CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Sáu, 13 tháng 12, 2013

Luật sư Lê Quốc Quân tố cáo các sai phạm pháp lý từ trại giam


Luật sư bất đồng chính kiến Lê Quốc Quân tại phiên xử tại Hà Nội, ngày 2/10/2013.
Luật sư bất đồng chính kiến Lê Quốc Quân tại phiên xử tại Hà Nội, ngày 2/10/2013.
Luật sư nhân quyền Lê Quốc Quân tố cáo những sai phạm pháp lý trong quá trình thụ lý xét xử vụ án của ông từ trong trại giam, nơi ông đang kháng cáo bản án sơ thẩm 2 năm rưỡi tù giam về tội danh ‘trốn thuế’.

Nhà hoạt động Lê Quốc Quân bị Tòa án Nhân dân TP Hà Nội tuyên án hôm 2/10 vừa qua. Hơn hai tháng nay ông vẫn chưa được gặp luật sư để được hỗ trợ pháp lý trong quá trình kháng án dù đã nộp đơn kháng cáo ngay sau phiên tòa sơ thẩm.

Em trai luật sư Quân, Lê Quốc Quyết, cho biết:

“Phía tòa trả lời do chưa chỉ định Thẩm phán nên anh Quân chưa được gặp luật sư, chưa có Thẩm phán để cấp giấy chứng nhận bào chữa cho luật sư. Tuy nhiên, theo tham khảo luật sư, Quyết được biết việc phân Thẩm phán là việc của tòa, còn anh Quân đã có đơn kháng cáo thì có quyền được gặp luật sư theo luật định. Tòa phúc thẩm phải có nghĩa vụ cấp giấy cho luật sư, không thể nói chưa phân Thẩm phán thì chưa cấp giấy, như vậy là không đúng.”

Ông Quân nói hiện ông rất cần có luật sư để tiếp tục quá trình kháng cáo của mình.

Trong lần thăm gặp mới đây nhất hôm nay 12/12, gia đình được ông Quân thông báo ông đã gửi đơn tố cáo, yêu cầu khởi tố bắt giam Thẩm phán trong phiên sơ thẩm vừa qua là bà Lê Thị Hợp.

Ông Lê Quốc Quyết:

“Anh Quân nêu ra 7 lý do để bắt bà Hợp. Cơ bản vì Thẩm phán biết không có dấu hiệu vi phạm, phạm tội mà vẫn tuyên án có tội; không triệu tập đầy đủ các nhân viên của công ty; giám định viên không có thẻ; Thẩm phán đã bỏ qua các chứng cứ luật sư đưa ra; giam giữ con dấu của công ty anh Quân, không cho công ty hoạt động. Theo luật, họ không thể ‘cầm tù’ một công ty. Anh Quân nói theo luật, Thẩm phán phải bị truy tố và chịu trách nhiệm nếu thấy không có dấu hiệu tội phạm mà vẫn tuyên có tội. Cho nên, anh đã gửi đơn tố cáo. Anh cũng hoan nghênh Giám đốc Công An TP Hà Nội đã có thư gửi vào trại trả lời anh rằng đã chuyển đơn anh qua Tòa án và Viện Kiểm sát.”  

Gia đình luật sư Quân cho hay hiện ông đã nhận thêm lệnh tạm giam 88 ngày nữa vì lệnh tạm giam 45 ngày sau phiên sơ thẩm vừa hết hạn.

Về điều kiện giam giữ, luật sư Quân tố cáo ông vẫn bị phân biệt đối xử trong trại giam, bị hạn chế quyền trao đổi giao tiếp với các tù nhân khác trong trại.

Lê Quốc Quyết, em trai luật sư Lê Quốc Quân.Lê Quốc Quyết, em trai luật sư Lê Quốc Quân.
Em trai luật sư Quân cho biết sáng 12/12 khi vào gửi đồ thăm nuôi cho anh mình, ông được trại thông báo cắt 2 kỳ thăm nuôi sắp tới vì ông Quân đã ‘vi phạm kỷ luật’ của trại:

“Yêu cầu họ có văn bản giải thích lý do, họ không cấp. Họ chỉ trả lời miệng rằng anh ‘gây mất trật tự phòng giam’. Khi vào thăm, chúng tôi có hỏi anh. Anh cho biết hôm 2/10 kỷ niệm 2 tháng bị tuyên án oan, cùng lúc được tin Quốc hội thông qua Dự thảo Hiến pháp vẫn xem doanh nghiệp nhà nước là kinh tế chủ đạo, anh Quân gọi đó là một ổ tham nhũng nên anh có làm một bài diễn văn đọc trong trại phản đối bản Hiến pháp.”

Hôm 10/12 đánh dấu Ngày Quốc tế Nhân quyền, 10 tổ chức bảo vệ nhân quyền phi chính phủ trên thế giới đồng ký tên vào thỉnh nguyện thư gửi thư đến Chánh án Tòa Phúc Thẩm, Tòa án Nhân dân Tối cao của Việt Nam, đề nghị xem xét những khuất tất, phi lý trong vụ án của luật sư Lê Quốc Quân và yêu cầu trả tự do cho ông vô điều kiện. 

Các tổ chức này viện dẫn mới đây của Nhóm Hành động Chống giam giữ tùy tiện của Liên hiệp quốc UNWGAD kết luận việc tống giam luật sư Quân là để trừng phạt ông chỉ vì ông đã thực thi quyền tự do biểu đạt của công dân vốn được Hiến pháp Việt Nam và Công ước quốc tế công nhận.

Ông Benjamin Ismail, Giám đốc phụ trách ban Á Châu-Thái Bình Dương thuộc Tổ chức Phóng viên Không Biên giới, một trong những tổ chức ký tên trong thỉnh nguyện thư, nói vụ án của Lê Quốc Quân là một điển hình cho thấy quyền tự do ngôn luận, tự do bày tỏ quan điểm tại Việt Nam bị đàn áp đến mức báo động ra sao.

Ông Ismail:

Ông Benjamin Ismail, Giám đốc phụ trách ban Á Châu-Thái Bình Dương thuộc Tổ chức Phóng viên Không Biên giới.Ông Benjamin Ismail, Giám đốc phụ trách ban Á Châu-Thái Bình Dương thuộc Tổ chức Phóng viên Không Biên giới.
“Tập trung vào trường hợp của Lê Quốc Quân, chúng tôi muốn đánh động sự quan tâm của thế giới về tình hình đàn áp những tiếng nói bất đồng chính kiến tại Việt Nam. Vì qua vụ của ông Quân, một công dân thực hành quyền tự do ngôn luận, một người luật sư am hiểu luật pháp bênh vực nhân quyền bị chế độ khước từ quyền căn bản của công dân, bị tước bỏ quyền của người luật sư, chúng ta có thể thấy rõ ràng các thường dân khác ở Việt Nam dễ bị tổn thương, dễ bị vi phạm nhân quyền đến mức nào. Chúng tôi sẽ tiếp tục kêu gọi và đưa ra ánh sáng công luận thế giới vụ việc của ông Quân cho đến khi nào yêu cầu của chúng tôi được đáp ứng, nghĩa là ông Quân được trả tự do.”

Các tổ chức ký tên trong thư nói họ hy vọng tòa phúc thẩm sắp tới sẽ gìn gìn nhà nước pháp quyền bằng việc ra phán quyết đối với kháng cáo của ông Quân căn cứ vào luật và các dữ kiện thực tế mà không sợ hay không chịu ảnh hưởng từ bên hành pháp.

Thư nói luật sư Quân với các hoạt động như một người bảo vệ nhân quyền phải được Việt Nam tôn trọng đúng như các nguyên tắc của Liên hiệp quốc về vai trò người luật sư. Trong đó quy định các chính phủ phải đảm bảo mọi luật sư đều có thể hành nghề không bị sách nhiễu, cản trở, đe dọa, hay can thiệp. 
Thư đề nghị tòa án Việt Nam xem xét nghiêm túc vụ án luật sư Quân vì phán quyết tại phiên phúc thẩm ông Quân sẽ chứng minh cho cộng đồng quốc tế thấy Việt Nam có tôn trọng luật quốc tế về nhân quyền hay không, đặc biệt khi Hà Nội vừa được bầu vào Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc.

Bản án Việt Nam dành cho luật sư nhân quyền Lê Quốc Quân đã khiến tòa đại sứ Mỹ tại Hà Nội lên tiếng phản đối.

Copy từ: VOA


..................

Luật nào cho phép 'hốt hàng' của dân?

Luật nào cho phép 'hốt hàng' của dân?

Việc “hốt hàng” của người dân vừa vi phạm pháp luật nghiêm trọng và cũng vừa gây phản cảm trên bình diện quốc gia rộng lớn. Đây là một tình trạng hết sức nghiêm trọng, tác hại nhiều mặt trong xã hội. Không thể để tình trạng này tiếp tục kéo dài trong một đất nước dân chủ, văn minh.
  Việc “hốt hàng” của người dân vừa vi phạm pháp luật nghiêm trọng và cũng vừa gây phản cảm trên bình diện quốc gia rộng lớn - Ảnh: Công Nguyên
Mấy ngày qua chúng ta đã đề cập đến nhiều mặt của câu chuyện thiết lập trật tự đường phố. Nay tôi muốn đi sâu vào các quy định pháp luật để xem có luật nào cho phép lực lượng dân phòng tịch thu tài sản của người buôn bán nhỏ trên đường phố mà không lập biên bản không.
 
Pháp luật quy định thế nào? 
Tôi chỉ xin nói các văn bản luật hiện hành, không nói đến các văn bản luật cũ trước đây nữa. Hiện chúng ta có hai văn bản luật liên quan đến vấn đề này. Một là luật Giao thông đường bộ năm 2008, hai là luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (và các văn bản dưới luật kèm theo).
Luật Giao thông đường bộ 2008 chỉ điều chỉnh việc tạm giữ các phương tiện tham gia giao thông như xe hai bánh, xe ô tô, xe cơ giới…. Còn việc tạm giữ hàng hóa của người buôn bán nhỏ như rau dưa củ cải, cá mắm hoặc phương tiện buôn bán như xe đẩy hàng rong thì căn cứ vào luật Xử lý vi phạm hành chính, là luật chung cho các vấn đề vi phạm hành chính.
Khoản 1 Điều 125 luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 nêu rõ, việc tạm giữ tang vật phương tiện vi phạm chỉ được thực hiện “trong trường hợp thật cần thiết”, bao gồm: Nếu không tạm giữ thì không có cơ sở xử phạt hoặc nếu không tạm giữ thì tiếp tục gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội.
Đặc biệt, Khoản 9 Điều 125 nhấn mạnh: “Mọi trường hợp tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề phải được lập thành biên bản”.
Như vậy việc lực lượng thiết lập trật tự đô thị không lập biên bản tạm giữ mà chỉ “hốt hàng” của người dân quăng lên xe công vụ để đưa về phường là vi phạm pháp luật.
Ngoài ra, việc “hốt” có nằm trong trường hợp thật cần thiết chưa như quy định của pháp luật cũng cần phải xem lại. Theo tôi thì chưa thật cần thiết. Bởi nếu muốn lấy bằng chứng thì cách tốt nhất vẫn là quay phim chụp hình, còn việc “hốt” thì ngược lại nó làm thay đổi hiện trường, làm sao phục vụ cho việc củng cố chứng cứ vi phạm hành chính?
* Tại sao lực lượng công vụ thích “hốt hàng”? 
Theo tôi, có hai lý do sau:
1. Khi hàng hóa, vật dụng của người dân bị “hốt” về phường, người dân phải lên xin lại nếu cần. Từ đây hình thành cơ chế quyền lực xin - cho.
2. Có một số người dân không đi xin lại hàng hóa vật dụng vì chi phí bỏ ra đôi khi lớn hơn giá trị hàng hóa nhận lại. Như vậy thì tồn tại một lượng hàng hóa vật dụng có một giá trị nào đó, sẽ có lợi cho ai đó. Hơn nữa một số hàng hóa như trái cây, cá thịt… do không lập biên bản nên ai đó có thể lấy bớt.
Đó là hai lý do làm cho lực lượng công vụ thích “hốt hàng” hơn là thiết lập trật tự đúng nghĩa.
Cần có chỉ thị cấm "hốt hàng" của dân
Như đã phân tích, việc “hốt hàng” của người dân vừa vi phạm pháp luật nghiêm trọng và cũng vừa gây phản cảm trên bình diện quốc gia rộng lớn. Đây là một tình trạng hết sức nghiêm trọng, tác hại nhiều mặt trong xã hội. Không thể để tình trạng này tiếp tục kéo dài trong một đất nước dân chủ, văn minh.
Vì vậy theo tôi, các cơ quan hữu quan cần có ý kiến kiến nghị đến Thủ tướng việc này để Thủ tướng ra ngay chỉ thị cấm “hốt hàng” của người dân.
Trần Đình Thu
* Bài viết thể hiện văn phong và góc nhìn của tác giả, một luật gia, nhà báo, đạo diễn sống tại TP.HCM

>> Vỉa hè với hàng rong trong một bài toán lớn >> Dân mạng phẫn nộ vụ trật tự đô thị bị tố đánh người bán hàng rong ngất xỉu >> Lực lượng trật tự đô thị phường bị tố đánh người bán hàng rong bất tỉnh >> Hoãn xử vụ bảo kê hàng rong ở công viên >> Hàng rong “bẫy” du khách

Đôi lời cùng chị Beo Hồng


Mẹ Nấm - Cám ơn chị đã có bài khóc mướn cho việc mẹ con tôi bị hành hung hôm qua rất kịp thời và hợp trào lưu. Nếu chị nghĩ rằng biến vụ đàn áp thành vụ đánh ghen có thể hạ nhục tôi hay làm tôi xấu hổ thì chị nhầm to rồi. Bởi điều này đã chỉ ra cho tôi thấy chị rẻ rúng với chính con chữ của chị cùng một mớ thông tin chị cóp nhặt hay được cung cấp...

*

Tôi là người đã có lời xin lỗi chị vì sau một thời gian đọc và tìm hiểu thông tin, ít nhiều tôi thấy chị đã viết đúng và tôi đã từng hiểu sai về các thông tin ấy nên tôi thẳng thắn với chị một cách công khai và đàng hoàng.

Hôm nay tôi tình cờ đọc được bài chị viết gửi thẳng tên tôi nên phải có đôi lời cùng chị cho phải phép.

Hôm qua, ngày Quốc tế Nhân quyền, khi tôi tạm biệt em Hoàng Vi để đưa con trai tôi ra về thì một em gái khoảng 18-20 tuổi xông đến từ phía sau để giật lấy con gấu bông của con tôi mà Hoàng Vi đang cầm. Toi đã tri hô là ăn cướp, và một trong số các phụ nữ ấy nói rằng họ tưởng con gấu bông đó là của họ???

Họ đã bịt miệng, bóp cổ và tát vào mặt tôi vì tôi tri hô ăn cướp. Người đánh tôi là đàn ông thưa chị.
Chị Beo viết trên blog mình rằng vụ cướp hôm qua là "một vụ đánh ghen". Tôi cho rằng chị hoàn toàn có quyền như thế vì đó là quyền tự do của chị.

Đánh ghen mà phải bày trò cướp gấu bông, lại còn được dân phòng, an ninh thường phục và công an sắc phục bảo kê thì hoá ra vụ này cũng gay cấn chị nhỉ? 

Một vụ đánh ghen mà phải làm chị tốn một entry trên blog thì hoá ra chúng tôi cũng chẳng tầm thường tý nào.

Thưa chị Beo,

Chị nhắc tôi nhớ chúng ta là những người mẹ va chị dạy tôi nên làm thế nào để tốt cho con mình. Ở cương vị là một người lớn tuổi hơn tôi chị có quyền làm điều ấy. Có điều, chúng ta là hai cá thể khác nhau, và không ai có thể biết điều gì là tốt nhất cho người khác khi không ở vào vị trí của nhau.

Tôi là một người mẹ bình thường, không đủ tài giỏi để cắn xé người khác bằng con chữ. Và điều quan trọng khác biệt lớn nhất giữa tôi và chị là tôi không bán chữ của mình để kiếm sống thưa chị Beo.

Vì cùng là phụ nữ, và vì tôn trọng chị là người lớn, tôi chỉ muốn nói với chị thế này: 

Cám ơn chị đã có bài khóc mướn cho việc mẹ con tôi bị hành hung hôm qua rất kịp thời và hợp trào lưu. Nếu chị nghĩ rằng biến vụ đàn áp thành vụ đánh ghen có thể hạ nhục tôi hay làm tôi xấu hổ thì chị nhầm to rồi. Bởi điều này đã chỉ ra cho tôi thấy chị rẻ rúng với chính con chữ của chị cùng một mớ thông tin chị cóp nhặt hay được cung cấp.

Nếu việc mạt sát và hạ nhục cá nhân tôi như những gì chị đang làm có thể khiến chị thấy mình cao cả hay đạo đức thì cứ làm, đừng lôi con cái chúng ta vô chuyện này.

Chúng ta là người lớn rồi sẽ có lúc phải đối diện với lương tâm của mình. Đừng để con cái phải xấu hổ vì sự rỉa rúc của mẹ chúng chị Beo ạ. Không có một đứa con nào lấy làm tự hào khi mẹ nó chứng minh sự cao cả và đạo đức của mình trước nỗi đau bị đàn áp của người khác cả.

Tôi là một người mẹ tầm thường so với chị, tôi biết rất rõ điều đó.

Điều duy nhất tôi có thể làm đến lúc này cho con mình đó là không phải vay mượn lời ai để phát biểu, cũng chẳng phải kéo bè kết cánh để chứng minh mình đứng đắn.

Cám ơn chị đã nhắc tôi rằng chúng ta là mẹ, con cái chúng ta hẳn cũng sẽ biết mẹ nó thế nào khi chúng lớn phải không?

Đời chị và tôi còn dài, và chúng ta đều không thể tự nhận xét về đời mình, vì vậy cứ sống sao để mỗi ngày soi gương thấy thanh thản không phải níu kéo hay vay mượn thời gian chị nhé!




Bài của Beo Hồng


Cách nay chừng vài ba tuần, tôi được chị inbox chào hỏi và ngỏ lời kính trọng. 

Vì đoạn message này mà hôm nay tôi trở lại chủ đề “các nhà rân trủ” vốn không còn khiến tôi quan tâm đến nữa. Blog Beo đã hoàn thành sứ mệnh cảnh báo cho công dân ảo nhận chân sự thật “các nhà rân trủ”, và chịu khó lục lại thì thấy, những gì tôi viết từ ba bốn năm trước đều diễn ra đúng như thực tế hiện nay. 

Thực tế ấy là gì? 

Là nhúm trí thức sa lông già nua cũ kỹ hết thời. 

Là vài ba người đàn bà hân hoan phô bày phẩm chất lưu manh. 

Là dăm vị càng bày tỏ chính kiến thì càng lộ rõ... chính kiến, thứ lý luận chỉ khiến người ta quyết không thể giao sinh mạng mình -chưa nói sinh mạng quốc gia- vào tay những người thần kinh chính trị như thế được. 

Còn ai nữa? 

Hết. 

Hết thật đấy, Mẹ Nấm Gấu ạ. 

Chúng ta đều đã làm mẹ. 

Chưa bao giờ trong đời một lần tôi ngưỡng mộ những người đàn bà bóp mũi con đến chết để bảo vệ đồng đội dưới hầm bí mật hay, nhìn địch tra tấn con ngay trước mặt vẫn cương quyết không khai báo. 

Tôi, chỉ cần cho một đàn muỗi chích con tôi thôi, tôi sẽ khai tất, bảo chào cờ gì cũng chào và thề trung thành với chế độ nào, tôi thề ngay tắp lự. 

Chính kiến của tôi là hạnh phúc là tương lai của các con tôi. Chúng cần được ăn ngon, mặc đẹp, ở nhà to đi xe 4 bánh và, được sống trong một môi trường sống văn minh nhất có thể. 

Không hề chủ quan, tôi cho rằng chắc chắn chị cũng nghĩ y như tôi. 

Như thế, chị và tôi cùng chung một đích đến. Nhưng chúng ta khác nhau con đường đi đến cái đích ấy. 

Trên con đường ấy, cả chị và tôi, chúng ta đều đã phải trả giá. Cũng không thể nói ai trả đắt hơn ai. 

Chiều nay, tôi xem clip vụ đánh ghen (mong chị đừng phản bác vì chị biết rất rõ rằng tôi biết rất rõ), mấy ngày trước có một vụ tương tự khi Lê Thị Công Nhân bị một chị lấy cán chổi đánh cho túi bụi hay Bùi Hằng bị em bán canh bún dạo hắt mắm tôm vào người, và tôi thấy thực sự tội nghiệp cho các chị khi phải gồng mình lên thanh minh cho những sự việc ấy bằng cách đổ vấy cho công an cho chính quyền. 

Nó cho thấy, các chị không có quần chúng. Các hoạt động của các vị, từ chỗ họ bàng quan nay tiến lên một mức, họ bực mình ngứa mắt và...thay chính quyền tự ra tay. 

(Tôi dùng từ hoạt động cho lịch sự chứ thực ra thì thấy giống những trò diễn trên chiếu chèo, ngày càng nhạt và rẻ tiền) 

Bằng ngần ấy năm nỗ lực đấu tranh cho dân chủ nhân quyền, tôi không biết đã bao giờ các vị ngồi lại với nhau để tổng kết: đã thuyết phục được bao nhiêu người tin theo con đường của mình. Có cố gắng xoay mọi chiều ống kính thì cũng vẫn từng ấy gương mặt, phải gấp nhiều lần như thế lắm lắm mới tạm gọi là gầy dựng được phong trào. 

Bằng ngần ấy thời gian không có hiệu quả và cô đơn độc đạo, tôi không gọi đó là bản lĩnh là kiên định, mà là thiểu năng trí tuệ, xin lỗi phải nặng lời, Mẹ Nấm Gấu ạ. 

Không thể tham dự bất cứ cuộc cách mạng nào với tư cách thành viên chính thức khi, trí tuệ thiểu năng.


Copy từ: Dân Làm Báo


....................

Ðức Giáo Hoàng Phanxicô được bình chọn là Nhân vật của năm


Tạp chi Time bình chọn Ðức Giáo Hoàng Phanxicô là Nhân vật của năm 2013. Tạp chí Time nói rằng Ðức Giáo Hoàng 'đang chuyển hóa' Vatican, nơi được mô tả là phải mất cả thế kỷ để xem xét những thay đổi.
Tạp chi Time bình chọn Ðức Giáo Hoàng Phanxicô là Nhân vật của năm 2013. Tạp chí Time nói rằng Ðức Giáo Hoàng 'đang chuyển hóa' Vatican, nơi được mô tả là phải mất cả thế kỷ để xem xét những thay đổi.

Tạp chi Time của Mỹ bình chọn Ðức Giáo Hoàng Phanxicô là Nhân vật của năm 2013.
Tạp chí Time hôm nay nói rằng tân Giáo hoàng, người đã có thời gian là Tổng Giám mục Giáo phận Buenos Aires Jorge Mario Bergoglio, đã tạo dựng một hình ảnh mới cho Giáo hội Thiên chúa giáo La Mã trong 9 tháng qua, kể từ khi ngài được bầu lên là Ðức Giáo Hoàng thứ 266.

Tạp chí Time nói ngài chọn tên Phanxico, tên của vị thánh khiêm nhường thành Assisi, và rồi kêu gọi xây dựng một giáo hội cứu giúp cho nhiều người đang ốm đau vì bệnh tật, đang chịu cảnh nghèo khó và những khó khăn trong cuộc sống.

Tạp chí Time nói rằng Ðức Giáo Hoàng “đang chuyển hóa” Vatican, nơi được mô tả là phải mất cả thế kỷ để xem xét những thay đổi.

Tạp chí này nói rằng Ðức Giáo Hoàng Phanxicô, người sẽ bước sang tuổi 77 vào tuần tới, đã giới thiệu một gương mặt mới rộng lượng hơn của giáo hội.  

Tờ Time ghi nhận rằng Ðức Giáo Hoàng từng nói “không cần thiết phải nói” liên tục về những  vấn đề gây chia rẽ xã hội vốn thường chiếm phần lớn trong các tuyên bố của những người tiền nhiệm của ngài, cho dù ngài nói rằng giáo hội sẽ không phong chức linh mục cho nữ giới, hay chấp thuận việc phá thai và hôn nhân đồng tính.

Với sự kiện bình chọn Nhân vật trong năm, 86 năm qua tạp chí Time đã làm công việc chọn nhân vật có nhiều ảnh hưởng nhất trong năm, hoặc đôi khi một phong trào có ảnh hưởng lớn nhất trong năm.

Tạp chí này cũng công bố 4 nhân vật xếp tiếp theo Nhân vật trong năm: nhân vật thứ hai là cựu nhân viên hợp đồng của cơ quan an ninh quốc gia Hoa Kỳ Edward Snowden, người dã tiết lộ một lượng lớn thông tin của các chương trình tình báo của Hoa Kỳ trước khi xin tị nạn tại Nga; nhân vật thứ ba là Edith Windsor, người dẫn đầu phong trào tranh đấu cho quyền của người đồng tính; nhân vật thứ tư là Tổng thống Syria Bashar al-Assad và thứ năm là Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Ted Cruz, một nhân vật theo chủ trương bảo thủ đã góp phần gây ra vụ chính phủ Hoa Kỳ đóng cửa một phần trong một nỗ lực không thành nhằm ngân chặn chương trình cải cách chăm sóc sức khỏe do Tổng thống Obama đề ra.

Copy từ: VOA


.................