CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Hai, 21 tháng 1, 2013

Lời bình của Anh Ba Sàm về quyển sách Bên Thắng Cuộc

- Báo CA TPHCM: Về quyển sách “Bên thắng cuộc”: Vượt qua sợ hãi hay “chém  gió”?, của Song Huy (tức nhà văn Lại Văn Long) và Ngọc Điệp, chúng tôi đã bổ sung tiếp phần 2. Mời bà con tham gia bình luận tiếp.  – “Bên Thắng Cuộc” dưới cái nhìn của một nhà kinh tế (RFA).
Xin bàn tiếp hôm qua về tư thế của các “quan tòa” nghiệp dư mới được trưng dụng trong vụ xử vội xuyên … lục địa này (vì “bị cáo” đang ngồi bên kia bán cầu).
Với Đức Hiển thì đã rõ hoàn toàn, “quan tòa” này có hẳn một bài công phu, đăng ngay trên tờ báo mà mình làm thư ký tòa soạn, nên chắc không bị ai “xuyên tạc”, “lợi dụng” … Một điểm đáng chú ý là trang Dân Việt đã đăng lại, để rồi 2 tuần sau đi tiếp loạt bài cùng chủ đề, rất đáng bàn về một lối làm báo đáng chê trách.
Lưu Đình Triều, là trưởng phòng của báo Tuổi trẻ, con trai cố nhà báo kỳ cựu Lưu Quý Kỳ. Trong vụ xử, có vẻ ông đã bị DV lợi dụng, bắt làm quan tòa bất đắc dĩ. Trò lợi dụng này của DV lộ lên ở hai điểm:
1- Từ nội dung một “cuộc gặp gỡ với bạn bè” nào đó, không rõ ở đâu, với ai, thế mà DV dựng lên hẳn thành một bài, nhưng quá sơ sài, chẳng có luận cứ, dẫn chứng gì, để chỉ trích một tác phẩm mà chính báo chí trong nước cũng không thể phủ nhận là có lượng thông tin đồ sộ.
32- Sau bài đầu tiên đó, DV đã làm chuyện kỳ quặc là tự đăng lại bài 2 kỳ của chính mình cách đó 2 năm, đồng thời sửa đổi hoàn toàn tên bài, không ăn nhập gì với nội dung, và nhất là trái logic thời gian đến nực cười. Một ý đồ không đàng hoàng chút nào, rất trắng trợn và coi thường độc giả. Nhưng … vẫn có một điều cần biết là ông Lưu Đình Triều có được DV hỏi ý kiến về toàn bộ trò lợi dụng này không? Là một nhà báo lão luyện, không lẽ ông vẫn chấp nhận trò làm báo tệ hại đến vậy?
Nhà Nghiên cứu Cao Tự Thanh cũng có vẻ như bị lợi dụng khi ông đã phải lên tiếng than phiền trên mạng tự do về một bài phỏng vấn của mình trên tờ PLTPHCM. Tuy nhiên, câu hỏi đơn giản có thể đặt ra ở đây là có phải ông Cao Tự Thanh hoàn toàn bị lợi dụng hay không, hay ông đã chủ động để PL TPHCM lợi dụng, nhưng họ lại đi quá xa tới mức ông không ngờ tới, nên ông phải cố gắng giữ danh dự phần nào bằng một vài thông tin trên mạng tự do? Hay đây hoàn toàn là một màn kịch mà ông và PL TPHCM cùng lên kịch bản và trình diễn? Phải nghiêm khắc đặt vấn đề tới tận cùng như vậy bởi màn kịch này đã đụng tới không chỉ sinh mạng chính trị một con người, mà còn cả những điều lớn lao hơn của đất nước.
Nếu là những người có nhân cách và trách nhiệm, các ông Lưu Đình Triều, Cao Tự Thanh quá dễ để lên tiếng làm rõ, không phải chỉ đơn giản bằng vài thông tin như nêu trên. Bổ sung, hồi 10h20′, một độc giả méc bài của Lưu Đình Triều:
Không “hố sâu thực sự” (TT/ Ba Sàm). Như vậy là không còn phải đặt dấu hỏi về ông này nữa rồi!
Loại “quan tòa” thứ ba là các “độc giả ẩn danh“. Loại này có thể đoán được họ là người của các cơ quan quản lý báo chí (công an, tuyên giáo, 4T). Phong cách làm báo này đã có từ lâu, điển hình như trong vụ Tòa Khâm sứ ở Hà Nội. Có một bài viết lấy danh nghĩa “giáo dân” để phê phán Giám mục Ngô Quang Kiệt, thế nhưng trong báo giới nhiều người cho biết đó là bài của ông Hồng Vinh, mới rời ghế phó ban Tuyên giáo TƯ trước đó.
“Quan tòa” thứ tư, rất hiếm, đó là nghị khùng Hoàng Hữu Phước. Loại này thì khỏi phải bàn, nên chính báo nhà nước cũng không thể xài nổi bản “luận tội” của ông ta.
Loại “quan tòa” thứ năm mới là kinh khủng và đáng lên án. Xin được bàn tiếp kỳ sau.
- Về cuốn sách Bên Thắng Cuộc: Biết một nửa còn hơn không (Nguyễn Thông). Tiếp lời hẹn sáng qua, xin bàn về loại “quan tòa” thứ năm đang xử án tác giả Huy Đức. Họ chính là các vị TBT của những tờ báo PLTP, DV, SGGP, TT, CATP,  … đang tham gia vào “phiên xử” này. Tại sao nói họ “kinh khủng và đáng lên án”? Bởi không đơn giản họ là những “quan tòa” nấp sau cánh gà, mà họ còn đang “bắn” vào lưng đồng đội …
Cách đây chừng 5 năm, trong cuộc trò chuyện với một nhà báo cao niên về nỗi thống khổ mà tờ tạp chí của ông luôn phải chịu đựng vì hay bị “soi” và đe nẹt, chúng tôi đã bàn tới một “chiến thuật”, gọi là “giàn hàng ngang mà tiến”. Đó là các báo muốn cố gắng xông pha vào một số vấn đề được coi là “nhạy cảm” chính trị, thì nên nhìn nhau, thống nhất cùng nhau mà thực hiện, hơn là cứ mạnh ai nấy xông lên. Có như vậy thì mới đỡ bị “bắn” hạ một cách đơn độc. Có lẽ nhiều lãnh đạo các báo cũng thừa hiểu và từng cố gắng làm điều này. Như vụ TS Cù Huy Hà Vũ kiện thủ tướng, chỉ thị trong giao ban rằng chỉ trang web chính phủ đưa tin thôi, nhưng hàng loạt báo đài đã cùng “vi phạm”. Thế là không dễ xử lý với từng đó kẻ “tội đồ”. Gần đây là vụ đưa tin Trung Quốc “cắt cáp” tàu Bình Minh 2. Không biết có phải vì nhiều nơi “vi phạm”, khó xử lý cả, hay Ban Tuyên giáo cũng đã phải nghĩ lại trước dư luận trái chiều rất mạnh, mà tới giờ chưa thấy thông báo kỷ luật.
Phải kể lại chuyện này vì muốn các nhà báo hình dung lại khái niệm mình là thứ “quyền lực thứ Tư”, đang cùng nhau chiến đấu trên mặt trận chống lại những tiêu cực xã hội. Rất cần kề vai sát cánh, đoàn kết, chung lòng.
Làng báo cũng như độc giả quá biết Huy Đức – Osin là ai. Ông, cùng với tờ SGTT của mình, hay những báo khác trước đây ông tham gia, không những từng có những bài báo sắc sảo, mạnh mẽ đấu tranh cho phát triển xã hội, mà còn mở blog riêng, cố gắng “lách” trong cả rừng kiểm soát khắt khe. Không dừng ở đó, ông đã tận dụng lợi thế của một nhà báo, không bỏ phí tư liệu thu thập được bao năm ròng khi tác nghiệp, để bước qua lãnh địa sử học, đóng góp cho xã hội một bộ tài liệu vô giá. Nên có thể đánh giá cuốn “Bên thắng cuộc” là một tác phẩm báo chí độc đáo của một nhà báo giỏi và đầy tâm huyết.
Tất cả những phản ứng của độc giả ít nhất là qua trang blog này đã chứng tỏ sự ủng hộ của quần chúng lớn tới đâu đối với cuốn sách. Chưa kể tới bao nhiêu vị trí thức, nhân sĩ, giới văn nghệ, cán bộ, đảng viên …  ở ngoài đời, đã thể hiện thái độ háo hức và trân trọng đến thế nào đối với nó.
Thế nhưng, các đồng nghiệp đứng đầu các tờ báo nói trên đã làm gì? Có phải họ ẩn nấp phía sau, rồi bằng các phiên tòa lưu động là tờ báo của mình, được họ tùy ý sử dụng, để “bắn” vào lưng đồng đội Huy Đức đang tiến lên đơn độc hay không? Sợ dư luận lên án và muốn đánh lừa độc giả, họ sử dụng những bài viết cố kiếm cách lập luận quanh co, ngụy biện, chụp mũ, đặc biệt là chỉ một chiều, không có phản hồi, tranh luận từ nhiều phía, hầu như không có dẫn chứng cụ thể, để nhồi vào phiên tòa mà họ hoàn toàn kiểm soát. Làm vậy, không những họ đang bắn vào lưng đồng đội, mà còn bắn bằng … “súng giảm thanh”, với những viên đạn “bọc đường tẩm thuốc độc”, bắn vào không chỉ đồng nghiệp Huy Đức.
Bài 1563. Không “hố sâu thực sự” của Nhà báo Lưu Đình Triều trên Tuổi trẻ, sau 20 giờ đồng hồ đăng lại, đã có 150 phản hồi, trong đó có nhiều ý kiến được viết công phu, sâu sắc. Chúng tôi đã đăng một trong các phản hồi đó ở cuối bài. Đáng chú ý có đoạn: “Giao ban báo chí mới đây, trên anh Đinh tặc đã chỉ thị không nói về Bên thắng cuộc nữa. Lý do, là [làm vậy như] quảng cáo không công cho Huy Đức. Quan trọng hơn, đây là cuốn sách đồ sộ về tư liệu, lần đầu tiên và khá đầy đủ, góp phần lột rõ bộ mặt của] chế độ, cả trong quá khứ tàn bạo về hành xử, u mê về chủ thuyết, cho tới chuyện”đánh cắp lịch sử”. [Ở] Trên các ảnh sợ là phải! Bài anh Triều có lẽ là bài cuối của “lề phải” về cuốn BTC?”. 
Bổ sung, 8h30′, TS Tô Văn Trường có nhận xét: Quyển sách “Bên thắng cuộc” và “Quyền bính” của Huy Đức được nhiều người bình luận tùy theo nhận thức, góc nhìn của mỗi người. Đối với tôi, tuy còn những “hạt sạn”  nhưng đây là cuốn sách đáng đọc và suy ngẫm.).





Copy từ Anh Ba Sàm  ở đây   và ở đây

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét