CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Tư, 13 tháng 3, 2013

Blogger Nguyễn Hữu Vinh: Dù bị đánh phá, trang Ba Sàm vẫn ''bất tử''

Blogger Nguyễn Hữu Vinh
Blogger Nguyễn Hữu Vinh
DR

Thụy My
Đúng vào ngày Quốc tế Phụ nữ 08/03/2013, trang điểm tin quen thuộc với độc giả Việt trong và ngoài nước là trang anhbasam.wordpress.com đã bị tin tặc đánh phá, các địa chỉ liên lạc trên gmail và yahoo bị tin tặc đoạt mất.

Biên tập viên trang này đã cố giành giật lại được hai địa chỉ thư điện tử, và tin tức được chuyển sang trang Việt Sử Ký. Nhưng hôm sau trang Việt Sử Ký cũng bị tin tặc cướp được, những người phụ trách bèn chuyển tin bài sang địa chỉ basam5.wordpress.com. Chỉ khoảng một tiếng đồng hồ sau, địa chỉ mới cũng bị tấn công. Không chịu thua, từ ngày 10/3 đến nay trang điểm tin này đã tạm dời sang anhbasamvn.wordpress.com.
RFI Việt ngữ đã liên lạc với chủ trang web uy tín này là ông Nguyễn Hữu Vinh ở Hà Nội để trao đổi về sự kiện trên.

Ông Nguyễn Hữu Vinh _ Hà Nội
 
12/03/2013
by Thụy My
 
 
RFI : Kính chào anh, hôm nay RFI Việt ngữ rất hân hạnh được anh dành thì giờ tiếp chuyện. Thưa anh, được biết blog anhbasam lại vừa bị tin tặc tấn công từ mấy ngày qua. Nhân dịp này anh có thể cho biết ý kiến về một không gian tự do trên internet, đặc biệt trong bối cảnh đang diễn ra cuộc vận động góp ý cho Hiến pháp ?
Ông Nguyễn Hữu Vinh : Tôi nghĩ là cái không gian thông tin trên mạng, ngoài hệ thống báo chí nhà nước thì hiện tại rất là thuận lợi để trao đổi xung quanh vấn đề sửa đổi Hiến pháp 1992. Và tôi nghĩ rằng cái bối cảnh và không gian này là tự nhiên, là nhu cầu của người dân. Có thể về nhận thức dù họ có ngại đi nữa, họ cũng thấy là cần thiết, nên sự tồn tại của nó cho đến hôm nay, xung quanh chuyện góp ý về sửa đổi Hiến pháp là tự nhiên, và đồng thời cũng không bị cản trở mấy.
Mặc dù trong mấy ngày nay, nhiều hệ thống và một số blog riêng đã bị dựng tường lửa. Nhưng tôi cho như thế cũng không có gì đáng ngạc nhiên, và cũng tạm gọi là chấp nhận được, tức là người dân vẫn tiếp cận được thông tin cần thiết một cách thuận lợi. Và Nhà nước thì cũng nhận được những tiếng nói trái chiều một cách có chừng mực, để mà lấp đi cái khiếm khuyết rất lớn từ phía báo chí nhà nước.
RFI : Thưa anh, nhưng qua việc một số blog bị đánh phá vừa rồi, phải chăng những người bảo thủ bắt đầu lo ngại trước sức mạnh của xã hội dân sự ?
Tôi nghĩ là trong vụ này không nên và không thể kết luận dễ dàng là tại sao, từ nguồn nào mà họ đánh phá những trang mạng vừa rồi. Bởi vì có thể hình dung một khả năng như thế này thì sao - mà ít ai để ý : cũng có những thế lực nào đó, không phải hoàn toàn thuộc về phía Nhà nước, nhưng họ lại đánh phá những trang đó, để người dân nghĩ rằng Nhà nước này đánh phá, nhằm tăng thêm sức ép và sự phẫn nộ của người dân về phía Nhà nước. Đấy là một khả năng.
Tất nhiên là tôi không coi khả năng đó là nhiều, nhưng mà cũng cứ thử nghĩ thế, để mà tập một cái quan điểm, một cách nhìn làm sao cho công minh hơn trong công luận, cũng như trên thế giới mạng tự do này.
RFI : Khác với báo chí chính thức, ở không gian mở trên mạng, chẳng hạn như blog anhbasam, thì phản hồi rất nhiều, chứng tỏ người dân không hề thờ ơ mà hết sức quan tâm tới tình hình đất nước hiện nay ?
Vâng, rất là quan tâm. Mức độ quan tâm và nhận thức của người dân có thể nói là đột biến chưa từng thấy. Tôi không lấy ví dụ ai, nhưng tự so sánh với tôi, thì so với lần sửa Hiến pháp 92 trước đây, nói thẳng là hồi đó tôi không quan tâm chút gì hết. Mà tôi coi chuyện Nhà nước làm ra cái Hiến pháp ấy thì thôi kệ để Nhà nước làm, tôi cũng nghĩ không thể nào người dân có thể tác động gì đáng kể vào việc hình thành một Hiến pháp cả. Hồi trước tôi nghĩ thế, và tôi hiểu về Hiến pháp rất ít.
Nhưng mà lần này thì tôi hiểu rất nhiều. Chính nhờ những chuyên gia về pháp lý, rồi những người có kiến thức về lĩnh vực này có viết bài, rồi được tiếp xúc với họ, và nhờ những người dân là độc giả của mình - qua họ thì chính tôi cũng hiểu biết thêm rất là nhiều, quan tâm một cách chưa từng thấy.
Theo tôi đánh giá trong mấy năm nay - tôi vẫn dùng từ « hàm lượng trí thức » trong số các độc giả của trang này rất cao, nhưng cũng không thể hiện được nhiều trong các phản hồi. Qua các bài viết của những người có kiến thức, các trí thức gửi tới, rồi qua sự quan tâm của các trang khác, qua mối quan hệ xã hội, tiếp xúc bên ngoài v.v…thì tôi được biết điều đó, còn các phản hồi không thể hiện nhiều lắm.
Điều này cũng khá dễ hiểu. Tôi cho là rất nhiều vị có kiến thức, và có thể là muốn đóng góp kiến thức của mình, thì lại không có điều kiện lắm ; hoặc không muốn, không thích tham gia trao đổi trên mạng. Tôi cho là vừa khá đáng tiếc, nhưng cũng thể hiện một tiềm năng mà nếu biết khai thác, và với thời gian có thể sẽ thay đổi. Có nghĩa là có nhiều người có kiến thức để đóng góp cho đất nước, cho xã hội sẽ tăng cường trao đổi hơn trên mạng. Còn hiện nay, những người không khai danh tính thì không nói làm gì, nhưng mà những người công khai trao đổi trên trang này cũng rõ là khoảng mươi người, toàn những vị khá là nổi tiếng, trong và ngoài nước đều biết.
RFI : Tuy đây không phải lần đầu blog anhbasam bị phá nhưng lần này bị tấn công khá dữ dội, liệu có nhiều khả năng hồi phục không thưa anh ?
Chúng tôi không câu nệ lắm chuyện mà bị đánh sập rồi có phục hồi lại trang cũ được không. Bởi vì theo quan niệm của chúng tôi, cũng như năm ngoái, khi sinh nhật 5 tuổi của trang Ba Sàm, thì chúng tôi có dùng một cái ý là nói với độc giả là Ba Sàm sẽ « bất tử ». Cái nghĩa « bất tử » đó có hai hàm ý.
Hàm ý thứ nhất là cái phương pháp của chúng tôi, dù tôi có trực tiếp làm hay không làm như lâu nay, hoặc là tôi từ bỏ để đi làm việc khác, thì những người cộng sự của tôi vẫn sẽ tiếp tục cái phương pháp này. Vì nó đã được thể nghiệm trong 5 năm qua, cho thấy rất là hữu hiệu trong việc cung cấp thông tin cho độc giả.
Ý nghĩa thứ hai là cái tạm gọi là thương hiệu, khi mà từng đó năm rồi vẫn duy trì được một phương pháp, một phong cách không thay đổi này và ngày càng cải tiến, thì uy tín trên mạng rất là cao. Dù mình có bị đánh sập mình bỏ đi mở chỗ khác, thì độc giả cũng sẽ tìm đến mình, bằng phương tiện thế nào đó - trên net bây giờ người ta rất thông thạo.
Và thứ nữa là bằng sự gắn kết rất chặt chẽ của trang Ba Sàm với rất nhiều trang mạng tự do nổi tiếng hiện nay thì dù có mở ở đâu - chúng tôi hay đùa là như một cái chòi vịt - thì cũng sẽ thu hút độc giả trở lại như thường. Thế nên cái chuyện có phục hồi được hay không, như cũ hay không thì không quan trọng.
Về kỹ thuật thì cũng không khó phục hồi trở lại, bởi vì dữ liệu chúng tôi back up (sao lưu) thường xuyên nên khi mở lại blog mới ở địa chỉ khác thì chúng tôi restore (khôi phục) trở lại như thường, không ảnh hưởng. Nhưng do hiện nay áp lực công việc hàng ngày về tin bài quá lớn, nên chúng tôi chưa có điều kiện để lập một địa chỉ khác và đưa lại dữ liệu lên.
Về trang Việt Sử Ký thì cũng như trang Ba Sàm thôi, sẽ liên lạc với hệ thống WordPress để họ trả lại cho chúng tôi. Chúng tôi có đầy đủ bằng chứng để chứng minh là người chủ của trang đó, mặc dù những hacker rất cao tay nhưng không thể chứng minh được họ là chủ cũ. Dù họ có lấy hết đồ đạc trong nhà, trả lại cái vỏ, nhưng chúng tôi cũng đưa lại lên như cũ được. Tất nhiên là sẽ mất công hơn.
RFI : Lượng độc giả của trang Ba Sàm hết sức đông đảo. Làm được một trang tin như thế này chắc chắn không phải là đơn giản, phải bỏ rất nhiều công sức ?
Vâng, công việc hàng ngày thì rất là căng, vì tính chất đặc biệt của trang này có cái khó là ở chỗ mình phải lấy tin trên báo hàng ngày. Các báo đưa lên mạng xong là mình phải lấy thật nhanh để đưa vào, xong rồi phải lướt qua một số tin thật nhanh. Trước hết là phải gom nó vào với nhau để độc giả theo dõi cho dễ, chứ không thể nào để tản mác, rời rạc được. Ví dụ cùng một vấn đề nào đó thì các tin bài phải ở liền với nhau.
Thứ hai nữa là mình cũng phải nhớ vấn đề mà tin bài đó nêu ra. Có thể hôm qua, hôm kia hoặc là năm ngoái người ta đã đề cập đến chuyện này rồi, hoặc đã xảy ra chuyện gì, thì mình cũng phải nhớ để bình luận, thậm chí là tìm những bài cũ ghép vào để độc giả thấy nổi lên một điều nào đó bất thường trong vấn đề mà bài nêu ra chẳng hạn. Đấy là một ví dụ.
Ví dụ thứ hai là khi trong tin, bài đó có vấn đề đáng để bình: không hợp lý, hoặc là có cái hay, cái mới, thì mình cũng có ý kiến để độc giả quan tâm hơn, rồi tìm những câu, những ý hay ở trong bài đó mình trích ra. Nó khó ở chỗ tốc độ để mà phát hiện bài, tin rồi lắp ghép với nhau, rồi bình luận, phải rất là nhanh. Thường là ở Việt Nam sáng ra có nhiều người năm, sáu giờ người ta đã vô coi rồi, hoặc ít nhất phải tám giờ thì người ta vào đọc cùng lúc với nhiều báo mạng đã lên, thì mình phải có được lượng tin, bài ấy. Đó là dạng điểm báo, điểm tin hàng ngày.
Còn khó ở một chỗ nữa là, tuy khối lượng công việc lớn, nhưng tính chất của loại việc này lại không thể nhiều người làm được. Bởi vì rất khó phối hợp với nhau, dễ sinh ra trục trặc và mâu thuẫn, hoặc là không khớp nhau, khi độc giả xem người ta biết ngay. Bắt buộc là người tham gia làm trực tiếp phải rất là ít. Mà khi đã ít thì tốc độ và cường độ làm việc rất là cao – thế nên cũng căng thẳng và khó cho công việc ở đây.
Thêm nữa là ở trang này từ một, hai năm nay gần như để phản hồi độc giả là tự động, mà độc giả phản hồi rất là nhiều. Tức là phản hồi được tự động hiện lên chứ không có kiểm duyệt. Nhưng mà khi hiện lên thì mình phải đọc lướt các phản hồi đó, có cái nào không nên để hoặc phải cắt bớt đi, thì mình cũng phải thực hiện sớm.
Bên cạnh đó, quan điểm của chúng tôi rất muốn khích lệ độc giả tham gia vào việc làm tin. Thế nên độc giả cũng hay phát hiện tin rồi bình luận, thậm chí có những lời bình gần như là một bài báo, thì thường là chúng tôi phải nhanh chóng sử dụng lời bình của độc giả, cái tin mà độc giả mách ở trong phần phản hồi. Đấy cũng là một số lượng công việc quan trọng.
Rồi có những nhầm lẫn, sai sót, thì cách để mà chỉnh sửa, thông báo lại cho độc giả biết thì cũng lại là một vấn đề nữa. Và tìm những bài hay, ví dụ những bài đăng ở báo trong nước, ngoài nước, rồi báo mạng tự do, thì chúng tôi cũng phải chú ý. Tìm những bài vừa là thời sự nhưng vừa có chiều sâu, hoặc là có cái độc đáo, để đăng lên cho độc giả biết, hơn là mình chỉ điểm không thôi. Khi bài đăng lên thì có tác dụng rất lớn bởi vì độc giả đọc nhiều hơn, và người ta được thoải mái vào để bình luận.
RFI : Nhiều người nhận xét rằng chỉ riêng việc đọc hết các tin bài được điểm trên trang Ba Sàm cũng đã có đầy đủ thông tin trong ngày rồi, và chiếm rất nhiều thì giờ. Trong vai trò người đọc đã vậy, còn đối với người điểm tin, thì lấy đâu ra thời gian để làm công việc này ?
Với tôi, có thể nói là tôi dành gần như toàn bộ thời gian cho công việc này. Còn có một kinh nghiệm nho nhỏ về đọc và lấy tin thì đã thành thói quen tự nhiên - vì nhu cầu, sức ép nên mình phải như thế. Đọc một bài phải lướt rất nhanh để tìm cái câu, cái ý quan trọng trong bài đó. Tôi tự tạo cho mình một kỹ năng, ngoài việc xem tựa, đoạn tô đậm trong bài báo đó, đôi lúc cũng phải xem đoạn cuối, tập nhìn lướt rất nhanh trong một bài.
Còn về khối lượng công việc, thì nếu ai mà tham gia vào việc này đúng là cũng phải dành rất nhiều thời gian, rất là căng thẳng. Như vừa rồi trong một bình luận tôi cũng có nói thật thẳng là, thì giờ của tôi dành cho việc – ít nhất là việc viết bình luận - cũng rất là nhiều. Và thứ hai nữa là phải chọn thời điểm mà người ta đang ngủ thì mình đọc và viết, để sáng ra mọi người có ngay thông tin để đọc.
RFI : Trang của anh không hề có quảng cáo, như vậy về mặt tài chánh làm cách nào để duy trì thưa anh ?
Tôi thì có công ty riêng, đương nhiên phải dựa vào nguồn riêng qua công ty của mình. Nhưng mà do tập trung hết vào công việc ở đây, nên công ty thì tôi phải giao cho người khác điều hành.
Nhưng thực ra tài chính để lo cho trang cũng không đáng kể. Vì như mọi người đều biết, blog này trước tiên là một blog miễn phí. Riêng trang này là một trang rất lớn, rất nặng, ví dụ như tính tổng cộng trữ lượng trên trang này thì bên WordPress – công ty quản lý cũng ngạc nhiên : 15 megabyte. Thế nên vừa rồi bị hacker đánh, khi muốn khôi phục, tải lên lại chắc phải mất vài ngày. Vì một số tiện ích trong trang, hoặc để tăng trữ lượng thì mình phải nộp thêm tiền, nhưng mà số tiền đóng cũng không nhiều.
RFI : Cũng có ý kiến thắc mắc vì sao anh không sử dụng Blogspot của Google - hình như không dễ đánh phá. Chắc anh cũng có lý do nào đó khi chọn WordPress ?
Lúc đầu mình phát hiện ra WordPress này thì thấy nó rất hay so với nhiều loại khác, nên chọn luôn. Lúc đó cũng có biết sơ sơ Blogspot, nhưng thấy hình như nó có vẻ không được nhiều tiện ích bằng bên này, chứ hồi đó cũng không nghĩ chuyện an ninh, an toàn gì đâu. Gần đây có người nói là Blogspot an toàn hơn, thì cũng có thể ! Nhưng mà được cái này thì mất cái kia, Blogspot nhiều người dùng nhưng mà thấy hình thức không được đẹp. Có thể do họ không biết chọn giao diện hay sao ấy. Tiện ích thì hình như bên ấy cũng không nhiều.
Cả bảo mật lẫn an toàn có lẽ quan trọng vẫn ở nơi người dùng. Có một cái khó này nữa, chứ không hẳn là do WordPress không an toàn. Bởi vì với cách làm của chúng tôi thì áp lực quá lớn, cộng với lúc nào cũng phải liên lạc với độc giả. Độc giả gửi rất nhiều thứ đến, nhiều khi mình không thể kiểm soát, không thể thận trọng được – nếu mà thận trọng thì mất niềm tin, mình không liên lạc nhanh được với độc giả. Bắt buộc mình cứ thấy là mình mở xem, thì rõ ràng là có thể người ta gởi malware, phần mềm gián điệp vào.
Còn đại đa số các trang báo khác, mỗi ngày họ lên vài bài, phương pháp và mức độ họ liên lạc với độc giả rất là đơn giản. Thậm chí họ có thể dùng máy tính này liên lạc với độc giả, và dùng máy tính khác để post (đăng) bài, thì gần như không bao giờ bị chuyện gì. Nhưng đây phải dùng một máy, phải rất là nhanh và kết hợp mấy việc một lúc, thì rõ ràng như thế mình rất là dễ bị trojan.
RFI : Ngoài ra không biết anh có bị áp lực gì khi đưa những thông tin không làm chính quyền hài lòng lắm ?
À, có, cũng tạm gọi là áp lực được. Đôi lần tôi cũng có nói ra với độc giả, tôi không giấu. Chính quyền – thực ra cũng qua quan hệ bạn bè thôi – đôi lúc họ cũng muốn tôi điều chỉnh một đôi thứ. Quan điểm của tôi, đây là nhìn đại cuộc, thì tôi luôn luôn đi theo xu hướng là chính quyền và người dân - và cụ thể là những người hoạt động trong mạng tự do, và hoạt động ngoài xã hội đấu tranh cho quyền của người dân - rất nên có điều kiện để có những kênh đối thoại với nhau.
Về phía chính quyền đôi lúc họ cũng muốn tôi bớt cái này, cái kia, thì tôi thấy là cũng có thể chấp nhận được. Mỗi lần như thế tôi cũng không giấu gì độc giả. Chẳng hạn như có lần tường thuật biểu tình, bữa đó rất là căng thẳng, họ đề nghị tôi dừng. Tôi nói nếu dừng thì tôi phải thông báo là cơ quan chức năng có đề nghị như thế và tôi chấp nhận. Đấy cũng nằm trong phương pháp của tôi.
Tôi muốn dung hòa giữa chính quyền và người dân, làm sao cho có sự thông cảm với nhau, sẽ thuận lợi cho việc tìm kênh thông tin đến với nhau để hiểu nhau hơn. Chứ còn nếu cứ như là đứng hai bên chiến tuyến thì không có lợi chút nào. Cần phải hiểu nhau, và cần phải có những cái nhân nhượng nhất định đối với nhau, thì dần dần sẽ giải quyết được rất nhiều vấn đề.
RFI : Chúng tôi xin chân thành cảm ơn ông Nguyễn Hữu Vinh, chủ blog Anh Ba Sàm, tuy rất bận rộn cũng đã dành thì giờ trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ.
 
 
 


Copy từ: RFI

THÔNG BÁO KHẨN CẤP: TẤT CẢ CÁC TRANG BA SÀM ĐỀU BỊ CHIẾM ĐOẠT

THÔNG BÁO KHẨN CẤP
Thưa quý vị độc giả xa gần,
Vào lúc 13h35 chiều hôm nay, 13.3.2013, trang Ba Sàm, tại địa chỉ:
đã bị tin tặc chiếm đoạt và cướp quyền điều khiển.
Tin tặc đưa tin bài nhiều hình ảnh xuyên tạc đánh lừa bạn đọc.
Những người điều hành trang Ba Sàm khẩn cấp thông báo cùng bạn đọc và cảnh báo mọi người cùng cảnh giác trước hành động đáng lên án này.

14h50, ANH BA SÀM THÔNG BÁO
Mời độc giả ghé thăm ngôi nhà vừa mới dựng, tại:
anhbasamnew.wordpress.com

TRÂN TRỌNG KÍNH BÁO!




Copy từ: TS Nguyễn Xuân Diện

Báo cáo đặc biệt về giám sát Internet, tập trung và 5 chính quyền và 5 công ty là kẻ thù của Internet


Bản dịch của Defend the Defenders - Hôm nay, ngày 12 tháng 3, ngày Thế giới Chống Kiểm duyệt Online, Phóng viên Không Biên giới phát hành một báo cáo đặc biệt về giám sát Internet, xem tại surveillance.rsf.org / en. Nó đưa ra cách mà các chính phủ đang ngày càng sử dụng nhiều công nghệ theo dõi hoạt động trực tuyến và chặn truyền thông điện tử để bắt giữ các nhà báo, công dân làm nhà báo và những người bất đồng chính kiến. Khoảng 180 cư dân mạng trên toàn thế giới hiện đang ở trong tù vì cung cấp tin tức và thông tin online.


Đối với năm nay, báo cáo “Kẻ thù của Internet” của Phóng viên Không Biên giới đã xác định Năm chính quyền là kẻ thù của Internet, năm chính quyền “gián điệp” đang tiến hành một cách hệ thống giám sát trực tuyến, gây ra các vi phạm nhân quyền nghiêm trọng. Họ là Syria, Trung Quốc, Iran, Bahrain Việt Nam. Sự giám sát tại các quốc gia này nhắm vào những người bất đồng chính kiến ​ đã tăng mạnh trong những tháng gần đây. Các cuộc tấn công mạng và xâm nhập, bao gồm cả việc sử dụng các phần mềm độc hại chống lại những người bất đồng chính kiến ​​và các mạng lưới của họ, đang gia tăng.

Trung Quốc, Bức Trường Thành Điện tử (Electronic Great Wall) có lẽ là hệ thống kiểm duyệt tinh vi nhất thế giới, đã tăng cường cuộc chiến về việc sử dụng các công cụ ẩn danh và đã tranh thủ được các công ty Internet của khu vực tư nhân để giúp theo dõi người dùng Internet. Iran đã thực hiện giám sát trực tuyến đến một cấp độ mới bằng cách phát triển Internet quốc gia của họ, hoặc “Internet Halal”. Liên quan đến Syria, Phóng viên Không Biên giới đã thu được một tài liệu chưa được công bố – một lời mời năm 1999 thành lập Viễn thông Syria để đấu thầu cho một mạng Internet quốc gia Syria – qua đó cho thấy rằng mạng Internet này được thiết kế ngay từ đầu bao gồm sàng lọc và giám sát rộng rãi.

Nếu không có công nghệ tiên tiến, các chế độ độc tài sẽ không thể do thám công dân của họ. Phóng viên Không Biên giới đã lần đầu tiên biên soạn một danh sách năm “Công ty là Kẻ thù của Internet“, năm công ty tư nhân bị xem như “lính đánh thuê thời đại kỹ thuật số” bởi vì họ bán sản phẩm được sử dụng bởi các chính phủ độc tài vi phạm nhân quyền và tự do thông tin. Đó là Gamma, Trovicor, Hacking Team, Amesys Blue Coat.

Sản phẩm giám sát và đánh chặn của Trovicor đã cho phép gia đình hoàng gia Bahrain do thám những người đưa tin và bắt giữ họ. Ở Syria, sản phẩm kiểm tra Deep Packet được phát triển bởi Blue Coat đã làm cho chế độ này có thể giám sát những người bất đồng chính kiến ​​và cư dân mạng trong cả nước, và bắt giữ và tra tấn họ. Sản phẩm Eagle được cung cấp bởi Amesys đã được phát hiện trong các văn phòng cảnh sát mật vụ của Muammar Gaddafi. Phần mềm độc hại được thiết kế bởi Hacking Team và Gamma đã được sử dụng bởi các chính phủ để hack các mật khẩu của các nhà báo và cư dân mạng.

“Giám sát trực tuyến là một mối nguy hiểm ngày càng tăng đối với các nhà báo, công dân làm báo, các blogger và những người bảo vệ nhân quyền,” Phóng viên Không Biên giới, Tổng thư ký Christophe Deloire nói. “Các chế độ tìm cách kiểm soát tin tức và luồng thông tin ngày càng thích hành động kín đáo, hơn là thực hiện biện pháp ngăn chặn nội dung vốn tạo ra tiếng xấu và sớm bị phá vỡ, họ thích hình thức kiểm duyệt và giám sát tinh tế mà các mục tiêu của họ thường không biết”.

“Khi phần cứng và phần mềm giám sát được cung cấp bởi các công ty có trụ sở ở các quốc gia dân chủ đang được sử dụng để thực hiện vi phạm nghiêm trọng quyền con người. Là những người lãnh đạo của các nước này, họ hãy nói rằng hộ lên án các hành vi vi phạm tự do ngôn luận online, đây là lúc cần phải  thực thi các biện pháp cứng rắn. Trên tất cả, họ nên đặt một kiểm soát chặt chẽ lên việc xuất khẩu vũ khí kỹ thuật số đến những quốc gia chế nhạo các quyền cơ bản của con người”.

Các cuộc đàm phán giữa các chính phủ trong tháng 7 năm 1996 đã đạt Thoả thuận Wassenaar, nhằm mục đích thúc đẩy “tính minh bạch và trách nhiệm lớn hơn trong chuyển giao vũ khí quy ước và các hàng hóa và công nghệ sử dụng kép [(dual-use) dùng cho mục tiêu dân sự nhưng cũng có thể cho cả quân sự - ND], do đó ngăn ngừa sự mất ổn định tiềm tàng”. Bốn mươi quốc gia, trong đó có Pháp, Đức, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ hiện nay là thành viên của Thỏa thuận này.

Qua minh chứng tầm quan trọng của thông tin trực tuyến, Mùa xuân Ả Rập đã tăng cường sự hiểu biết của các chính phủ độc tài về những lợi thế của giám sát và kiểm soát dữ liệu Internet và truyền thông. Các nước dân chủ dường như cũng ngày càng sẵn sàng nhượng bộ sự hấp dẫn nhưng đầy rủi ro về sự cần thiết để giám sát và an ninh mạng bằng bất cứ giá nào. Cơ sở cho việc này là tất cả các dự luật có tính áp chế tiềm tàng như FISAA và CISPA tại Hoa Kỳ, luật Dữ liệu Truyền thông (Communications Data Bill) ở Anh và Wetgeving Bestrijding Cybercrime ở Hà Lan.

Phóng viên Không Biên giới đã thực hiện một “bộ công cụ sống sót trong kỹ thuật số” (digital survival kit) có sẵn trên trang web WeFightCensorship.org để giúp những người cung cấp tin tức trực tuyến tránh được hoạt động giám sát xâm nhập ngày càng tăng.

***


Đối với chính quyền, cộng đồng blog là mục tiêu chính. Các blog đem đến cả một thế giới thông tin và quan điểm mới – thứ khơi dậy mối quan tâm lớn từ những người sử dụng Internet. Vì lý do đó mà các blog trở thành mục tiêu của những chế tài hà khắc.

Blogger Huỳnh Ngọc Chênh (người vừa được trao giải Công Dân Mạng 2013 – Netizen of the Year for 2013) đúc kết tình hình: “Nhà nước kiểm soát mọi kênh thông tin. Những ý kiến phản đối nhà nước không được phổ biến. Trên thực tế, tự do ngôn luận không tồn tại ở Việt Nam. Vì thế, nhiều người sử dụng blog để thể hiện quan điểm của mình. Song chính phủ lại đóng cửa các blog này. Và nhiều blogger bị bắt. Họ bị sách nhiễu, cùng với gia đình của mình.”

Tháng 9/2012, Công văn 7169/VPCP-NC trực tiếp nhằm vào các blog có ảnh hưởng nhất của đất nước này: Dân Làm Báo, Quan Làm Báo và Biển Đông. Chủ nhân của chúng, vốn sử dụng bút danh dưới các bài viết, phải đối mặt với những án tù dài hạn nếu đảng khám phá ra nhân thân thực của họ. Ẩn danh là tình trạng phổ biến trong cộng đồng blog ở Việt Nam. Song đảng lại không để cho điều đó cản trở mình, mà sử dụng các công cụ theo dõi để tìm ra tên thực của các blogger mục tiêu. Nếu bị bắt, họ phải đối mặt với sự trừng phạt nặng nề.

Đó chính là số phận của Lê Nguyên SangHuỳnh Nguyên Đạo năm 2006. Mặc dù ký tên giả dưới các bài viết của mình (Nguyễn Hải Sơn và Nguyễn Hoàng Long), họ vẫn bị an ninh mạng nhận diện và bị tuyên án tù người 4 năm và người hai năm rưỡi.

Trần Huỳnh Duy Thức bị bắt năm 2009 và Lữ Văn Bảy năm 2011, mặc dù cả hai đều sử dụng bút danh khi đăng bài. Trần Huỳnh Duy Thức hiện đang thụ án 16 năm, còn Lữ Văn Bảy, người dùng đến 4 tên giả, bị kết án 4 năm.

Blogger Phan Thanh Hải và nhà văn Phạm Chí Dũng, nguyên cán bộ của UBND Tp Hồ Chí Minh và là người đóng góp bài viết cho các trang mạng “không được phép” như Phía Trước và Quan Làm Báo, cũng bị bắt bất chấp việc họ sử dụng tên giả.

Các nhà hoạt động trong lĩnh vực thông tin thường xuyên bị theo dõi. Các phương thức bao gồm theo dõi hành tung và đe doạ đối với những ai mà nhân thân đã bị lộ. Phishing (thủ đoạn đánh cắp thông tin cá nhân của người dùng mạng) và gián điệp số được nhằm vào các blogger ẩn danh.

Một nhà hoạt động, người từng thụ án tù và yêu cầu không nêu tên, cho Phóng Viên Không Biên Giới (RWB) biết rằng sau khi anh bị bắt: “Trong tù, họ cho tôi xem các bài mà tôi đã viết và ký với tên giả, những emails mà tôi đã gửi cho đồng nghiệp và thậm chí cả các cuộc trao đổi điện thoại của tôi.”

Đó không phải là trường hợp cá biệt. Công an mạng sử dụng mọi phương thức khả thi, kể cả việc truy cập mật khẩu thông qua phương tiện trung gian (Man In the Middle password retrieval), hack, và theo dõi điện thoại di động. Mục đích của công an không chỉ là khám phá tên thật của các blogger mà còn nhận diện từng người trong mạng lưới của họ. Lời biện hộ chính thức cho tất cả những trường hợp này luôn luôn là: “cấu kết với các tổ chức phản động ở nước ngoài”, “âm mưu lật đổ chính quyền”, hay “tuyên truyền chống phá nhà nước”. Những cáo buộc về tham nhũng hay trốn thuế cũng thường xuyên được sử dụng nhằm vào các nhà báo và blogger. Năm 2008, Điếu Cày – một blogger nổi tiếng – bị kết án 10 năm tù dựa trên những cáo buộc này. Chiến dịch đàn áp nhằm vào cả các blog cá nhân cũng như blog tập thể. Nhóm blog cá nhân là những blogger như Nguyễn Văn Đài, Phạm Thanh Nghiên, Lê Công Định, Đinh Đăng Định, JB Nguyễn Hữu Vinh, Người Buôn Gió và Nguyễn Quang Lập. Nhóm blog tập thể bao gồm Bạch Đằng Giang, Quan Làm Báo, Bauxite Việt Nam, Dòng Chúa Cứu Thế và Nữ Vương Công Lý.

Danh sách nêu trên vẫn không ngừng dài ra. Ngày 9/1/2013, 14 nhà hoạt động, trong đó có 8 blogger và công dân mạng, đã bị kết án tù từ 3 đến 13 năm – tổng cộng 113 năm tù. Họ bị cáo buộc theo khoản 1 và 2 Điều 79 Bộ Luật Hình sự với “tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” và “thành lập tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.

Tình trạng bị theo dõi thường xuyên tạo ra áp lực “tự kiểm duyệt” cho những nhà hoạt động nào mà gia đình của họ phải chịu áp lực từ phía công quyền. Song bất chấp tất cả, cộng đồng mạng Việt Nam vẫn hoạt động rất mạnh mẽ. Một trong những lý do ở đây là Đảng không đủ khả năng theo dõi toàn bộ thế giới mạng. Và các cơ quan hữu trách cũng không thể ngăn cản việc các blog ra đời. Một số blogger sử dụng các công cụ chống theo dõi, chẳng hạn như proxy, nhằm duy trì hoạt động của mình. Nhiều người thậm chí còn ngang ngạnh đăng bài với tên thật của mình, hay công khai lên án chiến dịch mà nhà cầm quyền nhằm vào họ. Theo lời của một quản trị viên trang Dân Làm Báo: “Không ai có thể bịt miệng chúng tôi hay ngăn chặn quyền tự do ngôn luận của chúng tôi. Đó là sứ mạng của chúng tôi, chúng tôi sẽ tiếp tục bất chấp tất cả.”


 
 
 


Copy từ: Dân Làm Báo

Đã có 9211 người ký tên vào Kiến Nghị 72

Để ký tên vào Lời kêu gọi này, xin đồng bào trong và ngoài nước gửi e-mail về địa chỉ kiennghisuadoihienphap2013@gmail.com , ghi rõ họ tên, nghề nghiệp, chức danh (nếu có) và địa chỉ.
Danh sách dưới đây đã được rà soát để loại bỏ trùng tên.
Bauxite Việt Nam


Đợt 24:
8958. Nguyễn Minh Tuấn, sinh viên, Đồng Nai
8959. Trần Vĩnh Nghiêm, sinh viên, TP HCM
8960. Nguyen Van Cap, Hoa Kỳ
8961. Bùi Thanh Hương, giáo viên mầm non, Hà Nội
8962. Trần Văn Lưỡng, sinh viên, Nghệ An
8963. Trần Thắng, kỹ sư cơ khí, CHLB Đức
8964. Nguyên Hoài Nan Vy, phóng viên tự do, công dân tự do, TP HCM
8965. Phan Bá Đạm, thiết kế M&E, TP HCM
8966. Nguyễn Thanh Thịnh, kỹ sư, Long An
8967. Nguyễn Huỳnh Vân Vy, kinh doanh, Tây Ninh
8968. Trần Văn Chiến, kỹ sư, Hà Nội
8969. Lương Phan Nguyễn, thạc sĩ, TP HCM
8970. Phạm Xuân Đào, linh mục Đa Minh, Pháp
8971. Nguyen Van Dun, nghề nghiệp tự do, TP HCM
8972. Lê Trung Lương, kỹ sư điện tử, Canada
8973. Huong Nguyen, Hoa Kỳ
8974. Bui Bang Doan, doanh nhân, Cộng hòa Czech
8975. Mai Van Hai, doanh nhân, Cộng hòa Czech
8976. Bui Huu Phuc, doanh nhân, Cộng hòa Czech
8977. Dang Thi Ha, doanh nhân, Cộng hòa Czech
8978. Nguyen Huong Lan, doanh nhân, Cộng hòa Czech
8979. Le Hong Tham, doanh nhân, Cộng hòa Czech
8980. July Hoa Nguyen, chủ tiệm nail, Hoa Kỳ.
8981. Mike Tuan Vo, chu tiem nail, Hoa Kỳ
8982. Nhu Thi Huynh, nail tech, Hoa Kỳ
8983. Huong Hong Nguyen, nail tech, Hoa Kỳ
8984. Nga Thi Do, nail tech, Hoa Kỳ
8985. My Tran, nail tech, Hoa Kỳ
8986. Danny To, nail tech, Hoa Kỳ
8987. Viet Quoc Nguyen, nail tech, Hoa Kỳ
8988. Lauren Nguyen, nail tech, Hoa Kỳ
8989. Duc Nguyen, nail tech, Hoa Kỳ
8990. Huynh Kim Ngoc, hưu trí, Canada
8991. Nguyen Trong Anh, designer, Hoa Kỳ
8992. Pham Thi Ngoc Quyen, Canada
8993. Lê Ngọc Ái, y sĩ, Hoa Kỳ
8994. Bế Minh Đức, mortgage broker, Canada
8995. Mã Thành Lợi, Hoa Kỳ
8996. Tiên Nguyễn, Hoa Kỳ
8997. Trần Thanh Sơn, kỹ sư, Nghệ An
8998. Trần Hạnh, nhà báo, Australia
8999. Trần Hiền, kinh doanh tự do, TP HCM
9000. Nguyễn Mạnh Hưng, nhân viên, Hà Nội
9001. Nguyễn Văn Thuỷ, Ninh Bình
9002. Nguyễn Xuân Thanh, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, sĩ quan quân đội đã nghỉ hưu, Vĩnh Phúc
9003. Huỳnh Phương Nam, giáo viên, Đà Nẵng
9004. Doan Thi Thao, công nhân, Hoa Kỳ
9005. Le Huyen Tran, nail, Hoa Kỳ
9006. Lê Việt Quốc, chuyên viên, Hoa Kỳ
9007. Đỗ Văn Tuân, kỹ sư, Đồng Nai
9008. Nguyễn Thị Nhàn, nhân viên văn phòng, Đồng Nai
9009. Nguyễn Thị Ly, kinh doanh tự do, TP HCM
9010. Nguyễn Hữu Khang, học sinh, TP HCM
9011. Hoàng Canh, Hà Nội
9012. Uông Tiến Thắng, buôn bán tự do, Hoa Kỳ
9013. Pham Thi Thu Ha, Hoa Kỳ
9014. Nguyễn Quang Phú, thương gia, Hoa Kỳ
9015. Trần Quang Ngọc, cử nhân, Hà Nội
9016. Bùi Trọng Quân, cán bộ, Nghệ An
9017. Nguyễn Trọng Khang, kỹ sư, Nghệ An 
9018. Đinh Văn Long, cựu quân nhân, Hàn Quốc
9019. Lê Đình Dũng, kỹ sư, TP HCM
9020. Nguyễn Lộc, kiến trúc sư, TP HCM
9021. Nguyễn Khắc Dũng, Hà Nội
9022. Nguyễn Thành Bắc, kế toán, Đồng Nai
9023. Nguyễn Xuân Hiếu, cựu chiến binh Quân đoàn 3, Bình Phước
9024. Nguyen Son, Hoa Kỳ
9025. Hoàng Anh Tuấn, buôn bán, TP HCM
9026. Henry Huynh, kỹ sư, Hoa Kỳ
9027. Nguyen Van Tien, kinh doanh, Hải Phòng
9028. Nguyễn Sỹ Hùng, công dân tự do, Hà Nội
9029. Đặng Trung Việt, công dân tự do, Quảng Nam
9030. Lê Minh Tuấn, thợ đóng tàu, Nha Trang
9031. Nguyen Van Truong, kinh doanh, Đồng Nai
9032. Nguyễn Văn Hữu, kinh doanh, Bình Dương
9033. Phan Văn Liên, cán bộ hưu trí, Nghê An
9034. Nguyen Binh Phuong, kỹ sư, Hoa Kỳ
9035. Nguyễn Đức Vịnh, nguyên trung tá Quân đội Nhân dân Việt Nam chiến đấu chiến trường Tây Nam và Campuchia, Quảng Ngãi
9036. Trần Hoài Bảo, nguyên thiếu tá Quân đội Nhân dân Việt Nam chiến đấu chiến trường Tây Nam và Campuchia, Quảng Ngãi
9037. Nguyễn V Bàng, nguyên chuẩn uý Quân đội Nhân dân Việt Nam chiến đấu chiến trường Tây Nam và Campuchia, Quảng Ngãi
9038. Trần Thế Vinh, nguyên chuẩn uý Quân đội Nhân dân Việt Nam chiến đấu chiến trường Tây Nam và Campuchia, Quảng Ngãi
9039. Le V. Luyến, nguyên chuẩn uý Quân đội Nhân dân Việt Nam chiến đấu chiến trường Tây Nam và Campuchia, Quảng Ngãi
9040. Cao V. Ấn, nguyên chuẩn uý Quân đội Nhân dân Việt Nam chiến đấu chiến trường Tây Nam và Campuchia, Quảng Ngãi
9041. Nguyễn Bái, nguyên thượng sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam chiến đấu chiến trường Tây Nam và Campuchia, Quảng Ngãi
9042. Võ Thành Long, nguyên thượng sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam chiến đấu chiến trường Tây Nam và Campuchia, Quảng Ngãi
9043. Nguyễn Duy Hấn, nguyên thượng sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam chiến đấu chiến trường Tây Nam và Campuchia, Quảng Ngãi
9044. Nguyễn Hữu Mến, nguyên thượng sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam chiến đấu chiến trường Tây Nam và Campuchia, Quảng Ngãi
9045. Lê V. Dung, nguyên trung sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam chiến đấu chiến trường Tây Nam và Campuchia, Quảng Ngãi
9046. Bùi Tiến Mạnh, nguyên trung sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam chiến đấu chiến trường Tây Nam và Campuchia, Quảng Ngãi
9047. Lê Thành Triết, nguyên trung sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam chiến đấu chiến trường Tây Nam và Campuchia, Quảng Ngãi
9048. Le Dung, Hoa Kỳ
9049. Lưu Bá Đức, kinh doanh, Đắk Lắk
9050. Nguyễn Minh Châu, doanh nghiệp, Nghệ An
9051. Nguyễn Thị Thức, doanh nghiệp, Nghệ An
9052. Nguyễn Văn Hải, quản lí, Nghệ An
9053. Nguyễn Thị Thu Hà, giáo viên, Nghệ An
9054. Nguyễn Thị Hoài, sinh viên, Nghệ An
9055. Nguyễn Trung Hậu, công nhân, Nghệ An
9056. Vu Thị Kim Tuyet, sinh viên, Hoa Kỳ
9057. Trịnh Trọng Quyền, hưu trí, đảng viên, Thanh Hóa
9058. Nguyễn Thanh Phi, kỹ sư, Quảng Nam
9059. Hoàng Văn Tốn, buôn bán, Đà Nẵng
9060. Tào Văn Huy, kiến trúc sư, Hà Nội
9061. Hy Bui, công dân Việt Nam, Hoa Kỳ
9062. Trần Nguyễn Minh Thanh, Tiền Giang
9063. Tran Xuan Chinh, kỹ sư, Hoa Kỳ
9064. Nguyễn Tín, kỹ sư, Hoa Kỳ
9065. Phan Thi Nhi, kinh doanh, TP HCM
9066. Trần Văn Tuấn, chuyên viên, Nghệ An
9067. Nguyễn Văn Khánh, Đồng Tháp
9068. Nguyễn Quang Ngọc, kỹ sư, Hà Nội
9069. Pham Xuan Tam, giáo viên, DakLak
9070. Nguyen Cam Tu, kỹ thuật viên, Hoa Kỳ
9071. Nguyen Duyen Nhat, sinh viên, Hoa Kỳ
9072. Nguyen Minh, học sinh, Hoa Kỳ
9073. Nguyen Thinh Tien, nghiên cứu viên, Hoa Kỳ
9074. Dương Thị Tuyết Mai, kỹ sư, TP HCM
9075. Nguyễn Quang Minh, chuyên gia kinh tế dầu khí, Na Uy
9076. Le Trung, kỹ sư, Hoa Kỳ
9077. Trần Quang Ngọc, tiến sĩ, kỹ sư, CHLB Đức
9078. Nguyen Thanh, nhân viên bưu điện, Australia
9079. Nguyễn Đức Hải, sinh viên, Đà Nẵng
9080. Trịnh Ngọc Trung, nghiên cứu sinh, Đan Mạch
9081. Nguyễn Hoàng Vũ, kỹ sư, Bình Thuận
9082. Nguyễn Đăng Khoa, cử nhân, Kiên Giang
9083. Nguyễn Duy Bình, luật sư, Đoàn Luật sư TP HCM
9084. Phiên Lan, giáo viên, Nghệ An
9085. Hoàng Quang Tuyến, Đan Mạch
9086. Đông Ri, nhà báo, TP HCM
9087. Nguyễn Văn Hoà, công nhân, Nam Định
9088. Nguyễn Chí Hướng, 65 tuổi Đảng, cán bộ hưu trí, Hà Nội
9089. Trần Hải Đăng, sinh viên, Hà Nội
9090. Phan Tấn Lâm, kỹ sư, Pháp
9091. Phạm Minh Tuấn, TP HCM
9092. Trần Bá Khoa, kỹ sư, Huế
9093. Nguyễn Hòa, hưu trí, Hoa Kỳ
9094. Phạm Minh Vương, cựu nhiếp ảnh gia, TP HCM
9095. Phạm Văn Phú, Thanh Hóa
9096. Châu Văn Thi, công nhân, TP HCM
9097. Nguyễn Quốc Tuấn, engineer, Hoa Kỳ
9098. Đỗ Văn Tuấn, làm ruộng, Hà Nội
9099. B Le, Australia
9100. Pham Mai Hien, nội trợ, Ha Noi
9101. Trần Phi Dũng, Hà Nội
9102. Tran Hung, Thái Bình
9103. Kent Huynh, công nhân, Hoa Kỳ
9104. Lưu Dung, TP HCM
9105. Lê Đình Anh, mua bán, TP HCM
9106. Nguyễn Minh Trí, sinh viên, TP HCM
9107. Hoa Dinh, Hoa Kỳ
9108. Tai Vo, Hoa Kỳ
9109. Huỳnh Đăng Cảnh, kỹ sư, Binh Dương
9110. Trần Đáng, Nha Trang
9111. Do Thai Nguyen, công nhân, Hoa Kỳ
9112. Trần Văn Năm, kỹ sư, Lâm Đồng
9113. Nguyen Quang, Canada
9114. Luu Hoang Chung, công nhân, Bắc Giang
9115. Chuc Van Le, Na Uy
9116. Chu Văn Nguyện, học sinh, Nghệ An
9117. Nguyễn Sơn Thành, chuyên viên, Đắk Lắk
9118. Tran Van Khanh, buôn bán, Đắk Nông
9119. Duong Quoc Dat, kỹ sư, Nha Trang
9120. Đặng Phiếm, bảo hiểm, Hoa Kỳ
9121. Nguyễn Thị Kim Yến, thẩm mỹ, Hoa Kỳ
9122. Vũ Kim Trọng, Hoa Kỳ
9123. Lê Thị Tuyết Loan, Hoa Kỳ
9124. Ngô Quốc Hùng, CHLB Đức
9125. Trần Thy Hùng, kỹ sư, Hoa Kỳ
9126. Nguyễn Thị Thanh Hiền, giáo viên, TP HCM
9127. Lê Văn Quang, sinh viên, Hà Nội
9128. Paul Nguyen, kỹ sư, Hoa Kỳ
9129. Nguyen Phi Long, Hoa Kỳ
9130. Trần Văn Hoàng, IT staff, Canada
9131. Phụng Trương, Hoa Kỳ
9132. Nguyễn Trung Hòa, kỹ sư, Hà Tĩnh
9133. Bùi Ngọc Huỳnh, giáo viên, Kiên Giang
9134. Ngô Ngọc Ánh, hưu trí, Hoa Kỳ
9135. Ho Quang Danh, Hoa Kỳ
9136. Nguyên Văn Tráng, sinh viên, Thanh Hóa
9137. Dung Van Ho, kỹ sư, Hoa Kỳ
9138. Phạm Xuân Nghĩa, trưởng bộ phận kinh doanh, Vũng Tàu
9139. Nguyễn Rê, kỹ sư, Đồng Nai
9140. Võ Hồng Long, kỹ sư, Nhật Bản
9141. Phan Cao Thiện, lao động tự do, Quảng Bình
9142. Nguyễn Thu Hương, designer, Hà Nội
9143. Nguyễn Xuân Chiến, Hà Nội
9144. Nguyễn Minh Tân, kỹ sư, TP HCM
9145. Khoa Vu, công nhân, Hoa Kỳ
9146. Nguyễn An Hiệp, Hoa Kỳ
9147. Phạm Văn Bình, Bình Thuận
9148. Nguyễn Đạt, Hoa Kỳ
9149. Trần An Khánh, kỹ sư, Bà Rịa - Vũng Tàu
9150. Le Gia Long, hưu trí, Hoa Kỳ
9151. Tran Van Thinh, Hoa Kỳ
9152. Nguyen Quoc Toan, kỹ sư, Hoa Kỳ
9153. Vũ Văn Tám, kinh doanh, Slovakia
9154. Duong Minh, công nhân, Australia
9155. Nguyễn Trần Nam Anh, kinh doanh cá thể, Hà Nội
9156. Nguyen Ngoc Ha, bác sĩ, Bắc Ninh
9157. Bùi Văn Phước, kỹ sư, TP HCM
9158. Nguyễn Đức Huy, cựu sĩ quan Hải quân Việt Nam Cộng hòa của miền Nam trước 1975, Hoa Kỳ
9159. Trần Thị Tú, cựu giáo viên tiểu học, Hoa Kỳ
9160. Trần Hữu Hiếu, buôn bán, TP HCM
9161. Phan Hoàng Thuấn, nhân viên văn phòng, TP HCM
9162. Nguyen Loc Charlie, kỹ sư, Hoa Kỳ
9163. Nguyễn Hòe, nghỉ hưu, Hoa Kỳ
9164. Nguyen Huu Phuoc, kỹ sư, Đồng Nai
9165. Binh Nguyen, tho may, Hoa Kỳ
9166. Nguyen Luan, tư nhân, Hoa Kỳ
9167. Nguyễn Xuân Ngữ, dân oan, TP HCM
9168. Nguyễn Hoàng Trương Tuấn, kỹ sư, TP HCM
9169. Lưu Minh Phương, công nhân, Australia
9170. Huỳnh Thị Nhung, công nhân, Vũng Tàu
9171. Pham Quang Lan, technician, Hoa Kỳ
9172. Nguyen Van Hoang, researcher, Nhật Bản
9173. Dương Kỳ Anh, Phú Yên
9174. Cao Hùng Vĩ, kỹ sư, Hải Phòng
9175. Ngô Quang Huy, giáo viên, TP HCM
9176. Nguyễn Văn Quyết, lái xe, Hà Nội
9177. Hồ Minh Khôi, lái xe, TP HCM
9178. Tô Văn Đoàn, nông dân, Hải Phòng
9179. Đinh Khắc Tuyên, kỹ sư, Hải Phòng
9180. Nguyễn Viết Hội, kiến trúc sư, Hà Nội
9181. Phạm Cao Huy, kỹ sư, Kontum
9182. Đinh Trí Dũng, Hà Nội
9183. Nguyễn Quang Huy, lao động tự do, Bình Dương
9184. Nguyễn Hữu Trym, cán bộ hưu trí, TP HCM
9185. Phạm Quốc Cường, lái xe, Hải Phòng
9186. Nguyễn Toàn Thắng, kinh doanh, Hải Phòng
9187. Phạm Văn Hồng, Giáo xứ Văn Côi, Giáo phận Sài Gòn
9188. Lê Thị Minh, giáo viên về hưu, Hà Nội
9189. Đặng Đức Nghĩa, Dr, CHLB Đức
9190. Đặng Đức Hiếu, thạc sĩ, CHLB Đức
9191. Trần Khoa, TS, Canada
9192. Nguyễn Quang Tìm, công nhân, TP HCM
9193. Huynh Anh Duc, kinh doanh, TP HCM
9194. Nguyen Pham Anh Tuan, kinh doanh, TP HCM
9195. Tran Thanh Nguyen, Australia
9196. Phạm Quý Quang, công nhân, TP HCM
9197. Huỳnh Nghi, buôn bán tự do, Quảng Ngãi
9198. Mai Lê Phước Thiện, giáo viên, An Giang
9199. Nguyen Hung, cử nhân, Huế
9200. Nguyễn Lương Hải Khôi, nghiên cứu sinh, Nhật Bản
9201. Nguyễn Thị Thủy, học viên cao học, Nhật Bản
9202. Nguyễn Thị Kim Quý, nghiên cứu sinh, Australia
9203. Nguyễn Thị Ngọc Lan, TP HCM
9204. Phạm Viết Lượng, kỹ sư, TP HCM
9205. Lai Minh Tri, Hà Nội
9206. Ngoc Huyen, Hoa Kỳ
9207. Phi Kim Quý, lao động tự do, Lào Cai
9208. Nguyễn Tuyến, kỹ sư, Hà Nội
9209. Nguyễn Thị Hoa, kế toán, Hà Nội
9210. Vũ Quang Thông, công nhân, Đồng Nai
9211. Ngô Hoàng Toàn, công dân Việt Nam, Hà Nam

Chúc mừng Blogger Huỳnh Ngọc Chênh


Blogger Huỳnh Ngọc Chênh nhận giải Công dân mạng Netizen 2013 tại Paris

Blogger Huỳnh Ngọc Chênh sau khi nhận Giải Netizen 2013 trong buổi lễ tại trụ sở Google France ngày 12/03/2013.
Blogger Huỳnh Ngọc Chênh sau khi nhận Giải Netizen 2013 trong buổi lễ tại trụ sở Google France ngày 12/03/2013.
Thanh Phương/RFI

Thanh Phương
Tối hôm qua, 12/03/2013, nhân Ngày Thế giới chống kiểm duyệt Internet, tổ chức Phóng viên không biên giới đã trao giải Công dân mạng Netizen 2013 cho blogger Việt Nam Huỳnh Ngọc Chênh, trong một buổi lễ được tổ chức tại trụ sở của công ty Google France ở Paris.

Giải Netizen do công ty Google France kết hợp với Phóng viên không biên giới trao tặng mỗi năm ( từ năm 2010 ) cho một blogger hay một nhà đối lập sử dụng Internet có những hoạt động bảo vệ quyền tự do ngôn luận trên mạng. Ông Huỳnh Ngọc Chênh, nguyên phóng viên báo Thanh Niên, đã được bình chọn là Netizen 2013 với số phiếu của hơn 40 ngàn người sử dụng Internet trên thế giới.
Trong bài phát biểu nhận giải thưởng này, ông Huỳnh Ngọc Chênh đã nhấn mạnh rằng chính Internet đã giúp người dân « nói lên nguyện vọng đích thực của họ trong hoàn cảnh tự do ngôn luận bị bóp nghẹt ». Nhưng ông Huỳnh Ngọc Chênh nhắc lại là nhiều blogger và nhà đấu tranh dân chủ đã phải trả giá vì đã dũng cảm đi tiên phong chọc thủng bức màng bưng bít thông tin ở Việt Nam. Ông kể tên một số người đã và đang ngồi tù, trong trại cải tạo, bị quản thúc, thậm chí bị đưa vào nhà thương điên, như Hoà thượng Thích Quảng Độ, linh mục Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Đan Quế, Phạm Bá Hải, Nguyễn Văn Đài, Hà sỹ Phu, Bùi Minh Quốc, Tiêu Dao Bảo cự, Cù Huy Hà Vũ, Đỗ thị Minh Hạnh, Bùi thị Minh Hằng, Phạm Thanh Nghiên, Tạ Phong Tần, Điếu cày Nguyễn Văn Hải, Phan Thanh Hải, Phạm Minh Hoàng, Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung, Lê Thăng Long, Trần Anh Kim, Nhạc sỹ Việt Khang, Trần Vũ Anh Bình, Lê Anh Hùng,…. Và lớp trẻ sau này như Nguyễn Phương Uyên, Paulus Lê sơn và nhóm thanh niên công giáo ở Vinh… »
Nhưng theo blogger Huỳnh Ngọc Chênh, « những hy sinh ấy đã không uổng công », vì hàng trăm trang blog cổ xúy cho dân chủ thu hút lượng người đọc khổng lồ và kết nối với nhau thành một hệ thống « báo lề dân » đối lại với hệ thống báo chí do Nhà nước kiểm soát. Ông Huỳnh Ngọc Chênh nói rằng những lá phiều bầu ông là Công dân mạng 2013 cũng là những lá phiếu dành cho phong trào đấu tranh cho tự do ngôn luận ở Việt Nam.
Sau lễ trao giải Netizen 2013 cho blogger Huỳnh Ngọc Chênh là một cuộc hội thảo về vấn đề kiểm duyệt Internet trên thế giới, đặc biệt là tại 5 năm quốc gia mà Phóng viên không biên giới xem là « Kẻ thù Internet » : Việt Nam, Trung Quốc, Syria, Bahrein và Iran.
Sau lễ trao giải Netizen 2013, RFI Việt ngữ đã có một cuộc phỏng vấn ngắn với blogger Huỳnh Ngọc Chênh
Copy từ: RFI

BỐN DẤU HIỆU CHO THẤY CHÍNH PHỦ VIỆT NAM ĐANG ĐÀN ÁP CUỘC ‘CÁCH MẠNG TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI’

BỐN DẤU HIỆU CHO THẤY CHÍNH PHỦ VIỆT NAM ĐANG ĐÀN ÁP CUỘC ‘CÁCH MẠNG TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI’

DANA WAGNER
(chuyên viên tư vấn chính sách di dân tại Hà Nội)
Lê Anh Hùng dịch




Đảng CS đã phản ứng trước sự phát triển của cộng đồng blog chống nhà nước bằng một chiến dịch đàn áp đáng lo ngại.

Các sinh viên Việt Nam đang lướt mạng tại một tiệm café ở Hà Nội ngày 18/3/2004 (Reuters)
Sau hơn 1 năm tạm giam, 5 blogger độc lập cùng các nhà hoạt động khác xuất hiện trong một phiên toà kéo dài 2 ngày ở Việt Nam để nghe toà đọc phán quyết là họ phải chịu án tù thêm 13 năm nữa. Họ gia nhập số blogger bị tống giam đang không ngừng gia tăng vì “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, “phá hoại sự thống nhất quốc gia” và “tuyên truyền chống phá nhà nước CHXHCN Việt Nam.”


Giới blogger Việt Nam đã nếm trải tự do internet trong suốt thập niên qua khi khả năng truy cập trực tuyến tăng lên, song truyền thông xã hội lại không phải là kẻ thay đổi cuộc chơi trong một đất nước đầy nghi kỵ. Với một sự pha trộn giữa trạng thái bất an và sức mạnh, Đảng CS đang bịt miệng bất đồng chính kiến ở Việt Nam bằng một chiến lược bao gồm việc thúc đẩy biện pháp “tự kiểm duyệt”, bôi nhọ vị thế ngày càng tăng của các nhà bất đồng chính kiến bị giam cầm, triển khai các dư luận viên ẩn danh ủng hộ Đảng và thực hiện các cuộc thanh trừng lấy le giữa lúc nền kinh tế đang đình đốn.

Khi mà án tù có thể được ban ra từ một ý thích ngẫu hứng thì chỉ những ai với sức mạnh và sự liều lĩnh hiếm có mới dám công khai chỉ trích nhà nước.

Ở đất nước Việt Nam độc đảng, tốc độc và độ rộng kết nối Internet thật đáng kinh ngạc. Số người sử dụng Internet ở đây đứng thứ 18 trên thế giới và Việt Nam là quốc gia có số người dùng Facebook tăng nhanh nhất trên thế giới, theo số liệu của nhà nghiên cứu thị trường We Are Social.
Mức độ thâm nhập chung của Internet là khoảng 34% trong tổng số 90 triệu dân Việt Nam. Mặc dù con số trung bình ở khu vực Đông Nam Á gần với mốc 40% hơn, song tốc độ thay đổi ở Việt Nam lại gây ấn tượng. Số người sử dụng Internet năm 2011 tăng hơn 20% so với năm 2010, và mới đây chính phủ đã loan báo một kế hoạch băng rộng hướng đến mục tiêu bao phủ 85% dân số vào năm 2015. Tốc độ tăng trưởng của Việt Nam về công nghệ thông tin và truyền thông (ICTs), như mô tả trong chỉ số phát triển công nghệ thông tin và truyền thông (ICT Development Index), nằm trong số cao nhất trên thế giới. Trong một báo cáo quốc gia, Liên minh Viễn thông Quốc tế (International Telocommunications Union) cho biết sự phổ biến của điện thoại di động có khả năng truy cập internet chính là động lực tăng trưởng. Mức độ thâm nhập của băng thông rộng di động tăng từ gần 0% năm 2008 lên 13% thuê bao năm 2010.
Một hệ quả của sự phát triển Internet ở Việt Nam là sự lớn mạnh của cộng đồng blog. Theo một số liệu ước tính, số blog độc lập là 2 triệu, với một nhóm nhỏ, song khá đáng kể, hướng vào những chủ đề chính trị - xã hội nhạy cảm. Sự mới mẻ của việc dễ dàng tiếp cận với những quan điểm trái chiều trong một đất nước mà ở đó nhà nước kiểm soát toàn bộ các ấn phẩm đã biến hàng chục blogger độc lập thành những nhà chỉ trích nổi tiếng. Một số người ẩn danh, chẳng hạn như những người đóng góp bài viết cho trang Dân Làm Báo, một blog đạt tới 500.000 page view vào tháng 9/2012. Số khác lại nổi tiếng bởi bút danh của mình, chẳng hạn như Nguyễn Văn Hải, tức Điếu Cày, thành viên sáng lập của Câu lạc bộ Nhà báo Tự do mà nhà nước cấm hoạt động.
Các blogger “mắn tay” tìm kiếm độc giả bằng cách tường thuật những sự kiện và chủ đề mà các cơ quan kiểm duyệt nhà nước ngăn chặn. Điếu Cày, chẳng hạn, nổi tiếng nhờ tường thuật các cuộc phản đối tranh chấp ở Biển Đông. Cựu sỹ quan công an Tạ Phong Tần thì thu hút độc giả nhờ những bài tố cáo tham nhũng, đặc biệt là những bài chống lại công an. Những chủ đề nóng khác bao gồm dân chủ, thu hồi đất đai, nhân quyền và đình công trái phép. Một số blogger, có lẽ gây chú ý hơn, lại thể hiện quan điểm của mình trước hệ thống chính trị lỗi thời. Lê Văn Sơn từng tiên đoán về sự sụp đổ đang đến của chế độ, còn Lê Quốc Quân lại chỉ trích vai trò trung tâm của ĐCS trong nền chính trị Việt Nam.
Thật dễ chấp nhận suy nghĩ rằng Việt Nam đang mở cửa trước áp lực từ cái mà tạp chí Time gọi là “văn hoá phản đối” đang đạt đến độ chín. Tạp chí Economist thậm chí còn gợi ý rằng Đảng CSVN đang đứng trước nguy cơ đánh mất quyền lực đạo đức (moral authority) vốn là nền tảng quyền lực của nó và cảnh báo sự thất vọng của công chúng đang gia tăng, “dù chưa đến mức độ của một cuộc cách mạng”.
Sau khi các cuộc phản đối trong phong trào Mùa Xuân Ả Rập làm rung chuyển Trung Đông và Bắc Phi, những kịch bản thay đổi chóng mặt đã được dự báo cho Iran của  cộng đồng Twitter, Trung Quốc của cộng đồng Weibo, và nước Nga của cộng đồng blog. Phong trào phản đối cuộc bầu cử 2009 ở Iran được gọi là cuộc Cách mạng Twitter. Đây là trật tự xã hội mới chăng? Christophe Deloire, thành viên của tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (RWB), gọi đó là “kỷ nguyên khủng bố” với sự theo dõi rộng khắp của nhà nước và sự truy bức tàn nhẫn kể từ khi các cuộc phản đối bắt đầu nổ ra. Ở tất cả các quốc gia này, cũng như ở Việt Nam, các cuộc trấn áp người bất đồng chính kiến bằng cách sử dụng hình luật, cùng sự gia tăng kiểm duyệt và giám sát của nhà nước, là những hình thức kiểm soát khắc nghiệt trước một kịch bản ngộp thở về cách mạng.
Hà Nội đã thức tỉnh trước sự gia tăng các quan điểm trên không gian mạng trong nước, và phản ứng trước các nhà bất đồng chính kiến đang thể nghiệm là nhanh chóng và quá khắc nghiệt, thậm chí đối với Đảng CS. Dưới đây là bốn dấu hiệu cho thấy xung lực thuộc về ĐCS và cuộc trấn áp bất đồng chính kiến vẫn tiếp tục, tuy xấu xí nhưng lại hữu hiệu.

1. Đảng thay đổi luật lệ
Bất đồng chính kiến lâu nay vẫn bị coi là bất hợp pháp ở Việt Nam, nơi mà chính trị đa đảng cũng trái pháp luật. Rõ ràng, điều này lan sang cả các diễn đàn truyền thông thông tin. Tháng 9/2012, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phê chuẩn công văn số 7169, chỉ thị cho các quan chức không khoan nhượng với các blog bất hợp pháp mà người ta định nghĩa mù mờ. Trước đó, một văn bản khác vạch ra hình phạt cho nhà báo in và báo mạng nào không tuân thủ những đòi hỏi mơ hồ như “cung cấp tin tức trong nước và quốc tế một cách trung thực, phù hợp với lợi ích của đất nước và nhân dân”. Luật cũng cho phép quyền điều tra rộng khắp, tạo ra một lực lượng thanh tra mới của nhà nước. Quyền điều tra những “tuyên truyền viên” khả nghi không còn được giao cho Bộ Thông tin – Truyền thông nữa, mà cho tất cả các tầng nấc của hệ thống uỷ ban nhân dân và lực lượng công an, cùng các cơ quan khác.
Những luật lệ mới cho thấy nỗi ám ảnh ngày càng tăng trong giới lãnh đạo chóp bu của Đảng rằng blog là một phương tiện mới và mạnh mẽ để thể hiện bất đồng chính kiến. Nỗi lo sợ đó đặc biệt cho thấy rõ qua số vụ bắt giữ ngày càng tăng với cáo buộc “âm mưu lật đổ chính quyền”, như Bộ Ngoại giao Mỹ đã chỉ ra trong bản đánh giá tình hình nhân quyền năm 2011.
Tội tuyên truyền chống phá nhà nước có mức án phạt tối đa là 20 năm tù. Ngoài hình phạt khắc nghiệt, những quy định mơ hồ về những gì cấu thành nên một tội thậm chí còn đáng báo động hơn. Một phần trong phương thức của chính phủ là nhằm khiến cho các công dân phải luôn phỏng đoán: một chiến lược thông minh để thúc đẩy hình thức tự kiểm duyệt vốn đã được sử dụng hàng thập kỷ. Trong suốt cuộc thanh trừng tham nhũng cuối thập niên 1990, nhà quan sát Việt Nam Martin Gainsborough đã ghi nhận thái độ nghi hoặc của công chúng trước sự thất sủng dường như ngẫu nhiên, và quan niệm chung rằng những người vi phạm “chẳng làm điều gì khác với bất kỳ ai khác”.
Khi mà án tù có thể được ban ra từ một ý thích ngẫu hứng thì chỉ những ai với sức mạnh và sự liều lĩnh hiếm có mới dám công khai chỉ trích nhà nước.

2. Các phiên toà trình diễn chưa phản tác dụng
Khi các công dân của mình chuyển sang sử dụng internet, Việt Nam rơi vào nhóm 10 nước bị xếp hạng cuối bảng trong Chỉ số Tự do Báo chí Thế giới 2012 (2012 World Press Freedom Index). Việt Nam là một vệt đen xuyên Đông Nam Á trong chỉ số do tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới tổng hợp, đáng chú ý là do việc Đảng đàn áp những blogger cổ suý cho dân chủ.
Trong suốt năm qua Đảng CS, thông qua bộ máy tư pháp được kiểm soát chặt chẽ, đã tổ chức một loạt phiên toà trình diễn dành cho những người suy nghĩ chưa hợp thời. Trong những phòng xử án được so sánh với kỷ nguyên Soviet, bầu không khí thù nghịch được dành cho các blogger và phóng viên độc lập. Án tù chung thân có thể được đưa ra trong một vụ xét xử kéo dài 2 ngày, và các quan toà dễ dàng trao độc quyền kiểm soát bằng chứng cho nhà nước.
Chiến dịch trấn áp đang dành được xung lực lớn đến mức mà Việt Nam dường như đã cầm chắc vị trí đội sổ trong Chỉ số Tự do Báo chí 2013. Hai tháng vừa qua, 5 blogger độc lập đã bị kết án với các cáo buộc liên quan đến an ninh quốc gia, một người khác bị bắt đưa đến trại tâm thần và 22 nhà hoạt động bị tống giam vì tội lật đổ và bị kết án từ 10 năm đến chung thân. Những ngày cuối cùng của năm 2012, luật sư nhân quyền và blogger nổi tiếng Lê Quốc Quân bị bắt và bị truy tố về tội trốn thuế. Tháng 9/2012, ba blogger độc lập và là thành viên sáng lập Câu lạc bộ Nhà báo Tự do bị kết án 12, 10 và 4 năm tù, bất chấp một thực tế là sau khi các vụ bắt giữ diễn ra, cộng đồng quốc tế, kể cả chính phủ Mỹ, đã lên án nhà cầm quyền Việt Nam.
Theo Uỷ ban Bảo vệ Nhà báo (Committee to Protect Journalists), Việt Nam đang gia tăng số nhà báo bị bỏ tù trong vài năm qua; năm 2012, nó bị xếp hạng thấp thứ 6 do việc cầm tù báo chí. Uỷ ban này lưu ý rằng trong số nhà báo bị tù chỉ có một người không viết cho blog hay báo mạng.
Các vụ bắt giữ và phán quyết khắc nghiệt dành cho các nhà báo, kể các các công dân blogger, không phải là những sự kiện tách biệt mà chúng cho thấy sự thay đổi rõ ràng trong chiến lược của chính phủ. Đáng chú ý là sự thay đổi ấy lại diễn ra mà không kéo theo phản ứng của công chúng, điều mà người ta có thể chờ đợi.
Những sự kiện lớn đã xuất hiện, chẳng hạn như vụ tự thiêu của bà mẹ một nhà báo bị tù vào tháng 7/2012 và vụ các bạn học của một sinh viên bị tạm giam gửi thư phản đối tới  chủ tịch nước. Cả hai sự kiện đều khiến công luận trên mạng chỉ trích chính phủ kịch liệt, nhưng rồi đều rơi vào sự im lặng đáng chú ý. Năm 2011, sau vụ bắt giữ Hoàng Khương, một nhà báo đã phơi bày nạn tham nhũng cò con trong lực lượng công an, công chúng ngay lập tức tỏ ra bức xúc nhưng rồi nỗi niềm cũng tan biến nhanh chóng như thế.
Tại sao những tia lửa này lại không tiếp tục cháy?
Dường như lường trước được sự đồng cảm của công chung và ý thức được quyền lực thiếu vững chắc của mình, chính phủ Việt nam đã bôi nhọ những người bị xét xử một cách có hệ thống. Một phương thức ở đây là sử dụng những cáo buộc lố bịch, chẳng hạn như những cáo buộc nhằm vào Nguyễn Phương Uyên, một sinh viên 20 tuổi lần đầu bị bắt với tội tuyền truyền chống phá nhà nước và hiện đang bị điều tra tội khủng bố. Theo các bạn học của cô, tội lỗi thực của cô là phân phát truyền đơn phản đối chính sách đối ngoại của Trung Quốc.
Phương thức thứ hai là tước đoạt tư cách của người dân. Sau khi bị bắt, Lê Quốc Quân được giới thiệu với độc giả Wall Street Journal như là “một trong những nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng nhất ở Việt Nam”, tác giả của một blog nổi tiếng, luật sư nhân quyền và nhà tư vấn pháp lý, đồng thời là người từng được chính phủ Mỹ trao học bổng sau đại học tại Washington. Trên báo chí nhà nước, Lê Quốc Quân lại trở nên kém nổi bật với vai trò “giám đốc Cty Giải pháp Việt Nam”.

3. Đảng có thể giành được công luận
Một nhân tố lớn trong việc xoa dịu sự giận dữ của công luận là chiến lược truyền thông trực tuyến của Đảng.
Tình trạng ẩn danh trên mạng vừa là mối đe doạ vừa là cơ hội của các chế độ, bất kể đó là chế độ toàn trị hay dân chủ. Thử hỏi, chính đảng nào chưa giao nhiệm vụ cho những người ủng hộ theo dõi các bình luận chống đối trên các bài báo mạng và, trong tình trạng ẩn danh, công kích lại với đường lối của đảng? Nếu không bằng những chỉ thị trực tiếp thì những người ủng hộ cũng nhận được sự tán đồng không nói ra.
Việc sử dụng các dư luận viên của chính phủ đã giành được sự chú ý trong một cuộc hội thảo năm 2011 về truyền thông xã hội trong việc giải quyết xung đột do Viện Hoà bình (Institute of Peace) của Mỹ tổ chức. Các diễn giả trầm ngâm trước sự khó khăn ngày càng tăng khi phân biệt giữa một người ủng hộ đảng phái độc lập và một dư luận viên của chính phủ. Được trang bị bằng vũ khí nặc danh và từng bước nâng cao ngôn ngữ truyền thông xã hội (một hỗn hợp gồm tiếng lóng và phong cách), các bình luận viên của chính phủ đang hoà nhập vào cuộc chơi.

Các vụ bắt giữ và phán quyết khắc nghiệt dành cho các nhà báo, kể các các blogger công dân, không phải là những sự kiện tách biệt, và lại diễn ra mà không kèm theo phản ứng của công chúng.

Tháng Giêng 2013, người đứng đầu bộ máy tuyên truyền và giáo dục của Đảng tiết lộ rằng các blogger ủng hộ Đảng đã được triển khai qua 400 tài khoản online và 20 blog nhằm ca ngợi Đảng và chống lại sự chỉ trích. Số lượng blogger chính thức chưa được biết nhưng ước tính khoảng gần 1.000 người. Không hề tỏ ra xấu hổ hay thận trọng, Hồ Quang Lợi cho BBC biết về thành công của chính sách trong việc chấm dứt những đồn đoán tiêu cực về các chủ đề nhạy cảm và thực sự ngăn được những nỗ lực trực tuyến nhằm tổ chức các cuộc gặp gỡ đại chúng.
Sự thao túng dư luận quả là hữu hiệu và chắc sẽ còn tiếp diễn khi mà Đảng sử dụng không phải công nghệ tinh vi hơn, mà là những dư luận viên đáng tin hơn: Những người có khả năng chuyển tải một nhân cách hiện đại và ‘hoà đồng’ phía sau avatar của mình.
Đảng đang sử dụng những công cụ kiểm soát khác tinh vi hơn cho hình ảnh của nó. Các hacker yêu nước thường xuyên đóng cửa các trang mạng với nội dung chỉ trích và, đối với các trang mạng ngoài Việt Nam, sử dụng các cuộc tấn công DDoS (distributed denial of service). Tổ chức Sáng Kiến Mạng Mở (Open Net Initiative) ghi nhận các cuộc tấn công mạng ngày càng chín chắn nhằm vào các trang mạng bất đồng và các cây bút độc lập. Trong một cuộc tấn công diễn ra trùng với ngày hành động phản đối việc giam giữ blogger Điếu Cày, từ 10.000 đến 20.000 máy tính, phần lớn ở trong nước, đã bị nhiễm malware. Mặc dù mối liên hệ rõ ràng với Hà Nội là khó xác định song mục tiêu của các cuộc tấn công tinh vi lại có thể tố cáo nhà nước.

4. Nền kinh tế đang đình đốn
Việt Nam giành được vị thế một con hổ Châu Á kể từ khi mở cửa nền kinh tế năm 1986, sau những cải cách (Đổi Mới) mở màn cho 2 thập kỷ tăng trưởng ấn tượng. Giai đoạn 2002–2007, Việt Nam luôn đạt tốc độ tăng trưởng hàng năm trên 7%. Tầng lớp trung lưu cũng phát triển, và mặc dù các khu vực đô thị ở Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh là những nơi được thụ hưởng nhiều nhất từ các dịch vụ ngày càng mở rộng và từ thị trường việc làm chuyên nghiệp, các thành phố khác vẫn bùng nổ bên ngoài 2 thủ phủ này, đưa một bộ phận người Việt lớn hơn vào nhóm được hưởng lợi.
Sau khi cuộc suy thoái năm 2008 khiến nền kinh tế đình đốn, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam đã chững lại, xuống mức khoảng 5% trong năm 2012. Trong khi nhiều nước thu nhập cao sẵn sàng đánh đổi một mức độ độc quyền trong nước để lấy mức tăng trưởng đó thì sự sụt giảm thu nhập gia đình trong số những người Việt Nam không giàu lại gây ra sự tàn phá khủng khiếp. Mức độ lạm phát ngày càng tăng cũng vậy, mức giá cả tiêu dùng tăng bình quân trên 9% mỗi tháng trong năm ngoái.
Tệ hơn dự báo về sự suy thoái kéo dài và mang tính chất chu kỳ, các chuyên gia kinh tế còn nêu bật tác hại dài hạn, tiêu cực hơn. Nguyên nhân của sự suy thoái là nạn tham nhũng tràn lan và sự quản lý yếu kém mang tính chất tội phạm của các đại gia công nghiệp ở Việt Nam – các doanh nghiệp nhà nước. Một loạt vụ gây chấn động dư luận kể từ năm 2011 đã bộc lộ tình trạng quản lý yếu kém trong các DNNN với hàng tỷ USD thất thoát và nợ xấu. Đây là cú đòn nặng nề giáng vào bảng thành tích quản lý kém cỏi của Hà Nội, bởi các DNNN mang lại tới 40% GDP của Việt Nam.
Đáp lại, Hà Nội đã phát động cuộc thanh trừng các ông chủ DNNN bị công luận chỉ trích nặng nề, đáng chú ý là chủ tịch và 4 giám đốc điều hành của hãng vận tải biển lớn nhất Việt Nam, Vinalines, và 9 giám đốc điều hành của hãng chế tạo tàu biển Vinashin. Tất cả đều bị bắt hoặc bị phạt tù trong năm 2012.
Liên quan đến tình trạng hỗn độn của các DNNN là sự sa sút của Việt Nam trong Chỉ số Cảm nhận Tham nhũng (Corruption Perceptions Index), từ vị trí 112 năm 2011 xuống vị trí 123 năm 2012. Thứ hạng thấp có thể là chỉ dấu cho thấy các quan chức chính phủ đang ngày càng thực thi pháp luật một cách tuỳ tiện và tư lợi, hoặc đơn giản là người dân hiện đã ý thức hơn về nạn tham nhũng tràn lan ở Việt Nam.
Đảng CS hiểu rằng các chế độ ổn định bên ngoài có thể sụp đổ khi phải đối mặt với một nền kinh tế trì trệ, và nó sẽ không trao cơ hội nào cho quyền lực thiếu chắc chắn của truyền thông xã hội để khuấy động bất đồng chính kiến. Suy cho cùng, đây là lần suy thoái kinh tế đầu tiên của Việt Nam bị cộng đồng mạng săm soi.
Trước nền móng lỏng lẻo của quyền lực đạo đức và “danh tiếng” quản lý kinh tế của mình, Hà Nội sẽ tiếp tục cảnh giác cao độ với sự chỉ trích nhằm vào chính sách kinh tế của nhà nước hay giới doanh nghiệp tinh hoa. Trong trận chiến giành giật công luận, nó sẽ sử dụng các cuộc thanh trừng hòng trưng diễn quyền kiểm soát.

***

Cuộc trấn áp bất đồng chính kiến ở Việt Nam liên quan đến việc kiểm soát một câu chuyện. Đảng CS là người bảo vệ muôn năm và hiện thân cho sự sống còn của quốc gia Việt Nam, một vòng xung quanh Hà Nội sẽ khẳng định điều đó một cách đầy màu sắc. Quá khứ gần đây của Việt Nam chứa đầy sự kiện nổi bật mà những poster kỷ niệm giăng khắp thành phố có thể được thay thế cứ sau vài tuần.
Bản sắc của Đảng CS, và nói rộng ra là của cả nước, chưa bao giờ miễn nhiễm với chia rẽ, song cuộc chiến giằng co luôn diễn ra ở bên trong, nếu không tính đến mối bất hoà lâu đời với vài sắc dân thiểu số ở Việt Nam. Đảng CS ngày nay phải đối mặt với cuộc chiến nội bộ giữa các thành viên trung thành với thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và những nhân vật ôn hoà như TBT Nguyễn Phú Trọng. Mười năm trước, Đảng là một nhóm thủ cựu, những cựu binh của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, luôn chọc khoáy tầm nhìn của phe cánh Nguyễn Tấn Dũng.
Mối đe doạ mới là bất đồng chính kiến trong công chúng được thúc đẩy nhờ Internet. Điều đó đã được Hà Nội vô hiệu hoá một cách sắc bén trong một động thái trùng hợp với sự suy thoái kinh tế toàn cầu và trở nên tàn nhẫn sau khi phong trào Mùa Xuân Ả Rập đặt ra những tiền lệ cho sự sụp đổ bất ngờ của chế độ. Thông điệp từ những cuộc nổi dậy như thế là cảnh giác. Nguyễn Tấn Dũng cho thấy bài học đó không bị lãng quên trong chính phủ của mình với một lời cảnh báo nhân dịp năm mới rằng “chúng ta thường xuyên bị thách thức bởi những âm mưu hòng gây bất ổn chính trị - xã hội”.
Nói cách khác, cuộc trấn áp sẽ còn tiếp diễn trong cái chính thể mang đầy nỗi bất an này.

Nguồn: Defend the Defenders 12.3.2013


Copy từ: Lê Anh Hùng

Chỉnh sửa Hiến pháp, hay là vét đáy ngăn kéo các thế lực bảo thủ?

Chỉnh sửa Hiến pháp, hay là vét đáy ngăn kéo các thế lực bảo thủ?

Hồ Cương Quyết - André Menras
Phạm Toàn dịch
Áp lực của những con ó Bắc Kinh vào lúc đang cơn bành trướng và xâm lăng Việt Nam và các nước láng giềng đã đặt Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) vào một vị thế càng ngày càng quá sức chịu đựng. Thấy rõ rành rành một bên là các lợi ích của người Tàu được ĐCSVN bênh vực trên thực tế và một bên là các lợi ích của người Việt Nam chẳng được ĐCSVN bênh vực tẹo nào, bởi lẽ trong cái đường lối đã được áp đặt thì hai phía lợi ích hoàn toàn trái ngược nhau. Kẻ thù bên trong là nạn tham nhũng trong “một bộ phận không nhỏ” các cán bộ của ĐCSVN đã được Bắc Kinh sử dụng rộng rãi làm tay trong [nguyên văn: làm con ngựa thành Troie] nhằm đào sâu thêm cái hố đã vô cùng sâu người Việt Nam phân chia ra, một bên là các lợi ích quốc gia dân tộc và một bên là lợi ích của những cá nhân và những nhóm đang béo múp lên nhờ trực tiếp hoặc gián tiếp ăn theo vào công việc hợp tác kinh doanh với người anh lớn phương Bắc.
Đây là mặt trái của tấm huy chương, khi ĐCSVN tự xưng trong bản Hiến pháp 1992 rằng họ là “đảng lãnh đạo” của quốc gia dân tộc, khi đó họ cũng tự đưa mình lên vị trí hàng đầu chịu trách nhiệm và thực hiện các nghĩa vụ mà chỉ có làm đầy đủ những điều đó thì mới chứng minh được vị trí đế vương như được ghi trong Hiến pháp đó. Và như thế là Đảng cũng buộc mình phải thành công trong phát triển kinh tế, phải chống lại mọi cuộc tiến công để bảo vệ cho được những thành tựu của nhiều thế kỷ hy sinh của nhân dân Việt Nam, đặc biệt là bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ và độc lập quốc gia. Khi gặp thất bại không phủ nhận được, Đảng phải là kẻ duy nhất bị kết tội một cách chính thức.
Được đem sử dụng vừa làm tấm mộc che chắn lại vừa làm cái dùi cui giữa Bắc Kinh và nhân dân của mình, lại bị săm soi đến mất mặt sau mỗi vụ xì-căng-đan tài chính hoặc kinh tế, Đảng trở thành đối tượng của cao trào ngày càng mạnh mẽ bộc lộ những khát vọng thay đổi, ấy thế nhưng câu trả lời duy nhất của Đảng hiện nay lại chỉ còn là dọa dẫm và đàn áp. Do chỗ Đảng không muốn hoặc không có khả năng thay đổi tình hình đến độ không chịu đựng được này, Đảng càng ngày càng dấn sâu vào cái ngõ cụt ở đó lý lẽ và thành lũy co cụm duy nhất của họ chỉ còn là Cảnh sát và Quân đội. Làm cho Quân đội xa rời khỏi bản chất nhân dân của nó, biến nó thành một công cụ chỉ phục vụ cho Đảng, và mọi người thấy rõ rằng người ta đã tính đến chuyện dùng bạo lực để trả lời những khát vọng thay đổi của nhân dân.
Phong trào yêu nước và dân chủ đang hình thành được hiện hình trên bề mặt và đang phát triển theo bề sâu nhằm phản ứng lại những bất công có thật, những bạo hành có thật mà người dân đang chịu đựng, những vụ tịch thu đất đai có thật theo kiểu mafia, những vụ quỳ gối cúi đầu xấu hổ trước những lấn chiếm có thật của người Tàu, những hành xử chuyên quyền độc đoán của các quan lại ở cơ sở hoặc của những thế lực đen tối không dám xưng tên …
Không một điều ác nào trong số những cái ác xã hội đó đã được bịa đặt ra bởi những kẻ chuyên bịa chuyện hoang đường nào đó nhằm làm lung lay chế độ. Chính là bản thân chế độ, giời đất ạ, chính chế độ đã tự mình làm cho mình lung lay.
Không thể tránh khỏi hiện tượng phản ứng cứu nguy cho cảnh suy thoái của đất nước này, phản ứng chỉ có thể ngày càng gia tăng từ phía một nhân dân kiêu hùng từng chứng rõ một cách dũng cảm cái độ kiên nhẫn mà tới mức đó con người sẽ chẳng thể nào nhượng bộ thêm được nữa. Cho tới lúc này, cần thấy là, ngoại trừ vài phản ứng phòng vệ mang tính bạo hành và giận dữ của những người nông dân bị mất tài sản chống lại bọn đầu gấu được chính quyền thuê, người dân vẫn luôn luôn giữ được một cách hành xử hòa bình, đầy phẩm giá, họ vẫn hy vọng vào đối thoại, vào kiến nghị, vào các đoán đại diện, vào sự phán xét của một nền công lý công minh trong một Nhà nước pháp quyền... Cách hành xử này trái ngược rành rành với tệ bạo hành ngày càng gia tăng và đôi khi là sự tàn bạo trong những câu “trả lời” nhân dân.
Cái thực tại kinh hoàng đang hiện dần là như sau: ở Việt Nam hiện nay, người Việt Nam đang hành xử như những người xa lạ thực sự với nhau, thậm chí như là những kẻ thù thực thụ của nhau. Bắc Kinh đã hoàn thành công việc phá hoại và chia rẽ! Và trong tình thế này, như hiện thân trong một số nhà lãnh đạo cao nhất của họ, ĐCSVN lại không tỏ ra có đủ danh dự và tự trọng. Nếu những người lãnh đạo cộng sản Việt Nam này lường được đầy đủ hệ quả chính sách của họ suốt hai chục năm qua, thì hẳn là họ sẽ tỏ ra thực sự khôn ngoan để bớt cứng rắn khư khư giữ Điều 4 Hiến pháp liên quan đến “đảng lãnh đạo”. Không thể dùng văn bản pháp luật để làm cho một vai trò lãnh đạo được trở thành chính danh: cái vai trò đó chỉ có thể có được dần dần ngày này qua ngày khác, trong hành động cụ thể, minh bạch, tại hiện trường trên thực địa. Bằng cách bênh vực những kẻ yếu hèn nhất, bằng cách xây dựng con đường phát triển mà không bỏ mặc hàng triệu người nghèo khó bên vệ đường… Và, bản tổng kê thế là đã quá rõ, ĐCSVN đã không thắng được vụ đặt cược mà lẽ ra họ rất có thể đã thắng.
Trong khi tình hình ngày càng tồi tệ đi và thấy rõ là cần chọc cho cái nhọt vỡ ra, việc cải cách Hiến pháp chính là một thời đoạn cực kỳ quan trọng để lấy lại niềm tin và sức mạnh quốc gia dân tộc. Thế nhưng, họ lại làm như ông Tổng Bí thư ĐCSVN đâm đầu chê trách các công dân – những người được chính họ mời đối thoại – khi những công dân này nói lên những ý kiến muốn thay đổi, muốn cải cách, muốn hiện đại hóa đầy tính xây dựng, thì đó không phải là một dấu hiệu sức mạnh, hoặc hòa hoãn, hoặc cởi mở. Ngược lại, điều đó chứng tỏ sự thất bại và cô lập của một đường lối chính trị và một cách quản lý kinh tế. Còn làm như Thủ tướng đã làm hồi đầu năm là kêu gọi Cảnh sát “lập lại toàn bộ trật tự” để giải tán các “nhóm chống đối” và đập tan các mạng internet “xấu”, cả điều đó cũng chẳng cho thấy chút gì rằng chế độ này đang tràn đầy sức khỏe.
Trong tình hình như thế mà lại tiến hành lùng sục tìm tung tích những người ký kiến nghị như “nhóm nhà báo chính trị” của báo Đại Đoàn Kết cơ quan Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã làm kết hợp với các cơ quan an ninh tỉnh Hà Tĩnh, là một việc chả có gì đáng ngạc nhiên.
Sau khi đã huy động các “nhà tư tưởng” đáng ngờ và các nhà Sử học “đã quên mọi điều”, các giáo sư trong Quân đội và các cơ quan khác, huy động tất cả những người bảo thủ để vét váy quét quáy các ô kéo chính trị hòng xoay chệch hướng cuộc tranh luận toàn quốc không cho đi vào mục tiêu đích thực nữa: cuộc đối thoại tự do về nội dung, về những gì là căn bản của bản Hiến pháp. Chỉ vì cuộc đối thoại này tỏ ra là nguy hiểm đối với quyền lực tuyệt đối.
Và họ tung vào cuộc chiến những tên lính đánh thuê mới: những “nhà báo chính trị” đang mặc bộ đồ nhà điều tra lân la làm bạn với những thế lực an ninh vô cùng độc lập để dĩ nhiên là đạt tới những kết luận bóp méo bẻ queo bôi bác những người ký kiến nghị. Đó là một chiến dịch chỉ có mắt mù mới không nhìn thấy: nó vừa là vu khống lại vừa là khiêu khích nhằm đẩy những người quản trị chữ ký người ký kiến nghị trưng ra các địa chỉ cho họ đàn áp dễ dàng hơn.
Song cũng thật thù vị khi ta thấy điều này, ấy là vừa mới đây thôi, khi có vô số xì-căng-đan ngân hàng, xì-căng-đan tài chính và xì-căng-đan kinh tế, những vụ việc như ngẫu nhiên đều dừng lại trước cánh cổng các nhà đại quyền lực đương chức, thì chả ai thấy ma nào trong đám nhà báo ấy, những người hôm nay đang đóng vai trò nhà điều tra nổi danh, chẳng thấy đâu tên tuổi thực sự, địa chỉ thực sự, tài sản thực sự và các số tài khoản của những kẻ ở cấp cao nhất có dính líu vào vụ việc…
Này, cho mình biết đi, cậu điều tra ai và điều tra vấn đề gì, và mình sẽ cho cậu biết cậu là hạng người như thế nào. Nhưng cái nhóm “nhà báo” ấy không đáng cho chúng ta bàn tán lâu về sự vô tư và căn cứ đích đáng của “cuộc điều tra” bọn đó tiến hành. Ngược lại, hành động của họ cho thấy quá rõ ràng cái chính quyền này định đi tới đâu trong cuộc thảo luận Hiến pháp này và họ muốn áp đặt gì cho báo chí trong bàn tay kiểm soát của họ.
Trong giai đoạn hiện nay, khi tất cả các đối tác xã hội và chính trị đều tuyên bố sẵn sàng tham gia vào cuộc Đại tranh luận toàn quốc, cuộc tranh luận tuyệt đối cần thiết nơi mỗi công dân có quyền và có nghĩa vụ được cung cấp đầy đủ thông tin và được nói lên ý kiến của mình, thì lúc này vai trò tối thiểu của tất cả các phương tiện thông tin xứng đáng với danh hiệu đó cần phải phản ánh những suy tư, những quan điểm, những chứng cứ, đã được biểu đạt một cách đa dạng và tôn trọng nhau.
Ti vi cần phải được sử dụng vào mục đích này bằng cách phân bố công bằng thời gian được lên tiếng trong khung khổ các diễn đàn công dân.
Thế nhưng, liệu “Đảng lãnh đạo” có ưng thích cái dưỡng khí này và và cái ánh sáng này không? Liệu “Đảng ta” đã sẵn sàng nhận thách thức một cách lương thiện?
Thực tế hình như đang chứng minh điều ngược lại.
H. C. Q. - A. M.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.
Amender la Constitution ou racler les fonds de tiroirs des forces conservatrices ?
La pression des faucons de Pékin, en pleine stratégie d’expansion et d’agression sur le Vietnam et les nations voisines, place le Parti communiste vietnamien dans une position de plus en plus insoutenable. Le contraste est criant entre les intérêts chinois qu’il protège de fait et ceux de son peuple qu’il ne protège pas car, dans la stratégie imposée, les deux apparaissent comme fondamentalement contradictoires. L’ennemi intérieur de la corruption d’ « un nombre qui n’est pas petit »  de ses cadres est largement utilisée par le cheval de Troie de Pékin pour accentuer cet énorme fossé vietnamien entre les intérêts nationaux d’un côté et, de l’autre, ceux des individus et des groupes qui s’engraissent, directement ou non, de la collaboration et du business avec le grand frère du nord.
Revers de la médaille, lorsque le parti communiste vietnamien, s’est autoproclamé, depuis la Constitution de 1992 comme « parti dirigeant » de la nation, il s’est ainsi placé lui-même en première ligne des responsabilités et des devoirs qui seuls peuvent justifier cette position impériale. Il s’est donc condamné à faire réussir le développement économique, à protéger contre toutes attaques les acquis de siècles de sacrifices de son peuple, essentiellement l’intégrité territoriale et la souveraineté nationale. Dans le cas d’échec avéré, il est le seul à devoir être légitimement incriminé.
Utilisé comme bouclier et matraque entre Pékin et son peuple, mis sous les projecteurs du déshonneur à chaque nouveau scandale financier ou économique, il fait l’objet de la poussée grandissante des aspirations au changement tandis que sa seule réponse aujourd’hui reste la menace et la répression. Comme il ne veut pas ou ne peut pas changer cette position intenable, il s’engage toujours plus avant dans une impasse où la force policière et la force armée tendent à devenir ses seuls arguments et remparts. Détourner l’armée de son essence populaire pour en faire un instrument au service exclusif du Parti montre bien qu’on envisage la violence comme réponse aux aspirations de changement.
Le mouvement patriotique et démocratique naissant se dessine en surface et se développe en profondeur en réaction aux injustices réelles, aux violences réelles subies, aux confiscations maffieuses réelles de terres, aux soumissions honteuses aux empiètements réels chinois, aux comportements dictatoriaux réels des mandarins locaux ou des forces occultes qui n’osent dire leur nom… Aucun de ces maux sociaux n’est inventé par on ne sait quels affabulateurs dans le but de déstabiliser le régime. C’est bien le régime, hélas, qui se déstabilise lui-même. Le phénomène de réaction salvatrice à cette décadence nationale est inévitable et ne peut que s’amplifier de la part d’un peuple fier qui a déjà montré avec courage jusqu’où on ne peut plus céder. Jusqu’ici, il faut noter qu’à l’exception de quelques réactions défensives violentes et exaspérées de la part de paysans expropriés contre des voyous loués par les autorités, le peuple a toujours gardé un comportement pacifique, digne, en espérant dans le dialogue, les pétitions, les délégations, l’arbitrage d’une justice équitable dans un Etat de droit... Ce comportement est en contraste flagrant avec la violence croissante et quelquefois la sauvagerie des réponses qu’il reçoit.
La terrible réalité qui se fait jour est celle-ci : Dans le Vietnam d’aujourd’hui, des Vietnamiens se comportent comme de véritables étrangers, voire comme de véritables ennemis envers les autres Vietnamiens. Pékin a bien fait son travail de sape et de division ! Et, dans cette situation, le Parti communiste vietnamien, en la personne de certains de ses hauts dirigeants, n’est pas à son honneur. Si ceux-ci mesuraient bien les conséquences de leur politique depuis deux décennies, ils feraient preuve d’une réelle sagesse en étant moins fermes sur le maintien de l’Article 4 de la Constitution concernant le « parti dirigeant ». Pour être légitime, un rôle dirigeant ne se décrète pas : il ne peut que se gagner, jour après jour, dans l’action concrète, transparente, sur le terrain. En protégeant les plus faibles, en construisant la route du développement sans laisser des millions de pauvres sur le bord… Et, le bilan le montre d’évidence, le parti communiste vietnamien n’a pas gagné ce défi alors qu’il aurait pu.
Alors que le mal empire et qu’il faudra bien percer l’abcès, la réforme de la Constitution est une étape cruciale pour relancer la confiance et la force nationale. S’obstiner, comme le premier secrétaire du Parti, à stigmatiser les citoyens - qu’on appelle par ailleurs au dialogue- quand ceux-ci expriment des opinions de transformation, de réforme, de modernisation constructive, n’est pas un signe de force, d’apaisement et d’ouverte. Au contraire, cela témoigne bien de l’échec et de l’isolement d’une ligne politique et d’une gestion économique. Appeler la police, comme l’a fait le Premier ministre en ce début d’année à « mettre tout en œuvre » pour dissoudre les « groupes d’opposition » et casser les réseaux internet « malveillants », cela non plus ne témoigne pas de la bonne santé du régime.
Dans ces conditions, assister à une opération de dénigrement des pétitionnaires, comme celle menée par le « groupe de journalistes politiques » de l’organe central du Front de la Patrie, Dai Doan Ket, en coopération avec les services de sécurité de la province d’Ha Tinh n’est pas étonnant. Après avoir mobilisé des « idéologues »  douteux et des historiens « oublieux », professeurs au sein de l’armée et d’autres services, les conservateurs raclent maintenant leurs fonds de tiroirs politiques pour détourner le débat national de son véritable objectif : dialoguer librement sur le contenu, sur le fond de la Constitution. Car ce dialogue est dangereux pour leur pouvoir exclusif. Ils lancent donc dans la bataille de nouveaux mercenaires : des « journalistes politiques » qui se transforment en enquêteurs fraternisant avec les très indépendantes forces de sécurité pour arriver, bien sûr, à des conclusions de falsification et de tricherie de la part des pétitionnaires. C’est une opération cousue de fil blanc : elle double la calomnie d’une provocation en poussant les administrateurs de la pétition à livrer les adresses des pétitionnaires pour que ceux-ci soient plus facilement réprimés. Il est d’ailleurs très intéressant de noter que dans un passé récent, lors des nombreux scandales bancaires, financiers et économiques qui se sont , comme par hasard, arrêtés aux portes supérieures du pouvoir, aucun de ces journalistes, aujourd’hui éminents enquêteurs, n’ait fait de révélation sur les vrais noms, les adresses, les biens matériels et les comptes en banque des personnes impliquées au plus haut niveau… Dis-moi sur qui et avec qui tu enquêtes et je te dirai qui tu es. Mais ce groupe de « journalistes » ne mérite pas qu’on s’attarde longtemps sur l’innocence et le bien-fondé de leur « enquête ». Par contre, leur action est révélatrice de l’orientation prise par le pouvoir dans ce débat et imposée à la presse qu’il contrôle.
Dans la période actuelle où tous les partenaires sociaux et politiques se déclarent prêts à un grand débat national, débat absolument nécessaire où chaque citoyen a le droit et le devoir d’être informé et de s’exprimer, le rôle minimum de tous les moyens d’information digne de ce nom devrait être de refléter les réflexions, points de vue, témoignages, exprimés dans leur diversité et dans le respect mutuel. La télévision devrait être utilisée à cet effet en attribuant équitablement les temps de parole dans de cadre de tribunes citoyennes. Mais cet oxygène et cette lumière sont-ils souhaités par le « Parti dirigeant » ? Est-il prêt à relever loyalement ce défi ? La réalité semble montrer le contraire.




Copy từ: Bauxite Việt Nam