CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Ba, 12 tháng 11, 2013

Nga đã kịp đặt chân vào Biển Đông để kiếm ăn


Ông Putin ca ngợi hợp tác Việt-Nga đầy thành quả

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang trong cuộc họp tại khu nghỉ mát Biển Đen ở Sochi, miền Nam nước Nga, ngày 27/7/2012.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang trong cuộc họp tại khu nghỉ mát Biển Đen ở Sochi, miền Nam nước Nga, ngày 27/7/2012. 
Tổng thống Nga Vladimir Putin đăng tải một bài viết trên các tờ báo hàng đầu ở Việt Nam nhận xét quan hệ Việt-Nga là một sự hợp tác đầy hiệu quả trước thềm chuyến thăm chính thức lần thứ ba của ông tới Việt Nam bắt đầu ngày 12/11.

Trong bài viết nhan đề ‘Nga-Việt cùng nhau hướng tới các mục tiêu hợp tác mới’, Tổng thống Nga nhấn mạnh tình hữu nghị của hai nước đã được chứng minh qua thời gian. Ông Putin nói Nga đề cao tầm quan trọng trong việc hợp tác với các nước Châu Á Thái Bình Dương mà trong đó Việt Nam là một trong những trung tâm phát triển hàng đầu.

Theo ông Putin, hai nước Việt-Nga có quan điểm giống nhau trong nhiều phương diện trong các vấn đề liên quan đến nghị trình toàn cầu chẳng hạn như đôi bên cùng cho rằng mỗi nước đều có quyền chọn lựa con đường phát triển riêng của mình.

Tổng thống Nga cho hay năng lượng, lĩnh vực dầu khí vẫn luôn đóng vai trò chủ chốt trong công cuộc phát triển hợp tác đầu tư và công nghiệp giữa Việt Nam và Nga. Ông Putin nói hợp tác dầu khí Việt-Nga là hai chiều và đôi bên cùng có lợi.

Nhà lãnh đạo Nga cũng cho biết thêm hợp tác Việt-Nga trong lĩnh vực quân sự và kỹ thuật không còn giới hạn ở việc Nga xuất khẩu trang thiết bị sang Việt Nam, mà hiện đang có các bước tiến tới việc chế tạo các thiết bị quân sự tối tân tại Việt Nam dưới sự hỗ trợ của các công ty Nga.

Tổng thống Putin khẳng định khó liệt kê ra các lĩnh vực mà Nga và Việt Nam không phát triển hợp tác hiệu quả. Ông kỳ vọng các cuộc thảo luận cấp cao trong chuyến thăm Hà Nội sắp tới sẽ tạo thêm lực đẩy mới cho quan hệ đối tác chiến lược giữa chính phủ và nhân dân hai nước.

Dự kiến, Việt-Nga sẽ đạt thỏa thuận trong nhiều lĩnh vực và ký kết một số văn kiện hợp tác nhân chuyến thăm của ông Putin.

Truyền thông Việt Nam trích lời Chủ tịch Trương Tấn Sang cho biết ông sẽ thảo luận với nhà lãnh đạo Nga về các vấn đề quan tâm chung ở quốc tế và khu vực trong dịp này.

Ông Sang bày tỏ tin tưởng rằng chuyến thăm của Tổng thống Nga sẽ đưa quan hệ đối tác chiến lược song phương lên tầm cao mới.

Chủ tịch nước Việt Nam nói các cuộc thảo luận với người đồng nhiệm phía Nga sắp tới cũng sẽ xoay quanh các biện pháp thúc đẩy hợp tác hai nước về chính trị, kinh tế, mậu dịch, đầu tư đặc biệt trong các dự án dầu khí, dự án nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận, cũng như hợp tác kỹ thuật quân sự.

Theo Tổng thống Putin, Tập đoàn năng lượng nguyên tử quốc gia Rosatom của Nga sẽ đảm trách việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam tại Ninh Thuận và đôi bên cũng đang thảo luận về các kế hoạch cùng xây dựng một Trung tâm Khoa học và  Công nghệ Hạt nhân.

Chuyến thăm của ông Putin diễn ra giữa chiến dịch ngoại giao con thoi của giới lãnh đạo Việt Nam tăng cường các mối quan hệ đối tác hợp tác với các nước và tìm cách hiện đại hóa quân sự, củng cố khả năng quốc phòng trong tình hình căng thẳng Biển Đông.

Tuần trước, báo chí Nga dẫn nguồn tin từ Bộ Quốc phòng nước này cho biết từ đây đến năm sau Nga sẽ chuyển giao lần lượt 3 tàu ngầm điện-diesel lớp Varshavyanka cho Việt Nam. Toàn bộ 6 tàu ngầm trong hợp đồng 2 tỷ đô la Việt Nam mua của Nga sẽ được bàn giao trước cuối năm 2016.

Ngoài ra, Nga cũng đã ký thỏa thuận bán cho Việt Nam 12 máy bay chiến đấu đa năng Sukhoi-30 với giá hơn 600 triệu Mỹ kim. Dự kiến 12 chiếc này sẽ được chuyển giao vào năm 2014 và 2015, theo một hợp đồng được ký kết tháng 8 năm nay. Đây là đợt mua chiến đấu cơ Sukhoi thứ ba của Việt Nam.

Trao đổi thương mại Việt-Nga năm ngoái tăng 20% đạt 3,66 tỷ đô la và Việt-Nga kỳ vọng sớm nhất đến năm 2015 số này sẽ tăng lên thành 7 tỷ và đạt 10 tỷ đô la vào năm 2020.

Nguồn: RT.com, Kremlin.ru

Copy từ: VOA


........................

Philippines xây dựng căn cứ chiến lược nhìn ra Biển Đông


(Ảnh: Internet)
(Ảnh: Internet)

Tú Anh
Nằm trong vùng quần đảo Palawan, Oyster Bay nhìn thẳng ra biển Đông Nam Á và chỉ cách Trường Sa 150km. Manila đang gấp rút xây dựng biến vùng vịnh thiên nhiên được du khách hâm mộ thành một căn cứ quân sự chiến lược răn đe Trung Quốc.

Philippines từng bước nâng cấp khả năng phòng vệ trước tham vọng của Trung Quốc. Theo kế hoạch, một căn cứ quân sự chiến lược sẽ được hoàn tất vào năm 2016 tại Oyster Bay, một danh lam nổi tiếng trên đảo Palawan. Chính phủ Aquino đã chi ra 12 triệu đôla để canh tân đường giao thông, xây dựng quân cảng, một trong nhiều nỗ lực của Manila để nâng cao khả năng tác chiến của quân đội.
Trong bối cảnh bị Trung Quốc gây sức ép quân sự và ngoại giao, Tổng thống Philippines đã phê chuẩn một ngân sách 1,8 tỷ đôla canh tân quân đội dù là nước nghèo. Ngân sách này bao gồm kế hoạch tăng cường khả năng tác chiến bên ngoài lãnh thổ, qua chương trình tân trang căn cứ Subic Bay nằm ở phía bắc Manila nhìn ra Thái Bình Dương.
Nhưng vì sao Manila xây dựng thêm một hải cảng chiến lược ?
Khác với Subic Bay, căn cứ Oyster Bay mà phía Hoa Kỳ gọi là « mini Subic » có một vị trí cực kỳ quan trọng vì nhìn thẳng ra quần đảo Trường Sa, nơi mà Trung Quốc tự cho là có chủ quyền « không thể tranh cãi ».
Thứ hai là từ một năm nay, số tàu chiến Mỹ hoạt động trong vùng gia tăng rõ nét và cần hậu cứ. Theo cơ quan quản lý Subic Bay, trong 6 tháng đầu năm nay, có đến 72 chiến hạm và tàu ngầm Mỹ ghé qua. Theo thời gian, số tàu chiến Mỹ đến Philippines tăng dần : 51 chiếc trong năm 2010, 54 chiếc năm 2011 và 88 chiếc trong năm 2012 không kể các quân cảng khác.
Hoạt động hải quân Mỹ sẽ gia tăng thêm, nếu Manila và Washington đạt được thỏa thuận mới nâng cấp quan hệ quốc phòng dựa trên hiệp ước an ninh chung ký từ năm 1951 và đang được đàm phán bổ sung.
Trong khi chờ đợi, Philippines vẫn tiến hành công trình chuẩn bị hạ tầng cơ sở. Bản thân hải quân Philippines cũng cần nhiều quân cảng làm hậu cứ. Manila đã nhận thêm hai tuần dương hạm do Hoa Kỳ cung cấp. Tuần rồi, Philippines kêu gọi đấu thầu mua thêm nhiều chiến hạm trang bị tên lửa với tổng trị gia gần 200 triệu đôla. Có ít nhất bốn nước Pháp, Ý, Ấn, Hàn Quốc nhận lời.
Philippines có ý định mua thêm 5 tuần dương hạm của Pháp và nhiều tàu chiến đa năng của Hàn Quốc và tầu ngầm để bảo vệ vùng biển đảo đang bị Trung Quốc dòm ngó.
Theo phóng viên Al Labita của báo mạng Asia Times, thì các động thái này của Manila chắc chắn sẽ làm Bắc Kinh bực tức.
Theo kế hoạch, căn cứ Oyster sẽ có chỗ dành riêng cho một đơn vị tiền trạm khoảng 50, 60 Thủy Quân Lục Chiến Mỹ tại biển Đông Nam Á. Hoa Kỳ còn có ý định sử dụng bãi tập của Thủy Quân Lục Chiến Philippines tại Palawan rộng gần 250 hecta làm Bộ Chỉ huy chung cho hai quân đội. Do vậy, căn cứ Oyster sẽ phải được trang bị thêm một hệ thống radar cực mạnh nhìn ra biển Đông Nam Á.
Hệ thống radar canh chừng hoạt động của hải quân Trung Quốc tại Biển Đông nằm trong kế hoạch của Manila cho phép quân đội Mỹ, không quân cũng như hải quân, sử dụng các căn cứ quân sự của Philippines.
Mặc dù Hiến pháp hiện hành cấm Philippines cho quân đội nước ngoài đồn trú thường trực, nhưng Hoa Kỳ và chính phủ Manila khai thác được kẽ hở của luật pháp để tiến hành kế hoạch chung vì quyền lợi địa chiến lược trước mối đe dọa của Bắc Kinh.

Copy từ: RFI


.......................

Quân bài nguy hiểm nhất của Trung Quốc trong tham vọng biển

(Soha.vn) - Sau các quân bài tàu hải quân, tàu hải giám, tàu nghiên cứu khoa học, tàu đánh cá, Trung Quốc đã bắt đầu chuyển sang một quân bài nguy hiểm hơn nhiều, đó là UAV.

 

Quân bài đầy hiểm họa
Tham vọng biển của Trung Quốc ngày càng lộ rõ, biểu hiện ở việc thường xuyên điều tàu chiến, tàu hải giám, máy bay chiến đấu.... tới các vùng tranh chấp. Những nước có tranh chấp biển với Trung Quốc đều đã nhận ra điều này và ra sức nỗ lực ngăn chặn. Trong số các nước đó, Nhật Bản với tiềm lực mạnh đã có những động thái cứng rắn nhất.
Với các tàu hải giám Trung Quốc xâm phạm vùng biển Senkaku, Nhật Bản đã kịp thời huy động một lực lượng tàu đông đảo ngăn chặn việc xâm phạm. Không chỉ ngăn chặn bằng các biện pháp thông thường, Nhật Bản đã sử dụng vòi rồng. Những cuộc đấu vòi rồng trên biển Hoa Đông đã làm cho tình hình tranh chấp biển hết sức nóng.
Không những các tàu hải giám, một lượng lớn các tàu cá Trung Quốc cũng đã tràn ngập vùng biển Hoa Đông. Trong chừng mực nhất định, Nhật Bản đã có những động thái đủ cứng rắn để ngăn chặn lực lượng này.
  Nhật Bản có những động thái hết sức cứng rắn với Trung Quốc
Nhật Bản có những động thái hết sức cứng rắn với Trung Quốc
Trung Quốc không chỉ gây căng thẳng trên mặt biển, bầu trời cũng có những căng thẳng nhất định. Các máy bay của Trung Quốc nhiều lần bị Nhật Bản tố cáo xâm phạm bầu trời Senkaku.
Theo bài viết đăng trên tờ Japan Times ngày 18/4/2013, tính tới hết tháng 3/2013, chiến đấu cơ Nhật Bản đã xua đuổi máy bay Trung Quốc 306 lần. Theo thống kê của Bộ Quốc phòng Nhật Bản, máy bay Trung Quốc cứ 3 tháng một lần lại tăng số lần quấy rối không phận Senkaku kể từ tháng 4/2012.
Tuy nhiên, quân bài nguy hiểm hơn tất cả những quân bài trên là máy bay không người lái. Vì sao lại như vậy?
Trước hết xuất phát từ không gian hoạt động của nó là bầu trời, không phải như mặt biển. Nếu trên mặt biển, Nhật Bản có thể dùng các tàu ngăn cản đường di chuyển của tàu Trung Quốc thì điều này không thể làm được trên không. Như vậy, các UAV Trung Quốc có thể dễ dàng xâm phạm các vùng mà Nhật Bản coi là chủ quyền của mình.
Không chỉ vậy, so với các máy bay có người lái, UAV được coi là rẻ hơn nhiều lần. Các điều kiện chuẩn bị kỹ thuật cũng đơn giản, thời gian triển khai ngắn. Do vậy, nếu Trung Quốc cứ bất ngờ triển khai các UAV trên không phận hoặc gần khu vực không phận tranh chấp, không dễ gì Nhật Bản có thể điều các lực lượng ngăn chặn kịp thời. Chưa kể chi phí để duy trì một lực lượng như vậy cũng hết sức tốn kém.
  UAV Trung Quốc xâm nhập bầu trời đảo Senkaku vào ngày 9 tháng 9 năm 2013
UAV Trung Quốc xâm nhập bầu trời đảo Senkaku vào ngày 9 tháng 9 năm 2013
Việc bắn hạ UAV về mặt kỹ thuật Nhật Bản có thể thực hiện đơn giản. Nhưng đứng về mặt pháp lý quốc tế và các vấn đề quan hệ ngoại giao thì việc Nhật Bản bắn hạ các UAV Trung Quốc có thể gây ra những hậu quả to lớn.
Theo thông lệ quốc tế, để sử dụng hỏa lực, trước đó cần phải đưa ra những biện pháp cảnh báo, ngăn chặn. Do vậy, UAV Trung Quốc sẽ đặt Nhật Bản vào một thế khó.
Tuy nhiên, Nhật Bản đã có tuyên bố hết sức cứng rắn về vân đề này. Ngày 20/10, Nhật Bản đã thông qua kế hoạch cho phép Lực lượng Tự vệ trên không bắn hạ các máy bay không người lái (UAV) nước ngoài xâm phạm không phận quần đảo tranh chấp trên biển Hoa Đông, nếu các cảnh báo của lực lượng này bị phớt lờ.
Không chỉ phát đi tuyên bố cứng rắn nhằm vào Bắc Kinh, Nhật Bản còn tiến hành xây dựng thêm đường băng nhằm đối phó với máy bay Trung Quốc.
Theo "Tân Hoa kiều báo" Nhật Bản ngày 21/10, Chính phủ Nhật Bản có kế hoạch hoàn thành xây dựng đường băng thứ hai ở sân bay Naha vào tháng 1/2014. Sau khi xây dựng xong, số lần máy bay F-15 của Lực lượng Phòng vệ Trên Không Nhật Bản từ sân bay Naha khẩn cấp cất cánh để chặn máy bay quân sự Trung Quốc sẽ đạt 14.800 lần, tăng 60% so với hiện nay.
Ngay lập tức, Trung Quốc cũng có những phát biểu đáp trả. Ngày 26/10, Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Cảnh Nhạn Sinh tuyên bố, nếu Nhật Bản bắn hạ máy bay của Trung Quốc, đó sẽ là sự khiêu khích nghiêm trọng và là một hành động chiến tranh.
Rõ ràng UAV là một quân bài mang tính hiểm họa đối với mối quan hệ vốn dĩ đã nhiều căng thẳng giữa Nhật Bản và Trung Quốc.
Giải pháp cho Nhật Bản
Có thể thấy, Nhật Bản sẽ không cho phép UAV Trung Quốc tự do trên bầu trời được Nhật Bản coi là không phận của mình. Tuy nhiên ngay từ đầu sử dụng hỏa lực để bắn rơi không phải là lựa chọn phù hợp. Nhật Bản sẽ dùng các máy bay cảnh báo và sau đó dùng các biện pháp tiếp theo.
Với một đất nước có trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến, nếu như Nhật Bản tìm được cách ngăn chặn các UAV Trung Quốc bằng tác chiến điện tử thì đó là biện pháp hữu hiệu nhất. Việc này tuy khó nhưng không phải là không thực hiện được, Iran đã từng gây kinh ngạc cho thế giới khi bắt sống UAV của Mỹ. Trong khi đó, về trình độ công nghệ Nhật Bản vượt trội hoàn toàn so với Iran, còn Trung Quốc còn thấp hơn Mỹ.
Một khi UAV bị trục trặc do tác chiến điện tử, không cách nào khác Trung Quốc chỉ còn cách “ngậm bồ hòn làm ngọt”.
Nhìn xa hơn biển Hoa Đông
Có thể với trình độ hiện nay, triển khai UAV ở vùng biển xa như Biển Đông là chưa cho phép. Nhưng rất có thể UAV sẽ không chỉ được Trung Quốc dùng ở biển Hoa Đông, mà xa hơn nó có thể được dùng ở Biển Đông. Ở Biển Đông, tiềm lực các nước có tranh chấp với Trung Quốc không được mạnh như Nhật Bản. Do vậy, có thể nói đây là một thách thức rất lớn mà các nước có tranh chấp với Trung Quốc ở biển Đông cần sớm tìm ra cách giải.

   Các nước có tranh chấp với Trung Quốc ở biển Đông cần sớm tìm cách đối phó với UAV Trung Quốc ở biển Đông

Copy từ: Soha


................

Chuyện lạ… nhưng quá quen tại các nhà tù của đảng csVN


Trương Minh Đức (Danlambao) - Sáng ngày 10/11/2013, được thông tin từ người nhà của tù nhân lương tâm Trần Thị Thúy trong lúc thăm gặp theo định kỳ tại trại K5 - Z30A, cùng lúc Anh Tuấn (em Chị Thúy) cũng thấy một nhân viên kỹ thuật điện “khệ nệ” nào quạt điện, bếp điện... vào trại đi ngang qua chỗ hai chị em đang nói chuyện, Chị Thúy cũng cho biết: “Từ ngày hôm qua Quản giáo trại cho vào phòng giam nữ tù nhân lương tâm để mắc lại hệ thống điện riêng cho Chị Em “tự do” nấu nướng và sử dụng quạt điện trong buồng giam.”

Vừa nghe qua câu chuyện của Anh Tuấn kể lại mà tôi hết sức ngỡ ngàng... Nhưng khi vài giây bình tâm lại thì tôi mới hiểu là đây là “chuyện lạ nhưng mà quá quen”. Vì trước đây chuyện lạ này cũng được các cai ngục nhận lệnh của cấp trên để áp dụng với Anh Hải Điếu Cày sau lần tuyệt thực đầu tiên khi chuyển trại ra Bắc, họ mang Tivi, bếp điện, quạt điện vào phòng biệt giam với mục đích để dàn dựng quay phim (nhưng trước đó thì không có) âm mưu này bị Anh Hải Điếu Cày vạch mặt và đuổi họ mang ra khỏi buồng giam.

Tôi cũng là một tù nhân lương tâm cũng chứng kiến nhiều về những kịch bản giả tạo mà csVN dàn dựng khi có một phái đoàn nào đến ghé qua thăm trại giam. Ngày đó họ tổ chức làm heo... để quay phim... và chọn những “cò mồi” tù nhân để phát biểu những cái tốt ngụy tạo... Còn những tù nhân dám nói lên sự thật thì họ lùa hết vào rừng sâu để lao động... hòng để tránh né sự phản đối chính sách hà khắc và vi phạm luật pháp của bọn cai ngục.

Nhưng lần này cái lạ khi cho tù Nhân Chính trị được sử dụng quạt điện, bếp điện là chuyện không tưởng!! 

Theo dự đoán của một tù nhân như tôi, thì đây là động thái của đảng csVN dàn dựng kịch bản giả tạo này để hòng đánh lừa một phái đoàn Quốc Tế nào sẽ ghé thăm các tù nhân Chính trị trong thời gian gần đây... Khi báo chí và dư luận liên tục lên án việc ngược đãi tù nhân chính trị trong thời gian qua hòng để biện minh cho cách đối xử với tù nhân chính trị là thế đó... nhằm tô vẽ cho “Quyền con người”

Ở VN mà đảng csVN đang mơ ước đặt chân vào Hội Đồng nhân Quyền của LHQ sẽ được bỏ phiếu vào ngày 12/11/2013 tới đây. Nếu kịch bản giả tạo của đảng csVN thành công thì điều đáng tiếc cho một tổ chức có uy tín lớn nhất trên Thế giới này.


Copy từ: Dân Làm Báo


...............

Dũng cảm chính trị


Nhiều đồng ý rằng Việt Nam đang phải đối mặt với một tình trạng hết sức lo ngại. Đất nước có đầy đủ các tiềm năng mà không thể lên được vì những hạn chế cơ bản của bộ máy. Những nguyên nhân đã được phân tích rõ rồi trong rất nhiều bài nghiên cứu. Những thể chế xã hội chính trị của đất nước (tức là những ‘luật chơi chính thức và phi chính thức’) đã thành một rằng buộc không cho phép đất nước cất cánh, không cho phép toàn dân đều được tham gia đời sống xã hội chính trị kinh tế của đất nước mình một cách bình dẳng và tự do. Khẳng định như vậy chẳng có liên quan đến âm mưu của ai cả mà là tình trạng khách quan của đất nước.
Nói “dũng cảm” là một yếu tố xã hội gắn liền với người Việt Nam, là đúng. Nhưng ta nên suy ngẫm về ý nghĩa của từ này. Ở Việt Nam, khi ta nói về khái niệm “dũng cảm” thì người ta rất hay nghĩ về những chuyện lịch sử, trong khi ít đề cập những vấn đề trước mặt của chúng ta hiện nay.
Dũng cảm có nhiều loại. Không cần là nhà tâm lý học hay nhà văn học đề khẳng định: dũng cảm không có nghĩa là không sợ mà là có thể khắc phục sự sợ để làm một cái gì đó cần thiết trong một bối cảnh nhất định, bất chấp những đe dọa và trở ngại trước mặt. Như vậy dũng cảm là một cái chúng ta gặp thường xuyên,  không chỉ liên quan đến chiến tranh hay một tai họa. Chẳng hạn, người nào cũng phải sống trong vòng những thể chế, những bối cảnh tổ chức, những tình trạng vật chất nhất định. Có khi chúng ta phải có đủ dũng cảm để đối phó với những hạn chế thường trực này.
Tôi có một người bạn hai mười mấy tuổi có con 9 tuổi, chồng mất do tai nạn giao thông khi cháu mới 4 tuổi. Trình độ học không cao. Chưa được đào tạo. Không có việc làm ổn định. Vẫn phải phục vụ nhà chồng. Mẹ ruột nghiện cờ bạc. Mất tiền của cả nhà mấy lần. Bố cựu chiến binh, bán hàng trên vỉa hè. Người tốt lành nhưng sức kinh tế không có. Cách đây mấy tháng bạn nữ này mới biết bị ung thư đoạn 3. Không có tiền để điều trị. Vẫn phải lo tiền con ăn học, nuôi con dù không thể chia sẻ với con thông tin về căn bệnh của mình. Cá nhân này có bao nhiêu rằng buộc thể chế mà vẫn cố gắng. Đó được gọi là dũng cảm, cho dù là một câu chuyện rất đỗi bình thường ở Việt Nam. Có thể gọi đó là dũng cảm hàng ngày và chắc chắn Việt Nam không thiếu cái đó!
Hãy nói về chính trị. Và tôi xin bắt đầu qua việc đề cập một tác phẩm quan trọng được viết cách đây hơn 40 năm, đó là cuốn sách ‘Thoát ra, trung thành, và tiếng nói” (‘Exit, Loyalty, and Voice’) do Albert Hirschman viết vào năm 1970.  Theo Hirschman (người đã từng được giải thưởng Nobel về kinh tế họ), ở bất cứ bổi cảnh tổ chức nào (và ở đây ‘tổ chức’ có nghĩa là xã hội), ta luôn luôn có ba phương án cơ bản đối với cách ứng xử của mình. Một là thoát ra, thức là tránh việc. Hai là trung thành, thức là im lặng và theo lệnh dù đồng ý hay không đồng ý với ‘cấp trên’. Và ba, con đường khó nhất, có nguy cơ nhất, và yêu cầu dũng cảm nhất, là lên tiếng.
Là một người Mỹ, đã từng lớn lên và được sống trong một xã hội mà thực sự có tự do về ngôn luận (dù có nhiều vấn đề khác) tôi không dám khuyên bảo cho ai sống ở Việt Nam hay các nước khác (mà có chế độ đọc đoán) rằng là: khi nào thì nên thoát khỏi, khi nào thì nên im lặng và trung thành, và khi nào thì nên lên tiếng. Nhưng, là người quan sát xã hội Việt Nam hiện nay, tôi thấy vấn đề mà Hirschman đã làm sáng tỏ rất liên quan đến chính trị của Việt Nam hiện nay.
Ngay trong ĐCSVN có rất nhiều người đang đối phó với cụm phương án này. Từ nhóm 72 đến Lê Hiếu Đằng , từ Dương Trung Quốc đến Lê Trấn Gia vừa qua. Tôi chẳng có ý gây chia rẽ mà chỉ quan sát tình hình mà thôi. Và ngoài bộ máy cũng thế thôi. Nhiều người Việt, từ mọi phía, mọi quan điểm, mọi hoàn cảnh xã hội (mà có quan tâm đến chính trị và tình trạng của đất nước) đều đang đối phó với ba phương án này. Vâng, cũng có nhiều người vẫn chưa có tư duy đọc lập. Đó là chuyện bình thường ở các nước mà từ lâu đã có những trở ngại. Như Miến Điện, chẳng hạn, vào ngày 23 tháng 10 trong một bài phát biều Bà Aung San Suu Kyi đã chia sẻ:
Dân của chúng tôi đang mới bắt đầu biết tự do tư duy có thể tồn tại. Nhưng chúng tôi muốn đảm bảo chắc chắn quyền của họ để suy nghĩ một cách tự do và sống theo lương tri của họ được bảo toàn. Quyền này chưa được đảm bảo 100 phần trăm. Chúng tôi phải nỗ lực nhiều hơn nữa trước khi luật cơ bản của lãnh thổ, là Hiến pháp, sẽ bảo đảm quyền để sống theo lương tri của chúng tôi.
Có lẽ, ở Việt Nam cũng vậy.
JL

Copy từ: Jonathan London 


...................