CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Sáu, 4 tháng 10, 2013

Không được kích động bạo lực


Nguyễn Quang A
Các báo chính thức đưa tin về vụ xử Luật sư Lê Quốc Quân vì tội “trốn thuế”. Từ “trốn thuế” trong ngoặc là nguyên văn của TTXVN và các tờ báo của nhà nước. Như thế báo chính thống cũng ngầm thừa nhận Luật sư Quân không phạm tội trốn thuế.
Nhiều người đã đến dự phiên tòa nhưng bị cản trở. Vì thế nhiều cuộc biểu tình đã hình thành trên địa bàn Hà Nội trong ngày xét xử. Tôi ủng hộ những người biểu tình ôn hòa.

Nhưng tôi thực sự bị sốc khi xem một đoạn video mang tênLê Quốc Quântrên mạng. Tại đó một người phụ nữ hô to “Học tập gương anh hùng Đặng Ngọc Viết ở Thái Bình,”“Nhìn thẳng đầu bọn quan tham mà nổ súng,” “Nhìn thẳng đầu bọn tham nhũng mà bóp cò”. Tôi không thể tin vào tai mình nữa. Hình như người đó cũng mang một chiếc áo có in hình Lê Quốc Quân. Những lời hô hào đó làm bẩn danh Lê Quốc Quân! Tôi nghĩ Luật sư Lê Quốc Quân chắc hẳn không tán thành sự kích động bạo lực như vậy. Những người hô hào như thế có thể có bức xúc gì đó nhưng chẳng gì có thể biện minh cho việc làm tai hại của họ. Những hành động như thế là có hại cho đất nước và phải bị lên án.
Chúng ta lên án chính quyền đã gây ra những bất công cho anh Đoàn Văn Vươn. Chúng ta ủng hộ anh Vươn và có thể đồng cảm với sự “tự vệ” của anh em ông Vươn, nhưng chúng ta không thể đồng tình với việc dùng vũ khí (dù chỉ để “dọa”) của anh em họ Đoàn.
1
Cũng vậy với ông Đặng Ngọc Viết ở Thái Bình. Việc ông Viết gây ra 2 cái chết và 3 người bị thương là hành động bạo lực rất đáng tiếc. Ông Viết đã bị dồn đến đường cùng. Nguyên nhân chính hẳn là ở Hiến pháp, Luật đất đai và việc thi hành. Chúng ta phải lên tiếng để loại bỏ những nguyên nhân gây ra sự cố đau thương như thế. Tuy vậy, không thể và không nên coi ông Viết là anh hùng và càng không thể chấp nhận việc noi gương ông Viết để giết người.
Chúng ta phấn đấu cho một nền pháp trị. Hô hào “nổ súng” và “bóp cò” là phản lại các ý tưởng dân chủ và pháp trị, là khuyến khích bạo lực và khuyến khích luật rừng và như thế phải bị lên án. Hơn thế, luật Việt Nam và luật của hầu hết các nước đều coi kích động bạo lực là một tội, mà ở đây đích thực là kích động giết người!
Phong trào xã hội dân sự ở Việt Nam phải tránh xa các phần tử quá khích như vậy và phải thấm nhuần và tuân theo nguyên tắc bất bạo động.
Trong một đất nước mà lịch sử chỉ chủ yếu là lịch sử chiến tranh, việc truyền bá tinh thần bất bạo động hẳn không dễ. Thế mà chừng nào mọi người Việt Nam, nhất là những người cầm quyền, không thấm nhuần tư tưởng bất bạo động, không mạnh dạn lên án bạo lực, thì Việt Nam không có tương lai.
Bất bạo động không chỉ là việc không dùng bạo lực như công cụ để đạt mục tiêu của mình, mà còn là việc lên tiếng và dùng tất cả các biện pháp bất bạo động và hợp pháp khác để (cùng những người khác) chống lại bạo lực từ bất kỳ phía nào.
Thí dụ, trong một cuộc biểu tình ôn hòa thì việc lên án nhà cầm quyền dùng bạo lực là chuyện hiển nhiên, nhưng việc can ngăn, thậm chí cách ly những phần tử quá khích trong hàng ngũ những người biểu tình là hết sức quan trọng. Nếu chúng ta phản đối nhà cầm quyền sử dụng bạo lực với những người bày tỏ chính kiến một cách ôn hòa, thì chúng ta càng phải ngăn chặn những người chủ trương bạo lực trong chính hàng ngũ những người biểu tình bằng cách can khuyên họ hoặc thậm chí cách ly họ nếu họ không nghe lời khuyên.
2
Chúng ta cũng phải coi chừng công an cài người vào khiêu khích và tạo cớ cho nhà cầm quyền can thiệp bằng bạo lực. Chính vì thế những người biểu tình nên tìm mọi cách lưu và truyền bá mọi chứng cứ như ảnh, video để vạch trần những kẻ được cài vào nhằm kích động và yêu cầu cảnh sát cách ly chúng với chứng cớ cụ thể về cả bản thân sự yêu cầu này, và đấy là một phần quan trọng của phương pháp bất bạo động.
Bạo lực là sức mạnh của việc dùng cơ thể, khí cụ, vũ khí. Nhưng bạo lực cũng có thể là bạo lực ngôn từ, sự hô hào, kích động dùng vũ lực, việc sử dụng lời lẽ ác khẩu. Tránh bạo lực là phải tránh cả hai loại đó.
Phật giáo, Công giáo đều đề cao sự bất bạo động. Tôi tin các Ki tô hữu không khuyến khích những người hô hào bạo lực như vậy đi với họ. Và phong trào xã hội dân sự ở Việt Nam cũng phải bày tỏ chính kiến dứt khoát phản đối việc hô hào bạo lực.
N.Q.A.

Ảnh: Từ Blog Tễu.

Copy từ: Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự


....................

Kinh tế xuống đáy vì thiếu cải cách thể chế


Nam Nguyên, phóng viên RFA
2013-10-03

dien-dan-305.jpg
Diễn đàn Kinh tế Mùa thu ở Huế trong hai ngày 26 và 27/9.
Courtesy ld.com.vn


Cải cách thể chế là một trong ba khâu đột phá chiến lược được nhà nước Việt Nam đặt ra và tiến độ cải cách thể chế gắn liền với tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình đầu tư. Tuy vậy các học giả, chuyên gia tại Diễn đàn Kinh tế Mùa thu ở Huế vừa qua đánh giá là cải cách thể chế dậm chân tại chỗ làm trì trệ nền kinh tế.

Khuynh hướng tăng vai trò nhà nước

Nam Nguyên phỏng vấn bà Phạm Chi Lan, nguyên thành viên Ban tư Vấn của Thủ tướng Chính phủ về vấn đề này. Từ Hà Nội trước hết bà Phạm Chi Lan nhận định:
Phạm Chi Lan: Ý kiến của rất nhiều người tại Diễn đàn Kinh tế Mùa thu cho rằng cải cách thể chế được tiến hành khá là chậm chạp, chưa mang lại kết quả như mong muốn. Vì cải cách thế chế chậm nên các mục tiêu quan trọng của tái cơ cấu kinh tế cho đến nay cũng chưa được thực hiện bao nhiêu. Thí dụ như tái cơ cấu ngân hàng, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, tái cơ cấu đầu tư công đều chậm. Tình hình kinh tế khó khăn trong mấy năm vừa qua liên tục kéo dài cho đến năm nay, triển vọng cũng chưa rõ trong thời gian tới. Ý kiến chung cũng cho là nguyên nhân chính là do cải cách thể chế không được tiến hành đúng như yêu cầu cần thiết.
Cải cách thể chế phải làm rõ ra được vai trò nhà nước và thị trường phân định vai trò hai bên, nhà nước làm gì thị trường làm gì trong phát triển kinh tế. Vì những năm vừa qua cho thấy khuynh hướng tăng vai trò của nhà nước lên cũng quá rõ và quá lớn, vì vậy tất cả những qui định, chính sách ban hành nhiều khi thiên về mang thuận lợi cho nhà nước gây khó khăn cho doanh nghiệp hoặc môi trường kinh doanh chậm được cải thiện kéo dài, cũng như không phát huy được hết tiềm lực của các lực lượng, nhất là doanh nghiệp dân doanh. Ngay cả đầu tư nước ngoài tiền đổ vào với mức độ khá nhưng vẫn chưa như mong muốn và các nhà đầu tư nước ngoài vẫn còn kêu ca nhiều về những khó khăn trong môi trường kinh doanh ở Việt Nam.
Nam Nguyên: Vấn đề cải cách thể chế bị chậm và không rõ ràng cũng không đúng hướng, thưa bà bắt nguồn từ những nguyên nhân như thế nào?
Phạm Chi Lan: Có nhiều ý kiến trong hội thảo cho là, trong điều hành lại không tuân thủ theo các yêu cầu về cải cách thể chế là vì cải cách thể chế kể cả cải cách thể chế chính trị đều đã được nêu rõ trong Nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ 11, cũng như trong chiến lược của Việt Nam mà Đại hội Đảng thông qua cho giai đoạn 2011-2020 thì cũng có đề cập đến cải cách chính trị nữa. Nhưng mà trên thực tế cả thể chế kinh tế lẫn thể chế chính trị đều cải cách rất chậm chạp chứ không như mong muốn.
Tap-doan-xang-dau-12-250.jpg
Trụ sở Petro Việt Nam tại Hà Nội hôm 24/12/2011. RFA PHOTO.
Trong điều hành thậm chí có những cái còn đi ngược lại nữa. Thí dụ thay vì cải cách doanh nghiệp Nhà nước là giảm bớt đi những thứ không cần thiết, thì trong thời gian vừa qua lại để cho tràn làn đầu tư ngoài ngành quá lớn đến mức dẫn đến sụp đổ như Vinashin hoặc là có quá nhiều vấn đề, thì mới có chỉ thị thu hẹp lại các doanh nghiệp Nhà nước, chấn chỉnh tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước, thu lại bớt các lĩnh vực đầu tư ngoài ngành để tập trung vào các lĩnh vực cốt lõi.
Điều hành như vậy ngược với chủ trương cải cách doanh nghiệp Nhà nước hay là đối với nhiều lĩnh vực khác cũng vậy, thay vì phải có những công cụ bằng thể chế bằng luật pháp đưa ra các qui định để thực hiện thì lại ban hành quá nhiều những văn bản mang tính chất hành chính để điều hành. Ví dụ như đối với hệ thống ngân hàng, thành ra nó làm cho các công cụ của thị trường không được thực hiện một cách đầy đủ, một cách nhất quán hay đồng bộ và nó cứ bị chắp vá và nó không thể có hiệu quả được.

Không đảm bảo tinh thần Hiến pháp

Nam Nguyên: Thưa bà vấn đề chủ đạo nền kinh tế giao cho Tập đoàn Tổng công ty Doanh nghiệp Nhà nước, khu vực kinh tế Nhà nước ghi trong Hiến pháp1992 có cần được bãi bỏ hay không và theo bà sắp tới có thay đổi hay không?
Phạm Chi Lan: Trong quá trình thảo luận về Hiến pháp thì có rất nhiều ý kiến cho là không nên đưa ‘kinh tế Nhà nước là chủ đạo’ vào Hiến pháp. Trong bản Dự thảo đầu tiên Hiến pháp sửa đổi để ra lấy ý kiến trong xã hội thì cũng không có điều đó, chỉ nói là nền kinh tế ở Việt Nam là nền kinh tế có nhiều thành phần, cũng không nói kinh tế Nhà nước là chủ đạo. Việc không đưa kinh tế Nhà nước là chủ đạo thì được rất nhiều ý kiến hoan nghênh và sau đó khi Quốc hội bàn thảo thì lại đưa trở lại vào. Đến bây giờ thì nó vẫn có hai phương án khác nhau đối với điều đó, một phương án vẫn đưa kinh tế Nhà nước là chủ đạo và một phương án thì không đưa. Quyết định cuối cùng sẽ ở Quốc hội trong kỳ họp tới khi bàn và biểu quyết về Hiến pháp.
Chúng tôi cũng rất tiếc về điều đó, bởi vì theo ý kiến của rất đông đảo chuyên gia thì cho là không nên đưa kinh tế Nhà nước là chủ đạo vào Hiến pháp, bởi vì như vậy sẽ được hiểu là doanh nghiệp Nhà nước là thành phần nòng cốt, một biểu hiện quan trọng hàng đầu của kinh tế Nhà nước và doanh nghiệp Nhà nước vẫn được Nhà nước kỳ vọng, vừa là lực lượng vật chất để Nhà nước thực hiện chủ trương vai trò chủ đạo của mình vừa là công cụ để Nhà nước điều tiết nền kinh tế, ổn định thị trường. Tức là đặt cho nó rất nhiều vai trò mà nó không thể nào đảm đương hết được. Cũng không hợp lý khi giao cho doanh nghiệp những vai trò như vậy.         
Nam Nguyên: Thưa bà, tại New York mới đây, Thủ tướng hứa hẹn thực hiện công khai minh bạch khi mời gọi doanh nghiệp nước ngoài đầu tư thêm vào Việt Nam. Đây cũng là một vấn đề liên quan tới thể chế, vậy thì Việt Nam có thể cải thiện vấn đề công khai minh bạch này hay không?
Phạm Chi Lan: Khả năng cải cách, cơ hội cải cách thì bao giờ cũng có. Chỉ có điều những người lãnh đạo có đủ quyết tâm chính trị mà làm hay không, có làm tới nơi tới chốn hay không thôi.
Việt Nam hoàn toàn có khả năng làm công khai minh bạch theo cách là thiết chế lại xem lại rà soát lại tất cả luật pháp, hệ thống chính sách. Những chỗ nào không hợp lý, chỗ nào chưa đảm bảo được độ minh bạch thì phải sửa lại cho nó minh bạch hơn. Ví dụ như trong Hiến pháp chẳng hạn có rất nhiều điều chúng tôi góp ý kiến không nên đưa là ‘theo qui định của pháp luật’ mà nên đưa là ‘theo luật định’ thì như vậy nó sẽ làm rõ chỉ có luật mới có quyền qui định, có quyền đưa ra những thể chế để thực hiện các điều khoản của Hiến pháp.
Còn nếu chung chung là ‘theo qui định của pháp luật’ thì pháp luật sẽ được hiểu rất rộng. Như vậy nó sẽ làm loãng đi và có thể có nguy cơ rất lớn là từ một qui định trong Hiến pháp, nhưng sẽ được đưa ra theo nhiều cách khác nhau, hoặc theo tính cách không đảm bảo tinh thần đầu tiên của Hiến pháp nữa.
Thành ra có những điều cần phải minh bạch ngay từ đầu, từ trong Hiến pháp trở đi. Trên cơ sở đó thì các Luật cũng phải qui định theo cách đó. Nhất là chúng tôi mong muốn không phải chỉ minh bạch mà còn phải nhấn mạnh trách nhiệm giải trình nữa, bởi vì ở Việt Nam với cơ chế lãnh đạo tập thể thì trong vô vàn trường hợp, rốt cục không biết ai là người chịu trách nhiệm trước việc này việc khác xảy ra cho xã hội. Hay là đối với cách điều hành của Nhà nước đối với các hoạt động kinh tế xã hội nữa.
Nam Nguyên: Cảm ơn bà Phạm Chi Lan đã trả lời RFA.

Copy từ: RFA


.......................

Việt Nam trong danh sách đàn áp tự do internet nhất thế giới

Ở khu vực Châu Á, Việt Nam chỉ đứng sau Trung Quốc về tình trạng kiểm duyệt internet, trấn áp, và bắt bớ các cư dân mạng.
Ở khu vực Châu Á, Việt Nam chỉ đứng sau Trung Quốc về tình trạng kiểm duyệt internet, trấn áp, và bắt bớ các cư dân mạng.
Việt Nam là một trong hai quốc gia đàn áp quyền tự do internet nhất ở Châu Á và đứng thứ 7 trong danh sách 10 nước không có tự do internet tệ hại nhất thế giới.

Theo khảo sát về Tự do Internet 2013 do tổ chức Freedom House có trụ sở tại Hoa Kỳ vừa công bố hôm nay, Việt Nam bị xếp vào các nước hoàn toàn không có tự do Internet.

Ở khu vực Châu Á, Việt Nam chỉ đứng sau Trung Quốc về tình trạng kiểm duyệt internet, trấn áp, và bắt bớ các cư dân mạng.  Phúc trình của Freedom House nói ngoài việc mở rộng kiểm duyệt net, chính phủ Việt Nam còn áp dụng nhiều biện pháp để quản lý và định hướng dư luận quần chúng trên mạng.

Trong năm năm qua, theo kết quả khảo, Việt Nam không ngừng bắt bớ, thẩm vấn, bỏ tù, tấn công những người viết blog hay các ký giả trên mạng, và xu hướng đàn áp mạnh tay này càng ngày càng leo thang.

Bà Madeline Earp, chuyên gia phân tích nghiên cứu về tự do internet khu vực Châu Á thuộc Freedom House, phát biểu với VOA Việt ngữ:

“Tình hình tự do internet tại Việt Nam hiện nay hết sức đáng quan ngại. Thứ nhất, số blogger bị bắt bớ gia tăng hằng năm. Thứ hai, Nghị định 72 về Quản lý internet vừa ban hành chứng tỏ nhà nước không ngừng tìm mọi cách tiếp tục siết chặt kiểm soát internet. Thứ ba, nhà nước Việt Nam cũng thừa nhận có thuê mướn một lực lượng hùng hậu các dư luận viên trên mạng trong nỗ lực thao túng và định hướng các nội dung trao đổi thông tin trên mạng. Việt Nam không chỉ đứng hạng nhì trong số các nước Châu Á đàn áp internet mạnh nhất theo xếp hạng của Freedom House, mà còn đứng thứ hai trong số các nước bỏ tù nhiều blogger nhất trên danh sách xếp hạng do các tổ chức bảo vệ nhân quyền khác thực hiện. Chỉ đứng sau quốc gia có dân số khổng lồ như Trung Quốc trong các lĩnh vực này thì quả thật tình trạng tự do internet của Việt Nam rất đáng quan tâm.”

Tình hình tự do internet tại Việt Nam hiện nay hết sức đáng quan ngại. Thứ nhất, số blogger bị bắt bớ gia tăng hằng năm. Thứ hai, Nghị định 72 về Quản lý internet vừa ban hành chứng tỏ nhà nước không ngừng tìm mọi cách tiếp tục siết chặt kiểm soát internet. Thứ ba, nhà nước Việt Nam thuê mướn một lực lượng hùng hậu các dư luận viên trên mạng trong nỗ lực thao túng và định hướng các nội dung trao đổi thông tin trên mạng...
​Bà Earp cho hay điều gây chú ý nhất đối với các nhà phân tích khi thực hiện cuộc khảo sát này là con số những người dùng net tại Việt Nam bị chính quyền sách nhiễu hay giam cầm.

Khảo sát về Tự do Internet của Freedom House được thực hiện ở 60 quốc gia trên thế giới.

Các phạm vi được đánh giá bao gồm những rào cản ngăn trở người dùng net, các hình thức giới hạn nội dung truy cập như kiểm duyệt, khóa chặn, và các hình thức vi phạm quyền của người sử dụng mạng bao gồm xâm phạm quyền riêng tư cá nhân, theo dõi, tấn công, sách nhiễu hoặc bắt bớ. Trong tất cả các lĩnh vực này, Việt Nam đều có số điểm rất thấp.

So với kết quả khảo sát tương tự của Freedom House năm trước, thứ hạng của Việt Nam trong bảng Tự do Internet 2013 đã bị tuột dốc.

Chuyên gia của Freedom House nói tổ chức này lo rằng trong thời gian tới, xu hướng đàn áp internet tại Việt Nam sẽ còn tệ hơn khi mà Nghị định 72 chính thức được thực thi, công an Việt Nam càng được tạo điều kiện để kèm kẹp quyền tự do internet của công dân và bắt bớ thêm những công dân mạng thể hiện quan điểm trái với nhà nước hay chỉ trích chính phủ.

Tuy nhiên, vẫn theo bà Madeline Earp, một tín hiệu khả quan là cộng đồng cư dân mạng Việt Nam đã chứng tỏ nỗ lực phản kháng sự cản trở và kiểm duyệt của nhà nước, đặc biệt là phản đối Nghị định 72.
Việt Nam trong danh sách đàn áp tự do internet nhất thế giới
Ghi nhận nỗ lực đó, Freedom House kêu gọi quốc tế hỗ trợ người sử dụng net tại Việt Nam, tăng áp lực thúc đẩy Hà Nội tôn trọng các nhân quyền căn bản của người dân bao gồm quyền tự do ngôn luận và tự do internet.

Bà Madeline Earp:

“Chúng tôi hy vọng cộng đồng quốc tế lưu ý hơn tới tình trạng của các blogger ở Việt Nam đang bị giam cầm với các án tù dài hạn chỉ vì họ thể hiện quan điểm cá nhân trên mạng, thực thi quyền tự do ngôn luận, tự do internet. Chúng ta đừng quên những người này.”

Theo khảo sát của Tổ chức Phóng viên Không biên giới, trong năm 2013 này, Việt Nam đã thế chỗ Iran trở thành nhà tù lớn thứ hai trên thế giới giam cầm các cư dân mạng, sau Trung Quốc.

Trong nửa đầu năm nay đã có 35 blogger bị bỏ tù tại Việt Nam với các bản án lên tới 13 năm. 


Copy từ: VOA


.................

Hãy lắng nghe người dân và thực hiện thay đổi


Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
2013-10-01

Dân chúng biểu tình phản đối Trung Quốc tại Hà Nội năm 2011
Dân chúng biểu tình phản đối Trung Quốc tại Hà Nội năm 2011
AFP
Nghe bài này
Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đang họp hội nghị trung ương lần thứ 8 bắt đầu từ hôm qua cho đến ngày 9 tháng 10 tới đây. Sự kiện này diễn ra trước kỳ họp Quốc hội khóa 6 nhằm thông qua một số quyết định quan trọng về vấn đề chính trị của đất nước, dân tộc.
Trong thời gian qua nhiều vị nhân sĩ, trí thức với tâm huyết muốn đóng góp ý kiến cho Đảng và Nhà Nước, Quốc hội đã lên tiếng nhiều.
Ông Mai Thái Lĩnh, nguyên phó chủ tịch Hội đồng Nhân dân thành phố Đà Lạt, một nhà nghiên cứu độc lập vừa qua có thư công khai muốn tranh luận về vấn đề Thác Bản giốc của Việt Nam bị phía Trung Quốc lấn chiếm với một vị nguyên trưởng ban Biên giới chính phủ là ông Trần Công Trục. Thế nhưng yêu cầu đó không được đáp ứng. Nhân dịp này ông Mai Thái Lĩnh có một số nhận định về khả năng thay đổi từ các cấp lãnh đạo Đảng, Quốc hội và chính phủ Việt Nam hiện nay. Trước hết ông nói về việc tranh luận công khai và tiếp thu ý kiến phản biện của các cấp đó như sau:
Ông Mai Thái Lĩnh: Trong xã hội hiện nay thông tin không còn có biên giới nữa; nhu cầu tranh luận, đối thoại về những vấn đề của đất nước là hết sức cần thiết, đặc biệt vấn đề biên giới, vấn đề bảo vệ chủ quyền quốc gia. Tôi thấy ngay trong Quốc hội, Đảng cũng không cho quốc hội tranh luận, rồi ở ngoài báo chí cũng chỉ nói theo một chiều thôi. Theo tôi nghĩ như vậy, Đảng chứng tỏ không có gì thay đổi, mà nhu cầu của xã hội thì càng ngày càng cần thiết hơn, cho nên các diễn đàn như các trang blog, trang mạng diễn đàn hình thành. Hiện nay những trang như thế chưa được Nhà nước cấp giấy phép nhưng chúng vẫn tồn tại. Qua đó cho thấy xã hội cần thiết phải có tiếng nói, có sự đối thoại, tranh luận trên những vấn đề của đất nước để tìm ra giải pháp.
Trong xã hội hiện nay thông tin không còn có biên giới nữa; nhu cầu tranh luận, đối thoại về những vấn đề của đất nước là hết sức cần thiết, đặc biệt vấn đề biên giới, vấn đề bảo vệ chủ quyền quốc gia
Ông Mai Thái Lĩnh
Thế nhưng thái độ của Đảng Cộng sản theo tôi hết sức bảo thủ, nhất là qua những phát biểu mới đây của ông Nguyễn Phú Trọng, tôi có cảm tưởng mấy ổng đang sống ở thời nào, tức không hiểu biết gì về tình hình đất nước hiện nay hết, chỉ có nghe một chiều. Như ông Nguyễn Phú Trọng có gặp cử tri cũng chỉ gặp mấy ông đảng viên, hưu trí cũng nói theo cùng một giọng điệu, rồi căn cứ vào đó tưởng là người dân nói. Tôi không biết mấy ông có biết hiện nay người dân nghĩ như thế nào không! Nhưng coi như Đảng bác bỏ hoàn toàn nhu cầu trao đổi ý kiến và đối thoại đối với người dân, đối với trí thức, đối với cả những người trước đây đã từng công tác trong bộ máy chính quyền, trong bộ máy đảng.
Người bán hàng rong ở các đường phố Hà Nội
Người bán hàng rong ở các đường phố Hà Nội. AFP
Gia Minh: Tình hình thực tế và nhu cầu lớn như vậy, thì xu thế có thể giúp để ‘mở ra’ được không?
Ông Mai Thái Lĩnh: Theo thôi thực ra, nói về phía đảng họ không muốn trao đổi với ai, không muốn thay đổi gì hết, cứ khư khư ôm lấy quan niệm cũ để ngồi trên địa vị cũ đó để làm thôi. Nhưng trên thực tế, tình hình không cho phép làm như vậy. Thành ra trong tình hình thực tế hiện nay tôi nghĩ đang có chuyện gì đó có thể gọi là ‘xé rào’. Chúng ta trở lại thời kỳ trước kia, trước năm 1986 cũng như vậy- tức là tình hình kinh tế nhà nước không cho mở ra, mà trong thực tế làm ăn người ta ‘xé rào’.
Những người lãnh đạo khôn ngoan, tốt hơn hết nên nhìn thấy tình hình thực tế như thế. Trước đây không ngăn cản được về mặt kinh tế, bây giờ văn hóa, chính trị, tư tưởng cũng không thể ngăn cản được
Ông Mai Thái Lĩnh
Bây giờ chúng ta đang bước sang giai đoạn thứ hai về mặt văn hóa, tư tưởng, chính trị cũng có nhu cầu xé rào. Nhà nước ngăn cấm nhưng bây giờ người dân tìm cách xé rào, ví dụ những blog cá nhân, nhất là blog của những người trẻ mở ra rất nhiều. Điều đó chứng tỏ bây giờ nhà nước có muốn ngăn cấm cũng không được. Tôi nghĩ nhà nước có ngăn cấm cũng vô ích thôi, như nước đã chảy có thể khơi cho nó chảy, chứ nếu cứ tìm cách đắp đập lại thì rồi nước cứ rỉ ra đến lúc nào đó phá vỡ con đập. Những người lãnh đạo khôn ngoan, tốt hơn hết nên nhìn thấy tình hình thực tế như thế. Trước đây không ngăn cản được về mặt kinh tế, bây giờ văn hóa, chính trị, tư tưởng cũng không thể ngăn cản được.
Gia Minh: Sau kỳ họp Trung ương 8 này sẽ đến cuộc họp quốc hội, dù đảng không muốn, nhưng có gì sẽ ‘nới lỏng’ra không?
Ông Mai Thái Lĩnh: Điều đó tôi chưa dám đoán trước được, nhưng nói thật ngay trong Quốc hội, trong lãnh đạo Quốc hội, có nhiều người tôi biết. Có những người trước đây là trẻ, đàn em của tôi, nay giữ đến chức ủy viên trung ương, chủ nhiệm văn phòng … Những người lãnh đạo đất nước này có một số người lớn hơn tôi một hai tuổi, nhưng phần lớn nhỏ tuổi hơn tôi, nên tôi cũng biết hết. Có một điều mà tôi ngạc nhiên là tại sao trong một Quốc hội đông đảo như vậy, trong đó phần lớn là đảng viên, nhưng sao lại không dám lên tiếng. Theo tôi nghĩ đó là điều đáng hết sức ngạc nhiên.
Ngành công an chỉ biết còn đảng còn mình...
Ngành công an chỉ biết còn đảng còn mình...Files photos
Tôi cũng tiếp xúc với nhiều đảng viên mà trước đây giữ những chức vụ cao ở địa phương, tôi thấy họ thay đổi nhiều và rất hiểu từ ngày họ về hưu họ hiểu rất nhiều nhân dân, còn mấy vị lãnh đạo cao cấp hình như họ sống ở đâu đâu không biết gì về tình hình thực tế
Ông Mai Thái Lĩnh
Vài chục năm trước đây khi những người như ông Trần Độ, Nguyễn Hộ lên tiếng; thời kỳ đó còn có thể sợ bị dập tắt, bị trù ếm; nhưng trong tình hình hiện nay không thể làm được điều đó. Ngay như anh Lê Hiếu Đằng ở Sài Gòn, ông ta cũng lên tiếng kêu gọi thành lập một đảng như vậy, dù Nhà nước có đem bao nhiêu tờ báo ra để phê phán nhưng có làm được gì ông ta đâu. Đâu có dám làm như ngày xưa đối với ông Trần Độ hay ông Nguyễn Hộ. Thế thì tại sao những người trong Quốc hội hiện nay không ai dám lên tiếng hết! Điều đó theo tôi nghĩ họ quá xa cách với người dân, họ quá hèn nhát, không dám đứng lên nói tiếng nói của người dân.
Tình hình này sẽ dẫn đến ‘tức nước, vỡ bờ’ như những hiện tượng nông dân đòi đất Đoàn Văn Vươn hay vừa rồi một người vì vấn đề đất đai phải bắn; họ biết làm như vậy bất hợp pháp nhưng bức bách quá họ phải làm như vậy. Trước tất cả những điều như vậy mà quốc hội không dám làm gì và các vị lãnh đạo không muốn thay đổi thì sắp tới những hậu quả không thể lường được.
Tuy nhiên tôi không phải bi quan. So với tình hình 10,20 năm trước tôi thấy có thay đổi nhiều. Bây giờ làm sao có thể ngăn cấm được tiếng nói của người dân, thậm chí trong cán bộ đảng viên.
Theo tôi tốt hơn hết, đảng nên chủ động thay đổi; nhưng căn cứ vào những gì mà các vị lãnh đạo hiện nay phát biểu thì tôi thấy ý của họ không muốn thay đổi. Ví dụ Hiến pháp vẫn giữ nguyên như vậy. Vừa rồi ông Nguyễn Phú Trọng phát biểu hầu hết nhân dân ta tán thành giữ lại điều 4, hoặc vẫn tán thành để kinh tế quốc doanh là chủ đạo. Tôi có cảm tưởng ông ta đang sống trên đất nước nào chứ không phải đất nước Việt Nam hiện nay nữa. Một người đứng đầu đảng mà phát biểu như thế hết sức thất vọng, chứng tỏ ông không biết gì về tình hình thực tế bên dưới này. Thậm chí ông cũng không hiểu nổi những người trong đảng nữa bởi vì tôi cũng tiếp xúc với nhiều đảng viên mà trước đây giữ những chức vụ cao ở địa phương, tôi thấy họ thay đổi nhiều và rất hiểu từ ngày họ về hưu họ hiểu rất nhiều nhân dân, còn mấy vị lãnh đạo cao cấp hình như họ sống ở đâu đâu không biết gì về tình hình thực tế.
Gia Minh: Cám ơn những ý kiến của ông trình bày về tình hình đất nước.

Copy từ: RFA


......................

Blogger Lãnh Án 30 Tháng Tù Với Cáo Buộc Trốn Thuế Nguỵ Tạo



Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới lên án bản án 30 tháng tù giam cùng mức phạt 59000 đô-la của tòa án Hà Nội đối với luật sư, blogger bất đồng chính kiến Lê Quốc Quân, với cáo buộc trốn thuế nguỵ tạo. Tòa án cũng ra lệnh truy thu tài sản trị giá 27000 đô-la của ông Quân.
Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới cho biết “Bản án rõ ràng từ động cơ chính trị được thiết kế nhằm ngăn cản và trừng phạt người bất đồng chính kiến và là một phần của chiến lược được đảng Cộng Sản mưu tính để đàn áp tất cả những thông tin độc lập cũng như nguồn cung cấp thông tin tại Việt Nam.”
“Chúng tôi thất vọng với cách thức phiên tòa diễn ra, bao gồm cả việc những người thân của ông Quân cũng không được phép cho vào phòng xét xử và cách thức chính quyền gây ảnh hưởng lên truyền thông. Ông Quân là nạn nhân của hệ thống xét xử bị điều khiển bới quan chức cầm quyền của đảng. Ông Quân phải được thả.”
Nhấn mạnh sự vô tội của mình, ông Quân nói ông là nạn nhân của những quyết định mang tính chính trị. Một phóng viên của AFP được phép theo dõi phiên tòa trong phòng kế bên của phòng xét xử cho biết ông Quân nói rằng: “Tôi sẽ tiếp tục chiến đấu chống tham nhũng, quan liêu và tình trạng trì trệ đang làm suy yếu đất nước chúng tôi.”
Người em trai của ông Quân, ông Lê Quốc Quyết cùng chị em của ông Quân cũng không được cho phép vào phòng xét xử, trong khi đó các phóng viên của các hãng tin nước ngoài không được phép mang bất kì thiết bị thu âm nào vào tòa án.
Phiên tòa đã dẫn đến các cuộc biểu tình chưa từng có tiền lệ. Rất nhiều nhà hoạt động và công dân tập trung tại Hà Nội biểu thị sự ủng hộ của họ đối với ông Quân và biểu tình phản đối việc đàn áp blogger.
Một số lượng lớn công an được huy động để ngăn cản người biểu tình đến tòa án. Chiếc xe bus chở thành viên gia đình ông Quân lên Hà Nội bị công an ngăn chặn và lục soát túi xách của họ, sau đó bắt họ quay về nhà. Tại Hà Nội, chính quyền ngăn cản hai blogger là Phương Bích và Nguyễn Hữu Vinh, cùng với nhà bất đồng chính kiến Phạm Hồng Sơn ra khỏi nhà của họ.
Ông Quân, 41 tuổi, bị bắt giữ vào tháng 12/2012, một ngày sau khi đăng tải bài viết chỉ trích điều 4 Hiến Pháp, trong đó quy định đảng Cộng Sản với vai trò lãnh đạo điều hành đất nước.
Mặt dù bị kết án với tội danh trốn thuế, nhưng rõ ràng lý do thật sự của việc bắt giữ ông Quân là vì việc ông viết blog và kêu gọi đa nguyên chính trị, tự do tôn giáo và các quyền dân sự. Phiên tòa xét xử ông ban đầu được ấn định diễn ra vào ngày 9 tháng 7, nhưng bị hoãn vào phút chót.
Bản án trốn thuế tương tự vào năm 2008 đối với Nguyễn Văn Hải, nhà bất đồng chính kiến với bút hiệu Điếu Cày. Ông  cũng bị kết án bản đầu tiên là 30 tháng tù nhưng trước khi hết thời gian giam giữ, ông tiếp tục bị kết án 12 năm tù với tội danh truyên truyền chống nhà nước.
Việt Nam xếp hạng 172 trên 179 quốc gia trên chỉ số tự do báo chí của tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới năm 2013 và được xem là “kẻ thù của Internet” trong báo cáo điều tra đặc biệt năm 2013.
Trong chuyến viếng thăm Paris tuần trước, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từ chối gặp tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới có ý định trao bản kiến nghị thả 35 blogger Việt Nam với chữ ký của 25000 người.
Để ủng hộ cho những người cung cấp thông tin độc lập tại Việt Nam bằng việc ký vào bản kiến nghị tại đây.
Đọc báo cáo mới nhất về Việt Nam với nhan đề “Cái chết đã được lập trình của tự do thông tin” tại đây.

* Nguồn: RSF

Copy từ: Defend the Defenders 


...............................

Có những thể loại đam mê bệnh hoạn như ‘khu vườn kinh dị’



Tôi sẽ không biết nói gì vào một ngày thế này, sau khi đọc xong những bài viết cuối cùng, nơi ông lão Phạm Chứng cuối cùng đã đầu hàng và … tự phá bỏ khu vườn của mình.
Chuyện tóm tắt lại thế này.
khuvuon1
Một ngày nọ, người ta phát hiện ra trong khu vườn nhà nọ (sau này biết tên chủ nhà là Phạm Chứng). Trong khu vườn của NHÀ ÔNG TA, tức là ông ta bỏ tiền ra mua đất, rào vườn, xong tạc tượng, đóng cửa, nói chung ổng ko có tạc tượng ngoài đường quốc lộ.
khuvuon5
Sau khi những bức hình về nhà ông xuất hiện trên mạng. Tôi đã thấy những người sau nói:
Dịch giả Phạm Long, người dịch tác phẩm Điêu khắc hiện đại ra tiếng Việt, cho rằng: “Một khi nghệ sĩ đã sống ở trong cộng đồng dân cư chứ không phải nơi rừng sâu núi thẳm thì vẫn phải có tinh thần công dân. Anh phải xác định tác phẩm của mình không gây ô nhiễm môi trường, vì nó có tương tác với cộng đồng. Nếu có phản ứng về văn hóa, hay tôn giáo thì cần dỡ bỏ. Nếu cộng đồng không chấp nhận nó thì hoặc anh phải xây rào kín không để ai nhìn thấy, hoặc phải dỡ bỏ hoàn toàn”. (**)
Nguyễn Văn Khanh Em, Phó trưởng phòng Văn hóa thông tin H.Hòa Thành, cho biết: “Sau khi làm việc, bước đầu ông Chứng đã đập bỏ bớt những bức tượng bạo lực, ghê rợn. Riêng những bức tượng nghệ thuật bình thường khác thì chúng tôi cho phép ông Chứng giữ lại, nhưng không được trưng bày bên ngoài khu vườn. Phòng cũng đang giao lại cho UBND xã giám sát để nhanh chóng dẹp bỏ tình trạng này. Ngày 27.9, chúng tôi tiếp tục mời ông Chứng đến để hối thúc ông hoàn tất sớm việc phá bỏ”. (***)
Ông Nguyễn Thanh Phong, công an viên phụ trách địa bàn ấp Long Hải cho biết, sau khi nhận đơn tố cáo của người dân, chính quyền đã vận động chủ nhà phá bỏ các bức tượng kinh dị. “Ông ấy hứa 2 tháng sẽ dẹp hết. Nếu ông ấy không thực hiện vận động thì buộc xã sẽ cho lực lượng xuống phá bỏ”, ông Phong cho biết. (*)
Thật lạ lùng, ở cái thế giới kì cục này: Chính quyền, nghệ sĩ, nhà điêu khắc, dịch giả và cả nhà báo cho mình cái quyền đi vô vườn nhà người ta, coi ngó gật gù, xong đi ra phán một câu xanh rờn ông tạc tượng vầy tụi tôi không thích, ghê rợn wá, nên đập bỏ đi.
- Ông Chứng không tạc tượng ngoài xa lộ, ông tạc trong nhà ông.
- Ông ta đóng cửa khu vườn (Vì ổng ở Sài Gòn), chứ đâu có mở toang cửa xong bố trí ma cỏ ùa ra hù người như Âm phủ ở khu du lịch Suối Tiên. Ai biểu thiên hạ trèo cổng vô dòm, xong nói tôi sợ wá, anh nên đập bỏ nhà anh.
- Ông Chứng không có quấy rối hàng nghìn người như mỗi khi nhà văn hóa Thanh Niên bật nhạc Rap cổ vũ thanh niên yêu Đảng còn Đảng thì có quyền tra tấn lỗ tai của hàng nghìn dân đang làm việc quanh đó. Ổng giữ im lặng.
- Ông Chứng cũng không có cầm mấy con dao trong mấy bức tượng của ổng phi zô mặt đứa nào trèo tường vô nhà ổng chụp ảnh. Nghĩa là mấy bức tượng đó về cơ bản là vô hại và PHỤC VỤ riêng mình ông lão có thú vui riêng với môn điêu khắc và tạc tượng.
Ấy vậy mà trong phút chốc, tất tần tật các trí thức cao cổ (hay đê hèn) đều nhảy vô và phán quyết về một người già có khu vườn của riêng mình – khu vườn có hàng rào – và thậm chí là chẳng xuất hiện để mà mời hàng xóm vô thăm vườn.
Những người ấy là ai? Là dịch giả của một quyển sách, là cán bộ văn hóa, là giảng viên mỹ thuật, là nhà điêu khắc, nhà báo…
ma-quai-2-6222-1380411921
Thậm chí, kinh tởm nhất có thể kể đến:
“Đấy chẳng qua là một người thích thì nặn chơi thôi. Chứ chẳng nói gì giá trị nghệ thuật ở đó cả”. (Một giảng viên điêu khắc của ĐH Mỹ thuật Hà Nội) (****)
Giảng viên điêu khắc là cái thể loại trí thức gì mà phát biểu trên báo tên cũng không dám cho PV đề vào? Giảng viên cái kiểu gì mà không đủ can đảm chịu trách nhiệm về lời mình nói trước người khác, khi mình xúc phạm, tổn hại hay kết tội người khác? Giảng viên đại học kiểu gì mà kết luận về tác phẩm của một người mà không hề có một LUẬN ĐIỂM gì để nói “giá trị nghệ thuật” với không nghệ thuật gì gì ở đây? Tại sao cái thể loại người vừa không tự tôn trọng mình, vừa không dám đứng tên mình để nói về ý kiến của mình, vừa kết luận thô lậu về người khác lại có thể là giảng viên đại học? Có cái gì khoa học hay nghệ thuật ở đó không?
Nhưng tất cả mấy câu chuyện đó có thể dừng lại ở điều gì, ở một điều mà tôi hiểu rằng Tự do ngôn luận là thứ mà tất cả các trí thức, những nhà hoạt động nghệ thuật, nhà văn, nhà họa sĩ, nhà điêu khắc, nhà báo… đều vỗ mặt chửi Đảng thô bỉ của chúng ta là họ chả biết gì về nghệ thuật với tự do. Nhưng họ thì sao? Thứ tự do tối thiểu của một người trí thức là TÔN TRỌNG người khác, dù họ có KHÁC mình, dù họ có nói điều gì đó, làm việc gì đó không giống mình (và chẳng xâm hại gì đến ai), họ cũng chẳng làm được.
Tự do ngôn luận của trí thức tót vời mà tôi thấy ở đây là thứ tự do THEO Ý HỌ MUỐN, theo cái nhóm họ muốn, nơi mọi người khác phải vỗ tay gọi họ là nhà điêu khắc, vỗ tay gọi họ là nhà luật sư, nhà nghệ sĩ. Còn đứa nào – vô tình hay cố ý – khác họ  – và nếu đúng vào lúc họ đang muốn có chút phát ngôn để trở nên nổi tiếng – thì họ sẵn sàng chửi cho cái thằng ấy chết ngay tắp lự từ đầu đến chân!
Chúng tôi đã học 1000 lần về tự do ngôn luận. Tôi đã lớn lên và nghe những nghệ sĩ cao vời ấy xuất hiện ở khắp nơi trên blog để bình phẩm, than khóc về tự do mà họ không bao vờ có được. Họ thậm chí đã làm những đứa trẻ như tôi …khóc theo.
Nhưng vào một ngày như hôm nay, tôi hiểu rằng họ là những kẻ không xứng đáng với tự do, vì họ chưa bao giờ biết tôn trọng tự do của ai cả, kể cả một ông lão già yếu với một khu vườn của riêng ổng.
Trong lúc tui viết những điều này, Trung tâm y tế H.Hòa Thành phối hợp Trạm y tế xã Trường Tây chắc cũng đang đến khu vườn của ông Chứng để coi có muỗi và lăng quăng không. Có thể khi họ tìm ra một con lăng quăng, họ sẽ nói ông ấy đang gieo mầm dịch bệnh sốt xuất huyết cho nhân loại Tây Ninh. Có thể vậy. Biết đâu được!!!! (x)
Khải Đơn
Chú thích:
(*) http://vnexpress.net/tin-tuc/xa-hoi/khu-vuon-ma-quai-rong-1-000-m2-2886087.html
(**), (****), (x) http://www.thanhnien.com.vn/pages/20131001/tranh-luan-ve-khu-vuon-kinh-di-o-tay-ninh.aspx
(***)http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130926/khu-vuon-kinh-di-o-tay-ninh.aspx

Copy từ: Khải Đơn’ blog


.........................

KHAI MINH BẠCH



* BÙI VĂN BỒNG
Ngày 3-10, trong ngày làm việc thứ 4, Hội nghị Trung ương 8 (khóa XI), Ban Chấp hành Trung ương Đảng tiến hành thảo luận Đề án đổi mới giáo dục và thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội năm 2013, nhiệm vụ năm 2014. Các đại biểu làm việc tại tổ, thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội năm 2013, nhiệm vụ năm 2014. Khi các con số thống kê, những đánh giá, nhận định chưa được coi là chính xác, thì thảo luận như thế nào được?
Cũng trong ngày 3-10, tại Hà Nội, Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam phối hợp với Hội Luật gia Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu phát triển và hỗ trợ cộng đồng tổ chức công bố chỉ số công lý năm 2012, đánh giá thực trạng về công bằng và bình đẳng dựa trên ý kiến của người dân.
Kết quả được xây dựng thông qua việc tổng hợp và phân tích dữ liệu từ hơn 5.000 người được phỏng vấn tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và 19 tỉnh, thành được lựa chọn ngẫu nhiên khác trong năm 2012.
            Chỉ số công lý năm 2012 dựa trên 5 trục nội dung về thực thi pháp luật và bảo đảm công lý gồm: khả năng tiếp cận, công bằng, liêm chính, sự tin cậy hiệu quả và bảo đảm các quyền cơ bản.
Phát biểu khai mạc, ông Phạm Quốc Anh, Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam nhấn mạnh: Báo cáo chỉ số công lý phản ánh chính xác khả năng tiếp cận công lý của người dân.
         Các số liệu báo cáo, thống kê, thanh tra, kiểm tra về mọi phương diện ở nước ta gần đây đã gây sự nghi ngờ, khó tin đối với người dân. Nào là GDP đạt tỷ lệ này-kia, nào là tỉ lệ tốt nghiệp PTTH cả gần 100%; nào là điều tra xã hội học cho ra con số …Nào là chỉ số tiêu dùng CPI…Riêng khoản ‘nợ xấu’ ngân hàng mà cũng 5 lần 7 lượt thay đổi ngay tại nghị trường Quốc hội.
        Việc quản lý, kết toán, thống kê, kiểm tra, kiểm toán, giám sát đưa ra công khai, minh bạch về thu-chi ngân sách cũng rối tinh, loạn cào cào, không biết con số chính xác là bao nhiêu. Sau 9 năm thực hiện, Luật Ngân sách đã bộc lộ những mặt hạn chế, bất cập, nguyên tắc “công khai, minh bạch” còn một khoảng cách so với thực tế…Việt Nam có thứ hạng thấp về công khai ngân sách là do dự thảo ngân sách Nhà nước chưa được đưa ra công chúng để lấy ý kiến trước khi được Quốc hội phê duyệt chính thức. Triển khai thực hiện Luật Ngân sách đã bộc lộ những mặt hạn chế, tuỳ tiện 'lướt' qua luật. Đó là, tính “lồng ghép” của hệ thống ngân sách, trùng lắp giữa ngân sách ngành và ngân sách vùng lãnh thổ; chưa có kế hoạch tài chính trung hạn mà mới chỉ dừng ở dự toán ngân sách theo từng năm, nhất là chưa thấy được nguồn lực tài chính công trong dài hạn. Thực tế cũng cho thấy, nhiều khoản thu, khoản chi đang để ngoài cân đối ngân sách Nhà nước; tình trạng chi, thu, quản lý qua ngân sách Nhà nước vẫn diễn ra như vay về rồi cho vay lại, phát hành trái phiếu chính phủ, công trái, thu xổ số kiến thiết, thu trong lĩnh vực sự nghiệp giáo dục đào tạo, y tế, tài nguyên môi trường… vi phạm nguyên tắc toàn diện, đầy đủ, được Quốc hội chấp thuận.
           Thế nên, các Hội nghị Trung ương đảng, kỳ họp Quốc hội, các đại biểu ngồi thảo luận, tranh luận với nhau trên 'cái sàn những con số ảo'. Thế thì mang lại gì? Mất công lý giải, phân tích một cách chung chung những dữ liệu không minh bạch. Chỉ thêm tốn thời gian, vô ích, như tính cua trong lỗ mà thôi! Ngay như việc kê khai tài sản trong chống tham nhũng cũng chỉ như một trò hề, đối phó, lấp liếm, có gì là chính xác, giải quyết được gì không? Những thông số, dữ liệu, thực trạng cần thiết nhất để qua đó phân tích, đánh giá chuẩn xác thực trạng, nhằm phục vụ lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý,... thì lại nghiễm nhiên trở thành cái thứ 'trời ơi đất hỡi'!
Như một trò cười đầy mỉa mai, có những doanh nghiệp báo cáo thành tích thì nêu những con số lãi khá lớn, chỉ để nhận huân chương; thế nhưng trớ trêu thay báo cáo chuyên đề sản xuất –kinh doanh lại đưa ra con số thua lỗ, thất thoát cũng khá là …khủng, để xin chính phủ chia sớt cho gói cứu trợ, xoá nợ, lấy cớ vay tiền ngân hàng lãi suất ưu đãi để…”bù lỗ” (bù thêm vào những cái lỗ tam những không đáy!?).. Thôi thì đủ thứ thủ đoạn để các con số tha hồ mặc sức nhảy múa…
Báo cáo: Vinashin vẫn kinh doanh có lãi....
Thực trạng “nhảy múa tuỳ tiện’ của các con số, báo cáo, thống kê đã biểu hiện rõ nét sự thiếu minh bạch, cho nên vấn đề ‘khai minh bạch’ rất cần đặt ra.
Theo báo Pháp Luật và trang mạng VnConomy, 6 tháng đầu năm 2013, Thanh tra chính phủ đã thực hiện 4.724 cuộc thanh tra hành chính, 89.281 cuộc thanh tra chuyên ngành, và 3.745 cuộc thanh tra do bộ, ngành và địa phương thực hiện, tại 283.183 đơn vị , cá nhân trên cả nước.
        Trong 6 tháng = 180 ngày = 4.320 giờ, tính cả chủ nhật, ngày lễ. Từ đó suy ra, mỗi ngày có 543 đoàn thanh tra, kiểm tra và mỗi giờ thanh tra, kiểm tra được 65 đơn vị, cá nhân.  Không biết Thanh tra chính phủ có phép Lão Tôn đi mây về gió và có những phép màu gì nữa mà tài tình thế
Cũng theo hai tờ báo trên, thanh tra trung ương đã phát hiện sai phạm 12.225 tỷ đồng, 452 hec-ta đất, thanh tra các địa phương phát hiện 1.447 tỷ, và thanh tra  ngân hàng phát hiện 682 tỷ đồng , 562 lượng vàng và 50.000 đô la. Tổng số tiền, vảng ấy quy ra bằng  683 triệu đô la Mỹ.
            Nếu so với GDP bình quân thu nhập của Việt Nam năm 2012 là 1.407,11  đô la thì số tiền sai phạm, nói trắng ra là tham nhũng  gấp  485.429 lần. Con số báo cáo, thống kê ở nước ta về mọi phương diện vẫn là những màn múa rối với những kịch bản theo trường phái trừu tượng! 
Tỉnh Bình Dương chỉ có gần 1,7 triệu dân, nhưng chỉ hai đợt đồng góp ý liến xây dựng Hiến pháp 1992 đã có 44.459.628 ý kiến đóng góp. Như vậy từ đưa trẻ trong bao thai cho đến mồ mả lôi lên chưa chắc đủ số người đó: Theo báo cáo, trong đợt 2, toàn tỉnh đã tiếp tục tổ chức được 207 hội nghị, hội thảo với 20.393 người tham dự, in ấn và phát 10.000 bảng so sánh Hiến pháp 1992 kèm bản thuyết minh gửi đến các tổ chức công đoàn cơ sở trên địa bàn tỉnh. Toàn tỉnh đã phát 258.091 phiếu lấy ý kiến nhân dân, thu về 220.885 phiếu, đạt 85%. Tổng số các ý kiến đóng góp trong đợt 2 là 33.268.532 ý kiến. Trong đó, có 28.894.551 ý kiến tán thành, 1.871 ý kiến góp ý sửa đổi, 424 ý kiến bổ sung nội dung mới, 638 ý kiến không tán thành.
Như vậy, cả đợt 1 và đợt 2, toàn tỉnh có 44.459.628 ý kiến đóng góp. Trong đó, tổng số ý kiến tán thành là 44.455.188; tổng số ý kiến không tán thành là 657 ý kiến; tổng số ý kiến góp ý sửa đổi là 2.666 ý kiến; tổng số ý kiến góp ý bổ sung 1.117"… 
            Trên đây mới chỉ là những ví dụ gần đây bộc lộ sự “nhảy múa” tùy tiện, loạn xì ngầu của các con số báo cáo. Thực tế, ngay trong các tổ chức đảng từ cơ sở, cơ quan, đơn vị từ dưới lên trên hầu như đều mang tính chất hình thức, đối phó, báo cáo cho có, “cho xong việc”.
            Còn nữa, do bệnh thành tích, do những động cơ có lợi cho cá nhân cấp ủy, người đứng đầu và bao che cho nhóm lợi ích, muốn cơ quan, đơn vị mình không bị yếu kém, mà có thành tích, động cơ lên lương, lên chức, muôn số phiéu cao qua bầu cử,…nên đã cố tình tìm cách giấu nhẹm các vụ việc. Cùng lắm chỉ “xử lý nội bộ”!
            Thực tế cho thấy, có những cơ quan, đơn vị 5 năm liền đạt tiêu chuẩn đảng bộ, chi bộ “trong sạch, vững mạnh”, nhưng khi “cái kim bọc trong giẻ lâu ngày” lòi ra, biết bao vụ tiêu cực, tham nhũng, nội bô chia bè, kó cánh, đơn vị làm ăn thua lỗ, mới thấy “cháy nhà ra mặt chuột”!
Hơn nửa tháng trước, ngày 18-9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) họp cho ý kiến về báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) năm 2013. 
            Cho ý kiến báo cáo, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng cho rằng cần phải có đánh giá hoạt động đấu tranh PCTN. “Báo cáo chưa thấy nói rõ trong lực lượng đấu tranh PCTN có tiêu cực bỏ sót, bao che không, có tham nhũng trong PCTN hay không . Tiếp tục “mổ xẻ”, Chủ tịch QH yêu cầu báo cáo phải làm rõ trách nhiệm của những cơ quan chủ lực từ Thanh tra, Kiểm toán, cơ quan điều tra, Kiểm sát…Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao Nguyễn Hải Phòng thừa nhận chống bỏ lọt tội phạm trong tham nhũng rất khó vì còn liên quan đến thể chế. Có địa phương đưa ra 804 vụ nhưng chỉ xử được vài vụ rồi chỉ xử lý hành chính. Có bao vụ án nghiêm trọng có ý kiến can thiệp, cản trở từ cấp cao; rồi dân phạm tội 2 triệu đi tù, nhưng cán bộ mấy tỉ đồng lại án treo - Chủ nhiệm Hội đồng dân tộc Ksor Phước bức xúc: “Dân bình thường phạm tội 2 triệu bị bắt tù, cán bộ Nhà nước cả mấy tỉ thì là án treo". Đặc biệt, ông Ksor Phước nhấn mạnh: “Thông tin liên quan đến nhiều cán bộ rồi xử lý đến đâu, xử lý không rõ ràng, “âm thầm lặng lẽ quá” làm dân hoài nghi mà hoài nghi chính nhằm vào sự tồn vong của chế độ”.
Tổng kết, thi đua, báo cáo cần  trung thực, minh bạch, chính xác, không thể thực tế chẳng ra gì, yếu kém trầm bê, mà báo cáo lại rất hay, thậm chí “tô màu”, bịa đặt, thổi phồng. Chưa nói đến những cơ quan, cơ sở, đơn vị yếu kém, do báo cáo láo, tung ra các số liệu thống kê vô lý đến ‘phát sốt’, mà năm nào cũng “giật cờ thi đua” xuất sắc. Đó là sự nguy hại, đánh lừa nhau và lừa dối nhân dân. Nhìn thực trạng đó, càng thấm thía câu nói của Bác Hồ: “Một Đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng. Một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm. Như thế mới là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính” (Sửa đổi lối làm việc).
Thiếu minh bạch, thiếu dân chủ, thiếu công tâm,thiếu trách nhiệm mới là những nội dung Đảng và Nhà nước Việt nam cần cầu thị ra Nghị quyết,viết thành luật, quyết liệt chống chứ không phải cứ gãi ghẻ mãi quanh câu chuyện lạc đề, che đậy thực tế bằng những chủ chương, Nghị quyết, luật lệ nặng về hình thức mà chống được tham nhũng, mà cứu được chế độ đâu. Chữa bệnh phải trị cái căn nguyên gây bệnh chứ thuốc giảm đau chỉ là biện pháp tạm thời, cứ giảm đau mãi vừa tốn tiền, mất thời gian mà bệnh chắc chắn sẽ ngày càng trầm trọng nguy hiểm thêm lên thôi. 
Khắc phục tình trạng này, trước hết mỗi cán bộ đảng viên, nhất là người đứng đầu và các chức danh giữ cương vị lãnh đạo, bộ máy chuyên môn phải thực sự trung thực, làm việc  nghiêm túc, tôn trọng thực tế khách quan, không cá nhân vụ lợi, không chạy theo thành tích hình thức bề ngoài. Cần tập hợp, phân tích, thống kê các số liệu, các dữ kiện chính xác, làm cơ sở để đánh giá đúng mạnh, yếu. Không nên vì động cơ cá nhân, phe nhóm mà ém nhẹm các vụ việc, không dám báo cáo cấp trên, dẫn tới vụ việc, tồn tại yếu kém lình xình, kéo dài, lùng nhùng xử  tý nội bộ, sinh ra “cái sảy nảy cái ung”. Cứ làm cái kiểu như vậy, đến khi bung xé vụ việc, lộ tẩy thực tế thì đã rất nặng nề, xâu chuối, dính chùm và vô cùng phức tạp.
Về các cấp lãnh đạo, quản lý cần thường xuyên bán sát cơ sở, khắc phục lối làm việc quan liêu, xuê xoa, lớt phớt, tăng cường vai trò giám sát, kiểm tra, đôn đốc. Qua kiểm tra, giám sát, phát hiện kịp thời và uốn nắn ngay, chỉnh sửa các sai lầm, xử lý nghiêm, khắc phục nhanh những mặt yếu kém. Tiếp nhận và đọc các báo cáo cũng phải thận trọng tính toán, so sánh kỹ, phát hiện kịp thời những “độ vênh” vô lý, những bất hợp lý trong các báo cáo, nhằm phát hiện những báo cáo láo, báo cáo ẩu, khoa trương thành tích, giấu nhẹm khuyết điểm, yếu kém. Mong sao, ‘hội chứng’ giấu nhẹm khuyết điểm, che đậy yếu kém  và báo cáo lèm nhèm sẽ được khắc phục để làm trong sạch và chuẩn mực môi trường chính trị-xã hội, thực sự minh bạch hóa trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành  bộ máy,  cơ quan, đơn vị.
Trong một xã hội mà sự giả dối được coi là đương nhiên, không hề có chút gợn lên trong lương tầm điều gì hổ thẹn, nói dối thành thói quen và có nghệ thuật, thì đó là trạng chứng mất nhân cách, làm nhạt mờ dần đi đến triệt tiêu các gia trị nhân văn, nhân bản. Thậm chí, khi sự nói dối đạt được đúng chủ đích, người ta lại tự mừng như một chiến tích. Trên nói dối dưới, hứa lèo, hứa hão mà không làm; dưới báo cáo láo, dựng chuyện, đánh lừa cấp trên...Xã hội mà mọi sự đều không minh bạch, lừa dối nhau, phát sinh đủ mọi trò thủ đoạn, mánh lới để vụ lợi thì không thể gọi là văn minh, hơn nữa lại là tác nhân kìm hãm sự phát triển. Khai minh bạch, bao giờ xã hội mới vươn đạt dược như thế?
BVB
Copy từ: Bùi Văn Bồng’ blog


..................

Luật sư Hà Huy Sơn : « Phiên xử Lê Quốc Quân không công bằng »


Luật sư Lê Quốc Quân  nghe Tòa án Hà Nội tuyên án ngày 2/10/2013 ( Ảnh do VNTTX cung cấp).
Luật sư Lê Quốc Quân nghe Tòa án Hà Nội tuyên án ngày 2/10/2013 ( Ảnh do VNTTX cung cấp).
REUTERS/Doan Tan/VNA/Handout via Reuters

Thanh Phương
Hôm qua, 02/10/2013, trong phiên xử sơ thẩm tại Hà Nội, luật sư Lê Quốc Quân, một nhà hoạt động nhân quyền nổi tiếng, đã bị kết án 30 tháng tù giam, với tội danh « trốn thuế ». Trả lời RFI Việt ngữ hôm nay, luật sư Hà Huy Sơn, người tham gia bào chữa cho Lê Quốc Quân, cho rằng phiên xử hôm qua không công bằng và mục đích của tòa rõ ràng là nhằm bỏ tù nhà hoạt động nhân quyền này, chứ không phải là thu thuế cho Nhà nước.

 Luật sư Hà Huy Sơn: " Nhìn chung bản án vừa rồi, tôi cho rằng nó không được khách quan và không thể hiện được động cơ hay là cái mục đích của các cơ quan của pháp luật, tức là thực hiện sự công bằng của pháp luật. Qua đây nó thể hiện người ta muốn bỏ tù luật sư Lê Quốc Quân hơn là người ta muốn thu thuế cho Nhà nước....."

Luật sư Hà Huy Sơn - Hà Nội
 
03/10/2013
 
 

Copy từ: RFI


.....................

TT Obama: Dân Mỹ không phải là những con tốt trên bàn cờ chính trị


Tổng thống Obama nói về tình trạng bế tắc ngân sách tại M. Luis Constructịon, một doanh nghiệp nhỏ ở thành phố Rockville, bang Maryland 3/10/13
Tổng thống Obama nói về tình trạng bế tắc ngân sách tại M. Luis Constructịon, một doanh nghiệp nhỏ ở thành phố Rockville, bang Maryland 3/10/13
 
 
Chính phủ đóng cửa ảnh hưởng ra sao đến các dịch vụ?

  • Khoảng 800 ngàn công chức liên bang sẽ phải nghỉ việc không lương.
  • 1 triệu 400 ngàn nhân viên quân đội hiện dịch sẽ tiếp tục thi hành nhiệm vụ, nhưng có thể phải lãnh lương trễ.
  • NASA sẽ cho nghỉ việc gần như toàn bộ nhân viên.
  • Các nhân viên kiểm soát không lưu và kiểm tra hành khách sẽ tiếp tục công tác.
  • Các toà án liên bang sẽ tiếp tục hoạt động.
  • Sẽ tiếp tục giao thư tín vì Sở Bưu chính Hoa Kỳ không được tài trợ bởi tiền thuế.
  • Phần lớn nhân viên của Bộ An ninh Nội địa sẽ tiếp tục làm việc.
  • Phần lớn các dịch vụ dành cho cựu chiến binh sẽ tiếp tục vì đã nhận tiền tài trợ từ trước.
  • Các Công viên quốc gia và các viện bảo tàng Smithsonian sẽ đóng cửa.
Các cơ quan chính phủ liên bang Mỹ đã đóng cửa sang ngày thứ Ba mà trước mắt chưa thấy có dấu hiệu kết thúc tình trạng bế tắc, vì các nhân vật đứng đầu đảng Cộng hòa ở Quốc hội muốn hoãn việc chuẩn chi cho Đạo luật bảo hiểm y tế của Tổng  thống Barack Obama trong ngân sách sắp tới.

Tổng thống Obama nói, hôm thứ Năm, rằng Quốc hội phải chấm dứt tình trạng tạm ngưng hoạt động của chính phủ đã khiến cho hàng trăm ngàn người phải ngừng làm việc, và gây phương hại cho hàng ngàn công ty lệ thuộc vào công việc của họ. Ông nói:
Giới hạn trần nợ của Mỹ

- Là tổng số tiền mà chính phủ Mỹ có thể vay mượn để làm tròn các nghĩa vụ pháp lý hiện thời.
- Những nghĩa vụ này gồm An sinh xã hội, chương trình bảo hiểm xã hội Medicare, tiền lương quân đội, lãi suất nợ quốc gia, tiền thuế hoàn lại.
- Nâng giới hạn trần nợ không cho phép những khoản cam kết chi tiêu mới.
- Không nâng giới hạn trần nợ sẽ khiến chính phủ mất khả năng thực hiện nghĩa vụ pháp lý
-Từ năm 1960, Quốc hội đã nâng giới hạn trần nợ 78 lần.

Nguồn: Bộ Tài chính Mỹ

“Sẽ không có vấn đề điều đình về việc này. Nhân dân Mỹ không phải là những con tốt trên bàn cờ chính trị. Quý vị không nhận được thỏa thuận để đổi lại việc giữ cho chính phủ hoạt động. Quý vị không nhận được thỏa thuận để đổi lại việc giữ cho nền hoạt động kinh tế tiếp tục vận hành. Quý vị không nhận thỏa thuận để làm công việc cơ bản nhất của quý vị.”

Tổng thống Obama nói, trong buổi nói chuyện bên ngoài thủ đô Washington, rằng lý do duy nhất khiến cơ quan chính phủ vẫn tiếp tục đóng cửa là vì Chủ tịch Hạ viện không muốn làm buồn lòng những “người cực đoan” trong đảng của ông, bằng cách kêu gọi biểu quyết một dự luật thảo ngân sách đã được Thượng viện thông qua trước đây trong tuần. Dự luật dó vẫn giữ nguyên khoản ngân sách dành cho chương trình chăm sóc sức khỏe.

Tất cả các Dân biểu đảng Dân Chủ và hơn 17 Dân biểu Cộng hòa nói rằng họ sẽ ký dự luật “không có tì vết” của Thượng viện nếu Chủ tịch Hạ viện John Boehner đưa dự luật ra bỏ phiếu.

“Hãy đưa dự luật ra biểu quyết. Hãy để mọi người bỏ phiếu. Nó sẽ được thông qua. Hãy gữi cho tôi dự luật. Tôi sẽ ký. Tình trạng tạm ngưng hoạt động sẽ chấm dứt và chúng ta có thể trở lại với việc lãnh đạo và giúp dân Mỹ.”

Các nhà lãnh đạo trong Quốc hội đã họp khoảng một tiếng đồng hồ vào tối thứ Tư với Tổng thống Barack Obama, nhưng đã rời phòng sau cuộc họp kín mà không có tiến triển nào về tình trạng bế tắc đã dẫn đến việc cơ quan chính phủ đóng cửa.

Chủ tịch Hạ viện John Boehner nói ông đã nói với Tổng thống rằng ông muốn có một cuộc thảo luận theo lời ông là “công bằng” về chương trình bảo hiểm y tế với giá phải chăng của Tổng thống Obama.

Cuộc họp hôm thứ Tư thất bại khơi lên mối lo sợ việc tạm ngưng hoạt động của chính phủ có thể kéo dài đến giữa tháng 10 và là lúc phải đương đầu với hạn chót rất quan trọng về việc nâng mức trần nợ quốc gia nhằm tránh tình trạng không trả được nợ.

Quốc hội phải gia hạn quyền vay tiền của chính phủ trước ngày 17 tháng 10 hoặc chính phủ liên bang sẽ đứng trước nguy cơ, lần đầu tiên, không trả được nợ, một tình huống mà nhiều kinh tế gia nói rằng sẽ đe dọa cho kinh tế thế giới.

Các đảng viên Đảng Cộng hòa ngụ ý họ có thể để chiến dịch chống luật bảo hiểm y tế kéo dài đến khi tranh luận về vấn đề nợ.

Ngân sách dành cho phần lớn cơ quan chính phủ đã bị cắt từ thứ Ba, với nỗ lực của Đảng Cộng hòa buộc có những thay đổi về luật chăm sóc sức khỏe,  gây đình trệ trong ngắn hạn dự luật chi tiêu ngân sách thường lệ.

Việc chính phủ tạm ngưng hoạt động khiến hơn 800.000 nhân viên liên bang, khoảng 1/3 lực lượng nhân sự liên bang, phải tạm nghỉ việc. Các nhân viên được xem thiết yếu, như kiểm soát không lưu, nhân viên biên phòng và phần lớn nhân viên nghành kiểm tra thực phẩm, vẫn tiếp tục làm việc, cũng như nhân viên truyền thanh truyền hình, trong đó có VOA.

Đạo luật bảo hiểm y tế với giá phải chăng có biệt danh là ‘Obamacare’ đã tiến hành theo thời biểu đã định hôm thứ Ba. Mục tiêu của Đạo luật này là nhằm cung cấp bảo hiểm y tế cho nhiều triệu người Mỹ không có khả năng mua, hoặc có được bảo hiểm.

Các thành viên Cộng hòa phản đối Obamacare nói rằng luật này bó buộc người dân, trong đó có các doanh nghiệp nhỏ, mua những bảo hiểm đắc tiền mà họ không muốn, gây phương hại cho kinh tế. 
 

Copy từ: VOA


................