CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Sáu, 22 tháng 3, 2013

Chính ông Đinh Đức Lập mới là đối tượng có hàng loạt sai phạm cần phải đình chỉ công tác để xem xét kỷ luật


Những sai phạm có hệ thống của ông Đinh Đức Lập tại báo Đại Đoàn Kết [10]
Bài 10:
Chính ông Đinh Đức Lập mới là đối tượng có hàng loạt sai phạm cần phải đình chỉ công tác để xem xét kỷ luật
Trước tình hình hết sức nhức nhối và đáng quan ngại tại báo Đại Đoàn Kết, cũng như tâm lý của những người đang làm việc tại báo Đại Đoàn Kết và trong giới báo chí, với trách nhiệm của một người làm báo, hơn thế nữa trách nhiệm của một công dân khi phác giác ra những hành vi tiêu cực nghiêm trọng, vi phạm pháp luật của người có chức có quyền, ngày 17/6/2012 tôi đã gởi bức thư trình bày các nội dung sai phạm mang tính hệ thống của ông Đinh Đức Lập (lúc đó đang là bí thư chi bộ) tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết, tới các vị lãnh đạo cao nhất của cơ quan chủ quản báo Đại Đoàn Kết là MTTQ VN.
Ngay sau khi bức thư gởi Chủ tịch MTTQVN Huỳnh Đảm nói về một số sai phạm nghiêm trọng của tổng biên tập Đinh Đức Lập tại báo Đại Đoàn Kết được gởi đi nhân kỷ niệm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam tháng 6/2012 tôi đã nhận được nhiều lời đe dọa từ ông Lập.  Đầu tiên là những phát biểu của ông Lập tại các cuộc họp giao ban chuyên môn hàng ngày với các lãnh đạo ban. Ông Lập dùng nhiều thủ đoạn nhằm công kích cá nhân tôi và phủ nhận 100% những điều tôi nói trong thư gởi Chủ tịch Huỳnh Đảm đều sai sự thật. Căn cứ vào những tuyên bố “hùng hồn” ồn ào bất chấp sự thật và cơ sở pháp lý nhưng mang đầy chất cảm tính như vậy, ông Lập đòi sẽ “xử lý” tôi.
Tưởng ông Lập chỉ bức xúc phát biểu thiếu kiềm chế, thế nhưng ngày 24/6/2012 ông Lập đã chỉ đạo phát công văn triệu tập tôi ra Hà Nội để “trao đổi và làm rõ những nội dung” trong lá thư của tôi gởi Chủ tịch Huỳnh Đảm và các Phó chủ tịch UBTW MTTQVN.
Cách hành xử này đã phản ánh đúng bản chất làm việc cảm tính, tùy tiện, vô nguyên tắc và chụp mũ, áp đặt của ông Đinh Đức Lập tại báo Đại Đoàn Kết mà tôi đã đề cập trong lá thư đề ngày 17/6/2012 gởi lên Chủ tịch Huỳnh Đảm cùng các vị lãnh đạo khác của MTTQVN. Nội dung trong thư là phản ánh những sai phạm nghiêm trọng của tổng biên tập Đinh Đức Lập trong hành xử công vụ tại báo Đại Đoàn Kết gây hậu quả xấu cho sự phát triển của báo và ảnh hưởng không tốt tới uy tín chính trị của MTTQVN (cơ quan chủ quản của báo Đại Đoàn Kết). Vì vậy, việc ông Lập triệu tập tôi ra Hà Nội để làm rõ các vấn đề trong thư nói trên là vượt quá thẩm quyền của ông và không giải quyết được vấn đề. Hành động đó của ông Lập thực chất là biểu hiện cụ thể hóa của những lời đe dọa sẽ “xử lý” tôi trước đó của ông.
Tiếp đó, ông Lập liền chỉ đạo ban hành Thông báo số 14-TB/BBT.ĐĐK ngày 17/7/2012 Kết luận của Ban Biên tập sau khi làm việc với Trưởng ban Đại diện TP.HCM có ghi rõ nội dung thứ 5 như sau: “Ban Biên tập sẽ chủ động thành lập tổ công tác độc lập để xem xét các nôi dung trong thư của ông Hữu Nguyên gửi Chủ tịch Huỳnh Đảm và một số Phó chủ tịch MTTQVN đề ngày 17/6/2012 và sẽ thông báo công khai kết quả xem xét”. Nội dung này càng cho thấy sự lạm quyền, ý thức về tổ chức kỷ luật cũng như nhận thức và năng lực vận dụng luật pháp của ông Đinh Đức Lập có vấn đề. Thư gởi cho Chủ tịch và các Phó chủ tịch MTTQVN là các vị lãnh đạo cơ quan cấp trên của ông Lập, để tố cáo các hành vi sai phạm của ông Lập Vậy mà ông Lập đòi lập tổ công tác độc lập để giải quyết các nội dung tố cáo chính ông. Chẳng hiểu ông căn cứ trên cơ sở pháp luật nào để ban hành văn bản hành chính công khai có nội dung tùy tiện như vậy?
Hành xử và thái độ kỳ lạ đó của ông Lập không chỉ xâm phạm trực tiếp đến cá nhân tôi trong việc thực hiện quyền bày tỏ chính kiến, quyền giám sát, thực thi dân chủ cơ sở của người lao động.  Hơn thế nữa,  nếu như có sự phớt lờ, bao biện về các sai phạm, cũng như nếu xảy ra sự thiếu trách nhiệm trong nhìn nhận, xử lý nghiêm túc những tồn tại do tổng biên tập Đinh Đức Lập gây ra đối với báo Đại Đoàn Kết, thì hệ quả tiêu cực đối với tờ báo có 70 năm truyền thống vẻ vang tiếp tục hết sức nặng nề, ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của MTTQVN. 
Hàng loạt vụ việc tiêu cực nghiêm trọng có hệ thống gắn liền với gắn liền với cung cách quản lý lạ lùng,  hành xử tùy tiện của ông Lập không dựa trên nền tảng đạo đức công vụ, đạo đức con người và các nguyên tắc theo quy định của pháp luật khiến tôi thấy cần thiết phải thực hiện quyền tố cáo của công dân theo quy định của Luật Tố Cáo được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam Khoá XIII, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 11/11/2011 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2012; đồng thời căn cứ vào chỉ đạo của UBTƯMTTQVN triển khai thực hiện nghiêm túc tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4, Khóa 11: “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”. Trong đó khẳng định phương châm: “Nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, khách quan, không nể nang, né tránh”.
Vì các lý do đó, ngày 10/7/2012 tôi đã làm đơn chính thức tố cáo lên các vị lãnh đạo UBTƯMTTQVN một số hành vi sai phạm của ông Đinh Đức Lập - Tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết, đã và đang trở thành vấn nạn, là lực cản nghiêm trọng tới sự phát triển lành mạnh của báo Đại Đoàn Kết và làm ảnh hưởng tiêu cực tới uy tín chính trị của MTTQVN.
Không chỉ phân biệt đối xử Bắc – Nam trong chính sách chế độ gây thiệt thòi bất công cho tất cả cán bộ lãnh đạo, phóng viên, nhân viên của báo Đại Đoàn kết công tác ở phía Nam. Riêng bản thân tôi sau khi thẳng thắn thực hiện quyền công dân trước hàng loạt sai phạm của ông Lập, từ đó tôi liên tục phải hứng chịu nhiều đòn trả thù tệ hại và bẩn thỉu của chính ông Đinh Đức Lập đang nắm quyền thủ trưởng cơ quan báo Đại Đoàn Kết. Ngoài việc ông Lập luôn tìm cách bôi xấu cá nhân tôi trong các cuộc họp giao ban lãnh đạo ban hàng ngày mà không có mặt tôi cho tới việc ông chính thức cản trở việc tôi thực thi các công tác nghiệp vụ của mình. Ông Lập còn ra sức gây khó khăn về kinh tế tài chính cho tôi bằng cách lần lượt tìm đủ mọi lý do để cắt giảm hầu hết các khoản thu nhập hợp pháp của tôi tại báo Đại Đoàn Kết. Cụ thể vào ngày 19/8/2012, ông Đinh Đức Lập đã chỉ đạo cho Trưởng ban Đại diện TP. HCM truyền đạt cho tôi mệnh lệnh của ông tước mất quyền tham gia các cuộc họp giao ban chuyên môn hàng ngày của lãnh đạo cơ quan mà nhiều năm qua tôi vẫn thực hiện bình thường theo quy chế của báo.
Sau nhiều tháng – cho tới nay tôi vẫn chưa nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền là MTTQVN kết luận tố cáo của tôi đối với ông Đinh Đức Lập theo luật định thì nghiêm trọng hơn, trưa ngày 18/3/2013 Trưởng ban Đại diện TP.HCM đã trao tận tay  quyết định của tổng biên tập Đinh Đức Lập tạm đình chỉ công tác của tôi trong thời gian 01 tháng (kể từ ngày 15/3/2013 đến hết ngày 14/4/2013) để làm bản giải trình vì lý do: tuyên truyền những vấn đề nội bộ của Báo, đã tạo dư luận không tốt, làm ảnh hưởng đến uy tín và sự phát triển của báo Đại Đoàn Kết. Quyết định mang số 12-QĐ/TBT.ĐĐK được ông Đinh Đức Lập ký ngày 14/3/2013, được ghi rõ trong phần chú thích là “QĐ KỶ LUẬT”. Ngay sau khi ban hành quyết định trái pháp luật này, ông Lập đã chỉ đạo cho bộ phận kế toán tài chính báo Đại Đoàn Kết cắt 50% tiền lương cơ bản mà tôi lẽ ra phải được hưởng đầy đủ theo quy định của pháp luật hiện hành.



Không cần phải am hiểu pháp luật một cách sâu sắc cũng thấy rõ ràng rằng đây là một quyết định hoàn toàn trái pháp luật của ông Đinh Đức Lập. Mà mục tiêu của ông Lập là tiếp tục gia tăng cường độ trù úm, trả thù một cách bạo ngược những người tố cáo, phanh phui các bê bối của ông tại báo Đại Đoàn Kết. Đối với ông Đinh Đức Lập những người dám tố cáo công khai, minh bạch các sai trái nghiêm trọng, sự bê tha xuống cấp về đạo đức trong hành xử công vụ của ông là những người có tội với báo Đại Đoàn Kết. Ông đã hoàn toàn nhầm lẫn, ngộ nhận và đánh đồng bản thân cá nhân ông, các sai phạm trong hành xử công vụ của ông với tờ báo Đại Đoàn Kết có bề dày lịch sử và truyền thống vẻ vang lâu đời. Trong khi ông chỉ mới về “ngồi nhầm chỗ” (vì không đủ tiêu chuẩn theo quy định của Đảng và pháp luật Nhà nước) tại vị trí đứng đầu tờ báo danh tiếng này chỉ mới có vài năm mà đã làm tổ chức nhân sự tờ báo biến động liên tục, mất đoàn kết nghiêm trọng, mất cơ hội phát triển và đang có nguy cơ đứng bên bờ vực thẩm.
Trước hành động ban hành một quyết định hành chính trái pháp luật của ông Đinh Đức Lập nhằm mục đích gia tăng mức độ trù dập, trả đũa và khủng bố người tố cáo, cụ thể là nhắm vào các quyền và lợi ích hợp pháp của tôi. Căn cứ vào các quy định của luật pháp hiện hành, tôi thấy cần thiết phải khẳng định các vấn đề như sau:
Thứ nhất, đây là một quyết định hoàn toàn trái pháp luật vì đã căn cứ vào một lý do không có cơ sở pháp lý để ban hành. Ông Đinh Đức Lập đã chụp cho tôi cái mũ “tuyên truyền những vấn đề nội bộ của báo” để làm căn cứ, lý do ra quyết định tạm đình chỉ công tác của người tố cáo các bê bối của cá nhân ông trong hành xử công vụ tại báo Đại Đoàn Kết.
Những việc làm của tôi liên quan tới việc tố cáo các sai phạm của chính cá nhân ông Đinh Đức Lập với tư cách là tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết là hoàn toàn phù hợp với tinh thần thượng tôn pháp luật, phù hợp với các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước động viên, kêu gọi toàn dân tham gia giám sát cán bộ, đảng viên có chức có quyền, góp phần hiệu quả vào công cuộc phòng chống tham nhũng. Cái gọi là “tuyên truyền những vấn đề nội bộ của báo” trong quyết định sai trái của ông Lập hòng “chụp mũ” tôi nếu gọi đúng tên của nó thì đó chính là những việc làm hoàn toàn tuân theo pháp luật nhằm tố cáo các hành vi vi phạm nguyên tắc, quy định của Đảng; vi phạm pháp luật Nhà nước, quy chế của Chính phủ; vi phạm đạo đức công vụ của người đảng viên, công chức đang ở vị trí lãnh đạo và vi phạm đạo đức nghề báo của đảng viên, tổng biên tập Đinh Đức Lập.
Những hành vi bê bối đó thuộc trách nhiệm cá nhân của ông tổng biên tập Đinh Đức Lập mà bất cứ công dân, cán bộ, công nhân viên chức nào phát hiện ra cũng có quyền và nghĩa vụ chống tiêu cực, chống tham nhũng, tố cáo tới các cơ quan chức năng và công khai minh bạch trước công luận để có sự giám sát của xã hội. Các bê bối, sai phạm của ông Đinh Đức Lập không phải là chuyện nội bộ của báo Đại Đoàn Kết mà chính là sai phạm, bê bối của cá nhân đảng viên, công chức đang nắm giữ vị trí lãnh đạo được điều chỉnh bởi nguyên tắc Đảng và luật pháp Nhà nước, trong đó có Luật Công chức, Luật Phòng chống tham nhũng... Nếu phân tích đầy đủ các sai phạm, bê bối trong thi hành công vụ của ông Đinh Đức Lập thì ngoài việc vi phạm các nguyên tắc Đảng (vì ông là đảng viên) ông Lập còn có nhiều hành vi vi phạm các quy định trong Luật Công chức, Luật Phòng chống tham nhũng, Luật Lao động, Luật Tố cáo... cũng như hàng loạt các quy định của Chính phủ, nghị quyết của UBTW MTTQ VN....
Quá trình giải quyết đơn thư tố cáo của tôi cùng với nhiều nhà báo khác tại báo Đại Đoàn Kết cùng tố cáo hàng loạt sai phạm, bê bối khác của ông Đinh Đức Lập với tư cách vừa là đảng viên, bí thư chi bộ (nhiệm kỳ trước), tổng biên tập... đã bị kéo dài quá thời gian quy định của luật pháp hiện hành. Cho tới đầu tháng 1/2013 chúng tôi mới được Ủy ban kiểm tra Đảng ủy MTTQVN mời tới  46 Tràng Thi, Hà Nội để nghe thông báo kết luận vắn tắt kết quả giải quyết đơn thư tố cáo. Căn cứ vào quy định của Luật Tố cáo chúng tôi có yêu cầu đơn vị có thẩm quyền giải quyết tố cáo cung cấp kết luận bằng văn bản, nhưng không được đáp ứng. Cho tới nay, những người tố cáo ông Đinh Đức Lập vẫn chưa hề nhận được bất cứ văn bản kết luận nào của cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, mặc dù được biết rằng bản tóm tắt kết luận mà đại diện MTTQ VN đọc cho chúng tôi nghe đã bị biên tập lại, bị cắt xén theo hướng làm nhẹ vấn đề chưa phản ánh đúng tính chất và mức độ sai phạm có hệ thống của ông Đinh Đức Lập, song vẫn phải thừa nhận gần 80% nội dung tố cáo là đúng, là có cơ sở. Đó chính là cơ sở để quần chúng nhận thấy ông Đinh Đức Lập không còn đủ tư cách là cán bộ công chức, là đảng viên theo quy định của pháp luật Nhà nước và quy định của Đảng.
Nhận thấy việc giải quyết đơn thư tố cáo có dấu hiệu có sự can thiệp, bao che khiến cho việc kết luận chính thức cũng như xử lý người sai phạm là ông Đinh Đức Lập có khả năng bị làm biến dạng theo chiều hướng có lợi cho người có sai phạm. Trong lúc đó, ông Lập ra sức huênh hoang rằng ông đã có kết luận giải quyết tố cáo, rằng ông không hề có sai phạm gì cùng với việc ra sức đe dọa, trả thù người tố cáo ngày càng dã man hơn, tinh vi hơn, sắp tới đây sẽ kỷ luật với hình thức cao nhất những người dám tố cáo ông. Đồng thời, các yêu cầu về việc bảo vệ người tố cáo đang bị ông Lập ra sức trù dập dã man bị phốt lờ; yêu cầu về cung cấp công khai bản kết luận bằng văn bản không được MTTQ VN  giải quyết....
Việc công khai các thông tin tố cáo ông Đinh Đức Lập lên các phương tiện truyền thông, mạng thông tin điện tử cũng là một trong các kênh thông tin góp phần vào việc giám sát hành vi công vụ của cán bộ, công chức được ghi trong khoản 1 điều 65 của Luật Phòng chống tham nhũng. Việc nhân dân giám sát hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức và đưa những thông tin này lên các trang mạng thông tin điện tử để tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức đã từng được cơ quan chức năng ghi nhận như là bằng chứng ban đầu để điều tra vụ án và đi tới xét xử tại tòa án. Hơn nữa, nhiều nội dung tố cáo của chúng tôi có liên quan tới ông Đinh Đức Lập đã từng được báo chí chính thống của Việt Nam đăng tải công khai, như báo Người Cao Tuổi chẳng hạn [xem ở đây].
Ví vụ mới đây nhất, ngày 20/12/2012, tòa án Nhân dân huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum đã tuyên phạt các đối tượng trực tiếp thực hiện hành vi săt bắt và giết hại các cá thể voọc chà vá quý hiếm với mức hình phạt cụ thể như sau:  Đối tượng Hà Văn Tú: 24 tháng tù giam. Đối tượng Hà Văn Quế: 28 tháng tù giam. Đối tượng Bùi Văn Hùng: 12 tháng tù giam. Trước đó, chính các trang mạng thông tin điện tử đã tỏ ra bức xúc trước hành vi giết hại dã man hai cá thể vọoc của một nhóm thanh niên. Ngay sau đó, cơ quan điều tra đã vào cuộc và kết quả là đã làm rõ sự việc nhóm thanh niên trong đó có quân nhân tham gia vụ giết 2 cá thể  Voọc chà vá chân xám rồi tung hình ảnh lên mạng. Trong đó có binh nhất Nguyễn Văn Quang (Trung đoàn 7, thuộc Quân đoàn 3) cùng 2 chiến sĩ khác đã mua 2 cá thể Voọc từ nguồn bên ngoài, sau đó nhờ người khác làm thịt. Kết thúc quá trình điều tra, hình thức kỷ luật đã được đưa ra đối với các quân nhân này. Cụ thể, quyết định tước danh hiệu chiến sĩ binh nhất Nguyễn Văn Quang và trả về địa phương. Cùng đó, hai chiến sĩ còn lại cũng bị kỷ luật cảnh cáo [tham khảo http://dantri.com.vn/xa-hoi/cac-doi-tuong-giet-hai-vooc-quy-linh-12-28-thang-tu-686865.htm].



Các văn kiện nghị quyết của Đảng, văn bản pháp luật của Nhà nước cũng như phát biểu của nhiều vị lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước ta trong công cuộc phòng chống tham nhũng (được xem là một nguy cơ đe dọa sự tồn vong của chế độ) luôn khẳng định và nhấn mạnh tính chất công khai minh bạch, dám nhìn thẳng vào sự thật và dám nói lên sự thật. Luật Phòng chống tham nhũng, Luật Tố cáo và nhiều văn bản pháp luật khác của Nhà nước ta hiện nay hết sức coi trọng việc bảo vệ người tố cáo, tạo điều kiện tốt nhất, thuận lợi nhất cho người tố cáo để họ có thể dám nói lên sự thật mà không bị trù úm, bức hại bởi những kẻ đang có chức có quyền trong tay. Việc chúng tôi công khai minh bạch các nội dung và bằng chứng tố cáo các sai phạm, bê bối trong thi hành công vụ của ông Đinh Đức Lập tại báo Đại Đoàn Kết là hoàn toàn tuân theo pháp luật, phù hợp với pháp luật cũng như thực hiện đúng tinh thần chủ trương của Đảng động viên nhân dân giám sát cán bộ, đảng viên có chức có quyền để phòng chống tham  nhũng, trong trường hợp này là thực hiện quyền và nghĩa vụ tố giác sai phạm của cá nhân ông Đinh Đức Lập với tư cách là tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết.  Những nội dung đó không phải là “tuyên truyền những vấn đề nội bộ của báo” như ông Đinh Đức Lập “chụp mũ” tôi trong quyết định 12 ngày 14/3/2013 để ra lệnh đình chỉ công tác tôi. Quyết định số 12 của ông Đinh Đức Lập là một quyết định trái pháp luật, lại thêm một hành vi nữa ngày càng nghiêm trọng hơn trong bộ hồ sơ trù dập dã man người tố cáo của ông Đinh Đức Lập.
Thứ hai, trong quyết định số 12 ông Đinh Đức Lập tiếp tục quy chụp tôi “đã tạo dư luận không tốt, làm ảnh hưởng đến uy tín và sự phát triển của Báo Đại Đoàn Kết”. Rõ ràng đây là một hành vi “gắp lửa bỏ tay người” của ông Đinh Đức Lập. Nếu không có các hành vi liên tục sai phạm, bê tha một cách có hệ thống vi phạm nguyên tắc Đảng, vi phạm pháp luật Nhà nước, vi phạm đạo đức  công vụ, đạo đức nghề nghiệp, trù dập dã man người tố cáo, liên kết bè phái bao che, gây khó khăn cho người tố cáo, cho công tác giải quyết tố cáo, của ông Lập và nhóm lợi ích thì làm sao có các nội dung tố cáo mà chúng tôi buộc lòng phải viết ra, gởi tới các cơ quan chức năng có thẩm quyền và công khai minh bạch trước công luận để giám sát theo pháp luật? Điều mà tôi cũng như bất kỳ người tố cáo nào cũng phải chịu trách nhiệm là chịu trách nhiệm trước pháp luật về những nội dung mà chúng tôi tố cáo. Để kết luận chúng tôi tố cáo đúng hay sai, có chịu trách nhiệm trước pháp luật hay không, hoàn toàn không thuộc về thẩm quyền của ông Đinh Đức Lập. Do vậy, ông Lập không đủ tư cách và thẩm quyền để có thể đưa ra kết luận rằng chúng tôi “đã tạo dư luận không tốt, làm ảnh hưởng đến uy tín và sự phát triển của báo Đại Đoàn Kết”. Trong khi chính cơ quan chủ quản của ông Lập đã kết luận phần lớn các tố cáo của chúng tôi về các sai phạm của ông Lập tại báo Đại Đoàn Kết là đúng và có cơ sở. Nếu nói có ai đó đã tạo ra dư luận không tốt, làm ảnh hưởng đến uy tín và sự phát triển của báo Đại Đoàn Kết thì không ai khác hơn chính là ông tổng biên tập Đinh Đức Lập với nhiều sai phạm nghiêm trọng đã được cơ quan có thẩm quyền kết luận.
Thứ ba, Điều 54 Luật Viên chức của Nước CHXHCN Việt Nam ghi rõ: “1. Trong thời hạn xử lý kỷ luật, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết định tạm đình chỉ công tác của viên chức nếu thấy viên chức tiếp tục làm việc có thể gây khó khăn cho việc xem xét, xử lý kỷ luật. Thời gian tạm đình chỉ công tác không quá 15 ngày, trường hợp cần thiết có thể kéo dài thêm nhưng không quá 30 ngày. Hết thời gian tạm đình chỉ công tác, nếu viên chức không bị xử lý kỷ luật thì được bố trí vào vị trí việc làm cũ. 2. Trong thời gian bị tạm đình chỉ công tác, viên chức được hưởng lương theo quy định của Chính phủ”.
Trước khi ban hành Quyết định 12 Ban biên tập báo Đại Đoàn Kết không có cơ sở pháp lý nào để kỷ luật tôi về “tội” thực hiện quyền tố cáo các sai phạm của ông Đinh Đức Lập. Ông Lập với tư cách là tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết cũng không thể có cơ sở và chưa hề có văn bản hay tiến hành bất cứ trình tự, thủ tục nào để xem xét kỷ luật tôi theo luật định. Điều đó có nghĩa là cho tới nay tôi vẫn là một viên chức đang công tác bình thường không hề bị rơi vào trường hợp “đang trong thời hạn xử lý kỷ luật” như quy định của pháp luật. Do vậy, ngay cả lý do nêu trong Quyết định 12 là đúng, ông Đinh Đức Lập cũng không có quyền ra quyết định đình chỉ công tác của tôi. Huống chi, các lý do nêu ra trong quyết định 12 đều không có cơ sở pháp lý như tôi đã phân tích ở trên.
Căn cứ vào các lý do trên, căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành, cơ sở pháp lý của quá trình tố cáo các sai phạm, bê bối của tổng biên tập Đinh Đức Lập tại báo Đại Đoàn Kết tôi hoàn toàn không chấp nhận Quyết định số 12 ngày 14/3/2013 do ông Đinh Đức Lập ban hành vì đây là một quyết định hành chính không có cơ sở pháp lý, một hành vi làm trái pháp luật của ông Đinh Đức Lập nhằm trù úm dã man người tố cáo các việc làm sai trái, bê bối trong hành xử công vụ của ông.
Luật Tố cáo của Nước CHXHCN Việt Nam cũng đã dự trù các hành vi trù dập người tố cáo của chính những người bị tố cáo thường là đang nắm giữ chức vụ quyền hạn trong tay nên dành cả một chương nói về các quy định bảo vệ người tố cáo. Trong đó Điều 37 (Bảo vệ người tố cáo tại nơi công tác, làm việc) khoản 4 quy định: “Khi nhận được yêu cầu của người tố cáo, người có thẩm quyền có trách nhiệm kiểm tra, xác minh; nếu yêu cầu của người tố cáo là chính đáng thì áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền hoặc yêu cầu người có thẩm quyền áp dụng biện pháp để bảo vệ như sau:
a) Đình chỉ, tạm đình chỉ, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định xử lý kỷ luật hoặc quyết định khác xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người tố cáo; b) Khôi phục vị trí công tác, vị trí việc làm, các khoản thu nhập và lợi ích hợp pháp khác từ việc làm cho người tố cáo; c) Xử lý kịp thời người có hành vi trả thù, trù dập, đe dọa làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người tố cáo; d) Các biện pháp bảo vệ khác theo quy định của pháp luật”.
Căn cứ vào quy định này của Luật Tố cáo, tôi khẩn thiết đề nghị quý vị lãnh đạo MTTQ VN xem xét hủy bỏ toàn bộ quyết định số 12 của ông Đinh Đức Lập. Vì đây là một quyết định trái pháp luật, xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của người tố cáo được pháp luật bảo vệ.
Nhân đây tôi cũng xin phép nói thêm về trường hợp xử lý kỷ luật liên quan tới các sai phạm, bê bối của ông Đinh Đức Lập tại báo Đại Đoàn Kết. Theo kết luận của Ủy ban kiểm tra Đảng ủy UBTW MTTQ VN mà chính tôi được nghe đọc tại số 46 Tràng Thi thì hầu hết các tố cáo của tôi về các sai phạm của ông lập đều  đúng và có cơ sở. Tại cuộc họp chi bộ mới đây của báo Đại Đoàn Kết để xử lý kỷ luật đảng viên, tổng biên tập Đinh Đức Lập đại diện của Ủy ban kiểm tra Đảng ủy MTTQVN cũng đã khẳng định hầu hết các tố cáo sai phạm của ông Lập đều có cơ sở và đảng ủy đã thống nhất xem xét hình thức kỷ luật đối với ông Lập. Điều đó có nghĩa là ông Đinh Đức Lập đang trong thời gian được cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý kỷ luật. Điều 81 Luật Cán bộ, Công chức ghi rõ: “Cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý cán bộ, công chức có thể ra quyết định tạm đình chỉ công tác trong thời gian xem xét, xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, nếu để cán bộ, công chức đó tiếp tục làm việc có thể gây khó khăn cho việc xem xét, xử lý. Thời hạn tạm đình chỉ công tác không quá 15 ngày, trường hợp cần thiết có thể kéo dài thêm nhưng tối đa không quá 15 ngày; nếu cán bộ, công chức bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử thì thời gian tạm giữ, tạm giam được tính là thời gian nghỉ việc có lý do; hết thời hạn tạm đình chỉ công tác nếu cán bộ, công chức không bị xử lý kỷ luật thì được tiếp tục bố trí làm việc ở vị trí cũ”.
Ông Đinh Đức Lập đang giữ vị trí người đứng đầu cơ quan báo Đại Đoàn kết, đang nắm quyền lực trong tay, đang có điều kiện để điều khiển một nhóm lợi ích xu nịnh, a dua có khả năng gây khó khăn cho việc cơ quan có trách nhiệm xem xét kỷ luật bản thân ông một cách khách quan; có nhiều khả năng ông Lập dùng quyền lực hiện có của mình để o ép, khống chế, mua chuộc một số cán bộ, đảng viên dưới quyền bỏ phiếu theo chỉ đạo của ông, trái với nguyện vọng ý chí thật sự của người bỏ phiếu; hoặc có thể ông Lập làm sai lệch hồ sơ, bao che cho những người cùng sai phạm bỏ trốn tránh các cuộc điều tra, đổ cho người khác gánh tội thay....  Trong trường hợp này chính ông Đinh Đức Lập mới là đối tượng có nhiều sai phạm nghiêm trọng (đã có kết luận của cơ quan có thẩm quyền) phù hợp với quy định của pháp luật để có thể bị đình chỉ công tác bởi một quyết định của cơ quan chủ quản là UBTW MTTQ VN  phục vụ cho quá trình xem xét kỷ luật ông một cách khách quan, minh bạch và công bằng nhất.
(Còn tiếp)
 Loạt bài “Những sai phạm có hệ thống của ông Đinh Đức Lập tại báo Đại Đoàn Kết”:



Copy từ: Hữu Nguyên

Đến bờ lại quay đầu

Trong hàng triệu người Việt ở Mỹ, Báo Nhân Dân cũng kiếm được một người tên là Tùng Trần để đăng bài viết của anh ta trên tờ báo này với tựa đề “Quay đầu lại là bờ” . Dù rằng với cái địa chỉ là Nước Mỹ, thì đến bố thằng CIA hoặc một cơ quan tình báo tài giỏi đến đâu cũng bó tay. Chỉ riêng Hà Tĩnh, một tỉnh chỉ có 6.000 km2 và 1,3 triệu dân thôi, thì báo Đại Đoàn Kết còn hô lên rằng có thể bịa ra hàng triệu chữ ký khống trên mạng internet. Cả ngàn người dân Hà Tĩnh đã ký tên hưởng ứng bản Kiến nghị sửa đổi Hiến pháp của nhân sĩ trí thức, nhưng Đài truyền hình Việt Nam và các tờ báo nhà nước lặn lội bao công lao cũng không tìm được ra. Thậm chí có trang mạng đưa cả danh sách, hình ảnh cả trăm chữ ký, cả đoàn người ký bản Kiến Nghị, mà cả hệ thống báo chí, Mặt trận còn điều tra không ra họ ở đâu(?). Thế thì việc tìm một người có cái tên ất ơ là Tùng Trần ở nước Mỹ với diện tích gần 10 triệu km2 và hơn 300 triệu dân, thì sự mập mờ còn tăng gấp bội phần.
Nhưng tôi cứ giả sử là có một người như vậy, để bàn vài điều với tờ báo và tác giả này.
trantruong
Trần Trường, một người đã “quay đầu là bờ” để rồi “Đến bờ lại quay đầu”.

Bài viết nêu một số người và kết luận “rút ra một kinh nghiệm là, hễ thấy trang Việt ngữ của BBC, VOA, RFA,… biến người nào ở trong nước thành “người hùng” rồi liên tục phỏng vấn, kêu gọi ủng hộ, là y như rằng những người đó có vấn đề đáng ngờ”. Kể ra thì kết luận này cũng không sai lắm. Ở trong một đất nước được bao cấp tư tưởng, “chỉ có đi lên CNXH là con đường duy nhất đúng, nên Yêu nước phải yêu Chủ nghĩa xã hội. Một đất nước mà “chỉ có Đảng lãnh đạo mới được làm người”, việc một bộ phận lãnh thổ đang dưới gót giày quân xâm lược là chuyện của Đảng và Nhà nước lo với anh bạn 16 chữ vàng và 4 tốt… Những ai dám nêu quan điểm khác, động chạm đến sự lãnh đạo của Đảng, được ưu ái mời vào nghỉ mát trong nhà tù như Cù Huy Hà Vũ bằng cái cớ “hai bao cao su đã qua sử dụng”. Hoặc những người kêu lên Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam, phản đối Trung Quốc xâm lược” thì được vào tù như Điếu Cày bằng cái tội “trốn thuế”… Vậy thì việc có những người dám phát biểu ý kiến công khai những quan điểm của mình là điều rất lạ thì không có gì phải bàn.
boxittn
Bôxit Tây Nguyên, một thảm họa đã được cảnh báo

Cái cần bàn, là ở một nhà nước của dân, do dân, vì dân, nhưng cái gì sai lầm, là lỗi thuộc về nhân dân, là khách quan, còn cái gì là thành tích, là thắng lợi thì đều thuộc về đảng, về nhà nước. Một nhà nước mà mỗi khi người dân cất tiếng nói khác thì được bộ máy công an chăm sóc tử tế, dù là những tiếng nói khách quan nặng lòng vì đất nước như Dự án Bôxit Tây Nguyên. Có lẽ trên đời ít có ai đào cả của cải trong nhà ra để bán chịu lỗ. Và câu trả lời thì đã rõ: Mỗi năm, nhân dân phải bỏ ra 74,5 triệu đôla bù lỗ cho Bôxit. Nhưng, những người đã chân thành góp ý dừng dự án này ngay từ đầu vẫn được coi là thế lực thù địch vì đã dám nói trái với “Chủ trương lớn của Đảng”.
Bài viết nêu câu nói được cho là của nhà báo Nguyễn Đắc Kiên “bất cứ ai là người Việt, còn có lương tri, còn nghĩ đến bổn phận làm con người trên thế gian này thì nên ký tên vào kiến nghị này” . Để rồi đưa ra một bình luận hết sức ngây ngô, hài hước và xúc phạm rằng: “Chẳng hóa ra nếu người thân của anh ta không tham gia ký tên sẽ là người hết lương tri, không biết nghĩ tới “bổn phận làm người” hay sao?”
Cứ theo tư duy này trên báo Đảng mang tên “Nhân Dân” liên hệ với câu nói “Yêu nước là yêu Chủ nghĩa xã hội”. Vậy thì “chẳng hóa ra ông bà, tổ tiên nước Việt từ 18 đời Vua Hùng dựng nước, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi đã lập nên những chiến ông oanh liệt gìn giữ non song không hề biết cái gọi là “Chủ nghĩa xã hội” thì đều là không yêu nước, đều là thế lực thù địch cả hay sao?”.
Một “việt kiều tại Mỹ” bằng bài viết trên tờ Nhân Dân và kết luận rằng Nguyễn Đắc Kiên lạc hướng. Vậy đó là hướng nào? Anh ta khoe rằng “sang Mỹ lúc 17 tuổi theo bố mẹ. Sau nhiều năm làm việc, học hành và khấm khá”. Điều này chắc không ai chối cãi. Nhưng, nếu như, những người bất đồng chính kiến ở trong nước nói được câu tương tự rằng: Tôi sinh ra ngay trên quê hương tôi, sau nhiều năm học hành và làm việc kinh doanh, nhưng sống đúng với lương tâm mình, nói tiếng nói của mình mà vẫn được khấm khá, thành công thì mới là chuyện lạ. Bởi vì nếu anh dám cất tiếng nói không đúng chủ trương đường lối của Đảng thì anh không mang tội trốn thuế cũng vấp “hai bao cao su đã qua sử dụng” để vào tù, đừng nói chuyện to mồm là lạc hướng hay đúng hướng.
Cái láu cá vặt của người viết ở đây, là vẫn cố tình đánh đồng câu chữ, đánh tráo khái niệm rằng Đảng là Tổ Quốc. Xin thưa, người dân Việt Nam bây giờ không còn ngu ngơ, không còn bị ngộ độc trong câu chữ như vậy nữa. Chưa có một người có tâm huyết nào chống lại Tổ Quốc, đất nước hay nhân dân. Có chăng, họ nói lên thái độ của họ đối với Đảng và nhà nước Cộng sản. Nếu điều đó tác giả và báo Nhân Dân vẫn không thể định nghĩa được, hoặc cố tình đánh lận con đen, thì làm sao có thể tranh luận? Tất cả chỉ là sự lập lờ nước hến nhằm ngụy biện nói lấy được mà thôi.
Thật buồn cười khi đọc câu này:“Quay đầu lại là bờ”, dù có người sẽ bảo câu nói này đã nhàm chán, tôi vẫn muốn nhắc lại ở đây, vì thấy phù hợp với Nguyễn Ðắc Kiên”. Vậy thì “chẳng hóa ra ngay cả bố mẹ anh ta, người đẻ anh ta ra và đưa anh ta đến nước Mỹ để anh ta thành đạt đã không biết quay đầu lại là bờ?” .
Bài viết trên còn mượn lời của Kami  mà báo này coi là “một blogger chưa bao giờ có thiện chí với Nhà nước Việt Nam” để nói về các nhân sĩ trí thức. Kami là ai? Một blogger chưa bao giờ xuất hiện rõ ràng, thậm chí cộng đồng mạng còn đặt nghi ngờ là một nhóm người nào đó ẩn mặt, giấu tên của Công an Việt Nam nhằm đánh lạc hướng dư luận bằng những mảnh sáng, tối lẫn lộn? Sao bỗng nhiên được lấy để trích dẫn? Tại sao không trích dẫn Huỳnh Ngọc Chênh, Hoàng Xuân Phú, Phan Đình Diệu, Quang A… những người có tên, tuổi, địa chỉ chính danh mà lại là Kami? Người đọc có quyền nghi ngờ rằng, đây là một cách nhằm đánh bóng cho con cò mồi thì sao? Hay là “Nhân Dân” đang muốn đổ thêm dầu vào lửa cho mối nghi ngờ đó? Dù sao thì đây cũng là một miếng võ bẩn đã được sử dụng.
Bài viết trên tờ Nhân Dân của một “Việt kiều tại Mỹ” viết về một số người bất đồng chính kiến rằng “Hôm nay họ ca ngợi nhau, ngày mai họ đã coi nhau như kẻ thù”. Thật lạ, đích thị người “Việt kiều” này không nằm tại Mỹ và không sống tại Mỹ. Bởi nếu ở đó, một đứa trẻ con cũng hiểu rằng việc bất đồng ý kiến là chuyện bình thường và được chấp nhận như cả xã hội chấp nhận.  Bởi ngay trong Đảng Cộng sản, một tổ chức được coi là “đạo đức, lương tâm thời đại” được Hồ Chí Minh căn dặn là “phải giữ gìn sự đoàn kết trong Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình” thì người ta vẫn chứng kiến có những “Đồng chí X”, những “bầy sâu”… Và ngay trước Quốc Hội, ông Thủ tướng còn chỉ thẳng vào Đảng mà nói “Tôi làm theo sự phân công của Đảng” khi bị đề nghị từ chức, đã làm ông Tổng Bí thư ngồi đó mà phải ngậm tăm, sượng mặt không nói được lời nào.
Đấy, một tổ chức là đạo đức, là văn minh chỉ được “nói và làm theo Nghị quyết” mà còn như vậy, thì ba cái chuyện tranh cãi, không thống nhất giữa những người bất đồng chính kiến là chuyện lặt vặt. Có chăng, nên đọc lại câu nói của cha ông đã để lại: “Chân mình cứt lấm bê bê. Lại cầm bó đuốc đi rê chân người”.
Đọc bài viết này, với những câu sáo rỗng kêu như chuông đồng của “việt kiều Tùng Trần” người ta đặt câu hỏi: Theo ông ta, bố mẹ ông ta đã dốt nát, ngu dại khi băng vời vượt biển bất chấp sống chết để ra đi tìm nơi sống mới là đất Mỹ. Vậy khi ông ta đã nhận thức ra mọi điều tốt đẹp, sao ông không trở về xây dựng quê hương để trả lời câu hỏi của ông ta là “Đã làm được gì cho Tổ Quốc và đất nước chưa”? . Tại sao ông ta vẫn cứ “Đến bờ lại quay đầu” chỉ bằng vài chuyến về thăm quê một năm mà thôi?
Nhớ đến chuyện Việt kiều ở Mỹ kêu gọi “Quay đầu lại là bờ” người ta nhớ đến câu chuyện Trần Trường. Trần Trường đã gây nên một cơn biến động tại Nam California bằng những cuộc biểu tình rầm rộ và dai dẳng 55 ngày đêm bởi “khúc ruột ngàn dặm” của Đảng ta. Thế rồi sau sự kiện đó, ông ta nghĩ rằng nếu về nước, chắc chắn phải được nhà nước và Đảng ưu ái sau khi lập công. Ông ta bán nhà cửa để “quay đầu lại là bờ”. Thế nhưng, chỉ tám năm sau, ông ta lại chạy sang Mỹ mếu máo xin tiền để về Việt Nam đi kiện đòi lại tài sản của mình. Chỉ vì sau khi đưa vốn liếng về Việt Nam, ông ta mất sạch và trở thành dân oan trở thành Trần Truồng.
Sở dĩ phải đặt trong ngoặc kép cái tên “Việt kiều Tùng Trần” vì đến khi viết những chữ này, tôi vẫn không tin có một việt kiều như vậy. Họa chăng chỉ có một Trần Tường làm bài học mà thôi. Còn bài viết trên báo nhà nước, chuyện mạo danh, bịa tên đã là “nghề riêng”. Nhớ câu chuyện cách đây 5 năm, cũng báo chí nhà nước đăng bài viết tự xưng là một “giáo dân Hà Nội” viết những lời xằng bậy về vụ cướp đất tại 40 Nhà Chung của Tòa TGM Hà Nội. Lập tức, tôi trả lời  bằng “Thư ngỏ gửi giáo gian Phùng Nhân Quốc”.  Đến khi cộng đồng mạng tiết lộ sự thật thì mới ngã ngửa rằng: Giáo dân Hà Nội Phùng Nhân Quốc chính là Hồng Vinh, Phó Trưởng ban văn hóa Tư tưởng Trung ương Đảng Cộng sản.
Những cách làm này của báo chí Việt Nam là không hiếm gặp, do vậy việc tạo ra những “việt kiều Tùng Trần” là điều không mấy khó khăn.
Nhưng, dù có hay không, thì ở đây người ta vẫn thấy hành động của “Việt kiều Tùng Trần”  là “Đến bờ lại quay đầu”.

Hà Nội, ngày 22/3/2013

J.B Nguyễn Hữu Vinh




ĐÃ CÓ 8200 NGƯỜI KÝ TÊN VÀO LỜI TUYÊN BỐ CÔNG DÂN TỰ DO

Chúng tôi, những người khởi đầu ký tên sau đây, kêu gọi những công dân khác cùng với chúng tôi đồng tuyên bố: 
1. Chúng tôi không chỉ muốn bỏ Điều 4 trong Hiến pháp hiện hành, mà chúng tôi muốn tổ chức một Hội nghị lập hiến, lập một Hiến pháp mới thực sự là ý chí của toàn dân Việt Nam, không phải là ý chí của đảng cộng sản như Hiến pháp hiện hành. 
2. Chúng tôi ủng hộ đa nguyên, đa đảng, ủng hộ các đảng cạnh tranh lành mạnh vì tự do, dân chủ, vì hòa bình, tiến bộ của dân tộc Việt Nam, không một đảng nào, lấy bất cứ tư cách gì để thao túng, toàn trị đất nước.
3. Chúng tôi không chỉ ủng hộ xây dựng một chính thể tam quyền phân lập mà còn muốn một chính thể phân quyền theo chiều dọc, tức là tăng tính tự trị cho các địa phương, xây dựng chính quyền địa phương mạnh, xóa bỏ các tập đoàn quốc gia, các đoàn thể quốc gia tiêu tốn ngân sách, tham nhũng của cải của nhân dân, phá hoại niềm tin, ý chí và tinh thần đoàn kết dân tộc. 
4. Chúng tôi ủng hộ phi chính trị hóa quân đội. Quân đội là để bảo vệ nhân dân, bảo vệ tổ quốc, bảo vệ cương vực, lãnh thổ không phải bảo vệ bất cứ một đảng phái nào. 
5. Chúng tôi khẳng định mình có quyền tuyên bố như trên và tất cả những người Việt Nam khác đều có quyền tuyên bố như thế. Chúng tôi khẳng định, mình đang thực hiện quyền cơ bản của con người là tự do ngôn luận, tự do tư tưởng; quyền này mỗi người sinh ra đã tự nhiên có, nó được nhân dân Việt Nam thừa nhận và tôn trọng; quyền này không phải do đảng cộng sản ban cho, nên đảng cộng sản không có quyền tước đoạt hay phán xét nó. Vì thế, chúng tôi có thể xem những lời phán xét nào nếu có hướng đến chúng tôi là một sự phỉ báng chúng tôi. Và chúng tôi cho rằng, những người nào chống lại các quyền trên là phản động, là đi ngược lại với lợi ích của nhân dân, dân tộc, đi ngược lại xu hướng tiến bộ của nhân loại. 
Xin hãy chung tay để cho LỜI TUYÊN BỐ CÔNG DÂN TỰ DO này trở thành sợi dây bền vững kết nối hàng triệu triệu trái tim Việt Nam. Xin cùng lên tiếng nói bằng cách đăng ký tham gia ký tên theo địa chỉ email: tuyenbocongdantudo@gmail.com

Ngày 28 tháng 2, 2013

**

Cập nhật: 

Theo ý kiến của anh Nguyễn Đắc Kiên:
Cụm từ “sát cánh bên nhà báo Nguyễn Đắc Kiên”, khiến tôi ngại ngùng khi ký vào bản “Tuyên bố Công dân Tự do”. Tôi sẽ gửi thư đề nghị các bạn khởi xướng bỏ cụm từ đó đi, để tôi được ký tên mình, cùng với hàng nghìn, triệu đồng bào. Tôi nghĩ rằng, mỗi người chúng ta không sát cánh cùng anh Kiên hay bất cứ người nào khác, chúng ta ký tên vì chính chúng ta, vì tổ tiên ngàn đời, vì con cháu tương lai. Vì thế tôi kêu gọi tất cả, không phân biệt trong hay ngoài nước, còn hay không còn quốc tịch Việt Nam, miễn là mang trong mình dòng máu Việt, ký tên vào bản tuyên bố công dân này..." 
Nhóm khởi xướng xin phép quý vị đã ký cũng như sẽ ký vào bản tuyên bố, được đổi câu mở đầu:
Chúng tôi, những người khởi đầu ký tên sau đây, sát cánh bên Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên và kêu gọi những công dân khác cùng với chúng tôi đồng tuyên bố...
thành:
Chúng tôi, những người khởi đầu ký tên sau đây, kêu gọi những công dân khác cùng với chúng tôi đồng tuyên bố...
Nhóm khởi xướng thông báo




7801. Phan Quang Trung - Học sinh, Tp. Nam Định, Nam Định 
7802. Trần Hoàng Mai, P. Trần Hưng Đạo, Tp. Nam Định, Nam Định 

7803. La Kim Vang, Lộc An, Tp. Nam Định, Nam Định 
7804. Lê Phước Thọ - Nhà giáo, Lộc An, Tp. Nam Định, Nam Định 
7805. Phùng Chí Cường - Nhà giáo, Nam Phong, Tp. Nam Định, Nam Định 
7806. Phan Thị Mi - Sinh viên, Tp. Nam Định, Nam Định 
7807. Ngọc Mỹ, Ninh Xá, Tp. Bắc Ninh, Bắc Ninh 
7808. Lệ Quyên, Ninh Xá, Tp. Bắc Ninh, Bắc Ninh 
7809. Thùy Linh, Ninh Xá, Tp. Bắc Ninh, Bắc Ninh 
7810. Đông Triều, Ninh Xá, Tp. Bắc Ninh, Bắc Ninh 
7811. Dan Le - Nha sĩ, Las Vegas, NV, USA 
7812. Phương Lê Nguyễn - Kiến trúc sư, Las Vegas City, Nevada, USA 
7813. Đoàn Thanh, Brisbane, Australia 
7814. Tran Cao Vy, Canberra, Australia 
7815. Nguyen Minh Khang, Moscow, Nga 
7816. Joseph Duc Hanh, Paris, France 
7817. Dung Nguyen, Broadmeadows, Victoria, Australia 
7818. Nguyễn Văn Xuân, New York, USA 
7819. Hồ Ngọc Anh, Gulfview Heights SA, Adelaide, Australia 
7820. Trần Cẩm An, Mansfield Park SA, Adelaide, Australia 
7821. Lê Phú Thứ, Angle Park SA, Adelaide, Australia 
7822. Nguyễn Minh Hùng, Virginia SA, Adelaide, Australia 
7823. Đỗ Hoàng Hoa, Virginia SA, Adelaide, Australia 
7824. Vũ Ngọc Hà, Rosewater SA, Adelaide, Australia 
7825. Paul Trần, Virginia, Adelaide, Australia 
7826. Megan Nguyễn, Virginia, Adelaide, Australia 
7827. Elizabeth Nguyễn, Parafield Gardens, Adelaide, Australia 
7828. Hoàng Đỗ, Pennington, Adelaide, Australia 
7829. Nguyễn Đình Vinh, Adelaide, Australia 
7830. Vũ Mộng Tú, Kensington, Adelaide, Australia 
7831. Tony Đặng, Rosewater, Adelaide, Australia 
7832. Bùi Thị Lệ Hằng, Adelaide, Australia 
7833. Trần Thị Ngọc Hoa, Adelaide, Australia 
7834. Nguyễn Văn Đông, Adelaide, Australia 
7835. Bích Thị Nguyễn - Dược sĩ, Orange, California, USA 
7836. Le Thuc Khuong - Hưu trí, Melbourne, Australia 
7837. Thi Bo Nguyen Bui - Công nhân, Melbourne, Australia 
7838. Tri Vo - Hưu Trí, King of Prussia, Pennsylvania, USA 
7839. Thuy Nguyen - Dược sĩ, Blue Bell, Pennsylvania, USA 
7840. Tam Nguyen - Kinh doanh, King of Prussia, Pennsylvania, USA 
7841. Nguyễn Văn Dũng, Thueringen, Germany 
7842. Hung Nguyen, Gilroy, California, USA 
7843. Lee Dang - Sinh viên, Gilroy, California USA 
7844. Kevin Nguyen, PhD, SanFransico, USA 
7845. Linh Nguyen - Dược sỹ, SanDiago, USA 
7846. Liet Truong - Sinh viên, SanJose, California, USA 
7847. Ha Truong - Nhà tạo mẫu tóc, SanJose, California, USA 
7848. Huy Truong - Sinh viên, SanJose,California USA 
7849. Ngan Dang - Sinh viên, Orlando. Florida, USA 
7850. Chau Dang - Sinh viên, Orlando, Florida, USA 
7851. Nguyễn Văn Khánh, Liverpool, Sydney, Australia 
7852. Bich Pham - Chuyên viên đồ họa địa chí, Michigan, USA 
7853. Do Nguyen, Vargas ct Milpitas, California, USA 
7854. Pham Thi Xuan, Vargas ct Milpitas, California, USA 
7855. Do Steve, Vargas ct Milpitas, California, USA 
7856. Nguyen Thi Dieu NHan, Vargas ct Milpitas, California, USA 
7857. Do Cathy, Vargas ct Milpitas, California, USA 
7858. Vo Tim, Vargas ct Milpitas, California, USA 
7859. Xena Huynh, Colton, California, USA 
7860. Phương Nguyễn, Salt Lake City, Utah, USA 
7861. Nguyễn An Phúc - Kỷ-sư Điện, New Kent County, Virginia, USA 
7862. Nguyễn Thị Trang - Quảntrị nhân viên, Richmond, Virginia, USA 
7863. Nguyễn Văn Cường - công nhân nhà hàng, Richmond, Virginia, USA 
7864. Nguyễn Văn Phương - bán thực phẩm lưu động, Richmond, Virginia, USA 
7865. Hồ Cường - Kỹ thuật viên, Denver, Colorado, USA 
7866. Ngô Chí Thiềng - Cựu Chủ Tịch CĐVN Nam California, Orange, California, USA 
7867. Minh Tu, Garden Grove, Ca 92844, USa 
7868. Nguyen Tao, Fort Worth, Tx 76111, USa 
7869. Andy Trinh, Garden Grove, California, USA 
7870. Quay Le, Orange County, California, USA 
7871. Nguyễn Bá Toàn - Kỹ sư/Hưu trí, Cầu Giấy, Hà nội 
7872 Nguyễn Thị Ngọc A... - Thợ may, Quận 7, Sài Gòn 
7873. Lê Anh - Thợ sửa xe, Quận 3, Sài Gòn 
7874. Hồ Chí Ninh - Học sinh, Quận 1, Sài Gòn 
7875. Nguyễn Thị Ngân - Nghề buôn bán, Quận 10, Sài Gòn 
7876. Ngô Thường - Buôn Bán, Quận 8, Sài Gòn 
7877. Hà Phong - Lái Xe, Quận 12, Sài Gòn 
7878. Lâm Trung - Nghề buôn bán, Quận 5, Sài Gòn 
7879. Nguyễn Long - Sinh Viên, Quận 9, Sài Gòn 
7880. Bùi Đức Hiệp - Công nhân, Quận Thủ Đức, Sài Gòn 
7881. Vương Ngọc Linh - Hoàng Mai, Hà Nội 
7882. Nguyễn Văn Thanh - Cử nhân kinh tế, Quận Gò Vấp, Sài Gòn 
7883. Nùng Thị Em - Học sinh, Tp. Hòa Bình, Hòa Bình 
7884. Nguyễn Đức Cường - Học sinh, Tp. Hòa Bình, Hòa Bình 
7885. Nguyễn Đức Cường, Thịnh Lang, Tp. Hòa Bình, Hòa Bình 
7886. Hoàng Bảo Lạc - Nhà giáo, Ninh Khánh, Tp. Ninh Bình, Ninh Bình 
7887. Trần Công Hòa - Nhà giáo, Ninh Khánh, Tp. Ninh Bình, Ninh Bình 
7888. Hồ Hoàng Hùng - Sinh viên, Tp. Phủ Lý, Hà Nam 
7889. Ninh Duy Kiều - Sinh viên, Tp. Phủ Lý. Hà Nam 
7890. Huỳnh Bạch Tuyết, Tp. Cần Thơ, Cần Thơ 
7891. Đặng Văn Phúc, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc 
7892. Đặng Xuân Mai, Phúc Yên, Vĩnh Phúc 
7893. Phùng Ngọc Long, Phúc Yên, Vĩnh Phúc 
7894. Phùng Phương Duy, Phúc Yên, Vĩnh Phúc 
7895. Nguyễn Trọng Vinh, Phúc Yên, Vĩnh Phúc 
7896. Hà Thới Vinh, Phúc Yên, Vĩnh Phúc 
7897. Đào Thị Mừng, Phúc Yên, Vĩnh Phúc 
7898. Hồ Vĩnh Hảo, Phúc Yên, Vĩnh Phúc 
7899. Mường Thanh Công, Phúc Yên, Vĩnh Phúc 
7900. Ninh Duy Định - Kỹ sư, Tp. Phủ Lý, Hà Nam

7901. Nguyễn Văn Hải, Từ Liêm, Hà Nội
7902. Nguyễn Minh Tâm Tp. Vũng Tàu, Bà Rịa Vũng Tàu 
7903. Thạc Lê Ân, Phú Nhuận, Sài Gòn 
7904. Đỗ Ức Trí - Kỹ sư, Quận 10, Sài Gòn 
7905. Trần Phước Thạnh, Phan Rang - Tháp Chàm, Ninh Thuận 
7906. Trần Văn Cường, Phan Rang - Tháp Chàm, Ninh Thuận 
7907. Trần Văn Dũng, Nha Trang, Khánh Hòa 
7908. Nguyễn Quang Đạt, Phan Rang - Tháp Chàm, Ninh Thuận 
7909. Nguyễn Ngọc, Phan Rang - Tháp Chàm, Ninh Thuận 
7910. Nguyễn Văn Tâm, Phan Rang - Tháp Chàm, Ninh Thuận 
7911. Lê Văn Trọng, Ba Đình, Hà Nội 
7912. Nguyễn Thành Bắc - An bình, Biên hòa, Đồng nai 
7913. Bùi Nguyễn Diệu An - Sinh viên ĐH, Quận 10, Sài Gòn 
7914. Đặng Minh Dũng, Ban Mê Thuột, Daklak 
7915. Lê Duy Long, Québec, Canada 
7916. Phan Đáo, Québec, Canada 
7917. Huỳnh Kim Dũng, Québec, Canada 
7918. Phan Ngoc Trang - Hưu Trí, Orlando, Fl32839, USA 
7919. Thụy Nguyễn, Montreal, PQ, Canada 
7920. Quan Bui, Texas, USA 
7921. Nguyen Tinh Kent, Washington, USA 
7922. Tran Ha Kent, Washington, USA 
7923. Trần Thu Hà, Kent, WA, USA 
7924. Nguyễn Thanh Hải, Kent, WA, USA 
7925. Cuc Phan, San Jose, USA 
7926. Hoàng Thưởng, Sanjose CA, 95127, USA 
7927. Dan Pham, Edmonton, Alberta, Canada 
7928. Hai The Quang, Butte County, Chico, CA 95926, USA 
7929. Tong Ho Huan, Aucklamd, New Zealand 
7930. Nguyen Dien Hong, Aucklamd, New Zealand 
7931. Tong Ho N Han, Aucklamd, New Zealand 
7932. Nguyen Thu Hoa Aucklamd, New Zealand 
7933. Tong ho N Hannah, Aucklamd, New Zealand 
7934. Tong ho Hosea, Auckland, New Zeaand 
7935. Tong Ho Hayden, Aucklamd, New Zealand 
7936. Đặng Thị Thanh Thủy - Công nhân, Brisbane, Australia 
7937. Nguyen Loc The - Kỹ sư, Shizuoka, Japan 
7938. Nguyễn Văn Trọng - Thầy giáo dạy toán/tin trung học, Coolaroo, Australia 
7939. John Trần, Mile End, Adelaide, Australia 
7940. Anthony Nguyễn, Mile End, Adelaide, Australia 
7941. Thi Phan, Virginia, Adelaide, Australia 
7942. Thục Quyên - Sinh viên du học, Adelaide, Australia 
7943. Ngọc Anh - Sinh viên du học, Adelaide, Australia 
7944. Thịnh Trần, Adelaide, Australia 
7945. Michael Ly, Port Adelaide, Australia 
7946. Donator Đào, Port Adelaide, Australia 
7947. Ducan Trương, Torrensville, Adelaide, Australia 
7948. Tran Hoa, Stuttgart, Germany 
7949. Duke Doan - Chuyên gia IT, Orange County, Lake Forest, CA, USA 
7950. Chung Nguyễn, Palmerston City, Darwin, Australia 
7951. Elizabeth Nguyễn, Palmerston City, Darwin, Australia 
7952. Tuấn Đặng, Palmerston City, Darwin, Australia 
7953. Phạm Hồng Trâm - Du học sinh, Bayview, Darwin, Australia 
7954. Lê Thị Yến - Du học sinh, Bayview, Darwin, Australia 
7955. Cang Văn Trần, Coconut Grove, Darwin, Australia 
7956. Anthony Huỳnh, Nakara, Darwin, Australia 
7957. Trương Minh Đức, Marrero, Louisiana, USA 
7958. Chung Vu, Windsor, Ontario, Canada 
7959. Ngo Te, Windsor, Ontario, Canada 
7960. Tran Van Thang, Windsor, Ontario, Canada 
7961. Uyen Phuong, Windsor, Ontario, Canada 
7962. Nguyen Nam, Windsor, Ontario, Canada 
7963. Tran Van Vinh, London, Ontario, Canada 
7964. Vu Nguyen, Ottawa, Ontario, Canada 
7965. Vu Anh, Windsor, Ontario, Canada 
7966. Quang Dong, Toronro, Ontario, Canada 
7967. Tran Tinh, Windsor, Ontario, Canada 
7968. Anh Hùng, Garden Grove, California, USA 
7969. Long Nguyen, Portland. Oregon, USA 
7970. Ha D. Nguyen, Wichita, Kansas, USA 
7971. Nguyễn Ngọc Đóa, Santa Ana, California, USA 
7972. Đinh Quang Huy, Quebec, Canada 
7973. Loc Pham, Gaithersburg, Maryland, USA 
7974. Tran Thi Hong Yen, Haymarket, Virginia, USA 
7975. Trần Văn Bé - Nhà thơ, Denver, Colorado, USA 
7976. Lê Văn Hoàng, Houston, Texas, USA 
7977. Cuong Tran - Kỹ sư, Sacramento, CA, USA 
7978. Nguyễn Đức Lành, Sydney, Australia 
7979. Edward Tran - Kỹ Sư, Los Angeles, USA 
7980. Lê Quang Huy, Cẩm Phả, Quảng Ninh 
7981. Lương Sơn Bạc - Kỹ sư, TP Kon Tum, Tỉnh Kon Tum 
7982. Lê Phúc Hải Châu, Lâm Hà, Lâm Đồng 
7983. Nguyễn Duy Nhân - Kĩ sư, Tp. Cà Mau, Cà Mau 
7984. Nguyễn Xuân Hải, Quận 3, Sài Gòn 
7985. Mông Văn Bốn - nhà văn/nhà báo, Tp. Cao Bằng, Cao Bằng 
7986. Phạm Minh Khoa - Nhân viên văn phòng/Cử nhân, Quận 10, Sài Gòn 
7987. Trần Hiếu Nghĩa, Kỹ Sư, Q.Thủ Đức, Sài Gòn 
7988. Kiều Công Thọ - Họa sĩ, Quận 4, Sài Gòn 
7989. Tran Xuan Hoang - Đức Thọ, Hà Tĩnh 
7990. Nguyen Hiep - Kỹ sư/giám đốc công ty xây dựng, Tp. Nam Định, Nam Định 
7991. Nguyễn Xuân Quy - Chạy xe ôm, Mỹ Tho,Tiền Giang 
7992. Nguyen Duc Quy - IT, Bình Tân, Sài Gòn 
7993. Huỳnh Nhật Minh - Công nhân tự do, Quận 1, Sài Gòn 
7994. Nguyễn Bá Công - Thợ hàn Tàu, Tp. Hải Phòng, Hải Phòng 
7995. Trần Văn Quyết - Thợ máy, Quận Kiến An, Tp. Hải phòng
7996. Nguyễn Văn Đức - Thợ Gò Tàu thuỷ, Quận Ngô Quyền, Tp.Hải Phòng
7997. Lâm Há - Thợ hàn Tàu, Quận Hồng Bàng, Tp.Hải Phòng
7998. Trần Văn Chức - Thợ hàn Tàu, Quận Lê Chân, Tp.Hải Phòng
7999. Nguyễn Thị Kim Huệ - Thợ xây, Quận Lê Chân, Tp. Hải Phòng
8000. Nguyễn Thị Hiền - Buôn bán, Quận Lê Chân, Tp. Hải Phòng

8001. Đặng Chí Hùng - Blogger- Kỹ sư ĐH Bách Khoa Hà Nội - Cầu Giấy - Hà Nội
8002. Nguyễn Việt Hà - Cựu chiến binh/Kỹ sư, Q. Tân Bình, Sài Gòn 
8003. Duc Tran, Chicago, Illinois, USA 
8004. Trần Văn Bang - Kỹ sư/Cựu chiến binh chống Tàu, Q. Tân Bình, Sài Gòn 
8005. Nguyễn Hải Long, Châu Phú, An Giang 
8006. Đặng Văn Hiến - Kinh doanh/Giám đốc, Tân Bình, Sài Gòn 
8007. Đinh Quốc Huy - Thiết kế Website, Tp. Vũng Tàu, Bà Rịa Vũng Tàu 
8008. Hoàng Đức - Lao động tự do, Quận 3, Sài Gòn 
8009. Nguyễn Văn Vinh - Sinh viên, Q Hải An, Tp. Hải Phòng, Hải Phòng 
8010. Nguyễn Định Thức - Sinh viên, Q. Ngô Quyền, Tp. Hải Phòng, Hải Phòng 
8011. Nguyễn Thùy Trang - Nhà giáo, Q. Kiến An, Tp. Hải Phòng 
8012. Trương Ngọc Trọng - Học sinh, Q. Đồ Sơn, Tp. Hải Phòng, Hải Phòng 
8013. Hoàng Đức Tuấn , Q. Thanh Xuân, Hà Nội 
8014. Trần Lê Việt - Kỹ sư, Hoàn Kiếm, Hà Nội 
8015. Trần Lê Cương - Kỹ sư, Hoàn Kiếm, Hà Nội 
8016. Nguyễn Thanh Nghị - Nhà giáo nghỉ hưu, Mỹ Đình, Hà Nội 
8017. Văn Thành Cao - Học sinh, Gia Lộc, Hải Dương 
8018. Văn Đức Minh - Sinh viên, Thanh Hà, Hải Dương 
8019. Vũ Hoàng Lâm, Quận Bình Tân, Sài Gòn 
8020. Nguyễn Ngọc Khôi - Cựu quân y-Sĩ QL VNCH, Apple Valley, California, USA 
8021. Hương Nam, Sydney, Australia 
8022. Nguyên Huỳnh, Melbourne, Australia 
8023. Trần Văn Hồng, Sydney, NSW, Australia 
8024. Vũ thị Hiền, Auburn, WA. USA 
8025. Quach Hai Nhu, Brisbane, Australia 
8026. Bùi xuân Bắc, Brisbane, Australia 
8027. Trung Le - Disease Investigator, Jonesboro, Georgia, USA 
8028. Mo Pham - Communicable Disease Specialist, Jonesboro, Georgia, USA 
8029. Vĩnh Châu - Hưu trí, Glen Allen, Virginia 23060, USA 
8030. Tran Duc Thanh - Ingenieur Computer Science , Zurich, Thụy sỹ 
8031. Khanh Đỗ - Công nhân, Garden Grove, California, USA 
8032. Kim Nguyen, Germantown, Maryland, USA 
8033. Nguyễn Ngọc Liệu, Garden Grove, California, USA 
8034. Nguyen Xuan Huong, Medical biller, USA 
8035. Kim Chung Nguyễn, Adelaide, Australia 
8036. Kim Oanh Nguyễn, Adelaide, Australia 
8037. Ducan Nguyễn, Murray Bridge, Adelaide, Australia 
8038. Jonathan Nguyễn, Murray Bridge, Adelaide, Australia 
8039. Alananh Trần, Holden Hill, Adelaide, Australia 
8040. Johnson Trần, North Perth, Australia 
8041. Lisa Trần, North Perth, Australia 
8042. Thomas Vũ, West Lakes, Adelaide, Australia 
8043. Phan Học, Mawson Lakes, Adelaide, Australia 
8044. Đồng Phước, Gawler, Adelaide, Australia 
8045. Tran Thanh Hai, Honolulu, Hawaii, USA 
8046. Vu Duc Nghiem, San Jose, CA 95112, USA 
8047. Nguyễn Thị Hương, Quận Tân Bình, Sài Gòn 
8048. Nguyễn Thị Bích - Nội trợ, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc 
8049. Nguyễn Thùy Trâm - Hhọc sinh, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc 
8050. Nguyễn Cao Sanh - Nhà giáo, Đức Giang, Long Biên, Hà Nội 
8051. Nguyễn Thúy Liễu - Kỹ sư CNTT, Cổ Nhuế, Hà Nội 
8052. Trần Văn Khế - Nông dân, Phố Mới, Bắc Ninh 
8053. Trần Văn Khôi - Nội trợ, Tp. Bắc Ninh, Bắc Ninh 
8054. Trần Văn Miêng, Quế Võ, Bắc Ninh 
8055. Phạm Lạc Quốc - Kỹ sư, Tây Hồ, Hà Nội 
8056. Quách Văn Huyền - Làm ruộng, Phúc Yên, Vĩnh Phúc 
8057. Hoàng Đình Thắng, Đại Từ, Thái Nguyên 
8058. Đỗ Thị Mùi - Kỹ sư, Tp. Thái Nguyên, Thái Nguyên 
8059. Đỗ Thị Sim - Kội trợ, Tp. Thái Nguyên, Thái Nguyên 
8060. Nông Thị Hà - Nhà giáo, Kim Tân, Tp. Lào Cai, Lào Cai 
8061. Nông Quốc Định - Học sinh, Sa Pa, Lào Cai 
8062. Mai Thọ Truyền - Nghỉ hưu, Tam Đường, Lai Châu 
8063. Mai Lữ Phương - Học sinh, Tân Phong, Tx. Lai Châu, Lai Châu 
8064. Trần Quang Khanh - Nông dân, Tx. Lai Châu, Lai Châu 
8065. Trần Quốc Bửu - Trồng rừng, Hoàng Ni Pả, Hà Giang 
8066. Đặng Thị Mến - Nội trợ, Tp. Hà Giang, Hà Giang 
8067. Lư Hán Mân - Nông dân, Đồng Văn, Hà Giang 
8068. Hồ Quốc Đống, Tp. Cao Bằng, Cao Bằng 
8069. Phạm Hoàng Hộ - Nhà giáo nghỉ hưu, Phố Mới, Bắc Ninh 
8070. Đỗ Như Mai - Kỹ sư, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội 
8071. Nguyễn Mỹ Thắng, Tp. Vũng Tàu, Bà Rịa Vũng Tàu 
8072. Trinh Liên Nga, Tp. Ninh Bình, Ninh Bình 
8073. Đặng Đình Hiển - Quản lý, Quận Lê Chân, Tp. Hải Phòng 
8074. Phạm Chí Thiện, Tân Hà, Lâm đồng 
8075. Phạm Minh Sơn, Quận Tân Bình, Sài Gòn 
8076. Phạm đình Thọ, Quận Tân Bình, Sài Gòn 
8077. Hồ Hương Diệu - Chuyên viên pháp chế, Gò Vấp, Sài Gòn 
8078. Vũ Ngọc Hà, Tp. Bắc Giang, Bắc Giang 
8079. Vu Thị Hoa, Tp. Bắc Giang, Bắc Giang 
8080. Trần Hưng Yên, Thôn Ghép, Bắc Giang 
8081. Trần Văn Bá, Tp. Thái Nguyên, Thái Nguyên 
8082. Hoàng Đình Chính, Tp. Thái Nguyên, Thái Nguyên 
8083. Vòng A Sáng, Tp. Thái Nguyên, Thái Nguyên 
8084. Thái Kim Lân, Quyết Thắng, Tp. Thái Nguyên, Thái Nguyên 
8085. Phùng Thị Chung, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc 
8086. Nghiêm Văn Tuất, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc 
8087. Nghiêm Văn Huấn, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc 
8088. Thái Thị Lành, TP. Cao Bằng, Cao Bằng 
8089. Phùng Bá Hải - Kỹ sư CNTT, Từ Liêm, Hà Nội 
8090. Phan Nhật Tuấn – Công nhân, Tp. Thanh Hóa, Thanh Hóa 
8091. Trần Đức Hòa - Học sinh, Tp. Thanh Hóa, Thanh Hóa 
8092. Quách Văn Giang - Học sinh, Tp. Thanh Hóa, Thanh Hóa 
8093. Lê Thị Ngọc Trân - Bác sĩ, Hoàng Mai, Hà Nội 
8094. Lê Thị Ngọc Diệp - Nha sĩ, Mỹ Đình, Hà Nội 
8095. Trần Công Cao Cát - Nhà giáo, TP. Vinh, Nghệ An 
8096. Trần Thừa Dụ - Nông dân, TP Vinh, Nghệ An 
8097. Trịnh Duy Hinh, Nông dân, TP Vinh, Nghệ An 
8098. Nguyễn Thị Hiền - Nội trợ, Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội 
8099. Nguyễn Thị Thu Hà - Học sinh, Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội 
8100. Nguyễn Thành Luân - Sinh viên, Quận Thủ Đức, Sài Gòn

8101. Đỗ Quỳnh Nhi, Quận 2, Sài Gòn
8102. Nguyễn Thanh Tâm - Nhân viên Cty tư nhân, Gò Vấp, Sài Gòn
8103. Phạm Đức Hiến - Sinh viên, Cẩm Lệ, Tp Đà Nẵng 
8104. Phạm Thị Thu Hương - Sinh viên, Mỹ An, Ngũ Hành Sơn, Tp. Đà Nẵng 
8105. Phạm Thi Quỳnh Giao - Học sinh, Cẩm Lệ, Tp. Đà Nẵng 
8106. Đặng Quốc Sủng - Nhà giáo nghỉ hưu, Khu Biệt Thự Đảo Xanh, Đà Nẵng 
8107. Đặng Quốc Vinh - Kỹ sư, Hải Châu, Tp. Đà Nẵng 
8108. Huỳnh Đoàn - Sinh viên, Vỹ Dạ, Tp. Huế. Thừa Thiên Huế 
8109. Huỳnh Chiến - Nhà giáo, An Cựu, Tp. Huế, Thừa Thiên Huế 
8110. Huỳnh Công - Kỹ sư, Thuận Thành, Tp. Huế, Thừa Thiên Huế 
8111. Trần Hoàng Quý, Cẩm Lệ, Tp. Đà nẵng 
8112. Trần Thị Như Lan - Kế toán, Hòa Thuận Đông, Hải Châu, Tp. Đà Nẵng 
8113. Nguyễn Thiệu - Sinh viên, Thanh Khê, Tp. Đà Nẵng 
8114. Cao Thị Hoàng Oanh - Học sinh, Thanh Khê, Tp. Đà Nẵng 
8115. Nguyễn Thị Anh Thư - Sinh viên, Thanh Khê, Tp. Đà Nẵng 
8116. Nguyễn Văn Mười Hướng - Nghỉ hưu, Hải Châu, Tp. Đà Nẵng 
8117. Nguyễn Kim Cang - Sinh viên, Sơn Trà, Tp. Đà Nẵng 
8118. Nguyễn Thụy Minh Trang - Lao động tự do, Gò Vấp, Sài Gòn 
8119. Nguyễn Thành Nam - Chuyên viên âm thanh, Cầu Giấy, Hà nội 
8120. Trần Văn Tâm, Dallas, TX 75243, USA 
8121. Pham Thai - Dallas/Fort Worth, Texas, USA 
8122. Quang Ngoi Huynh - Lái xe taxi, Bankstown Australia 
8123. Andre Nguyễn, California, USA 
8124. Trịnh Đình Lộc - Đại lý mua bán bất động sản, Fairfield, New South Wales, Australia 
8125. Quang huynh - Lái xe taxi, Bankstown, NSW, Australia 
8126. Võ Thị Bích Liên, Anaheim, California, USA 
8127. Trung Dinh Thai - Giám đốc Cty, Houston, Texas, USAA 
8128. Tuong Thi Duyen - Hưu trí, Aventua Blvd Orlando, Fl 32839, USA 
8129. Nguyễn Quốc Việt Hùng, California, USA 
8130. Minh Lê - Chuyên viên địa ốc, Vancouver, British Columbia, Canada 
8131. Truong Hoai Mong - Dược sỹ, Sydney, Australia 
8132. Nguyen Duc Huy - Hoc Sinh, Honolulu, Hawaii, USA 
8133. Vũ Minh Thắm, Ventura, USA 
8134. Nguyễn Phạm Anh Quân, Edensor Park, NSW, Australia 
8135. Tăng Hải, Maxwell St, Ashcroft, NSW, Australia 
8136. Dianne Tăng, Maxwell St, NSW, Australia 
8137. Huỳnh Thái, Moorebank, NSW, Australia 
8138. Huỳnh Tuyết Trần, Orlando, Florida, USA 
8139. Hòa Đặng, Melbourne, Australia 
8140. Văn Vĩnh Kim, Haugerbakken 19, 1900 Fetsund, Na Uy 
8141. Nguyễn Trọng Thành, Vyduno 19-42, Vilnius, Lithuania (CH Li Vát) 
8142. Tran Thi, New Orleans, Louisiana, USA 
8143. Nguyen Thu Trang, New Orleans, Louisiana, USA 
8144. Tran Jeffry, New Orleans, Louisiana, USA 
8145. Tran Jewel, New Orleans, Louisiana, USA 
8146. Tran Jennie, New Orleans, Louisiana, USA 
8147. Tran Sac, New Orleans, Louisiana, USA 
8148. Đoàn Kiều Nga, Chanhassen, Minnesota 55317, USA 
8149. Nguyen Viet Hoa, Shawnee, KS 66216, USA 
8150. Nguyen Quoc Tam, Shawnee, KS 66216, USA 
8151. Nguyen Viet Cuong, Shawnee, KS 66216, USA 
8152. Nguyen Thi Tram Anh, Shawnee, KS 66216, USA 
8153. Nguyen Viet Khiem, Shawnee, KS 66216, USA 
8154. Nguyen Viet Thinh, Shawnee, KS 66216, USA 
8155. Nguyen Thi Kieu Mi, Shawnee, KS 66216, USA 
8156. Nguyen Anh Tuan, Kansas City, MO 64138, USA 
8157. Bien Thi Huyen, Kansas City, MO 64138, USA 
8158. Nguyen Viet Mong, Kansas City, MO 64138, USA 
8159. Nguyen Thi Huong, Kansas City, MO 64138, USA 
8160. Phạm Chấn, Santa Ana, Orange, USA 
8161. Phạm Dũng, Garden Grove, Orange, USA 
8162. Dan Van Bong - Giáo viên, Sydney, Australia 
8163. Lê Phước, Sacramento, California, USA 
8164. Bùi Hữu Dư, Sacramento, California, USA 
8165. Đinh Thị Tâm, Sacramento, California, USA 
8166. Nguyễn Ngọc Anh, Sacramento, California, USA 
8167. Thomas Thang, Sacramento, California, USA 
8168. Trần Quang Huy, Sacramento, California, USA 
8169. Hoàng Thế Sung, Sacramento, California, USA 
8170. Phan Thị Minh Châu, San Diego, California, USA 
8171. Nguyễn Quý Nhượng, Sacramento, California, USA 
8172. Quản Mỹ Lan, Toulouse, France 
8173. Dinh Nguyen - Làm nghề tự do, Melbourne, Australia 
8174. Tran Minh Sơn, Seattle, Washington, USA 
8175. Pham Le Thang - Bác sỹ y khoa, Orlando, Florida, USA 
8176. Ly tuyet Phi, El Monte, California, USA 
8177. Ninh Pham, Garden Grove, California, USA 
8178. Hoang Anh, Mawson Lakes, Adelaide, Australia 
8179. Minh Tran, Mawson Lakes, Adelaide, Australia 
8180. Nam Nguyen, Windsor, Ontario, Canada 
8181. Pham Tuan Anh, Windsor, Ontario, Canada 
8182. Nguyen Thi Hanh, Orlando, Fl32839, USA 
8183. Nguyen Thi Huong, Orlando, Fl32839, USA 
8184. Nguyen Thi Binh, Đống Đa, Hà Nội 
8185. Lê Hoàng, Quận 3, Sài Gòn 
8186. Nguyen Thi Thinh - Giáo viên, Đống Đa, Hà Nội 
8187. Tran Thu Ha - Nội trợ, Đống Đa, Hà Nội 
8188. Dau Thanh Thuy - Nhân viên văn phòng, Đống Đa, Hà Nội 
8189. Tran Nhat Huong - Học sinh, Ba Đình, Hà Nội 
8190. Lê Văn Thu - Kinh doanh tự do, Quận Bình Thạnh, Sài Gòn 
8191. Phan Minh Chiến, Tân Thạnh Tây, Củ Chi, Sài Gòn 
8192. Khổng Văn Thành - Cử nhân Luật, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc 
8193. Hoàng Thị Thảo, Bảo Lâm, Cao Bằng 
8194. Hà Minh Quân, Thị trấn Xuân Hòa, Hà Quảng, Cao Bằng 
8195. Nguyễn Ngọc Nam, Thị trấn Phú Phong, Tây Sơn, Bình Định 
8196. Lê Thị Thu Nga - Công nhân, Quận 12, Sài Gòn 
8197. Nguyễn Đức Huy - Tp. Nam Định, Nam Định 
8198. Trần Bình Dương - Sinh viên, Hạ Long, Quảng Ninh 
8199. Võ thị Thi - Quận Kiến An, Hải phòng 
8200. Vũ Phương - Kinh doanh, Quận 4, Sài Gòn
 Copy từ: Dân Làm Báo

Góp ý Hiến pháp: VTV đang truy bức và bôi nhọ những người dân không đồng quan điểm?


Đôi lời: Bất chấp những tuyên bố của một số người có trách nhiệm về việc không có vùng cấmtrong góp ý vào việc sửa đổi Hiến pháp 1992, bất chấp cả những nguyên tắc, đạo lý sơ đẳng trong làm báo, toa rập với tờ Đại đoàn kết cách đây ít ngày, Đài truyền hình VN đang lợi dụng quyền ăn nói của mình trên thứ phương tiện truyền thông sống bằng những đồng tiền thuế của dân để bôi nhọ chính người dân một cách vô căn cứ theo kiểu “chửi đổng” và dùng thủ đoạn truy lùng những ai không đồng một giọng với họ để ủng hộ tuyệt đối bản Dự thảo HP do Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp đưa ra.

Thậm chí, với nội dung “lực lượng vũ trang phải tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và nhân dân“, từng được Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc nhở nhiều lần, được chính TBT Nguyễn Phú Trọng nói đến mới một năm trước, từng có trong Hiến pháp nước CHXHCNVN qua nhiều lần sửa đổi, kể cả trong bản Dự thảo lần 1, ấy thế mà hễ ai lên tiếng muốn thực hiện đúng với nội dung đó thì cũng lập tức bị họ quy chụp ngay cho những cái “mũ” không khác gì kẻ tội phạm, là “thế lực thù địch”. Họ đã thực hiện phương pháp này bằng cách “phát triển” thêm từ một bài viết trên tờ Quân đội nhân dân thành một bài được gọi là “điểm báo” dưới đây. 
Phải chằng những người lãnh đạo Đài truyền hình VN đang muốn khởi động một không khí phủng bố đàn áp quyền tự do tư tưởng, ngôn luận, chia rẽ các tầng lớp nhân dân ngay giữa lúc đang rất cần đoàn kết, tập hợp tinh thần, trí tuệ của cả Dân tộc?

Danh chính và chính danh trong góp ý Hiến pháp

 

Thứ năm 21/03/2013 09:31
Thưa quý vị và các bạn, trong thời gian gần đây, trên một số trang mạng đã xuất hiện cái gọi là Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp năm 1992 do một nhóm người soạn thảo và sau đó Bản kiến nghị này được cho là đã có nhiều người ký tên ủng hộ trong đó đông nhất là ở Hà Tĩnh và Thái Bình. Cách đây nửa tháng theo điều tra độc lập của báo Đại đoàn kết và tiếp đó là đài phát thanh và truyền hình Hà Tĩnh thì hầu hết là người nông dân và hơn 100 sinh viên ĐH Hà Tĩnh ký vào cái gọi là Bản kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đều là tên giả và không có địa chỉ. Cách đây 2 ngày phóng viên của Đài truyền hình Việt Nam đã về Thái Bình để tìm hiểu về sự việc này và đã phát hiện ra những bằng chứng về sự ngụy tạo này.
Những cái tên Nguyễn Ngọc Hóa, Nguyễn thị Nết, Nguyễn thị Thái, hàng chục thậm chí cả trăm cái tên như thế được gắn với địa danh Thái Bình. Họ bị đứng tên trong Bản kiến nghị trên một số trang mạng Internet đòi Bản Hiến pháp không quy định vai trò lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước và xã hội, đòi đa nguyên đa đảng, phi chính trị hóa lực lượng vũ trang và tư hữu đất đai. Chỉ có điều trong thực tế chẳng ai có thể tìm thấy họ.
Ông Nguyễn Văn luân – Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Thái Bình: Bình thường mà cứ ngồi mà đưa ra những danh sách tên không và có tên ở Thái Bình hoặc làm một cái nghề cafe hay là một sinh viên thì chúng tôi đưa ra trong một ngày thì có thể đưa ra những thông tin thất thiệt như thế này thì rất nhiều. Đây cũng là một trong những cái mà chúng ta phải cảnh giác trong cái việc lợi dụng cái mạng Internet để thực hiện các cái ý đồ mà không hay trong cái lợi dụng chính trị để mà nói xấu những vấn đề quan điểm của Đảng, Nhà nước ta, đi ngược lại với lợi ích của nhân dân.
Người dân ở Thái Bình cho rằng góp ý mà danh không chính thì không thể tin được. Dù là lý do gì thì đều là những động cơ xấu.
Ông Vũ Ngọc Ngoạn, phường Kỳ Bá – Thái Bình: Chúng tôi rất phẫn nộ với những cái ý đồ xấu của một số phần tử mà đã dùng mạo danh để mà nói lên cái quan điểm của nhân dân Thái Bình là hoàn toàn sai trái, không đúng với sự thật. Và bản thân chúng tôi, điều đó đã chứng minh được cái việc đó đã thấy được vấn đề đó thì hoàn toàn sai trái và không đúng với quan điểm và đường lối của Đảng ta.
Ông Quách Thước, phường Trần Lãm – Thái Bình: Theo tôi là trước hết là bản thân những cái anh là gọi là mang danh là trí thức để đóng góp ý kiến với Đảng, Nhà nước thì tôi nghĩ là công khai, thí dụ như tên tôi, tôi là ông Quách Thước ở chỗ này, địa chỉ nhà thế này, tôi đóng góp ý kiến như thế này. Đấy là cái quyền của tôi được tham gia. Thế còn bây giờ anh lại mạo danh là chữ ký của hết người này đến người khác để lấy một cái số đông thì tôi cho đó là anh lại vi phạm pháp luật.
Tiếng trống cách mạng năm 1930 ở Tiền Hải vẫn là niềm tự hào của người dân Thái Bình. Có lý khi nhiều người cho rằng những cái tên núp dưới các tầng lớp nhân dân ở quê hương cách mạng góp ý về Hiến pháp trên Internet không phải là chuyện vô cớ.
Ông Vũ Đình Trích – Thái Bình: Có bao nhiêu những người ở Nghệ An khi hỏi đến họ thì họ không biết gì cả thế mà họ lại có tên trong cái bản là xin là đa nguyên đa đảng. Như vậy đến khi hỏi đến họ thì họ không có biết gì vì đấy là một số người bịa ra chứ không phải là nhân dân Thái Bình, gần 2 triệu nhân dân Thái Bình không bao giờ như vậy. Đấy chỉ là một nhóm người bịa ra thôi.
Ông Nguyễn Văn Chính – Chủ tịch MTTQ huyện Tiến Hải, Thái Bình: Trên cơ sở một số cá nhân, chỉ là một số cá nhân thôi mượn danh như thế thì sẽ làm cho một cái tác động về mặt tư tưởng, một cái niềm tin của các tầng lớp nhân dân trong quá trình cùng với Đảng, Nhà nước vấn đề là ta xây dựng Dự thảo Hiến pháp là bộ luật gốc của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Thì cũng cần phải làm rõ để lên án những cái suy nghĩ và những cái biểu hiện lệch lạc đó để củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước.
Vai trò và sứ mệnh lãnh đạo của ĐCSVN trong lịch sử cách mạng không chỉ được khẳng định bởi tính chính danh mà nhân dân đã tin cậy giao phó mà còn được tạo dựng bởi sự hy sinh của những con người bất khuất kiên trung, rất cụ thể và đó là một sự thật không thể thay đổi bằng sự giả mạo.
————–

BTV Quang Minh và Chủ tịch MTTQ Hà Tĩnh nói về những người dân ký tên vào bản Kiến nghị 72

(VTV1-Thời sự 19h, 20/3/2013)
BTV Quang Minh: Và hôm nay chúng tôi đã mời đến trường quay ông Từ Văn Thiện – Chủ tịch MTTQ tỉnh Hà Tĩnh.
Thưa ông Từ Văn Thiện, như phóng sự vừa rồi tại Thái Bình đã thấy rằng là hầu hết những người được cho là ký tên vào cái gọi là Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp năm 1992 thì đều không có địa chỉ rõ ràng. Và sự việc này cũng đã xảy ra ở Hà Tĩnh cách đây vài ngày chúng tôi đã có phóng sự phản ánh. Vậy thì cho đến thời điểm này ông có thể nói gì về sự việc này tại Hà Tĩnh ạ?
Ông Từ Văn Thiện: Có thể khẳng định rằng trong thời gian vừa qua thì một số trang mạng kể cả trong và ngoài nước đã tán phát cái danh sách mà họ cho là người Hà Tĩnh đã ký tên vào Bản kiến nghị chung trong đề nghị sửa đổi một số nội dung trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Trong danh sách đó thì chúng tôi cập nhật được số lượng người Hà Tĩnh mà họ cho là khá nhiều. Đến thời điểm này là trên dưới 1300 người gồm đầy đủ các thành phần trong đó những người làm ruộng và nông dân chiếm số đông trên 70%. Những người cho là học sinh, sinh viên Hà Tĩnh thì chiếm 16%, những người lao động tự do chiếm 6%, những người họ cho là công nhân ở Hà Tĩnh chiếm 3% và đồng thời một số họ cho là công chức của ngành y tế, ngành giáo dục Hà Tĩnh.
Với chức năng nhiệm vụ của MTTQ và nắm tâm tư nguyện vọng của người dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân thì chúng tôi đã phân công cán bộ lần theo danh sách tiếp cận địa bàn để tìm hiểu thực hư ra làm sao. Qua tìm hiểu thì chúng tôi có kết luận như sau: Cái thứ nhất là trong số danh sách mà các trang mạng cho là người dân Hà Tĩnh ký vào thì danh sách Kiến nghị tập thể thì rất nhiều người là trùng họ và tên. Và qua tìm hiểu thì họ nói rằng họ không ký và họ cũng không hay biết gì về mạng Internet. Và đó là người làm ruộng, người nông dân.
Tìm hiểu 12 người mà các trang mạng cho là công chức của ngành y tế Hà Tĩnh thì trong đó chỉ có 2 trong 12 người là thuộc công chức của ngành y tế Hà Tĩnh, còn 10 người là không có địa chỉ cụ thể và cũng không phải là công chức của ngành y tế Hà Tĩnh. Trong 2 người thuộc công chức ngành y tế Hà Tĩnh thì một người đang nghỉ sinh được 2 tháng, họ trả lời là trong thời gian nghỉ sinh chỉ có chăm sóc sức khỏe, chăm sóc con, không quan tâm đến mạng Internet và cũng không ký đến bất cứ một bản kiến nghị nào. Còn người thứ 2 thì nhận là có ký nhưng do thúc ép ký và ký xong rồi thì không biết mình ký cái bản đó có những nội dung như thế nào.
Tìm hiểu 13 người trong số ngành công chức giáo dục mà các trang mạng cho là công chức giáo dục Hà Tĩnh thì hầu hết là trùng tên và một tên như vậy có thể trùng với hàng trăm hàng nghìn người trong ngành không có địa chỉ cụ thể. Qua những vấn đề đó thì chúng tôi kết luận việc các trang mạng đưa danh sách những người dân Hà Tĩnh ký vào kiến nghị tập thể thì đều là giả mạo và ngụy tạo làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của công dân.
BTV QM: Vâng, thưa ông Từ Văn Thiện, chúng ta đều biết cả Hà Tĩnh và Thái Bình đều là 2 mảnh đất rất là giàu truyền thống cách mạng. Và đây cũng chính là 2 địa phương mà có nhiều người bị ngụy tạo ký vào cái mà được gọi là Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Vậy với tư cách là cái nhìn từ mặt trận thì ông cho rằng đây chỉ đơn thuần là một sự trùng hợp hay chính là sự chủ ý của những người cố tình giả mạo?
Ông TVT: Sự ngụy tạo của các trang mạng cho rằng người dân Hà Tĩnh đã số đông ký vào cái danh sách Bản kiến nghị tập thể thì đấy là một cái sự xúc phạm đến lợi ích, quyền lợi hợp pháp của người công dân. Đồng thời muốn làm mất niềm tin của quần chúng nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và đây là việc làm có mưu đồ chính trị chống phá cái đường lối chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước.
BTV QM: Vâng, nói rộng ra một chút đến thời điểm này, qua công tác thống kê việc lấy ý kiến của người dân Hà Tĩnh thì không hiểu quan điểm của người dân Hà Tĩnh khi mà góp ý vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 là như thế nào? Đặc biệt là liên quan đến những vấn đề mấu chốt hiện nay trong dự thảo?
Ông TVT: Có thể nói rằng việc tổ chức lấy ý kiến của nhân dân ở Hà Tĩnh thì trong thời gian vừa qua đã và đang trở thành một đợt sinh hoạt chính trị pháp lý sâu rộng và có ý nghĩa thiết thực. Và đến thời điểm này chúng tôi đã tập hợp tổng hợp được 736.000 lượt ý kiến bằng 62% tổng dân số toàn tỉnh góp ý vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 trong đó hầu hết các ý kiến đã thể hiện được tâm huyết, trí tuệ, cái trách nhiệm trong xây dựng Hiến pháp và đã thừa nhận cái vai trò lãnh đạo của Đảng đối với đất nước, đối với xã hội đồng thời và đồng thời yêu cầu là không phi chính trị hóa lực lượng vũ trang để trên cơ sở đó là lực lượng vũ trang có trách nhiệm bảo vệ Đảng bảo vệ đất nước thì chúng tôi thấy rằng là có thể nói quần chúng nhân dân Hà Tĩnh rất tâm huyết, rất trách nhiệm trong xây dựng Bản Hiến pháp năm 1992.
————–

Quân đội không thể thoát ly sự lãnh đạo của Đảng

Thứ hai 18/03/2013 22:06
(VTV News)- Đó là phân tích của tác giả Lệ Chi và Vọng Đức đăng trên báo Quân đội nhân dân số ra ngày 18/3 trước những quan điểm sai trái trên một số trang mạng hải ngoại rằng: “Quân đội không phải trung thành với Đảng”.
Lợi dụng việc góp ý kiến vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, hiện nay trên một số trang mạng hải ngoại đã xuất hiện các quan điểm  “Quân đội không phải trung thành với Đảng”. Bài viết của các tác giả Lệ Chi – Vọng Đức đăng trên báo Quân đội nhân dân số ra ngày 18/3 đã đưa các dẫn chứng từ lịch sử đến thực tiễn không chỉ ở Việt Nam, mà ở các quốc gia khác trên thể giới để thấy rằng, quan điểm quân đội mà không gắn với sự lãnh đạo của một đảng chính trị nào, thì quan điểm đó vừa mơ hồ, vừa thoát ly thực tế.           
Lập luận thứ nhất mà tác giả đưa ra, đó là trong lịch sử nhân loại, ở bất kỳ quốc gia nào và dù trong thời điểm nào, chiến tranh hay hòa bình, chức năng của quân đội là bảo vệ Tổ quốc – bao hàm cả bảo vệ nhân dân và chế độ xã hội hiện hữu. Để có thể làm tròn được chức năng đó, quân đội phải đặt dưới sự lãnh đạo của lực lượng cầm quyền nhằm bảo vệ chế độ, bảo vệ nhà nước và do đó cũng chính là bảo vệ lực lượng cầm quyền.          . 
Trong các xã hội hiện đại, không có quốc gia nào không do một đảng chính trị cầm quyền. Thậm chí ở một số quốc gia, quân đội còn tuyên thệ trung thành với người đứng đầu Nhà nước, đồng thời cũng là người đứng đầu Đảng chính trị cầm quyền. Đó là thực tiễn thế giới, quay trở lại với lịch sử cách mạng và thực tế ở Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng phát biểu: Sở dĩ quân đội ta phải trung với Đảng, hiếu với dân là vì quân đội ta “là một quân đội nhân dân do Đảng ta xây dựng, Đảng ta lãnh đạo và giáo dục”.
Đảng cũng  đề ra đường lối quân sự cách mạng, thống lĩnh các lực lượng vũ trang.  Những chiến thắng vẻ vang của  dân tộc như Điện Biên Phủ năm 1954, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 và nhiều chiến công của quân đội ta đều do Bộ Chính trị, Trung ương Đảng trực tiếp chỉ đạo.
1
BTV Minh Hường trong phần tổng hợp các bài viết về việc góp ý kiến vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 (Ảnh: VTVNews)
Tác giả Lệ Chi và Vọng Đức phân tích: Trong thời điểm hiện nay với tình hình mới, chiến lược bảo vệ Tổ quốc không chỉ là xây dựng quân đội tinh nhuệ, bảo đảm vũ khí, trang bị hiện đại mà còn phải có Bộ tham mưu kiên định về chính trị, tuyệt đối trung thành với dân tộc, có khả năng đánh giá đúng tình hình, phân tích tình huống, không sa vào cạm bẫy, các thủ đoạn chính trị, quân sự xảo quyệt của đối phương. Điều này càng nói lên rằng, để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nhân dân ngày nay, quân đội càng không thể nằm ngoài chính trị, không thể thoát ly sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Đảng.   
Đề cập một cách cụ thể hơn về bối cảnh chính trị quốc tế, khu vực và trong nước hiện nay, bài viết phân tích: Sự trung thành với Đảng lúc này không còn mang nội dung chung chung nữa mà là trung thành với Cương lĩnh, đường lối của Đảng. Trung thành với Đảng trong lúc này còn có nghĩa quân đội ủng hộ và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, chống lợi ích nhóm.
Cho dù xã hội ta còn nhiều vấn đề khiến cho cán bộ, đảng viên, nhân dân không hài lòng,  như tình trạng phân hóa giàu nghèo, tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên như Hội nghị Trung ương 4 đã chỉ ra, nhưng nếu lấy đó để phủ nhận những vấn đề có tính quy luật trong chính trị, cho rằng: “Quân đội là để bảo vệ nhân dân, bảo vệ Tổ quốc… không phải bảo vệ bất cứ một đảng phái nào” là hoàn toàn sai lầm về nhận thức… Về khách quan, điều đó, việc làm đó làm tổn hại đến lợi ích của đại đa số nhân dân, đến sứ mệnh bảo vệ Tổ quốc của quân đội ta.        . 
Bài báo cũng nhận định: Thực chất những lý lẽ kiểu này chỉ nhằm che đậy những âm mưu “diễn biến hòa bình” – bởi lẽ trên nhiều trang mạng hải ngoại, có người còn nói thẳng ra rằng: Góp ý kiến Hiến pháp không phải nhằm hoàn thiện văn bản mà là “một cơ hội” để gây xáo trộn xã hội … Trắng trợn hơn, có kẻ còn viết bài đặt câu hỏi với cán bộ, chiến sĩ quân đội ta rằng: “Các anh còn ngủ đến bao giờ?”… nhưng đây thực chất là lời kêu gọi lực lượng vũ trang ta phản loạn.  
Với những phân tích từ thực tiễn đến lý luận chính trị, các tác giả kết luận: Có thể thấy rằng, quan điểm quân đội chỉ “phải trung thành với Tổ quốc”, không gắn với sự lãnh đạo của một đảng chính trị nào là quan điểm xa lạ với lịch sử thế giới hiện đại và của chính lịch sử cách mạng Việt Nam.
Mời quý vị xem Video chi tiết tại đây.


Minh Hường



Copy từ: Anh Ba Sàm