CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Ba, 18 tháng 6, 2013

Điều gần 60 công chức phục vụ đám ma cựu lãnh đạo liền 5 ngày

Đà Nẵng:

Điều gần 60 công chức phục vụ đám ma cựu lãnh đạo liền 5 ngày

Dân Việt - Gần 60 công chức đã được Văn phòng UBND TP Đà Nẵng điều động tới tiếp khách, rửa chén phục vụ đám tang một cựu lãnh đạo tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng (cũ) liên tục từ 13 - 17.6.

Bảng phân công trực phục vụ đám tang vị cựu lãnh đạo có đóng dấu của ông Nguyễn Văn Cán - Chánh Văn phòng UBND thành phố Đà Nẵng ghi rõ tên của gần 60 công chức với thời gian phân công rõ ràng ca trực của từng nhóm công chức từ chiều 13.6 đến trưa 17.6.
 
Bảng phân công có đóng dấu của Chánh Văn phòng UBND thành phố Đà Nẵng
Trong bảng phân công có đóng dấu này, người ký yêu cầu các đồng chí Trưởng phòng, Giám đốc trung tâm sắp xếp thời gian để cho các công chức có tên trong danh sách tham gia phục vụ tiếp nước, lau chùi, rửa ly, dọn vệ sinh tại đám tang. Các buổi trực được phân công rất bài bản với sự giám sát của người phụ trách…


Copy từ: Dân Việt

Những con số đáng nguyền rủa


Khi Trương Duy Nhất bị bắt, nhiều người khẳng định anh là một thành viên trong các phe phái đang đấu đá với nhau và bị bắt vì phe của anh yếu hơn phe kia.
Phạm Viết Đào bị bắt, người ta lại tiếp tục khẳng định sự chống nhau trong các phe ngày một ác liệt và đến hồi gây cấn.
Có điều không ai xác định được Đào hay Nhất thuộc phe nào. Hai người có cùng phe với nhau hay không. Nếu cùng một phe thì cái ông chủ mà hai anh theo thật hèn, có hai cây viết đầy bản lĩnh như vậy mà không biết bảo vệ để cho kẻ thù tiêu diệt. Thật đáng hổ thẹn.
Nếu hai anh khác phe thì sao? Vậy thì xem như cân bằng lực lượng. Bên tám lạng kẻ nửa cân. Người thua trong cuộc cờ này chính là hai anh, phục vụ cho những kẻ không xứng đáng vì khi hai anh bị bắt, bị dẫn đi như tội phạm nguy hiểm họ im lặng hoàn toàn. Không ai lên tiếng, không ai bênh vực và người ta xem như hai con chốt bị gạt ra khỏi ván cờ chính trị.
Nhưng nếu một mệnh đề khác được đặt ra: Không ai trong hai anh là tôi tớ cho bất cứ thế lực nào. Hai anh thuộc loại làm báo ngang tàng, không khuất phục bọn quan lại đỏ vì hai anh cũng từ cái lò đạo tạo ấy mà ra. Hai anh là "nhà báo đỏ" tự phục hồi tư cách nhà báo của mình thông qua trang blog để từ đó có thể tự do viết, tự do phê phán và quan trọng nhất là tự do vạch mặt chỉ tên những quan lại đang đào tường khoét vách căn nhà Việt Nam.
Cả hai anh cùng giống nhau một điểm: không sợ hãi.
Hai anh cũng có điểm khác nhau rất lớn: Nhất băm vằm cả bộ máy chính phủ vì đã ăn bẩn, phá hoại, khoát lác, ngu ngốc và tác hại dân lành. Nhất không đăng bài của ai. Anh cũng không dông dài, bài nào cũng chỉ vài dòng nhưng ngắn gọn và sắc bén như dao cạo.
Phạm Viết Đào thì khác, anh chọn đăng những bài phản biện đối với cá nhân lãnh đạo còn riêng anh thì chăm chú tới một vấn đề cốt lõi trong toàn bộ hàng trăm bài phỏng vấn, phóng sự, video clip tập trung vào chủ đề cuộc chiến tranh biên giới. Đào bị bắt khi ông Trương Tấn Sang sắp sang Trung Quốc khiến người ta lại một phen liên tưởng tới yếu tố Trung Quốc.
Hai con người cụ thể này vốn có nhiều khác biệt nhưng khi bị bắt thì lại giống nhau ở ba con số: 258.
Hai năm tám. Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.
Câu cú đúng là chỉ có đất nước mình mới có. Quyền tự do dân chủ do hiến pháp quy định, chúng có chương, có hồi có vai ác, vai lành, nhưng người dân không có quyền trao đổi để hoàn thiện nền dân chủ do nhà nước tập trung quản lý. Cái dân chủ mơ hồ và bất định ấy làm sao hại được ai nếu không muốn nói là chỉ tự hại được mình khi nghe theo lời tuyên truyền của nhà nước để thực hiện quyền làm chủ rất bâng quơ và đầy trúc trắc, để rồi sau đó tự đưa tay vào còng với những con số 79, 88, bây giờ là 258.
Những con số làm cho hiến pháp Việt Nam đáng xấu hổ. Những con số bị ghét bỏ và căm thù.
Một con số khác, có thể áp dụng cho một nhà báo khác: 263, cho nhà báo Huy Đức.
Hai sáu ba là tội cố ý làm lộ bí mật Nhà nước; tội chiếm đoạt, mua bán, tiêu huỷ tài liệu bí mật Nhà nước.
Người nào cố ý làm lộ bí mật Nhà nước hoặc chiếm đoạt, mua bán, tiêu huỷ tài liệu bí mật Nhà nước. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười năm đến mười lăm năm.
Nhà báo Huy Đức với tác phẩm "Bên thắng cuộc" nếu bị ghép vào tội danh này thì cũng không làm ai ngạc nhiên, ngoại trừ những con lừa biết đọc chữ.
Trong cuốn sách đồ sộ này hàng ngàn chi tiết có thể xem như bí mật quốc gia mặc dù chúng đã xảy ra hơn ba mươi năm về trước. Huy Đức tìm nó ở đâu và bằng cách nào nhà nước không cần biết. Có điều chắc chắn rằng những tiết lộ của anh là khả tín vì có chứng cứ. Từ những chứng cứ ấy nhà nước dễ dàng khẳng định chúng là tài sản, là bí mật quốc gia vì liên quan đến các nhân vật lịch sử, dính liền tới cuộc chiến tranh thần thánh cũng như những sai lầm mà lãnh đạo đang nổ lực sửa sai.
Tuy nhiên nhà nước có cho phép đâu mà anh dám phát tán những tài liệu tuyệt mật này?
Trên facebook, Huy Đức viết anh đang giã từ nước Mỹ. Anh trở về vì hương thơm của nước mắm và vị ngọt ngào của tô phở quê hương.
Khó ai tin điều này mặc dù đó là tâm sự đắng lòng của một nhà báo tầm cỡ. Huy Đức không chấp nhận ở lại nước Mỹ mặc dù anh biết chắc khi về lại quê nhà là bước vào địa ngục. Nơi đó ngọn lửa căm thù sự thật đang chờ để thiêu rụi một con người, một ý chí.
Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào cũng không ngây thơ gì khi viết trên trang blog của họ những bài viết có thể lật đổ cả một thể chế. Họ biết sẽ bị bắt, sẽ bị cầm tù và có thể chết nếu sức khỏe không đủ để trang trải cái án dành cho họ.
Cả ba người đều ý thức được việc họ làm. Vì vậy những ai còn ngây thơ nghĩ rằng họ đang bị điều gì đó dẫn dắt thì hãy nên xem lại. Ba con người này tuy mỗi người một tố chất, một tính cách và một cuộc đời nhưng trên hết họ là ba nhà báo chân chính.
Họ dám đổi cả sinh mạng cho bài viết, cho tác phẩm. Họ từ chối các đặc ân mà nhà nước ban cho mà đổi lại sẽ trở thành một nhà báo tầm thường, mang chiếc hàm thiếc của những con ngựa thồ lọc cọc chạy trên bảy ngàn tờ báo lớn nhỏ.
Đặc ân mà họ từ chối nhận lãnh là sự ngờ nghệch do chấp nhận tẩy não. Không dị ứng với những con đường một chiều trong truyền thông. Biết cúi đầu trước những ông tổng biên tập có lá gan của một con giun, và gò lưng trước đồng tiền kiếm được từ những bài không đáng mang tên họ.
Mỗi người trong họ có một chỗ dựa để viết.
Phạm Viết Đào dựa vào những bóng ma, những oan hồn bộ đội trong đó có người em trai cật ruột đã hy sinh.
Trương Duy Nhất dựa vào những oan khuất, khốn nạn của dân tình mà viết.
Chỗ dựa của Huy Đức không phải là con người đang sống. Anh dựa vào sự thật lịch sử để viết. Anh tắm gội bộ mặt lịch sử cận đại Việt Nam để trả lại những gì mà nó vốn có.
Tiếc thay, người cộng sản không bao giờ yêu sự thật. Nếu họ yêu và theo đuổi sự thật như họ luôn rêu rao thì Huy Đức sẽ không có cơ hội viết Bên tháng cuộc. Phạm Viết Đào sẽ không có cơ hội đòi hỏi trả lại công đạo cho chiến sĩ trận vong trong cuộc chiến 1979 và Trương Duy Nhất cũng sẽ trở thành lố bịch khi một mực kêu rêu lãnh đạo là những kẻ không đáng mang thân phận của một con người nói chi là con người có vai có vế.


Copy từ: Cánh Cò (RFA' blog)

Nghệ thuật sắp xếp của truyền thông.....




Hình ảnh Trần Hùng tổng hợp

Xem hình ảnh của Truyền thông về nơi ở Cù Huy Hà Vũ

Các ảnh đăng cùng ngày 16/6/2013, sau khi phóng viên đến chỗ giam Cù Huy Hà Vũ ngày hôm trước. Cùng một thời gian và không gian, nhưng chi tiết ảnh có điểm thấy khác nhau:

Ông và một phạm nhân khác được bố trí ở cùng phòng với khu vệ sinh, phòng tắm, bếp nấu ăn… 
Ảnh Vnexpress - Một bên đầy đủ tiện nghi, một bên trống trơn. Xem thêm: Chiếc quạt cây ở góc buồng của anh Dặm
Lối đi giữa không có cái bàn. tường quét vôi màu xanh.


xí bệt được xây theo yêu cầu của ông Vũ.
Ảnh Vnexpress
Chỉ có những thùng mì gói , có cái ghế đỏ tường quét vôi màu trắng.
 
Ảnh Tuoitre
Tường vẫn màu trắng, cái ghế đỏ đâu rồi? Xuất hiện thêm những hộp sữa!!!!
 
Chỗ ông Vũ nằm có kê một giá sách, chiếc tivi.
Ảnh Vnexpress
Tường quét vôi màu xanh!? Phòng giam phải đẹp hơn. :D
 
Ảnh Tuoitre
Ngay góc tường bên cạnh cái móc áo không có cái lỗ vuông hình chữ nhật như tấm hình bên dưới.
Lối đi giữa được kê cái bàn màu đỏ.
 
Ảnh cũng của  Tuoitre nhưng khác nữa. 
Có vẻ như ông Cù Huy Hà Vũ vừa mới khoét một cái lỗ hình chữ nhật trên bức tường phía sau lưng?
Lối đi giữa có cái bàn màu ...xanh?

Từ khi vào ở cùng buồng giam với ông Vũ từ tháng 10/2012, hai người sinh hoạt thoải mái, xem phim, tâm sự với nhau nhiều vì đều từng có thời gian ở nước ngoài.
Ảnh Vnexpress
Cánh cửa bên phải ( cửa buồng giam?) không có cái bàn
 
Ảnh Tuoitre
Hình này cũng không có cái bàn 
Cảnh quay cũng có khác nhau:
Hình chụp lại từ truyền hình VTV 
Có cái bàn màu đỏ. Có lẽ được dùng kê vào lối đi giữa buồng ...khi cần đến?
Bên cạnh lỗ thông gió có một vệt đen và một vệt trắng phía bên phải, không có cái móc áo

Hình chụp lại từ truyền hình ANTV
Tại vị trí lỗ thông gió những vệt đen và trắng không còn nữa nhưng lại xuất hiện cái móc áo ngay trước cửa.
Bóng chân 2 người khác nhau:
 ngày 15/6 tại trại giam số 5 Bộ Công an (Yên Định, Thanh Hóa), ông Cù Huy Hà Vũ vẫn đi lại, nói chuyện bình thường.

Ảnh Vnexpress -
Ảnh Cand
 Trong cùng một thời điểm góc chiếu tia sáng mặt trời tạo ra bóng của ông Cù Huy Hà Vũ khác với 2 nhân viên trại giam.
 
 

Đôi lời với Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng



Quang Anh

Chủ đầu tư đã biết sự cố, nhưng ém nhẹm! Ảnh: L.Đ.Dũng
Theo Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng trả lời báo Đất Việt bên hành lang QH sáng 13/6, nguyên nhân ban đầu của sự cố vỡ đập thuỷ điện Ia K rêl 2 là do thấm đập. Một nguyên nhân nghe rất quen nhưng thường chỉ sau khi đập vỡ mới được đồng loạt xướng lên. Nhưng bất ngờ ở chỗ, liền đó Bộ trưởng nói về trách nhiệm:
"Thứ nhất là xác định chủ đầu tư, thứ hai là trách nhiệm của tư vấn thiết kế, rồi đơn vị thi công, giám sát. Cơ quan nhà nước cũng phải có trách nhiệm ở đây. Bởi vì anh phải kiểm tra, kiểm soát toàn bộ quá trình thực hiện công trình". Tôi nghe qua, rồi nghe lại cách trả lời của Bộ trưởng, thấy cách nói của Bộ trưởng thật thông minh (lại khen phò mã tốt áo)  vì thấy trách nhiệm của Bộ Xây dựng cứ "sắc sắc, không không" thế nào ấy, có nhưng mà không, không nhưng lại có chút chút, nhưng gió thoảng mây bay vậy .

            Nhưng nói thật, cái sự thông minh của Bộ trưởng làm tôi lợm giọng. Là bởi vì, chúng tôi - những cử tri, những người dân thấp cổ bé họng chỉ mong sự thông minh cùng với "cái tâm" vì nước, vì dân của Bộ trưởng sẽ nghĩ ra cách quản lý thế nào đó để không xẩy ra điều tương tự chứ không phải cách đùn đẩy trách nhiệm, né tránh trước thảm hoả ngày đêm chực chờ đổ xuống đầu dân đen. Tôi thấy lẽ ra Bộ trưởng không cần nói ai cũng biết rằng công trình thuộc thẩm quyền của UBND Tỉnh, rằng với với những công trình thuỷ điện thì ngành Công thương phải chịu trách nhiệm chính, rằng đã ra thông tư 15...Chẵng lẽ Bộ trưởng nghĩ là việc tham mưu để Chính phủ ký thông tư 15 là Bộ đã hết trách nhiệm, sự cố xẩy ra nhưng Bộ vẫn quản lý nhà nước "đúng quy trình". Chúng tôi hoàn toàn không mong là Bộ trưởng có thể nắm hết "cụ tỷ trăm thứ bà dằn" nhưng rõ ràng thông tư 15 nói trên đã không phát huy hiệu quả hoặc do thông tư bị lỗi hoặc cách chỉ đạo thực hiện thông tư có vấn đề.  Bằng chứng là đã có chủ trương kiểm tra tất cả các đập thuỷ điện và sự cố vẫn xẩy ra. Chúng tôi chỉ mong khi sự cố xảy ra, chỉ trong vòng 30 phút thì hệ thống quản lý sẽ cấp báo cho Bộ trưởng chính xác nguyên nhân, rằng Bộ đã làm gì hoặc chưa làm gì để tránh thảm hoạ.

            Chúng tôi đòi hỏi như vậy là vì cách đây không lâu sự cố vỡ đập Thuỷ điện Dak rong 3 do bê thông trộn đất, gỗ mục., nhưng Bộ cũng chưa lấy đó làm bài học để triển khai các biện pháp quản lý cần thiết. Nên sự cố Ia Krêl 2 có gì là khó hiểu.

            Khi Bộ trưởng giơ nắm tay trách nhiệm chỉ về phía Bộ Công thương thì Tôi xin Bộ trưởng cẩn thận, đừng để Bộ Công thương và EVN người ta vừa đá bóng vừa thổi còi. Để rồi trách nhiệm thì Bộ trưởng có thể tránh được chút chút nhưng thảm hoạ đối với đất nước này thì vô cùng lớn đấy. Bài học Sông Tranh 2 vẫn còn nguyên giá trị.

            Còn nhớ, Dự án thuỷ điện Sông Tranh 2 danh chính ngôn thuận do Ban Quản lý Dự án Thuỷ điện 3 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) phụ trách, giao cho Tổng công ty Cơ khí xây dựng COMA là chủ đầu tư. Nhưng thực chất là thầu của thầu. Gói thầu kỹ thuật có giá trị 640 tỷ đồng cung cấp thiết bị cơ điện, dịch vụ kỹ thuật, được ký kết với nhà thầu ECIDI-ALSTOM - Trung Quốc.

            Thủy điện Sông Tranh 2 được khởi công từ tháng 3/2006, công suất 190 MW, với tổng mức đầu tư dự tính 4.150 tỉ đồng đã lên tới 5.200 tỷ đồng, sản lượng điện trung bình hàng năm đạt 697,6 triệu kWh. Theo kế hoạch, nhà máy này sẽ phát điện vào năm 2010.

            Nhưng tới ngày 7/1/2011, EVN mới khánh thành tổ máy số 1 và chính thức hòa lưới điện quốc gia. Đây là nhà máy thủy điện lớn thứ 3 của miền Trung, sau nhà máy thủy điện Sông Ba Hạ (Phú Yên) và A Vương (Quảng Nam).

            Tuy nhiên, sau khi sự cố thấm đập và sự bưng bít thông tin, muốn tự mình khắc phục nhưng lực bất tòng tâm của EVN bị giới truyền thông phát hiện năm 2012 đã gây ra nhiều tranh luận trái chiều gây bức xúc cho xã hội.

            Trước hết là cách ứng xử của EVN. Vẫn là cách cách bưng bít thông tin, lấp liếm nguyên nhân thật cửa sự việc như thường thấy của "quả đấm thép" . Thay vì minh bạch thông tin, nhận khuyết điểm và thuê tư vấn độc lập đánh giá, tìm nguyên nhân khắc phục dứt điểm sự cố thì EVN lại giải thích lòng vòng, trước sau bất nhất. Chính thái độ thiếu trung thực đó đã đẩy dư luận bức xúc đến đỉnh điểm và mất luôn niềm tin vào cách giải quyết của EVN. Làm cho chi phí khắc phục hậu quả lại đắt lên gấp bội. Và xin đừng ai nói là chi phí đó không đưa vào giá thành điện nhé.

            Thứ đến là việc chọn địa điểm xây thuỷ điện Sông Tranh 2 được cho là không phù hợp. Theo Tiến sĩ Khoa học Phan Văn Quýnh, Đại học Quốc gia Hà Nội thì: “Địa diểm chọn làm thuỷ điện Sông Tranh 2 nằm ở vị trí có đới đứt gãy hoạt động, trên nền móng đá granit. Hiện Sông Tranh 2 mới ở cao trình 140m đã xảy ra động đất 4,2 độ richter. Nếu mực nước lên cao trình 172m, khả năng phát sinh động đất cực đại là rất lớn. Chủ đầu tư Sông Tranh 2 phải có trách nhiệm trước nỗi hoang mang của nhân dân”.


Thứ ba, là thiết kế dở.  Có thể tư vấn thiết kế (Cũng lại là EVN) đã làm bài toán ngược (Chọn Nhà thầu Trung quốc, làm theo gợi ý của họ) để làm đập không có cửa xả đáy. Để đến bây giờ phá không nổi mà ngừng vận hành cũng không xong.

            Thứ tư là lỗi do Thi công. Thi công để thấm đập thì ai cũng đã thấy nhưng nghiêm trọng hơn còn những lỗi chết người khác. Mọi người còn nhớ thái độ lén lén lút lút khi đối mặt với với giới Truyền thông cũng như các đoàn kiểm tra của EVN. Tức là họ rất sợ mọi người đi vào đường hầm. Ai cũng thấy nhưng lại bị EVN ỉm đi những lỗi của đường hầm dẫn nước từ hồ chứa vào tua bin. Hầm này khi mới xây dựng xong đã bị nứt vỡ nghiêm trọng. Chính sự nứt vỡ nóc hầm như vậy là nguyên nhân tiềm tàng gây sự cố thảm khốc tại thuỷ điện Sông Tranh 2. Cái ác là ở chỗ khiếm khuyết này giờ chỉ biết chờ "may mắn" thôi vì không thể khắc phục được do hầm thì sâu trong núi lại ngập nước.

            Cuối cùng, dân vùng hạ lưu thuỷ điện Sông Tranh 2 thì phải trốn lên rừng, người ở lại thì ăn ngủ không yên, nhà cửa nứt vỡ hàng ngày do động đất.... nói chung là cực kỳ căng thẳng. Còn Bộ Công thương, sau khi cho trám trét thủ công những nơi rò rỉ trên thân đập, và nhiều lần thanh tra, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng, hiện là Chủ tịch EVN, vẫn hùng hồn khẳng định: “Tôi chịu trách nhiệm khi nói thủy điện Sông Tranh 2 an toàn.” Dù rằng đến nay, EVN đã phải chi hàng chục triệu USD (tất nhiên là lấy tiền của dân qua giá bán điện) để thuê tư vấn tìm hiểu nguyên nhân khắc phục sự cố nhưng vẫn chưa ai dám khẳng định an toàn. Quả là hiếm gặp Ông Thứ trưởng nào dũng cảm như vậy. Lạy trời cho xin sự bình yên. Và nếu chẳng may xảy ra điều gì thì xin đừng ai nói "ĐEN QUÁ, NƯỚC LỚN VÀ CHẢY XIẾT QUÁ ..." nhé.

            Tóm lại, không ai muốn sự cố, nhưng khi sự cố xảy ra thì các QUAN có liên quan nên tìm mọi biện pháp để tránh không lặp lại. Khi Đak rông 3 xẩy ra rồi thì xác suất xẩy ra Ia Krêl 2 chỉ nên dưới 10% và khẳng định luôn không thể xẩy ra sự cố tương tự nữa. Để làm được như vậy cũng dễ thội, sau Sông Tranh 2 thì phải xem xét trách nhiệm EVN một cách nghêm khắc, sau Dak rông 3 lại nghiêm khắc, toàn diện hơn nữa, sau Ia Krêl cũng vậy...Nếu không, sinh mạng của hàng chục vạn dân chưa biết sẽ ra sao. Và cuộc sống cứ thế thấp thỏm, hoang mang với thảm hoạ kinh hoàng.
Tác giả gửi: Quê Choa

Cận cảnh Trung Quốc ngang ngược thôn tính Đá Vành Khăn của Việt Nam


(Soha.vn) - Kể từ sau khi xâm phạm Đá Vành Khăn (thuộc Trường Sa, Việt Nam) năm 1995, Trung Quốc đã liên tục xây dựng trái phép các công trình nhằm thực hiện âm mưu biến Biển Đông thành ao nhà.


Lấy lí do tạo điều kiện cho ngư dân trú ẩn trên biển Đông, Trung Quốc
đã xây dựng trái phép nhà nổi trên Đá Vành Khăn tháng 5/1995.
Lấy lí do tạo điều kiện cho ngư dân trú ẩn trên biển Đông, Trung Quốc đã xây dựng trái phép nhà nổi trên Đá Vành Khăn tháng 5/1995.
Cận cảnh quá trình Trung Quốc từng bước thôn tính Đá Vành Khăn của Việt Nam
 

Nhà nổi trái phép của Trung Quốc trên Đá Vành Khăn ngày càng được xây dựng kiên cố.
Nhà nổi trái phép của Trung Quốc trên Đá Vành Khăn ngày càng được xây dựng kiên cố.

Công sự trái phép của Trung Quốc.
Hệ thống công sự mà Trung Quốc xây dựng trái phép quanh Đá Vành Khăn là một minh chứng cho thấy dã tâm thôn tính của họ.

Ngọn hải đăng mà Trung Quốc xây dựng trái phép trên Đá Vành Khăn.
Ngọn hải đăng mà Trung Quốc xây dựng trái phép trên Đá Vành Khăn.

Năm 2007, Trung Quốc xây dựng trái phép đài tưởng niệm 6 công nhân thiệt mạng trong vụ bão Hagibis ập vào Đá Vành Khăn.
Năm 2007, Trung Quốc xây dựng trái phép đài tưởng niệm cho 6 công nhân thiệt mạng khi trận bão Hagibis ập vào Đá Vành Khăn.

Trung Quốc lắp đặt trái phép trạm phong điện, hệ thống radar trên nhà nổi Đá Vành Khăn.
Trung Quốc lắp đặt trái phép trạm phong điện, hệ thống radar trên nhà nổi Đá Vành Khăn.


Trung Quốc đã xây dựng trái phép hệ thống hồ nuôi cá lồng...
Trung Quốc đã xây dựng trái phép hệ thống nuôi cá lồng

... và vườn cây trên nhà nổi ở Đá Vành Khăn, nhằm thôn tính khu vực này.

... và vườn cây trêb nhà nổi ở Đá Vành khăn, nhằm thôn tính khu vực này

Copy từ: Soha

Gia đình Cù Huy Hà Vũ lại kêu cứu. Báo chí chính thức tiếp tục phản bác thông tin về vụ tuyệt thực

Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ và vợ là luật sư Dương Hà tại trại giam số 5, Yên Định, Thanh Hóa. Ảnh chụp từ trong xe, ngày 24/02/2012.
Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ và vợ là luật sư Dương Hà tại trại giam số 5, Yên Định, Thanh Hóa. Ảnh chụp từ trong xe, ngày 24/02/2012.
REUTERS/Stringer

Thanh Phương
Trong lá thư đề ngày hôm nay, 17/06/2013, gởi các lãnh đạo Việt Nam, người dân Việt Nam và các tổ chức trong và ngoài nước, luật sư Nguyễn Thị Dương Hà, vợ của ông Cù Huy Hà Vũ, hiện đang tuyệt thực trong tù, đã một lần nữa kêu cứu khẩn cấp về tình trạng của chồng bà. Trong lá thư, bà Dương Hà nhắc lại rằng kể từ khi tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ bắt đầu tuyệt thực ngày 27/05, bà đã luôn tố cáo, kêu cứu tình trạng nguy hiểm của chồng bà, nhưng đến nay vẫn chưa được cá nhân hay cơ quan có thẩm quyền nào trả lời.

Luật sư Dương Hà cũng đã bày tỏ sự « thất vọng và bất bình » về bài phóng sự chiếu trên kênh truyền hình ANTV ngày 15/06, cũng như về Ban giám thị Trại giam số 5 Bộ Công an và đặc biệt là về việc mà bà xem là « sự bao che tội phạm của Bộ Công an ».
Luật sư Dương Hà nhắc lại là bà luôn đề nghị lãnh đạo Bộ Công an và các giám thị trại tù trả lời Đơn tố cáo của ông Cù Huy Hà Vũ, để chồng bà dừng tuyệt thực. Bà Duơng Hà khẳng định ông Cù Huy Hà Vũ bị béo phì, nên dù sụt ký nhiều do tuyệt thực, nhìn bề ngoài khó nhận biết được. Bà lo ngại là vốn đang bị bệnh tim và huyết áp, ông Cù Huy Hà Vũ khó trụ được lâu và sẽ bị chết oan trong tù.
Trong khi đó, báo chí chính thức của Việt Nam tiếp tục đăng tải các hình ảnh và thông tin nhằm chứng minh rằng ông Cù Huy Hà Vũ không hề tuyệt thực. Sau các kênh truyền hình ANTV và VTV, hôm nay đến lượt tờ Tuổi Trẻ đăng tải một phóng sự với phần phỏng vấn Cù Huy Hà Vũ mà báo này khẳng định được thực hiện chiều hôm qua, 16/06.
Phóng sự của Tuổi Trẻ mô tả phòng giam ông Vũ « có tivi, quạt máy, giá sách với nhiều loại sách văn học, pháp luật...; có hệ thống vệ sinh khép kín, nước sạch sinh hoạt; có bếp nấu riêng. Trước phòng giam có một sân nhỏ trồng nhiều cây cảnh ».
Theo phóng viên báo Tuổi Trẻ, ông Vũ tuyên bố : “Từ ngày 27/05 đến nay, tôi không ăn suất ăn của trại để phản đối việc cán bộ trại giam số 5 không giải quyết đơn tố cáo của tôi về cán bộ trực trại Lê Văn Chiến nhiều lần mở cửa phòng giam vào buổi sáng một cách đột ngột, để gió lạnh tràn vào, có ý giết chết tôi”.
Tờ Tuổi Trẻ cũng trích lời đại tá Lê Duy Sáu, phó giám thị trại giam số 5, khẳng định, từ ngày ông Vũ không ăn cơm của trại cấp đến nay, gia đình đã đến thăm ông Vũ ba lần, mỗi lần đều mang đồ ăn, đồ uống tiếp tế cho ông.
Thế nhưng, có một câu hỏi mà không thấy phóng viên báo Tuổi Trẻ đặt ra với tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ, đó là, nếu không ăn cơm của trại, thì ông có ăn thức ăn do gia đình tiếp tế hay không, tức là ông có tuyệt thực hoàn toàn, như khẳng định của vợ ông là luật sư Nguyễn Thị Dương Hà hay không ?
Mặt khác, đang có nhiều nghi vấn chung quanh các hình ảnh được phát trên đài truyền hình Nhà nước cuối tuần qua, nhất là về thời điểm quay những hình ảnh đó. Theo truyền hình Nhà nước, những hình ảnh về Cù Huy Hà Vũ được quay ngày 15/06, nhưng một số nguồn tin cho rằng những hình ảnh này đã được quay từ cách đây một năm rưỡi. Trong phóng sự truyền hình, có một nhân vật được quay từ sau lưng, nói chuyện với bác sĩ trại giam và được giới thiệu là ông Cù Huy Hà Vũ, nhưng có nghi vấn đây không phải là ông Vũ thật, mà là một người giả mạo. Nói chung, phóng sự nói trên bị nghi là một phóng sự giả tạo và lắp ghép.


Copy từ: RFI

Bà Mẹ Hai Đứa Con

Lời bài hát Bà Mẹ Hai Con
Chuyện bà mẹ hai đứa con. Một thằng dâng cho nước non. Đêm đêm mắt mẹ mõi mòn, khuya sớm ra vào mong con. Thằng Hai đi lính đã lâu, tình mẹ luôn ghi khắc sâu. Hai mươi lính được lĩnh tiền, tháng tháng viết thư mẹ liền: 
“ Con xin kính thăm Mẹ hiền. “ Con phương này bình yên. “ Lương đi lính nên không giàu, chút ít Mẹ ăn trầu”. 
Thằng Ba đọc thư rất hay, trường làng học qua lớp hai. Rung rinh tóc mẹ ngã màu, nước mắt thấm qua miếng trầu. 
Lời 2 : 
Một chiều u ám lá hoa, mẹ già đi dâng lễ xa. Cơ quan đến nhà bảo rằng : “ Anh ấy vĩnh biệt đêm qua”. Thằng Ba năm nay lớn khôn, sợ mẹ sầu đau khổ hơn. Hai mươi lính được lĩnh tiền, nó nhái lá thư anh liền: 
“ Con xin kính thăm Mẹ hiền. “ Con phương này bình yên. “ Lương con để lo dâu hiền nên không gởi Mẹ tiền”. 
Mẹ già cười rung nếp nhăn, rằng thằng Hai nay rất ngoan. Ham dâu sá gì miếng trầu, nước mắt khóc vui lần đầu.
.........................................................
40 tuổi, ở lứa tuổi mạnh mẽ nhất của người đàn ông, coi thường mọi thứ mà nhiều ngườ khác sợ. Nhưng đôi khi tôi vẫn cố kìm nước mắt khi nghe những bài hát dạng như thế này. Những bài hát về tình mẹ con, cha con là những bài hát khiến tôi khó kìm được cảm xúc trong lòng mình. Năm tôi đi tù , chị tôi kể mẹ buồn lắm, suốt ngày ngồi tụng kinh gõ mõ chả thiết ăn uống gì. Tôi cầm bút viết bài thơ gửi về cho mẹ, có đoạn.
''...Thời gian ơi hay đi như giấc mơ.
Cho thơ con viết thôi đượm buồm thương nhớ
Và hôm nao hạn đời con qua hết
Ơ mẹ kìa
Tượng Phật
Sáng hào quang.''
Rồi hạn đời lần đó qua, hạn đời lại đến mười mấy năm sau này. Tôi đã nhiều tuổi, không còn cảm xúc để làm thơ như lúc mái tóc còn dày và đen thẫm, tôi kể lại ngày về bẵng những câu văn bình thường mà đứa trẻ nào cũng có thể viết được.
''...Tôi cầm tờ giấy hủy bỏ biện pháp ngăn chặn bước qua những cánh cổng nhà tù. Người công an gác cổng đứng tuổi, mái tóc hoa râm trông phúc hậu cầm tờ giấy vào nhập sổ rồi mở cửa cho tôi ra. Ông nói thân tình.
- Về mà lo làm ăn nhé.
Tôi bước ra cánh cổng sắt, người xe đi lại. Tôi nhìn một lát định hướng rồi đi về phía bên tay trái. Đi bộ giữa dòng người tan tầm đang hối hả về nhà. Tôi về nhà mẹ..
Mẹ tôi bắc ghế ngồi ngoài cửa, nét mặt ngẩn ngơ dười dượi, bà nhìn vào luồng người đi lại ngoài đường mà như chả nhìn cái gì. Tôi đi từ trước mắt bà, trong tầm nhìn của mẹ ,đến gần mà mẹ tôi cứ nhìn như thế, cái nhìn có hướng mà như đâu đâu. Tôi đến cửa gọi nhẹ
- Mẹ à, con đây.
Mẹ tôi như người đang mộng chợt tỉnh, mẹ cuống quýt, lập cập đứng dậy  đi vào nhà theo tôi. Giọng mẹ lắp bắp, tay mẹ sờ vào tôi, như không tin tôi đang trước mặt bà.
- Con sao, con sao rồi?
Tôi cười nói.
- Mẹ buồn cười thế,
con đang ở nhà khỏe mạnh đây, lại cứ hỏi con sao là sao thế nào.
Tôi kể tôi vừa từ trại giam về đến thẳng đây, được về vì tội không có gì phải xét xử cả. Chỉ ngăn chặn, giáo dục thế thôi. Mẹ tôi luống cuống mở kim băng cài túi áo cánh nâu nói đứt đoạn trong dòng nước mắt.
- Con cầm lấy mấy đồng mà tiêu. Người ta bảo hôm nay con không về thì sẽ còn lâu mới về, mẹ từ sáng đến giờ cứ ngồi ngoài cửa đợi xem con có về không?
Tôi giữ tay mẹ, nói vẫn còn tiền trại giam cho đi đường về nhà đây. Mẹ bảo tôi về nhà luôn cho Tí Hơn mừng. Tôi chào mẹ để đi về nhà mình nơi có Tí Hớn đang chờ bố. Ngoái lại mẹ vẫn đứng trân trân nhìn theo...''
Bài hát tôi nghe chiều nay, lúc bơ vơ đất khách, xa quê hương hàng ngàn dặm. Khi mà những cánh én từ phương Nam chao chác liệng trên bầu trời ấm áp. Ở đây không ai bắt tôi đi tù vì tội viết những điều của nỗi lòng mình. Lần xa nhà này, mẹ tôi chắc không phải ngồi chờ tôi trước cửa mỗi chiều tối , không phải tụng kinh giải hạn hàng sớm tinh mơ lúc mặt trời chưa tỏ.
 Tôi nghĩ về một bà mẹ gầy gò, hốc hác và lam lũ quê mùa ở một tỉnh lẻ miền nam. Bà mẹ có hai đứa con lần lượt phải vào tù vì bày tỏ nỗi lòng của mình, tình yêu của mình với quê hương với dân tộc. Nếu trong lời bài hát kể về đứa con sau này lừa dối chuyện đứa thứ nhất để mẹ được an lòng. Thì hiện thực hôm nay ở Long An,  người anh Đinh Nhật Uy cũng đang an ủi mẹ mình, khi em trai Đinh Nguyên Kha bị nhà cầm quyền bắt tù 10 năm khổ sai. Nhưng Uy không an ủi mẹ bằng cách sửa lời thư như trong bài hát, mà Uy hành động để khẳng định rằng con đường em mình đi là con đường chính nghĩa, đúng với lương tâm con người.
Thế rồi một chiều bà mẹ của Uy đi vắng, công an đến nhà bắt nốt người con trai còn lại của bà.
Một chiều u ám lá hoa trên quê hương, không. Không phải chỉ một chiều như vậy, không phải chỉ một bà mẹ như vậy.? Dọc trên mảnh đất hình chữ S ngày nay có vô số bà mẹ ngóng con mỗi chiều từ phía trại tù. Có bà mẹ vĩnh viễn không bao giờ nhìn thấy con như mẹ của Lê Văn Sơn, Tạ Phong Tần.
Nhưng bà mẹ Nguyễn Thị Kim Liên nỗi xót xa đến dồn dập trong một thời ngắn quá, ngắn đến bàng hoàng như cơn lũ quét.
Nỗi đau nhức nhối về thằng em lãnh án tù khổ sai nhiều năm, lúc tuổi còn thơ dại còn đang cồn cào cuộn sóng trong lòng, tiếp đến thằng anh nó bị người ta bắt đi. Nỗi đau của bà mẹ đơn độc nơi miền quê ấy chắc khó bút nào kể cho hết.
Chẳng biết chia sẻ với bà Liên lúc này. Muốn gửi lời mong ước tốt lành đến cho bà, nhưng nó chẳng có nghĩa gì với bà , vì nỗi đau của bà quá lớn. Nỗi đau lớn như nước hồ mênh mông, lời ước mong chỉ như cái chén con múc bao giờ mới vợi. 
Cho tôi được cúi đầu cảm tạ bà đã sinh ra cho đất nước hai vị anh hùng.


Copy từ: Người Buôn Gió

Tin tức ngực

Tin tức...ngực- 43

43.1. Yêu cầu báo cáo thủ tướng vụ nhà vệ sinh giá khủng
(Tuổi Trẻ)

Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND tỉnh Quảng Ngãi kiểm tra, làm rõ sự việc báo nêu liên quan đến công trình xây dựng nhà vệ sinh 29m2 tại Trường THCS Long Hiệp, Quảng Ngãi.

Văn phòng Chính phủ vừa công văn bản gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc xử lý thông tin do báo chí phản ánh. Công văn này truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND tỉnh Quảng Ngãi kiểm tra, làm rõ sự việc báo nêu trên; báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30-6.

Đến cái nhà vệ sinh "có mùi" cũng phải báo cáo thủ tướng. Chả hiểu bộ máy chính quyền địa phương, Bộ ngành lập ra để chơi hay để tiêu tiền???

43.2. Du lịch có chặt chém nhưng vẫn... tốt!
(PLTPHCM)

Đó là khẳng định lạc quan của Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh trước chất vấn của đại biểu về nạn chặt chém trong ngành du lịch hiện nay.

Càng chặt chém nhiều thì càng...cùn- cái lý nó vậy =))

43.3. Nhiều nơi có tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT trên 99%
(Dân Trí)

Theo thống kê sơ bộ từ các địa phương, nhìn chung tỷ lệ đỗ tốt nghiệp hệ THPT giảm nhẹ còn bậc bổ túc THPT “sụt giảm” mạnh so với năm 2012. Một số địa phương có tỷ lệ đỗ tốt nghiệp suýt soát 100% như Nam Định (tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT 99,89%; Đồng Nai 99,76%...

Vừa rồi bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội, Bộ trưởng GD-ĐT nhận được tín nhiệm (cao) hơi ít nên giờ kết quả thi tốt nghiệp phải 'đúng thành tích' chứ còn gì nữa :))

43.4. Đà Nẵng: Văn phòng UBND TP điều hơn 60 công chức phục vụ một đám tang

Nguồn tin riêng của Báo Lao Động cho biết, trong 5 ngày từ 13.6 đến 17.6.2013, Chánh Văn phòng UBND thành phố Đà Nẵng đã điều hơn 60 công chức thuộc các phòng, ban của UBND thành phố Đà Nẵng để phục vụ đám tang một cán bộ lãnh đạo hưu trí.

Công việc chính của các công chức này trong đám tang được phân công cụ thể là tiếp nước, lau chùi ly chén, dọn vệ sinh… tại đám tang.

Dân tình đang phản đối ầm ầm vụ này. Mình thấy có gì mà phải ầm ĩ nhỉ?! Công chức làm văn phòng hành chính, cơ quan nhà nước thì cũng toàn pha chè, tiếp nước. Đám ma cựu sếp, mọi người cũng đều đến đó cả, tiếp nước, pha chè ở đâu chả thế mà!? Dư luận cứ khắt khe với công chức chúng em thế nhờ =))

43.5. Dân tố bị Phó CA vô cớ đánh vỡ xương bánh chè
(Vietnamnet)

Đang thả đó bắt tôm trên hồ Sông Sào, anh Nguyễn Hải Nam (SN 1966, Nghĩa Sơn, Nghĩa Đàn, Nghệ An) bị ông Lưu Bình Định phó CA xã dùng gậy tre bịt sắt đánh liên tiếp vào người, khiến anh gục tại chỗ.

“Dù tôi thanh minh rằng mình không ăn trộm và xin đừng đánh, nhưng ông ấy vẫn không tha. Đến khi đánh vỡ bánh chè đầu gối tôi rồi ông ta mới dừng tay. Sau đó Định còn lại lấy hết đó bắt tôm và cả chiếc thuyền của tôi. Tôi xin trả lại chiếc thuyền vì đó là đồ đi mượn nhưng Định nhất quyết không trả. Do chân trái bị đau không thể đứng dậy nổi, điện thoại thì đã chìm dưới nước, tôi chỉ còn cách bò hơn 1km để về nhà” – anh Nguyễn Hải Nam nhớ lại.

Đọc tin này mình tưởng tưởng cảnh anh Phó CA xã cầm gậy tre vụt anh nông dân cùng thả đó bắt cá y như cái bang đánh chó trong truyện chưởng vậy. MÌnh chỉ tưởng tượng thế thôi, không liên tưởng gì đến cảnh các nông dân cầm gậy tre hàng trăm người xông vào đập chết tươi mấy người ăn trộm chó cũng ở Nghệ An đâu nhé!

43.6. Ông Cấn Văn Nghĩa: Arsenal chứ có phải là Lào hay Myanmar đâu...
(Thanh Niên)

Với cái lý rất… vô lý là sân Kuala Lumpur - Malaysia đòi giá 1 triệu USD khi Arsenal đến nước này thi đấu, ông Cấn Văn Nghĩa, giám đốc khu Liên hợp thể thao quốc gia Mỹ Đình đã "quyết tâm” ép giá VFF cùng hai nhà tài trợ.

Như Thanh Niên Online đưa tin, sáng 17.6, trong cuộc làm việc với VFF, ông Nghĩa đã cương quyết giữ giá 1,5 tỉ đồng nếu VFF muốn trận đấu giữa Arsenal và đội tuyển các ngôi sao Việt Nam diễn ra vào ngày 17.7.

Chiều cùng ngày, ông Nghĩa đã có cuộc gặp gỡ báo chí và lảng tránh nhiều câu hỏi khó.

* Sân vận động Mỹ Đình là sân được xây từ nguồn đóng thuế của dân và trước một trận đấu lịch sử, liệu việc đặt tiền bạc lên hàng đầu có xứng đáng không?

Ông Cấn Văn Nghĩa (C.V.N): Chúng tôi là đơn vị tự chủ về tài chính, là đơn vị cung ứng dịch vụ trước các đơn đặt hàng. Khi Nhà nước giao cho chúng tôi quyền đó thì chúng tôi có cơ sở để thu tiền từ Ban tổ chức (BTC) trận đấu.

Chúng tôi làm gì cũng phải suy nghĩ thật kỹ và coi đây là nguồn tại chỗ!

Tại chỗ cái mả cha nó chứ! Tiền của chúng ông đóng thuế thu nhập (hôm qua ông đi lấy nhuận bút, 5tr7 mà bị trừ béng 1,2tr kia kìa), nông dân đóng thuế đất, nông nghiệp... mà nó bảo là tại chỗ! Sử tô!!!

43.7. Tin pháp luật trên Lao Động

15.6.2013- Hàng chục tên côn đồ mang theo kiếm, dao, mác, côn nhị khúc… hung hãn xông vào nhà chém tới tấp anh Trần Phi Hiền (trú xã Cương Gián, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh), khiến anh này phải đi điều trị tại bệnh viện.

Cơ quan Công an tỉnh Đồng Nai ngày 10.5.2013 đã tiến hành khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam 8 đối tượng liên quan đến vụ vào phòng trọ truy sát hai cha con, khiến một người tử vong.

Ngày 7.5, ông Rơ Mah Jen -Trưởng Công an xã Ia O (huyện Ia Grai- tỉnh Gia Lai) - cho biết, trên địa bàn xã này vừa xảy ra một vụ côn đồ xông vào nhà chém người dã man, khiến nạn nhân phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch.

Chiều 30.4, Công an Q.Hải An- Hải Phòng cho biết đang điều tra, làm rõ vụ việc hàng chục người lạ mặt xông vào đe dọa, đánh đập khiến chị Cao Thị Tám (SN 1977- ở số nhà 81, ngõ 162 đường Trung Lực, P.Đằng Lâm, Q.Hải An; sản phụ vừa sinh con hơn 1 tháng) phải nhập viện.

...v.v..

Mấy ông duyệt phim "Bụi đời Chợ Lớn" trả lời hộ xem cái hiện thực được phản ánh trên báo chí này là hiện thực gì???

43.8. Phải đóng phí nếu dùng dấu Thăng trên Facebook?
(Đất Việt)

Người dùng Facebook sắp tới có thể đặt dấu thăng (#) trước các từ khoá của dòng viết status (trạng thái) để status này được máy tìm kiếm ưu tiên rà soát. Điều này có nghĩa là người dùng Facebook cũng có thể nhập cú pháp gồm dấu thăng và các từ khoá vào ô tìm kiếm để tìm các status có chứa từ khoá nọ.

Rõ ràng tiện ích của việc sử dụng dấu # mang đến cho người sử dụng facebook là rất lớn. Tuy nhiên, việc áp dụng chức năng mới này ở Việt Nam lại có thể phát sinh khá nhiều vấn đề mà nhà cung cấp chưa lường trước được.

Rắc rối đầu tiên có lẽ xuất phát từ tên của chức năng này, vì vậy công ty quản lý và điều hành facebook ở Việt Nam nên đề xuất đóng góp cho Nhà Nước một loại thuế để hạn chế những vấn đề có thể phát sinh.

Gần đây người ta nhắc nhiều, bàn tán nhiều đến Bộ trưởng Đinh La Thăng về việc Bộ Giao thông yêu cầu người dân đóng phí đường bộ để bảo trì, sửa chữa đường bộ, tiến tới nâng cao chất lượng đường nhằm đảm bảo an toàn giao thông cho người sử dụng. Việc tận thu phí này cho thấy tầm nhìn chiến lược của Bộ trưởng phù hợp trong điều kiện kinh tế khó khăn hiện nay và đặc biệt là tâm huyết của ông, luôn đau đáu suy nghĩ tìm mọi cách để nâng cao chất lượng giao thông, phục vụ tốt nhất nhu cầu đi lại của người dân.

Hưởng ứng tâm huyết lớn của Bộ trưởng Thăng, thiết nghĩ mạng xã hội facebook nên đóng phí cho việc sử dụng chức năng mới này ở Việt Nam vừa có thể hạn chế những khó khăn phát sinh ngoài ý muốn, vừa làm được việc có ích cho đất nước có tốc độ phát triển người dùng chóng mặt như Việt Nam...

Hô Hô :))) Đọc một hồi cái bài báo này, thú thực mình cũng chả hiểu nó viết gì, nhưng mà có vẻ rất vui. Mình đặt nó ở dưới đây để mọi người đọc cho xả bớt tức ngực.


Copy từ: FB Nason Nguyễn

Dự luật đất đai vẫn gây nhiều quan ngại

Dự luật đất đai vẫn gây nhiều quan ngại

Tư Hoàng
 

 

 

 

Nhà nước sẽ tiếp tục thu hồi đất cho các dự án phát triển kinh tế. Ảnh: TBKTSG Online.
(TBKTSG Online) - Nhà nước sẽ tiếp tục thu hồi đất cho các dự án phát triển kinh tế mặc dù có nhiều ý kiến đề nghị bỏ quy định này trong dự Luật đất đai sửa đổi đang được Quốc hội thảo luận.
Tại phiên thảo luận về Luật đất đai sửa đổi trong ngày hôm nay (17-6), Chủ tịch Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu cho biết, Nhà nước sẽ tiếp tục thu hồi đất cho các dự án phát triển kinh tế nhằm đảm bảo tiến độ thực hiện của các dự án này tại Điều 62 của dự luật.
Theo đó, Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế, xã hội trong các trường hợp sau đây:
Thứ nhất, để thực hiện các dự án, công trình quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư.
Thứ hai, để xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, các dự án, công trình khác do Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư.
Và cuối cùng, để thực hiện các dự án xây dựng khu đô thị mới, khu dân cư nông thôn mới; chỉnh trang đô thị, khu dân cư nông thôn; cụm công nghiệp, các dự án khác đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua.
Tuy nhiên, ông Giàu thừa nhận, có nhiều ý kiến đề nghị không thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế, xã hội trong quá trình dự luật này đưa ra lấy ý kiến nhân dân.
Gần đây, khi thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 tại kỳ họp này, nhiều ý kiến đại biểu cũng đã đề nghị nên bỏ quy định thu hồi đất vì mục đích kinh tế do lo ngại xung đột xã hội leo thang.
Tại phiên thảo luận sáng nay, ông Giàu giải thích, Nhà nước thu hồi đất là để “bảo đảm hài hòa” lợi ích của Nhà nước, của người sử dụng đất và của nhà đầu tư.
Ông giải thích, nhằm tạo quỹ đất sạch và thực hiện giao đất, cho thuê đất chủ yếu thông qua hình thức đấu giá, Nhà nước sẽ điều tiết được phần giá trị tăng thêm từ đất không phải do người sử dụng đất tạo ra, tạo nguồn thu để thực hiện bồi thường, hỗ trợ cho người sử dụng đất bị thu hồi đất.
Tại phiên thảo luận, đại biểu Nguyễn Thanh Thủy (tỉnh Hậu Giang) đề nghị cần có những quy định chặt chẽ hơn để chứng minh các dự án thực sự vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng… để tránh trường hợp chính quyền lợi dụng quy định này để thu hồi đất.
Bà Thủy cho rằng, Nhà nước phải trưng mua nhà và các tài sản khác gắn liền với mảnh đất thu hồi do đây là tài sản thuộc quyền sở hữu của công dân, và nhà nước không thể thu hồi.
Đại biểu Trần Ngọc Vinh (thành phố Hải Phòng) đồng ý điểm này, khi cho rằng, tài sản gắn liền với đất như nhà ở, các công trình kiến trúc là tài sản thuộc sở hữu của người dân, không phải sở hữu Nhà nước.
Ông cho rằng, cần bảo đảm hài hòa mục tiêu thu hồi đất để phát triển kinh tế-xã hội với an dân vì lo ngại tình trạng khiếu kiện, tranh chấp đất đai gia tăng.
Ngày 16-6 vừa qua, có 18 tổ chức xã hội và nghề nghiệp đã gửi kiến nghị chính thức đến Quốc hội, đề nghị chưa biểu quyết thông qua Dự thảo Luật Đất đai tại kỳ họp này. Lý do chính là những điều chỉnh trong Dự thảo Luật mới nhất vẫn chưa phản ánh đầy đủ những nguyện vọng xác đáng của người dân.
Dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) được lấy ý kiến nhân dân có 14 chương, 206 điều, tăng 14 điều so với dự thảo Luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 4 vào cuố năm ngoái. Đã có tới 7 triệu lượt ý kiến góp ý vào dự thảo sau 2 tháng tổ chức lấy ý kiến nhân dân.


Copy từ: TBKTSG

Trung Quốc mưu toan “xét lại” UNCLOS


(Kienthuc.net.vn) - Nhiều nước láng giềng lo ngại về thái độ ngày càng quyết đoán của Trung Quốc về các vấn đề chủ quyền và lãnh thổ trong 5 năm qua.

 Tàu chiến Trung Quốc "diễu binh" ở Pakistan.

Hành động của Trung Quốc đã làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông. Thậm chí, Trung Quốc đã không ngần ngại cảnh báo tàu hải quân và tàu khảo sát Ấn Độ đang ở trong lãnh hải Việt Nam.

Theo báo Nhật Asahi Shimbun số ra ngày 12/6, phản ánh thái độ cứng rắn về các vấn đề chủ quyền lãnh thổ, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã sử dụng thuật ngữ "lợi ích cốt lõi" tại hội nghị thượng đỉnh California với Tổng thống Obama, khi đề cập đến tranh chấp với Nhật Bản về chủ quyền của quần đảo Senkaku (mà Trung Quốc gọi là đảo Điếu Ngư). Trung Quốc đã gọi quần đảo Senkaku/Điếu Ngư là “lợi ích cốt lõi” lần đầu tiên hồi tháng 4/2013, trong một cuộc họp báo thường lệ của Bộ Ngoại giao Trung Quốc.

Trước đó, hồi tháng 1/2013, Cục Khảo sát, bản đồ và thông tin địa lý (NASMG) của Trung Quốc thông báo rằng cơ quan báo chí của Sinomaps đã xuất bản bản đồ mới của Trung Quốc, trong đó bao gồm hơn 130 hòn đảo lớn nhỏ ở Biển Đông. Đáng chú ý là hầu hết các hòn đảo này đều không có trên bản đồ Trung Quốc chính thức trước đó. Bản đồ mới của Trung Quốc cũng bao gồm cả quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

Bản đồ mới của Trung Quốc cũng bao gồm toàn bộ bang Arunachal Pradesh và một bộ phận lớn của bang Jammu và Kashmir của Ấn Độ. Hộ chiếu mới của Trung Quốc cũng chứa các bản đồ tương tự.

Đại tá  không quân diều hâu về hưu Dai Xu -  một nhà bình luận thường xuyên trên các kênh truyền hình Trung Quốc và là tác giả của một cuốn sách mà Chủ tịch Tập Cận Bình thường trích dẫn - nói với các phương tiện truyền thông trong nước rằng Trung Quốc cần “thực hiện hành động quân sự cụ thể”. Về hành động xâm chiếm biển đảo, Dai Xu nói: “ Đầu tiên là cảnh báo và thứ nhì là trục xuất. Và nếu điều đó không hữu hiệu, các tàu xâm phạm sẽ bị bao vây và đánh chìm”.

Chính sách biển mới của Trung Quốc chuyển dịch theo hướng quyết đoán gia tăng. Điều đó ngụ ý rằng với sức mạnh quân sự tăng lên và lợi ích kinh tế-chiến lược mở rộng, Trung Quốc sẽ sao chép hành vi của Mỹ. Trung Quốc sẽ không ngần ngại tiến hành các cuộc điều tra và thu thập thông tin tình báo ở bên vùng biển đặc quyền kinh tế (EEZ) của nước khác. Hành động này của Trung Quốc ban đầu sẽ ảnh hưởng đến Hàn Quốc, Nhật Bản và các nước có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông. Khi hải quân Trung Quốc mở rộng phạm vi hoạt động toàn cầu, chính sách này sẽ tác động trực tiếp các nước như Ấn Độ.

Ni Lexiong, giám đốc Viện nghiên cứu Chính sách Quốc phòng và sức mạnh biển tại Đại học Luật và Khoa học chính trị ở Thượng Hải, khẳng định rằng các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã “thay đổi khái niệm về hoạt động hàng hải, sau sự phát triển nhanh chóng ngành công nghiệp hàng hải và sức mạnh của Hải quân Trung Quốc trong thập kỷ qua”. Điều này cũng cho thấy Trung Quốc đang mưu toan “xét lại” Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 mà nước này đã ký kết.


Copy từ: Kiến Thức

HAI LẦN THỀ THỐT VỚI BẮC KINH

Hôm nay, TTXVN đăng bản tin Tiếp tục đưa quan hệ Việt Nam – Trung Quốc phát triển, nói về việc Chủ tịch Trương Tấn Sang sắp sang thăm Trung Quốc.
Sau khi  “kê khai một số thành tích” đạt được trong quan hệ Việt Trung trong thời gian qua, bản tin đã tiết lộ rằng trong năm 2012, tổng kim ngạch thương mại Việt Trung đạt 41,18 tỉ USD, trong đó Việt Nam xuất gần 12,4 tỉ USD, nhập gần 28,8 tỉ USD; trong 4 tháng đầu năm 2013, kim ngạch thương mại song phương đạt hơn 14,3 tỉ USD, trong đó Việt Nam xuất gần 3,9 tỉ USD, nhập hơn 10,4 tỉ USD. Như vậy trong năm 2012, Việt Nam đã phải nhập siêu từ Trung Quốc hơn 16 tỉ USD, và chỉ trong 4 tháng đầu năm 2013, Việt Nam phải nhập siêu từ Trung Quốc 5,5 tỉ USD. Ngược thời gian về một số năm trước, được biết Việt Nam nhập siêu từ Trung Quốc năm 2011 khoảng 13,5 tỉ USD, năm 2010 là 12,7 tỉ USD, năm 2009 là 11,5 tỉ USD.
Những con số nói trên cho thấy sự bất bình đẳng ghê gớm trong quan hệ kinh tế Việt Nam – Trung Quốc như thế nào. Ấy thế nhưng bản tin rất “sung sướng tự hào” thông báo: “Trong những năm qua, Trung Quốc đã không ngừng tăng quy mô tín dụng ưu đãi dành cho Việt Nam. Đến nay, Trung Quốc đã cho ta vay 1,6 tỉ USD ưu đãi, tập trung vào những lĩnh vực công nghiệp, khai khoáng, đường sắt, năng lượng, dệt may, hóa chất… Ngoài tín dụng ưu đãi, Chính phủ Trung Quốc còn hỗ trợ Việt Nam nhiều khoản viện trợ không hoàn lại”. Thật lạ, 1,6 tỉ USD tín dụng ưu đãi (cho đến nay, không biết từ khi nào) chỉ bằng 1/10 lượng nhập siêu từ Trung Quốc trong một năm 2012, mà sao giọng điệu của bản tin lại có vẻ “mang ơn bạn vàng” đến thế? Sao không kể ra những “nỗi thống khổ” mà nền kinh tế nước ta phải chịu đựng từ phía Trung Quốc như nạn lao động chui ở nhiều nơi, hàng nhập lậu, hàng dởm, hàng nhái, hàng độc hại của Trung Quốc tràn ngập thị trường Việt Nam. Gần như ngày nào cũng có hàng tấn thực phẩm bao gồm thịt, nội tạng thối, trái cây rau quả độc hại, gà nhập lậu... từ Trung Quốc tràn sang mà đến nay vẫn chưa có cách gì đối phó hiệu quả. Hàng ngày,chúng ta vẫn phải chống chọi với những âm mưu phá hoại kinh tế VN vô cùng thâm hiểm, ác độc như những đợt thu mua lá điều khô, mua rễ tiêu, mua hạt nhãn, râu ngô, móng trâu, ốc bươu vàng, khoai lang… Nhiều ngành sản xuất của Việt Nam đang bị điêu đứng bởi hàng hóa Trung Quốc tràn ngập…
Đó là nói về kinh tế.
Nhưng bản tin này lại là một bản tin chính trị. Điều đáng kinh hãi là trong bản tin có một đoạn nói về chuyến đi thăm Trung Quốc sắp đến của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang:
“Chuyến thăm lần này của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tới Trung Quốc nhằm khẳng định chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong quan hệ với Đảng và Nhà nước Trung Quốc”.
Sao lại như thế nhỉ? Để khẳng định chính sách nhất quán của ta thì đâu có nhất thiết Chủ tịch nước phải sang Trung Quốc mới khẳng định được? Quan hệ giữa hai nước phải thực sự là quan hệ bình đẳng như báo đài vẫn thường hay nói, thế thì hà cớ gì tôi phải sang nhà anh để khẳng định sự nhất quán trong chính sách của tôi đối với anh? Nghe nó yếm thế vô cùng, chưa gì đã thể hiện thái độ thần phục không thể chấp nhận đối với kẻ láng giềng phương Bắc.
Dường như điều này là do TTXVN tự viết ra, như ngầm thể hiện một lời hứa, một lời thề thốt của ai đó với Bắc Kinh. Và Chủ tịch nước đọc thấy câu này của TTXVN chắc cũng cảm thấy buồn.
Nhưng vẫn chưa hết. Gần cuối bản tin, TTXVN còn viết lại nguyên xi câu “thề thốt với Bắc Kinh” một lần nữa, sừng sững, chắc nịch:
“Chuyến thăm lần này của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tới Trung Quốc nhằm khẳng định chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong quan hệ với Đảng và Nhà nước Trung Quốc”.



 Không rõ điều này là nhằm nhắc lại, nhấn mạnh hay là để chính quyền Bắc Kinh nhìn thấy và tin ở sự chân thành trong câu thế thốt kia?
Chưa bao giờ trong một bản tin lại có hai câu giống hệt nhau một cách quái dị cả về nội dung lẫn hình thức như thế.
Và thật khó để có thể nghĩ rằng đây chỉ đơn thuần là lỗi copy – past hoặc là lỗi của “cậu đánh máy".
Đích thị đây là một “thông điệp mờ ám”? Mời bà con đọc kỹ bản tin dưới đây thì sẽ rõ:
Tiếp tục đưa quan  hệ Việt Nam – Trung Quốc phát triển
(TTXVN)

Nhận lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trương Tấn Sang sẽ thăm cấp Nhà nước tới Trung Quốc từ ngày 19-21/6.

Ðây là chuyến thăm cấp Nhà nước đầu tiên của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tới Trung Quốc và cũng là chuyến thăm cấp Nhà nước đầu tiên tới Trung Quốc của lãnh đạo cấp cao Việt Nam sau khi Trung Quốc có Ban lãnh đạo mới.

Chuyến thăm lần này của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tới Trung Quốc nhằm khẳng định chính sách nhất quán của Ðảng và Nhà nước Việt Nam trong quan hệ với Ðảng và Nhà nước Trung Quốc.

Là hai nước láng giềng kề cận, quan hệ hợp tác hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc đã phát triển sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực, đem lại lợi ích thiết thực cho cả hai bên. 

Ðến nay, hai nước đã ký nhiều hiệp định cấp Chính phủ và các văn kiện hợp tác, đặt cơ sở pháp lý cho quan hệ hợp tác lâu dài giữa hai nước. Trao đổi đoàn ở Trung ương và địa phương ngày càng tăng, hàng năm hai bên trao đổi trên 200 đoàn ở cấp lãnh đạo các bộ, ngành và địa phương, đoàn thể quần chúng, góp phần tăng cường hiểu biết và mở rộng hợp tác giữa hai nước. 

Trong năm 2012 và từ đầu năm 2013 tới nay, các hoạt động trao đổi đoàn và tiếp xúc các cấp tiếp tục được duy trì. Đặc biệt là ngày 21/3/2013, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lần đầu tiên đã có cuộc điện đàm trao đổi về quan hệ hai nước qua đường dây nóng giữa Lãnh đạo cấp cao hai nước.

Hợp tác giữa hai Đảng được đẩy mạnh, hai bên duy trì trao đổi đoàn và thiết lập cơ chế hợp tác, giao lưu giữa các Ban Ðảng. Quan hệ giữa các ngành quan trọng như ngoại giao, an ninh, quốc phòng được đẩy mạnh và tiếp tục triển khai hiệu quả các văn bản thỏa thuận hợp tác.

Các địa phương hai bên cũng tăng cường quan hệ với nhiều hình thức đa dạng và thiết thực như trao đổi đoàn các cấp, ký kết các văn bản hợp tác, cùng nhau tổ chức hội thảo, triển lãm, tăng cường xúc tiến thương mại, đầu tư…

Giao lưu giữa nhân dân và thế hệ trẻ hai nước được tăng cường. Hai bên đã tổ chức Liên hoan Thanh niên Việt Nam-Trung Quốc tại Quảng Tây (8/2010), Liên hoan hữu nghị nhân dân biên giới Việt-Trung (11/2010), Liên hoan hữu nghị nhân dân Việt Nam-Trung Quốc lần thứ nhất (12/2010), Diễn đàn nhân dân Việt-Trung lần thứ 4 tại Trung Quốc (9/2012), Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Việt- Trung lần thứ 13 (8/2012).

Về quan hệ kinh tế, thương mại, từ năm 2004 đến nay, Trung Quốc liên tục là bạn hàng thương mại hàng đầu của Việt Nam. Năm 2012, tổng kim ngạch thương mại Việt-Trung đạt 41,18 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất gần 12,4 tỷ USD, nhập gần 28,8 tỷ USD. Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đã và đang có những chuyển biến tích cực nhất định.

Từ năm 2011 đến nay, tỷ trọng nhóm hàng công nghiệp trong tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu sang Trung Quốc đang có xu hướng tăng dần (trên 30% trong khi trước đây chỉ 10%), vượt qua cả nhóm hàng truyền thống là nông, lâm, thủy sản. Tuy vậy, trong năm 2012, các mặt hàng nông sản có ưu thế, đặc biệt là xuất khẩu gạo tăng đột biến, gấp gần 3 lần, đạt 898 triệu USD. Kim ngạch thương mại song phương 4 tháng đầu năm 2013 đạt hơn 14,3 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất gần 3,9 tỷ USD, nhập hơn 10,4 tỷ USD.

Quan hệ hợp tác đầu tư có bước phát triển mới, tính đến hết tháng 3/2013, Trung Quốc có 899 dự án đầu tư tại Việt Nam, tổng vốn đăng ký hơn 4,7 tỷ USD, vươn lên vị trí thứ 13/94 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam. 

Trong những năm qua, Trung Quốc đã không ngừng tăng quy mô tín dụng ưu đãi dành cho Việt Nam. Đến nay, Trung Quốc đã cho ta vay 1,6 tỷ USD ưu đãi, tập trung vào những lĩnh vực công nghiệp, khai khoáng, đường sắt, năng lượng, dệt may, hóa chất… Ngoài tín dụng ưu đãi, Chính phủ Trung Quốc còn hỗ trợ Việt Nam nhiều khoản viện trợ không hoàn lại.

Nhiều năm qua, quan hệ trao đổi, hợp tác giữa Việt Nam với Trung Quốc trong các lĩnh vực giáo dục đào tạo, văn hóa, thể thao được đẩy mạnh. Hiện có gần 13.500 lưu học sinh Việt Nam đang học tại các trường đại học của Trung Quốc và khoảng hơn 3.500 học sinh Trung Quốc đang du học tại Việt Nam, chủ yếu tập trung vào các ngành ngôn ngữ (học tiếng Việt), du lịch và kinh doanh.

Hàng năm, hai bên trao đổi nhiều đoàn biểu diễn nghệ thuật, tổ chức nhiều cuộc giao lưu văn hóa, thể thao, góp phần tăng cường tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước. Về hợp tác du lịch, Trung Quốc là thị trường nguồn du lịch của Việt Nam . Năm 2012, Việt Nam đón 1,42 triệu lượt khách du lịch Trung Quốc, tăng 0,9% so với cùng kỳ năm 2011 và hàng năm có khoảng 1 triệu du khách Việt Nam thăm Trung Quốc.

Chuyến thăm lần này của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tới Trung Quốc nhằm khẳng định chính sách nhất quán của Ðảng và Nhà nước Việt Nam trong quan hệ với Ðảng và Nhà nước Trung Quốc.

Hai bên duy trì đà phát triển quan hệ, nhất là các chuyến thăm và tiếp xúc giữa lãnh đạo cấp cao với trọng tâm là tăng cường sự tin cậy giữa hai Đảng, hai Nhà nước, đưa quan hệ hai bên có bước phát triển thực chất theo khuôn khổ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, thúc đẩy hợp tác cùng có lợi trên các lĩnh vực ngày càng đi vào chiều sâu, nhất là về hợp tác kinh tế-thương mại./.


Copy từ: Tâm Sự Y Giáo

BA SÀM BÌNH LUẬN VỀ CLIP CỦA VTV: VIỆC TUYỆT THỰC CỦA ÔNG CÙ HUY HÀ VŨ





Ngày 17/6/2013:

Trên đây là đoạn phóng sự về ông Cù Huy Hà Vũ trong chương trình Thời sự 19h tối qua của VTV, nó có một số chi tiểt khác với cũng chương trình đó, được phát 2 lần vào sáng qua – 5h50′ và 6h. Trong lời bình sáng qua, chúng tôi có nhấn mạnh những đoạn video hoàn toàn quay trộm ông Vũ, và không rõ thời điểm thực hiện, không cho ông Vũ được nói, v.v.. Thế là đến tối, có vẻ như các “phóng viên” của VTV đã rút được “kinh nghiệm”, họ bổ sung ngay “bằng chứng”, nhưng không gì hơn là chỉ qua lời nói của phát thanh viên về thời gian thực hiện đoạn video, mà theo họ là sáng thứ Bảy, 15/6/2013. Tuy nhiên, VTV cũng như nhiều báo, kể cả báo Tuổi trẻ với một số ảnh “độc” và thông tin chi tiết hơn, cũng vẫn tỏ ra kém thuyết phục và dường như cố lẩn tránh những tình tiết quan trọng. Cụ thể:
.
1- Yêu sách để dẫn tới cuộc tuyệt thực của ông Vũ là gì? Có phải chỉ như VTV, là đòi để vợ được thăm 24h? Hay là ông Vũ phản đối bị quản giáo tìm cách ám hại, như Tuổi trẻ nêu (coi là lý do duy nhất)? Sao họ không trưng những văn bản, lời nói của ông Vũ về yêu sách của mình? Trong khi đó, có thông tin cho biết (đằng sau câu chuyện này) yêu sách quan trọng nhất của ông Vũ là yêu cầu được cung cấp các tài liệu liên quan tới việc buộc tội ông trong 2 phiên xử tại tòa. Yêu cầu này của ông có suốt từ khi diễn ra hai phiên tòa đó, nhưng không được đáp ứng, nó liên quan tới việc ông Vũ và luật sư của mình tiến hành yêu cầu kháng nghị giám đốc thẩm.
.
2- Điểm quan trọng thứ hai mà cả một hệ thống tuyên truyền của nhà nước đang được huy động tối đa, thừa sức khai thác, để “phản bác” lại “luận điệu của các thế lực thù địch”, là: ông Vũ có thực sự “tuyệt thực” hay không. Thế nhưng, đáng thương cho cả hệ thống này, là họ đã tỏ ra quá kém cỏi, đến mức dễ làm độc giả, khán giả nghi ngờ có trò tháu cáy ở đây. Bởi vì, cả VTV, các báo, đặc biệt trên Tuổi trẻ, chỉ nêu được rằng ông Vũ đã “không ăn suất cơm của trại cung cấp hàng ngày”, từ 27/5. Việc ông Vũ có dùng đồ ăn phụ gia đình đem vào hay không thì không được làm rõ, mà chỉ có những thông tin ỡm ờ là “tại phòng giam của ông Vũ lúc nào cũng có sẵn đồ ăn, đồ uống của gia đình tiếp tế như mì gói, cháo gói, sữa hộp, hoa quả…”, tương tự như lời nói của ông Oánh Tổng cục trưởng, mà bác Lê Hiền Đức thuật lại.
.
Thật lạ là với quyền lực, đội ngũ cán bộ, phương tiện  hùng hậu trong tay, thậm chí không loại trừ cả những người “bạn tù” xung quanh nữa, rồi các phóng viên ANTV luôn rình rập quay trộm hình ảnh, mà người ta vẫn không “bắt quả tang” được việc ông Vũ “lén” ăn đồ ăn gia đình mang vào để cầm cự sống qua ngày?
.
Dường như để thay cho những gì khiếm khuyết, không thể lý giải, lý sự được, VTV và vài tờ báo đã cố tình nhấn mạnh những hình ảnh về điều kiện sống của ông Vũ trong trại giam. Thế nhưng, tiếc là họ đã không làm được những điều tối thiểu để chứng tỏ mình là những người làm báo, mà chỉ còn vài ngày nữa là tới dịp kỷ niệm “ngày vui” của họ rồi. Liệu bữa tiệc thịnh soạn của họ, qua “Lễ trao giải báo chí” tối 20/6 tới đây, có kịp bổ sung món “lẩu thập cẩm” tả pí lù – Giải thưởng cho phóng sự trên của VTV không? 
.
Tới đây, lại phải xin “mở ngoặc” để nhắc nhở VTV và vài tờ báo, là quý vị chớ  lại vội vã “sửa sai” theo kiểu như cái clip trên Thời sự 19h tối qua, bằng cách loay hoay chứng mình ông Vũ đã sử dụng đồ ăn của gia đình trong thời gian “tuyệt thực” để “cầm hơi”. Bởi vì kể cả nếu như ông Vũ có làm vậy, thì thông điệp của ông vẫn là việc tuyệt đối hạn chế đến mức tối thiểu khả năng mà ông cho là ông bị ám hại và “bất hợp tác” với cơ quan pháp luật theo cách đó khi ông cho là mình không được đáp ứng đòi hỏi tối thiểu theo quy định của luật pháp. Đấu tranh trong hoàn cảnh cực kỳ khó khăn như vậy, việc ông Vũ phải trông cậy vào sự ủng hộ, động viên cả tinh thần và vật chất của người thân, bạn bè, nhân dân từ bên ngoài là lẽ đương nhiên. Nếu các cơ quan truyền thông nhà nước không nhìn nhận thực tế này, tìm cách bôi nhọ hiện tượng đó, thì chính họ đã bôi nhọ chế độ “tươi đẹp” của mình, rằng nó quá tệ, không bằng chế độ lao tù thực dân phong kiến gần 1 thế kỷ trước mà lớp cha ông của ông Vũ đã từng được trải qua. 
.
3- Trong cuộc đấu trí vô cùng không cân sức này, xem ra kẻ mạnh lại đang mắc bẫy (của cả chính mình) và thất bại bước đầu. Chúng tôi xin được tiếp tục làm rõ nhận định này vào sáng mai …

Ngày 18/6/2013 :

Tiếp theo bình luận sáng qua liên quan tới cuộc tuyệt thực trong tù của TS Cù Huy Hà Vũ.
.
3- Về cái “bẫy”, trước hết xin đề cập tới phía báo chí, vì muốn ưu tiên cho họ – sắp tới Ngày báo chí cách mạng VN 21/6 rồi! “Bẫy” đó chính là đoạn phóng sự công phu mà nhàu nát và nhem nhuốc của ANTV+VTV, nhưng đang được nhiều báo, trong đó cả “báo đảng” nhao vào ăn theo, họ bẫy chính mình và các đồng nghiệp báo giấy, báo mạng.
.
Phóng sự này sẽ đi vào lịch sử “Báo chí CMVN”, khi mà nó mắc hàng loạt lỗi nghiệp vụ sơ đẳng, lẫn cả lộ ra bản chất thất đức trong đạo lý, nhân cách con người.
.
Ngoài những hình ảnh quay lén liên tục quá thảm hại và hoàn toàn không dám trực diện phỏng vấn đối tượng chính, của những người thừa quyền tha hồ “tự tung tự tác” vì giữa nơi chốn thuộc “chủ quyền” riêng của ngành công an, được thực hiện bởi chính truyền hình công an, đối với một con người yếm thế nhất trong xã hội khi đã bị tước hết quyền công dân, là thất bại lớn nhất mang tính tự tố cáo của đoạn phóng sự, còn có nhiều chi tiết khác không thể nói hết.
.
Những người gọi là “nhà báo” này, có lẽ bị ám ảnh quá nặng “nhiệm vụ chính trị” mà đã quên biến những phản ứng tự nhiên để cho thấy mình là một con người, chưa nói tới là nhà báo, mà họ dẫu không có được thì cũng nên cố mà chứng tỏ. Đó là một khi có một đồng loại đang nhịn ăn suốt hơn 2 tuần, trong tình trạng có căn bệnh nguy hiểm trong người, thì việc đầu tiên là phải tìm hiểu xem hậu quả của nó đến đâu, nguy hiểm tới sinh mạng ra sao. Ấy thế mà, hết gặp bạn tù, đến giám thị, đặc biệt là bác sĩ, các phóng viên này vẫn không một lời “hỏi thăm” cho đúng vẻ mình là những con người, ví như ông Vũ có sụt cân hay không, bệnh tim của ông Vũ có gây nguy hiểm hơn một khi tuyệt thực không, có biết chính xác ông Vũ có ăn đồ ăn gia đình tiếp tế không, các đồng chí có tìm cách thuyết phục CHHV ăn trở lại không? (Hay là họ có thực hiện, nhưng đã bị lãnh đạo duyệt cắt bỏ?).
.
Về đạo lý, chúng ta đều biết, với tất cả những loại tội phạm, cho đến cả những tội nhân diệt chủng tày trời đang bị xử ở Campuchia, cũng ít nhiều như những kẻ đã quy hàng ngoài chiến trận, đều được coi trọng mạng sống và bảo vệ bằng mọi cách nếu như nó bị đe dọa dưới bất cứ hình thức nào. Con người cư xử với nhau khác con vật là ở chỗ đó! Ấy thế mà, đối với ông CHHV, dù là một tù nhân, nhưng vẫn là một con người, lại được tiếng đang chịu “giáo dục”, “cảm hóa” đã mấy năm theo chính sách của đảng, luật pháp của nhà nước (mời xem luôn bài mới sáng qua trên báo “Nhân dân”: Làm tốt công tác giáo dục, cảm hóa phạm nhân), để một ngày nào đó mãn hạn tù còn ra tiếp tục cống hiến cho dân cho nước, không lẽ các phóng viên ANTV+VTV kia không biết xót thương?
.
Câu hỏi ở đây là, tại sao họ lại dễ bị mất nhân tính, và không thể che dấu nổi đến vậy? Có lẽ những câu nói cửa miệng từ các cấp cao nhất cho tới khắp trên các phương tiện truyền thông không ngơi nghỉ về “các thế lực thù địch”, cùng bao nhiêu biện pháp xử lý, trả thù những ai nói trái với “trên” trong hàng chục năm nay đã góp phần đào luyện nên những con người này.
.
Còn về nghiệp vụ báo chí, một khi không hỏi được những câu hỏi tương tự như trên, họ đã tự tố cáo mình, rằng đã thực hiện một sản phẩm báo chí không trung thực đến ngây ngô, mà trắng trợn, lẩn tránh những câu hỏi sơ đẳng cần có, thậm chí nó dễ dàng nhất để “vạch mặt” đối tượng nếu như thực sự đang có thủ đoạn lừa dối công luận. Điều dễ hiểu là nếu đặt (hoặc công bố) những câu hỏi (và câu trả lời) đó, rất có khả năng họ bị “mất cả chì lẫn chài”.
.
Đối với đồng nghiệp làng báo, sản phẩm của họ đã và sẽ “vô hiệu hóa” mọi bài viết đăng trên báo giấy, báo mạng về vụ việc này. Bởi vì báo hình có thế mạnh đặc biệt của nó, như trong trường hợp này, ghi nhận rành rành âm thanh, hình ảnh của mọi đối tượng, như những tang chứng, chứ không phải chỉ là những con chữ thông qua sự nhào nặn chủ quan từ phóng viên cho tới BTV, TBT tờ báo. Những ngày tới, nếu như các báo được Ban Tuyên giáo, Bộ 4T cho phép/ ra lệnh “sửa sai” cho ANTV+VTV bằng các bài viết rằng ông Vũ nói thế này, thế nọ ư? Khó ai tin được khi những đoạn video kia sẽ còn mãi trên mạng, diễn cảnh đám phóng viên 2 đài này rón rén phía sau CHHV như những tên ăn cắp, từ “bạn tù” cho tới đại tá giám thị trại nói năng đầy vẻ sợ sệt, tự xấu hổ, không dám nhìn vào ống kính hoặc người đối thoại, còn “bác sĩ” thì được đạo diễn sắp đặt đủ kiểu …
.
Cũng nhân đây, xin nhắc nhở các nhà báo phát thanh, truyền hình, nơi mà dường như họ ỷ thế “lời nói gió bay” nên thường cho ra những sản phẩm tệ hơn hẳn các đồng nghiệp báo giấy, báo mạng. Nhắc họ về cái “tệ” ở chỗ dễ quên là những “tác phẩm” của mình sẽ được lưu trên mạng, lan truyền rất nhanh, thậm chí tải về máy tính, không phải chỉ để cho nó … đi vào lịch sử, mà ngay tức thì, người ta sẽ xem đi xem lại, “bóc tiếng” ra cho dễ nhận diện, mổ xẻ dễ dàng những lỗi nghiệp vụ trong đó.
.
Có thể sau bình luận này, tương tự sau bình luận sáng hôm kia, ANTV+VTV sẽ lại cố công cho ra một sản phẩm đầu thừa đuôi thẹo khác mà họ hy vọng “thuyết phục hơn”, với nhiều tình tiết, ví như trong đó sẽ có cảnh (tận dụng cả camera, máy ghi âm nghiệp vụ của ngành công an được lắp đặt vội vã trong phòng giam?) quay, ghi lén ông Vũ đang … ăn đồ ăn gia đình tiếp tế chẳng hạn. Nhưng xin thưa, không khéo đó sẽ chính là một cái bẫy nữa với họ!

(Còn tiếp …)

Copy từ: Ba Sàm