(ĐVO) - Tham nhũng vặt và hối lộ là những vấn đề còn thường trực và có chiều hướng gia tăng.
Thông tin này vừa được Viện Nghiên cứu lập pháp (Ủy ban Thường vụ Quốc hội) phối hợp Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc công bố “Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) năm 2012” ngày 1/7.
Theo kết quả khảo sát chỉ ra phạm vi và
quy mô chi phí “lót tay” trong dịch vụ cấp “sổ đỏ” từ 123.000 - 818.000
đồng/lượt/lần; dịch vụ y tế bệnh viện tuyến huyện từ 37.000 - 146.000
đồng/lượt/lần; dịch vụ giáo dục tiểu học công lập từ 98.000 - 572.000
đồng/lượt/lần…
PAPI chỉ ra phạm vi và quy mô chi phí “lót tay” trong dịch vụ cấp “sổ đỏ” từ 123.000 - 818.000 đồng/lượt/lần |
Có gần 14.000 người ở 63 tỉnh, thành
được phỏng vấn trực tiếp nhằm ghi nhận sự trải nghiệm của họ đối với
việc thực thi chính sách, pháp luật, quy định của các cấp chính quyền
địa phương ở 6 nội dung chính: tham gia của người dân ở cấp cơ sở; công
khai, minh bạch; trách nhiệm giải trình với người dân; kiểm soát tham
nhũng; thủ tục hành chính công; cung ứng dịch vụ công.
Qua khảo sát, phát hiện của PAPI cho thấy tham nhũng vặt và hối lộ là những vấn đề còn thường trực và có chiều hướng gia tăng.
Trước đó chỉ 1 ngày, liên quan đến vấn
đề chất lượng công chức, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn cho biết sẽ
quyết tâm đổi mới công tác tuyển dụng, nâng cao chất lượng đội ngũ công
chức viên chức, trong đó xác định vị trí việc làm là một yêu cầu tối
quan trọng nhằm xóa bỏ tình trạng “thừa vẫn thừa, thiếu vẫn thiếu”.
Theo ông Tuấn, việc đổi mới cơ cấu công
chức, viên chức là một yêu cầu cấp thiết nhằm thực hiện chủ trương của
Đảng, đặc biệt là Nghị quyết TƯ 5, khóa XI về đẩy mạnh cải cách chế độ
công vụ, công chức.
'Việc xác định vị trí việc làm là một
bước chuyển từ quản lý cán bộ, công chức theo hệ thống chức nghiệp sang
kết hợp giữa chế độ chức nghiệp với chế độ việc làm. Đây chính là một
trong những điểm quan trọng của Luật Cán bộ công chức và Luật Viên chức,
bởi trên cơ sở xác định vị trí việc làm, chúng ta có căn cứ để đổi mới
công tác biên chế, tuyển dụng, nâng ngạch, quy hoạch, đào tạo, đánh giá
và thực hiện cải cách chế độ tiền lương, xóa bỏ hoàn toàn cơ chế
“xin-cho”, “bốc thuốc”, tình trạng “thừa vẫn thừa, thiếu vẫn thiếu”,
tình trạng chưa phân biệt được người làm tốt với người làm chưa tốt
trong đánh giá công chức, viên chức', ông Tuấn nói.
Phương Nguyên (Tổng hợp)
Copy từ: Đất Việt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét