CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Hai, 4 tháng 3, 2013

Giải thưởng Công dân mạng – Netizen 2013, vượt qua sợ hãi

Tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF) cùng phối hợp với tập đoàn Google lập ra giải thưởng Netizen - Giải thưởng Công dân mạng, được trao tặng hàng năm vào ngày 12/03/2013 nhằm biểu dương những cá nhân có đóng góp tích cực trong việc vượt vòng kiểm duyệt, thúc đẩy sự tự do ngôn luận trên Internet.

Giải Netizen của Tổ chức Phóng viện không biên giới (RSF) ra đời vào năm 2008, nhằm kêu gọi ủng hộ tự do tiếp cận internet mà không bị giới hạn, kiểm duyệt. Đó là cuộc đấu tranh đòi tự do ngôn luận online.

Để thu hút hoạt động online, lần đầu tiên năm nay, người thắng giải sẽ được chọn dựa vào kết quả số phiếu bầu chọn online cao nhất. Cuộc bầu chọn online kéo dài từ 27/2/2013 đến hết ngày 5/3/2013. Kết quả sẽ được công bố ngày 7/3 và người thắng giải sẽ được mời đến Trụ sở văn phòng Google tại Paris để tham dự lễ nhận giải vào Ngày Thế giới Chống kiểm duyệt Internet 12/3/2013, với số tiền thưởng 2500 euro.

Tôi, bạn, tất cả chúng ta đều có thể góp sức dùng cơ hội quý giá để quốc tế biết đến thực trạng vi phạm quyền tự do ngôn luận của con người tại Việt Nam bằng cách bầu chọn cho blogger Huỳnh Ngọc Chênh.



Để bầu chọn cho blogger Huỳnh Ngọc Chênh, các bạn vào link này, sau đó bấm vào biểu tượng VOTE (xem hình). 
HNC-VOTE
*Lưu ý: mỗi máy chỉ tính được 1 phiếu bầu (vote) do căn cứ vào số IP của mạng.

Chúc anh Chênh thành công tại giải thưởng Công dân mạng - Netizen 2013 nhé!
 


Copy từ: Mẹ Nấm

Nhà văn Nguyên Ngọc : "Phải dừng ngay dự án bauxite Tây Nguyên"

Ảnh minh họa: Một nhà máy bauxite ở Guinée, nơi có trữ lượng bauxite lớn nhất thế giới (Photo : AFP)
Ảnh minh họa: Một nhà máy bauxite ở Guinée, nơi có trữ lượng bauxite lớn nhất thế giới (Photo : AFP)
 
Thanh Phương
Trong những ngày qua, báo chí chính thức ở Việt Nam đã liên tục đăng tải những thông tin cho thấy là các dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên vẫn chưa có lãi và các chuyên gia kinh tế cho rằng, với giá hiện nay trên thị trường thế giới, xuất khẩu alumin là cầm chắc thua lỗ.
Những thông tin nói trên như vậy đã khẳng định một trong những điều mà nhiều nhà trí thức, khoa học, chuyên gia đã cảnh báo từ nhiều năm qua, đó là các dự án khai thác bauxite Tây Nguyên hoàn toàn không có hiệu quả về kinh tế, chưa kể đến những tác hại về môi trường, đời sống, văn hóa và an ninh quốc phòng.
Theo Tập đoàn Công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam ( Vicomin ), hiện nay, có hai dự án thử nghiệm khai thác bauxite đang được thực hiện ở Tây Nguyên, đó là dự án Tân Rai - Lâm Đồng và dự án Nhân Cơ - Đắk Nông. Nhà máy alumin Tân Rai vào cuối năm ngoái đã chạy thử và ra sản phẩm alumin. Dự kiến sẽ đưa nhà máy này vào hoạt động sản xuất vào quý 2 năm nay. Còn nhà máy alumin Nhân Cơ dự kiến giữa năm 2014 sẽ ra sản phẩm.
Những dự án đã được thực hiện “thí điểm” bất chấp sự phản đối của nhiều trí thức, chuyên gia, bởi vì theo lời thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, tuyên bố vào năm 2009, khai thác bauxite Tây Nguyên chính là “ chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước “
Thế nhưng, trên tờ Người Lao Động ngày 20/02 vừa qua, một chuyên gia kỳ cựu của Vinacomin là tiến sĩ Nguyễn Thành Sơn cho rằng với giá bán khoảng 340 đôla/tấn alumin như hiện nay, nếu chỉ mới tính giá thành sản xuất, thì chắc chắn là Vinacomin sẽ lỗ lớn, còn nếu tính luôn cả chi phí vận chuyển từ nơi sản xuất đến nơi xuất hàng, thì mức thua lỗ càng cao hơn nhiều.
Ban đầu Vinacomin dự định xây dựng cảng Kê Gà ở tỉnh Bình Thuận để làm nơi xuất hàng alumin, nhưng sau gần 5 năm dự kiến và 4 lần tuyên bố khởi công rồi dừng lại, cuối cùng thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã buộc phải dẹp hẳn dự án này. Như vậy là hiện nay, vấn đề xây dựng đường vận chuyển bauxite vẫn còn để ngõ.
Mặc dù ai cũng thấy lỗ trước mắt, nhưng tập đoàn Vinacomin vẫn khẳng định là dự án bauxite Tân Rai – Lâm Đồng « sẽ có hiệu quả kinh tế ». Theo Vinacomin, dự án này trước mắt không có hiệu quả kinh tế là do “kinh tế suy thoái, nhu cầu tiêu thụ khoáng sản, và giá các khoáng sản, trong đó có alumin, cũng giảm theo”.
Cũng theo Vinacomin, việc dừng đầu tư dự án cảng Kê Gà hoàn toàn không ảnh hưởng đến 2 dự án bauxite Tây Nguyên, vì trong giai đoạn đầu, khối lượng sản phẩm cần thông qua cảng của 2 dự án này còn thấp, nên Vinacomin trước mắt thuê các cảng ở khu vực Thị Vải - Cái Mép, trong khi chờ “nghiên cứu, lựa chọn” địa điểm xây dựng một cảng mới.
Vinacomin còn biện bạch rằng phải tính đến “hiệu quả kinh tế - xã hội lan tỏa” của các dự án bauxite, cũng như ý nghĩa chính trị, an ninh quốc phòng của các dự án này. Họ khẳng định là dự án thu hút 1.500 lao động địa phương, đóng góp cho ngân sách trung ương và địa phương, tạo điều kiện phát triển công nghiệp và hạ tầng cơ sở cho địa phương và khu vực.
Những lập luận như trên vẫn không thuyết phục được những người đã từng phản đối các dự án khai thác bauxite Tây Nguyên.
Trả lời báo Tuổi Trẻ ngày 23/02, tiến sĩ Hồ Uy Liêm, nguyên quyền chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam, đã yêu cầu nên đặt lại vấn đề về khai thác bauxite, bởi vì theo ông “nếu cố làm thì mức lỗ sẽ càng nặng hơn”.
Trả lời RFI Việt ngữ, nhà văn Nguyên Ngọc, một người vẫn rất gắn bó với vùng Tây Nguyên và là một trong những người từ nhiều năm qua vẫn chống việc khai thác bauxite ở vùng này, cũng cho rằng cần phải dừng ngay hai dự án Tân Rai và Nhân Cơ, không chỉ vì lý do thiếu hiệu quả kinh tế, mà còn vì lý do môi trường và an ninh quốc phòng.
Nhà văn Nguyên Ngọc nhân dịp này kêu gọi chính phủ Việt Nam nên từ bỏ chính sách phát triển chỉ dựa trên khai thác tài nguyên và xuất khẩu nguyên liệu sơ chế, chuyển sang chính sách phát triển kinh tế dựa trên đầu tư vào khoa học công nghệ.

Nhà văn Nguyên Ngọc
 
04/03/2013
 
 
Nhà văn Nguyên Ngọc : “ Thật ra ý kiến của một số nhà khoa học, nhà nghiên cứu văn hóa xã hội không phải là mới. Từ tháng 11 năm 2007 đã có cuộc hội thảo đầu tiên do một số cơ quan như Viện tư vấn phát triển phối hợp với một số anh em đứng ra tổ chức tại Đắk Nông.
Cuộc hội thảo đó đã đặt ra những vấn đề hết sức căn bản về chương trình bauxite. Đến năm 2008, có một cuộc hội thảo tiếp theo cũng ở Đắk Nông.
Trong các cuộc hội thảo đó, chúng tôi đã phát biểu một số ý kiến cho rằng dự án bauxite ở Tây Nguyên là không ổn. Mấy hôm nay, báo chí nói nhiều hiệu quả kinh tế của dự án này. Nhưng thật ra thì chúng tôi đã nói điều đó ngay từ đầu. Năm 2009, tôi cùng với anh Nguyễn Thành Sơn có viết một bài nêu lên 10 lý do không nên làm bauxite ở Tây Nguyên, trong đó có lý do kinh tế.
Đến bây giờ chúng ta biết là làm bauxite ở Tân Rai thì giá thành sẽ cao hơn là giá bán ngay tại cửa nhà máy, tức là 40 đôla/tấn, chưa kể khi vận chuyển xuống cảng thì giá còn cao hơn nhiều. Nếu nhà máy đó chạy hết công sất 600 ngàn tấn, thì mỗi năm sẽ lỗ hơn 200, 300 triệu đôla.
Như vậy là 10 lý do không nên làm bauxite mà chúng tôi nêu ra bây giờ bắt đầu bộc lộ ra. Thực ra thì trước vấn đề hiệu quả kinh tế, đã bộc lộ một vấn đề khác, đó là giao thông. Về cảng Kê Gà thì chúng tôi đã đến tận nơi để nghiên cứu, rồi sau đó có đi ngược con đường từ cảng này lên Tân Rai, tức là đường 28, để xem đường đó có thể vận chuyển bauxite được không. Sau đó, chúng tôi có thăm dò con đường ở phía Nam là đường 55, rồi theo dõi việc chuyển sang đường 20, tức là đường từ Đà Lạt về. Lúc đó chúng tôi đã cho dự án cảng Kê Gà là không thể thực hiện được. Không thể vận chuyển qua đường 28, đường 55 được, còn đường 20 thì không thể chịu đựng được xe chở bauxite trọng tải 40 tấn.
Còn một loạt những vấn đề khác nữa, có khi còn nghiêm trọng hơn, ví dụ như môi trường. Trong một cuộc hội thảo gần đây về Tây Nguyên, tôi cho rằng rừng ở Tây Nguyên “đã vượt ngưỡng rồi”, tức là đã vượt qua cái ngưỡng không thể khôi phục được. Có nghĩa môi trường là vấn đề rất quan trọng. Về xã hội thì đời sống ( Tây Nguyên) bị đảo lộn. Còn một vấn đề hết sức quan trọng đó là an ninh quốc phòng ở Tây Nguyên, phải xem dự án bauxite ảnh hưởng xấu như thế nào.
Hiện nay, sau vụ dự án cảng Kê Gà phải dừng lại, những vấn đề kinh tế mới bộc lộ ra, cho nên dư luận xã hội xôn xao về chuyện này. Tôi nghĩ rằng sắp tới đây, những hậu quả đã được cảnh báo sẽ tiếp tục bộc lộ. Như vậy, đến lúc không thể nào im được nữa rồi. Tôi cho rằng đây là một bước quan trọng.
Chúng tôi muốn đề nghị dừng luôn dự án Nhân Cơ, hiện đang làm lở dở. Nếu làm tiếp Nhân Cơ thì cả Nhân Cơ và Tân Rai thì mỗi năm sẽ lỗ khoảng 600 ,700 triệu đôla. Dự án Tân rồi thì cũng nên dừng lại và trong dịp này rà lại toàn bộ dự án bauxite Tây Nguyên.
 RFI : Tức là càng dừng dự án đó sớm thì càng đỡ thiệt hại?
Nhà văn Nguyên Ngọc: Thật ra cách đây hai năm chúng tôi đã có ý kiến dừng Tân Rai lại, tại lúc đó chúng tôi đã thấy bộc lộ những vấn đề, ví dụ như hiệu quả kinh tế, đặc biệt là giao thông vận tải, thấy rất rõ. Lúc đó, thậm chí có một số anh em nói một cách hình tượng: “Nếu làm alumina ở Tân Rai, có khi phải đào đất để chôn lại, chứ không chở đi được!”.
Có cái đặc biệt là trong dự án này, TKV lại không đưa chi phí vận tải vào giá thành. Nếu mà dũng cảm và sáng suốt dừng Tân Rại lai thì lúc đó chỉ lỗ khoảng 200 triệu đôla. Từ đó đến giờ hơn 2 năm rồi, tổn phí của cái trễ hai năm đó đã lên đến gần 400 triệu đôla. Nếu chạy hết công suất 600 tấn/năm thì mỗi năm sẽ lỗ khoảng 300 triệu đôla.
Sau những phản biện, kiến nghị như vậy, lãnh đạo Bộ Chính trị và chính phủ đã quyết định làm thí điểm Tân Rai và Nhân Cơ ( Lúc đầu, họ định làm rất lớn và rất nhanh, triển khai tràn lan khắp cả Đắk Nông, Lâm Đồng và cả phía Gia Lai nữa ).
Nhưng ngay cả làm thí điểm Tân Rai và Nhân Cơ cũng đã có ý kiến ( phản đối ) về công nghệ và khoáng sản dùng ở hai nơi đó. Hơn nữa, điều kiện của Tân Rai và Nhân Cơ giống nhau, nếu làm thí điểm thì làm một nơi, chứ sao lại làm hai nơi?
Bây giờ những gì được cảnh báo đã bộc lộ ở Tân Rai, thế thì theo tôi nơi dừng ngay cái thí điểm này, còn Nhân Cơ đang lở dở thì không làm nữa.
RFI : Nhưng các lãnh đạo ngành khoáng sản và than vẫn khẳng định là dự án Tân Rai trước mắt bị lỗ, nhưng sau này sẽ có hiệu quả kinh tế. Theo ông tuyên bố này tai hại như thế nào?
Nhà văn Nguyên Ngọc : Tôi có đọc những tuyên bố đó. Bây giờ chỉ nói riêng Tân Rai thì chắc chắc về hiệu quả kinh tế là lỗ, mà cái đó là chưa tính chi phí vận tải vào đầu vào. Nếu làm con đường đi đến cảng Vĩnh Tân thì hầu như phải làm một con đường mới hoàn toàn, còn nếu nâng cấp đường 20 ( từ Đà Lạt về ) thì cầu La Ngà trên con đường đó chỉ có thể chịu đựng một trọng tải tối đa là 25 tấn thôi, trong khi xe chở bauxite trung bình có trọng tải 40 tấn. Vừa rồi thậm chí có một số xe chở nguyên vật liệu lên nhà máy và chở bauxite về được kiểm tra có trọng tải lên tới 45 tấn. Nếu tính vận chuyển vào thì càng lỗ nữa.
Về mặt kinh tế, còn một vấn đề nữa đó là chỉ có một nơi mua, tức là chỉ có Trung Quốc mua chứ không có ai khác. Chúng ta biết rằng trong buôn bán nếu chỉ có một người mua thì rất nguy hiểm, vì họ có thể dìm giá, cho dù giá thế giới có lên xuống thế nào. Hoặc nếu họ dừng lại, không mua nữa thỉ gay go vô cùng. Như vậy, chắc chắn là không có chuyện cứ làm tới đi rồi sẽ có hiệu quả kinh tế. Theo tôi nói như thế là nói bừa.
RFI : Ông có tin rằng với những thông tin trên báo chí trong những ngày qua, với những ý kiến mới của các chuyên gia, các nhà trí thức, liệu chính phủ có sẽ chấp nhận nghe theo những lời cảnh báo đó để dừng các dự án bauxite hay không?
Nhà văn Nguyên Ngọc : Theo tôi, ngay cả việc dừng hai dự án ở Tân Rai và Nhân Cơ cũng đã khó khăn cho những người đã chủ trương làm . Tôi nghĩ là ngay cả TKV cũng không tha thiết với chuyện ấy đâu, vì làm như vậy rất khó khăn và lỗ. Bây giờ, phải mạnh dạn, dũng cảm dừng lại ( hai dự án Tân Rai và Nhân Cơ ) và qua đây, rà lại toàn bộ dự án bauxite Tây Nguyên.
Ý kiến của riêng tôi ngay từ đầu vẫn là không thể làm bauxite ở Tây Nguyên, ít ra là trong thời điểm hiện nay, trong vòng 30, 50 năm tới. Còn sau này nếu có những công nghệ mới, khai thác mà không gây ra những ảnh hưởng lớn, thì lúc đó tính sau.
Thật ra, vấn đề bauxite có liên quan đến vấn đề quan trọng hơn, đó là chiến lược phát triển. Vấn đề bauxite Tây Nguyên thể hiện rất rõ môt chính sách phát triển chủ yếu là dựa trên khai thác tài nguyên, thậm chí là tài nguyên thô. Ở Việt Nam, bauxite chỉ mới làm được đến giai đoạn alumina, vì từ alumina đến nhôm tốn kém rất nhiều điện năng.
Theo các chuyên gia, kinh nghiệm trên thế giới cho thấy là những nước có giá điện dưới 3,5 cent thì mới có thể làm nhôm được, nếu trên 3,5 cent thì lỗ nặng. Ở Việt Nam, bán alumina chỉ là bán nguyên liệu sơ chế. Một chiến lược phát triển chỉ dựa trên khai thác tài nguyên thì rất nguy hiểm, không bao giờ đi đến được công nghiệp hóa.
Theo tôi, dư luận về vấn đề bauxite cần phải mạnh mẽ hơn nữa để, vì quyền lợi của đất nước, vì phát triển kinh tế của đất nước, đi đến dứt khoát dừng dự án này lại.
RFI : Xin cám ơn nhà văn Nguyên Ngọc.


Copy từ: RFI

MẸ NẤM QUỲNH NHƯ: Lời Tuyên Bố của các Công Dân Tự Do cũng chính là nguyện vọng và ý chí của chính tôi


Đã có 3.500 người ký tên vào Lời Tuyên Bố của các công dân tự do (xem danh sách cập nhật phía dưới cùng)
Mẹ Nấm
Bạn bè thân quý, 
Khi con số chữ ký trên Lời Tuyên Bố của các Công Dân Tự Do lên đến 3.300, tôi nhận được nhiều câu hỏi đại ý như "Ký để làm gì? Ký thì có lợi gì? Giá trị pháp lý của những chữ ký này nằm ở đâu?..."
Tôi biết mình khó có thể trả lời toàn vẹn các câu hỏi trên theo đúng ý của từng người, bởi mỗi chúng ta là một cá thể riêng biệt và độc lập.
Cá nhân tôi khi ký tên vào Lời Tuyên Bố này, điều đầu tiên tôi nghĩ đến đó là:
Chúng ta không thể để một người dũng cảm nói lên điều mình muốn (và nhiều người khác muốn) như nhà báo Nguyễn Đắc Kiên cô đơn.
Hơn nữa, Lời Tuyên Bố của các Công Dân Tự Do cũng chính là nguyện vọng và ý chí của chính tôi.
Với kinh nghiệm đã từng làm thư khởi xướng việc kêu gọi trả tự do cho công dân Nguyễn Văn Hải, blogger Điếu Cày, đã gửi thư đến thẳng Chủ tịch nước Trương Tấn Sang một cách công khai để nói lên quan điểm của mình. Tôi khẳng định rằng, tính pháp lý của các chữ ký dù online hay trên giấy cũng sẽ là một câu trả lời rành mạch của chúng ta đối với các vấn đề xã hội.
Các anh an ninh mạng, các bạn dư luận viên có thể sẽ dùng đủ cách để khiêu khích, để nhạo báng những người ký tên nhưng không vì thế mà tôi và những người khác từ bỏ quyền được nói của mình.
Bạn có thể ký tên hoặc không, điều này tùy thuộc vào sự lựa chọn của bạn. 
Tôi hy vọng rằng dù có lựa chọn thế nào thì chúng ta cũng sẽ học được cách tôn trọng sự lựa chọn của nhau.
Đó mới là dân chủ!
Mẹ Nấm Blog

Danh sách những người ký tên từ 1 đến 3000
Danh sách 300 người mới ký

3201. Nguyễn Sơn Anh-Tuấn, San Jose, CA, USA
3202. Nguyễn Thị Xuân Hoa, Saarbrueken, Germany
3203. Nguyen Van Jackson, Lawrence, Massachusetts, USA
3204. Harry Nguyen, San Jose, CA, USA
3205. Lynn Nguyen, San Jose, CA, USA
3206. Paul Nguyen, San Jose, CA, USA
3207. Pham The - KCI, Medical, Vancouver, Canada 
3208. Phạm Việt Vinh - Tiến sỹ kỹ thuật, Berlin, CHLB Đức
3209. Vinh Dang - Sinh viên đại học Y khoa, Toledo, OH, USA
3210. Chu Bá Yến, Florida Việt Báo, USA
3211. Huỳnh Bạch Yến, Maintal, Germany
3212. Trần Phước Đạt, Cargill Inc, Minnesota, USA
3213. Phạm Thị Phượng - Nội trợ, Schloss-str, Frankfurt, Germany
3214. Nguyễn Khắc Hãn - Kỹ sư hồi hưu, Bochum, Germany
3215. Anh Nguyen - FB Ashubiyi Mapenma, Den Haag, Hoà Lan
3216. Đào Văn Joseph - Senior draft - Architect Firm, San Jose, CA 95112, USA
3217. Bùi Trọng Chánh, Los Banos, CA, USA
3218. Nguyễn Trung Hòa, San Jose, CA, USA
3219. Bình Nguyễn - Bác sĩ, Houston, TX, USA
3220. Phuong Dang, Portland, Oregon USA
3221. Lê Long, Redwood City, California USA
3222. Văn Nguyễn, League City, TX, USA
3223. Nguyễn thị Thu Loan, Berne, Suisse 
3224. Trần Trung, Greensboro, North Carolina, USA
3225. Sivan Lam - Publix Pharmacy, Manager, Cape Coral Fl 33914, USA
3226. Nguyen Ngoc Nha, Montreal, Canada
3227. Quang Van Le - Power Control Supervisor, Buena Park, CA, USA
3228. Trương Đình Kiệt - Kỹ sư về hưu, Paris, Pháp
3229. Nguyễn Quốc - Kỹ sư, Virginia, USA
3230. Vũ Kim Xuân - Y tá, Virginia, USA
3231. Tran To Hoa, Augsburg, Germany
3232. Trương Thanh Mai, Augsburg, Germany
3233. Truong Van Tan, Scheidegg, Germany 
3234. Henry Văn Phạm - IT Technician, Brisbane, Australia
3235. Mary Phạm - Home duty, Brisbane, Australia
3236. Trần Việt Trí - Cử nhân ngành Địa chất, Stuttgart, Germany
3237. Thanh-Mai Tran-Viet, Esslingen, Germany
3238. Nghe Lu San, Jose, CA, USA
3239. Vang Thanh Son, Arlington, Texas, USA 
3240. Trần Tấn Cung, Lechallee, 86399 Bobingen, Germany
3241. Nguyễn Phú, Toronto, Ontario, Canada
3242. Nguyễn Chính, Austin, TX, USA
3243. Jordan Hồ, Katy, Texas 77450, USA
3244. Đặng Quốc Hùng, Hawaii, USA
3245. Nguyễn Phước, Dallas, TX, USA
3246. Nguyễn Trí Dũng, Victoria, Texas
3247. Nguyễn Thị Xuân Hồng, Florida, USA
3248. Ngô Tuấn Sơn - Kinh doanh, Karla cerneho, Lanzhot, Cộng hòa Sec
3249. Anh Nguyen T., Westmister, CA, USA
3250. Trần Phước Thiện, Frankfurt - Đức Quốc 
3251. Phan Minh Thanh, Wherton, Illinois 60187, USA
3252. Trần Đức Minh, Auf der Hoehe, Gundelfingen, Germany
3253. Phan Dinh, Wherton, Illinois 60187, USA
3254. Đỗ Minh Quân - Công nhân, Berlin - CHLB Đức
3255. Nguyễn Nhựt Khoan, San Jose, CA, USA
3256. Phạm Quang Thiện, Melbourne, Australia
3257. Nguyễn Trung Cao, Hayward, California, USA
3258. Nguyễn Hữu Phương Thảo - Phụ tá văn phòng luật sư, Milan - Italy
3259. Nguyễn Văn Cư, Liège, Vương quốc Bỉ
3260. Võ Thị Mylinh, Panorama City, California, USA
3261. Nguyễn Như Mân, Berlin, CHLB Đức
3262. Phạm Văn Vang, Berlin, CHLB Đức
3263. Phạm Hoài Linh, Berlin, CHLB Đức
3264. Nguyễn Lương Hoành Oanh, Ede, Hòa Lan
3265. Tai Vo, San Jose, CA 95111, USA
3266. Hoa D Nguyen - Kỹ sư, Gainesville, Florida, USA
3267. Tran Duc Thuong - Cựu quân nhân, Gretna, Lousiana 70056, USA
3268. Nguyen Manh Hung, Colonial Dr, Westminster Ca 92683, USA
3269. Luong Thi Ren, Ede, Hòa Lan
3270. Trần Ân Xuyên, High Point Rd, Greensboro, NC, USA
3271. Doan Huu Phuong, Pittsburgh, PA, USA
3272. Dũng Trần, Naperville, IL, USA
3273. Nga Vũ, Naperville, IL, USA
3274. Trang Trần, Naperville, IL, USA 
3275. Mỹ Trần, Naperville, IL, USA
3276. Tô Văn Hồng, Lowell, Massachusetts, USA
3277. Le Thanh Dan - Doanh Nhan, Stuttgart, Germany 
3278. Do Duc Vien, Montreal, Canada 
3279. Hung Huynh, San Jose, CA, USAUSA
3280. Philip Nguyễn, NYU University of New York, USA
3281. Phạm Công Ngôn - Computer Technology TechService, Florida, USA
3282. Trần Quý Trâm - Bác sĩ, Sacramento, CA, USA
3283. Nguyễn Văn Thiện - Technical electronic, San Jose, California, USA
3284. Đoàn Chí Thịnh, San francisco, California, USA
3285. Nguyen Minh Hung, Electronic Technologist, Calgary Alberta, Canada
3286. Vu Duy Thanh, Melbourne, Australia
3287. Phạm Thị Hồng Hà, Melbourne, Australia
3288. Vũ Duy Giáng Hương, Melbourne, Australia
3289. Vo Duc Bang, Melbourne, Australia
3290. Võ Đức Bảo, Melbourne, Australia
3291. Tom Võ, Melbourne, Australia
3292. Vũ Duy Liên Hương, Melbourne, Australia
3293. Vivien Pham, Melbourne, Australia
3294. Vũ Duy Hồng Thái, Melbourne, Australia
3295. Daniel Vũ, Melbourne, Australia
3296. Michelle Vũ, Melbourne, Australia
3297. Đinh Thuý Hằng, Melbourne, Australia
3298. Vũ Duy Hồng Tâm, Melbourne, Australia
3299. Nguyen The Hoa, Melbourne, Australia
3300. Vu Thi Kim Hoan, Los Angeles, CA, USA


3301. Chris Nguyen Tho, Vancouver, Canada
3302. Bùi Đức Dũng, Cử nhân Luật, Thương binh, Đống Đa, Hà Nội
3303. Phạm Hoàng Lam, BSc Computer, Calgary, Alberta, Canada
3304. Daniel Phạm, Kỹ sư điện, Calgary, Alberta, Canada
3305. Nguyễn Tuấn Anh, Kỹ sư, Thành phố Đông Hà, Quảng Trị
3306. Phạm Thị Thái Hà, Giáo viên, Thị trấn Madaguoil, huyện Đạ Huoai, Lâm Đồng
3307. John Nguyen, San Jose, California, USA
3308. Nguyễn Văn Thanh, Virginia, USA
3309. Nguyễn Văn Tâm, quận 12, Sài Gòn
3310. Samantha Nguyen, San Diego, California, USA
3311. Bùi Thị Như Ý, Sài Gòn
3312. Anh Vu, Cairns, Australia
3313. Linh mục Lê Quốc Thăng, Linh mục thuộc Tổng giáo phận Sài Gòn, Sài Gòn
3314. Bùi Thị Hậu, thôn Hợp Nhất, xã Lai Vu, huyện Kim Thành, Hải Hương
3315. Tam Nguyen, North Hills, California, USA
3316. Trần Hoài Mẫn, Giáo viên nghỉ hưu, Tây Ninh
3317. Thuyhong Trinh, Houston, Texas, USA
3318. Đỗ Hải Đăng, Sinh viên Đại học Temple, Philadelphia, Pennsylvania 19134, USA
3319. Nguyễn Quốc Chương, Cử nhân, Phan Thiết, Bình Thuận
3320. Huỳnh Út Phi Châu, Quận 8. Sài Gòn
3321. John Tram, San Diego, California, USA
3322. Nguyễn Hùng Anh, Nghiên cứu y sinh học, Brussels, Bỉ
3323. Nguyễn Ngọc Quý, Y sĩ, Quảng Nam
3324. Dương Đình Giao, Nhà giáo nghỉ hưu, Hà Nội
3325. Thế Bùi, Cựu tù nhân chính trị, Olympia, WA, USA
3326. Loan Trương, Olympia, WA, USA
3327. Anh Tô, Olympia, WA, USA
3328. Toan Bui, Olympia, WA, USA
3329. Phạm Huy Nam, Đại học Nangyang, Singapore
3330. Nguyệt Phố, Kansas, USA
3331. Vũ Michael Thức, Orange County, CA, USA
3332. Nguyễn Hiền, Kỹ sư, Hồ Văn Huê, Phú Nhuận Sài Gòn
3333. Tiến sĩ Nguyễn Thị Từ Huy, Sài Gòn
3334. Nguyễn Việt Anh, Baton Rouge, LA 70815, USA
3335. Henry Huynh, Kỹ sư điện, Utah, USA
3336. Nguyễn Ngọc Tuấn, Kiến trúc sư, Quang Trung, Gò Vấp, Sài Gòn
3337. Pham Ha Hai, Orange, California, USA
3338. Misa Pham, Sinh viên, Orange, CA, USA
3339. Mimi Ngo, Kinh doanh, Orange, CA, USA
3340. Dung Ngo, Kinh doanh, Orange, CA, USA
3341. Lam X Ly, Nông dân, Kentucky, USA
3342. Ta Kien, Los Angeles, CA, USA
3343. Dom Q Vu, Texas, USA
3344. Terese H Nguyen, Texas, USA
3345. Monica T Vu, California, USA
3346. Marie N Vu, Canberra, Australia
3347. Dom K Vu, Canberra, Australia
3348. Lizzie L Vu, Canberra, Australia
3349. Quyen N Trinh, Canberra, Australia
3340. Nhuan T Vu, Canberra, Australia
3341. Tung T Trinh, Canberra, Australia
3342. Toan T Trinh, Canberra, Australia
3343. Tien T Trinh, Canberra, Australia
3344. Minh Q Nguyen, Canberra, Australia
3345. Đỗ Văn Thường, Kỹ sư,  Quảng Lĩnh, Quảng Xương, Thanh Hóa
3346. Mai Văn Tiệm, Kỹ sư xây dựng, Hoàng Mai, Hà Nội
3347. Phạm Văn Khoa, Nha Trang, Khánh Hòa
3348. Bùi Xuân Định, Gainesville, Florida, USA
3349. Mai Xuân Ninh, Nhân viên văn phòng, Sài Gòn
3350. Nghĩa Nguyễn, Kỹ sư mạng, San Jose, CA, USA
3351. Võ Minh Khoa, Công nhân, Newhope Apt.6, Santa Ana, CA 92704, USA
3352. Vũ Văn Vân, Kỹ sư, Hà Đông, Hà Nội
3353. Trần Ngọc Dụng, Giảng viên đại học, Garden Grove, CA, USA
3354. Tan Nguyen, Garden Grove, CA, USA
3355. Trần Thế Hưng, Kỹ sư xây dựng, Hoàng Mai, Hà Nội
3356. Lê Trường Sơn, Tài xế, Sài Gòn
3357. Ngô Thị Ngân, Thợ may, Sài Gòn
3358. Nguyễn Đăng Thanh, Kế toán, Đảng viên đảng Cộng sản, Đồng Quang, Thái Nguyên
3359. Võ Trương Đức Nhân, Sinh viên, Đà Nẵng
3360. Tống Thắng, Đa Kao, Quận 1, Sài Gòn
3361. Vic Phan, Toronto, Canada
3362. Nông Văn Út, Croos Keys Rd., Brahma Lodge, SA 5109, Australia
3363. Lý Liễu Nhiên, Giáo viên, Sài Gòn
3364. Luật sư Nguyễn Bình Minh, Đồng Nai
3365. Lê Sơn,Nhân viên văn phòng, Sài Gòn
3366. Nông Văn An, Sydney, Australia
3367. Thuy T Nguyen, San Jose, CA, USA
3368. Quyen Vu, Kỹ sư điện toán, Fremont, California, USA
3369. Hồ Văn Thân, Bình Hưng, Bình Chánh, Sài Gòn
3370. Nguyễn Mậu Trinh, Dược sĩ, Maryland, USA
3371. Đức Nguyễn, Poway, San Diego, CA 92064, USA
3372. Nguyễn Duy Châu, Bankstown, NSW, Australia
3373. Nhà thơ Bùi Minh Quốc, Nguyễn Thượng Hiền, Đà Lạt
3374. Nguyen Huu Tieu Quyen, Lawenrenceville, GA, USA
3375. Linh mục Paul Văn Chi, Sydney, Australia
3376. Nguyễn Như Hùng, Quận 9, Sài Gòn
3377. Luật sư Nguyễn Toàn, Sydney, Australia
3378. Nguyễn Thị Hảo, Facebook Hao Nguyen, Hải Dương
3379. Bút Sử, Freelance Writer, CA, USA
3380. Trần Hữu Nhân, Hoàng Mai, Hà Nội
3381. Cuc K Tran, Arlington, Texas, USA
3382. Thuy Dang, Forth Worth, Texas, USA
3383. Thọ Trần, Hartford, Connecticut, USA
3384. Văn Thành, Cử nhân Quản trị Kinh doanh, xã Vĩnh An, Phú Vang, Huế
3385. Nguyễn Hữu Bảo, Cán bộ hưu trí, Hà Nội
3386. Nguyễn Thúy Như Hương, Giáo viên Mebourne, Victoria, Australia
3387. Nguyễn Quốc Hưng, sinh viên trường ACU, Victoria, Australia
3388. Phạm Quang Cảnh, Facebook Quang Cảnh, Bình Hưng Hòa, Bình Tân, Sài Gòn
3389. Tăng Phan Thanh Hiệp, Kỹ sư, Sài Gòn
3390. Trần Kim Liên F.M.V, Thuộc Tu hội Gia đình Mẹ Maria Thăm Viếng Houston, Texas, USA
3391. Nguyễn Thị Nhan Hương, Dân oan Mỹ Tho
3392. Nguyễn Thị Xương, Dân oan Gò Công, Mỹ Tho
3393. Đỗ Quang Thắng, Kỹ sư, Hưng Hà, Thái Bình, Việt Nam
3394. Trần Ngọc Ẩn, Cần Thơ
3395. Nguyễn Thanh Huyền, Brisbane, Australia
3396. Dai Xuan Bui, Running Pump Lancaster, PA, USA
3397. Charles Truong, Fairfax, Virginia, USA
3398. Vinh Thanh, Hưu trí, Temecula, California, USA
3399. Lê Thị Năm, Melbourne, Australia
3400. Nguyễn Kế Hoàng Minh, Kevin Minh Nguyen, Thủ Đức, Sài Gòn
3401. Nguyen Van Hung, Los Angeles, California, USA
3402. Doan Hong Cam, Alamo St Pinole, CA 94564, USA
3403. Tu Nguyen Doan, Alamo St Pinole, CA 94564, USA
3404. Võ Hiển, Massachusette, USA
3405. Lương Nhật Huy, Corinda St., John Park, Sydney, USA
3406. Hoai Bac Tran, Manager, Houston, Texas, USA
3407. Võ Kiến Thế, Quân nhân phục viên, Ngư dân Sa Huỳnh, Quảng Ngãi
3408. Nguyễn Hùng Phú, Kỹ thuật viên, Austin, Texas, USA
3409. Nguyễn Đạt, Kiến trúc sư, Fullerton, CA 92831, USA
3410. Nguyễn Văn Thân, Panorâm City, California, USA
3411. Đỗ Anh Tuấn, Facebook Tuấn Đỗ, Kinh doanh, Xuân Hòa, Phúc Yên, Vĩnh Phúc
3412. My Linh Thi Vo, Panorama City, California, USA
3413. Bùi Viết Thạc, Westminster, CA, USA
3414. Nguyễn Đắc Lộc, Kỹ sư môi trường, Đà Nẵng
3415. Nguyễn Trọng Hải, Thất Kê, Lạng Sơn
3416. Đỗ Hữu Nghiêm, Oakland, CA 94606, USA
3417. Nguyễn Văn Đức, Bác sĩ, Arcadia, California, USA
3418. Nguyễn Thế Hùng, Nghi Tàm, Hà Nội
3419. Tào Nguyễn, Michigan, Iowa, USA
3420. Nguyễn Minh Hải, Kỹ sư xây dựng, Lái Thiêu, Thuận An, Bình Dương
3421. Tuan Duc Truong, IT Consultant, Đại học California, East Bay, CA, USA
3422. Nguyễn Phương Anh, Chuyên viên nội dung website, Cầu Giấy, Hà Nội
3423. Phan Đình Hào, Sinh viên, Sài Gòn
3424. Biện Quang Thanh, Công nhân, Xã Tân Hoành, Tân Kỳ, Nghệ An
3425. Luật sư Trần Thị Thu Trang, Yên Hoa, Tây Hồ, Hà Nội
3426. Thomas Tam Bui, Anheim, California, USA
3427. Lý Văn Hợp, Phoenix, Arizona, USA
3428. Mai Thị Minh, Phoenix, Arizona, USA
3429. Hoàng Thiện Ý, Seatle, Washington, USA
3430. Hoàng Jamie, Seatle, Washington, USA
3431. Nguyễn Brenda, Garden Grove, California, USA
3432. Trâm Phương-Tương, Austin, Texas, USA
3433. Liet Ky Huynh, El Monte, California, USA
3434. Angela Nguyen Le, Nha sỹ, Laredo, Texas, USA
3435. Lê Anh Kiệt, Laesen PL, Santa Clara, CA 95051, USA
3456. Lê Quốc Bảo, MS Sinh viên, Đại học Yeungnam , 214-1 Dae-dong,Gyeongsan-Si, Hàn Quốc
3457. Tiffany Dieu, Toronto, Canada
3458. Nguyễn Thế Phương, Toronto, Canada
3459. Nguyễn Ngọc Trinh, Kỹ sư điện toán, Munich, Đức
3460. Thanh Lam, Kỹ sư, Virginia, USA
3461. Đo Nhan, San Jose, California, USA
3462. Nguyen Tu Anh, Orange, California, USA
3463. Vũ Kim Trọng, Kansas, USA
3464. Chung Thị Năm, Missisauga, Canada
3465. Thong Nguyen, Kỹ sư, Fishers, Indiana, USA
3466. Khoi Thien Nguyen, Slidell, Louisiana, USA
3467. Minh Ha Pham, San Jose, CA, US
3468. Quach Hong Huong, Fullerton, California, USA
3469. Truong Tuan Tham, Fullerton, California, USA
3470. Dương Quang Phúc, Kỹ sư, thị trấn Bến Lức, Long An
3471. Nguyễn Nhựt Dân, phường 2, Phú Nhuận, Sài Gòn
3472. Nghiêm Quang Vinh, Cán bộ hưu trí, Cầu Giấy, Hà Nội
3473. Kiều Báu, Tư vấn tài chính, Los Angeles, California, USA
3474. Sĩ Nguyễn, Acorn Dr, PA 18608, CA
3475. Bảo Khánh, Đài Vietnam Sydney Radio, Australia
3476. Nguyễn Trọng Hòa, Cử nhân sinh học, Kon Tum
3477. Nguyễn Huy Nhựt, Phan Rang, Ninh Thuận
3478. Nguyễn Mai, Glenville Drive, Pearland, Texas, USA
3479. Lê Ngọc Sơn, Công nhân, Vũng Tàu
3480. Thành Đỗ, Kỹ sư Điện tử, Paris, Pháp
3481. Long Tran, Facebook Binh Luan, Canada
3482. Lê Mạnh Cường, Kỹ thuật viên IT, Ninh Bình
3483. Nhà báo Huỳnh Việt Lang, Bangkok, Thái Lan
3484. Hồ Thị Ngọc Châu, Los Banos, California, USA
3485. An Le, Doanh nhân, Blogger, San Diego, California, USA
3486. Cuong Nguyen, Thợ máy, Union City, California, USA
3487. Nguyễn Quang Hiển, Nhân viên kỹ thuật viễn thong, Sydney, Australia
3488. Hồng-Trang Nguyễn, Kế toán, Burnaby, BC, Canada
3489. Nương Phạm, Công nhân, Hanover St. PA 17046, USA
3490. Kim Long Hoàng, Công nhân, Hill St., PA 17046, USA
3491. Diane Hoàng, Công nhân, Hill St., PA 17046
3492. Luân Ngô, Công nhân, York St., PA 17042
3493. Mỹ Hạnh Hoàng, York St. PA 17042, USA
3494. David Ngô, Sinh viên, York St. PA 17042, USA
3495. Đặng K. Hùng, CAD/CMD Research and Development, California, USA
3496. Nguyen Jonathan Linh, SE Hillside City, Happy Valley, Oregon 97086, USA
3497. Khổng Hữu Cường, Học sinh, Vĩnh Bảo, Hải Phòng
3498. Nguyễn Mạnh Thưởng, 22848 Norderstedt, Đức
3499. Lê Thị Phương Uyên, Hermesweg 29, Hamburg, Đức
3500. Nam Son Chongo – Bếp trưởng, Bangkok, Thái Lan
Danh sách sẽ được tiếp tục cập nhật.

Copy từ: Huỳnh Ngọc Chênh

NỖI BỨC XÚC CỦA MỘT DƯ LUẬN VIÊN KHI ĐỌC BÀI “KHÔNG THỂ ÁP ĐẶT” TRÊN BÁO QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN

Thật chẳng hiểu thế nào!
Chẳng thể nào hiểu nổi, một tờ báo lớn như Quân đội nhân dân lại giao cho cặp vô danh tiểu tốt Phương Anh – Ngọc Vân viết bài về chủ đề Hiến pháp, rất quan trọng và cực kỳ nhạy cảm, như bài Không thể áp đặt.
Về bề dày kinh nghiệm và học thuật Mác – Lênin trong nghề viết báo, nghề lý luận chính trị, cặp Phương Anh – Ngọc Vân chưa hề có tên tuổi, chưa từng nổi tiếng. So với những anh cả, anh hai danh tiếng vang lừng trong lĩnh vực này như Nguyễn Viết Thông, Trần Đăng Thanh, Nguyễn Thanh Tú… thì Phương Anh – Ngọc Vân còn lâu mới được gọi là học trò, chứ chưa nói là học trò yêu, học trò quí.
Vậy mà cặp tác giả này vẫn cứ “liều mình như chẳng có”, múa bút nhơn nhơn. Thật không còn biết mình là ai nữa.
Trước hết nói về tiêu đề bài báo “Không thể áp đặt”. Chẳng người nào có chút học hành lại dùng từ áp đặt để nói về việc các thế lực thù địch “áp đặt” cho chính quyền, cho Nhà nước ta phải làm điều này điều nọ. Áp đặt là một sức ép từ trên xuống, từ nơi có quyền lực xuống kẻ yếu hèn. Khi không có đủ lý lẽ, không còn tình cảm thì kẻ bề trên thường áp đặt cho người bên dưới, buộc phải làm điều hắn ta muốn. Bao giờ cũng vậy, đã gọi là áp đặt thì không thể có tính thuyết phục. Người bị áp đặt vốn ở thế yếu, buộc phải làm điều họ không muốn, mà chẳng hề tâm phục khẩu phục cái kẻ bề trên kia. Theo cái lẽ ở đời, chỉ có chính quyền mới có được cái quyền lực để áp đặt cho nhân dân, chứ làm gì có chuyện ngược lại.
Ấy thế mà cặp tác giả “non trẻ” Phương Anh – Ngọc Vân cứ khơi khơi giật tít “Không thể áp đặt” một cách ngon lành, trong khi chỉ muốn nói một điều mà các phương tiện truyền thông của trong bộ máy tuyên truyển khổng lồ của ta ngày nào cũng nói, đó là không thể loại bỏ điều 4 ra khỏi hiến pháp, không thể chuyển nhà nước ta từ độc đảng thành đa đảng.
Phần nội dung của bài thì nhạt hơn nước ốc. vu vơ vút vít, lặp đi lặp lại những điều không thể sáo mòn hơn của bao tờ báo khác. Cứ tuyên truyền theo cách này là hỏng, cực kỳ phản tác dụng. Người dân mong đợi những gì mới mẻ, có lý, có tình. Cái kiểu lý luận cù cưa như Phương Anh – Ngọc Vân thì thật phí công in báo. Đã thế, cặp tác giả này còn rất ẩu tả, phang bừa những câu hồ đồ về chính trị, sai trái về ý nghĩa. Có thể dẫn ra vài ví dụ:
- Chế độ đa đảng chỉ là sự phản ánh tương quan lực lượng chính trị, chứ không phải là “sự lựa chọn không ngoan của lực lượng chính trị chiến thắng” như họ từng rêu rao.
- Điều 4, chỉ là sự phản ánh thực tiễn lãnh đạo Nhà nước và xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam trên một nửa thế kỷ qua. Điều 4 trước hết là trọng trách của Đảng trong việc bảo vệ thành quả cách mạng của nhân dân ta; là tiền đề, điều kiện để Đảng làm tròn sứ mệnh lịch sử xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Mấy cái "chỉ là" nêu trên cho thấy cặp tác giả này đang thiếu i-ốt một cách trầm trong. Hơn nữa , một điều vô cùng sơ đẳng, đó là Hiến pháp luôn luôn là bản khế ước của xã hội, là văn bản pháp luật cao nhất. Cho nên nói rằng “chỉ là sự phản ánh thực tiễn lãnh đạo…”, “là trọng trách…”, “là tiền đề, là điều kiện…” tức là đã bóp méo ý nghĩa của Hiến pháp. Lập luận như thế thật hồ đồ ấu trĩ, thậm chí là phản động. Hèn gì các thế lực thù địch rất coi thường khinh rẻ trình độ lý luận của các nhà ný nuận của ta.  
Nhưng luận điệu xằng bậy nhất, hàm hồ nhất và cũng phản động nhất mà cặp tác giả đã tung ra trong bài là: “Đảng Cộng sản Việt Nam không đưa ra các quyết định buộc Quốc hội và Chính phủ phải thực hiện”.
Phải chăng tác giả muốn xóa bỏ vai trò lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện của Đảng? Đảng không lãnh đạo Quốc hội và Chính phủ của VN thì chẳng lẽ lại đi lãnh đạo Quốc hội và Chính phủ nước khác? Quốc hội và Chính phủ VN đã thực hiện bao nhiêu đường lối, chủ trương, quyết sách lớn, nếu không phải là của Đảng thì còn của ai? Cặp tác giả này bàn về Đảng cầm quyền mà lại ẩu tả, không có lập trường, không có tính đảng, tính giai cấp đến mức này a?  Phản động đến thế thì hết thuốc chữa. Đã phản động lại còn tỏ ra nguy hiểm.
Với niềm bức xúc vô hạn của một dư luận viên, đề nghị báo QĐND kiểm điểm nghiêm túc về mặt lập trường tư tưởng đối với cặp tác giả Phương Anh – Ngọc Vân, không cho viết báo 1 năm. Trong một năm đó hãy thuyên chuyển Phương Anh – Ngọc Vân sang công tác bỏ mối báo Quân đội nhân dân đến các sạp báo trên toàn quốc để thử thách nhận thức chính trị và chứng tỏ năng lực. Cũng đồng thời để bản báo quan tâm theo dõi số liệu, qua đó thấy được sức hút của báo Quân đội nhân dân đối với nhân dân như thế nào.
Nếu chẳng may kết quả là nhân dân không mặn mà với bản báo thì tốt nhất nên đổi tên báo Quân đội nhân dân thành báo Quân đội cho nó nhanh, đỡ lằng nhằng ! Nhân dân cũng không còn thắc mắc vì bị cưỡng chiếm thương hiệu !

Dư luận viên VO VĂN VE

Copy từ: Tâm Sự Y Giáo 

Internet giúp người dân « bớt sợ hãi »


Giải thường Netizen - Công dân mạng 2013 của RSF và Google
Giải thường Netizen - Công dân mạng 2013 của RSF và Google

Trọng Thành
Ông Huỳnh Ngọc Chênh, chủ nhân một blog được nhiều cư dân mạng Việt Nam theo dõi, vừa mới được đề cử làm ứng viên giải thưởng Công dân mạng – Netizen 2013. Mong muốn đưa những thông tin trung thực, cùng những suy nghĩ cá nhân về một xã hội, mà nhiều quyền tự do căn bản của công dân không được tôn trọng, đã khiến blogger Huỳnh Ngọc Chênh phải chịu một số áp lực, tuy nhiên ông vẫn tha thiết theo đuổi con đường đã chọn.

Netizen là giải thưởng do tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF), có trụ sở tại Pháp, phối hợp với tập đoàn Google trao tặng hàng năm vào ngày 12/03/2013 để biểu dương những người có công trong việc vượt qua kiểm duyệt, thúc đẩy tự do ngôn luận trên mạng internet.
Blogger Huỳnh Ngọc Chênh, vốn là một nhà báo kỳ cựu của tờ Thanh Niên. Ít lâu trước khi về hưu, ông đã dành nhiều tâm huyết cho trang blog cá nhân. « Huỳnh Ngọc Chênh. Đôi lời tâm sự lúc buồn vui » - tên và hàng tựa của blog - là trang mạng theo sát các biến chuyển xã hội – chính trị tại Việt Nam trong những năm gần đây.
Mong muốn đưa những thông tin trung thực, cùng những suy nghĩ cá nhân về một xã hội, mà nhiều quyền tự do căn bản của công dân không được tôn trọng, đã khiến blogger Huỳnh Ngọc Chênh phải chịu một số áp lực. Cuối năm 2011, ông từng chấp nhận chia tay với trang blog, qua bài « Lời cuối chân thành », nhưng chỉ ít tuần sau ông lại trở về với thế giới mạng, vì biết không thể sống thiếu blog. Một trong những điều tâm đắc của blogger về sức mạnh của thế giới mạng là : « suy nghĩ của người dân càng ngày càng cởi mở hơn, mọi người càng ngày càng bớt sợ hãi hơn. (…) các luồng thông tin từ giới blog (…) giúp cho người dân bớt sợ hãi, biết giành được cái quyền mà bản thân mình có, để nói lên tiếng nói tự do của mình (…) ».
RFI xin chuyển đến quý vị phần phỏng vấn nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh (Sài Gòn), nhân sự kiện này.
Blogger Huỳnh Ngọc Chênh
 
03/03/2013
 
 
RFI : Xin ông cho biết cảm tưởng của ông sau khi biết tin có mặt trong danh sách đề cử giải Công dân mạng.
Blogger Huỳnh Ngọc Chênh : Được đề cử trong 9 người, ban đầu tôi cũng hơi bất ngờ, nhưng rồi cũng thấy vinh dự vì được mọi người tin tưởng, đồng tình để giới thiệu như vậy, nhưng rồi thấy cũng phần nào lo lắng. Lo là mình thấy mình cũng chưa xứng đáng với nhiều người cũng hoạt động trên lĩnh vực blog ở Việt Nam. Nhiều người cũng làm đã lâu, cũng có tiếng tăm. Cũng lo lắng là liệu mình có xứng đáng về lâu, về dài, trong tương lai mình có xứng đáng để giữ được lòng tin của mọi người dành cho mình hay không.
Và cũng phần nào lo lo là sau đó mình lại khó khăn trong việc viết lách. Dĩ nhiên mình viết là để thể hiện những suy nghĩ của mình. Nhưng những suy nghĩ của mình cũng khác với các đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước hiện nay. Cho nên, về lâu dài, sợ sẽ khó hơn.
RFI : Trước mắt là, từ khi có tin này cho đến giờ, trong nước đã có phản ứng như thế nào, và ông cảm thấy có gì bị phiền hà không ?
Blogger Huỳnh Ngọc Chênh : Trước hết là được phản ứng từ giới bạn bè, thân hữu, lạ cũng như quen, qua mạng, qua facebook, qua điện thoại, chúc mừng ; gửi gắm, chúc mừng, hoan nghênh. Còn phản ứng tiêu cực thì chưa thấy. Về phía chính quyền thì cũng mới quá, mới thứ bảy, chủ nhật đây, thì chắc cũng chưa có động tĩnh gì. Và cũng hy vọng là cũng chẳng có phản ứng tiêu cực gì với mình.
RFI : Ông nhận xét như thế nào về tình trạng kiểm duyệt mạng và kiểm duyệt nói chung ở Việt Nam hiện nay ?
Blogger Huỳnh Ngọc Chênh : Về tự do ngôn luận, thì ở Việt Nam đang bị kiểm soát, vì tất cả hệ thống truyền thông, các công ty truyền thông thì đang trực thuộc vào Nhà nước, được đảng viên nắm giữ, làm theo mệnh lệnh, chỉ thị của tổ chức đảng, cho nên những tiếng nói mà nó khác với ý kiến của Đảng, có lẽ không được đưa lên trên mặt báo, trên công luận. Cho nên có giới blogger, với lại có mạng xã hội, để người ta đưa tiếng nói của người ta lên, thì người dân cũng có những suy nghĩ cũng khác, chứ không thể một chiều, một hướng theo đường lối của Đảng. Và nhờ cái hệ thống đó, mà các ý kiến khác càng ngày càng được đưa lên nhiều. Và một phần nào đó, cái tự do ngôn luận cũng đã được thực hiện. Dần dần người ta đòi được quyền tự do đó, và kèm theo tự do ngôn luận mà các tự do khác được đi theo, nhờ hệ thống blog, hệ thống mạng.
Đến bây giờ cũng có những ngăn chặn bằng tường lửa, bằng chặn đường truyền, bằng nhiều cách này cách khác để giảm thiểu của các blog, của các mạng xã hội. Tức là làm hạn chế quyền tự do ngôn luận của người dân thông qua mạng internet. Nhưng ngược lại, người dân cũng có nỗ lực chống lại chuyện đó. Bằng cách vượt tường lửa, bằng cách truyền cho nhau những kinh nghiệm, bằng cách share cho nhau những bài vở hay, những ý kiến hay, như vừa rồi ý kiến của anh Kiên phát biểu, trao đổi lại với tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đấy, được lan rộng với tốc độ rất nhanh, đi vào hầu hết giới cộng đồng mạng. Ai cũng có thể đọc, ai cũng có thể biết. Và người ta đã lập ra một cái nhóm ủng hộ ý kiến đó, thông qua cái Tuyên bố Công dân. Thì thấy rằng tác dụng của mạng internet rất tốt cho việc truyền bá tự do ngôn luận.
RFI : Động lực nào khiến ông dấn thân vào một lĩnh vực có nhiều trở ngại này, như ông từng chia sẻ ?
Blogger Huỳnh Ngọc Chênh : Từ sau 1975, tôi đã tham gia vào hệ thống của Nhà nước, qua công việc dạy học. Dạy học cũng là công chức. Trong hệ thống tôi bắt đầu tôi thấy ra những cái nghịch lý, những cái sai trái, mà có thể làm chậm phát triển đất nước. Từ năm 88, tôi đã có những bài viết « Việt Nam xứ sở của nghịch lý » hay là « Việt Nam thời phung phí » chẳng hạn, để phản biện lại cái đường lối, chính sách kinh tế bao cấp sai trái của Nhà nước.
Và từ đó đến giờ, tôi tiếp tục quan sát và nghĩ rằng, phải có cách phát triển kinh tế khác, và thông qua một cái thể chế chính trị khác. Chứ đi theo cái đường lối này, thì càng ngày sẽ càng sai. Trong thời gian làm báo, tôi có điều kiện để tiếp cận hiểu hơn cái thực tiễn của Việt Nam, mà đi theo con đường « chủ nghĩa xã hội », càng ngày nó càng sai. Mặc dầu có đổi mới về kinh tế, nhưng đổi mới vẫn chưa hết, chưa tới nơi. Kinh tế trong cái áo chính trị cũ, thì cũng không thích hợp. Do đó, cần phải có một thể chế dân chủ để tạo điều kiện cho người dân tham gia đóng góp hết sức mình cho sự phát triển của đất nước, để giúp đất nước phát triển tiến lên. Cái mục tiêu đó thì hình như nằm lòng trong mọi người dân Việt Nam, ai cũng muốn như vậy. Ai cũng muốn đất nước mình càng ngày càng phát triển nhanh, theo kịp các nước xung quanh. Thì đó là cái động lực thôi thúc tôi nghĩ đến cái chuyện viết lách, rồi cổ súy cho một định chế dân chủ ở Việt Nam và một đường lối kinh tế tương đối phù hợp với sự phát triển chung của thời đại.
RFI : Ông từng là nhà báo trong hệ thống truyền thông chính thức, mà như nhiều người nghĩ đây là hệ thống buộc người ta phải nói theo, và né tránh những vấn đề của thực tại. Bây giờ, khi mà ông trở thành một « nhà báo tự do », tự do phát biểu và bày tỏ ý kiến của mình, ông có phải vượt qua những trở lực trong quan niệm của chính mình hay không ?
Blogger Huỳnh Ngọc Chênh : Nếu như từ năm 88, mà tôi làm báo, thì có lẽ tôi cũng không viết được bài « Việt Nam xứ sở của nghịch lý ». Khi tôi làm báo, vào trong hệ thống báo chí này, thì dĩ nhiên, tôi hơi bị những ràng buộc. Những ràng buộc nó làm cho mình « tự định hướng » bản thân trong khi viết lách, không thể viết được những bài như « Việt Nam xứ sở của nghịch lý ».
Trong những năm đấy, tôi làm giáo viên chứ không làm báo, cho nên cái suy nghĩ của tôi được tự do, mà tôi suy nghĩ thế nào, tôi viết thế đó.
Còn trong thời gian tôi làm cho báo Thanh niên, thì tôi có những suy nghĩ, những bài vở, những này khác, nhưng dần dần mình cũng bị định vào cái hướng chung, vì những gì mình suy nghĩ khác, thì không được đăng. Rồi nằm trong bộ máy đó, thì mặc dầu những suy nghĩ này khác, mình có những nhận định không theo một hướng chung, nhung những cái đó mình chỉ nghĩ trong đầu, trong nhật ký, trong sổ ghi chép phóng viên, chứ không đưa lên mặt báo được. Chính những tích lũy đó càng lúc càng nhiều, sau đó có blog để mà tâm sự, để mà giãi bày, thì những suy nghĩ tôi đã ghi chép từ lâu rồi bắt đầu bộc lộ ra, thông qua những cái đó mà bộc lộ ra được, như những bài sau này. Dĩ nhiên, bây giờ không còn làm báo nữa, nhưng mà viết tự do trên blog của mình dễ hơn. Mình nghĩ thế nào, viết thế đó. Vấn đề thử thách, đó chính là kiến thức của mình, Mình phải biết vượt qua mình, vượt qua các trở ngại, mà mình lại không đủ điều kiện để tiếp xúc, như hồi làm báo nữa. Cái khó khăn nhất bây giờ là điều đó.
RFI : Trong thời gian tới, trang blog của ông sẽ tập trung vào những điểm gì ?
Blogger Huỳnh Ngọc Chênh : Thật ra thì, cái blog của tôi, như tiêu đề của nó là « tâm trạng lúc buồn vui », là tôi phát triển từ những cái ghi chép khi tôi làm báo. Tôi phát triển nó ra như là một cái tâm sự, chứ cũng không nghĩ nó là một cái gì ghê gớm. Cái tâm sự này được cái là, nhờ qua internet mà chia sẻ được với bạn bè, và cũng đón nhận được những ý kiến, chia sẻ của bạn bè khắp nơi gửi về, và tạo cho mình những cảm hứng mới hơn, và cũng giúp cho mình có được những thông tin.
Từ hồi ấy đến giờ, khi viết tôi cũng chăm vào cổ súy cho nhân quyền, cho những quyền tự do của con người, mà pháp luật đã khẳng định. Và Việt Nam đi vào tham gia các tổ chức thế giới cũng cam kết bảo vệ những quyền đó, nhưng thực tế ở Việt Nam những quyền đó lại không được công nhận. Mục tiêu của tôi vẫn là đấu tranh cho nhân quyền, các quyền tự do căn bản của con người, cho những định chế dân chủ để giúp đất nước phát triển tốt hơn. Dĩ nhiên là cũng có những bình luận về vài sự kiện xảy ra, để nói ý mình về những sự kiện đó. Và xuyên suốt cũng vẫn là vấn đề nhân quyền và vấn đề dân chủ.
RFI : Trước khi chia tay với thính giả, ông có chia sẻ gì thêm ?
Blogger Huỳnh Ngọc Chênh : Tôi thấy có một chút lạc quan, suy nghĩ của người dân càng ngày càng được cởi mở hơn, rồi mọi người càng ngày càng bớt sợ hãi hơn. Cái đó cũng do tác động của những luồng thông tin, từ giới blog, những báo đài, từ bên nước ngoài, giống như RFI chẳng hạn. Rồi các ý kiến của các nhân sĩ, trí thức… Những cái đó cũng tác động và làm cho người dân càng lúc càng bớt sợ hãi và biết giành được những quyền mà bản thân mình có, nói lên tiếng nói của tự do của mình, không còn ngần ngại nữa.
Thì tất cả những cái đó đang dần dần càng ngày, tôi thấy rằng, phát triển tương đối tốt đẹp. Mong rằng : Mọi người cũng nên hiểu và nắm được những quyền đó của mình. Đừng ngần ngại ! Mình đòi những quyền tự do mình có. Mình đòi trong khuôn khổ pháp luật, thì Nhà nước không làm gì được mình. Thế nên, không phải sợ hãi !
RFI xin cảm ơn nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh



Copy từ: RFI

'Nhiều nhà báo nghĩ như anh Kiên’


Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên
Cộng đồng mạng đã xuất hiện phong trào ủng hộ nhà báo Nguyễn Đắc Kiên
Nhà báo tự do Trương Duy Nhất nói với BBC rằng ông ‘ủng hộ’ hành động của ông Nguyễn Đắc Kiên và cho biết trong nước ‘có rất nhiều nhà báo’ cũng có cùng suy nghĩ như ông Kiên.
Trước đó, hôm 26/2, nhà báo Nguyễn Đắc Kiên đã bị Ban biên tập báo Gia đình và xã hội sa thải vì đã đăng tải bài viết phản biện lại Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sau khi người đứng đầu Đảng lên án ý kiến đòi sửa đổi điều 4 Hiến pháp là ‘suy thoái đạo đức’.

‘Tôi không dám viết’

“Thật tình khi đọc cái đó tôi bất ngờ lắm,” ông Nhất nói, “Là một nhà báo đã từ bỏ thẻ nhà báo rồi tôi cũng không dám viết những điều như anh Kiên viết huống hồ anh Kiên còn trong biên chế nhà nước.”
Ông cũng nói ông ‘ủng hộ’ hành động của ông Kiên vì ‘xã hội cần những con người như anh Kiên’ mà ông mô tả là ‘người không sợ’.
“Anh Kiên thừa biết hậu quả xảy ra nên việc đó (bị đuổi việc) đối với anh là nhẹ chứ chẳng có gì bất ngờ,” ông Nhất nói, “Điều đó chứng tỏ rằng con người ta có những lúc khát khao phải nói lớn hơn chuyện công việc. Tù tội cũng chẳng là cái gì cả.”
Cũng theo ông Nhất thì những bạn bè nhà báo mà ông trao đổi ‘phần lớn đều ngả mũ kính phục anh Kiên’.
“Họ không dám nói ra thôi nhưng trong thâm tâm họ kính phục,” ông cho biết.
Khi được hỏi các nhà báo trong nước có những người có suy nghĩ như ông Nguyễn Đắc Kiên hay không, ông Nhất nói là ‘có rất nhiều’, trong đó có cả ‘lãnh đạo và đảng viên’.
“Không phải là người ta không biết nghĩ đâu nhưng họ có dám vượt qua nỗi sợ hãi để viết những câu chữ như thế không lại là chuyện khác,” ông nói.
“Cũng như tôi cũng nghĩ được nhưng để viết như ông Kiên mặc dù là nhà báo tự do tôi cũng không dám viết.”

‘Vai trò kích hoạt’

"Tôi tin rằng sẽ có nhiều người. Ông Kiên chỉ là một giọt nước và tôi nghĩ sẽ có những giọt nước khác."
Nhà báo tự do Trương Duy Nhất
Ông Nhất cũng cho rằng với bài viết gây tiếng vang của mình, ông Kiên sẽ ‘kích hoạt’ để cho những người làm báo ‘vượt qua nỗi sợ hãi’.
“Tôi tin rằng sẽ có nhiều người,” ông nói, “Ông Kiên chỉ là một giọt nước và tôi nghĩ sẽ có những giọt nước khác.”
“Từng giọt nước rót rồi dần dần sẽ đầy.”
Riêng về động thái kỷ luật buộc thôi việc ông Kiên của báo Gia đình và xã hội, ông Nhất nói rằng ông không đồng ý với ông Kiên rằng ‘trong tình thế đó thì Ban biên tập phải làm như vậy.”
“Riêng điều đó tôi không nghĩ như anh Kiên. Nhiều nhà báo cũng nói như anh Kiên phải thông cảm cho ông tổng biên tập thế này thế nọ,” ông nói.
“Nếu nói như thế thì các ông tổng biên tập đã không vượt qua được nỗi sợ hãi như anh Kiên,” ông nói thêm.
Theo ông Nhất thì trong tình huống như thế, tổng biên tập nếu đủ tâm, đủ ý chí và đủ tài năng thì vẫn thuyết phục được cấp trên không kỷ luật ông Kiên vì ‘sẽ gây hại cho nhiều phía’.
“Động thái kỷ luật đó rất dở cho chính quyền và chỉ có tác động ngược,” ông Nhất nhận xét.


Copy từ: BBC