CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Năm, 6 tháng 6, 2013

KHI BÁO MẠNG VẮNG NHẤT


Dân Choa

Mấy ngày qua bài viết về Trương Duy Nhất đã tạm lắng. Báo chí chính thống cũng không có thông tin gì thêm. Tuy vậy, mọi người quan tâm đến cựu nhà báo Trương Duy Nhất vẫn còn câu hỏi: Tại sao Trương Duy Nhất bị bắt.
Tôi cũng vậy. Dù đã đọc rõ thông tin qua báo chí. Blogger Trương Duy Nhất vi phạm điều 258 của bộ luật hình sự. Nhưng tôi vẫn lấy làm ngạc nhiên, nhất là phải áp dụng hình thức „ bắt khẩn cấp“ đối với một người như Trương Duy Nhất.
Tuy không phải là bạn của Nhất, cũng không phải là fans của Nhất nhưng tôi vẫn đọc những bài viết trên Blog của Nhất.
Tôi đã từng đọc bài của Nhất viết trên báo chí, khi anh còn là phóng viên của tờ Đại Đoàn Kết. Rồi cũng đọc những bài ngắn trên Blog riêng của anh. Ngay từ lúc này tôi đã thấy Nhất có hai giọng văn khác nhau. Trên báo chí chính thống các bài đều giống như các bài viết như các phóng viên khác. Nhưng trong Blog thì khác hẳn. Nhất có một thái độ dứt khoát, có chính kiến mạnh và đi sâu vào các vấn đề chính sự nóng hổi.
Anh đả phá quan niệm vốn có của hai phía, phía trong nước và hải ngoại, phía chính thống và phía „ lề trái“.
Điều này gây ngờ vực cho nhiều người đọc. Có nhiều người còn cho rằng Nhất là người của anh ninh mạng nhà nước, viết những bài như thế để làm con mồi, nhử những nhà „ hoạt động dân chủ“ trên mạng. Sự nghi ngờ của dân mạng không phải là không có lý, vì Nhất đã từng 8 năm làm phóng viên cho báo CA Đà Nẵng. Nhất chắc chắn phải là người được nhà nước tin tưởng và cũng từng tháp tùng chủ tịch nước trong chuyến công tác ở nước ngoài.

Nhưng bài của Nhất không phải luôn được tung hô. Cả hai phía, trong nước và nước ngoài, đều có khen và cũng đả kích Nhất tơi bời. Trong nhiều Entry Nhất bị công kích mạnh, thậm chí bị thóa mạ, buộc anh phải khóa comments.
Dù khen hay chê nhưng người đọc đều phải thừa nhận, Nhất là một người có cá tính mạnh, có chính kiến riêng và có kiểu suy luận vấn đề khắc hẳn với số đông khác.

Nhất cũng đã làm cho giới báo Việt Nam một cú shock khi anh tuyên bố, bỏ viết báo chính thống, chuyển sang chuyên tâm viết Blog. Có lẽ anh là người duy nhất từ trước đến nay dám bỏ công việc phóng viên một cách tự nguyện trong khi anh là một cây bút đang ăn khách, sức viết tràn trề. Không kinh doanh hay làm một việc gì khác, anh bảo là chỉ chuyên tâm viết Blog. Đây cũng là một điều gây ngờ vực cho mọi người. Từ trước đến nay có ai ở Việt Nam mà sống bằng cách viết Blog đâu, cũng không có doanh nghiệp nào quảng cáo ở Blog cả. Vậy thì thực sự Nhất kiếm tiền nuôi thân bằng cách nào?

Nói thì dễ nhưng muốn duy trì Blog cũng khó. Blog của anh luôn gặp khó khăn. Luôn bị các Hacker đánh phá, chiếm đoạt, phá hủy dữ liệu. Ngay thời anh liên kết với trang VnWeblogs, nơi sân chơi của nhà văn nhà báo cũng bị „ Sinh tử lệnh“ tấn công. Họ cũng bị vạ lây. Sau nhiều tuần trang ngừng hoạt động, nhiều người phải rơi bỏ sân chơi này, nhưng không ai trách Nhất cả.

Nhất có yêu nước không?
Có! Điều này thể hiện qua các bài viết trên Blog. Nhất yêu nồng nàn quê hương thành phố nơi Nhất đang ở. Nhiều bài Nhất viết khen Đà Năng mà những người nơi khác đọc cũng chạnh lòng. Nhất khen những gì mà lãnh đạo địa phương làm được, Nhất chê những gì còn yếu kém. Nhưng Nhất viết theo kiểu của Nhất, thẳng băng, rạch ròi, không cả nể hay né tránh.
Nhất có phản động không?
Phản động hiểu theo kiểu triết học thì không, thậm chí là rất cách mạng nữa là khác. Nhất muốn cho đất nước thay đổi tiến lên cho bằng các nước khác. Nhất hay so sánh cách này với cách khác, nước Việt Nam với các nước khác. Ngay cả tầng lớp lãnh đạo của quốc gia Nhất cũng không tha, so sánh tất. Nhất đả phá lề lối cũ, Nhất mạnh dạn đưa ra ý tưởng mới, phải đổi thay xã hội. Xét cho cùng thì đấy là rất cách mạng.
Trong các bài viết của mình, Nhất không tung hô chào đón „ dân chủ „ và cũng không hô hào kéo bè, lập hội để lật đổ hay chống phá chế độ.

Vậy thì sao phải bắt Nhất?
Theo thông tin báo chí thì Nhất đã vi phạm điều 258, Bộ luật hình sự:
„. Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân
1. Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.“

Như vậy Nhất đã bị bắt vì „ lợi dụng báo chí…vi phạm quyền lợi của Nhà nước…“ khi viết Blog trên mạng.
Nhất không gây gổ với ai cả. Nhất không lập hội, không biểu tình, không chống đối, không hô hào lật đổ, cũng không nhập hội hè. Mỗi tội viết Blog.

Nếu xem kĩ trên mạng thì có đến hàng trăm, thậm chí hàng ngàn bài viết của vô số Blogger hết sức phản động, thậm chí vô cùng cự đoan. Họ hô hào lập hội, hô hào lật đổ chính quyền, thậm chí còn hô hào cả những biện pháp bạo lựu. Hằng hà vô số bài viết có tính kích động hay bôi nhọ cá nhân các lãnh đạo với lời lẽ hết sức miệt thị. Thế nhưng họ không bị bắt, không bị hacker tấn công. Chung quy là sức lan tỏa của các trang này kém. Người đọc biết chọn lọc thông tin, biết điều gì hay, mới và cũng biết điều gì là thị phi.

Chính quyền cho bắt một người viết báo mạng. Trước tiên họ phải thứa nhận thành công lan tỏa của người đó, ảnh hưởng của người đó đối với truyền thông.
Những bài viết của Nhất đã gây khó chịu cho chính quyền. Không nhất thiết là Nhất phản động hay có ý thức thù nghịch, nhưng lối viết của Nhất đã có sức thuyết phục người đọc và đưa cho họ một kiểu tư duy mới, khác hẳn với tư dư giáo điều của chính thống.
Ngay trong trang của mình, Nhất cũng đã từng kể vắn tắt về chuyện đã bị an ninh của công an sách nhiễu. Thậm chí đã bị cảnh cáo qua mạng. Nhất không chịu quy phục, vẫn cứng rắn theo kiểu của Nhất.
Rất có thể công an đã lập hồ sơ theo dõi, sàng lọc bài viết, tập trung tư liệu và chỉ có chờ dịp mà thôi.

Lệnh bắt Truong Duy Nhất được tiến hành theo „ bắt khẩn cấp“. Đây là một hình thức chỉ áp dụng cho đối tượng đặc biệt nguy hiểm. Bơi vì theo điều 81, Bộ luật tố tụng hình sự quy định:
„1. Trong những trường hợp sau đây thì được bắt khẩn cấp:
A) Khi có căn cứ để cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;  Khi người bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt trông thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn;
C) Khi thấy có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu huỷ chứng cứ.“

Nhất đang sống ở Đà Nẵng, mọi hoạt động vẫn như thường lệ, vẫn chăm chỉ đọc báo, viết Blog và giao du với bạn bè. Nhât không cướp đoạt, không uy hiếp cá nhân hay tổ chức nào cả. Hơn nữa cũng không có ai bị thiệt hại hay đe dọa nghiêm trọng cả.
Thế nhưng Nhất vẫn bị bắt khẩn cấp.

Lý do tại sao Trương Duy Nhất bị bắt khẩn cấp đã được nhiều người đề cập đến. Chung quy là từ lâu Nhất đã rơi vào vòng ngắm của an ninh, chỉ cần một lý do cụ thể thì Nhất sẽ rơi vào vòng lao lý.
Lối viết của Nhất sắc sảo. Nếu quy tội cho Trương Duy Nhất cũng khó. Nhiều lúc người ta ngờ rằng, Nhất phải có một nguồn thông tin cực kỳ phong phú, hoặc là đằng sau Nhất phải có ai đó mà thành ra Nhất mạnh mồm.
Các điều Nhất viết trước hầu như là khá đúng. Nhưng có lẽ đó là do tư duy sắc sảo của Nhất. Người phóng viên hay Blogger muốn viết điều tiên lượng về vụ việc chưa xảy ra thì phần lớn đều „ nghe nhạc điệu, đoán chương trình“. Nhưng có thể điều này Nhất hơi xuất sắc do tư duy logic của anh.
Nhưng dù sao thì Nhất cũng đã quá đà trong những bài viết nói về Hội nghị trung ương 7 của Ban chấp hành ĐCS. Anh không bình luận nhiều mà chuyên về đưa tin, tin gần như mới nhất công bố trên mạng. Tai hại hơn là anh lại cho cập nhật cả thời gian, lịch trình như một hotline. Nếu thông tin kia chính xác thì chắc chắn Nhất phải có một nguồn tin nội bộ nào đó. Vì Nhất ở Đà Nẵng, không liên quan gì đến đại hội. Dù có quen biết đến đâu, Nhất không có quyền công bố những thông tin như vậy.

Nếu bên an ninh kiểm tra thông tin trên trang của Nhất, thấy trùng hợp với lịch trình của hội nghị và tần suất thông tin nhanh nhạy phù hợp thì họ bắt buộc phải bắt Nhất. Từ đó họ sẽ khai thác Nhất lấy thông tin ở đâu, từ ai. Quy chế bảo mật cho thông tin và quy chế bảo mật cho hội nghị hết sức nghiêm ngặt. Vậy thì việc để lọt thông tin nội bộ ra ngoài thì hết sức nghiêm trọng.

Việc công an khám xét , bắt Nhất và cho di lý ngay ra Hà Nội cho thấy rằng bắt Trương Duy Nhất không phải từ Đà Nẵng mà từ những cấp cao hơn ở Hà Nội. Có nghĩa là họ cũng ngại có những can thiệp từ địa phương, vì địa phương không có chủ trương này.

Mấy hôm nay vắng tin Nhất. Chắc Nhất đang đối đầu với cáo buộc mình. Tôi tin một người như Nhất thì cũng đủ lý lẽ để bác bỏ các cáo buộc đó. Một người từng viết báo cho công an có thâm niên, hiểu cách điều tra, hiểu tâm lý người điều tra thì cũng không sợ hãi gì về chuyện „ phản động“. Nhất đủ bản lĩnh để vượt qua điều đó.
Nhưng nếu Nhất vướng vào chuyện tiết lộ thông tin thì sẽ rất khó cho Nhất và cũng sẽ khó cho những người liên quan.

Cũng tiếc cho Nhất.
Người viết báo và viết Blog có bản lĩnh như Nhất không nhiều.
 
Dân Choa

Copy từ: Huỳnh Ngọc Chênh

Tình hình kinh tế Việt Nam đang như thế nào?


Một câu hỏi thường trực trong tâm trí nhiều người là sức khỏe kinh tế thực sự đang ra sao mà thấy sao có nhiều dấu hiệu trái ngược nhau quá. Nhìn quanh, ai cũng nói chuyện doanh nghiệp tư nhân rơi rụng đến con số hàng chục ngàn, thậm chí cả trăm ngàn, ai cũng có quen biết với một người vừa mới thất nghiệp và ai cũng thấy làm ăn ngày càng khó khăn, thậm chí đến chỗ bế tắc. Các đại biểu Quốc hội than nghe còn bi đát hơn như “Tình hình kinh tế gay go lắm rồi”.
Nhưng lùi lại một chút, nhìn vào các chỉ số quan trọng thì thấy tình hình đang cải thiện: lạm phát được kềm chế, tỷ giá ổn định, cán cân thương mại tương đối cân bằng, xuất khẩu tăng trưởng tốt, và đặc biệt thị trường chứng khoán đang ấm dần lên.
Tìm đâu ra một góc nhìn khách quan, có thể tin cậy được!
Trong một tài liệu bằng tiếng Anh tôi được đọc qua, Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright kết hợp với Trung tâm Ash thuộc trường Harvard Kennedy School lại một lần nữa đưa ra những nhận định sắc bén, phân tích thẳng những vấn đề của nền kinh tế.
Trước hết bản báo cáo cho rằng Việt Nam vừa thoái khỏi một tình hình nguy cấp, nền kinh tế suýt đổ vỡ cách đây khoảng 12 tháng. Nhưng nền kinh tế không phải đang phục hồi mà đúng hơn là rơi vào tình trạng trì trệ kéo dài. Muốn thoái khỏi tình trạng này, Việt Nam phải dọn dẹp hệ thống ngân hàng, tiếp tục cải tổ khối doanh nghiệp nhà nước và hồi sức cho khu vực tư nhân trước khi thành tựu của 14 năm qua bị xóa sạch.
Tuy nhiên dường như không ai muốn hành động gì, không muốn thay đổi hiện trạng vì 5 nhầm tưởng (myths) khá phổ biến trong giới lãnh đạo.
-          Nhầm rằng: Khủng hoảng đã qua, tình hình đang dần cải thiện (nên không cần làm gì cả);
-          Nhầm rằng: Giải quyết nợ xấu của hệ thống ngân hàng không cần phải dùng đến ngân sách Chính phủ (nên vốn VAMC chỉ có 500 tỷ đồng);
-          Nhầm rằng: Các tập đoàn, tổng công ty có thể tự tái cấu trúc bằng các kế hoạch do chính họ soạn thảo (theo kiểu tự mình nắm đầu tóc kéo lên khỏi bùn);
-          Nhầm rằng: Có thể phục hồi khu vực tư nhân bằng các biện pháp tài khóa (giảm thuế) và tiền tệ (giảm lãi suất) (trong khi thực tế các thành tựu của Luật Doanh nghiệp đang gần như bị xóa sổ dần);
-          Nhầm rằng: Khu vực nông nghiệp có thể tiếp tục là tấm đệm, giảm sốc cho nền kinh tế, thu nhận hết lượng lao động công nghiệp bị mất việc (thực tế nền nông nghiệp rất dễ bị tổn thương, môi trường đang ô nhiễm, sức nông dân đã cạn).
Khác với lần khủng hoảng cuối thập niên 1990, lúc đó Việt Nam đã đưa ra những cải cách mạnh mẽ, nhất là việc cho ra đời Luật Doanh nghiệp năm 2000 nên kinh tế phục hồi nhanh chóng và bền vững trong nhiều năm liền, lần này chính sách chỉ thấy xoay quanh hai chuyện “nới lỏng” và “thắt chặt” nên nền kinh tế cứ giật cục, tăng trưởng cao thì lạm phát nhiều, kềm chế lạm phát thì kinh tế trì trệ. Ba chương trình cải cách lớn về doanh nghiệp nhà nước, hệ thống ngân hàng và đầu tư công hầu như chưa triển khai được gì cụ thể. Nợ xấu mà giải quyết theo cách như hiện nay chỉ là tạm thời khoanh nó lại, chuyển sang tương lai.
Nếu cứ để yên như thế này thì nền kinh tế sẽ chỉ còn tăng trưởng khoảng 3%, khó khăn kéo dài, doanh nghiệp tư nhân tiếp tục phá sản, thất nghiệp tiếp tục lan rộng.
Riêng tôi chỉ bổ sung thêm một ý: Nền kinh tế Việt Nam trước nay phát triển chủ yếu nhờ yếu tố vốn. Nay tín dụng không tăng thì làm sao có tăng trưởng? Tín dụng chắc chắn sẽ không tăng mạnh vì ngân hàng đang lo dọn dẹp lại bảng cân đối tài chính cho lành mạnh, doanh nghiệp cũng không còn sử dụng đòn bẩy nợ mạnh mẽ như trước, sức lực cũng không còn để đi vay chịu rủi ro. Nợ xấu mà giải quyết theo cách kéo dài trong năm năm thì ngân hàng càng không có sức lực hay động lực đâu để cho vay. Trong bối cảnh đó, như một quy luật bù trừ về khoản trống vốn, nhiều lãnh vực quan trọng của nền kinh tế tiếp tục rơi vào tay đầu tư nước ngoài, kể cả trực tiếp lẫn gián tiếp.


Copy từ: Nguyễn Vạn Phú

Nhà vệ sinh trường học 29 mét vuông giá 600 triệu đồng

Tại buổi giám sát của đoàn công tác HĐND tỉnh Quảng Ngãi ngày 5-6, hầu hết các thành viên trong đoàn giám sát “khó tin” với một công trình nhà vệ sinh chỉ 29m2 nhưng lại có giá đầu tư cao chót vót gần... 600 triệu đồng.



Cổng sắt của trường gỉ sét, mất hết song sắt

Trưa 6-6, PV Tuổi Trẻ đã quay lại Trường THCS Long Hiệp (huyện Minh Long) - miền núi Quảng Ngãi để "chứng kiến" nhà vệ sinh 29m2 có giá đầu tư gần 600 triệu đồng.
Trường cũ, không có tiền sửa
Một phòng học không có cửa ra vào
Trường THCS Long Hiệp (huyện Minh Long) có hơn 170 học sinh bốn khối lớp 6, 7, 8, 9 nằm ngay giữa thị trấn Minh Long, đường giao thông rất thuận tiện. Song khi đi vào ngôi trường, vẻ cũ kỹ hiện lên rõ rệt. Cổng lớn vào trường bằng sắt đã gỉ sét, bung toàn bộ song sắt của cổng. Một cán bộ hành chính trường đang trực cho hay cánh cổng đã bị mục từ lâu nhưng chưa có kinh phí sửa chữa.

Tại buổi giám sát của đoàn công tác HĐND tỉnh Quảng Ngãi ngày 5-6, hầu hết các thành viên trong đoàn giám sát “khó tin” với một công trình nhà vệ sinh chỉ 29m2 nhưng lại có giá đầu tư cao chót vót gần... 600 triệu đồng.

Chỉ tay ra sân trường rộng nhưng đầy đất cát, ông nói sân trường chưa đổ bêtông nên mùa hè bụi bặm, mùa mưa học sinh lại lội bì bõm.
Nhìn quanh hai dãy nhà vừa làm khu giám hiệu, vừa là lớp học, phòng họp, phòng bộ môn… tường ngả màu cũ kỹ, lớp vữa tường nhà một số nơi bong tróc, nhếch nhác. Cửa chính, cửa sổ một số phòng học bị mất, tháo rời ra dựng trong lớp học. Một số bàn ghế học sinh xộc xệch, cũ nát, tường phòng học bị thấm nước mưa đổ màu rêu xanh ở các góc nhà. Phòng máy vi tính để ngổn ngang, cái thì hỏng, cái thì bị tháo rời ra, bụi bặm bám quanh.
Cán bộ trên cho hay trường được xây dựng những năm đầu 2000 nên hiện một số hạng mục bắt đầu xuống cấp nhưng việc xin kinh phí sửa chữa rất khó khăn.
Nhà vệ sinh sau khu phòng học
Duy nhất nhà vệ sinh vừa được đầu tư xây dựng và đưa vào hoạt động hồi tháng 1-2013 còn mới, quét vôi màu vàng tươi. Nhà vệ sinh nằm sau nhà trường, cách khu lớp học khoảng 10m. Diện tích khu vệ sinh trên 30m2 được chia làm hai phòng vệ sinh nam - nữ, diện tích sử dụng của hai phòng vệ sinh chỉ trên 20m2, nền lát gạch men 40x40cm, tường cũng lát gạch men.
Bệ ngồi tiểu phòng vệ sinh nữ sinh trống trơn, không cửa
Phòng vệ sinh nam có bồn rửa tay, bốn bệ tiểu và một bệ xí xổm. Một số bệ đi tiểu đã ngả màu, lắp đặt sơ sài, kít keo không kỹ nên bị rỉ nước. Còn phòng vệ sinh nữ có ba bệ tiểu ngồi nhưng bất cập là các nơi đi tiểu đều… lộ thiên, không có cửa che chắn. Quan sát các thiết bị của nhà vệ sinh đều không phải là vật liệu có thương hiệu trên thị trường.
 
Một cán bộ ban thiết bị của Phòng GD-ĐT huyện Minh Long cho hay thông thường các trường tiểu học, THCS do huyện quản lý và cấp nguồn vốn thì đầu tư một nhà vệ sinh một trường học chỉ từ 50-70 triệu đồng, không bao giờ được cấp quá 100 triệu đồng. Khi chúng tôi hỏi một nhà thầu xây dựng để đầu tư một nhà vệ sinh với quy mô, thiết bị như trên, ông cho biết giá không quá 1/3 của 600 triệu đồng.
"Sở làm mọi thứ, trường chỉ nhận, không bình luận"
Thầy Võ Văn Vinh - hiệu trưởng trường - cho biết nhà vệ sinh là công trình do Sở GD-ĐT Quảng Ngãi ra chủ trương quy mô, thiết kế, lập dự toán, gọi nhà thầu thi công và làm chủ đầu tư, nhà trường chỉ được “chìa khóa trao tay”, theo dõi và nhận bàn giao, sử dụng. Thầy nói sau khi đưa vào sử dụng, nhà vệ sinh có một số bất cập và nhà trường đã kêu đơn vị thi công đến khắc phục.
Thầy cho biết thêm khi trường đề xuất đầu tư thì rất nhiều việc bức xúc như thiếu phòng bộ môn, phòng chức năng, công trình nước sạch, nhà vệ sinh, thiết bị dạy học, bàn ghế nhưng khi đưa lên Phòng GD-ĐT huyện, phòng trình lên Sở GD-ĐT thì được cấp kính phí xây dựng nhà vệ sinh.
Thầy Vinh nói: “Họ cho cái nào thì nhờ cái đó chứ nhà trường đâu được đòi hỏi. Nghe nói giá trị đầu tư công trình trên 600 triệu đồng nằm trong chương trình mục tiêu nước sạch và vệ sinh môi trường". Khi được hỏi liệu kinh phí xây nhà vệ sinh lớn trong khi trường còn nhiều việc phải đầu tư và giá trị công trình có tương xứng với quy mô, chất lượng, thầy Vinh nói không thể bàn luận vì nhà trường chỉ được nhận và sử dụng.
V.HÙNG/Tuổi Trẻ

Quảng Bình: Hàng chục nhân viên y tế sử dụng bằng giả

(Dân trí) - Tin từ UBND huyện Bố Trạch (Quảng Bình) chiều 5/6 cho biết, huyện này vừa phát hiện 10 trường hợp nhân viên ngành y tế sử dụng bằng giả.
 >> Quảng Bình: Kỷ luật buộc thôi việc đối với 28 GV dùng bằng giả

Theo đó, qua công tác kiểm tra, rà soát bằng cấp của 101 nhân viên y tế hiện đang công tác tại các trường mầm non, tiểu học, THCS trên địa bàn, đoàn kiểm tra của UBND huyện Bố Trạch đã phát hiện 10 trường hợp nhân viên sử dụng bằng giả.
Sau khi phát hiện sự việc, đoàn kiểm tra đã trực tiếp làm việc với các nhân viên nói trên và tất cả đều thừa nhận đã mua và sử dụng bằng giả để được hợp đồng hoặc tuyển dụng vào công tác tại các trường trên địa bàn huyện.
Được biết, trước đó, UBND huyện Bố Trạch cũng đã phát hiện và buộc thôi việc gần 30 trường hợp giáo viên sử dụng bằng cấp giả.
Đ.T


Copy từ: Dân Trí

Hoa Kỳ phản đối dùng vũ lực ở Biển Đông


Đô đốc Locklear nói ông tin rồi cũng sẽ có một sự thỏa hiệp.
Hoa Kỳ sẽ phản đối bất kỳ động thái của nước nào dùng vũ lực để chiếm giữ các khu vực có tranh chấp tại Biển Đông, Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ nói vào hôm thứ Tư.
Mặc dù không nêu tên nước nào cụ thể, Đô đốc Samuel Locklear nói thêm rằng các nước tuyên bố có chủ quyền tại khu vực này có thể cần phải thỏa hiệp để giải quyết tranh chấp chủ quyền.
"Chúng tôi sẽ phản đối việc bất kỳ ai dùng vũ lực để thay đổi trạng thái nguyên trạng (status quo) hiện nay" ông Locklear nói với các phóng viên trong chuyến công du tới Malaysia.
"Chúng ta cần duy trì những gì ở đâu thuộc ai thì vẫn như thế cho tới khi chúng ta có được bộ qui tắc ứng xử hoặc một giải ơhasp mà các quốc gia liên quan chấp nhận một cách hòa bình."
Chính phủ các nước châu Á muốn có một bộ qui tắc ứng xử với Trung Quốc có tính ràng buộc nhằm ngăn các hành động thù địch và phòng ngừa giao tranh.
Tuy nhiên Bắc Kinh chưa nói rõ ki nào họ sẽ bàn thảo đề xuất này.
"Chúng tôi sẽ phản đối việc bất kỳ ai dùng vũ lực để thay đổi trạng thái nguyên trạng "
Đô đốc Samuel Locklear, Tư lệnh Thái Bình Dương Hoa Kỳ
Đô đốc Locklear nói rằng Hoa Kỳ sẽ không đứng về phía nào nhưng cho biết thêm một bộ qui tắc ứng xử sẽ tạo điều kiện cho hải quân "hiểu được biên giới của những gì ho có thể (sẽ) làm để phục vụ một cách tốt nhất cho một giải pháp hòa bình."

Cần phải kiềm chế

Tuy nhiên ông nói nhiều khả năng sẽ không có leo thang theo chiều hướng xấu bởi các nước "hiểu rằng đây có thể là một quá trình lâu dài, và họ hiểu cần phải kiềm chế".
Trung Quốc đã và đang tìm kiếm cách giải quyết tranh chấp qua đàm phán song phương, nhưng một số nước muốn có đàm phán đa phương.
"Dường như tôi thấy rằng khi người ta có cách tiếp cận tập thể thì sẽ khả dĩ hơn về lâu dài," Đô đốc Locklear nói.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phác họa kế hoạch tái cân bằng của hải quân và không quân trong những năm tới.
"Người ta không thể giải quyết được tình huống phức tạm mà lại chỉ nhận mà lại không chịu cho. Do đó về lâu dài sẽ có sự thỏa hiệp".
Tại hội nghị thường niên về an ninh, Đối thoại Shangri La, ở Singapore mới đây, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đưa ra thêm nhiều chi tiết về chính sách của chính quyền Obama nhằm tái cân bằng hoạt động ngoại giao và quân sự tại châu Á - Thái Bình Dương.
Ông Hagel nhấn mạnh rằng năm 2020 không chỉ 60% lực lượng Hải quân Mỹ sẽ được tập trung vào Thái Bình Dương, mà còn có tới 60% lực lượng không quân, bao gồm sự hiện diện của một số loại phi cơ chiến đấu, cường kích tối tân như F-22 Raptor và F-35 Joint Strike.
Sự kết hợp của công nghệ mới, khái niệm mới và những gì ông gọi là khả năng 'thay đổi cuộc chơi' khác sẽ đảm bảo cho người Mỹ có thể tự do hành động ở khu vực trong tương lai.
Phóng viên về quốc phòng và ngoại giao BBC, Jonathan Marcus, nhận định bài phát biểu của ông Hagel đã không thuyết phục được phái đoàn quân sự Trung Quốc tại hội nghị.
Và cuối tuần này Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ có cuộc gặp cấp cao tại California với Tổng thống Mỹ Barack Obama, sự kiện được cho là sẽ thu hút sự chú ý của giới quan sát đặc biệt ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nơi mà cả hai quốc gia có thể có những cạnh tranh nhất định về quyền lợi cũng như quan tâm chiến lược.


Copy từ: BBC

Hoa hậu toàn quốc Hoa Kỳ lên tiếng về tình trạng vi phạm nhân quyền Việt Nam



VRNs (05.06.2013) – Texas, USA – Tháng 11.2012 vừa qua, cô Cung Hoàng Kim, sinh viên báo chí, đã thay mặt cho những người đẹp tại bang Texas dự thi hoa hậu toàn quốc Hoa Kỳ (National American Miss – NAM), và cô đã được đăng quang hoa hậu năm 2012-2013.
Ngày 27.05.2013 vừa qua, tại Austin, Texas , cô hoa hậu người Mỹ gốc Việt này đã lên tiếng về tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam.
VRNs xin giới thiệu toàn văn bài phát biểu này để quý vị biết rõ giới trẻ Mỹ gốc Việt không hề thờ ơ với các vấn đền của quê hương Việt Nam như nhiều người vẫn thường áp đặt như thế.

Bài diễn văn của Hoa Hậu Hoa Kỳ 2013

Kính Thưa Quý Vị,
Qua Lịch Sử, chúng ta được học là nên ghi nhớ lấy các Tư Tưởng, hơn là Con Người. Vì con người có thể thất bại. Con người có thể bị bắt giữ, bị giết chết và quên lãng, nhưng dù năm tháng trôi qua, một tư tưởng vẫn có thể tồn tại và thay đổi cả thế giới. Chúng ta không thể tiếp xúc, va chạm, hoặc giữ lấy một tư tưởng trong tay mình. Tư tưởng không biết đổ máu và không biết đau đớn, nhưng nó tiếp tục sống và hiện hữu với thời gian…
38 năm đã trôi qua kể từ khi Saigon thất thủ, nhưng chúng ta vẫn tụ họp ở đây hôm nay, tưởng niệm về sự mất mát quê hương xinh đẹp của mình. Tuy nhiên, có thể  không đáng kể lắm về việc mất đi mảnh đất, mà đáng kể hơn nhiều, đó là Sự Mất Tự Do, Mất Đạo Đức, Và Sự Mưu Cầu Hạnh Phúc Cho Dân Tộc Việt Nam.
Là một nữ sinh viên 22 tuổi, sắp tốt nghiệp hạng Danh Dự, từ University of Texas (UT) vào Tháng 5-2013, tôi tự hào là cư dân Texas, và hơn thế nữa, hãnh diện mình là người Mỹ gốc Việt. Dĩ nhiên tôi rất ý thức là gia đình tôi đến Hoa Kỳ vì sự lựa chọn chính trị, với tư cách là Người Tỵ Nạn, nạn nhân của chế độ Cộng Sản Việt Nam, chứ không phải vì lý do kinh tế vật chất.
Đằng sau lớp sơn “dân chủ” mỏng và rẻ tiền, Việt Nam bây giờ vẫn có đủ những đặc tính của Cộng Sản độc tài, mà các quốc gia  tân tiến như Hoa Kỳ không thể tin được là những chuyện này còn tồn tại.  Không có cơ sở thông tin nào do tư nhân làm chủ, tất cả từ báo chí, đài truyền hình, và ngay cả các chương trình ca nhạc giải trí, đều do nhà nước kiểm soát. Các người trong đảng Cộng Sản tự phong mình là “lãnh đạo” cầm quyền. Hậu quả là luật lệ không được thi hành, công an và quân đội Việt Cộng bảo vệ đảng, không bảo vệ dân, và người dân khổ sở…
Tôi thật đau xót khi nghĩ đến những cô gái đồng trang lứa với tôi ở Việt Nam hôm nay, bị mang bán ra nước ngoài, hoặc phải làm việc quá sức. Họ bị mắc bẫy trong cuộc sống đầy dẫy lạm dụng về tình dục, đói khổ, làm việc kiệt sức, nói chung là một cuộc sống đầy máu và nước mắt.
Trong khi đó, ở Hoa Kỳ, tôi được đi học và được làm công việc tôi thích: làm người kể chuyện bằng cách tường-thuật tin tức về những gì xẩy ra chung quanh tôi. Tôi nhận thức, được sống trong một xứ sở tự do ở đây, là một đặc ân. Nhưng sự tự do nầy có được, với cái giá rất cao. Sau cùng, Năm Mươi Tám Ngàn Chiến Binh Hoa Kỳ, Ba Trăm Ngàn Chiến Binh Việt Nam Cộng Hòa Đã Hy Sinh Cho Miền Nam Việt Nam. Họ đã ngã xuống cho tôi được đứng đây hôm nay, trước mặt quí vị.  Năm Trăm Ngàn Thuyền Nhân Việt Nam đã chết trên Biển Đông, trong khi cố gắng vượt thoát để hy vọng có Cuộc Sống Tự Do như tôi hôm nay. Những người đàn ông, phụ nữ, thanh niên, và các trẻ em, đã chiến đấu cho một Lý Tưởng hoặc một Tư Tưởng, Không Bao Giờ Mất.
Nhưng Tư Tưởng này là gì? Đó là một Nguyên Tắc về Nhân Quyền, Dân Chủ, Công Lý, và Tự Do. Nó cung cấp cho dân Việt sự yên bình trong tâm hồn và không phải khiếp sợ nhóm cầm quyền cộng sản như hiện nay. Họ có thể ngủ yên an toàn ban đêm, không phải lo toan cho có bữa ăn ngày hôm sau, hoặc bị nhốt tù vì Ý Tưởng Được Độc Lập, như Cựu Đại Úy VNCH Nguyễn Hữu Cầu, Nhà Báo Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, như Nông Dân Đoàn Văn Vươn, như Ca Nhạc Sĩ Việt Khang, Blogger Tạ Phong Tần, nữ sinh viên Nguyễn Phương Uyên, và còn biết bao nhiêu người khác nữa… Họ đang gánh chịu ngục tù Cộng Sản, vì họ dám đứng lên tranh đấu cho Nhân Quyền và Độc Lập ở quê hương Việt Nam, chống lại Tầu.
Đối với thế hệ trẻ, những người được sinh ra và nuôi dưỡng trong một xã hội tự do, thì Sự Tự Do Giống Như Khí Trời Bao La. Chúng ta hiếm khi nghĩ đến nó vì Sự Tự Do luôn luôn có sẵn đó. Nhưng đối với 90 triệu người Việt đang sống trong một đất nước Cộng Sản, tràn đầy áp bức và ngăn cấm, Sự Tự Do Không Hề Hiện Hữu.
Nếu Có Ai Cần Ghi Nhớ Và Bảo Vệ Tư Tưởng Nầy, Đó Chính Là Chúng Ta, Những Người Tỵ Nạn Miền Nam Việt Nam. Chúng ta phải tranh đấu để ghi nhớ Tư Tưởng Tự Do và Nhân Quyền nầy, vì nó sống mãi trong thâm sâu, tận đáy lòng ta. Đó Là Một Giấc Mơ Rực Lửa. Lúc đầu, nó là ngọn lửa rất đẹp, thường bùng cháy dữ dội, nhưng rồi dần dần vơi đi… Tuy nhiên, khi ngọn lửa Tư Tưởng Tự Do được phát triển lâu dài, nó giống như than đốt, nóng bỏng, cháy thâm sâu xuống dưới, và không sao dập tắt được nữa…
Austin, Texas, Ngày 27.05.2013                                                  
HOA HẬU CUNG HOÀNG KIM


Ảnh: Vietbao.com
—-

National American Miss 2012-2013, Miss Cung Hoàng Kim’s Speech on Commemoration of BLACK APRIL in Austin , Texas
Ladies and Gentlemen,
We are told to remember the Idea rather than The Man. Because a man can fail. He can be caught, he can be killed and forgotten, but years and years later, an idea can still change the world. You cannot contact an idea, touch it or hold it. Ideas do not bleed, do not feel pain, but they can live on…
38 years have passed since the fall of Saigon and still, we gather here today, commemorating the loss of our beautiful country. And yet, it is probably not so much about the loss of a country territory, but much more about the loss of human rights, freedom, morality, and the pursuit of happiness for the Vietnamese people.
As a 22-year-old college student, graduating from the University of Texas with honors, I’m a very proud Texan and most of all, a very proud Vietnamese American. However, I am very aware my family came to America as a political choice, refugees, and victims of the Vietnamese Communist regime, not for economic pursuits.
Behind a thin, cheap layer of “democracy”, Vietnam today carries communist characteristics that well-developed nations like America find hard to believe exists. There isn’t any privately owned media – everything including newspapers, television stations, even entertainment is controlled by the government. Self-appointed government “leaders” from the Communist party run the country. And as a result, laws are not enforced, the Vietnamese Communist police and military protect communist party, not the people, and ultimately the citizens suffer.
It is hard for me think girls my age in Vietnam are forced into human trafficking and hard labor. They are trapped in lives full of sexual abuse, starvation, and grueling work – ultimately a life with blood and tears.
On the other hand, I in the states, have the luxury of attending school and doing what I love: being a story teller by reporting on news happening around me. I acknowledge the privilege I have to live here in a free country. But this freedom came at a vast cost. 58 Thousand American Soldiers and 300 Thousand South Vietnamese Soldiers Made The Ultimate Sacrifice for South Vietnam to allow me to stand here before you today. 500 thousand Vietnamese boat people lost their lives at Eastern Sea in an attempt to live like I do today. These men, women, young people, and children fought for An Ideal or Idea, Which Can Never Die.
But what is this Idea? It is a principle of Human Rights, Democracy, Justice, and Freedom. It is giving the people of Vietnam peace of mind and not being absolutely terrified of their current communist government. They are being able sleep safely at night, not having to worry about getting food on the table the next day or being imprisoned because of an Idea of Independence, like former captain of the Republic of Vietnam, Nguyễn Hữu Cầu, Journalist Điếu Cầy Nguyễn Văn Hải, Farmer Đoàn Văn Vươn, Singer/Songwriter Việt Khang, Blogger Tạ Phong Tần, female college student Nguyễn Phương Uyên, and the countless others…They are enduring communist prisons because they took a stand to have Basic Human Rights and Independencece in Vietnam against China.
For the younger generation who are born and raised in a free society, freedom is like air. We hardly ever think about it because it is always there. But to the 90 million Vietnamese living in a Communist country, full of oppression and prohibition, Freedom Does Not Exist.
If Anyone Is Obligated to Remember and Defend this Idea, It Is Us, The South Vietnamese Refugees.  We must fight to remember this Idea of Liberty and Human Rights because deep down in our hearts, it lives. It Is A Dream Caught On Fire. In the beginning it is a flame, very pretty, often hot and fierce, but then light and flickering… However, as it grows older, it becomes like coals, deep-burning and unquenchable…
Austin, Texas, May 27th, 2013
HOÀNG-KIM CUNG
National American Miss 2012-2013


Copy từ: Truyền Thông Chúa Cứu Thế

Nghị Phước thay đổi chiến thuật chống Luật Biểu tình

Tranh luận gay gắt với đại biểu Hoàng Hữu Phước về luật Biểu tình

(Dân trí) – Trong khi đại biểu Hoàng Hữu Phước ra sức “can gián” về sự cần kíp phải xây dựng luật Biểu tình thì các đại biểu khác lại cho rằng đã đến lúc phải “trả nợ” nhân dân quyền hiến định đã 68 năm mà chưa có luật để thực hiện.

Phiên thảo luận về chương trình xây dựng luật pháp lệnh năm 2014, điều chỉnh chương trình năm 2013 tại Quốc hội ngày 5/6, vấn đề luật Biểu tình lại một lần nữa làm nóng phiên thảo luận.
Sau lần tranh luận về việc làm luật Biểu tình tại kỳ họp trước mà đại biểu Hoàng Hữu Phước (TPHCM) nêu quan điểm phản đối, ngày 5/6 đại biểu này lại phát biểu tiếp với những lập luận mới hơn. Thay đổi hướng nhận định “bác” hoàn toàn luật Biểu tình lần trước, ông Phước khẳng định: “Trong một đất nước dân chủ, tự do, hiện đại, cần có những đạo luật để điều chỉnh những sinh hoạt dân chủ tự do của người dân. Do đó Luật biểu tình là không thể không có”.
 
ĐBQH “bật” ý kiến “can gián” luật Biểu tình của ông Hoàng Hữu Phước
Ông Hoàng Hữu Phước: "Gấp gáp đề nghị làm luật Biểu tình là cướp đi quyền được tham khảo, nghiên cứu về vấn đề này của người dân" (?!).
Tuy nhiên, ông Hoàng Hữu Phước cho rằng, chương trình xây dựng luật, pháp lệnh trong khóa này đã xác định, nên theo thứ tự ưu tiên, “không có lý do gì để nôn nóng, để đưa ra những yêu cầu nói về Luật biểu tình”. Lý do ông Phước viện dẫn là vì xây dựng luật Biểu tình đòi hỏi rất nhiều công phu.
Đại biểu phân tích, từ “biểu tình” trong tiếng Việt không dính dáng, không giống quan điểm như từ này được sử dụng ở nước ngoài. Qua tham chiếu luật pháp nước ngoài, ông Phước quả quyết, từ năm 1958 thế giới có luật Phòng chống tụ tập đông người bất hợp pháp, được sử dụng như một công cụ để Chính phủ ngăn chặn những hành động liên quan đến chính trị. Trong đó, luật đưa ra 9 tội liên quan đến biểu tình với các nội dung như xâm phạm vào vùng cấm, phá hoại tài sản…
Ông Phước dẫn chứng thực tế ở nước Nga năm 2012, Tổng thống Putin đã ký ban hành pháp lệnh về chống biểu tình. Cùng năm này, Tổng thống Mỹ Obama đã ký ban hành Luật HR 347 cũng được báo chí nước này gọi là “Luật Chống biểu tình”.
“Như vậy đã có sự cẩn trọng đã được đặt ra ở nhiều cường quốc” – ông Phước cảnh báo.
Cũng theo ông Phước, thời hiện tại này người dân đã có thể góp ý qua email, qua thư tín và qua tiếp xúc với ĐBQH, các chức sắc cao cấp từ trung ương đến địa phương. Đại biểu lý luận, so với nội hàm ý nghĩa của từ biểu tình, ngoài các hình thức này, chỉ thiếu một khía cạnh là việc tụ tập đông người. Còn tất cả những yếu tố khác về khái niệm biểu tình đã được thể hiện đầy đủ, văn minh như liệt kê ở trên.
“Cho nên nếu nói rằng phải cấp bách, sớm đưa Luật Biểu tình vào chương trình xây dựng luật pháp luật, thay vì đợi sau năm 2015-2016 thì phải chăng là những buổi tiếp xúc cử tri, tiếp xúc nhân dân, nghe góp ý của người dân đã được thực hiện không hiệu quả” – ông Phước đặt câu hỏi.
Theo đó, đại biểu cho rằng, việc gấp gáp đề nghị có luật Biểu tình là “cướp đi quyền của người dân trong việc tham khảo, tham chiếu, nghiên cứu, tìm hiểu thấu đáo và trao đổi tranh luận về sự cần thiết của luật này”.
Ngoài ra, để xây dựng luật Biểu tình, đại biểu TPHCM cho rằng phải sửa Bộ luật Hình sự, hỏi ý kiến các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, bảo hiểm y tế để các đơn vị này khẳng định thực hiện bảo hiểm trong các trường hợp người dân tham gia biểu tình thì mới… yên tâm.
Những lý lẽ này không thuyết phục được đại biểu Trần Thị Quốc Khánh (Hà Nội). Bà Khánh cho rằng cần bổ sung ngay luật Biểu tình vào chương trình xây dựng luật năm 2014, cùng với các luật Trưng cầu ý dân, luật Chính quyền địa phương… Bà Khánh dự liệu, nếu dự thảo Hiến pháp được thông qua với những quy định về những chế định này thì đây sẽ là những luật có ý nghĩa, vai trò đặc biệt quan trọng để đảm bảo bộ máy nhà nước hoạt động đồng bộ, thống nhất, có hiệu lực, hiệu quả, phát huy quyền dân chủ của nhân dân.
Tán thành quan điểm này, một đại biểu khác của TPHCM, luật sư Trương Trọng Nghĩa nêu vấn đề, Chính phủ đã đề nghị đưa luật Biểu tình vào chương trình lập pháp năm 2014 của Quốc hội nhưng UB Pháp luật lo ngại không kịp nên tạm gác lại. Ông Nghĩa vẫn đề nghị làm luật Biểu tình ngay trong năm tới.
Gạt bỏ băn khoăn về những hành vi lợi dụng quyền biểu tình làm mất an ninh trật tự xã hội, vận động chống nhà nước, chống Đảng… đại biểu Trương Trọng Nghĩa cho rằng, đặt bên cạnh quyền hiến định của nhân dân và nhu cầu của người dân trong một xã hội ngày càng phát triển, một xã hội dân chủ, chính luật Biểu tình sẽ giúp ngăn chặn, đề phòng và chống lại việc lợi dụng này.
Phải làm luật Biểu tình để đáp ứng quyền hiến định của người dân là quan điểm của vị đại biểu là luật sư có tiếng của TPHCM.
 
ĐBQH “bật” ý kiến “can gián” luật Biểu tình của ông Hoàng Hữu Phước
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa nhấn mạnh, luật Biểu tình do chính Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề xuất xây dựng (ảnh: Việt Hưng).
Nhắc lại ý luật Biểu tình do chính Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề xuất xây dựng, ông Nghĩa lập luận: “Không nên nói dài hơn về việc cần hay không cần thiết làm luật này vì không phải Thủ tướng và Chính phủ không nghiên cứu kỹ khi đưa ra đề xuất này, cũng không phải ngẫu nhiên đa số đại biểu Quốc hội đã biểu quyết đưa luật này vào chương trình lập pháp khóa XIII”.
“Bật” lại ý kiến của ông Phước, ông Nghĩa nêu rõ: “Từ “biểu tình” không phải chúng ta mới nghĩ ra mà từ ngày 13/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban hành sắc lệnh trong đó nói, quyền tự do hội họp là một trong những nguyên tắc của chế độ dân chủ cộng hoà”. Ông Nghĩa nhấn mạnh, ở Việt Nam, ngay từ năm 1945 và nhiều nước trên thế giới hiện nay vẫn dùng khái niệm “biểu tình” này.
Đại biểu Lê Nam (Thanh Hóa) chỉ nói một câu ngắn gọn: “Luật Biểu tình là hiến định mà chúng ta nợ nhân dân 68 năm rồi, từ năm 1946. Thời điểm này đã đủ các điều kiện để ban hành luật Biểu tình để phục vụ, đáp ứng các yêu cầu hiện tại mà cuộc sống đang đặt ra”.
Đại biểu Dương Trung Quốc (Đồng Nai) – người nêu quan điểm phản bác lập luận của đại biểu Hoàng Hữu Phước về sự cần thiết làm luật Biểu tình trong kỳ họp trước, cũng là đối tượng bị ông Phước nặng lời chỉ trích về việc này trong bài viết “Tứ đại ngu” (Dương Trung quốc – Bốn điều sai năm cũ) hồi đầu năm, không phát biểu trong phiên thảo luận hôm nay.
P.Thảo


Copy từ: Dân Trí

PHẢN ĐỐI DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP TRÌNH QUỐC HỘI KHÓA XIII TẠI KỲ HỌP THỨ 5


Ngày 3/6/2013 những người soạn thảo và ký bản Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp năm 1992 mang chữ ký của 72 người (thường gọi tắt là Kiến nghị 72) đã gửi cho Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và một số Đại biểu Quốc hội bản Phản đối Dự thảo sửa đổi Hiến pháp trình Quốc hội khoá XIII, kỳ họp thứ 5. Xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc.
Bauxite Việt Nam
Chúng tôi, những người soạn thảo và ký bản Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp năm 1992 mang chữ ký trực tiếp của 72 người (thường gọi tắt là Kiến nghị 72) đã được trao tận tay Uỷ ban Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp (UBDTSDHP) ngày 4-2-2013, cùng với những người đã nêu những ý kiến khác với bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp được Quốc hội công bố để lấy ý kiến của nhân dân từ ngày 2-1-2013, kiên quyết phản đối bản Dự thảo Hiến pháp ngày 17-5-2013 (DTHP) do UBDTSĐHP trình tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XIII, vì những lý do sau đây:
1- Về nội dung, trong khi nhân dân mong đợi một sự đổi mới thể chế chính trị theo hướng thật sự dân chủ, tạo sức mạnh cho sự nghiệp phát triển và bảo vệ đất nước, thì bản DTHP mới này hầu như không thay đổi so với Dự thảo lần đầu đưa ra lấy ý kiến nhân dân, mà còn có điểm kém hơn, thậm chí thụt lùi rõ nét so với Dự thảo đã trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong tháng 4-2013.
DTHP vẫn khăng khăng bám giữ thể chế toàn trị của một đảng gắn với ý thức hệ và con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội theo chủ nghĩa Mác-Lênin, một học thuyết tuy đã có vai trò lịch sử nhất định trong thời kỳ đấu tranh giành độc lập dân tộc nhưng nay đã bị thực tế chứng minh rõ là không tưởng và có nhiều sai lầm được coi là nguyên lý xây dựng xã hội mới, dẫn tới sự sụp đổ chế độ chính trị-xã hội ở nhiều nước xã hội chủ nghĩa cách đây hơn hai mươi năm, và vì vậy đã bị loài người tiến bộ bác bỏ.
Việc hiến định sự độc quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) đối với xã hội và nhà nước là biểu hiện rõ nét nhất của tinh thần phản dân chủ; tự nó đã khiến cho những điều ghi trong DTHP về quyền lực của nhân dân và của các tổ chức do dân bầu cũng như các quyền cơ bản của con người và của công dân chỉ là cái vỏ, không có thực chất, như đã thể hiện rõ trong thực tế nước ta nhiều năm qua.
Duy trì sự độc quyền toàn trị của giới cầm quyền nhân danh ĐCSVN chi phối toàn bộ quyền lực nhà nước và hệ thống chính trị là nguyên nhân cơ bản khiến cho đất nước lâm vào cuộc khủng hoảng toàn diện và đang bị thách thức trầm trọng về nhiều mặt như hiện nay. Sự độc quyền toàn trị cũng là nguyên nhân gốc hủy hoại vai trò lãnh đạo của ĐCSVN.
DTHP đi ngược lại xu thế tiến bộ của loài người về những quan điểm cơ bản của thể chế chính trị trong thời đại ngày nay như quyền lập hiến thuộc về nhân dân, nhà nước tam quyền phân lập, đa sở hữu tư liệu sản xuất kể cả đất đai… Việc giải trình DTHP nhằm phản bác những quan điểm ấy đều theo lối mòn, dựa vào những lập luận giáo điều, khoác cái áo gọi là sự đồng thuận của đông đảo nhân dân.
Trải qua nhiều thập kỷ không nề hy sinh, gian khổ đấu tranh giành độc lập, thống nhất để xây dựng xã hội tự do, dân chủ, dân tộc ta không thể chấp nhận một Hiến pháp phản khoa học, phản tiến bộ và phản dân chủ như vậy.
2- Quá trình tổ chức lấy ý kiến của nhân dân, như UBDTSDHP trình bày trước Quốc hội, được đánh giá “thực sự là đợt sinh hoạt chính trị - pháp lý dân chủ, sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân và cả hệ thống chính trị; đã có hơn 26.091.000 lượt ý kiến góp ý của nhân dân với hơn 28.000 hội nghị, hội thảo, tọa đàm được tổ chức; ý kiến của nhân dân đã được tập hợp, tổng hợp đầy đủ, kịp thời, khách quan, trung thực”. Nhưng trong thực tế, ai cũng thấy cuộc sinh hoạt chính trị kiểu này mang nặng tính hình thức, áp đặt và quá tốn kém. Mọi ý kiến về những điều cốt yếu khác với quan điểm hoặc ý muốn của cơ quan lãnh đạo đều không được chấp nhận, thậm chí không được công bố và thảo luận công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, mà chỉ bị phê phán, quy kết một chiều. Không những các ý kiến hợp lý mang tính xây dựng của các tầng lớp nhân dân, mà cả một số quan điểm sát thực tế, hợp lòng dân từ phía Chính phủ và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng đều bị bỏ qua.
Tóm lại có thể nói rằng: Sự bảo thủ đến ngoan cố của một bộ phận trong giới lãnh đạo đang biến công việc hệ trọng về sửa đổi Hiến pháp thành một màn kịch chính trị.
Chúng tôi mong các đại biểu Quốc hội thẳng thắn bày tỏ quan điểm của mình về những điều quan trọng của Hiến pháp đang còn ý kiến khác nhau, yêu cầu UBDTSĐHP và Ủy ban Thường vụ Quốc hội cùng với lãnh đạo ĐCSVN và Chính phủ tôn trọng các ý kiến khác với Dự thảo, thẳng thắn công bố các ý kiến ấy trên các phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức thảo luận thật sự dân chủ, bình đẳng, công khai trên các diễn đàn, qua tranh luận mà xác định chân lý và tạo sự đồng thuận, từ bỏ cách lấy ý kiến theo kiểu áp đặt tư duy, quy kết tùy tiện.
Chúng tôi đề nghị Quốc hội làm mọi việc cần thiết tạo ra sự đồng thuận lớn nhất trong nhân dân theo tinh thần dân chủ về những vấn đề trọng đại cần phải đạt được trong Hiến pháp sửa đổi lần này và sớm quyết định tổ chức trưng cầu ý dân về những vấn đề cốt lõi của Hiến pháp để có thời gian chuẩn bị và làm tốt công việc quan trọng và mới mẻ này. Đất nước đang rất cần một hiến pháp dân chủ để sớm thoát khỏi tình trạng bế tắc đầy nguy hiểm hiện nay, mở ra một thời kỳ phát triển mới vì một Việt Nam độc lập – tự do – hạnh phúc. Vì thế không nên câu thúc về thời gian, mà cần bảo đảm thật sự quyền quyết định của nhân dân đối với Hiến pháp. Nếu làm vội chỉ cốt thông qua DTHP như đã trình Quốc hội thì sẽ là tai họa cho đất nước. Nhân dân trông đợi các đại biểu Quốc hội hãy đại diện cho nguyện vọng của cử tri, nói lên tiếng nói của nhân dân trong việc sửa đổi Hiến pháp.
Chúng tôi tin tưởng đồng bào trong và ngoài nước nhận rõ việc sửa đổi Hiến pháp lần này là cơ hội thuận lợi để cải cách thể chế chính trị, đòi hỏi phải kiên trì đấu tranh để từng bước dân chủ hóa xã hội, xây dựng một nhà nước pháp quyền thật sự của dân, do dân, vì dân, bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Quá trình đấu tranh này cũng là quá trình hòa giải, hoà hợp dân tộc, khép lại quá khứ, vượt qua mọi định kiến, hướng tới tương lai của đất nước và dân tộc. Mỗi người chúng ta, tùy theo cương vị và hoàn cảnh của mình hãy góp sức một cách thiết thực và hiệu quả vào quá trình vận động dân chủ bằng các hình thức đấu tranh ôn hòa, công khai, minh bạch.
Chúng tôi mong đợi mọi người có lương tri trong hệ thống chính trị hiện nay nhận rõ sự thật, đứng về phía nhân dân, ủng hộ nhân dân trong sự nghiệp vinh quang và khó khăn này.

DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI KÝ TÊN
  1. Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện IDS, Hà Nội
  2. Huỳnh Kim Báu, nguyên Tổng thư ký Hội Trí thức yêu nước TP Hồ Chí Minh, TP HCM
  3. Nguyễn Huệ Chi, GS, nguyên Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Văn học, Hà Nội
  4. Tống Văn Công, nguyên Tổng biên tập báo Lao động, TP HCM
  5. Lê Đăng Doanh, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải, nguyên thành viên Viện IDS, Hà Nội
  6. Hoàng Dũng, PGS TS, Trường Đại học Sư phạm TP HCM
  7. Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Liên minh các lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hồ Chí Minh, đại biểu Hội đồng Nhân dân TP Hồ Chí Minh khóa 4, 5, TP HCM
  8. Nguyễn Đình Đầu, nhà nghiên cứu, TP HCM
  9. Phan Hồng Giang, TSKH, nhà nghiên cứu văn hoá, Hà Nội
  10. Lê Công Giàu, nguyên Phó Bí thư thường trực Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh, nguyên Phó Giám đốc Tổng công ty Du lịch Thành phố (Saigontourist), TP HCM
  11. Chu Hảo, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, nguyên thành viên Viện IDS, Hà Nội
  12. Phạm Duy Hiển, GS, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt, nguyên thành viên Viện IDS, Hà Nội
  13. Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Giám mục Giáo phận Vinh
  14. Hà Thúc Huy, PGS TS, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP HCM
  15. Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học, nguyên thành viên Tổ tư vấn của Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt, nguyên thành viên Viện IDS, TP HCM
  16. Phạm Chi Lan, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải, nguyên Phó Viện trưởng Viện IDS, Hà Nội
  17. Cao Lập, cựu tù chính trị Côn Đảo, nguyên Giám đốc Làng Du lịch Bình Quới, TP HCM
  18. Hồ Uy Liêm, nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Hà Nội
  19. Nguyễn Văn Ly (Tư Kết), nguyên Phó Bí thư Đảng ủy Sở Văn hóa Thông tin TPHCM, TP HCVM
  20. Huỳnh Tấn Mẫm, bác sĩ, Đại biểu Quốc hội khóa 6, nguyên Chủ tịch Tổng hội sinh viên Sài Gòn trước 1975, TP HCM
  21. Huỳnh Công Minh, linh mục Giáo phận Sài Gòn, TP HCM
  22. Kha Lương Ngãi, nguyên Phó Tổng biên tập báo Sài Gòn Giải phóng, TP HCM
  23. Nguyên Ngọc, nhà văn, nguyên thành viên Viện IDS, Hội An
  24. Hạ Đình Nguyên, cựu tù chính trị Côn Đảo, nguyên Chủ tịch Ủy ban Hành động thuộc Tổng hội sinh viên Sài Gòn trước 1975, TP HCM
  25. Trần Đức Nguyên, nguyên Trưởng ban Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải, nguyên thành viên Viện IDS, Hà Nội
  26. Hồ Ngọc Nhuận, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hồ Chí Minh, nguyên Giám đốc chính trị nhật báo Tin sáng, TP HCM
  27. Hoàng Xuân Phú, GS TS, Viện Toán học, Hà Nội
  28. Đào Xuân Sâm, nguyên thành viên Tổ Tư vấn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải, Hà Nội
  29. Tô Lê Sơn, kỹ sư, TP HCM
  30. Nguyễn Quốc Thái, nhà báo, TP HCM
  31. Trần Quốc Thuận, luật sư, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, TP HCM
  32. Phạm Toàn, nhà giáo, Hà Nội
  33. Nguyễn Thị Khánh Trâm, nghiên cứu viên văn hóa, TP HCM
  34. Nguyễn Trung, nguyên trợ lý Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt, nguyên thành viên Viện IDS, Hà Nội
  35. Vũ Quốc Tuấn, nguyên trợ lý Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải, Hà Nội
  36. Hoàng Tuỵ, GS, Viện Toán học, nguyên Chủ tịch Viện IDS, Hà Nội
  37. Nguyễn Hữu Vinh (anhbasam), luật sư, doanh nhân, Hà Nội
  38. Nguyễn Trọng Vĩnh, Thiếu tướng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên cựu Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc, Hà Nội
  39. Lưu Trọng Văn, nhà báo, TP HCM
  40. Tô Nhuận Vỹ, nhà văn, Huế


Copy từ: Bauxite Việt Nam

LÒNG TIN CHỈ LÀ CANH BẠC ?



Gần đây, truyền thông nhà nước có vẻ mạnh dạn đưa tin về các vụ Trung Quốc xâm phạm chủ quyền trên biển Đông, các vụ tấn công ngư dân ngay trong lãnh hải... Nhưng chỉ đơn thuần là đưa tin, chứ không hề cho người dân thấy một biện pháp tích cực, mang tính quyết liệt nào ngoài “võ mồm”. Dân chán nghe cái câu “cực lực phản đối” và “yêu cầu” của Bộ ngoại giao lắm rồi. Nhìn sang dân và lãnh đạo nhà anh Philipin mà thèm.

Thế nên nhiều người hậm hực lắm, khi thấy cái thằng hàng xóm to xác nó cứ ngang ngược quá thể. Có lẽ không ngư dân nước nào khổ như ngư dân nước mình. Cứ lầm lũi, đơn độc trước gã kẻ cướp bần tiện, tham lam. Ông chủ tịch nước thì nói ngon ơ rằng biển ta, ta cứ đánh bắt. Còn đánh bắt thế nào thì mặc mẹ chúng này. Lũ kẻ cướp nó đánh, bắt ngư dân của ông thì ông cứ tảng lờ.
Hay thật! Ít ra cũng phải triệu đại sứ lên, trao công hàm cho nó ra dáng phản đối, chứ cứ để anh Nghị ngồi phản đối vặt thì chán lắm.
Khi có lời kêu gọi biểu tình trên mạng, suốt mấy ngày sau đó lòng dạ tôi cứ bời bời. Không thể biết được điều gì sẽ chờ đón những người biểu tình chống Trung Quốc xâm lược. Nhà cầm quyền sẽ nhất định đàn áp biểu tình hay là ngầm bật đèn xanh? Có người nói, thực ra họ cũng đang cần mình biểu tình lắm đấy chứ. Nhưng đặt lòng tin vào họ thì khác gì đánh bạc?
Không đi thì không đành, bỏ mặc những người khác ngoài đó sao được. Thôi thì đã xác định đi là chấp nhận tất cả. Đến ngày đến giờ, tôi khăn gói đồ lề, lặng lẽ chuồn ra khỏi nhà. Trước đó, mấy anh em có nguy cơ bị chặn than thở với nhau khi tìm cách trốn nhà: Cứ như là đi hoạt động cách mệnh vậy! Đến khổ.
Hóa ra chỉ có dăm ba người là bị chặn. Bác Khánh chồng bác Trâm cũng bảo đã trốn trước mấy ngày rồi. Thêm JB Nguyễn Hữu Vinh cũng bị chặn nhưng vẫn thoát được mới tài. Còn lại, tất tật đều thoải mái ra khỏi nhà. Sao mà sướng thế? Ngẫm lại cay đắng. Có mỗi việc được tự do ra khỏi nhà, cũng khiến người ta cảm thấy hạnh phúc được thì quả là đáng buồn.
Sáng chủ nhật, tôi có mặt tại Bờ Hồ từ sớm. Thấy quang quẻ các bóng áo xanh áo vàng lại bán tín bán nghi. Không lẽ đèn xanh thật? Không lẽ lại phúc đức thế?
Vừa mới nghĩ vậy thì một em bên cạnh cười khắc khắc, chỉ vào phía đầu đường Hàng Gai, có dăm chú áo xanh đang ngồi trên via hè, cạnh đó là chiếc xe tải nhỏ của cảnh sát.
Nhưng quả thực là không thấy có dấu hiệu đàn áp. Không thấy lực lượng an ninh đứng dày đặc trên đường bao quanh Hồ Gươm. Không thấy các biển cấm quay phim chụp ảnh ở khu vực tượng đài vua Lý. Chỉ lác đác một vài xe cảnh sát loại bán tải đỗ bên lề đường.
Những người quen nhận ra nhau, chào hỏi bắt tay vui vẻ. Ai đó khều khều tay tôi, ngoảnh ra thì thấy một chị dân oan. Tôi chào lại rồi bảo, biểu tình chống TQ thì không đòi nhà cửa đất cát gì nhé, chị ấy gật gật bảo: OK!
Tôi chả nhớ lúc đó là mấy giờ, chỉ biết ở khu vực quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, một số người bắt đầu căng biểu ngữ và hô khẩu hiệu. Đương nhiên đã biểu tình thì phải hô, giống như ngày xưa dân ta hô đả đảo Mỹ xâm lược nước một răng một rắc ấy.
Tôi cũng hô váng lên. Nhìn thấy phía trước là nhà văn Thùy Linh đang chen chân với các tay máy, vừa chụp ảnh vừa hô: đả đảo!
Hô chừng dăm phút thì mọi người bắt đầu đi diễu hành về phía Thủy Tạ. Ai đó đưa cho tôi một tờ giấy A3 ghi dòng chữ Tàu khựa cút khỏi biển Đông. Mới đi được vài chục mét, qua nhà hàng Thủy Tạ thì tiếng huyên náo nổi lên xung quanh. Những gã thanh niên lao vào đoàn người giật tất cả những khẩu hiệu mọi người cầm trên tay. Cái khẩu hiệu trên tay tôi vụt biến mất sau khi một gã lướt qua. Một số tên huơ tay, miệng la to: không được chụp ảnh! - thật ngu xuẩn.
Phải nói cái âm thanh huyên náo và hình ảnh cướp giật rất bạo lực đối với tôi thực sự kinh khủng. Nó khiến máu bốc lên đầu, cổ họng thì thắt lại, tim đập chân run. Run là vì căm giận chứ không phải sợ hãi. Ba bốn gã thanh niên đang túm lấy Phương Anh, vợ của Lê Anh Hùng, nhưng người phụ nữ bên cạnh cứ ôm cứng lấy cô ấy. Hai người phụ nữ bị giằng giật rất hung bạo, tôi không đủ sức mạnh để chen vào hỗ trợ họ, chỉ biết la to: Không cần, cứ để cho chúng lấy! Bản thân những chiếc áo No-U chẳng phải đã là khẩu hiệu rồi sao? Viết đến đây tôi chợt nghĩ, nếu những người biểu tình viết những dòng chữ chống quân xâm lược lên cánh tay, như cha ông ta từng thích chữ “Sát Thát” thì chúng cướp giật kiểu gì đây?
Bên cạnh đó, cựu chiến binh, blogger Nguyễn Anh Dũng cũng bị một đám hung hãn bao quanh, cố giằng cái khẩu hiệu trong tay người lính già. Khi cơn huyên náo lắng xuống, tấm khẩu hiệu trên tay người lính chỉ còn lại một mẩu giấy nhăn nhúm – phần nằm trong lòng bàn tay bác ấy. Bác ấy vừa đi vừa giơ cao đoạn giấy rách nham nhở trên đầu, giống như hình hài nham nhở của đất nước, đang bị đủ các thứ giặc xâu xé…
Đoàn người lại tiếp tục lặng lẽ đi. Không có khẩu hiệu trên tay thì tôi giơ hai nắm đấm lên trên đầu. Mọi người truyền tin cho nhau, một số người đã bị bắt lên xe buýt ở ngay khu vực Thủy Tạ (trong đó có cả nhà văn Thùy Linh), nghĩa là mới bắt đầu xuất phát thôi.
Lúc này tiến sĩ Nguyễn Quang A xuất hiện với chiếc áo No-U. Mọi người hồ hởi bắt tay tiến sĩ. Tôi cũng chen vào bắt tay bác ấy. Cảm động lắm khi trong lúc nước sôi lửa bỏng thế này, mà thấy bóng một nhân sĩ trí thức xuất hiện cùng mọi người.
Khi chúng tôi đi về phía Tràng Tiền, đám cô hồn vẫn lầm lũi đi bên cạnh. Dưới lòng đường là chiếc xe buýt kềnh càng chầm chậm lăn bánh.
Người biểu tình đúng là chưa có kinh nghiệm. Họ đi rất nhanh hay vì tôi đau chân? Tôi tụt dần lại phía sau. Đến đoan Hàng Khay, chiếc xe buýt đột nhiên rồ ga chạy nhanh về phía trước. Đám cô hồn chạy túa theo. Lại bắt người rồi! Quay ra tìm bạn bè trong đám người còn lại, chả thấy ai!
Gọi điện cho cựu chiến binh Phan Trọng Khang, người đi cùng tôi ban sáng. Giọng anh cười nhẹ nhàng :  
- Anh đang qua sông Đuống!
Tôi đã quen với việc này. Lòng bình thản nghĩ về chặng đường tới sang Lộc Hà. Sức tôi đàn bà, chỉ cần chạm vào chúng là bắn văng ngay ra, nên có cố xông vào cứu đồng đội cũng chả được.
Tôi và chị bạn đi theo tay an ninh Phường ra chỗ lấy xe để cậu ta đèo về (chắc chưa thấy tôi về, phường họ chưa yên tâm – bài Không thể để đảng và nhà nước lo được). Dọc đường gặp cụ giáo sư già Ngô Đức Thọ. Muốn khóc quá!

 CHÙM ẢNH SÁNG CHỦ NHẬT, NGÀY 2/6 TẠI HỒ GƯƠM
Vườn hoa Lý Thái Tổ sáng chủ nhật - ngày 2/6/2013
Khu vực Đài Cảm tử lúc 7 giờ 40 phút sáng  chủ nhật - ngày 2/6/2013
Hình ảnh: Tụ tập 5 người rồi nhé
Chụp trước lúc biểu tình với bạn cũ
Hình ảnh: BIEER TÌNH VIÊN NHÍ
Bé Tài và mẹ Thúy Nga
Bắt đầu biểu tình (ảnh trên Tễu-blog)
Khẩu hiệu còn sót lại trên tay người lính già - blogger Nguyễn Anh Dũng (ảnh trên Tễu - blog)

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjZdL6hdp3o-t12u-4MXGEcBcQ3x__zP71Jns4aV7FWd1us6I_ZJ63uw3-kYWLlkVKa93GQqPfDLY_38vw2Mrjnh3rImkNJbkuOrdlYZq8zBmJa-AKpWw9CYbq3n1surZbs-NjqPxG62DPP/s400/Picture+154.jpg
Bắt người biểu tình (ảnh trên blog của chị Thùy Linh)
Hình ảnh
Xông vào giật khẩu hiệu...
Khiêng người biểu tình lên xe buýt

Hình ảnh: "Chánh nghĩa sáng ngời" - Nguyễn Minh Triết
Khi nhà cầm quyền Hà Nội trấn áp bắt giữ những người biểu tình yêu nước chống Trung Quốc xâm lược, các nhân viên an ninh đi che máy và sẵn sàng trấn áp các phóng viên ngoại quốc. 
Khi những người yêu nước bị đám an ninh giả dạng côn đồ bắt về Trại Lộc Hà, nhà cầm quyền Hà Nội điều xe phá sóng điện thoại nhắm ngăn chặn quyền tự do thông tin của họ.
Chánh nghĩa sáng ngời của Đất nước chúng ta có sự lãnh đạo sáng suốt là vậy? Đây là sự lãnh đạo lay LÃNH ĐỌA?.
Nữ nhân viên an ninh che ống kính của phóng viên chụp ảnh bắt người biểu tình - một hành vi vô văn hóa, đáng xấu hổ! (https://www.facebook.com/photo.php?fbid=455844827843547&set=a.107886919306008.15011.100002541019308&type=1&theater)







Copy từ: Phương Bích

Trò đùa xa xỉ



Nguyễn Đình Ấm

Hôm 31/5/2013 thảo luận ở tổ bàn về luật tiếp công dân (TCD), nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị không ban hành dự án luật này vì “không logíc, không thực tế”…
Những lý lẽ mà các đại biểu đưa ra để không ban hành dự luật là đúng nhưng điều đó chưa phải là nguyên nhân chính của sự việc. Riêng đại biểu Hà Nội Trần Thị Quốc Khánh đề nghị loại dự án luật TCD và thay bằng luật biểu tình để khi cần dân gây sức ép buộc nhà cầm quyền (NCQ) phải giải quyết bức xúc của họ, là tiếp cận đến thực tế. Tuy nhiên, theo tôi – người đã đi kiện và đóng vai đi kiện nhiều năm len lỏi vào “ngang cùng, ngõ hẻm” nhận diện các cỡ NCQ – thì ý kiến của đại biểu Trần Thị Quốc Khánh là cực kỳ quý hiếm nhưng cũng chưa phải cốt lõi của vấn đề.
Việc TCD ở đây được hiểu là NCQ tiếp nhận, giải quyết những khiếu nại, tố cáo (KNTC) của công dân với chính quyền, với người khác…
Vậy khi bộ máy TCD (kể cả tòa án) từ trung ương đến cơ sở nhận được KNTC của người dân thì động lực nào khiến họ giải quyết? Được tăng lương, khen thưởng chăng? Không phải. Cái đó thuộc quyền bí thư, thủ trưởng cơ quan chứ không phải người đi tố cáo. Ngược lại, bộ máy giải quyết KNTC không giải quyết oan sai của dân thì sao: Kỷ luật hạ lương, cách chức, sa thải chăng? Chưa có chế tài nào, chưa thấy ai ở địa hạt họ quản lý để tồn đọng nhiều KNTC mà bị hạ lương, cách chức, sa thải. Nếu có chỉ là hiện tượng hi hữu cấp trên mượn danh trừng trị họ vì nguyên nhân, tội tình khác mà thôi. Như vậy, NCQ các cỡ giải quyết hoặc không giải quyết KNTC của dân cũng không sao cả! Thế thì việc gì họ phải “rỗi hơi” để làm cái việc phức tạp này? “Ông trùm” về giải quyết KNTC – Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh –đến nay để tồn đọng biết bao nghìn, vạn… oan sai (thống kê có hơn 500 vụ kiện cáo tồn đọng là hoàn toàn sai với thực tế) nhưng vẫn vô sự. Ngược lại, vừa qua ông còn lớn tiếng quy cho những người dân mất đất khốn khổ đi khiếu kiện là “mang màu sắc chính trị” nhằm mở đường cho cưỡng chế, bắt bớ giam cầm, tống họ vào tù!?
Tuy vậy, trên thực tế, thời gian qua một phần nhỏ của cái bể “mênh mông oan sai” kia được giải quyết. Đó là do:
- Vẫn còn một số CBNV trong bộ máy NCQ có lương tâm, “rủ lòng từ bi” vô tư giải quyết những vụ không phức tạp, không đụng chạm đến thế lực nào đe dọa đến bát cơm, manh áo, tương lai, tiền đồ của họ.
- NCQ bị báo chí gây sức ép, hay thấy cần thiết để đánh bóng tên tuổi, nhất là trước các cuộc bầu bán, gây thanh thế khi đang tranh giành với đồng nghiệp, hoặc dằn mặt đối thủ khi họ có liên quan đến vụ việc…
- Một số vụ được vô tư giải quyết khi lãnh đạo NCQ can thiệp do có quan hệ bà con, thân quen, nể nang… Đây là những trường họp mà báo “lề phải” đã đặt tít quá đúng: “Hai mươi năm đi kiện không bằng hai mươi phút gặp bí thư thành ủy”. Số này cực kỳ hiếm.
- Còn lại, phần lớn những vụ oan sai của “thảo dân” lại được giải quyết (hoặc thắng kiện) “ngoạn mục” là nhờ động lực TIỀN! Dù có lẽ phải nhưng khi đi kiện mà không có ô dù, không tiền bạc là thấy trước thất bại. Không thân, quen, không thế lực, không tiền NCQ sẽ “ngâm” không giải quyết hoặc giải quyết kiểu “kính chuyển” lòng vòng đến khi đương sự mệt mỏi không còn hơi sức mà đòi công lý. Không ai có thể thống kê nổi số vụ oan sai bị đắm chìm như thế. Ai chưa biết các cỡ NCQ của ta tốt, xấu như thế nào hãy thử theo một vụ “thảo dân” kiện cấp trên, chính quyền, đại gia… sẽ thấy rõ. Đây là “tử huyệt” của những bà con thật thà, chất phác ít hiểu biết xã hội. Họ nghe đài, báo (lề phải) tưởng là quan, pháp luật ở trung ương tốt, quang minh hơn địa phương nên vô tư kéo về Hà Nội, TP HCM màn trời, chiếu đất, uống nước máy, nằm gai, nếm mật để thỉnh cầu nhưng hầu hết thất bại. NCQ chỉ đoái đến, xua đuổi, cưỡng chế họ hồi quê khi số lượng quá đông có nguy cơ làm “nhòe son phấn” của chế độ.
Tại sao giải quyết KNTC của người dân lại khó khăn đến thế trong khi đó là một trong những bổn phận chính của các cỡ NCQ từ cổ chí kim? Thiếu luật chăng? Bà Ngô Bá Thành, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội. nói: “Việt Nam ta không phải thiếu luật, có đủ một rừng luật nhưng lại làm theo kiểu luật rừng”!
Vấn đề là người dân không có quyền gì với các cỡ NCQ mà cốt lõi là người dân không bầu ra các lãnh đạo NCQ. Trên thực tế dân có đi bầu người nọ, người kia nhưng vẫn là Đảng chỉ định, “Đảng cử, dân bầu”. Như vậy, ghế, bổng lộc, vinh hoa, phú quý của lãnh đạo các cơ quan quyền lực trong bộ máy Đảng, nhà nước (có nhiệm vụ giải quyết KNTC, kiện cáo…) là do cấp trên của họ ban phát, chỉ định chứ không phải dân phán xét. Vì vậy dù mất lòng dân họ cũng không cần. Ví dụ khi người dân kiện một lãnh đạo quận, NCQ ở đây lờ đi vì người dân không bầu ông này lên chức quận, thành phố… mà do bí thư, chủ tịch thành phố, cấp trên cơ cấu, ban phát ghế cho sếp… Vì vậy, kẻ phán xét KNTC chỉ sợ quan trên mà không cần đoái đến dân. Chuyện “hai mươi năm đi kiện không bằng hai mươi phút gặp bí thư thành ủy” là như thế. Riêng tại sao dân kiện lãnh đạo địa phương lên cấp cao, trung ương mà cũng không được gải quyết? Thật đơn giản, các quan cấp dưới do cấp trên “quy hoạch”, chỉ định, ban phát ghế. Họ phải biết, trả ơn người đã cấp ghế “vàng – thẻ tín dụng vô giá” cho mình… Vậy cấp cao trừng trị kỷ luật hệ thống do mình bợ đỡ, là nguồn dâng hiến bổng lộc… thì có ích gì? Bênh người dân thì được gì? Người ta chỉ cắt thịt ở chân tay, cơ thể mình khi nó bị ung thư, hoại tử mà thôi. Vì vậy lời nói, văn bản trong mọi luật pháp, chỉ thị, nghị quyết… phải thương dân, phải thế nọ, phải thế kia… không có giá trị gì hết.
Chỉ ở một nước, một địa hạt mà người dân trực tiếp chọn (nhiều người tự do ứng cử) bàu lãnh đạo NCQ thì họ mới phải sợ dân, chăm lo cho đời sống mọi mặt, phải giải quyết KNTC để lấy lòng dân nhằm cạnh tranh với đối thủ khác trong kỳ bầu cử tới. Ngược lại, ở chế độ độc tài, toàn trị khi dân không có quyền bầu bộ máy lãnh đạo, không có quyền phán xét gì với NCQ thì không chỉ KNTC mà tất cả các lĩnh vực pháp luật khác sẽ được xử theo kiểu luật rừng như các trường hợp trên, đúng như bà Ngô Bá Thành đã nói.
Thiết nghĩ, nền kinh tế nước ta đang suy thoái, khủng hoảng, dân ta đang rất khó khăn mọi mặt, hơn nữa dân chủ ở ta như thế nào… phần lớn người dân đã biết nên từ nay xin Quốc hội, NCQ hãy chấm dứt những việc vô bổ tốn quá nhiều thời gian tiền bạc của dân như các loại bầu cử, góp ý hiến pháp, luật KNTC, luật tiếp công dân… vì đó chỉ như những trò đùa xa xỉ.
N. Đ. A.
Tác giả gửi trực tiếp cho: Bauxite Việt Nam

Trần Huỳnh Duy Thức bị biệt giam trong 10 ngày

Trần Văn Huỳnh (Danlambao) - Chủ nhật ngày 26/5/2013, gia đình tôi đến trại giam Xuân Lộc thăm Thức như định kỳ hàng tháng. Nhưng lên đến nơi, các quản trại cho biết gia đình không thể gặp Thức và hẹn 10 ngày sau mà không nói lý do, ngày hôm đó phải ra về.
Không yên tâm, gia đình tôi lại tiếp tục đi thăm Thức ngày 31/5/2013 và được biết, họ kỷ luật Thức là do đã phát hiện Thức sử dụng một chiếc điện thoại di động và cũng yêu cầu gia đình quay về và chỉ cho thăm gặp vào ngày 4/6/2013. Gia đình vô cùng ngỡ ngàng trước thông tin này, bởi trong tù thì Thức tìm đâu ra một chiếc điện thoại di động để mà dùng? Và nếu quả đúng như vậy, thì theo lẽ thông thường Thức sẽ liên lạc ngay về cho gia đình, nhưng đằng này gia đình đã không nhận được tin nhắn hay cuộc gọi nào. Các quản trại cho hay hình thức kỷ luật là biệt giam và kéo dài trong 10 ngày - bắt đầu từ ngày thứ Sáu 24/5 cho đến hết ngày 2/6/2013. Lo lắng về tình trạng Thức lúc đó, gia đình đã cố gắng tìm hiểu rõ hơn nguyên nhân sự việc, cũng như hỏi thăm về điều kiện ăn uống, sinh hoạt khi biệt giam, nhưng các quản trại không cung cấp thông tin gì thêm và chỉ nói gia đình quay lại sau khi hết kỷ luật. Gia đình có yêu cầu họ lập biên bản ghi nhận việc gia đình không được gặp Thức do Thức đang chịu kỷ luật, tuy nhiên họ từ chối. Nhưng họ cho phép gia đình viết thư tay theo yêu cầu của gia đình để chuyển vào cho Thức và hứa rằng chắc chắn sẽ đưa đến tay Thức khi hết thời gian kỷ luật.
Mười ngày chờ đợi trong thấp thỏm dài tựa như một tháng trời đằng đẵng. Cảm giác của mười ngày đó chẳng khác gì quãng thời gian bặt vô âm tín từ Thức sau khi Thức bị bắt tại nhà riêng rồi đưa đến trại tạm giam B34. Có một điều kỳ lạ rằng thứ Sáu 24/5/2013 – ngày Thức bị chuyển vào biệt giam, cũng chính là ngày Thức bị bắt cách đây 4 năm trước (24/5/2009). Đồng thời, cũng vào hôm 24/5/2013 vừa qua, cháu Lê Thăng Long đã có bài viết Chọn đường kỷ niệm 4 năm ngày chính quyền bắt giữ Thức, thế rồi cùng ngày hôm đó Thức chịu kỷ luật. Trong điều kiện không được cung cấp đầy đủ thông tin từ trại giam, những sự trùng hợp lại càng khiến gia đình thêm bất an.
Cuối cùng, mười ngày rồi cũng trôi qua, sáng hôm qua ngày 4/6/2013, gia đình trở lại trại giam Xuân Lộc như lời hẹn của các quản trại. Mọi âu lo, phiền muộn đều tan biến hết khi gia đình trông thấy lại Thức sau nhiều ngày không được gặp. Tinh thần Thức vẫn minh mẫn, lạc quan, Thức vẫn hỏi thăm từng người một trong gia đình như thường lệ và rất vui mừng khi gặp lại con gái lớn đang về Việt Nam trong thời gian nghỉ hè. Thế nhưng, sắc diện Thức có phần xanh xao, Thức sụt cân thấy rõ. Thức kể là đã trở về khu ở trước khi chịu kỷ luật và trở lại điều kiện giam giữ bình thường, nhưng hiện giờ toàn bộ sách báo, họ đã tịch thu, không còn để lại một thứ gì. Đến lúc này, họ mới giải thích rõ hơn về nguyên nhân kỷ luật. Họ cho biết sự việc là do một người tù bằng cách nào đó đã có được một chiếc điện thoại di động nhưng chiếc điện thoại này bị khóa bằng mật khẩu nên không mở được, vì vậy biết Thức rành về công nghệ, kỹ thuật, anh ta đã tìm đến Thức. Tuy nhiên, anh ta vừa mới gặp Thức thì các quản trại phát hiện, sau đó họ kỷ luật Thức cùng với người tù kia.
Nhìn thấy Thức ốm hơn và có quầng thâm ở mí mắt, gia đình hỏi về điều kiện sinh hoạt trong thời gian biệt giam thì được biết, Thức ở trong một buồng rất nhỏ, trong khu kỷ luật, không có cửa sổ, không được ra ngoài trong suốt 10 ngày, mỗi ngày được ăn 2 bữa với mỗi bữa là 1 chén cơm trắng và được phát 1 chai nước khoảng 1 lít mỗi ngày dùng chung cho mọi nhu cầu sinh hoạt. Thức còn bị cùm chân trong ngày đầu tiên biệt giam. Dẫu vậy, vì không muốn gia đình lo lắng cho mình, Thức đã nhanh trí ứng biến ra những dòng thơ lạc quan để trấn an mọi người.
Chốn tù đày ngày cũng như đêm
Màn tăm tối đêm cũng như ngày
Bão tố mưa giông sóng dữ thác ghềnh
Không ngăn được bước đi về phía trước” 
Sau sự việc kỷ luật, dường như các quản trại có phần khắt khe hơn. Lần này, họ ngồi cạnh Thức theo dõi sát sao câu chuyện trao đổi, không như những đợt trước gia đình được tự nhiên trò chuyện. Khi hỏi về bức thư tay của gia đình Thức nhận được chưa. Vì không nhận được, gia đình có khiếu nại và chỉ nhận được sự trả lời người giữ thư đó đi công tác (?!) và lại hứa sẽ chuyển lại cho Thức. Họ tỏ ra chú ý và thường xuyên cản trở làm gián đoán những đối thoại giữa Thức và gia đình. Gia đình thiết nghĩ lỗi được cho là của Thức trong sự việc vừa qua so với hình phạt biệt giam trong tình trạng thiếu thốn điều kiện ăn ở căn bản là quá khắt khe và không cho gia đình thăm gặp vừa qua là không công bằng. Tôi nghĩ cho dù như thế nào đi nữa, việc cầm cái điện thoại mà họ lại dùng hình thức kỷ luật như thế thì thật nhẫn tâm.
Vừa hết biệt giam được 1 ngày nhưng Thức cũng đã kịp biết về diễn đàn an ninh đối thoại Shangri-La ở Singapore mấy hôm rồi. Thức nhận định bài phát biểu của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã cho thấy một sự thay đổi trong chiến lược đối ngoại. Tuy nhiên, khi nhắc đến niềm tin chiến lược thì Thức chỉ cười nhẹ, ánh nhìn đăm chiêu. Để động viên tinh thần Thức sau những ngày biệt giam, gia đình đã tranh thủ báo Thức biết việc vận động trong thời gian qua của gia đình cùng những bằng hữu đã có kết quả. Bộ Ngoại giao Mỹ và Ủy ban đối ngoại Hạ viện nước này đã xác nhận sẽ có hành động cụ thể đối với trường hợp của Thức. Thức nhờ gia đình cảm ơn nỗ lực và sự giúp đỡ của mọi người thời gian qua. Trước khi gia đình ra về, Thức nhắc lại câu nói trước đây của mình như một lời nhắn gửi: “Cứ ước nguyện chính đáng và quyết tâm làm thì điều đó sẽ đến.” 



Copy từ: Dân Làm Báo

Thương lái Trung Quốc: Lộ rõ ý đồ phá hoại


Theo lãnh đạo Hội Nghề cá Việt Nam, ý đồ không tốt của thương lái Trung Quốc đối với ngành sản xuất nông nghiệp nước ta đã có từ lâu. Không chỉ vụ “rửa” cá tầm nhập lậu, việc họ ra sức thu mua nhiều thứ khác đã chứng minh điều đó

Tình trạng nhập lậu cá tầm Trung Quốc (TQ) khiến các doanh nghiệp nuôi cá nước lạnh Việt Nam khốn đốn. Giá cá tầm nhập lậu bán tại chợ chỉ 130.000 - 160.000 đồng, trong khi loại nuôi trong nước đến 200.000 - 250.000 đồng/kg. Ngoài ra, cá tầm TQ nhập lậu về được thả nuôi với cá trong nước, đến khi thu hoạch nghiễm nhiên gắn mác Việt Nam rồi bán với giá cao.

Cá tầm Trung Quốc bày bán đầy chợ Nghĩa Tân, quận Cầu giấy, TP Hà Nội với giá chỉ 160.000 đồng/kg
Doanh nghiệp kêu cứu
Ông Trần Yên - chủ một doanh nghiệp nuôi cá tầm tại xã Sơn Bình, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu - xác nhận cuối tháng 5-2013 vừa qua, ông đã viết thư gửi Bộ trưởng Bộ NN-PTNT, đề nghị làm rõ và có biện pháp mạnh xử lý hành vi vi phạm của Công ty CP Thủy điện Chu Va.
"Đầu tháng 5-2013, Công ty Chu Va mở một cơ sở nuôi cá ở xã Sơn Bình rồi nhập lậu giống cá tầm, cá tầm thương phẩm từ TQ về nuôi. Công ty này còn đưa cả người TQ sang nuôi cá" - ông Yên cho biết.
Ông Yên đã báo cáo vụ việc với các cơ quan chức năng địa phương và Bộ NN-PTNT. Sau đó, một đoàn công tác của Tổng cục Thủy sản đã đến huyện Tam Đường kiểm tra nhưng đến nay, ông Yên vẫn chưa nhận được thông báo gì về hướng xử lý. "Đây là hành vi làm ăn bất chính. Lãnh đạo Công ty Chu Va cũng đã thừa nhận việc nhập cá giống từ TQ về nuôi" - ông Yên bức xúc.
Trong thư gửi Bộ trưởng Bộ NN-PTNT, ông Yên cho biết đến ngày 28-5, Công ty Chu Va đã tẩu tán số cá nhập lậu đi nơi khác. Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông nhận xét: "Đây là trạm trung chuyển để "rửa" cá nhập lậu TQ. Nó không chỉ gây nguy hại đến sức khỏe người tiêu dùng vì cá không rõ nguồn gốc, không được kiểm dịch mà còn có thể phá vỡ ngành nuôi cá nước lạnh của nước ta. Nếu bộ trưởng không trả lời và xử lý thỏa đáng, tôi sẽ viết tâm thư gửi đến Thủ tướng mong được giúp đỡ".
Trong khi đó, ông Trần Văn Hào, Chủ tịch Hiệp hội Nuôi cá nước lạnh Việt Nam, băn khoăn: "Ông Vũ Văn Cảnh, Giám đốc Công ty Chu Va, đã thừa nhận với tôi là có nhập cá tầm về nuôi, cũng như mời "chuyên gia" TQ sang để hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật. Chu Va đã sai rành rành. Chúng ta không cấm nhập khẩu cá tầm nhưng phải làm đúng quy định, còn nếu đã sai phạm thì phải bị xử lý".

Tình trạng nhập lậu cá tầm Trung Quốc đã khiến những người nuôi cá nước lạnh của nước ta khốn đốn vì không cạnh tranh nổi.
Trong ảnh: Thu hoạch cá tầm ở Lâm Đồng Ảnh: NGUYỄN DŨNG
Đề nghị ngành an ninh vào cuộc
Ông Đỗ Quang Tùng, Giám đốc Cơ quan Quản lý CITES (Công ước Buôn bán quốc tế các loại động vật, thực vật hoang dã nguy cấp) Việt Nam, khẳng định CITES Việt Nam chỉ mới cấp phép cho 1 doanh nghiệp nhập khẩu trứng và cá tầm giống. Với cá tầm thương phẩm, CITES Việt Nam chưa hề cấp giấy phép nhập khẩu nào. "Tất cả cá tầm thương phẩm nhập khẩu đang tiêu thụ tại Việt Nam đều là hàng lậu" - ông Tùng cho biết.
Theo ông Trần Cao Mưu, Tổng Thư ký Hội Nghề cá Việt Nam, từ lâu, phía TQ đã lộ rõ ý đồ phá hoại ngành sản xuất nông nghiệp nước ta. Không chỉ cá tầm, việc thương lái TQ thu mua tất tần tật đủ thứ, từ móng trâu, đỉa đến rễ sim... đã chứng minh điều đó.
Riêng nuôi cá tầm là một nghề mới phát triển ở Việt Nam. Ông Mưu cho rằng khi chúng ta bắt đầu chứng tỏ có thể làm được gì đó thì họ cũng lên kế hoạch triệt tiêu. "Đã đến lúc các cơ quan chức năng phải nhìn thẳng vào sự thật để có thể đề ra hẳn một chiến lược ứng phó với ý đồ xấu của phía họ" - ông Mưu nói.
Mới đây, Hội Nghề cá Việt Nam đã có công văn gửi Cục An ninh Nông nghiệp - Nông thôn thuộc Tổng cục An ninh Nội địa - Bộ Công an, đề nghị kiểm tra cá tầm nhập về Việt Nam. Công văn nêu rõ: Hiện nay, các trại cá tầm đóng vai trò làm trạm trung chuyển để "rửa" cá nhập lậu. Các trại cá này có cả "kỹ sư" người TQ không rõ là hợp pháp hay không.
Theo Hội Nghề cá Việt Nam, hoạt động này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất cá nước lạnh của ta, làm lẫn lộn cá nuôi từ các trang trại trong nước với cá TQ, làm giảm uy tín chất lượng cá nuôi của Việt Nam. "Hội đề nghị Bộ Công an và các cơ quan chức năng khẩn trương điều tra, xử lý những trường hợp phi pháp, tránh tẩu tán hiện vật nhằm bảo vệ ngành sản xuất cá nước lạnh trong nước" - công văn nhấn mạnh.
"Chưa thể nói gì"
Phóng viên Báo Người Lao Động đã cố gắng liên lạc với ông Vũ Tuấn Cường - Chánh Thanh tra Vụ Pháp chế, Thanh tra Tổng cục Thủy sản Bộ NN-PTNT - để tìm hiểu thông tin về vụ việc "rửa" cá tầm. Tuy nhiên, ông Cường chỉ cho biết: "Hiện nay, chúng tôi chưa thể nói được gì về vấn đề này. Trong những ngày tới, Tổng cục Thủy sản sẽ báo cáo cụ thể với lãnh đạo Bộ NN-PTNT".
Bài và ảnh: Văn Duẩn


Copy từ: Người Lao Động