CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Sáu, 21 tháng 3, 2014

Hà Nội: Tường thuật buổi thảo luận của MLBVN về Quyền tự do đi lại



Blogger Nguyễn Hồ Nhật Thành và Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh phát biểu bắt đầu buổi thảo luận (Ảnh: CTV Danlambao)

Danlambao - Lúc 09h30 sáng ngày 20/3/2014, buổi thảo luận của Mạng Lưới Blogger Việt Nam với chủ đề "Công dân bị cấm xuất cảnh vì lý do an ninh - nhìn từ quan điểm Quốc tế" đã diễn ra tại quán cà-phê Joma Bakery Coffee (22 Lý Quốc Sư, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).

Khoảng 30 người đã có mặt tại buổi thảo luận. Thành phần tham dự gồm có đại diện các sứ quán Đức, Úc, Thụy Điển, liên minh Châu Âu; TS Nguyễn Quang A, giáo sư Chu Hảo, ông Nguyễn Hoàng Đức... và các thành viên thuộc Mạng Lưới Blogger Việt Nam.


Đại diện phía công an không có mặt, mặc dù blogger Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh trước đó đã chính thức gửi lời mời cục trưởng cục quản lý xuất nhập cảnh (bộ CA). Đáng chú ý, một thành viên trong nhóm 'phản bác tuyên bố 258' là cô Hoàng Thị Nhật Lệ cũng có mặt để tham dự buổi thảo luận.

Blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh chia sẻ: "Mặc dù có những khó khăn nhưng buổi cà phê vẫn diễn ra như đã thông báo".


Những người đến tham dự buổi thảo luận của MLBVN về Quyền tự do đi lại  (Ảnh: CTV Danlambao)



Địa điểm tổ chức buổi thảo luận là quán Cafe Joma sáng nay đã thông báo đóng cửa một phần vì lý do 'bảo dưỡng định kỳ'.

Tuy vậy, bên ngoài, cuộc thảo luận vẫn diễn ra như dự định với sự tham dự của đại sứ quán Đức, đại sứ quán Úc, Thuỵ Điển và đại diện của liên minh Châu Âu.

Đặc biệt hôm nay còn có sự tham gia của một nhóm bạn trẻ đại diện cho những người phản bác tuyên bố 258. Sau khi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tự do đi lại của công dân, đại diện MLBVN bắt đầu buổi thảo luận.

Mặc dù đã được gửi thư mời, tuy nhiên chiếc bàn dành riêng cho đại diện bộ công an  vẫn để trống và không ai đến dự. Xung quanh quán cà-phê, nhiều công an được  huy động để quay phim và theo dõi những người đến tham dự  buổi thảo luận của Mạng Lưới Blogger Việt Nam.


Video: Blogger Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và Nguyễn Hồ Nhật Thành  phát biểu bắt đầu buổi thảo luận của MLBVN về Quyền tự do đi lại  và giới thiệu khách mời đến tham dự.

Trích phát biểu của blogger Nguyễn Hồ Nhật Thành:


Chủ đề hôm nay sẽ tiếp nối chủ đề ở Sài Gòn về việc tự do đi lại. Từ khi tuyên bố 258 ra đời và có những hoạt động như ra nước ngoài vận động quốc tế, vận động Đại Sứ Quán... thì tình trạng người dân bị cấm xuất cảnh ngày một nhiều hơn. Nhất là các thành viên đã tham gia ký tuyên bố 258, thì tất cả đều bị cấm xuất cảnh.

Chính phủ Việt Nam dùng một lý do an ninh chung chung, biên bản cấm xuất cảnh không được thông báo trước cho người bị cấm. Một lý do chung áp dụng cho tất cả những người bị cấm xuất cảnh, là một lý do rất là mơ hồ là vì “ninh quốc gia” và không giải thích thêm lý do an ninh cụ thể nó là cái gì? Những người bị cấm, người ta vi phạm, ảnh hưởng tới an ninh quốc gia ở điểm nào, mục nào và ảnh hưởng tới tình trạng an ninh như thế nào thì không được giản thích.

Chính vì cái luật mơ hồ và lý do 'an ninh quốc gia' như vậy nên đã tạo ra một không gian rất lớn cho lực lượng an ninh hành xử tùy tiện. Họ có thể cấm bất cứ ai nếu họ cảm thấy ảnh hưởng tới quyền lợi của họ. Nó tạo ra một khoảng trống về sự vi phạm nhân quyền rất lớn. Họ cấm vì an ninh quốc gia, đơn giản vậy thôi và không giải thích thêm gì nữa.

Vì tất cả những lý do đó, buổi hội thảo hôm nay, đại diện ở Sài Gòn đã phân tích một số điểm sai trong luật Việt Nam.

Chúng ta cùng nhìn ra một góc bên ngoài là “Quốc tế nghĩ gì về lý do an ninh quốc gia”.  Thực ra, lý do an ninh quốc gia tất cả các nước đều có, nhưng họ áp dụng và cấm rất rõ ràng chứ không mơ hồ như Việt Nam.

Các vị khách mời gồm:

Mr. Felix đến từ ĐSQ Đức
Mr. David đến từ ĐSQ Úc
Mr. Alex đến từ Liên Minh Châu Âu

Trong buổi hôm nay còn có Giáo sư Chu Hảo và bác Nguyễn Quang A.

Hôm nay rất vui mừng có thêm nhóm của bạn Hoàng Thị Nhật Lệ. Xét về mặt quan điểm về đối với Chính Phủ Việt Nam, Nhật Lệ có quan điểm thiên về ủng hộ bên chính phủ VN và thường gây ra bất đồng. Có những người có quan điểm khác trong buổi hôm nay rất vui.

Đại diện sứ quán Úc và Đức có mặt tham dự buổi thảo luận (Ảnh: CTV Danlambao)



Phát biểu của ông David Skowronski, Bí thư thứ hai của Đại sứ quán Australia  và ông Felix Schwarz - Lãnh sự và Tham tán chính trị Đại sứ quán Đức  về Quyền tự do đi lại tại buổi thảo luận của Mạng Lưới Blogger Việt Nam.  (Video: CTV Danlambao)

Buổi thảo luận có sự tham dự của đại diện ngoại giao của Úc, Đức, Thụy Điển và Liên Minh Châu Âu. Trong phần phát biểu của mình, ông David Skowronski - Bí thư thứ hai của Đại sứ quán Australia nói bằng tiếng Việt khá sõi:


Xin chào các bạn,

Xin cảm ơn các bạn đã mời chúng tôi đến đây hôm nay, nhất là Mẹ Nấm. Sự kiện hôm nay là cơ hội rất quan trọng cho chúng tôi hiểu tốt hơn về tình hình nhân quyền Việt Nam.

Tôi biết là chính phủ Úc và chính phủ của các đồng nghiệp tôi rất quan tâm vào hình hình nhân quyền ở Việt Nam, và chúng tôi luôn luôn thúc đẩy chính phủ Việt Nam về vấn đề này.

Ông Felix Schwarz - Lãnh sự và Tham tán chính trị Đại sứ quán Đức tại Việt Nam nhấn mạnh tầm quan trọng của quyền tự do đi lại, đồng thời chia sẻ một số kinh nghiệm:

Tôi xin thay mặt cho các bạn và các đại sứ quán khác rất muốn đến đây nhưng vì lý do bận không đến được. Tôi rất vui vì hôm nay chúng ta có mặt ở đây để thảo luận dựa trên những quan điểm khác nhau chủ về chủ đề quyền tự do đi lại và các chủ đề khác. 

Tại Châu Âu, chúng tôi có thể tự do đi lại khắp các nước trong liên minh mà không phụ thuộc vào quốc tịch. Đối với chúng tôi, một trong những thành tự lớn nhất của Liên minh Châu Âu chính là quyền tự do đi lại.

Và tôi muốn kể cho các bạn một câu chuyện khi tôi còn là một cậu bé, giữ Đông Đức và Tây Đức. Khi ấy, tôi sống ở Tây Đức cùng với gia đình. Khi bà ngoại tôi mất, những bà con ở phía Đông Đức muốn đến dự tang lễ. Tuy nhiên, không phải tất cả những người bà con của chúng tôi đều được phéo rời khỏi Đông Đức để đến tham dự lễ tang. 

Khi còn là một đứa trẻ, tôi không thể hiểu được tại sao mọi người không thể đến dự đám tang khi có người trong gia đình qua đời.

Tôi tin tưởng rằng điều quan trọng là mọi người có quyền tự do di chuyển và đi khắp thế giới.

Họ [chính quyền] cần có lý do cụ thể chứ không thể trả lời bằng vài từ, cần phải tôn trọng quyền tự do di chuyển.

Tôi muốn nói thêm về những điều mà bác Quang A chia sẻ, thậm chí tại Đức cũng có một số người không được cấp hộ chiếu để đi lại. Tuy nhiên, đó chỉ là những trường hợp liên quan đến những tội ác nghiêm trọng. 

Chúng tôi tin rằng, việc nói khác quan điểm hoặc thể hiện những ý kiến khác biệt với chính phủ không thể bị xem là tội phạm, và sẽ không bị cấm xuất cảnh hoặc thu giữ hộ chiếu.

Đó là tất cả những gì tôi muốn nói. Tôi rất vui được ở đây để thảo luận với các bạn cùng với những ý kiến khác nhau. Thật tốt vì chúng ta có thể chia sẻ các ý kiến và thảo luận. 

Tôi muốn nêu thêm một ví dụ, tôi có hai con nhỏ và các cháu thường xuyên có những ý kiến khác biệt với tôi. Các cháu không muốn đi ngủ khi tôi bảo các cháu ngủ, hoặc các cháu không muốn ăn khi tôi nói phải ăn. Thậm chí, thỉnh thoảng các cháu còn khóc nữa.

Tôi muốn nói rằng, điều quan trọng nhất là chúng ta cần thảo luận. Bạn có thể nói rằng tôi muốn điều này, tôi muốn điều kia... nhưng sau đó chúng ta cần có một giải pháp cùng nhau.

TS Nguyễn Quang A phát biểu về quyền Tự do đi lại (Video: CTV Danlambao)

Phát biểu tại buổi thảo luận, TS Nguyễn Quang nói:

Tôi thấy nước nào cũng có những điều khoản về an ninh của người ta, nhưng ở Việt Nam nhiều khi người ta sử dụng lý do là vì an ninh một cách rất tùy tiện và ngăn cản sự tự do đi lại của người dân, nhất là khi đi ra nước ngoài. 

Các bạn trẻ của MLBVN mà đi sang Philippin, đi về, đi dự hội thảo UPR bên Genever về bị chặn, thậm chí bị thu hộ chiếu, thì tôi thấy đó là cách làm hết sức tùy tiện và không thể chấp nhận được.

Anh Nguyễn Hoàng Đức đây, nhận được lời mời của Vatican đi ra đến sân bay Nội Bài họ cũng chặn lại, không cho đi. 

Tôi nghĩ, giả sử nếu mà đúng, có lý do vì an ninh thì họ phải báo trước cho người đấy là ông phạm những điều này, như vậy vì lý do an ninh ông không thể đi được. Và báo trước cho người ta, để người ta còn có khả năng khiếu nại, khiếu kiện lại. 

Cái quan trọng là nó làm cho cái việc quản lý đó trở thành văn minh hơn, chứ không phải là một cách tùy tiện.
*

Báo động: Sau khi tham dự buổi thảo luận nhân quyền, lúc 11h35', blogger Trịnh Anh Tuấn (Facebook Gió Lang Thang) trên đường về đã bị an ninh thường phục đánh đập dã man tại đoạn đường Giải Phóng (gần ga Giáp Bát).

Trịnh Anh Tuấn khẳng định những kẻ tham gia vụ hành hung chính là các viên an ninh thường phục trước đó đã xuất hiện trong buổi cà-phê nhân quyền để theo dõi. 

Trên đường về, blogger này bị ít nhất 3 viên an ninh thường phục bám sát. Khi lái xe đến gần ga Gia Bát, 3 người này bất ngờ lao đến đạp xe khiến Tuấn bị ngã xuống mặt đường. Chưa kịp ngồi dậy thì Trịnh Anh Tuấn bị cả 3 viên an ninh thường phục lao đến đánh đập túi bụi khắp người.

Sau khi đánh người dã man, cả 3 viên an ninh lập tức lên xe bỏ chạy. Blogger Trịnh Anh Tuấn bị đánh sưng mặt, chảy máu với nhiều vết xước khắp người. Điện thoại bị đập vỡ tung tóe. 

Trịnh Anh Tuấn sinh năm 1989, là thành viên của Mạng Lưới Blogger Việt Nam. 

Blogger Trịnh Anh Tuấn (Gió Lang Thang) bị CA hành hung sau khi tham dự 
buổi thảo luận của Mạng Lưới Blogger Việt Nam về Quyền tự do đi lại 
(Ảnh: Facebook Bạch Hồng Quyền)



Copy từ: Dân Làm Báo

..........

Trung Quốc thừa nhận nguy cơ phá sản




 
Thủ tướng Lý Khắc Cường trong cuộc họp báo ngày 13/03/2014.
Thủ tướng Lý Khắc Cường trong cuộc họp báo ngày 13/03/2014.
REUTERS/Barry Huang
 
Thanh Hà
Ngày 13/03/2014, họp báo sau khi kết thúc kỳ họp thứ 2 của Quốc hội Trung Quốc khóa 12, thủ tướng Lý Khắc Cường đề ra những định hướng cho chính sách kinh tế trong năm 2014. Lần đầu tiên Bắc Kinh cảnh cáo nhiều doanh nghiệp bị phá sản. Tuyên bố trên được đưa ra hơn một tuần lễ sau khi Chaori Solar, tập đoàn cung cấp trang thiết bị pin mặt trời nhìn nhận mất khả năng thanh toán. Nền kinh tế thứ hai của thế giới đang phát đi những tín hiệu xấu ?
Trung Quốc đang thực hiện điều đã cam kết : dành cho thị trường một vai trò quan trọng hơn trong các hoạt động kinh tế. Phát biểu nhân cuộc họp báo duy nhất được phát trực tiếp trên đài truyền hình trong năm, thủ tướng Lý Khắc Cường như chứng mình điều đó khi báo trước khả năng nhiều doanh nghiệp bị mất khả năng thanh toán và chính quyền sẽ không can thiệp để cứu vớt các công ty làm ăn thua lỗ đó.
Trong ấn bản đề ngày 14/03/2014 nhật báo tài chính Mỹ The Financial Times nêu lên câu hỏi phải chăng là Trung Quốc đứng trước thời điểm như Hoa Kỳ vào mùa thu năm 2008 khi chính phủ Mỹ quyết định « bỏ rơi » tập đoàn ngân hàng Lehman. Sự sụp đổ của định chế tài chính này là điểm khởi đầu dẫn tới một trận « đại hồng thủy trên thị trường tài chính thế giới ». Phải chăng tại Trung Quốc thời kỳ các tập đoàn và doanh nghiệp ỷ lại vào nhà nước để đi vay bừa bãi mà không hề sợ bị vỡ nợ đã đi qua ?
Trong khi đó bản thân các nhà lãnh đạo ở Bắc Kinh đang bị bóng ma của các khoản nợ khó đòi ám ảnh. Thủ tướng họ Lý thừa nhận Trung Quốc « đặc biệt quan tâm đến những rủi ro tài chính và những mối đe dọa do nợ chồng chất ». Tính chung cả nợ của nhà nước và tư nhân Trung Quốc đã lên tới hơn 200 % GDP của nền kinh tế số 2 trên thế giới.
Nợ xấu của các ngân hàng Trung Quốc trong quý 4/2013 đã tăng thêm gần 5 tỷ đô la đặt ngưỡng cao nhất kể từ tháng 9/2008. Đây cũng là quý thứ 9 liên tiếp chỉ số này gia tăng. Trong khi đó công ty thẩm định tài chính Mỹ, Standard & Poor’s ghi nhận là « chất lượng » tín dụng Trung Quốc giảm đi trong năm nay. Vẫn theo thẩm định của Standard & Poor's các doanh nghiệp Trung Quốc đang ngồi trên một gối nợ 13.800 tỷ đô la Mỹ, tức là một khối nợ còn cao hơn cả so với nợ của Hoa Kỳ !


Chaori Solar và lo ngại phá sản của các doanh nghiệp TQ
REUTERS/Stringer

Từ Suntech đến Chaori Solar
Theo như nhận định của nhà báo Agnieszka Kumor đài RFI, vào lúc kinh tế Trung Quốc có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại các nhà lãnh đạo Bắc Kinh tỏ ra thực tế hơn, chủ yếu là để phòng hậu họa :
« Với việc tăng trưởng của Trung Quốc đang bị chậm lại thủ tướng Lý Khắc Cường không che giấu khả năng nhiều doanh nghiệp bị phá sản. Tuyên bố nói trên diễn ra chỉ hơn một tuần lễ sau vụ tập đoàn cung cấp trang thiết bị chế tạo pin mặt trời Siêu Nhật Thái Dương- Chaori Solar- ở Thượng Hải thông báo vỡ nợ trái phiếu được phát hành cách nay 2 năm. Đây là lần đầu tiên một công ty của Trung Quốc mất khả năng thanh toán ngay trên sân nhà mà không một ngân hàng nhà nước nào hay chính quyền thành phố Thượng Hải can thiệp để cứu giúp. Trường hợp của Chaori Solar là một cột mốc quan trọng trong lịch sử kinh tế Trung Quốc : Trung Quốc nhanh chóng thúc đẩy tiến trình mở cửa kinh tế để thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào những lĩnh vực mà tới nay vẫn do nhà nước độc quyền kiểm soát.
Bên cạnh đó Bắc Kinh còn đang nhắm tới một mục tiêu khác đó là giới hạn tầm hoạt động của hệ thống tài chính chợ đen. Chính hệ thống này là nguyên nhân đẩy nợ công của các chính quyền địa phương, và doanh nghiệp của nhà nước tăng vọt trong thời gian gần đây. Chỉ trong hai năm rưỡi vừa qua, tổng nợ công của các chính quyền địa phương trên toàn quốc đã tăng tổng cộng là 70 % ».
Tới nay, chính quyền Trung Quốc qua trung gian hệ thống ngân hàng do nhà nước kiểm soát, hay các chính quyền địa phương luôn can thiệp tránh để cho các doanh nghiệp mất khả năng thanh toán. Thế nhưng vào đầu tháng3/2014, công ty chuyên cung cấp bản kính để tạo ra pin mặt trời Chaori Solar –Siêu Nhật Thái Dương- trụ sở tại Thượng Hải đã thú nhận mất khả năng huy động thêm vốn để thanh toán nợ cũ. Cụ thể là Chaori không thể trả đúng hạn 90 triệu nhân dân tệ - khoảng 14,6 triệu đô la- tiền lãi cho các chủ nợ.
Được thành lập cách nay hơn một chục năm Chaori đã phát triển rất nhanh theo mô hình vay thêm nợ mới để thanh toán nợ cũ.Tất cả đã diễn ra suông sẻ cho đến khi Trung Quốc bắt đầu bước vào gia đoạn tạm gọi là « vỡ bong bóng pin mặt trời ». Tức là số xí nghiệp lao vào khu vực năng lượng tái tạo này ngày càng nhiều, họ mạnh dạn đi vay để mở rộng khả năng sản xuất trong lúc nhu cầu trên thế giới và ở ngay chính thị trường Trung Quốc bắt đầu bão hòa.
Chaori là tập đoàn đầu tiên tại Trung Quốc bị vỡ nợ vì không bán được hàng mà không được nhà nước Trung Quốc ra lệnh cho các trung gian xóa nợ, như là điều mà Bắc Kinh đã làm để cứu quỹ đầu từ Trung Thành Tín – China Credit cách vào tháng 1/2014. Tuy nhiên trong ngành năng lượng tái tạo, trước Chaori cách nay đúng một năm, một trường hợp bị phá sản khác được nhắc tới nhiều là tập đoàn Suntech – Thượng Đức. Tháng 3/2013 Bắc Kinh cũng đã quyết định « không can thiệp vào chuyện nội bộ của Suntech vào lúc mà tập đoàn sản xuất pin mặt trời này không có khả năng thanh toán nợ đáo541 triệu đô la Mỹ cho 9 chủ nợ.
Khác với Chaori, Suntech là một trong những tập đoàn Trung Quốc hiếm hoi tham gia sàn chứng kháon New York. Việc bỏ rơi Suntech từng là một bài toán nan giải : ở cấp trung ương, Bắc Kinh hy sinh Suntech để chứng minh với Liên Hiệp Châu Âu và Hoa Kỳ là Trung Quốc không áp dụng chính sách trợ giá ào lúc mà cả Washington lẫn Bruxelles đều đòi đánh thuế vào pin mặt trời của Trung Quốc bán vào thị trường Mỹ và châu Âu. Nói cách khác, Trung Quốc hy sinh một con cờ đề cứu vãn cả ngành năng lượng pin mặt trời của mình.
Thế nhưng ở cấp địa phương, thì việc Suntech bị phá sản là một liều thuốc đắng : Suntech nuôi sống một đội ngũ 20.000 nhân viên, làm việc trong các chi nhánh từ Vô Tích, Lạc Dương, Thanh Hải đến Thượng Hải. Nói cách khác, việc đóng cửa Suntech là một tai vạ khi biết rằng, chỉ riêng tại Vô Tích, tỉnh Giang Tô có đến khoảng 10.000 nhân viên bị cho nghỉ việc.
Bài học nào từ trường hợp của Chaori ?
Câu hỏi đặt ra là vì sao không chỉ ở Trung Quốc mà ngay cả Âu, Mỹ cũng đang dồn mọi chý ý vào vụ Chaori phá sản ? Xét cho cùng Siêu Nhật Thái Dương là một doanh nghiệp tương đối nhỏ và vụ vỡ nợ của họ -chưa đầy 15 triệu đô la -không ảnh hưởng gì nhiều đến phần còn lại của nền kinh tế Trung Quốc.
Như đã nói : thứ nhất qua trường hợp của Chaori, Trung Quốc đang thực hiện cam kết « giảm bớt mức độ can thiệp của nhà nước vào các hoạt động kinh tế ». Đây là tín hiệu Bắc Kinh gửi đến các tập đoàn và doanh nghiệp Trung Quốc rằng nhà nước sẽ không còn đứng ra bảo đảm một cách tự động cho tất cả những doanh nghiệp. Có vay, thì phải có trả. Trả không được nợ thì bị phá sản. Mục tiêu sau cùng là giới hạn bớt rủi ro nợ khó đòi. Tuy nhiên ai cũng biết rằng, Trung Quốc sẽ cứu xét từng trường hợp chứ không khi nào bỏ rơi hàng loạt các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ.
Thứ hai là khi mà các doanh nghiệp phải « tự lập », khi mà khả năng vỡ nợ của không còn là « kịch bản không bao xảy tới » thì đương nhiên các chủ nợ đòi có nhiều bảo đảm hơn. Điều đó có nghĩa là về lâu dài, lãi suất ngân hàng sẽ tăng khi cấp vốn cho các doanh nghiệp. Đối với một nền kinh tế như của Trung Quốc khi tỷ lệ tăng trưởng đã rơi xuống mức thấp kỷ lục (7,5 % trong năm 2014) và đã luôn vận hành theo kiểu vay thêm vốn mới để thanh toán nợ cũ, thì liệu rằng các doanh nghiệp Trung Quốc có thể chống chọi với tình thế được bao lâu ? Đương nhiên là chính quyền Trung Quốc –từ trung ương đến địa phương sẽ không dám mạnh tay bỏ rơi các doanh nghiệp như những gì đã tuyên bố trong thời gian gần đây.
Chốt lại thì sẽ chỉ có những con cá bé, những hãng xưởng nhỏ, sẽ phải đóng cửa … Bởi đó là những « con vịt què » mà sự tồn tại hay không, chẳng tác động nhiều đến kinh tế chung của cả nước.
Kịch bản mà Bắc Kinh không muốn trông thấy xảy ra là trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế đang giảm tốc độ, sẽ có thêm nhiều công ty gặp khó khăn và không trả nước nợ đáo hạn. Đó cũng sẽ là nguyên nhân khiến trái phiếu phát hành của nhiều công ty Trung Quốc bị bán đổ bán tháo, tạo nên một làn sóng khủng hoảng tài chính.
Nhưng có lẽ điều đã khiến giới tài chính quốc tế chú ý hơn cả đến vụ vỡ nợ của Chaori do đây là tín hiệu mới về nguy cơ thị trường trái phiếu Trung Quốc bị đe dọa. Chaori chỉ là nạn nhân đầu tiên, báo trước nhiều vụ phá sản khác.
Chỉ riêng trong ngành năng lượng pin mặt trời, các doanh nghiệp Trung Quốc trong năm nay phải thanh toán các trái phiếu đáo hạn lên tới khoảng 8 tỷ đô la – một khoản nợ khá nhỏ nếu đem so sánh với nợ đã vay hoặc qua trung gian ngân hàng, hoặc dưới hình thức trái phiếu của các ngành như công nguyện luyện thép, ngành tàu thủy hay khai thác than đá … Vào năm 2008 tổng số nợ dưới dạng trái phiếu của 945 tập đoàn tham gia sàn chứng khoán Trung Quốc lên tới 1.820 tỷ nhân dân tệ. Đến năm 2014 khối lượng đó được nhân lên hơn gấp đôi, đạt tới hơn 4.700 tỷ. Cùng lúc, tỷ lệ nợ so với tài sản của các xí nghiệp ở Trung Quốc là hơn 90 %. Trong khi đó tỷ lệ này trung bình tại châu Á là ở vào khoảng 70 %.
Bên cạnh món nợ khổng lồ mà các ngân hàng Trung Quốc nắm giữ, đang quan ngại hơn là số tiền mà các quỹ tín dụng của Trung Quốc –trust- đã cho vay. Thứ nhất không ai biết một cách chính xác những quỹ này đang nắm bao nhiêu nợ của doanh nghiệp trong tay. Những khoản nợ đó có mức độ rủi ro lớn tới cỡ nào. Chỉ biết một cách tổng quát là 1/3 tín dụng các quỹ này đã cấp sẽ đáo hạn trong năm nay. Ngặt một nỗi là có khá nhiều các con nợ trong số ấy đang gặp khó khăn.
Thứ hai đây là những cơ quan tài chính đã cấp vốn cho các doanh nghiệp tư nhân khi mà những đơn vị này không thể đi vay của ngân hàng. Điều đó cũng có nghĩa là rủi ro bị quỵt nợ là tương đối cao. Lý do thứ ba là thể thức vận hành của bản thân các quý tín dụng « tranh tối tranh sáng này »hoàn toàn nằm ngoài tầm kiểm soát của Trung Quốc. Những quỹ đó có thể dế dàng huy động vốn, để rồi dùng khoản tiền đó cho vay trở lại với lãi suất cao hơn để kiếm lời. Theo một nghiên cứu của ngân hàng JP Morgan các quỹ tín dụng này vào năm 2012 đang làm chủ một khoản nợ lớn gần bằng 70 % GDP của cả nước Trung Quốc !
Copy từ: RFI

.......

Xã hội tốt, xấu từ chúng ta mà ra

Nguyễn văn Thạnh

Hôm dự phiên tòa xét xử blogger Trương Duy Nhất xong, chúng tôi thuê một taxi 7 chỗ cho 5 người đi về Lăng Cô. Có một số kẻ lạ mặt, đeo khẩu trang, chạy xe máy bám theo xe quyết liệt.

Tôi sợ có rắc rối nên có nói cho tài xế taxi biết hiện tình. Tôi nghĩ có thể anh ta sẽ dừng xe, đuổi chúng tôi xuống, từ chối để tránh rắc rối. Thật bất ngờ, anh tài xế nói: "Các anh yên tâm, các anh lên xe em là khách của em.


 Muốn đụng vô xe, bắt các anh là phải có lệnh, các anh vi phạm pháp luật thì phải chấp nhận. Không không (vô cớ) nhào vô đánh khách em là không được, em sẽ chiến đấu đến cùng để bảo vệ các anh. Em phải có trách nhiệm với khách chứ. Em còn giữ tiếng để làm ăn...."

Tôi nghe mà lòng rất vui. Đến nơi chúng tôi trả cho anh 450k, nhưng rất hài lòng.

Đất nước này, nếu ai cũng có tinh thần thượng tôn pháp luật, bảo vệ công lý, bảo vệ uy tín làm ăn thì xã hội này đâu đến nỗi nát bét như thế này.

Tôi chợt nghĩ đến những vị chủ nhà xua đuổi tôi như đuổi tà, những vị chủ quán đuổi khách như đuổi hủi, thậm chí những thương hiệu lớn như FPT, Viettel,... cũng cuối đầu trước cường quyền.

Dù là lý do gì đi nữa thì chính họ đã góp phần tạo ra một xã hội tồi tệ: luật pháp lỏng lẻo, công lý cong vênh.

Lẽ tự nhiên, chúng ta, ai cũng muốn sống trong một xã hội tốt.

Muốn vậy, mọi người dân đều phải có trách nhiệm sống cho ngay thẳng, bảo vệ công lý, bảo vệ uy tín của mình. Không thể khom lưng trước cường quyền rồi nại lý do này nọ.

Suy cho cùng, một xã hội xấu hay tốt là do chính con người quyết định và cũng chính họ thụ hưởng.


Copy từ: Quê Choa’ blog

........

Phát hiện trong cá ở siêu thị có giun còn sống

- Việc phát hiện các sinh vật lạ trong thực phẩm không chỉ có tại Việt Nam mà mới đây, cá tươi bán ở siêu thị của Mỹ cũng bị phát hiện có chứa giun còn sống. Đặc biệt, người phát hiện ra điều này là một người Việt Nam.

Binh Nguyen, một người Việt Nam ở Spartanburg, SouthCarolina, Mỹ đã đăng tải trên facebook của mình một đoạn video trong đó có hình ảnh một con sâu màu cam vẫn còn sống trong túi cá tuyết của siêu thị Costo.
Túi cá trong đoạn video là của hãng Kirkland với nhãn mác “Cá tuyết tươi hoang dã Thái Bình Dương” được bán với giá 22.77 USD.
Bên dưới đoạn video trên Facebook, Binh Nguyen viết: “Hãy cẩn thận khi mua cá tươi tại Costco. Từ nay tôi sẽ từ bỏ món sushi. Video này được quay tại siêu thị Costo ở Spartanburg cách đây vài ngày.”
vệ-sinh-an-toàn, thực-phẩm, cá, giun, siêu-thị
Gói cá tuyết tươi sống của Kirkland được bán với giá 22.77 USD
Ngay sau khi đăng tải, đoạn video này đã có 270.000 lượt chia sẻ.
Trước lo ngại về vệ sinh an toàn thực phẩm, trong những trường hợp như Nguyen chứng kiến, WSPA đã thực hiện cuộc phỏng vấn với Craig Wilson,phó chủ tịch đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm của Costco. Ông này thừa nhận trường hợp tìm thấy giun còn sống trong gói cá Kirkland của siêu thị. “Mặc dù phải thẳng thắn nói rằng hình ảnh đó rất kinh tởm nhưng tôi muốn nói với mọi người rằng trường hợp này là rất, rất hiếm”, Wilson khẳng định.
vệ-sinh-an-toàn, thực-phẩm, cá, giun, siêu-thị
Cận cảnh con giun còn sống
“Bây giờ, trước khi bạn quay lưng với cá biển sâu, hãy lưu ýrằng, khi cá được nấu chin kĩ thì các loại giun không còn nguy hiểm nữa. Ngoài ra, trước khi cá được đưa đến tay người tiêu dùng thì cá đã được kiểm tra một cách kĩ càng”, Wilson nói thêm.
“Việc bỏ sót kí sinh trùng trong quá trình kiểm tra là rất hiếm hoi”, Wilson nhấn mạnh. “Thông thường các kí sinh trùng không ảnh hưởng đếnvấn đề sức khỏe trừ khi người ta ăn cá sống.”
Phó giám đốc đảm bảo chất lượng của Costco cũng cho biết, họ đang xem xét lại quá trình kiểm tra của mình để tránh lặp lại tình huống tương tự trong tương lai.
Nhị Anh


Copy từ: VietNamNet

................

5.000 tấn mì chính Tàu lén vào bữa ăn người Việt


- Chỉ trong 2 tháng đầu năm, gần 5.000 tấn mì chính, bột ngọt Trung Quốc đã nhập vào Việt Nam với mức giá siêu rẻ bất thường. Vì việc này, hàng loạt chi cục hải quan đã bị cấp trên nhắc nhở, yêu cầu phải kiểm điểm.
Tổng cục Hải quan vừa cho biết, qua kiểm tra trên hệ thống quản lý giá tính thuế kể từ 1/1/2014 đến 28/2/2014, có tình trạng các đơn vị hải quan đã chấp nhận giá tính thuế mặt hàng bột ngọt xuất xứ Trung Quốc với mức quá thấp, không thống nhất giữa các địa phương.
Theo Danh mục quản lý rủi ro cấp Cục của Cục Hải quan TP Hải Phòng, mức giá kiểm tra đối với mặt hàng này từ Trung Quốc là 1.386,84 USD/tấn. Thế nhưng, suốt 2 tháng đầu năm, có tới 69 tờ khai nhập khẩu loại hàng trên từ Trung Quốc được chấp nhận mức giá chỉ từ 310 đến 1.290 USD/tấn.
Trong đó, có 15 lô hàng khai báo giá 310 USD/tấn, 20 lô hàng có giá 315 USD/tấn, 15 lô hàng được áp giá 316 USD/tấn, 1 lô có giá 320 USD/tấn, 6 lô áp giá 350 USD/tấn. Các mức giá này chỉ bằng 22-23% so với mức giá tính thuế phòng ngừa rủi ro của hải quan. 
Nhập-lậu, xuất-lậu, bột-ngọt, mì-chính, hải-quan, buôn-lậu, siêu-ngọt, Trung-Quốc,
Mì chính không rõ nguồn gốc có hại cho sức khỏe
Các loại bột ngọt là phụ gia thực phẩm dùng trong sản xuất chế biến mì ăn liền... được khai báo với giá cao hơn, trong đó, 1 lô giá 918 USD/tấn và 11 lô hàng có mức giá trên 1.220 USD/tấn.
Tổng khối lượng mì chính, bột ngọt giá siêu rẻ như vậy đã lọt vào Việt Nam là 4.867 tấn.
Mặc dù chưa thể khẳng định ngay có hay không tình trạng các doanh nghiệp cố tình gian lận, khai thấp để trốn thuế, song, với các dấu hiệu chênh lệch bất thường, Tổng cục Hải quan đã ra công văn chấn chỉnh toàn ngành.
Cơ quan này yêu cầu các cục hải quan toàn quốc phải tổ chức thu thập các nguồn thông tin theo quy định để xây dựng bổ sung mức giá kiểm tra tại danh mục cấp Cục, nếu chưa có trong danh mục, sửa đổi điều chỉnh mức giá kiểm tra cho phù hợp tại thời điểm hiện nay, nếu đã xây dựng mức giá.
Trên cơ sở mức giá kiểm tra đã xây dựng, đối với các trường hợp lô hàng còn thời hạn tham vấn giá thì các Cục Hải quan phải tiến hành rà soát để tổ chức kiểm tra, tham vấn xác định trị giá tính thuế theo quy định. Đối với các trường họp còn lại, rà soát kiểm tra sau thông quan, kể cả các trường hợp nhập khâu trước 31/12/2013.
Quan trọng hơn, Tổng cục Hải quan đã yêu cầu các Cục phải kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm đối với cá nhân, bộ phận thực hiện không đúng quy định trong việc kiểm tra, tham vấn giá tính thuế đối với mặt hàng trên. Đồng thời, các đơn vị phải rút kinh nghiệm, chấm dứt tình trạng chấp nhận trị giá khai báo thấp, không bổ sung xây dựng danh mục cấp Cục theo quy định dẫn đến việc khai báo giá bất hợp lý, gây thất thu cho ngân sách nhà nước.
Cũng mới đây, Cục Điều tra chống buôn lậu thuộc Tổng cục Hải quan vừa đưa ra cảnh bảo tình trạng mì chính Trung Quốc nhập lậu tràn vào Việt Nam. Các lô hàng không rõ chất lượng này đều dãn nhãn hiệu quen thuộc như Ajinomoto, Mi Won, Vedan.
Phạm Huyền



Copy từ: VietNamNet

............

TT Putin có dừng tay sau Crimea?

Việt-Long - RFA 2014-03-20
munich-agreement
Thủ tướng Anh Chamberlain trở về từ Munich, tháng 9, 1938, tuyên bố "đây là hiệp ước hòa bình cho thời đại của chúng ta"
Courtesy of Wikipedia

Việc phải đến đã đến. Mọi diễn tiến ở Crimea, Ukraine và Nga đã xảy ra như một kịch bản đã soạn sẵn và khán giả đều biết trước, không có gì bất ngờ.

Diễn văn lịch sử

Chỉ có một việc không được nói trước: Tổng thống Putin lập tức tiến hành việc sáp nhập Crimea vào Liên Bang Nga ngay trong ngày thứ ba, sau bài diễn văn lịch sử của ông trước các đại biểu Quốc hội và giới lãnh đạo chính trị Liên Bang Nga. Bài diễn văn dài 47 phút, được mô tả là đầy phấn khích và cảm động đối với đa số người Nga, được giới chính trị của nước Nga hoan hô trên 30 lần, có người hoan hô trong giòng nước mắt.
Điều gì trong đó khiến người Nga cảm động và tán thưởng như vậy?  
putin-305
Tổng thống Putin trước bài diễn văn lịch sử đọc tại điện Kremlin về Crimea - Courtesy of news.optuszoo.com
Ông Putin nhắc lại lịch sử mối quan hệ giữa nước Nga với xứ anh em ruột thịt Ukraine, vào thời gian mà không một ai ngờ được rằng hai nước lại có ngày chia tay đi theo hai khuynh hướng chính trị khác nhau. Ông nói quyết định của Tổng bí thư Nikita Khruschev giao lại Crimea cho Ukraine vào năm 1954 là sai lầm. Ông nhắc lại thời kỳ sụp đổ của Liên Bang Xô Viết, khi các nước Cộng hòa thuộc Liên Xô lần lượt tách ra, quay lưng lại Moscow, nhìn sang phương Tây. Ông kể lại thời kỳ chưa xa, khi châu Âu và Hoa Kỳ đánh bom Nam Tư, Kosovo, Serbia, bung rộng tuyến phòng thủ quân sự của NATO đến sát nước Nga, thành những căn cứ xuất phát tấn công sau này. Và ông kết luận việc sáp nhập Crimea trở lại với Nga là điều tất yếu phải xảy đến, phải thực hiện, nhất là sau khi chính phủ phái hữu ở Kiev quay sang NATO và EU.

"Lòng yêu nước" như ở mọi quốc gia

Một cách khách quan, nếu là người Nga thì ai ai cũng tiếc nuối thời kỳ cực thịnh về lãnh thổ, về khoa học và sức mạnh quân sự của Liên Bang Xô Viết. Chỉ có một số người Nga già cả còn nhớ thời kỳ đó là thời kỳ đói khát, suy bại cả về kinh tế lẫn tự do, dân chủ,nhân quyền của chính họ hay các thế hệ ông cha của họ.
Những người tiếc nuối quá khứ thì đang chiếm 70% số ghế quốc hội cũng như những vị trí hành chánh cao cấp, và họ thuộc khuynh hướng bảo thủ và khao khát phục hồi đế quốc Nga, hùng mạnh như trong thời vàng son của thế kỷ 20.
Đảng Nước Nga thống nhất của ông Putin đã thắng 49% số phiếu bầu vào viện Duma hôm 4 tháng12 năm 2011. Đảng Cộng Sản Nga về nhì với 19%, còn lại là dành cho các đảng nhỏ đối lập. Tuy thành phần đối lập đã tổ chức biểu tình với 30 ngàn tới 50 ngànngười ở ngoại ô Moscow, phản đối biện pháp quân sự đối với Ukraine, nhưng đa số người dân Nga đều ủng hộ việc sáp nhập Crimea trở lại với Nga. Đó là tinh thần quốc gia, tinh thần yêu nước rất bình thường của mọi nước, mà đã là tình cảm, là lòng ái quốc, thì nó hướng dẫn hành động, dù có thuận lý hay không. 
ukrainian-behind-gate
Binh sĩ Ukraine đằng sau hàng rào căn cứ của họ, bị phong tỏa từ bên ngoài. - Courtesy of article.wn.com

Phưong Tây phẫn nộ

Về phía Hoa Kỳ và phương Tây, Phó Tổng thống Mỹ nói thẳng: hành động của Nga chẳng có gì khác hơn là "đi chiếm đất". Ngoại trưởng Mỹ John Kerry chế diễu Tổng thống Putin, ngụ ý nói rằng một vị Tổng thống Nga đương thời mà đem những thất bại của Liên Xô cách nay nửa thế kỷ làm lý cớ chiếm lại Crimea thì không thuận lý chút nào. Nhưng dù sao, rõ ràng là Hoa Kỳ và châu Âu không thể làm gì hơn để ngăn cản việc Crimea sáp nhập vào Liên Bang Nga.
Không thể gây chiến, Hoa Kỳ đề ra những biện pháp trừng phạt kinh tế mà nhìn qua người ta thấy chỉ là những biện pháp mặt ngoài, hay cosmetic measures theo cách gọi của người Mỹ. Từ  phía châu Âu các nhà lãnh đạo Pháp, Anh, Đức đều mạnh mẽ lên án Nga và thề hứa sẽ cho Moscow thấy cái giá phải trả về kinh tế.
Nhưng mùa đông còn chưa dứt khiến người ta nhớ đến hơi đốt nhiều hơn. Anh Pháp Đức và cả Ukraine đều không muốn mất nguồn hơi đốt để sưởi ấm do Nga cung cấp cho cả châu Âu. Trừng phạt kinh tế sẽ đem lại cho Nga những hậu quả đáng kể, nhưng song song, mối quan hệ kinh tế giữa Nga với châu Âu rất quan trọng đối với cả hai phía. Châu Âu không dễ quay ngoắt với Nga, như ta thấy từ lúc đầu Anh Pháp Đức đều do dự, lưng chừng...

Bài học châu Âu 1938

Thái độ lưng chừng đó khiến ta không khỏi nhớ đến Tiệp Khắc vào năm 1938, trước khi thế chiên thứ hai bùng nổ. Tình trạng nước Tiệp và hành động của Đức Quốc xã giống hệt như tình trạng Ukraine với Nga ngày nay. Khi Hitler lấy cớ bảo vệ người Đức ở vùng biên giới phía bắc và phía Tây nước Tiệp, gọi chung là Sudetenland, đòi sáp nhập vùng này, thì Anh-Pháp, hai nước có hiệp ước quân sự với Tiệp, đã nói với Praha đó là điều …”hợp lý”; sau đó rồi Anh Pháp Ý đã ký với Đức thỏa ước Munich 29 tháng 9, 1938, cho phép Berlin sáp nhập Sudetenland, mà không thèm mời gọi hay hỏi qua Tiệp Khắc. Vì thế Prague gọi đó là "hiệp ước phản bội".
Tất cả căn cứ chiến lược để phòng thủ Tiệp Khắc đều nằm trong Sudetenland, nên tháng 3 năm sau quân lực Wehrmacht của Đức chiếm nốt Bohemia và Moravia, châm ngòi nổ thế chiến thứ hai.   
sudetenland
Vị trí mảnh đất Sudetenland của Tiệp Khắc trước khi bị Đức sáp nhập - Courtesy of munichagreement.erritouni.com
Ngày nay ta thấy dường như châu Âu cũng e dè với Nga, tương tự  như Anh-Pháp đã khiếp sợ Hitler ngày xưa, và Nga cũng hành xử y hệt như Hitler năm 1938. Nga cũng không cần động binh quy mô, chỉ cho xâm nhập một số đơn vị biệt kích để chỉ huy và điều động dân quân người Nga ở Crimea để đề phòng hành động quân sự của Kiev. Rồi Moscow sáp nhập Crimea vào Nga thật dễ dàng không tốn một viên đạn, chẳng khác nào Đức quốc xã ngày xưa đã lấy Sudetenland bằng hiệp ước Munich ký với Tây Âu.
May thay, với sự cổ động của Hoa Kỳ, châu Âu về sau đã tỏ ra cứng rắn hơn với những biện pháp cô lập Liên Bang Nga.

Nhu cầu hợp tác đồng tiến

Liệu đà chiến thắng này sẽ đưa TT Putin đi xa đến đâu? Đó là điều cả thế giới đang lo âu.
Tổng thống Putin đã trấn an thế giới khi hứa hẹn với Kiev rằng sau Crimea, người Ukraine không phải lo lắng gì thêm về các vùng phía đông có nhiều người Nga cư trú. Ông nói thêm rằng Nga với Ukraine phải sống hòa bình, hợp tác như từ trước tới nay. Cùng lúc đó, Tổng thống Olexander Turchinov của Ukraine cũng vội vã tuyên bố Ukraine sẽ không gia nhập NATO, tuy rằng Kiev vẫn ban hành lệnh động viên một phần và ngày hôm sau kế hoạch tập trận chung của Ukraine với Anh-Mỹ được công bố.
Từ San Diego, California, Tổng thống Obama tuyên bố Mỹ không hành động quân sự ở Ukraine, vì làm như vậy không có lợi cho chính Ukraine, và Kiev cũng nhận thức điều đó.
Số phận Crimea như thế là xong, dù rằng Nga sẽ chịu nhiều hậu quả không vui thú chút nào. Ukraine đành chấp nhận mất nó, đang rút lực lượng quân sự ở Crimea về lại Ukraine. Kiev chỉ mong Tổng thống Putin giữ lời, đừng chiếm thêm vùng miền đông giống như Hitler chiếm của Tiệp Khắc. Nhưng đó là dấu hỏi lớn: liệu ông Putin có giữ lời hay không? Nếu không, sau Ukraine, Đông Âu sẽ ra sao?
Hiện tại Tổng thống Putin dường như đang dừng hay tạm dừng sau khi Crimea tái hội nhập với Nga. Lời tuyên bố của Ukraine về việc không gia nhập NATO có thể đã được thỏa thuận với Hoa Kỳ vào khi ông Turchinov đến tòa Bạch Ốc. Nếu đúng thế thì mọi việc làm hiên nay của Hoa Kỳ, châu Âu và Ng

g-7
Hội nghị G-7 ngày 12 tháng 3, 2014 - Courtesy of Allgedo News Media Network Allgedo.com
a, Ukraine, đã được bày tỏ với nhau trong những lần hội nghị các Ngọai trưởng Mỹ-Nga-Âu., tuy các bên đều tuyên bố chưa đạt thỏa thuận. Đã bày tỏ có nghĩa là Moscow không thể lấn tới thêm nữa. Niềm tự ái dân tộc của người Nga đã được thoả mãn. Ông Putin tạm hài lòng, nhưng không khỏi mong ngóng thoát trừng phạt kinh tế, Nhiều nước trong nhóm G-8 tuyên bố không tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G-8 do Nga tổ chức ở Sochi năm nay. Thứ năm, 20 tháng 3, Thủ tướng Angela Merkel tuyên bố Đức sẽ không dự Thượng đỉnh G-8, nhóm cường quốc kinh tế G-8 quyết định tạm ngưng tư cách thành viên của Nga, và sẽ tạm ngưng hoạt động cho đến khi Nga thay đổi chính sách về Ukraine. Như vậy Nga đã không thoát bị cô lập về kinh tế.
Trước đó vào thứ ba, Hoa Kỳ ngỏ lời mời các nhà lãnh đạo thuộc 7 nước trong nhóm G-8 họp thượng đỉnh về vấn đề Nga và Ukraine bên lề Hội nghị Thượng đỉnh hạt nhân ở The Hague, Hòa Lan.
Tuy thế, ở mặt khác, Mỹ cũng vẫn cần hòa thuận với Nga. Hai nước từng hợp tác chặt chẽ về tình báo chống khủng bố, về kế hoạch chấm dứt các chương trình hạt nhân của Iran và Bắc Hàn. Châu Âu có mối quan hệ về năng lựơng với Nga, lại càng mong sẽ nối lại hợp tác trong hoà bình với Nga thêm chặt chẽ. Chính sách trừng phạt Nga là điều chẳng đặng đừng, để cảnh cáo "con gấu vĩ đại" đừng làm thêm những việc tương tự, chứ không thể lật ngược tình thế hiện nay. Nước Nga và Tổng thống Putin không thể lui bước, với bất cứ giá nào.
Nhưng dù sao chăng nữa, trong thế cờ quốc tế này, những nước Đông Âu trong 28 nước NATO không có gì phải lo lắng. Nga sẽ không thể đụng tới một thành viên NATO nào mà không phát khởi thế chiến thứ ba. Người Nga phải biết chắc điều đó.

Thời đa nguyên, đa cực

Đối với luồng dư luận tại Washington chỉ trích Tổng thống Obama đã không đủ cứng rắn với Nga trong vụ Crimea, một cố vấn của cựu Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush phát biểu trong một cuộc hội thảo hôm thứ tư, đại ý là: "Hoa Kỳ không thể một mình cô lập Liên Bang Nga, mà cần có một hành động chung, ít ra là cùng với EU. Nếu không hành động chung trong việc cô lập và trừng phạt một nước khác, chính Hoa Kỳ sẽ bị cô lập trong một chính sách mà không có ai khác tham gia. Thời đại này không còn là thời đại đơn cực, lúc mà một siêu cường muốn làm gì thì làm trên cả thế giới."


Copy từ: RFA

.........

Các đại sứ quán Mỹ, Đức và EU gặp mặt các tín đồ PGHH và gia đình chị Bùi Thị Minh Hằng


VRNs (21.03.2014) – Thái Hà – Chiều ngày 20/3/2014, đại diện các Đại sứ quán Mỹ và EU đã đến gặp mặt các tín đồ Phật giáo Hòa Hảo (PGHH) và gia đình chị Bùi Thị Minh Hằng để tìm hiểu về việc công an huyện Lấp Vò bắt người trái pháp luật và sự đàn áp tôn giáo của nhà cầm quyền đối với PGHH.
Trước đó, sáng hôm qua, những dân oan này đã có cuộc gặp gỡ và thảo luận với tham tán Đại sứ quán Đức.
Vì lí do an toàn cho người các nhân chứng nên đại sứ quán các nước đã đích thân đến gặp nhóm dân oan này tại nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà.
Theo quan sát, hai ngày hôm nay, công an chìm được tăng cường và theo dõi mọi sự ra vào tu viện.
Dưới dây là hình ảnh trong hai ngày hội đàm.
140320-PGHH 1
Gặp gỡ tham tán Đại sứ quán Đức
140320-PGHH 2
Chụp hình với tham tán Đại sứ quán Đức và Cha phó bề trên Jos. Nguyễn Văn Phượng, C.Ss.R
140320-PGHH 3
Với đại diện Đại sứ quán Mỹ và EU
140320-PGHH 4
 Jos. Đức Trung

Copy từ: Truyền Thông Chúa Cứu Thế

........

Nhà giáo bất đồng chính kiến Đinh Đăng Định chính thức được trả tự do


VRNs (21.03.2014) – Đăk Nông - Sáng nay cán bộ Tòa án tỉnh Đăk Nông đã đến tư gia nhà giáo Đinh Đăng Định để trao cho ông Giấy chứng nhận đặc xá số 20/CV-TA đề ngày 21/03/2014 của Tòa án tỉnh Đăk Nông, cùng với Quyết định đặc xá số 604/QĐ-CTN của chủ tịch nước Trương Tấn Sang đề ngày 10/3/2014.
Giấy chứng nhận đặc xá ghi: “Ông Đinh Đăng Định… được hưởng các quyền, nghĩa vụ khác như người đã chấp hành xong hình phạt tù”.
Ông Đinh Đăng Định từng là một sỹ quan quân đội Việt Nam trước khi trở thành giáo viên dạy hóa tại trường phổ thông trung học Lê Quý Đôn ở Đăk Nông. Ông bị bắt hồi tháng 10 năm 2011 và bị đưa ra xét xử sơ thẩm ngày 9/8/2012 với bản án 6 năm bị quy kết vào Điều 88 Bộ luật hình sự.
Ngày 21/11/2012 tòa án tỉnh Đăk Nông xử y án và tống ông vào trại giam An Phước, tỉnh Bình Dương.
Mới đây ông cho biết có nhiều khả năng bị đầu độc trong nhà tù khi bị biệt giam và vì ông là một giáo viên môn Hóa học nên nhận diện được mùi của hóa chất dành cho bón cây được đưa vào nước uống của ông.
Ông bị bệnh nặng trong thời gian bị giam tại nhà tù An Phước, nhưng không được đưa đi chữa trị, bất chấp nhiều sự kêu cứu từ bản thân ông và gia đình.
Ngày 15/2/2014 ông được hoãn thi hành án vì bị ung thư dạ dày giai đoạn cuối.
Ngày 15/3/2014 gia đình ông, dù không phải là Kitô hữu, đã đến Đền Đức Mẹ Hằng Cứu giúp Sài Gòn nằm trên đường Kỳ Đồng tham dự một giờ Hành hương Đức Mẹ và một thánh lễ để cầu nguyện đặc biệt cho ông. Sau đó một ngày gia đình đưa ông bằng xe cấp cứu trở về quê nhà ở Đăk Nông.
Thầy giáo bất đồng chính kiến Đinh Đăng Định là người đã công khai lên tiếng phản đối dự án bauxite ở Tây Nguyên cũng như kêu gọi đa nguyên- đa đảng cho Việt Nam.
140321-latest_imageHình ảnh mới nhất của nhà giáo Đinh Đăng Định 
140310-quyetdinhdacxa

Quyết định đặc xá của chủ tịch nước
140321-giaychungnhandacxa

Giấy chứng nhận đặc xá của Tòa án tỉnh Đăk Nông
PV. VRNs

Copy từ: Truyền Thông Chúa Cứu Thế


.........

Là con người với nhau


Tuấn Khanh

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý

Nhân dịp cả một xã hội xôn xao chuyện một diễn viên điện ảnh về già kêu than trước gia sản 10 tỷ sắp mất. Chợt nhớ đến ông Nguyễn Văn Tý, nhạc sĩ, nay đã gần 100 tuổi.
2 con người, là 2 số phận khác biệt mà lại rất chung. Nam diễn viên điện ảnh này nổi lên nhờ một bộ phim do nhà nước đầu tư cho chính sách văn nghệ tuyên truyền và được lăng-xê hết cỡ. Sau phim đó, ông ít khi chứng minh được gì thêm ngoài việc đã sống trọn sức trẻ cho một tác phẩm tuyên truyền, đặc biệt ở một giai đoạn mà người Việt Nam hầu như không được tiếp xúc với các tiêu chuẩn điện ảnh thế giới.
Với nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý, ông cũng lừng danh từ các bài hát mà ông sống và làm việc ở miền Bắc trong thời chinh chiến phân chia. Và dù được biết nhiều với các ca khúc như Mẹ Yêu Con, Dáng Đứng Bến Tre... Nhưng ông luôn khẳng định rằng mình thương nhớ nhất vẫn là bài hát Dư Âm.
Theo lời ông kể, đó là đứa con tinh thần mà cuối những năm 50, ông bị kiểm điểm và buộc viết cam kết từ bỏ bài hát này như một sản phẩm nhuốm tinh thần bệnh hoạn tiểu tư sản. Những chính trị viên văn hóa đã lôi ông đi khắp nơi, để buộc ông nói lời xin lỗi trước 'nhân dân' và nhận sai vì đã sáng tác bài hát ủy mị này.
Năm 2005, khi tôi hỏi ông vì sao ông vẫn yêu nhất Dư Âm. Ông nói "đó là tiếng lòng của tôi bị tước bỏ. Những cái khác dù hay, dù nổi tiếng cũng chỉ là tuyên truyền, là đồ bỏ".
Năm 2014. Khi diễn viên điện ảnh này kêu gọi mọi người chú ý về cuộc đời riêng của ông, như một cách nhắc lại công lao tuyên truyền mà ông đã đóng góp, thì đâu đó ở khu chợ Tân Định, Saigon, người nhạc sĩ già đầy bệnh tật, thiếu thốn tiền bạc vẫn lặng im, ngồi nhìn qua cửa sổ. Ông như một phần lịch sử của Việt Nam đang héo úa, chờ ra đi trong kiêu hãnh và tự trọng.
Trở lại câu chuyện của Nam diễn viên điện ảnh. Quyền lên tiếng là quyền của bất cứ ai. Nỗi khổ đang được chia đều trên tất cả sinh linh của đất nước này, theo một cách tính nào đó. Nỗi khổ hằn rõ trên gương mặt của những mẹ già thất thểu vé số cầm tay qua mọi con đường, nỗi khổ khắc rõ hình dạng những người vợ, người con chôn đời mình kêu oan trước các cánh cửa công đường, nỗi khổ là tương lai bấp bênh của những đứa trẻ không cơm, không quần, không được học hành ở các đồi núi Việt Nam.
Nỗi khổ cũng vẫn đang lặng im và hằn rõ trong đuôi mắt của người nhạc sĩ già vang danh chờ tử thần đến gọi, mà tôi được thấy.
Khác với muôn loài, Ngựa vằn Châu Phi chỉ cất tiếng kêu vào lúc tuyệt vọng. Tiếng kêu khổ đau đó là tiếng kêu ý nghĩa nhất để gọi bầy khi cái chết đến, chứ không phải là tiếng kêu vì mất phần cỏ tươi xanh khi sống giữa bầy đàn.
Là con người với nhau, hãy cất tiếng kêu đó cho điều xứng đáng nhất, cho nỗi khổ đau nhất mà chung quanh có thể mở lòng chia sẻ. Mất phần cỏ tươi cho riêng mình, chưa bao giờ được coi là điều đáng nhớ trong lịch sử con người. Đó chắc chắn là một nỗi buồn, nhưng chưa bao giờ được xứng gọi là khổ đau giữa cõi nhân sinh vô vọng này.
Tôi xin gửi nơi đây lòng kính trọng với nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý, một trong những đại thụ của âm nhạc Việt Nam. Ở nơi nào đó với chiếc gậy, run rẩy bước đi, ông vẫn lặng im

Copy từ: Dân Luận

............

Tuyên bố của phong trào Con Đường Việt Nam về điều 258 và phiên tòa xét xử blogger Phạm Viết Đào

 

Hình ảnh: Ông Phạm Viết Đào trong phiêm sơ thẩm - TTXVN.
 
Bất chấp những kêu gọi, khuyến cáo và mong đợi từ dư luận trong và ngoài nước về một thiện chí cải thiện thành tích nhân quyền đáng xấu hổ của mình, hôm nay, ngày 19/03/2014, thông qua Tòa án Nhân Dân Hà Nội, chính quyền Việt Nam vừa tuyên án ông Phạm Viết Đào 15 tháng tù giam đối với tội danh “lợi dụng các quyền tự do dân chủ” chiếu theo điều 258 bộ Luật Hình sự Việt Nam vì những bài viết đăng trên trang blog cá nhân của ông.
Cùng với công tâm, dư luận tiến bộ và các tổ chức tranh đấu cho quyền con người trong ngoài nước, Con Đường Việt Nam phản đối bản án của chính quyền Việt Nam áp đặt lên công dân Phạm Việt Đào.
Chúng tôi khẳng định rằng:
1. Đàn áp một công dân chỉ vì thực hiện quyền con người của mình như giam giữ và kết án các công dân Đinh Nhật Uy, Trương Duy Nhất, Hoàng Văn Sang, Lý Văn Dinh, Dương Văn Tu, Thào Quán Mua trong thời gian gần đây và Phạm Viết Đào hôm nay, chính quyền Việt Nam rõ ràng đang tiếp tục vi phạm điều 19 của Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền: “Mọi người đều có quyền tự do tư tưởng và biểu đạt", bao gồm tự do tư tưởng mà không bị cản trở, tự do tìm kiếm, thu nhận, quảng bá tin tức và ý kiến qua mọi phương tiện truyền thông bất kể biên giới; cũng như vi phạm chính Hiến Pháp vừa mới được thông qua.
2. Trong khi chờ đợi câu trả lời của chính quyền Việt Nam vào tháng 6 tới tại khóa họp lần thứ 26 của Hội đồng Nhân quyền LHQ về hơn 220 khuyến nghị của 107 quốc gia, đa số tập trung về tra tấn, tự do tôn giáo, tự do hội họp, việc sách nhiễu các bloggers và tự do ngôn luận với điều 258 được nhắc đến cụ thể... Con Đường Việt Nam chúng tôi xem bản án đối với ông Phạm Viết Đào là hành động thách thức, thiếu khôn ngoan của chính quyền Việt Nam trước công tâm và dư luận, đặc biệt trong cương vị là tân Thành viên của Hội Đồng Nhân quyền LHQ năm nay.
3. Vì một đất nước văn minh biết tôn trọng luật pháp và các công ước quốc tế mà mình đã thừa nhận và có bổn phận tôn trọng, chúng tôi kêu gọi chính quyền sớm hủy bỏ điều 258 trong bộ luật hình sự và tái thẩm để trả tự do vô điều kiện cho những nạn nhân của điều 258 vốn thực chất là những công dân đã bị bắt chỉ vì hành xử quyền tự do ngôn luận chính đáng của mình.
Cuối cùng, Con Đường Việt Nam kêu gọi mọi người Việt trong ngoài nước, các tổ chức tranh đấu cho quyền con người trên thế giới hãy tiếp tục gửi thông điệp phản đối chủ trương cố tình ngăn cản quyền tự do ngôn luận của chính phủ Việt Nam qua điều 258 Bộ Luật Tố tụng Hình sự Việt Nam 2003 tới chính quyền và dư luận trong cũng như ngoài nước.
TM. Con Đường Việt Nam Lê Quốc Tuấn

 

Copy từ: Dân Luận


..............

33 năm trời ròng rã kêu oan

- Suốt 33 năm trời ròng rã, ông Trần Công Thành (SN 1947, ngụ tại số nhà 29/11 đường Lê Hồng Phong, P.Bình Thủy, Q.Bình Thủy, TP.Cần Thơ) đã đệ đơn khắp các cơ quan công quyền từ địa phương đến T.Ư để khiếu nại về việc mình “bỗng dưng” bị bắt oan...

Trình bày với phóng viên Dân Việt, ông Thành bức xúc kể lại sự việc: “Ngày 9.7.1981, khi tôi đang làm việc tại Công ty Công trình 4/3 (thuộc Bộ GTVT, nay là Công ty 720 Cần Thơ) thì bất ngờ bị Cảnh sát kinh tế tỉnh Hậu Giang (cũ, nay là TP.Cần Thơ) bắt giam vì tình nghi tội trộm cắp tài sản Nhà nước. Cùng bị bắt với tôi còn có 3 nhân viên khác. Sau khi bắt giam tôi không rõ nguyên nhân, đến ngày 26.4.1982 thì tôi được Viện KSND tỉnh Hậu Giang tha nhưng không đưa ra được một lời giải thích nào vì sao lại bắt giam tôi”.


Ông Thành bức xúc trình bày với phóng viên.

Theo bảng xác nhận ngày 11.5.1982 của Phòng Cảnh sát kinh tế - Công an tỉnh Hậu Giang (cũ) gửi Ban Giám đốc Công ty Công trình 4/3 nêu rõ: “Vụ của anh Thành là cán bộ của Công trình 4/3 bị giam giữ ở Khám Lớn, Công an tỉnh Hậu Giang, Hội đồng và Viện Kiểm sát thống nhất tha anh Thành. Phòng Cảnh sát kinh tế có giao lệnh tha cho anh Thành đi đường bị mất giấy tha. Vậy Phòng Cảnh sát kinh tế nay làm bản xác nhận này là anh Thành có bị mất giấy tha. Đề nghị, Ban Giám đốc Công ty Công trình 4/3 cầm bản xác nhận này làm pháp lý”.

Từ đó đến nay, gần 33 năm ông Thành làm đơn kêu oan gửi đi nhiều nơi từ địa phương đến T.Ư, nhưng vẫn chưa được giải quyết. Ông yêu cầu các cơ quan chứng minh vì sao ông bị bắt, nhưng không một cơ quan nào trả lời.

Trong biên bản làm việc với Phòng An ninh điều tra Công an TP.Cần Thơ vào ngày 4.5.2010, ông Thành nêu rõ yêu cầu của mình là cơ quan chức năng giải thích rõ cho ông Thành biết trước đây ông bị bắt vì tội gì? Nếu ông không có tội thì cơ quan chức năng phải khôi phục lại toàn bộ quyền lợi cho ông: Về chính trị - phải khôi phục lại đảng viên; về kinh tế - phải bồi thường thiệt hại cho ông; về danh dự - phải tuyên bố ông vô tội, công khai xin lỗi…

Ngày 21.3, trao đổi với phóng viên, đại tá Trần Văn Tuấn - Chánh Văn phòng, Phó thủ trưởng thường trực Cơ quan CSĐT Công an TP.Cần Thơ cho biết: “Xung quanh vụ việc của ông Thành, Công an TP.Cần Thơ đã có công văn xin ý kiến Bộ Công an và sau khi có ý kiến chỉ đạo của Bộ Công an, Cơ quan CSĐT đã có cuộc họp liên ngành tư pháp thành phố đi đến thống nhất ý kiến giao Viện KSND TP.Cần Thơ xem xét thụ lý giải quyết vụ việc”.


Copy từ: Dân Việt

...........

'Ngoại giao dự café nhân quyền ở Hà Nội'





Buổi cà phê nhân quyền tại Hà Nội hôm 20/3/2014
Một số nhà ngoại giao từ sứ quán Úc, Đức, Thụy Điển, EU tham dự sự kiện.

Một số nhà ngoại giao từ các sứ quán Úc, Đức, Thụy Điển và Liên minh châu Âu đã tham dự một cuộc thảo luận không chính thức, được gọi là 'cà phê nhân quyền' do tổ chức Mạng lưới Blogger Việt Nam tổ chức ở Hà Nội với chủ đề 'Quyền tự do đi lại của công dân', hôm thứ Năm, theo Ban tổ chức sự kiện.
Những người tổ chức cho hay đây là lần thứ hai Mạng lưới Blogger tiến hành công khai một cuộc thảo luận về quyền tự do đi lại của công dân, sau khi cuộc thảo luận lần thứ nhất được tổ chức ở Sài Gòn hôm 01/3/2014.

Khoảng ba mươi người đã tham dự sự kiện ở một quán cà-phê tại Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, trong đó, ngoài các nhà ngoại giao, có một số nhân sỹ, trí thức như GS Chu Hảo, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ, TS Nguyễn Quang A, ông Trần Tiến Đức, nguyên Vụ trưởng Ủy Ban Dân số & Kế hoạch hóa Gia đình...

"Và họ nói rằng nếu diễn biến mà cấm liên lục như ở Việt Nam thì nó rất mơ hồ và nó không cụ thể, điều đó khiến họ quan ngại, sau khi thảo luận và nói ra những vấn đề bất cập đó, thì họ nói họ sẽ bắt đầu, họ sẽ có cách phản đối và họ sẽ có khuyến nghị với chính phủ Việt Nam."
Khách mời là các nhà ngoại giao từ các sứ quán phương Tây và phái đoàn EU tại Việt Nam và họ đã bày tỏ 'quan ngại' về việc nhiều nhà hoạt động, bloggers của Việt Nam bị hạn chế quyền đi lại, theo đại diện Ban tổ chức.
"Người ta nói thực ra lý do an ninh ở bất cứ quốc gia nào cũng có, nhưng lý do ở (nước) họ, nếu một người bị cấm xuất cảnh, trừ khi đó là một tội phạm thực sự, có hình thành bản án, thông qua tòa án và những người bị cấm xuất cảnh ở quốc gia như Đức, Mỹ, Úc này kia, là vấn đề vi phạm nghiêm trọng và có phán quyết của tòa án thì mới bị cấm," blogger Paulo Thành Nguyễn, thành viên Ban tổ chức buổi thảo luận nói với BBC.
"Và họ nói rằng nếu diễn biến mà cấm liên lục như ở Việt Nam thì nó rất mơ hồ và nó không cụ thể, điều đó khiến họ quan ngại, sau khi thảo luận và nói ra những vấn đề bất cập đó, thì họ nói họ sẽ bắt đầu, họ sẽ có cách phản đối và họ sẽ có khuyến nghị với chính phủ Việt Nam," vẫn theo ông Paulo Thành Nguyễn.

'Luật pháp mơ hồ'


Bạn cần mở JavaScript lên và cài phần mềm Flash Player mới nhất để nghe/xem.
Giáo sư Chu Hảo, Giám đốc Nhà xuất Bản Tri thức, được Ban tổ chức tường thuật lại quan điểm cho rằng có thể xem lại luật pháp, khi có vấn đề, đồng thời, ông đã đánh giá cao chất lượng của cuộc thảo luận dù không có tính chất chính thức này.
"Một đất nước luôn có một cái Hiến pháp, luật pháp điều chỉnh và luật pháp sinh ra nhằm thực thi hiến pháp đó, và khi luật pháp có vấn đề, thì phải soi chiếu lại," đại diện Ban tổ chức thuật lại lời của ông,
"Và Giáo sư Chu Hảo nói rằng buổi thảo luận ngày hôm nay rất là hay và nó là một buổi cà-phê thôi, nhưng nó diễn ra rất nghiêm túc và mọi người lắng nghe, thì Giáo sư nói nếu đã tổ chức như vậy và nhiều người đã là nạn nhân của vấn đề luật pháp mơ hồ đó, thì chính phủ Việt Nam phải lưu ý và điều chỉnh lại."
Theo đại diện Ban tổ chức, có một số diễn biến bất thường đã xảy ra trước, trong quá trình và sau khi cuộc thảo luận diễn ra, theo đó, có nhiều người được cho là 'mật vụ', 'an ninh', thậm chí đại diện của cơ quan xuất nhập cảnh đã có mặt 'lảng vảng' ở trong quán cà phê.

Giáo sư Chu Hảo dự cà phê nhân quyền (phải ngoài cùng)
GS Chu Hảo (phải, ngoài cùng) đánh giá cao chất lượng cuộc thảo luận.
Tuy nhiên, không gian chính kinh doanh và tiếp đón khách của quán Joma Bakery Coffee tại 22 Lý Quốc Sư, nơi diễn ra cuộc thảo luận, đã bị đóng cửa vì lý do 'bảo dưỡng định kỳ' khiến các thành viên và khách mời phải tiến hành cuộc thảo luận ở các không gian bất tiện và hạn chế.

'Cáo buộc hành hung'

Trong quá trình diễn ra thảo luận, một số 'nhân viên an ninh' đã tiếp cận ghi hình, chụp ảnh, trong khi nhiều lần nhà quản lý quán cà-phê đề nghị cuộc thảo luận giải tán vì chủ quán 'bị áp lực'.

"Giáo sư Chu Hảo nói rằng buổi thảo luận ngày hôm nay rất là hay và nó là một buổi cà-phê thôi, nhưng nó diễn ra rất nghiêm túc và mọi người lắng nghe, thì Giáo sư nói nếu đã tổ chức như vậy và nhiều người đã là nạn nhân của vấn đề luật pháp mơ hồ đó, thì chính phủ Việt Nam phải lưu ý và điều chỉnh lại"
Đặc biệt, vẫn theo ban tổ chức, một thành viên tham dự sự kiện, blogger Trịnh Anh Tuấn, một thương nhân trẻ tuổi theo công giáo đã bị những người được cho là 'an ninh' theo đuổi, bám sát sau khi rời cuộc thảo luận và 'hành hung, gây thương tích (đánh sưng mặt, chảy máu), đập vỡ điện thoại' ở gần nhà ga Giáp Bát, Hà Nội.
Hôm thứ Năm, Bấm Blogger Trịnh Anh Tuấn đã xác nhận với BBC rằng mình đã bị ba nhân viên an ninh có mặt trước đó ở Quán cà-phê đi theo khi anh rời quán và anh cáo buộc những người này đã đánh đập anh.
Hôm 21/3, Blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (tức Mẹ Nấm) nói với BBC mặc dù có những khó khăn, cản trở, cuộc thảo luận cà-phê nhân quyền đã vẫn diễn ra như dự kiến.
Cũng hôm thứ Năm, ban tổ chức buổi cà-phê nói với BBC đại diện của chính quyền, trong đó có cơ quan quản lý xuất nhập cảnh đã không tham dự cuộc thảo luận, mặc dù đã được mời.
Trước đó, trong cuộc thảo luận lần thứ nhất, được tổ chức ở Sài Gòn hôm 01/3/2014, đại diện các cơ quan an ninh chính trị và cục xuất nhập cảnh cũng đã không nhận lời mời của Mạng lưới Blogger Việt Nam dự sự kiện cà-phê nhân quyền
Copy từ: BBC

...........