Ngoại trưởng Mỹ, J.Kerry tại cuộc họp ASEAN- Brunei 2013.
Reuters
Mối quan ngại tại Đông Nam Á lại càng tăng vào lúc Washington - bị phân tâm vì hồ sơ Trung Đông - đang cố gắng tìm kiếm một quan hệ hòa dịu hơn với Bắc Kinh, mà biểu hiện nổi bật là cuộc họp thượng đỉnh Obama – Tập Cận Bình tại California hồi tháng 6/2013.
Trong phát biểu đầu tiên với các Ngoại trưởng ASEAN họp hội nghị tại Brunei, ông John Kerry đã có lời lẽ trấn an, nhắc lại lập trường trung lập của Mỹ đối với tranh chấp chủ quyền tại biển đảo giữa 4 nước ASEAN với Trung Quốc, nhưng xác định rằng Hoa Kỳ vẫn quyết tâm bảo đảm an ninh và ổn định cho vùng Đông Nam Á và hậu thuẫn cho một bộ Quy tắc Ứng xử tại Biển Đông giữa ASEAN và Trung Quốc.
Lời trấn an kể trên không phải là thừa trong bối cảnh cả về hình thức lẫn nội dung, ông John Kerry từ ngày nhậm chức đến nay không còn có dấu hiệu dấn thân mạnh mẽ vào hồ sơ Biển Đông như người tiền nhiệm Hillary Clinton. Chuyến ghé Brunei lần này là chỉ là chuyến thăm Đông Nam Á đầu tiên của ông trong tư cách Ngoại trưởng. Về nội dung thì rõ ràng là ông Kerry đặt ưu tiên cho vùng Cận Đông. Ở châu Á, thì ông chú ý đến Triều Tiên nhiều hơn, và nhất là đến việc thực hiện chủ trương hòa dịu với Trung Quốc.
Trả lời phỏng vấn của RFI, nhà báo Lưu Tường Quang tại Sydney, đã nêu bật thái độ quan ngại của các nước nhỏ tại Đông Nam Á - trong đó có Việt Nam và Philippines đang bị Bắc Kinh lấn lướt trên vấn đề tranh chấp Biển Đông - đang đặt câu hỏi về khả năng Mỹ có thể tiếp tục là đối trọng với Trung Quốc hay không. Vấn đề, theo nhà báo Lưu Tường Quang, lại càng gay gắt trong bối cảnh có thể gọi là « cây muốn lặng mà gió chẳng muốn dừng », với Washington có dấu hiệu hòa dịu hướng về Bắc Kinh, nhưng Trung Quốc vẫn không thay đổi thái độ cứng rắn đối với các nước Đông Nam Á.
Copy từ: RFI
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét