CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Bảy, 10 tháng 8, 2013

Cho người nước ngoài mua không hạn chế nhà Việt Nam?

Trang Ba Sàm

Về việc “cho người nước ngoài mua nhà không hạn chế”

Quỳnh Hoa

Kính gửi anh Ba Sàm!

Tôi chỉ là một công dân bình thường, thường xuyên theo dõi tin tức trên trang Ba Sàm.

Hôm nay tôi thấy trên trang vneconomy.vn một tin là bộ Xây Dựng đang đề nghị để
CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI ĐƯỢC MUA NHÀ KHÔNG HẠN CHẾ Ở VIỆT NAM.

Theo bản tin này thì họ có thể mua tới 250 căn. Theo tôi đây là đề nghị của nhóm đại gia bất động sản đang muốn giải quyết các bất động sản đóng băng bấy lâu nay chưa biết đến bao giờ mới giải quyết được.
Đây mới chỉ là đề nghị để thủ tướng chấp thuận và đem ra quốc hội kỳ tới bàn thông qua.

Nhưng nếu ta không nhìn thấy những âm mưu của phương Bắc đang muốn thôn tính nước ta (về mặt kinh tế chúng đã trúng thầu đa số các công trình quan trọng, chúng đã cho các thương lái đi khắp nước ta  dụ dỗ nông dân làm nhiều điều tự hủy hoại nền kinh tế của mình: thu mua râu ngô non, thu mua móng trâu,…. Gần đây lại thu mua đỉa,… Chúng tuồn sang bao nhiêu thức ăn độc hại,…).

Nếu ta không cảnh giác mà để cho quốc hội thông qua đề nghị kỳ quái nói trên thì “nước lạ” nó hoan hô ăn mừng! Những công dân “nước lạ” tràn ngập tiền sẽ sang nước ta mua ở mỗi phường trên mọi tỉnh thành của nước ta đủ 250 căn, Trong đề nghị trên có nói không được vay ngân hàng để mua nhà. Chúng có cần đâu vay ngân hàng Việt nam? Chúng vay ngân hàng của chính nước chúng. Hoặc thâm hiểm hơn nữa, có thể có sự hỗ trợ của chính phủ chúng để đạt được âm mưu thôn tính nước ta.  Sau đó cả nước ta sẽ có bao nhiêu công dân “nước lạ”?

Nếu đề nghị nói trên trở thành hiện thực thì bất động sản có thể hết đóng băng, nhưng hệ lụy “mất nước” là chắc chắn.

Các độc giả khác có thể có thêm ý kiến về vấn đề này.

  Cho người nước ngoài mua không hạn chế nhà Việt Nam?

Bộ Xây dựng đề xuất nới điều kiện mua và sở hữu nhà ở Việt Nam đối với người nước ngoài...

Cho người nước ngoài mua không hạn chế nhà Việt Nam?
Theo Bộ Xây dựng, dù là chủ trương đúng, song chính sách cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam còn có những hạn chế nhất định nên vẫn chưa khuyến khích được nhiều tổ chức, cá nhân nước ngoài vào Việt Nam mua nhà ở, cần thiết phải sớm sửa đổi - Ảnh: Việt Tuấn.


.


 
Theo đề xuất mới nhất của Bộ Xây dựng, tất cả các đối tượng được cấp visa vào Việt Nam  từ 3 tháng trở lên có thể được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

Thứ  trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam vừa ký văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết số 19/2008/QH12 của Quốc hội về thí điểm cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam và đề xuất sửa đổi, bổ sung Nghị quyết này.

Mới bán được nhà cho 126 trường hợp
Tính đến hết quý 2/2013 cả nước chỉ có 126 trường hợp mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam, tập trung chủ yếu tại các địa phương phía Nam như: Tp.HCM, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương, Khánh Hòa..., Bộ Xây dựng dẫn số liệu từ báo cáo của các địa phương gửi về.

Phân tích cụ thể hơn, báo cáo cho hay, chiếm khoảng 80% trong số 126 trường hợp nói trên là các cá nhân nước ngoài, các doanh nghiệp nước ngoài chỉ chiếm khoảng 20%.

Đối với cá nhân nước ngoài, trong số 108 trường hợp đã mua nhà ở tại Việt Nam cũng chủ yếu tập trung vào cá nhân kết hôn với công dân Việt Nam. Cá nhân nước ngoài trực tiếp đầu tư vào Việt Nam hoặc được doanh nghiệp (bao gồm doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp trong nước) thuê giữ chức danh quản lý trong doanh nghiệp chiếm tỷ lệ khoảng 15%. Cá nhân đang làm việc trong lĩnh vực kinh tế - xã hội có trình độ đại học trở lên chiếm khoảng 5%.

Trong nhiều nguyên nhân khiến không có nhiều tổ chức, cá nhân nước ngoài mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam được nêu tại báo cáo, có nguyên nhân giá cả nhà ở tại Việt Nam tương đối cao, nên nhiều trường hợp các tổ chức, cá nhân nước ngoài đã chọn phương án thuê nhà ở thay vì mua nhà ở tại Việt Nam nhằm giảm chi phí.

Bộ Xây dựng cũng cho rằng ngoài 5 đối tượng được quy định tại Nghị quyết số 19/2008/QH12 trên thực tế vẫn còn nhiều đối tượng người nước ngoài khác cũng có nhu cầu sở hữu nhà ở tại Việt Nam như: người nước ngoài làm việc tại các chi nhánh, văn phòng đại diện nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam, người nước ngoài làm việc dưới 1 năm, người nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp nhưng không giữ chức danh quản lý hoặc người nước ngoài vào Việt Nam học tập, nghiên cứu hoặc giảng dạy cho các cơ sở giáo dục tư nhân...

Hơn nữa, quy định hiện hành chủ sở hữu nhà ở là các tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được sử dụng nhà ở vào mục đích để ở, không được cho thuê, không được góp vốn, không được kinh doanh như cá nhân trong nước. Trong khi đó, đối với những trường hợp cá nhân nước ngoài phải di chuyển do làm việc tại nhiều nơi khác nhau thì lại không được cho thuê  hoặc kinh doanh nhà ở đã mua khi họ tạm thời không có nhu cầu sử dụng.

Quy định cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu căn hộ trong thời gian 50 năm, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được sở hữu nhà ở tương ứng với thời gian ghi trong giấy chứng nhận đầu tư cũng là nguyên nhân dẫn đến việc không khuyến khích được các tổ chức, cá nhân nước ngoài mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

Theo Bộ Xây dựng, dù là chủ trương đúng, song chính sách cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam còn có những hạn chế nhất định nên vẫn chưa khuyến khích được nhiều tổ chức, cá nhân nước ngoài vào Việt Nam mua nhà ở, cần thiết phải sớm sửa đổi.

Quỹ đầu tư, ngân hàng ngoại cũng được mua

Ngoài các đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của Nghị quyết số 19/2008/QH12 hiện hành, Bộ Xây dựng đề nghị bổ sung nhiều đối tượng khác.

Cụ thể, đối với tổ chức, cho phép các quỹ đầu tư nước ngoài; các ngân hàng nước ngoài, các chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam cũng được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam (trừ các tổ chức ngoại giao, các tổ chức phi Chính phủ).

Còn đối với cá nhân, quan điểm của Bộ là cho phép tất cả các đối tượng được cấp visa vào Việt Nam từ 3 tháng trở lên được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam, chỉ trừ những người đang làm việc tại các cơ quan ngoại giao, các tổ chức phi Chính phủ.

Bộ Xây dựng cũng đề nghị sửa đổi theo hướng cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài được mua và sở hữu cả căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ (bao gồm cả nhà biệt thự và nhà liền kề). Trường hợp mua và sở hữu nhà ở riêng lẻ thì chỉ cho phép mua nhà ở với diện tích khuôn viên đất mỗi một nhà ở không quá 500 m2 gắn liền với quyền sử dụng đất thuê trong các dự án phát triển nhà ở thương mại, dự án khu đô thị mới hoặc tại các dự án bất động sản du lịch tại Việt Nam.

Về số lượng nhà ở, Bộ đề xuất hai phương án.

Phương án một, cho phép cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở không hạn chế về số lượng tại Việt Nam. Đối với tổ chức thì căn cứ vào số lượng người nước ngoài đang làm việc cho tổ chức đó mà cho phép sở hữu nhiều căn hộ chung cư hoặc nhà ở riêng lẻ theo nhu cầu.

Phương án hai, cá nhân nước ngoài được phép sở hữu không quá hai căn hộ, nhà ở riêng lẻ (nhà biệt thự, nhà ở liền kề).

Cũng vẫn là hai phương án với thời hạn sở hữu, bên cạnh phương án cho phép cá nhân nước ngoài sở hữu trong thời hạn 50 năm và được gia hạn tiếp thêm một lần 50 năm, Bộ Xây dựng đề xuất cho phép cá nhân nước ngoài sở hữu trong thời gian không quá 70 năm và không được gia hạn thêm.

Không được vay tiền của ngân hàng nội để mua nhà

Lần sửa đổi này, Bộ Xây dựng cũng đề nghị bổ sung thêm một số quyền của chủ sở hữu.

Như, cho phép cá nhân nước ngoài được tự mình hoặc hợp tác với chủ đầu tư (bên bán nhà ở) cho thuê, khai thác, sử dụng nhà ở đã mua (cho thuê để ở hoặc sử dụng vào mục đích khác mà pháp luật không cấm). Việc cho thuê hoặc hợp tác để khai thác, sử dụng nhà ở phải đăng ký với cơ quan quản lý nhà ở địa phương, phải nộp thuế thu nhập theo quy định của pháp luật.

Cho phép người nước ngoài được bán, tặng cho nhà ở thuộc sở hữu của mình sau thời hạn 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu về nhà ở. Trường hợp bán nhà ở trước thời hạn 12 tháng thì phải nộp thuế thu nhập gấp hai lần so với mức thuế thu nhập phải nộp theo quy định hiện hành.

Tuy nhiên, không cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài được vay tiền của các tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam để mua nhà ở tại Việt Nam.

Lường trước khó khăn trong quản lý, Bộ Xây dựng đề xuất chỉ cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài mua không quá 30% số lượng căn hộ trong một tòa nhà chung cư thương mại của dự án để hạn chế trường hợp hình thành các khu phố ngoại kiều.

Nếu là nhà ở riêng lẻ (nhà biệt thự, nhà liền kề) thì trên một đơn vị hành chính tương đương cấp phường không cho phép cá nhân, tổ chức nước ngoài mua và sở hữu quá 250 căn nhà, vì theo quy định hiện hành thì một phường trung bình có 2,5 vạn dân cư trú, sinh sống và việc cho phép mua không quá 250 căn nhà (tương đương không quá 10% số lượng dân của một phường) sẽ tạo điều kiện cho công tác quản lý đô thị đỡ phức tạp hơn.

Với việc đề xuất sửa đổi nhiều nội dung, Bộ Xây dựng cho rằng sẽ góp phần khuyến khích các tổ chức, cá nhân nước ngoài vào Việt Nam mua nhà ở nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, làm tăng tính thanh khoản cho thị trường, từ đó góp phần khuyến khích đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

Việc mở rộng quyền được mua nhiều nhà ở, được cho thuê nhà ở, bán nhà ở… như trên cũng được kỳ vọng không chỉ giúp giải phóng hàng tồn kho bất động sản mà còn thu được tiền thuế trong hoạt động kinh doanh mua bán, cho thuê nhà ở hoặc kinh doanh dịch vụ khác mà có sử dụng nhà ở của đối tượng này. Song không tác động xấu đến giá cả cũng như nhu cầu về nhà ở của các đối tượng có khó khăn về nhà ở, hộ nghèo hoặc các đối tượng có thu nhập thấp và thu nhập trung bình do số lượng và loại nhà ở mà các tổ chức, cá nhân nước ngoài được phép mua và sở hữu chủ yếu là các bất động sản trung và cao cấp. Ngoài ra, vẫn bảo đảm chủ quyền, an ninh trật tự an toàn xã hội.

Dự kiến, Bộ Xây dựng trình Quốc hội xem xét thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 19/2008/QH12 trong một kỳ họp  thứ 6 vào cuối năm 2013 và sẽ có hiệu lực thi hành ngay từ đầu năm 2014 cho đến khi Luật Nhà ở (sửa đổi) được thông qua và có hiệu lực thi hành vào giữa năm 2015.


Copy từ: VnEconomy

Thu nhập 12 nghìn đồng/ngày, nông dân Việt cán đích nghèo nhất.

Thu nhập 12 nghìn đồng/ngày, nông dân Việt cán đích nghèo nhất

(Đời sống) - Báo Dân Việt dẫn nguồn tin tại Hội thảo công bố “Báo cáo đặc điểm kinh tế nông thôn Việt Nam - kết quả điều tra hộ gia đình nông thôn năm 2012 tại 12 tỉnh” cho biết hiện nay, mức thu nhập của hộ nông dân chỉ đạt gần 50.000 đồng/ngày; 41,5% số hộ không hài lòng về cuộc sống.
 

Báo cáo này có số liệu từ cuộc điều tra của Viện Nghiên cứu, Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM). Bản chi tiết cho thấy thu nhập và chi tiêu của hộ gia đình ở nông thôn đang giảm dần và tỷ lệ hộ nghèo không giảm trong giai đoạn 2010 – 2012, tương ứng số hộ tái nghèo tăng lên. Theo đó, thu nhập trung bình của hộ thuần nông chỉ đạt 48.618 đồng/ngày, tức khoảng 1.458.000 đồng/tháng. Điều đáng chú ý là trong số các hộ tham gia điều tra, có tới 50% hộ phải vay nợ, và chủ yếu là vay ngoài với lãi suất cao (số tiền nợ từ vay tư nhân, tín dụng ngân hàng chỉ chiếm hơn 13%).

Nghe những số liệu trên, dư luận không khỏi buồn vì cuộc sống của người nông dân Việt nghèo vẫn nghèo. Còn nhớ, phát biểu tại hội thảo “Lúa gạo, nông dân và phát triển nông thôn ở Việt Nam - Từ tăng trưởng thành công đến thịnh vượng bền vững” tổ chức hồi tháng 6/2011 ở Cần Thơ, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Bùi Bá Bổng (nay đã nghỉ hưu - PV) nói: “Những thành tích mà Việt Nam có được trong xuất khẩu gạo là có thật, nhưng chúng ta không khỏi day dứt vì nông dân vẫn là những người nghèo và những vùng chuyên canh trồng lúa là những vùng kém phát triển".


Từ những con số tại Hội thảo công bố “Báo cáo đặc điểm kinh tế nông thôn Việt Nam - kết quả điều tra hộ gia đình nông thôn năm 2012 tại 12 tỉnh” nếu tính chi tiết, mỗi hộ gia đình có 4 người (một cặp vợ chồng và hai con) thì chia bình quân mỗi người được 12.000 đồng/ngày. Thu nhập một năm mỗi người dân ở nông thôn chỉ được 4,2 triệu đồng, tương đương với 200 USD trên một năm.

Người nông dân Việt đang ngày càng nghèo đi
Người nông dân Việt đang ngày càng nghèo đi

Nếu đem so sánh mức thu nhập của người nông dân Việt Nam so với các nước trong khu vực thì chúng ta càng xót xa hơn về bức tranh nghèo của người nông dân. Mức thu nhập này chỉ  hơn tý chút mức thu nhập 20 năm trước của chúng ta. Năm 1991, mức thu nhập bình quân theo đầu người của người dân Việt Nam là 114 USD. Nhiều năm trở lại đây mức thu nhập này đã tăng đáng kể nhưng ở nông thông thì chỉ có ngày càng nghèo hơn. Trong khi đó, mức thu nhập trung bình theo đầu người ở nông thôn của Trung Quốc năm 2012 đạt 1.285 USD/năm. So với người nông dân Việt và người nông dân Trung Quốc họ có thu nhập cao hơn chúng ta cả chục lần.

Dư luận cả nước từng mắt tròn, mắt dẹt khi nghe đến bảng lương khủng của nhiều người. Doanh nhân Đoàn Nguyên Đức có mức thu nhập 2,8 tỷ đồng/năm (mức thu nhập công ty trả). Đó còn chưa kể các khoản thu nhập khác của ông. Hay lương khủng của các CEO khối ngành kinh doanh khác như ngân hàng, tài chính, địa ốc. Mỗi tháng thu nhập của họ bằng người nông dân làm cả trăm năm.

Người nông dân vốn nghèo lại ngày càng đối mặt với giá cả leo thang như điện, xăng dầu, học phí...thiên tai, dịch bệnh. Trong khi đó, một gia đình còn bao nhiêu thứ phải dùng đến tiền như học phí, xăng xe, trả lãi ngân hàng, khám bệnh...

Đúng như lời nhận xét của TS Nguyễn Duy Lượng- Phó Chủ tịch T.Ư Hội Nông dân Việt Nam: Nông dân hiện có nhiều cái nhất: Đông nhất, nghèo khổ nhất, chịu nhiều thiệt thòi nhất, bất lực nhất, dễ bị tổn thương nhất, đời sống bấp bênh nhất...

Khánh Dung

Copy từ: Phụ Nữ Today

Mỹ bác tin Ðại sứ Shear nói nhân quyền Việt Nam 'cải thiện đáng kể'

Ðại sứ Mỹ tại Việt Nam David Shear
Ðại sứ Mỹ tại Việt Nam David Shear
Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Hà Nội cho biết việc báo chí Việt Nam loan tin đại sứ Mỹ David Shear phát biểu rằng nhân quyền Việt Nam “đã có những cải thiện đáng kể” là sai sự thật.

Ngày 7/8, đại sứ Mỹ tại Việt Nam David Shear có cuộc họp báo với giới truyền thông nội địa về chuyến công du Hoa Kỳ mới đây của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và các vấn đề liên quan đến quan hệ Việt-Mỹ.

Hàng loạt các báo nhà nước khi tường thuật về nội dung sự kiện này nói rằng “Một trong những điều kiện để dẫn tới việc [Mỹ] dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán võ khí là vấn đề nhân quyền. Trao đổi với báo chí ngày 7/8, đại sứ David B. Shear cho rằng xung quanh vấn đề này từ đầu năm 2013 đến nay Việt Nam đã có những cải thiện đáng kể.”

Đại sứ quán Hoa Kỳ khẳng định báo chí Việt Nam đã đưa tin sai, đại sứ David Shear không hề phát biểu rằng nhân quyền Việt Nam “cải thiện đáng kể.”

Tòa đại sứ Mỹ nói sau khi phát hiện hôm 8/8, họ đã yêu cầu đính chính và đề nghị xin lỗi.

Tuy nhiên tính đến 4 giờ sáng ngày 10/8 (giờ Hà Nội), các trang báo điện tử trong nước bao gồm Tiền Phong, Đất Việt, Dân Trí, Sài Gòn News..v..v.. vẫn còn giữ nguyên các bản tin vừa kể.

Đại sứ quán Mỹ cho biết đại sứ David Shear đã nhiều lần tuyên bố Hoa Kỳ sẽ không bán võ khí sát thương cho Việt Nam chừng nào Hà Nội chưa cải thiện nhân quyền.

Copy từ: VOA

Gài bẫy ngược, một "Hoàng Khương" bis?

Lê Diễn Đức 2013-08-09
000_Hkg5181840-305.jpg
Cảnh sát giao thông, ảnh minh họa
AFP photo

Trong năm 2012, vụ án nổi tiếng và đầy nghịch lý đã diễn ra làm rung động dư luận và giới báo chí. Đó là vụ án nhà báo Hoàng Khương, phóng viên báo Tuổi Trẻ.

Nói lên vấn nạn ăn hối lộ của ngành cảnh sát giao thông, một loạt gần 50 bài báo với những chi tiết và hành vi cụ thể trong các cuộc điều tra báo chí, Hoàng Khương đã mang lại cho độc giả những thông tin bổ ích và hấp dẫn.
Mặc dù cái câu "cảnh sát giao thông nào mà không ăn" trở thành phổ cập, nhưng viết về nó và đưa lên mặt báo ra một việc làm đầy trách nhiệm và can đảm. Nó đánh động dư luận xã hội và cảnh báo nguy cơ luật lệ trở thành giả dối, là cái bẫy cho sự vi phạm luật của cảnh sát.

Phóng sự cuối cùng của Hoàng Khương, đăng trên tờ Tuổi Trẻ, có đầy đủ hình ảnh chứng cứ trao tiền, đếm tiền của Thượng uý công an Huỳnh Minh Đức, và người đưa hối lộ không ai khác, chính là Hoàng Khương.

Vào khoảng tháng 5/2011, Hoàng Khương là một trong các nhà báo thực hiện loạt phóng sự với đề tài "Chặn đứng thảm hoạ giao thông", làm nổi bật thực trạng ngày càng tăng tai nạn giao thông. Bài viết “Đồng tiền xoá sạch hồ sơ” và bài “Cảnh sát giao thông giải cứu xe đua” đã khiến một số cảnh sát giao thông bị đình chỉ công tác.

Trong ngày ngày 9/2/2012 trong một cuộc họp báo giữa những người đầu ngành công an thành phố với sự tham dự của Tổng thư ký toà soạn báo Tuổi Trẻ, Lê Xuân Trung, báo Tuổi Trẻ đã lên tiếng xác nhận "loạt bài viết về mãi lộ và giải cứu xe đua là theo chủ trương của ban biên tập báo Tuổi Trẻ" phân công cho nhà báo Hoàng Khương. Ông Lê Xuân Trung nói rằng “nhà báo Hoàng Khương đã tác nghiệp theo đúng yêu cầu của ban biên tập chứ không có động cơ, mục đích cá nhân”. “Các đề tài báo chí mà phóng viên Hoàng Khương thực hiện đều báo cáo với trưởng ban và được đồng ý”.

Thế nhưng bản án 4 năm tù dành cho nhà báo Hoàng Khương trong phiên sơ thẩm ngày 7/9/2012 và y án trong phiên phúc thẩm ngày 27/12 về tội "đưa hối lộ" đã làm nhiều người phẫn nộ. Đối đầu với "thanh gươm và lá chắn" của chế độ, Hoàng Khương khó có thể tránh được đòn trả thù của bộ máy công an trị thuôc loại hà khắc nhất Đông Nam Á.

Rõ ràng đây là nghiệp chướng! Mặc dù hành vi "gài bẫy" không nên khuyến khích trong cuộc điều tra và có vấn đề nếu xét về mặt đạo đức nghề nghiệp. Tuy nhiên, hối lộ là một hành vi rất khó bắt quả tang, cần phải vào hang mới bắt được cọp. Hoàng Khương đã vào tận hang, bắt được cọp, nhưng anh cũng bị nạn luôn.

Xét vừa tình vừa lý, trường hợp của Hoàng Khương phải được cân nhắc kỹ lưỡng và thiết nghĩ anh đã có thể được tha bổng tại toà nếu hàng thẩm phán và kiểm soát viên công minh, tử tế. Thời gian anh ngồi tù, chờ đợi hai phiên xử là quá đủ cho một sự trừng phạt về cái gọi là tội "gài bẫy".

Nhưng không, anh vẫn đối diện với bản án 4 năm tù giam. Nhà cầm quyền quyết tâm tiêu diệt anh, bẻ ngòi bút của anh vì anh đã đi quá giới hạn, xâm phạm trực tiếp tới miếng ăn của họ.
Nạn hối lộ, tham nhũng đã và đang là bản chất của bộ máy cai trị của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay, là phương tiện sống còn để vinh thân phì gia của các quan chức, được khuyến khích không bằng văn bản, lời nói; là văn hoá của cuộc sống thường nhật; là bệnh dịch tràn lan, làm triệt tiêu dần mọi tiêu chuẩn văn hoá, đạo đức của xã hội.

Trong một trường hợp khác, nhà báo Võ Thanh Tùng, 31 tuổi, bút danh Duy Đông, vừa bị Cục cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội thuộc Bộ Công an (C45) bắt ngày 7/8/2013. Võ Thanh Tùng là phóng viên của báo Pháp luật TP.HCM, phụ trách khu vực Đồng Nai.

1347010912-vu-hoang-khuong250.jpg
Hoàng Khương, phóng viên Báo Tuổi Trẻ trước TAND TPHCM hôm 07/9/2012

Phóng viên Võ Thanh Tùng đang thực hiện loạt phóng sự về tệ nạn mãi dâm tại Đồng Nai, qua các bài như "Bình Dương qua mặt Đồng nai: Múa sex và... tới bến" , "Sẽ đề nghị rút giấy phép quán bar vi phạm"...

Bài "Đến tận cùng lẽ phải" trên báo Đồng Nai 20/06/2013 nói về với phóng sự “Cướp thịt thối từ hố tiêu hủy” (giải Báo chí quốc gia năm 2012) đã cho thấy Võ Thanh Tùng và các nhà báo khác đã từng kiên quyết không bị mua chuộc, từ chối nhận hối lộ 20 triệu đồng.

Trong một bối cảnh thực tế là “hầu hết quán bar nào cũng hoạt động như nhau, chẳng có ai “sạch” cả". và "dư luận cho rằng việc tổ chức múa sexy là có sự làm ngơ của cơ quan chức năng", "làm ăn thì phải có quan hệ bạn bè", phải được hiểu một cách sáng suốt là mối quan hệ có đi có lại.

Nhập vai làm trinh sát chui luồn vào các hang ổ, phóng viên phải chịu không ít cám dỗ và gặp nhiều cản trở, khó khăn tác nghiệp và rất có thể sẽ nắm bắt được những giao hảo lợi ích giữa chủ nhân và công an.

Người ta cũng không quên, phóng viên Võ Thanh Tùng đã làm một loạt phóng sự khác về tệ nạn hối lộ trong ngành cảnh sát giao thông (CSGT), với những bài "Những “cây xăng quyền lực” trên quốc lộ 20" nói về việc lái xe ô tô phải nộp "sưu" chết hàng tháng cho cây xăng trạm Madagui (thuộc Phòng CSGT tỉnh Lâm Đồng) để "miễn trừ" việc xử phạt.

Bài "Nhức nhối nạn đóng "hụi chết" cho CSGT trên quốc lộ 20" của Võ Thanh Tùng đăng ngày 10/12 đến 14/12/2012 đã được đoạt giải báo chí TP HCM lần thứ 31 vào tháng 6/2013.
 Bài phóng sự thuật lại rằng, "trên khoảng 160 km từ huyện Đạ Huoai đến Đà Lạt thuộc địa phận tỉnh Lâm Đồng, các tài xế xe tải phải lần lượt chung cho khoảng chín chốt, trạm CSGT. Nhà xe phải cho người vào tận nơi làm việc của CSGT đưa tiền và phải thuộc làu giá chung chi theo tải trọng xe"…

Do sự phản ánh này, Văn phòng Bộ Công an có văn bản đề nghị giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng chỉ đạo, kiểm tra, xử lý thông tin mà báo Pháp Luật TP.HCM nêu ra.

Có vẻ như tiến trình "kiểm tra, xử lý thông tin" đã đi theo hướng ngược lại. Tổng hợp các yếu tố và sự kiện xảy ra, cho thấy việc Võ Thanh Tùng bị bắt có thể là một trường hợp "gài bẫy" ngược và anh có thể là một "Hoàng Khương" ở dạng thức khác?

Các phóng viên có thể điều tra, viết chung chung, nhưng nếu đụng chạm vào con người cụ thể, sự việc cụ thể, nhất là đụng tới cả đường giây liên đới tới tầng cao của quyền lực, e rằng sẽ bị tước đoạt cây bút và sẽ vào tù.

Theo tờ Tuổi Trẻ, khoảng 11 giờ ngày 7/8, các lực lượng nghiệp vụ Bộ Công an được cho là bắt quả tang phóng viên Võ Thanh Tùng nghi đang nhận hối lộ.

Phóng viên bị bắt khi đang nhận tiền của một chủ quán bar tại nhà hàng của một khách sạn ở thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Theo một nhân viên nhà hàng chứng kiến vụ việc, ông Tùng bị công an bắt quả tang khi vừa nhận một xấp USD của một chủ quán bar. "Sau khi kiểm tra số tiền thu được, công an đã còng tay ông Tùng cùng với một người khác tên Tài".

Ông Phạm Phú Tâm, Tổng biên tập báo Pháp Luật TP.HCM, cho biết, cho đến thời điểm trên ban biên tập báo vẫn chưa nhận được bất kỳ thông tin chính thức nào từ Bộ Công an về việc bắt phóng viên Võ Thanh Tùng. Ông Tâm nói hiện tại mọi việc vẫn chưa rõ ràng, báo Pháp Luật TP.HCM sẽ liên lạc sớm với các cơ quan chức năng để nắm rõ vụ việc của phóng viên Võ Thanh Tùng, đồng thời sẽ phối hợp tích cực để làm sáng tỏ, tờ Tuổi Trẻ viết.

Giả thiết của tôi đặt ra một vấn đề là phải xác quyết sự việc một cách minh bạch. Nhưng tìm đâu ra sự minh bạch giữa xã hội ngút ngàn mưu mô mờ ám này?


Copy từ: RFA

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/blog-090813-ldd-08092013115015.html 


....................

Blogger Việt và cuộc quốc tế vận phản đối điều 258

Blogger Nguyễn Lân Thắng trao Tuyên Bố 258 cho Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên hiệp quốc
Blogger Nguyễn Lân Thắng trao Tuyên Bố 258 cho Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên hiệp quốc
Một nhóm các blogger trẻ tại Việt Nam tìm cách đánh động sự chú ý của công luận quốc tế về điều luật 258 Bộ luật Hình sự đang gây tranh cãi về tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước” khiến nhiều ngòi bút trong nước bị cầm tù.

Họ đang thực hiện chuyến đi dài ngày tại Thái Lan để trao Tuyên bố của Mạng lưới blogger Việt Nam phản đối điều 258 đến Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc cùng các tổ chức bảo vệ nhân quyền trong khu vực và trên thế giới.

Tạp chí Thanh Niên VOA hôm nay có cuộc trao đổi với ba thành viên trong đoàn từ Thái Lan là blogger Nguyễn Lân Thắng, Nguyễn Anh Tuấn, và Đoan Trang về cuộc quốc tế vận lần đầu tiên của giới blogger Việt Nam.

Bấm vào để nghe buổi thảo luận của các Blogger Việt đang đi quốc tế vận tại Thái Lan phản đối điều luật 258'


Cùng với chiến dịch vận động xuyên biên giới, Tuyên bố 258 của Mạng lưới blogger Việt Nam cũng đã được trao cho đại sứ quán Mỹ và Thụy Điển tại Hà Nội.




Copy từ: VOA

http://www.voatiengviet.com/content/blogger-viet-va-cuoc-quoc-te-van-phan-doi-dieu-258/1726956.html



..................

Khi Ngân hàng Nhà nước trở thành “lái vàng”


Nam Nguyên, phóng viên RFA 2013-08-09

000_Hkg5200567-305.jpg
Một cửa hàng kinh doanh vàng nữ trang ở Hà Nội
AFP photo

Thị trường vàng vẫn rối sau hơn một năm Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng giao đặc quyền cho Ngân hàng Nhà nước và sau 51 phiên đấu thầu bán ra hơn 52 tấn vàng, giá vàng ở Việt Nam vẫn luôn cách biệt rất xa so với giá vàng thế giới.

Mục tiêu chống vàng hóa

Sau khi Nghị định 24 có hiệu lực, Ngân hàng Nhà nước đã quản lý chặt thị trường vàng, độc quyền nhập khẩu vàng thoi, độc quyền chế tác thành vàng miếng, áp đặt thương hiệu SJC là thương hiệu quốc gia duy nhất, Ngân hàng Nhà nước còn độc quyền ấn định giá vàng và phân phối ra thị trường dưới hình thức đấu thầu cho các ngân hàng và doanh nghiệp được tái cấp phép kinh doanh vàng. Khoảng 5.000 cửa hàng vàng trên toàn quốc bị đóng cửa.

Mục đích của Nghị định 24 là chống vàng hóa nền kinh tế, ổn định thị trường vàng và giảm chênh lệch giá vàng giữa Việt Nam và thế giới. Vậy sau 1 năm độc quyền và bán ra hơn 52 tấn vàng Ngân hàng Nhà nước đã đạt được những mục đích vừa nêu hay không. Trả lời chúng tôi vào tối 8/8/2013, Phó Giáo sư Ngô Trí Long, chuyên gia kinh tế từ Hà Nội nhận định:

“Theo quan điểm của tôi về cơ bản là chưa đạt mục tiêu. Chống vàng hóa là làm sao người ta không sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán cũng như không để lượng vàng vật chất lớn. Đặc biệt lượng vàng trong dân Việt Nam hiện nay là rất lớn, anh phải có giải pháp thu hút về phục vụ cho quốc kế dân sinh. Nhưng thông qua 51 phiên đấu thầu đưa ra hơn 52 tấn thì vô hình chung vàng vật chất lại tăng lên, đấy là sự bất cập.
Một trong những mục tiêu Quốc hội đặt ra là làm sao giá vàng trong nước phải liên thông với giá vàng thế giới, hay nói cách khác giá vàng Việt Nam phải sát với giá thế giới. Nhưng thực tế qua 51 phiên đấu thầu thấy rằng mục tiêu này theo Nghị quyết của Quốc hội đã chưa thực hiện được. Có những thời điểm giá vàng chênh lệch khoảng 7 triệu đồng/lượng, tại thời điểm hôm nay (8/8) giá vàng chênh khoảng gần 5 triệu. Từ chênh lệch lớn này nếu không quản lý tốt thì sẽ tạo ra kẽ hở rất lớn tạo ra hiện tượng buôn lậu vàng, ngươi ta sẽ tuồn vàng từ nước ngoài về để hưởng chênh lệch nhất định.”
Trong cuộc phỏng vấn của chúng tôi, cùng về vấn đề này chuyên gia kinh tế TS Lê Đăng Doanh ở Hà Nội phân tích,  Hội đồng vàng thế giới và Ngân hàng Nhà nước ước đoán hiện nay trong dân ở Việt Nam phải có khoảng từ 400 tấn đến 500 tấn vàng. TS Doanh nhận định là do quá trình thăng trầm của lịch sử, ở Việt Nam ngay cả người nghèo cũng thấy là cần phải giữ vàng. Đã có giai đoạn mỗi lần thay đổi  chính phủ  là lại đổi tiền và thực tế người dân thấy là vàng bao giờ cũng có giá trị. Do vậy vàng đã trở thành vật cất giữ và có một giá trị đặc biệt tại Việt Nam.
….thực tế không có một đất nước nào mà Ngân hàng Nhà nước lại đi mua vàng và chế tác sản xuất đem ra bán trên thị trường.
- PGS Ngô Trí Long
Theo TS Lê Đăng Doanh, trước đây Nhà nước đã cho phép ngân hàng được kinh doanh vàng, Ngân hàng ACB đã mở sàn vàng và nhận gởi tiết kiệm bằng vàng. Sau đó Ngân hàng Nhà nước đã ra quyết định độc quyền vàng thoi, rồi giảm bớt các cửa hàng buôn bán vàng, NHNN độc quyền nhập khẩu vàng, độc quyền đưa vàng ra thị trường với mục tiêu đến 30/6/2013 thì tất cả ngân hàng thương mại đều đã tất toán được số vàng mà họ đã nhận gởi cho dân và bây giờ phải hoàn trả lại. TS Lê Đăng Doanh nhấn mạnh:
“Đến sau 30/6 Ngân hàng Nhà nước thấy vẫn có nhu cầu và vẫn phải tiếp tục đấu thầu và cho đến nay đã bán ra 52 tấn vàng rồi, chênh lệch giá vàng trong nước cao hơn giá vàng thế giới khoảng từ 4 triệu cho đến khoảng 7 triệu, có những thời điểm lên đến 7 triệu, thì NHNN nói là đã nộp đầy đủ vào Kho bạc Nhà nước. Tuy vậy chưa thấy có con số nào công bố lên về việc đó.
Cho đến nay có rất nhiều câu hỏi được đặt ra, một là tại sao giá vàng còn chênh lệch đến như vậy và bao giờ giá vàng trong nước và giá vàng thế giới có thể tiếp cận được với nhau. Điều thứ hai là, số vàng trong dân thì để làm gì và thứ ba là NHNN bán vàng ra thì phần lớn do các ngân hàng thương mại mua, còn số vàng ra được thành vàng trang sức hoặc vàng miếng đến tay người dân thì ít thôi, thế thì số vàng đó đi đâu và nên xử lý cái đó như thế nào. Tôi nghĩ rằng, đây là một trong các vấn đề cần phải được thảo luận và xem xét thêm trong thời gian tới.”
Còn nhiều bất cập
000_Hkg4619860-250.jpg
Vàng miếng SJC, ảnh minh họa. AFP photo
Báo Tiền Phong Online ngày 29/7 trích lời Đại tá Vũ Hồng Nam, Trưởng phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về Quản lý Kinh tế và Chức vụ, Công an TP.HCM phát biểu rằng, hiện nay 1kg vàng tức 26,6 lượng khi nhập lậu có thể thu lãi 100 triệu đồng. Chính vì vậy dù tăng cường ngăn chặn nhưng vàng lậu vẫn xâm nhập bằng nhiều đường khác nhau. Vẫn theo Tiền Phong, hàng chục kg vàng lậu đã bị bắt giữ ở các cửa khẩu, đặc biệt khu vực biên giới Tây Nam. Bọn buôn lậu còn nghĩ ra cách cắt nhỏ vàng miếng và giao cho nhiều người cất giữ vận chuyển nên rất khó phát hiện.

Đánh giá việc Ngân hàng Nhà nước thực hiện độc quyền thị trường vàng trong thời gian vừa qua, Phó Giáo sư Ngô Trí Long nói với chúng tôi là ông giữ nguyên phản biện ban đầu từ cách nay một năm. Ông nói:
“Nghị định 24 của Chính phủ ban hành về quản lý kinh doanh vàng còn rất nhiều bất cập, quan điểm này của tôi đã được chứng minh rất cụ thể. Ví dụ nó thể hiện ở tính chất một mình một chợ, nó khác với thông lệ quốc tế, với các nước. Hay là chỉ qui định một thương hiệu vàng độc quyền, hay một số bất cập mà tôi đã nêu lên rất cụ thể, quan điểm của tôi cho tới nay vẫn là cần sửa đổi gấp NĐ 24 mà vấn đề này Diễn Đàn Kinh Tế Mùa Thu sắp tới, tôi được Ban Tổ chức đặt một bài liên quan đến điều hành thị trường giá vàng thời gian 1 năm qua. Chắc chắn tôi sẽ nêu lên rất cụ thể và định hướng sửa đổi, còn nếu cứ tồn tại cơ chế quản lý vàng như thế này, thì chắc chắn những mục tiêu ban đầu chính phủ đặt ra thì không bao giờ có thể thực thi được.”
Hé lộ những đề nghị liên quan đến vấn đề quản lý thị trường vàng Việt Nam, Phó Giáo sư Ngô Trí Long nói rằng, không thể chỉ có một thương hiệu SJC độc quyền và buộc mọi thương hiệu khác phải trả phí để chuyển đổi. Ông nhấn mạnh:
Theo quan điểm của tôi về cơ bản là chưa đạt mục tiêu. Chống vàng hóa là làm sao người ta không sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán cũng như không để lượng vàng vật chất lớn.
- PGS Ngô Trí Long
“Ngân hàng Nhà nước phải nên đi vào chức năng, nhiệm vụ chủ yếu Nhà nước phân công cho là quản lý tiền tệ, quản lý về vàng chứ không phải đi làm nhiệm vụ kinh doanh….thực tế không có một đất nước nào mà Ngân hàng Nhà nước lại đi mua vàng và chế tác sản xuất đem ra bán trên thị trường. Đây là điều mà thông lệ quốc tế và các nước theo mô thức kinh tế thị trường không bao giờ có.”
 
Trong bối cảnh Việt Nam mong muốn được các quốc gia có quan hệ thương mại nhìn nhận là nền kinh tế thị trường đầy đủ, tư duy độc quyền thị trường vàng, can thiệp bằng mệnh lệnh hành chính có thể gây ảnh hưởng trái chiều hay không. Phó Giáo sư Ngô Trí Long nhận định:
"Đã là một nền kinh tế thị trường thì phải hoạt động theo những tiêu chí nhất định. Việt Nam đang trong xu thế hội nhập thì phải chứng minh cho quốc tế thấy được mình vận động và hành động đúng theo những qui luật của kinh tế thị trường. Tôi nghĩ các nhà lãnh đạo phải xem xét nghiên cứu làm sao để đưa tất cả các hoạt động đặc biệt là thị trường vàng đi theo đúng quĩ đạo, vì nó là một bộ phận của thị trường tiền tệ tài chính.” 

Chúng tôi xin trích nhận định của TS Lê Đăng Doanh trên báo Người Lao Động Online: “ Thị trường vàng nào đang được hình thành và vận hành ở Việt Nam….Độc quyền sẽ luôn áp đặt giá độc quyền cao nhất có thể để thu siêu lợi nhuận, đó là nhận thức từ sách giao khoa và không sai với đối với các hành vi độc quyền ở Việt Nam. Hy vọng rút ngắn giá trong nước bằng với giá thế giới xem ra còn xa vời.”


Copy từ: RFA

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/wh-central-bank-act-gold-trader-nn-08092013100532.html


...........

Trang Ba Sàm bình luận về Nghị Định 72 - (phần 1)

<- Phỏng vấn ông Đỗ Quý Doãn, Thứ trưởng Bộ 4T: Nghị định 72 không hạn chế quyền tự do ngôn luận (VOV).
.
Định vào ngày 1-9-2013 mới có thông báo chính thức với độc giả về số phận của trang Ba Sàm sẽ ra sao trước Nghị định 72 này, thế nhưng, dư luận sôi nổi quá, nhiều độc giả thân thiết liên tục hỏi han, lo lắng, lại cả trên BBC bữa kia một bài nhắc đích danh tới trang BS nhiều, hôm nay thì thêm trả lời chính thức của “nhóm tác giả”(?) – một quan chức cấp cao hơn nữa, là ông Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn, nên … thôi thì cũng phải lên tiếng. Trước tiên là cho độc giả đỡ lo và sớm có thông tin trao đổi, mở mang dân trí, sau nữa là hầu giúp các cơ quan chức năng sớm bổ sung khiếm khuyết, sửa những sai sót yếu kém cũ cho đến mới của mình. Nhiều điều đáng bàn, nên xin đưa ra dần mỗi bữa một chút.
.
Trước tiên, xin lưu ý tới việc ông Thứ trưởng không biết do vô tình quên, hay muốn cố quên, cái Nghị định 97, ngay dưới triều đại của ông, cách đây đúng 5 năm, được NĐ72 nhắc tới là sẽ hết hiệu lực từ 1/9/2013, và đặc biệt là Thông tư 07 “đặc cách” giành riêng cho thế giới BLOG, đi kèm NĐ97 nhưng được ra đời sau đó 4 tháng. Ông chỉ nhắc tới NĐ55 và trước nữa là Quyết định 21.
.
Phải dài dòng trở lại 2 văn bản đặc biệt trên là có nhiều lý do!
.
Khi trang Ba Sàm vừa tròn 1 tuổi là lúc ra đời NĐ97. Ban đầu, dư luận không mấy ai quan tâm, vì nội dung của nó còn rất chung chung, ngoài 4 “nghiêm cấm” mà Điều 258 Bộ luật Hình sự cũng đã bao quát cả và ai cũng hiểu theo lệ cứ phải có thông tư thì NĐ mới được thực thi.
.
Kế đến, khi Thông tư 07 được ban hành, một làn sóng phản đối dấy lên, từ dư luận quốc tế, và mạng tự do, tuy chưa mạnh như bây giờ nhưng có báo cũng đã nhận xétthực tế Thông tư mới được ban hành thì đã nhận được không ít phản đối của giới blogger, cho rằng nhiều quy định dù chặt nhưng khó khả thi. Chẳng hạn, người nào có hành vi đặt đường liên kết thì người đó chịu trách nhiệm. Cụ thể, blogger khác nhảy vô blog mình comment để đặt liên kết đến thông tin xấu thì blogger đó chịu trách nhiệm chứ không thể bắt mình chịu trách nhiệm được. Các ý kiến này cho rằng quy định của Bộ không thực tế, và không hiểu hết thế giới blog.
.
Đáng chú ý là báo chí nhà nước và cả chính quan chức nhà nước ‘ngành dọc” cũng đã chê bai Thông tư này. Ông Lê Mạnh Hà, khi đó là Giám đốc sở 4T TPHCM (nay là Phó CT TP), đã lên tiếng như mỉa mai, nhưng cũng tựa một lời cáo chung cho văn bản và lối “quản lý” mơ hồ đó: “một thông tư như vậy mà muốn đi vào cuộc sống thì có lẽ lại phải có… văn bản hướng dẫn. Còn văn bản hướng dẫn đó mà chưa rõ thì lại phải… tiếp tục hướng dẫn nữa.”
.
Nhưng, dù đã thấy một tương lai đen tối cho Thông tư 07, trang BS cũng đã nhanh chóng tỏ ra nghiêm túc thực hiện, bằng cách ra quyết định thay đổi người quản lý, qua Kính cáo ngày 11/1/2009, tránh cho cơ quan chức năng phải bận tâm. Với quyết định này, trang BS sẽ được “quốc tế hóa”, được nằm hoàn toàn ngoài biên giới lãnh thổ VN, bởi người phụ trách không cư trú tại VN, trong khi nhà cung cấp dịch vụ blog thì đương nhiên đã thuộc quốc gia khác.
.
Sự “quốc tế hóa”, rồi cả “tập thể hóa” (chứ không còn là “trang thông tin điện tử cá nhân”) của trang BS còn được tiếp tục thể hiện 2 lần nữa. Lần thứ nhất là qua Kính báo thay đổi tạm thời, ngày 1/10/2012. Lần thứ hai sau khi bị tin tặc cướp trang ngày 8/3/2013, phải thay đổi địa chỉ nhiều lần, được chính thức thông báo của Biên tập viên – điều hành hoàn toàn trang BS, người cũng đã “được” tin tặc tiết lộ danh tính là đang định cư ở nước ngoài.

.
Kết cục là: suốt 5 năm qua, NĐ97 và Thông tư 07 dường như đã bị lãng quên, chằng thấy nó “khả thi” hay được “thực thi” ra sao,  ít ra là với giới BLOG. Tưởng buồn, nhưng thực tế là đáng mừng cho xã hội.      
.
Thế rồi, NĐ72 đã được ra đời. Ngoài một số “tham vọng” mới, rất đáng được mổ xẻ, thì như thể đang có một cuộc “rượt đuổi”, kéo dài suốt 5 năm qua, một  điều khoản mới rất độc đáo hình như ít ai quan tâm, nhưng lại rất gần với quyết định của trang BS từ 5 năm trước, và có thể cả sự hiện hữu của nhiều web, blog, trang Facebook khác hiện nay. Cái “độc đáo” đó được gói gọn trong Điều 22: Cung cấp thông tin công cộng qua biên giới, với lời bỏ ngỏ rằng nó sẽ phải được Bộ 4T quy định cụ thể, mà có lẽ còn phải kèm theo cả Nghị định về xử lý vi phạm trên Internet, như Thứ trưởng Lê Nam Thắng cho biết, rồi thông tư kèm NĐ này, và v.v.. (Mời độc giả theo dõi tiếp bình luận vào sáng mai).

     ******************

- Mục đích thật sự của Nghị định 72? (BBC). Steven Millward, techinasia.com: “Nghị định này có thể được sử dụng để truy tố các cá nhân lan truyền những thông tin mà chính quyền cho rằng không phù hợp. Nó có thể được dùng là lý do bắt giữ thêm nhiều blogger nữa”. – CÁI ĐÓ… LÀ CÁ NHÂN, ĐƯA ĐƯỢC! (Bùi Văn Bồng).
Điều 22. Cung cấp thông tin công cộng qua biên giới. 1. Các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài khi cung cấp thông tin công cộng qua biên giới có người sử dụng tại Việt Nam hoặc có truy cập tại Việt Nam cần tuân thủ các quy định của pháp luật của Việt Nam. 2. Bộ Thông tin và Truyền thông quy định cụ thể về cung cấp thông tin công cộng qua biên giới.
Nội dung trên cho thấy có lẽ riêng loại hình này phải có hẳn một thông tư, hoặc sẽ chiếm dung lượng đáng kể trong một thông tư hướng dẫn thi hành NĐ72 (tương tự Thông tư 07 kèm NĐ97 cách đây 5 năm). Như vậy, do chưa có “quy định cụ thể” về khái niệm, đối tượng nào nằm trong diện “cung cấp thông tin công cộng qua biên giới”, nên chỉ xin đưa ra những gợi ý, riêng về đối tượng là “cá nhân”, hầu giúp cho cơ quan soạn thảo văn bản sắp tới.
- “… Cá nhân nước ngoài”: có vẻ như nhắm đến các chủ thể “ngoại” đang hoạt động ở VN. Nhưng như vậy chưa đủ và rõ, mà có thể sẽ phải được hiểu đó là những đối tượng đang ở nước ngoài, hoặc đang sinh sống lâu dài ở VN (bao gồm cả nhân viên ngoại giao các nước), bao gồm: + người gốc Việt và không phải gốc Việt đang mang quốc tịch không phải VN; + người gốc Việt vẫn mang quốc tịch VN nhưng được định cư lâu dài ở nước khác; + người gốc không phải VN nhưng đã được vào quốc tịch VN; + và người không có quốc tịch.
- “Cung cấp thông tin công cộng qua biên giới”. Đây là một khái niệm rất phức tạp và đa dạng cho loại hình “cung cấp thông tin công cộng” trên mạng Internet. Bởi vì để hội đủ điều kiện “qua biên giới”, nó có thể phải bao gồm các đối tượng: + đang ở nước ngoài nhưng có blog sử dụng mạng xã hội của VN, hoặc lập trang web thuộc nhà cung cấp trong lãnh thổ VN; + đang ở VN nhưng có blog (bao gồm cả trang trên Facebook), trang web thuộc nhà cung cấp không phải ở VN; + đang ở VN nhưng lại trong cơ quan ngoại giao nước ngoài;  + tuy nhiên, nếu thuộc ba loại vừa nêu, nhưng lại không có “người sử dụng tại VN” hoặc không có người “truy cập tại VN” thì có thuộc diện điều chỉnh của Điều 22 không, điều này cần nêu rõ trong thông tư sắp tới.
- “Có người sử dụng/ truy cập tại VN”. Đây cũng lại là một khái niệm khó xác định. Việc lập blog, trang web là quyền ở người lập, nhưng việc “có người sử dụng tại VN” hay có người “truy cập tại VN” hay không thì lại không tùy thuộc người lập. Việc xác định có hay không và mức độ, số lượng người sử dụng, truy cập một blog, trang web nào đó thì được coi là “có” không phải điều là đơn giản.
Như vậy dường như một chủ thể phải hội đủ đồng thời cả 2 điều kiện vừa nêu trên thì mới thuộc phạm vi điều chỉnh của NĐ72. Cụ thể, nếu chỉ có hành vi “cung cấp thông tin công cộng qua biên giới” mà lại không xác định được là có “người sử dụng tại VN” hay “có truy cập tại VN” hay không thì cũng không thể là đối tượng của NĐ72.
- Quyền định đoạt, sở hữu phương tiện “cung cấp thông tin công cộng”. Tức là những “người nước ngoài” thuộc diện điều chỉnh của thông tư sắp tới, khi “cung cấp thông tin công cộng qua biên giới” đương nhiên phải thông qua các blog, web; thế nhưng quyền sở hữu của họ với các công cụ này đến đâu thì được chấp nhận, coi như là “của” họ? Các blog, web đó phải là do họ lập ra từ đầu, hay có thể cả những blog, web được cho, tặng, bán, nhờ trông coi, có người khác lập và điều hành hộ, v.v.. ? Bằng cách nào để xác thực những hình thức “sở hữu” đó?
- Trong khi chưa có “quy định cụ thể” thì những  trang thông tin cá nhân, trang thông tin tổng hợp đã từng hoặc lúc này đưa ra tuyên bố là mình thuộc loại “nước ngoài”“xuyên biên giới” thì vẫn phải chờ đợi văn bản hướng dẫn để được quyết định “số phận”.  
- Một chữ “cần” (chứ không phải là “phải“) đáng chú ý trong câu “Các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài … cần tuân thủ các quy định của pháp luật của Việt Nam”.  Nó có thể được hiểu như một lời khuyên, không phải là một yêu cầu bắt buộc.
Chỉ sơ qua một số gợi ý nêu trên cũng đủ thấy riêng Điều 22 cũng có thể làm cho NĐ72 này chưa thể “đi vào cuộc sống” được, mà nó còn phải chờ thêm một Thông tư hướng dẫn, hoặc một thông tư riêng cho loại đối tượng “… qua biên giới”, chưa nói tới phải có “nghị định về xử phạt vi phạm trên Internet”, và thêm nữa (xin được trình bày tiếp vào sáng mai)

****************


- MỘT KẼ HỞ QUÁ TO TRONG SỰ PHÂN LOẠI CỦA NGHỊ ĐỊNH 72 (TSYG). – Con lon co beo Tam long moi trung (Đinh Tấn Lực).”Có lần bạn Doãn từng trả lời phóng viên báo Văn Nghệ như sau:Có người hỏi tôi nhà ông có Internet thì khi ông ngủ ở phòng ông, con ông vào Internet ông có biết không? Tôi trả lời là không. Tôi không biết và mọi người cũng không biết. Như vậy chúng ta chưa quản lý được một đứa con của chúng ta. Vậy làm sao chúng ta quản lý được Internet của cả đất nước…’.” – Lệnh tổng hợp… (Phước Béo).
.
Xin bình tiếp về Nghị định 72, với những lỗ hổng, mù mờ và bước thụt lùi, ít nhất là trong kỹ thuật soạn thảo văn bản luật, so với NĐ97 vốn đã như bị chìm nghỉm suốt 5 năm qua.
.
+ Trong cả Điều 1Điều 2 của NĐ72 về Phạm vi điều chỉnhĐối tượng áp dụng đều không nêu rõ ràng về các hoạt động và đối tượng là “tại Việt Nam” như NĐ97 từ 5 năm trước. Sự khác thường này còn liên quan tới Điều 22 ”xuyên biên giới” mà sáng qua đã bình luận, dễ làm ta nghĩ đến “tham vọng” của cơ quan quản lý dường như muốn quản cả hoạt động và đối tượng “cung cấp thông tin công cộng” từ ngoài lãnh thổ VN khi “có người sử dụng/ truy cập tại VN”.  
.
“Tham vọng” trên càng rõ hơn khi trong Điều 2 NĐ72 này không có đoạn quan trọng như NĐ97, là “trong trường hợp các Điều ước quốc tế liên quan tới Internet mà Việt Nam ký kết và gia nhập có quy định khác với Nghị định này thì áp dụng quy định của Điều ước quốc tế”.
.
Có điều, các tác giả của NĐ72 hình như đã quên rằng ngay trong những lời mở đầu bản NĐ, họ đã viết rằng: “… Căn cứ Luật công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006”. Họ “quên” vì ngay Điều 2 của Luật Công nghệ thông tin đã “khoanh” Đối tượng áp dụng chỉ là “tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức cá nhân nước ngoài tham gia hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin tại Việt Nam. Như vậy cái sự “quên” đó có thể được gọi là vi phạm “luật mẹ” mà NĐ72 căn cứ vào, là Luật công nghệ thông tin hay không?
.
Chưa hết, “luật mẹ” đó còn có cả quy định mà NĐ72 đã như lờ đi là “Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó”. (Điều 3. Áp dụng Luật công nghệ thông tin).
.
+ Và … vẫn còn nữa “tham vọng”, với dấu hiệu không những muốn qua mặt “luật mẹ” mà còn tự mâu thuẫn với chính mình, trong NĐ72. Trong Điều 20. Phân loại trang thông tin điện tử, có đoạn “4. Trang thông tin điện tử cá nhân là trang thông tin điện tử do cá nhân thiết lập hoặc thiết lập thông qua việc sử dụng mạng xã hội để cung cấp, trao đổi thông tin … “. Ở điều này, có lẽ nhiều người đọc, nhiều báo, và cuối cùng là cả các quan chức Bộ 4T qua các cuộc phỏng vấn đã tự suy diễn rằng nó bao gồm cả các blog, các trang dưới dạng “mini blog” trên Facebook và các mạng xã hội khác. Thế nhưng, họ đã “quên” rằng trong Luật công nghệ thông tin, “trang thông tin điện tử” đã được “khoanh” rất rõ là chỉ những website, tại Điều 4. Giải thích từ ngữ, mục 17, mà hoàn toàn không nhắc tới “blog” hay các trang được lập trên mạng xã hội. Thêm nữa, ngay trong chính NĐ72, trong Điều 3. Giải thích từ ngữ, mục 21 cũng ghi rõ “trang thông tin điện tử” là các website, có nghĩa không bao gồm các dạng blog.
.
Còn nhiều nữa những điều cần được mổ xẻ, đến độ không khéo số phận của NĐ72 này sẽ được quyết định nhanh, chứ không phải đợi tới khi có thông tư hướng dẫn như người anh số 97 của nó. Có điều, không rõ là Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Tư pháp có dám “thổi còi”, để bổ sung NĐ này vào danh sách dài bất tận lẫy lừng thế giới, chưa từng có trong lịch sử VN, với 4.178 văn bản ít nhiều vi phạm luật, được đánh giá bằng ngôn từ khéo léo rằng “chưa đảm bảo tính hợp pháp”, chỉ tính riêng từ đầu 2013 đến nay? (Xin được tiếp tục vào sáng mai).

  Copy từ: Ba Sàm, link 2, link 3

........................

Huyền thoại rượu và vợ


Tuyên ngôn Tự do truy cập thông tin

Nuphero dịch
Aaron SwartzGuerilla Open Access

Thông tin là quyn lc, và cũng ging như mi loi quyn lc khác, luôn có nhng người mun gi nó cho riêng mình.

Aaron Swartz. Ảnh: The Boston Globe
Aaron Swartz. Ảnh: The Boston Globe
Toàn bộ di sản khoa học và văn hóa, tích lũy qua nhiều thế kỷ, đang nhanh chóng được số hóa và giữ nằm trong vòng kiềm tỏa của các tập đoàn. Muốn đọc những công trình khoa học nổi tiếng vẫn thường được nhắc đến? Hãy kỳ vọng là bạn sẽ phải trả một số tiền lớn cho các nhà xuất bản.

Có nhiều người đang đấu tranh để thay đổi điều này. Phong trào Open Access đã dũng cảm đấu tranh cho một tầm nhìn mới: đăng các công trình khoa học lên mạng Internet dưới những điều khoản cho phép mọi người đều có thể truy cập, nhưng vẫn đảm bảo rằng các nhà khoa học không mất đi quyền sở hữu trí tuệ của mình. Nhưng kể cả khi mọi thứ diễn ra tốt đẹp nhất, viễn cảnh này cũng sẽ chỉ xảy ra với những công trình nghiên cứu trong tương lai mà thôi. Chúng ta sẽ không thể dễ dàng có được những công trình nghiên cứu từ xưa đến thời điểm hiện tại. Giá của chúng quá cao.

Bắt nghiên cứu sinh phải trả tiền để đọc được công trình của đồng nghiệp? Đi scan toàn bộ sách của các thư viện nhưng chỉ cho phép nhân viên ở Google được đọc chúng? Chia sẻ các bài báo khoa học cho những sinh viên các trường đại học tinh hoa ở các quốc gia Thế giới thứ nhất nhưng lại ngăn cấm mọi người ở những quốc gia nghèo? Thật vô nhân đạo và không thể chấp nhận được.

“Tôi đồng ý với anh, nhưng chúng ta có thể làm được gì?” “Các tập đoàn nắm giữ quyền bản quyền, kiếm được rất nhiều từ việc bắt người dùng trả tiền để truy cập, họ không dễ từ bỏ. Và hiển nhiên là cách của họ là hợp pháp; chúng ta chẳng có cách nào để ngăn cản họ.” Nhưng chúng ta có thể, làm theo cách chúng ta vẫn làm.

Có những người có quyền truy cập đến những tài nguyên đó-sinh viên, thủ thư, nhà khoa học-được miễn phí đến với kho tri thức đó, trong khi phần còn lại của thế giới thì không. Các bạn không nên, hay một cách có đạo đức hơn, không có quyền được hưởng đặc lợi này. Các bạn có trách nhiệm phải chia sẻ nó với thế giới: chia sẻ quyền truy cập hay download giúp bạn bè của mình.

Trong khi đó, những người còn lại cũng không thể chỉ trông chờ những người từ bên trong, bạn phải tìm cách vượt rào, giải phóng thông tin đang bị nắm giữ cho mọi người. Những hành động này đều diễn ra một cách thầm lặng và có thể bị coi là ăn cắp. Nhưng chia sẻ sự giàu có về tri thức không hề vô đạo đức, nó khác với việc cướp bóc một con tàu và giết thủy thủ đoàn. Ngược lại, sự chia sẻ này lại là một mệnh lệnh của lương tâm. Chỉ có những người tối mắt vì lòng tham mới từ chối chia sẻ một bản sao thông tin cho bạn của mình.

Các tập đoàn lớn, hiển nhiên là đã bị lòng tham làm cho mờ mắt. Cách vận hành của họ nhằm đảm bảo cho điều đó, các cổ đông sẽ làm loạn nếu lợi nhuận suy giảm. Và các chính trị gia đã được họ mua chuộc, thông qua những điều luật để đưa cho họ thêm quyền lực để kiểm soát tri thức.

Chẳng có chút công lý nào trong những điều luật vô lý đó. Và đã đến thời điểm chúng ta cần đứng dậy và đấu tranh chống lại sự hút máu phi lý của các tập đoàn, hướng đến một xã hội văn minh hơn.

Chúng ta cần tận dụng cơ hội để nắm bắt lấy những thông tin quan trọng, bất kể nơi chúng được lưu trữ, và chia sẻ chúng cho mọi người; bao gồm các thông tin hết hạn bản quyển. Chúng ta cũng cần bỏ tiền để sở hữu những thông tin mật, những tài liệu khoa học và đưa chúng lên các mạng chia sẻ. Chúng ta cần đấu tranh cho Guerilla Open Access.

Khi đã tập hợp được số lượng đủ lớn thành viên, trải rộng khắp nơi trên thế giới, chúng ta không chỉ gửi một thông điệp có sức nặng đến với các thế lực muốn kiểm soát tri thức, mà chúng ta sẽ có thể khiến điều đó trở thành dĩ vãng. Bạn sẽ tham gia cùng chúng tôi chứ?

July 2008, Eremo, Italy
Nguồn Phiatruoc.info

(Aaron Swartz là một thiên tài máy tính từng tham gia phát triển hệ thống điểm tin tức trực tuyến RSS người Mỹ. Anh  đã tự sát ở tuổi 26 sau khi anh bị bắt vì đã liên tục tải xuống nhiều tài liệu hàn lâm từ kho lưu trữ JSTOR và bị chính quyền liên bang điều tra)



Copy từ: TTXVA

http://ttxva.org/tuyen-ngon-tu-do-truy-cap-thong-tin/ 


..........................

Mạng lưới Blogger Việt Nam tiếp xúc với Tổ chức Front Line Defenders

Mạng lưới Blogger Việt Nam - Trong thời gian hơn 1 tuần qua, các đại diện của Mạng lưới Blogger Việt Nam (MLBV) đã liên tục gặp gỡ, và trao Tuyên Ngôn 258 đến với đại diện Hội đồng Nhân quyền LHQ và các Tổ chức nhân quyền, truyền thông quốc tế. Loạt bài sau đây, được đăng tải trong những ngày sắp tới, tường thuật lại những buổi tiếp xúc này.

Buổi gặp gỡ với tổ chức Front Line Defenders

Vào lúc 4 giờ chiều ngày 1 tháng 8, tại Bangkok - Thái Lan, các đại diện của MLBV gồm có các blogger Phạm Đoan Trang (Hà Nội), Nguyễn Thảo Chi (Sài Gòn), Nguyễn Nữ Phương Dung (Sài Gòn), Nguyễn Anh Tuấn (Đà Nẵng), Nguyễn Lân Thắng (Hà Nội) đã gặp gỡ với đại diện của Front Line Defenders (FLD) tại văn phòng của Prachathai - tờ báo đối lập hàng đầu ở Thái Lan.

Các blogger Việt Nam đã trình bày với tổ chức nhân quyền này tình hình tự do thông tin ở trong nước, sự đàn áp leo thang đối với các blogger, người viết - điển hình là việc bắt giam mới nhất đối với blogger Trương Duy Nhất, Đinh Nhật Uy và nhà văn Phạm Viết Đào.

Nội dung trao đổi cũng xoay quanh Điều 258, những vi phạm nhân quyền được biến thành luật định cũng như mục đích của cuộc vận động xóa bỏ điều luật này của blogger Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam đang xin được là thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc - nhiệm kỳ 2014-2016.

Blogger Nguyễn Lân Thắng và Đoan Trang
Song song với việc trình bày Tuyên bố 258, đại diện các blogger Việt Nam cũng đã thảo luận với FLD về sự hợp tác lâu dài trong tương lai để cùng nhau cải thiện tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Cụ thể là hỗ trợ blogger Việt Nam trình hồ sơ lên các quy chế kiểm xét nhân quyền của LHQ và tổ chức các khóa đào tạo về an toàn thông tin cho giới blogger Việt Nam.

Nhân dịp này đại diện của FLD cũng đã trình bày những hoạt động của FLD trong thời gian qua liên quan đến Việt Nam. FLD cũng bày tỏ sự quan tâm sâu sắc đến trường hợp của blogger Nguyễn Hoàng Vi, người đã bị đánh đập vì tham gia Dã ngoại Nhân quyền và phổ biến Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và hiện vừa mới nhập viện vì tình trạnh sức khỏe suy yếu do hậu quả của những trấn áp vừa qua của công an.

Đại diện của FLD đã hứa sẽ chính thức đưa ra tuyên bố phản đối điều luật 258 và vận động các tổ chức nhân quyền quốc tế khác cùng lên tiếng. Đồng thời FLD sẽ nghiên cứu và tổ chức những khóa học về an toàn thông tin dành cho các blogger Việt Nam.

Tổ chức Front Line Defenders là một tổ chức quốc tế được thành lập vào năm 2001 với mục tiêu chính yếu là bảo vệ những người hoạt động, tranh đấu cho nhân quyền trên thế giới đang gặp những đe dọa.

Trong thời gian qua, FLD đã hoạt động chặt chẽ với 1 số blogger Việt Nam nhằm trao đổi thông tin, trình bày với thế giới những vi phạm nhân quyền tại Việt Nam, và hỗ trợ một số blogger bị hành hung và gặp khó khăn trong việc chữa trị.

Buổi trao đổi đã diễn ra trong không khí thân tình. Đại diện của FLD rất vui mừng vì có cơ hội trực tiếp gặp gỡ blogger Việt Nam và ngược lại các bạn trẻ cũng rất phấn khởi khi có cơ hội đại diện các bạn bè blogger để nói lên tiếng nói chung. Qua cuộc gặp, hai bên nắm rõ tình hình hoạt động của nhau, thống nhất với nhau về tình trạng vi phạm nhân quyền ở VN, hứa giúp đỡ nhau để thúc đẩy, cải thiện tình hình nhân quyền cũng như những hoạt động tranh đấu cho quyền tự do ngôn luận của blogger Việt Nam.

Mạng lưới Blogger Việt Nam sẽ tiếp tục tường trình những buổi tiếp xúc vừa qua với các tổ chức quốc tế khác.