CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Bảy, 6 tháng 4, 2013

LẼ NÀO KẺ CHỦ MƯU VẤN NGOÀI VÒNG PHÁP LUẬT !?


Chiều thứ 7: Tiếng nói Nhà văn

 * Nhà văn NGUYỄN THỊ THÚY NGOAN
              Mấy ngày qua, tôi đã phải gắng “vượt cảm cúm” để đọc nhiều bài viết tỏ lòng thông cảm, ủng hộ lẽ phải, bảo vệ công lý trong vụ án Đoàn Văn Vươn. Trên trang mạng của Đại tá nhà báo Bùi Văn Bồng và nhiều trang Thông tin khác. Tôi thật cảm kích, xúc động với nhiều bài viết phân tích phải –trái, trắng-đen trong vụ án oan sai này. Với những bài viết nhận định và phân tích  vụ việc cưỡng chế gia đình họ Đoàn ở huyện Tiên lãng HP. Tôi đọc rất kỹ, bài nào cũng phân tích thật sâu sắc, thấu tình đạt lý. Những nhà chức trách còn có lương tâm nếu như đọc những bài phân tích này chắc rằng có là đá cũng phải suy nghĩ và xấu hổ.
 
Tội phạm hiền như đất, “từ đất dấy lên…”
           Những vị chức sắc được giao việc xoay xoáy thẩm vấn ông Vươn sao họ không hỏi ngược lại những nhà chức trách làm sai chính sách. Giải quyết vụ việc không thấu tình đạt lý giữa đảng và dân, sao cư stự hào xưng danh “Nhà nước của dân do dân và vì dân”? Vậy tại sao với một gia đình nông dân thuần túy lao động bằng mồ hôi nước mắt của họ đổ xuống đầm hoang, bãi sú ấy đặc quánh phù sa, mới có đầm cá hôm nay.
            Khi hết hợp đồng, họ đã trình đơn xin thuê tiếp. Nhưng chính quyền huyện Tiên lãng đã kiên quyết đòi lại cho người khác thuê là điều quá vô lý. 20 năm một phần ba cuộc đời con người, đổ mồ hôi sôi nước mắt xuống đó.
           Nếu khu đầm ấy Nhà nước đòi lại để  làm vào việc quan trọng của huyện cũng như của TP, ví như để làm khu sinh thái, du lịch gì đó… mà gia đình họ Đoàn không trả, chống lại thì bắt giam là điều đúng. Vì không chấp hành chính sách của Đảng và Nhà nước. Qua vụ việc diễn biến vô cùng phức tạp, nhân dân cả nước rất quan tâm nóng lòng chờ đợi đưa ra xét xử xem kết quả thế nào? Thì đúng như dự đoán của đại đa số ND là gia đình họ Đoàn sẽ bị quy tội “giết người và chống người thi hành công vụ” như thời sự vẫn đưa tin năm ngoái. Trước đó, ông Đoàn Duy Thành và Mặt trận TQVN còn nói là đề nghị ông Vươn là điển hình nông dân sản xuất giỏi, có ý chí tự xóa nghèo kia mà!
 
Một kiểu “thi hành công vụ”
         Và đại đa số nhân dân hỏi ngược lại, tại sao không đưa ra xét xử những người cầm quyền làm sai đường lối chính sách, mà chỉ khai trừ, khiển trách, chính họ dẫn người dân lương thiện đến cảnh tù tội. bị lực lượng cưỡng chế, san bằng nhà cửa, đầm tôm, không còn nhà ở, nếu rơi vào ai cũng phải tự vệ. Vũ khí ấy thì chỉ cản trở người thi hành công vụ, mà đã giết được ai đâu mà quy tội giết người. Theo Nhà báo BVB: “Nếu cần giải tỏa mặt bằng, lấy lại đất cho thuê một cách đúng pháp luật mà ông Vươn không chịu chấp hành thì chỉ cần vài người đại diện cho chính quyền và CA là đủ. Nếu gia đình họ Đoàn chống lại thì bắt giam là đúng. Nhưng đàng này, họ là thân phận nông dân bị lừa để cướp đất, là nạn nhân đáng thương…Ông Ca tự khoe cái gọi là ‘thắng lợi chiến thuật’, nhưng chiến thuật kiểu gì chỉ với mấy anh nông dân nghèo mà phương án phương iếc, kế hoạch với chả kê hung, huy động lực lượng súng ống, chó nghiệp vụ dữ dằn như vậy? Chó nghiệp vụ chủ yếu truy tìm dấu vết, truy tìm tội phạm nguy hiểm giấu mặt, ẩn tích; đâu phải đánh hơi mìn và uy hiếp dọa nạt người dân yếu thế? Sử dụng đi cưỡng chế thu hồi đất? Nếu không ngoài mục đích khoa trương thanh thế để lấy đất cho nhanh, sau này còn rung dọa người khác nhằm nhanh chóng đạt mục đích…’cưỡng chế’ ?!?… Bản chất của pháp luật VN là tính khoan hồng và nhân đạo”…
             Tôi đọc bài: Diễn đàn Lý luận, Phê bình Văn học THÊM NGHĨA VÀO NHÂN của Nhà văn Trần Thanh Giao viết: “Trong kho tàng của cha ông để lại có “những hạt nhân tư tưởng”  có yếu tố “lập thuyết”, đặc biệt hơn, đó là sự tổng kết những việc tự mình đã làm có kết quả trong thực tiễn , “lấy xưa nghiệm nay” mà đúc kết chứ không chỉ là lý thuyết. Trong thơ văn Nguyễn Trãi có thuyết “nhân nghĩa” Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân” hay “ Lấy đại nghĩa mà thắng hung tàn/Lấy chí nhân mà thay cường bạo” (Bình Ngô đại cáo). Đạo làm tướng lấy nhân nghĩa làm gốc, trí dũng làm cành (Quân trung từ mệnh tập). Quyền mưu vốn để dụng trừ gian/Nhân nghĩa duy trì thế nước an (Ức trai thi tập) v.v… Và còn một tư tưởng lớn của Nguyễn Trãi từ thế kỉ XV cho đến nay vẫn luôn chói sáng tư tưởng hòa hiếu, hiếu sinh được diễn ngôn bằng thuyết “ Thần võ không giết” “Thần võ không giết/Đức lớn hiếu sinh….” Tha hàng mười vạn binh sĩ lại còn cấp thêm 500 thuyền mấy ngàn ngựa cho về nước, mà đám binh ấy về đến nơi đến chốn mà hồn xiêu phách lạc. Tư tưởng này đã mang đến thắng lợi cho các cuộc chống xâm lăng suốt thế kỉ XX. Đó là đánh giá theo cái đức chứ không đánh giá theo võ công hay theo sự chiếm đoạt đất đai rộng hẹp . Một cách đánh giá rất nhân văn mà cho đến nay vẫn không có cách đánh giá nào đúng đắn hơn….”
 
“Một trận đánh hay, đẹp,
có thể dựng phim, viết sách…”
 
        Vậy mà bây giờ không ít người cầm quyền họ quên những điều nhân đức mà cha ông đã để lại. “Đạo làm tướng lấy nhân nghĩa làm gốc” thì cái gì cũng thắng lợi, Nguyên Chủ tịch Lê Đức Anh nói trong vụ Tiên lãng hồi năm ngoái : “Làm thì phải có sai, nhưng sửa sai như thế nào cho thấu tình đạt lý”.
            Nhiều nhà báo đã viết là cần phải cân nhắc thật kĩ lưỡng vụ việc, đánh giá thật khách quan toàn diện tất cả tình tiết có liên quan tới vụ việc để định tội”.
Thế là anh em nhà họ Đoàn đã bị đưa ra xét xử với tội danh “giết người – chống người thi hành công vụ” với các hình phạt “Tù giam – tù án treo” mà theo Viện KSND TP HP cho là nhân đạo, với các mức khoan hồng nhẹ nhất. Nhưng họ đã giết được ai đâu?
              Nhân dân còn đang chờ sớm đưa ra xét xử những người cầm quyến, chỉ đạo cưỡng chế sai đường lối chính sách trong vụ này. Nếu công minh pháp luật, chính họ mới là chủ mưu gây ra vụ này, họ là nguyên nhân chính dẫn tới việc đẩy anh em họ Đoàn ở Cống Rộc vào việc phạm pháp (theo cách dùng từ của nhà cầm quyền). Nếu thực sự công minh pháp luật, phải sớm truy xét những cán bộ lãnh đạo và chỉ đạo từ xã, huỵện lên thành phố để đưa ra xét xử đúng pháp luật. Họ phải chịu hình phạt nặng hơn anh em, gia đình họ Đoàn. Trước khi đưa ra xét xử, họ phải bị khai trừ Đảng, vì không còn xứng đáng là đảng viên Cộng sản chân chính, chứ không phải chỉ nhẹ hều phê bình, cảnh cáo, khiển trách là đủ. 
            Gia đình họ Đoàn bị hại, phải tự vệ chống lại sự ngang nhiên đe dọa tính mạng, xâm phạm  tài sản, nhà ở. Người dân bỗng dưng  bị chính quyền, tòa án lừa rút đơn kiện, rồi lại rơi vào cảnh huống trước nguy cơ bị giết, nhưng lại bị quy tội ‘giết người” và bị phạt đến 5 năm tù. Trong khi đó, nguyên nhân chính gây sai phạm lớn trong vụ này đang được lờ dần đi. Khi mà những kẻ cố tình làm sai pháp luật, làm trái đạo lý để vụ lợi cho cá nhân và phe nhòm – kẻ chủ mưu – vẫn bình chân như vại ngoài vòng pháp luật, vẫn mang danh đảng viên Công sản, vẫn chức quyền đầy mình, thì không thể gọi là dân chủ, là công minh, công bằng pháp luật, chưa thể tự vinh danh là Nhà nước pháp quyền “của dân, do dân, vì dân”!
T.N
 
 


Bầu Đức từ chối tọa đàm đối thoại trực tiếp với TS Alan Phan

 Bị chạm nọc bầu Đức mất khôn: Không nhận lời mời của TS Alan Phan tham gia buổi tọa đàm đối thoại trực tiếp. Bầu Đức chỉ thích chạy lông nhông vòng ngoài phản bác kiểu hàng chợ thì khác gì trẻ con. Bầu Đức từ chối lời mời cuả TS Alan Phan  tham gia buổi tọa đàm đối thoại trực tiếp với CLB BĐS Hà Nội. Nhưng bầu Đức lại tuyên bố  Tôi sẽ là người đầu tiên phản bác Alan Phan” Thế bầu Đức phản bác ở đâu? Trong xó nhà, ngoài lề đường hay bên hông chợ?

Bầu Đức: "Ông Alan Phan nói như cậu SV dạy toán cho GS Ngô Bảo Châu"


(GDVN) –  Phân tích về quan điểm của TS Alan Phan về thị trường BĐS Việt Nam đang gây tranh luận trong thời gian gần đây, ông Đoàn Nguyên Đức - Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai - ví von: "... chẳng khác nào một cậu sinh viên lại “lên mặt” dạy toán cho GS.Ngô Bảo Châu”.
Ông Alan Phan không hiểu gì về BĐS Việt Nam

“Tôi nghe câu nói của Alan Phan: "Hãy để cho nó (doanh nghiệp BĐS – pv) chết đi", tôi cho là cực kỳ thiếu văn hóa. Chúng ta là người có học, tại sao lại nói như thế!” – Bầu Đức chia sẻ hết sức thẳng thắn trong cuộc trao đổi với báo điện tử Giáo dục Việt Nam chiều 5/4.

Trong mắt mọi người, TS Alan Phan có thể là một doanh nhân với 43 năm kinh nghiệm tại thị trường Mỹ và Trung Quốc, cũng là Việt kiều đầu tiên đưa công ty tư nhân của mình lên niêm yết sàn chứng khoán Mỹ nhưng trong mắt của bầu Đức, Alan Phan chỉ là con số 0.

“Alan Phan là ai? Trong lịch sử, ông ấy đã làm gì cho đất nước Việt Nam? Đối với thị trường BĐS, ông Alan Phan có dự án nào ở VN không? Câu trả lời là “không có”. Ông ấy có một công ty nào thành đạt không? Câu trả lời cũng là “không”. Một người không biết gì mà lại đi khuyên những người biết gì, giống như một người không biết đá banh mà lại nói chuyện đá banh hoặc chẳng khác nào một cậu sinh viên lại “lên mặt” dạy toán cho GS.Ngô Bảo Châu”, bầu Đức ví von.

Trong mắt mọi người, Alan Phan có thể là một doanh nhân với 43 năm kinh nghiệm tại thị trường Mỹ và Trung Quốc nhưng trong mắt của bầu Đức, Alan Phan chỉ là một con số 0.

Vị lãnh đạo của Tập đoàn HAGL khẳng định: Thị trường BĐS Việt Nam có những đặc điểm phức tạp riêng của nó và chỉ những người trong nước, những người trong cuộc, trực tiếp nhặt từng miếng sắt, viên gạch để xây nhà thì mới hiểu rõ nhất, thấm sâu nhất về BĐS.

Qua đó, ông Đoàn Nguyên Đức cho rằng: Ông Alan Phan không hiểu gì về BĐS Việt Nam, thậm chí

là một người thiếu văn hóa khi đưa ra những lời lẽ khiếm nhã chê bai các doanh nghiệp BĐS Việt Nam.

"Tôi sẽ là người đầu tiên phản bác Alan Phan"


Chia sẻ với phóng viên báo Giaoduc.net.vn, ông Đoàn Nguyên Đức đã chỉ ra rất nhiều cái sai cơ bản nhất trong các phát ngôn về thị trường BĐS thời gian vừa qua.

Cái sai lầm đầu tiên phải kể đến đó là việc dùng từ “Chính phủ “cứu” BĐS”. Bầu Đức cho rằng: Chính phủ không phải cứu thị trường mà chỉ “hỗ trợ” để tạo thị trường thanh khoản tốt hơn, tập trung vào phân khúc nhà thu nhập thấp, nhà ở xã hội chứ không phải nhà có giá trị cao.

“Không có Nhà nước nào bỏ tiền ra hỗ trợ cho bất cứ một doanh nghiệp nào, trong quá khứ không có và tương lai cũng sẽ không bao giờ có. Tiền này là Chính phủ hỗ trợ cho những người mua nhà và những người thu nhập thấp có điều kiện mua nhà để ở. Chính phủ hoàn toàn không can thiệp vào doanh nghiệp, không trực tiếp đưa tiền cho doanh nghiệp”- Bầu Đức cam đoan.

Theo bầu Đức: Chính sách của Chính phủ là hoàn toàn đúng đắn và chúng ta nên ủng hộ theo chính sách đó.

“Qua báo chí, tôi biết được rằng: Alan Phan có lời mời tôi tham gia danh sách các vị khách mời tham gia buổi tọa đàm đối thoại trực tiếp với CLB BĐS Hà Nội, tôi cảm ơn nhưng tôi xin khẳng định là tôi sẽ không bao giờ đi. Tôi không biết ông ta là ai, tôi cũng không bao giờ nghe những gì ông ấy nói. Tôi cho đó là những cuộc nói chuyện tào lao, vớ vẩn, không đáng để tôi quan tâm”.

Bầu Đức cũng nhấn mạnh ông sẽ là người đầu tiên lên tiếng phản bác lại những luận điểm của TS.Alan Phan.

Trước khi kết thúc cuộc trao đổi với báo Giáo dục Việt Nam, người đứng đầu Tập đoàn HAGL nhấn mạnh: Dư luận không nên đề cập quá sâu hoặc cuốn vào những lời nói của ông Alan Phan bởi nó chỉ làm rối thị trường, rối xã hội hoặc có động cơ xấu ẩn chứa phía sau những “tuyên bố sốc” của ông Alan Phan.




Copy từ: GDVN

Chuyện vui cuối tuần: Bình Dương nhận được hơn 44 triệu ý kiến góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992

Loa loa nghe đây:Bình Dương nhận được hơn 44 triệu ý kiến góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992

 
TTĐT - Sáng 03 - 4, tại Câu lạc bộ Hưu trí tỉnh, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Thị Kim Vân dự họp báo cáo kết quả tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 tại Bình Dương đợt 2 (từ 12/3 đến 27/3/2013). Tham dự có hơn 500 hội viên Câu lạc bộ Hưu trí tỉnh.
    
Theo báo cáo, trong đợt 2, toàn tỉnh đã tiếp tục tổ chức được 207 hội nghị, hội thảo với 20.393 người tham dự, in ấn và phát 10.000 bảng so sánh Hiến pháp 1992 kèm bản thuyết minh gửi đến các tổ chức công đoàn cơ sở trên địa bàn tỉnh. Toàn tỉnh đã phát 258.091 phiếu lấy ý kiến nhân dân, thu về 220.885 phiếu, đạt 85%. Tổng số các ý kiến đóng góp trong đợt 2 là 33.268.532 ý kiến. Trong đó, có 28.894.551 ý kiến tán thành, 1.871 ý kiến góp ý sửa đổi, 424 ý kiến bổ sung nội dung mới, 638 ý kiến không tán thành.
    
Như vậy, cả đợt 1 và đợt 2, toàn tỉnh có 44.459.628 ý kiến đóng góp. Trong đó, tổng số ý kiến tán thành là 40.084.170; tổng số ý kiến không tán thành là 657 ý kiến; tổng số ý kiến góp ý sửa đổi là 2.638 ý kiến; tổng số ý kiến góp ý bổ sung 1.115.
    
 
Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Thị Kim Vân báo cáo kết quả lấy ý kiến đóng góp Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992
 
    
Phát biểu tại buổi họp, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Thị Kim Vân đánh giá cao tinh thần, trách nhiệm của cán bộ, công chức và người dân trong việc đóng góp Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Các ý kiến đóng góp rõ ràng, được nghiên cứu kĩ, thiết thực, sâu sắc, thể hiện rõ mong muốn Hiến pháp được sửa đổi có tính ổn định lâu dài, tạo động lực cho đất nước tiếp tục phát triển. Phó Chủ tịch HĐND đề nghị, từ nay đến 30/9, các tổ chức, cá nhân và người dân tiếp tục đóng góp ý kiến vào Dự thảo sửa đổi.
 
Mai Xuân
Cập nhật lúc : 02:04 03/04/13
http://binhduong.gov.vn/vn/news_detail.php?id=10164&idcat=17&idcat2=32

 

 

Bình Dương phét lác : 44 TRIỆU GÓP Ý CHO HIẾN PHÁP !?



Con số ý kiến cả nước góp ý Hiến Pháp của Chủ tịch Quốc hội đưa ra đã choáng vì độ quyết liệt, coi lại chẳng si nhê gì so với kết quả lấy ý kiến đóng góp Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 của Bình Dương: 44 triệu ý kiến chia cho 1,6 triệu dân (kể cả em bé còn mang tã) vị chi mỗi người có 27 ý kiến đóng góp. híc.híc.

nhấp chuốt  vào đây để xem rõ hơn






Copy từ: Người Lót Gạch

Gia đình Anh Đoàn Văn Vươn sẽ kháng án


RFA 05.04.2013
000_Hkg8442478-305
Gia đình Anh Đoàn Văn Vươn tại phiên xử ở Tòa án Hải Phòng hôm 2 tháng 4 năm 2013.
AFP PHOTO


Gia đình Đoàn Văn Vươn sẽ kháng án sau phiên xử sơ thẩm kết thúc chiều qua 5/4 tại Hải Phòng. Luật sư Trần Đình Triển đã xác nhận tin này với Đài ACTD.
Sau phiên xử, ông Phil Robertson, Phó Giám đốc phụ trách khu vực Á châu của Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch phát biểu với báo chí rằng, việc ngày càng nhiều các vụ thu hồi đất độc đoán của các quan chức tham nhũng, không theo pháp luật và không đền bù thỏa đáng, chính là những điều làm người dân Việt Nam bức xúc với vụ án Đoàn Văn Vươn. Dù không thể chấp nhận cách phản ứng của gia đình này, nhưng sự gia tăng những vụ việc tương tự là dấu hiệu quan trọng cảnh báo chính quyền Việt Nam về những gì có thể xảy ra nếu tình trạng lạm dụng tiếp diễn và gây thiệt hại cho người dân mất đất.
Tòa án Nhân dân Hải Phòng đã tuyên án Ông Đoàn Văn Vươn và em trai Đoàn Văn Quý cùng mức án 5 năm tù về tội giết người. Cùng tội danh, ông Đoàn Văn Sịnh anh ông Vươn chịu mức án 3 năm 6 tháng tù, ông Đoàn Văn Vệ người cháu ông Vươn bị kết án 2 năm tù.
Vợ ông Quý Phạm Thị Báu tức Phạm Thị Hiền bị 18 tháng tù treo, 36 tháng thử thách. Vợ ông Vươn Bà Nguyễn Thị Thương  bị 15 tháng tù treo, thử thách 30 tháng. Hai phụ nữ này bị cáo buộc chống người thi hành công vụ.
Tòa án nhìn nhận việc cưỡng chế thu hồi đất có sai trái, nhưng không chấp nhận thay đổi tội danh, mà chỉ áp dụng tình tiết giảm nhẹ chung cho các bị cáo. Theo báo chí nhà nước, mức án được cho là nhẹ vì thấp hơn khung hình phạt qui định.




Copy từ: RFA

MỘT BẢN ÁN KHỐN NẠN CHO NÔNG DÂN ĐOÀN VĂN VƯƠN VÀ GIA ĐÌNH TRONG VỤ ÁN ĐẦM KHỐN NẠN



Nguyễn Thu Trâm, 8406
Sau bao ngày tháng chờ đợi của đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước, cũng như của báo giới Việt Nam và quốc tế về phiên tòa của những kẻ cướp, xét xử những người nông dân chống cướp cũng đã diễn ra và đã kết thúc với kết quả không như mong đợi của nhiều người, nhưng không ngoài dự đoán của những người quan tâm:
 - Đoàn Văn Vươn  5 năm tù giam
- Đoàn Văn Quý  5 năm tù giam
-  Đoàn Văn Sịnh 3 năm 6 tháng tù giam
-  Đoàn Văn Vệ 2 năm tù giam
- Phạm Thị Báu tức Hiền, vợ Đoàn Văn Quý 18 tháng tù treo,
- Nguyễn Thị Thương vợ Đoàn Văn Vươn, 15 tháng tù treo
 Đối với chế độ cộng sản thì mọi phiên tòa đều mang tính hình thức còn mức án cho mỗi bị cáo thì đã do đảng và nhà nước chỉ đạo từ trước, cho nên chẳng có gì đáng ngạc nhiên đối với những mức án như trên, tuy nhiên, chính cái bản án mà tòa án Hải Phòng vừa tuyên cho nông dân Đoàn Văn Vươn và gia đình đã khiến cho hàng triệu đồng bào Việt Nam nhớ đến nhận định bất hủ của tướng Trần Độ rằng: "Cái chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa của Việt Nam hiện nay nó tàn bạo hơn cả chế độ Tần Thủy Hoàng và sự dã man của chủ nghĩa phát xít Hít-le".

Tất nhiên tất cả những bản án do tòa án cộng sản đưa ra đều phi công lý và không có chút thuyết phục nào đối với cả bị cáo lẫn những người bàng quan, nhưng lại có ý nghĩa rất lớn đối với việc bảo vệ đảng, bảo vệ chế độ và bảo vệ cả những kẻ bảo vệ chế độ bởi tất cả những bản án đều có chung một mục đích là đe dọa mọi người dân rằng chớ có ngu dại mà chống lại đảng, chống lại nhà nước CSVN, vì những bản án tương tự đang chờ sẵn cho những ai có ý định đó.

Xin trở lại sơ lược với tình tiết dẫn đến vụ án mà phiên tòa chỉ vừa mới kết thúc ít phút trước đây sau 3 ngày xét xử: Nhiều người biết đến vụ án nà y như là “Vụ Án Cống Rộc, Vụ Án Đoàn Văn Vươn, Vụ Án Đầm Ông Vươn hay Vụ Án Đầm Khốn Nạn, bởi tình tiết của vụ án này  giống như bản sao của vụ án Đồng Nọc Nạn xãy ra trước đó 84 năm, vào sáng 16 tháng 02 năm 1928 tiếng Pháp gọi là l’Affaire de Phong Thanh – Là một vụ tranh chấp đất đai lớn, xảy ra năm 1928 tại làng Phong Thạnh, quận Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu nay là ấp 4, xã Phong Thạnh B, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu giữa một bên là các gia đình nông dân Biện Toại, Mười Chức và bên kia là giới địa chủ cường hào, quan chức thực dân Pháp cùng tham quan Nam triều. Vụ án gây thiệt mạng 5 người, trong đó có cả một lính pháp bị một nong dân đam chết, là một ví dụ điển hình của chính sách phân chia và quản lý ruộng đất bất công tại Nam Kỳ dưới thời thuộc Pháp, và một năm sau ngày xảy ra vụ án, một tòa đại hình của Pháp ở tỉnh Cần Thơ đã xử vô tội cho những người nông dân nổi dậy chống cường hào đó và  sau này, được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã tôn vinh vụ án Đồng Nọc Nạn như một biểu hiện của sự đấu tranh và phản kháng của nông dân với bọn cường hào ác bá ở nông thôn cũng như đối với Thực dân Pháp. Vụ án Đầm Khốn Nạn xuất phát từ  vụ cưỡng chế đất đai ở Tiên Lãng là vụ án về tranh chấp đất đai giữa gia đình nông dân Đoàn Văn Vươn ở Cống Rộc, Vinh Quang và Ủy ban nhân dân huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng… Khi vào sáng ngày  05 tháng 01 năm 2012, huyện Tiên Lãng đã tiến hành cưỡng chế do phó chủ tịch huyện Nguyễn Văn Khanh làm trưởng ban cưỡng chế cùng với sự chỉ huy của Giám đốc sở công an Hải Phòng, Đại tá Đỗ Hữu Ca điều động hơn 100 công an, quân đội và hàng chục chó nghiệp vụ tấn công vào khu đầm Cống Rộc, nã súng vào nhà ông Đoàn Văn Vươn và gia đình nhưng đã bị gia đình ông Đoàn Văn Vươn chống trả bằng các loại vũ khí tự tạo, gây thương tích cho 4 công an và 2 bộ đội tham gia cưỡng chế, khiến cho 6 người dân bị bắt và bị khởi tố, việc cướp đất đất của bọ cường hào đỏ tại địa phương bất thành, một số cán bộ địa phương tổ chức cướp đất của nông dân bị đình chỉ công tác, bị cách chức và sẽ bị đưa ra xét xử vào ngày 08 tháng 4 tới đây.

Đối với những nông dân chống trả lại bọn cường hào cướp đất bằng bom mìn tự tạo sau khi bị bắt giam, cơ quan công an Hải Phòng ra quyết định khởi tố vụ án giết người và chống người thi hành công vụ, ngôi nhà 2 tầng của nông dân Đoàn Văn Vươn bị phá hủy, mà Phó chủ tịch UBND Hải Phòng Đỗ Trung Thoại cho là do "nhân dân bất bình nên vào phá" và người dân rất đồng tình với việc cưỡng chế này. Tuy nhiên việc thu hồi đất đã bị hủy bỏ, chủ tịch UBND và Bí thư Đảng ủy xã Vinh Quang cũng bị đình chỉ chức vụ. Ngày 10 tháng 2, thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu chính quyền địa phương thi hành các thủ tục cho phép gia đình nông dân Đoàn Văn Vươn tiếp tục được sử dụng đất mà bản thân ông Vươn và gia đình đã đổ công sức, mồ hôi và xương máu để quai đê, lấn biển mà tạo thành. Chiều ngày 23 tháng 2 năm 2012, Chủ tịch và Phó Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng bị cách chức.



Ngày 7 tháng 2 năm 2012, Thường vụ Thành ủy thành phố Hải Phòng đã tổ chức họp báo thông báo quyết định kiểm điểm và ra quyết định kiểm điểm tập thể Ban thường vụ huyện ủy Tiên Lãng; đình chỉ công tác ông Lê Văn Hiền, Phó bí thư, chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng, và Phó chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng Nguyễn Văn Khanh, là người trực tiếp chỉ đạo cưỡng chế cướp đất để kiểm điểm trách nhiệm cá nhân.



Các báo ở Việt Nam đã dẫn lời nhiều chính khách của Việt Nam bàn về vấn đề này. Các ý kiến cho rằng chính chính quyền huyện Tiên Lãng cũng đã sai phạm về mặt pháp luật khi tiến hành cưỡng chế cướp đất đai và thành quả lao động của người nông dân là nguyên do dẫn đến việc nông dân Đoàn Văn Vươn và gia đình phải hành động tự bảo vệ đất đai và thành quả lao động, đưa đến việc phạm tội chống người thi hành công vụ, nhưng thực chất là những người cướp cạn.



Ngay cả cựu Chủ tịch nước Lê Đức Anh cũng nhận định rằng, “Trong vụ cưỡng chế này, chính quyền huyện, xã đều sai và đây là bài học mà chính quyền cả nước phải rút kinh nghiệm, rằng Thành ủy Hải Phòng và UBND TP Hải Phòng phải có trách nhiệm xử lý, làm sai chỗ nào thì phải nhận sai ở chỗ đó, không được trả lời loanh quanh và không được che giấu sai phạm. Trả lời tiền hậu bất nhất là không thể được và sử dụng bộ đội để cưỡng chế với dân hầu trấn cướp đất đai của họ là tuyệt đối sai

Ngày 02 tháng 2 năm 2012, văn phòng Chính phủ cho biết thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng quyết đã chủ trì họp chỉ đạo giải quyết vụ việc và đến ngày 10 tháng 02, thủ tướng cộng sản Nguyễn Tấn Dũng kết luận “chính quyền đã sai toàn diện trong vụ cướng chế, cướp đất của đình Nông dân Đoàn văn Vươn ở Tiên Lãng”.



Luật sư Trần Vũ Hải, gửi đơn lên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng,là đại biểu Quốc hội Việt Nam khu vực 3 Hải Phòng, trong đó có huyện Tiên Lãng, kiến nghị xem xét khởi tố hình sự vụ chính quyền Hải Phòng phá sập nhà ông Vươn và em trai ông. Theo Luật Sư Trần Vũ Hải, nguyên thủy việc cưỡng chế đầm tôm của ông Vươn cũng sai vì "xuất phát từ quyết định thu hồi sai" và "Phải xác định xem chính quyền Tiên Lãng sai thế nào mới dẫn đến ông Vươn quá bức xúc và có hành động chống lại đảng cướp".



Vào sáng ngày 02 tháng 4 vừa qua, cùng với hàng trăm đồng bào Việt Nam ở nhiều tỉnh  thành trong cả nước đổ về Hải Phòng để ủng hộ gia đình người nông dân nổi dậy Đoàn Văn Vươn đang đứng trước vành móng ngựa như là những bị cáo để chịu sự xét xử của những kẻ cướp, vì hành vi dám chống lại kẻ cướp của họ - Thì ở bên kia bán cầu, tại nhiều nước tự do ở Châu Âu, Châu Úc và Hoa Kỳ, hàng trăm ngàn đồng bào Việt Nam cũng thao thức để dõi theo diễn biến của phiên tòa, để nhận định xem sau ngót 1 thế kỷ, với những tình tiết của vụ án như là bản sao 1-1 của vụ án Đồng Nọc Nạn, liệu tòa án của cộng sản Việt Nam ngày nay có sánh bằng tòa án của Thực dân Pháp từ một thế kỷ trước hay không.

Buồn thay, đối với người dân thuộc địa từ ngót một thế kỷ trước, thực dân Pháp là những kẻ cướp nước mà cũng dành cho những bị cáo là người dân bị trị của xứ thuộc địa một bản án mang đầy tính nhân văn, nhân bản, công lý và bình đẳng với cả tầng lớp cường hào và với cả thần dân của mẫu quốc. Nhưng 84 năm sau vụ án Đồng Nọc Nạn, kết quả của phiên tòa xét xử vụ án Đầm Khốn Nạn ngày nay đã thể hiện quá nhiều cái phi nhân bản, phi công lý và bất bình đẳng giữa người nông dân với tầng lớp cường hào đỏ ở nông thôn, rằng ngay trên đất nước Vạn Xuân này, với những con người da vàng máu đỏ, nhưng vẫn không thể bình đẳng với những con người máu đỏ da vàng khác trong xã hội vì dưới cái chế độ cộng sản này con người ta còn phải mang cả cái tính đảng, và tính giai cấp nữa thì những người nông dân thấp cổ bé họng làm sao mà được bình đẳng với giai cấp quan phương, với các tầng lớp cường hào đỏ được?

Nhiều người theo dõi phiên tòa và cả những thông tín viên báo chí nước ngoài nữa, đều tỏ ra bất bình và phẫn nộ với phiên tòa, với cách hành xử của ngành an ninh của CSVN tại Hải Phòng đối với những người đến dự khán phiên tòa, và tất nhiên là đối với cả mức án mà tòa án vừa tuyên phạt những người nông dân họ Đoàn trong vụ án Đầm Khốn Nạn này. Người ta phẫn nộ bởi cớ Tòa Đại Hình của thực dân Pháp đã xử vô tội cho những nông dân xứ thuộc địa, chống lại cường hào và giết chết cả lính Pháp tham gia "cưỡng chế", và rồi chính nhà nước cộng sản Việt nam cũng đã tôn vinh những người nông dân trong vụ án Đồng Nọc Nạn đó, vậy thì hà cớ gì Tòa án của Việt Nam lại kết án tù đối với những đồng bào của mình, cũng là những nông dân nỗi dậy chống cường hào cấu kết với những người lính Việt mang vũ khí của Nga Tàu đến cưỡng chế, trấn cướp đất đai, ao đầm của họ? Riêng người viết thì vừa cảm thấy uất hận xen lẫn một chút mừng vui vì dù sao đi nữa thì qua phiên tòa này, bản chất độc tài và bịp bợm của chế độ cộng sản Việt Nam càng bộc lộ rõ hơn, để thêm nhiều người hơn nữa, nhất là đồng bào miền Bắc XHCN sẽ không còn tin theo luận điệu tuyên truyền của chế độ công sản rằng “Đảng cộng sản không những là đội tiên phong của giai cấp công nhân, nông dân mà đồng thời là đội tiên phong của dân tộc”. Thật là bịp bợm đến mức không thể nào còn có thể bịp bợm hơn nữa! Những gì diễn ra qua vụ án này, qua phiên toà này đã chứng minh một cách hùng hồn rằng đảng cộng sản Việt Nam là kẻ thù bất cộng đái thiên của gia cấp công nhân và giai cấp nông dân Việt Nam, đảng cộng sản Việt Nam là một thực thể chống lại cả dân tộc Việt Nam mà vũ khí của đảng là lực lượng công an, là chó nghiệp vụ, là lực lượng quần chúng tự phát, là những phiên tòa của kẻ bán nước xét xử người yêu nước, là những nhà tù, những trại lao cải để trừng phạt những người dám đi ngược lại với quyền lợi của giai cấp thống trị và của cường quyền tham nhũng.

Hiểu được đích thực bản chất của chế độ công sản, của cường quyền tham nhũng thì 70 triệu nông dân Việt Nam sẽ là 70 triệu Đoàn Văn Vươn, và mỗi vụ cưỡng chế trấn cướp đất đai của nông dân sắp tới đây, ở bất cứ nơi đâu trên lãnh thổ Việt Nam đều có thể trở thành những vụ án Đồng Nọc Nạn của 84 năm trước hay vụ án Đầm Khốn Nạn ở Tiên Lãng ngày nay để xem liệu xem chế độ công sản Việt Nam có đủ số lượng nhà tù nhỏ để giam cầm cả 70 triệu nông dân Việt Nam hay cả 90 triệu đồng bào Việt Nam đang chung sức đồng lòng chống lại chế độ cộng sản và cường quyền tham nhũng đỏ hay không.

Quân giả châu giã; thứ nhân giả, thủy giã; thủy tắc tải châu, thủy lắc phúc châu, thử chi vị giã. Cố quân nhân giả, dục an, tắc mạc nhược bình chính ái dân dĩ”.  Nghĩa là “Vua ví như thuyền; dân ví như nước; nước chở được thuyền thì cũng lật được thuyền. Cho nên kẻ nắm quyền cai trị nếu muốn được an vị, thì chẳng còn cách nào hay bằng, thực hiện chính trị hòa bình và biết thương yêu kính trọng người dân”. Chế độ cộng sản Việt Nam đang chống lại nhân dân, chống lại cả dân tộc Việt Nam, tức là thuyền đang chống lại nước, như vậy thì chuyện nước sẽ lật thuyền chỉ còn là chuyện của nay mai thôi. Cả dân tộc Việt Nam đang đồng hành cùng gia đình người nông dân Đoàn Văn Vươn cũng như tất cả những dân oan khiếu kiện vì bị cường quyền tham nhũng đỏ trấn cướp ruộng vườn, nhà cửa... Và cả thế giới loài người đều đang đồng lòng chống lại chế độ cộng sản, một thực thể chống lại loài người, thì không còn gì nữa để 90 triệu đồng bào Việt Nam phải úy kỵ, mà không nhất tề nổi dậy chống lại bạo quyền cộng sản, giành lại tự do, dân chủ và quyền được sống, được làm người và quyền tự quyết định vận mệnh của đất nước mình mà đã bị chế độ cộng sản tước đoạt hoàn toàn kể từ khi Hồ Chí Minh cướp chính quyền từ chính phủ Quốc Gia vào tháng 8 năm 1945 của thế kỷ trước. Những gì đang diễn ra trên đất nước này, những gì thể hiện qua phiên tòa này đều cho thấy rằng ngày nào cộng sản còn nắm quyền cai trị đất nước thì ruộng vườn, nhà cửa ao đầm của người nông dân sẽ còn tiếp tục bị trấn cướp và danh dự và nhân phẩm của người Việt Nam còn tiếp tục bị chà đạp, mạng sống của mỗi người nông dân Việt Nam sẽ còn tiếp tục bị đe dọa, bởi công an Việt Nam đã được đảng cộng sản bảo kê cho quyền được bắn những người "chống người thi hành công vụ" như Đoàn Văn Vươn và gia đình. Đây là lý do tại sao mà hàng chục ngàn nông dân Việt Nam đã ký tên vào bản kiến nghị sửa đổi hiến pháp 1992, yêu cầu xóa bỏ điều 4 hiến pháp, xóa bỏ độc quyền cai trị đất nước của đảng cộng sản tiến tới việc trao quyền lãnh đạo đất nước cho nhân dân, để giải thể hoàn toàn chế độ cộng sản. Và, chắc chắn rằng sau phiên tòa bất công lý, phi nhân bản của vụ án Đầm Đại Nạn này, cả 90 triệu nông dân Việt Nam sẽ cùng mạnh dạn ký tên vào bản kiến nghị hợp lòng dân đó.

Mong lắm thay.

Ngày 05 tháng 4 đen, năm 2013

Nguyễn Thu Trâm, 8406


Copy từ: Nguyễn Thu Trâm

Bản án Đoàn Văn Vươn gây bức xúc công luận

Ông Đoàn Văn Vương ra tòa ở Hải Phòng, 2/4/13
Ông Đoàn Văn Vương ra tòa ở Hải Phòng, 2/4/13
Nhìn vào ở góc độ văn minh, vụ Đồng Nọc Nạn cách đây 85 năm giết chết một quan Pháp và cuối cùng tòa đại hình Pháp đã tha bổng bị can. Đến bây giờ vụ ông Vươn cũng lặp lại như thế, nhưng không chết người, thì lại bỏ tù.
Các bản án từ 2-5 năm tù dành cho 4 anh em gia đình nông dân Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng (Hải Phòng) về tội danh “giết người” và 15-18 tháng tù treo dành cho vợ và em dâu ông Vươn về tội danh “chống người thi hành công vụ” đang gặp phải những phản ứng gay gắt từ công luận không chỉ về sự công minh của phiên tòa mà còn về những bất công trong chính sách đất đai của nhà nước, nguyên nhân gốc rễ gây nên tiếng súng vang dội “Đoàn Văn Vươn”.

Tại tòa, bị can Phạm Thị Báu, em dâu ông Vươn, đã thẳng thắn lên tiếng phản đối bản cáo trạng đối với các thành viên trong gia đình về tội danh “giết người, chống người thi hành công vụ”.
Bấm vào đây để nghe cuộc phỏng vấn

Bà Báu nói căn cứ vào kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ngày 10/2/2012, bà khẳng định đoàn người kéo đến cưỡng chế nhà bà sáng ngày 5/1 năm ngoái không phải là những người thi hành công vụ. Tuy nhiên, những lập luận của bị can và luật sư đã không được tòa cân nhắc.

Luật sư Nguyễn Việt Hùng, luật sư chính trong 8 đại diện pháp lý của gia đình ông Vươn, cho biết:

“Bản án chưa thật sự khách quan, chưa lột tả được bản chất của vụ án. Nội dung trình bày và phân tích của chúng tôi cũng chưa được nêu rõ trong bản án này. Quan điểm của chúng tôi là không có tội danh “giết người, chống người thi hành công vụ” trong vụ án này.”

Bản án là đáp số chung cuộc cho bao nhiêu năm dày công vun đắp của gia đình Đoàn Văn Vươn trên mảnh đất canh tác của mình, cho 3 năm họ ròng rã khiếu nại, khiếu kiện phản đối quyết định cưỡng chế bất công không được giải quyết, cho những xôn xao dự đoán của công luận về cách xử lý của chính quyền trong vụ việc, trong chính sách đất đai và bài trừ tham nhũng.

Bà Báu cho VOA Việt ngữ biết gia đình bà hết sức thất vọng trước các bản án được tuyên hôm 5/4.

Thế nhưng, kết quả phiên tòa không chỉ là sự thất vọng tột cùng đối với các bị can, mà còn đối với rất nhiều nạn nhân của nạn tịch thu đất đai trên cả nước, nhất là những người nông dân.

Ông Vũ Văn Luân, Thư ký Liên Chi Hội Nuôi trồng Thủy sản huyện Tiên Lãng, một trong những người theo dõi sát vụ án Đoàn Văn Vươn, phát biểu:

“Các bản án hôm nay, tôi không hài lòng. Dân Hải Phòng không tin tưởng sẽ có một bản án nhân văn về việc này. Theo dõi các phiên tòa, tôi cho rằng ông Vươn không “giết người, chống người thi hành công vụ”. Chúng tôi đã gửi rất nhiều văn bản rồi. Trong đó, chúng tôi khẳng định theo khoản 1 điều 15, ông Vươn phòng vệ chính đáng. Trong tình thế cấp thiết được quy định tại khoản 1, điều 16 Luật Hình sự, ông Vươn không phạm tội. Vì như quy định ghi rõ, ông buộc phải bảo vệ lợi ích của nhà nước, tập thể, nhân dân, và của mình, nên buộc phải gây ra thiệt hại nhỏ để ngăn chặn. Người ta đã có sẵn bản án rồi, nhưng tôi cho rằng ‘Nói phải, củ cải cũng nghe’. Trong vụ việc ông Vươn, dư luận thế giới rất mong chờ mọi thông tin sẽ được mổ xẻ. Các cụ nói ‘Nói phải, củ cải cũng phải nghe’, thế nhưng mình đã nói phải được chưa. Tôi lo nhất là mình chưa nói được cái gốc của vấn đề này ra, chính là bắt nguồn từ điều 15, 16 Luật Hình sự."

Kết quả vụ án này có ý nghĩa thế nào và ảnh hưởng ra sao đối với người nông dân Việt Nam, những nạn nhân trực tiếp của tình trạng cưỡng chế tịch thu đất đai tràn lan trong nước?

Ông Luân cho rằng:

“Có một điều lớn nhất là người ta đang so sánh giữa vụ án Đồng Nọc Nạn thời kỳ thực dân Pháp và vụ án bây giờ ở Hải Phòng, một thành phố rất nhạy cảm về tất cả các lĩnh vực, đặc biệt về đất đai. Nhìn vào ở góc độ văn minh, vụ Đồng Nọc Nạn cách đây 85 năm giết chết một quan Pháp và cuối cùng tòa đại hình Pháp đã tha bổng bị can. Đến bây giờ vụ ông Vươn cũng lặp lại như thế, nhưng không chết người, thì lại bỏ tù. Tôi cho rằng người ta sẽ không hài lòng về bản án này.”

Chừng nào nhà nước Việt Nam chưa giải quyết những tiêu cực này thì chừng đó chúng ta còn thấy thêm nhiều vụ án Đoàn Văn Vươn như thế này nữa.
Tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế Human Rights Watch cho rằng vụ án Đoàn Văn Vươn là tín hiệu cảnh báo cho nhà cầm quyền Hà Nội về hậu quả của tình trạng thiếu nhân quyền và pháp trị tại Việt Nam.

Phản ứng trứơc bản án dành cho gia đình ông Vươn, ông Phil Robertson, Phó giám đốc phụ trách khu vực Châu Á trong Tổ chức theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch nói:

“Thật thú vị khi những người bị cáo buộc dùng võ khí, súng ống chống lại chính quyền thì bị 5 năm tù trong khi những người chỉ thể hiện quyền tự do ngôn luận của công dân để bày tỏ chính kiến như blogger như Điếu Cày lại bị kêu án 12 năm tù. Thực trạng này thật kỳ quặc và cần lời giải thích từ nhà cầm quyền Việt Nam.”

Ông Robertson thuộc Human Rights Watch cảnh báo rằng chính sách nhân quyền và đất đai của nhà nước Việt Nam sẽ còn gây ra nhiều vụ “Đoàn Văn Vươn” khác nữa:

“Vấn đề ở đây là sự phi pháp trong chính sách cưỡng chế đất đai của chính quyền cũng như trong cách hành xử của quan chức địa phương vẫn chưa được xử lý thỏa đáng. Chừng nào nhà nước Việt Nam chưa giải quyết những tiêu cực này thì chừng đó chúng ta còn thấy thêm nhiều vụ án Đoàn Văn Vươn như thế này nữa.”

Chính sách đất đai và tranh chấp đất đai là đề tài nóng gây nhiều bức xúc tại Việt Nam. Trên 70% hồ sơ khiếu kiện trong nước chống lại chính quyền đều có liên quan đến đất đai.

Vụ án của nông dân Đoàn Văn Vươn, người được mệnh danh là “Anh hùng áo vải”, gây chú ý công luận trong và ngoài nước khởi sự từ đầu năm ngoái khi gia đình ông Vươn dùng võ khí tự tạo để bảo vệ đất canh tác trước lực lượng cưỡng chế đất đai gồm hàng trăm công an, bộ đội võ trang.

Có 6 nhân viên công lực bị thương, 5 quan chức chính quyền bị truy tố về tội “hủy hoại tài sản” và “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” trong vụ việc.


Copy từ: VOA

ĐẾN LƯỢT THỦ TƯỚNG RA PHẢN ĐÒN


Phạm Nhật Bình – Lê Vĩnh.
  
Đến nay thì phần lớn công luận đều thừa nhận hội nghị trung ương 6 là một thất bại thảm hại của phe Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Tuy nhiên, sở dĩ có nhận định đó là vì mức chờ đợi của xã hội đã lên quá cao cùng với các tuyên bố đầy hứa hẹn trước hội nghị, chứ khó có thể xem hội nghị 6 là thắng lợi của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Tuy kết quả sau cùng là xé được bản quyết định kỷ luật của Bộ Chính Trị nhưng uy tín và sĩ diện của ông Nguyễn Tấn Dũng cũng bị sứt mẻ đáng kể, từ việc trở thành trò cười "đồng chí X" đối với cả nước đến việc bị coi là không xứng đáng nắm ghế trưởng ban chỉ đạo chống tham nhũng nữa, v.v. Chính vì vậy mà nhiều người chờ đợi ông Nguyễn Tấn Dũng, với quyền lực tài chính và công cụ công an còn nguyên trong tay, sẽ lập tức phục hận…
Nhưng quả đúng với bản chất nhiều mưu trí của ông Dũng – mà tùy góc nhìn, có người xem là "bản lãnh", có người gọi là "hiểm độc" – ông đã tạm án binh bất động để ổn cố lại hàng ngũ dưới trướng. Ông chỉ đi đó đây thăm các đơn vị công an, sinh viên để hô hào phải có “liêm sỉ”.
Trong khi đó, phe 2 ông Sang - Trọng liên tục ra tay: Từ việc chính thức chỉ định ông Nguyễn Bá Thanh, bí thư Đà Nẵng, ra Hà Nội làm Trưởng ban Nội chính Trung ương vừa tái lập; đến rình rang công bố các thành viên thuộc 3 ban của đảng gồm Ban Nội Chính, Ban Kinh Tế, Ban Chống Tham Nhũng; đến tường thuật rôm rả buổi họp Ban Chống Tham Nhũng đầu tiên do ông Nguyễn Phú Trọng chủ tọa.
Hiển nhiên, với quá nhiều các ban tương tự trong quá khứ, đặc biệt là những gì vừa xảy ra ở Hội nghị 6, công luận vừa dè dặt vừa hy vọng về 3 ban lần này. Nhưng đến khi nghe ông Nguyễn Phú Trọng cất tiếng: "Tay nhúng chàm không thể chống tham nhũng" thì giới đại gia và tập thể các quan chức cấp cao đều thở phào nhẹ nhõm. Câu nói này không khác gì câu "kỷ luật sẽ tạo thù hận" của cùng tác giả vào tháng trước. Vì giới nắm tiền và nắm quyền ở thượng tầng hiện nay đều biết rõ TẤT CẢ các thành viên thuộc cả 3 ban, kể cả 3 trưởng ban, đều dính chàm không chỉ trên tay mà còn khắp người nữa. Riêng ông Dũng thì không chỉ biết mà còn có luôn con số "chàm" ai đã nhận từ ông bao nhiêu và có luôn hồ sơ "chàm" từ công an – an ninh về các vụ tham ô của thành viên khác. Tóm tắt lại, ông Dũng biết tất cả các thành viên 3 ban đều đang đeo găng tay đi họp mà thôi và vì vậy cái ban của ông Trọng chỉ là đòn hù.
Có lẽ chỉ có 1 người mà ông Nguyễn Tấn Dũng quan ngại là ông Nguyễn Bá Thanh. Một phần lý do, vì ông Thanh nổi tiếng về bản tính đánh thí mạng — nghĩa là nhắm mắt ra đòn cực độc và bất chấp đối phương sẽ phản công và làm thiệt hại mình thế nào. Vụ giao tranh với tướng công an Trần Văn Thanh từ 2007 đến 2009 là một thí dụ điển hình. Và phần lý do còn lại là lời hứa đã lọt ra tới công luận, đó là lời hứa từ Bộ Chính Trị sẽ giao cái ghế thủ tướng của ông Dũng cho ông Thanh.
Với bản tính và lời hứa nặng ký đó, người ta không ngạc nhiên khi từ Đà Nẵng, Bí thư thành ủy Nguyễn Bá Thanh trong những ngày chưa chính thức nhậm chức trưởng Ban Nội Chính, đã hăng hái nổ nhiều phát súng nhắm về hướng của phe nhóm thủ tướng. Hàng ngũ cán bộ và cả một vài tờ báo nhanh chóng truyền tai nhau các câu hăm dọa của ông Thanh: "Sắp tới tôi sẽ rà vô một số cái, cho hốt liền, không nói nhiều", hay "Một số ông giờ đang ngồi run", hay "Bắt liền chứ không cần phải đợi có bằng chứng chung chi gì hết." …. Tóm tắt lại, ông Thanh đã tuyên chiến lập tức: ông sẽ tỉa dần hàng ngũ quanh ông Dũng trước khi tiến vào tâm điểm chính là cá nhân thủ tướng. Rõ ràng ông Thanh dám làm điều mà ông Sang, ông Trọng rụt rè trong những tháng qua vì sợ đối phương vạch luôn bàn tay "chàm" của gia đình 2 ông.

Và đó là lý do mà ông Nguyễn Tấn Dũng phải lấy quyết định chuyển sang thế phản công. Đòn phản công của ông Dũng bao gồm cả hai mặt: thủ và công.
Thứ nhất về mặt thủ, ông Dũng cố hạ tối đa uy tín của Trưởng Ban Nội Chính trước khi ban này khởi động làm việc. Đó là việc xuất hiện ngày 17/1/2013 hồ sơ thanh tra và kết luận của Thanh tra Chính phủ trên báo chí, dù hồ sơ này mới đóng dấu “mật” chỉ mấy ngày trước đó. Kết luận này nói rằng thành phố Đà Nẵng mà ông Thanh vẫn đang nắm ghế bí thư thành ủy đã "gây thất thu ngân sách" hơn 3,400 tỷ đồng do định giá đất đai không chính xác hay giảm giá đất không theo quy định của nhà nước. Ngay sau đó Bộ Công an được Thủ tướng Dũng nhanh chóng và công khai giao nhiệm vụ nhập cuộc điều tra, "làm rõ dấu hiệu cố ý làm trái". Nghĩa là hăm dọa sẽ truy tố hình sự một khi "tìm thấy chứng cứ".
Hai ngày sau, 19/1/2013, Chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân Đà Nẵng, ông Văn Hữu Chiến lập tức kêu oan về cả kết luận điều tra lẫn cách thức điều tra, bằng một văn bản dài và hàng loạt phỏng vấn với báo chí. Ông Chiến phản đối kết luận của Thanh tra Chính phủ vì "không có cơ sở"; phản đối việc "Thanh tra không chịu nghe giải trình của Thành phố"; phản đối việc "Thanh tra đưa kết luận này ra thông báo trên báo chí".
Ngày 29/1/2013, văn phòng thủ tướng, qua miệng của ông Vũ Đức Đam, một lần nữa công bố giữ nguyên kết luận về sai phạm của lãnh đạo Đà Nẵng và tiếp tục tiến hành lệnh của thủ tướng cho công an điều tra để truy tố. Ông Đam còn nói: "Thủ tướng chưa nhận được ý kiến phản ánh nào… của thành phố Đà Nẵng".
Cho đến nay, hầu như tất cả công luận đều xem đây là một đòn công khai của ông Nguyễn Tấn Dũng đánh vào uy tín của ông Nguyễn Bá Thanh, đặc biệt nếu so với cách hành xử đầy tính châm chước của ông Dũng đối với chính quyền Thành phố Hải Phòng ngay sau vụ tai tiếng lớn ở Tiên Lãng.
Có xác suất cao trong những ngày tới, trưởng Ban Nội Chính Trung Ương sẽ phải dành một phần thời giờ để trả lời các đoàn điều tra từ bộ công an và thậm chí có thể phải ra trước tòa để trả lời về các "sai phạm" trong quá khứ tại Đà Nẵng. Và dĩ nhiên các buổi này nhiều phần sẽ được công bố thoải mái trên báo chí.
Và dĩ nhiên, mọi đòn đánh nhắm vào ông Nguyễn Bá Thanh đều là lời cảnh cáo dằn mặt cho từng thành viên của cả 3 ban Nội Chính, Kinh Tế, và Chống Tham Nhũng của Bộ Chính Trị.
Thứ nhì trong thế công, ngày 21/1/13, tức là chỉ 3 ngày sau khi tung ra “hồ sơ mật” nêu trên, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã quyết định thành lập Ban Chỉ đạo Phòng Chống Tội Phạm (Ban Chống Tội Phạm) trực thuộc Văn phòng Thủ tướng. Ban chỉ đạo này do cánh tay mặt của thủ tướng là Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đứng đầu và Bộ trưởng Công an, tướng Trần Đại Quang, giữ vai trò Phó ban thường trực.
Thoạt nhìn trên lý thuyết, người ta thấy có sự tách bạch khá rõ giữa Ban Nội Chính của Trung ương Đảng và Ban Chống Tội Phạm của chính phủ. Trên giấy tờ, Ban Nội chính có nhiệm vụ tham mưu, đề xuất với Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng cho chủ trương; định hướng xử lý một số vụ việc, vụ án; thực hiện nhiệm vụ cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng. Tức là những nhiệm vụ mang tính đối phó với nội bộ đảng.
Trong khi đó, cũng trên giấy tờ, nhiệm vụ của Ban Chống Tội Phạm là "phối hợp các cơ quan chức năng, các lực lượng để đấu tranh với các băng nhóm tội phạm nguy hiểm”, nghĩa là nhắm vào việc đối phó với xã hội bên ngoài.
Tuy nhiên, chỉ nhìn sâu hơn một chút, người ta đã có thể thấy rõ ngay mưu trí của ông Dũng khi tạo lập Ban Chống Tội Phạm như một vũ khí tấn công mới. Trước hết, Ban Chống Tội Phạm không bị giới hạn vào một lãnh vực phạm pháp nào. Cụ thể nó được cho phép “hoạt động trên nhiều địa bàn, các vụ án nghiêm trọng, phức tạp về an ninh, kinh tế, trật tự an toàn xã hội nhằm bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội”. Đây là những thuật ngữ khá quen thuộc để cho phép loại quyền hạn không biên giới. Thế nào là "nghiêm trọng, phức tạp" hoàn toàn do văn phòng thủ tướng hay chính ban này định đoạt. Và tất cả mọi loại "sai trái" dù trong bất kỳ lãnh vực nào đều có thể qui về phạm trù mơ hồ của "an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội".
Nói cách khác, Bộ Chính Trị vừa tước ghế trưởng Ban Chống Tham Nhũng khỏi tay thủ tướng, ông Dũng cho lập ngay một Ban mới với quyền hạn còn rộng hơn nữa và hoàn toàn nằm dưới quyền kiểm soát của thủ tướng.
Kế đến Ban Chống Tội Phạm cũng không bị hạn chế trong phạm vi đối tượng. Nó không bị dừng lại ở cấp bộ nào, dù là địa phương hay trung ương, một khi đã tự kết luận đó là một vụ "nghiêm trọng, phức tạp". Và khi nhân danh đối phó với những kẻ phạm pháp, ban này không cần phân biệt đó là đảng viên hay dân thường. Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay ở Việt Nam, chỉ những người có quyền chức mới có cơ hội và phương tiện để phạm pháp nghiêm trọng, và đặc biệt, mới có khả năng lập "băng nhóm tội phạm". Và tuyệt đại đa số những người đang nắm chức quyền đều là đảng viên trung và cao cấp. Do đó, đối tượng chính của Ban Chống Tội Phạm là thành phần đảng viên có máu mặt, y như 3 ban của Bộ Chính Trị.
Về mặt bắp thịt, Ban Chống Tội Phạm của ông Dũng không kém gì Ban Chống Tham Nhũng của ông Trọng. Ban Chống Tội Phạm không những do phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, cánh tay mặt của ông Dũng, cầm đầu mà còn đặt Bộ trưởng Bộ Công An Trần Đại Quang ở vị trí phó ban. Đây là yếu tố hệ trọng vì Công An là nơi đảm trách hầu hết công việc điều tra để các Ban dựa vào kết quả điều tra đó mà ra đối sách. Kinh nghiệm cho thấy, trong các vụ án chính trị cũng như kinh tế, những hồ sơ của cơ quan điều tra Bộ Công an có thể thay đổi, thêm bớt hoặc ngay cả dựng đứng, bịa đặt cho phù hợp với từng đối tượng, từng “chuyên án” đã được chỉ đạo. Với cách sắp xếp này trong Ban Chống Tội Phạm, ông Nguyễn Tấn Dũng có thể thực hiện được hai điều: (1) Có thể ngăn chận hoặc ra lệnh sửa đổi bất kỳ bản điều tra nào của công an nếu xét thấy không có lợi cho phe nhóm ông; hoặc tùy tiện tung ra công luận các bản điều tra có nhiều thiệt hại cho các đối thủ. (2) Có thể ra lệnh cho công an tấn công các đối thủ dưới dạng mở hồ sơ điều tra, khám xét nhà cửa, kiểm tra tài sản, tạm giữ, tạm giam,…
Và một vũ khí trong bóng tối khác của ông Dũng cũng góp phần khiến bắp thịt của Ban Chống Tội Phạm đáng sợ hơn tất cả mọi ban khác. Đó là hệ thống riêng của cựu thượng tướng công an Nguyễn Văn Hưởng, người được xem là một hung thần theo truyền thống của trùm mật vụ Beria dưới thời Stalin trên đất Liên Xô. Công luận Việt Nam, báo chí lề trái vẫn tiếp tục ngờ vực bàn tay ông Hưởng trong những vụ đột tử, như cái chết mờ ám của ông Đào Duy Tùng năm 1994 khi đang là thường trực Bộ Chính Trị; cái chết vì ngộ độc của thứ trưởng bộ Công An Nguyễn Văn Rốp (Tư Rốp) năm 2001; cái chết bất ngờ của cựu thủ tướng Võ Văn Kiệt ở Singapore; kể cả vụ ám sát hụt ông Ba Kiên Tham mưu trưởng Quân Khu 7 ở Campuchia,…. Tin tức về bàn tay trong bóng tối này đã trở nên thông thường trong dân chúng đến độ khi nghệ sĩ Kim Chi từ chối đề nghị ban khen của ông Dũng, bà nghĩ ngay đến xác suất một cái chết sắp được dàn dựng cho bà.
Với vũ khí Ban Chống Tội Phạm mang thẩm quyền vô giới hạn và có cả phương tiện công khai lẫn bí mật như vậy, ông Dũng thừa sức vô hiệu hóa cả 3 ban của Bộ Chính Trị. Điều này có thể thấy ngay qua một vài phóng chiếu cụ thể. Chẳng hạn như khi Ban Nội Chính sắp sửa truy tố một nhân vật nào đó thuộc phe ông Nguyễn Tấn Dũng theo lời khai của một số nhân chứng, thì các nhân chứng trong vụ án đột nhiên mất tích hay qua đời trong thầm lặng. Ở mức thấp nhất, các nhân chứng này bỗng nhiên bị công an bắt giam khẩn cấp vì những tội danh khác và bị điều tra về nhiều loại tội khiến các lời khai của họ với Ban Nội Chính không còn đáng tin và không đáng làm cơ sở buộc tội nữa. Đây là việc làm quá dễ trong chức năng phó Ban Chống Tội Phạm kiêm Bộ trưởng Công An của tướng Trần Đại Quang. Ở mức chủ động tấn công hơn nữa, khi Ban Nội Chính sắp điều tra một vụ việc gì không có lợi cho phe ông Nguyễn Tấn Dũng, Ban Chống Tội Phạm còn có thể lập tức dùng một sai phạm nào đó ở hiện tại hay trong quá khứ, để mở màn "điều tra người điều tra" và tung ngay tin tức này ra báo chí.
Và dĩ nhiên Ban Chống Tội Phạm cũng sẽ rất hiệu quả trong việc tấn công ngược vào hàng ngũ của ông Trương Tấn Sang, Nguyễn Phú Trọng để đánh trả mỗi khi Ban Nội Chính làm thiệt hại hàng ngũ dưới trướng ông Dũng. Diễn trình ăn miếng trả miếng này đã và đang liên tục xảy ra kể từ sau vụ đổ bể hệ thống ngân hàng. Thí dụ điển hình là các tấn công nhắm vào chị em bà Đặng Thị Hoàng Yến và ông Đặng Thành Tâm, những người được xem là thành viên trong hệ thống làm ăn của ông Trương Tấn Sang.
***
Các đòn phép, và từ đó danh sách các "nạn nhân", sẽ gia tăng nhanh trong cuộc chiến giữa Ban Chống Tội Phạm và 3 ban của Bộ Chính Trị trong những tháng trước mặt.
Nhưng giữa lúc các ban giương cờ xí lên chuẩn bị đánh nhau lớn, chẳng ai thấy có ban nào nhắc tới vụ tham nhũng lớn nhất trong lịch sử đất nước, đó là số tiền hàng trăm tỉ mỹ kim đã thất thoát qua các tập đoàn kinh tế và tổng công ty. Núi tiền khổng lồ đó không thể tan biến mà không để lại dấu tích gì. Phải chăng chẳng ban nào dám nói tới vì số "chàm" đó đã được chia và gởi lên quá nhiều cửa ở thượng tầng?
Nếu viết lại các phân tích của mình vào thời điểm giành giật "chống tội phạm - chống tham nhũng" hiện nay, hy vọng ông Nguyễn Văn An sẽ bổ túc vào cái tên mà ông đã khéo đặt cho cốt lõi của các tệ nạn và tình trạng không thể tự chữa của Đảng CSVN. Đã đến lúc gọi đó là các LỖI HỆ THỐNG CHÀM cho rõ nghĩa hơn chăng?

Theo: Vietbao.com



Copy từ: NV Phạm Viết Đào

Nhận định của LS Trần Đình Triển về vụ xử và bản án

Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
Căn nhà của gia đình ông Đoàn Văn Vươn bị phá sau vụ cưỡng chế hôm 05/1/2012 đã trở thành đống gạch vụn.
Căn nhà của gia đình ông Đoàn Văn Vươn bị phá sau vụ cưỡng chế hôm 05/1/2012 đã trở thành đống gạch vụn.
RFA file
Nghe bài này
Phiên tòa sơ thẩm xử ông Đoàn Văn Vươn và gia đình vừa kết thúc hôm nay với bản án tù giam cho bốn người đàn ông và tù treo đối với hai phụ nữ.
Luật sư Trần Đình Triển, người tham gia bào chữa cho hai bà Thương và Hiền, vợ của hai ông Vươn và Quý tại phiên tòa, cho biết một số thông tin liên quan vụ xử và bản án đã tuyên qua cuộc nói chuyện với biên tập viên Gia Minh.
Trước hết ông trình bày lại những điều mà bản thân ông nói với tòa ngay trong ngày đầu xử án:
UBND huyện Tiên Lãng đã hoàn toàn sai trái

Luật sư Trần Đình Triển: Qua cái kết quả sự tuyên án của phiên tòa thì trong cả quá trình của phiên tòa, đặc biệt trong lời bào chữa của tôi: Mở đầu phiên tòa trước hết tôi trân trọng cảm ơn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ,các ban ngành của trung ương ,Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,các cơ quan ngôn luận cũng như nhân dân cả nước đã quan tâm theo dõi vụ việc này. Trong khi xem xét vụ việc này cần phải quan tâm đến hai khía cạnh.
Khía cạnh thứ nhất về cương vị cơ quan nhà nước cũng phải đảm bảo làm như thế nào đó để mà các cơ quan quản lý nhà nước, cũng như những người có quyền uy mà nhà nước giao cho khi giải quyết vụ việc phải đảm bảo tính khách quan và đúng pháp luật; Không được lợi dụng để tham nhũng hay trả thù hoặc là trình độ năng lực non kém hoặc là vì lý do gì đó đưa ra những quyết định trái với pháp luật gây những bức xúc và làm thiệt hại đến quyền lợi của nhà nước, của tổ chức và của công dân với những qui định của pháp luật.
Khía cạnh thứ hai đó là cũng cần phải rút kinh nghiệm về phía người dân, đừng quá bức xúc mà gây nên những sự việc không đáng có. Cần phải xem xét hai mối quan hệ đó thì việc xét xử vụ án này phải đảm bảo tính trung thực và khách quan, phải đúng đường lối của đảng và pháp luật của nhà nước, phải hợp ý đảng và lòng dân thì bản án đó mới có hiệu lực trên thực tế, chứ không phải chỉ có hiệu lực trên giấy tờ.
Đánh giá toàn bộ vụ án thì đây là một quyết định hoàn toàn sai trái của UBND Tiên lãng, trái với cả quy định về luật đất đai, quy định về mặt hành chính,kể cả quy định về luật thi hành án dân sự. Sự lạm quyền đã đưa ra một tổ chức cưỡng chế trái với qui định pháp luật: sử dụng cả vũ khí.
Luật sư Trần Đình Triển
Qua việc này, sự đánh giá toàn bộ vụ án thì đây là một quyết định hoàn toàn sai trái của Ủy ban nhân dân huyện Tiên lãng, trái với cả quy định về luật đất đai, quy định về mặt hành chính,kể cả quy định về luật thi hành án dân sự. Sự lạm quyền đã đưa ra một tổ chức cưỡng chế trái với qui định pháp luật: sử dụng cả vũ khí. Đồng thời việc cưỡng chế như vậy lại không phải vào cái nhà của anh Vươn mà lại đi vào nhà ở và quyền sử dụng đất hợp pháp của anh Qúi ,đó là điều bất khả xâm phạm. Những sự việc đó cần phải có sự cảnh báo trước.
Luật sư Trần Đình Triển, người tham gia bào chữa cho hai bà Thương và Hiền, vợ của hai ông Vươn và Quý tại phiên tòa
Luật sư Trần Đình Triển, người tham gia bào chữa cho hai bà Thương và Hiền, vợ của hai ông Vươn và Quý tại phiên tòa. RFA file
Về phía anh Vươn đã làm đơn khiếu nại các cấp có thẩm quyền ở thành phố Hải phòng cũng như ở Tiên lãng nhưng cả một quá trình dài đều bị làm lơ đi, không được xem xét. Vì vậy đã gây nên một sự bức xúc do mất trắng toàn bộ tài sản, đưa họ đến đường cùng của cuộc sống dẫn đến có những bàn tính và đưa ra những phương án chống đối như vậy. Điều đó cũng có những thông cảm nhưng cũng có những điều không thể chấp nhận được, ngay cả khi đó là thân chủ của chúng tôi.
Với một bản án xử đúng thì đây phải là tội giết người do vượt quá giới hạn phòng ngự chính đáng và chính anh Vươn tại tòa cũng nhận cái lỗi của anh và anh chấp nhận cái mức hình phạt đó. Các luật sư của chúng tôi cũng bào chữa theo hướng đó và đặc biệt ở đây không có hành vi chống người thi hành công vụ; Bởi vì mục đích của công vụ là gì? Là đảm bảo quyền lợi của nhà nước, bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của các tổ chức và của công dân. Như vậy đây là một quyết định không đảm bảo nguyên tắc đó: làm luật không đúng với pháp luật thì hành vi đó không thể coi là hành vi công vụ. Do đó việc đưa vào điểm B khoảng I  của điều 93 để truy tội vào tội giết người là không đúng.
Truy tố đối với chị Thương, chị Hiền tội chống người thi hành công vụ là hoàn toàn sai: họ phải được vô tội. Đối với anh Vươn, anh Sịnh và anh Vệ thì hành vi đó là phạm tội nhưng chỉ ở tội danh giết người để phòng vệ vượt quá giới hạn chính đáng. Nếu trường hợp bản án như vậy thì mới hợp với ý đảng, lòng dân và đúng theo luật. Tuy nhiên trong cả quá trình tố tụng, vi phạm rất nhiều nguyên tắc về mặt tố tụng, kể cả về vấn đề nội dung và bản án tuyên như vậy thì nếu đúng với điều luật mà được nhìn nhận thì chỉ ở mức rất là nhẹ nhàng. Khoảng I ở điều 93 của Bộ luật hình sự thì qui định mức hình phạt của tội danh này là tù từ 12 năm đến 20 năm tù đến tù chung thân hoặc là tử hình. Tuy nhiên, bản án lại tuyên đối với anh Vươn, anh Qúy là 5 năm tù, với anh Thịnh là 3 năm rưỡi và với ông Vệ 2 năm tù là vượt dưới khung kể cả khung gần kề.
Như vậy đặt ra vấn đề là có một sự việc cân nhắc đến việc có lỗi nên không dám nhìn nhận sự thật để có thể định hình tội danh. Việc xét xử như vậy gây nên những bức xúc về mắt khoa học pháp lý, kể cả vấn đề thực tiễn mà chúng ta chưa nhìn thẳng vào sự thật để đi đến một quyết định thật chuẩn xác. Những vấn đề về mặt tố tụng vi phạm rất nghiêm trọng, kể cả về thẩm quyền cũng như các vấn đề phân cấp giấy chứng nhận cho luật sư, những vấn đề mà bị can bị cáo nêu ra tại phiên tòa như bức cung, mớm cung, dụ cung đưa giấy trắng buộc phải ký vào; Rồi việc anh Vệ nêu lên một điều tra viên cho gọi điện về nhà để vợ anh đưa tiền hai lần, một lần 20 triệu, một lần 10 triệu. Những việc đó cần phải chuyển cho Cục điều tra hình sự của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao để điều tra và xử lý những việc vi phạm tố tụng đó của vụ án này thì mới đảm bảo tính khách quan và......
Đặc biệt ở đây không có hành vi chống người thi hành công vụ; Bởi vì mục đích của công vụ là gì? Là đảm bảo quyền lợi của nhà nước, bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của các tổ chức và của công dân. Như vậy đây là một quyết định không đảm bảo nguyên tắc đó: làm luật không đúng với pháp luật thì hành vi đó không thể coi là hành vi công vụ
Luật sư Trần Đình Triển
Ông Đoàn Văn Vươn đang nghe tòa án Hải Phòng tuyên án 5 năm tù giam hôm ngày 5 tháng 4, 2013
Ông Đoàn Văn Vươn đang nghe tòa án Hải Phòng tuyên án 5 năm tù giam hôm ngày 5 tháng 4, 2013. AFP
Gia Minh: Việc xét xử đi ngược lại với khoa học pháp lý như luật sư nói mà người ta vẫn tiến hành, vậy theo nhận định của luật sư thì vì sao lại như thế ạ?
Luật sư Trần Đình Triển: Bản án này thì cũng có một cái mức có xem xét các tình huống giảm nhẹ. Chúng ta phải khách quan mà nói như vậy. Nói đến hình phạt mà theo đúng với tội danh thì nó không chuẩn với cáo trạng và với tội danh. Tuy vậy, họ vẫn đưa vào tội danh này với hình phạt như vậy nhằm mục đích, điều quan trọng ở đây, là để răn đe để đối với những người dân thì dù quyết định sai hay trái thì phải chấp hành đã rồi mới giải quyết theo trình tự đơn khiếu tố, khiếu nại-tránh gây những bức xúc làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự chung. Đồng thời họ sợ những hội chứng nào đó nên cương quyết đưa vào cái tội này nhằm cảnh báo cho những người nào có hành vi như vậy sau này
Ở mức án nào cũng sẽ kháng cáo

Gia Minh: Sau khi tuyên án như vậy, tại tòa luật sư có được tiếp xúc với các thân chủ, vậy phản ứng và ý kiến của những người bị kết án”quá khung” như vậy ra sao ạ?

Luật sư Trần Đình Triển: Khi tuyên án thì tôi không có mặt ở đó, ngày hôm nay tuyên án thì tôi đã về ngày hôm qua nhưng trong quá trình tố tụng, việc quyết định thành phần tham gia để tham dự phiên tòa thì người dân không được tham gia. Đa số là những người làm nhiệm vụ thôi. Còn việc tại phiên tòa thì dưới sự điều khiển của chủ tọa phiên tòa, tôi thấy đảm bảo tính khách quan. Tuy nhiên cũng có một vài việc thiếu sót của người điều khiển phiên tòa hay những cử chỉ, thái độ, thậm chí có cả những việc ngắt lời luật sư. Tuy nhiên đánh giá chung thì hội đồng xét xử đã thể hiện tính khách quan và dân chủ tại phiên tòa. Việc gặp các bị cáo tại phiên tòa cũng không có gì trở ngại cả. Nói chung tổ chức một phiên tòa như thế thì tương đối trọn vẹn về phía điều hành của chủ tọa phiên tòa cũng như hội đồng xét xử.
Anh Qúy, anh Vươn khi các anh đi qua thì các anh có nói với tôi một lời là mong được sự giúp đỡ với những truy cứu trách nhiệm với tội danh này thì ở mức án nào họ cũng kháng cáo
Luật sư Trần Đình Triển
Còn việc bức xúc thì đối với các bị cáo họ rất uất ức. Theo tôi, tôi đánh giá rất cao các bị cáo. Họ không hề phủ nhận tội lỗi của họ cả. Họ khai báo hành vi của mình một cách trung thực và khách quan. Bản thân họ, họ cũng thừa nhận là họ có lỗi và đồng ý xử họ theo đúng pháp luật. Và đặc biệt là anh... , anh làm cái việc đó là để chống trả nhưng vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, có thể gây nguy hiểm cho người khác. Anh đã dám nhận tội và đó là tội giết người vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Điều tiếp theo mà họ muốn nói với Hội đồng là gì? Trước cảnh gia đình mất trắng cả tài sản như vậy đã đẩy họ đến đường cùng và một quyết định sai trái như thế thì không thể gọi đó là công vụ. Họ chống lại là nhằm bảo vệ lợi ích của họ và đảm bảo sự đúng đắn của pháp luật. Việc vượt quá giới hạn và có những vi phạm thì cứ xử họ theo đúng quy định của pháp luật. Điều đó thể hiện thái độ rất trung thực, nhận phần lỗi của mình tại phiên tòa của các bị cáo.

Gia Minh: Vâng, thưa luật sư, trước phiên xử  bà Thương cũng như bà Báu có gặp luật sư và họ cũng có nói rằng là mức độ tin tưởng vào phiên tòa này không cao và họ phải kháng án thì luật sư thấy khả năng kháng án này ra sao ạ?

Luật sư Trần Đình Triển: Ngay ngày hôm qua trước khi kết thúc thì tôi đã về thì tôi ngồi ở đấy và có việc của anh Qúy, anh Vươn khi các anh đi qua thì các anh có nói với tôi một lời là mong được sự giúp đỡ với những truy cứu trách nhiệm với tội danh này thì ở mức án nào họ cũng kháng cáo. Đấy là những lời trước khi ra về các anh có nói với tôi như vậy. Khi tôi ra ngoài đường thì gặp chị Thương và chị Hiền, cả hai nói lời cảm ơn và các chị như muốn khóc lên vì việc làm của các luật sư đã giúp đỡ gia đình và đồng thời chị cũng nói rằng nếu viêc xét xử hai chị nằm ở mức án nào thì họ cũng kháng cáo vì họ khẳng định rằng họ không có tội.

Gia Minh: Chân thành cảm ơn ông, luật sư Trần Đình Triển đã có những chia sẻ sau khi tòa đã kết thúc và đã có những bản án cho vụ án Đoàn Văn Vươn



Copy từ: RFA

HÓA RA GIA ĐÌNH ÔNG ĐOÀN VĂN VƯƠN PHẢI MANG ƠN ĐÁM NGƯỜI ĐI CƯỠNG CHẾ TRÁI LUẬT ?


Đồng loạt báo chí đăng tin ông Đòan Văn Vươn bị HĐXX tuyên án 5 năm tù, dưới khung hình phạt  của tội danh giết người, với lý do “tình tiết giảm nhẹ”.

Ngày 10/2/2012, Thủ tướng Chính phủ kết luận các quyết định thu hồi, cưỡng chế 19,3 ha đầm tôm của gia đình ông Đoàn Văn Vươn là trái luật.

Bản tin VnExpress chiều nay nói: Cho rằng năng lực quản lý đất đai của một số cán bộ địa phương còn hạn chế khiến việc thu hồi đất có sai trái, chiều 5/4. TAND Hải Phòng giảm nhẹ hình phạt cho ông Đoàn Văn Vươn và 5 bị cáo tham gia chống đoàn cưỡng chế”.

Còn theo VietnamNet, HDXX khẳng định đoàn công tác (tức người bị hại trong vụ án) có đủ điều kiện để khẳng định là những người thi hành công vụ. Một khẳng định hết sức run rẩy !

Nói theo Thủ tướng, vụ cưỡng chế này là trái luật. Còn dân dã thì cũng nói theo kiểu dân dã: cưỡng chế trái luật là nhân danh công vụ để cướp đất.
Đã đi cướp lại còn được gán cho bao nhiêu mỹ từ: năng lực quản lý đất đai hạn chế, là những người thi hành công vụ…

Cười ra nước mắt ! Không thể nói hết sự trắng trợn, sự khôi hài đến mức lố bịch, sự đắng cay chua xót cho thân phận những người nông dân khốn khổ.

Gia đình ông Đoàn Văn Vươn được hưởng tình tiết giảm nhẹ, không phải do gia đình ông là gia đình thương bình liệt sĩ, hoặc gia đình có công với cách mạng.

Hài hước thay, gia đình ông Đoàn Văn Vươn được hưởng tình tiết giảm nhẹ vì cái đám người đi cướp đất còn bị hạn chế về năng lực quản lý đất đai. Và hóa ra là gia đình ông Đoàn Văn Vươn lại phải mang ơn bọn chúng?

Lẽ nào như thế ?
Mang ơn bọn cướp ư?

Không bao giờ, bác Đoàn Văn Vươn ạ !




Copy từ: Tâm Sự Y Giáo