CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Chủ Nhật, 29 tháng 6, 2014

Đỗ Thị Minh Hạnh đã về đến nhà

Tin chính thức: Đỗ Thị Minh Hạnh đã về đến nhà

Đỗ Thị Minh Hạnh và ba
Danlambao - Lúc 18 giờ tối nay, 28/6/2014, Đỗ Thị Minh Hạnh đã về đến nhà ba mẹ ruột cô tại địa chỉ 11 Bis, Nguyễn Thị Minh Khai, tổ 4, khu 5, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng.

Được biết, công an trại giam áp giải Hạnh từ nhà tù Thanh Xuân (Hà Nội) từ đêm hôm 26/6. Sau 2 ngày 2 đêm, xe công an chở Hạnh về đến Lâm Đồng vào tối ngày 28/6. Tại nhà, phía công an lập biên bản yêu cầu gia đình xác nhận rằng Đỗ Thị Minh Hạnh vẫn khỏe mạnh, tuy nhiên gia đình cô đã từ chối ký tên vào biên bản này.

Đỗ Thị Minh Hạnh sức khỏe yếu và khá mệt sau quãng đường dài. Tuy nhiên, giọng nói cô vẫn đầy lạc quan và vui vẻ.

Trao đổi với Danlambao, ông Trần Ngọc Thành - chủ tịch Liên Đoàn Lao Động Việt nói: "Tất cả anh em trong Lao Động Việt đều rất vui mừng trước thông tin Đỗ Thị Minh Hạnh ra tù. Hiện nay, phong trào đấu tranh tại Việt Nam có nhiều biến động, đây cũng là cơ hội để Hạnh có thêm nhiều sự đóng góp và cống hiến cho phong trào".

"Cùng với nỗ lực bảo vệ quyền lợi người lao động tại Việt Nam, Liên Đoàn Lao Động Việt Tự do sẽ vẫn tiếp tục đấu tranh đòi trả tự do vô điều kiện cho Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đoàn Huy Chương và tất cả các tù nhân lương tâm tại Việt Nam", ông Trần Ngọc Thành nhấn mạnh. 

Sau khi về đến nhà, Đỗ Thị Minh Hạnh đã dành cho phóng viên Tường An của RFA một cuộc phỏng vấn đặc biệt. Phóng viên Tường An cũng chính là bà Ca Dao, hiện đang là thành viên tích cực trong Liên đoàn Lao Động Việt Tự Do.

Chia sẻ suy nghĩ ngay sau khi ra tù, Hạnh cho biết:


Copy từ: Dân Làm Báo


.............

Chủ Nhật, 15 tháng 6, 2014

Sống ở Mỹ thật khủng khiếp trong mắt của một "Việt kiều"

Tâm sự của một Việt Kiều Mỹ về cuộc sống 'bóc lột' khủng khiếp nơi xứ người

Dù ở Việt Nam bạn đã tốt nghiệp cao đẳng, đại học hay hơn thế nữa, nhưng khi tới Mỹ thì bạn như là người mù chữ. Việc tìm được một công việc phù hợp với bằng cấp đã học ở Việt Nam sẽ là điều không thể, vì vậy khi đặt chân tới mảnh đất thiên đường này, việc bạn phải trở thành thành phần lao động chân tay sẽ là điều tất yếu.
 
 
Đối với thành phần lao động này ở Mỹ thì phải nói là vô cùng vất vả. Tất nhiên, ở Mỹ không ai ép buộc mình phải làm việc nhiều giờ cả, nhưng vì cuộc sống và bạn muốn có tất cả mọi thứ nên phải làm việc cộng lái xe 11-13 giờ/ngày, 7 ngày/tuần. Với mức vật giá đồ ăn người Việt ưa thích tương đối đắt đỏ: 8 USD cho một kg rau muống, 1,29 USD cho 3 nhánh sả hoặc rau thơm các loại, 12 USD một kg nhãn tươi, 3,99 USD một trái đu đủ, hoặc thơm, 20 USD cho một hộp chôm chôm 36 trái... thì với mức lương khiêm tốn 1500-2500 USD/tháng chưa xài đã hết. Vì vậy đa số thành phần lao động chi tiêu hết sức tiết kiệm và dĩ nhiên là rất nhiều người không dám bỏ tiền để mua bảo hiểm y tế.
Bảo hiểm ở Mỹ rất mắc. Ngay bản thân tôi, gia đình gồm 8 người và nhiều bạn bè của tôi hầu như không ai có bảo hiểm. Cũng vì điều này nên tôi đã chứng kiến nhiều cảnh đau lòng. Chẳng may bạn mắc bệnh, đi khám bác sỹ dù bác sĩ không chữa được bệnh cho bạn nhưng cũng lấy 120-150 USD và bác sĩ đó giới thiệu tới một bác sĩ khác mà bác sĩ đó cũng bó tay luôn thì cũng lấy một khoảng tương tự. Ở Mỹ chữa bệnh vô cùng đắt đỏ, một ca phẫu thuật nhiều khi trả cả đời không hết. Cũng vì lý do này nên nhiều người dù mang bệnh trong người nhưng điều kiện kinh tế eo hẹp nên cứ chịu đựng để lâu ngày dẫn đến bệnh nặng và tử vong cũng là chuyện thường xảy ra.

Theo tờ Miami Herald, cộng đồng người Việt ở Mỹ đã trở thành lực lượng kiểm soát gần như hoàn toàn nghề làm móng (nail) ở nước này.
Tuy nhiên, làm nail cũng có những đắng cay mà người trong nghề mới hiểu hết.
Tuy nhiên, làm nail cũng có những đắng cay mà người trong nghề mới hiểu hết.
Hầu hết ở Mỹ ai cũng phải làm việc nhiều giờ, nên không còn thời gian để chăm sóc bản thân, gia đình và con cái. Đi làm về đến nhà đã đau nhừ toàn thân, ăn cũng không muốn ăn chứ đừng nói là làm cơm tối cho gia đình và tất nhiên là cũng chẳng còn mặn mà tới chuyện chăn gối nữa vì phải giữ sức để mai đi cày.
Đối với chị em, khi đến Mỹ cứ nghĩ mình là số một, nhưng tôi thấy chị em chẳng sung sướng tí nào cả. Nhiều khi họ còn phải làm việc vất vả hơn cánh đàn ông ấy chứ. Chỉ đơn cử việc sinh đẻ thôi cũng đã là một thiệt thòi lớn. Thông thường ở Mỹ sau khi sinh, chỉ ở lai bệnh viện 48h. Chồng thì cũng chỉ nghỉ 2-3 ngày sau đó là chị em phải tự lo cho bản thân và con nhỏ, 1-2 tuần nhiều lắm là 4 tuần lại phải đi làm. Con nhỏ chưa đầy tháng tuổi phải gửi trẻ 11-12h/ngày. Nhiều khi nhìn con còn quá bé mà phải đưa đi gửi cả ngày ứa cả nước mắt, nhưng biết làm sao bây giờ. Nghỉ ở nhà để lo cho con ư? Lấy tiền đâu ra để mà sống? Ai lo cho đống hóa đơn hàng tháng? Đến khi con đi học thì cả tuần không thấy mặt con ấy chứ.
Ở Mỹ, hầu hết thực phẩm đều là đông lạnh có khi hàng tháng. Đồ ăn thì nấu một lần cho 2-3 ngày. Ăn thì chẳng bao giờ đúng bữa, mà cũng chẳng còn kịp nhai nữa, nuốt cho đầy bụng để mà làm việc. Bữa sáng thì ăn ở trên xe, bữa trưa thì ăn ở chỗ làm, rỗi lúc nào thì ăn lúc đó, nhiều hôm bận quá chẳng có thời gian để mà ăn phải uống sữa trừ cơm. Rất nhiều hôm bữa tối, cơm canh đổ đầy một tô, hâm nóng bằng lò vi sóng, chồng lái xe vợ vừa ăn vừa đút cho chồng ăn vội vã tới đón con kẻo trễ bảo mẫu than phiền. Đọc đến đây thôi thì nhiều bạn đã đặt câu hỏi: Tại sao không về Việt Nam mà sống?
Xin thưa với các bạn, có rất nhiều nguyên nhân.
Khi đi thì tìm mọi cách đi cho bằng được giờ về sợ xấu hổ, con cái học hành dở dang, khả năng kinh tế không cho phép, nhà ở Việt Nam giờ quá mắc. Nếu ngày xưa ai có nhà mặt phố bán để ra đi thì đừng bao giờ về tìm hiểu xem căn nhà đó bây giờ bao nhiêu, nếu không bạn sẽ không ngủ được đâu. Về Việt Nam lại phải bắt đầu lại từ đầu...
Riêng bản thân tôi thì, mình đã quá hèn mọn, không làm được gì cho dân tộc thôi thì hy sinh chút sức mọn này cho gia tộc. Chỉ mong những người thân trong gia tộc tôi nói riêng và những người ở Việt Nam có thân nhân ở nước ngoài nói chung thực sự hiểu được giá trị của đồng tiền mồ hôi nước mắt mà người con tha hương gủi về.
Nói chung, người Việt chúng ta rất cần kiệm. Đa số sau khi định cư ở nước ngoài 2-3 năm thì ai cũng bắt đâu dư dả 40.000-50.000 USD hay hơn thế nữa. Nhưng những ngày đen tối lại bắt đầu từ đây. Lúc đã có tiền , bạn bắt đầu nhìn lại cuộc sống. Với suy nghĩ, mình không thể ở mãi trong một căn hộ chật hẹp, phức tạp, đi một chiếc xe cũ kĩ như thế này được... Một ngày, bạn tới gặp chuyên viên ngân hàng, người nhân viên này đã từng ăn học ở trường hàng năm để dụ dỗ mọi người. Nào là: bạn không phải ở nhà mướn, thực sự làm chủ căn nhà của mình, là tài sản lớn, là khoản đầu tư sinh lời cao, sau khi bạn trả xong căn nhà bạn sẽ có một khối tài sản lớn... Sau khi gặp môi giới xem một loạt nhà và tất nhiên là bạn không thích một căn nhà cũ, nhỏ trên dưới 100.000 USD. Kết quả là bạn quyết định mua trả góp 30 năm cho một căn nhà 300.000-400.000 USD ở cho sướng tấm thân. Lúc này bạn cảm thấy vô cùng hạnh phúc. Đất nước Mỹ đã cho mình quá nhiều cơ hội. Rõ ràng là, chỉ cần 5000 USD để mua một chiếc xe 40-50.000 USD; 10-20.000 USD để mua một căn nhà 400.000 USD. Thậm chí bạn chỉ cần có công việc ổn định chẳng cần đồng nào cũng mua được nhà, xe...
Nhưng theo sự hiểu biết của tôi thì bạn đã chui vào một cái bẫy tài chính hết sức tinh vi mà các chuyên gia kinh tế hàng đầu tạo ra. Tại sao vậy? Vừa ký mua căn nhà thì bạn đã mất đi 6% giá trị của căn nhà cho "tiền môi giới", mà nhiều người cho rằng người bán trả, nhưng theo tôi thì người mua đưa tiền cho người bán trả. Nếu không tin thì bạn bán ngay căn nhà vừa mua thì sẽ biết là mình mất bao nhiêu %. Chẳng hạn, bạn mua một căn nhà 400.000 USD, cứ cho là trả trước 100.000 USD thì ngân hàng phải trả cho chủ đầu tư 300.000 USD, tức bạn mượn 300.000 USD tiền mặt thế chấp bởi căn nhà với lãi suất 4,99-7,99 %/năm tùy tín dụng từng người. Bên cạnh đó, bạn phải trả thuế tài sản 1,75-4 %/năm tùy từng khu và thành phố mình ở.

Những ngôi nhà được bán với giá 500 hay 1.000 USD đăng tải trên báo chí Việt Nam rất phổ biến tại Mỹ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, nếu không am hiểu luật pháp của Mỹ, nhà đầu tư có thể bị mất cơ hội và... mắc cạn.
VD: với một căn nhà 400.000 USD trả trước 100.000 USD thì phải trả hàng tháng: tiền gốc 1000-1200 USD, tiền lời ngân hàng 1500-2000 USD, tiền thuế tài sản 600-800 USD cộng tiền vệ sinh khu vực 300-600 USD/năm, tiền bảo hiểm... Tính ra mỗi ngày ngủ dậy thì có một ai đó đã rút ra từ hầu bao của bạn 100-150 USD/ngày, sau 30 năm bạn phải trả 1,2 - 1,5 triệu đô cho một căn nhà 400.000 USD.
Sau khi dọn tới căn nhà mới, bạn thấy căn nhà trống trơn, lúc này thì túi tiền cũng đã vơi và bạn lại nhớ tới "lệnh bài " mà Hoàng Đế Obama ban tặng. Mà nó cũng giống lệnh bài thật, cứ tới bất cứ trung tâm mua sắm nào, chỉ cần kéo cái rẹc là có thể khuân về bất cứ thứ gì, từ cái mở nắp chai rượu đỏ tới TV, tủ lạnh... Bạn lại thấy vô cùng sung sướng là mình không còn thiếu bất cứ thứ gì chỉ có thiếu nợ đến mức không thể thiếu nhiều hơn được nữa. Đến thời điểm này thì bạn và vợ con đã nhiễm loại virus mua sắm, loại virus này ở Mỹ chưa có thuốc chữa.
Nhưng xin thưa với các bạn là loại thẻ tín dụng mua trước trả tiền sau này chẳng khác gì một lưỡi dao cắt cổ. Với lãi suất 14,99-24,99 % năm, tính ra cũng xấp xỉ mượn tiền nợ nóng ở tiệm cầm đồ ở Việt Nam. Khoảng 20 ngày sau thì hóa đơn đòi nợ tới gõ cửa nhà bạn mà không bao giờ biết mệt mỏi. Tôi cam đoan là sau khoảng 2-3 năm lo trả tiền nhà, thẻ... tóc của bạn không còn kịp bạc nữa mà nó rụng ráo trọi. Có nhiều anh chàng kỹ sư, chuyên gia theo được 5-7 năm nhưng đùng một cái mất việc. Bạn thử nghĩ những người này trụ được bao lâu? 3-6 tháng là mất nhà => mất vợ, con. Vì vậy cho nên, lâu lâu lại nghe tin, có một anh chàng tầm 35-40 tuổi vác súng tới chỗ làm sát hại đồng nghiệp, vợ con rồi đặt dấu chấm hết cho cuộc đời. Mà cứ cho là có nhiều người leo đến 30 năm để trả hết nợ nhà đi chăng nữa thì lúc này bạn cũng sắp trở thành người của thế giới bên kia, còn nhà thì sắp sập.
Nếu bạn muốn sang căn nhà cho con cái thì con của bạn lại phải đóng một khoản thuế rất cao. Nếu chẳng may bạn qua đời thì tất cả chủ nợ, đặc biệt là nợ tiền bệnh viện đến phong tỏa căn nhà và toàn bộ tài sản của bạn kể cả tiền tiết kiệm trong ngân hàng. Lúc này chủ nợ sẽ bán đấu giá từ căn nhà đến đôi bông tai, cho đến khi đủ số tiền bạn nợ mới thôi. Nếu không đủ, họ có quyền thu hồi những tài sản mà trước đây bạn đã cho tặng con cái trong vòng 7 năm. Đau quá phải không các bạn? Tôi nghĩ, ở Mỹ họ áp dụng chính sách "xẻo dần", người có nhiều xẻo nhiều, kẻ có ít xẻo ít, xẻo đến chết thì thôi không xẻo nữa, mà bưng sạch luôn.
Cũng vì những lý do kể trên, dù tôi đã ở Mỹ lâu năm nhưng tôi lại thuê phòng hoặc căn hộ để ở. Bao nhiêu tiền làm ra tôi đều đầu tư về Việt Nam, vừa xây dựng quê hương đất nước vừa thắng lợi lớn. Hiện tại có những bất động sản của tôi ở Việt Nam đã lên giá 30 lần vì tôi mua từ năm 1998. Hàng tháng tôi vấn có thu nhập từ tiền thuê nhà, còn hơn cả thu nhập ở Mỹ. Và nhất định một ngày không xa tôi sẽ về Việt Nam để sinh sống.
Theo cách nghĩ của riêng tôi, nếu như một ngày nào đó các bạn ở Việt Nam qua Mỹ để du lịch, thấy cuộc sống ở Mỹ quá hào nhoáng mà bỏ một triệu đô để mua đứt một căn nhà thì bạn đã thuộc thành phần đại gia. Mà đại gia thì sống ở Mỹ làm gì cho buồn mà chủ yếu là lo cho con cháu. Mà lo cho con cháu thì phải tính 20 -30 năm hay hơn thế nữa, thì bạn không chỉ bỏ một triệu, mà phải chuẩn bị thêm ngót nghét một triệu nữa để đóng thuế. Cho nên tôi thiết nghĩ, đại gia thì không dại gì đầu tư một cách thiếu khôn ngoan như vậy. Thà bỏ tiền ra làm từ thiện hay xây cho liệt tổ liệt tông một căn nhà thờ còn để lại tiếng thơm ngàn đời cho con cháu.
Thật ra thì còn nhiều điều phải nói lên nữa nhưng thời gian không cho phép và sự hiểu của tôi về xã hội Mỹ còn rất khiêm tốn. Qua đây cũng cầu xin những ai hiểu biết về xã hội Mỹ, đặc biệt là về khía cạnh luật sở hữu và thừa kế tài sản, hãy viết lên một bài để cộng đồng người Việt chúng ta ở nước ngoài có thêm kinh nghiệm để bảo toàn tài sản của mình.
Danny Nguyen

GIẢI ĐỘC THÔNG TIN "Ở MỸ BỊ BÓC LỘT KHỦNG KHIẾP" & NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở XỨ DÂN CHỦ CÓ ĐƯỢC NHỮNG QUYỀN GÌ?


GIẢI ĐỘC THÔNG TIN "Ở MỸ BỊ BÓC LỘT KHỦNG KHIẾP" &
NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở XỨ DÂN CHỦ CÓ ĐƯỢC NHỮNG QUYỀN GÌ?



Bài viết này của fb-er Bánh Ngọt, 1 người đang sống trực tiếp ở Mỹ, viết để phản hồi bài báo "Sự bóc lột khủng khiếp ở xứ người" của 1 ng tự xưng là Việt Kiều đã râm ran dư luận mấy ngày qua... mình thấy hay mà ít ng đọc quá nên mang về nhà mình đăng lại để chia sẻ với những bạn chưa có điều kiện nhìn ra thế giới bên ngoài
Bất cứ ở đâu trên quả đất này, con người cũng phải lao động để sống. 1 ngày 8 tiếng và thời gian lái xe. Nhưng ở Mĩ (và một số nước phát triển), chính phủ thành lập 1 cơ quan, nôm na là công đoàn, thuộc chính phủ, để bảo vệ quyền lợi người lao động ở mức tốt nhất mà 1 đất nước có thể bảo vệ. Và những quy định về quyền lợi của người lao động trở thành pháp luật. Ai không tuân theo là phạm pháp và sẽ bị truy tố ra toà, phải bồi thường và các án phạt khác. Một vài quyền lợi mà người lao động ở Mĩ được hưởng:
1. Tất cả mọi doanh nghiệp đều BẮT BUỘC phải đăng posters của chính phủ về các quyền công nhân được hưởng, đi kèm với mức lương tối thiểu. Để nếu doanh nghiệp có làm sai, người làm công hiểu rõ mình bị lạm dụng, và sẽ phải gọi số điện thoại hot-line có sẵn trên poster để trình báo.
2. Doanh nghiệp BẮT BUỘC phải mua bảo hiểm lao động cho người làm công. Mọi tai nạn tại sở làm đều phải được bồi thường (rất khá) theo phán quyết của toà án (nếu bị kiện ra toà).
3. Nhà nước quy định mức lương tối thiểu mà người làm phải được hưởng (hiện tại là $8/hr và sắp lên $9/hr vào tháng sau), và quy định luôn số tiền vượt trội nếu phải làm ngoài giờ. Thường là gấp rưỡi cho đến gấp đôi. $8 ở đây tương đương với gì? Tương đương với 1 bữa ăn trung bình (1 tô phở) trong nhà hàng trung bình. 1 bữa ăn đầy đủ với bánh hamburger Big Mac, khoai tây chiên, và nước soda cũng chưa tới giá này. Điều đó nghĩa là chỉ vỏn vẹn 2 giờ làm mỗi ngày, 1 người với mức lương lao động TỐI THIỂU đã không còn lo bị đói, nếu ăn nhà hàng mỗi ngày ... 2 bữa! Và xin nhắc lại, lương ngoài giờ là từ gấp rưỡi đến gấp đôi lương căn bản.
4. Nhà nước CẤM sử dụng lao động trẻ em (dưới 16 tuổi), và trẻ em từ 16 - 18 tuổi không được làm quá 20 tiếng 1 tuần, khi làm phải có sự đồng ý của cả phụ huynh và ... nhà trường (vì các em vẫn còn đang ở tuổi bắt buộc phải đi học).
5. Nhà nước bắt doanh nghiệp phải đóng góp 1 phần vào quỹ thất nghiệp, để nhà nước trả tiền thất nghiệp (lên đến 12 tháng) cho người lao động khi họ mất việc làm. Và doanh nghiệp cũng phải đóng góp 1 phần vào quỹ hưu trí, để nhà nước trả lương hưu cho người lao động khi họ về hưu.
6. Nhà nước buộc doanh nghiệp phải tuân thủ mọi quy định về an toàn lao động đối với người làm công, (phải có các dụng cụ, thiết bị bảo hộ, các dụng cụ, thiếu bị này phải được kiểm tra và bảo trì định kỳ bởi những công ty đạt chuẩn, họ đến, kiểm tra, bảo trì, và dán nhãn cho biết thiết bị còn tốt). Chính phủ gởi nhân viên đến kiểm tra các nhãn bảo trì xem doanh nghiệp có bảo trì thiết bị bảo hộ lao động của mình theo quy định hay không.
7. Nhà nước chịu trách nhiệm buộc các bên liên quan chu cấp trọn đời cho người lao động nếu chẳng may tai nạn khiến người lao động mất sức làm vĩnh viễn. Nếu ko thể buộc doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ chu cấp, nhà nước sẽ phải đứng ra làm nghĩa vụ chu cấp thay.
Đó là 1 ít quyền lợi tối thiểu, và nếu anh không muốn bị bóc lột, thì anh ... đừng đi làm, ở không và ... bóc lột ngược lại nước Mĩ với các trợ cấp an sinh xã hội như phiếu thực phẩm miễn phí, bảo hiểm sức khoẻ miễn phí, cung cấp nơi ở miễn phí, cho đi học nghề miễn phí, thậm chí tài trợ tiền mặt trong nhiều trường hợp. Nước Mĩ mỗi năm phải oằn mình chi 1 khoản lớn ngân khoản cho 1 số khá đông công dân ... không thích đi làm này.
Bài viết còn than chút ít đến bảo hiểm sức khoẻ và vật giá quá cao. Khiến có người mắc bệnh mà ko dám chữa, mang bệnh đến chết vì ko chịu nổi tiền thuốc men. Ở Mĩ, chữa xong mới lấy tiền. Nên nếu anh mang bệnh mà cần chữa và không có tiền. Anh vẫn sẽ được chữa. Chữa xong anh khai khánh tận (phá sản), và ko ai có quyền đòi tiền anh nữa. Bài viết than rau muống mắc, đến $8/ký, xin thưa, thì đừng ăn rau muống. Ăn thức ăn bản địa vừa tươi, vừa rẻ. Ăn làm gì thứ thức ăn phải nhập từ 1 vùng khí hậu khác về lại Mĩ rồi than mắc mỏ? Mà $8 chỉ tương đương 1 giờ làm, kể ra cũng chả mắc mỏ là bao nhiêu, mà đã bị than lên than xuống như thể phải để dành cả ngày lương mới ăn được.
Bài viết than về cái bẫy "thẻ tín dụng" để tròng nợ nần vào cổ người dân. Xin thưa, vậy thì đừng mượn nợ thẻ để xài. Hãy chỉ tiêu xài số tiền mình kiếm ra được, thì sẽ không phải than: tại sao ông cà chớn vậy? Ông lại cứ ... đem tiền cho tôi mượn là thế lào?? Và, một lần nữa, ở Mĩ có luật khánh tận. Nhiều người mượn tín dụng lên đến $50ngàn đô la, xài xong, khai khánh tận, và không phải trả lại 1 xu nào. Nói thẳng ra là quỵt nợ thẻ tín dụng. Và tất nhiên, khi anh quỵt thì ko ai cho anh mượn lại, tín dụng của anh là tồi tệ ... trong vòng 7 năm. 7 năm sau anh lại vẫn cứ đường hoàng mà ... mượn tiếp.
Bài viết còn than thực phẩm đông lạnh. Vậy tại sao anh không chịu mua đồ tươi? chỉ mắc hơn 50xu đến $1 cho mỗi pound thôi! Và thưa, việc đông lạnh đồ ăn cũng phải theo chuẩn của cơ quan an toàn thực phẩm. Và người tiêu dùng có thể hoàn toàn yên tâm là đồ ăn được bảo quản bằng phương thức đông lạnh, chứ ko phải đổ cả đống hoá chất bảo quản gây ung thư (để khỏi phải tốn tiền thiết bị đông lạnh, kho lạnh, vận chuyển bằng xe lạnh ...v.v..).
Bài viết than về chuyện mua nhà, phải trả lãi, rồi khi mua nhà, anh phải mua đồ nội thất, cái gì cũng rất đắt đỏ. Thì xin thưa ... ko có tiền ... đừng mua! Ai dí súng vào đầu anh bắt phải mua 1 căn nhà riêng cho bản thân và gia đình, rồi mua đồ gia dụng, nội thất, tivi, tủ lạnh, lò vi sóng, giường nệm ..v.v.. đâu! Đối với nhiều quốc gia, trong đó có VN, việc có được 1 căn nhà là mơ ước của nhiều thế hệ. Nhiều người không dám nghĩ đến chuyện đó. Nhiều căn nhà phải ở chui rúc nhiều gia đình vì người ta không có đủ khả năng để sắm riêng cho gia đình mình 1 căn hộ. Người ta cho anh vay tiền để mua nhà (1 khoản cho vay rất lớn), anh lại than sao phân lời (chỉ khoảng 5% 1 năm) cao thế??? Thế anh muốn sao? Mua nhà mà ko phải trả tiền? Hay vay tiền mà không phải trả lời?
Giá nhà ở Mĩ mắc không? Giá mỗi vùng mỗi khác, nhưng giá nhà trung bình trên toàn quốc vào thời điểm hiện tại là $280k cho 1 căn hộ 3 phòng. Mức lương trung bình của 1 kỹ sư là $65k/năm, thợ làm móng tay thì trung bình khoảng $40k/năm quý vị tự nghĩ xem nhà cửa ở Mĩ có mắc không?
Nước Mĩ được xếp hàng thứ 3 về điều kiện sống tốt trên khắp quả đất, sau Úc và Đan Mạch. Và khi nói về điều kiện sống, người ta nói về nhiều thứ chứ không chỉ riêng có tiền nong.
Thật buồn cho dân tôi, đã thoát VN, mà tư duy vẫn bị nhốt trong cái lồng cơm áo gạo tiền. Nói như cố nhà thơ Chế Lan Viên là:
Lũ chúng ta ngủ trong giường chiếu hẹp
Giấc mơ con đè nát cuộc đời con!
Hạnh phúc đựng trong một tà áo đẹp!
Một mái nhà yên rủ bóng xuống tâm hồn.

Chữ "con" ở đây nghĩa là cỏn con, bé nhỏ. Đã thoát được VN mà chỉ dám nghĩ hạnh phúc là 1 tà áo đẹp, 1 miếng ăn ngon, 1 mái nhà yên.
Nước Mĩ mang lại cho công dân của nó nhiều hơn thế! Rất nhiều hơn thế!!
Nước Mĩ mang lại cho công dân của nó 1 môi trường thiên nhiên trong sạch, nơi người ta chỉ cần du lịch nội địa để tận hưởng những cuộc vui chơi bậc nhất thế giới. Đến các nơi xa hoa như Las Vegas, New York, Chicago, hay miền thiên nhiên được bảo tồn nguyên vẻ hoang sơ của nó từ 200 năm trước, khi người Mĩ mới đặt chân đến vùng đất này.
Nước Mĩ mang lại cho công dân của nó 1 nên y tế phát triển nhất thế giới, nơi người ta có thể kỳ vọng nhiều nhất vào việc phó thác sinh mạng mình trong tay đội ngũ y bác sỹ.
Nước Mĩ được mệnh danh là mảnh đất của cơ hội. Nơi mời gọi và dung dưỡng tài năng của thế giới. Nơi đảm bảo cho những nghệ sỹ tài năng không phải chết nghèo đói, và những nhà khoa học có thể cống hiến cuộc đời cho nhân loại. Nhiều người tài tìm đến Mĩ vì đặc thù này, cho bản thân, hoặc cho con cháu.
Nước Mĩ mang lại cho công dân của nó 1 hệ thống giáo dục bậc nhất thế giới. Không nặng về kiến thức hàn lâm, nhưng lại vô cùng hữu dụng. Họ dạy trẻ con phải tự tin trước cuộc sống, phải độc lập, trong cả cuộc sống lẫn tư duy, phải biết tìm hiểu, phải hiếu kỳ. Họ dạy trẻ con phải sáng tạo, phải khoẻ mạnh, phải vui chơi. Họ dạy trẻ con phải biết yêu thiên nhiên, không lãng phí tài nguyên của mẹ trái đất. Họ dạy trẻ con phải biết thứ tha, phải nhân bản. Nước Mĩ dạy trẻ con phải biết nhận lỗi, phải công bằng. Cấm không được phân biệt đối xử trên mọi hình thức (và đây là luật pháp). Nước Mĩ dạy trẻ con phải bao dung.
Và sau cùng, nước Mĩ cho con cái chúng ta 1 môi trường sống mà ở đó chúng có thể nói: Mẹ ơi, một ngày kia, con sẽ làm thay đổi cả thế giới!
Chính những điều này tạo nên 1 nước Mĩ, dù là đống tạp nham hổ lốn của nhiều chủng tộc, đủ thứ văn hoá, đủ kiểu tư duy, vẫn văn minh bậc nhất, vẫn hùng mạnh, và giàu có bậc nhất thế giới. Nước Mĩ đã, đang, và sẽ là đích đến của rất nhiều sắc dân trên trái đất này.
God bless America!

Link bài Tâm sự của một Việt Kiều Mỹ về cuộc sống 'bóc lột' khủng khiếp nơi xứ người http://baoduhoc.vn/bai-viet/tam-su-cua-mot-viet-kieu-my-ve-cuoc-song-boc-lot-khung-khiep-noi-xu-nguoi.bdh

Copy từ: FB Kelk JR Nguyen


..............

Công an & côn đồ cùng chiến tuyến khủng bố người dân






Đoàn Huy (Danlambao) - Từ ngày 09/06/2014 đến khuya 12 /06 / 2014 Hội Thánh Tin Lành Mennonite chi hội Bến Cát - Bình Dương tại đường D10 - Phường Thới Hòa. Các Mục sư, tín đồ và học viên liên tục bị sách nhiễu bắt bớ, đánh đập... Nhưng đỉnh điểm là vào lúc 21 giờ 15 đêm 12/06/2014 công an và côn đồ đều có mặt bao vây Hội Thánh, cơ quan công quyền ra lệnh cho cắt điện, cúp nước... Bên trong hội thánh có trẻ em, phụ nữ mang thai đều ở trong không khí sợ hãi bao trùm... chỉ ít phút sau là một trận mưa “đá xanh” ném thẳng tay vào nơi hoạt động tôn giáo do Mục Sư Hồng Quang cai quản. 90 % cửa kính bị vở, các thanh sắt khung cửa bị biến dạng do bị công an và côn đồ cưa, phá hoại…

Nhiều người dân chứng kiến vô cùng bất bình và ngao ngán và tự hỏi đây là bọn “Tà quyền” chứ không phải là “chính quyền” bởi trước khi họ hành động là lệnh cho cắt điện để người dân không nhận diện được mặt mủi thế nào.... chỉ có những kẻ làm việc gian tà mới có những hành động như thế. 

Trong video cho thấy nhiều phụ nữ bị đánh đập bị thương ở mặt, vỡ môi, công an Bình Dương còn lăng mạ các Mục Sư bằng cách không cho mặc áo (cỡi trần), hai tay đưa lên đầu như bắt được tù binh trong trận chiến... khi dẫn giải lên đồn công an giam giữ. 

Người dân Bình Dương còn nhớ rất rõ cách đây một tháng những kẻ gây bạo loạn đốt phá các công ty nước ngoài ngày 13/05/2014, những âm thanh đập phá hội Thánh Mennonite và cái cảnh công an đi trước côn đồ theo sau... tiếng xe máy gầm rú rất giống nhau.
 

Copy từ: Dân Làm Báo


.................

Du học – “Đi đi, đừng về!”


Đỗ Thanh Lam
 
Đây là những tâm sự thật của một bạn du học sinh Mỹ hiện đang ở Việt Nam hè 2014. Tôi quyết định giấu tên người chia sẻ câu chuyện này.

Góc nhìn Việt Nam: “Đi Mỹ được rồi, về làm gì?”

“Tôi năm nay 21 tuổi, đang du học tại Mỹ. Kết thúc 4 năm Đại học, tôi muốn về Việt Nam. Nhưng ai cũng ngăn cản: “Đi đi, đừng về!”
Bố mẹ tôi làm trong ngành y. Hai người bắt đầu nói về chuyện du học và định cư tại Mỹ khi tôi mới học 11. Mẹ thường hay kể công việc hằng ngày tại bệnh viện, để tôi hiểu lời hối thúc “đừng về Việt Nam” bắt nguồn từ 20 năm sống trong bức xúc của mẹ:
“Bệnh viện của mẹ có một bác giám đốc lên chức từ những năm 80. Kể từ đó, bác đã cho không biết bao nhiêu họ hàng từ Bắc, Trung vào làm hộ lý, điều dưỡng, kỹ thuật viên,… Với “quyền lực mềm” của giám đốc, bác chỉ nói một tiếng, có anh trưởng khoa nào không dám nhận người? Toàn con ông cháu cha. Còn những sinh viên chính quy, nắm tấm bằng Đại học, phải trầy trật khổ sở để được bước chân vào cổng viện. Không chỉ ở đây, mà bất cứ nơi đâu tại Việt Nam này cũng có “quyền lực mềm” giống thế hoặc hơn thế. Nhiễu nhương lắm. Hách dịch lắm. Về làm gì hả con?”
Khi không thuyết phục được tôi, ba mẹ viện đến dì. Dì bảo: “Dì hiểu là con muốn về Việt Nam để cống hiến. Nhưng, ở nơi này, tài năng của con không có cơ hội phát triển. Tìm cách định cư đi. Khi đã có kinh tế, con muốn làm gì cho quê hương mà chẳng được!” Không chỉ bố mẹ, dì, mà các bác đang sống ở Mỹ đều đồng ý với quan điểm ấy.

Lăng kính Mỹ: “Lý do nào để quay về quê hương?”

Trong vòng tròn bạn bè của tôi, chỉ ra ai không muốn về Việt Nam thì rất dễ. Còn tìm người quyết tâm trở lại thì thật khó khăn. Nhiều bạn lưỡng lự, không ai dám chắc chắn hai chữ: “Sẽ về!”
Tôi có một cô bạn thân đang học ngành Công nghệ thực phẩm. Cô bảo: “Ngành mình học, về nước không xài được. Còn đường ở Canada thì rộng mở. Mình không muốn trở về để chật vật kiếm một chỗ làm sau 4 năm vất vả!”
Một người bạn khác chia sẻ: “Từ lúc quyết tâm theo đuổi sự nghiệp sản xuất âm nhạc, mình đã biết. Tại Việt Nam, mình sẽ không làm được.”
Một chị theo học kinh tế thì bảo: “Đơn giản chị không muốn!” Chị đang đi thực tập rất nhiều nơi, kiếm tìm một chỗ tài trợ visa cho mình.
Anh bạn học kỹ sư hóa, vừa apply thạc sĩ thành công nói với tôi: “Anh thích nghiên cứu khoa học, Việt Nam sao có đất cho anh? Về ư? Anh không thể”.
Những thằng Mỹ thì hỏi thẳng vào mặt tôi: “Tụi mày từ Việt Nam đến đây học, thụ hưởng văn hóa của tụi tao, thụ hưởng cả những đồng tiền bố mẹ tao còng lưng đóng thuế. Học xong mày phủi tay quay về nước, thế thì có công bằng với tụi tao hay không?”
*
Giữa dòng ý kiến “Đi đi, đừng về!” dữ dằn như thác lũ đẩy tôi lùi lại, tôi nhìn về quê hương, cố gắng tìm một lý do cho mình quay lại. Nhưng tìm hoài mà không thấy. Chưa bao giờ sách giáo khoa nói về những cái cúi đầu của chúng tôi trên đất Mỹ, vì nỗi tự ti quê hương thua kém hơn, mà chỉ bảo: “Nước ta rừng vàng biển bạc.”
Chưa bao giờ chúng tôi được dạy về “trách nhiệm công dân”. Chúng tôi chỉ học ganh đua điểm số, chứ không học cách cùng nắm tay nhau mà đi xây dựng đất nước.
Chưa bao giờ bố mẹ nói tôi phải có trách nhiệm với Việt Nam, mà chỉ nói: “Đừng về để dẫm vào đường cụt. Trên mảnh đất này, người tài không có cơ hội. Vì tương lai của con, hãy đi đi!”
Việt Nam ơi, người có cho tôi một lý do để trở về?”
Đỗ Thanh Lam

Copy từ: Dân Luận


.........

Màn kịch độc ác và tàn nhẫn?

Thái độ và hành động đáng ngờ
Trong con mắt của những người dân Việt Nam mộc mạc vốn thừa mứa lòng tin, người ta sẽ nghĩ rằng sau cuộc khốc liệt 1979 trên toàn tuyến biên giới, Việt Nam thấm đòn đau từ anh bạn láng giềng to xác quen ăn hiếp và bắt nạt thì tưởng như sẽ không bao giờ có thể ngoái đầu quay lại với những kẻ thù tàn bạo, quay quắt mà chính họ đã nguyền rủa. Thế nhưng cả dân tộc không ngờ, cả dân tộc đã bị dồn vào một khúc quanh đau đớn nhất của lịch sử: Giai đoạn nô lệ ngoại bang.
Theo dõi thái độ và cách hành động của nhà cầm quyền Việt Nam mấy năm nay với chủ đề lãnh thổ của Tổ Quốc, nhất là thái độ với bọn bá quyền cướp nước, có lúc thăng, lúc trầm, nhưng tất cả đều nhất quán và không có mấy thay đổi. Đường lối, cách nghĩ của đảng CS vẫn thế, tất cả đều đi đúng một định hướng đã vạch sẵn: Lấy thù làm bạn, hèn với giặc, ác với dân.
Thông thường, một chính phủ, một nhà nước, một đảng lãnh đạo xã hội, luôn lấy sự an nguy của quốc gia, an ninh của dân chúng, bảo toàn lãnh thổ của đất nước làm trọng, mọi nhân tài, vật lực đều được ưu tiên tập trung cho những nhiệm vụ chính yếu đó. Thế nhưng, riêng ở Việt Nam, mọi điều đã được thực hiện ngược lại.
Nhà nước không dùng quân đội để bảo vệ lãnh thổ, bảo vệ nhân dân mà người ta quy định rằng trước hết, quân đội phải bảo vệ Đảng. Rồi mặc cho dân bị kẻ thù, bị ngoại bang giết chết trên đất nước, quân đội được huy động đi cướp đất của dân và luyện tập để “chống diễn biến hòa bình”. Thậm chí, người đứng đầu quân đội luôn miệng gọi kẻ thù là đồng chí, tỏ rõ sự hàm ơn nặng nề kẻ thù của đất nước, ngay cả khi kẻ thù đã và đang xâm chiếm lãnh thổ.
Nhà nước bơm phình lực lượng công an không với mục đích phục vụ nhân dân, mà họ huỵch toẹt thách thức là “còn đảng, còn mình”. Hẳn nhiên họ không nhắc lực lượng này rằng người nuôi họ là dân.Lực lượng này được huy động đàn áp, canh giữ, bắt bớ và gây sự với những người có mầm mống tư tưởng yêu nước. nhà nước bỏ tù những tiếng nói can đảm, dám thể hiện lòng yêu nước, thương nòi của mình.
Họ tạo ra một thế hệ vô cảm với những điều thiêng liêng nhất, ngộ độc thông tin nặng nề nhất,  thậm chí dùng đám hồng vệ binh đó đi đàn áp, khủng bố những người yêu nước.
Kết quả là lòng yêu nước bị dập tắt, tinh thần yêu nước bị đánh tan tác và hạ xuống đến mức thấp chưa từng có.
Hoảng loạn, lúng túng
Có thể nói, kể từ khi người Cộng sản Việt Nam cướp quyền lãnh đạo đất nước này đến nay, cái gọi là “độc lập” đúng nghĩa chưa bao giờ xuất hiện. Việt Nam luôn kêu gào “độc lập, tự do” nhưng thực tế thì hết đu bám thế lực này lại sang bám thế lực khác.
Nếu như sau Tháng 8/1945 trở đi, khối cộng sản nẩy nở, sinh sôi, những người cộng sản Việt Nam tự nguyện làm một bộ phận “tiền tiêu, tuyến đầu” cho CNCS để tiến hành cuộc chiến Nam – Bắc đẫm máu vì ý thức hệ. Khi đó, trừ vài nước “cộng sản anh em”, còn tất cả đều là “bè lũ đế quốc và bọn phản động, chó săn, sen đầm quốc tế”. Thì đến khi nội bộ khối Cộng sản lục đục chia rẽ nặng nề, những người Cộng sản Việt Nam nhanh chóng tách khỏi anh bạn Trung Cộng để tìm đến Liên Xô là “thành trì của CNXH”. Khi đó, hệ thống truyền thông Việt Nam đã không tiếc bất cứ một lời lẽ, ngôn từ nào dù bẩn thỉu, xấu xa nhất lên án anh chàng Trung Cộng Đại hán đã chệch hướng, lạc đườn, phản bội lại “Mác – Lênin chân chính”.
Thế rồi, cuộc chiến 1979 trên biên giới Việt – Trung đã thể hiện sự cạn nghĩa, ráo tình và sự tráo trở của những người cộng sản ra sao. Tưởng từ nay, cái gọi là “môi hở răng lạnh” sẽ không bao giờ được nhắc tới, cái gọi là “anh em, hữu nghị, láng giềng” đối với Trung Cộng sẽ vĩnh viễn biến mất trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội khi vẫn còn người Cộng sản Việt Nam cai trị đất nước.
Nhưng, trớ trêu thay, vật đổi sao dời. Những biến động của Đông Âu về sự sụp đổ hàng loạt khối cộng sản mà không một thế lực nào đỡ nổi như một quy luật. Cái bức tường, cột trụ mà những người cộng sản Việt Nam tưởng rằng luôn bền vững, chắc chắn bỗng chốc sụp xuống nhanh chóng không ngờ. Thế là từ đó, bỗng chốc cái thần thái độc lập, tự chủ và sự tự tin “bách chiến, bách thắng” của những người Cộng sản Việt Nam nhanh chóng bay biến.
Và họ hoảng loạn thật sự.
Theo đúng nguyên lý của Chủ nghĩa Mác – Lenin thì “giai cấp thống trị không bao giờ để mất quyền thống trị của mình, nếu không có bạo lực cách mạng”. Vì thế, họ đã ra sức để bằng mọi cách củng cố, bám giữ lấy chiếc ghế cai trị của mình.
Một trong những cách đó là đổi thù thành bạn, tất nhiên chỉ là bạn của Đảng, còn với cả đất nước này thì kẻ xâm lược truyền kiếp kia chẳng bao giờ thay đổi bản chất và quan hệ. Rồi Hội nghị Thành Đô, (một hành động chính trị lén lút mới được bạch hóa gần đây) đã diễn ra trong hoàn cảnh đó.
Kể từ đó, đất nước ta bước vào một ngã rẽ đầy sự tăm tối, từng bước, từng bước đi vào vòng nô lệ theo “đúng quy trình”.
Hành động có hệ thống và màn diễn đẫm máu
Cho đến gần đây, nhà nước Việt Nam mới công nhận một số điều mà người dân đã bàn tán bao năm nay về quan hệ Việt – Trung. Năm 1958, Phạm Văn Đồng trên cương vị Thủ tướng có công hàm gửi Trung Cộng, công nhận Tuyên bố về lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc trong đó bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam mà Trung Cộng gọi là Tây Sa và Nam Sa.
Khi bọn bá quyền Trung Cộng dùng vũ lực xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa, chính phủ Bắc Việt đã không hề mở miệng hé răng.
Năm 1988, bọn bá quyền Trung Cộng dùng quân đội tiếp tục dùng vũ lực chiếm đóng một phần Quần đảo Trường Sa, hàng loạt chiến sĩ bỏ mạng trên biển, người dân Việt Nam không được thông tin về sự hy sinh của họ. Việc mất một số đảo của Tổ Quốc được im lặng như một món quà cho bọn bành trướng để để đi đến Hội nghị Thành Đô sau đó.
Ngày 3-4/9/1990, Hội nghị Thành Đô bí mật diễn ra, mở đầu một thời kỳ đau đớn cho đất nước. Những người cộng sản đã mua bán, đổi chác sinh mệnh dân tộc bằng hội nghị bí mật này.
Năm 1999, Hiệp định Biên giới Việt Trung mờ ám được bí mật ký kết. Tất cả những ai lưu tâm, tò mò đến bản hiệp định này đều trở thành thế lực thù địch của Đảng và nhà nước Cộng sản. Nhiều người đã nếm mùi tù đày, lao lý bởi cái Hiệp định này. Kết quả là hàng loạt vấn đề mất đất, mất lãnh thổ trên biên giới đã không được giải đáp thỏa đáng.
Từ năm 2000 trở lại đây, Trung Cộng gia tăng các hành động cướp bóc, lấn chiếm ngang ngược trên biển, Đảng và nhà nước Việt Nam có những hành động “hèn hạ vĩ đại” trước quân giặc ngày càng hung hăng. Trên đất liền, những nơi trọng yếu, các công trình trọng điểm đều có mặt người Trung Quốc.
Đặc biệt là việc gia tăng bắt bớ, giam cầm, đàn áp trắng trợn những người yêu nước, thương nòi. Có lẽ trong lịch sử dân tộc ta, chưa có giai đoạn nào những người yêu nước phải đau đớn như giai đoạn hiện nay.
Dưới sự lãnh đạo “tuyệt đối, tài tình và sáng suốt” của đảng Cộng sản Việt Nam, sau 70 năm, đất nước Việt Nam đã và đang dần dần lún sâu vào cơn khủng hoảng, khốn đốn về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa… Vị thế của đảng Cộng sản chìm sâu trong những cơn oán thán, trong những câu chuyện bi, hài của người dân và qua từng hành động khó hiểu, bất nhất, lời nói ngô nghê của lãnh đạo, của hàng ngũ quan chức. Vị thế của Việt Nam trên con mắt quốc tế sa sút đến thảm hại.
Đúng lúc đó, anh bạn vàng khổng lồ của Đảng gia tăng những hành động xâm lăng, cướp bóc trắng trợn lãnh thổ Việt Nam.
Máu dân Việt đã đổ, mạng người dân đã mấ trên chính lãnh thổ mình. Mưu đồ xâm lược bấy lâu nay đã thêm một bước được thể hiện một cách trắng trợn và ngang ngược, bất chấp mọi lý lẽ, mọi thứ “tình hữu nghị” được bôi trát bằng bộ mặt giả nhân giả nghĩa bấy lâu nay. Nhà cầm quyền Trung Cộng đã từng bước thể hiện bản chất cướp bóc hung bạo là sản phẩm kết hợp giữa chủ nghĩa bành trướng đầy tham vọng và sự tàn bạo không giới hạn của Chủ nghĩa Cộng sản trong chiến lược xâm chiếm lãnh thổ Việt Nam.
Tưởng như vậy là giới hạn cuối cùng, một đảng luôn tự ca ngợi mình là “thiên tài, là vô địch là tinh hoa của dân tộc, là đội quân tiên phong của đất nước” đã bước nốt những bước cuối cùng của sự bi đát và sẽ tỉnh ngộ để sớm từ bỏ cái tư tưởng hão huyền và hãi hùng Mác - Lênin để trở về phục vụ nhân dân và đất nước.
Nhưng không.
Sau khi những hành động xâm lược của Trung Cộng bằng giàn khoan và tàu chiến trên biển, người ta thấy gì?
Những cuộc biểu tình yêu nước trên cả đất nước bừng lên, để rồi bị dẹp tan với những lý do rất Chí Phèo, người yêu nước lại tiếp tục ngậm ngùi uất hận.
Tại Philippines ông Thủ tướng nói vài câu mạnh mẽ, thì lập tức tại Shangri-La Bộ Trưởng Quốc phòng dội ngay một giáo nước lạnh vào mặt quan khách toàn thế giới và nhất là 90 triệu người dân Việt Nam, bằng những lập luận ngô nghê khi gửi thông điệp đến kẻ thù xin “hữu nghị”. Không chỉ là đập thẳng vào miệng Thủ tướng mà thể hiện thái độ của một đội quân “bách chiến, bách thắng” hiện nay đang sẵn sàng chiến đấu ở mức độ nào.
Trước một kẻ thù hung hãn, đầy vũ khí trong tay và sự tàn bạo thể hiện trong từng hành động trên thực tế, việc một Bộ Trưởng Quốc phòng nêu quyết tâm “không để xung đột xảy ra’ chỉ có thể coi là hành động bó gối xin hàng. Ngay cả hàng mấy chục cuộc điện thoại gọi sang Trung Cộng không thèm trả lời mà đòi “hữu nghị” thì chưa rõ hệ thống thần kinh của quan chức Việt Nam đã đến tình trạng nào?
Ông Tổng Bí thư Đảng, người nắm chức Chủ tịch Quân ủy Trung ương thì lặn mất tăm, đến mức người dân phải nhắn tin tìm kiếm trên mạng. Trong khi cả hệ thống cầm quyền, công an luôn miệng rằng “đã có đảng và nhà nước lo” thì giờ lo đến đâu không ai được biết? Nhưng khi ông xuất hiện thì chỉ bàn về “Văn hóa”. Thật tiếc, có lẽ cái văn hóa mà ông bàn đến không có bao gồm vấn đề ứng xử của kẻ có trách nhiệm như thế nào?
Nhưng có những điều lạ xuất hiện hiện nay:
Báo chí sau bao năm bị cấm ngặt không được đụng tới biển đảo, nay mở hết công suất về biển đảo, góp tiền, góp gạo cho Trường Sa... hết chương trình này đến chương trình khác, cứ như xưa nay Việt Nam chưa bao giờ tồn tại, nay mới xuất hiện thêm biển và đảo vậy.
Quân đội đã thề nguyền là sẽ không bao giờ động binh với anh bạn vàng của đảng để giữ tình hữu nghị. Ông Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng chỉ biết lẩm bẩm: “Anh là ai? Sao vật ngửa thuyền tôi ra” và vẫn là “Tình hữu nghị Việt - Trung bền vững đời đời”…
 Nhưng trên biển với lúc nhúc súng đạn kẻ thù, tàu chiến nườm nượp, đảng và nhà nước kêu gọi đẩy công dân tay không ra bám biển, giữ đảo. Thế là bao mạng người lại nằm xuống biển khơi.
Thật đau đớn và hài hước.
Những sự tréo ngoe đó đã nói lên điều gì? Tại sao trước một kẻ thù hung hãn với ý đồ xâm lược rõ ràng, bộ máy CSVN lại hành động khi trống đánh xuôi thì lập tức có kèn thổi ngược?
Điều đó chỉ có thể giải thích một điều cần giấu kín. Rằng khi tất cả biển đảo của Việt Nam đã rơi vào tay giặc theo “đúng qui trình”, thì nhà nước Việt Nam vẫn vô tội trước mắt người dân, đã “làm hết khả năng mình, đã phản đối nhưng kẻ thù quá mạnh, quá nguy hiểm nên lực bất tòng tâm”. Nghĩa là lỗi không nằm ở nhà nước mà nằm trong tay nhân dân và kẻ thù. Và để an dân, thì nhà nước lại học ông Phó thủ tướng Vũ Đức Đam mà rằng: "Đời chúng ta chưa đòi được thì đời con đời cháu chúng ta sẽ đòi cho bằng được".
Và cứ vậy, người dân cứ phải chấp nhận tính mạng bị đe dọa, Tổ quốc phải chấp nhận mất biển đảo vào tay giặc, dân tộc chấp nhận một giai đoạn nô lệ kiểu mới.
Và màn diễn sẽ kết thúc ở đó còn Đảng thì vẫn quang vinh để kiên định con đường đi lên CNXH với người anh em 16 chữ vàng và 4 tốt.
Đó là màn diễn quá độc ác và tàn nhẫn đối với nhân dân.
Hà Nội, ngày 15/6/2014
·        J.B Nguyễn Hữu Vinh



Copy từ: J.B Nguyễn Hữu Vinh (RFA’ blog)


...........

Độc diễn và cô đơn


Đương nhiên, chỉ mới nghe qua thôi cũng đã biết giữa độc diễn và cô đơn vốn là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau về mặt bản chất. Đây là hai phạm trù hầu như không có liên quan gì đến nhau. Tuy nhiên, dưới triều đại Cộng sản xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, hai khái niệm này có mối quan hệ mật thiết.
Sở dĩ nói nó có mối quan hệ bởi CSVN là một thực thể mang yếu tố trình diễn thuộc vào hàng sư sãi của thế giới và luôn đẩy mọi tình huống đến chỗ bi kịch để kêu gọi lương tâm nhân loại. Nhưng trên thực tế đó là trò mèo. Và hậu quả của việc trình diễn này, hiện nay, CSVN chính thức độc diễn và cô đơn.
Có lẽ cũng không cần nói thêm về cái sự diễn của người Cộng sản trong quá khứ, chỉ cần nói rõ hiện tại họ đang diễn gì, và sự diễn của họ đi đến đâu là đủ. Và cũng cần nói thêm về khái niệm diễn, diễn cũng có năm bảy đường, có người sống chết bằng nghề diễn để vừa kiếm sống lại vừa cống hiến cho cộng đồng, nhân loại những vai diễn mà qua đó, đồng loại nhận ra được đâu là ngóc ngách tâm hồn, đâu là nơi trắc ẩn, đâu là lòng yêu thương và đâu là sự hổ ngươi của mình.
Cũng có loại người sống trong đời thường nhưng lại diễn còn hơn cả diễn viên trên sân khấu, cũng có người lúc diễn, lúc thật. Nhưng chung qui, sự diễn chỉ có lợi và tử tế khi nó bổ ích cho cộng động và nó trở nên trơ trẽn, lố bịch khi nó làm cho đồng loại trở nên hoang mang, không biết đâu là thật, đâu là giả. Và một khi mà con người sống với nhau không phải bằng lòng chân thật mà luôn diễn với nhau bằng cách này hay cách khác, thế giới chung quanh trở nên đảo lộn, cái ác phát triển, bản chất lương thiện bị đánh tráo, lúc đó, chính trò diễn lại biến thành cái bẫy sập ngay kẻ đã bày ra nó.
Trong gần hai tháng trở lại đây, chuyện giàn khoan Hải Dương 981 cắm vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, tàu Trung Quốc đâm tàu cảnh sát biển Việt Nam, nhận chìm ngư dân Việt Nam và có hai ngư dân Quảng Ngãi đã phải bỏ mạng vì sự hung hăng của Tàu Cộng, nhà cầm quyền CSVN chỉ phản đối suông như mọi lần, sau đó một số quan chức trong đó gồm thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và một số bộ trưởng lên tiếng, mạnh miệng hơn về vấn đề biển Đông nhưng vẫn khăng khăng quan điểm “Việt Nam không tham gia bất cứ liên minh quân sự nào để chống một nước nào…”, đặc biệt là sự việc nhà cầm quyền CSVN chính thức cấm biểu tình chống Trung Quốc, đàn áp và dập tắt ngay lập tức mọi cuộc biểu tình khi vừa nổ ra.
Và mọi động thái này đều được dàn xếp trong một kịch bản khá logic mà nếu chịu khó quan sát và đặt câu hỏi, sẽ dễ dàng nhận ra chân tướng của nó. Những câu hỏi gồm: Ai cấm biểu tình? Ai lên tiếng kêu gọi chống Trung Quốc bành trướng? Ai tuyên bố Trung Cộng là người anh em? Ai tuyên bố không tham gia bất kì liên minh quân sự nào? Và tất cả những động thái trên nói lên điều gì?
Ở câu hỏi đầu tiên, từ ngày 16 đến 18 tháng 5, các kênh truyền hình trong nước và các công ty viễn thông luôn đưa tin, nhắn tin về lệnh cấm biểu tình của thủ tướng chính phủ Nguyễn Tần Dũng vì lý do nhằm tránh xãy ra tình trạng bạo động giống như Bình Dương, Hà Tĩnh. Đồng thời, tại hội nghị thượng đỉnh Asean, ông Dũng mạnh miệng tuyên bố về vấn đề lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam. Cũng trong hội nghị này, bộ trưởng quốc phòng Việt Nam tuyên bố đại ý chuyện giữa Việt Nam và Trung quốc là chuyện của anh em trong gia đình, không nên làm to chuyện…
Và, người kêu gọi chống Trung Quốc bành trướng không phải là thủ tướng hay bất kỳ quan chức nào trong bộ máy cầm quyền Cộng sản Việt Nam, họ chỉ nói rằng hành động của Trung Quốc là trái với luật quốc tế và có thể đưa kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế. Người kêu gọi chống Trung Quốc thật sự nằm trong nhân dân, gồm những trí thức yêu nước, những nhà đấu tranh cho tiến bộ Việt Nam. Nhà cầm quyền chưa có bất kì người nào đứng ra chính thức kêu gọi nhân dân chống bành trướng Trung Quốc.
Đến đây, có thể khẳng định rằng nhà cầm quyền CSVN chưa hề có động thái nào cho thấy họ chống bành trướng Trung Cộng, thậm chí, một số hoạt động kinh tế của Trung Quốc tại Việt Nam vẫn phát triển mạnh hơn so với thời gian trước khi giàn khoan Hải Dương 981 cắm vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam. Và, nhân dân chỉ còn mỗi một việc có thể làm là ngồi im lặng nhìn xem nhà nước diễn kịch với ngoại bang, không được có bất kì hành vi nào làm ảnh hưởng đến mối quan hệ Cộng sản Việt – Trung!
Trò tung hứng càng lúc càng lộ rõ chân tướng của nó. Đương nhiên là cuộc chơi này chỉ có lợi cho một số kẻ nắm quyền hành và đi đêm với ngoại bang, những ai có liên quan nhưng không có quyền hành và đặc lợi đều phải trả một cái giá rất đắc cho trò tung hứng, diễn kịch này. Trong lúc các chiến sĩ quân đội, những cảnh sát biển phải căng mắt, căng từng sợi thần kinh để đấu tranh trên biển thì ông Phùng Quang Thanh, bộ trưởng quốc phòng lại chễm chệ ngồi phòng lạnh, ở khách sạn hạng sang, ăn những bữa ăn cao cấp để nói những lời mà nghe ra, xương máu, sự hy sinh của những người con Việt Nam trên biển Đông cũng chỉ là công cốc, nhẹ như bọt sóng.
Trong lúc bộ sậu trung ương đảng Cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục thu gặt lợi nhuận từ những cú áp phe lịch sử từ phía Trung Cộng, có hàng triệu nhân dân phải chịu kham khổ do những hậu quả của việc áp phe này gây ra, hàng triệu gia đình miền Trung phải gánh chịu lũ quét, lũ cuồng, lũ bùn đỏ do thủy điện và bauxite gây ra. Rồi đây, sẽ có hàng triệu thứ thiên tai, dịch họa do phá nát lá phổi thiên nhiên, do thực phẩm độc hại, do thứ văn hóa man rợ từ Trung Hoa mang sang…!
Và hiện tại, nhân dân đã ê chề nhận ra mình bị lừa gạt, đè đầu cưỡi cổ mấy chục năm nay. Thế giới tiến bộ cũng nhận ra họ đã bị lừa, kẻ độc tài đã nhân danh sự đói nghèo của nhân dân để xin xỏ, vay mượn và tư túi, kết cục, dân nghèo khổ vẫn cứ nghèo khổ, không hơn không kém. Và một khi mọi sự đã lật bài ngửa, hậu quả tất yếu mà kẻ độc tài, thứ kịch sĩ giảo hoạt này phải đón nhận là sự cô đơn, mất phương hướng, nhân dân lắc đầu ngán ngẫm, các nước từng giúp đỡ cắt viện trợ, ruồng bỏ…
Và đã đến lúc nhà độc tài, độc diễn đối diện với cô đơn, đội diện với chính những gì họ gây ra? Lịch sử sẽ chép về họ như thế nào, có lẽ cũng không quá lâu để đọc điều nay!
Viết từ Sài Gòn, 13/06/2014

Copy từ: Viết Từ Sài Gòn (RFA’ blog)


............

Việt Nam không dám kiện thì Trung Quốc đi kiện trước


Ngoc Nhi Nguyen (Danlambao) - Sau 1 tháng rưỡi giàn khoan HD 981 của Trung Quốc ngang nhiên cắm ngay vùng biển đặc quyền của Việt Nam, mà Việt Nam vẫn im thin thít không dám kiện ra tòa quốc tế, vẫn hô hào "kiềm chế" mặc dù bị xịt nước, bị đâm lủng thuyền và ngư dân bị ném đá bể tàu, chết người, quan chức CSVN vẫn hô hào quan hệ hữu nghị tốt và hợp tác toàn diện với Trung Quốc, thì Trung Quốc lại tiếp tục ngang nhiên đem Việt Nam ra Liên Hiệp Quốc kiện trước.

Sau đây là bài dịch về việc TQ kiện Việt Nam ra LHQ vào ngày thứ hai vừa qua. 

Trung Quốc đưa vấn đề tranh chấp giàn khoan dầu với Việt Nam lên Liên Hiệp Quốc

Bắc Kinh chỉ trích Hà Nội vi phạm chủ quyền của Trung Quốc và làm gián đoạn hoạt động khoan bằng cách gửi tàu vũ trang phá và đâm tàu của Trung Quốc.

Trung Quốc đã đưa tranh chấp với Việt Nam trong việc triển khai một giàn khoan dầu ở vùng biển Đông lên Liên Hiệp Quốc, cáo buộc Hà Nội xâm phạm chủ quyền và gây ảnh hưởng bất hợp pháp hoạt động khoan dầu của một công ty Trung Quốc.

Phó Đại sứ Trung Quốc Wang Min đã gửi một "giấy vị trí" về hoạt động của giàn khoan ở Biển Đông đến Tổng thư ký Ban Ki-moon hôm thứ Hai và yêu cầu giám đốc của Liên Hợp Quốc chuyển tới 193 thành viên của Đại hội đồng.

Trung Quốc đã gửi các giàn khoan vào vùng biển tranh chấp vào ngày 01 tháng 05, khởi nguồn một cuộc đối đầu với tàu Việt Nam. Khiếu nại từ Hà Nội và các cuộc biểu tình đường phố đã biến thành cuộc bạo loạn đẫm máu chống Trung Quốc. Hàng trăm nhà máy đã bị hư hỏng và Trung Quốc cho biết trong bài báo rằng bốn công dân Trung Quốc đã bị "giết chết 1 cách tàn nhẫn" và hơn 300 người bị thương.

Khu vực có dầu nằm ở khoảng 32km từ quần đảo Hoàng Sa do Trung Quốc kiểm soát mà Việt Nam cũng tuyên bố có chủ quyền, và 278km từ bờ biển Việt Nam.

Theo bài báo, Tổng công ty Dầu khí Ngoài khơi Quốc gia của nhà nước Trung Quốc đã tiến hành các hoạt động địa chấn, khảo sát cũng trong khu vực trong 10 năm qua và các hoạt động khoan "là sự tiếp nối của quá trình bình thường của cuộc thám hiểm và cũng nằm trong chủ quyền của Trung Quốc và nằm trong quyền tài phán".

Trung Quốc cáo buộc Việt Nam làm gián đoạn hoạt động của giàn khoan 1 cách "bất hợp pháp và bạo lực", bằng cách gửi tàu vũ trang ra đâm tàu Trung Quốc.

"Việt Nam cũng gửi người nhái và các thợ lặn dưới nước đến khu vực, và thả 1 số lớn thiết bị gây cản trở, bao gồm cả lưới đánh cá và các vật nổi trong nước".

Tờ báo cho biết hành động của Việt Nam đã vi phạm chủ quyền của Trung Quốc, tạo ra "mối đe dọa nghiêm trọng" cho nhân viên của Trung Quốc trên các giàn khoan và vi phạm luật pháp quốc tế bao gồm Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển.

Tờ báo trích dẫn nhiều tài liệu tham khảo để chứng minh tuyên bố của mình rằng những hòn đảo "là một phần vốn có của lãnh thổ Trung Quốc, trên đó không có tranh chấp".

Nhiều cuộc điện thoại gọi đến Đại sứ của Liên Hợp Quốc của Việt Nam và bình luận phát ngôn viên để phỏng vấn, đã không được trả lời.

Việt Nam, trong khi không có hy vọng cạnh tranh với Trung Quốc về quân sự, cho biết ngay sau khi giàn khoan biển sâu đáng giá 1 tỷ USD được triển khai, đã muốn có một giải pháp hòa bình với Trung Quốc, nhưng một quan chức hàng đầu của Việt Nam cảnh báo rằng "tất cả sự kiềm chế cũng có một giới hạn".

Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Hua Chunying hôm qua tuyên bố mạnh mẽ đối với Hà Nội, nói rằng Bắc Kinh đã phải đi đến Liên Hiệp Quốc để bảo vệ vị thế của mình.

"Một mặt, họ thực hiện sự cản trở tại chỗ. Mặt khác, họ lan truyền tin đồn trong cộng đồng quốc tế, lăng mạ và tấn công Trung Quốc", bà nói tại một cuộc họp thường xuyên tại Bắc Kinh.

"Vì điều này, chúng tôi thấy cần phải nói với thế giới về những gì thực sự đã xảy ra để đem lại sự thật."

Trung Quốc bày tỏ sự không hài lòng ngày thứ hai sau khi quân đội Việt Nam và Philippines chơi bóng đá và bóng chuyền vào chủ nhật trên một hòn đảo đang tranh chấp ở quần đảo Trường Sa, với Bộ Ngoại giao lên án các hoạt động như "một trò hề".

Một tài liệu chính thức phát hành vào cuối tuần cáo buộc Việt Nam đâm tàu của Trung Quốc hơn 1.000 lần trong tranh chấp giàn khoan dầu, nhưng cho biết Bắc Kinh đã nhịn vì muốn quan hệ tốt với hàng xóm của mình.




Copy từ: Dân Làm Báo


....................

Thứ Bảy, 14 tháng 6, 2014

ĐỀ XUẤT MỜI LS LÊ CÔNG ĐỊNH VÀ TS. CÙ HUY HÀ VŨ THAM GIA VỤ KIỆN TQ


 
Nếu tôi là một luật sư giúp Việt Nam 
kiện Trung Quốc về biển Đông, tôi sẽ đề nghị 
bổ sung thêm luật sư Lê Công Định, 
tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ tham gia giúp
 (Tình huống giả tưởng, có thể có thật)

                                                                                                            Trần Vũ Hải
1. Một ngày u ám, một quan chức cao cấp của Chính phủ (xin giấu tên) nhắn qua một khách hàng Vip của tôi, rằng cấp trên định mời luật sư tham vấn để hình thành một nhóm luật sư chuẩn bị kiện Trung Quốc ra tòa án  hoặc trọng tài quốc tế.
2. Tại một nhà hàng trong một tòa nhà của khách hàng vip này, vị quan chức cao cấp này cùng một vị trung tướng an ninh (cũng xin được giấu tên) nói chuyện thân mật với tôi. Hai vị ngỏ ý:
a. Dư luận và người dân Việt Nam đang gây sức ép yêu cầu Nhà nước Việt Nam kiện Trung Quốc do những vấn đề tại biển Đông. Cá nhân ông có thể giúp Nhà nước như thế nào, ví dụ có thể lập một nhóm luật sư để giúp Nhà nước chuẩn bị kiện Trung Quốc được không?
b. Nếu kiện Trung Quốc ra tòa án, trọng tài quốc tế phải nắm chắc phần thắng mới kiện, ý ông thế nào?
3. Chắc nhiều người phì cười cho rằng ông luật sư TVH thật là hão huyền, viển vông. Nhà nước có đầy giáo sư, tiến sĩ luật và nhiều chuyên gia pháp lý nghiên cứu về  Luật Biển và Công pháp quốc tế, cớ gì phải mời một ông luật sư chuyên kiến nghị gây khó cho Nhà nước.
Việc mời luật sư để tham vấn cho chuẩn bị vụ kiện là điều tất yếu phải làm. Nhà nước định kiện Trung Quốc, đương nhiên phải mời luật sư tham vấn. Người đó có thể là luật sư này hay luật sư kia, nhưng cũng có thể là  tôi. Còn các giáo sư, tiến sĩ luật, chuyên gia pháp lý hàng đầu khác (không phải là những luật sư chuyên nghiệp), tuy có hiểu biết rộng, sâu nhưng chưa chắc là những luật sư giỏi và thành công. Nếu họ có thể là một luật sư giỏi, thành công, họ đã chuyển nghề thành luật sư chuyên nghiệp, vì những luật sư hàng đầu ở bất cứ nước nào cũng có thu nhập và danh tiếng hơn so với các giáo sư, tiến sĩ luật đơn thuần.
Một bạn trẻ học luật tại Mỹ cho biết, các giáo sư luật tại Mỹ thừa nhận họ thường không thành công lắm trong các vụ kiện mà họ nhận làm luật sư trong khi luật sư đối phương chỉ là những luật sư chuyên nghiệp bậc trung. Các giáo sư luật  phân bua rằng, họ không có những mãnh khóe của những luật sư chuyên nghiệp, dày kinh nghiệm, và với sự tự trọng, họ cũng không chấp nhận những mánh khóe, những cài bẫy lẫn nhau khi hành nghề luật sư.
Việt Nam kiện Trung Quốc chẳng khác “kiến kiện voi” (dùng hình tượng của tướng Nguyễn Chí Vịnh). Tôi đã có kinh nghiệm “kiến kiện voi”, đã giúp một một người tiêu dùng  Việt Nam kiện một tập đoàn đa quốc gia hùng mạnh, kết quả đại diện tập đoàn này phải xuống nước, thỏa thuận bồi thường cho người tiêu dùng.
Vậy nếu chính quyền có chọn tôi làm luật sư tham vấn cũng không có gì lạ. 
4. Nhận lời đề nghị của 02 vị quan chức này, tôi có ý kiến như sau: 
a. Việc kiện hay không kiện Trung Quốc phải chuẩn bị kỹ, không thể vì bất cứ một sức ép nào, dù từ dân chúng hay từ Trung Quốc. Việc kiện giữa hai nước là biểu hiện văn minh, không có nghĩa “hất nước bỏ đi”, nhiều nước vẫn có quan hệ bình thường, thậm chí hữu hảo trong và sau khi kiện lẫn nhau.
b. Nhà nước cần thành lập một nhóm công tác đặc biệt gồm một số cán bộ, công chức là những chuyên gia pháp lý giỏi cả chuyên môn và ngoại ngữ. Người lãnh đạo nhóm này có quyền báo cáo trực tiếp với các nhà lãnh đạo cao nhất của đất nước để quyết định các vấn đề liên quan đến việc khởi kiện.
Tôi đề cử một tiến sỹ luật rất thông minh, có khả năng nghiên cứu, quyết đoán và tranh biện xuất sắc là ông Nguyễn Văn Thanh (hiện là Phó Bí thư tỉnh ủy tỉnh Lạng Sơn, có vợ là một bà Thứ trưởng Bộ Tư pháp, ông Thanh đã có bằng tiến sĩ luật tại Đức từ gần 30 năm trước, giỏi tiếng Anh và tiếng Đức) sẽ là người phụ trách nhóm này.  Ông Nguyễn Văn Thanh sẽ tự lựa chọn những thành viên của tổ công tác này.
c. Bên cạnh nhóm công tác trên, một nhóm luật sư, luật gia người Việt có tâm huyết (không phải là cán bộ, công chức) sẽ được thành lập, mỗi người trong nhóm phải thành thạo một hoặc nhiều ngoại ngữ. Trước mắt tôi nhận vai trò điều hành tạm thời nhóm này trong một thời gian.
Về nhân sự của nhóm luật sư, luật gia người Việt này, tôi đề xuất luật sư Lê Công Định (giỏi tiếng Anh, có kinh nghiệm giải quyết tranh chấp quốc tế), tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ (giỏi tiếng Pháp, chuyên gia về công pháp quốc tế) và một số luật sư khác, kể cả người đã từng làm việc cho chế độ Việt Nam Cộng Hòa và đang hành nghề luật sư tại Mỹ (ví dụ luật sư Nguyễn Hữu Thống, đã có nghiên cứu sâu về biển Đông, Trường Sa, Hoàng Sa), và luật sư thành thạo tiếng Trung.
5.  Khi 02 quan chức này lo ngại, nhóm gồm những luật sư, luật gia như trên sẽ có khuynh hướng chống Nhà nước Việt Nam, không đáng tin cậy và không thể bảo vệ được lợi ích của Nhà nước Việt Nam. Tôi giải thích rằng mời những người như vậy có những lợi sau: 
-    Đây là những luật sư, tiến sĩ luật yêu nước, đã nghiên cứu những vấn đề liên quan đến Trung Quốc và biển Đông, họ luôn có thái độ đấu tranh vì lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc Việt Nam.
-    Phần lớn trong số họ là những người có nhiều kinh nghiệm và thành công trong việc hành nghề luật sư, tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ tuy chưa hành nghề luật sư nhưng đã có những hoạt động như một luật sư chuyên nghiệp.
-   Những người này đã có những uy tín nhất định trong giới luật và người Việt trong và ngoài nước, có những quan hệ nhất định với giới luật nước ngoài. Nếu họ nhận lời tham gia nhóm luật sư, luật gia người Việt để giúp Nhà nước Việt Nam kiện Trung Quốc về biển Đông, chắc chắn họ sẽ làm hết mình, không chỉ vì uy tín, danh dự của họ mà còn vì lòng yêu nước. 
-    Một đội ngũ luật sư, luật gia như vậy cùng với nhóm công tác của Nhà nước Việt Nam sẽ chứng minh cho thế giới biết rằng, Nhà nước Việt Nam chủ trương đoàn kết tất cả các lực lượng, thành phần dân tộc Việt ở khắp thế giới, không phân biệt chính kiến, quá khứ để quyết tâm bảo vệ chủ quyền Việt Nam trước xâm lấn của Trung Quốc. Một sự hòa hợp, hòa giải dân tộc Việt thực sự có thể khởi đầu từ đây.
6. Tôi đề xuất nhóm công tác của Nhà nước sẽ tập hợp tất cả những tài liệu, chứng cứ lịch sử và pháp lý mà Việt Nam đang lưu giữ để chứng minh chủ quyền của Việt Nam về Hoàng Sa, Trường Sa…. Nhóm này tập hợp những tài liệu mà các chính quyền của Việt Nam đã phát hành, gửi, công bố liên quan đến Hoàng Sa, Trường Sa, biển Đông; kể cả những biên bản các cuộc trao đổi giữa Việt Nam và Trung Quốc về giải quyết, ghi nhận những vấn đề giữa hai nước tại biển Đông, Hoàng Sa, Trường Sa.
7. Nhóm công tác của Nhà nước sẽ yêu cầu lãnh đạo cao nhất của đất nước phê chuẩn nhân sự của nhóm luật sư, luật gia người Việt. Lực lượng an ninh có trách nhiệm bảo vệ tối đa cho những nhân sự này, một cách kín đáo và lịch sự. Hai nhóm này sẽ thống nhất những bước chuẩn bị, nhằm hoàn thành các công việc nghiên cứu, tập hợp tài liểu, chuẩn bị khác trong thời gian nhanh nhất khoảng từ 3 - 6 tháng.
8. Công việc của nhóm luật sư, luật gia người Việt tập trung nghiên cứu, tập hợp những tài liệu, vấn đề sau:
a. Các tài liệu mà Trung Quốc cho rằng chứng minh họ có chủ quyền ở Hoàng Sa, Trường Sa và biển Đông
b. Các ý kiến, lập luận của các học giả Trung Quốc biện hộ cho Trung Quốc có chủ quyền tại biển Đông, Trường Sa, Hoàng Sa. Những ý kiến này thông thường được đăng tải trên các báo có uy tín, tạp chí chuyên ngành của thế giới, nêu trong những bài phát biểu tại những hội nghị quốc tế liên quan.
c. Những ý kiến, lập luận của các học giả, chuyên gia Trung Quốc bác bỏ về những lập luận, chứng cứ về chủ quyền của Việt Nam đối với biển Đông, Hoàng Sa, Trường Sa.
d. Những ý kiến của các học giả, chuyên gia nước ngoài (không phải Trung Quốc và người Việt) về những lập luận của Trung Quốc và Việt Nam về biển Đông, Hoàng Sa, Trường Sa. Những quan điểm của họ về những cách thức giải quyết xung đột, tranh chấp biển Đông, Hoàng Sa, Trường Sa.
e. Thu thập về các vụ án đã và đang được thụ lý, xét xử tại các tòa án, trọng tài quốc tế liên quan đến giải quyết tranh chấp lãnh thổ, biển, giải thích Luật Biển và tương tự, đặc biệt vụ Philippines kiện Trung Quốc đã được Tòa trọng tài Unclos thụ lý.
f. Lập danh sách các chuyên gia, học giả, thẩm phán, luật sư quốc tế có uy tín trong lĩnh vực Luật Biển, công pháp Quốc tế (cùng lý lịch khoa học, hành nghề của họ).
g. Những chi phí để tiến hành các vụ kiện này
Do những công việc trên đồ sộ, phức tạp nên nhóm công tác của Nhà nước cũng phải phối hợp, cùng tham gia, chịu trách nhiệm. Một đội ngũ phiên dịch (Anh, Trung, Tây Ban Nha, Pháp, Đức) sẽ được trưng tập để trợ giúp 02 nhóm này trong việc sưu tập, dịch các tài liệu liên quan.
9. Giai đoạn nghiên cứu các nội dung nêu trên nếu khẩn trương có thể làm trong khoảng từ 3-6 tháng, hoặc cũng có thể bị kéo dài hơn. Sau khi nghiên cứu kỹ, nhóm công tác của Nhà nước và nhóm luật sư, luật gia người Việt sẽ đề xuất:
a. Những vụ việc Việt Nam có thể kiện Trung Quốc ra tòa án, trọng tài quốc tế.
b. Danh sách các luật sư quốc tế (cùng lý lịch chi tiết của họ) có thể được mời và dự kiến chi phí phải trả cho họ.
10. Nếu Nhà nước quyết tâm chuẩn bị kiện và sẵn sàng kiện, tôi đề xuất nhóm công tác của Nhà nước cần trình lãnh đạo cấp cao một hoặc một số công hàm gửi Trung Quốc để đề xuất với Trung Quốc: tất cả những tranh chấp về biển, đảo và những vấn đề khác liên quan đến biển đảo tại biển Đông, Hoàng Sa, Trường Sa giữa Việt Nam và Trung Quốc nếu không giải quyết thông qua đàm phán trong một thời hạn nhất định, hai bên sẽ chấp nhận để một tòa án hoặc trọng tài quốc tế giải quyết theo đề nghị của một hoặc cả hai bên. Tất nhiên, khả năng lớn Trung Quốc không chấp nhận đề nghị này, nhưng cho dù Trung Quốc không chấp nhận sẽ tạo một áp lực mãnh mẽ đối với Trung Quốc trên trường quốc tế.
11. Về chi phí đi kiện, nếu Nhà nước lo ngại chi phí quá lớn (phải trả thù lao và chi phí ở mức khá cao mới thuê được những luật sư, chuyên gia giỏi), tôi sẵn sàng thuyết phục các đại gia Việt Nam (xin không nêu tên) trợ giúp đến 50% chi phí đi kiện. (Đây cũng là một thế mạnh của tôi so với những luật sư khác).
12. Nếu Nhà nước đồng ý với các đề xuất về các khả năng kiện do nhóm công tác của Nhà nước và nhóm luật sư, luật gia người Việt đưa ra, sẽ mời một nhóm luật sư quốc tế để giúp Việt Nam kiện Trung Quốc. Nhóm luật sư quốc tế này với quan điểm khách quan, độc lập sẽ đưa ra (i) các ý kiến, quan điểm về những vụ kiện có thể xảy ra giữa Việt Nam và Trung Quốc về biển Đông, (ii) đánh giá về các chứng cứ, tài liệu, quan điểm, lập luận của Việt Nam và Trung Quốc, (iii) đưa ra lời khuyên để lựa chọn một hoặc vài vụ kiện mà theo họ Việt Nam có cơ hội khả quan nhất. Thời gian để các vị luật sư quốc tế nghiên cứu, đưa ra ý kiến khoảng từ 1 – 2 tháng.
13. Dựa trên ý kiến của nhóm công tác của Nhà nước, nhóm luật sư, luật gia người Việt và nhóm luật sư quốc tế, những lãnh đạo cao nhất của Việt Nam sẽ quyết định hướng kiện Trung Quốc. Như vậy, thời gian chuẩn bị ít nhất phải là một năm.
Sau khi Nhà nước Việt Nam quyết định kiện Trung Quốc, nhiệm vụ của nhóm luật sư, luật gia người Việt chấm dứt. Nhà nước sẽ chọn ra những chuyên gia trong nhóm này tham gia nhóm luật sư quốc tế để giúp Việt Nam khởi kiện Trung Quốc. Nhóm công tác của Nhà nước Việt Nam vẫn tiếp tục nhiệm vụ. Riêng tôi, đến đó nhiệm vụ sẽ hoàn thành, vì tôi không có khả năng trực tiếp tranh tụng tại tòa án, trọng tài quốc tế.
(Cho dù Nhà nước không mời, một số nội dung trên vẫn được một nhóm luật sư, luật gia người Việt triển khai theo những cách thức thích hợp).
T.V.H

Copy từ: TS Nguyễn Xuân Diện

.............