CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Sáu, 19 tháng 7, 2013

Hai vị cao niên tại Bắc Ninh bị kết án oan

Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok


Hai cụ già gần 70 tuổi vẫn một mực cho rằng mình bị oan và nỗi oan này không biết kêu đến đâu.
Hai cụ già gần 70 tuổi vẫn một mực cho rằng mình bị oan và nỗi oan này không biết kêu đến đâu.
Photo courtesy Ha Chau/giadinh.net
Nghe bài này
Thêm một vụ xử án bị cho là bất công, xem thường luật pháp; thậm chí phía chức năng còn giả mạo bằng chứng để biến người không hề vi phạm gì thành người có tội bị xử tù.
Oan không biết kêu ai!
Sáng ngày 16 tháng 7 vừa qua, tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh, tuyên án ông Nguyễn Văn Tuyến 8 tháng tù giam và ông Nguyễn Văn Đàng 6 tháng tù giam về tội chống người thi hành công vụ. Số tháng tù này được trừ đi ba tháng mà hai ông bị giam trước đó.
Tuy nhiên, sau khi bị tuyên như thế hai ông già gần 70 tuổi vẫn một mực cho rằng mình bị oan và nỗi oan này không biết kêu đến đâu.
Ông Nguyễn Văn Tuyến, một trong hai người vào ngày 17 tháng 7 cho chúng tôi biết như sau:
Tôi thấy công lý không còn, luật pháp không nghiêm nên người ta khép mình tội thế nào đành phải chịu thế!
Luật sư thừa nhận khuất tất
Theo hai ông cho biết trong phiên xử diễn ra ngày 12 tháng 7 vừa rồi có ba luật sư bào chữa cho hai người, và  cả ba luật sư đều tranh luận với phía công tố và trước hội đồng xử án là hai ông Nguyễn Văn Tuyến và Nguyễn Văn Đàng đều không có tội. Ông Tuyến nói lại điều này:
Vụ của chúng tôi chỉ có hai anh em mà có 3 luật sư bào chữa. Người ta phân tích mọi vấn đề chúng tôi đều vô tội. Việc không có gì, người bị hại cũng không có; thế mà vu cho chúng tôi chống đối. Trước đây là gây rối xử chúng tôi 3 tháng: tôi 3 tháng 12 ngày, ông Đàng 3 tháng 1 ngày. Tòa phúc thẩm trả hồ sơ bảo điều tra lại; nhưng không điều tra lại mà nay kết tội ‘chống đối’ nặng hơn. Tôi không hiểu pháp luật thế nào, tin vào ai để mà kêu nữa. Kêu lên đến phúc thẩm, nay quay lại sơ thẩm và xử tội nặng hơn. Đi kêu thì bị xử tù thêm thế biết còn tin vào ai bây giờ?
Luật sư Hà Đăng, một trong ba vị luật sư, cho biết bài bài bào chữa của ông trước tòa dài cả hai tiếng đồng hồ nhằm chứng minh sự vô tội của hai ông Tuyến và Đàng:
Nhà văn hóa nơi diễn ra sự việc khiến hai cụ bị xử oan ức
Nhà văn hóa nơi diễn ra sự việc khiến hai cụ bị xử oan ức. (giadinh.net.vn)
Bây giờ trả lời cho anh nhiều tình tiết lắm mất phải 2 tiếng. Bài bào chữa của tôi dài 2 tiếng đồng hồ mà.
Trước đó, truyền thông trong nước trích đăng phát biểu của luật sư Hà Đăng, cho rằng qua nghiên cứu hồ sơ, vị luật sư này thấy một trong những căn cứ để khởi tố vụ án bị giả mạo. Đó là cùng chung một thời điểm nhưng ông trưởng khu dân cư Cổ Mễ, Nguyễn Văn Toản, vừa có mặt tại ở hai địa điểm: một là nhà văn hóa và một là trụ sở UBND phường Vũ Ninh để làm việc và ký biên bản. Hai nơi này được cho biết cách nhau hằng cây số. Thứ nữa, nội dung của hai biên bản được lập cũng vênh nhau.
Trước đây là gây rối xử chúng tôi 3 tháng: tôi 3 tháng 12 ngày, ông Đàng 3 tháng 1 ngày. Tòa phúc thẩm trả hồ sơ bảo điều tra lại; nhưng không điều tra lại mà nay kết tội ‘chống đối’ nặng hơn. Tôi không hiểu pháp luật thế nào, tin vào ai để mà kêu nữa. Kêu lên đến phúc thẩm, nay quay lại sơ thẩm và xử tội nặng hơn.
ông Nguyễn Văn Tuyến
Còn luật sư Phạm Thanh Bình thuộc đoàn Luật sư Hà Nội, người biết về vụ án và cùng trao đổi với những đồng nghiệp có ý kiến về vụ án hai ông Tuyến và Đàng ở Cổ Mễ, phường Vũ Ninh, thành phố Bắc Ninh như sau:
Vấn đề này liên quan đến sinh mệnh một con người nên cần phải xem xét một cách hết sức kỹ lưỡng. Ví dụ nếu có tình tiết nào đó mà người ta cho là giả mạo, thì phải có sự xem xét lại, có sự giám định, thẩm định, có xác minh; rồi nếu người cung cấp tài liệu đó khẳng định không phải giả mạo phải có căn cứ, cơ sở chứng minh tài liệu là thực chứ không phải chứng từ giả. Chưa chứng minh được tài liệu đó mà lại chỉ dựa trên cơ sở những tình tiết, chứng cứ cũ; theo tôi cần phải làm thận trọng hơn để người ta ‘tâm phục, khẩu phục hơn’.
Diễn tiến vụ việc
Vụ án hai ông Nguyễn Văn Tuyến và Nguyễn Văn Đàng được báo chí trong nước loan tin khá đầy đủ. Các báo như Dân Việt, Lao Động, Pháp Luật Việt Nam đều có bài nêu lại diễn tiến của sự việc.
Cụ thể hồi ngày 13 tháng 9 năm 2011, một nhóm gồm 5 người nói là tổ công tác gồm 2 người của Ban Quản lý Dự án Tp Bắc Ninh, một cán bộ địa chính phường và hai người đại diện chính quyền Khu Cổ Mễ xuống Nhà văn hóa khu để làm việc. Thế nhưng nội dung làm việc không rõ ràng nên ông Nguyễn Văn Tuyến, lúc đó là trưởng ban chấp hành Hội người cao tuổi khu Cổ Mễ đã ra làm việc với tổ.
Tôi mời ban đại diện của người cao tuổi, mời cả bí thư, trưởng thôn, trưởng ban mặt trận thôn- phó bí thư họp làm kiến nghị việc làm của ông trưởng thôn là không đúng. Chỉ có thế thôi; nhưng họ nói tôi tổ chức hơn chục cụ chiếm nhà văn hóa không có chỗ cho tổ công tác làm việc.
Ông Nguyễn Văn Tuyến
Ông Nguyễn Văn Tuyến kể lại:
Trưởng thôn thông báo dân chúng tại hai cánh đồng đi khai diện tích đất để làm sổ đỏ. Khi ra xem, trực ban quản lý dự án đưa cho tôi thông báo “Diện thu hồi đất để làm khu dân cư dịch vụ và cây dựng công trình công cộng đồng Trầm Trên’, tôi bảo các ông thông báo một đằng làm một nẻo như thế này là không được, ai lại thông báo làm sổ đỏ cho dân mà lại thông báo thu hồi dự án dân cư- dịch vụ thế này?! Tôi chỉ nói thế thôi và rồi trưởng thôn giải thích qua loa và tôi về.
Khi về tôi nghĩ mình làm trọng trách Hội Người Cao Tuổi, theo luật Người Cao tuổi chúng tôi được quyền tham gia đóng góp ý kiến xây dựng cho Đảng và chính quyền địa phương để thực hiện đường lối chính sách của Đảng. Điều đó là đúng, nên tôi mời ban đại diện của người cao tuổi, mời cả bí thư, trưởng thôn, trưởng ban mặt trận thôn- phó bí thư họp làm kiến nghị việc làm của ông trưởng thôn là không đúng. Chỉ có thế thôi; nhưng họ nói tôi tổ chức hơn chục cụ chiếm nhà văn hóa không có chỗ cho tổ công tác làm việc.
Hai ông bị đưa ra xét xử ở phiên sơ thẩm hồi ngày 5 tháng 4 năm ngoái với tội danh ‘gây rối trật tự công cộng’ và bị tòa thành phố Bắc Ninh tuyên phạt 3 tháng tù. Họ được trả tự do ngay tại tòa vì đã có thời gian bị giam bằng thời gian án phạt.
Tuy nhiên sau đó vào ngày 25 tháng 12 năm 2012 Tòa án Nhân dân tỉnh Bắc Ninh hủy bản án sơ thẩm tại phiên phúc thẩm cho rằng không có dấu hiệu phạm tội gây rối trật tự và trả hồ sơ để điều tra lại. Đến ngày 19 tháng 3 năm nay , Cơ quan Điều tra Công an Tp Bắc Ninh ra kết luận điều tra mới, sang ngày 8 tháng 4, Viện Kiểm sát Nhân dân Thành phố Bắc Ninh ra cáo trạng truy tố hai ông Nguyễn Văn Tuyến và Nguyễn Văn Đàng về tội danh mới ‘chống người thi hành công vụ’.
Trước những khuất tất, sai trái rõ ràng từ phía cơ quan chức năng, hơn 500 người cao tuổi tại địa phương của hai ông Tuyến và Đàng lên tiếng kêu oan cho 2 ông. Người dân địa phương có lương tâm cũng hết sức bất mãn về vụ án đó.
Tuy nhiên, chuyện biến không thành có trong vụ án vừa nêu không phải mới mẻ gì. Biết bao người chịu oan khiên phải khiếu nại từ năm này qua năm khác mà vẫn không thấy công lý. Nay trong số những người đó lại có thêm hai cụ cao tuổi ở Khu Cổ Mễ, phường Vũ Ninh, thành phố Bắc Ninh như vừa nêu.


Copy từ: RFA

Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ viết thư gửi Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama nhân cuộc gặp gỡ với Chủ tịch Trương Tấn Sang

Quê Mẹ - PARIS, ngày 19.7.2013 (PTTPGQT) - Ngày 14.7, từ nơi quản chế ở Thanh Minh Thiền Viện, Saigon, Đức Đệ Ngũ Tăng Thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ viết thư gửi Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama nhân việc Hoa Kỳ mời Chủ tịch CHXHCNVN sang Hoa Thịnh Đốn ngày 25.7 sắp tới. Vì thời gian cấp bách, mọi đường dây liên lạc bị kiểm soát nên thư đã gửi sang Paris cho ông Võ Văn Ái chuyển đến Tòa Bạch Ốc. Bức thư nói trên đã đến tay Tổng Thống Hoa Kỳ chiều ngày 16.7.
Sau đây là bản Việt dịch toàn văn thư gửi Tổng Thống Barack Obama do Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế dịch từ bản Anh ngữ :
Kính gửi Ngài Barack H. Obama
Tổng Thống Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ
Tòa Bạch Ốc
Washingtin D.C. 20500
Sài Gòn, ngày 14.7.2013
Thưa Tổng Thống,
Tôi được tin Tổng Thống mời Chủ tịch Nước CHXHCNVN sang thăm Hoa Kỳ vào ngày 25.7.2013. Vì vậy tôi viết thư hôm nay xin Tổng Thống nhân cơ hội gặp gỡ này thúc đẩy Chủ tịch Việt Nam thực hiện nguyện vọng âm ỉ từ lâu trong tâm trí và đáy lòng người dân Việt - đó là chuyển hóa chế độ độc đảng sang một Nhà nước dân chủ, bảo đảm các quyền cơ bản, tự do và pháp quyền.
Đây cũng chính là ngưỡng vọng của Phật giáo đồ Việt Nam, đặc biệt là Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất do tôi lãnh đạo, đồng thời cũng là ngưỡng vọng của toàn dân nam phụ lão ấu, bất phân thành phần xã hội, từ trí thức, sinh viên, thương gia, đến công nhân, nông dân và tín đồ các tôn giáo.
Năm 1986, khi đảng Cộng sản mở cửa kinh tế theo chính sách “đổi mới”, nhà cầm quyền nghĩ rằng chỉ cần mở cửa kinh tế là có thể bảo đảm việc phát triển quốc gia. Chúng tôi đã biết rằng điều đó không đúng, và chẳng bao giờ thành công. Cho nên Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất cũng như toàn dân thúc đẩy nhà cầm quyền phải đồng lúc mở cửa chính trị thì mới có thể hậu thuẫn cho sự chuyển hóa kinh tế. Nhưng Nhà nước Cộng sản đã không nghe. Trái lại, nhà cầm quyền đã quy mô dập tắt mọi tiếng nói đòi hỏi cải cách chính trị. Kết quả là các nhà tù ở Việt Nam ngày nay đầy dẫy những nhà tranh đấu trẻ, các bloggers, nhà báo và các nhà bảo vệ nhân quyền mà “tội” của họ chỉ là kêu gọi mạnh mẽ cho một xã hội đa nguyên hầu khai dụng tài nguyên phong phú của con người, vốn là nguyên động lực của quần chúng, để sử dụng mọi tài năng và kỹ xảo của họ cho việc phát triển.
Chỉ nói theo tiêu chuẩn kinh tế, thì chính quyền đã thất bại. Mở rộng tự do kinh tế, mà không có sự bảo vệ của công đoàn độc lập, tự do báo chí và nền tư pháp độc lập tất nhiên phải dẫn đến căn bệnh tham nhũng, lạm quyền, phân cách giàu nghèo khủng khiếp, và những tệ nạn bất công xã hội trầm trọng.
Trong khi thành phần lãnh đạo và gia đình của giới này hưởng thụ đời sống vua chúa, thì người công nhân, nông dân bần hàn phải đối chọi hằng ngày với bao khắc nghiệt để sống còn.
Việt Nam ngày nay là thiên đường của giới tham quan ô lại và “tư bản đỏ”, nhưng lại là địa ngục cho hàng chục triệu người dân lương thiện chỉ đòi hỏi sự tối thiểu cho cơm ăn áo mặc, cho con em họ được đến trường và được chăm sóc y tế.
Giới lãnh đạo Hà Nội bám chặt một cách vô vọng vào hệ thống độc đảng để bảo vệ đặc quyền đặc lợi cho riêng họ. Tuy nhiên làm như thế, họ hy sinh quyền lợi của 90 triệu dân Việt và gây hại cho tương lai quần chúng. Khi giới trẻ yêu nước xuống đường ở Saigon, Huế, và Hà Nội để cảnh báo Trung quốc xâm lược vào chủ quyền biển và đất, chính quyền chẳng chút lưu tâm tới mối quan ngại thiết tha của giới trẻ mà còn bạo hành, đàn áp.
Thưa Tổng Thống,
Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất tin rằng chìa khóa giải quyết các vấn nạn Việt Nam là Dân chủ. Với những thiết chế dân chủ đa nguyên đa đảng, nhân quyền và pháp quyền thì mới có thể bảo đảm cho sự ổn định và phát triển, đồng thời gìn giữ sự vẹn toàn lãnh thổ cho đất nước. Sự kết thân hòa hảo càng thêm dễ dàng với các nước láng giềng theo thể chế dân chủ. Một nước Việt Nam dân chủ sẽ là yếu tố chủ yếu cho hòa bình và ổn định trong vùng Á châu – Thái Bình dương , và sẽ là đối tác chính trị tin cậy cho Hoa Kỳ.
Vì vậy, trong cuộc gặp gỡ với Chủ tịch Trương Tấn Sang tới đây, tôi chân thành mong mỏi Tổng Thống thúc đẩy giới lãnh đạo Việt Nam cấp tốc bước vào tiến trình cải cách chính trị. Sự chuyển hóa ôn hòa sang thể chế dân chủ để cứu khối nhân dân sống trong đau khổ, và đây cũng là con đường duy nhất bảo đảm cho tương lai xáng lạn đầy hy vọng cho Việt Nam.
Tôi cũng xin nhấn mạnh tới điều trọng thiết của Tự do Tôn giáo trong tiến trình dân chủ hóa Việt Nam, bởi vì tại Việt Nam ngày nay, các tôn giáo là những tiếng nói độc lập của xã hội dân sự, đã không ngừng suốt ba mươi tám năm qua nêu lên những ta thán, bất bình của nhân dân dưới chế độ Cộng sản.
Người viết thư thỉnh cầu Tổng Thống hôm nay là kẻ đã trực tiếp chịu đựng sự đàn áp của chính quyền. Tôi đã trải qua ba thập niên bị giam cầm, chỉ vì tôi lên tiếng đòi hỏi tự do tôn giáo và nhân quyền. Ngay giây phút này đây tôi phải sống trong cảnh quản chế tại [Thanh Minh] Thiền viện, như Đại sứ David Shear chứng kiến khi ngài đến thăm tôi năm ngoái. Vì vậy, là Tăng sĩ Phật giáo và lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, tôi thấy có bổn phận phải lên tiếng. Dù rằng Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất bị cấm hoạt động và bị chính quyền Cộng sản đàn áp từ năm 1975, nhưng Giáo hội vẫn không ngừng tranh đấu bằng phương pháp bất bạo động cho công bình xã hội. Giáo hội không tranh đấu trên lĩnh vực chính trị, cuộc tranh đấu này thể hiện truyền thống tâm linh và dấn thân của Phật giáo Việt Nam suốt 2000 năm qua, dựa trên lòng từ bi và khoan dung, để bảo vệ nhân dân trước mọi bất công và đàn áp. Đạo Phật là đạo hòa bình, theo bước tiền nhân chống phong kiến và chủ nghĩa ngu dân trong quá khứ, thì nay chúng tôi dấn thân cho nhân quyền và dân chủ.
Tôi hết lòng kỳ vọng vào Tổng Thống, xin Tổng Thống hãy đứng bên cạnh nhân dân Việt Nam đang lâm cảnh khốn khổ, để nói thay cho hàng triệu người dân Việt ngày nay không có tiếng nói ngay trên chính quê hương họ.
Trân trọng kính chào Tổng Thống.
Thanh Minh Thiền viện, Saigon ngày 14.7.2013
Đệ Ngũ Tăng Thống GHPGVNTN
               (ấn ký)


Copy từ: Dân Làm Báo

Dân còn khổ vì xăng lên giá và tham nhũng đến bao giờ ?



VRNs (18.07.2013) – Sài Gòn – Xăng tăng giá.
Tối hôm qua, 17.07, nhiều báo đài trong nước đưa tin, theo thông tin từ Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam giá xăng tăng thêm 460 đồng/ 1 lít, giá dầu tăng từ 420 đến 480 đồng một lít. Hiện nay, giá xăng RON 92 là 24.570 đồng một lít.
Đây là lần thứ bảy Bộ tài chính đã tăng giá xăng dầu từ từ 22.900 VNĐ lên 24.570 VNĐ trong 2013 cho đến nay.
Tăng giá xăng là một trong những kế sách hiệu quả để cướp tiền của dân. Người Buôn Gió nói: “Chính phủ Việt Nam phải lo nhiều lộ trình như lộ trình dân chủ, lộ trình giáo dục, lộ trình y tế… các lộ trình đã có kế hoạch và đang triển khai, kết quả còn phải lâu dài vì phải bám sát mục đích ổn định. Tuy nhiên vẫn có những lộ trình mà chính phủ đã thực hiện thành công, hiệu quả. Một trong các lộ trình đó là lộ trình tăng giá xăng”. Tam Loi bổ sung thêm: “Có rất nhiều lộ trình đã thành công như : lộ trình sản xuất Dân oan. Lộ trình sản xuất nhiều Y tá-Bác sĩ chăm sóc bệnh nhân tận tình khi đã nhận được tiền…”. Vĩnh Nguyên phản ánh: “VN có sánh ngang với các cường quốc năm châu hay không phải xem giá xăng có cao như các cường quốc hay không, đó mới quan trọng!” Lão Nông Dân mỉa mai: “Xăng tăng có phải là nhà nước muốn đâu! Năm nào cũng kết nạp đảng viên mới, không tăng, lấy đâu ra tiền mà trả lương?” Tí Nguyen kêu lên: “Còn Cộng Sản thì dân ta còn khổ dài dài”.
Mai Dzung gợi ý: “Sao không tăng giá xăng lên luôn 40 ngàn/ lít nhể. Đang mong đây”. Paul Dau phẫn uất: “Nó không muốn cắt cổ người dân ngay một lần bằng dao bén…, nhưng đang cứa từ từ… bằng dao cùn… để người dân chết lần, chết mòn!” Ninh Duong than phiền: “Nếu giá xăng VN cao bằng thế giới thì lợi tức của người dân cũng phải tương đương!”
Paulo Thành Nguyễn nhận xét: “Tháng 3 năm 2012, khi hay tin chính phủ có kế hoạch tăng giá xăng, 80.000 người dân Indonesia đồng loạt xuống đường biểu tình phản đối. Kết quả là chính phủ Indonesia phải hoãn lại đến tháng 6 năm nay mới quyết định tăng, nhưng kèm theo quyết định trên là chính sách hỗ trợ giá cho hàng triệu người nghèo trong 4 tháng. Giá xăng ở Indonesia hiện nay vào khoảng 13.500 đ. Có lẽ sự im lặng của đa số người dân cũng là một “động lực” lớn trong việc tăng giá vô tội vạ như hiện nay!”
Tăng giá xăng là động thái chuyển hướng dư luận, khiến dư luận không còn thời gian quan tâm đến các vấn đề quan trọng và cấp bách hơn như tuyên bố Việt – Trung mà Việt Nam và Trung Cộng đã ký kết vào tháng 6 vừa qua. Nhật ký yêu nước nhận định: “Vai trò của báo chí không chỉ là định hướng dư luận, mà còn là đánh lạc hướng dư luận.”

“Đảng không can thiệp vào công tác xét xử án tham nhũng”
Theo VOV cho hay, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói: “Đảng không làm thay cơ quan chức năng, không can thiệp vào công tác xét xử”, tại phiên họp thứ 3 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, vào ngày 17.07.
Vậy Đảng có mặt trên đời để làm gì? Ballarat Ngo khẳng định: “Đảng là tổ chức tham nhũng lớn nhất nước còn “can” vào đâu??”. Hồ Hải thẳng thắn nói: “Xin thưa với anh tổng bí là về luật đảng chỉ là cái tổ chức phản động anh ạ. Vì nó đang đi ngược lại quyền lợi của quốc gia dân tộc anh có biết không?”. Ngoc Vu Thế nhận định : “Đảng chỉ can thiệp cưỡng chế bắt bớ đánh đập người yêu Nước phải không???”.
Vừa thổi còi vừa đá bóng là nghề của đảng. Ngo Gia Ngoc đánh giá: “Không can thiệp nhưng chỉ nhắc nhở Tòa án nương tay với các Đảng viên và người có công với Đảng.” Nguyen QuocTien đồng ý: “Đúng rồi. Đảng không làm thay, vì những kẻ làm công tác xét xử là người của đảng bổ nhiệm mà.” Ti Teo thất vọng: “Nhìn quan toà, viện kiểm sát, có ông nào ở ngoài đảng không??”. Dong Nguyen nhận xét cụt lủn: “Ai lại tự xử mình”.
HT, VRNs


Copy từ: Truyền Thông Chúa Cứu Thế

Gia đình Trần Huỳnh Duy Thức lại kêu oan


Ông Trần Huỳnh Duy Thức tại tòa
Ông Trần Huỳnh Duy Thức bị án tù 16 năm, thêm 5 năm quản chế
Thân phụ nhà hoạt động dân chủ bị cầm tù Trần Huỳnh Duy Thức vừa gửi đơn kêu oan lần thứ 4 lên Chủ tịch nước Việt Nam.
Trong thư gửi tới BBC, ông Trần Văn Huỳnh viết đã bốn năm trôi qua kể từ ngày "con trai tôi bị bắt và giam cầm" vì tội Lật đổ theo Điều 79 Bộ Luật Hình sự Việt Nam.
Ông Huỳnh cho biết trong năm 2011, ông đã có ba lần gửi đơn kêu oan lên Chủ tịch nước, lúc đó là ông Nguyễn Minh Triết. Bên cạnh đó ông cũng gửi đơn đề nghị giám đốc thẩm đến Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, Chủ tịch Quốc hội, Viện Trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao và Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao.
"Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa thấy hồi đáp hay động thái nào từ những người nhận. Ngược lại, trong vòng 10 tháng qua, Thức đã hai lần bị đưa vào biệt giam với lần gần đây nhất trong những điều kiện đối xử khắc nghiệt, đi ngược lại với pháp luật trong nước lẫn các công ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết."
Ông Trần Huỳnh Duy Thức cùng một sỗ tù chính trị khác đang bị giam tại Trại giam Xuân Lộc, hay còn được gọi là Trại Z30A, của Bộ Công an.
Đơn kêu oan của ông Trần Văn Huỳnh, lần này gửi tới Chủ tịch Trương Tấn Sang, viết: "Từ tháng 8/2012 đến tháng 4/2013, Thức đã bị giam giữ riêng biệt trong một phòng nhỏ đóng kín cửa liên tục, chỉ trừ thời gian trại giam phát bữa ăn".
"Gần đây, trong liên tiếp 10 ngày từ 24/5 đến 2/6/2013, con tôi bị đưa vào biệt giam trong một buồng rất nhỏ chỉ 4m2, không có ánh sáng, rất dơ bẩn và tiềm ẩn nhiều mầm bệnh do nhiều năm không được lau dọn vệ sinh, mỗi ngày chỉ được 2 chén cơm trắng không có thức ăn và chỉ được 1 lít nước cho mọi nhu cầu ăn uống, sinh hoạt."
Gia đình ông Huỳnh cho rằng các điều kiện đối đãi như trên là "bất công, không nhân đạo, hạ thấp phẩm giá con người và vi phạm điều 5 Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, điều 7 Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị cùng các quy định thuộc Quy chế Tổ chức trại giam (ban hành kèm Nghị định số 60-CP ngày 16-9-1993 của Chính phủ)".
Lá đơn cũng nói ngày 23/11/2012, một thông cáo của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, Nhóm Công tác chống Giam giữ Tùy tiện (UNWGAD) đã kết luận rằng việc bỏ tù ông Trần Huỳnh Duy Thức và ba người khác trong cùng vụ án "là tùy tiện và vi phạm điều 9, 19 và 21 của Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị mà Việt Nam là một thành viên ký kết”.
Nhóm Công tác này đã "yêu cầu Việt Nam trao trả tự do cho 4 công dân trên và bồi thường cho họ".

Án oan sai

Đơn của ông Trần Văn Huỳnh "khẩn thiết kính mong Chủ tịch cứu xét lại vụ án, giải oan cho con tôi cùng các công dân Việt Nam đang chịu án oan sai khác đã có kết luận của Nhóm Công tác chống Giam giữ Tùy tiện của Liên Hiệp Quốc (UNWGAD) để con tôi và những công dân có trách nhiệm với Tổ quốc khác sớm được đoàn tụ với gia đình và đóng góp sức mình cho sự phát triển bền vững và phồn vinh của đất nước".
"Con tôi bị đưa vào biệt giam trong một buồng rất nhỏ chỉ 4m2, không có ánh sáng, rất dơ bẩn và tiềm ẩn nhiều mầm bệnh do nhiều năm không được lau dọn vệ sinh, mỗi ngày chỉ được 2 chén cơm trắng không có thức ăn và chỉ được 1 lít nước cho mọi nhu cầu ăn uống, sinh hoạt."
Ông Trần Văn Huỳnh
Doanh nhân Trần Huỳnh Duy Thức ra tòa lần đầu hôm 20/01/2010, cùng các ông Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung và Lê Thăng Long trong vụ xét xử được cho là phản ánh thái độ không khoan nhượng của chính quyền Việt Nam trước các quan điểm chính trị đối kháng, nhất là trong thời gian trước khi diễn ra Đại hội Đảng Cộng sản lần thứ 11.
Các vị trên đều bị buộc tội Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, theo Điều 79 Bộ Luật Hình sự.
Ông Thức kiên quyết không nhận tội và lãnh bản án nặng nhất là 16 năm tù giam và 5 năm quản chế tại gia.
Tòa phúc thẩm hôm 11/05/2010 giữ nguyên bản án này.
Tới nay hai ông Lê Thăng Long và Lê Công Định đã được trả tự do, trong khi ông Thức và Nguyễn Tiến Trung vẫn còn đang thực hiện án tù.
Đi kèm với đơn, ông Trần Văn Huỳnh cũng gửi danh sách 10 người mà ông nói là "các công dân Việt Nam đang chịu án oan sai khác đã có kết luận của UNWGAD", trong đó có Linh mục Nguyễn Văn Lý và blogger Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày).
Tin cho hay ông Nguyễn Văn Hải đang tuyệt thực tới ngày thứ 27 trong tù.


Copy từ: BBC

Qua nửa năm thêm 25.000 DN ngừng hoạt động


Tính đến ngày 30/6, trên toàn quốc có 40.523 doanh nghiệp thành lập mới và 24.931 doanh nghiệp ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đây là con số được đưa ra tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Tài chính vào sáng ngày 19/7.
Đại diện Bộ Tài chính, ông Nguyễn Đức Chi cho biết, theo thống kê của ngành Thuế, tính đến ngày 30/6/2013, toàn quốc có 40.523 doanh nghiệp thành lập mới. Trong đó có 249 doanh nghiệp nhà nước, 542 doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, 39.732 doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Trong khi đó, số doanh nghiệp phải ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh là 24.931 doanh nghiệp. Cụ thể, có 202 doanh nghiệp nhà nước, 269 doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, 24.460 doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
{keywords}
Như vậy, tính đến thời điểm ngày 30/6, toàn quốc hiện có 457.343 doanh nghiệp đang hoạt động, tăng 39.000 doanh nghiệp, tương ứng tăng 9,5% so vớ cùng kỳ năm 2012 và tăng 4,9% so với thời điểm 31/12/2012. Trong số này, số doanh nghiệp nhà nước là 6.852, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài 11.984, doanh nghiệp ngoài quốc doanh 438.507. So với tháng 5/2013, số doanh nghiệp đang hoạt động tăng 5.381 doanh nghiệp, tương ứng tăng 1,2%.
Ông Nguyễn Đức Chi cho biết, tđể hỗ trợ DN, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện việc gia hạn từ 3-6 tháng, giảm một số khoản thu ngân sách nhà nước đối với doanh nghiệp có đủ điều kiện theo quy định như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế bảo vệ môi trường, lệ phí trước bạ, tiền thuê đất. Việc ban hành các chính sách này được đánh giá là kịp thời, có tác dụng tích cực hỗ trợ doanh nghiệp và thúc đẩy thị trường.
 
 
 



Copy từ: Diễn Đàn Kinh Tế Việt Nam

Tương ớt miền Trung gây ung thư: Nhà khoa học chỉ cảnh báo!

Tương ớt miền Trung gây ung thư: Nhà khoa học chỉ cảnh báo!
Báo Lao Động ngày 11.7 đăng bài “Tương ớt miền Trung sử dụng chất gây ung thư: Nhà khoa học hại nông dân”- phản ánh ý kiến của một số cơ quan chức năng và người dân tại miền Trung về việc tương ớt ở đây có sử dụng chất gây ung thư. Để rộng đường dư luận, Báo Lao Động đã trao đổi với PGS-TS Nguyễn Duy Thịnh - Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm (ĐH Bách khoa Hà Nội) - người đã đưa ra thông tin trên.
- Thưa ông, những cảnh báo của ông về tương ớt miền Trung có Rhodamine B – chất gây ung thư - dựa trên những căn cứ nào?


- Thời gian vừa qua, Cục An toàn thực phẩm (ATTP), Viện Kiểm nghiệm ATTP quốc gia và sở y tế một số tỉnh, TP như Hà Nội, Hải Dương, Quảng Nam, Huế, TPHCM... đã nhiều lần phát hiện hạt dưa đỏ, tương ớt và ớt bột khô có Rhodamine B bán trên thị trường. Rải rác ở các tỉnh, TP đã ghi nhận tương ớt có chất gây ung thư này thì tại các tỉnh miền Trung cũng có thể sẽ xuất hiện.

Điều đặc biệt là người dân ở khu vực miền Trung có thói quen dùng nhiều ớt trong bữa ăn. Vì thế, là nhà khoa học, tôi cần đưa ra sự cảnh báo để người dân nói chung và dân miền Trung nói riêng phải thận trọng khi mua và sử dụng các sản phẩm có thể có nguy cơ độc hại này.

- Vậy, ông có trực tiếp khảo sát về chất lượng tương ớt ở miền Trung hay không?
- Chúng tôi không trực tiếp khảo sát; nhưng bằng chứng của Rhodamine B có trong ớt bột và tương ớt thì đã nhiều vụ việc được các cơ quan chức năng phát hiện và xử lý. Là nhà khoa học, chúng tôi nhìn nhận thực tế và cần khuyến cáo đến người dân. Chức năng của chúng tôi không phải là đi kiểm tra để đưa ra bằng chứng. Riêng tôi, không đưa ra nhận định rằng “tương ớt miền Trung sử dụng chất gây ung thư rất nhiều”.

- Thưa ông, sau khi ông cảnh báo về việc thận trọng khi sử dụng tương ớt ở miền Trung, cơ quan chức năng và người dân đã phản ứng, cho rằng ông cần nói rõ ràng cơ sở nào, sử dụng chất gì, tỉ lệ bao nhiêu, tránh ảnh hưởng uy tín sản phẩm ớt ở miền Trung, phương hại đến nông dân và các cơ sở chế biến ở đây?
- Tôi khẳng định ngay rằng, người nông dân trồng ớt không hề có lỗi, mà ở đây là khâu chế biến. Tôi đã đọc bài báo phản hồi trên báo Lao Động và thấy mừng vì cơ quan chức năng ở Quảng Nam đã kiểm tra và không thấy các sản phẩm ớt tại đây chứa Rhodamine B; thấy người nông dân huyện Điện Bàn (Quảng Nam) trồng ớt sạch, thấy người chế biến tương ớt ở Hội An không dùng hóa chất.
Nhưng tôi thấy như vậy chưa đủ để khẳng định các sản phẩm ớt hiện có tại tỉnh này là sạch, là an toàn. Bởi nếu đó là thực thì tất cả các cơ sở trồng và chế biến ớt tại đây phải công bố chất lượng sản phẩm và phải thực hiện quy chuẩn kỹ thuật chất lượng cho sản phẩm này.

Do đó, cơ quan chức năng địa phương cần hướng dẫn, giám sát và hỗ trợ để người nông dân và các cơ sở chế biến ớt đưa hàng hóa đi kiểm định, đăng ký chất lượng và công bố chất lượng sản phẩm. Sau đó, các sản phẩm này phải được đóng gói trong bao bì theo tiêu chuẩn, có đầy đủ nhãn mác theo quy định, trong đó cần chỉ rõ nơi sản xuất, thành phần hóa học của sản phẩm và hạn sử dụng v.v... Có như vậy, người tiêu dùng mới có thể tin rằng sản phẩm ớt bột, tương ớt là an toàn.

Với cách bán hàng sản phẩm ớt rất phổ biến như hiện nay, tương ớt chỉ chứa trong lọ hoặc can, không có nhãn mác; ớt bột chủ yếu đóng trong bao phi tiêu chuẩn, không nhãn mác, người tiêu dùng khó mà thẩm định được chất lượng sản phẩm trong lúc thực phẩm sạch-bẩn đang lẫn lộn như hiện nay.

- Thưa ông, tại sao một chất hóa học dùng trong công nghiệp nhuộm như Rhodamine B lại được sử dụng làm chất màu đỏ cho sản phẩm ớt? Không có phụ gia an toàn sao?
- Danh mục phụ gia của Bộ Y tế đã ban hành có những phụ gia được phép sử dụng trong chế biến, nhằm làm chất màu đỏ cho ớt nói riêng và cho thực phẩm nói chung, như chất màu đỏ Carmoisin, Amaran, Ponceau 4R, Erythrosin, Aluara AC... Người sản xuất cần liên hệ với các chi cục ATTP ở địa phương để được hướng dẫn và theo tôi, chính các cơ quan chức năng này cũng cần chủ động hơn trong việc cung cấp thông tin về các phụ gia này để người dân nắm được và có ý thức sản xuất an toàn hơn.
- Xin cảm ơn ông!

Cơ quan chức năng Quảng Trị "phản pháo"

Xung quanh vụ việc phát ngôn nói rằng các sản phẩm làm từ ớt ở miền Trung sử dụng chất gây ung thư rất nhiều, ông Hồ Sĩ Biên – Chi cục trưởng Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) tỉnh Quảng Trị - nói: “Chúng tôi không biết ông này làm việc với ai, làm việc với cơ quan nào mà lại khẳng định đã phát hiện tại Quảng Trị các sản phẩm làm từ ớt có chứa chất gây ung thư là Rhodamine B. Đề nghị xem lại và cần có thông tin chính xác. Chi cục VSATTP tỉnh Quảng Trị chưa từng làm việc với nhà khoa học nào về việc này cả. Trong quá trình kiểm tra, chúng tôi khẳng định chưa từng phát hiện có chất Rhodamine B gây ung thư ở các sản phẩm làm từ ớt trên địa bàn”.

“Hải Lăng có hơn 100ha ớt, 100% người dân thu hái, chế biến thủ công là hái tươi rồi phơi khô, sau đó giã bằng cối rồi xay thành bột. Tiếp đó mới bán ra thị trường. Tôi khẳng định không có chuyện trộn chất gây ung thư hay chất gì độc hại cả” – ông Lê Anh Quốc - cán bộ phụ trách trồng trọt Phòng NNPTNT huyện Hải Lăng - nói.     Lâm Hưng Thơ


Copy từ: Lao Động

Liên tiếp các vụ bệnh nhân bị cắt thận, cưa chân kiện bác sĩ, bệnh viện

Hàng loạt vụ bệnh nhân kiện bác sĩ (BS), bệnh viện (BV) với mức bồi thường lớn xảy ra trong thời gian gần đây đã khiến cho dư luận quan tâm. Tuy nhiên, để nhận được tiền bồi thường cũng không dễ khi cả người kiện, luật sư cũng “tù mù” về kiến thức y khoa...
Bệnh nhân Hứa Cẩm Tú bị cắt nhầm 2 quả thận vẫn phải mỏi mòn đi kiện. Ảnh: H.D

Kiện vì bị cắt mất thận, cưa chân…


Mới đây nhất- ngày 17.7, ông Nguyễn Văn Hạnh (52 tuổi, trú tại Cai Lậy, Tiền Giang) đã gửi đơn đến Sở Y tế tỉnh này để yêu cầu BV Đa khoa huyện Cái Bè bồi thường cho ông 204 triệu đồng. Vụ việc xảy ra ba tuần trước đó, khi ông Hạnh bị tai nạn giao thông được đưa vào cấp cứu tại BV huyện và bị chẩn đoán gãy mâm chày. Các BS đã chỉ định nẹp máng bột từ đùi xuống. Tuy nhiên, sau đó chân sưng to, đau nhức dữ dội, gia đình đã chuyển ông vào BV Đa khoa tỉnh. Các BS ở BV tỉnh đã xác nhận ông không chỉ gãy mâm chày mà còn chấn thương gót chân trái và chuyển lên BV Chợ Rẫy TPHCM. Tại đây, các BS đã tiến hành cắt bỏ chân vì đã hoại tử.

Lãnh đạo BV huyện Cái Bè cho rằng, bệnh nhân sau khi về nhà đã tháo bỏ máng bột và không quay lại tái khám theo yêu cầu của BS. Đến khi vào BV tỉnh thì nơi đây lại tiếp tục đặt lại máng bột như BV huyện và nằm lại điều trị một ngày, sau đó mới chuyển lên BV Chợ Rẫy; vì thế, trách nhiệm trong vụ này chưa hẳn thuộc về BV Cái Bè. Lý do ông Hạnh đòi BV huyện bồi thường 204 triệu là do: Cả hai vợ chồng ông không có đất sản xuất phải đi làm thuê, con còn đi học. Việc ông bị cưa chân thì không thể đi làm được nên BV Cái Bè phải có trách nhiệm bồi thường chi phí điều trị và thiệt hại do mất thu nhập.

Tương tự như trường hợp của ông Hạnh, bệnh nhân Hứa Cẩm Tú (38 tuổi, trú tại Thới Lai, Cần Thơ) vừa có đơn khởi kiện BV Đa khoa TP.Cần Thơ và yêu cầu bồi thường thiệt hại 350 triệu đồng do bị êkíp mổ của BV cắt nhầm 2 quả thận của mình.

Trước đó, bệnh nhân được chỉ định mổ nội soi thận trái ứ nước. Tuy nhiên, sau ca phẫu thuật, bệnh nhân bị phù nề nên gia đình đưa đi siêu âm lại, đã phát hiện chị Tú bị cắt mất 2 quả thận. BS phẫu thuật chính đã thừa nhận việc cắt 2 quả thận và nguyên nhân được BV đưa ra là chị Tú bị thận móng ngựa.

Đến tháng 7.2012, chị Tú được BV Đa khoa TƯ Huế ghép thận thành công. Theo gia đình bệnh nhân này, suốt tám tháng điều trị tại BV TƯ Huế, mỗi tháng BV Đa khoa TP.Cần Thơ hỗ trợ 6 triệu đồng. Nhưng từ ngày 5.9.2012, BV chỉ hỗ trợ 3.000.000 đồng/tháng. Đến ngày 24.5 vừa qua, BV thông báo ngừng chu cấp tiền cho chị Tú, chỉ hỗ trợ về y tế. Sau đó, thấy không ổn, BV đã đưa tiền trợ cấp trong tháng 6 là 3 triệu đồng.

Theo đơn khởi kiện, gia đình yêu cầu BV Cần Thơ bồi thường các khoản thiệt hại bao gồm: Chi phí chữa bệnh hợp lý, thu nhập thực tế bị mất từ chăn nuôi, thu nhập bị mất của anh Trí, khoản tiền bù đắp về tinh thần, trợ cấp cho 3 đứa con... hơn 350 triệu đồng. Ngoài ra, chị Tú cũng yêu cầu, nếu sức khỏe chị có biến chứng phải điều trị thì BV phải trả chi phí điều trị, ăn uống, đi lại...

Được biết gia đình chị Tú thuộc diện hộ nghèo, ba đứa con trong độ tuổi đi học. Sau khi chị bị cắt mất hai quả thận, sức khoẻ yếu nên không thể làm việc để có thu nhập. Người chồng nghỉ làm để chăm sóc cho vợ bệnh và ba con nên kinh tế rất khó khăn.

Kiện khó thắng

Tuy nhiên, để kiện BV đòi được số tiền mà các nạn nhân đưa ra là chuyện không phải dễ. Lâu nay, tại nhiều BV, việc các BS chẩn đoán sai; phẫu thuật, điều trị để xảy ra tai biến, gây tử vong cho người bệnh... nhưng cuối cùng chỉ được BV “rút kinh nghiệm”... hoặc đóng cửa bảo nhau và cuối cùng hậu quả nặng nề lại đẩy cho gia đình nạn nhân gánh chịu. Đơn cử, vụ nạn nhân Phạm Phú Chung - 19 tuổi ở Đà Nẵng - bị tử vong do BS tắc trách; vụ em Nguyễn Thị Bích Hiền - 19 tuổi, ở tổ 1, thôn An Hòa, xã Tam An, huyện Phú Ninh - cũng bị tử vong do BS BV Đa khoa Quảng Nam chẩn đoán sai bệnh... Các trường hợp sai sót trên đều để lại hậu quả nặng nề, tuy nhiên, chưa thấy BV nào “dũng cảm” đứng ra nhận trách nhiệm...

Bệnh nhân sau phẫu thuật bị mù mắt tại BV Mắt TPHCM.

BS Nguyễn Hoàng Bắc - BV Đại học Y-Dược TPHCM - cho rằng, ngành y cũng như các ngành nghề khác, có đúng có sai, có thành công và thất bại. Việc điều trị- đặc biệt là phẫu thuật cho bệnh nhân- cũng vậy. Không phải cứ mổ là bệnh nhân khỏi bệnh hoàn toàn mà y khoa luôn có những tỉ lệ rủi ro, tai biến...

Biết là vậy, nếu tai biến, rủi ro do khách quan thì lại là khía cạnh khác. Còn ở đây, nhiều lúc sự việc xảy ra “sai mười mươi” nhưng BV cứ dây dưa hoặc im lặng và để thời gian xoá dần sự việc. Chẳng hạn vụ nạn nhân Phạm Thị Thanh Xuân (26 tuổi, trú tại phường Hiệp Thành, quận 12, TPHCM) bị đau bụng vào BV Đa khoa Phú Thọ thăm khám. BV chẩn đoán bị “u nang buồng trứng bên phải bán xoắn” và chỉ định phẫu thuật. Tuy nhiên, BS đã cắt buồng trứng bên trái mà không thông báo cho bệnh nhân biết. Suốt hơn ba năm xảy ra sự việc, nhưng bệnh nhân vẫn chưa tìm được lẽ công bằng.

Luật sư Võ Vương Quân - Đoàn luật sư TPHCM - cho rằng, để kiện BS và BV không dễ chút nào, vì nhiều trường hợp không có giám định pháp y. Thông thường, cả nạn nhân và luật sư vì không có kiến thức y khoa nên đành phải chờ hội đồng chuyên môn của BV họp. BV vừa làm sai, lại vừa thành lập hội đồng để xem xét mình có sai hay không liệu có khách quan? Nếu gia đình không đồng ý với kết quả trên, có thể khiếu nại lên sở y tế. Hội đồng chuyên môn do sở thành lập cũng căn cứ vào bệnh án do BV cung cấp. Nếu BV cố tình “làm đẹp” bệnh án thì cũng khó có thể phát hiện được...

Theo luật sư Quân, nếu để sự việc trôi qua hằng tuần, hằng tháng, thậm chí một năm sau mới khiếu nại thì vụ việc có thể diễn tiến theo hướng khác, khi đó xác định ai đúng, ai sai rất khó. Đây cũng là nguyên nhân khiến những vụ kiện liên quan đến y tế vừa phức tạp, vừa không thể giải quyết dứt điểm.

Copy từ: Lao Động

Vụ ông Vươn, sao không kết thúc sớm?


Ông Đoàn Văn Vươn trong phiên sơ thẩm
Khởi tố từ tháng 1/2012 nhưng hơn một năm sau tới tháng 4/2013 tòa án mới xét xử sơ thẩm trong khi sự việc xảy ra cơ bản khá rõ ràng. Theo quy định của luật thì trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng, song vấn đề ở đây là dù ông Vươn có tội hay không thì với tư cách công dân chúng ta đòi hỏi vụ án cần được kết thúc sớm.
Thực sự thì vụ án kéo dài không đem lại ích cho cả người dân lẫn chính quyền, chỉ khiến người bị giam hãm chịu khổ sở thay vì nhanh chóng được trả tự do nếu vô tội hoặc được thành án ra ngoài lao động cải tạo nếu có tội.
Một thực tế ít người biết là tình trạng bị giam hãm tù túng trong giai đoạn điều tra truy tố hoặc xét xử là rất khó chịu so với cuộc sống khi đã thành án chịu tù. Điều này thì những người đã kinh qua hai giai đoạn tạm giam và thi hành án phạt tù biết rõ. Khi đang tạm giam bị cáo không được ra ngoài lao động cải tạo như đã thành án phạt tù cho nên tình trạng bị giam trong phòng kín suốt nhiều tháng sẽ rất khổ sở.
Trong quá trình bị giam giữ chỉ những người được ưu ái đặc biệt mới được cho ra ngoài làm những việc như quét dọn vệ sinh sân vườn, giặt rũ quần áo cho người khác, hay chia cơm cho các phạm nhân…
Cho nên có tình huống là khi cán bộ điều tra trích xuất bị cáo ra ngoài để lấy lời khai thì bị cáo vui mừng như là được gặp người thân thiết.

Quy định của luật

Điều tra, truy tố và xét xử là các giai đoạn được quy định rõ thời hạn để hết thời gian đó thì phải chấm dứt, nhằm mục đích không cho việc xử lý tội phạm biến tướng thành công cụ đàn áp hành hạ, xâm phạm quyền lợi nhân dân. Thời gian giải quyết kéo dài vừa gây lãng phí thời gian công vụ của nhiều cơ quan tổ chức cá nhân, vừa gây khốn khổ cho bị can bị cáo và làm mất đi ý nghĩa tích cực của việc xử lý tội phạm. Tuy vậy quy định của luật hiện tại cho phép thời gian điều tra xử lý án quá dài lại cho nhiều lần được gia hạn cho nên có vụ vài năm có vụ hàng chục năm vẫn không kết thúc.
Ví dụ điển hình như vụ án Hàn Đức Long bị TAND tỉnh Bắc Giang tuyên tử hình về tội giết người và hiếp dâm trẻ em kéo dài từ năm 2005 đến 2012, hiện bị cáo đã thành án và đang chờ tiêm thuốc độc. Đây là vụ án oan sai đặc biệt nghiêm trọng mà thời gian kéo dài đã đọa đày cuộc sống của rất nhiều gia đình.
Nếu coi việc xử lý tội phạm như công việc của bác sỹ chữa lành vết thương cho xã hội thì việc kéo dài thời gian tố tụng sẽ kéo dài nỗi đau cho nạn nhân. Việc xử lý tội phạm mất đi ý nghĩa hàn gắn vết thương, xoa dịu nỗi đau cho xã hội.
Nếu coi việc xử lý tội phạm là giữ gìn sự bình yên cho nhân dân thì việc kéo dài nó lại gây hại cho sự bình yên của nhân dân, bởi vì kéo dài thời gian xử lý tội phạm là kéo dài môi trường dung dưỡng cho bạo lực.
Kéo dài thời gian tố tụng bất luận vì lý do gì đều cho thấy sự yếu kém của cơ quan tiến hành tố tụng và gây ra nhiều tổn hại cho xã hội. Đầu tiên đó là sự lãng phí về thời gian công vụ, sau đó là gây mất niềm tin vào sự đứng đắn nghiêm minh của pháp luật.
Trong vụ ông Vươn các cơ quan tư pháp kéo dài thời gian giải quyết án không cần thiết và cũng là kéo dài thời gian khó chịu cho bị cáo.

Làm sao tuyên ông Vươn vô tội?

Một thực tế lâu nay khi tòa án tiếp nhận hồ sơ do viện kiểm sát chuyển sang, sau khi nghiên cứu mà thấy chứng cứ kết tội yếu, thay vì mở phiên tòa để tuyên vô tội, tòa lại trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung củng cố chứng cứ kết tội. Như thế đồng nghĩa với việc mở phiên tòa chỉ là làm nốt phần việc kết tội, diễn biến phiên tòa chỉ còn hình thức vì phán quyết đã được định trước. Điều này đi ngược lại nguyên lý suy đoán vô tội và xét xử theo tranh tụng của luật pháp tiến bộ.
"Pháp luật cần khai triển nguyên tắc suy đoán vô tội một sản phẩm của pháp luật văn minh tiến bộ, sửa luật bỏ đi quy định cho phép tòa trả hồ sơ điều tra bổ sung, nếu hồ sơ điều tra không đủ căn cứ kết tội thì mạnh dạn tuyên bị cáo vô tội."
Nếu những người có chuyên môn nghiệp vụ sau khi sử dụng mọi biện pháp kỹ thuật mà vẫn không chứng minh thuyết phục được một người phạm tội thì rất có thể và cần nhận định là người đó không phạm tội. Khi đó cần tuyên vô tội và trả lại mọi quyền tự do cho bị cáo, đó là bản chất của nguyên tắc suy đoán vô tội.
Việc tòa trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung thực chất là kết tội cho bằng được, như thế là coi trọng việc trả thù tội phạm mà xem nhẹ việc bảo vệ quyền công dân. Việc trả hồ sơ điều tra bổ sung cũng đi ngược lại nguyên lý xét xử theo tranh tụng, bên buộc tội và bên gỡ tội tranh luận với nhau còn tòa ở giữa xem xét và phán quyết. Tranh tụng làm sao được khi luật sư tìm ra được kẽ hở và đưa ra luận điểm bào chữa bị cáo vô tội thì tòa án lại căn cứ vào đó trả hồ sơ yêu cầu làm rõ và khỏa lấp kẽ hở đó?
Cho phép tòa trả hồ sơ chính là nguyên nhân kéo dài thời gian giải quyết án, điều này gây ra những tai hại lớn cho xã hội, ví dụ như vụ kỳ án Vườn Mít cả chục năm xử lên xử xuống không xong.
Lâu nay các luật sư rất khó làm cách nào để thúc các cơ quan tiến hành tố tụng khẩn trương giải quyết án, nhiều khi làm lợi cho thân chủ chính là ở chỗ này.
Vụ ông Vươn khi đã mở phiên tòa thì có nghĩa rằng tòa nhận định hồ sơ đã đủ để kết tội ông Vươn. Như thế việc mong ước ông Vươn được tuyên vô tội và trả tự do tại tòa là không khả thi với các quy định luật hiện nay.
Pháp luật cần khai triển nguyên tắc suy đoán vô tội một sản phẩm của pháp luật văn minh tiến bộ, sửa luật bỏ đi quy định cho phép tòa trả hồ sơ điều tra bổ sung, nếu hồ sơ điều tra không đủ căn cứ kết tội thì mạnh dạn tuyên bị cáo vô tội. Có như thế mới nâng cao trách nhiệm trong hoạt động điều tra và truy tố, cũng như tạo sân chơi để các luật sư trau dồi và phô bày khả năng hùng biện thuyết phục.
Bằng cách đó sẽ giúp phân loại được luật sư giỏi hay dở và minh chứng được hiệu quả làm việc trước thân chủ. Khi đó các phiên tòa mới có được niềm vui vỡ òa khi tòa án tuyên bị cáo vô tội, tạo kịch tính hấp dẫn cho sân khấu xét xử, như lâu nay thì phiên tòa rất nhàm chán vì khi ra tòa là cầm chắc án có tội.


Copy từ: BBC

Chúng ta có thu hút được nhân tài đi nữa thì liệu có đất cho họ thi thố tài năng hay không?

GS Đào Trọng Thi: Không nên lo ngại “chảy máu chất xám” GS-TSKH Đào Trọng Thi.

GS Đào Trọng Thi: Không nên lo ngại “chảy máu chất xám”


Kết quả cao tại các kỳ thi Olympic quốc tế của học sinh Việt Nam khiến chúng ta tự hào, nhưng làm gì để những học sinh này phát triển tài năng lại là câu chuyện khác. Có nên lo ngại hiện tượng sinh viên, nghiên cứu sinh không quay trở lại VN phục vụ đất nước? Xoay quanh những nội dung này, chúng tôi trao đổi với GS-TSKH Đào Trọng Thi - Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá - Giáo dục - Thanh-thiếu niên - Nhi đồng của Quốc hội.
- Ông nghĩ gì về hiện tượng nhiều sinh viên ưu tú của mình sau khi học xong ĐH, nghiên cứu sinh ở nước ngoài đã không quay trở lại Việt Nam. Phải chăng chính sách chiêu hiền đãi sĩ của chúng ta chưa tốt?

-  Hiện tượng này thường gọi là “chảy máu chất xám”. Tuy nhiên, tôi không quan niệm như vậy và cho rằng  không nên lo ngại việc này.

Bởi lẽ, chúng ta có thu  hút được nhân tài đi nữa thì liệu có đất cho họ thi thố tài năng hay không? Đây là vấn đề chúng ta cần phân tích cho thấu đáo để có cách nhìn nhận, đánh giá cho chính xác. Thứ nhất, nền kinh tế của chúng ta phát triển chưa cao, do đó việc sử dụng có hiệu quả những nhà khoa học có hàm lượng chất xám cao cũng bị hạn chế. Thứ hai, khoa học kỹ thuật (KHKT) luôn phải đi trước, nhưng cũng phải có khoảng cách tương thích với nền kinh tế. Nếu chúng ta đưa ra yêu cầu quá cao của KHKT so với nền kinh tế là duy ý chí, là tự sát.

Thứ ba, chúng ta cứ đưa ra một số cơ chế đặc thù để ưu đãi người tài, nhưng không sử dụng hết năng lực của họ thì đó không chỉ là sự bất công, mà còn làm thui chột tài năng của họ. Thứ tư, những nhà khoa học ở lại nước ngoài làm việc vẫn có thể trực tiếp hoặc gián tiếp có những đóng góp nhất định cho Việt Nam.

Như GS Ngô Bảo Châu là trường hợp điển hình, dù về Việt Nam chỉ là bán thời gian, nhưng đó lại là cầu nối quan trọng để có sự giao lưu giữa ngành toán học nước nhà với thế giới. Tôi cho rằng, chính GS Ngô Bảo Châu đứng “hai chân” như vậy lại đóng góp cho khoa học nước nhà còn tốt hơn là về hẳn Việt Nam. Mặt khác, tôi tin rằng chỉ 10-15 năm nữa sẽ có nhiều GS, nhà khoa học là Việt kiều sẽ về Việt Nam tìm cơ hội phát triển.

- Ngay từ thời kỳ ông làm Giám đốc ĐHQG Hà Nội, những lớp cử nhân tài năng đã rất nổi tiếng trên thế giới. Giờ nhìn lại, ông có những nhận xét gì?

- Nhìn chung, chất lượng giáo dục đại học của Việt Nam còn khoảng cách lớn so với nước ngoài. Tuy nhiên, chúng ta cũng có những lớp cử nhân, kỹ sư tài năng của ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Bách khoa Hà Nội... chất lượng cũng rất cao, được quốc tế công nhận, dù rằng sự đầu tư vật chất vào đây còn rất thấp so với nước ngoài.

Thời tôi công tác tại đây, mỗi năm ĐHQG chỉ tuyển khoảng 300 sinh viên cho các lớp này. Trong quá trình học, khoảng 1/3 số sinh viên đang học được các trường ĐH trên thế giới cấp học bổng cho du học. Số còn lại sau khi tốt nghiệp ĐH, một nửa trong số đó tiếp tục được các trường ĐH nổi tiếng trên thế giới cấp học bổng để học cao học hoặc làm thẳng luôn nghiên cứu sinh. Số còn lại của các lớp cử nhân tài năng này được các trường ĐH, các viện nghiên cứu khoa học trong nước rộng mở cửa chào đón. Điều đó cho thấy, chất lượng đào tạo các lớp cử nhân, kỹ sư tài năng của chúng ta rất có uy tín.

- Kinh tế muốn phát triển nhanh, vững chắc phải có KHKT hỗ trợ. Tuy nhiên, hiện rất ít học sinh giỏi chọn đi vào các ngành nghiên cứu khoa học?

- Bước vào con đường nghiên cứu khoa học là khó khăn, nhiều chông gai trắc trở và thu nhập thì ít hơn nhiều so với các ngành kinh tế. Điều đó không chỉ ở Việt Nam mà là hiện tượng chung  với tất cả các nước trên thế giới. Khác chăng là, những nhà khoa học ở các nước tiên tiến có thể yên tâm làm khoa học, vì họ có đồng lương đủ sống ở mức trung bình. Vì vậy, không phải ngẫu nhiên mà nhiều học sinh các lớp chuyên khi lên đại học thường chọn các ngành nghề dễ kiếm tiền hơn, như các trường ngoại thương, y, kinh tế...

Do đó, chỉ có những người thực sự say mê, hứng thú khám phá mới có thể theo đuổi đến cùng sự nghiệp nghiên cứu khoa học.

- Xin cảm ơn GS!

Copy từ: Lao Động

Mẹ đẻ, trẻ nhỏ đang ăn rau ngót nhiễm độc

Mẹ đẻ, trẻ nhỏ đang ăn rau ngót nhiễm độc

Rau ngót và mướp đắng là những loại rau có nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm cao.
Tại buổi giao ban Quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn vệ sinh thực phẩm sáng ngày 8/6, ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) cho biết, trong tháng 6 vừa qua, Cục đã tiến hành lấy các mẫu rau ngót, mướp đắng tại 7 chợ đầu mối trên địa bà Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh để kiểm tra bởi đây là những loại rau có nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm cao.
Kết quả kiểm tra phát hiện, 25 mẫu rau ngót thì có tới 7 mẫu có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt mức giới hạn cho phép, 18 mẫu an toàn (có 15 mẫu phát hiện thuốc bảo vệ thực vật dưới mức cho phép và 3 mẫu không phát hiện dư lượng thuốc). Còn trong 25 mẫu mướp đắng, có 2 mẫu bị phát hiện có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt mức giới hạn cho phép, 23 mẫu an toàn.

Trước kết quả kiểm tra trên, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát đã chỉ đạo, "Rau ngót được coi là loại rau lành, nhiều nơi còn ăn sống, thậm chí phụ nữ sinh con còn giã ra lấy nước uống... nên cần phải làm rõ vấn đề này vì có hợp chất sẽ bị tiêu hủy khi nấu chín nhưng có hợp chất vẫn còn tồn dư. Dù chưa nguy hiểm nhưng vẫn phải cảnh báo".
Đại diện Cục Bảo vệ thực vật cũng cho hay, kết quả phân tích theo Chương trình giám sát quốc gia về tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trên rau, quả từ 2008 đến nay cho thấy, nhóm rau ăn lá có nguy cơ cao hơn rau ăn quả. Cụ thể, những loại rau có nguy cơ cao gồm: Rau muống, rau ngót, cải xanh, đậu đỗ; đánh giá nguy cơ theo vùng địa lý thì miền Bắc có nguy cơ cao hơn miền Trung và miền Nam.
Còn theo Cục Quản lý chất lượng nông - lâm - thủy sản, báo cáo từ 30/63 tỉnh thành cho thấy, đã kiểm tra phân loại 7.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh nông sản, vật tư nông nghiệp. Trong đó, số cơ sở vi phạm là hơn 1.100 cơ sở.
Đặc biệt, triển khai Thông tư 14 của Bộ NNPTNT về việc phân loại các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông sản, vật tư nông nghiệp theo tiêu chí A, B, C thì số cơ sở xếp loại C vẫn rất cao, chiếm đến 25% số cơ sở sản xuất, kinh doanh nông - thủy sản xếp loại C. Nhất là trong lĩnh vực giết mổ, vẫn còn 64,9% số cơ sở xếp loại C.
Tràn lan thuốc thúc chín trái cây
Cũng tại cuộc họp, cơ quan chức năng cho biết hiện xuất hiện tình trạng nông dân sử dụng một loại thuốc để thúc chín ép các loại trái cây như sầu riêng, mít, hồng xiêm... Theo Bộ trưởng Cao Đức Phát, thương lái thu mua cả vườn, gồm cả quả chín và non rồi dùng hóa chất bảo quản để thúc chín đồng loạt, tiềm ẩn nguy cơ mất ATTP vì không biết họ sử dụng hóa chất gì, liều lượng ra sao.
Về điều này, ông Nguyễn Xuân Hồng cho hay, tất cả các nước xuất khẩu hay nhập khẩu đều không xuất nhập hoa quả chín cây mà được thu mua dưới dạng còn xanh, sau đó dùng hóa chất để xử lý chín. Tại Việt Nam, trong danh mục các thuốc BVTV được phép sinh trưởng cũng có nhóm thuốc điều hòa sinh trưởng (kích thích, thúc chín tố) nhưng đến nay vẫn chưa có DN nào đăng ký nhập khẩu. Vì vậy, tất cả các hóa chất điều hòa sinh trưởng hiện nay mà người dân đang sử dụng đều là thuốc ngoài luồng, phần lớn được nhập từ Trung Quốc.


Copy từ: Diễn Đàn Kinh Tế Việt Nam

Kỳ vọng gì vào chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch VN?



Chân Như, phóng viên RFA
2013-07-18

TruongTanSangOBama-HaNoi.jpg
Chủ tịch VN Trương Tấn Sang gặp gỡ TT Hoa Kỳ Barack Obama tại Hội nghị cấp cao APEC 19 tháng 11/2011
AFP photo


Vào ngày 25 tháng 7 tới đây, chủ tịch nước Việt Nam ông Trương Tấn Sang sẽ có chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ. Thông cáo của Nhà trắng cho biết cuộc gặp này là cơ hội để hai bên thảo luận nhằm thắt chặt hơn nữa quan hệ đối tác liên quan đến các vần đề chiến lược trong khu vực và cải thiện hợp tác giữa Mỹ và khối Asean. Cũng như vấn đề về nhân quyền, thay đổi khí hậu và thảo thuận đối tác xuyên Thái Bình Dương cũng sẽ được thảo luận.
Giới blogger và các nhà dân chủ trong nước đánh giá sao về chuyến đi này của chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang? Chia sẻ với chúng tôi, blogger JB Nguyễn Hữu Vinh, từ Hà nội cho rằng ông không đặt nhiều kỳ vọng lớn lắm cho cuộc gặp này vì khó lòng để có được 1 sự thay đổi sau chuyến thăm của ông Trương Tấn Sang:
Theo cách  nghĩ của tôi , việc ông Trương Tấn Sang đi thăm Mỹ thì chúng tôi là những người trong nước và chúng tôi cũng biết được việc viếng thăm của các ông ấy nhưng chúng tôi cũng không đặt một kỳ vọng nào lớn lắm về những chuyến viếng thăm như vậy.
Tôi còn nhớ năm 2007, ông Nguyễn Minh Triết sang Mỹ, thậm chí người ta còn đề cập đến những phiên tòa như phiên tòa xử “bịt mồm linh mục Thadeus Nguyễn Văn Lý”. Và ông ta khẳng định những phiên tòa mà bịt mồm như thế là không thể chấp nhận được. Thế rồi trở lại Việt Nam thì  có những  phiên tòa không chỉ bịt mồm mà có  bịt  tất cả các lối vào các phiên tòa ấy. Cho nên những vấn đề ấy vẫn như thế đối với những bloggers, những người phát biểu những chính kiến không vừa lòng nhà nước vẫn bị bắt bớ và bắt bớ hàng loạt.

Chúng tôi là những người trong nước và chúng tôi cũng biết được việc viếng thăm của các ông ấy nhưng chúng tôi cũng không đặt một kỳ vọng nào lớn lắm về những chuyến viếng thăm như vậy.
- JB Nguyễn Hữu Vinh
Đây là một quá trình dài chứ không phải là một cá nhân hay một nhân vật hay một chuyến đi thăm của một ông Chủ tịch nước, một ông Tổng bí thư hoặc ông nọ, ông kia mà nó có thể tạo ra một sự thay đổi để mà hy vọng. Chúng tôi không có hy vọng như vậy bởi vì đây là sản phẩm của một chế độ, một thể chế, một chính sách của một đảng lãnh đạo chứ không phải một cá nhân nào làm nên điều đó.
Do vậy việc ông Trương Tấn Sang sang Mỹ hay như vừa rồi ông sang Trung Quốc, tôi cảm thấy càng ngày càng thấy nản hơn vì chính sách đối ngoại như thế nên tôi không quan tâm để mà hy vọng có một cái gì đó cho vấn đề nhân quyền hay những vấn đề khác.
Bà Bùi Thị Minh Hằng, một tiếng nói đấu tranh cho nhân quyền tại Việt Nam cũng đồng quan điểm như blogger JB Ngyễn Hữu Vinh, bà cho rằng với chuyến thăm Hoa Kỳ lần này, người dân trong nước cũng không có một động thái gì để tin tưởng rằng sẽ có mục tiêu tốt đẹp, bà cho biết:
Liên tiếp trong những ngày vừa qua thì những nhà lãnh đạo của Việt Nam thi nhau đi công du các nước. Trước chuyến đi Mỹ của chủ tịch nước Trương Tấn Sang thì ông ta đã qua thăm Trung Quốc trước.
Rõ ràng người dân Việt Nam thấy rất thất vọng bởi vì ngay sau chuyến viếng thăm Trung Quốc thì đã có  câu trả lời cho nhân dân Việt Nam : đấy là những cuộc tấn công của những tàu Trung Quốc vào ngư dân Việt Nam. Điều đó cho ta thấy là nhà cầm quyền Việt Nam đã bị lún quá sâu vào sự quị lụy đối với nhà cầm quyền Trung Quốc.

Theo đánh giá của tôi thì chuyến đi của ông Sang sang Hoa Kỳ sẽ nhằm nâng cao vị thế của Việt Nam và cân bằng quan hệ với Trung Quốc.
- LS Nguyễn Văn Đài
Trong chuyến đi Mỹ tới đây, nhân dân Việt Nam ở trong nước lẽ sẽ không có một động thái gì để mà tin tưởng là sẽ có một mục tiêu tốt đẹp; sẽ không có một sự thay đổi nào đối với xã hội Việt Nam trong tình cảnh hiện nay. Những động thái cho thấy là họ hoàn toàn không muốn thay đổi theo cái hướng dân chủ và tốt đẹp đối với người dân. Do vậy trước chuyến đi của chủ tịch nước Trương Tấn Sang thì người dân đều có những dư luận phán đoán nó sẽ là những cuộc mặc cả về dân chủ thì đúng hơn là sự cải thiện về dân chủ.
Đối với những người hoạt động nhân quyền như LS Nguyễn Văn Đài thì ông mong rằng chuyến đi này của ông Trương Tấn Sang sẽ giúp cải thiện nhân quyền cho Việt Nam, ông chia sẻ:
Theo đánh giá của tôi thì chuyến đi của ông Sang sang Hoa Kỳ sẽ nhằm nâng cao vị thế của Việt Nam và cân bằng quan hệ với Trung Quốc. Như chúng ta đã biết, một trong những trở ngại chính trong quan hệ giữa Việt nam và Hoa Kỳ là vấn đề nhân quyền. Trong suốt từ năm 2007 đến nay thì mỗi một năm trôi qua, Việt Nam lại gia tăng đàn áp nhân quyền đối với người dân rất là cao.
Đặc biệt trong những tháng đầu năm nay thì đã có đến khoảng 40 người bị xét xử và cầm tù, có ngưới với mức án cao nhất là chung thân và tổng cộng lên đến hàng trăm năm tù. Đối với những người hoạt động nhân quyền và thúc đẩy tiến trình dân chủ ở Việt Nam như chúng tôi thì chúng tôi cũng mong rằng việc ông Sang sang Hoa Kỳ sẽ nhằm mang lại sự cải thiện tình trạng nhân quyền ở Việt Nam, nhằm giúp cho tất mọi người dân Việt Nam có được bầu không khí chính trị cởi mở hơn và từ đó sẽ là bước đệm để mở ra một kỷ nguyên mới cho Việt Nam trong việc hội nhập quốc tế cũng như là cải cách dân chủ.
Được biết nhân chuyến thăm Hoa Kỳ lần này, đã có ít nhất 2 thỉnh nguyện thư đã được phát động trên mạng, nhằm thu hút chữ ký của hàng ngàn người cả trong lẫn ngoài nước, để kêu gọi TT Hoa Kỳ đặt nhân quyền Việt Nam là ưu tiên trên các vấn đề về mậu dịch với Việt Nam. Ngoài các thỉnh nguyện thư trên mạng, còn có chiến dịch kêu gọi mọi người viết thư tay gửi thẳng đến các lãnh đạo Hoa Kỳ, đề nghị nêu vấn đề nhân quyền trong cuộc gặp cấp cao Việt-Mỹ tại Tòa Bạch Ốc vào tuần tới.Đây là lần đầu tiên ông Trương Tấn Sang thăm Mỹ trong cương vị Chủ tịch nước, và cũng là lần thứ hai một Chủ tịch Việt Nam tới Washington.


Copy từ: RFA

Những người tù ngoại trú

Tưởng Năng Tiến (Danlambao) - Dân tình, rõ ràng, mỗi lúc một thêm khó dậy, và... mất dạy. Đưa ra nguyên một cái danh sách dài thòng (Top 20) mà không thấy dư luận “rúng động” gì ráo trọi, chỉ nghe có những tiếng cười (“he he”) hồi đáp - từ bàn nhậu - thôi hà.

Những tiếng cười giễu cợt tương tự đã vang lên từ mọi ngõ ngách ở đất nước Việt Nam, và mọi người đều nghe thấy - trừ ông Trần Đại Quang, và những người thuộc giới lãnh đạo của đất nước này. Họ vần cứ hành xử như thể là “chưa” có chuyện gì đáng tiếc xẩy ra. Họ không có khả năng thích nghi với tình thế và thời thế; bởi thế, họ sẽ không thể tiếp tục tồn tại nữa...

*

Cái sự coi mỗi công dân là một người tù dự khuyết mở đầu cho một thời đại khốn nạn. Rồi đây chúng ta sẽ phải trả giá cho sự thất nhân tâm này. - Vũ Thư Hiên (Đêm Giữa Ban Ngày)
Từ Hà Nội, Zoe Daniel, ABC News, tường thuật:
“Vụ xét xử một luật sư nhân quyền đang làm dấy lên những lời kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam phóng thích những người chỉ trích chính quyền khỏi nhà tù. Chỉ trong năm nay, hơn 50 người đã bị kết án và tống giam trong các phiên toà chính trị.”
Con số “hơn 50 người đã bị kết án và tống giam trong các phiên toà chính trị” trong năm nay, ngó bộ, hơi nhiều à nha. Đã vậy, còn có “tin đồn vỉa hè là số blogger có thể bị bắt giữ lên đến 20” mạng - theo như bản tin của Thụy My, qua RFI“Hiện nay các blogger tại Việt Nam thường xuyên liên lạc với nhau để biết ‘ai còn, ai mất’, cũng như chuẩn bị sẵn tinh thần để ‘lên đường’ khi có tin xấu nhất.”

Dù giọng nói của thông tín viên Thụy My nghe rất nhẹ nhàng và khả ái, nội dung bản tin mà bà vừa chuyển tải (vào hôm 3 tháng 7 năm 2103 vừa qua) vẫn khiến người ta lên tưởng đến cái không khí đe doạ nặng nề đã bao chụp lên đời sống của những người bất đồng chính kiến - vào những năm cuối thập niên 1960 - ở miền Bắc Việt Nam: 
“Bình bàng hoàng khi biết mình có ‘đuôi’…. Anh như ngửi thấy cái mùi của nhà tù. … Đó là đòn đánh ngang đầu. Là đất sụt nơi mình đứng. Là cuộc đời bỗng nhiên không còn là cuộc đời nữa.

Trời đất đảo lộn. Cuộc sống dù sao cũng là cuộc sống. Vẫn có trời. Có gió. Có mây. Có cánh đồng, có đường phố. Có lúc giận vợ. Có lúc nô đùa với các con. Và viết. Nay sắp mất tất cả... Và có cảm giác của một con thú bị nhốt trong chuồng lồng lộn nhưng không sao thoát được. Thì ra họ có toàn quyền làm những việc họ thích. Họ huy động cả guồng máy khổng lồ để hại mình.” - (Bùi Ngọc Tấn. Chuyện Kể Năm 2000, tập I. CLB Tuổi Xanh, Westminster, CA: 2000).
Cái “guồng máy khổng lồ” của nhà nước Việt Nam, vào thời điểm này, đã mang đến nỗi sợ hãi (cũng như phẫn uất) cho rất nhiều người nằm trong vòng quay của nó:
“Hôm ấy là ngày 24-12 hôm trước của Nô-en 1967.

Từ sớm đã có báo động máy bay. Trẻ con nhà tôi đã đi sơ tán cả, ở nhà chỉ còn có hai vợ chồng. Hai chúng tôi nhảy xuống cái hố cá nhân ở mảnh sân con trước cửa nhà. Đứng nép hai người dưới cái hố cá nhân chật chội, nghe tiếng bom nổ, tôi nói: 

- Ước gì một quả bom rơi xuống trúng hố cho chúng mình chết luôn. Có đôi. 

Nghe tôi nói, vợ tôi mỉm cười buồn rầu. Vợ tôi hiểu tâm trạng của tôi là tâm trạng của một con thú bị săn đuổi không có đường chạy tháo thân. 

Thế là sau đợt bắt bớ thứ nhất hồi tháng 7, đến tháng 10 đã diễn ra đợt bắt bớ thứ hai. Số người bị bắt bao nhiêu tôi không rõ, chỉ biết là nhiều hơn lần trước và trong đó có Kiến Giang.

Thông báo số 1, Thông báo số 2... Nghe ghê cả người! 
..... 

Tối hôm đó vợ tôi chuẩn bị cho tôi một ba lô đầy chăn màn, quần áo ấm. Sáng sớm lại chạy đi mua một đôi bánh mì cặp nhân đầy lên, đút cả vào ba lô. Vừa xong thì báo động máy bay. Đạn cao xạ ầm ầm...

Một lát lâu sau có tiếng commăngca đỗ xịch ngoài sân. Tôi chưa kịp định thần đã thấy xuất hiện hai viên thiếu úy trẻ tuổi nai nịt chỉnh tề, một người dừng lại trấn giữ cửa, người kia bước xộc vào. Tôi giật thót mình. 

Viên thiếu úy thứ hai nói như ra lệnh: 

- Anh đứng nghiêm nghe lệnh! 

Anh ta rút trong sắc cốt ra một tờ giấy nhỏ bằng trang vở học trò, tuyên đọc: 

Lệnh bắt giam. 

Ra lệnh bắt: Tên phản cách mạng 

Trần Thư. 

Vì tội: có hành động nguy hại đến nền an ninh của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. 

Nơi giam: Hỏa Lò. 

Ký tên 

Đại Tá Kinh Chi. Cục Trưởng Cục Bảo Vệ 

Lệnh vắn tắt một cách đanh thép, không có những câu thừa như căn cứ điều khoản bao nhiêu của bộ luật nào đó v.v... Bắt, thế thôi, không oong đơ (un deux) gì cả... 

Âu thế cũng là xong. Chứ sống như những ngày tháng vừa qua thì tôi không chịu nổi nữa rồi. 

Tôi có cảm giác được giải thoát. 

Cái cảm giác được giải thoát ấy nó mạnh đến nỗi khi hai cánh cổng nặng chịch của nhà tù Hỏa Lò mở ra cho chiếc xe chở tôi từ từ bò vào trong sân, tôi không có gì xao xuyến, lo âu.”
[Trần Thư. Tử Tù Xử Lí Nội Bộ (Hồi Ký Của Anh Cả Cò). Văn Nghệ, Westminster, CA:1995]
Nhà báo Trần Thư bị bắt vào cuối năm 1967. Từ đó đến nay đã gần nửa thế kỷ trôi qua. Nhà giam Hoả Lò vẫn vẫn trơ gan cùng tế nguyệt, và vẫn lầm lì đe doạ như xưa. Nhà nước Việt Nam cũng thế.
Chỉ có thái độ của lớp người cầm bút thuộc thế hệ tiếp thì hoàn toàn đổi khác. Họ coi “cái guồng máy khổng lồ” của nhà nước toàn trị hiện nay không có kí lô nào hết trơn hết trọi, còn nhẹ hơn bông nữa. Blogger Mẹ Nấm là một trong số những người có thái độ (bông lơn) như vậy đó:
“Vừa nhận được một email của bà bạn, gửi cho mình ngắn gọn thế này: ‘Tui báo cho bà biết, bà nằm trong danh sách mà người ta gọi là Top 20. Hai mươi người này được phía bạn giao cho chính phủ để ‘nhập kho’. Liệu mà viết.

Hi hi... Xem cái thư này mình không thể nhịn cười...

Hai mươi con người với hàng ngàn bài viết có thể làm chế độ lo sợ và lung lay. Họ không phải là những con số nằm im để cho nhà nước ném vào thống kê tội phạm. Hai mươi con người ấy dù không làm được gì lớn lao nhưng chắc chắn là họ không hề thiếu niềm tự hào vì đã dám nghĩ và viết những điều mà 17 ngàn nhà báo Việt Nam không dám.

17 ngàn là con số. Hai mươi người là những con người, những con người cầm viết.

Con người, hai mươi cái tên trong danh sách Top 20 kia thật đáng tự hào. Mình sẽ thật sự kiêu hãnh nếu được nằm trong cái danh sách ấy.”
Ý trời, đất, qủi, thần, thiên địa ơi! Còn “tự hào” với “kiêu hãnh” nữa chớ. Không biết con cái nhà ai mà ăn nói (nghe) bán mạng vậy cà? Con nhỏ “khiêu khích” thấy rõ. Và cái thái độ “gây gỗ” tương tự cũng có thể tìm thấy ở một “con nhỏ” khác, blogger Còn Huỳnh Thục Vy
"Bấy nay yên lặng vì bận thôi chứ không phải sợ đâu." 
Thiệt là quá đáng, và... quá đã! 
Còn đối với những blogger thuộc lớp trước nữa thì sự kiện đã được họ đón nhận một cách... nhẹ nhàng hơn và cũng giễu cợt hơn - theo như cách bầy tỏ của ông Huỳnh Ngọc Chênh, một trong những nhân vật (“đang nằm”) trong cuộc và... trong rọ:
Nguồn ảnh: huynhngocchenh.blogspot
“He he, ngày xưa có rừng để trốn, bây giờ thì có chỗ nào chui? Thôi thì... "hãy cứ vui như mọi ngày, dù ngày mai không ai thăm nuôi" như Đỗ Trung Quân vẫn nghêu ngao hát.
Hôm qua nghe Nguyễn Trọng Tạo nói về danh sách lên đến 20 người thì bao nhiêu chút sợ hãi còn vương vất lại trong chúng tôi đều bay đi sạch. Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên, chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật Hà Nội, từ Hà Nội bay vào với tâm trạng phơi phới rủ chúng tôi đi nhậu. Nghe nói anh cũng có tên trong danh sách nầy.

Rượu vào rồi thì chuyện tới trời cũng xem như chuyện đùa bỡn. Những bạn bè ngồi trong bàn mà không có tên trong danh sách tự dưng thấy thiệt thòi. Nhưng các bạn ấy cũng không ganh tị và tự nguyện phân công nhau lo thăm nuôi những người được xem là có tên.

Nguyện vọng thăm nuôi của nhà văn Nguyễn Quang Lập là một cái laptop, nếu có ba gờ nữa thì càng tốt để anh tiếp tục viết blog và liên lạc với thế giới bên ngoài. Nhà thơ kiêm họa sĩ Đỗ Trung Quân thì cần giá vẽ với màu xịn để vẽ và một chút ánh trăng qua cửa sổ...để làm thơ. Còn nguyện vọng của tôi: Cứ gởi đều đặn viagra vào. Các bạn hỏi: Để làm gì trong đó? Tôi nói: Buồn quá để đục vô tường chơi cho vui. he he.”
Tính tôi vốn (vô cùng) đa cảm nên nhìn mấy vị xồn xồn (từ phải qua trái: Đỗ Trung Quân, Nguyễn Quang Lập, Phạm Xuân Nguyên, Huỳnh Ngọc Chênh) có tên trong danh sách top 20 mà không khỏi sinh lòng ái ngại. Không phải tôi ái ngại vì cái bàn rượu quá hoành tráng so với tình trạng sức khoẻ (chắc) đã hom hem của họ mà là ái ngại khi nghĩ đến thân phận của những người cầm viết ở Việt Nam, trước đó.
Trước đó, chỉ mới nằm “trong tầm ngắm” mà nhà văn Nguyên Bình đã cảm thấy “bàng hoàng,” cùng với cái “cảm giác của một con thú bị nhốt trong chuồng lồng lộn nhưng không sao thoát được.” Và giữa hoàn cảnh cùng quẫn, tuyệt vọng này thì nhà báo Trần Thư ước chỉ ước mong sao có “một quả bom rơi” để được chết chung với người thân, cho nó xong đời.
Còn bây giờ thì những kẻ “ở trong tầm ngắm” vẫn cứ ngồi nhậu lai rai, với “tâm trạng phơi phới” cứ y như là họ đang còn ở tuổi đôi mươi và vừa có tên trong sanh sách thi đậu tú tài vậy.
Thiệt là hết thuốc!
Sẵn trớn đang ái ngại, tôi cũng cảm thấy ái ngại (luôn) cho tướng Trần Đại Quang, vị Bộ Trưởng Công An đương nhiệm, khi chợt nhớ đến người tiềm nhiệm của ông: Trần Quốc Hoàn. Nhân vật này - rõ ràng - đã sinh ra đời dưới một ngôi sao cực tốt, và ở vào một thời đại cực thịnh của chế độ công an trị. Muốn bắt ai thì bắt, muốn hiếp ai thì hiếp, và muốn giết ai rồi vứt xác ra đường cũng được mà cả nước vẫn cứ im thin thít.
Cái thời vàng son đó, tiếc thay, không còn nữa. Giờ đây, ông Quang mới đổi có mấy cái bảng số xe (từ trắng ra xanh) và đổi tên tuổi mình (chút xíu) thôi mà trên diễn đàn Dân Luận đã có lắm điều tiếng eo xèo rồi: “cơ hội, thoái hoá, đổi trắng thay đen, thao túng luật pháp...”
Dân tình, rõ ràng, mỗi lúc một thêm khó dậy, và... mất dạy. Đưa ra nguyên một cái danh sách dài thòng (Top 20) mà không thấy dư luận “rúng động” gì ráo trọi, chỉ nghe có những tiếng cười (“he he”) hồi đáp - từ bàn nhậu - thôi hà.
Những tiếng cười giễu cợt tương tự đã vang lên từ mọi ngõ ngách ở đất nước Việt Nam, và mọi người đều nghe thấy - trừ ông Trần Đại Quang, và những người thuộc giới lãnh đạo của đất nước này. Họ vần cứ hành xử như thể là “chưa” có chuyện gì đáng tiếc xẩy ra. Họ không có khả năng thích nghi với tình thế và thời thế; bởi thế, họ sẽ không thể tiếp tục tồn tại nữa.


Copy từ: Dân Làm Báo