CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Tư, 10 tháng 4, 2013

TRUY BỨC ĐẾN BA ĐỜI?


Đứa bé một tháng tuổi và người mẹ trẻ nầy là tội phạm quốc gia cần phải trừng trị?

Thời phong kiến, vua tự cho mình là con trời, ai có ý gì không đồng tình với vua liền bị ghép vào tội phản nghịch, bị tru di đến ba họ và xử trảm đến ba đời.
Tưởng cái thời mông muội ấy đã qua, đất nước đi vào thời kỳ văn minh dân chủ, quyền con người được tôn trọng như pháp luật đã ghi, người dân có quyền nói lên bất kỳ ý kiến nào của mình, dù cho tiếng nói ấy có khác với đường lối của bất kỳ tổ chức hay cá nhân nào, miễn không vi phạm pháp luật.
Ấy vậy mà không phải như thế. Ông Huỳnh Ngọc Tuấn vì những bài viết đi ngược lại chủ trương đường lối của đảng cầm quyền cách đây trên mươi năm, đã phải bị đi tù.

Tưởng rằng chỉ mình ông làm thì ông chịu (dù không đúng). Nhưng không, các con ông đều bị liên lụy. Con gái lớn của ông là Huỳnh Thục Vy đã không vào được đại học, phải tự học ở nhà rồi sau đó bị biết bao điều phiền nhiễu kể ra không hết. Con trai ông là Huỳnh Trọng Hiếu, mới đây bị cấm đi ra nước ngoài một cách bất ngờ, khi đã ra đến sân bay, mà không cần có lý do chính đáng. Rồi mới đây nhất, con gái út của ông là Huỳnh Khánh Vy, được học bổng đi Úc thì bị gây cản trở một cách khó hiểu để rồi phải bỏ học.
Nhưng vẫn chưa hết, việc trả thù còn được đẩy đến tận cùng của sự ti tiện mà ngay cả quan lại nhũng nhiễu thời phong kiến thối nát cũng không thể nào hạ tư cách của mình xuống thấp hơn nữa để gây ra. Khi Huỳnh Khánh Vy lập gia đình, hai vợ chồng trẻ không dám ở trong nhà của ông Tuấn, nơi liên tục bị quấy nhiễu, bèn thuê một căn phòng tạm trú tại Đa Nẵng để tìm sự yên ổn cho sự ra đời của đứa con đầu lòng.
Thế nhưng thế hệ thứ ba của gia đình họ Huỳnh nầy vẫn không được yên ổn kể từ lúc chưa sinh ra đời. Chủ nhà cho đôi vợ chông trẻ thuê và đôi vợ chồng trẻ liên tục bị hạch sách quấy nhiễu. Đứa bé trong bụng mẹ phải liên tục theo mẹ di chuyển chỗ ở, từ khi thụ thai cho đến lúc chào đời, đến 5 lần.
Cuối cùng khi bé chào đời, hai vợ chồng trẻ phải đành đưa cháu về Tam Kỳ, nhà ông ngoại Tuấn để trú ẩn vì không còn chỗ nào để thuê được nhà dù biết về đây cũng chẳng an toàn gì.

Tội phạm một tháng tuổi?

Quả nhiên đúng như vậy, chỉ ở được vài đêm, nhà ông ngoại Tuấn liền bị bọn xấu (???) lén lút ném mắm tôm và cá thối vào nhà. Nôi đứa bé chưa tròn tháng tuổi cũng ướt đẩm nước cá thối. Đứa bé một tháng tuổi ấy cũng là tội phạm quốc gia hay sao?
Nếu xét thấy ba đời nhà ông Huỳnh Ngọc Tuấn đều có tội trước pháp luật thì cứ mang cả ba đời ấy ra xét xử và cần thiết cứ xử trảm hết kể cả đứa cháu ngoại chưa tròn tháng tuổi như thời phong kiến cho hả dạ. Còn nếu không căn cứ vào pháp luật để buộc tội được ba đời nhà họ thì hãy để họ sống tối thiểu cho ra những con người.
Chúng ta có còn đang sống trong thời đại văn minh và trong xã hội loài người hay không đây?
Xem nhật ký trên Facebook của Jane Hoàng Huỳnh Thục Vy để cảm nhận cái cùng cực của sự ti tiện mà ba đời nhà nầy phải gánh chịu.


Nửa đêm ngày 3 tháng 4 năm 2013, lúc cả gia đình đang ngủ, thì ba tôi nghe tiếng xe gắn máy trờ tới trước nhà, sát chỗ ông ngủ (phòng ngủ ba tôi ngay sát mặt đường làng). Sau đó, là tiếng ào ào, nước văng tung tóe và một mùi hôi thối kinh khủng bốc lên. Ba tôi bật dậy và thoáng thấy chiếc xe máy chở hai tên thanh niên rồ ga bỏ chạy. Cả nhà thức giấc và hiểu ra đó là trò bẩn thỉu của an ninh mà nhiều người bất đồng chính kiến đã từng phải chịu trước đây như cụ Hoàng Minh Chính, bà Trần Khải Thanh Thủy… và gần đây là chị Bùi Hằng. Nhân tiện, xin nhắc lại là trước đó, họ đã bỏ hai con rắn độc vào nhà tôi năm ngoái. Khi tôi làm việc với an ninh, tôi đã tố cáo họ dùng rắn độc hãm hại người nhà tôi. Tên an ninh Huỳnh Ngọc Truyền đã nói: “Gia đình mấy người làm gì để hàng xóm căm thù mà muốn giết mấy người đó thôi”. Vậy là cả đêm hôm qua, cả nhà tôi mất ngủ kẻ cả em bé chưa đầy một tháng tuổi, một sản phụ còn yếu và một cụ già 87 tuổi. Có một điều lạ là, những nhà hàng xóm xung quanh nhà mình mọi ngày cứ đến tối là thắp điện sáng trước cửa nhà, ngay sát đường. Nhưng đếm qua, cả ba nhà đó đồng loạt không thắp điện như mọi hôm.

Mắm thối được tạt vào ngôi nhà của thế hệ thứ nhất: Nhà ông Huỳnh Ngọc Tuấn

Dọn dẹp đến 4g sáng vẫn chưa hết mùi thối

Nước thối chảy ra khắp đường
Rứa là hết cả bao dủ dẻ của em gái mình. Người quê mình khi sinh đẻ xong hay uống thứ nước nấu từ thân cây dủ dẻ để bổ sung chất sắt. Đó là loại nước uống dân gian lâu đời và cũng rất thơm ngon. Nhưng cả bao dủ dẻ đã bị nước cá thối đổ vào tối hôm qua. Ba mình, em rể, em trai và cả chồng mình đã mất hai ngày để đi chặt những cây dủ dẻ hiếm hoi còn sót lại ở vùng quê mình đem về để dành. Cái nôi em bé chưa kịp nằm cũng ướt đẫm nước bẩn. Giờ cái phòng ba mình còn nguyên cái mùi như mùi tanh hôi như cái mùi ở những bến cảng cá. Ai đã từng sống gần những bến cá này mới biết được. Khổ kinh! Mình không tức giận, chỉ thấy buồn nôn. Cái mùi cá thối, tôm chết giống y như mùi của chế độ cộng sản. Cả nhà mình đang chuẩn bị tinh thần để chờ đón những đợt sách nhiễu tiếp theo. Xin cô chú bác, anh chị em yểm trợ tinh thần.
Phải di chuyển chỗ trọ 5 lần từ ngày mang thai đến ngày sinh
Thế hệ thứ 2 và thứ 3: Cậu và cháu không lúc nào được yên thân

Jane Hoang
Ngay 9 tháng 4

Cha mẹ bé phải chuyển chỗ trọ 5 lần khi mẹ bé mang thai bé. Bé sinh thiếu một tháng và bị 
vàng da.
 

Copy từ: Huỳnh Ngọc Chênh

KẾT QUẢ XỬ VỤ ÁN QUAN CƯỚP PHÁ NHÀ ANH ĐOÀN VĂN VƯƠN

Nguyên chủ tịch huyện Tiên Lãng lãnh 15 tháng tù treo

(TNO) 10 giờ 45 phút sáng nay (10.4), thay mặt HĐXX, Chủ tọa phiên tòa, thẩm phán Trần Thị Thu Hà (Chánh tòa hình sự, TAND TP.Hải Phòng) đã tuyên các mức án của vụ "Hủy hoại tài sản của gia đình ông Đoàn Văn Vươn".

>> Nguyên chủ tịch huyện được đề nghị hưởng án treo
 
Bị cáo Nguyễn Văn Khanh (52 tuổi, nguyên Phó chủ tịch UBND H.Tiên Lãng) bị tuyên mức án: 30 tháng tù giam.
Bị cáo Phạm Xuân Hoa (58 tuổi, nguyên Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường H.Tiên Lãng) mức án: 24 tháng tù (cho hưởng án treo).
Bị cáo Lê Thanh Liêm (50 tuổi, nguyên Chủ tịch UBND xã Vinh Quang) mức án: 24 tháng tù (cho hưởng án treo).
Bị cáo Phạm Đăng Hoan (53 tuổi, nguyên Bí thư Đảng ủy xã Vinh Quang) mức án: 15 tháng tù (cho hưởng án treo).
Các bị cáo trên đều bị tuyên án về tội "hủy hoại tài sản" theo qui định tại khoản 3 điều 143 Bộ luật Hình sự.
Vụ “hủy hoại tài sản” tại gia đình Đoàn Văn Vươn”: Nguyên Chủ tịch UBND huyện được hưởng án treo
Các bị cáo tại tòa - Ảnh: P.H.S
Bị cáo Lê Văn Hiền (56 tuổi, nguyên Chủ tịch UBND H.Tiên Lãng) mức án: 15 tháng tù, cho hưởng án treo về tội "thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".
Tại tòa, các bị cáo Hoa, Liêm, Hoan đều khai nhận đã giúp sức cho bị cáo Khanh phá dỡ tài sản gia đình ông Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý. HĐXX xét thấy, VKS truy tố các bị cáo hành vi “hủy hoại tài sản” là đúng người, đúng tội.
Tại tòa, bị cáo Nguyễn Văn Khanh không đồng ý với hành vi “hủy hoại tài sản” mà VKS đã truy tố ông. Bị cáo khai, không có mặt, không chỉ đạo việc phá dỡ tại gia đình ông Vươn, Quý. Bị cáo đề nghị được thay đổi sang tội danh “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.
Mặc dù bị cáo Khanh không đồng ý với hành vi VKS đã truy tố nhưng căn cứ lời khai của các bị cáo, lời khai của nhân chứng, các chứng cứ trong tài liệu điều tra đều thể hiện bị cáo Khanh đã có mặt và trực tiếp chỉ đạo phá dỡ nhà ông Vươn, Quý. HĐXX xét thấy hành vi VKS đã truy tố bị cáo Khanh là đúng pháp luật.
HĐXX cũng xét thấy, bị cáo Lê Văn Hiền khi đó với cương vị là chủ tịch UBND huyện nhưng đã thiếu trách nhiệm, không thực hiện đúng chức trách nhiệm vụ được giao, không kiểm tra, đôn đốc dẫn đến bị cáo Khanh và các bị cáo khác đã phá dỡ trái phép tài sản gia đình Vươn, Quý, gây thiệt hại hơn 295 triệu đồng.
P.H.S




Copy từ: Thanh Niên

Vụ ông Vươn: Giờ thì anh đến để làm gì?


Bà Nguyễn Thị Thương (phải) và Phạm Thị Báu (trái)
Ảnh: Phụ Nữ Online
Vừa đọc thư ngỏ của nhà báo Gia Hiền gửi ông Đoàn Văn Vươn, tôi lại nghĩ tới ngay bài hát của một thời có tên Giờ thì anh hứa để làm gì * nên xin đặt lại tựa cho bức thư.
 Trong bức thư có đoạn: "Đồng nghiệp của tôi, khi đến phỏng vấn vợ ông - bà Phạm Thị Báu - đã khóc, khi nghe những lời này: "Suốt thời gian qua, gia đình chúng em đã cố gắng kêu cứu nhiều nơi, nhưng không có ai trả lời. Chúng em làm thế này (chống đối bằng vũ lực) cũng chỉ để gây chú ý, để có ai đó nghe chúng em. Nhưng không ngờ sự việc đi xa thế. Giờ các anh về đây làm gì nữa...???"




Thư ngỏ gửi ông Đoàn Văn Vươn.

Kính gửi ông Đoàn Văn Vươn và những người trong gia đình!
Tôi viết những dòng này, khi bản án dành cho ông đã được tuyên, và dù có nhiều ý kiến ngoài phòng xử cho rằng mức án quá nặng - thì ông và những người trong gia đình, đã chấp nhận nó. Tôi nghĩ, ông sẽ không kháng án. Có lẽ, các ông đã chuẩn bị tinh thần nhận một mức án còn nặng hơn thế.
Đoàn Văn Vươn - cái tên của ông giờ đã trở nên nổi tiếng, rất nổi tiếng. Và vì tính điển hình của câu chuyện gắn theo, tên ông sẽ đi vào lịch sử. Mà lịch sử, thì chỉ ghi lại những gì đã diễn ra, không bình luận thiên kiến. Vì thế, rồi con cháu chúng ta sẽ đọc những dòng thế này: "Năm 2013, tháng 4. Đoàn Văn Vươn, can phạm chính trong vụ án liên quan đến thu hồi đất đai tại Tiên Lãng, Hải Phòng, lĩnh án 5 năm tù vì tội giết người".
Giết người - Sát nhân! Cái tội danh đáng sợ. Rồi ông sẽ qua 5 năm tù, so với đời người, cũng không quá dài. Nhưng cái án giết người, sẽ đeo đẳng dài hơn nhiều cuộc đời của ông. Bây giờ, là một tù nhân, điều khát khao lớn nhất của ông và gia đình, không gì khác là được tự do. Nghĩa là các ông chỉ quan tâm đến mức án, chứ không phải là tội danh (điều đó lý giải vì sao lời cuối cùng của em ruột ông - Đoàn Văn Quý - là xin giữ nguyên mức án cho anh trai). Nhưng 5 năm nữa ra tù, ông sẽ đối mặt với tội danh "giết người" ấy! (Là một con người, tôi quan tâm đến mức án; là một người làm báo, tôi quan tâm đến tội danh của ông).
Tôi tự hỏi, bây giờ các ông còn nghĩ đến mảnh đất mà mình đã đổ mồ hôi và cả máu ra để có được hay không? (Tôi dùng từ "có được" theo nghĩa từ "không" thành "có" của vật chất, nghĩa đen. Không có công sức của các ông, nơi đó giờ này vẫn là biển. Người dân cả huyện Tiên Lãng khẳng định điều này!). Tôi không thể tự trả lời được câu hỏi này. Nhưng tôi biết, câu chuyện sẽ thế nào nếu ngày 5/1/2012 ấy, ông và gia đình đã không chống đối. Đó là lựa chọn hành xử của nhiều người, trên tinh thần thượng tôn pháp luật.
Cho đến khi có hành vi phạm pháp, các ông cũng từng là những người có ý thức thượng tôn pháp luật. Trong nhiều năm, các ông đã nộp đơn thư nhiều nơi, cả cơ quan có chức năng giải quyết trực tiếp, lẫn các cơ quan báo chí. Các ông hẳn đã hy vọng, sẽ có ai đó phân xử, ai đó lắng nghe, ai đó bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. 


Nhưng...

Đồng nghiệp của tôi, khi đến phỏng vấn vợ ông - bà Phạm Thị Báu - đã khóc, khi nghe những lời này: "Suốt thời gian qua, gia đình chúng em đã cố gắng kêu cứu nhiều nơi, nhưng không có ai trả lời. Chúng em làm thế này (chống đối bằng vũ lực) cũng chỉ để gây chú ý, để có ai đó nghe chúng em. Nhưng không ngờ sự việc đi xa thế. Giờ các anh về đây làm gì nữa...???". Tôi cũng đã khóc, lúc đồng nghiệp tôi kể lại lời chua xót của bà Báu. Chúng tôi, những người làm báo, hơn lúc nào hết đã không tròn trách nhiệm của mình.
Bạo lực, đương nhiên, không bao giờ được xem là phương thức để giải quyết mâu thuẫn trong một xã hội nền tảng pháp trị. Nhưng để người dân phải dùng đến bạo lực để tự cứu mình, thì đó là khi luật pháp, và hệ thống hành pháp, phải xem lại mình.
"Bạo lực", "manh động", "chống đối"... những cái mác đó hoàn toàn không hợp để gắn cho người dân, cho những người nông dân. Những người lao động như ông, không cần gì khác ngoài thành quả lao động của mình. Thành quả lao động, chứ không phải thành quả bạo lực. Thứ thành quả gần đây nhất mà những người nông dân mang lại từ bạo lực, đã từ năm 1945 rồi!
Tôi xin không gán cho ông vai trò "người tiên phong" của bất cứ thứ gì (dù quả có vậy đi chăng nữa). Cái gì đúng, ông đã đúng, cái gì sai, ông đã sai, cái gì ông cho là cần làm, ông đã làm, và có lẽ ông cùng gia đình đã sẵn sàng trả giá. Cứu cánh của ông, chắc chắn không phải những thứ mà những người mang hy vọng khác gán cho ông. Vậy thì thật bất công, nếu vì thế mà làm những ngày tháng sắp tới của ông và người thân khó khăn hơn nữa! Và nói thẳng ra, thật man rợ nếu ai đó cổ suý cho nông dân lấy súng hoa cải, bình gas chống lại lực lượng vũ trang chính thống!
Tôi chỉ mong, thứ gì là của các ông sẽ lại thuộc về các ông, cũng như thứ gì các ông phải mất, đã mất.
Tôi không so chuyện của gia đình ông với vụ án cánh đồng Nọc Nạn năm xưa, dù có nhiều điểm tương đồng. Thời đại đã khác, chế độ đã khác, dân trí đã khác và công luận đã khác!
Nhưng, tôi chua xót thừa nhận rằng, hiện nay có nhiều trường hợp, người dân đã hành xử như ông, với nguyên nhân tương tự...
Thưa ông Vươn cùng gia đình, thay lời kết cho bức thư, tôi xin kể lại chuyện sau. Xin đừng xem đây như một hình thức xoa dịu, mà hãy xem như một dẫn chứng rằng: chúng tôi - những người làm báo - vẫn cố gắng tìm gặp, để lắng nghe. Và để lên tiếng, nếu có thể...
Một nông dân ở An Giang, sau khi mãn án tù vì chống người thi hành công vụ đã trả lời phỏng vấn tôi. (Gia đình bà ấy - vâng, cũng lại là một gia đình - đã kiên quyết không chịu di dời nhà của ông bà để lại, lấy đất cho một dự án công nghiệp. Trong một đợt cưỡng chế liên ngành, họ đã tạt nước sôi vào đội cưỡng chế. Bị xử tù giam, sau 1 năm ra trại, mảnh đất đã thuộc về khu công nghiệp, những người chủ nhà buộc phải nhận nhà tái định cư. Ngôi nhà mới, nằm trên phần đất của khu tái định cư...vượt lũ!).
- Trong tù, bạn tù hỏi tôi vì sao vào đây. Tôi đáp, ngày xưa ông bà có để cho tôi miếng đất. Vì thế mà tôi vào đây. Vì tôi có đất! - người đàn bà ấy kể.
Thưa ông Vươn và gia đình, lúc đó, nghe những lời đó, tôi đành im lặng".


GIA HIỀN**


* Một thời ở đây là của thế hệ 7x đời chót, 8x đời đâu thôi các cụ nhé. Bài hát có tựa Giờ thì anh hứ để làm gì của tác giả Nhất Trung do ca sĩ Ưng Hoàng Phúc thể hiện.
**  Nhà báo Gia Hiền là tác giả của bài thơ Thế hệ tôi, một thế hệ cúi đầu




Copy từ: Phairzios

Ông Vũ Văn Luân : Phiên tòa xử các quan chức Tiên Lãng là một trò hề


Bà Nguyễn Thị Thương trước ngôi nhà bị Công an Hải Phòng và chính quyền huyện Tiên Lãng phá trụi, 01/2012.
Bà Nguyễn Thị Thương trước ngôi nhà bị Công an Hải Phòng và chính quyền huyện Tiên Lãng phá trụi, 01/2012.
DR

Thụy My
 Như tin chúng tôi đã đưa, trong phiên tòa xử vụ « hủy hoại tài sản » của gia đình ông Đoàn Văn Vươn từ ngày 8 đến 10/04/2013, bốn quan chức của huyện Tiên Lãng chỉ bị đề nghị án treo. Riêng ông Nguyễn Văn Khanh, nguyên phó chủ tịch huyện, người từng phản đối việc cưỡng chế đất của gia đình Đoàn Văn Vươn lại bị Viện Kiểm sát đề nghị án tù giam.

Trả lời phỏng vấn của RFI Việt ngữ, ông Vũ Văn Luân, thư ký Liên chi hội nuôi trồng thủy sản nước lợ huyện Tiên Lãng cho rằng phiên tòa này chỉ là một trò hề :
Trước kia thì chúng tôi cũng đã trả lời, là với vụ án này thì Hải Phòng sẽ không bao giờ có công lý. Và kịch bản cho cái việc hủy hoại tài sản này thì chúng tôi cũng đã nhìn thấy rồi. Chúng tôi cho rằng đó là một cái trò hề, vì trước đó chúng tôi cũng đã nhận được rất nhiều thông tin rằng anh em ông Hiền, ông Liêm từng nói đã chạy được tất cả án treo.  Thế thì đây là một vấn đề rất là nhức nhối. Hôm nay chúng tôi thật sự ngỡ ngàng khi đại diện Viện Kiểm sát đề nghị các bị cáo trong vụ án « hủy hoại tài sản » mức độ như một trò hề như thế.
RFI : Tức là trước khi tòa xử thì ông Hiền đã nói với mọi người là ông ta sẽ nhận được án treo ?
Ông Vũ Văn Luân : Trước đó thì chúng tôi nghe dư luận là anh em ông Hiền, ông Liêm nói với dân là đã chạy được cái án treo rồi. Trong khi đó khung hình phạt về tội hủy hoại tài sản theo điều 143 ở khoản 2, khoản 3 thì thấp nhất là phải 7 năm. Chúng tôi cũng không nghĩ rằng việc đó có thể xảy ra, nhưng đúng là nó đã diễn ra với đại diện Viện Kiểm sát. Họ đề nghị mức án đó cho các bị cáo thì thực sự chúng tôi cho đó là một trò chơi, một trò hề của ngành tư pháp Hải Phòng trong phiên tòa này.
RFI : Theo ông thì vì sao ông Vươn đề nghị tòa giảm án cho ông Khanh và tăng án cho bốn bị cáo khác, nhưng ngược lại ông Khanh lại là người bị đề nghị án nặng nhất ?
Thì chúng tôi cũng đã nhận định rồi, ông Khanh là một nạn nhân trong vụ án như thế này. Bởi vì trước đó, ngày 18/10/2010, lần đầu tiên ông Khanh đã phản đối vấn đề cưỡng chế và yêu cầu ông Hiền phải làm thủ tục theo đề án 30 giao lại đất cho chúng tôi để sản xuất và làm nghĩa vụ với Nhà nước theo thỏa thuận ở Tòa án Nhân dân thành phố Hải Phòng và đại diện Ủy ban Nhân dân huyện ngày 09/04/2010.
Thế nhưng chúng tôi biết rằng ông Khanh khi tuyên bố như thế, đương nhiên là đang chống lại toàn bộ Đảng bộ, chính quyền huyện Tiên Lãng và rộng hơn, là thành phố Hải Phòng này. Và như thế thì người ta cho rằng ông Khanh là một người phản bội lại cái tổ chức đó, trong khi tất cả những ý đồ chiếm đoạt đất của chúng tôi trên toàn bộ huyện Tiên Lãng là đã được hình thành.
Vì vậy tôi cho rằng việc các cơ quan tư pháp, mà có thể là đằng sau đó đã có sự chỉ đạo của ai đó bên Thành ủy và Ủy ban thành phố Hải Phòng, như một đòn trả thù dằn mặt ông Khanh, cho rằng ông ấy là một người phản bội. Do đó họ đã tách ông Khanh ra, mặc dù ông Vươn cũng đã có ý kiến về ông Khanh như thế nhưng vẫn không được chấp nhận. Cho nên chúng tôi cho rằng cái kịch bản này là người ta đã sắp xếp, và đến bây giờ đúng là cũng đã diễn ra.


RFI : Xin rất cảm ơn ông Vũ Văn Luân, thư ký Liên chi hội nuôi trồng thủy sản nước lợ huyện Tiên Lãng.


Copy từ: RFI

Nhà cầm quyền CS lại âm mưu cướp tài sản của anh Đỗ Nam Hải để 'bán đấu giá'


2 viên công an chìm đang ngồi đọc báo tại cửa căn nhà số 430 Nguyễn Kiệm, 
quận Phú Nhuận – Sài Gòn, để theo dõi anh Đỗ Nam Hải
Lại một hành động sách nhiễu nữa của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đối với tôi.
Đỗ Nam Hải – Khối 8406 (Danlambao) - Ngày 6/4/2013, hai cán bộ công an Sài Gòn trực tiếp đến nhà đưa cho tôi tờ Quyết định về việc: “Cưỡng chế thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội”. Quyết định này do ông Cao Văn Thăng – Chủ tịch Ủy ban nhân dân Phường 9 - Quận Phú Nhuận - Thành phố Hồ Chí Minh ký tên và đóng dấu ngày 4/3/2013.
Nội dung chủ yếu như trong Điều 1 của Quyết định trên đã ghi: “Áp dụng biện pháp cưỡng chế để thi hành Quyết định số 0023278/QĐ-XPHC ngày 19/9/2012 của Công an phường 9 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực công nghệ thông tin đối với: Ông Đỗ Nam Hải, hộ khẩu thường trú tại 441 Nguyễn Kiệm, phường 9, quận Phú Nhuận. Biện pháp cưỡng chế: Kê biên tài sản có giá trị tương đương ứng với số tiền là 1.500.000 đồng (Một triệu năm trăm ngàn đồng) để bán đấu giá, theo Điều 2, khoản 2 Nghị định số 37/5005/NĐ-CP của Chính phủ”.
Tôi đã ghi vào mặt sau của Quyết định trên như sau:
Thành phố Sài Gòn ngày 6/4/2013.

Một lần nữa tôi khẳng định:

- Tôi không quan tâm đến những trò sách nhiễu nhảm nhí, ba láp này của Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đối với tôi. Đây thực chất là loại sản phẩm của thế yếu, thế bị động của một chế độ phi nhân, phi nghĩa đang lụi tàn!

- Tất cả đều không làm cho tôi nản chí, sờn lòng mà ngược lại, nó càng thúc đẩy tôi hơn nữa, quyết tâm cùng dân tộc và vì dân tộc đấu tranh cho một nước Việt Nam mới có nền tự do dân chủ thực sự. Những giá trị thiêng liêng này, dân tộc Việt Nam đã bị giới lãnh đạo chóp bu trong Đảng cộng sản Việt Nam ngang nhiên tước đoạt trong suốt gần 70 năm qua! (2/9/1945 – 2013).

Người viết: Đỗ Nam Hải.

'Bộ sưu tập' tất cả những văn bản, giấy tờ do nhà cầm quyền CSVN 
lập ra để cướp và sách nhiễu anh Đỗ Nam Hải suốt 9 năm qua.
Trước đó, đã 2 lần ông Cao Văn Thăng gửi Giấy mời cho tôi lên UBND P.9, Q. Phú Nhuận để nhận Quyết định nói trên nhưng tất nhiên là tôi không thèm đi. Cũng cần nhắc lại rằng: gần 9 năm qua, kể từ những ngày đầu tiên phải làm việc với công an Việt Nam (8/2004 – 4/2013), từ công an thuộc Bộ công an phía Nam đến công an Tp. Hồ Chí Minh, công an Hà Nội, công an quận 3, quận Phú Nhuận, … thì đã có hàng chục lần tôi bị họ xông vào nhà, với mỗi lần vài chục người để sau đó cướp đi 9 máy tính (desktop và laptop). Mặt khác, chưa bao giờ họ gửi cho tôi một tờ Giấy báo kết quả của cái gọi là “đấu giá tài sản” mà họ đã cướp được của tôi. Ngược lại, tôi cũng không quan tâm đến chúng nữa, vì hiểu rõ rằng đây chỉ là trò mèo của họ.
Ngoài ra, tôi cũng đã 7 lần có “Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội” tính từ đầu năm 2006 đến nay, từ cấp thành phố đến các cấp quận, phường nhưng tôi cũng chưa bao giờ chấp nhận đóng phạt, dù chỉ là 1 đồng. 
Tôi cũng đã hàng trăm lần bị khóa sim điện thoại di động, hàng chục lần bị họ ra lệnh cho các nhà cung cấp dịch vụ Internet cắt ngang Hợp đồng đã ký, mà không nêu ra một lý do nào; kể cả Tập đoàn viễn thông Viettel là một doanh nghiệp lớn của “Quân đội anh hùng” nhưng cũng vẫn cứ răm rắp làm theo yêu cầu của phía công an Việt Nam.
Công an đóng chốt trước nhà để theo dõi và đe dọa anh Đỗ Nam Hải suốt 9 năm qua.
Như tôi đã nhiều lần tố cáo: trong suốt gần 9 năm qua, đặc biệt là từ ngày 8/4/2006 - là ngày mà bản Tuyên ngôn tự do dân chủ 2006 được phát đi rộng rãi cho đến nay thì nhà tôi ở luôn luôn có một tổ công an đóng chốt. Tổ chốt này thường gồm có 3 người, đi 2 xe gắn máy. Họ ngồi tại nhà số 430 Nguyễn Kiệm đối diện - là nơi có dịch vụ rửa xe và bán báo, rồi tối ngày nhìn lom lom sang nhà tôi. Có khi họ ngồi đọc báo, khi thì gọi điện thoại, nói chuyện,… ngay ngoài cửa. Nhưng cũng có khi họ ngồi sâu vào trong nhà, nơi có chiếc phản gỗ để nghỉ ngơi, ăn uống, thay ca trực,…
Nếu tôi có nhà, chỉ cần ai là khách hàng đến mua báo hay rửa xe là có thể dễ dàng nhận ra nhóm công an mặc thường phục này. Khi tôi ra ngoài, họ bám theo tôi như hình với bóng. Thường thì họ giữ một khoảng cách chừng 10 -15 m với tôi, nhưng cũng có khi họ theo sát: đuôi của xe tôi là đầu xe của họ. Nếu tôi có gặp ai lạ là họ lập tức ghi lại hình ảnh bằng máy quay phim, máy chụp hình.
Hồi cuối tháng 3/2013 vừa qua, khi tôi tìm cách cắt đuôi họ để đi gặp các anh Trương Minh Đức (Khối 8406 - Bình Dương), chị Lư Thị Thu Trang (Khối 8406 - Sài Gòn) và anh Trương Văn Kim (Lâm Đồng), chị Dương Thị Tân (Sài Gòn) thì một cậu công an trong nhóm vượt lên ngang xe tôi nói: “Anh đi đàng hoàng, nếu không tụi em chơi ráng chịu đó!”. Tôi nói lại với cậu ta: “Thì tôi vẫn đang đi đây, các cậu có giỏi làm gì thì cứ làm đi!”. Sau đó tôi không đi về nhà ngay mà vẫn đi tiếp khoảng nửa giờ nữa nhưng họ cũng chỉ đi theo như mọi ngày mà không làm gì hơn.
Trước hoàn cảnh của tôi, một số bạn bè đã tâm sự: “Hải ạ, bọn mình chơi với nhau từ hồi còn bé tí nên bọn mình rất hiểu Hải. Nhưng hoàn cảnh hiện nay của Hải thì quả thật là quá ngặt nghèo. Bọn mình không hiểu vì sao một con người lại có thể sống được như vậy trong từng đấy năm trời. Nói thật, Hải giống như một con thú bị người ta săn đuổi! Trong khi Hải chỉ có một mình còn người ta thì có cả một bầy, độc ác như chó sói vậy. Sống như thế có khi còn khổ hơn là đi tù, vì đi tù thành án rồi thì đầu óc sẽ nhẹ đi. Còn Hải thì mỗi ngày trôi qua là mỗi ngày phải căng đầu ra mà đối phó. Hải có thể chịu đựng mãi được như vậy mà không bị điên hay sao?”
Tôi nói: “Mình cảm ơn các bạn đã hiểu và chia sẻ. Mình cũng đã hơn một lần nói với các bạn rồi nên mình không muốn nói lại nhiều nữa. Mình chỉ mong các bạn hiểu cho rằng: Nếu như những việc mình đang làm là sai thì không cần phải chờ họ đàn áp đến thế đâu, lại càng không phải chờ đến khi các bạn khuyên. Nhưng một khi việc đấu tranh cho tự do dân chủ đã trở thành lý tưởng, là lẽ sống của mình rồi thì cho dù bộ máy công an có đàn áp đến thế hay hơn thế nữa, kể cả việc mình có phải hy sinh đến tính mạng thì mình cũng sẵn sàng!”.
Khi tôi viết những dòng này thì được tin bạn Nguyễn Chí Đức bị nhóm công an Việt Nam phục kích, rồi đánh đập dã man tại Hà Nội vào ngày 9/4/2013. Là người đã từng trải qua những sự việc tương tự, xin cho tôi gửi lời chia sẻ và cảm thông đến bạn. Chúc bạn mau hồi phục sức khỏe và tiếp tục vững bước trên con đường đã chọn. 
Thân mến!
Sài Gòn ngày 10/4/2013.

* Phụ lục:
1) Vẫn những trò sách nhiễu của Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đối với tôi. (Đỗ Nam Hải):
2) Chế độ lấy ghế che mặt. (Ngô Nhân Dụng):
3) Công an phục kích, đánh đập dã man anh Nguyễn Chí Đức:


4) Ảnh chụp bao thư và Quyết định cưỡng chế thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính của UBND P.9, Q. Phú Nhuận ngày 4/3/2013, đối với tôi.
 
 


Copy từ: Dân Làm Báo

Công an hay côn đồ?

Mặc Lâm, biên tập viên RFA, Bangkok
Biểu tình chống Trung Quốc cũng bị đánh (trong ảnh anh Nguyễn Chí Đức bị công an đạp vào mặt)
Biểu tình chống Trung Quốc cũng bị đánh (trong ảnh anh Nguyễn Chí Đức bị công an đạp vào mặt)
RFA file
Nghe bài này

Công an tiếp tục giả dạng côn đồ để tấn công và hành hung hai người bất đồng chính kiến là chị Bùi Minh Hằng và anh Nguyễn Chí Đức. Mặc Lâm theo dõi câu chuyện qua lời kể của hai nạn nhân sau đây.
Luật rừng ở Hà Nội
Mặc Lâm: Thưa chị Minh Hằng chúng tôi có tin từ ngày hôm qua rằng khi chị về Hà Nội để làm thủ tục vụ kiện ông Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo đã bị một số côn đồ theo dõi và hành hung, câu chuyện này ra sao chị có thể cho biết thêm chi tiết không?
Chị Bùi Minh Hằng: Ngày hôm qua tòa án Hà Nội gửi giấy báo mời Minh Hằng ra tòa để làm việc về đơn kiện chủ tịch thành phố Nguyễn Thế Thảo. Trong khi Minh Hằng ra tòa thì có Nguyễn Chí Đức và vài anh chị em Hà Nội áp tải Minh Hằng đi cùng bởi vì sợ nguy hiểm bởi vì khi Minh Hằng từ quê về đến Hà Nội vào lúc 10 giờ sáng đã phát hiện ra mình bị theo dõi. Ngay sau đó Minh Hằng đã chụp được hình ảnh và biển số xe của những kẻ này, liên tục từ sáng cho đến 2 giờ chiều.
Mặc Lâm: Chị có nghĩ đây chỉ là một băng cướp nào đó hay không vì hiện nay tình trạng cướp bóc rất phổ biến tại Hà Nội?
Vi phạm giao thông cũng bị đánh. RFA file
Vi phạm giao thông cũng bị đánh. RFA file

Chị Bùi Minh Hằng: Cướp thì không bao giờ nó dám để cho người mình phát hiện công khai mà nó vẫn có vẻ như muốn tấn công cả. Khi ra đến khu vực chợ Hàng Da có một nhóm ba tên gần như khiêu khích thì Chí Đức mới chống xe xuống, cậu ấy nói rằng chúng mày muốn gì. Lúc ấy hai bên sát vào để đánh nhau và Minh Hằng đã can gián rồi. Sau đó Chí Đức chở Minh Hằng về nơi nghỉ, khi đến đấy thì Minh Hằng sững người lại thấy cái tên đã bị mình chụp ảnh lúc sáng đứng ngay trước mặt Minh Hằng! Khi nhìn thấy nó Minh Hằng rất ngạc nhiên và kêu lớn lên và ngay lập tức nó rồ ga nó chạy. Khi nó bỏ chạy thì Chí Đức đứng phía sau hô luôn, Chí Đức hô là cướp cướp…
Cậu ấy chồm ra đánh Minh Hằng mặc dù lấc ấy có hai người dân phòng đang giữ tay cậu ấy. Khi chồm vào đánh Minh Hằng thì những thanh niên có mặt ở đó phẫn nộ và đánh cậu ấy. Khi họ đánh cậu ta quá đau cậu ta mới kêu lên rằng mình là công an
Bà Bùi Minh Hằng
Mặc Lâm: Khi ấy bà con chung quanh phản ứng ra sao?
Chị Bùi Minh Hằng: Rõ ràng xác định lúc đó là kẻ gian thì toàn bộ khu phố ấy toàn dân phòng và người dân khu phố hay chạy xe ôm người ta rượt đuổi cùng với Chí Đức. Sau đó chặn được cậu này ở chặng đường cách đó vài trăm mét. Lúc đó cậu ta chưa nhận mình là công an nữa. Minh Hằng chạy theo mọi người đến nơi, cuối cùng cậu ấy chồm ra đánh Minh Hằng mặc dù lấc ấy có hai người dân phòng đang giữ tay cậu ấy. Khi chồm vào đánh Minh Hằng thì những thanh niên có mặt ở đó phẫn nộ và đánh cậu ấy. Khi họ đánh cậu ta quá đau cậu ta mới kêu lên rằng mình là công an.
Mặc Lâm: Mọi người lúc ấy có tin cậu ta là công an hay không và thái độ của người dân ra sao?
Hình ảnh anh Nguyễn Chí Đức sau khi bị chặn đánh hôm 8 tháng 4 vừa qua. (Source blog Teu)
Hình ảnh anh Nguyễn Chí Đức sau khi bị chặn đánh hôm 8 tháng 4 vừa qua. (Source blog Teu)
Chị Bùi Minh Hằng: Khi cậu ta nhận mình là công an thì những người dân quanh đấy người ta yêu cầu cho người ta xem giấy tờ. Lúc ấy tay cậu ta đã bị còng nhưng cậu ta rút ra một cái giấy cho anh dân phòng xem sau đó anh dân phòng này xác nhận anh ta là an ninh. Sau đó họ mở còng cho anh ta. Khi được mở còng rồi thì anh ta tỏ ra rất hung hăng anh ta gọi điện cho một chục kẻ nữa đến theo anh ta.
Anh em Hà Nội nghe tin mình bị tấn công thì đến ngồi cùng với Minh Hằng ở một quán cà phê. Khi ngồi trong quán cả phê thì chính anh này anh ấy kéo một nhóm người rất hùng hỗ đi vào trong quán. Lúc ấy Minh Hằng ngồi với một người bạn còn lại toàn bộ chủ quán với nhân viên đều ra ngoài hết vì quá sợ hãi. Minh Hằng nghĩ rằng cứ mặc kệ xem anh ta làm gì. Anh ta đi vào đi ra theo kiểu hăm dọa thôi, không hỏi han hay đụng chạm gì tới Minh Hằng cả. Sau đó anh ta dẫn cả đội quân này giống như một cảnh đi lùng sục dọc con phố đó. Theo Minh Hằng nghĩ thì chắc là anh ta lùng sục Chí Đức và anh ta cũng muốn cho nhân dân quanh đó thấy uy thế của anh ta.
Vừa rồi là chị Bùi Minh Hằng cho biết diễn tiến câu chuyện công an giả dạng côn đồ để theo dõi chị và bị người dân rượt bắt. Sau đó chúng kiếm đối tượng trả thù là anh Nguyễn Chí Đức vì anh Đức đã truy bắt chúng cùng với dân phòng. Anh Đức kể phần còn lại với chúng tôi vào trưa ngày hôm nay sau khi anh bị bọn côn đồ tấn công, anh Đức nói:
Họ từ bụi lùm họ nhảy ra và từ đó đánh tôi tới tấp. Họ cầm gậy vụt vào đầu tôi nhưng tôi che đầu...Lúc ấy họ đạp vào mặt, như vậy là tiếp theo tôi bị công an đạp vào mặt! Tôi khẳng định công an chứ không phải là côn đồ vì xưa nay tôi không gây thù oán cho bất kỳ ai trong xã hội, thậm chí tôi còn hay giúp người khác
Ông Nguyễn Chí Đức
Anh Nguyễn Chí Đức: Buổi sáng tôi đến công ty của tôi ở chỗ khu công nghiệp Thăng Long là chi nhánh của Bưu điện Hà Nội, tôi thấy rất nhiều người lạ chỗ gần nhà tôi nên
Nhà báo cũng đánh (Văn Giang 2012)
Nhà báo cũng đánh (Văn Giang 2012). RFA file
tôi sinh nghi. Công ty của tôi ngay chi nhánh tôi làm thì nó rất đồng không mông quạnh, gọi là khu công nghiệp Nam Thăng Long, rất là vắng cho nên người lạ vào là biết ngay. Khi tôi vào thì anh bảo vệ cho biết lúc vừa rồi có người hỏi nhưng anh bảo vệ không biết là ai. Đến giờ ăn trưa tôi ra quán ăn, vừa đi một đoạn thì bị họ phục kích trong bụi rậm họ đánh tôi tới tấp. Họ cầm gậy họ vụt khoảng 5 hay 6 người gì đấy. Lúc ấy tôi chưa mê man nhưng coi như là hoang mang rồi tại vì xe bị ngã.
Trong khu công nghiệp rất là vắng, họ từ bụi lùm họ nhảy ra và từ đó đánh tôi tới tấp. Họ cầm gậy vụt vào đầu tôi nhưng tôi che đầu và la to đừng đánh vào đầu tôi kẻo tôi chết. Lúc ấy họ đạp vào mặt, như vậy là tiếp theo tôi bị công an đạp vào mặt! Tôi khẳng định công an chứ không phải là côn đồ vì xưa nay tôi không gây thù oán cho bất kỳ ai trong xã hội, thậm chí tôi còn hay giúp người khác. Trong sự việc này tôi tin chắc trăm phần trăm là công an đánh tôi.
Mặc Lâm: Sau khi bị đánh nặng nề như vậy anh chạy đi đâu để trốn?
Anh Nguyễn Chí Đức: Tôi phóng xe tới một chỗ rồi nằm nghỉ. Tôi gọi cho bạn vì tôi không dám gọi công an vì chắc chắn tôi có gọi thì công an vẫn không làm gì. Gọi cơ quan thì tôi sợ ảnh hưởng tới ngành và họ đưa về bưu điện Hà Nội làm xét nghiệm cho tôi thì cũng chìm xuồng thôi cho nên tôi gọi bạn hữu anh em cho tin tưởng.
Tôi rất là đau, đau ở phần lưng, chân thì không sao vẫn đi được nhưng mặt thì u mê cả lên và phần lưng là đau nhất. Họ chưa cầm gậy vụt vào đầu tôi nếu mà vụt vào đầu thì có khi tôi chết ngay chỗ đấy, chả có ai biết cả. Công an tuy nó dã man nhưng nó còn giữ mạng sống cho tôi. Họ cầm gậy rất to tôi cảm giác cây gậy đấy mà vụt vào đầu một cái thì chắc là bể như quả táo.
Mặc Lâm: Dù sao cũng chúc mừng anh vừa thoát chết. Xin cảm ơn và mong anh chóng bình phục.




Copy từ:  RFA

XỬ QUAN “NHẠT” HƠN XỬ DÂN.



Mấy ngày tòa xử anh em nhà họ Đoàn, cả trên báo chí chính thống (dù chỉ được
đưa tin theo kiểu tăng phản ánh kết quả, giảm bình luận), trên các kênh truyền thông xã hội, truyền thông chém gió vỉa hè, âm ỉ trong từng gia đình, công sở, bàn phát sốt. Có thể quan điểm có khác, thậm chí chênh nhau, thậm chí còn bị soi là có kẻ thù địch ở đâu đó giật dây kích động, thì vẫn phải khẳng định là mối quan tâm của cộng đồng với số phận anh em họ Đoàn rất nóng, từng buổi một, từng ngày một, từng chi tiết một.
Đến giờ, qua hai ngày xét xử các quan phạm tội trong vụ cưỡng chế đầm Vươn, gọi nôm là vụ Vươn 2, thì không khí chùng xuống đến ngạc nhiên: Báo chí đưa tin một cách trể nãi và đơn điệu, công chúng thì chẳng mấy ngó ngàng gì đến, trên mạng xã hội hình như cũng quên…Nói theo ngôn ngữ sân khấu hồi kịch Vươn 1 viết khá, đạo khá, âm thanh, tiếng động, nhạc khá, cuốn, hấp dẫn , nhưng đến hồi kịch Vươn 2, nhạt hẳn, đuối, chán, chẳng bõ xem.
Vì sao nhạt?anh-cuong1-83ed7 - Copy
Nhạt 1: Vì sai kịch. Vấn đề kịch ở Vươn 2 hoàn toàn không chỉ là cái nhà hai tầng (lúc xảy ra nhiều bác quan cứ đau đáu ghi vào tim mình cái chữ lều cơ). Cái nhà ấy chỉ là một trong nhiều thứ thiệt hai mà gia đình họ Đoàn đã cay đắng gặt hái phải vụ cưỡng chế trái pháp luật. Hàng mấy năm đi khiếu nại, rồi xử, rồi khiếu nại, thậm chí còn bị tòa lừa, là ngần ấy thời gian gia đình họ Đoàn thấp thỏm, không dám đầu tư, không dám làm ăn lớn, cò cưa sinh sống vậy qua ngày qua tháng để đợi kết quả khiếu nại. Và tới khi một lệnh cưỡng chế sai bét tung ra, cộng tất tần tật thiệt hại thì nói như anh Vươn phát biểu trước tòa là không thể biết đã thiệt hại bao nhiêu tỉ, chứ không hẳn là con số mấy trăm triệu được tòa công bố. Kịch sai nên nhạt. Người ta chăm chú vào việc xử việc bắn chết một con chim và đền một con chim mà không thèm tính đến, vì phát súng bắn chết con chim đó mà cả đàn chim ngàn con bay mất. Khi xem kịch, khán giả thấy kịch sai thì chán, ngáp, bỏ về, nói chuyện, hoặc ngủ, thì vụ án này cũng thế, nhận định thiệt hại chưa tới nơi tới chốn, chưa tổng quát, chưa chính xác thì còn gì để xem? Nếu đặt lên bàn cân công lý phép cộng của những thiệt hại sau mấy năm chính quyền gây khó cho dân, ngáng trở dân, dọa dẫm dân, thì tội của mấy quan kia cộng lại sẽ là bao nhiêu năm tù cho xứng, và đó không còn là tội “ hủy hoại tài sản” nữa.
Nhạt 2: Ừ thì nếu cứ coi kết tội loanh quanh việc phá cái nhà anh em họ Đoàn đi, làm sao mà điều tra khó nhọc đến thế, làm sao mà phải nhiều tháng mới bắt, mới túm được tay day được trán người phạm tội như vậy, chắc chắn, với tài năng và kinh nghiệm của các điều tra viên, việc tóm cổ lũ phạm tội chỉ trong khoảnh khắc. Một vụ điều tra tội phạm như vụ này dễ lắm, vì nó không phức tạp, xe ủi của ai, biết rồi, ai thuê biết rồi, ai gọi biết rồi, hỏi lui hỏi tới vài ngày ra cả dây. Dân cũng biết thừa. Và không cãi được vì nó rành rành ra đó. Nhưng mà mãi không khởi tố bị can được, mãi không kết tội được. Dư luận không ai nói gì nhưng họ biết cả đấy. Kịch như thế gọi là kịch kẹo kéo, hết kịch rồi còn kéo, thấy rõ can phạm rồi vẫn kéo, vẫn chưa kết luận, vì thế nó nhạt, chán không muốn bàn. Đụng vào dân thì hăng thế, ầm ầm, đàn bà con trẻ đang đứng trên đê xa cả cây số cũng bắt ngay, còn mấy bác quan rõ tội, rõ lệnh, rõ hành vi mà kéo những nửa năm…Kẹo kéo thế là nghĩa làm sao? Nhạt.
Nhạt 3: Cái nhạt này nằm ở tình hình chung, dân gian biết rồi, xử quan bao giờ mà chẳng nâng lên thật cao rồi quạt gió phát mát rười rượi, người ta không còn tin vào sự nghiêm minh khi xử quan, trái lại người ta lo lắng sợ pháp luật chồng chềnh quả tạ rơi mạnh vào đầu dân đen khốn khổ. Thì hóa ra đúng trong vụ này, cáo trạng lừng lững tội danh, lừng lững điều khoản, lừng lững án phạt những 5 năm, những 10 năm, những 12 năm, vèo cái chẳng hiểu sao, tình tiết không thay đổi, chứng cứ không thay đổi mà cuối cùng thì treo treo treo treo. Làm thế dư luận không buồn theo dõi là phải, nhạt là phải. Nhạt này là nguy cơ, nguy cơ mất niềm tin vào cơ quan công quyền, nguy cơ này tất nhiên cao gấp triệu lần nguy cơ khán giả quay lưng với vở kịch nhạt ở nhà hát.
Nói thế không có nghĩa là mong người ra toà phải chịu án nặng. Nhà tù không phải là nơi mong muốn của con người. Nhưng khi đã sinh ra nhà tù, sinh ra án phạt, thì mọi thứ đều phải rành mạch, rõ ràng, tội đã kết phải xử đúng tội. Xử anh Vươn tội giết người mà án 5 năm ( dù dư luận mong anh Vươn trắng án) cũng là xử sai. Xử các quan thấp tụt dưới khung cáo trạng mà không có lấy lý do thuyết phục nào cũng là xử sai.
Kịch sai thì không thành tác phẩm.
Nếu cứ xử sai kiểu này bất thành tòa.
Bất thành tòa thì bất thành công lý.
Rứa thôi.




Copy từ: Nguyễn Quang Vinh

'Hiến pháp và quan tài'


Vụ án của ông Đoàn Văn Vươn
Vụ án Đoàn Văn Vươn bộc lộ mâu thuẫn sâu sắc giữa chính quyền và dân
Nhiều ngày qua, dư luận đã bày tỏ sự công phẫn về vụ oan án Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng – Hải Phòng.
Đây là một trong những vụ rất điển hình và bộc lộ mâu thuẫn đã tới mức “một mất một còn” của người dân và những kẻ lạm quyền. Sự tham lam vô độ đã dẫn tới sự hành xử tàn bạo của một số tổ chức và cá nhân có quyền lực trong thể chế độc đảng.
Vụ án nói trên bắt nguồn từ nỗi thống khổ của nông dân Việt Nam.
Tình trạng này bắt đầu từ Cải cách ruộng đất, khi người Việt Nam bị tước đoạt quyền sở hữu tư nhân về ruộng đất, để lại vô số đau thương oan khốc. .
“Củ cà rốt” mang tên “Người cày có ruộng” đã khiến hầu hết nông dân nức lòng, sẵn sàng nhường bát cơm cuối cùng của mình và tận hiến xương máu cho những người hứa hẹn.
Nhưng chỉ sau đó hai năm và cho đến tận bây giờ, kết cục là “củ cà rốt” bị thu lại. Người cày không có ruộng!
Từ đó, mọi hình thức cướp đoạt từ những kẻ lạm quyền đều có thể nhân danh “sở hữu toàn dân” để đẩy những nông dân bao đời lầm than xương máu trên những tấc đất của mình vào chỗ tay trắng, cam tâm nô lệ.
Trên đây chỉ mới đề cập một phần nỗi khổ của nông dân, chưa kể đến những tầng lớp khác.

'Ông vua và bộ sậu'

"Chúng tha hồ vét máu mỡ của dân để thỏa mãn lòng tham và chất lên vai nhân dân, đất nước những sưu cao thuế nặng và món nợ khổng lồ. Khi dân chỉ còn bộ xương, không còn gì để vét, tất nhiên chúng sẽ bán nước"
Thực trạng hơn nửa thế kỷ nay cho thấy, những hành vi trộm cướp bằng tham nhũng, lạm quyền, mua bán chức tước, chỗ làm, dùng nhiều xảo thuật để cấm đoán tự do ngôn luận, dùng các phương tiện truyền thông công cộng để vu cáo mạt sát những người dám nói lên sự thật, xử án theo kiểu “án bỏ túi”, theo “nén bạc đâm toạc tờ giấy”…đều được hợp thức hóa dưới hình thức “sở hữu toàn dân” và “chịu trách nhiệm tập thể”.
Điều này lại được củng cố và bảo vệ trong “bức màn sắt” khổng lồ: quy định về “chế độ sở hữu toàn dân” và đảng độc quyền lãnh đạo trong Hiến pháp hiện hành của Việt Nam.
Dân Việt Nam đã đổ quá nhiều máu để đánh đổ chế độ phong kiến và nô lệ. Nhưng dưới thể chế “sở hữu tập thể” thì sự cai trị lại theo kiểu nô lệ và phong kiến biến tướng. Thể chế ấy tạo ra cùng lúc vô số “ông vua” đè trĩu thêm tấm lưng vốn đã còng rạp của nhân dân. Những ông vua mới này có thể tha hồ hưởng thụ nhưng lại không phải chịu trách nhiệm cá nhân khi làm sai vì họ đổ cho tập thể.
Khốn thêm cho dân, dưới mỗi ông vua như vậy lại có một hệ thống bộ sậu tung tác, vượt quá tầm kiểm soát của pháp luật. Chúng tha hồ vét máu mỡ của dân để thỏa mãn lòng tham và chất lên vai nhân dân, đất nước những sưu cao thuế nặng và món nợ khổng lồ. Khi dân chỉ còn bộ xương, không còn gì để vét, tất nhiên chúng sẽ bán nước.
Để bảo vệ cho hệ thống đó, các biện pháp đàn áp ngày càng tăng, đặc biệt là trong những tháng đầu năm 2013 này. Người dân chết lặng trước cảnh tượng cả một vài chục công an đi hăm dọa để bắt những người lỡ quên đội mũ bảo hiểm. Ngày càng nhiều những cuộc giam giữ người không lệnh của tòa án. Nếu nạn nhân làm mếch lòng họ, nhiều khi sẽ bị đánh chết – theo kiểu “giết người tập thể” , “giết người diệt khẩu” ngay tại cơ quan công quyền đang trưng biển “dân chủ, do dân và vì dân”.
Ngay tại bệnh viện, nhiều bác sĩ và cơ quan giám định pháp y, cũng đã trở thành công cụ bao che cho đám trộm cướp và đại trộm cướp, bọn ác ôn và giết người tập thể…
Và đó là sự đại loạn mà những kẻ này tạo ra. Trong gia đình và xã hội VN, chưa bao giờ con người ta thản nhiên đánh đập giết chóc ngay cả người thân như bây giờ chỉ vì vài đồng tiền hoặc một cơn đòi hỏi không được thỏa mãn. Ngày càng tăng những vụ người cha ham hiếp con hoặc đập chết tươi đứa con vài tháng tuổi vì tiếng khóc vô tội của đứa con khiến hắn tỉnh ngủ, hoặc làm vậy chỉ để trả thù người mẹ không kịp đáp ứng đòi hỏi ích kỷ của ông ta!

'Độc tài tới quan tài'

Quan tài người dân
Nhiều vụ việc dân sự đã biến thành hình sự và nhiều vụ việc hình sự đã biến thái thành chính trị ở VN gần đây
Cách hành xử của hệ thống tham nhũng đã nêu chuẩn mực hành ác vô giới hạn trong xã hội để kiếm lợi.
Một khi còn “bức màn sắt” nói trên, người Việt Nam sẽ còn vô vàn đau khổ. Có luật pháp, nhưng hầu hết quan chức chính quyền đã bất chấp luật pháp vì họ không bị trừng phạt.
Nhiều người dân Việt Nam hiền hòa, vốn cam phận nô lệ, cho đến một ngày không thể chịu nổi cái chết oan khốc của người thân, đành đội khăn tang, làm một việc cực chẳng đã là mang thi thể người chết oan đến chầu chực trước cơ quan công quyền đề nghị giải oan cho nạn nhân.
Tầm ảnh hưởng của cái ác và nỗi oan cũng giống như sao Chổi. Dần dần, chiếc quan tài tự “mọc đuôi”, và kéo theo cả ngàn người có lương tri đi theo, bộc lộ một nguyện vọng hòa bình: sự thật cho người nằm xuống. Những người này không hề gây rối hay chống lại chính quyền. Họ hành xử theo đạo lý không thể thờ ơ trước nỗi đau của người khác. Dân biết, trong những cuộc đàn áp khi họ đi đòi công lý, rất có thể chính họ lại phải nằm vào những chiếc quan tài.
Khi những đại diện của bộ máy tư pháp và hành pháp bỏ qua lương tri, luật pháp, chúng ta có thể thấy thể chế độc tài có thể tác oai tác quái đến mức nào.
Bản chất của độc tài không có gì khác, chỉ là để thỏa mãn lòng tham vô độ của một nhóm người bằng cách tạo nên một cơ chế quyền lực không giới hạn nhằm chiếm đoạt quyền lợi và thậm chí mạng sống của người khác. Lịch sử độc tài trên thế giới, từ Hít- le tới Stalin, Mao Trạch Đông, Pôn- pốt, là lịch sử nhiều núi xương sông máu do những kẻ và bè lũ đại ác chống lại loài người.
Theo nhà triết học vĩ đại Socrates, mẫu người độc tài là mẫu người chứa trong lòng đủ thứ thèm muốn, sẵn sàng thỏa mãn bất kể vi phạm quan hệ tự nhiên. Xảo trá, bất công, vô đạo, mẫu người này muốn là bạo chúa cai trị thành quốc chuyên chế. Và theo cuốn "Cộng hòa" của Platon thì “…Mẫu người chuyên chế là mẫu người tồi tệ, xấu xa nhất trần gian…”.
Loại Hiến pháp làm “bức màn sắt” che chắn cho sự độc tài- chỉ thừa nhận và bảo vệ quyền lợi cho một nhóm người trong một đảng duy nhất được quyền tồn tại, chỉ chiếm khoảng 3% dân số VN, chính là chiếc “quan tài bê tông” chôn chặt bình đẳng, tự do và công lý.
Với những ông vua và ông quan đang đắc chí hoành hành khi đương quyền chức, thì ngay khi hết thời – chính họ và con cháu họ cũng sẽ bị cầm tù trong chiếc “quan tài” ấy.

'Vùng cấm và quy kết'

"Ngay cả nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Đình Lộc còn bị triệu ra trước đài truyền hình Việt Nam trong một phóng sự đầy hàm ý mạt sát và đe dọa, thì danh dự và mạng thường dân còn mong manh tới mức nào?"
Khi công bố dự thảo sửa dổi Hiến pháp 1992 và kêu gọi toàn dân góp ý, ông Phan Trung Lý, Trưởng ban biên tập dự thảo hiến pháp đã phát biểu với báo giới rằng “không có vùng cấm khi nhân dân góp ý sửa hiến pháp”. Nhưng sau đó, khi Kiến nghị “Hiến pháp 72” được một nhóm nhân sĩ trí thức soạn thảo không công, đầy tâm huyết, trình tận tay ban dự thảo và đưa lên mạng xã hội để toàn dân góp ý thì liền bị quy kết: …Góp ý cho hiến pháp đòi bỏ điều 4, đa nguyên chính trị, tam quyền phân lập, phi chính trị hóa quân đội là suy thoái đạo đức, tư tưởng… cần phải xử lý….
Sau lời phát biểu của những vị lãnh đạo cao nhất và những hành vi hàm chứa răn đe, bội tín lời kêu gọi toàn dân góp ý và không có vùng cấm trước đây, liệu còn ai dám nói thật khi góp ý hay biểu quyết trước chính quyền? Ngay cả nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Đình Lộc còn bị triệu ra trước đài truyền hình Việt Nam trong một phóng sự đầy hàm ý mạt sát và đe dọa, thì danh dự và mạng thường dân còn mong manh tới mức nào?
Và như thế, với bộ máy đàn áp hiện nay, chính quyền Việt Nam hoàn toàn có thể làm được việc mang bản dự thảo hiến pháp có điều 4 quy định sự tồn tại độc tôn của Đảng cộng sản đến tận từng nhà, yêu cầu nam phụ lão ấu cho tới những kẻ tâm thần cũng có thể ký tên ủng hộ bản này. Có thể do sợ hãi, do muốn cho xong chuyện, có khi cũng do tự nguyện, cầm chắc là chính quyền có thể lấy được tới hơn 90% chữ ký đồng ý trong một vài ngày. Thậm chí, đem bản đó ra trưng cầu dân ý, với cái dùi cui và khẩu súng vô hình sau lưng dân, cũng có thể đạt được tới con số ủng hộ gần tuyệt đối.
Số người ký tên và ủng hộ dự thảo “Kiến nghị Hiến pháp 72”, hiện nay được công bố là khoảng 12.000 người. Con số này có thể bị thấp xuống sau khi có một số người do bị vận động, bị đe dọa không dám nhận là mình đã ký, so với hơn 90% kia chỉ như muối bỏ biển.
Lại tuyệt đại đa số! Như tất cả mọi cuộc bầu cử ở Việt Nam, cứ như có phép phù thủy, đều theo đúng ý lãnh đạo.

'Tôi đồng ý từ trần'

Chính trị Việt Nam
Đảng cộng sản dường như vẫn chưa muốn chia sẻ hoặc rời bỏ quyền lực trong giai đoạn tới đây
Con số mất rất nhiều tiền bạc và dụng công đó không thể giúp những nhà lập pháp Việt Nam thoái thác trách nhiệm trước nhân dân và thời đại. Và thế không có nghĩa là những người chịu trách nhiệm có thể trốn sau những con số đó, đổ tại “ý dân” khi ký ban hành cho một Hiến pháp chống lại chính người Việt Nam và tiếp tục kéo dài “bệnh ung thư” cũng như “tử huyệt” của chế độ.
Trách nhiệm của bộ máy lập pháp là bằng mọi cách, phải tìm tới một hiến pháp làm nền tảng của thể chế tiến bộ, công bằng, bình đẳng, tôn trọng quyền con người để tạo đà cho đất nước phát triển.
Đó là món nợ cực lớn mà những nhà lập pháp đang có cơ hội trả lại cho Tổ quốc mình trong danh dự.
Trên thực tế, rất nhiều người Việt Nam, kể cả trong tầng lớp trí thức, đã không quan tâm, không hiểu về hiến pháp cũng như kiến thức lập pháp.
Cũng như do không am hiểu từ Hán – Việt, nhiều công nhân, nông dân, người dân tộc thiểu số, nếu đưa cho họ một văn bản đại loại: “tôi đồng ý từ trần” và yêu cầu ký vào, thì vẫn có thể nhởn nhơ cười mà ký vì họ không hiểu “đồng ý từ trần” nghĩa là “đồng ý chết” – ký vào bản án tử hình chính mình.
Không thể đòi hỏi người dân ai cũng phải biết “từ trần nghĩa là chết”. Và không thể vì họ không hiểu mà lừa dối để hưởng lợi từ cái chết của họ.
Về hiến pháp cũng vậy, do hoàn cảnh và sự chuyên môn hóa, dân không nhất thiết am hiểu sâu về những vấn đề đó, vì họ đã trả tiền thuê bộ máy lập pháp, tư pháp và hành pháp bảo vệ quyền lợi của họ. Hay dở là thuộc về trách nhiệm của những người lập pháp.
Tương tự như một người tiêu thụ điện không cần phải biết về máy phát điện, bởi họ đã trả tiền cho người vận hành.
Bộ máy lập pháp không có quyền lừa dối người dân qua việc vận động, yêu cầu, đe dọa ngầm để họ ký tên vào nhằm hợp thức hóa“chiếc quan tài” chôn vùi quyền con người và tương lai của chính họ và con cháu họ.

'Công trạng hay tội ác?'

"Nếu Quốc hội đưa ra một Hiến pháp tước đoạt quyền tự do của nhân dân, hạn chế xã hội phát triển thì đương nhiên, không những chịu mang tiếng là tăm tối, mà còn phạm tội ác chống lại nhân dân"
Không thể mãi chôn chặt người Việt Nam trong những hiến pháp “quan tài”.
Hãy xem những hiến pháp, những văn bản cam kết tốt nhất của các chính thể trên thế giới, những bộ luật tiến bộ, được làm ra thế nào?
Những người nô lệ trên thế giới này được giải phóng không vì vì tất cả họ đều có chữ ký ủng hộ cuộc giải phóng nô lệ. Tất cả đều bắt đầu từ đạo lý làm người và một số thủ lĩnh, trí thức ưu tú đứng ra góp ý, soạn thảo, nhà cầm quyền ở thời điểm đó đã sáng suốt tiếp thu được ý kiến tốt nhất cho quyền lợi của nhân dân và đất nước họ. Hiến pháp 1946 – hiến pháp tiến bộ nhất của Việt Nam cho đến nay- cũng được soạn thảo không ngoài phương thức ấy.
Bởi thế, chính Quốc hội phải thực lòng cầu thị, dùng mọi biện pháp khuyến khích những gợi ý, những bản Hiến pháp tốt nhất kể cả trái ý mình.
Nếu Quốc hội đưa ra một Hiến pháp tước đoạt quyền tự do của nhân dân, hạn chế xã hội phát triển thì đương nhiên, không những chịu mang tiếng là tăm tối, mà còn phạm tội ác chống lại nhân dân.
Đây là thời cơ khiến cho Việt Nam có thể làm một cuộc thay đổi thần kỳ giống như nước Nhật trước đây từ chỗ đại bại ở thế chiến II, sau một thời gian ngắn áp dụng hiến pháp mới, xây dựng thể chế tiến bộ, tự do ngôn luận và dân chủ, đã trở thành nền kinh tế mạnh thứ ba thế giới, xây dựng được một xã hội trong sạch, con người tự trọng, gần như không có trộm cắp, tồn tại bền vững hơn nửa thế kỷ nay dù phải trải qua sự tàn phá của sóng thần hủy diệt và vô số trận động đất.

Chính trị Việt Nam
Có vẻ như Đảng và chính quyền đang phải đối đầu ngày càng nhiều với các áp lực cải tổ chính trị
Công việc cấp bách và quan trọng nhất có thể làm ngay là sửa đổi Hiến pháp hiện hành để chữa lỗi tử huyệt của hệ thống và cho tương lai của tất cả mọi người dân Việt Nam.
Đó chính là phương án ưu việt nhất, hòa bình và nhẹ nhàng nhất. Không ai phải đổ máu cho cuộc thay đổi này.
Khi lỗi hệ thống được sửa chữa, xóa bỏ độc tài thì mới thực sự đoàn kết và hòa giải được những người con của dân tộc Việt Nam, xóa được tình trạng dù đất nước thống nhất mấy chục năm vẫn bị chia rẽ, người Việt Nam vẫn phải tha phương bởi nghèo đói, không việc làm, nhất là bởi những định kiến và cách hành xử bất tín, thù địch.
Sự hòa giải tự nhiên ấy sẽ tạo thành một sức mạnh thống nhất cho dân được sống trong tự do và an lạc. Khi đó đất nước này mới trở lại là tổ ấm che chở, chốn nương náu đương nhiên cho mọi người con VN, không phải chỉ cho một nhóm người nào đó. Bởi thế mới đúng chức năng tự nhiên và thiêng liêng của khái niệm “Tổ quốc” .
Cũng chỉ như thế mới có thể đoạn tuyệt với nạn bán nước từ trong bộ máy, gỡ bỏ họa xâm lăng đang như một chiếc thòng lọng từng ngày thít chặt dần đất nước Việt Nam.
Công trạng hay tội ác? Tất cả đang theo dõi sự hành xử của Quốc hội.



Copy từ: BBC

"Cong" lý của đảng... cướp


Vũ Đông Hà (Danlambao) - Vụ án Tiên Lãng với một bên là những người nông dân phá rừng lấp biển, một bên là các quan chức của đảng lại một lần nữa - trong nhiều lần trải dài từ cái ngày "đảng ta cướp" chính quyền - đã thể hiện nền cong lý của một đảng cướp. Công lý đã bị búa đảng đập cong theo hình lưỡi liềm: một nền công lý cắt cổ nhân dân.
Kết quả của phiên tòa cong lý dành cho người dân: 
- Ông Đoàn Văn Vươn: 5 năm tù giam về tội giết người; 
- Ông Đoàn Văn Quý: 5 năm tù giam về tội giết người; 
- Ông Đoàn Văn Sịnh: 3 năm 6 tháng tù giam về tội giết người; 
- Ông Đoàn Văn Vệ: 2 năm tù giam về tội giết người ; 
- Bà Phạm Thị Báu: 18 tháng tù cho hưởng án treo, thử thách 36 tháng; 
- Bà Nguyễn Thị Thương: 15 tháng tù cho hưởng án treo, thử thách 30 tháng. 
Tìm mù con mắt không thấy tên cướp nào của "đảng cướp ta" - người bị giết! 
Trong khi đó, cong lý của "đảng cướp ta" được các đồng chí chuyên nghề cướp bóc đang chạy án cong đuôi như thế này: 
- Nguyễn Văn Khanh, nguyên phó chủ tịch huyện Tiên Lãng: từ 30 tháng đến 36 tháng tù; 
- Lê Văn Hiền, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Tiên Lãng: 15 tháng đến 18 tháng tù nhưng cho hưởng án treo. 
- Phạm Xuân Hoa, trường phòng Tài nguyên Môi trường huyện Tiên Lãng: 24 tháng đến 30 tháng tù cho hưởng án treo; 
- Lê Thanh Liêm, chủ tịch UBND xã Vinh Quang: 24 tháng đến 30 tháng tù cho hưởng án treo; 
- Phạm Đăng Hoan, bí thư xã Vinh Quang: 15 tháng đến 18 tháng cho hưởng án treo. 
Tất cả những tên cướp đầu não đã chạy để được án treo. 
Trừ Nguyễn Văn Khanh, người từng phản đối việc cưỡng chế đất của gia đình Đoàn Văn Vươn, người đã phản đối vấn đề cưỡng chế và yêu cầu đồng chí Chủ tịch huyện Lê Văn Hiền phải làm thủ tục theo đề án 30 giao lại đất cho dân để sản xuất và làm nghĩa vụ với Nhà nước theo thỏa thuận ở Tòa án Nhân dân thành phố Hải Phòng và đại diện Ủy ban Nhân dân huyện ngày 09/04/2010, lại bị các đồng chí quan tòa của "đảng cướp ta" đề nghị án tù giam. 
Cả đám được treo... chơi, được tiếp tục ung dung ngồi dưới cờ búa và liềm có ảnh bác, nhậu thịt chó nhờ vào hành vi "thành khẩn khai báo; nhân thân tốt, từng tham gia quân đội, có nhiều khen thưởng của đảng (cướp ta), Nhà nước, bộ, ngành, thành phố Hải Phòng." 
Đồng chí côn an Đỗ Hữu Ca, nổi tiếng với trận hợp đồng tác chiến tơi bời khỏi lửa bình yên vô sự, tiếp tục sự nghiệp côn đồ của thành phố cảng. 
Trong trận bẻ cong công lý này, bên cạnh chú côn an đổ-ca-ca, bình yên vô sự là những chú chó của "đảng cướp ta" - chẳng cần "thành khẩn khai báo; nhân thân tốt, từng tham gia quân đội, có nhiều khen thưởng của đảng (cướp ta), Nhà nước, bộ, ngành, thành phố Hải Phòng" - chỉ cần biết ẳng và cắn theo tiếng gọi của "đảng cướp ta"
Với nền cong lý này "đảng cướp ta" đã thực hiện một kỳ tích có một không hai: cho tới kẻ đui mù nhất (trừ những thành viên của đảng) phải sáng mắt sáng lòng. 
Xin gửi đến các bạn tổng kết các tin tức, dư luận từ lề dân đến lề đảng cho sự kiện bẻ cong công lý này...


Copy từ: Dân Làm Báo

Bắn súng, cởi truồng hay nằm vỉa hè sẽ giữ được đất?

Bắn súng, cởi truồng hay nằm vỉa hè sẽ giữ được đất?

299143_472525259469162_1012116638_nChuyện gia đình anh em họ Đoàn dùng súng bắn chim (bắn đạn ghém chì) hay còn gọi “súng hoa cải” để giữ mảnh đất khai hoang lấn biển của mình đã được dư luận bàn tán nhiều rồi. Đồng chí X thì dù chê trách các đệ tử của mình ở Hải Phòng là “sai toàn diện“. Nhưng cũng không quên nhắc nhở thuộc cấp bên dưới phải “khẩn trương đưa vụ án “giết người và chống người thi hành công vụ” ra xét xử công khai, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật”. (Xem ở đây).
Đó chính là lý do khiến anh em nhà ông Vươn bị tuyên án 15 năm rưỡi tù giam. Còn 2 bà vợ bị 33 tháng án treo (chắc tội chi tiền mua súng?).
Quan điểm của chính quyền từ cấp thượng tầng thì đã rõ. Còn tầng lớp thảo dân bên dưới, đa phần khen ngợi hành động của anh Vươn và gia đình chống lại lệnh cưỡng chế là đúng. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng chống bằng cách nổ súng là sai. Vậy phải làm cách nào cho hay và tốt hơn?
Ta thử tham khảo qua mấy trường hợp sau đây!
Hai phụ nữ không mặc gì đang bị cưỡng chế ra khỏi mảnh đất của họ...
2 phụ nữ không mặc gì bị cưỡng chế ra khỏi mảnh đất của họ.
- Cách đây ngót một năm, vào trưa ngày 22/5/2012, tại Quận Cái Răng TP Cần Thơ, do không tán thành với mức đền bù qúa rẻ mạt của Công ty cổ phần xây dựng số 8 thuộc CIC 18 (Bộ Xây dựng) trên miếng đất của mình đã bỏ tiền ra mua và sống hợp pháp tại đó suốt mấy chục năm. Bà Phạm Thị Lài (sinh năm 1960) và con gái là Hồ Nguyên Thủy (sinh năm 1979), cực chẳng đã phải cởi truồng để giữ đất. Mà cũng không tài nào giữ được. Hai mẹ con bà đã bị đám vệ sĩ dùng vũ lực thô bạo đàn áp bằng cách lôi sềnh sệch trên cát, bãi cỏ và các đống vật liệu trong tình trạng khoả thân dưới cái nắng gay gắt. (Xem tại đây). Sau đó còn bị Công an quận Cái Răng (Cần Thơ) đề nghị xử phạt gia đình bà Lài 1,5 triệu đồng về hành vi cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức và phạt 80.000 đồng vì vi phạm thuần phong mỹ tục vào ngày 19/6/2012. (Xem ở đây).
Em Lê Xuân Dũng trước lúc bị "bắn chỉ thiên" vào bụng
Em Lê Xuân Dũng trước lúc bị “bắn chỉ thiên” vào bụng
- Trước vụ “khoả thân giữ đất” đúng hai năm, một vụ cũng khá ầm ĩ nhưng nay cũng đi vào quên lãng đó là vào ngày 25/5/2010, trong cuộc biểu tình giữ đất vì mức đền bù chưa thỏa đáng tại địa điểm xây dựng nhà máy lọc dầu Nghi Sơn Thanh Hóa, em Lê Xuân Dũng, 13 tuổi, một học sinh ngoan học giỏi ở xã Tĩnh Hải, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa, đã bị trúng đạn của sỹ quan CA Nguyễn Mạnh Thư (CA huyện Tĩnh Gia) vào bụng chết ngay tại chỗ. Một người nữa dính đạn và chết vào 5 hôm sau là anh Lê Hữu Nam, 43 tuổi bị đạn bắn vào đầu. Ngoài ra có Bà Lê Thị Thanh, 37 tuổi bị trúng đạn xuyên táo vào tay, bị thương. Cả hai nạn nhân người lớn đều cùng làng với em Dũng. Các phát đạn bắn gần, bắn thẳng này được cho là “bắn chỉ thiên” cảnh cáo và cướp cò. (Xem ở đây và ở đây).
Bản đồ qui hoạch khu đô thị Thăng Long 9 - Ảnh Phạm Yên (TPO)
Bản đồ qui hoạch khu đô thị Thăng Long 9 – Ảnh: Phạm Yên
- Nhắc đến cái tên Dũng, ở quê, tôi có thằng bạn đồng môn cấp 1, 2 trường làng là thằng Dũng (trong giấy khai sinh tên là Lê Đình Hỷ). Nhà nó có mấy sào đất được sở hữu hợp pháp từ sau cải cách ruộng đất. Đến năm 2008, Hà Nội mở rộng, đất bị qui hoạch (treo) thành Khu đô thị mới Thăng Long 9. Mức đền bù giá bèo chỉ được 45 triệu VNĐ/sào (360 m²), trong khi giá thị trường đất sát đường QL.32 lúc đó tới hơn trăm triệu một m². Tiếc của, không nhận đền bù, Dũng-Hỷ mang bàn thờ tổ tiên ra giữ đất. Bị chính quyền bắt giam và truy tố ra toà về tội “chống người thi hành công vụ”. Kết cục đất vẫn không giữ được và còn bị 2 năm bóc lịch nữa. (Xem ở đây).
Dân oan cả nước kéo về vườn hoa Mai Xuân Thưởng Hà Nội khiếu kiện về đất đai. Ảnh: Vietnamexodus
Dân oan cả nước kéo về vườn hoa Mai Xuân Thưởng Hà Nội khiếu kiện về đất đai. Ảnh: Vietnamexodus
Như vậy, nếu gia đình anh Đoàn Văn Vươn mà cứ ngoan ngoãn chấp hành nghiêm lệnh cưỡng chế ”sai toàn diện” của huyện Tiên Lãng. Thì chắc chắn vụ này sẽ rơi tõm vào quên lãng. Đất cũng không giữ được. Mà tù tội là ở nhãn tiền. Bởi trong thực tế ở ta, chính quyền là luôn luôn đúng. Toàn bộ gia đình anh sẽ mang công nợ (các khoản “nợ xấu”) và anh sẽ phải đối diện với các án phạt tù với các tội “lừa đảo chiếm dụng vốn” của ngân hàng cũng chưa biết chừng. May hơn chút nữa, thoát tù tội thì suốt đời vợ chồng mấy anh em nhà anh sẽ sống trong bần cùng và sẽ phải gia nhập đội quân dân oan đi khiếu kiện vượt cấp ở vườn hoa Mai Xuân Thưởng, Ba Đình, Hà Nội: ”làm xấu hình ảnh thủ đô” (Lời Nguyễn Thế Thảo - Tổng đốc HN thời nay) là không cần phải bàn cãi.
Trong các tình huống đặng chẳng đừng đó, rõ ràng tiếng súng hoa cải (không làm chết ai) của anh em Đoàn Văn Vươn là sự lựa chọn sáng suốt nhất. Tiếng súng ấy “đã khiến cả một xã hội choàng tỉnh, nó khởi đầu cho một thời kỳ mà người ta không còn nghĩ rằng, cứ người nhà nước là bất khả xâm phạm. Nó buộc những kẻ nhân danh nhà nước để làm bậy phải chùn tay…” (nhận định của blogger Phương Bích)
Cụ Lê Hiền Đức và anh chị em ở Hà Nội xuống thăm và động viên gia đình anh Vươn hôm 5/4/2013. Ảnh: Xuân Diện.
Cụ Lê Hiền Đức và anh chị em ở Hà Nội xuống thăm và động viên gia đình anh Vươn hôm 5/4/2013. Ảnh: Xuân Diện.
Về ý nghĩa sâu xa, ”tiếng súng hoa cải” Đoàn Văn Vươn còn là tiếng súng yêu thương nhằm lay động một chút lương tri còn sót lại của cái thể chế mà bố anh đã từng hàng chục năm phụng sự (là Bí thư Chi bộ đảng ở địa phương). Rồi đến lượt anh từng là sỹ quan quân đội. Phục viên cởi áo lính anh lao vào học thành kỹ sư canh nông trồng rừng. Nhận bằng tốt nghiệp, anh không màng chốn quan trường. Để lao vào chinh phục một vùng đồng biển khó khăn gian khổ vào bậc nhất nước này. Điều đó cho thấy cái bản án “giết người” mà đảng, nhà nước ở Hải Phòng nói riêng và ở cả nước nói chung đối với anh em họ Đoàn chính là sự kết tội và bỏ tù chính cái động lực phát triển đáng qúi nhất trên đất nước giữa cơn suy thoái kinh tế trầm trọng hiện nay.
Nó lại diễn ra trong thời điểm quan trọng: sửa đổi Hiến pháp 1992! Đã cho thấy cái “Đảng cầm quyền thay vì nắm bắt tư duy của thời đại và ý chí của nhân dân, chỉ có thể loay hoay trong một cái vòng tự vẽ”. Và cái “Hệ thống chính trị, trải qua nhiều thế hệ, càng về sau lại càng có ít khả năng khắc phục sai lầm”. Như nhận xét của nhà báo Huy Đức là chính xác hoàn toàn!


Copy từ: Gò Cỏ May