CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Bảy, 5 tháng 10, 2013

Làm thế nào để sử dụng Tor Browser Bundle ?


Làm thế nào để sử dụng Freegate ?


Chàng trai Việt dùng truyền thông xã hội cổ súy dân chủ


Nhà hoạt động Nguyễn Lân Thắng cùng các bạn của anh vận động cho Việt Nam
Nhà hoạt động Nguyễn Lân Thắng cùng các bạn của anh vận động cho Việt Nam
Một đoạn video của một nhà hoạt động xã hội đăng trên Youtube kêu gọi mọi người dùng truyền thông xã hội để bày tỏ quan điểm, chống lại sự kiểm duyệt độc tài của nhà nước, và cổ súy cho dân chủ-nhân quyền tại Việt Nam thu hút đông đảo người xem và truyền tay nhau trên mạng.

Anh Nguyễn Lân Thắng, tác giả của đoạn video, được nhiều người biết đến từ những bài viết và hình ảnh anh chia sẻ trên các trang mạng xã hội về những sự kiện thời sự gây chú ý công luận như các vụ tranh chấp đất đai và các cuộc biểu tình chống Trung Quốc.
Khi chưa có internet, tất cả thông tin mà thế giới nhìn thấy từ Việt Nam đều thông qua hệ thống truyền thông có toàn quyền tô vẽ về những điều nhiều khi không có thật ở Việt Nam. Rất nhiều vấn đề bức xúc xã hội, người dân muốn nói. Vì vậy, tôi quyết định làm đoạn video về truyền thông xã hội để tự bạch và chỉ dẫn, giúp mọi người ý thức được tầm quan trọng của truyền thông xã hội

Anh Thắng cũng là một trong những người trẻ tiên phong trong cuộc quốc tế vận đầu tiên của mạng lưới blogger Việt Nam phản đối điều 258 của Bộ Luật Hình sự Việt Nam. Anh đang cùng một nhóm bạn thực hiện chuyến đi dài ngày sang một số quốc gia Châu Á để đưa Tuyên bố 258 ra thế giới, kêu gọi quốc tế áp lực Việt Nam hủy bỏ điều luật về tội ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước’.

Tạp chí Thanh Niên hôm nay có cuộc trao đổi với anh Nguyễn Lân Thắng về vai trò, tầm quan trọng của truyền thông xã hội đối với sự phát triển cộng đồng và cuộc sống người dân, cũng như trách nhiệm người trẻ đối với truyền thông xã hội.

Nguyễn Lân Thắng: Là một người quan tâm đến các hoạt động dân sự, xã hội dân sự, tôi thấy truyền thông xã hội là phương tiện hết sức hữu hiệu đối với các nhà hoạt động. Chúng tôi có thể dùng rất nhiều phương tiện trên internet chuyển tải thông điệp của mình và các thông tin nắm bắt được tới công chúng. Khi chưa có internet, tất cả thông tin mà thế giới nhìn thấy từ Việt Nam đều thông qua hệ thống truyền thông có toàn quyền tô vẽ về những điều nhiều khi không có thật ở Việt Nam. Rất nhiều vấn đề bức xúc xã hội, người dân muốn nói. Vì vậy, tôi quyết định làm đoạn video về truyền thông xã hội để tự bạch và chỉ dẫn, giúp mọi người ý thức được tầm quan trọng của truyền thông xã hội.

Trà Mi: Truyền thông xã hội, theo anh ghi nhận, đã đóng góp thế nào cho xã hội Việt Nam trong thời gian gần đây.

Nguyễn Lân Thắng: Hai, ba năm trở lại đây, những video hay hình ảnh, những bài viết, những chia sẻ lan tỏa rất nhanh, với số lượng ngày càng tăng. Truyền thông xã hội tạo ra cho người dân một phương thức để bảo vệ quyền lợi của mình.

Trà Mi: Có điều kiện ra các nước trong cùng khu vực Đông Nam Á, anh có sự so sánh thế nào về truyền thông xã hội tại Việt Nam và truyền thông xã hội ở nước ngoài?

Nguyễn Lân Thắng: Thứ nhất là ở các nước, truyền thông xã hội không bị chặn. Thứ hai, họ không có lực lượng phản tuyên truyền, gọi là các dư luận viên ăn lương nhà nước. Người dùng net ở các nước không gặp vấn đề đó. Họ được tự do đề cập các vấn đề xã hội-chính trị, trình bày thoải mái, không bị ai chửi bới vô cớ cả. Ở Việt Nam, hễ cứ động đến chính sách của đảng-nhà nước thì y như rằng lực lượng dư luận viên do nhà nước trả lương xông vào chửi bới, đưa ra các lời bình luận ngụy biện, quy chụp chuyện này chuyện kia. Người Việt Nam phải đối đầu với những chuyện như thế. Hơn nữa, khi có các vấn đề xã hội lớn được dư luận quan tâm thì chắc chắn Facebook và các trang mạng xã hội khác sẽ bị chặn cục bộ. Người ta phải vượt tường lửa rất phức tạp.

Trà Mi: So sánh giữa truyền thông xã hội với truyền thông chính mạch, có ý kiến cho rằng các luồng thông tin trên truyền thông chính mạch ‘lành mạnh hơn’, và rằng truyền thông xã hội do không có sự quản lý nên có những thông tin nhiều khi ảnh hưởng không tốt cho xã hội. Về ưu-khuyết điểm giữa hai luồng truyền thông này, anh nhận xét thế nào?

Nguyễn Lân Thắng: Truyền thông xã hội là một diễn đàn dân sự. Bất kỳ ai cũng có thể bình đẳng vào thế giới thông tin đó để bình luận. Chính vì tính tự do đó, cũng có một số người dùng mạng xã hội thiếu ý thức, đưa lên những thứ phản cảm, không hay. Thế nhưng, người dùng mạng xã hội bây giờ rất tinh tế và rất khôn ngoan, biết lựa chọn nguồn thông tin để họ nghe.
Bấm vào đây nghe toàn bộ cuộc phỏng vấn nhà hoạt động xã hội Nguyễn Lân Thắng
Tạp chí Thanh Niên hẹn mang đến quý vị và các bạn một câu chuyện mới vào giờ này tuần sau trong chương trình phát thanh trực tuyến trên trang voatiengviet.com lúc 10 giờ tối thứ sáu và chủ nhật hằng tuần.
Copy từ: VOA


....................

Bản Lên Tiếng của các Chức sắc Tôn giáo Việt Nam


Về Pháp lệnh tôn giáo năm 2004 và Nghị định áp dụng Pháp lệnh năm 2012

"...Các tôn giáo tự bản chất là những xã hội dân sự và mọi tín hữu đều là những công dân bình đẳng. Họ có những quyền và nghĩa vụ như mọi xã hội dân sự và mọi công dân khác. Những quyền và nghĩa vụ này - trên nguyên tắc- được xác định trong Hiến pháp và các bản văn dưới luật hình thành theo tinh thần tự do dân chủ, phù hợp với các Công ước quốc tế về nhân quyền. Thành ra không thể có và không được có những luật riêng cho tôn giáo. Như thế là đàn áp và kỳ thị! Chúng tôi thấy mình không có bổn phận chấp hành những luật lệ như thế...."

*
Kính gởi:
- Quý Hữu trách trong Chính phủ và Quốc hội Việt Nam
- Quý Chức sắc, tu sĩ và tín đồ Cao Đài, Công giáo, Phật giáo, Phật giáo Hòa Hảo và Tin Lành.
- Quý Nhân sĩ và Đồng bào Việt Nam
- Quý Chính phủ dân chủ khắp thế giới
- Quý Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc và Quý Tổ chức nhân quyền quốc tế.
- Quý Cơ quan truyền thông quốc tế và quốc nội.
Các Chức Sắc Tôn Giáo Việt Nam:
1- Xét rằng: Do thấm nhuần chủ nghĩa duy vật vô thần Các Mác (cho rằng tôn giáo là thuốc phiện mê hoặc nhân dân, nguy hiểm cho xã hội) và do chủ trương quyền lực toàn trị độc tài (không để bất cứ thực thể nào trong xã hội vượt thoát sự kiểm soát của mình và không để bất cứ quy tắc luật lệ nào đứng trên quy tắc luật lệ của mình), đảng và chế độ Cộng sản luôn coi tôn giáo -các lực lượng tinh thần- là kẻ thù, kẻ thù số một, cần phải tiêu diệt. Để thực hiện việc này, nhà cầm quyền CS dùng bạo lực vũ khí và bạo lực hành chánh. Hai biện pháp này luôn phối hợp với nhau cũng như tăng giảm tùy lúc, tùy nơi và tùy người. Bạo lực hành chánh hiện thời được thể hiện qua Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo số 21 do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành ngày 18-06-2004 và Nghị định áp dụng Pháp lệnh số 92 (cập nhật Nghị định số 22 năm 2005) do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ban hành ngày 09-11-2012.
2- Xét rằng: Rút kinh nghiệm áp dụng Sắc lệnh tôn giáo số 234 (ngày 14-06-1955) của ông Hồ Chí Minh, Nghị quyết tôn giáo số 297 (ngày 11-11-1997) của ông Phạm Văn Đồng và Nghị định số 22 (ngày 01-03-2005) của ông Phan Văn Khải, Pháp lệnh 21 và Nghị định 92 trở nên tinh vi hơn và siết chặt hơn trong việc kiểm soát các giáo hội. Cụ thể, cả hai văn kiện pháp lý này muốn khống chế, kềm tỏa 5 phương diện hay 5 yếu tố của tôn giáo là quy chế pháp lý, nhân sự, hoạt động, tài sản và quan hệ quốc tế.
a- Về quy chế pháp lý, cho đến nay nhà cầm quyền CS không cho tôn giáo lẫn tổ chức thuộc tôn giáo chính truyền nào được có tư cách pháp nhân như mọi tổ chức xã hội - chính trị khác tại VN (trong cả hai văn kiện chẳng hề thấy một chữ "pháp nhân" nào). Điều này gây rất nhiều khó khăn về pháp lý cho các Giáo hội và các tổ chức của Giáo hội trong các giao dịch dân sự (mua bán, mở tài khoản ở ngân hàng). Đất đai, nhà cửa, tiền bạc mà các tôn giáo và tổ chức tôn giáo đang sở hữu và sử dụng phải đứng tên một cá nhân và điều này dẫn đến nguy cơ bị chiếm đoạt (bởi nhà nước hay bởi một người liên hệ), vì trên danh nghĩa các tài sản này chỉ là của cá nhân chứ không phải của tập thể. Những hoạt động xã hội của các chức sắc do đó cũng bị loại trừ hay giới hạn.
Không công nhận tư cách pháp nhân, nhà cầm quyền chỉ cho các tôn giáo và các tổ chức thuộc tôn giáo được đăng ký, nghĩa là xin công nhận để được hoạt động với những điều kiện rất khắt khe (Đ. 5-8 NĐ 92). Và sự xuất hiện chính danh lẫn tồn tại hợp pháp của một tôn giáo hoàn toàn nằm trong tay nhà cầm quyền vô thần. Hiện thời, nhiều Giáo hội như Phật giáo VN Thống nhất, Phật giáo Hòa Hảo Thuần túy, Cao Đài Bảo thủ Chơn truyền và nhiều Hệ phái Tin lành như Mennonite hoặc Lutheran VN bị đặt ra ngoài vòng pháp luật, do đó bị bách hại dữ dội. Trong lúc đó, nhà cầm quyền lại nặn ra nhiều giáo hội quốc doanh hoặc tổ chức quốc doanh để thay thế hay lũng đoạn các Giáo hội chính truyền hòng lừa gạt nhân dân và quốc tế, dùng đạo chống lại đạo.
b- Về nhân sự (tín đồ, tu sĩ, chức sắc). Trước hết, mọi ai có đạo đều phải ghi rõ tôn giáo trong Chứng minh nhân dân (các nước trên thế giới không có lệ này). Điều này đã và đang gây ra lắm kỳ thị. Rồi không một tín đồ của đạo nào được giữ những chức vụ lãnh đạo trong bộ máy Nhà nước, công an, quân đội, học đường, công ty xí nghiệp quốc doanh... Rõ ràng người có đạo là công dân hạng hai. Việc này đi ngược với Điều 29 Dự thảo sửa đổi HP.
Về tu sĩ, PL đ. 21 đòi buộc người phụ trách tu viện khi nhận người vào tu có trách nhiệm đăng ký với Uỷ ban nhân dân cấp xã, và NĐ 92 đ. 13 còn buộc chờ cơ quan nhà nước có thẩm quyền trả lời chấp thuận. Nghĩa là nhà cầm quyền có quyền từ chối cho một người vào tu hay từ chối cho một dòng tu hoạt động.
Về chức sắc (x. PL đ. 3-10), NĐ 92 đ. 19 nói rõ: "Tổ chức tôn giáo [tức Giáo hội] thực hiện việc phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử các chức danh này có trách nhiệm gửi bản đăng ký [tức xin phép] đến cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo". Nghĩa là việc bổ nhiệm các chức sắc từ lớn tới nhỏ đều bị nhà nước mọi cấp xen vào, cốt chọn cho được người họ hoàn toàn ưng ý hay người họ không phải lo ngại.
Trước đó, khi được đào tạo thành chức sắc trong các học viện, học viên buộc phải học về lịch sử và pháp luật VN như các môn chính khoá (PL đ. 24. NĐ 92 đ. 14-2). Thực ra đấy là học về chủ nghĩa, chế độ và đảng CS, do chính giáo sư nhà nước dạy. Đây là hình thức nhồi sọ những ứng viên chức sắc để sau này họ trở thành những lãnh đạo tinh thần ngoan ngoãn với chế độ và dễ thỏa hiệp với nhà cầm quyền.
c- Về hoạt động của tôn giáo, PL (từ điều 17 đến điều 35) phân ra 14 loại. Theo NĐ 92 từ đ. 5 đến đ. 41, tất cả các loại hoạt động này đều phải đăng ký (nghĩa là xin phép) và phải chờ nhà nước chấp thuận mới được làm. Nghĩa là người dân buộc phải xin phép nhưng nhà nước không buộc phải cho phép. Việc cho phép hay không tùy vào nhiều điều kiện, nhất là tùy thái độ “chính trị” của cá nhân hay cộng đoàn làm đơn xin phép… Trong PL 21 và NĐ 92, người ta thấy từ “đăng ký” được sử dụng 18 và 74 lần, từ “quy định” được sử dụng 37 và 69 lần, từ “quy định của pháp luật” được sử dụng 14 và 9 lần, từ “không chấp thuận phải nêu rõ lý do” 18 lần (trong NĐ).
Nếu tóm tắt các hoạt động trên thành 2 loại: 1- Các hoạt động thuần túy tôn giáo và nội bộ của Giáo hội; 2- Các hoạt động của Giáo hội liên quan đến xã hội, thì từ 1975 đến nay, đã có vô số vi phạm của nhà cầm quyền đối với các hoạt động đó. Và chính vì tiến hành nhiều sinh hoạt quan trọng và cần thiết cho đạo mà nhiều chức sắc, tu sĩ, tín đồ thuộc mọi tôn giáo đã bị hăm dọa, sách nhiễu, hành hung, quản chế hay cầm tù. Đó là chưa kể nhiều người còn bị như thế chỉ vì đấu tranh cho tự do, nhân quyền, dân chủ.
Ngoài các hoạt động phải xin phép trên đây, còn có những hoạt động thuộc quyền con người và quyền công dân mà các Giáo hội bị cấm đoán. Chẳng hạn không được quyền có nhà xuất bản riêng, đài phát thanh phát hình riêng, trang mạng internet riêng, hay có giờ phát thanh phát hình trên các phương tiện truyền thông của nhà nước (xây dựng do tiền đóng thuế của nhân dân, trong đó có tín đồ), và như thế là không được truyền bá giáo lý cách công khai cho mọi người để góp phân canh tân xã hội. Rồi không được quyền tham gia vào việc giáo dục giới trẻ từ cấp tiểu học đến đại học với trường sở và chuyên viên của riêng mình, dưới sự điều hành của chính mình, không được quyền tham gia vào việc cứu tế xã hội bằng cách thành lập và điều hành từ viện cô nhi đến viện dưỡng lão, từ bệnh xá đến bệnh viện.
d- Về tài sản, PL đ. 26 nói: "Tài sản hợp pháp thuộc cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ, nghiêm cấm việc xâm phạm tài sản đó". Thế nhưng, từ trong Hiến pháp, đã có chủ trương đất đai do nhà nước làm chủ sở hữu, rồi trong nhiều văn bản pháp luật, lại có những quy định vô lý liên quan đến tài sản của các Giáo hội. Như ngày 31-12-2008, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ra Chỉ thị số 1940 về nhà, đất liên quan đến tôn giáo, hạ lệnh cho các địa phương nuốt trọn mọi tài sản của các tôn giáo mà đảng CS đã cướp đoạt từ nhiều thập niên trước dưới chiêu bài "quản lý nhà đất và cải tạo xã hội chủ nghĩa". Trong thực tế, từ 1954 tới nay, vô vàn vô số tài sản (điện thờ, đất đai, cơ sở, thậm chí vàng bạc...) của các tôn giáo đã bị nhà cầm quyền CS tước đoạt. Ngoài ra, để khống chế sự phát triển của tôn giáo, nhà cầm quyền không cho phép các Giáo hội trực tiếp mua hoặc nhận biếu tặng đất đai hay cơ sở.
e- Về quan hệ quốc tế của tổ chức tôn giáo, tín đồ, tu sĩ, chức sắc thì được đề cập trong PL 21 Điều 34-37 và NĐ 92 Điều 37-41. Cũng lại chuyện tất cả đều phải xin phép và nhưng nhà cầm quyền không buộc phải cho phép. Ví dụ việc Tòa thánh Vatican phong chức giám mục cho một số linh mục Công giáo VN thì phải được sự ưng thuận của Hà Nội mà nhiều khi rất gian nan và GH không thể chọn được người vừa ý. Ngoài ra, mọi chức sắc được phép ra nước ngoài (du lịch, du học hay du khảo) đều phải gặp công an tôn giáo trước khi đi để nghe bảo ban mọi chuyện “nên làm” và “không nên làm” ở hải ngoại (như cấm gặp gỡ cá nhân hay tổ chức nào đó, cấm tuyên truyền nói xấu nhà nước và chế độ...) Từ ngày mở cửa biên giới, cho phép công dân ra ngoại quốc, nhà cầm quyền đã kiểm soát mối liên lạc của các Giáo hội với nước ngoài có khi rất trắng trợn. Nhiều chức sắc “có vấn đề với chế độ” (như đã đấu tranh cho tự do tôn giáo hay dân chủ nhân quyền) thì bị gây nhiều khó dễ hay thậm chí bị cản trở xuất ngoại (hoặc ngược lại đi vào trong nước nếu đang ở nước ngoài). Nhiều nhóm thiện nguyện từ hải ngoại cũng bị cấm cản vào phục vụ tại một địa phương mà chức sắc tôn giáo coi sóc nơi đó đang bị ghi vào sổ đen. Nhà cầm quyền còn tìm cách cho tay chân len lỏi vào các cộng đoàn tôn giáo người Việt ở hải ngoại để lũng đoạn ngõ hầu họ chống lại đồng đạo mình ở quê hương. Đặc biệt nhà cầm quyền đã nhiều lần yêu cầu Tòa thánh Vatican có biện pháp với những chức sắc hoặc cộng đoàn Công giáo VN bị cho là “chống đối chế độ” trong lúc họ thực sự bênh vực công lý nhân quyền hay đòi hỏi quyền tự do tôn giáo.
Từ những phân tích trên, Các Chức sắc Tôn giáo Việt Nam tuyên bố:
1- PL 21 và NĐ 92 là những phương tiện pháp lý mà nhà cầm quyền Cộng sản thay vì dùng phục vụ quyền tự do tôn giáo của công dân như HP 1992 quy định, lại sử dụng để
- duy trì cơ chế Xin-Cho đối với tôn giáo (một cơ chế mà họ đã bỏ trong nhiều lãnh vực khác) ngõ hầu tôn giáo luôn lệ thuộc chặt chẽ vào chế độ.
- biến các Giáo hội và các tổ chức trong Giáo hội hoặc thành công cụ phục vụ tận tình chế độ hoặc thành kẻ phải nín câm trước những vấn đề của đất nước và xã hội ngõ hầu được yên thân.
- ngăn cản các Giáo hội và các tổ chức trong Giáo hội trở thành những xã hội dân sự đúng nghĩa (độc lập với nhà cầm quyền) vốn là nhu cầu ngày càng cấp thiết tại VN, để xây dựng một quốc gia dân chủ.
2- Các tôn giáo tự bản chất là những xã hội dân sự và mọi tín hữu đều là những công dân bình đẳng. Họ có những quyền và nghĩa vụ như mọi xã hội dân sự và mọi công dân khác. Những quyền và nghĩa vụ này - trên nguyên tắc- được xác định trong Hiến pháp và các bản văn dưới luật hình thành theo tinh thần tự do dân chủ, phù hợp với các Công ước quốc tế về nhân quyền. Thành ra không thể có và không được có những luật riêng cho tôn giáo. Như thế là đàn áp và kỳ thị! Chúng tôi thấy mình không có bổn phận chấp hành những luật lệ như thế.
3- Tự do tôn giáo không hệ tại ở việc được xây dựng các nơi thờ tự to lớn nguy nga, tổ chức các lễ hội hoành tráng đông đảo, chức sắc tu sĩ tín đồ được xuất ngoại dễ dàng thoải mái (thật ra điều này chỉ đúng với những nơi và những người không “có vấn đề” với chế độ). Tự do tôn giáo hệ tại việc các Giáo hội và tổ chức Giáo hội phải được công nhận (chứ không cấp ban) tư cách pháp nhân một khi họ đã đăng ký (không theo nghĩa xin phép); phải được tự do trong sinh hoạt và độc lập trong tổ chức; phải được truyền bá giáo lý trong và ngoài nơi thờ tự, trong và ngoài cộng đoàn tôn giáo, ra xã hội và trên mọi phương tiện truyền thông (sách, báo, đài); phải được tham gia vào việc giáo dục giới trẻ ở mọi cấp học; phải được tổ chức đầy đủ các hoạt động cứu tế xã hội; phải được tham gia đầy đủ (qua các tín đồ) vào việc quản lý điều hành đất nước.
4- Nhà cầm quyền VN - cách lập tức và vô điều kiện - phải thả mọi chức sắc, tu sĩ, tín đồ đang bị cầm tù vì đã đấu tranh cho tự do tôn giáo hay dân chủ nhân quyền; phải trả lại mọi tài sản tinh thần là tự do và độc lập cho mọi tôn giáo; phải trả lại mọi tài sản vật chất là đất đai, cơ sở cho mọi Giáo hội. Để mọi Giáo hội có thể góp phần vào việc canh tân đất nước và phục vụ Đồng bào.
Làm tại VN ngày 04 tháng 10 năm 2013
Các Chức sắc đồng ký tên
Đồng ký tên
- Cụ Lê Quang Liêm, Hội trưởng PGHH (đt: 0199.243.2593)
- Hòa thượng Thích Không Tánh, Phật giáo (đt: 0165.6789.881)
- Linh mục Phêrô Phan Văn Lợi, Công giáo (đt: 0984.236.371)
- Linh mục Giuse Đinh Hữu Thoại, Công giáo (đt: 0935.569.205)
- Linh mục Antôn Lê Ngọc Thanh, Công giáo (đt: 0993.598.820)
- Chánh trị sự Hứa Phi, Cao Đài giáo (đt: 0163.3273.240)
- Chánh trị sự Nguyễn Kim Lân, Cao Đài giáo (đt: 0988.971.117)
- Chánh trị sự Nguyễn Bạch Phụng, Cao Đài giáo (đt: 0988.477.719)
- Mục sư Nguyễn Hoàng Hoa, Tin Lành (đt: 0949.275.827)
- Mục sư Hồ Hữu Hoàng, Tin Lành (đt: 0902.761.057)
- Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng, Tin Lành (đt: 0906.342.908)
- Ông Phan Tấn Hòa, PGHH (đt: 0162.630.1082)
- Mục sư Lê Quang Du, Tin Lành (đt: 0121.2002.001)
- Ông Trần Nguyên Hưởn, PGHH (đt: 0167.341.0139)
- Mục sư Nguyễn Trung Tôn, Tin Lành (đt: 0162.838. 7716)

Copy từ: Dân Làm Báo


......................

An ninh sân bay thừa nhận việc bắt cóc Châu Văn Thi


CTV Danlambao - Sáng nay, 5/10/2013, hàng chục blogger tại Sài Gòn đi cùng người nhà của anh Châu Văn Thi đã trực tiếp đến sân bay Tân Sơn Nhất để chất vấn việc bắt người. Ban đầu, an ninh sân bay tìm đủ mọi cách để chối tội bằng những câu trả lời quanh co. Một cán bộ an ninh xuất nhập cảnh tại sân bay TSN còn giở trò dối trá khi trả lời: “không có giữ ai tên Châu Văn Thi”.
Nhận thấy không thể tiếp tục chấp nhận màn câu giờ và tránh né của CA, các blogger có mặt tại sân bay đã thể hiện sự phản đối bằng cách giơ biểu ngữ có nội dung: 
“Yêu cầu công an sân bay trả người”.
Vì là ngày cuối tuần, sân bay TSN đón nhiều khách quốc tế nên an ninh sân buộc phải thay đổi thái độ. Sau đó, một an ninh sắc phục tên Tô Văn Nam - cán bộ an ninh cục xuất nhập cảnh buộc phải trả lời với gia đinh Châu Văn Thi với nội dung:
“Có giữ người nhưng không biết đưa đi đâu”
Theo tin từ CTV Danlambao có mặt tại sân bay Tân Sơn Nhất:
Có bốn người đã vào phòng làm việc với công an và an ninh sân bay, gồm: (1) Nguyễn Hoàng Vi (An Đổ Nguyễn); (2) Nguyễn Thảo Chi (Mss Sapphire), (3) Bùi thị Nhung (Bé Mập Lai) và (4) chị của Châu Văn Thi. Còn các blogger khác và người thân chờ ở bên ngoài.
Người tiếp nhận và làm việc với các blogger là ông Nghĩa, trưởng công an phường 2, Quận Tân Bình và ông Nguyễn Văn Lữu, đội phó đội an ninh sân bay Cục quản lý xuất nhập cảnh A72.
Sau khi các bạn blogger cương quyết yêu cầu trình bày vụ việc, ông Nguyễn Văn Lữu đã phải thừa nhận: Châu Văn Thi hiện bị an ninh Việt Nam giữ hành chính (24 tiếng) vì có 1 số giấy tờ liên quan đến an ninh Quốc gia. Sau 24 tiếng, nếu chưa xong có thể sẽ gia hạn thêm 24 tiếng nữa. Nếu như có lệnh tạm giữ thì sẽ gửi thông báo đến gia đình.
Khi được người nhà hỏi về văn bản xác nhận những thông tin trên thì ông Lữu trả lời là do Thi tự nguyện ký cam kết ở lại làm việc và cơ quan không có nhiệm vụ cung cấp văn bản cho người thân.
Cho đến bây giờ vì chưa hết hạn 24 tiếng nên blogger Châu Văn Thi vẫn còn đang bị tạm giữ và không ai được gặp mặt. Sau khi hết thời hạn giữ hành chính, nếu anh Thi chưa được thả, các bạn blogger sẽ tiếp tục trở lại đòi người. 
Cộng tác viên Danlambao sẽ cập nhật các bạn trong thôn khi có tin tức mới.

Copy từ: Dân Làm Báo


.......................

Làm thế nào để sử dụng UltraSurf ?

Làm thế nào để sử dụng Tor?


Công an dân phòng đánh dân oan nhập viện !


Tin khẩn : dân oan bị công an đánh ngất tại vườn hoa Mai Xuân Thưởng !

TIN KHẨN! TIN KHẨN! TIN KHẨN!
Ký Giả Trương Minh Đức (Minhduc Truong) vừa cấp báo: 
Cách đây 4 phút chị Ngọc Anh và đã bị CA vườn hoa Mai Xuân Thưởng đánh ngất xỉu, bà con dân oan trong miền Nam đang ở trước Đại Sứ Quán Hoa Kỳ đang cầu cứu các anh chị em dân chủ ở Hà Nội ứng cứu và thông tin kịp thời !!! (Số điện thoại liên hệ với dân oan: 01287.133.514 - cháu Tuấn).
 Hiện chị Ngọc Anh đang được đưa vào cấp cứu tại bệnh viện Sanh Pon, có nhiều công an và côn đồ tiếp tục tấn công bà con tận phòng cấp cứu.

FB Lê Anh Hùng

Theo : Phóng viên tự do

Copy từ: Lê Hiền Đức’ blog


..........................

Nước Mỹ đang kiệt quệ?


Phạm Lê Vương Các
 
Trên các phương tiện truyền thông quốc tế đang xôn xao về việc một số cơ quan của chính phủ Mỹ phải ngưng hoạt động vì “không có tiền”.
Mới nghe qua như là chuyện hài, vì chính phủ là cơ quan hành pháp của một quốc gia mà không có tiền để hoạt động.
Phải chăng “ngày tàn” của trùm tư bản đã đến như phán đoán của những người theo trường phái Macxit?
Tìm hiểu lý do của việc này thì không phải như vậy, mà đây chỉ là quyết tâm của đảng Cộng Hòa nhằm gây sức ép để ngăn chặn việc thực hiện Luật Cải Tổ Y Tế của Tổng Thống Obama và đảng Dân chủ.
Còn nhớ cách đây khoảng 4 mấy năm, dự luật Cải tổ Y tế do Tổng thống Obama đề xướng với khoảng chi ngân sách 700 tỷ Đô la nhằm giúp cho hàng chục triệu người dân Mỹ, đặc biệt là những người nghèo.
Nhưng dự luật này đã vấp phải sự phản đối quyết liệt của nhiều người dân Mỹ, đặc biệt là Đảng Cộng Hòa.
Vậy phải chăng đảng Cộng Hòa chỉ đại diện cho tầng lớp thượng lưu mà không ngó ngàng gì tới những người nghèo?
Tôi đã tìm thấy câu trả lời này nhân buổi gặp gỡ và trao đổi về vấn đề này với một Tiến sĩ người Mỹ gốc Việt vào một buổi làm việc thiện nguyện cũng trong khoảng thời gian đó.
Ông ấy nói rằng, nếu Dự Luật Cải Tổ Y Tế này được thông qua thì ông ấy sẽ là người được hưởng lợi trực tiếp từ việc này. Nhưng ông ấy lại là người phản đối quyết liệt Dự luật này.
Khi được hỏi lý do vì sao lại như vậy, ông ấy đã lấy điện thoại ra, giới thiệu với tôi về hình ảnh 2 đứa con của ông, một đứa 7 tuổi và một đứa 3 tuổi.
Rồi ông nói: “Khoảng tiền đó không phải từ trên trời rơi xuống, mà đó là ngân sách của quốc gia. Nếu bây giờ mình mượn xài trước thì thế hệ sau này sẽ phải trả”
Ông nói tiếp: “Mình không muốn 2 đứa con của mình khi lớn lên phải mang gánh nặng trả nợ giùm cho mình.”
Sau khi nghe ông nói vậy, tôi chỉ biết gật gù, trong đầu chợt có suy nghĩ: ước gì ông này mang quốc tịch Việt Nam.
Qua đó ông cũng cho hay, nước Mỹ có trữ lượng dầu mỏ ngoài khơi vô cùng lớn, nếu khai thác vẫn có thể cung cấp đủ cho người Mỹ xài trong vài thập kỷ tới.
“Nhưng, như bạn biết đấy, nước Mỹ là nước nhập khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới hiện nay. Không phải vì nước Mỹ không có tài ngyên dầu mỏ, mà vì Quốc hội không cho phép khai thác các mỏ dầu, nên đành chấp nhận bỏ tiền ra mua từ các nước khác”, ông nói.
Lý do theo ông đưa ra vẫn là vì thế hệ tương lai, Quốc hội Mỹ coi đây như là một tài sản cần phải gìn giữ cho thế hệ tương lai, qua đó gìn giữ cho vị thế của nước Mỹ.
Qua câu chuyện này, ta có thể đánh giá nước Mỹ đang “kiệt quệ” như thế nào?
Còn đối với tôi, tôi đã nhìn thấy sự kiệt quệ của đất nước này, kể từ ngày đào bới tìm kiếm boxit ở Tây Nguyên.

Copy từ: Dân Luận


..............................

Bài bào chữa cho ông Lê Quốc Quân tại Tòa án Nhân Dân Hà Nội


 Bài bào chữa cho ông Lê Quốc Quân tại Tòa án Nhân Dân Hà Nội


Luật sư Hà Huy Sơn
 
 
Bài bào chữa cho ông Lê Quốc Quân
của LS Hà Huy Sơn tại Tòa ngày 2/10/2013

BÀI BÀO CHỮA

Cho ông Lê Quốc Quân bị truy tố “Tội trốn thuế” theo k 3 đ 161,
BLHS tại phiên tòa HSST ngày 02/10/2013, tại TAND Tp.Hà Nội
_____________________________
Kính thưa Hội đồng xét xử,
Tôi, Hà Huy Sơn Luật sư Công ty Luật TNHH Hà Sơn xin trình bày quan điểm bào chữa cho ông Lê Quốc Quân như sau:
Điều 161. Tội trốn thuế
1. Người nào trốn thuế với số tiền từ một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng hoặc dưới một trăm triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 153, 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160, 164, 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số tiền trốn thuế hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm.
2. Phạm tội trốn thuế với số tiền từ ba trăm triệu đồng đến dưới sáu trăm triệu đồng hoặc tái phạm về tội này, thì bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số tiền trốn thuế hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
3. Phạm tội trốn thuế với số tiền từ sáu trăm triệu đồng trở lên hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một lần đến ba lần số tiền trốn thuế.”
Phần I: Tóm tắt các sự kiện của vụ án và nhân thân
1. Các sự kiện của vụ án.
Ngày 25/12/2012, Quyết định số 38 khởi tố vụ án của Cơ quan Cảnh sát điều tra công an thành phố Hà Nội về “Tội trốn thuế” theo điều 161 BLHS.
Ngày 25/12/2012, Quyết định số 119 khởi tố bị can của Cơ quan Cảnh sát điều tra công an thành phố Hà Nội đối với Lê Quốc Quân về “Tội trốn thuế” theo điều 161 BLHS.
Ngày 20/02/2013, Quyết định số 239 khởi tố bị can của Cơ quan Cảnh sát điều tra công an thành phố Hà Nội đối với Phạm Thị Phương về “Tội trốn thuế” theo điều 161 BLHS.
Ngày 27/12/2012, ông Lê Quốc Quân bị bắt tạm giam cho đến nay.
Ngày 22/03/2013, Kết luận điều tra vụ án số 145/PC46-Đ 9 của Cơ quan Cảnh sát điều tra công an thành phố Hà Nội.
Ngày 09/04/2013, Cáo trạng số 170/CT-VKS-P1 của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội truy tố ông Lê Quốc Quân theo khoản 3 điều 161 BLHS.
Ngày 02/10/2013, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm.
2. Nội dung cáo buộc của Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát:
Theo cáo trạng: 02 năm 2010 và 2011 Công ty TNHH Giải pháp Việt Nam do ông Lê Quốc Quân làm giám đốc đã chi phí khống 2.580.900.700đ.
Trong đó:
- Ký hợp đồng môi giới thương mại khống là: 1.750.000.000đ.
- Sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng khống là: 830.900.790đ.
Từ đó cho rằng Công ty TNHH Giải pháp Việt Nam trốn thuế thu nhập doanh nghiệp 645.225.197đ (2.580.900.700đ x 25%).
Các số liệu trên căn cứ vào:
1- Văn bản số 32640/CT-TTr1 ngày 12/12/2012 của Cục thuế Tp.Hà Nội “V/v: Trả lời Công văn số 326/CSĐT-Đ9 của Cơ quan CSĐT – Công an Tp.Hà Nội”. Nội dung cho rằng: Công ty TNHH Giải pháp Việt Nam trốn thuế TNDN 02 năm 2010 và 2011 do lập hồ sơ thuê chuyên gia khống là 437.500.000đ.
2- Văn bản số 6576/CT-TTr1 ngày 13/03/2013 của Cục thuế Tp.Hà Nội “V/v: Trả lời Công văn số 1132; 1428/CV-CSĐT-Đ9 của Cơ quan cảnh sát điều tra – Công an Tp.Hà Nội”. Nội dung cho rằng: Công ty TNHH Giải pháp Việt Nam trốn thuế TNDN 02 năm 2010 và 2011 do sử dụng hóa đơn GTGT bất hợp pháp là 212.262.697đ.
3- Sau đó, ngày 22/03/2013 Giám định tư pháp Bộ Tài chính ra Kết luận giám định tư pháp. Nội dung cho rằng: Công ty TNHH Giải pháp Việt Nam 02 năm 2010 và 2011 do sử dụng bất hợp pháp hóa đơn, hạch toán chi phí khống nhằm giảm số thuế TNDN phải nộp 02 năm 2010 và 2011 là 645.225.197đ.
3. Nhân thân
Lê Quốc Quân sinh năm 1971, tại Hợp Thành, Yên Thành, Nghệ An.
HKTT: Phòng 504, nhà NO9, tổ 64, phường Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
Giám đốc Công ty TNHH Giải pháp Việt Nam.
Tôn giáo: Thiên chúa.
Có vợ, 03 con (con lớn nhất sinh năm 2002, con nhỏ nhất sinh năm 2011).
Tiền án: không.
Ngày 19/03/2007, ông Lê Quốc Quân bị Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an ra quyết định khởi tố bị can về “Tội tổ chức hoạt động nhằm lật đổ Chính quyền nhân dân” theo điều 79 BLHS. Ngày 25/10/2007, đình chỉ điều tra bị can.
Ngày 13/04/2011, ông Lê Quốc Quân bị Công an quận Hoàn Kiếm, Hà Nội ra quyết định xử phạt hành chính cảnh cáo “Gây rối trật tự công cộng”.
Ngày 27/11/2011, ông Lê Quốc Quân bị Công an quận Hoàn Kiếm, Hà Nội ra quyết định xử phạt hành chính cảnh cáo “Gây rối trật tự công cộng”.
Ngày 13/01/2012, ông Lê Quốc Quân bị UBND phường Yên Hòa ra quyết định đưa vào diện giáo dục tại phường, xã theo Nghị địng 163 của Chính phủ, thời hạn 06 tháng.
Phần II: Các vi phạm tố tụng hình sự với Lê Quốc Quân số 119 công an thành phố Hà Nội như sau:
  1. Căn cứ khởi tố vụ án hình sự:
Căn cứ điều 100 Bộ luật tố tụng hình sự, quy định:
“ Căn cứ khởi tố vụ án hình sự
Chỉ được khởi tố vụ án hình sự khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Việc xác định dấu hiệu tội phạm dựa trên những cơ sở sau đây:
1. Tố giác của công dân;
2. Tin báo của cơ quan, tổ chức;
3. Tin báo trên các phương tiện thông tin đại chúng;
4. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án, Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trực tiếp phát hiện dấu hiệu của tội phạm;
5. Người phạm tội tự thú.”
1.1. Không có căn cứ khởi tố vụ án hình sự. Cơ quan điều tra không được giao nhiệm vụ điều tra trực tiếp Công ty TNHH Giải pháp Việt Nam như khoản 4 điều 100 – BL TTHS quy định mà do điều tra vụ án ông Lê Đình Quản (em trai ông Lê Quốc Quân), giám đốc Công ty TNHH thông tin tín nhiệm và xếp hạng doanh nghiệp Việt Nam và cho rằng đã thu thập được nhiều tài liệu liên quan đến việc trốn thuế của Công ty TNHH Giải pháp Việt Nam. Tại hồ sơ vụ án không có bút lục nào chứng minh cho nhận định của Cơ quan điều tra. Do vậy, việc khởi tố vụ án hình sự là không khách quan – trái với quy định của điều 100, Bộ luật TTHS.
1.2. Căn cứ khoản 2 điều 76 “Xử lý kết quả kiểm tra thuế, thanh tra thuế” Luật quản lý thuế năm 2006, quy định:
“Trường hợp kiểm tra thuế, thanh tra thuế mà phát hiện hành vi trốn thuế có dấu hiệu tội phạm thì trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày phát hiện, cơ quan quản lý thuế chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền để điều tra theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm phối hợp với cơ quan điều tra trong việc thực hiện điều tra tội phạm về thuế theo quy định của pháp luật.”
Như vậy, quy trình phải xuất phát từ kiểm tra thuế, thanh tra thuế mới đến CQĐT, nhưng ở đây hồ sơ từ CQĐT chuyển hồ sơ sang cơ quan thuế để hợp thức hóa việc “trốn thuế” của đối tượng bị điều tra. Hay nói cách khác, cơ quan điều tra đã “đặt hàng” cơ quan thuế để làm trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật hình sự là “suy đoán vô tội” thành “suy đoán có tội”. Tức là xác định đối tượng là có tội trước và sau đó xây dựng chứng cứ kết tội.
  1. Vụ án này đã được “an ninh hóa” ngay từ đầu, bằng chứng là các Điều tra viên chủ yếu điều từ Cơ quan ANĐT sang Cơ quan CSĐT trong thời gian chỉ để phục vụ vụ án.
  2. Tại Kết luận điều tra Cơ quan điều tra cho rằng Công ty TNHH Giải pháp Việt Nam “trốn thuế” là dựa chủ yếu vào lời khai của bà Phạm Thị Phương, người làm kế toán ngoài giờ cho Công ty TNHH Giải pháp Việt Nam, ông Lê Quốc Quân không có lời khai. Nếu theo logic thì bà Phạm Thị Phương bị khởi tố bị can trước, rồi từ lời khai của bà Phương là căn cứ để khởi tố bị can với ông Lê Quốc Quân. Nhưng ông Quân lại bị bắt, khởi tố bị can trước (ngày 25/12/2012), CQĐT không lấy được lời khai, không đủ chứng cứ đề nghị truy tố thì phải ra quyết định đình điều tra đối với bị can theo điều 119, BL TTHS. Nhưng gần 02 tháng sau, ngày 20/02/2013 CQĐT ra quyết định khởi tố bị can đối với bà Phương nhằm tìm kiếm chứng cứ truy tố ông Quân.
- Hành vi này đi ngược với nguyên tắc “suy đoán vô tội” của pháp luật hình sự Việt Nam, vi phạm điều 10 “Xác định sự thật của vụ án” Bộ luật TTHS, quy định: “Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án phải áp dụng mọi biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ những chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội,”.
- Vi phạm khoản 1, điều 126 “Khởi tố bị can”, Bộ luật TTHS 2003, quy định:
“Khi có đủ căn cứ để xác định một người đã thực hiện hành vi phạm tội thì Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can.”
Ở đây ngày 25/12/2013, CQĐT ra Quyết định số 38 khởi tố vụ án và đồng thời ra Quyết định số 119 khởi tố bị can với Lê Quốc Quân về “Tội trốn thuế” theo điều 161 BLHS. Nhưng sau gần 02 tháng bắt ông Quân CQĐT đã không tìm được bằng chứng ông Quân phạm tội “trốn thuế” nhưng lại khởi tố bị can bà Phương để tìm bằng chứng làm căn cứ cho việc quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với ông Quân trước đó. Quá trình tiến hành tố tụng của CQĐT là không khách quan vì CQĐT đã mặc định ông Quân là phạm tội trước sau rồi tìm mọi cách chứng minh bằng được.
  1. Các chứng từ kế toán thu, chi liên quan đến thuê chuyên gia, đều được lập phù hợp với quy định của điều 17 “Nội dung chứng từ kế toán” Luật kế toán năm 2003 – đây là chứng cứ. Nhưng Cơ quan điều tra chỉ căn cứ vào “lời khai” của người liên quan để khẳng định công ty sử dụng các chứng từ hạch toán không hợp pháp. Nguyên tắc lời khai được đánh giá thấp hơn chứng cứ khách quan vì người khai thường bị áp lực, đe dọa… Việc CQĐT dựa vào lời khai để phủ nhận các chứng từ hợp pháp là đi ngược lại nguyên tắc cơ bản của pháp luật là “trọng chứng hơn trọng cung”.
Với các điểm (1, 2, 3, 4) nêu trên tôi cho rằng Kết luận điều tra, Cáo trạng của vụ án là không khách quan, không công bằng vi phạm các nguyên tắc cơ bản của pháp luật tố tụng hình sự, nên không thể sử dụng Kết luận điều tra này để đề nghị truy tố và làm căn cứ lập Cáo trạng truy tố, xét xử ông Lê Quốc Quân.
  1. Cơ quan điều tra không khách quan làm rõ những chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, (Điều 10 – BL TTHS 2003). Để xác định DN trốn thuế TNDN phải căn cứ vào Báo cáo kiểm toán độc lập để xác định DN có doanh thu chịu thuế thu nhập không? Doanh thu đó là bao nhiêu để từ đó mới có thể cho rằng DN trốn thuế. Nếu DN không có doanh thu chịu thuế thì không thể cáo buộc DN trốn thuế. Việc chỉ dựa vào các hóa đơn cho rằng “sử dụng bất hợp pháp” để cáo buộc doanh nghiệp trốn thuế là không có cơ sở. Giám định tư pháp của Bộ Tài chính không căn cứ vào Báo cáo kiểm toán đã đưa ra kết luận doanh nghiệp trốn thuế là chủ quan, hợp thức hóa theo yêu cầu của CQĐT.
  2. Căn cứ điều 167 Bộ luật TTHS, VKS phải chứng minh được hậu quả của tội phạm, số tiền công ty trốn thuế TNDN là 645.225.197đ là có thật hay không và số tiền đó đang ở đâu, được sử dụng như thế nào? Hơn nữa ông Lê Quốc Quân là giám đốc công ty nhưng vốn tham gia chỉ từ 50% – 75% tùy từng thời gian, nếu có thì số tiền đó được phân chia như thế nào? Cơ quan điều tra không xác định được.
  1. Nếu có báo cáo kiểm toán độc lập sẽ xác định thành tích đóng góp cho ngân sách nhà nước của doanh nghiệp trong 03 năm 2009, 2010, 2011. Đồng thời làm rõ hoàn cảnh xảy ra sai xót (nếu có) trong hạch toán của doanh nghiệp. Một trong những nhiệm vụ chính của pháp luật tố tụng hình sự là “bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân,” tôi đề nghị HĐXX xem xét: Một năm Công ty TNHH giải pháp Việt Nam do ông Lê Quốc Quân làm giám đốc đã đóng góp cho ngân sách nhà nước bao nhiêu tiền và tạo ra bao nhiêu việc làm cho xã hội so với số tiền “trốn thuế” 645.225.197đ nếu đúng. Hoạt động của công ty đã đem lại nguồn thu bằng USD không nhỏ cho đất nước và ý nghĩa lớn hơn là công ty góp phần thúc đẩy đầu tư vào Việt Nam và quảng bá Việt Nam với thế giới. Sau khi khởi tố vụ án, công ty đã hoàn toàn ngừng hoạt động gây thất thu cho ngân sách, người lao động bị mất việc làm, hậu quả này ai phải chịu trách nhiệm; số thiệt hại này lớn hơn nhiều lần số tiền 645.225.197đ. Trong tình hình suy thoái kinh tế hiện nay, nhà nước đã phải áp dụng mọi biện pháp như: giảm thuế, hoãn thuế, miễn thuế, rót vốn, hạ lãi xuất…để cứu doanh nghiệp thì các cơ quan tiến hành tố tụng khởi tố vụ án lại bức tử doanh nghiệp là Công ty TNHH giải pháp Việt Nam. Làm như vậy để đạt mục đích gì? Tại sao không sử dụng các biện pháp kinh tế, hành chính trước khi khởi tố vụ án hình sự, đây có có phải là một chứng cứ nối tiếp các hành vi phân biệt đối xử với ông Lê Quốc Quân trong một số năm gần đây để đạt mục đích truy cứu TNHS bằng được ông Lê Quốc Quân vì một lý do uẩn khúc nào khác?
  2. Tệ nạn phong bì, tiêu cực phí mà doanh nghiệp phải chi cho các tổ chức, cá nhân quản lý ở các cấp nếu là một người trung thực thì không ai phủ nhận thực tế này. Đây là một nguyên nhân làm cho không ít các doanh nghiệp có những sai xót do phải hợp thức các tiêu cực phí trong hạch toán. Công ty TNHH giải pháp Việt Nam là một doanh nghiệp phi nhà nước không nhận được một sự giúp đỡ về tài chính, nhân lực … nào từ nhà nước nhưng từ ngày thành lập năm 2001 cho đến khi khởi tố vụ án đã đóng góp cho ngân sách là bao nhiêu tiền? Và sự sai xót trong hạch toán là bao nhiêu, có gây ra hậu quả đáng kể gì cho xã hội. Để công bằng hãy so sánh với hàng ngàn doanh nghiệp nhà nước trong những năm gần đây đã sử dụng tiền của nhà nước như Vinashin, Vinaline… thậm chí được miễn thuế về tài nguyên (dự án boxit Tây Nguyên) mà không làm ra một đồng lợi nhuận nào cho ngân sách, lại còn ăn cụt cả vốn hàng ngàn tỷ đồng, “chết” không chôn được, đang để công nợ hàng trăm ngàn tỷ đồng cho nhà nước, người dân đóng thuế phải gánh chịu.
Đề nghị Tòa xem xét một cách công bằng cho Công ty TNHH giải pháp Việt Nam trong bối cảnh chung của xã hội.
  1. Khởi tố bị can đối với ông Lê Quốc Quân về “Tội trốn thuế” là không đúng đối tượng:
Nếu có việc trốn thuế, là doanh nghiệp hay Công ty TNHH giải pháp Việt Nam do ông Lê Quốc Quân làm giám đốc trốn thuế chứ không phải ông Lê Quốc Quân trốn thuế. Nghĩa vụ nộp thuế TNDN là công ty hay pháp nhân, ông Quân chỉ chịu sự chi phối của Luật thuế TNCN, hay nói cách khác ông Quân không phải là đối tượng của Luật thuế TNDN.
Chính vì, để giới hạn và xác định trách nhiệm về tài sản của cá nhân trong hoạt động doanh nghiệp, Luật doanh nghiệp 2005 đã quy định các loại hình doanh nghiệp thành: Công ty cổ phần, công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân mà trong đó chỉ có doanh nghiệp tư nhân là chủ doanh nghiệp là cá nhân đồng thời là pháp nhân phải chịu trách nhiệm về tài sản do hoạt động của doanh nghiệp.
10. Căn cứ khoản 3 điều 8 Bộ luật hình sự và khoản 2 điều 176 và điều 194 của Bộ luật tố tụng hình sự vụ án thì phiên tòa hôm nay 02/10/2013 đã vi phạm thời hạn quyết định mở phiên tòa xét xử vụ án.
Phần III. Những vi phạm về nội dung của Cáo trạng
1. Kết luận giám định tư pháp ngày 22/03/2013 của Bộ Tài chính căn cứ vào Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/05/2010. Nhưng Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày chỉ có hiệu lực từ ngày 01/01/2011 nhưng Kết luận giám định tư pháp tại mục 3 phần A: “ Phạm vi giám định: – Về thời gian: Năm 2009, 2010”. Vi phạm nguyên tắc bất hồi tố, nên tại điểm 2.2 “Thuế TNDN” mục 2 phần B của Kết luận giám định tư pháp xác định Công ty TNHH Giải pháp Việt Nam giảm thuế TNDN là không có giá trị pháp lý, cụ thể năm 2010: 235.768.125đ
- Do hạch toán hóa đơn GTGT bất hợp pháp là: 13.018.125đ;
- Do hạch toán hợp đồng thuê chuyên gia khống là: 222.750.000đ.
2. Kết luận điều tra (trang 17), Cáo trạng (trang 07) đều căn cứ Văn bản số 32640/CT-TTr1 ngày 12/12/2012 của Cục thuế Tp.Hà Nội “V/v Trả lời Công văn 362/CSĐT – Đ 9 của Cơ quan CSĐT công an Tp.Hà Nội” cho rằng: Công ty TNHH Giải pháp Việt Nam lập khống hồ sơ thuê chuyên gia, trong 02 (2010 và 2011) với số tiền 1.750.000.000đ (Trong đó, năm 2010: 891.000.000đ, năm 2011: 859.000.000đ). Nhưng theo Kết luận điều tra (trang 13), công ty kê khai với Chi cục thuế quận Cầu Giấy năm 2011, ông Phan Thanh Hải nhận 19.685.750đ chứ không phải năm 2010, nên số tiền cho rằng khai khống trong từng năm (năm 2010: 891.000.000đ, năm 2011: 859.000.000đ) do Văn bản số 32640/CT-TTr1 ngày 12/12/2012 của Cục thuế Tp.Hà Nội cung cấp là không đúng, yêu cầu đại diện VKS xác định lại. Đây là một vi phạm tố tụng, chứng tỏ CQĐT và VKS đã không độc lập, không khách quan trong quá trình giải quyết vụ án nên mới dẫn đến không xác định được sai xót do Cục thuế Tp.Hà Nội cung cấp.
3. Kết luận điều tra khẳng định ông Phan Thanh Hải có làm việc và có nhận tiền của công ty. Đây là chi phí hợp lệ, hợp pháp VKS phải xác định để loại trừ trong số tiền 1.750.000.000đ cho rằng chi khống thuê chuyên gia. Tương ứng thuế TNDN (19.685.750đ x 25% = 4.921.438đ).
4. Tại Kết luận giám định tư pháp ngày 22/03/2013 của Bộ Tài chính, cho rằng Công ty TNHH Giải pháp Việt Nam đã lập khống chứng từ thuê chuyên gia trong 02 năm 2010 và 2011với số tiền 1.750.000.000đ để giảm thuế TNDN tương ứng là 437.500.000đ. Tại Kết luận giám định cũng xác nhận Công ty TNHH Giải pháp Việt Nam đã thực hiện kê khai khấu trừ 10% thuế TNCN là 175.000.000đ, nhưng số tiền nộp thuế TNCN này không được CQĐT và VKS tính đến. Về nội dung này, tôi đã có Kiến nghị của người bào chữa “V/v: Bị can Lê Quốc Quân bị truy tố “Tội trốn thuế” điều 161 BLHS” ngày 15/04/2013 gửi Tòa án nhân dân Tp.Hà Nội và Viện Kiểm sát nhân dân Tp.Hà Nội. Theo khoản 1 điều 176 BL TTHS thì Tòa phải quyết kiến nghị này của tôi, người tham gia tố tụng nhưng cho đến nay chưa có trả lời.
5. Ngày 30/03/2013, Công ty TNHH Giải pháp Việt Nam có văn bản số 002/2013/CV- GPVN “V/v đề nghị hướng dẫn thủ tục điều chỉnh số liệu báo cáo tài chính năm 2012” gửi Chi Cục thuế quận Cầu Giấy. Ngày 16/04/2013, Công ty TNHH Giải pháp Việt Nam có Thông báo số 003/2013/TB-GPVN “Điều chỉnh số liệu doanh thu tính thuế TNDN các năm 2009, 2010, 2011 trong năm báo cáo tài chính 2012” gửi Chi Cục thuế quận Cầu Giấy, Viện trưởng Viện kiểm sát Tp.Hà Nội, Chánh án Tòa án nhân dân Tp.Hà Nội.
Nội dung:
- Căn cứ khoản 1 điều 17 “Trích lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp” Luật thuế TNDN 2008;
- Căn cứ khoản 1 điều 18 “Trích lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp” Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết hướng dẫn một số điều của Luật thuế TNDN;
- Căn cứ điểm 22, Chuẩn mực số 29 “Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót” Ban hành và công bố theo Quyết định số 12/2005/QĐ-BTC ngày 15/02/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, quy định”;
Công ty TNHH Giải pháp Việt Nam trích lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp 10% thu nhập chịu thuế các năm 2009, 2010, 2011, 2012 trong năm báo cáo tài chính 2012 tổng số 1.452.056.866đ. Số tiền 1.452.056.866đ nếu được loại trừ thu nhập cho rằng trốn thuế là 2.580.900.700đ thì bản chất sự việc là hoàn toàn khác. Hay số thuế TNDN phải loại trừ là: 1.452.056.866đ x 25% = 363.014.217đ
6. Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp (khoản 2, điều 21 – Thông tư 153/2010/TT-BTC) trong 02 năm (2010, 2011), có tổng giá trị tiền hàng 830.900.790đ (2010: 52.072.500đ, 2011: 778.828.290đ). Thuế TNDN giảm tương ứng là 207.725.197đ. (Kết luận Giám định tư pháp ngày 22/03/2013 – tr 06).
a. Kết luận điều tra (trang 23) cho rằng: 06 hóa đơn GTGT có nội dung tiếp khách do Công ty TNHH Đào Xuân phát hành có trụ sở tại nhà 11, tập thể Bưu điện, phường Chương Dương, quận Hoàn Kiếm, tổng giá trị tiền hàng 86.122.000đ, VAT 8.612.200đ, tiền ghi trên hóa đơn 94.734.200đ. Công ty TNHH Đào Xuân đã bỏ địa chỉ kinh doanh. Ngày 29/01/2013, Chi cục thuế quận Hoàn Kiếm có văn bản số 258 kết luận “06 hóa đơn GTGT này không do Chi cục thuế quận Hoàn Kiếm phát hành, công ty không thông báo phát hành hóa đơn, không kê khai với Chi cục thuế quận Hoàn Kiếm”. Nếu đúng như vậy thì Công ty TNHH Đào Xuân phải chịu trách nhiệm và Công ty TNHH Giải pháp Việt Nam chính là nạn nhân. Nên phải trừ đi số tiền bị tính giảm thuế TNDN của Công ty TNHH Giải pháp Việt Nam là: 86.122.000đ x 25% = 21.530.500đ.
b. Hóa đơn GTGT (04) có nội dung tiếp khách của Công ty CP dịch vụ và thương mại Đào Phương, giảm thuế TNDN 13.144.250đ và Hóa đơn GTGT (01) có nội dung tiếp khách của Công ty TNHH Sản xuất thương mại và dịch vụ Hùng Cường, giảm thuế TNDN 4.371.250đ. Tổng cộng: 17.515.500đ. Các hóa đơn GTGT này cơ quan giám định kết luận là hóa đơn giả nhưng chưa xác định được Công ty TNHH Giải pháp Việt Nam làm giả do đó không thể kết luận Công ty giảm thuế TNDN phải chịu trách nhiệm nên số tiền cho rằng giảm thuế TNDN 17.515.500đ phải được loại trừ.
c. Kết luận điều tra chỉ dựa vào lời khai của Phạm Thị Phương, Nguyễn Thị Thơm và đại diện các công ty cung cấp dịch vụ phát hành hóa đơn để làm chứng cứ duy nhất để cho rằng Công ty TNHH Giải pháp Việt Nam khai khống toàn bộ chi phí của Công ty (bao gồm: tiếp khách, văn phòng phẩm, thẻ cào điện thoại, tiền trang phục, cước chuyển phát nhanh…với tổng giá trị tiền hàng 830.900.790đ (2010: 52.072.500đ, 2011: 778.828.290đ) mà không tính đến thực tế hoạt động của công ty trong 02 năm 2010 và 2011 có bao nhiêu nhân viên, doanh thu cung cấp dịch vụ năm 2010 (3.528.579.119đ – Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010, BL 761), 2011 (4.665.424.410đ - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2011, BL 776) thì sẽ phải chí bao nhiêu là phù hợp. Vì trong vụ án này CQĐT đã không thực hiện việc kiểm toán báo cáo tài chính của doanh nghiệp, rồi từ đó mới có cơ sở xác định doanh nghiệp có trốn thuế TNDN không. CQĐT đã thực hiện trái với nguyên tắc của pháp luật nên mặc định DN là trốn thuế ngay từ đầu và yêu cầu cơ quan thuế hợp thức bằng các văn bản kết luận, giám định.
d.Kết luận Giám định tư pháp ngày 22/03/2013 (trang 04): Tổng số thuế GTGT 02 năm là 85.307.190đ (2010: 5.207.250đ; 2011: 80.099.940đ), được hoàn thuế, nhưng công ty chưa làm thủ tục hoàn.
  • Tóm lại:
1- Phải thực hiện kiểm toán độc lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Giải pháp Việt Nam các năm 2009, 2010, 2011 để xác định DN có doanh thu chịu thuế TNDN không? Và doanh thu đó là bao nhiêu, những chí phí hợp lệ, hợp pháp phải được thừa nhận.
2- Doanh thu tính thuế TNDN của Công ty TNHH Giải pháp Việt Nam các năm 2009, 2010, 2011, 2012 phải loại trừ 10% doanh thu trích lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp để quyết toán vào năm thứ 05 (2013) là 1.452.056.866đ.
3- Kết luận giám định tư pháp ngày 22/03/2013 của Bộ Tài chính phải loại trừ số giảm thuế TNDN của Công ty TNHH Giải pháp Việt Nam trong 02 năm 2010, 2011: 903.051.970đ. Trong đó:
a. Thuế TNDN năm 2010 là 235.768.125đ (điểm 1, phần III);
b. Thuế TNDN là 4.921.438 đ (điểm 3, phần III)
c. Thuế TNCN là 175.000.000đ (điểm 4, phần III);
d. Thuế TNDN là 363.014.217đ (điểm 5, phần III);
e. Hóa đơn GTGT 21.530.500đ (điểm 6.1, phần III);
f. Hóa đơn GTGT 17.515.500đ (điểm 6.2, phần III);
g. Thuế GTGT được hoàn 85.307.190đ (điểm 6.4, phần III).
Nghĩa là số “trốn thuế” nếu có: (645.225.197đ – 903.051.970đ) = -257.826.773đ.
4- Xác định các chi phí của Công ty TNHH Giải pháp Việt Nam một cách khách quan, phù hợp với thực tế chi phí của doanh nghiệp (điểm c mục 6 phần III).
Phần IV: Kiến nghị của luật sư
Kính thưa HĐXX,
Trong tình hình đất nước “thù trong, giặc ngoài hiện nay”, và kinh tế thì suy thoái, hãy đặt lợi ích của đất nước lên trên hết, tôi đề nghị các HĐXX hãy công minh xem xét vụ án này.
Ông Lê Quốc Quân người bị truy tố hôm nay là một người Công giáo, từ năm 2007 liên tục cho đến nay đã bị bắt giam nhiều lần vì cho rằng có hành vi liên quan đến an ninh quốc gia. Nếu phiên tòa hôm nay không xem xét khách quan, công bằng thì đây sẽ là một chứng cứ cho rằng Đảng, Nhà nước đã để cho người thi hành công vụ vi phạm chính sách đối xử bình đẳng về Tôn giáo và trù dập người bất đồng chính kiến. Hậu quả sẽ là không có lợi cho chính sách Đại đoàn kết toàn dân và trái với lời kêu gọi của Đảng, Nhà nước về quyết tâm xây dựng một nhà nước pháp quyền.
Nếu Công ty TNHH giải pháp Việt Nam có sự sai xót trong hạch toán thì đây cũng không phải là sự lãng phí, mất mát. Tại sao nhà nước dễ dãi để mất hàng ngàn tỷ đồng trong việc cho nước ngoài khai thác tài nguyên. Dẫn chứng Báo Thời báo kinh tế ngày 08/07/2013: “Năm 2011 và 2012, lượng xuất khẩu quặng sắt của Việt Nam sang Trung Quốc thực tế vượt xa mọi thống kê của hải quan Việt Nam…
Thất thu thuế hàng nghìn tỷ từ xuất khẩu quặng sắt”
Hiện nay, Việt Nam tuy đã là thành viên chính thức của WTO, nhưng Việt Nam cần phải được quốc tế công nhận là một nền kinh tế thị trường trước năm 2018 để trở thành một thành viên có quyền đầy đủ trong WTO. Đây là một mục tiêu lớn của Đảng, Nhà nước đang được nỗ lực thực hiện từ nhiều năm gần đây. Gần đây là Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) là một cơ hội lớn cho nền kinh tế Việt Nam thoát khỏi suy thoái hiện tại và tăng trưởng lâu dài. Một trong những tiêu chí cơ bản để Việt Nam được Quốc tế công nhận là một nền kinh tế thị trường và để được gia nhập Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) là phải có một hệ thống pháp luật minh bạch và được thực thi một cách nghiêm túc mà ở đó các doanh nghiệp và các người dân phải được đối xử công bằng và khách quan. Mới nhất là ngày 27/09/2013 trong chuyến đi dự họp Đại hội đồng LHQ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã gặp Bộ trưởng Thương Mại Mỹ: Thủ tướng khẳng định quyết tâm của Việt Nam đi đến ký kết TPP và đề nghị Mỹ công nhận VN là nền kinh tế thị trường (Nguồn TTXVN ngày 27/09/2013).
Vụ án này đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận Quốc tế, nó chứng tỏ việc Việt Nam thực hiện các cam kết với Quốc tế. Ngày 25/09/2013 các nghị sĩ Mỹ đứng đầu là Chủ tịch UB Đối ngoại Hạ viện Mỹ Edward Royce cùng 09 người khác đã ký thư gửi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thúc giục trả tự do cho ông Quân và mọi tù nhân chính trị khác và ngưng bắt và giam giữ các công dân có kêu gọi và biểu đạt ôn hòa (Nguồn BBC 26/09/2013).
Kính thưa HĐXX,
Trong vụ án này, tôi cho rằng các cơ quan tiến hành tố tụng ở trước giai đoạn xét xử đã có những vi phạm nguyên tắc của tố tụng hình sự, đi ngược với đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước như tôi đã trình bày. Và để tránh tình trạng “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”, tôi hy vọng điều này sẽ được HĐXX sửa sai ngay tại phiên tòa hôm nay.
1- Căn cứ khoản 1 điều 107 và khoản 1 điều 217 BL TTHS tôi đề nghị đại diện Viện kiểm sát rút toàn bộ quyết định truy tố đối với ông Lê Quốc Quân vì không có sự việc phạm tội. Hoặc đề nghị HĐXX căn cứ khoản 2 điều 222 BL TTHS tuyên bố ông Lê Quốc Quân không có tội và căn cứ khoản 2 điều 199 BL TTHS ra quyết định đình chỉ vụ án.
2- Căn cứ khoản 1 điều 227 BL TTHS đề nghị HĐXX trả tự do cho ông Lê Quốc Quân;
3- HĐXX xem xét việc bồi thường cho ông Lê Quốc Quân bị tạm giam 100 ngày năm 2007 vì đã có quyết định đình chỉ điều tra bị can
4- Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội là cơ quan đang thụ lý vụ án có trách nhiệm yêu cầu Cơ quan cảnh sát điều tra thành phố Hà Nội trả lại tài sản, không liên quan đến vụ án cho Công ty TNHH Giải pháp Việt Nam, con dấu của Công ty; tài sản của gia đình ông Lê Quốc Quân.
Tôi xin chân thành cám ơn sự lắng nghe của các quý vị.
Hà Nội, ngày 02/10/2013

Copy từ: Dân Luận


........................

Thư ngỏ gửi Giáo Sư Hoàng Tụy


GS HOANG TUY 

Kính thưa Giáo Sư,


Trước khi đề cập đến vấn đề cần thưa với Giáo Sư, kẻ viết bức thư này, một công dân Việt Nam hạng thấp nhất cả về địa vị xã hội lẫn học hàm học vị, xin kính cẩn cúi mình trước nhân cách cao cả và những thành tựu khoa học nổi tiếng thế giới của Ông. Chính vì uy tín lớn của Ông trong giới khoa học và trong toàn xã hội mà mỗi lời nói của ông trên các phương tiện truyền thông đại chúng có thể có những tác động đáng kể đối với nhận thức của quảng đại quần chúng.
Điều làm tôi băn khoăn muốn thưa với Giáo Sư là phát biểu mới đây của Ông về Đề án đổi mới toàn diện giáo dục. Khi được phóng viên hỏi, Ông đã nói:
 “Đây là đề án đổi mới giáo dục tốt nhất từ trước đến nay” và “Đây là cơ hội tốt nhất để giáo dục lột xác và lấy lại niềm tin của nhân dân”.
Bằng những phát biểu như vậy, đương nhiên Giáo Sư đã bày tỏ sự ủng hộ nhiệt thành việc triển khai “đề án” đó.
Vâng, xin thưa Giáo Sư, hoàn toàn có thể đó là một bản đề án rất tốt, không những tốt hơn mọi đề án đã từng có, mà thực sự là rất tốt. Nhưng xin được nêu ra những câu hỏi sau đây:
Một: Người thực hiện (và đặc biệt là nhóm người nắm quyền sử dụng số tiền nhà nước chi cho bản đề án đó) gồm những ai?
Hai: Có phải từ trước đến giờ chưa có đề án nào đặt vấn đề đổi mới theo những cách rất hay ho và nghe ra rất hợp lý hay không, mà tại sao giáo dục vẫn trở nên tồi tệ như hiện nay?
Ba: Người ta đưa ra bản đề án đó nhắm tới những mục đích gì?
Bốn: Giáo Sư có thể nói gì về giáo dục nước nhà sau 10 năm thực hiện bản đề án đó?
Thưa Giáo Sư,
Chẳng biết Giáo Sư nghĩ sao, nhưng đa số dân đen chúng tôi đã quá chán ngán và mệt mỏi với những đề án này, chương trình nọ. Từ gần 30 năm nay, giáo dục nước nhà đã trải qua biết bao nhiêu những cơn đau cải cách và đổi mới. Hàng núi mỹ từ đã tuôn ra, nghe mà nức lòng. Hàng đống những nhóm giải pháp đã được áp dụng để kéo giáo dục ra khỏi vũng bùn. Và sau mỗi giai đoạn cải cách hay đổi mới, người ta lại thấy khẳng định trong những bản tổng kết rằng giáo dục đã “đi lên”. Vâng, lần cải cách nào, lần đổi mới nào cũng “đi lên”, nhưng kết quả là sau mấy chục năm nó lại tồi tệ hgiơn khi bắt đầu có cải cách. Vì sao vậy? Đó là vì, mặc dù những gương mặt cụ thể có thể thay đổi, nhưng đội ngũ những người thực hiện cải cách vẫn thuộc một tập đoàn đó, tập đoàn không bao gồm những người uyên bác nhưng lại có quyền tuyệt đối trong việc biến những ý kiến chủ quan thành “chân lý”, tập đoàn mang tính chất một nhóm lợi ích, nắm trong tay và tự ý thao túng những nguồn tài chính khổng lồ!
Đó là cách nghĩ đơn giản của đám dân đen chúng tôi để trả lời hai câu hỏi đầu. Về câu hỏi thứ ba, chúng tôi xin thưa: ngoài việc lấy thành tích, “đề án” còn có một mục đích khác nữa. Chỉ cần nói đến một “tiểu đề án” cũng sắp “triển khai” là viết lại toàn bộ sách giáo khoa phổ thông (vâng, lại viết lại SGK!) với số tiền dự chi là 70 ngàn tỉ đồng, trong khi một số chuyên gia tính ra chỉ cần chi 70 tỉ, là đủ thấy cái Đề án đổi mới toàn diện nó nhắm tới cái gì rồi. Than ôi!
Cuối cùng, nếu nói đến 10 năm sau khi bắt đầu thực hiện cái “đề án” đó, dân đen chúng tôi xin mạn phép đánh cuộc với Giáo Sư rằng giáo dục sẽ tồi tệ hơn hiện nay, bất kể Giáo Sư có thể đưa ra bao nhiêu phép chứng minh khoa học rằng nó sẽ tốt hơn hiện nay rất nhiều. Vâng, vì không đủ trình độ để phân tích, chứng minh một cách khoa học, chúng tôi chỉ xin nói ngắn gọn: đánh cuộc! (Trừ trường hợp bản “đề án” đó hay bản khác tương tự được một tập đoàn khác thực hiện.)
Chúng tôi biết rằng các công trình của Giáo Sư đóng góp rất nhiều cho khoa học thế giới, nhưng Việt Nam ta còn lâu lắm (có thể mấy trăm năm nữa) mới có thể đủ văn minh để ứng dụng các công trình đó. Vì vậy, với mong muốn được nhờ Giáo Sư một chút gì đó, chúng tôi xin thỉnh nguyện Ông một điều: Xin đừng làm cho một thiểu số dân đen tiếp tục có cái nhìn mơ hồ về giáo dục nước nhà, và nói chung về tương lai đất nước.
Xin kính chúc Giáo Sư mạnh khỏe và trường thọ!
Kính thư,
Công dân NGUYỄN TRẦN SÂM

Copy từ: Đào Hiếu’ blog


..................

Chính phủ đóng cửa sang tới ngày thứ tư, giới lập pháp vẫn bế tắc


Tổng thống Obama và Phó Tổng thống Joe Biden mua thức ăn trưa tại một cửa hiệu bán bánh mì gần Tòa Bạch Ốc, 4/10/13
Tổng thống Obama và Phó Tổng thống Joe Biden mua thức ăn trưa tại một cửa hiệu bán bánh mì gần Tòa Bạch Ốc, 4/10/13

Chính phủ đóng cửa ảnh hưởng ra sao đến các dịch vụ?

  • Khoảng 800 ngàn công chức liên bang sẽ phải nghỉ việc không lương.
  • 1 triệu 400 ngàn nhân viên quân đội hiện dịch sẽ tiếp tục thi hành nhiệm vụ, nhưng có thể phải lãnh lương trễ.
  • NASA sẽ cho nghỉ việc gần như toàn bộ nhân viên.
  • Các nhân viên kiểm soát không lưu và kiểm tra hành khách sẽ tiếp tục công tác.
  • Các toà án liên bang sẽ tiếp tục hoạt động.
  • Sẽ tiếp tục giao thư tín vì Sở Bưu chính Hoa Kỳ không được tài trợ bởi tiền thuế.
  • Phần lớn nhân viên của Bộ An ninh Nội địa sẽ tiếp tục làm việc.
  • Phần lớn các dịch vụ dành cho cựu chiến binh sẽ tiếp tục vì đã nhận tiền tài trợ từ trước.
  • Các Công viên quốc gia và các viện bảo tàng Smithsonian sẽ đóng cửa.
Các thành viên Đảng dân chủ và Đảng Cộng Hòa tại Hạ Viện vẫn còn bế tắc vào thứ Sáu tức là sang tới ngày thứ tư của vụ đóng cửa chính phủ gây ra bởi việc không thỏa thuận được với nhau về dự luật ngân sách.

Vụ đóng cửa chính phủ này đã làm hơn 800.000 công nhân chính phủ, tức là một phần ba lực lượng lao động liên bang, phải nghỉ việc.

Hôm thứ Sáu, Tổng thống Obama xuất hiện tại một tiệm bán bánh mì ở thủ đô Washington cung cấp hàng giảm giá cho các công nhân bị nghỉ việc.

Trước khi gọi thức ăn trưa cho mình và cho Phó Tổng thống Joe Biden, ông Obama kêu gọi Chủ tịch Hạ Viện John Boehner cho phép Hạ Viện biểu quyết về một dự luật ngân sách không kèm theo các điều kiện.

Tổng thống Obama và các thành viên Đảng Dân Chủ đã gây áp lực đối với các thành viên Đảng Cộng Hòa để họ chấp thuận một ngân sách không bao gồm những thay đổi tới đạo luật chăm sóc sức khỏe của Tổng thống.

Trước đó, ông Boehner và các dân biểu thuộc Đảng Cộng Hòa khác đòi hỏi các thành viên Đảng Dân Chủ thương thảo về một giải pháp.

Tổng thống Obama nói rằng, ông rất vui được thương thảo với các thành viên Đảng Cộng Hòa và Chủ tịch Boehner về “toàn bộ các vấn đề” nhưng ông nói rằng, các giới chức không thể làm việc đó “với một khẩu súng chĩa vào đầu nhân dân Mỹ.”

Chính phủ đã đóng cửa hôm thứ Ba sau khi Hạ Viện do Đảng Cộng Hòa kiểm soát và Thượng Viện do Đảng dân chủ kiểm soát không thể thỏa thuận được với nhau về một ngân sách để tài trợ cho các hoạt động. Mong muốn của các dân biểu Đảng Cộng Hòa để thay đổi đạo luật về chăm sóc sức khỏe của ông Obama đã gây bế tắc cho dự luật ngân sách thường lệ.

Nữ Chủ tịch Ủy ban Nông nghiệp Thượng Viện, bà Debbie Stabenow đã nói trong một cuộc họp báo hôm thứ Sáu rằng việc đóng cửa chính phủ đã gây phương hại tới khả năng của Viện Y Tế Quốc Gia, cácTrung tâm Kiểm soát và Phòng chống dịch bệnh, cũng như Cơ quan Quản trị Thực phẩm và Dược phẩm trong việc thi hành công tác. Bà và các Nghị sĩ Đảng Dân Chủ khác đã đả kích việc đóng cửa chính phủ, mà họ đổ lỗi cho các thành viên Đảng Cộng Hòa, là gây phương hại tới sức khỏe và an toàn của nhân dân Mỹ.

Bà Stabenow, và Chủ tịch Ủy ban Chuẩn Y Ngân sách, bà Barbara Mikulski, cùng với Chủ tịch Ủy ban Y tế Thượng Viện Tom Harkin đã chỉ trích những toan tính của các dân biểu Đảng Cộng Hòa về đường lối làm “từng phần một” để chấm dứt việc đóng cửa chính phủ, và nói rằng, toàn bộ chính phủ cần được mở cửa lại, chứ không phải chỉ có một vài cơ quan, tại một vài nơi.

Các công nhân liên bang được xếp loại là nhân viên thiết yếu, như các nhân viên kiểm soát không lưu, các nhân viên Tuần tra Biên giới và nhiều nhân viên thanh tra thực phẩm tiếp tục làm việc cũng như là nhiều cơ truyền thông Hoa Kỳ trong đó có đài VOA.

Nhưng việc đóng cửa một phần chính phủ đang có hệ quả tai hại.

Tối thứ Năm, Tòa Bạch Ốc loan báo rằng Tổng thống Obama đã quyết định hủy bỏ chuyến viếng thăm Indonesia và Brunei vì vụ đóng cửa chính phủ này. Lúc đầu ông đã dự định viếng thăm bốn quốc gia trong chuyến du hành Châu Á một tuần lễ, nhưng đã hủy bỏ việc thăm viếng Malaysia và Philippines hồi đầu tuần này bởi vì vụ đối đầu về vấn đề ngân sách với các dân biểu Đảng Cộng Hòa.

Tòa Bạch Ốc nói rằng, Ngoại trưởng John Kerry sẽ lãnh đạo phái đoàn Hoa Kỳ tới Indonesia, Brunei, Malaysia và Philippines. Ông Kerry sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh APEC tại Bali thay thế Tổng thống Obama.

Hôm thứ Năm, Tổng thống Obama nói rằng một dự luật đơn giản để tài trợ cho chính phủ, không có những vấn đề kèm thêm vào – kể cả kế hoạch chăm sóc sức khỏe của ông - sẽ đưa qua Hạ Viện.

Tổng thống Obama đã tố cáo Chủ tịch Hạ Viện John Boehner phục vụ cho một nhóm nhỏ những người mà ông gọi là bảo thủ, những người quá khích trong Đảng Cộng Hòa muốn không tài trợ hay hoãn lại đạo luật về chắm sóc sức khỏe.

Nhưng các dân biểu Đảng Cộng Hòa kể cả lãnh tụ khối đa số tại Hạ Viện, ông Eric Cantor, đã quy trách nhiệm cho Tổng thống và các thành viên Đảng Dân Chủ về việc từ chối thương lượng hay thông qua bất cứ dự luật nào để mở cửa lại nhiều phần của chính phủ trong khi hai phía tìm cách san bằng những khác biệt của họ.

Hôm thứ Năm, lãnh tụ khối đa số tại Thượng Viện, ông Harry Reid, đã nói với đài truyền hình CNN rằng, Chủ tịch Hạ Viện Boehner đã không giữ lời hứa cho phép bỏ phiếu về một dự luật ngân sách không có điều kiện kèm theo, ngay cả sau khi các thành viên Đảng Dân Chủ đồng ý chấp thuận những mức chi tiêu của Đảng Cộng Hòa.

Với việc đóng cửa chính phủ khiến ông Obama phải hủy bỏ chuyến đi Châu Á, ông sẽ không tham dự được hội nghị thượng đỉnh APEC thứ nhì liên tiếp. Thông tín viên đài VOA tại Tòa Bạch Ốc, Dan Robinson, tường thuật rằng việc này có thể gây ra hoài nghi về cam kết của Hoa Kỳ đối với vùng Châu Á Thái Bình Dương.
Copy từ: VOA


..................

Chạy trường và tham nhũng trong giáo dục


Kính Hòa, phóng viên RFA
2013-10-04

000_Hkg421319-305.jpg
Học sinh tiểu học tại một trường ở Hà Nội, ảnh chụp trước đây.
AFP


Truyền thông Việt nam lại lên tiếng về vấn nạn chạy trường lớp và tham nhũng trong giáo dục. Kính Hòa có cuộc trò chuyện với ông Trần Hữu Dũng, nguyên Giáo sư kinh tế Đại Học Dayton, Ohio, Hoa Kỳ về vấn đề này. Giáo sư Trần Hữu Dũng có trang thông tin Viet-studies dẫn nhiều tin tức về tình hình kinh tế xã hội Việt Nam. Vừa qua Giáo sư cũng có tham gia một cuộc thảo luận về xã hội hóa giáo dục do thời báo kinh tế Sài gòn tổ chức.

Quá ít trường tốt

Kính Hòa: Thưa Giáo sư, vừa qua truyền thông Việt Nam có đưa tin là để có thể vào một trường tiểu học danh tiếng thì phải tốn khoảng 3.000 đô la. Câu hỏi đầu tiên xin đặt ra cho Giáo sư là Giáo sư là hình như vấn đề này đã được đặt ra từ rất lâu nhưng chưa thấy có lối ra, một người quan tâm nhiều đến giáo dục Việt Nam có nhận định gì về việc này?
Vì cha mẹ thì ai cũng muốn con mình học trường tốt, mà trường tốt thì ít quá, nên phải chạy, đứng về mặt xã hội thì nó không công bình nhưng mà cá nhân thì nó như thế.
-GS Trần Hữu Dũng
GS Trần Hữu Dũng: Tôi nghĩ đó là một chuyện bình thường trong xã hội như Việt Nam vì cha mẹ thì ai cũng muốn con mình học trường tốt, mà trường tốt thì ít quá, nên phải chạy, đứng về mặt xã hội thì nó không công bình nhưng mà cá nhân thì nó như thế. Nếu tôi mà ở Việt Nam thì chắc tôi cũng chạy. Đứng về phương diện cá nhân thì không thể trách họ làm như vậy được.
Kính Hòa: Thưa Giáo sư khi chúng ta nhìn trên toàn xã hội thì nó sinh ra nhiều vấn đề như vấn đề về đạo đức, rồi sự xáo trộn trong cách tổ chức trường lớp… công luận cũng như từ phía nhà nước Việt Nam cũng nói rằng đây là vấn đề cần phải giải quyết nhưng tại sao không thể giải quyết được trong chừng ấy năm?
GS Trần Hữu Dũng: Nó ngày càng tệ hơn, cái nguyên nhân nó là cả một thể chế chứ không phải duy nhất giáo dục, nhìn trên toàn xã hội có cả các vấn đề giao thông, rồi y tế… Giáo dục chỉ là một mảnh của xã hội thôi, nó không thể tránh được. Thực trạng là như thế.
000_Hkg2799216-250.jpg
Hội chợ giáo dục Đại học Hoa Kỳ tại Hà Nội vào ngày 28 tháng 9 năm 2009. AFP PHOTO / HOANG DINH Nam.
Kính Hòa: Cũng có ý kiến cho rằng do cái mà ở Việt nam hay gọi là bệnh thành tích, tạo nên một sự hiếm hoi các trường tốt, thưa giáo sư?
GS Trần Hữu Dũng: Nếu mình dùng luật cung cầu của kinh tế thì nếu mà tăng số trường tốt lên thì giá nó sẽ giảm xuống thôi. Cái lỗi cụ thể của nhà nước là có quá ít trường tốt, còn thì là tệ và quá tệ.
Kính Hòa: Vậy thì câu hỏi kế tiếp sẽ là làm cách nào để tăng số trường tốt lên thưa Giáo sư?
GS Trần Hữu Dũng: Tôi nghĩ là chế độ hiện giờ thì mặc dù họ nói quan tâm đến giáo dục nhưng họ chỉ quan tâm đến cá nhân chức vụ thôi. Nếu họ thực tâm dẹp bỏ lợi ích cá nhân của mình thì có thể khá hơn.

Cần một cuộc cách mạng

Kính Hòa: Thưa nhà nước Việt Nam mang tên là xã hội chủ nghĩa, tức là về nguyên tắc phải tạo phúc lợi cho số đông, nhưng do cơ chế thế nào đó mà rõ ràng là giáo dục không phải là phúc lợi cho số đông phải không thưa giáo sư?
GS Trần Hữu Dũng: Vâng tôi nghĩ như vậy. Ai thì cũng nói hay, mà tôi cho là họ cũng thực sự tin rằng họ đang làm điều lợi cho xã hội, nhưng thực tế không phải như vậy. Mà tôi cũng có nói nhiều lần, con cái họ đưa ra nước ngoài học cả, thì đâu quan tâm đến con cái những người thấp cổ bé miệng nữa.
Phải có sự thay đổi toàn diện, phải có một sự sáng suốt, một sự can đảm. Nếu một hay hai người cấp trên thì cũng không làm gì được, vì cả tập thể là như vậy.
-GS Trần Hữu Dũng
Kính Hòa: Vậy thì phải chăng là phải có một cải cách sâu rộng liên quan đến nền tảng của xã hội, đến thể chế?
GS Trần Hữu Dũng: Vâng tôi nghĩ như vậy, từ trên xuống dưới, vì tất cả dính liền với nhau. Cái tư duy của những người lãnh đạo, nói người lãnh đạo thì có vẻ hẹp hòi quá, mà là thành phần ưu tú ngày càng tư lợi.
Kính Hòa: Vậy thì có phải chăng là, nếu ta có thể nói, sự suy thoái của thành phần ưu tú là do cái thể chế chính trị không tạo điều kiện cho một sự cạnh tranh để quần chúng bên dưới tuyển chọn cho mình những thành phần ưu tú?
GS Trần Hữu Dũng: Cũng có thể nghĩ như vậy. Ưu tiên của họ là nắm quyền càng lâu càng tốt, mà họ cũng thực tâm nghĩ là chỉ có họ mới cứu vãn được nước Việt nam thôi. Họ nghĩ rằng họ là cứu tinh của dân tộc, đó là cách biện minh của họ.
Kính Hòa: Như vậy thì vấn đề chạy trường chạy lớp mà chúng ta cứ khơi lại mỗi năm tựu chung lại cũng chỉ là vấn đề thể chế, mà phải cần có một cải cách một quyết tâm chính trị sâu sắc để có thể làm thay đổi?
GS Trần Hữu Dũng: Đúng rồi đó, tôi muốn dùng từ cách mạng dù cái từ cách mạng nó bị lạm dụng nhiều quá, nhưng mà phải có sự thay đổi toàn diện. Phải có một sự sáng suốt, một sự can đảm. Nếu một hay hai người cấp trên thì cũng không làm gì được, vì cả tập thể là như vậy, cho nên tôi không đổ lỗi cho ông nào cả, giả sử như tôi có làm Bộ trưởng thì tôi cũng chẳng làm gì được.
Kính Hòa: Xin cám ơn Giáo sư đã dành thì giờ cho buổi trao đổi ngày hôm nay.

Copy từ: RFA


....................