CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Năm, 14 tháng 2, 2013

Làm sao cho người Việt tin nhau?





Ngô Nhân Dụng

Trên báo Tia Sáng, ông Giáp Văn Dương mới viết một bài rất đáng đọc, ông đặt câu hỏi: Tại sao ở nước ta mọi người không tin nhau. Ông kể chuyện có lúc đã sống ở một nước ngoài 12 năm, thấy người ta bao giờ cũng tin nhau.
 
Ông kể, “Tôi và một người bạn đi mua bảo hiểm xe. (Hợp đồng bảo hiểm viết rằng), nếu mất xe thì sẽ được đền xe mới. Bạn tôi hỏi: “Nếu chúng tôi bán xe rồi báo bị mất thì sao?” Nhân viên bảo hiểm ngạc nhiên, một lúc lâu mới nghĩ ra được câu trả lời: “Tôi tin các anh không làm thế.” Giáp Văn Dương kết luận: Nước họ giàu mạnh vì họ tin ở con người.
Ngược lại, khi trở về sống ở Việt Nam, ông thấy người ta luôn luôn nghi ngờ nhau trước, không ai tin ai cả. Lãnh hành lý ở phi trường bị hỏi giấy tờ, “Tên tôi đây. Ðịa chỉ tôi đây. Hộ chiếu của tôi đây. Vậy sao mà rắc rối đến vậy? Sao phải xác nhận? Sao phải chứng minh? Sao phải công chứng bản gốc?”
Vào siêu thị thì lúc ra trả tiền phải đi qua hai chặng, trả tiền rồi, đi hai thước lại có nhân viên kiểm soát hóa đơn, thấy con dấu đỏ “đã thanh toán” mới được đi qua. Ông Dương hỏi: “Vì sao người Việt không tin nhau?”
Mình không cần nhắc đến tên Việt Nam trong câu hỏi này. Ở nhiều nước khác người ta cũng không ai tin ai cả. Nên đặt câu hỏi là: “Trong những xã hội như thế nào thì người ta dễ tin nhau? Còn những xã hội người ta không tin nhau thì nó sống thế nào?”
Mình không nên nghĩ oan cho giống dân Việt. Có lần tôi kể chuyện những thành phố người ta bỏ xe đạp ngoài đường qua đêm, không khóa; như ở Dubuque, Iowa; hay ở Helsinki, Phần Lan (trước khi di dân Ðông Âu qua). Họ không lo mất xe, vì tin là mọi người chung quanh đều lương thiện. Nhiều độc giả đã viết thư nhắc nhở rằng xưa kia ở nước ta cũng vậy. Một vị cho biết hồi 1950 ở Sài Gòn ông đã sống như thế. Ðêm không khóa cửa nhà, xe đạp dựng trước nhà cũng không khóa. Một vị độc giả khác kể chuyện năm 1959 ông dựng cái xe đạp ngoài bờ sông Sài Gòn đứng hóng mát; sau đó có một người rủ lên xe hơi đi uống bia. Ông đi tới 11 giờ khuya, trở lại Bến Bạch Ðằng thấy cái xe không khóa vẫn dựng đó không mất. Bác Sĩ Nguyễn Tư Mô kể hồi 1955 ông đi trong một phái đoàn y tế xuống Châu Ðốc chẩn bệnh phát thuốc; lúc vào chợ ăn trưa thì một người trong đoàn bỏ quên cặp kính mát. Tới buổi chiều, một nhân viên xã mang cặp kính mát đến hỏi có ai đánh rớt không? Có người lượm được, đem đến trả phái đoàn, vì biết chỉ dân ở Sài Gòn mới mua được kính mát loại sang như vậy.
Người Việt Nam vốn đã tin nhau chứ chẳng phải không. Vì ông bà chúng ta vẫn dạy dỗ con cháu sống theo đạo lý, và chính họ sống làm gương. Trong xã hội nào mọi người cũng sống với những hợp đồng ngầm hiểu, dài hạn, hết đời này sang đời khác. Các xã hội Á Ðông theo truyền thống Nho Giáo đều có những “hợp đồng hiểu ngầm” như vậy. Ra đường gặp ai là có thể tin đến 99% rằng người đó cũng được cha mẹ dạy các quy tắc Lễ Nghĩa Liêm Sỉ giống như mình. Ngay cả sau khi nước ta bị Pháp đô hộ, bản Hợp Ðồng Tín Nghĩa vẫn được giữ gìn. Cách sống của Phan Châu Trinh cũng không khác lối cư xử của Nguyễn Ðình Chiểu hay Hoàng Diệu. Tư cách đó vẫn truyền qua đến Trần Trọng Kim, Khái Hưng, Nguyễn An Ninh, hay Phan Văn Hùm. Nền tảng đạo lý đó chỉ bị phá vỡ từ khi có một chính quyền chủ tâm xóa bỏ hết nền văn hóa cũ, thay thế bằng “văn hóa vô sản.”
Tại sao các nước Á Ðông khác, ngoài Việt Nam và Trung Quốc, vẫn giữ được những bản hợp đồng Tín Nghĩa suốt đời này sang đời khác trong hai ngàn năm?
Phân tích theo lối kinh tế học, thì lý do chính là: Tín Nghĩa là một cách sống có lợi về lâu về dài. Không ai muốn làm sai bản hợp đồng tín nghĩa vì nếu nó bị xóa bỏ, chính mình sẽ bị thiệt thòi. Nói rõ hơn: Cuộc sống của mỗi người sẽ “tốn kém” hơn! Mức tốn kém tăng lên từ một khoản chi tiêu mà các nhà kinh tế gọi là “phí tổn giao dịch” (transaction costs). Hãy lấy những thí dụ mà ông Giáp Văn Dương nêu ra. Một người vào siêu thị mua hàng, trả tiền, được mang thức ăn về nhà. Trong “giao dịch” kinh tế này, siêu thị cũng phải trả tiền khi mua hàng, khi thuê mướn cửa hàng, thuê nhân viên, vân vân. Người mua trả một số tiền lớn bằng số chi phí của siêu thị, cộng với tiền lời mà nếu không có thì không ai mở siêu thị.
Nhưng trong một xã hội mà người ta không tin nhau thì siêu thị phải lo đặt hệ thống báo động, phải thuê thêm người canh gác, thêm người kiểm soát lần thứ hai bên ngoài quầy trả tiền. Tất cả những chi phí mới đó, tất nhiên, chủ nhân họ tính ngay trong giá bán. Ðó là một thứ phí tổn giao dịch phụ trội; mà nếu trong xã hội mọi người tin nhau thì không cần. Nhìn rộng ra, trong một xã hội mà người ta không tin nhau thì phí tổn giao dịch sẽ tăng vọt trên khắp mọi mặt. Cả xã hội phải chịu. Thử nhìn vào số lượng công an, cảnh sát ở nước ta. Tại sao một nước cần nhiều công an như vậy? Vì người ta nghi ngờ nhau. Chính quyền nghi ngờ dân. Nếu mọi người tin nhau thì mấy trăm ngàn công an cảnh sát có thể giải ngũ. Những người đó có thể đi làm những việc hữu ích hơn về kinh tế, như làm kỹ sư, đi kinh doanh, làm ca sĩ, hay trồng cây ăn trái bán. Bởi vì trong nước vẫn cần rất nhiều kỹ sư, nhiều nhà kinh doanh, nhiều nhà nông có tài. Lực lượng công an thu hút mất bao nhiêu người ưu tú, đó là một thiệt hại lớn cho cả nền kinh tế quốc dân.
Làm cách nào để xã hội cùng theo những quy tắc sống có Tín Nghĩa? Làm cách nào để mọi người nhìn thấy nhau là hãy tin cậy trước khi nghi ngờ, nghe ai nói gì thì trước hết hãy tin đó là lời nói thật? Có thể thiết lập lại bản hợp đồng xã hội lấy Tín Nghĩa làm tiêu chuẩn hay không?
Có lẽ chúng ta sẽ tránh không lên giọng hô hào phục hồi môn đạo đức trong trường học, dù đó là một việc chắc chắn phải làm. Nên tìm ra những giải pháp thực tế. Mà khi nói đến chuyện thực tế thì có thể tính toán theo lối kinh tế học. Theo lối nhìn kinh tế học thì muốn người khác tin mình tốt nhất là làm sao cho người ta biết nếu mình không làm đúng lời hứa hẹn, thì chính mình sẽ bị thiệt hại rất lớn. Mình có hai đường: Giữ lời hứa có thể bị thiệt, nhưng cũng có thể không bị thiệt; ngược lại, nếu sai lời thì sẽ bị thiệt hại rất nhiều, với xác suất 100%!
Nếu mọi người trong một xã hội đều biết như vậy thì hầu hết sẽ cố giữ Tín Nghĩa, xã hội sẽ thay đổi. Quy tắc này vẫn được sử dụng trong đời sống kinh tế: Khi chúng ta đi vay nợ, ngân hàng yêu cầu phải có vật cầm thế “làm tin,” ghi rõ trong hợp đồng. Nếu mình không trả nợ, sẽ mất mát hơn gấp bội!
Khả năng có thể ký hợp đồng mà bản hợp đồng có hiệu lực thi hành, đó là một nền tảng tạo ra lòng tin tưởng lẫn nhau. Trong các xã hội hoang dã, việc thi hành hợp đồng là do mỗi người tự làm lấy. Họ dùng vũ lực để thi hành các bản hợp đồng. Theo lối mafia, ai không làm đúng hợp đồng thì cho một lưỡi đao, hay một phát súng; vì Mafia không thể ký những hợp đồng hứa hẹn cùng đi ăn cướp hoặc giết người, ai làm sai sẽ bị kiện!
Còn trong xã hội văn minh thì niềm tin giữa mọi người dựa trên hệ thống pháp luật. Muốn người ta tin thì cứ làm sao để người ta thấy là họ có thể kiện mình ra tòa, nếu mình làm sai. Như Thomas Schelling diễn giải: Một người dễ được tin tưởng khi hắn có thể bị thưa kiện! Một người có thể bị kiện ra tòa (nếu làm sai lời) thì dễ được người khác tin tưởng hơn. Nếu tất cả đều sống theo quy tắc đó thì chúng ta có thể tạo nên niềm tin cho cả nước.
Giữ cho guồng máy nhà nước trong sạch là bước đầu tiên để tái tạo niềm tin. Những người đi hối lộ và ăn hối lộ đều “xé bản hợp đồng” mà mọi người đã thỏa thuận với nhau. Không những họ làm người dân đút lót mất tiền, mà họ còn phá nát đạo lý xã hội. Cũng giống như khi có người lái xe ngoài đường mà bất chấp luật lệ vậy. Nếu nhiều người cứ ngang nhiên lái xe như thế mãi, thì cả thành phố hay cả nước sẽ không còn luật lái xe. Bản hợp đồng bị xé rồi, mạnh ai nấy sống. Nạn tham nhũng là thứ làm tiêu hao đạo lý cả xã hội, chưa kể nó làm cho kinh tế không tiến được đúng tiềm năng.
Trước khi xé bản hợp đồng với xã hội để ăn hối lộ mà biết trước mình có thể bị thiệt hại rất nặng nếu bị bắt, thì thế nào người ta cũng ngần ngại không đòi đút lót nữa. Xác suất bị bắt càng cao thì càng bớt tham nhũng. Án trừng phạt càng nặng, thì càng bớt. Nếu một hệ thống chính trị cứ để cho xác suất bị bắt thấp, mà việc trừng phạt cũng nhẹ, thì sẽ nuôi đầy tham nhũng, hối lộ.
Phải làm sao cho xác suất tội tham nhũng bị tố giác càng cao càng tốt, đó là một cách giảm bớt tham nhũng và tạo niềm tin trong xã hội. Muốn vậy thì ngoài guồng máy tư pháp công minh chính trực cần phải có nhiều “bộ máy tư nhân” tình nguyện tham dự việc tố giác tội tham nhũng. Số hội đoàn, trong xã hội công dân càng phát triển thì càng nhiều người tự nguyện làm công việc đó. Nhiều người còn sẵn sàng làm công việc đó, vì có lợi cho họ. Ðó là các nhà báo, khi họ được tự do. Nhà báo nào điều tra ra những vụ tham nhũng và loan tin sẽ được nhiều người đọc, nhiều người kính trọng. Chính họ sẽ tự nguyện đi tìm ra những tin tức đó. Còn nếu nhà báo đi điều tra rồi lại bị tù thì hết nói!
Khi bản hợp đồng đạo lý của xã hội bị xé rồi, rất khó tái lập. Phá nó dễ, xây dựng lại rất khó. Nhưng không phải vì khó mà chúng ta không bắt đầu ngay. Phải thiết lập một chế độ tự do dân chủ, quyền tư pháp độc lập, xã hội công dân phát triển, mọi người có quyền tự do hội họp, tự do phát biểu. Cứ như thế, trong một vài thế hệ, sẽ không ai cần đặt câu hỏi: Tại sao người Việt không tin nhau?

Copy từ:Người Việt

 

Phù thủy Trung Quốc và âm binh Bắc Hàn




Hùng Tâm/Người Việt

Không muốn hay không thể can gián một chư hầu ngỗ nghịch?
Hôm 12 vừa qua, chính quyền Cộng sản Bắc Hàn chơi trò ú tim để rồi lại thử nghiệm một vụ nổ hạch tâm. Trò ú tim này đã lạ, nhưng phản ứng của Bắc Kinh lại còn đáng chú ý hơn.
“Hồ Sơ Người Việt” sẽ tìm hiểu những chuyện ấy sau khi đã trình bày cách nay hai tuần đòn khiêu khích điên khùng mà hợp lý của chế độ Bình Nhưỡng (“Bắc Hàn Tháu Cáy - Hãy can em đi - Kẻo em tự sát thì đôi ta cùng chết.”)

Trò ú tim của Bắc Hàn

Sau khi báo trước từ ngày Chủ Nhật 27 Tháng Giêng là sẽ cho thử nghiệm một vụ nổ hạch tâm để “ăn thua đủ với Hoa Kỳ,” chính quyền Cộng sản Bình Nhưỡng đã tăng cường phòng bị quân sự, như để đối phó với chiến tranh. Hai tuần sau, Bắc Hàn lại ỡm ờ cho biết rằng các nước Tây phương hiểu lầm chứ sẽ không có chuyện thử nghiệm ấy. Có hay không là câu hỏi của các quan sát viên, kể cả giới chức quân sự của các nước. Ðấy là một khía cạnh nhỏ của trò ú tim.
Sau đấy, trong những ngày cận Tết Quý Tỵ, Bình Nhưỡng lại thông báo - và hệ thống vệ tinh thám báo của quốc tế cũng xác nhận như vậy - rằng họ sẽ thử nghiệm hỏa tiễn Ngân Hà-3 (Unha-3). Ðây là hỏa tiễn đạn đạo loại Ðại Pháo Ðồng cải tiến với tầm bắn xa hơn. Hỏa tiễn đạn đạo hay “ballistic missile” là loại võ khí bắn thẳng lên trời và vượt qua tầng khí quyển của trái đất rồi rơi xuống theo đường bay hình cầu vồng của một viên đạn. Ngân Hà-3 là loại hiện đại hơn các hỏa tiễn Lao Ðộng (Rodong) hay Ðại Pháo Ðồng (Taepodong) của Bắc Hàn.
Nhưng sang mùng 10, Bình Nhưỡng lại tráo bài lần nữa khi dời hỏa tiễn khỏi giàn phóng và dịu giọng báo động. Hệ thống vệ tinh của các nước đều thấy như vậy và giới quan sát bèn kết luận rằng Bắc Hàn sẽ không thử bắn hỏa tiễn nữa.
Ðấy là lúc Bình Nhưỡng cho nổ hạch tâm.
Bắc Hàn đánh bài ba lá khiến quốc tế cứ phải chạy theo để phỏng đoán là chế độ này tính làm những gì? Có hay không có một vụ thử nghiệm võ khí chiến lược? Khi tường thuật hoặc phiên dịch, người ta cũng bị hoa mắt mà chẳng hiểu là sự thế đang xảy ra như thế nào, hỏa tiễn Unha hay võ khí hạch tâm?
Chỉ có chính quyền và truyền thông Nam Hàn là không chớp mắt. Họ nhìn chằm chằm vào người anh em láng giềng khật khùng hung ác mà khẳng định rằng Bình Nhưỡng sẽ thử nghiệm hạch tâm nội trong tuần. Quả nhiên là như vậy.
Nhưng người ta vẫn chưa biết võ khí vừa được cho nổ là loại gì.

Phong cách Bình Nhưỡng

Sau vụ nổ bất ngờ mà cũng có thể đoán trước được (thì mới là trò ú tim), ước tính ban đầu của quốc tế là võ khí này có công suất chừng sáu bảy kiloton, mạnh hơn mấy lần trước một chút. Giới quan sát quân sự còn ngờ rằng đây là một vụ thử nghiệm ngòi uranium sau hai vụ thử plutonium trước đó. Tức là Bắc Hàn vẫn xúc tiến chương trình chế tạo võ khí hạch tâm và đi từng bước theo một trình tự khá tinh vi.
Tuy nhiên, cái gì đã được thử vào hôm mùng Ba Tết? Ðó là một ngòi nổ hạch tâm như vật kích hoạt hay một trái bom thật mai sau sẽ được gắn lên đầu hỏa tiễn để gieo rắc cái chết đến rất xa, đến tận Hoa Kỳ? Phải vài tuần nữa thì thường dân như chúng ta mới biết được.
Nhưng nếu theo dõi sự thể Bắc Hàn từ nhiều năm, người ta đã có thể thấy ra một “phong cách Bình Nhưỡng” rất độc đáo ác liệt chứ chẳng khôi hài bằng lối nhảy múa của “phong cách Giang Nam” (Gangnam style, phía Nam sông Hàn tại Hán Thành của Nam Hàn).
Qua những vụ thử nghiệm hạch tâm dưới lòng đất, rồi bắn thử hỏa tiễn hoặc phóng vệ tinh, v.v... chế độ Bình Nhưỡng cứ ỡm ờ tung hỏa mù nửa hư nửa thực để chứng minh là họ có một chương trình chế tạo loại võ khí tuyệt đối. Nhưng xuyên qua đó, quốc tế cũng thấy rằng Bắc Hàn chưa chế tạo được bom hạch tâm, chưa thể gắn bom lên hỏa tiễn mà cũng chẳng có hệ thống điều hành hỏa tiễn liên lục địa. Thế giới có thể lên án, như mọi khi, và hăm dọa cấm vận, như thường lệ, mà chỉ thấy rằng đấy là chuyện đáng ngại chứ chưa đáng sợ.
Bắc Hàn hăm dọa tự sát để bắt bí thiên hạ chứ không gây hãi sợ để một siêu cường ở xa như Hoa Kỳ hoặc một nước láng giềng như Nam Hàn hay Nhật Bản phải ra tay can thiệp nhằm lật đổ chế độ. Khi đòi “ăn thua đủ với Hoa Kỳ” bằng vụ thử nghiệm, Bắc Hàn muốn được nói chuyện tay đôi với Mỹ, như một người lớn có mặt trong câu lạc bộ một nhóm quốc gia có võ khí hạch tâm!
Cái kẹt ở đây là Bình Nhưỡng lại cho nổ thử tại một căn cứ quân sự ở miền cực Bắc, trong tỉnh Hàm Kính (Hamgyong) giáp giới với Trung Quốc! Bắc Kinh tính sao về trò ú tim đó?

Bắc Kinh và Bắc Hàn

Ngay sau vụ nổ hôm 12, Ngoại Trưởng Dương Khiết Trì lạnh lùng triệu tập đại sứ Bắc Hàn để bày tỏ sự bất bình nặng nề và lời phản đối gay gắt của Trung Quốc. Giới quan sát và báo chí nhẹ dạ bèn kết luận rằng Bắc Kinh đã bực mình vì trò khiêu khích của Bình Nhưỡng.
Thật ra, lời phát biểu này chỉ lập lại những gì Bắc Kinh đã nói ra trong hai lần thử nghiệm hạch tâm trước đây của Bắc Hàn, vào năm 2006 và 2009.
Mỗi lần như vậy Trung Quốc đều đưa ra quan điểm chính thức là 1) phản đối việc thử nghiệm, 2) yêu cầu Bình Nhưỡng tôn trọng lời cam kết trước đó là không chế tạo võ khí hạch tâm, 3) tiến hành đối thoại hơn là sử dụng biện pháp quân sự, và 4) khuyến khích việc đàm phán trong cơ chế lục quốc gồm có Nam và Bắc Hàn, Nhật Bản, Liên Bang Nga, Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Người ta đều biết Bắc Hàn chỉ có thể tồn tại qua ngả giao thương kinh tế với Trung Quốc - bán tài nguyên khoáng sản và mua lương thực - và còn được Bắc Kinh viện trợ để khỏi sụp đổ. Nếu chế độ Bình Nhưỡng tiêu vong, làn sóng tỵ nạn cùng với súng đạn sẽ tràn qua biên giới vào Trung Quốc. Thế thì tại sao Bắc Kinh lại dung dưỡng thái độ khiêu khích của Bắc Hàn với lối ăn nói nước đôi và chỉ phản đối làm vì như vậy?
Tìm hiểu cho kỹ hơn - mục tiêu của “Hồ Sơ Người-Việt” - chúng ta có thể thấy ra một sự hợp lý của lập trường hàng hai này.
Từ năm Quý Tỵ 1953 khi có đình chiến Nam Bắc Hàn trên bán đảo Triều Tiên cho đến thời Chiến Tranh Lạnh kết thúc vào năm 1992, Bắc Kinh có chủ trương nhất định là dùng Bắc Hàn làm vùng trái độn quân sự. Ðó là một không gian cách ngỡ giữa biên giới của Trung Quốc với Nam Hàn, nơi có sự hiện diện của quân lực Mỹ do một nghị quyết của Liên Hiệp Quốc.
Sau Chiến Tranh Lạnh và ngày nay, Bắc Kinh đã thấy như mọi người khác, rằng Hoa Kỳ sẽ không xua quân vào Trung Quốc qua bán đảo Triều Tiên. Trong khi ấy, Trung Quốc ngày nay đã có một lực lượng quân sự - và cả hải quân - hiện đại hơn xưa nên cũng chẳng cần một lá chắn quá tốn kém tại Bắc Hàn.
Chưa kể là lâu lâu lá chắn này lại giở chứng khiêu khích nước Mỹ! Nhiều chiến lược gia hay học giả Trung Quốc có thể nghĩ như vậy làm truyền thông Tây phương cũng kết luận theo hướng đó.
Nhưng Bắc Kinh có lối tính toán còn tinh vi hơn: dùng Bắc Hàn làm vật đổi chác. Chúng ta phải trở lại khuôn khổ đàm phán giữa sáu nước mà Ngoại Trưởng Dương Khiết Trì vừa nhắc tới, cho Bắc Hàn và thế giới.

Năm nhóm công tác giữa sáu nước

Cách nay đúng sáu năm, vào ngày 13 Tháng Hai năm 2007, sáu quốc gia nói trên đã đạt được một thỏa thuận mới làm khuôn khổ đối thoại và hợp tác để giải trừ nguy cơ võ khí hạch tâm của Bắc Hàn với một số điều kiện đổi chác, như viện trợ kinh tế. Khuôn khổ đối thoại lục quốc này đề ra năm nhóm công tác, mỗi nhóm lại do một nước phụ trách.
Nhóm đầu tiên xúc tiến thảo luận về điều kiện bình thường hóa quan hệ giữa Hoa Kỳ và Bắc Hàn. Nhóm thứ hai cũng thảo luận về việc bình thường hóa giữ Nhật Bản và Bắc Hàn. Việc bình thường hóa quan hệ ngoại giao với hai nước này là một đòi hỏi của Bắc Hàn.
Nhóm thứ ba do Liên Bang Nga phụ trách thì nghiên cứu và đề nghị việc phát triển một cơ chế vãn hồi hòa bình và an ninh tại Ðông Bắc Á (Northeastern Asia Peace and Security Mechanism). Nhóm thứ tư do Nam Hàn điều hợp thì thảo luận việc hợp tác kinh tế và năng lượng. Nhóm thứ năm do Trung Quốc đảm nhiệm thì bàn về việc giải trừ võ khí hạch tâm trên bán đảo Triều Tiên.
Về hình thức, việc lập ra một cơ chế đối thoại như vậy đã bình thường hóa sự tham gia của Bắc Hàn vào một khuôn khổ ngoại giao, với năm nhóm công tác thường xuyên gặp gỡ để làm việc thay vì từng nước lại hốt hoảng phản ứng mỗi khi Bắc Hàn làm ẩu. Giới ngoại giao thường vẫn cả tin rằng khi vào bàn hội nghị thì người ta đã tránh được rủi ro nổ súng!
Nhưng chuyện ấy vẫn không tránh được việc Bắc Hàn tiếp tục bỏ họp, lâu lâu lại thử nghiệm võ khí...
Tinh vi hơn thế chính là cái mưu của Bắc Kinh: nhân chuyện Bắc Hàn mở ra nhiều cơ hội khác. Các nước không chỉ giải quyết thái độ ngỗ nghịch của Bình Nhưỡng mà còn bàn về nhiều kế hoạch phát triển quốc tế, nhất là trong nhóm An Ninh Ðông Bắc Á do Liên Bang Nga phụ trách. Theo kế hoạch đó, người ta sẽ phải bàn về sự hiện diện của quân đội Mỹ tại Nam Hàn.
Cho nên dù Bình Nhưỡng cứ khiêu khích và chơi dại như người khùng - mà thật ra chẳng điên - Trung Quốc vẫn ra vẻ mắng mỏ Bắc Hàn rồi đề nghị trở lại khuôn khổ đàm phán lục quốc. Bình Nhưỡng càng điên thì ta càng nên nói chuyện phải quấy. Trong khi ấy, nhóm công tác thứ năm do Bắc Kinh phụ trách - về việc giải trừ võ khí hạch tâm - thì vẫn quay trong chân không.
Ðấy là chuyện phù thủy lâu lâu lại thổi âm binh lên để kiếm chác khi ra vẻ thi thố pháp thuật. Mỗi lần Bình Nhưỡng làm bậy, các nước đều yêu cầu Bắc Kinh lên tiếng khuyên răn can gián. Và cả thế giới đều thấy rằng Trung Quốc là đối tác cần thiết để khai thông nhiều vấn đề quốc tế.
Tất nhiên phù thủy Bắc Kinh không đi làm việc trừ tà miễn phí.

Âm binh và phù thủy

Tuy nhiên, vấn đề ở đây là nếu như có muốn thì Bắc Kinh có thể thực sự sai khiến được Bắc Hàn chăng?
Sau khi Hoa Kỳ ném bom nguyên tử tại Quang Ðảo và Trường Kỳ của Nhật để kết thúc chiến tranh vào năm 1954, nhiều quốc gia khác đều đã có võ khí nguyên tử rồi hạch tâm (atomic rồi nucler), bắt đầu là Liên Xô, rồi Pháp, Anh, Do Thái, v.v... Mới nhất là Ấn Ðộ và Pakistan. Nhưng từ đó đến nay, chiến tranh đã bùng nổ ở nhiều nơi mà không nước nào sử dụng loại võ khí siêu tàn sát này.
Khi tìm cách chế tạo võ khí hạch tâm, các nước đều muốn có lá bài chủ trên chiếu bạc quốc tế, để đòi chuyện khác. Bắc Hàn hay Iran ngày nay có thể cũng tính toán như vậy.
Mà có chắc không?
Bắc Hàn và Trung Quốc vốn dĩ đa nghi và có lối suy nghĩ khá quỷ quái. Có thể nào mà lãnh đạo Bình Nhưỡng cũng lại tương kế tựu kế mà bắt bí chính Trung Quốc hay chăng?
Sau cùng, như kinh nghiệm Tchernobyl tại Nga đã có thấy, tai nạn vẫn có thể xảy ra khi kẻ gian pha chế của quỷ ở dưới hầm hay trên nóc nhà. Nếu tai nạn xảy ra, biên giới Trung Quốc sẽ lủng một lỗ, ở rất xa Nam Hàn và Nhật Bản mà rất gần Liên Bang Nga!

Kết luận ở đây là gì?

Chuyện âm binh lật phù thủy là điều có thật. Trò lộng giả thành chân cũng vậy!
Dù rằng điều ấy chưa xảy ra, người ta vẫn thấy ra vai trò khá quỷ quyệt của Trung Quốc. Ở dưới thì có mâu thuẫn Hoa-Nhật trên quần đảo Ðiếu Ngư Ðài, ở trên thì có ngòi nổ hạch tâm tại Hàm Kính Ðạo. Hình như nơi nào cũng có bàn tay nhám của Bắc Kinh.
Văn minh Trung Hoa là như vậy hay sao?


Copy từ: Người Việt

 

Hàng ngàn người ký tên kêu gọi phóng thích các nhà hoạt động Công giáo, Tin lành


Hàng ngàn người Việt trong và ngoài nước ký tên ủng hộ thỉnh nguyện thư kêu gọi trả tự do cho các thanh niên Công giáo và Tin lành đang bị giam cầm vì các hoạt động kêu gọi dân chủ-nhân quyền, cổ xúy cho công lý và đa đảng tại Việt Nam.

Bản lên tiếng trên trang blog Thanh niên Công giáo được phát động từ ngày 27 tháng 1 phản đối các bản án từ 2 đến 13 năm đối với các nhà hoạt động trẻ đa phần thuộc Dòng Chúa Cứu Thế về tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” và “âm mưu lật đổ chính quyền”.

Gia đình chúng em mong muốn bản lên tiếng này có hiệu nghiệm và được nhà nước chấp nhận.
Thỉnh nguyện thư yêu cầu nhà nước tuân thủ Hiến pháp và Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị của người dân, tôn trọng nhân quyền căn bản của công dân, chấm dứt tình trạng bắt giữ tùy tiện, phóng thích giới bất đồng chính kiến, tù nhân lương tâm và những người yêu nước bị tù đày vì “những tội danh gán ghép” dựa trên điều 79 và 88 Bộ Luật Hình sự. Hai điều luật này bị công luận thế giới lên án là mơ hồ, trái với Hiến pháp Việt Nam và công pháp quốc tế.

Anh Đậu Văn Thông, em trai nhà hoạt động Đậu Văn Dương bị kêu án 3 năm rưỡi tù giam với cáo buộc tội "tuyên truyền chống nhà nước" hồi tháng 5 năm ngoái, nói với VOA Việt ngữ:

“Gia đình chúng em mong muốn bản lên tiếng này có hiệu nghiệm và được nhà nước chấp nhận.”

Anh Thông cho biết trong lần thăm gặp hằng tháng mới đây, anh Đậu Văn Dương có nhờ gia đình chuyển lời tri ân tới những người ủng hộ cả trong lẫn ngoài nước:

“Anh Dương cũng gửi lời cảm ơn tất cả mọi người, những người Việt kiều, những người ngoại quốc đã giúp đỡ anh bằng cách này hay cách khác, đã cầu nguyện cho anh, và mong rằng sẽ có nhiều người cầu nguyện hơn.”

Ông Trần Đức Trường, thân phụ của nhà hoạt động Trần Hữu Đức bị 39 tháng tù giam về tội “tuyên truyền chống nhà nước”, nói ông cảm kích trước sự ủng hộ dành cho bản lên tiếng này. Tuy nhiên, ông không tin rằng sẽ có sự thay đổi trong các bản án:

“Chỉ mong rằng coi như mọi người có tiếng nói để yêu cầu nhà nước Việt Nam trả tự do cho các thanh niên đó. Mình chỉ biết lên tiếng đấu tranh đòi công lý như vậy thôi, chứ nhà nước Việt Nam này, khó lắm. Mong mọi người, đồng bào hải ngoại và trong nước, hãy lên tiếng thêm, có tiếng nói để giúp đỡ hầu có công lý và hòa bình trong đất nước này.”

Chỉ mong mọi người có tiếng nói để yêu cầu nhà nước Việt Nam trả tự do cho các thanh niên đó...Mong mọi người, đồng bào hải ngoại và trong nước, hãy lên tiếng thêm, có tiếng nói để giúp đỡ hầu có công lý và hòa bình trong đất nước này...
Tính đến ngày 14/2, bản lên tiếng đã nhận được trên 4.200 chữ ký của người Việt khắp nơi, đa số là người trong nước. Trong số này có đông đảo các chức sắc Công giáo, Phật giáo, Tin Lành và các nhà dân chủ tại Việt Nam như Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt, nguyên Tổng Giám Mục Hà Nội, Đức Giám mục Phaolô - Maria Cao Đình Thuyên, nguyên Giám mục giáo phận Vinh - Nghệ An, Thượng Tọa Thích Không Tánh, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Hội Trưởng Giáo Hội Trung Ương Phật giáo Hòa Hảo Thuần Túy, ông Lê Quang Liêm, Mục Sư Nguyễn Mạnh Hùng, Quản Nhiệm Hội Thánh Mennonite Bình Tân, nhà dân chủ thuộc khối 8406 Đỗ Nam Hải v..v.

Trao đổi với VOA Việt ngữ tối ngày 14/2, một người ký tên trong bản lên tiếng là linh mục Đinh Hữu Thoại, Chánh văn phòng Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam, cho biết:

“Tất cả những người mà tôi ký tên ủng hộ trong bản lên tiếng không làm gì vi phạm pháp luật mà bị bắt và bị xét xử một cách hết sức bất công. Cho nên, tôi cùng với nhiều người cảm thấy phải lên tiếng để Việt Nam nhận ra những việc làm sai trái của họ và thả những nhà hoạt động này. Như vụ của Tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân vừa rồi, khi có sự lên tiếng cần thiết đủ mạnh thì họ buộc phải thả thôi. Trường hợp của những người trong nước khó khăn hơn vì họ là quốc tịch Việt Nam, không có sự hỗ trợ nhiều bằng ông Nguyễn Quốc Quân. Họ thật sự cần sự lên tiếng, hỗ trợ nhiều hơn. Ký tên vào bản lên tiếng, ai cũng mong được kết quả. Chưa có tiền lệ nào trước nay cho thấy tù nhân lương tâm trong nước được thả sau khi có các thỉnh nguyện thư như thế cả, nhưng việc mình cần làm, mình cứ làm thôi. Tôi thấy càng ngày số người ý thức được việc phải lên tiếng ký tên càng đông. Đó cũng là một tiếng nói đáng kể chứ không phải như trước đây.”

Tất cả những người mà tôi ký tên ủng hộ trong bản lên tiếng không làm gì vi phạm pháp luật mà bị bắt và bị xét xử một cách hết sức bất công. Cho nên, tôi cùng với nhiều người cảm thấy phải lên tiếng để Việt Nam nhận ra những việc làm sai trái của họ và thả những nhà hoạt động này...
Linh mục Thoại nói phản hồi của nhà nước đối với bản lên tiếng này dù tích cực hay tiêu cực cũng sẽ là một thông điệp cho thấy mức độ tôn trọng nhân quyền của Hà Nội đối với người dân trong nước:

“Nếu bản lên tiếng đạt kết quả như mong đợi, người ta sẽ nhìn thấy thiện chí của Việt Nam trong việc thực thi công lý, pháp luật. Còn nếu họ vẫn cứ giữ nguyên như vậy thì thế giới sẽ nhìn Việt Nam với một con mắt khác vì chính quyền Việt Nam dù sao cũng còn phải giao tiếp với nước này nước khác. Ngay việc anh bắt giam bất công, trái pháp luật những người không có tội cho thấy anh không thể nào tương giao được với các nước dân chủ, văn minh khác. Nhà cầm quyền sẽ bị những hậu quả xấu trong việc vẫn tiếp tục giam giữ những người này.”

Ngày 9/1/2013, Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An tuyên phạt 14 nhà hoạt động trẻ tổng cộng 83 năm tù giam về tội “âm mưu lật đổ chế độ” sau khi tuyên án 4 thanh niên Công giáo khác lên tới mức 3 năm rưỡi tù giam vào giữa tháng 5 năm ngoái về tội “tuyên truyền chống phá nhà nước.”

Các bản án dành cho những thanh niên tích cực dấn thân trong các hoạt động xã hội này đã khiến giới bảo vệ nhân quyền trên thế giới và công luận quốc tế trong đó có Hoa Kỳ, Liên hiệp Châu Âu, và Liên hiệp quốc lên tiếng mạnh mẽ chỉ trích tình trạng vi phạm nhân quyền tồi tệ của Việt Nam.



Copy từ: VOA

 

Việt Nam không có mặt ở Hổ mang Vàng


Lính Mỹ tham dự Hổ mang Vàng 2013
Hổ mang Vàng là cuộc tập trận đa quốc gia hàng năm do Mỹ và Thái Lan chủ xướng
Việt Nam không có hiện diện tại tập trận Hổ mang Vàng 2013 (11/2-21/2) ở Thái Lan trong khi Miến Điện lần đầu tiên làm quan sát viên.
Hổ mang Vàng (Cobra Gold) là tập trận thường niên do Hoa Kỳ và Thái Lan chủ trì, tổ chức ở Thái Lan, năm nay đã sang lần thứ 32.
Đại diện của Lực lượng Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ ở khu vực Thái Bình Dương xác nhận với BBC hôm thứ Năm 14/2 rằng ban tổ chức đã gửi lời mời, nhưng Việt Nam không gửi ai tham dự.
Kể từ tập trận Hổ mang Vàng lần thứ 20, Việt Nam đều cử người tới ngồi ghế quan sát. Năm 2012, hoạt động của phía Việt Nam thu nhỏ thành hiện diện lễ tân, nhưng năm nay Việt Nam không có mặt.
Không rõ lý do của sự vắng mặt này.
Những lần tập trận trước, quân đội Việt Nam luôn luôn nhấn mạnh rằng họ không tham gia tập trận với nước ngoài. Giới bình luận cho rằng đây là nỗ lực cân bằng các quan hệ quốc phòng của Hà Nội, vốn không muốn tỏ ra là thân cận với bên nào.

Quan sát viên

Trong khi đó, lần đầu tiên Miến Điện tham gia Hổ mang Vàng 2013 với tư cách quan sát viên cùng 19 quốc gia khác.
Hoa Kỳ mời Miến Điện tham gia như một chỉ dấu khuyến khích các thay đổi đang xảy ra như vũ bão tại nước này.
Cuộc tập trận năm nay, diễn ra ở miền Bắc Thái Lan, quy tụ 13.000 binh sỹ của Mỹ và sáu nước Á châu là Thái Lan, Nhật Bản, Nam Hàn, Indonesia, Malaysia và Singapore.
Đô đốc Samuel Locklear, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, nói tại lễ khai mạc cuộc diễn tập ở thành phố Chiang Mai rằng hoạt động này nhằm thể hiện cam kết của các nước tham gia đối với việc theo đuổi hòa bình và ổn định trong khu vực.
Chính phủ Obama đã loan báo kế hoạch chuyển trọng tâm hoạt động quốc phòng sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương từ vài năm nay.
Hổ mang Vàng 2013 bao gồm các hoạt động cả diễn tập chiến đấu lẫn cứu trợ thiên tai.



Copy từ: BBC

Nasa trấn an : Thiên thạch bay "sát" trái đất nhưng không đáng lo


Ảnh Nasa chụp Thiên thạch 2012 DA14 dự kiến bay sát trái đất vào ngày 15/2/2013. REUTERS/NASA/JPL-Caltech
Ảnh Nasa chụp Thiên thạch 2012 DA14 dự kiến bay sát trái đất vào ngày 15/2/2013. REUTERS/NASA/JPL-Caltech

Tú Anh
Theo cơ quan không gian Hoa Kỳ, vào ngày thứ sáu 15/02/2013, một thiên thạch nặng 135 ngàn tấn sẽ bay “gần” trái đất nhưng không va chạm. Nasa cho biết là đã thực hiện nhiều tiến bộ quan trọng trong việc phát hiện và đo lường quỹ đạo các vật thể trong không gian có khả năng gây thiệt hại lớn nếu chạm vào trái đất.

Giáo sư Nguyễn Quang Riệu
13/02/2013
RFI phỏng vấn nhà thiên văn Nguyễn Quang Riệu về khả năng thiên thạch va chạm với trái đất. Bài phỏng vấn Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Quang Riệu do Tú Anh thực hiện trước khi thiên thạch 2012 DA 14 bay ngang « điểm hẹn » sát địa cầu.
RFI : Kính chào giáo sư Nguyễn Quang Riệu, thưa giáo sư cơ quan Nasa Hoa Kỳ thông báo một thiên thạch sẽ đi gần trái đất vào ngày 15/02: thế nào là "gần" và như thế nào là "xa"?
Nguyễn Quang Riệu: Thiên thạch là những mảnh vụn để lại sau khi trái đất và các hành tinh trong hệ mặt trời bắt đầu được hình thành cách đây đã được hơn 4 tỷ năm. Những thiên thạch trong quá trình quay xung quanh mặt trời, khi tiến đến gần một hành tinh nào đó thì bị trường hấp dẫn cuả hành tinh làm thay đổi hướng, giống như bị những cú huých đẩy vào quỹ đạo cắt ngang quỹ đạo cuả trái đất, cho nên có khả năng đâm vào trái đất.
Hàng năm có những thiên thạch di chuyển không xa trái đất, trong số đó có những thiên thạch cỡ nhỏ, khi đột nhập vào khí quyển trái đất thì bốc cháy và để lại trên bầu trời những vệt sáng mà người ta thường gọi là sao băng. Các nhà thiên văn liệt kê các thiên thạch được coi là di chuyển đến gần trái đất khi khoảng cách cuả thiên thạch nhỏ hơn 70 lần khoảng cách của mặt trăng. Ngày 15 tháng 2, thiên thạch có tên là 2012 DA 14 sẽ lướt qua trái đất ở khoảng cách nằm ở hẳn bên trong quỹ đạo cuả mặt trăng và chỉ cách trái đất khoảng 30 nghìn km.
Thiên thạch này được coi là di chuyển rất gần trái đất, nhưng những tính toán mới nhất cho thấy thiên thạch sẽ không va chạm vào trái đất. Tuy nhiên, một số vệ tinh nhân tạo đã được phóng lên quỹ đạo ở độ cao 36 nghìn km, tức là cao hơn thiên thạch, cho nên ngày 15 tháng 2, thiên thạch có khả năng gây trở ngại cho vệ tinh.
RFI : Vào ngày 15 tháng 2 này, từ trái đất mắt thường có thể trông thấy thiên thạch bay ngang hay không?
Nguyễn Quang Riệu : Thiên thạch là những tảng đá khổng lồ không tự phát ra ánh sáng và ít phản chiếu ánh sáng cuả mặt trời. Do đó, thiên thạch rất tối tăm và chỉ được phát hiện khi ở khoảng cách gần trái đất. Thiên thạch 2012 DA 14, tuy lớn 45 m và tiến tới gần trái đất ngày 15 tháng 2, nhưng cũng không đủ sáng để nhìn thấy bằng mắt thường mà chỉ xuất hiện trong kính thiên văn và ống nhòm dưới dạng một đốm sáng.
Ăngten radar lớn cũng đươc dùng để quan sát và theo dõi thiên thạch. Thiên thạch này di chuyển trên bầu trời với tốc độ 30 nghìn km/giờ và sẽ ở vị trí gần trái đất nhất vào lúc 19h26, giờ quốc tế GMT. Dân chúng trên trái đất sẽ không hề cảm thấy gì khác thường trên bầu trời ngày hôm đó, mức nước triều cường sẽ không cao hơn, núi lửa cũng sẽ không bùng nổ.
RFI : Xin giáo sư cho biết trong điều kiện nào thì mới gọi là "đáng lo" hay "nguy hiểm"?
Nguyễn Quang Riệu: Các nhà thiên văn đã có một chương trình có thể coi là để canh gác bầu trời nhằm phát hiện và theo dõi thường xuyên những thiên thể có khả năng đâm vào trái đất trong vòng 100 năm tới. Họ dựa trên những đặc điểm và quỹ đạo cuả thiên thạch và sắp xếp hàng trăm thiên thạch cùng với xác suất va chạm với trái đất có mức nguy hiểm khác nhau.
Trong hệ thống tính xác suất, mức nguy hiểm được xếp từ mức 1 đến mức 10. Mức 1 là không có va chạm với trái đất, đến mức 5 thì các nhà thiên văn phải cảnh giác và chú ý theo dõi vì thiên thạch có khả năng va chạm. Từ mức 8 đến mức 10 thì không thể tránh được sự va chạm. Ở những mức nguy hiểm này, sự va chạm sẽ gây ra những vụ sóng thần, thậm chí có thể làm thay đổi khí hậu toàn cầu và đe dọa đời sống cuả nhân loại.
Tuy nhiên, những vụ thiên thạch gây ra những thảm họa lớn như thế cũng chỉ xẩy ra khoảng 100 nghìn năm một lần, theo ước tính cuả các nhà thiên văn, cho nên hiện nay những thiên thạch này cũng không phải là một mối lo âu cho dân cư trên trái đất. Thiên thạch ngày 15 tháng 2 là loại nhỏ và giả sử có đâm vào trái đất đi nữa thì cũng chỉ san phẳng một khu đất đai rộng bằng một thành phố.
RFI : Thưa giáo sư, trong quá khứ trái đất đã nhiều lần bị thiên thạch đâm vào và gây nhiều thiệt hại. Xin giáo sư đơn cử một vài vụ va chạm gây nguy hiểm cho sinh động vật trong lịch sử trái đất?
Nguyễn Quang Riệu : 70% bề mặt trái đất là đại dương, nên các thiên thạch có nhiều khả năng rơi xuống biển hơn là rơi xuống đất liền. Cho nên dưới đáy biển hẳn là phải có vết tích cuả những vụ va chạm với thiên thạch vẫn chưa được phát hiện. Trên mặt đất cách đây 50 nghìn năm, một thiên thạch lớn 30 m đã rơi xuống vùng Arizona ở Hoa Kỳ. Thiên thạch này có sức tàn phá bằng 500 quả bom nguyên tử thả xuống Hiroshima và để lại một cái hố rộng khoảng 1 kilomet rưỡi, sâu ngót 200 m mà ngày nay du khách vẫn đến xem.
Xa hơn nữa, cách đây 65 triệu năm, một thiên thạch lớn tới khoảng 15 kilomet đã tàn phá vùng Yucatan ở Mexico và tạo ra một cái hố rộng gần 180 km và sâu gần 1 km. Cái hố khổng lồ này được phát hiện từ trên không bằng một trạm radar đo địa hình đặt trên chuyến bay cuả một con tàu con thoi cuả NASA.
Các nhà khoa học cho rằng sức tàn phá của thiên thạch lớn như thế là nguyên nhân cuả sự tiêu diệt loài khủng long và sự diệt vong cuả nhiều động vật khác. Chỉ còn tồn tại những loại sinh vật sinh sống ở dưới mặt đất hay dưới biển. Khí quyển hồi đó cũng đã bị ô nhiễm nặng nề bởi rất nhiều bụi che phủ cả mặt trời và làm tê liệt sự phát triển cuả thực vật trong môt thời gian khá dài.
RFI : Giới khoa học thiên văn dự báo ra sao về tương lai ? Liệu nhân loại có thể bị đe dọa bằng một thiên thạch lớn như loài khủng long cách nay 65 triệu năm ?
Nguyễn Quang Riệu : Một số thiên thạch tiến đều đặn đến gần trái đất. Đến năm 2020 thiên thạch ngày 15 tháng 2 sẽ lại quay trở lại trái đất và cũng được tiên đoán là không va chạm với trái đất. Cuộc ghé thăm trái đất tháng hai nảy sẽ là dịp để các nhà thiên văn lượm được những số liệu quý giá và tính toán chính xác quỹ đạo cuả thiên thạch. Họ cũng có dịp quan sát thành phần cuả vật chất cuả thiên thạch nhằm tìm ra được biện pháp hữu hiệu để làm chệch hướng hoặc phá hủy những thiên thạch có khả năng va chạm với trái đất khi cần thiết. Trong tương lai, chúng ta có thể tin tưởng vào chiến dịch canh gác bầu trời dựa trên những xác suất va chạm giữa thiên thạch và trái đất.



Copy từ: RFI

Đại biểu Quốc hội đả phá đồng nghiệp



Đại biểu QH Hoàng Hữu Phước
Ông Hoàng Hữu Phước thuộc đoàn đại biểu Quốc hội TP HCM
Đại biểu Quốc hội từng gây tranh cãi, ông Hoàng Hữu Phước, vừa viết  bài công kích gay gắt sử gia Dương Trung Quốc trên blog của mình, cũng như trên mạng của công ty ông.
Ông Dương Trung Quốc là đại biểu Quốc hội khóa XIII, đại diện cho cử tri Đồng Nai.
Ông Hoàng Hữu Phước, tổng giám đốc công ty cổ phần doanh thương Mỹ Á và là đại biểu của Thành phố Hồ Chí Minh, đăng trên trang web Emotino.com một bài có tựa đề gây sốc: "Dương Trung Quốc - Bốn Điều Sai Năm Cũ (Tứ Đại Ngu)".
Mục đích bài viết tấn công đồng nghiệp được ông Phước giải thích là "phân tích Dương Trung Quốc như một tấm gương cho giới trẻ xem qua điều dở, nghiệm lấy điều ghê, vừa thử xem đối tượng được phân tích này có nhờ vậy học được đôi điều để cải hóa mà bớt xấu đi chăng".
Đây là lần đầu tiên đại biểu Quốc hội Việt Nam được biết có lời lẽ thóa mạ nhau nặng nề như vậy trên internet.
Điều mà ông Phước gọi là "nhất đại ngu" của ông Dương Trung Quốc là phát biểu của ông Quốc tại Quốc hội, rằng Việt Nam nên căn nhắc hợp pháp hóa mại dâm.
Theo ông Hoàng Hữu Phước, ông Dương Trung Quốc đã lầm lẫn các khái niệm nhân quyền và quyền công dân khi đề xuất như vậy.
"Việt Nam đã chấm dứt việc bố ráp đưa mại dâm nữ vào cơ sở chữa bệnh-phục hồi nhân phẩm, và đây là do Việt Nam tôn trọng quyền con người. Còn việc ra sức giáo dục, tuyên truyền để hạn chế sự hoành hành tác tệ của mại dâm đối với trật tự xã hội, nhân cách công dân, đạo đức xã hội, v.v., là việc mà nhà nước nào, dù thần quyền hay thế tục, đều cố gắng làm tốt."
Ông cho rằng ông Dương Trung Quốc "dường như rất vô tư đối với nội hàm làm băng hoại xã hội Việt Nam, cứ như xuất phát từ lòng căm thù bịnh hoạn nào đó đối với chế độ hiện tại của nước này vậy".

'Hồ đồ, xằng bậy'

Đại biểu Hoàng Hữu Phước cũng chê trách đại biểu Dương Trung Quốc về điều mà ông gọi là "ăn nói hồ đồ và xằng bậy" khi ông Quốc cho rằng Việt Nam Cộng Hòa là chính thể đa đảng.
"Việt Nam Cộng Hòa hoàn toàn không có bất kỳ đảng phái chính trị nào cả! Chỉ đến năm 1974 Nguyễn Văn Thiệu mới thành lập cái gọi là Đảng Dân Chủ," ông Phước viết.
Điểm thứ ba, dường như là điểm tâm huyết của ông Hoàng Hữu Phước, là quan điểm của ông Dương Trung Quốc về Luật Biểu tình.
"Đạo lý xưa nay của riêng dân Việt là dung hòa nhuần nhuyễn giữa lý và tình nên luôn khoan hòa và thiếu tính cực đoan."
Đại biểu QH Hoàng Hữu Phước
Bản thân ông Phước, hồi tháng 10/2011, đã đăng đàn với một bài phát biểu được soạn sẵn chỉ trích gay gắt Luật biểu tình, đề nghị Quốc Hội loại bỏ Luật lập hội và Luật biểu tình khỏi danh sách dự án luật suốt nhiệm kỳ.
Ông đưa ra bốn lý do phản đối Luật biểu tình: thứ nhất, biểu tình bao giờ cũng chống lại chính phủ nước sở tại; thứ hai, quyền biểu tình xâm hại quyền tự do mưu cầu hạnh phúc của người khác; thứ ba, Luật biểu tình không phản ánh nguyện vọng của nhân dân và cuối cùng, người dân Việt Nam chưa đủ trình độ dân trí để thực hiện quyền này.
Nay ông hướng mũi dùi sang ông Dương Trung Quốc, người mà ông nói đã có hành vi "nổi nóng" khi nghe phát biểu về biểu tình của ông.
Theo ông Phước, việc ông Quốc "nhấn nút phát biểu tiếp lần thứ hai để chống lại đại biểu Hoàng Hữu Phước, biến nghị trường quốc hội thành nơi đấu khẩu" là "chà đạp tự do ngôn luận”.
Ông cũng không ngần ngại gọi ông Dương Trung Quốc là "hấp tấp, hiếu chiến, háo thắng".

Văn hóa từ chức

Điều cuối cùng mà ông Hoàng Hữu Phước chỉ trích ông Dương Trung Quốc, là việc tại kỳ họp hồi tháng 11/2012, ông Dương Trung Quốc đã phát biểu chất vấn và đặt vấn đề văn hóa từ chức với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, "người lúc đó đang phải giải quyết các sai phạm nghiêm trọng xảy ra tại các tập đoàn kinh tế Vinashin và Vinalines".
Ông Phước viết: "Dương Trung Quốc và một bộ phận nhỏ người Việt thường đem những thứ ngoại lai làm chuẩn mực cho các so sánh với nội tại của Việt Nam mà thiếu sự hiểu biết thấu đáo, mà cái gọi là 'văn hóa từ chức' là một ví dụ".
Ông Dương Trung Quốc
Ông Dương Trung Quốc từng đề cập 'văn hóa từ chức' tại Quốc hội
"Chính họ nhìn hiện tượng ở nước ngoài rồi tự đặt ra cụm từ 'văn hóa từ chức' với sự thán phục, trong khi thực ra chẳng có gì để mà gọi đó là 'văn hóa'".
Ông dân biểu phân tích: "Đạo lý xưa nay của riêng dân Việt là đánh giá rất cao việc đoái công chuộc tội. Đạo lý xưa nay của riêng dân Việt là công bằng, công minh, công chính".
"Đạo lý xưa nay của riêng dân Việt là dung hòa nhuần nhuyễn giữa lý và tình nên luôn khoan hòa và thiếu tính cực đoan."
Ông nói việc ông Quốc "dám đem việc Vinashin và Vinalines ra để hỗn láo với Thủ tướng, làm lơ các đại công của các Bộ khác,... đều thuộc dưới quyền Thủ tướng" là "loạn ngôn".
"Làm gì có cái 'văn hóa' và cái 'tinh thần trách nhiệm' trong cái gọi là 'từ chức' trong thế giới tư bản mà cứ tôn vinh, ca ngợi, và thán phục đến độ hỗn láo đem ra lập thành tích chất vấn như Dương Trung Quốc đã làm," ông Phước kết luận.
BBC chưa liên lạc được với ông Dương Trung Quốc để hỏi phản ứng của ông trước các cáo buộc gay gắt của ông Hoàng Hữu Phước.



Copy từ: BBC

Trung Quốc: Internet và triệu cánh san hô



Trang microblog trên Weibo của Wu Youngzheng, bố của Wu Ying, nữ doanh gia bị kết án gây quỹ lừa đảo
Mạng Internet đã trở thành công cụ để người Trung Quốc bày tỏ sự phản kháng
Một tác giả và phó giáo sư Đại học Bắc Kinh vừa có bài viết về tầm quan trọng của internet đối với việc huy động người dân Trung Quốc tham gia đòi những quyền căn bản của con người.
Phó Giáo sư Hồ Vĩnh (Hu Yong), tác giả cuốn Tạp âm trỗi dậy: Biểu đạt cá nhân và Công luận trong Thời đại Internet, đã có bài viết 'Internet và Vận động Xã hội ở Trung Quốc' trong cuốn sách vừa ra mắt năm nay.
Ông Hồ Vĩnh nói mạng toàn cầu có vai trò kết nối cũng như thúc đẩy các hành động tập thể trong môi trường tự do biểu đạt, lập hội và tụ họp bị hạn chế.
Tác giả dẫn lời nghệ sỹ Ngải Vị Vị nói rằng công dân mạng Trung Quốc đã tạo ra một "tổ chức phi chính phủ lớn nhất thế giới".
Ông Hồ Vĩnh viết: "Ngày hôm nay ở Trung Quốc chúng ta có thể nói rằng bất cứ ai có đường truyền Internet đều có tiếng nói trên mạng toàn cầu.
"Có tiếng nói tức là có khả năng xuất bản.
"Xuất bản trên Internet đồng nghĩa với kết nối với những người khác."

Trăm triệu blog

Các số liệu được dẫn ra trong bài viết cho thấy số người dùng mạng xã hội để chuyển tải thông điệp ở Trung Quốc, còn gọi là microblog, lên tới gần 250 triệu tính tới tháng 12/2011.
Tỷ lệ người sử dụng microblog là gần 50% người dùng internet và gần 40% người dùng điện thoại di động.
Vẫn số liệu tính tới tháng 12/2011 cho thấy số người có kết nối mạng toàn cầu ở Trung Quốc đã vượt quá con số 510 triệu và số người dùng di động lên tới 900 triệu, trong đó gần 360 di động nối mạng internet.
Ông  Hồ Vĩnh nói chính quyền Trung Quốc ngày càng tăng cường kiểm soát internet nhưng tự do hội họp dù không trọn vẹn và văn hóa kháng nghị được internet hỗ trợ sẽ tiếp tục phát triển và ảnh hưởng tới nhiều mặt của xã hội.
Tác giả nói internet giúp những người phản kháng chia sẻ thông tin, huy động số đông tham gia và tăng sức ép mà các nhóm hành động có thể tạo ra đối với xã hội.

Giảm thiểu rủi ro

Về mặt chính thức, Quy định Khiếu nại của Trung Quốc có hiệu lực từ giữa năm 2005, buộc những người có khiếu nại chung phải cử đại diện gặp chính quyền và số đại diện không được vượt quá năm.
Chính quyền được cho là sợ sự hiện diện của số đông tạo ra tính khẩn trương và là điều mạo hiểm đối với chính quyền.
Trang microblog Weibo trên điện thoại di động
Người Trung Quốc xem Internet là môi trường ít rủi ro hơn để phản kháng
Đối với người dân, họ mong muốn điều ngược lại để khiếu nại của họ nhận được sự chú ý và có nhiều cơ hội để được giải quyết.
Nhưng một chiến dịch huy động xã hội thực sự sẽ tốn kém và rủi ro. Đây là lý do khiến nhiều người chọn internet làm kênh để gây sự chú ý.
Một ví dụ được đưa ra là vụ tự thiêu của ba người trong gia đình họ Trung ở Di Hoàng thuộc tỉnh Giang Tây hôm 10/9/2010 khi nhà của họ bị chính quyền phá bỏ.
Ảnh từ hiện trường ngay lập tức lan nhanh trong mạng xã hội.
Hôm 16 tháng Chín, hai phụ nữ trong gia đình họ Trung đi tới Bắc Kinh để cầu cứu nhưng bị chặn trên đường.
Họ phải trốn trong nhà vệ sinh ở sân bay Nam Xương và liên hệ với nhà báo Lưu Thường.
Nửa tiếng sau nhà báo này đưa tin nhắn lên mạng xã hội để công luận chú ý và một nhà báo khác, Đặng Phi, lập microblog với tên "tường thuật trực tiếp trận chiến tại toa-let nữ ở sân bay".
Microblog của Đặng Phi đã biến vụ phá hủy nhà và tự thiêu thành sự kiện công khai được nhiều người theo dõi.

'Toilet gate'

Một ngày sau khi hai nhà báo đưa tin trên mạng xã hội, con gái út của gia đình họ Trung, cô Trung Như Cửu, đang học trung học, tự lập ra microblog trên cả hai mạng Sina và Tencent để cập nhật trực tiếp tin tức.
Nhà báo Lưu Thường được ông Hồ Vĩnh dẫn lời nói:
"@zhongrujiu đã làm nên lịch sử. Vụ 'toilet gate' làm cho cô nhận ra sức mạnh to lớn của internet.
"Ngay cả khi truyền thông im lặng, Zhong Rujiu và gia đình đã tìm thấy cách để cung cấp thông tin ra thế giới."
"Giờ cô đã chọn internet thay vì khiếu nại trong làng.
"Hành động như thế này thay đổi hiện trang của nhiều nhà bảo vệ quyền [con người] ở Trung Quốc.
"Nhìn lại các vụ trong quá khứ chúng ta thấy rằng nhiều nạn nhân bị bỏ rơi khi các nhà báo [ban đầu] hào hứng dần dần bỏ đi.
"Nhưng lần này mọi chuyện đổi khác. Ngay cả khi truyền thông im lặng, Trung Như Cửu và gia đình đã tìm thấy cách để cung cấp thông tin ra thế giới.
"Nếu điều này tiếp diễn, có nhiều khả năng những oán thán của họ sẽ được giải quyết."

'Triệu cánh san hô'

Phó Giáo sư Hồ Vĩnh nói hầu hết các trường hợp phản kháng ở Trung Quốc là "phản kháng bình dân", hành động của những người dân đòi quyền lợi sát sườn.
Nó khác với "phản khác bất đồng" của những người có quan điểm khác với chế độ mà thường là sự phản kháng mang tính ý thức hệ và có tổ chức hơn.
Ông Hồ nhận xét nhiều người phản kháng ở Trung Quốc ý thức được quyền công dân của họ và cũng có chiến thuật khi đối phó với chính quyền.
Chẳng hạn trong cuộc phản kháng với hàng ngàn người tham gia ở Quảng Châu, người dân đã tuyên bố "tôi chỉ đại diện cho tôi" và "tôi không muốn ai đại diện cho tôi" khi chính quyền dùng loa yêu cầu người biểu tình cử đại diện đàm phán.
"Nhưng ta không thể xem thường các hành động phản kháng của những người nông dân khiêm nhường. Một số lượng lớn các hành động không đáng kể, giống như triệu cánh san hô, khi tích tụ cùng thời gian, sẽ tạo ra rặng san hô đủ lớn để làm mắc cạn hay thậm chí làm đắm con tàu nhà nước."
Tác giả nói Internet tạo "khả năng tổ chức mà không cần có tổ chức" cũng như thay đổi cách nghĩ của tập thể và tạo khuôn khổ cho những hành động tập thể.
Ông cũng nói mỗi một cuộc "phản kháng bình thường" không đáng kể nhưng tập hợp lại chúng đang dần tái lập các quyền con người từ lâu đã bị mất ở Trung Quốc.
Vị Phó Giáo sư cũng dẫn lời tác giả Quách Dư Hoa viết:
"Các cuộc phản kháng bắt nguồn từ các vấn đề thường nhật không cần tới tổ chức chính thức, lãnh đạo chính thức, không cần kiểm chứng, không có giới hạn về thời gian, không cần phương tiện và không cần biển bảng.
"Nhưng ta không thể xem thường các hành động phản kháng của những người nông dân khiêm nhường.
"Một số lượng lớn các hành động không đáng kể, giống như triệu cánh san hô, khi tích tụ cùng thời gian, sẽ tạo ra rặng san hô đủ lớn để làm mắc cạn hay thậm chí làm đắm con tàu nhà nước."
Tên tiếng Anh của cuốn 'Tạp âm trỗi dậy: Biểu đạt cá nhân và Công luận trong Thời đại Internet' là 'The Rising Cacophony: Personal Expression and Public Discussion in the Internet Age' và bài viết 'Internet và Vận động Xã hội ở Trung Quốc' có tên 'The Internet and Social Mobilization in China' nằm trong cuốn 'Frontiers in New Media Research'. Bài viết do Nguyễn Hùng tổng hợp.

Copy từ: BBC

Áp lực quốc tế tiếp tục đè nặng lên Bắc Triều Tiên sau vụ thử hạt nhân


Du khách ga Séoul xem thông báo trên truyền hình Hàn Quốc về vụ thử hạt nhân của Bình Nhưỡng, ngày 12/02/2013.
Du khách ga Séoul xem thông báo trên truyền hình Hàn Quốc về vụ thử hạt nhân của Bình Nhưỡng, ngày 12/02/2013.
AFP / KIM JAE-HWAN

Anh Vũ
Ý thức rõ được mức độ nguy hiểm trong hành động « khiêu khích cao độ » của Bắc Triều Tiên trong vụ thử hạt nhân lần thứ ba, cộng đồng quốc tế tiếp tục có các phản ứng cứng rắn hơn đối với Bình Nhưỡng.

Lên tuyến đầu là Washington, tiếp sau những tuyên bố của tổng thống Mỹ trong thông điệp liên bang, hôm qua (13/2) ngoại trưởng John Kerry đã kêu gọi cộng đồng quốc tế đáp trả « mạnh mẽ » trước vụ thử hạt nhân của Bình Nhưỡng và ông cũng không quên cảnh báo trương trình hạt nhân của Iran đang gây nhiều nghi ngại.
Trước các nhà báo tại Washington, ngoại trưởng Mỹ tuyên bố : « Cộng đồng quốc tế giờ đây phải chứng tỏ sự thống nhất, có hành động đáp trả mau chóng, rõ ràng, mạnh và đủ độ tin cậy » đối với những thách thức của Bình Nhưỡng. Ông John Kerry cũng nói thêm : « Không chỉ là Bắc Triều Tiên… đây là vấn đề phổ biến vũ khí hạt nhân và cả Iran cũng có liên quan. Điều quan trọng là thế giới phải có những nỗ lực đáng tin cậy trong việc ngăn chặn phổ biến vũ khí hạt nhân ».
Cùng lúc đó, bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta trong một cuộc nói chuyện điện thoại với người đồng sự Hàn Quốc Kim Kwan-Jin hôm qua cũng xác nhận cần phải có sự « phối hợp hành động ngay lập tức » để đối phó với hành động khiêu khích của Bắc Triều Tiên.
Theo phát ngôn viên Lầu năm góc, trong cuộc trao đổi này, ông Leon Panetta, đã nhắc lại cam kết của Mỹ sẽ làm tất cả có thể để « bảo vệ Hàn Quốc trước xâm lăng ». Với Washington, Hàn Quốc vẫn chiếm một vị trí quan trọng trong việc duy trì hòa bình và ổn định trên bán đảo Triều Tiên.
Trả lời báo chí, ông Panetta cho biết những biện pháp cụ thể là Hoa Kỳ sẽ tiếp tục các cuộc tập trận chung với đồng minh, tiếp tục triển khai quân trong khu vực.
Trong một diễn biến khác, hôm qua bộ Ngoại giao Đức và Anh đã triệu đại sứ của Bắc Triều Tiên để phản đối và lên án bằng những lời lẽ gay gắt vụ thử hạt nhân thứ ba của Bình Nhưỡng. Hôm nay (14/2), cũng vì vụ thử hạt nhân của Bình Nhưỡng, ngoại trưởng Úc thông báo hủy chuyến thăm Canberra của một phái đoàn ngoại giao Bắc Triều Tiên như dự tính sẽ diễn ra trong tuần này.



Copy từ: RFI



Chiến tranh lạnh mới đang đe dọa châu Á


Tàu tuần duyên Nhật và tàu hải giám 51 của Trung Quốc trong vùng biển Senkaku/Điếu Ngư (Reuters)
Tàu tuần duyên Nhật và tàu hải giám 51 của Trung Quốc trong vùng biển Senkaku/Điếu Ngư (Reuters)

Minh Anh
"Một cuộc chiến tranh lạnh mới đang đe dọa châu Á" là tựa đề bài viết trên báo Les Echos số ra hôm nay. Sự cố tàu hải giám Trung Quốc chiếu ra-đa dẫn tên lửa vào tàu tuần tra Nhật Bản hôm 30/01/2013 cho thấy căng thẳng gia tăng trong khu vực Bắc Á. Theo tờ báo, chính các hành động khiêu khích của Bắc Kinh đã đẩy khu vực Bắc Á và Đông Nam Á vào một cuộc chiến tranh lạnh mới, đe dọa an ninh toàn bộ khu vực.

Đầu tiên hết, bài viết nhắc lại sự cố xảy ra vào lúc 10 giờ sáng ngày 30/01/2013 vừa qua. Hôm đó, đội tàu hải giám của Trung Quốc đã đi vào gần khu vực quần đảo đang tranh chấp Điếu Ngư/ Senkaku và đã chiếu ra-đa dẫn tên lửa vào chiếc tàu tuần tra Nhật Bản. Sau nhiều phút trôi qua, cuối cùng thì quân đội Trung Quốc đã tắt thiết bị định vị và từ bỏ ý định bắn tên lửa. Les Echos nhận định đây quả là một hành động nguy hiểm, có thể đẩy thế giới đến một vụ xung đột mới.
Ngay sau khi vụ việc xảy ra, Tokyo đã lên án hành động trên là « một sự khiêu khích » với « các hậu quả khôn lường ». Về phần mình, Bắc Kinh « trơ trẽn » phủ nhận hoàn toàn trước khi đổ tội Tokyo là muốn bôi nhọ hình ảnh Trung Quốc. Washington, một mặt, xác nhận có đụng độ giữa đôi bên. Mặt khác, kêu gọi cả hai quốc gia nên giữ bình tĩnh.
Theo nhận định của Les Echos, kể từ khi cả hai cường quốc châu Á thay đổi ban lãnh đạo đất nước, mối quan hệ song phương có vẻ như đã lắng dịu trở lại trong tháng giêng vừa qua. Thế nhưng, sự cố mới xảy ra lần này chứng tỏ là gia tăng căng thẳng tại châu Á không hề suy suyển. Và đây cũng là nơi có thể phát động cuộc chiến tranh lạnh giữa ba cường quốc kinh tế hàng đầu trên thế giới.
Les Echos viết rằng từ lâu các vụ tranh chấp biển đảo giống như ngọn núi lửa đang ngủ yên. Thế mà, chính cái thói « yêng hùng » của Trung Quốc đã đánh thức nó dậy. Bắc Kinh giờ đây đã cảm thấy đủ mạnh về kinh tế và quân sự để áp đặt tầm ảnh hưởng của mình trên toàn bộ khu vực vốn do Mỹ ngự trị kể từ sau khi kết thúc Thế chiến thứ 2.
Lo ngại cho tình hình trong khu vực xuống cấp trầm trọng, ngoài các đồng minh quân sự như thường lệ là Nhật Bản và Philippines, Hoa Kỳ đã mở rộng thêm đối tác với Việt Nam. Ngoài mặt, Washington vẫn lên tiếng phủ nhận « chiến lược bao vây » Bắc Kinh. Trên thực tế, Nhà Trắng cho tái triển khai hạm đội quan trọng trong khu vực. Đồng thời, Mỹ liên tục gia tăng các quan hệ đối tác với tất cả các nước nào trong khu vực cảm thấy bị Trung Quốc đe dọa.
Về phần Nhật Bản, kể từ khi trở lại nắm quyền vào tháng 12 năm rồi, thủ tướng Shinzo Abe, đại diện của phe tả theo đường lối cứng rắn đã tỏ ra quyết không nhún nhường trước các hành động gây hấn của Trung Quốc. Đối với Hàn Quốc, ông thực hiện chính sách hòa dịu trong một vụ tranh chấp lãnh thổ khác. Song song đó, thủ tướng Nhật tuyên bố tăng cường khả năng tự vệ của quần đảo và tìm cách liên kết với các nước trong khu vực Đông Nam Á nhằm tạo ra một mạng lưới đoàn kết chống Trung Quốc.
Theo nhận định của bài viết, rõ ràng sự lo sợ không chỉ tồn tại ở khu vực Bắc Á. Nhiều nước khác trong khu vực bắt đầu thấy khó chịu trước các hành vi khiêu khích liên tục của cường quốc kinh tế hàng đầu châu Á. Nhất là kiểu sách lược « sự đã rồi » của Trung Quốc tại vùng Biển Đông.
Như nhận thức được mối đe dọa từ Bắc Kinh, lần lượt các nước trong khu vực như Philippines, Việt Nam, Malaysia và Bru-nây đã tái vũ trang quân đội. Đồng thời, ý định hình thành một mặt trận chung tại Đông Nam Á cũng ngày càng rõ nét, để đối phó với kẻ luôn tự hào với học thuyết « trỗi dậy hòa bình », nhưng trên thực tế là một sự ương ngạnh đáng lo ngại.
Thế thì, trong bối cảnh đó, « hành động leo thang này sẽ còn đi đến đâu ? », tờ báo tự hỏi. Theo đánh giá của đa số các chuyên gia, là không một quốc gia nào sẽ trục được lợi nếu bùng nổ xung đột vũ trang trong khu vực, nơi diễn ra một nửa các hoạt động giao dịch thương mại của thế giới. Tuy nhiên, họ cũng nhìn nhận rằng căng thẳng có thể đang được khơi sâu thêm.
Trung Quốc vẫn tiếp tục củng cố sức mạnh của mình trong khu vực, khi cá cược rằng sự suy yếu của quân đội Mỹ là điều tất yếu. Do đó, Trung Quốc vẫn cứ ngang nhiên đi theo sứ mệnh cường quốc khu vực. Chính vì ý niệm đó, Bắc Kinh có nguy cơ khiến cho giới quân sự, những kẻ hiếu chiến nhất có những hành động nguy hiểm bất đắc dĩ. Và như vậy, một phát tên lửa bắn ra không phải lúc vào một chiến hạm Nhật Bản, Việt Nam hay Philippines là điều không thể nào tránh khỏi được.

Bình Nhưỡng thách thức thế giới với vụ thử hạt nhân thứ ba
Cũng tại khu vực Bắc Á, sự kiện Bắc Triều Tiên thực hiện thành công vụ thử hạt nhân thứ ba chiếm hầu hết các trang báo Pháp số ra hôm nay. Các báo đều có chung nhận định là ngoài việc cộng đồng quốc tế có phản ứng gay gắt, hành động trên của Bắc Triều Tiên chủ yếu muốn gởi đến thông điệp thách thức Hoa Kỳ và các đồng minh. Riêng về thái độ của Bắc Kinh, đồng minh lâu đời của Bình Nhưỡng, có lẽ vụ thử trên đang đặt Trung Quốc vào một thế khó xử.
Hầu hết tất cả các báo Pháp đều có bài viết nhận định về việc Bắc Triều Tiên đã thực hiện thành công vụ thử thứ ba. Les Echos cho là « do được Bắc Kinh bảo vệ, Bắc Triều Tiên chơi với bom nguyên tử ». Nhật báo cộng sản l’Humanité lên tiếng cảnh báo « Tình trạng báo động sau vụ thử hạt nhân của Bắc Triều Tiên ».
Đối với tờ báo, sau vụ thử này, lần đầu tiên Bắc Kinh buộc phải làm việc với Hoa Kỳ để trừng phạt Bình Nhưỡng. Còn nhật báo La Croix với bài viết nhận định « Bắc Triều Tiên khiêu khích thế giới với bom hạt nhân », nhận định rằng sự kiện trên chỉ nhằm mục đích khẳng định vai trò cường quốc hạt nhân, đồng thời nhằm xác quyết quyền uy và tính hợp pháp của nhà lãnh đạo trẻ ở trong nước.
Về điểm này, báo Le Figaro có cùng chung quan điểm với nhật báo La Croix. Trong bài viết đề tựa « Kim Jong-un thách thức Hoa Kỳ bằng bom nguyên tử », tờ báo cho rằng hành động chọc tức trên chỉ nhằm mục tiêu duy nhất là buộc Mỹ phải tiến hành các đàm phán cấp cao, đi đến việc đảm bảo an ninh cho quốc gia này .
Theo phân tích của một vị giáo sư thuộc trường Đại học Yonsei tại Seoul, thì Bình Nhưỡng muốn được thế giới công nhận như là một cường quốc hạt nhân. Đối với họ, không có chuyện đàm phán về giải trừ hạt nhân. Họ chỉ muốn đàm phán ngang hàng với các cường quốc nguyên tử khác về kiểm soát vũ khí hạt nhân.
Theo Le Figaro thì rõ ràng « chiến lược kiên nhẫn” của tổng thống Mỹ Obama đã thất bại. Còn đối với Hàn Quốc, đây là một lời đe dọa gởi đến nữ tổng thống tân cử Park Geun-Hye, sẽ tuyên thệ nhậm chức vào ngày 25/2 sắp đến. Nếu nhìn theo góc độ nội bộ, vụ thử trên đi theo một trình tự lô-gích hợp lý, đó là nhà lãnh đạo trẻ đang củng cố quyền lực sau một năm lên nắm quyền.

Bình Nhưỡng làm chủ công nghệ hạt nhân ?
Đối với báo Le Monde, ngoài việc cả thế giới « đồng loạt lên án sau vụ thử hạt nhân mới của Bình Nhưỡng », tờ báo đặt nghi vấn về công nghệ mà Bắc Triều Tiên đã sử dụng cho lần thử này. Theo bài viết, cho đến giờ điểm tối duy nhất mà cả thế giới vẫn chưa thể nào xác định được là nguồn gốc của nguyên liệu được sử dụng. Có hai khả năng được giới tình báo phương Tây đặt ra. Thứ nhất, nếu đầu đạn mang chất plutonium, với vụ thử lần này, có lẽ Bắc Triều Tiên đã vét cạn nguồn dự trữ (được ước tính trong khoảng từ 24 đến 40 kilo tấn).
Khả năng thứ hai nếu là chất uranium, điều đó tiết lộ cho thấy ngoài khả năng đã làm chủ được công nghệ làm giàu chất uranium, Bình Nhưỡng đang phổ biến công nghệ hạt nhân của mình, mở rộng cánh cửa cho thị trường phổ biến vũ khí hạt nhân.
Tờ báo nhắc lại rằng vào tháng 11 năm 2010, ông Siegfried Hacker, một chuyên gia Mỹ về hạt nhân thuộc Đại học Standford Hoa Kỹ đã phải « hãi hùng » thốt lên về tính chất « cực kỳ hiện đại của các lò hạt nhân » khi ông này được mời tham quan khu phức hợp nguyên tử Yongbyon. Cũng theo vị chuyên gia này, ngoài khu phức hợp đó, ông còn nghi ngờ rằng tại Bắc Triều Tiên còn có nhiều cơ sở làm giàu chất uranium khác mà các vệ tinh khó có thể phát hiện ra được. Một số chuyên gia Mỹ còn nhận định rằng thế giới đã đánh giá quá thấp khả năng làm chủ công nghệ hạt nhân của quốc gia khép kín nhất thế giới.
Bên cạnh đó, báo Le Monde còn nhận định rằng, « bị dồn vào chân tường », các nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên dường như nghĩ rằng việc phô bày khả năng công nghệ hạt nhân sẽ đặt họ vào một vị thế tốt hơn trên bàn đàm phán.
Như vậy, để có được sự đe dọa đó, Bắc Triều Tiên phải làm chủ được công nghệ tiểu hóa đầu đạn để có thể đặt trên tên lửa. Hoa Kỳ đã từng bất ngờ với vụ phóng hỏa tiễn vào tháng 12/2011, có công nghệ tương tự như là một tên lửa đạn đạo, nhưng lại không hề nghĩ đến khả năng tiểu hóa các đầu đạn.

« Bố già » Trung Quốc khó xử
Dĩ nhiên là Hội đồng Bảo an Liên Hiệp quốc sẽ phải đưa ra các biện pháp trừng phạt mới. Thế nhưng, theo lập luận của các báo Pháp, thì sự trừng phạt mới chỉ có hiệu quả khi có sự tham gia tích cực của Bắc Kinh, một điều mà cả thế giới đánh giá là khó có thể đạt được.
Libération trong bài viết đề tựa « Bắc Triều Tiên thử hạt nhân : cả thế giới bị thổi bay », cho rằng ít có khả năng Trung Quốc thay đổi lập trường chính trị. Trong thực tế, Bắc Kinh vẫn muốn duy trì hiện trạng đang có trên bán đảo Triều Tiên. Người anh cả cộng sản e sợ rằng sự sụp đổ của triều đại họ Kim có thể sẽ dẫn đến sự hợp nhất hai miền Bắc – Nam và như vậy, sẽ tạo cơ hội cho Mỹ triển khai quân ngay sát biên giới Trung – Triều. Thế nhưng, chính quyền bắc Kinh cũng không muốn rằng các hành động khiêu khích của Bắc Triều Tiên châm ngòi cho một cuộc xung đột, khiến Trung Quốc phải nhúng mũi vào là điều mà họ không hề mong muốn.
Một quan điểm cũng tờ Le Figaro đồng chia sẻ. Tờ báo hóm hỉnh cho rằng « ‘Bố già’ Trung Quốc nổi giận với Bình Nhưỡng ». Theo Le Figaro, giờ phải xem ông Tập Cận Bình sẽ còn chịu đựng người hàng xóm « hiếu động » này được bao lâu nữa. Lẽ dĩ nhiên là Bắc Kinh không thể nào bỏ rơi đồng minh lâu đời của mình được. Trung Quốc cũng không thể nào « cắt đứt quan hệ » hay « giảm tài trợ » cho Bắc Hàn như đã tuyên bố. Bởi vì, điều đó có nguy cơ dẫn đến sự sụp đổ chế độ, gây ra bất ổn mà hậu quả đầu tiên Trung Quốc phải gánh chịu đó chính là làn sóng di cư. Tiếp đến là việc tăng cường sự hiện diện của binh lính Mỹ trên bán đảo.
Le Figaro nhận định rằng đã từ lâu, từ thời Kim Jong-il còn tại vị, Trung Quốc đã phải vất vả trong mối quan hệ song phương với đồng minh « khó bảo ». Những tưởng sự ra đi của Kim Jong-il có thể tạo cơ hội cho Bắc Kinh làm xẹp xuống các căng thẳng trước đó. Vậy mà, một năm sau đó, việc « uốn nắn » người kế nhiệm dường như không mấy thành công.
Giữa Bắc Kinh và Kim Jong-un « cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt ». Bởi vì, cho đến giờ, sau một năm lên cầm quyền, nhà lãnh đạo trẻ đó chẳng buồn đến thăm « bố già » của mình. Trong khi đó, Trung Quốc đã tỏ ra ủng hộ và hoan nghênh hết mình Kim Jong-un lên cầm quyền. Kim Jong-un không những bạc bẽo, mà luôn gây khó chịu cho Bắc Kinh. Le Figaro mỉa mai kết luận : có lẽ trong di chúc, ông Kim Jong-il đã dạy con trai mình phải « đề phòng Trung Quốc ». Dường như lời dạy đó đã được lắng nghe.

Copy từ: RFI

 

Los Angeles Times: Hàng tá người bị giam cầm, bỏ tù trong cuộc đàn áp các blogger Việt Nam



Emily Alpert (LA Times), No Fear No Cry (Danlambao) chuyển ngữ Nguyễn Hoàng Vi đã bị hất văng ra khỏi xe khi cô đang đi xe máy trong một vụ tại nạn mà cô cho là không phải ngẫu nhiên. Chính tháng sau, các cửa sổ của xe ô tô đang chở cô đã bị đập, gây ra các vết rách trên tay, chân và mặt cô. Các nhóm nhân quyền cho biết hộ chiếu của cô đã bị lấy đi vào mùa xuân năm ngoái. 
Sau đó, vào tháng 12 năm 2012, công an đã bắt giữ và lột quần áo của cô với cáo buộc rằng cô đang giấu các vật dụng bất hợp pháp trong người. Các y tá đã khám xét cô một cách cưỡng ép khi cô la hét kêu gọi sự giúp đỡ. Cô kể lại.
Các nhà hoạt động nhân quyền cho biết cô là mục tiêu của chính quyền vì đã viết blog. 
Các nhà nghiên cứu thị trường cho biết, tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, hầu hết thiếu niên và thanh niên sử dụng Internet, khiến Internet trở thành một thực tế mới của cuộc sống. Hàng triệu blog đã xuất hiện trong 8 năm qua. Công ty phân tích truyền thông xã hội Quintly nhận thấy qua diễn trình một năm, Việt Nam có số lượng người dùng Facebook tăng nhanh nhất thế giới. 
Tuy nhiên, khi truy cập Internet bùng nổ ở Việt Nam, thì người dùng Internet chịu sự đàn áp của chính quyền cũng tăng theo, các nhà hoạt động cho biết. Một báo cáo mới từ Liên đoàn Quốc tế Nhân quyềnỦy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam đã kiểm đếm hơn 30 người bị bỏ tù hoặc chờ xét xử chỉ vì sử dụng Interenet một cách hòa bình, nhiều người bị bỏ tù trong nhiều năm vì viết các bài về tham nhũng hay các chủ đề nhạy cảm. 
Báo cáo khẳng định rằng hơn một tá các blogger khác đang bị giam giữ tại gia, những người khác như Nguyễn Hoàng Vi bị sách nhiễu và đe dọa. Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ và Bộ Ngoại giao đã không phản hồi những yêu cầu giải đáp các quan ngại được gửi liên tục bằng email trong nhiều ngày. Các cuộc gọi đến đại sứ quán vào thứ Ba đã không được đáp lại vì văn phòng đóng cửa do nghỉ Tết âm lịch. 
Chính quyền Việt Nam đã biện hộ cho các cáo buộc chống lại các blogger, nói rằng những người  vi phạm luật pháp bị trừng phạt theo “luật quốc tế về nhân quyền”. Truyền thông nhà nước vừa đưa tin rằng các blogger có tên trong báo cáo “đã xuyên tạc sự thật” về các tổ chức của Việt Nam và nói xấu các lãnh đạo. 
Các nhà hoạt động nói quốc gia cộng sản này đang đi theo các bước chân số (digital footsteps) của Trung Quốc, tuy cho phép truy cập Internet như một chìa khóa đối với thành công về kinh tế nhưng kiểm soát những gì người dân xem và trừng phạt những người chỉ trích nhà nước. 
Theo báo cáo mới này, nhà nước dùng luật để trừng phạt người dùng Internet về tội “tuyên truyền” và “phá hoại sự đoàn kết dân tộc”, và thậm chí đưa ra tòa chỉ vì các bình luận cho các bài viết. Một blogger phàn nàn rằng những gì cô viết về một trong những ước mơ của mình đã bị xem là “nói xấu”. “Do đó nhà nước thậm chí kiểm soát ước mơ của chúng tôi. Người dân chỉ được cho phép ước mơ những gì mà nhà nước nói họ ước mơ.” Tạ Phong Tần đã viết như vậy cách đây gần hai năm. Cô đã bị kết án 10 năm tù vào tháng 9, cùng với hai blogger khác vì tuyên truyền chống nhà nước. Báo cáo viết. 
Việt Nam quá nhạy cảm với bất đồng ý kiến đến nỗi chính quyền đàn áp ngay cả những bất đồng xuất phát từ lý do (dường như là) yêu nước, ngăn chặn các cuộc biểu tình chống lại các yêu sách của Trung Quốc đối với các quần đảo mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền. Chính quyền cũng đang dự thảo các nghị định mới áp đặt tiền phạt quá quắt đối với các bài viết trên Internet “không phù hợp với lợi ích của nhà nước và không phù hợp với thuần phong mỹ tục của Việt Nam”, báo cáo của các nhóm nhân quyền cho biết. 
Thế nhưng các blogger vẫn tiếp tục lên tiếng. Một số video có tốc độ lan truyền nhanh quay cảnh cảnh sát ép buộc các nông dân rời mảnh đất của họ đã nhắc nhở thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lưu ý vấn đề này. Các blogger giận dữ đã thúc giục buộc công an phải thừa nhận rằng họ giam giữ một sinh viên 20 tuổi bị buộc tội phổ biến “tài liệu tuyên truyền chống nhà nước”. 
Một blog có tên gọi Danlambao, thường xuyên có bài phê phán thủ tướng, thậm chí vượt qua “mệnh lệnh bịt miệng” cấm các công chức của chính quyền và của đảng đọc blog này, đáp trả tuyên bố thách thức rằng blog thậm chí sẽ có nhiều độc giả hơn. 
“DanLamBao sẽ không chịu thua bất cứ mệnh lệnh nhà nước nào nhằm vào việc chặn họng chúng tôi. Không một chính quyền nào hay đảng phái nào có quyền chọn lựa thông tin cho người dân đọc, nghe hay để trao đổi.” 
Blog Danlambao vẫn sống. Trong khi đó, người lãnh đạo của đảng cộng sản Việt Nam đã đưa ra lời xin lỗi hiếm có về tham nhũng ở các cấp của nó, một vấn đề mà các blogger tập trung vào. 
Sự đàn áp nhằm vào các blogger “rõ ràng là phản tác dụng”, bà Penelope Faulkner, Phó chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam nói. “Đây là lý do tại sao Hà Nội lo lắng: Họ xúc tiến truy cập Internet cho thương mại, nay họ sợ hãi rằng họ đã buông lỏng thứ gì đó mà họ không thể kiểm soát.” 
Dù được hỗ trợ bởi các vụ bắt giữ, các nỗ lực để kiếm duyệt báo chí công dân chỉ là lố bịch, giáo sư danh dự tại Đại học New South Wales Canberra của Úc, Carl Thayer, nói. “Đó là báo chí hàng ngày của các blogger”. 
Khi các tin tức xuất hiện trên mạng, không gian blog phát triển từ một forum nội bộ cho những người bất đồng chính kiến đến một thứ thay thế cho báo chí, các chuyên gia nói. Các nhà báo mệt mỏi với các quá trình dài liên quan đến đăng tải bài vở nay lên thẳng Internet. Các cựu công chức với “các quốc thư cách mạng” (“revolutionary credentials”) nay xuất hiện để rò rỉ thông tin đi xa hơn các nghị trình của họ trong đảng phái bị chia rẽ, nguyên do là một số blogger phê phán chính quyền có thể thoát khỏi hình phạt ngay cả khi những người khác tiều tụy trong tù, các chuyên gia cho biết. 
“Những người bị bắt giữ là những người trẻ ở các tiệm cafe Internet”, Edmund Malesky, phó giáo sư về khoa học chính trị của Đại học Duke nói. “Nó có vẻ như dễ dàng hơn. Những blog của họ không phải là những blog nguy hiểm nhất, và mọi người biết điều đó.” 
Trong một dấu hiệu cho thấy sự quan trọng của truyền thông xã hội, nhà nước thậm chí thừa nhận việc huy động hàng trăm blogger của nhà nước (dư luận viên - ghi chú của người dịch) để chống trả, BBC đưa tin vào tháng trước. “Một mặt, họ gét truyền thông xã hội vì nó nằm ngoài kiểm soát của họ, nhưng đồng thời, họ sử dụng nó”, Alexander Vuving, phó giáo sư ở Trung tâm Nghiên cứu An ninh Châu Á – Thái Bình Dương nói. 
Các chuyên gia thì khác biệt ý kiến giữa việc các blog khích lệ chính phủ để trở nên đáp ứng nhanh hơn hay blog chỉ là phản ánh những thảm trạng kinh tế và đấu đá nội bộ đang đè nặng lên quốc gia.
“Không nghi ngờ là nó đã mở rộng phạm vi nghị luận chính trị tại Việt Nam và đã gây áp lực lên nhà nước ngày càng (được xem là) tham nhũng và vô trách nhiệm, Jonathan London, phó giáo sư tại Đại học Thành phố Hồng Kông nói. Tuy nhiên, “các tác động của nó đối với chính trị trong thời gian dài hơn là không chắc chắn.”

Emily Alpert  - The LA Times
http://www.latimes.com/news/world/worldnow/la-fg-wn-report-vietnam-bloggers-jailed-20130212,0,2953509.story

Bản tiếng Việt:

No Fear No Cry
danlambaovn.blogspot.com
*
Report: Dozens detained, jailed in crackdown on Vietnam bloggers
February 12, 2013, 4:46 p.m. 
Nguyen Hoang Vi was knocked from her motorcycle in an accident she believes was no accident. The windows of a car she was riding in were smashed nine months later, gashing her arms, legs and face, she told activists. Last spring her passport was taken away, rights groups say. 
Then, in December, police arrested and stripped her, saying she was hiding “illegal exhibits” inside her body, she alleged. State nurses forcibly searched her as she screamed for help, she said
She was targeted, human rights activists claim, for blogging. 
In Hanoi and Ho Chi Minh City, almost all teens and young adults go online, market researchers say, making the Internet a new fact of life. Millions of blogs have popped up in the last eight years. The social media analysis company Quintly found that, over the course of a year, Vietnam had the fastest growth in Facebook users in the world. 
But as Internet access has exploded in Vietnam, so has a government crackdown on Internet users, activists say. A new report from the International Federation for Human Rights and the Vietnam Committee on Human Rights tallied more than 30 people imprisoned or awaiting trial for peacefully using the Internet, many jailed for years for blogging about corruption and other touchy topics. 
A dozen more bloggers are under house arrest; others like Nguyen are routinely harassed and threatened, the report asserts. The Vietnamese Embassy in the United States and the Ministry of Foreign Affairs did not respond to repeated emailed requests over several days seeking comment on the concerns. Phone calls to the embassy weren’t answered Tuesday because the office was closed for Lunar New Year. 
The Vietnamese government has defended its charges against bloggers, saying lawbreakers are punished in accordance with “international human rights law.” State news media have reported that bloggers named in the new report “distorted the truth” about Vietnamese institutions and slandered its leaders. Activists say the communist country is following in the digital footsteps of China, plugging Internet access as a key to economic success but monitoring what people see and punishing criticism of the state. 
Sweeping laws allow Internet users to be punished for “propaganda” and “undermining national solidarity,” and even taken to court over reader comments, according to the new report. One blogger complained that writing about one of her dreams was deemed “slanderous.” 
“So the state even controls our dreams. The people are only allowed to dream what the state tells them to!” Ta Phong Tan wrote nearly two years ago, according to the report. She was sentenced in September to a decade in prison, convicted along with two other bloggers of propagandizing against the state. 
Vietnam is so sensitive to dissent that it has even cracked down on seemingly patriotic causes, belatedly suppressing protests against Chinese claims to islands that Vietnam claims as its own. The government is also drafting new decrees imposing steep fees for Internet postings “inconsistent with the interests of the state or inconsistent with Vietnam’s fine customs and traditions,” the rights groups’ report says. 
Yet bloggers continue to pipe up. Viral videos of police forcing farmers from their land prompted Prime Minister Nguyen Tan Dung to address the issue. Outraged bloggers prodded police to admit they had detained a 20-year-old student accused of disseminating “anti-state propaganda,” the report says. 
An anonymous blog called Danlambao, which regularly skewers the prime minister, even survived an attempted “gag order” banning government and party officials from reading the website, firing back with a defiant statement that it says lured even more readers. 
“Danlambao will not succumb to any state order aimed at silencing us,” it asserted. “No government or political party has the right to choose for the people what information they can read, hear or exchange.” 
The blog stayed up. Meanwhile, the leader of the Communist Party of Vietnam made a rare apology for corruption in its ranks, a problem that the bloggers had focused on. 
The crackdown on bloggers is “definitely backfiring,” said Penelope Faulkner, vice president of the Vietnam Committee on Human Rights. “This is why Hanoi is worried: They have been promoting Internet access for trade, now they fear they have unleashed something they can’t control.” 
Despite the arrests, “the attempts to censor it are just farcical,” said Carl Thayer, professor emeritus at Australia's University of New South Wales Canberra. “It’s their daily newspaper.” 
As scoops show up online, the blogosphere has evolved from an insider forum for dissidents to a popular alternative to the news press, experts say. Journalists tired of the lengthy process to clear articles are going straight to the Internet. Former officials with “revolutionary credentials” now appear to be leaking information to further their own agendas within the divided party, one reason that some critical bloggers may have escaped punishment even as others languish in jail, experts say. 
“The ones who were arrested were younger guys at Internet cafes,” said Edmund Malesky, associate professor of political science at Duke University. “It looks like it was easier. Those weren’t the most dangerous blogs, and everyone knew that.” 
In a sign of its importance, the state has even admitted enlisting hundreds of its own bloggers to make their case, the BBC reported last month. “On the one hand, they hate social media because it is out of their control,” said Alexander Vuving, an associate professor at the Asia-Pacific Center for Security Studies. “But at the same time, they use it.” 
Experts are divided over whether the blogs are spurring the government to be more responsive or are just a reflection of the economic woes and infighting already pressuring the state. 
“It has, without question, expanded the scope of political discourse in Vietnam and significantly ratcheted up pressure on the state, which is increasingly viewed as corrupt and unaccountable,” said Jonathan London, an assistant professor at City University of Hong Kong. 
Still, he said, “its longer term effects on politics remain uncertain.”
 
 

Copy từ: Dân Làm Báo