến việc tuyển dụng thừa biên chế được giao; thừa  cơ cấu ban môn.
Trong khi đang thực hiện Nghị định 132/CP của Chính phủ và Nghị quyết 11/2009/NQ- HÐND của HÐND tỉnh về việc giải quyết giáo viên dôi dư, thì UBND
huyện Yên Bình dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy Yên Bái lại “bật đèn xanh” cho các trường học ký hợp đồng tuyển dụng ồ ạt nhiều giáo viên, dẫn đến số lao độngtrong ngành GD và ÐT của huyện Yên Bình nhiều hơn so với chỉ tiêu biên chế được giao giao là gần 400 người. Đây mới là con số sai phạm của riêng ngành giáo dục tại một huyện. Tính trên địa bàn toàn tỉnh và các ngành, con số sai phạm này có thể lên đến vài nghìn.
Việc sai phạm này manh nha có từ thời ông Vũ Tiến Chiến (Bí thư tỉnh ủy, sau
lên Chánh văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương phòng chống tham nhũng), lan sang thời ông Phùng Quốc Hiển (sau lên Chủ nhiệm Ủy ban Tài Chính – Ngân sách Quốc hội), đến thời ông Hoàng Thương Lượng (Chủ tịch tỉnh) thì được đưa lên đỉnh cao. Chỉ đến khi báo chí làm rùm beng gần đây thì vụ việc mới được đưa ra ánh sáng một phần. Tuy nhiên, các kết luận thanh tra và mọi tố cáo đều bị các quan tham làm vô hiệu hóa. Cụ thể là trong thời gian còn công tác trên cương vị Chánh văn phòng phòng Ban chỉ đạo Trung ương phòng chống tham nhũng, ông Vũ Tiến Chiến là nhân vật quan trọng trong việc thao túng các đoàn thanh tra của Ban kiểm tra Trung ương, thẩm tra của Ban Tổ chức Trung ương, hoạt động và kết luận thanh tra của Thanh tra Chính phủ. Ông Chiến còn là cái tán để các “quan em” tiếp tục tại vị và được đề bạt cao hơn.
Chịu trách nhiệm trực tiếp là các ông bà: Hoàng Thương Lượng (nay là Chủ tịch
UBND tỉnh), Phùng Quốc Hiển (nay là Chủ nhiệm Ủy ban Tài Chính – Ngân sách Quốc hội), Hoàng Thị Hạnh (nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Hoàng Xuân Nguyên (nguyên Bí thư huyện Nguyên Bình, hiện là Phó Chủ tịch UBND tỉnh), Lương Văn Tú (nguyên Phó Bí thư Huyện ủy, nguyên Chủ tịch UBND huyện, nay là Phó ban Phòng chống tham nhũng tỉnh).
Cần nhắc thêm là ông Hoàng Thương Lượng, bà Hoàng Thị Hạnh, ông Hoàng
Xuân Nguyên còn là bạn đồng môn của “tiến sĩ 6 tháng” Nguyễn Văn Ngọc (Phó bí thư tỉnh ủy). Vụ này liên quan đến đường dây chạy bằng giả quốc tế do nhiều quan chức ĐH Quốc gia Hà Nội điều hành mà khách hàng là đông đảo quan chức cao cấp Đảng và chính quyền. Mặc dù Ban Kiểm tra Trung ương, Thanh tra CP làm khá rốt ráo, nhưng vụ này cuối cùng bị ông Chánh văn phòng Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng Trung ương cho “chìm xuồng”. Lưu ý thêm là hầu hết khách hàng trong đường dây bằng giả quốc tế này là cán bộ cao cấp thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý. Ông Phùng Quốc Hiển còn liên quan đến vụ tham ô hàng nghìn tỉ tại một đơn vị của Vinashin trên địa bàn tỉnh Yên Bái khi ông này còn làm lãnh đạo tỉnh.
Vừa qua, khi Đài Truyền hình VN chuẩn bị phát hình phóng sự vụ tiêu cực này, theo chỉ đạo thượng khẩn từ Trung ương, nhà đài đã phải thay đổi nội dung ban đầu bằng cách không nêu đích danh các lãnh đạo dính vào tiêu cực.
Phóng sự của Đài Truyền hình Việt Nam về tiêu cực chạy biên chế tại Yên Bái:


Copy từ: Cầu Nhật Tân


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét