CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Năm, 28 tháng 2, 2013

Vụ Nguyễn Đắc Kiên gây tiếng vang


Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên
Từ một nhà báo ít người biết đến, Nguyễn Đắc Kiên đột nhiên trở nên rất nổi tiếng
Đã xuất hiện lời kêu gọi ủng hộ hành động của nhà báo Nguyễn Đắc Kiên sau khi nhà báo này mất việc vì có bài viết phản bác lại Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Chỉ một ngày sau khi xảy ra vụ việc, nhà báo 30 tuổi Nguyễn Đắc Kiên của báo Gia đình và Xã hội đã trở nên nổi tiếng và trở thành chủ đề được bàn tán sôi nổi trên nhiều diễn đàn mạng.

‘Kính trọng anh Kiên’

Tại một hội thảo về vai trò của giới truyền thông trong lấy ý kiến đóng góp của nhân dân đối với chính sách và chủ trương lớn của Nhà nước diễn ra vào sáng thứ Tư ngày 27/2 tại Hà Nội, Tiến sỹ Nguyễn Quang A, nguyên viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển IDS, đã kêu gọi các ‘nhà báo cũng như toàn xã hội ủng hộ, hỗ trợ, bảo vệ bằng mọi phương cách có thể đối với những nhà báo dũng cảm như Nguyễn Đắc Kiên’.
Tiến sỹ Quang A đã trực tiếp xác nhận với BBC về lời kêu gọi này.
Ông nói bản thân ông không những ủng hộ mà còn rất kính trọng Nguyễn Đắc Kiên mặc dù nhà báo này còn nhỏ tuổi hơn con trai của ông.
“Có những người như anh Kiên là sự đáng quý cho dân tộc Việt Nam,” ông nói. “Tương lai Việt Nam là ở những người trẻ như anh Nguyễn Đắc Kiên.”
"Tương lai Việt Nam là ở những người trẻ như anh Nguyễn Đắc Kiên."
TS Nguyễn Quang A
“Anh Kiên là người trẻ có công ăn việc làm tử tế. Anh ấy biết rõ những hậu quả có thể xảy ra với việc nêu chính kiến của anh ấy nhưng anh ấy vẫn mạnh dạn lên tiếng,” ông A giải thích vì sao ông kính trọng ông Kiên.
“Nếu tất cả mọi người chúng ta đều im lặng thì vô hình chung chúng ta đồng lõa với những thế lực muốn dân tộc này chìm đắm trong cõi u mê,” ông nói thêm.
Ông cho biết tại hội thảo sáng nay, tên Nguyễn Đắc Kiên ‘đã được nêu lên không dưới 20 lần với sự kính trọng không chỉ của tôi mà của rất nhiều người khác’.
Về nội dung bài viết của ông Nguyễn Đắc Kiên, Tiến sỹ Quang A ‘đồng cảm về mọi mặt’ vì đây cũng là những nội dung chính trong bản Kiến nghị 72 về sửa đổi Hiến pháp mà ông tham gia ký tên.
“Trong hội thảo người ta có nêu sáng kiến lập một quỹ để hỗ trợ các nhà báo gặp ‘tai nạn’ về pháp lý và không loại trừ những hỗ trợ về mặt vật chất,” ông nói. “Đã có nhiều người thuộc nhiều lĩnh vực ủng hộ ý tưởng này.”

‘Nhà báo dũng cảm’

Nguyễn Phú Trọng
Nguyễn Đắc Kiên đã thẳng thừng bác bỏ những phát biểu của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng
Trước câu hỏi tại sao có quá ít người dám cất lên tiếng nói của mình như Nguyễn Đắc Kiên, ông Quang A trả lời: “Trong một chế độ toàn trị và với sự đàn áp vô cùng tinh vi của chính quyền thì người dân phải hết sức tỉnh táo và tìm mọi cách để cất lên tiếng nói của mình.”
“Có những người đi tiên phong thì bị sự đàn áp hết sức trắng trợn và dã man của bản thân tòa báo cũng như những thế lực nào đó ra lệnh cho tòa báo của anh ta,” ông nói thêm.
Sau bài nói chuyện của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Vĩnh Phúc hôm 25/2 trong đó ông lên án những ai đòi thay đổi điều 4 Hiến pháp là ‘suy thoái tư tưởng, đạo đức’, Nguyễn Đắc Kiên đã có bài viết nói rằng ông Trọng ‘không có tư cách’ để nói như vậy với người dân Việt Nam.
Ông Kiên cũng kêu gọi soạn thảo một Hiến pháp mới ‘thực sự là ý chí của toàn dân Việt Nam’, kêu gọi thực hiện đa nguyên đa đảng, tam quyền phân lập và phi chính trị hóa quân đội.
Ngay sau đó ông đã bị ban biên tập báo Gia đình xã hội kỷ luật và buộc thôi việc vì ‘vi phạm quy chế hoạt động của báo’.
"Không có Đảng, không có cuộc sống như ngày nay. Lúc trước bị đô hộ, đói nghèo không có thằng nào đứng ra lãnh đạo mà bây giờ hòa bình rồi lại đòi đa nguyên đa đảng."
Tieu Phu Thuy trên facebook của BBC Việt ngữ
Trả lời BBC hôm 26/2, Nguyễn Đắc Kiên nói rằng ông đã lường trước hậu quả của hành động của ông.
Trên trang facebook của BBC Việt Ngữ, chủ đề về Nguyễn Đắc Kiên đã thu hút từ hơn 500 đến trên 600 lượt ‘thích’.
“Anh là một nhà báo dũng cảm, vượt qua được nỗi sợ hãi của người đang phụ thuộc miếng cơm manh áo ở một tờ báo của Đảng,” một người có tên Nguyen Trong Tan bình luận.
Còn một người khác có tên Tuan Vu thì viết: “Chân thành cảm ơn bài viết của anh đã đem đến cho chúng tôi về một hy vọng về tương lai dân tộc.”
“Anh ấy là một anh hùng,” Ngoc Luong ca ngợi.
Tuy nhiên cũng có ý kiến ngược lại.
“Chia buồn với anh (Kiên) nhưng em không thể ủng hộ cho anh được,” Nguyễn Tuấn viết.
Còn Tieu Phu Thuy thi viết: “Không có Đảng, không có cuộc sống như ngày nay. Lúc trước bị đô hộ, đói nghèo không có thằng nào đứng ra lãnh đạo mà bây giờ hòa bình rồi lại đòi đa nguyên đa đảng.”


Copy từ: BBC

Bị sa thải, nhà báo Nguyễn Đắc Kiên tuyên bố vẫn đấu tranh cho dân chủ


Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên (DR)
Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên (DR)

Thanh Phương
Hôm qua, 26/02/2013, tờ "Gia Đình và Xã hội" ra thông báo đã sa thải nhà báo Nguyễn Đắc Kiên sau khi nhà báo này viết bài trên blog chỉ trích tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Trả lời AFP hôm nay, 27/02/2013, nhà báo Nguyễn Đức Kiên tuyên bố anh sẽ “tiếp tục cuộc đấu tranh cho dân chủ ở Việt Nam”.

Trong bài viết đăng trên trang blog đề ngày 26/02, nhà báo Nguyễn Đức Kiên đã phản ứng lại tuyên bố của tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại Vĩnh Phúc ngày 25/02. Trong buổi làm việc với Tỉnh ủy Vĩnh Phúc, ông Nguyễn Phú Trọng đã cho rằng những người đòi bỏ Điều 4 Hiến pháp, đòi đa nguyên đa đảng, đòi tam quyền phân lập, phi chính trị hóa quân đội là “suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống”.
Đối với nhà báo Nguyễn Đức Kiên, tổng bí thư Đảng “không có tư cách để nói với nhân dân cả nước”. Anh Kiên viết : “ Nếu ông và các đồng chí của ông muốn giữ Điều 4, muốn giữ vai trò lãnh đạo, muốn chính trị hóa quân đội, không muốn đa đảng, không muốn tam quyền phân lập, thì đó chỉ là ý muốn của riêng ông và ĐCS của ông. Ông không thể quy kết rằng đó là ý muốn của nhân dân Việt Nam.”
Ngay sau khi bài viết nói trên được đăng trên blog, báo Gia Đình và Xã hội đã ra thông báo cho biết đã ra quyết định kỷ luật, buộc thôi việc đối với anh Nguyễn Đắc Kiên, vì anh bị xem là “vi phạm Quy chế hoạt động của Báo và Hợp đồng lao động”.
Trả lời AFP hôm nay qua điện thoại, nhà báo Nguyễn Đắc Kiên tuyên bố: “Tôi không ngạc nhiên. Sau các bài viết của tôi, việc tôi bị sa thải là chuyện dễ dự báo”. Nhà báo 29 tuổi này nói: “ Điều thôi thúc tôi viết, chính là bài phát biểu của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Không thể chấp nhận được phát biểu đó. “
Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên nói rõ là anh sẵn sàng chấp nhận những khó khăn có thể xảy ra sau bài viết này, nhưng lo ngại cho gia đình. Tuy vậy, anh tuyên bố: “ Tôi sẽ tiếp tục đấu tranh cho dân chủ ở đất nước tôi”.
 
 

Copy từ: RFI

Là thực thi quyền hiến định ông Trọng ạ!





Chương trình thời sự buổi 19h ngày 25/02/2013 của VTV1 đã tường thuật buổi làm việc của ông Nguyễn Phú Trọng – Tổng B­­­­í thư Đảng Cộng sản Việt Nam – với Tỉnh ủy Vĩnh Phúc. Tại đó, ông Trọng đã nói rằng:
"Vừa rồi đã có các luồng ý kiến thì cũng có thể quy vào được là suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Chứ gì nữa? Xem ai có tư tưởng là muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không? Phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Muốn ‘tam quyền phân lập’ không? Hả? Muốn ‘phi chính trị hóa quân đội’ không? Người ta đang có những quan điểm đấy. Đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng đấy. Thì như thế là suy thoái chứ còn gì nữa! Chỉ ở đâu nữa nào? Tham  gia đi khiếu kiện, biểu tình, ký đơn tập thể, thì nó là cái gì…ì? Cho nên các đồng chí quan tâm xử lý cái này."

Đã có nhiều bài viết và ý kiến phản đối phát biểu kể trên của ông Trọng. Bản thân tôi đã trao đổi một số ý trong bài "Hai tử huyệt của chế độ", nên ở đây không muốn bàn thêm về "Điều 4 Hiến pháp" và các vấn đề liên quan, mà chỉ đề cập đến một ý… mới mẻ đến không ngờ. Vâng, nó nằm trong câu:
"Tham  gia đi khiếu kiện, biểu tình, ký đơn tập thể, thì nó là cái gì…ì?"

Câu hỏi "thì nó là cái gì?" mang vẻ miệt thị. Đặc biệt, chữ "gì…ì" được ông Trọng dằn giọng kéo dài, như thể đay nghiến. Không hiểu, điều đó biểu lộ sự khó chịu, hay thể hiện rằng ông ấy thực sự không hiểu "khiếu kiện, biểu tình, ký đơn tập thể … là cái gì?" Bất luận vì lý do nào, thì việc người đứng đầu đảng cầm quyền đặt ra một câu hỏi như vậy cũng là một điều trầm trọng. Vì sao?

Trước hết, "biểu tình" là một quyền hiến định, ông Trọng ạ! Nếu ông không tin, thì cứ tìm trong Hiến pháp 1992, ắt sẽ thấy. Hiến pháp hiện hành của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có một chương về "Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân", trong đó Điều 69 viết rằng:
"Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật."
Như đã trao đổi trong bài "Quyền biểu tình của công dân", do Quốc hội không (hoặc chưa) ban hành luật nào liên quan tới hoạt động biểu tình, nên mệnh đề "theo quy định của pháp luật" không (hoặc chưa) có tác dụng hạn chế quyền biểu tình. Nghĩa là, theo Hiến pháp và pháp luật hiện hành, thì công dân luôn luôn có quyền biểu tình ôn hòa, và quyền ấy không bị hạn chế bởi pháp luật.

Chính quyền thường viện dẫn Nghị định Quy định một số biện pháp bảo đảm trật tự công cộng số 38/2005/NĐ-CPThông tư số 09/2005/TT-BCA để ngăn cản và đàn áp biểu tình. Nhưng bài "Lực cản Nhà nước pháp quyền" đã chỉ ra rằng:

-       Nghị định số 38/2005/NĐ-CP Thông tư số 09/2005/TT-BCA vi phạm Hiến pháp và pháp luật.

-       Hiến pháp 1992 không trao cho Chính phủ quyền ban hành nghị định để hạn chế quyền công dân.

-       Dù bỏ qua hai khía cạnh vừa kể, thì lời văn của hai văn bản ấy cũng không cho phép áp dụng chúng để cản trở biểu tình yêu nước, như những cuộc biểu tình ôn hòa đã diễn ra ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh trong hai năm 2011 và 2012.

Hơn nữa, như đã trao đổi trong bài "Teo dần quyền con người trong Hiến pháp", việc công dân biểu tình khi chưa có luật về biểu tình còn chính đáng và hợp pháp hơn so với việc Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động khi chưa có luật quy định về khuôn khổ hoạt động của đảng. Bởi vì
"Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật." (Trích Điều 4, Hiến pháp 1992)
Và trong một nhà nước pháp quyền, nhà cầm quyền (kể cả đảng và các cơ quan Nhà nước) "chỉ được làm những điều pháp luật cho phép, còn Nhân dân được làm tất cả những điều pháp luật không cấm".

Như vậy, ông Trọng không thể tìm được cơ sở pháp lý nào để có thể phủ định quyền biểu tình của công dân.

Còn việc "khiếu kiện" thì sao? Đó là chính là "quyền khiếu nại, quyền tố cáo" của công dân, ông Trọng ạ! Nó được hiến định tại Điều 74 của Hiến pháp 1992:
"Công dân có quyền khiếu nại, quyền tố cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc bất cứ cá nhân nào."

Hiến pháp và pháp luật hiện hành hoàn toàn không cấm "tham  gia đi khiếu kiện" "ký đơn tập thể". Ngược lại, Điều 78 của Luật khiếu nại, tố cáo số 09/1998/QH10 (được Quốc hội khóa 10 thông qua ngày 2/12/1998) viết rõ:
"Cử đại diện để trình bày với người tiếp công dân trong trường hợp có nhiều người khiếu nại, tố cáo về cùng một nội dung."
Nếu không "cùng kiện", không "cùng ký đơn", thì làm sao có thể "cử đại diện để trình bày"? Nghĩa là: Luật số 09/1998/QH10 chấp nhận đích danh việc khiếu kiện có đông người tham gia và việc "ký đơn tập thể".(1) 

Ấy vậy mà Chính phủ lại ngăn cản quyền chính đáng ấy bằng việc ban hành Nghị định số 136/2006/NĐ-CP, trong đó quy định tại Điều 6 rằng:
"... trong trường hợp đơn khiếu nại có chữ ký của nhiều người thì có trách nhiệm hướng dẫn người khiếu nại viết thành đơn riêng..."

Và Thanh tra Chính phủ còn khẳng định thêm trong Thông tư số 04/2010/TT-TTCP (tại Điều 8) rằng:

"Đơn khiếu nại có họ, tên, chữ ký của nhiều người thì cán bộ xử lý đơn đề xuất Thủ trưởng cơ quan chuyển trả đơn..."

Rõ ràng là: Nghị định số 136/2006/NĐ-CPThông tư số 04/2010/TT-TTCP đã vi phạm Luật số 09/1998/QH10, và với việc ban hành hai văn bản ấy, Chính phủ đã vượt quá quyền hạn được quy định tại Điều 112 của Hiến pháp 1992.(2)  Vì vậy, chúng không có giá trị pháp lý để ngăn cấm việc "tham  gia đi khiếu kiện" "ký đơn tập thể".

Tóm lại: Biểu tình và khiếu kiện, dù với tư cách cá nhân hay tham gia ký đơn tập thể, thì cũng đều là thực thi quyền hiến định, trong khuôn khổ pháp luật hiện hành, ông Trọng ạ! Nhân dân có quyền sử dụng các quyền hiến định đó, kể cả trong trường hợp ông hay ai đó cho rằng Hiến pháp chỉ để trang trí. Vì vậy, ông không thể "quy" việc họ "tham  gia đi khiếu kiện, biểu tình, ký đơn tập thể" "suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống", rồi yêu cầu "các đồng chí quan tâm xử lý" được.

Ông đã từng 5 năm làm Chủ tịch Quốc hội, "là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp" (Điều 83, Hiến pháp 1992). Giờ đây ông là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng ra điều khiển Quốc hội sửa đổi Hiến pháp. Những tưởng, phải có kiến thức tối thiểu về Hiến pháp và pháp luật, thì mới có thể đảm nhận hai trọng trách ấy. Ai dè, ông lại hỏi mấy quyền hiến định "nó là cái gì", với ngụ ý quy tội "suy thoái" và đòi "xử lý"… Điều đó khiến mọi người, kể cả trong lẫn ngoài đảng, phải nghẹn ngào tủi hổ, vừa thương xót bản thân, vừa thấy tội nghiệp cho đồng bào mình quá, ông Trọng ạ!


Ghi chú

(1)  Điều 78 của Luật số 9/1998/QH10 vẫn còn hiệu lực, vì nó không bị sửa đổi trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo số 26/2004/QH11 (thông qua ngày 15/6/2004) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo số 58/2005/QH11 (thông qua ngày 29/11/2005).

"Ủy ban thường vụ Quốc hội... đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội và trình Quốc hội xem xét, quyết định tại kỳ họp gần nhất."
Căn cứ vào điều luật này, trong bài "Lực cản Nhà nước pháp quyền", tôi đã đặt câu hỏi:
"Đã bao giờ Ủy ban thường vụ Quốc hội  thực hiện nhiệm vụ kể trên hay chưa? Đợi đến bao giờ thì Ủy ban thường vụ Quốc hội mới xem xét và xử lý Nghị định số 38/2005/NĐ-CP Thông tư số 09/2005/TT-BCA, cũng như Nghị định số 136/2006/NĐ-CPThông tư số 04/2010/TT-TTCP?"
Phát biểu của ông Nguyễn Phú Trọng ngày 25/02/2013 tại Tỉnh ủy Vĩnh Phúc đã cho thấy, tại sao dưới thời ông làm Chủ tịch Quốc hội, không những không dẹp bỏ được các văn bản vi phạm Hiến pháp và pháp luật đã có từ trước, như Nghị định số 38/2005/NĐ-CP Thông tư số 09/2005/TT-BCA, mà còn để sinh thêm những văn bản sai trái mới, như Nghị định số 136/2006/NĐ-CPThông tư số 04/2010/TT-TTCP.


26/02/2013


Cùng tác giả:


Copy từ: Hoàng Xuân Phú

Philippines: Trung Quốc hãy hành xử có trách nhiệm!


(GDVN) - Những hoạt động gọi là "tuần tra hàng hải" của phía Trung Quốc ở Biển Đông sẽ không có vai trò gì trong việc xác nhận tính hợp pháp của "đường lưỡi bò", ngược lại nó là bằng chứng chứng minh Trung Quốc đang vi phạm trắng trợn các quy định của luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Raul Hernandez

Tờ Inquirer ngày 27/2 đưa tin, hôm qua 26/2 Philippines đã chính thức lên tiếng bác bỏ tuyên bố "tuần tra" trên Biển Đông mà trọng tâm là quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam - PV), bãi cạn Scarborough (do Philippines kiểm soát nhưng bị Bắc Kinh chiếm quyền kiểm soát từ tháng 4/2012) đồng thời yêu cầu Bắc Kinh hành động như một thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.

Bộ Ngoại giao Philippines kêu gọi Trung Quốc "hành động có trách nhiệm" trong bối cảnh căng thẳng đang sôi sục trong khu vực trên các vùng biển tranh chấp, chủ đề của nỗ lực đưa tranh chấp Biển Đông và đường "lưỡi bò" phi pháp ra Hội đồng trọng tài Liên Hợp Quốc về luật biển.

"Chúng tôi một lần nữa kêu gọi Trung Quốc tôn trọng chủ quyền lãnh thổ và vùng đặc quyền kinh tế của chúng tôi. Philippines kịch liệt phản đối các cuộc tuần tra hàng hải của Trung Quốc trong vùng biển chủ quyền của Philippines tại Biển Tây Philippines (tức Biển Đông - PV)", người phát ngôn kiêm Trợ lý Ngoại trưởng Philippines, Raul Hernandez cho biết.

Trước đó Tân Hoa Xã dẫn lời Ngô Tráng, Cục trưởng Cục Ngư chính Nam Hải cho hay lực lượng này sẽ tăng cường cái gọi là "tuần tra" trên Biển Đông trong năm 2013, trong đó đặc biệt nhấn mạnh tới khu vực quần đảo Trường Sa, bãi cạn Scarborough nhằm thực hiện cái gọi là "bảo hộ ngư dân, bảo vệ chủ quyền" của Trung Quốc ở Biển Đông.

Ngô Tráng nói rằng Ngư chính sẽ "thường xuyên tuần tra" trên Biển Đông, Trường Sa với năng lực, trang thiết bị ngày càng tăng. Hernandez khẳng định, những hành động này của phía Trung Quốc là sự vi phạm chắng trợn các cam kết, luật pháp quốc tế mà chính Bắc Kinh đã thừa nhận, trong đó bao gồm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS).

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines cho hay, những hoạt động gọi là "tuần tra hàng hải" của phía Trung Quốc ở Biển Đông sẽ không có vai trò gì trong việc xác nhận tính hợp pháp của "đường lưỡi bò", ngược lại nó là bằng chứng chứng minh Trung Quốc đang vi phạm trắng trợn các quy định của luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS.



Hồng Thủy (Nguồn: Inquirer)

Copy từ: GDVN

 

NV Võ Thị Hảo lên tiếng vụ nhà báo Nguyễn Đắc Kiên


Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên bị sa thải vì viết bài phê phán TBT Đảng

Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên (DR)
Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên (DR)

RFI
Chính quyền Việt Nam đã có phản ứng cực kỳ nhanh : Phóng viên Nguyễn Đắc Kiên, thuộc báo Gia đình và Xã hội đã bị sa thải, chỉ một ngày sau khi ông có bài viết trên internet chỉ trích mạnh mẽ tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng.

Hôm nay, 26/02/2013, trên trang mạng của báo Gia đình & Xã hội có một thông báo ngắn về việc sa thải phóng viên Nguyễn Đắc Kiên, với lý do « vi phạm Quy chế hoạt động của báo và Hợp đồng lao động ». Tối hôm qua, ông Nguyễn Đắc Kiên đã có bài viết trên mạng thu hút sự chú ý của công luận, nhan đề : « Vài lời với TBT ĐCS VN Nguyễn Phú Trọng ».
Bài viết này của nhà báo Nguyễn Đắc Kiên là phản ứng tức thời trước một phát biểu của tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng trong một cuộc họp với chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc, được phát lại trên kênh thời sự VTV1 vào lúc 19 giờ (giờ Việt Nam) tối qua 25/02. Trong bài phát biểu này ông Nguyễn Phú Trọng đã chỉ trích một số quan điểm được lưu truyền trong xã hội Việt Nam, mà ông đánh giá là « suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống », trong đó có quan điểm « muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp », « phủ nhận vai trò lãnh dạo của đảng », cũng như ủng hộ đa nguyên đa đảng…
Bài phê phán của nhà báo Nguyễn Đắc Kiên nhấn mạnh đến việc tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam « không có tư cách » để nói về những điều này « với nhân dân cả nước », « những ý muốn trên đây chỉ nên xem là của riêng ông TBT Trọng » và « chưa chắc đã là tâm nguyện của toàn bộ đảng viên cộng sản hiện nay ». Tác giả bài viết cũng bày tỏ mong muốn « bỏ điều 4 Hiến pháp » qui định sự lãnh đạo của Đảng cộng sản đối với toàn xã hội, « lập một Hiến pháp mới (…) thực sự thể hiện ý chí của toàn dân Việt Nam », « ủng hộ đa nguyên, đa đảng, ủng hộ các đảng cạnh tranh lành mạnh vì tự do, dân chủ, vì hòa bình tiến bộ của dân tộc Việt Nam »…
Sự việc ông Nguyễn Đắc Kiên bị báo Gia đình & Xã hội, thuộc Bộ Y tế Việt Nam, có trụ sở tại Hà Nội, buộc thôi việc chỉ mới diễn ra ít giờ, nhưng đã có rất nhiều ý kiến bày tỏ thái độ trên các trang mạng xã hội.
RFI Việt ngữ xin chuyển đến quý vị những suy nghĩ và cảm nhận của nhà văn Võ Thị Hảo (từ Hà Nội) về vụ việc này :
Võ Thị Hảo
26/02/2013
Nhà văn Võ Thị Hảo : « Trước đây, tôi có phụ trách nội dung ở tờ Gia đình & Xã hội trong hai năm. Tôi rất tiếc là cái thời tôi làm việc ở đó, thì bạn Nguyễn Đắc Kiên chưa về báo Gia đình & Xã hội. Nếu mà tôi có một nhân viên như Nguyễn Đắc Kiên, thì tôi sẽ vô cùng hân hạnh, tôi sẽ rất hạnh phúc, bởi vì người trung thực, dám nói lên tiếng nói chân thành, ở Việt Nam bây giờ vô cùng hiếm. Và nếu mà trong tòa báo, hay bất kỳ cơ quan nào có một con người trung thực như thế, thì rất là đáng quý. Tôi thấy rất là vui, và rất là khâm phục, bởi vì, chưa nói đến đúng sai như thế nào, nhưng mà anh ấy đã rất dũng cảm.
Mà tôi nghĩ rằng trong một thể chế được xưng là "Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Độc lập – Tự do – Hạnh phúc", thì cái việc mà một người không bằng lòng với ý kiến của một người nào đó, dù đó là lãnh đạo hay là một dân thường, thì đó là chuyện quá bình thường, có gì đâu ? mà tại sao lại có thể ?… Anh ấy vừa đưa lên mạng một bài như vậy, bày tỏ chính kiến của anh ấy, thế mà báo Gia đình & Xã hội đã sa thải anh ấy nhanh thế ?!
Theo tôi được biết, đấy là trái luật lao động và như thế là vi phạm quyền con người. Nếu mà muốn sa thải, theo luật lao động, thì thứ nhất vi phạm đó phải nặng ở mức độ nào, chứ không phải vấn đề phát ngôn. Nếu anh ấy làm sai, lấy chứng cứ sai, viết bài sai, vu cáo cho người khác, thì cũng phải nhắc nhở, cũng phải có một nhắc nhở có hệ thống, có quá trình, theo đúng luật lao động mà làm. Sao tự dưng lại sa thải ngay một người như thế ? Tôi nghĩ như thế là trái với luật lao động, như thế chứng tỏ là con người lao động ở Việt Nam đã bị đối xử như thế nào. Trong khi đó, có những tờ báo như tờ Tuổi trẻ hay Thanh niên, khi có vấn đề gì, họ cũng đã bị rất nhiều áp lực, nhưng họ cũng bình tĩnh họ xem xét lại, họ xem phóng viên của họ sai hay đúng ở mức độ nào. Chẳng hạn như trường hợp một số người, thậm chí họ bị tù, sau khi ra tù tờ báo vẫn tạo điều kiện cho họ có lại công ăn việc làm, thậm chí giữ lại chức vụ của họ. Thì tôi thấy : Đây là một điều hết sức vô lý !
Tôi muốn nói thêm một điều nữa. Tôi nghĩ rằng những người quản lý ở Việt Nam, các nhà lãnh đạo Việt Nam cần phải hiểu rằng, cần phải làm quen với việc có những ý kiến trái mình. Đó là : Có những ý kiến trái mình là cái chuyện đương nhiên. Đừng trả thù họ ! Không được quyền trả thù họ như vậy !
Bởi vì bây giờ là thế kỷ XXI rồi, nếu mà làm như vậy chỉ có thiệt hại về mình mà thôi, và mất uy tín mà thôi. Có lợi bây giờ, thì lại cái hại về sau. Dân chúng bây giờ thông minh lắm và thời đại toàn cầu hóa sẽ không có bất kỳ một hành vi nào hãm hại người khác mà có thể thoát khỏi dư luận và những quả báo. Cho nên là, các nhà lãnh đạo Việt Nam cần phải làm quen với cái việc người ta chỉ trích mình. Không đồng ý với ý kiến của mình đó là chuyện bình thường. Nếu mình mạnh và mình đúng, mình đâu có sợ những ý kiến đó. Đó là quyền tự do ngôn luận của mỗi người, quyền tự do ngôn luận cơ mà. »
RFI xin chân thành cảm ơn nhà văn Võ Thị Hảo

Copy từ: RFI

LỜI TUYÊN BỐ CÔNG DÂN TỰ DO

Sát cánh bên Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên, chúng tôi những công dân Việt Nam tự do cùng ký tên dưới đây để tuyên bố:

1.Chúng tôi không chỉ muốn bỏ Điều 4 trong Hiến pháp hiện hành, mà chúng tôi muốn tổ chức một Hội nghị lập hiến, lập một Hiến pháp mới thực sự là ý chí của toàn dân Việt Nam, không phải là ý chí của đảng cộng sản như Hiến pháp hiện hành.


2.Chúng tôi ủng hộ đa nguyên, đa đảng, ủng hộ các đảng cạnh tranh lành mạnh vì tự do, dân chủ, vì hòa bình, tiến bộ của dân tộc Việt Nam, không một đảng nào, lấy bất cứ tư cách gì để thao túng, toàn trị đất nước.

3.Chúng tôi không chỉ ủng hộ xây dựng một chính thể tam quyền phân lập mà còn muốn một chính thể phân quyền theo chiều dọc, tức là tăng tính tự trị cho các địa phương, xây dựng chính quyền địa phương mạnh, xóa bỏ các tập đoàn quốc gia, các đoàn thể quốc gia tiêu tốn ngân sách, tham nhũng của cải của nhân dân, phá hoại niềm tin, ý chí và tinh thần đoàn kết dân tộc.

4.Chúng tôi ủng hộ phi chính trị hóa quân đội. Quân đội là để bảo vệ nhân dân, bảo vệ tổ quốc, bảo vệ cương vực, lãnh thổ không phải bảo vệ bất cứ một đảng phái nào.

5.Chúng tôi khẳng định mình có quyền tuyên bố như trên và tất cả những người Việt Nam khác đều có quyền tuyên bố như thế. Chúng tôi khẳng định, mình đang thực hiện quyền cơ bản của con người là tự do ngôn luận, tự do tư tưởng; quyền này mỗi người sinh ra đã tự nhiên có, nó được nhân dân Việt Nam thừa nhận và tôn trọng; quyền này không phải do đảng cộng sản của các ông ban cho, nên các ông cũng không có quyền tước đoạt hay phán xét nó. Vì thế, chúng tôi có thể xem những lời phán xét trên của ông, nếu có hướng đến chúng tôi là một sự phỉ báng cá nhân. Và chúng tôi cho rằng, những người nào chống lại các quyền trên là phản động, là đi ngược lại với lợi ích của nhân dân, dân tộc, đi ngược lại xu hướng tiến bộ của nhân loại.

Hãy chung tay để cho LỜI TUYÊN BỐ CÔNG DÂN này trở thành sợi dây bền vững kết nối hàng triệu triệu trái tim Việt Nam.

Danh sách những người ký tên:



1. Blogger Nguyễn Hoàng Vi, Sài Gòn

2. Phạm Thanh Nghiên, Hải Phòng

3. Blogger Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Nha Trang

4. Blogger Gió Lang Thang - Trịnh Anh Tuấn, Đak Lak

5. Blogger Hành Nhân - Vũ Sỹ Hoàng, Sài Gòn

6. Blogger Binh Nhì - Nguyễn Tiến Nam, Yên Bái

7. Ts Hà Sĩ Phu, Đà Lạt

8. Bs Nguyễn Đan Quế, Sài Gòn

9. Linh Mục Giuse Đinh Hữu Thoại - Dòng Chúa Cứu Thế, Sài Gòn

10. Blogger Trịnh Kim Tiến, Sài Gòn

11. Blogger Paulo Thành Nguyễn - Nguyễn Hồ Nhật Thành, Sài Gòn

12. Blogger Nguyễn Chí Tuyến, Hà Nội

13. Nhà thơ Bùi Chát, Sài Gòn

14. Blogger Huỳnh Công Thuận, Sài Gòn

15. Nhà thơ Phan Bá Thọ, Sài Gòn

16. Blogger Huỳnh Ngọc Chênh, Sài Gòn

17. Blogger Phan Bá Hải - Human Right Defender, Sài Gòn

18. Doanh nhân Lê Quốc Quyết, Sài Gòn

19. Hoàng Dũng - Phong trào Con Đường Việt Nam, Sài Gòn

20. Blogger Lê Thiện Nhân, Hà Nội

21. Đặng Sinh - Phóng viên tự do, Sài Gòn

22. Facebooker Lê Công Vinh, Vũng Tàu

23. Facebooker Võ Trường Thiện, Nha Trang

24. Sinh viên Nguyễn Vũ Hiệp, Hà Nội

25. Facebooker Lâm Mạnh Di, Vũng Tàu

26. Blogger SeaFree - Phạm Văn Hải, Nha Trang

27. Blogger Bùi Thị Minh Hằng, Vũng Tàu

28. Nguyễn Nữ Phương Dung - Sinh viên, Sài Gòn


29. Văn Ngọc Trà - Sài Gòn

30. Nguyễn Thành Tiến - Hải Phòng

31. Nhiếp ảnh gia Lê Hải - Đà Nẵng

32. Nhà thơ Đỗ Trung Quân - Sài Gòn

33. Nguyễn Lân Thắng, công dân Hà Nội

Xin hãy chung tay để cho LỜI TUYÊN BỐ CÔNG DÂN TỰ DO này trở thành sợi dây bền vững kết nối hàng triệu triệu trái tim Việt Nam. Xin cùng lên tiếng nói bằng cách đăng ký tham gia ký tên theo địa chỉ email: tuyenbocongdantudo@gmail.com

  Copy từ: Huỳnh Ngọc Chênh 

Giang hồ cấu kết với quan chức = MAFIA


Nghi phạm cầm đầu đưa Dương Chí Dũng trốn thân thiết với Năm Cam

Đến thời điểm hiện nay, Trần Văn Dũng tạm được cơ quan điều tra xác định là kẻ cầm đầu trong đường dây đưa ông Dương Chí Dũng (cựu Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam) bỏ trốn. Vậy Trần Văn Dũng là ai?

Ông Dương Chí Dũng bỏ trốn kéo theo gần chục người vướng vòng lao lý. Ảnh: Đức Nam.
Trùm giang hồ đất Cảng
Chỉ sau ít ngày thông tin bắt được cựu Cục trưởng Cục Hàng hải Dương Chí Dũng vào ngày 4-9-2012 được thông báo, Cơ quan ANĐT Bộ Công an đã bắt giam Trần Văn Dũng (45 tuổi, ở đường Trần Quang Khải, quận Hồng Bàng, Hải Phòng).
Vụ án Trần Văn Dũng cùng đồng bọn tổ chức cho ông Dương Chí Dũng trốn đi nước ngoài được khởi tố và liên tiếp sau đó, hàng loạt cán bộ công an bị khởi tố, bắt giam, trong đó mới đây là đại tá Dương Tự Trọng, em ruột ông Dương Chí Dũng.
Nói tên đầy đủ Trần Văn Dũng hầu hết mọi người đều không để ý nhưng nhắc đến biệt danh Dũng “Bắc Kạn” thì nhiều người dân đất Cảng khá rõ. Trần Văn Dũng chính là Dũng “Bắc Kạn”, được biết đến như một một trùm giang hồ có tiếng.
Ông H., một người đã rửa tay gác kiếm kể, Dũng “Bắc Kạn” là một trùm đường dây cá độ bóng đá, cờ bạc lớn xuyên quốc gia. Dũng đi Ma Cau như đi chợ, thường xuyên ra nước ngoài lại có thế lực, mối quan hệ rộng trong thế giới ngầm ở nước ngoài. Vì vậy, đường đi nước bước trốn ra nước ngoài, len lỏi trong cộng đồng người Việt cũng như người bản địa đối với Dũng dễ như trở bàn tay.
Cũng theo ông H., Dũng “Bắc Kạn” ẩn mình khá tốt, luôn tạo ra vỏ bọc kín đáo, có quan hệ thân tình với một số cán bộ bảo vệ pháp luật... Vì vậy, việc ai đó tin cậy nhờ Dũng “Bắc Kạn” tổ chức đưa Dương Chí Dũng đi trốn ở nước ngoài là điều dễ hiểu.
Giới giang hồ trong Nam ngoài Bắc đều đánh giá cao Dũng “Bắc Kạn” về khả năng nắm bắt thời thế, tinh vi, nên Dũng “Bắc Kạn” tạo thế cho mình rất giỏi hơn hẳn các trùm giang hồ khác dù Dũng ít tuổi hơn.
Nhiều lần thoát hiểm
Đầu những năm 90 thế kỷ trước, tuổi tuy mới ngoài 20 nhưng Dũng “Bắc Kạn” đã sớm trưởng thành và có tiếng trong giới giang hồ đất Cảng.
Dũng “Bắc Kạn” có quan hệ khác thân thiết với trùm Năm Cam, trùm ma túy Ngô Đức Minh (tức Minh “sứt”), Nguyễn Duy Dũng (tức Dũng đui)...
Ngay trên đất Cảng, tuy ít tuổi hơn, Dũng “Bắc Kạn” cầm đầu hẳn một băng nhóm có tiếng trong giới giang hồ, sẵn sàng “bằng phân” với các trùm khác như Cu Nên, Lâm già.
Cuối năm 1992, Dũng “Bắc Kạn” Nam tiến, mở rộng địa bàn làm ăn và tham gia một băng nhóm giang hồ gốc Hải Phòng.
Tại TPHCM, Dũng “Bắc Kạn” kết thân với Dũng AK, một trùm giang hồ nổi tiếng tàn bạo bởi luôn sử dụng hàng nóng để giải quyết ân oán...
Đầu năm 1996, Dũng “Bắc Kạn” bị công an bắt giữ trong một đường dây chuyên buôn tiền xuyên quốc gia. Ra tù, trong lúc đang bơ vơ, Dũng “Bắc Kạn” được đàn chị là Dung Hà dang tay nâng đỡ, đưa vào TPHCM cùng tính kế làm ăn.
Tháng 5-2000, Dũng “Bắc Kạn”, Dũng AK và Dũng đui bị Công an TPHCM bất ngờ bắt tại phòng nghỉ ở khách sạn Embassy với một lượng heroin. Tuy nhiên, Dũng “Bắc Kạn” bỗng dưng thoát tội một cách ngoạn mục.
Sau cú chết hụt này, Dũng ra Bắc hoạt động theo các chương trình “liên kết” với các băng nhóm giang hồ phía Nam.
Sau khi Dung Hà bị trùm Năm Cam chỉ đạo đàn em bắn chết, Dũng “Bắc Kạn” quay về Hải Phòng, lập đầu mối trong đường dây ma túy của Minh “sứt”.
Khi trùm Năm Cam sa lưới rồi sau đó lần lượt trùm Minh “sứt”, Dũng AK... bị bắt, năm 2002 Dũng “Bắc Kạn” bỗng dưng mất tích.
Nhiều lời đồn đoán của giới giang hồ về sự biến mất của Dũng “Bắc Kạn”, người thì cho là Dũng đã cao chạy xa bay ra nước ngoài, kẻ đoán là Dũng đi tu sau khi gây nhiều ân oán giang hồ, thậm chí có thể Dũng đã bị thanh toán mất xác đâu đó...
Đến ngày 9-7-2002, Dũng “Bắc Kạn” bị lực lượng đặc nhiệm bắt gọn tại nhà một vận động viên (ở đường Nghi Tàm, quận Tây Hồ, Hà Nội) theo chỉ đạo của Ban chuyên án Năm Cam.
Sau khi ra tù, Dũng “Bắc Kạn” về Hải Phòng điều hành mạng lưới cờ bạc, cá độ bóng đá xuyên quốc gia qua internet, và mới đây bị bắt giữ vì giúp ông Dương Chí Dũng bỏ trốn.

Thiên Hải/Tiền Phong 
 
 

Copy từ: GDVN

ĐÃ CÓ 6065 NGƯỜI KÝ KIẾN NGHỊ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP 1992


DANH SÁCH NGƯỜI KÝ KIẾN NGHỊ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP 1992 (TỪ ĐỢT 1 ĐẾN ĐỢT 19)

   Riêng hai đợt ký tên 18 và 19 có 699 gười Hà Tĩnh.
Để ký tên vào Lời kêu gọi này, xin đồng bào trong và ngoài nước gửi e-mail về địa chỉ kiennghisuadoihienphap2013@gmail.com, ghi rõ họ tên, nghề nghiệp, chức danh (nếu có) và địa chỉ.
Danh sách dưới đây đã được rà soát để loại bỏ trùng tên.
Bauxite Việt Nam

TỪ ĐỢT 1 ĐẾN ĐỢT 18
ĐỢT 19
  1. Trần Thị Hà, học sinh, Hà Tĩnh
  2. Trần Thị Kim Hoàn, học sinh, Hà Tĩnh
  3. Nguyễn Thị Hương Giang, học sinh, Hà Tĩnh
  4. Lê Thị Dung, học sinh, Hà Tĩnh
  5. Dương Thị Bích, học sinh, Hà Tĩnh
  6. Nguyễn Thị Trà My, học sinh, Hà Tĩnh
  7. Nguyễn Thị Thu Dâng, học sinh, Hà Tĩnh
  8. Dương Đình Hoàn, cán thép, Hà Tĩnh
  9. Bùi Văn Hậu, công dân, Hà Tĩnh
  10. Bùi Văn Lự, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  11. Nguyễn Văn Hùng, công nhân, Hà Tĩnh
  12. Bùi Văn Thành, công nhân, Hà Tĩnh
  13. Nguyễn Văn Anh, học sinh, Hà Tĩnh
  14. Lê Văn Dung, học sinh, Hà Tĩnh
  15. Lê Duy Linh, sinh viên, Hà Tĩnh
  16. Dương Văn Vinh, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  17. Lê Thị Ánh, sinh viên, Hà Tĩnh
  18. Lê Thị Hà, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  19. Bùi Thị Nguyệt, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  20. Lê Thị Nghĩa, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  21. Lê Thị Xuân, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  22. Lê Thị Thanh, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  23. Phan Thị Nhân, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  24. Nguyễn Thị Phúc, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  25. Phan Quốc Ái, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  26. Từ, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  27. Lê Thị Oanh, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  28. Nguyễn Thị Nhận, giáo viên, Hà Tĩnh
  29. Phan Thị Hồng, học sinh, Hà Tĩnh
  30. Lê Thị Liên, công nhân, Hà Tĩnh
  31. Nguyễn Thị Thủy, nhân viên văn phòng, Hà Tĩnh
  32. Hoàng Thị Hường, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  33. Nguyễn Huệ, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  34. Bùi Ngọc Quang, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  35. Lê Danh Hường, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  36. Phan Văn Châu, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  37. Lê Danh Pháp, kế toán, Hà Tĩnh
  38. Trần Văn Nam, kế toán, Hà Tĩnh
  39. Lê Văn Thành, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  40. Bùi Văn Chinh, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  41. Trương Quốc Thiết, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  42. Dương Văn Anh, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  43. Bùi Ngọc Thọ, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  44. Hoàng Văn Quốc, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  45. Trần Văn Nam, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  46. Đặng Quốc Thường, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  47. Lê Danh Thanh, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  48. Nguyễn Văn Nhân, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  49. Lê Văn Định, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  50. Trần Văn Minh, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  51. Đậu Đình Ái, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  52. Bùi Văn Thơ, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  53. Hoàng Văn Thái, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  54. Dương Đình Anh, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  55. Trần Văn An, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  56. Nguyễn Tường Vinh, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  57. Phạm Văn Chức, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  58. Lê Vân, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  59. Bùi Văn Pháp, nhân viên kinh doanh, Hà Tĩnh
  60. Bùi Thị Nhân, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  61. Nguyễn Thị Thúy, kế toán, Hà Tĩnh
  62. Lê Danh Nhật, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  63. Bùi Văn Nam, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  64. Nguyễn Thị Hoa, giáo viên, Hà Tĩnh
  65. Bùi Thị Thực, làm ruộng, Hà Tĩnh
  66. Dương Thị Mai, làm ruộng, Hà Tĩnh
  67. Bùi Thị Hồng, làm ruộng, Hà Tĩnh
  68. Lê Thị Linh, làm ruộng, Hà Tĩnh
  69. Nguyễn Thị Hướng, làm ruộng, Hà Tĩnh
  70. Bùi Thị Cần, làm ruộng, Hà Tĩnh
  71. Bùi Thị Hương, làm ruộng, Hà Tĩnh
  72. Nguyễn Thị Loan, làm ruộng, Hà Tĩnh
  73. Trần Thị Lam, làm ruộng, Hà Tĩnh
  74. Dương Thị Nga, làm ruộng, Hà Tĩnh
  75. Dương Thị Văn, làm ruộng, Hà Tĩnh
  76. Bùi Thị Ái, làm ruộng, Hà Tĩnh
  77. Lê Thị Thảo, làm ruộng, Hà Tĩnh
  78. Phạm Thị Tâm, làm ruộng, Hà Tĩnh
  79. Lê Thị Hiệu, làm ruộng, Hà Tĩnh
  80. Dương Thị Hào, làm ruộng, Hà Tĩnh
  81. Bùi Thị Tín, làm ruộng, Hà Tĩnh
  82. Bùi Thị Phú, làm ruộng, Hà Tĩnh
  83. Võ Thị Dụng, làm ruộng, Hà Tĩnh
  84. Dương Thị Hoàng, làm ruộng, Hà Tĩnh
  85. Lê Thị Kiều, làm ruộng, Hà Tĩnh
  86. Lê Thị Thơ, làm ruộng, Hà Tĩnh
  87. Trần Thị Phư, làm ruộng, Hà Tĩnh
  88. Bùi Thị Sợi, làm ruộng, Hà Tĩnh
  89. Nguyễn Lương, làm ruộng, Hà Tĩnh
  90. Nguyễn Ơn, làm ruộng, Hà Tĩnh
  91. Nguyễn Vượng, làm ruộng, Hà Tĩnh
  92. Trần Thị Loan, làm ruộng, Hà Tĩnh
  93. Đậu Thị Chung, làm ruộng, Hà Tĩnh
  94. Nguyễn Thị Minh, làm ruộng, Hà Tĩnh
  95. Dương Thị Hạnh, làm ruộng, Hà Tĩnh
  96. Nguyễn Thị Thanh, làm ruộng, Hà Tĩnh
  97. Nguyễn Thị Mận, làm ruộng, Hà Tĩnh
  98. Lê Thị Hạnh, sinh viên, Hà Tĩnh
  99. Lê Thị Dâng, sinh viên, Hà Tĩnh
  100. Nguyễn Thị Xuân, sinh viên, Hà Tĩnh
  101. Phan Thị Anh, sinh viên, Hà Tĩnh
  102. Dương Thị Hải, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  103. Bùi Thị Hân, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  104. Lê Thị Thanh, làm ruộng, Hà Tĩnh
  105. Trần Thị Nữ, làm ruộng, Hà Tĩnh
  106. Lê Thị Thiện, làm ruộng, Hà Tĩnh
  107. Bùi Thị Hiếu, làm ruộng, Hà Tĩnh
  108. Phan Thị Anh, làm ruộng, Hà Tĩnh
  109. Dương Thị Hải, làm ruộng, Hà Tĩnh
  110. Dương Thị An, làm ruộng, Hà Tĩnh
  111. Nguyễn Thị Hoa, làm ruộng, Hà Tĩnh
  112. Bùi Thị Yêu, làm ruộng, Hà Tĩnh
  113. Lê Thị Lĩnh, làm ruộng, Hà Tĩnh
  114. Đặng Thị Nga, làm ruộng, Hà Tĩnh
  115. Lê Thị Lam, làm ruộng, Hà Tĩnh
  116. Lê Thị Việt, làm ruộng, Hà Tĩnh
  117. Dương Văn Ninh, làm ruộng, Hà Tĩnh
  118. Lê Thị Thủy, làm ruộng, Hà Tĩnh
  119. Nguyễn Thị Thanh Hiền, làm ruộng, Hà Tĩnh
  120. Bùi Thị Lan, làm ruộng, Hà Tĩnh
  121. Trần Thị Mai, làm ruộng, Hà Tĩnh
  122. Trần Thị Tuyết, làm ruộng, Hà Tĩnh
  123. Trần Thị Hương, làm ruộng, Hà Tĩnh
  124. Nguyễn Thị Tuyết, làm ruộng, Hà Tĩnh
  125. Lê Thị Loan, làm ruộng, Hà Tĩnh
  126. Bùi Thị Huệ, làm ruộng, Hà Tĩnh
  127. Lê Thị Việt, làm ruộng, Hà Tĩnh
  128. Bùi Thị Châu, làm ruộng, Hà Tĩnh
  129. Dương Thị Ngọc, làm ruộng, Hà Tĩnh
  130. Trần Thị Nga, giáo viên, Hà Tĩnh
  131. Trần Thị Vân Anh, giáo viên, Hà Tĩnh
  132. Lê Thị Hằng, giáo viên, Hà Tĩnh
  133. Lê Thị Hoa, học sinh, Hà Tĩnh
  134. Bùi Thị Đức, làm ruộng, Hà Tĩnh
  135. Lê Thị Hà, làm ruộng, Hà Tĩnh
  136. Nguyễn Thị Phước, làm ruộng, Hà Tĩnh
  137. Bùi Thị Quyên, làm ruộng, Hà Tĩnh
  138. Trần Thị Vân Anh, làm ruộng, Hà Tĩnh
  139. Lê Thị Hoa, học sinh, Hà Tĩnh
  140. Lê Thị Hào, làm ruộng, Hà Tĩnh
  141. Trần Thị Hứa, làm ruộng, Hà Tĩnh
  142. Đâuụ Thị Vinh, làm ruộng, Hà Tĩnh
  143. Lê Thị Tịnh, làm ruộng, Hà Tĩnh
  144. Lê Thị Năm, làm ruộng, Hà Tĩnh
  145. Phan Thị Lợi, làm ruộng, Hà Tĩnh
  146. Lê Thị Hành, làm ruộng, Hà Tĩnh
  147. Nguyễn Thị Phương, sinh viên, Hà Tĩnh
  148. Nguyễn Thị Danh, làm ruộng, Hà Tĩnh
  149. Nguyễn Thị Cầm, làm ruộng, Hà Tĩnh
  150. Dương Thị Thanh, làm ruộng, Hà Tĩnh
  151. Nguyễn Thị Tuyên, làm ruộng, Hà Tĩnh
  152. Phan Thị Thuần, làm ruộng, Hà Tĩnh
  153. Nguyễn Thị Phương, sinh viên, Hà Tĩnh
  154. Bùi Ngọc Tính, sinh viên, Hà Tĩnh
  155. Lê Thị Diên, sinh viên, Hà Tĩnh
  156. Hoàng Thị Hường, sinh viên, Hà Tĩnh
  157. Nguyễn Thị Lam, sinh viên, Hà Tĩnh
  158. Nguyễn Thị Thủy, sinh viên, Hà Tĩnh
  159. Lê Thị Liên, công nhân, Hà Tĩnh
  160. Nguyễn Thị Mậu, giáo viên, Hà Tĩnh
  161. Phan Thị Hồng, học sinh, Hà Tĩnh
  162. Nguyễn Thị Sáng, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  163. Nguyễn Thị Danh, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  164. Lê Thị Liên, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  165. Nguyễn Thị Thường, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  166. Dương Thị Trinh, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  167. Nguyễn Thị Định, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  168. Phan Thị Phương, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  169. Lê Thị Liệu, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  170. Lê Thị Ngọc, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  171. Phan Thị Thường, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  172. Lê Thị Hoàng, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  173. Bùi Ngọc Tính, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  174. Lê Thị Diên, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  175. Hoàng Thị Vương, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  176. Nguyễn Thị Lam, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  177. Nguyễn Thị Thủy, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  178. Bùi Thị Mỹ, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  179. Lê Thị Luận, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  180. Nguyễn Thị Thủy, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  181. Bùi Thị Huệ, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  182. Bùi Thị Kính, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  183. Đặng Thị Thuận, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  184. Lê Thị Thái, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  185. Phan Thị Thảo, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  186. Lê Thị Dương, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  187. Lê Thị Sơn, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  188. Dương Thị Chỉnh, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  189. Trần Thị Lưu, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  190. Bùi Thị Liệu, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  191. Nguyễn Thị Nghĩa, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  192. Phan Thị Hảo, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  193. Đậu Thị Ơn, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  194. Dương Thị Lài, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  195. Phan Thị Giám, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  196. Trần Thị Hương, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  197. Phan Thị Mỹ, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  198. Bùi Thị Thủy, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  199. Lê Thị Hường, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  200. Đặng Thị Tuấn, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  201. Nguyễn Thị vinh, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  202. Bùi Thị Minh, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  203. Bùi Hữu Cầu, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  204. Bùi Văn Nội, hưu trí, Hà Tĩnh
  205. Lê Danh Cao, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  206. Phan Văn Biên, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  207. Nguyễn Hương Thảo, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  208. Nguyễn Thị Hiền, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  209. Phan Thị Như Quỳnh, học sinh, Hà Tĩnh
  210. Phan Thị Duyên, học sinh, Hà Tĩnh
  211. Lê Thị Thắm, học sinh, Hà Tĩnh
  212. Nguyễn Thị Hải, học sinh, Hà Tĩnh
  213. Nguyễn Thị Khánh, làm ruộng, Hà Tĩnh
  214. Nguyễn Thị Huấn, làm ruộng, Hà Tĩnh
  215. Bùi Thị Vinh, làm ruộng, Hà Tĩnh
  216. Dương Thị Hương, làm ruộng, Hà Tĩnh
  217. Nguyễn Thị Hóa, làm ruộng, Hà Tĩnh
  218. Bùi Thị Tú, làm ruộng, Hà Tĩnh
  219. Dương Thị Xứ, làm ruộng, Hà Tĩnh
  220. Phan Thị Hường, làm ruộng, Hà Tĩnh
  221. Bùi Thị Hường, trồng trọt, Hà Tĩnh
  222. Bùi Thị Hóa, trồng trọt, Hà Tĩnh
  223. Nguyễn Hương Thảo, sinh viên, Hà Tĩnh
  224. Lê Minh Thất, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  225. Phan Quốc Ái, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  226. Hồ Thị Nhung, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  227. Lê Thị Yêu, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  228. Nguyễn Thị Thanh, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  229. Bùi Thị Nga, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  230. Nguyễn Thị Thu, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  231. Lê Thị Hiền, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  232. Lê Thị Châu, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  233. Dương Thị Khánh Hòa, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  234. Dương Thị Sơn, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  235. Đinh Thị Mười, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  236. Lê Thị Hạnh, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  237. Dương Thị Hiển, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  238. Trần Thị Điệp, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  239. Trần Thị Dương, dược sĩ, Hà Tĩnh
  240. Phan Thị Hà, sinh viên, Hà Tĩnh
  241. Phan Thị Nguyệt, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  242. Bùi Thị Hoa, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  243. Lê Thị Phượng, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  244. Lê Thị Thuận, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  245. Bùi Thị Hà, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  246. Đặng Thị Lịch, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  247. Phan Thị Tuyên, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  248. Đậu Thị Triều, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  249. Lê Thị Huyền, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  250. Bùi Thị Hải Yến, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  251. Lê Thị Trí, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  252. Nguyễn Thị Thoan, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  253. Lê Thị Hồng, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  254. Lê Thị Phúc, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  255. Lê Thị Hương, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  256. Trần Thị Loan, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  257. Bùi Thị Thái, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  258. Lê Thị Hải, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  259. Nguyễn Thị Vinh, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  260. Lê Thị Lợi, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  261. Trần Thị Lâm, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  262. Hoàng Thị Lộc, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  263. Lê Thị Mai, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  264. Lê Thị Miên, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  265. Phan Thị Lý, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  266. Bùi Thị Hải Yến, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  267. Lê Thị Nguyên, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  268. Lê Thị Nhân, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  269. Lê Thị Hồng, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  270. Võ Thị Hồng, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  271. Võ Thị Hậu, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  272. Lê Thị Danh, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  273. Lê Thị Thi, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  274. Đậu Thị Vui, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  275. Võ Thị Hoa, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  276. Trần Thị Ngân Hà, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  277. Lê Thị Hân, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  278. Nguyễn Thị Nga, giáo viên, Hà Tĩnh
  279. Trần Thị Vân Anh, giáo viên, Hà Tĩnh
  280. Lê Thị Hồng Thủy, giáo viên, Hà Tĩnh
  281. Lê Hoa, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  282. Lê Thị Hồng, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  283. Nguyễn Thanh, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  284. Trần Thị Vân Anh, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  285. Trần Thị Hải Yến, sinh viên, Hà Tĩnh
  286. Hoàng Trọng, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  287. Trần Đọa, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  288. Danh, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  289. Thông, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  290. Hùng, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  291. Bùi Sơn, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  292. Đặng Quốc Hồng, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  293. Lê Văn Năng, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  294. Bùi Văn Trường, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  295. Nguyễn Công Hoan, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  296. Lê Văn Hải, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  297. Lê Danh An, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  298. Nguyễn Phước, Lamg Gỗ, Hà Tĩnh
  299. Nguyễn Văn Dâng, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  300. Đậu Tá Duẩn, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  301. Lê Minh Đường, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  302. Lê Văn Tú, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  303. Nguyễn Văn Thể, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  304. Dương Văn Phấn, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  305. Lê Danh Ngô, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  306. Nguyễn Văn Việt, tu sinh, Hà Tĩnh
  307. Lê Danh Đường, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  308. Lê Danh Minh, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  309. Dương Văn Kính, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  310. Bùi Văn Lưc, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  311. Nguyễn Trọng Thắng, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  312. Nguyễn Văn Hòa, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  313. Dương Văn Hinh, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  314. Bùi Văn Nam, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  315. Trần Văn Thành, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  316. Dương Văn Bình, công nhân, Hà Tĩnh
  317. Dương Văn Vũ, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  318. Bùi Văn Dung, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  319. Bùi Văn Hà, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  320. Lê Văn Thìn, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  321. Bùi Văn Công, sinh viên, Hà Tĩnh
  322. Trần văn Thành, học sinh, Hà Tĩnh
  323. Dương Công Tường, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  324. Trần Chân Lý, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  325. Dương Công Hiệu, nghề tự do, Hà Tĩnh
  326. Phan văn Hoàng, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  327. Dương Khánh Hòa, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  328. Trần Thoại, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  329. Trần Văn Duẩn, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  330. Trần Văn Hệ, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  331. Bùi Văn Trọng, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  332. Đặng Quốc Bảy, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  333. Phan Văn Liệu, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  334. Lê Văn Dũng, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  335. Phan Văn Hùng, sinh viên, Hà Tĩnh
  336. Nguyễn Trọng Vương, nghề tự do, Hà Tĩnh
  337. Bùi Văn Ân, nghề tự do, Hà Tĩnh
  338. Dương Công Thiên, nghề tự do, Hà Tĩnh
  339. Lê Danh Thuấn, nghề tự do, Hà Tĩnh
  340. Lê Đại Vi, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  341. Lê Minh Đức, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  342. Bùi Văn Hải, công nhân, Hà Tĩnh
  343. Lê Danh Duẩn, công nhân, Hà Tĩnh
  344. Trần Văn Công, công nhân, Hà Tĩnh
  345. Ông Thoại, công nhân, Hà Tĩnh
  346. Dương Khánh Hào, công nhân, Hà Tĩnh
  347. Nguyễn Văn Hạnh, công nhân, Hà Tĩnh
  348. Nguyễn Văn Lâm, công nhân, Hà Tĩnh
  349. Lê Văn Quyền, công nhân, Hà Tĩnh
  350. Lê Văn Sâm, công nhân, Hà Tĩnh
  351. Lê Danh Quang, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  352. Nguyễn Văn Thế, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  353. Bùi Văn Phúc, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  354. Lê Văn Dũng, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  355. Nguyễn Văn Giang, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  356. Lê Văn Minh, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  357. Bùi Văn Hiện, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  358. Bùi Văn Tình, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  359. Nguyễn Trọng Trí, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  360. Trầng Văn Ngọc, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  361. Lê Danh Bình, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  362. Bùi Văn Thiên, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  363. Vũ Danh Đức, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  364. Trần Ngọc Ánh, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  365. Lê Văn Cửu, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  366. Lê Quốc Văn, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  367. Nguyễn Đình Trung, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  368. Dương Văn Hoa, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  369. Phan Văn Sỹ, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  370. Nguyễn Văn Kính, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  371. Lê Văn Anh, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  372. Trần Văn Vinh, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  373. Bùi Văn Hương, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  374. Lê Văn Nhật, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  375. Nguyễn Văn Tuyền, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  376. Lê Văn Bân, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  377. Dương Công Quế, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  378. Nguyễn Hữu Đức, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  379. Trần Văn Luật, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  380. Lê Danh Thưởng, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  381. Trần Văn Thành, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  382. Trần Văn Doãn, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  383. Bùi Công Lý, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  384. Lê Văn Doãn, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  385. Lê Canh, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  386. Lê Danh Lý, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  387. Lê Phước, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  388. Lê Văn Dân, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  389. Bùi Sáng, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  390. Trần Úy, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  391. Trần Dương Hoài, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  392. Dương Hoài, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  393. Dương Tùng, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  394. Đặng Quốc Phong, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  395. Trần Mạnh Quý, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  396. Bùi Văn Phương, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  397. Nguyễn Văn Anh, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  398. Trần Văn Tá, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  399. Lê Danh Thức, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  400. Dương Văn Thông, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  401. Dương Văn Mạnh, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  402. Bùi Văn Cảnh, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  403. Dương Văn Dũng, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  404. Dương Văn Nhường, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  405. Bùi Văn Minh, nông nghiệp, Hà Tĩnh
  406. Lê Danh Đề, nông nghiệp, Hà Tĩnh

Copy từ: Bauxite Việt Nam