CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Ba, 13 tháng 8, 2013

Một nghị định vô lý, vô duyên, vô dụng


 
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa ký Nghị định số 72 về «Quản lý, cung cấp, xử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng». Ngày ban hành là 15/7/2013 và ngày bắt đầu có hiệu lực là 1/9/2013.

Nghị định72 (NĐ72) dài gần 20 và gồm có 6 chương, 46 điều, với rất nhiều mục, khoản nhỏ. Những ai muốn tìm hiểu phải kiên nhẫn lắm mới đọc nổi từ đầu đến cuối, vì chính kiến không rõ ràng, càng đọc càng khó hiểu và càng thấy không sao thực hiện nổi, cả từ phía người dùng internet đến các cơ quan chuyên môn của chính quyền, muốn quản lý chặt chẽ thông tin trong xã hội bằng luật lệ cứng nhắc lại vừa mập mờ khó hiểu.

Đến nay các blogger tự do trong nước đã nêu lên vấn đề NĐ72 «cấm các mạng internet cá nhân không được tổng hợp tin tức, không được cung cấp tin tổng hợp» là điều kỳ lạ, không rõ ràng; sao lại cấm tổng hợp tin tức, phạm vi cấm đến đâu. Việc tổng hợp tin tức là việc làm hàng giờ, hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, về chính trị, kinh tế, tài chính, xã hội, thể thao, văn hóa, sao lại cấm, mà làm sao cấm nổi. Mọi người chờ đợi sự giải thích của Bộ Thông tin - Truyền thông và của Ban Cơ yếu Chính phủ và bộ Quốc phòng, là 2 cơ quan được NĐ72 giao trách nhiệm và quyền hạn áp dụng NĐ này không những trên lãnh thổ VN mà còn đối với các cơ quan truyền thông quốc tế về những tin tức liên quan đến Việt Nam.

Không phải ngẫu nhiên mà NĐ72 mới ban hành đã vấp phải sự phản ứng quyết liệt của các cơ quan thông tin báo chí quốc tế. Từ thủ đô Paris, Pháp, Tổ chức Phóng viên không biên giới (Reporters sans Frontières) tố cáo NĐ72 là «thêm một bằng chứng về thái độ thù địch với tự do truyền thông của chính quyền Việt Nam», còn Ủy ban bảo vệ các nhà báo (Committee to Protect Journalists) từ New York đã ra ngay tuyên bố lên án NĐ72 chà đạp quyền tự do bất khả xâm phạm của những nhà báo độc lập, vi phạm các công ước quốc tế mà Việt Nam cam kết tôn trọng, cần phải bị hủy bỏ.

Có thể khẳng định không chút ngại ngùng NĐ72 là vi hiến, phạm pháp, trái ngược với các quyền tự do công dân được hiến pháp và pháp luật bảo vệ, cho nên nó vô lý, không có lý do tồn tại. Chính quyền Việt Nam đã khét tiếng là bịt miệng làng báo chặt chẽ nhất, là «sát thủ internet loại hung dữ nhất», để Việt Nam bị xếp loại là nước thứ 172/186 về tự do báo chí trên thế giới. Nó vô lý vì bản chất lỳ lợm của một chính quyền sợ sự thật, sợ sự minh bạch công khai, sợ công luận.

Xin nhớ tự do thông tin, tự do báo chí, tự do ngôn luận và tôn trọng nhân quyền là những điều kiện không thể nhân nhượng để được gia nhập TPP - Hiệp định chiến lược kinh tế xuyên Thái Bình Dương. Việt Nam đang mong muốn được vào TPP để thu nhiều lợi ích trong thương mại, vừa hứa hẹn sẽ điều chỉnh chính sách theo hướng công khai, minh bạch, vậy mà ra NĐ72 ngay vào lúc này, như thế có phải là tự mình mâu thuẫn với chính mình, tự mình vả vào mặt mình không?

Việc thực thi NĐ72 cũng sẽ cực kỳ bế tắc, bế tắc ngay từ ngày nó có giá trị. Bộ Thông tin - Truyền thông sẽ quản lý ra sao hàng 30 triệu máy điện toán, internet công và tư trong cả nước, sẽ xử lý ra sao các mạng mà họ cho là phạm pháp, sẽ phải bao nhiêu phiên tòa để xét xử các vụ vi phạm? Cấm thông tin tổng hợp, cấm các mạng không được cung cấp tin tổng hợp, thực hiện độc quyền thông tin tổng hợp của nhà nước chỉ là những «sáng kiến» đầy ảo tưởng trong cơn bế tắc. NĐ72 sẽ là một Nghị định vô dụng, không thể nào áp dụng được. Nó đi ngược lại cuộc sống tự do đang được giành lại từng bước của cả một dân tộc đang thức tỉnh. Nó đi ngược thời đại mà Việt Nam là một thành viên không thể nào sống riêng biệt.

Đây là một Nghị định vô lý, vô duyên, vô dụng. Không hơn, không kém. Lại rất có hại cho những người cố đẻ ra nó. Xin cứ chờ xem.

Copy từ: Bùi Tín (VOA’ blog) 



............................

Thêm một bệnh nhân chết vì "thằng"...sốc phản vệ

Đục bỏnội dung chỉ để lại hình

 Vì bức xúc trước cái chết đột ngột, có nhiều uẩn khúc, gia đình nạn nhân Nguyễn Xuân Hồng đã xô xát với bảo vệ, làm vỡ máy móc và cửa kính của bệnh viện đa khoa Hà Tĩnh 


 Người nhà rất bức xúc sau cái chết của nạn nhân Nguyễn Xuân Hồng


 

Một ngư dân bị bắn chết trên biển

Chiều 12.8, ông Trần Nhật Chiến (49 tuổi, ngụ thị trấn Sông Đốc, H.Trần Văn Thời, Cà Mau) cho biết tàu đánh cá của ông mang số CM: 99488 TS giao cho Hoàng Đức Hữu (35 tuổi,  ngụ cùng địa phương) làm thuyền trưởng, hoạt động nghề lưới vây, đi trên tàu gồm 20 người.

Khoảng 19 giờ 30 ngày 11.8, khi tàu đang hoạt động trên vùng biển giáp ranh với vùng biển Campuchia (cách đảo Thổ Chu trên 30 hải lý về hướng tây tây bắc) thì bị một tàu lạ dùng súng bắn nhiều phát vào tàu khiến thuyền viên Trần Văn Út (38 tuổi, ngụ xã Phong Lạc, H.Trần Văn Thời) trúng đạn chết trên tàu.
Thuyền trưởng Hoàng Đức Hữu đã thông báo vụ việc cho Đồn biên phòng Sông Đốc (Cà Mau) và đang cho tàu chạy vào bờ.
Anh Vy


Copy từ: Thanh Niên

Đến tòa đại sứ Thụy Điển trao Tuyên bố 258: An ninh làm khó, blogger tỉnh bơ

CTV Danlambao - Ngày hôm qua, 13 tháng 8, 2013 an ninh đã triệu tập blogger Nguyễn Đình Hà để "làm rõ sự việc" ngày 7/8/2013 vừa qua Đình Hà đã tới Đại sứ quán Vương quốc Thụy Điển tại Hà Nội để cùng với các blogger Nguyễn Thu Trang, Nguyễn Văn Viên, Lê Hồng Phong, Nghiêm Ngọc Trai - đại diện cho Mạng Lưới Blogger Việt Nam trao Tuyên bố 258.
Công an phụ trách buổi "làm rõ sự việc" này tên Lê Hữu Đức. Bên cạnh đó là một an ninh xưng tên. Hai cán bộ này đã hạch hỏi blogger Đình Hà về những vấn đề như:
- Lý do đến ĐSQ, được mời như thế nào, tới đó với ai, vào lúc nào, ra lúc nào;
- Đến ĐSQ thì làm những việc gì, nội dung ra sao, cụ thể của các nội dung ấy thế nào;
- Liên quan đến bản Tuyên bố 258: sao biết về nó, nội dung của nó đại khái là gì, ai là người đề xướng, có bao nhiêu người ký, biết ai ký;
- Tại sao lại trao tuyên bố 258 cho ĐSQ Thụy Điển;
- Bản Tuyên bố 258 đã được gửi đến đâu, với mục đích gì, dự định đưa bản tuyên bố đó đến đâu nữa;
- ĐSQ Thụy Điển sau khi nhận bản tuyên bố đó có ý kiến gì không;
- Khi ra về, ĐSQ có trao cái gì không...
Blogger Nguyễn Đình Hà đã trả lời tóm tắt từ bài viết của anh trên FB như sau:
- Đến ĐSQ theo lời mời của bà Kanter, được mời thông qua blogger Nguyễn Lân Thắng. Cùng đi với Đình Hà các blogger Nguyễn Thu Trang, Nguyễn Đình Nguyễn Văn Viên, Lê Hồng Phong, Nghiêm Ngọc Trai.
- Bản tuyên bố 258 được ra đời khoảng tháng 7/2013, sau khi chính quyền đã bắt, khởi tố và tuyên án nhiều công dân mạng, nhà báo như Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào, Nguyễn Việt Chiến. Về việc Tuyên bố 258 do ai đề xướng thì Đình Hà trả lời là không biết, chỉ biết đến nó qua sự chia sẻ trên mạng xã hội và thấy đúng thì ký như hơn 100 blogger khác với mục đích yêu cầu nhà nước VN xóa bỏ Điều 258 BLHS năm 1999 vì nó rất mơ hồ, hạn chế quyền tự do, dân chủ của công dân.
- ĐSQ Thụy Điển đã biết về sự tồn tại của bản tuyên bố này nên họ mời các blogger Việt Nam đã tham gia ký bản tuyên bố đến để nói chuyện trao đổi và nhân tiện các blogger đại diện đến ĐSQ Thụy Điển Tuyên bố 258. Tuyên bố 258 cũng đã được gửi tới ĐSQ Mỹ tại Hà Nội, các tổ chức quốc tế có văn phòng đại diện tại Bangkok.
- Bà Kanter, Phó đại sứ Thụy Điển ghi nhận và nói sẽ xem xét, nghiên cứu và trao đổi với phía chính quyền Việt Nam trong các phiên họp giữa chính quyền 2 nước như các cuộc đối thoại nhân quyền hàng năm. Trước khi chia tay bà Kanter đã đại diện cho ĐSQ tặng cho các blogger mỗi người 1 quyển truyện thiếu nhi nổi tiếng của Thụy Điển là cuốn "Pippi tất dài" bản tiếng Việt.
Trước những việc làm của an ninh, blogger Nguyễn Đình Hà đã khẳng định trên Facebook của anh:
- Tôi khẳng định rằng chuyện công dân Việt Nam đi đến cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài là hoàn toàn bình thường, dựa trên quyền của công dân và quyền của cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài tại Việt Nam;
- Tôi xin khẳng định những gì tôi nói là đúng sự thật và đã được đăng tải công khai trên các trang mạng.
Sau vụ an ninh tìm cách xách nhiễu cụ Bùi Thị Thiện Căn, mẹ của blogger Đoan Trang, buổi làm việc để "làm rõ sự việc" của công an, an ninh cuối cùng chỉ "làm rõ" thêm một điều: mục tiêu trong sáng, hành động công khai, việc làm đúng luật và thái độ đàng hoàng, minh bạch, khẳng khái của blogger Việt Nam đã bẻ gảy và vô hiệu hóa mọi ý đồ răn đe, áp đảo tinh thần của an ninh đối với công dân Việt Nam.
Bài viết của blogger Nguyễn Đình Hà trên FB của anh:
danlambaovn.blogspot.com

Copy từ: Dân Làm Báo

Thủ tướng Dũng có cứu vãn được kinh tế Việt Nam?

Chỉ trong khoảng thời gian thoi đưa gần ba năm - từ 2011 đến nay, nền kinh tế Việt Nam đã sa chân vào cửa tử với hố đen khủng hoảng há rộng chực chờ. Chưa bao giờ trong lịch sử của thể chế đương đại, các nhóm lợi ích lại lộ hình tác quái ghê gớm và “quyết tâm” đến thế.

Tiêu biểu cho hoạt động lợi ích nhóm là ba thể loại chủ chốt: nhóm lợi ích đầu cơ như vàng, chứng khoán, bất động sản và một bộ phận ngân hàng; nhóm lợi ích độc quyền như xăng dầu, điện lực; nhóm lợi ích “sự nghiệp kinh doanh” như Vinashin, Vinalines…

Trong một lần quá hiếm hoi bên lề phải, tờ Văn hóa Nghệ An mới đây đã rút tít: “Các nhóm lợi ích, đừng nấp áo Nhân Dân để phục kích Nhân Dân”.

Chỉ sau tiếng chuông báo động réo vang thảng thốt từ tuyệt đại đa số tầng lớp thu nhập thấp và trung bình của xã hội, một bộ phận nho nhỏ trong chính giới mới âm thầm thừa nhận hiện trạng kinh tế đã bị thao túng bởi những nhóm lợi ích “vô hình” nào đó, cũng như tình hình kinh tế “không quá lạc quan”.

GDP là một trong những thông số tiêu biểu cho nỗi cám cảnh chưa có nơi nương tựa ấy.

GDP “suy thoái tư tưởng”

Nếu vào các năm 2009 - 2011, chỉ số GDP còn đạt ở mức “quyết tâm” của Bộ chính trị, Chính phủ và Quốc hội là 9-9,5%, thì những năm sau đó, quyết tâm này cũng bị suy thoái một cách không thể duy ý chí hơn.

Đến cuối năm 2011, hầu hết mọi người đều nhận ra là nền kinh tế đã quá khó khăn, con số phá sản của doanh nghiệp đã lên đến ít nhất 50.000. Không còn cách nào khác, người ta buộc phải thừa nhận GDP “năm sau sẽ không bằng năm trước”.

Tuy nhiên, đến lúc này và khác hẳn với năm 2009, đã không còn một gói kích cầu nào đủ lớn. Tiền chạy đâu hết rồi? Không người dân nào biết. Chỉ biết rằng Ngân hàng nhà nước và các ngân hàng thương mại cổ phần vẫn nắm giữ huyết mạch kinh tế của đất nước và vẫn ung dung hưởng thụ núi lợi nhuận tích lũy của họ, trong khi số doanh nghiệp “tử trận” đã lên đến ít nhất 100.000, theo con số báo cáo chính thức của Ủy ban thường vụ quốc hội vào đầu năm 2013.

Trong thực tế, con số phá sản và giải thể của doanh nghiệp có thể còn lớn hơn khá nhiều. Một ước tính của giới chuyên gia, xuất phát từ tình trạng có đến 200.000 doanh nghiệp không có khả năng nộp thuế, đã ước tỷ lệ phải ngưng hoạt động của doanh nghiệp có thể chiếm đến 1/3 trên tổng số gần 600.000 doanh nghiệp đăng ký hoạt động tại Việt Nam.

1/3 cũng là một khả năng có thể xảy ra đối với hiện trạng thất nghiệp toàn phần và có nguy cơ thất nghiệp ở Việt Nam, cho dù báo cáo của Bộ lao động, thương binh và xã hội chỉ luôn thừa nhận tỷ lệ này khoảng 2%.

Nền kinh tế Việt Nam đã phải gánh chịu hình dạng lõm toàn phần, khi công tác điều hành “linh hoạt và uyển chuyển” đối với nó đã phạm nhiều sai lầm và còn liên quan đến cả những nhóm lợi ích và nhóm thân hữu.

Nhưng thế đi xuống theo dạng parabol lõm của nền kinh tế Việt Nam vẫn chưa phản ánh toàn bộ thực trạng, bởi hoạt động thống kê số liệu ở Việt Nam là rất đáng bị hoài nghi về mức độ trung thực và tính minh bạch.

Giả số liệu?

Vào năm 2012, Quốc hội đã phải chấp nhận tỷ lệ tăng trưởng GDP dừng ở mức “khiêm tốn” là 6 – 6,5%; còn vào năm 2013 là khoảng 5%. Nhưng như vậy vẫn là quá triển vọng, nếu so với mặt bằng tăng trưởng GDP bình quân của nhiều nước phát triển như Mỹ, Anh, Pháp; và ngay cả đầu tàu kinh tế châu Âu là Đức cũng chỉ khoảng 2,5-3% - một kết quả được xem là đáng mừng trong thời buổi suy thoái và luôn chực chờ nguy cơ khủng hoảng kép.

Một số chuyên gia kinh tế độc lập có hàm lượng phản biện cao của Việt Nam như Lê Đăng Doanh, Nguyễn Quang A và sau này có cả chuyên gia đương chức Trần Đình Thiên đã nêu nhiều dẫn chứng cho thấy thực tế chỉ số thực về GDP ở Việt Nam không tăng đến mức như báo cáo, và nếu có như báo cáo thì chỉ là bản sao của cái gọi là “mức tăng trưởng 7-8% của GDP” Trung Quốc mà thôi. Hiện trạng này cũng gần tương tự như việc giáo sư Lang Hàm Bình – một chuyên gia phản biện độc lập của Trường đại học Hồng Kông – đã cho rằng những số liệu về GDP và lạm phát ở Trung Quốc đều là giả.

Vào giữa năm 2013, một chuyên gia phương Tây cũng cho rằng về thực chất, GDP của Trung Quốc chỉ vào khoảng 3,7% chứ không phải gần 8% như con số được công bố hiện thời. Còn trước đó, chuyên gia phản biện Vũ Quang Việt đã tính toán GDP của Trung Quốc chỉ vào khoảng 1-2%.

Kinh tế Trung Quốc và kinh tế Việt Nam lại có nhiều nét đặc biệt giống nhau – trong quá khứ, hiện tồn và có thể cả về tương lai. Nếu căn cứ vào độ chênh giữa số thực tế và số báo cáo của Trung Quốc, nền kinh tế Việt Nam đang không phải tăng trưởng đến 5% hay 5,5%, mà thực chất chỉ nhỉnh hơn 0% một chút.

“Thập kỷ mất mát”?

Vậy Việt Nam còn gì để hy vọng?

Điều có thể an ủi là không phải đồ thị kinh tế Việt Nam đã, đang và sẽ lao dốc một cách thẳng thừng và liên tục. Theo quy luật thường thấy, hình thể parabol lõm thường làm nên một giai đoạn hồi phục nhẹ, trở thành parabol lồi – hiện tượng có thể xảy ra vào hai năm 2013 – 2014, bắt đầu từ việc Chính phủ và Ngân hàng nhà nước bắt buộc phải thúc đẩy hạ các loại lãi suất và bơm tiền cho nền kinh tế. Tiền được bơm ra càng nhiều, nền kinh tế sẽ càng nhanh phục hồi.

Tuy nhiên, từ khái niệm phục hồi này đến yêu cầu về một nền kinh tế phát triển bền vững vẫn còn một khoảng cách rất xa, hoặc gần như ảo tưởng. “Tiền được đẩy ra nhiều nhất trong một thời gian ngắn nhất” vẫn là bài học đắng ngắt của hai nền kinh tế Trung Quốc và Việt Nam trong giai đoạn 2007-2010.

Bởi sau giai đoạn phục hồi tạm bợ 2013 - 2014, nếu huyết mạch kinh tế Việt Nam không được gia cố các mao mạch, nó sẽ tiếp tục lao dốc. Liên quan đến hình ảnh này, có thể kiểm nghiệm lại đồ thị lao dốc của nền kinh tế Mỹ và chỉ số chứng khoán Dow Jones vào nửa cuối năm 2008 để có thể xác nghiệm một bài học rất cận kề cho nền kinh tế Việt Nam.

Hoặc xa hơn nữa nhưng lại có vẻ ngày càng gần gũi với Việt  Nam, đó là cuộc Đại khủng hoảng năm 1929-1932 ở Hoa Kỳ, khi chỉ số Dow Jones mất đến 90% và tỷ lệ thất nghiệp tăng trên 20%.

Nếu kịch bản khủng hoảng tài chính 1997 ở vùng Đông Nam Á tái hiện ở Việt  Nam, cuộc Suy thoái năm 2008 tại quốc gia hình chữ S chắc chắn mới chỉ là bước dạo đầu của “Thời kỳ mất mát”.

Cần nhắc lại, khi thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản ở Việt Nam phục hồi phần nào vào năm 2009, một số chuyên gia đã vội vã cho đó là hình dạng hồi phục chữ V của nền kinh tế Việt Nam. Nhưng thực ra đã chẳng có chữ V nào hết. Ngoại trừ thị trường vàng vẫn còn giữ giá cao nhưng thanh khoản lại sụt giảm đến mức báo động, ẩn dụ được dành cho thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán là “chết lâm sàng”.

Ông Cao Sỹ Kiêm, nguyên thống đốc Ngân hàng nhà nước và hiện là Chủ tịch Hiệp hội DN nhỏ và vừa Việt Nam, mới đây đã nhận định: nền kinh tế đã rơi xuống đáy và đang ở đáy chữ U. Việc thoát khỏi đáy rất khó khăn do thiếu điểm tựa và sức mạnh. Nếu không có đột phá thì tình trạng đáy chữ U cứ kéo dài ra mãi là khó tránh khỏi.

Vì sao thế? Có lẽ đúng như nhà kinh tế Lê Đăng Doanh nhận xét, lấy mốc từ năm 1991, chưa bao giờ tình hình kinh tế – xã hội ở Việt Nam lại xấu như hiện nay. Không thể nói khác hơn là một cuộc suy thoái đang trở lại. Hoặc chính xác hơn, đây có thể là một cuộc khủng hoảng được dạo nhịp đầu tiên của nó.

Chữ L?

IMF vẫn đang cảnh báo nước Mỹ có thể rơi vào một “thập kỷ mất mát” như người Nhật đã từng bị như thế vào những năm 80 của thế kỷ trước.

Còn ở Việt Nam, “Thời kỳ mất mát” có thể kéo dài nhiều năm, thậm chí rất nhiều năm, sau chuỗi tăng trưởng quá nóng trong suốt 20 năm – từ 1991 đến 2011.

Thực tế cho đến nay, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã tạo nên cơn dư chấn ở Việt Nam dài đến 5 năm. Nhưng ngay tại thời điểm này, có lẽ nhiều người nhận ra rằng 5 năm chưa phải màn cuối của vở bi kịch. Trong khi, những năm tiếp theo với tình thế khó khăn, hoặc còn lâu hơn thế, là một khả năng “trong tầm tay”. Khi đó, “Thập kỷ mất mát” có thể ứng nghiệm với trường hợp Việt Nam.

Cho tới giờ, đã có thể nhận ra đường biểu diễn vận động của nền kinh tế Việt Nam từ giai đoạn 2006-2007 đến nay nghiêng về hình thể L hơn là sự phục hồi tự tin của chữ V hay chậm chạp nhưng bền vững của chữ U.

Gần như chắc chắn, L là sắc thái không thể tránh được cho một thời kỳ ngưng trệ và lộn xộn mới về kinh tế - chính trị ở đất nước này.

Và có thể, biểu đồ lao dốc của nền kinh tế Việt Nam chỉ dừng lại vào năm 2016 - 2017, tức đến lúc đó nền kinh tế mới thật sự nhìn ra cái đáy của chính nó.

Dự báo trên liệu có quá bi quan? Biết làm sao được, tất cả đang lệ thuộc quá nhiều vào cái hiện tồn chưa có lối ra hiện nay.

Kinh tế lại phụ thuộc rất nhiều vào những biến động chính trị. Dĩ nhiên, ai cũng biết chính trị có ổn định thì kinh tế mới phát triển. Còn không thì ngược lại…

Chính phủ và thủ tướng?

Điều bất hạnh cho Việt Nam là quốc gia này đã không thể có một tổng thống Mỹ đầy quyết tâm như Barak Obama – một quyết tâm đầy trong sáng, người đã giữ nguyên mức chi an sinh xã hội và y tế dù vào thời kỳ đầy khó khăn; và cũng không có được một Bernanke của Cục dự trữ liên bang – người có đủ tài và tâm điều hành chính sách tài chính.

Điều bất hạnh hơn là trong bối cảnh nền kinh tế suy thoái gần như toàn diện, tài nguyên bị khai thác cạn kiệt và lòng dân quá bất an cùng bất mãn, các nhóm lợi ích lại vẫn tồn tại một cách đầy thách thức và trở thành những ông vua không ngai trên đầu dân nghèo.

Một nghiên cứu ở Mỹ đã so sánh chu kỳ hoạt động của động đất với chu kỳ của những cơn “địa chấn” về chính trị trong chính trường nước Mỹ. Có thể ở Việt Nam, mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị cũng gần tương tự. Điều chắc chắn thấy rõ từ năm 2007 đến nay là đồ thị đi xuống của kinh tế, nhưng không hẳn là parabol lõm, mà có thể được xen kẽ bởi một giai đoạn lao dốc.

Cần đặc biệt lưu ý, đồ thị lòng dân và niềm tin chính trị cũng có thể biến diễn như thế.
Vậy ai có thể cứu vãn được nền kinh tế khốn khổ đang lao dốc này?

Với gần như toàn bộ quyền lực hành pháp trong tay, đáp án cho câu hỏi trên chỉ thuộc về chính phủ và những cá nhân lãnh đạo nó.

Vậy những công việc còn lại mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có thể làm là gì?

Ít ra, chính phủ của ông cần có một gương mặt mới trong một khung cảnh mới - một không gian mà công dân và đặc biệt là người nghèo có thể phục hồi phần nào sinh khí đối với niềm tin chính thể. Tất cả nhằm làm nhòa nhạt một dĩ vãng điều hành kinh tế - xã hội bị xem là thất bại với quá nhiều hậu quả và lợi ích nhóm.

Trong sâu xa, lòng dân và nhiệt huyết cống hiến dân tộc của công dân vẫn còn nguyên đó, chưa hề mất mát, chỉ là chưa ai biết cách khơi dậy tính đồng nguyên của nó mà thôi.

Những lối thoát cho kinh tế Việt Nam cũng vẫn còn nguyên giá trị, từ Hiệp định thương mại Việt - Mỹ, Tổ chức thương mại thế giới đến tương lai có thể hứa hẹn cho Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương, trong đó không thể bác bỏ hơi ấm từ bàn tay người Mỹ – tất cả vẫn còn chừa ra một cơ hội cho chính thể và những chính khách không lạc hậu với thời cuộc.

Uy tín và chỗ đứng của những người lãnh đạo cao nhất của chính phủ cũng vẫn còn cơ may giành lại chỗ đứng trong lòng dân, nếu họ nhận ra rằng đã đến lúc bức thiết phải kiên định gạt bỏ những quan chức không làm được việc, vô trách nhiệm và quá thiên về quyền lợi tư hữu mà có thể khiến cho nhân dân tràn uất phẫn nộ rồi gầm thét phủ nhận tất cả.

Copy từ: VOA

Đồng khai thác Biển Đông : Âm mưu độc chiếm của Trung Quốc




Quan điểm của Trung Quốc nghe rất xuôi tai, nhưng Bắc Kinh lại đòi chủ quyền ngay cả tại những vùng thuộc về nước khác- Reuters
Quan điểm của Trung Quốc nghe rất xuôi tai, nhưng Bắc Kinh lại đòi chủ quyền ngay cả tại những vùng thuộc về nước khác- Reuters

Trọng Nghĩa
 
Cách nay hơn 30 năm, lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình từng đưa ra phương châm « gác tranh chấp, đồng khai thác » để xử lý các tranh chấp chủ quyền với các láng giềng. Mới đây, quan điểm này đã được Bắc Kinh nêu bật trở lại và được ngành ngoại giao cũng như truyền thông Trung Quốc đồng loạt phô trương.


Tuy nhiên, trong bối cảnh Bắc Kinh đã công khai dùng đường lưỡi bò để khẳng định chủ quyền Trung Quốc trên hầu như toàn bộ Biển Đông, lời kêu gọi đồng khai thác đã vấp phải nhiều phản ứng hoài nghi. 

Về mặt hình thức, phải nói là quan điểm của Trung Quốc nghe rất xuôi tai, vì Bắc Kinh cho biết là họ sẵn sàng đưa vào diện đồng khai thác những vùng mà Trung Quốc có chủ quyền. Vấn đề tuy nhiên là Bắc Kinh lại khẳng định chủ quyền ngay cả tại những vùng mà theo luật lệ quốc tế thuộc về nước khác, và luôn luôn cho biết là họ không khi nào từ bỏ chủ quyền đó. 
Mới đây, chính nhân vật số một hiện thời của Trung Quốc là Tập Cận Bình đã nhắc lại phương châm này. Theo Tân Hoa Xã, hãng tin chính thức của Trung Quốc, nhân một hội nghị của Bộ Chính Trị đảng Cộng sản Trung Quốc (31/07/2013), ông Tập Cận Bình đã tuyên bố rằng Bắc Kinh « sẽ tuân thủ chính sách gác tranh chấp và thực hiện phát triển chung trong các khu vực mà Trung Quốc có chủ quyền ». 

Chủ trương gác tranh chấp để đồng khai thác trên đây không phải là một ý kiến mới, mà chỉ lập lại về căn bản đề nghị từng được cố lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình đưa ra vào cuối thập niên 1970, đầu thập niên 1980 khi nhắc đến các tranh chấp giữa Bắc Kinh và các láng giềng, từ các nước Đông Nam Á cho đến Nhật Bản hay Ấn Độ. 

Trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng có những động thái hung hăng nhằm áp đặt các yêu sách chủ quyền của họ trên cả hai vùng Biển Đông và Biển Hoa Đông, tuyên bố của ông Tập Cận Bình có thể được xem là thể hiện một sự chuyển đổi chính sách sang một hướng ôn hòa hơn. 

Theo một số nhà phân tích, có lẽ Trung Quốc muốn xoa dịu các láng giềng vì lẽ các hành động cứng rắn của Bắc Kinh, đặc biệt trên Biển Đông, đã ngày càng xô đẩy các nước nhỏ trong vùng có tranh chấp với Trung Quốc – Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei – xích lại gần Mỹ để mưu cầu một sự can thiệp nhằm giải tỏa áp lực từ cường quốc phương Bắc. 

Sách lược giai đoạn trong chiến lược thâu tóm Biển Đông  

Tuy nhiên, nếu xem kỹ các phát biểu của ông Tập Cận Bình với các thành viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản, tức là cơ chế lãnh đạo Trung Quốc, thì rõ ràng là chủ trương ‘gác tranh chấp, đồng khai thác’ chỉ là một sách lược giai đoạn trong chiến lược của Bắc Kinh nhằm thâu tóm toàn bộ Biển Đông. 

Bên cạnh lời lẽ đầy tính chất ôn hòa như là Trung Quốc sẽ « sử dụng biện pháp hòa bình và đàm phán để giải quyết tranh chấp và phấn đấu để bảo vệ hòa bình và ổn định », lãnh đạo Trung Quốc vẫn xác định rằng nước ông sẽ « không bao giờ từ bỏ quyền lợi chính đáng, cũng như các lợi ích quốc gia cốt lõi của mình »

Trong một bài phỏng vấn dành cho Báo Giáo dục Việt Nam ngày 07/08/2013 vừa qua, Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ Việt Nam, một chuyên gia nghiên cứu kỳ cựu về Biển Đông, đã nhấn mạnh đến lời cam kết không từ bỏ « lợi ích quốc gia cốt lõi » trong phát biểu của ông Tập Cận Bình. 

Theo ông Trần Công Trục : « Ông Tập Cận Bình nêu ra phương châm này với ngôn từ mạnh mẽ hơn, rõ ràng hơn so với những gì lãnh đạo Trung Quốc trước đây đã nói : "Chủ quyền thuộc TQ, gác tranh chấp, cùng hợp tác". Điều đó cho thấy chiến lược độc chiếm Biển Đông thành ao nhà của Trung Quốc vẫn không có gì thay đổi, thậm chí đang được đẩy mạnh ».  
Đối với ông Trục, trong bối cảnh Bắc Kinh khẳng định rằng quyền lợi hợp pháp của họ ở Biển Đông bao gồm 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam cùng với đường lưỡi bò chiếm 85% diện tích Biển Đông, thì bản chất tuyên bố của ông Tập Cận Bình « hoàn toàn không phải hợp tác cùng khai thác “trên vùng biển chồng lấn hình thành trên cơ sở các yêu sách chủ quyền xác lập theo quy định của UNCLOS”. » 

Trái lại mưu đồ của Trung Quốc, theo ông Trục, là thông qua yêu sách chủ quyền vô lý trên 85% diện tích Biển Đông để « ‘nhảy vào xí phần’ trong khu vực thềm lục địa của các nước ven Biển Đông… từ đó biến các vùng biển không tranh chấp thành các vùng biển tranh chấp… Sau khi đạt được mục đích này, Trung Quốc sẽ tiếp tục phái lực lượng khống chế các khu vực thuộc phạm vi họ nói là có chủ quyền. » 

Phải nói rằng đây không phải là lần đầu tiên mà Bắc Kinh hô hào các nước có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc ngoài Biển Đông tạm gác tranh chấp để cùng nhau khai thác các nguồn lợi kinh tế trong khu vực. 

Đồng khai thác nhưng vấn đề là khai thác ở đâu ! 

Đối với Việt Nam, ý tưởng này luôn luôn được Trung Quốc gợi lên với các lãnh đạo Việt Nam, mà gần đây nhất là nhân chuyến công du của chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang vào tháng Sáu. Trong bản tuyên bố chung Việt-Trung, trong phần đề cập đến Biển Đông có đoạn ghi : « Hai bên sẽ… tích cực nghiên cứu và bàn bạc vấn đề hợp tác cùng phát triển ». 
Trong bản “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc”, ký kết từ tháng 10 năm 2011 và sau này luôn luôn được nêu lên thành một văn kiện căn bản cần tuân thủ trong việc giải quyết hồ sơ tranh chấp Biển Đông giữa hai nước, vấn đề đồng khai thác cũng được gợi lên. 

Ngay từ khi ấy, giáo sư Carlyle Thayer, chuyên gia về Biển Đông tại Học viện Quốc phòng Úc (Đại học New South Wales) đã ghi nhận rằng vấn đề đồng khai thác là một bài toán khó giải quyết : 
Vấn đề hợp tác đồng khai thác cũng đã được đề xuất từ lâu. Điều này chỉ có thể xúc tiến được nếu cả hai bên đồng ý trên một điều khoản theo đó việc cùng nhau khai thác phát triển không làm phương hại đến các tuyên bố chủ quyền của mỗi bên.
Ngoài ra, Việt Nam sẽ phải cẩn thận xem xét khu vực được chọn để làm nơi đồng phát triển. Khu vực đó không được quyền ảnh hưởng đến một bên thứ ba. Trong vấn đề này, Việt Nam cũng phải chú ý xem là việc chia sẻ dầu khí sẽ được thực hiện trên cơ sở bình đẳng hay là Trung Quốc sẽ dành phần lớn ? 

Cái khó cho Việt Nam là ý tưởng của Trung Quốc lại được một vài nước tranh chấp với Trung Quốc ít nhiều tán đồng. Một ví dụ điển hình là trường hợp Malaysia. 

Ngay từ trước lúc ông Tập Cận Bình nói rõ chủ trương của Bắc Kinh, Thủ tướng Malaysia Najib Razak đã từng lên tiếng kêu gọi các nước trong khu vực Biển Đông cùng nhau hợp tác khai thác tài nguyên để tránh xung đột và ngăn chặn sự can dự của những quốc gia bên ngoài. 
Trong một bài phát biểu ngày 04/06/2013 được hãng tin Mỹ Bloomberg trích dẫn, Thủ tướng Malaysia đã nêu ví dụ về vùng biển tranh chấp giữa Thái Lan và Malaysia đang được phát triển chung như là một tiền lệ tốt có thể áp dụng tại Biển Đông. Tuyên bố của ông Najib Razak đã bị nhiều nhà quan sát cho rằng thể hiện quan điểm của Bắc Kinh, có hại cho sự đoàn kết trong khối Đông Nam Á ASEAN trước các thủ đoạn chia rẽ của Trung Quốc. 

Trên vấn đề này, trong một nhận định ngày 07/06/2013, giáo sư Carlyle Thayer không nghĩ rằng Malaysia về hùa với Trung Quốc vì theo ông, cả bốn quốc gia ASEAN đang tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông với Trung Quốc - từ Việt Nam, Philippines cho đến Malaysia, Brunei – đều đồng ý trên nguyên tắc về khả năng đồng khai thác. Vấn đề cốt lõi là khai thác chỗ nào. 

« Bốn quốc gia tranh chấp có thể được chia thành hai loại, các nước trên tuyến đầu (Philippines và Việt Nam) và các nước ở hàng sau (Brunei và Malaysia). Các quốc gia tuyến đầu đã phản ứng rất mạnh mẽ trước Trung Quốc vì Trung Quốc đã đánh vào các hoạt động khai thác dầu khí (cắt cáp trong vùng EEZ của Việt Nam và gây hấn với Philippines ở vùng Reed Bank - Bãi Cỏ Rong) được coi là lợi ích sống còn của Việt Nam và Philippines. Còn Brunei và Malaysia đã áp dụng chính sách hòa hoãn hơn để giải tỏa áp lực của Trung Quốc. 

Không nước nào trong số bốn quốc gia tranh chấp bác bỏ việc đồng phát triển trên nguyên tắc. Các cuộc đàm phán không liên tục đã diễn ra giữa một công ty dầu khí Philippines và tập đoàn Trung Quốc CNOOC (nhưng chưa được chính quyền Manila ủng hộ và có nguy cơ bị Quốc hội Philippines chống đối).  

Câu hỏi thiết yếu liên quan đến việc đồng phát triển là nơi được chọn để khai thác. Kế hoạch đồng khảo sát địa chấn ngoài biển JMSU ban đầu giữa Philippines và Trung Quốc (và sau đó có thêm Việt Nam) lại được thực hiện trong vùng biển của Philippines (2005 - 2008). Các nước tranh chấp rất lo ngại trước nguy cơ sự phát triển chung củng cố thêm yêu sách chủ quyền của Trung Quốc… » 

Vấn đề đồng khai thác ở đâu cũng là điểm được Giáo sư Ngô Vĩnh Long, chuyên gia tại trường Đại học Maine (Hoa Kỳ) nêu bật khi được hỏi về phát biểu của Thủ tướng Malaysia Najib Razak. 

Không thể chấp nhận đồng khai thác trong vùng EEZ của nước khác 

Trả lời câu hỏi của RFI, giáo sư Long xác định rằng không thể chấp nhận việc đồng khai thác trong vùng đặc quyền kinh tế EEZ của một nước, vốn dĩ không phải là vùng tranh chấp. Tuy nhiên, đều đó là vùng chồng lấn giữa thềm lục địa hai bên, việc phát triển chung hoàn toàn có thể đặt ra, như những gì Việt Nam và Trung Quốc đã làm tại vùng Vịnh Bắc Bộ. 

Ngô Vĩnh Long : Trước hết, phải biết rõ xem đề nghị của Malaysia thuộc vùng tranh chấp nào. Vùng EEZ đương nhiên không phải là vùng tranh chấp. Nếu có tranh chấp, thì đó là vùng thềm lục địa giữa nước này và nước kia, giống như ở Vịnh Bắc Bộ, nơi Việt Nam đã phân định vùng biển giữa hai quốc gia.  
Nhưng ở trên lằn phân định đó, từ năm 2006 đến nay, Việt Nam và Trung Quốc đã có những đề án thăm dò chung, khai thác chung. Gần đây, nhân chuyến thăm Trung Quốc của ông Trương Tấn Sang, hai bên còn quyết định thăm dò, khai thác nhiều hơn nữa.  
Thành ra đó là chuyện giữa vùng phân định. Nếu Malaysia nói là đó là vùng phân định giữa Malaysia với Việt Nam hay là giữa Việt Nam với Thái Lan, và hai bên sẽ thăm dò, khai thác chung, thì tôi thấy điều đó hợp lý. 
Nhưng sẽ không hợp lý nếu Malaysia nói rằng trên vùng EEZ của mỗi nước thì Trung Quốc sẽ có thể vào thăm dò và khai thác chung. Tôi nghĩ rằng Malaysia không có quyền nói như vậy ! Bởi vì điều đó ngược lại với công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển. 
Có thể Malaysia cho rằng những khu vực như vùng đang tranh chấp ở quần đảo Trường Sa, nên được khai thác chung trước khi phân định. Tôi nghĩ rằng điều đó cũng được ! 
Khai thác chung rồi sau này phân định cũng được, hay là như tôi đã đề nghị, là tất cả những hòn đảo ở vùng Trường Sa không có EEZ, mà chỉ có lãnh hải 12 hải lý thôi, tức là mở rộng vùng biển quốc tế ra để cho mọi người cùng khai thác. Nếu Malaysia nói như vậy, tôi thấy cũng được, cũng có lý. 
Nhưng Malaysia không có quyền nói là những vùng EEZ của nước khác bị Trung Quốc đưa ra cái đường lưỡi bò để chiếm, rồi nói là vùng này là của tôi, rồi hai bên cùng khai thác, thì cái đó là không được. 

RFI : Theo giáo sư thì đúng là quan điểm đồng khai thác chỉ có thể được áp dung trong trường hợp khai thác vùng trùng lắp giữa EEZ của hai nước, nhưng không thể nào áp dụng trong trường hợp như là Trung Quốc đang muốn thúc đẩy : Khoanh một vùng rất lớn, tự nhận chủ quyền trên đó, ăn sâu vào thềm lục địa của các nước khác rồi yêu cầu đồng khai thác những vùng nằm trong EEZ của các láng giềng ? 
Ngô Vĩnh Long : Vâng… Trung Quốc không thể nào đòi như thế được. Với Malaysia, tôi xin thêm là (năm 2009), Việt Nam và Malaysia có đồng ý là hai bên sẽ không tranh giành một vùng mà hai bên đòi (chủ quyền).  
Theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển thềm lục địa hay là EEZ của mỗi nước được 200 hải lý. Nhưng nếu có vùng nào mà biển ngoài khơi rất rộng, nhưng không động chạm đến EEZ của nước khác, thì các nước trên thế giới có quyền xin đến 350 hải lý. 
Lúc đó, Malaysia và Việt Nam xin Liên Hiệp Quốc nới rộng ra đến 350 hải lý, nhưng khi xin như vậy, đòi hỏi của hai bên dẫn đến một vùng tranh chấp, (do đó) Việt Nam và Malaysia đã đồng ý rằng « vùng này có thể trở thành vùng khai thác chung » 
Bây giờ, nếu Malaysia nói rằng « Thôi vùng này chúng ta có thể biến thành vùng khai thác chung, không những giữa Malaysia với Việt Nam, mà có thể có với những nước khác nữa », điều đó có nghĩa là Malaysia nói sẵn sàng rút lại còn 200 hải lý, và mở rộng vùng biển ở ngoài khơi cho tất cả các nước trong khu vực khai thác chung. 
Nói như thế thì cũng giống như đề nghị của tôi, là không có một đảo nào được 200 hải lý, mà rút lại còn 12 hải lý theo Luật Biển của Liên Hiệp Quốc, mở rộng vùng khai thác chung cho tất cả các nước trong khu vực.  
Tôi thấy rằng điều đó không những hợp lý, mà cũng có thể (giúp) giải quyết các vấn đề ở Biển Đông một cách hòa bình và có lợi cho mọi bên. 


Copy từ: RFI

HIỀN TÀI LÀ NGUYÊN KHÍ QUỐC GIA?..

Mai Thanh Hải - Một cái ống cổng nằm chỏng chơ, nghếch lên giữa ruộng, giữa bề bộn rác thải và đất bùn, bên trong là tấm giát giường và túi nilon rách đựng mấy bộ quần áo cũ; một chiếc quần đùi rách, chằng đụp vết vá to bằng nắm tay, phơi bên cạnh; 3 "ông đầu rau" được kê tạm bợ từ 3 viên gạch chỉ, nhặt từ công trường xây dựng bên cạnh; 3 can nhựa đựng nước sinh hoạt, tắm rửa hàng ngày; bộ bơm - vá - chữa xe đạp xe máy trị giá khoảng 300.000 VND... - Đó là gia tài, đồng thời là nơi "sống - chiến đấu - lao động" của ông Nguyễn Hữu Định (sinh năm 1961, ở thôn Động Phí, xã Phương Tú, Ứng Hòa, TP. Hà Nội) từ nhiều năm qua, để kiếm từng đồng mỗi ngày, nuôi 4 đứa con đã và sắp học Đại học, suốt bao nhiêu năm qua, ngay cuối đường Lê Văn Lương, TP. Hà Nội.

4 người con của ông: Nguyễn Thị Huyền, SV năm cuối ĐH KHXH&NV - ĐH Quốc gia Hà Nội; Nguyễn Thị Huy, SV Cao đẳng Xây dựng và 2 cậu con trai sinh đôi năm 1995 là Nguyễn Hữu Tiến (vừa là thủ khoa 29,5 điểm Trường ĐH Y Hà Nội, vừa đỗ ĐH Dược với số điểm 27) và Nguyễn Hữu Tiền (đỗ ĐH Bách khoa khối A 26 điểm và ĐH Y Hà Nội với số điểm 25).

Dĩ nhiên, ông Nguyễn Hữu Định cũng có vợ ở "hậu phương vững chãi" là bà Hoàng Thị Thanh, nhưng "người hậu phương" cũng phải lăn lộn "chia lửa" chả khác gì... "tiền tuyến": 1 mình chăm sóc 9 sào ruộng, đi vặt lông vịt thuê từ 12 giờ đêm đến 8 giờ sáng hôm sau, với thù lao 2.500 đồng/con...

Câu chuyện về vợ chồng nghèo đến không còn gì để nghèo này, được báo chí phát hiện thông qua việc cậu Thủ khoa Đại học Y Hà Nội Nguyễn Hữu Tiến cao chưa đến 1m60, nặng chưa đủ 50 kg, nhận được yêu cầu từ BCH Quân sự huyện "có mặt ở nhà để nhận lệnh nhập ngũ".

Và cũng dĩ nhiên, trước khi phát hiện gia cảnh của gia đình, dư luận chia làm 2 phe: Đi học và đi bộ đội. Thế nhưng, khi câu chuyện về người cha của Tiến được phát lộ, những ý kiến "vào bộ đội tu dưỡng, rèn luyện" đa số đều dừng lại (trong đó có mình), nhường cho sự thương cảm, sâu sắc.

Có thể không thương cảm được không, khi người đàn ông này, buổi sáng chỉ uống nước sôi để nguội, nhịn ăn sáng và chi tiêu tằn tiện dưới mức 20.000 VND/ngày (tức là chỉ bằng 2/3 bát phở bình dân - tầm thường, có giá 30.000 VND bán ở vỉa hè Hà Nội?.

Có đau xót không, khi người đàn ông này phải chọn đoạn đường Lê Văn Lương kéo dài mới mở, tít gần Thiên đường Bảo Sơn, lác đác xe cộ đi lại và hãn hữu lắm mới có người bơm vá xe, mà không dám mon men lên đoạn Lê Văn Lương không kéo dài, để hành nghề, bởi sợ bị "đồng nghiệp" đánh đập, Công an - Dân phòng đẩy đuổi, thu giữ, phạt tiền?..

Có chạnh lòng không, khi người đàn ông này, ở gần quê nhà đấy nhưng không dám về thăm 2 con trai, sợ miếng cơm - muôi canh trong mấy bữa của con ở nhà, bị bớt xén do thêm miệng ăn và ngay 2 con gái đang học ở Hà Nội, cũng ít dám đến, phần vì bố cấm, phần vì cũng tủi thân trước phận nghèo bố mẹ, giữa đô thị phồn hoa?..

Tất cả đều dừng lại trước cụm từ: Cùng quẫn nhưng Vĩ đại.

Cũng quẫn quá đấy chứ, khi cuộc sống thô sơ quá thời nguyên thủy, ngay trong lòng "Trái tim của cả nước"...

Vĩ đại quá đấy chứ, khi cùng quẫn đến thế nhưng vẫn nuôi cả bầy con ăn học đàng hoàng, không những thế còn học giỏi, vào hết Đại học, thậm chí là Thủ khoa của Trường Đại học danh tiếng nhất nhì toàn quốc, mà không một lời kêu ca oán thán trách móc, xin xỏ hỗ trợ từ người thân, xóm làng cho đến chính quyền... Tất cả chỉ cắn răng lại nhịn nhục, để nuôi con.

Bởi vì sự "Cùng quẫn nhưng Vĩ đại" đó, mà ngay từ khi những bài viết - hình ảnh về "người cha sống trong ống cống, nuôi 4 con học Đại học" được đăng tải (chủ yếu trên báo mạng và trang cá nhân), đã khơi dậy sự đồng cảm - chia sẻ trong toàn thể cộng đồng: Từ 1 học sinh cấp 2, vẫn mặc nguyên đồng phục, đeo khăn đỏ, tìm đến biếu vài trăm nghìn đồng tiền tiết kiệm cho đến 1 Doanh nhân có tiếng, tặng cả chục triệu đồng, giúp ổn định trước mắt; từ 1 nữ viên chức tằn tiện từng đồng lương, chở con đến tặng tấm Thẻ mua hàng cho đến 1 doanh nghiệp xin được nhận ông bố vào làm bảo vệ với mức lương 3.000.0000 VND tháng, giúp cả phần ở ăn; 1 phóng viên Truyền hình tập sự, xin ủng hộ cả nửa tháng lương cho đến 1 nhà hảo tâm, từ mãi tít miền Nam xa xôi, mong được giúp đỡ 2 tân sinh viên số tiền ăn ở mỗi tháng, cho đến khi ra trường...

Thế nhưng, cũng từ những thực tế đang diễn ra từ phút ở "ống cống" bây giờ, mới thấy rõ hơn bao giờ hết, cái gọi là "sự quan tâm - giúp đỡ" của chính quyền: Không 1 lời động viên, không 1 món quà, không một lời thăm hỏi, ngoại trừ ông Bí thư Đảng ủy xã rút ví cho riêng 2 tân sinh viên 500.000 VND và "vượt quyền", lệnh cho hệ thống loa truyền thanh trong xã phát lời biểu dương gia đình có 4 con vào Đại học, có 1 Thủ khoa Đại học lớn ở Thủ đô...

Người xưa có câu: "Hiền tài là nguyên khí quốc gia".

Người ta cũng thường tự hào: "Thăng Long - Hà Nội là đất học, đất khoa bảng, chiêu hiền đãi sĩ".

Thế nhưng, với tất cả những gì diễn ra quanh câu chuyện "bố ở ống cống, mẹ nhổ lông vịt thuê nuôi 4 con học Đại học", dư luận có quyền đặt dấu hỏi về "hành động" của những người thường hay hô hào trên báo chí, truyền hình và Hội nghị về Khuyến học - Giáo dục.

Đất Ứng Hòa nguyên ở Hà Tây, không xa trung tâm Hà Nội, nên có thể chạy ù tý, về xem ngôi nhà tranh vách, lõm cả nền, để nhìn cậu bé được tạm gọi là thanh niên, chỉ cao hơn đứa trẻ học lớp 7 vài cm, có vác nổi khẩu AK-47, 3 cơ số đạn, 3 quả lựu đạn và quân tư trang, tổng trọng lượng 30 kg, bằng 2/3 trọng lượng cậu bé, khi hành quân dã ngoại?..

Ống cống xi măng ngoài bãi đất hoang, đối diện Khu Đô thị mới Dương Nội, ở cuối đường Lê Văn Lương kéo dài, lại càng gần hơn nữa, để rẽ xe biển xanh biển đỏ mới kính coong qua thăm người cha, đúng thật "người rừng" nơi phố thị, đang sống cuộc sống thời nguyên thủy, nuôi con...

Chuyện khuyến học và trọng dụng người tài, không chỉ dừng lại ở việc hô hào, tổ chức rình rang tặng quà nơi cụ Rùa Văn Miếu, mà rất cần những lời nói - hành động thực, đối với những gia đình thực, hoàn cảnh thực, công dưỡng dục - sinh thành thực...

Nếu quên điều này, chả chính thể nào giữ được người tài, nữa là đòi gọi "nguyên khí Quốc gia"...
---------------------------------------------------------

Chiều ngày 12/8/2013, Nhà báo Lê Bình (Ban Thời sự - Đài Truyền hình Việt Nam) đã đến tận nơi ông Nguyễn Hữu Định sinh hoạt và kiếm sống (vá xe, bơm xe và ở trong ống cống, cuối đường Lê Văn Lương - HN), trao số tiền 10.000.000 VND của Doanh nhân Trần Bắc Hà, giúp ông Định ổn định cuộc sống tạm thời, nuôi 4 con học Đại học (2 con gái đầu học ĐH KHXH&NV - ĐH Quốc gia Hà Nội, Cao đẳng Xây dựng Hà Nội, con trai thứ 3 là Nguyễn Hữu Tiến vừa là thủ khoa 29,5 điểm Trường ĐH Y Hà Nội, vừa đỗ ĐH Dược với số điểm 27; con trai út Nguyễn Hữu Tiền đỗ ĐH Bách khoa (khối A, 26 điểm); thi ĐH Y Hà Nội với số điểm 25 điểm).

Hình: Nhà báo Lê Bình (bên phải), trao quà của Doanh nhân Trần Bắc Hà cho ông Định và 2 con trai Tiến - Tiền.


Copy từ: Mai Thanh Hải

Chuyện kể về Phương Uyên trước ngày xử phúc thẩm


Cảnh báo đàn ông Thụy Điển đi bơi phải mặc quần nếu không muốn mất 'của quý'

Cảnh báo đàn ông Thụy Điển đi bơi coi chừng mất 'của quý'
 


STOCKHOLM (The Local) - Việc khỏa thân khi đi bơi nay trở nên nguy hiểm cho giới đàn ông Thụy Điển sau khi có báo cáo cho biết loài cá pacu, chuyên táp tinh hoàn, xuất hiện ở vùng biển quốc gia này.
Cá Pacu. (Hình: Getty Images)

Viện Bảo Tàng Lịch Sử Thiên Nhiên Đan Mạch (Natural History Museum of Denmark) đưa ra lời báo động sau khi tìm thấy con cá pacu, dài 8 inches (khoảng 21 cm), có liên hệ với cá pirana, trong một bẫy bắt lươn ở Oresund Sound, bờ biển phía Nam Thụy Điển.

Loại cá này, có bộ răng rất giống như răng người, có thể dài tới 90 cm và nặng 25 kg.

Chuyên gia Henrick Carl của Natural History Museum of Denmark cho tờ báo địa phương “The Local” ở Thụy Điển hay rằng loại cá này thường ăn trái cậy, hột đậu, cùng các loại cá nhỏ, nhưng “dịch hoàn con người cũng là mục tiêu tự nhiên của chúng.”

Ông Carl nói rằng chúng tấn công vì “đói và cũng vì dịch hoàn con người vừa miệng chúng.”

Viện Natural History Museum cảnh cáo “phải mặc quần bơi nếu đến vùng Oresund Sound lúc này.” (V.Giang)

Copy từ: Người Việt

Hội thảo bàn về cải cách ở Việt Nam

Học sinh ở Hà Nội
Hội thảo được tổ chức tại Đại học Quản Lý Singapore.
Gần 20 học giả Việt Nam trong nước lẫn ngoài nước cùng các học giả quốc tế đang tham dự một hội thảo bàn về con đường cải cách của Việt Nam ở Singapore.
Dưới chủ đề ‘Cải cách ở Việt Nam đang đi về đâu?’, hội thảo diễn ra trong hai ngày 12/8 và 13/8 sẽ đi sâu phân tích các khía cạnh chính trị, kinh tế, xã hội, ngoại giao, giáo dục, công nghệ, truyền thông, xã hội dân sự trong đời sống ở Việt Nam hiện nay.
Tuy nhiên, một trong những diễn giả trình bày tại hội thảo đến từ Việt Nam đã không thể tới Singapore do có sự cảnh báo của chính quyền.

Năm phiên thảo luận

Tổng cộng sẽ có năm phiên thảo luận về các chủ đề, trong đó đáng lưu ý là phiên thảo luận cuối cùng về ‘cải cách Hiến pháp’ trong bối cảnh Việt Nam đang lấy ý kiến dân chúng về bản Dự thảo Hiến pháp sửa đổi.

Diễn giả tại hội thảo

  • Lê Đăng Doanh
  • Nguyễn Ngọc Giao
  • Nguyễn Thiện Tống
  • Cao Huy Thuần
  • Trần Văn Thọ
  • Trần Hữu Dũng
  • Giáp Văn Dương
  • Ngô Vĩnh Long
  • Nguyễn Tiến Dũng
  • Phạm Chi Lan
  • Nguyễn Giang
Các diễn giả đăng đàn tại hội thảo là những học giả có tên tuổi ở trong nước và hải ngoại như Lê Đăng Doanh, Nguyễn Ngọc Giao, Nguyễn Thiện Tống, Cao Huy Thuần, Trần Văn Thọ, Trần Hữu Dũng, Giáp Văn Dương, Ngô Vĩnh Long, Nguyễn Tiến Dũng, Phạm Chi Lan...
Nhà báo Nguyễn Giang, trưởng Ban Việt ngữ của BBC, cũng tham dự phiên thảo luận về ‘Xã hội dân sự và truyền thông’ với tham luận về truyền thông trong nước.
Có một số tham luận đáng chú ý như ‘Một số vấn đề của kinh tế Việt Nam hiện nay’ của ông Lê Đăng Doanh, ‘Ngoại giao Việt Nam’ của ông Ngô Vĩnh Long, ‘Doanh nghiệp Việt Nam đi về đâu’ của bà Vũ Kim Hạnh và bà Phạm Chi Lan, ‘Những bài toán thế kỷ đặt ra cho Việt Nam’ của ông Nguyễn Ngọc Giao, ‘Đổi mới và sự xuất hiện của Giai cấp siêu giàu tại Việt Nam’ của ông Trần Hữu Dũng.
Đây là một hội thảo truyền thông mang tên là ‘hội thảo mùa hè’ do một nhóm trí thức người Việt tại hải ngoại khởi xướng từ hơn 10 năm qua.

Ông Phạm Chí Dũng bị chặn?

Tin cho hay nhà báo, tiến sỹ kinh tế Phạm Chí Dũng, một trong những diễn giả được mời tại hội thảo năm nay, đã không thể đến Singapore dự hội thảo như dự kiến.
Được biết, trước chuyến đi bốn ngày, cơ quan an ninh đã ‘phát tín hiệu về việc ông không nên đi’.
Do đó, nguồn tin thân cận với ông Dũng nói ông dự đoán sẽ bị chặn ở sân bay nếu vẫn đi và đã quyết định trả lại vé máy bay.
Bài tham luận mà ông Dũng dự kiến trình bày tại hội thảo có tiêu đề ‘Liệu có xảy ra một cuộc khủng hoảng kinh tế dẫn đến khủng hoảng chính trị ở Việt Nam?’.
Ông Dũng cho biết trong bài tham luận này, ông nêu ra những tiền đề khủng hoảng kinh tế-xã hội ở Việt Nam, những kịch bản của khủng hoảng. Ngoài ra, ông cũng dự báo ba giai đoạn vận động kinh tế-chính trị của Việt Nam từ trong khoảng thời gian bốn năm tới.


Copy từ: BBC

Báo chí nước ngoài bình về Nghị định 72



Người sử dụng internet tại Việt Nam
Một phần ba dân số Việt Nam sử dụng internet
Nghị định 72 về quản lý và cung cấp sử dụng dịch vụ Internet không chỉ gây tranh cãi tại Việt Nam mà còn thu hút sự chú ý của báo giới nước ngoài. BBC Việt Ngữ điểm một vài bài báo nước ngoài bình luận về Nghị định này.

The Economist

Tờ The Economist đăng bài với tựa đề  "Việt Nam and the Internet: The audacity of repression" ("Việt Nam và mạng internet: Sự đàn áp táo bạo") nhắc tới việc chính phủ Việt Nam sẽ bắt đầu từ tháng Chín áp dụng những quy định mới giới hạn việc sử dụng websites và mạng xã hội chỉ để trao đổi "thông tin cá nhân" mà thôi.
Bài báo trích dẫn một trong những quy định của Nghị định này cấm "Chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc" và bình luận "Đây là một điều khoản tóm gọn ngoạn mục".
"Nghị định cũng đòi hỏi các công ty khổng lồ như Google và Facebook phải đặt ít nhất một máy chủ (server) tại Việt Nam, mà có lẽ là khiến chính phủ có thể kiểm soát nhiều hơn nội dung của họ," bài báo viết.
Vẫn theo bài báo này thì "đây là một đòn trong cuộc chiến của nhà nước Việt Nam chống lại bất đồng".
Trích dẫn số liệu của tổ chức nhân quyền Human Right Watch, số bloggers và các nhà chỉ trích bị bắt chỉ trong sáu tháng đầu năm 2013 đã vượt con số của cả năm 2012 và bình thêm rằng "Nghị định 72 này sẽ cho phép nhà nước thêm một công cụ pháp lý đầy quyền lực khác nữa cho việc đàn áp".
"Đây là một bằng chứng nữa, nếu cần có bằng chứng, rằng chính phủ Việt Nam đang có đường hướng tai hại, khác hẳn với cá nước khác trong vùng như Miến Điện, Malaysia và thậm chí nước láng giềng Campuchia", tờ Economist viết, và nói tới "quan ngại sâu sắc" của Tòa đại sứ Mỹ tại Việt Nam trước Nghị định này.

Asia Sentinel

"Khó có một ví dụ nào tốt hơn về việc làm rối beng lên như thế này như Nghị định 72, điều 46, với 21 trang sắc lệnh quản lý internet của Thủ tướng, một nghị định đag bị truyền thông phương tây lên án."
Asia Sentinel
Tương tự, bài báo về chủ đề "Vietnam's New Internet Decree" (Nghị định mới về internet của Việt Nam") của tác giả David Brown với tựa đề " Who's Afraid of the Big Bad Wolf" (tạm dịch: "Ai sợ sói lớn độc ác") đăng trên trang Asia Sentinel cũng mở đầu bằng quan ngại của các tổ chức như Ủy ban Bảo vệ Các nhà báo, tổ chức Phóng viên Không biên giới và của Tòa đại sứ Mỹ ở Hà nội về Nghị định 72 này.
Bài báo lưu ý tới một vài dòng trong điều 20 của nghị định này, theo đó cấm các bloggers hay người dân cung cấp tin tổng hợp trên Facebook hay các mạng xã hội khác.
"Rắc rối là, mà đó có lẽ nó không phải là chủ ý của giới chức trách Việt Nam - mà kể cả đó là chủ ý của họ đi chăng nữa - thì ngăn chặn những công dân thạo về internet không đăng lại hay đặt đường link tới các tin tức này gần như chắc chắn là một điều vượt ra ngoài khả năng của họ," tác giả David Brown bình luận.
Tác giả viết tiếp: "Việc tìm kiếm 'một nhà nước dựa trên luật pháp xã hội chủ nghĩa' dẫn tới tình trạng rối ren về luật pháp vốn đang cố gắng nặn ra các nguyên tắc và luật lệ sao cho cho phù hợp với một nền kinh tế đang phát triển và một quan điểm về thế giới đang được mở rộng đối với những gì còn rơi rớt lại của lý tưởng Marxist-Leninist.
"Khó có một ví dụ nào tốt hơn về việc làm rối beng lên này như Nghị định 72, điều 46, 21 trang sắc lệnh quản lý internet của Thủ tướng, một nghị định đag bị truyền thông phương tây lên án."
Người sử dụng máy tính bảng
Bộ Thông tin nói động cơ chính của việc sửa đổi quản lý internet là để thắt chặt bảo vệ sở hữu trí tuệ.
Nhìn chung tác giả cho rằng không có nhiều nội dung mới trong Nghị định 72 này mà phần lớn là sắp xếp lại một hướng dẫn từ năm 2008 theo đó tìm cách mở rộng các nguyên tắc quản lý truyền thông công cộng lên một mức mới, với tương tác trên internet và sự xuất hiện của mạng xã hội.
Tuy nhiên tác giả lưu ý tới ba "yếu tố thực sự mới và có vấn đề" của Nghị định này. Một trong số đó là việc tìm cách phân biệt các loại "trang thông tin điện tử" và chính đây là điều đã gây tức giận về những gì không thể hay có thể được đăng tải hợp pháp trên một trang blog hay Facebook.
Một điểm mới khác trong số này "mà Bộ Thông tin nói là động cơ chính cho việc sửa đổi các quy định quản lý internet, đó là Việt Nam cần thắt chặt bảo vệ sở hữu trí tuệ".
Theo tác giả David Brown thì về nguyên tắc Bộ Thông tin Việt Nam hoàn toàn đúng vì trên mạng hay ngoài mạng báo chí Việt Nam in lại bất cứ những gì họ thấy thích hợp, dù là nội dung của trong nước hay nước ngoài, đôi khi có trích nguồn, đôi khi không.
"Trước mắt là Đối tác Xuyên Thái Bình Dương, một 'thỏa thuận thương mại của thế kỷ thứ 21' mà Hoa Kỳ đang thúc đẩy. Hanoi tha thiết muốn được tham gia nhưng một phần lệ phí tham gia là một cam kết đáng tin cậy sẽ bảo vệ sở hữu trí tuệ của đối tác kia.
"Đó quả là một đòi hỏi khó khăn. Đặc biệt trong thực tế internet tại Việt Nam, giới chức trách Việt Nam không có khả năng giám sát liệu các trích dẫn là đầy đủ và chính xác chứ chưa nói gì tới chuyện truy tìm những trường hợp không tôn trọng bản quyền," tác giả viết.
Bài báo nhìn nhận nhiều yêu cầu đề ra trong nghị định mới này cũng nảy sinh những khó khăn không khác gì so với thông tư năm 2008 và "đó là một vấn đề phổ biến với các luật và chỉ thị của Việt Nam: chúng thường là những tuyên bố về nguyên tắc mà nhìn chung không thể thi hành được".
Người sử dụng Internet tại Việt Nam
Việc thực thi các quy định này "là một cơn ác mộng về hậu cần", theo tờ Washington Post
Một thức tế là sau Thông tư 2008, hầu hết các blogs hàng đầu của Việt Nam đã chuyển sang các trang được đặt ở nước ngoài như WordPress hay Blogspot và như vậy vượt ra ngoài tầm kiểm soát của luật Việt Nam nhưng vẫn tới được với độc giả người Việt.
Bài báo kết luận "cuối cùng thì cũng giống như nhiều luật và nghị định khác của Việt Nam, các điều khoản của Nghị định 72 gây nhiều tranh cãi này dường như có tính khích lệ, được thúc đẩy bởi lý tưởng và không thể thực thi một cách có hệ thống".

The Washington Post

Trong khi đó một bài báo khác trên tờ Washington Post, mang tiêu đề " From the U.K. to Vietnam, Internet censorship on the rise globally" (Từ Anh Quốc tới Việt Nam, kiểm duyệt internet gia tăng toàn cầu"), tác giả Caitlin Dewey viết, theo phân tích từ tổ chức Freedom House, "Việt Nam không phải là nước duy nhất thực hiện đàn áp mạng, và thậm chí các biện pháp của họ cũng không phải là đặc biệt cứng rắn" và kiểm duyệt internet đang gia tăng trên thế giới và các nước độc đảng như Việt Nam không phải là cac nước duy nhất có luật định về những gì có thể đăng trên mạng.
Mặc dù trong bối cảnh đó, tác giả cho rằng Nghị định 72 của Việt Nam "dường như đang tụt xuống một mức tồi tệ mới".
"Việt Nam không phải là Bắc Hàn - sau cùng thì nước này nằm trong Tổ chức Thương mại thế giới và hơn một phần ba dân số sử dụng internet - nhưng đây vẫn là một trong những nước cộng sản cuối cùng trên thế giới và một trong những quốc gia có các quy định truyền thông cứng rắn nhất," bài báo viết.
Mặc dù luật mới này là một tin xấu cho các blogger và những người tương tự, tác giả cho rằng "cho tới khi chúng ta biết chắc chắn là chính phủ sẽ thực thi quy định mới này như thế nào thì có lẽ vẫn còn một chút hy vọng: không giống các công cụ chặn lọc hoạt động ở cấp nhà cung cấp dịch vụ và cấp giấy phép mạng, vốn nhắm vào các trang là mục tiêu cụ thể, thì việc sàng lọc những gì mơ hồ như "thông tin phi cá nhân" sẽ là một cơn ác mộng về mặt hậu cần và có lẽ đòi hỏi việc kiểm duyệt phải do con người thực hiện để rà soát các mạng xã hội.
"Ít nhất thì dường như vẫn có khả năng trốn tránh được," bài báo viết.


Copy từ: BBC

Ông Lê Hiếu Đằng kêu gọi bỏ đảng cộng sản, lập đảng mới



SÀI GÒN  (NV) .- Một đảng viên nổi tiếng vừa công bố qua một bức thư khá dài trình bày lý do tại sao ông kêu gọi bỏ đảng tập thể và hô hào lập một đảng chính trị đối lập với đảng CSVN.
Ông Lê Hiếu Đằng, đảng viên hơn 45 tuổi đảng, lên  tiếng kêu gọi bỏ đảng và hô hào lập đảng đối lập với đảng CSVN. (Hình: tài liệu trên báo Thể Thao – Văn Hóa)
Ông Lê Hiếu Đằng, đảng viên CSVN kỳ cựu, từng là “phó Tổng Thư Ký Ủy ban Trung ương Liên Minh các lực lượng Dân tộc, dân chủ và Hòa bình Việt Nam” (một tổ chức do đảng CSVN thành lập làm bình phong xâm chiếm miền Nam), phó Chủ tịch Ủy ban Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam (MTTQVN) ở Sài Gòn (từ 1989-2009) và đại biểu Hội đồng Nhân dân thành phố Sài Gòn khóa 4, khóa 5”.
Ông Đằng theo Cộng Sản khi còn là sinh viên Luật ở Sài Gòn và gia nhập đảng cộng sản từ năm 1966.

Sau một thời gian lên tiếng chỉ trích nhà cầm quyền về nhiều vấn đề cũng như tham gia các cuộc biểu tình chống Trung Quốc bá quyền, ông vừa được một số trang mạng phổ biến bài viết “Suy nghĩ những ngày nằm bịnh...” mà ông gọi là “thanh toán”, “tính sổ” lại tất cả.

Toát ra trong một bài viết dài hơn 6,900 từ, ông Lê Hiếu Đằng nhận ra cái đảng và chính quyền CSVN là một “chế độ toàn trị đã phản bội và tước đoạt các quyền cơ bản (của người dân), vất bỏ tuyên ngôn nhân quyền và nhai đi nhai lại luận điệu mỗi nước có hoàn cảnh riêng, có vấn đề nhân quyền riêng”.

Ông Đằng kể lại những gì ông đã trải nghiệm từ thời trai trẻ theo cộng sản, tửng có một lý tưởng tranh đấu “cho một xã hội công bằng tự do dân chủ”, nhưng những gì đã diễn ra chỉ là “Đảng Cộng Sản Việt Nam ngày trở thành kiêu binh”.

“Trong chế độ này không có chỗ cho người trung thực mà chỉ dành cho những người nói láo, tránh né đấu tranh” Ông viết. “...Hiện nay xu hướng chạy theo chủ nghĩa Mác Lê Nin Chủ nghĩa Xã Hội đã lạc điệu, không còn phù hợp nữa và đã sụp đổ tan tành ở ngay quê hương Xô Viết. Hiện nay là cuộc đấu tranh trên thế giới về dân quyền, dân sinh, dân chủ, tự do, tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường”.

Ông Lê Hiếu Đằng “không tin lắm về sự tự giác của một số nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước sớm thấy tình hình và xu thế phát triển hiện nay để đặt lợi ích của Đất nước, Tổ quốc lên trên trên hết mà có một giải pháp hợp lý, không vì lợi ích và sự tồn tại của Đảng, của chế độ”.
Ông cổ võ “cương quyết đấu tranh cho một xã hội công bằng, dân chủ và tiến bộ, tôn trọng thực hiện những lý tưởng của biết bao thế hệ cha anh chúng ta về một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, tiến bộ xã hội, văn minh, giàu mạnh”.

Ông đả kích các chính sách điều hành kinh tế sai lầm “nhận chìm các tầng lớp nhân dân”, “đi ngược lại các quy luật tự nhiên” làm dân đói khổ cũng như các đợt “đánh tư sản mại bản” làm hàng trăm ngàn người vượt biên rồi rất nhiều người chết trên biển, bị hải tặc hãm hiếp mà ông nói “tất cả những điều đó là tội ác của Đảng và Nhà nước Việt Nam, không thể nói khác được”.
Ông Lê Hiếu Đằng cũng là một trong 72 người nhân sĩ trí thức đầu tiên ký vào bản kiến nghị đòi hỏi đảng và nhà nước CSVN bỏ điều 4 hiến pháp, chấp nhận đa nguyên đa đảng để đất nước có dân chủ, tự do thật sự. Bản kiến nghị này được hơn một chục ngàn người, trong đó rất động là đảng viên kỳ cựu của đảng CSVN hưởng ứng, gửi cho những người đứng đầu chế độ.

* Lập đảng mới

“Không thể không đa nguyên đa đảng được, và như vậy Điều 4 Hiến Pháp hiện nay là vô nghĩa”. Ông viết như vậy và tiên đoán “Trước sau gì các vị lãnh đạo của Đảng Cộng Sản phải chấp nhận thách thức này: các đảng, tổ chức đối lập sẽ đấu tranh bình đẳng với Đảng Cộng sản trong các cuộc bầu cử hợp pháp có quan sát viên Quốc tế giám sát như hiện nay Campuchia đã làm”.

Theo nhận định của ông Đằng, trong nam ngoài bắc Việt Nam, hiện đã hình thành nhiều khuynh hướng đấu tranh cho một một thể chế dân chủ qua sự lên tiếng của nhiều nhà trí thức, nhân sĩ trong nước về các vấn đề chính trị, xã hội của đất nước, dù bị nhà cầm quyền cấm cản, đàn áp.
“...tôi biết nhiều đảng viên đang muốn ra khỏi Đảng, hoặc không còn sinh hoạt Đảng (giấy sinh hoạt bỏ vào ngăn kéo). Vậy tại sao chúng ta hàng trăm đảng viên không tuyên bố tập thể ra khỏi Đảng và thành lập một Đảng mới, chẳng hạn như Đảng Dân chủ xã hội, những Đảng đã có trên thực tế trước đây cho đến khi bị ĐCS bức tử phải tự giải tán?”

Ông Lê Hiếu Đằng viết. “Tại sao tình hình đã chín mùi mà chúng ta không dám làm điều này vì chủ trương không đa nguyên đa đảng chỉ là chủ trương của Đảng chứ chưa có một văn bản pháp lý nào cấm điều này? Mà nguyên tắc pháp lý là điều gì luật pháp không cấm chúng ta đều có quyền làm.”


Theo ông Đằng “Đó là quyền công dân chính đáng của chúng ta. Không thể rụt rè, cân nhắc gì nữa. Đây là một yếu tố sẽ làm cho xã hội công dân, xã hội dân sự mạnh lên, không có thế lực nào ngăn cản được. Đây là cách chúng ta phá vỡ một mảng yếu nhất của một nhà nước độc tài toàn trị hiện nay. Chẳng lẽ nhà nước này bắt bỏ tù tất cả chúng ta sao?”

Ông Lê Hiếu Đằng cho rằng”Giờ hành động đã đến. Không chần chừ, do dự được nữa”.
Lần đầu tiên, người ta thấy một đảng viên nhiều tiếng tăm của đảng CSVN lên tiếng công khai mạnh mẽ như vậy.

Khi chế độ Hà Nội kết án tù hai sinh viên Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên hồi Tháng 5 vừa qua với các bản án nặng nề, ông Lê Hiếu Đằng nói các bản án đó “phản ảnh khuynh hướng phát-xít đáng ngại”. Sau đó khi hay tin nhà nước bắt blogger Truong Duy Nhất, nổi tiếng với blog “Một góc nhìn khác” ông Đằng coi hành động của nhà cầm quyền Hà Nội là “Bắt ông Nhất để dọa người yếu bóng vía”.

Trong một cuộc phỏng vấn của đài RFA hồi tháng 5 vừa qua, ông Lê Hiếu Đằng cho rằng “Chúng ta không mong gì có thay đổi ở một nhà nước toàn trị cả”. Có thể từ những suy nghĩ như vậy lâu nay mà ở lúc nằm trên giường bệnh ông đã viết một bài coi như một phát súng báo hiệu cho một phong trào đấu tranh chính trị vận động dân chủ hóa đất nước hay không? Chờ xem phản ứng của dư luận và những diễn biến thời sự ở Việt Nam. (TN)


Copy từ: Người Việt


  Đọc thêm:  
 + Cần cho lập thêm các đảng đối lập với đảng Cộng sản Việt Nam
 +   Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh…



 

Lê Hiếu Đằng : Cần cho lập thêm các đảng đối lập với đảng Cộng sản Việt Nam

 Đọc thêm tại:   Bauxite Việt Nam

Lê Hiếu Đằng : Cần cho lập thêm các đảng đối lập với đảng Cộng sản Việt Nam

Luật gia Lê Hiếu Đằng
Luật gia Lê Hiếu Đằng
RFI/Capdevielle

Thụy My
Trong bài viết mang tựa đề đơn sơ là « Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh » đăng trên mạng Bauxite ngày hôm nay 12/08/2013, luật gia Lê Hiếu Đằng đã nói lên những trăn trở của mình về vấn đề đa nguyên đa đảng, về vấn đề độc lập, tự do dân chủ và hạnh phúc …

Bài viết trong những ngày thập tử nhất sinh tại bệnh viện của vị luật gia nguyên là Phó chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, lại mang đầy chất lửa, đầy tính chiến đấu. Đặc biệt ông đã mạnh dạn đặt vấn đề thành lập các đảng đối lập, chẳng hạn một đảng dân chủ xã hội, thay vì đảng Cộng sản độc quyền như hiện nay. Ông thách thức bất kỳ lãnh đạo nào trong bộ máy của đảng Cộng sản trả lời ông một cách công khai về vấn đề trên. 
RFI Việt ngữ đã trao đổi với luật gia Lê Hiếu Đằng hôm nay.



Luật gia Lê Hiếu Đằng - TP Hồ Chí Minh
 
12/08/2013
by Thụy My
 
 
RFI : Kính chào luật gia Lê Hiếu Đằng, chúc mừng ông đã phục hồi được phần nào sức khỏe. Thưa ông, vì sao ông đã mạnh mẽ đặt lại vấn đề đa đảng tại Việt Nam ?
Luật gia Lê Hiếu Đằng : Trong đề nghị của 72 nhân sĩ trí thức đã nói về vấn đề này một cách tế nhị. Nhưng sau khi bản dự thảo được trình Quốc hội lần thứ tư – do quá tệ nên mới có phản ứng – cũng trong số 72 người thì có 40 người ký phản đối lại bản dự thảo đó, thì nói rõ về đa nguyên đa đảng.
Còn bài của tôi, tôi phân tích theo quan điểm Mác-Lênin thôi. Mình học abc chủ nghĩa Mác-Lênin thì cũng biết rồi : cơ sở hạ tầng quyết định thượng tầng kiến trúc. Cơ sở hạ tầng gồm năm thành phần kinh tế, nhiều giai cấp, nhưng thượng tầng kiến trúc chỉ có một thì sao ? Vô lý, cái này nó phản lại, dù cho chủ nghĩa Mác-Lênin bây giờ cũng đã lạc hậu về nhiều vấn đề rồi, người ta cũng từ bỏ rồi.
Nhưng nếu mà dựa vào thì rõ ràng mấy ổng nói lấy được, nói một cách không có lý luận gì. Thành ra tôi mới thách. Thách mấy vị, nhất là ông trưởng ban Tuyên huấn vừa là chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương tranh luận công khai, một cách minh bạch. Đừng có chơi kiểu « bỏ bóng đá người ».
Thật ra đa nguyên đa đảng tất yếu phải đến thôi. Ngay tình hình Campuchia hay là Nga cũng vậy. Tất nhiên có một thời gian sẽ hơi lộn xộn, đó là cái giá phải trả. Nhưng mà sau đó sẽ ổn định, thành một nước dân chủ, thì như vậy sẽ tốt đẹp cho cả dân tộc. Đó là cái lối ra tôi cho là duy nhất của dân tộc, chứ không thể nào khác hết. Vì nếu mà không dân chủ, không thực hiện được chế độ dân chủ cộng hòa với tam quyền phân lập thì làm sao chống tham nhũng. Làm sao có được một Hiến pháp mới phù hợp với người dân, do dân quyết định.
Nói chung tất cả những vấn đề này là abc của thế giới rồi. Bởi vì thế giới người ta phải đấu tranh bằng máu và nước mắt thì mới làm nên bản Tuyên ngôn Nhân quyền, và nhiều vấn đề khác. Thành ra tôi thấy đây là tất yếu thôi.
Tôi nói công khai minh bạch, và hơn nữa vấn đề đa đảng đó là chủ trương của đảng Cộng sản thôi. Cho đến bây giờ tôi hỏi các luật sư và luật gia – bản thân tôi cũng là luật gia – thì tôi thấy là chưa có văn bản pháp lý nào cấm việc đa nguyên đa đảng cả. Mà theo nguyên tắc luật pháp, không cấm là người dân có quyền thực hiện.
Vì vậy tôi nghĩ cái việc, ví dụ thành lập một đảng dân chủ xã hội – sở dĩ tôi nêu vấn đề này, vì dân chủ xã hội bây giờ là khuynh hướng chung của các nước tiến bộ. Nó hạn chế những mặt tiêu cực của chủ nghĩa tư bản. Đây là khuynh hướng tiến bộ, do vậy nó có một hệ thống thế giới để hỗ trợ cho mình. Như vậy mình nên theo cái giòng đó.
Trong cuốn « Mao Trạch Đông ngàn năm công tội » ông đại tá nói thời kỳ Mao già rồi cũng nghiêng về khuynh hướng dân chủ xã hội của Đệ nhị Quốc tế, rồi bản thân ông cũng đề nghị như vậy.
Bây giờ nhiều nhân sĩ trí thức ở trong nước, cũng như ở nước Pháp nơi cô đang định cư, là cái nôi của yếu tố xã hội. Nhiều trí thức trước đây cũng có thời say mê chủ nghĩa cộng sản thì bây giờ người ta từ bỏ hết. Bây giờ người ta đấu tranh cho nhân quyền, dân quyền và vấn đề môi trường, đó mới thực sự là cuộc đấu tranh vì con người và cho con người.
Do đó tôi nghĩ nên thành lập một cái đảng như vậy. Mà nó có điểm tích cực là trở thành một đảng đối lập, thành một kháng thể trong một cơ thể lành mạnh. Chứ nếu trong cơ thể mà không có kháng thể thì nó trở thành một con bệnh SIDA, khó mà giải quyết được, ngồi chờ chết thôi.

RFI : Dạ như vậy đảng Cộng sản sẽ phải chấp nhận cái thách thức là sẽ phải cạnh tranh với các đảng đối lập khác ?
Đúng. Tức là đảng Cộng sản phải tự mình thấy rằng, nói thật, chưa có một thế lực chính trị nào lớn hơn đảng Cộng sản cả. Thành ra nếu anh tranh cử một cách bình đẳng, thì vẫn có thể thắng lớn trong các cuộc bầu cử. Bởi vì ở Campuchia, tuy bây giờ Sam Rainsy có nhích lên, nhưng mà không phải là đa số. Hay là ở (Việt Nam) mình chẳng hạn, tôi cho rằng vài ba chục năm nữa đảng Cộng sản vẫn là một thế lực chính trị lớn, không một lực lượng nào có thể tranh chấp được.
Nhưng mà những đảng nhỏ ra đời sau sẽ trở thành lực lượng đối lập. Đó là một sự kềm hãm, một cái thắng đối với đảng cầm quyền. Như vậy qua cuộc bầu cử bình đẳng mà nếu đảng Cộng sản thắng thì càng có uy tín – dân người ta ủy nhiệm cho anh như vậy. Chứ bây giờ nói là lịch sử thế này thế kia nên bây giờ dân ủy nhiệm, thì tôi cho là không đúng, mà phải nhìn thông qua một cuộc bầu cử bình đẳng, được quốc tế giám sát như đang rất phổ thông hiện nay.
Tôi nghĩ đó là xu thế phát triển tất yếu của loài người, và không thể đảo ngược được. Tôi chịu trách nhiệm khi phát biểu về những điều đó. Còn ai muốn làm gì tôi thì làm thôi ! Tôi sẵn sàng, không có vấn đề gì cả. Bởi vì mình ở tuổi này rồi, thì cái chết thật là hy sinh, phải có ý nghĩa ! Tôi nghĩ như vậy.

RFI : Ông có viết là nhiều đảng viên đang muốn ra khỏi đảng, và đặt vấn đề tại sao không tuyên bố tập thể như vậy và thành lập một đảng mới. Điều này có vẻ là ảo tưởng trong xã hội Việt Nam hiện nay ?
Không, qua tiếp xúc nhiều thì đây là ý tưởng của nhiều người. Có nhiều người cũng đến gặp tôi và chán nản đòi ra khỏi đảng. Hoặc là (giấy chuyển) sinh hoạt đảng thì đem về không đưa cho địa phương mà bỏ vào ngăn kéo, coi như không sinh hoạt đảng nữa. Như vậy tại sao khi vào đảng thì (công khai), bây giờ anh nên công khai, tuyên bố đàng hoàng vì sao tôi ra khỏi đảng.
Vì đảng này bây giờ họ đã phản bội lại những mục đích ban đầu về việc xây dựng một xã hội tốt đẹp, thực hiện lý tưởng mà một thời trai trẻ mình đã đổ biết bao xương máu mới giành được. Bây giờ như vậy thì mình tuyên bố công khai ra khỏi đảng, chuyện đó cũng bình thường.
Mà không phải ảo tưởng đâu. Nếu cần thiết thì sẽ có nhiều đảng viên đồng tình với việc làm đó, nên tôi mới đề nghị như vậy. Và đã ra khỏi đảng thì phải thành lập một đảng mới. Tôi nghĩ đó là điều tất yếu.

RFI : Nhưng sau nhiều thập kỷ đã quen chấp hành lệnh trên, Việt Nam dường như đang thiếu vắng những khuôn mặt lãnh tụ xứng tầm ?
Đúng. Nói chung là bây giờ đảng Cộng sản Việt Nam thiếu hẳn một lãnh tụ, hoặc là một vài người lãnh tụ có uy tín. Lãnh tụ là gì ? Thật ra đâu phải mình đòi hỏi gì cao. Vấn đề ở chỗ là phải đặt lợi ích đất nước, lợi ích Tổ quốc lên trên. Và nếu anh thể hiện được ý chí, nguyện vọng của quần chúng, thì lúc đó anh trở thành người lãnh đạo của dân, lãnh tụ của quần chúng.
Chứ bây giờ anh vì lợi ích gọi là « đảng còn thì ta còn », hay « chế độ còn thì ta còn », mà chẳng nghĩ gì tới tình hình đất nước…Thực tế bây giờ đảng và chủ nghĩa Mác-Lênin đang trở thành một sự ngăn trở.
Ví dụ ở Việt Nam đã gần bốn mươi năm thống nhất rồi. Lẽ ra với thời gian đó, nước người ta đã cất cánh từ lâu, công nghiệp phát triển rồi thế này thế kia…Nhưng bây giờ tình hình lại rất là bê bối.
Đường sá tai nạn giao thông liên tục, rồi đạo đức xuống cấp. Tôi thấy trong y tế, cái vụ xét nghiệm ở Hà Nội ghê gớm thật ! Nó xuống cấp đến độ như vậy. Rồi giáo dục cũng vậy, cứ lò mò mãi không thấy lổi ra. Có thể nói là xuống cấp một cách toàn diện, khủng hoảng toàn diện !
Còn tất nhiên khi chấp nhận kinh tế thị trường thì nó tự điều chỉnh và có phát triển một hướng nhất định. Nhất là khi phát triển nóng do đất đai, do nạn tham ô…đủ thứ chuyện, rồi chia phần lại cho những người khác, thì có một bộ phận dân cư khá lên. Nhưng đại bộ phận dân chúng nhất là công nhân và nông dân thì bây giờ vẫn sống rất là khổ sở.
Tất cả những cái đó tôi cho là trách nhiệm của chính quyền rất lớn. Anh gần như buông thả tất cả. Buông thả từ chỗ để cho Trung Quốc hoành hành ở Biển Đông như vậy, rồi vào Việt Nam, các miền rừng núi, và ngay cả đồng bằng sông Cửu Long cũng là Trung Quốc.
Tôi nghĩ là hiểm họa bị xâm lược, tức là độc lập dân tộc bị đe dọa rất lớn. Những mục tiêu thời trai trẻ chúng tôi đấu tranh hiện nay đang bị phản bội lại. Do đó chúng tôi không thể nào ngồi yên để mà nhìn những gì mình đã đổ xương máu, đồng bào chiến sĩ mình đã đổ xương đổ máu… mà phải đứng lên đấu tranh để bảo vệ, bất chấp mọi hy sinh gian khổ.

RFI : Theo ông thì vì sao Việt Nam không có được bao nhiêu chính khách vừa có bản lĩnh vừa có tư cách ?
Vì sao mà không có những chính khách, chính trị gia kiểu như (bà Aung San Suu Kyi) ở Miến Điện, hay là ông Mandela chẳng hạn ? Một lãnh tụ của quần chúng, mấy chục năm tù tội, nhưng người ta chỉ làm một nhiệm kỳ, xong rồi giao cho người khác. Tôi nghĩ là do nền độc tài toàn trị nó ngăn cấm tất cả mọi cái, nhất là các quyền tự do. Vì vậy mà ai cũng sợ hãi cả.
Do đó bây giờ nếu có những chính sách thì tôi biết rằng ở miền Bắc cũng như miền Nam có những con người rất tâm huyết, có kiến thức. Họ thật sự là những chính khách, nhưng họ vẫn còn rụt rè thôi. Thành ra trong những bài nói, tôi bảo là không có gì mà rụt rè. Hãy dấn thân đi!
Trước đây có những vấn đề sống còn của đất nước, do tình hình thế giới và trong nước cũng vậy, mình nhận thức không đúng và mình ảo tưởng chạy theo chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa xã hội. Thế thì bây giờ tình hình thế giới và trong nước đã thay đổi. Bây giờ mình tự nhận thức lại hành động – hành động một cách cương quyết, chứ không thể cứ chần chừ.
Từ cái hành động đó thì sẽ xuất hiện những chính khách, những thủ lãnh chính trị. Tôi nghĩ là hoàn toàn có khả năng đó. Và những người này trong các cuộc bầu cử tự do họ sẽ được dân tín nhiệm. Đó là con đường phát triển của một xã hội dân chủ và tiến bộ.

RFI : Vừa ra khỏi một cơn bệnh nặng, nhưng những khát vọng của ông đối với đất nước không bị nguội lạnh mà chừng như lại cháy bỏng hơn. Ông có buồn lòng khi sau mỗi lần trả lời phỏng vấn, thỉnh thoảng lại có những lời bình chỉ trích khoảng thời gian hoạt động trước 1975 của ông cũng như bạn bè ông trong phong trào sinh viên thời đó ?
Nằm trong bệnh viện, như đã trình bày trong bài, tôi đã suy nghĩ, đọc một số bài báo rồi các nhà văn, nhất là những nhà văn quân đội như Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu. Rồi qua chuyến đi của ông Chủ tịch nước Tư Sang, ông Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, tôi thấy có nhiều cái mình phải nói, và nói thẳng.
Để cho các vị - nếu dùng chữ mở mắt thì hơi quá - nhưng mà để cho các vị ý thức được nên chọn lựa con đường nào cho dân tộc, để làm cho đất nước phát triển chứ không thể cứ trì trệ mãi như thế này. Không thể vì đảng, vì chế độ mà để đất nước như thế. Thành ra cuối cùng tôi nói một số trải nghiệm của tôi, là để chứng tỏ rằng chế độ toàn trị người ta chỉ đặt đảng lên trên Tổ quốc và đất nước. Cách đặt vấn đề như vậy hoàn toàn không được.
Còn bây giờ có nhiều người cứ nói đúng sai trong quá khứ. Bây giờ tranh luận cái đó để làm gì ? Trong khi phải đoàn kết lại với nhau, vì mục tiêu chung là xây dựng nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, dân chủ và giàu mạnh – trong đó có vấn đề tự do. Các quyền tự do của công dân phải được khôi phục lại, chứ không thể nào bị tước đoạt.
Cần phải đoàn kết nhau lại, để từ chỗ nhận thức lại phải cùng nhau hành động, đấu tranh cho một đất nước Việt Nam như vậy mới là đúng. Chứ còn anh nói trước kia bên này đúng, bên kia là sai…có thể nói lúc đó một bộ phận loài người cũng đương có những cái ảo tưởng như vậy. Thành ra việc đó hãy để cho lịch sử phán xét, con cháu ngày sau sẽ phán xét. Cái gì đúng, sai thì những thế hệ sau sẽ nhận định. Còn bây giờ trước mắt phải cùng nhau đấu tranh để xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn.

RFI : Xin chân thành cảm ơn luật gia Lê Hiếu Đằng, Phó chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn về Dân chủ và Pháp luật thuộc Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
 
 

Copy từ: RFI


.................................