CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Sáu, 7 tháng 6, 2013

Cách phát hiện sớm các tập tin có mã độc của tin tặc

Ban biên tập No Firewall
2011/10/21

Tóm tắt


Để phát hiện sớm các tập tin có cài mã độc tin tặc gửi đến, bạn cần làm, cần lưu ý những điều sau đây:
  • Hiển thị phần mở rộng của tập tin lên trong Windows 
  • Thấy người lạ gửi  tập tin .RAR, ZIP hay các dạng nén khác như 7z, gzip, tar, cab, z, arj, ….. thì phải nghi ngờ và hết sức cẩn trọng
  • Nếu giải nén ra và thấy tên tập tin thật dài thì rất là đáng nghi và phải kiểm lại ngay coi tập tin thuộc dạng nào
  • Nếu nhận được một tập tin lạ, không bao giờ lấy quyết định chỉ dựa vào hình icon của tập tin. Phải kiểm lại phần mở rộng xem thuộc dạng nào.
    Tại sao nhiều người sử dụng vi tính vẫn hay bị mắc bẫy của tin tặc để mở các tập tin có cài mã độc khiến máy vi tính bị dính spyware   Để hiểu tại sao và biết cách tránh né, xin mời bạn đọc phần trình bày sau đây:
    Trong máy vi tính sử dụng hệ điều hành Windows XP, Vista, Win7, tên của tập tin có hình dạng như sau:

    Tên tập tin . phần mở rộng
    File name . file extension

    Thí dụ như:  VuotTuongLua.DOC,   firewall.PDF,  winword.EXE, v.v….

    Phần mở rộng trong tên tập tin giúp người dùng biết được tập tin thuộc loại nào. Nếu bạn nhận được một tập tin .DOC của ai đó gửi đến thì có lẻ bạn sẽ mở ra xem thử. Còn nếu ai đó gửi cho bạn một tập tin dạng .EXE thì bạn sẽ rất ngần ngại để mở ra vì biết đâu chừng đây là mã độc.

    Điều đáng tiếc là Windows lúc cài đặt vào máy xong thì nó mặc định tắt hẵn đi phần mở rộng của tên tập tin. Do đó thay vì thấy

    VuotTuongLua.DOC,   firewall.PDF,  winword.EXE, v.v….

    Thì bạn chỉ còn thấy:
    VuotTuongLua,   firewall,  winword, v.v….

    Để đoán biết tập tin thuộc dạng nào, bạn chỉ có thể nhìn vào icon của tập tin đó:










    Đại đa số người sử dụng khi mua máy vi tính về dùng thì để nguyên tình trạng mặc định như vậy.  Vì thế tin tặc mới lợi dụng điểm này để gửi mã độc dạng .EXE nhưng lại trá hình làm tập tin dạng .DOC. 

    Nếu tin tặc gửi tập tin có tên là  “Tin giut gan sot deo.DOC.EXE” đến cho bạn và vì máy mặc định không hiển thị phần mở rộng cho nên khi nhận được bạn chỉ thấy là “Tin giut gan sot deo.DOC”. Bạn đinh ninh đây là tập tin dạng .DOC. Chẳng những thế tin tặc còn đổi hình icon của tập tin lại theo đúng hình icon DOC khiến cho bạn đinh chắc đây là tập tin .DOC.  Bạn bấm mở ra xem.Tin tặc cẩn thận cho hiển thị một bài .DOC hiện ra cho bạn xem khiến bạn không chút hoài nghi là mình đang mở một tập tin .DOC ra xem mà không ngờ rằng mã độc đang âm thầm chạy và cài đặt vào trong máy.

    Đến đây thì bạn chắc đã thấy nhu cầu bắt buộc phải hiển thị phần mở rộng của tập tin lên để có thể biết được mình đang xem loại tập tin gì, có an toàn để mở ra xem không. Cuối bài viết này sẽ chỉ cho bạn cách hiển thị phần mở rộng lên.

    Tuy nhiên mưu mô của tin tặc chưa hết đâu. Xin trình bày tiếp để bạn biết rõ những trò tinh ranh của tin tặc.

    Nếu máy bạn đã hiển thị phần mở rộng và tin tặc gửi tập tin với tên tương đối ngắn như là “Tin giut gan sot deo.DOC.EXE” thì sẽ không qua mặt được bạn. Do đó chúng sẽ đặt tên cho tập tin thật là dài, thí dụ như là:

    Cac vi tri nhan su dai hoi dang XI cua CSVN vao thang 1 nam 2011 sap toi.exe

    Với cái tên dài thường thượt như thế, trên màn ảnh của bạn chỉ thấy là













    Nhìn thoáng qua thấy có vẻ đúng là tập tin dạng .DOC, nhiều người sẽ mắc lừa và bấm mở ra xem. Do đó khi bạn thấy một tập tin nào mà tên dài thật là dài đến độ không thấy phần mở rộng đâu cả thì chớ vội mở ra xem. Mà nên xem phần đặc tính (properties) của tập tin

















    Tin tặc thường dùng email miễn phí như Gmail hay Yahoo để phát tán mã độc. Các dịch vụ Gmail, Yahoo thì không cho phép gửi tập tin dạng .EXE. Do đó tin tặc thường phải nén lại thành dạng RAR hay ZIP là những dạng nén phổ thông. Thành ra khi bạn nhận đuợc tập tin .RAR, ZIP từ người lạ thì phải nghi ngờ liền.

    Tóm tắt lại, để phát hiện sớm các tập tin có cài mã độc tin tặc gửi đến, bạn cần làm, cần lưu ý những điều sau đây
    • Hiển thị phần mở rộng của tập tin lên trong Windows
    • Thấy người lạ gửi  tập tin .RAR, ZIP hay các dạng nén khác như 7z, gzip, tar, cab, z, arj, ….. thì phải nghi ngờ và hết sức cẩn trọng
    • Nếu giải nén ra và thấy tên tập tin thật dài thì rất là đáng nghi và phải kiểm lại ngay coi tập tin thuộc dạng nào
    • Nếu nhận được một tập tin lạ, không bao giờ lấy quyết định chỉ dựa vào hình icon của tập tin. Phải kiểm lại phần mở rộng xem thuộc dạng nào.

    Cách hiển thị phần mở rộng trong Windows

    Cho Windows XP

    Mở bất cứ ngăn (folder) nào đó ra. Từ menu chính, chọn Tools, rồi Folder Options











    Khi khung Folder Options hiện ra, bấm vào bảng View, trong phần Advanced settings, tắt (đừng đánh dấu)  hàng Hide extensionsfor known file types như hình dưới đây. Bấm nút OK để hoàn tất.





















    Cho Windows Vista, Windows 7

    Mở bất cứ ngăn (folder) nào đó ra. Trong thanh công cụ bên trên, chọn Organize, rồi chọn Folder and search options.




















    Khi khung Folder Options hiện ra, bấm vào bảng View, trong phần Advanced settings, tắt (không đánh dấu) hàng Hide extensions for known file types như hình dưới đây. Bấm nút OK để hoàn tất.




Copy từ: Nofirewall

Nóng với lúa vụ 3 Hồng Ngọc


(TBKTSG Online) – Cộng tác viên của TBKTSG Online ở huyện Tân Hồng, Đồng Tháp cho biết những ngày này anh đang lo trục 2 héc ta lúa để chuẩn bị gieo sạ lúa vụ 3 trong khi nhiều nơi khác trong vùng, bà con nông dân đang lo thu hoạch lúa hè thu.
Gần như cứ đến hẹn lại lên, vài năm gần đây vào độ tháng 5, tháng 6, khi nông dân ở các tỉnh ĐBSCL có diện tích lúa có bờ bao kiên cố được quy hoạch trồng 3 vụ lúa mỗi năm chuẩn bị lo gieo sạ thì thông tin nên hay không nên độc canh cây lúa, có nên trồng lúa vụ 3… lại nóng lên trên báo chí.
Lý do tại sao thông tin mổ xẻ lúa vụ 3 nóng thì khá đơn giản: sản lượng lúa của cả nước đang dư thừa, xuất khẩu vài năm gần đây gặp khó khăn về giá trong khi khối lượng xuất khẩu tăng cao, đặc biệt khi nông dân gieo sạ lúa vụ 3 cũng là lúc lượng lúa đông xuân còn tồn đọng lớn trong kho doanh nghiệp, trong nông dân và thị trường gạo thế giới thường vào độ này thì thừa cung thiếu cầu, kho gạo của các nhà nhập khẩu đã đầy ắp.
Năm nay cũng diễn ra kịch bản tương tự nhưng theo chiều hướng xấu đi hơn nhiều là lúa gạo vụ đông xuân tồn đọng nhiều, lúa hè thu thì đang thu hoạch không biết làm cách nào để tiêu thụ hết, xuất khẩu gặp khó, giá gạo xuất khẩu ở mức thấp, giá lúa trong nước tất nhiên rớt ở mức thê thảm, càng làm cho nông dân trồng lúa vụ 3 như anh cộng tác viên của báo lo lắng.
Thị trường gạo khó khăn tới mức lãnh đạo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) phải thốt lên là thị trường xuất khẩu khó khăn nên chấp nhận bán rẻ, bán thấp để tiêu thụ lúa hàng hóa. Nếu không giải quyết được lượng gạo còn tồn kho ở vụ đông xuân, thì vụ hè thu này không biết làm gì cho hết lúa.
Mấy hôm trước, khi chưa có thông tin chính thức về mua 1 triệu tấn quy gạo để tạm trữ, giá lúa thấp thê thảm, trong tuần này giá lúa có nhích lên chút đỉnh, 3.950 - 4.050 đồng/kg (giống chất lượng thấp IR 50404), trong khi giá thành bình quân sản xuất lúa vụ hè thu ở khu vực ĐBSCL là 4.142 đồng/kg theo như tính toán của Bộ Tài chính. Như vậy nông dân đang thu hoạch lúa hè thu ở ĐBSCL đang phải bán lỗ, vì nếu muốn nông dân có lời tối thiểu 30% theo mong muốn của Chính phủ thì giá lúa phải hơn 5.300 đồng/kg.
Nhiều người thường chỉ nghĩ đơn giản, giá lúa rẻ quá thì nông dân đừng trồng thêm lúa vụ 3 chi cho nó mệt rồi than lỗ nhưng khổ nổi đặc điểm của sản xuất lúa ở ĐBSCL không phải vùng nào cũng trồng 3 vụ lúa, tức có lúa vụ 3, mà phải là những vùng né được lũ, có bờ bao và tất nhiên, trong một khu vực mà ai cũng trục đất để gieo lúa vụ 3 thì khó có một nông dân nào để đám ruộng của mình cho cỏ mọc.
Dưới góc độ chính quyền thì xã, huyện ai chẳng muốn bà con có thêm lúa vụ 3. Có thêm hạt lúa vụ 3 là có thêm thu nhập, miền quê sôi động khi có các dịch vụ của trồng lúa đi theo như cày bừa, trục lúa, gieo sạ, gặt đập, phân thuốc, giống má…
Vài hội nghị gần đây có lắm chuyên gia, doanh nghiệp cũng khuyến cáo nông dân không nên độc canh 3 vụ lúa một năm mà chuyển sang trồng hoa màu. Họ lấy điển hình của một vài mô hình xen canh 2 vụ lúa 1 vụ hoa màu như bắp, mè đã thành công ra làm ví dụ. Nhưng ít ai biết rằng đó chỉ là những mô hình hoặc trong một khuôn viên diện tích hẹp của một xã, hay cao lắm là một huyện nào đó, còn lúa vụ 3 thì diện tích tới hàng trăm ngàn héc ta, việc tính toán trồng cây hoa màu gì, tiêu thụ ở đâu cho hàng trăm ngàn héc ta đó trong 3-4 tháng trong một năm không hề là chuyện dễ dàng.
Điều lạ lùng là mấy năm trước hay xa hơn chút nữa, lúa vụ 3 có năm được xem là chủ trương của ngành nông nghiệp nhưng gần đây chẳng ai còn thấy quan điểm chính thức từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn như thế nào đối với lúa vụ 3 sau khi cứ giữa năm là nông dân bán lúa gặp khó.
Lúa vụ 3, dù nói gì thì nói, nông dân vẫn cứ trồng, nhà khoa học, chuyên gia, thậm chí giờ đây chính lãnh đạo Hiệp hội Lương thực Việt Nam cũng khuyến cáo là không nên trồng mấy năm rồi chứ không phải bây giờ, vừa không hiệu quả kinh tế, vừa gây sức ép thừa mứa gạo xuất khẩu, nhưng ngành nông nghiệp thì vẫn chưa có một phương án chuyển đổi nào nếu không nói là gần như đang im lặng.



Copy từ: TBKTSG

Thông báo: Chiến dịch "Đừng để mobile phone của bạn làm hại bạn"

Ban biên tập No Firewall
2013/05/31
Điện thoại di động đã trở thành thiết bị thông tin và liên lạc quan trọng và chứa đựng nhiều dữ kiện cá nhân và hoạt động. Đặc biệt, smartphone đã giúp việc liên lạc, lướt mạng tiện lợi hơn, nhưng ngược lại, rủi ro cũng gia tăng đáng kể. Nhu cầu hiểu biết về những rủi ro có thể gặp phải khi dùng điện thoại di động đã trở nên cấp bách.

Để đáp ứng nhu cầu trên, Blog No Firewall phát động chiến dịch “Đừng để mobile phone của bạn làm hại bạn”.

Chiến dịch bao gồm 3 phần:

1. Đo lường độ rủi ro của bạn khi dùng điện thoại di động  
2. Đề nghị cách thức sử dụng điện thoại an toàn       
3. Giới thiệu mobile apps để vượt tường lửa và liên lạc an toàn

Mời các bạn thường xuyên viếng thăm Blog No Firewall để cập nhật thông tin nhằm giúp bạn gia tăng mức độ an toàn điện thoại di động cho cá nhân bạn và cộng đồng của bạn.

Để bắt đầu, mời bạn kiểm tra mức độ rủi ro của chính bạn bằng cách trả lời một số câu hỏi ngắn. Kết quả sẽ được gửi ngay đến bạn qua email.

Blog No Firewall


Copy từ: Nofirewall

Trồng cây cao su, nông dân Gia Lai vỡ nợ và tuyệt vọng


Tác Giả :Uyên Nguyên
Mười hai năm sau…
Nếu như trước đây 12 năm, đi ngang qua quốc lộ 14, đoạn từ thành phố Plâyku đến huyện Chư Sê, sẽ được nghe người ta nhắc nhiều nhất về mũi nhọn kinh tế trồng cao su lấy mủ, lấy gỗ, sự lớn mạnh của tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai và sự vụ Tin lành Đề Ga. Thì sau đó 12 năm, đi ngang qua con đường này, những câu chuyện lại cũng xoay quanh ba vấn đề này theo một chiều hướng khác.
Nếu như trước đây tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai được không ít người xem là thánh địa của sự cứu rỗi sức lao động cho đa phần cư dân nghèo Tây Nguyên thì bây giờ, nó được xem là thủ phủ, tổng hành dinh của một trạm lâm tặc lớn nhất Đông Nam Á, và dự án trồng cao su lấy mủ, lấy gỗ, một dự án nông nghiệp tràn trề hy vọng trước đây thì bây giờ trở thành một đống nợ kinh hoàng đối với bà con nông dân tỉnh Gia Lai.
Dưới cái nắng trưa gay gắt của Tây Nguyên, những người nông dân hì hục đào bứng từng chiếc rễ cây cao su để lấy mặt bằng canh tác. Gặp một người nông dân, hỏi thăm về tình hình cây cao su ở đây, người đàn ông trạc 50 tuổi này lấy tay áo quệt mồ hôi và nói như khóc rằng đây là nỗi khổ lớn nhất của ông, từ thời cha sanh mẹ đẻ đến giờ, ông chưa bao giờ bị dính một vố quá nặng như bây giờ, sự nghiệp làm rẫy suốt ba mươi mấy năm của ông cộng với một khoản vay nợ ngân hàng lên đến hơn nửa tỉ đồng bây giờ trở thành những đống củi khó chịu.
Ông giải thích thêm sở dĩ nói nó là đống củi khó chịu vì thời bây giờ, cũng ít ai nấu nướng bằng củi để mà bán, hơn nữa, cây cao su khi đốt lên, khói tỏa ra mùi khét, khó mà dùng làm củi, còn bán gỗ thì cây cũng chưa đủ lớn để sản xuất bất cứ thứ gì, chỉ biết đào ra để đó, ai chở đi giùm chừng nào, mừng chừng đó. Suốt ba tháng trời hì hục đào bới cùng hai mươi người nữa cộng với một chiếc xe múc để giải phóng mặt bằng rừng cao su, ông tốn gần hai trăm triệu đồng mà vẫn chưa có được đất để canh tác. Nghiệt nỗi là xong vụ dọn cao su này, ông vẫn chưa biết sẽ trồng cây gì trên mảnh đất đã cằn cỗi của mình.
Một người phụ nữ cũng đang thu gom cây cao su ở cánh rừng liền kề, cách nơi người đàn ông vừa nói chừng 1500 mét cho chúng tôi biết thêm là kế dự án trồng cao su ở Gia Lai hoàn toàn phá sản, hàng trăm gia đình nông dân cùng vài chục ngàn hecta cao su bị thua lỗ vuốt mặt không kịp. Trước đây, lúc mới trồng rừng cao su, gia đình bà khấp khởi vui mừng khi vay được hơn ba trăm triệu đồng của ngân hàng để mua giống, đầu tư, và hy vọng rằng sau này, khi thu hoạch mủ cao su, bà sẽ lấy lại được số vốn hơn năm mươi lượng vàng của gia đình bà gom góp mấy chục năm nay nhờ trồng tiêu, làm rẫy cộng với ba trăm triệu đồng vay ngân hàng.
Bà cũng ước lượng thu hoạch mủ chừng mười năm sẽ có lãi, sau đó, chừng hai mươi lăm năm, bà sẽ cho khai thác gỗ cao su để bán cho công ty Hoàng Anh Gia Lai, vì đây cũng là chiến lược của tập đoàn kinh tế này, họ đã khuyến khích nông dân trồng cao su để bán gỗ cây già cho họ. Và theo như bà nói, thì việc mua, tuyển chọn giống cao su, cũng có sự can thiệp của họ.
Bỏ thì thương, vương thì tội
Nhưng khi cây cao su đến tuổi khai thác mủ, vẫn chưa thấy gì, cạo mấy cũng không ra mủ, hết năm này sang năm khác lượng mủ chính vụ của cả mấy chục ngàn hecta cao su chỉ bằng sản lượng mủ lấy vét của vài chục cây cao su ở nơi khác. Suốt sáu năm ròng kể từ khi bắt đầu khai thác mủ, năm nào gia đình bà cũng phải còng lưng trả lãi ngân hàng và tiền thuê nhân công đi cạo mủ, năm nào cũng tốn vài ba chục triệu đồng trả công người lao động nhưng chẳng có kết quả gì ngoài mấy giọt mủ leo beo trông chẳng ra làm sao. Cuối cùng, gia đình bà quyết định phá cao su để đỡ phải bù lỗ.
Vì theo bà thấy, bây giờ cây cao su hoàn toàn không có mủ, nếu để chờ thêm mười năm nữa để cây đủ già mà bán gỗ cho công ty Hoàng Anh Gia Lai thì cũng chẳng là bao nhiêu, vì trước đây công ty này dùng gỗ cao su để sản xuất, bây giờ công ty này dùng nguồn gỗ từ Lào và các loại gỗ tốt của Việt Nam trong sản xuất.
Hiện tại, gỗ cao su ở Gia Lai không tiêu thụ được vì cây non, mà nếu để nó già, thì với giá thành chỉ nhích hơn củi một chút, nghĩa là từ ba trăm ngàn đồng đến một triệu đồng trên mỗi mét khối, thì cả rừng cao su cũng chỉ lấy vào vài chục triệu đồng tiền bán gỗ, chẳng thấm vào đâu. Nếu để nguyên một rừng cao su rồi chờ đợi thêm cả chục năm để bán được vài chục triệu đồng trong khi phải còng lưng trả lãi ngân hàng và trả tiền thuê nhân công lên đến cả vài trăm triệu đồng, tính kiểu gì cũng ra một đáp số là nhắm mắt mà phá sạch cao su cho rảnh của nợ. Sau đó trồng một thứ cây gì đó để gở được chừng nào hay chừng đó.
Ngoài hai người nông dân yêu cầu giấu tên trong câu chuyện vừa kể, có hàng trăm nông dân ở Gia Lai lâm vào nợ nần, khốn đốn vì cây cao su. Theo một người nông dân cũng yêu cầu giấu tên khác cho biết thì nếu như đừng có dự án cao su, chỉ cần trồng đậu xanh, đậu phộng hoặc gieo mè trên diện tích đất này, mỗi năm cũng cho ra khoản tiền vài chục triệu đồng mà khỏi phải nợ nần chồng chất, mất trắng tài sản.
Ông này tức tối nói thêm rằng đất Tây Nguyên là đất của cao su, chưa bao giờ thất bại, mãi cho đến khi nhà nước nhúng tay vào, làm dự án rầm rộ, tuyển chọn giống và bán cho nông dân trồng thì thất bại, đổ nợ trầm trọng, cánh rừng cao su trở thành rừng nợ và những hàng cao su thẳng thớm lại cho người nông dân cảm giác của những chắn song nhà tù.
Một cán bộ lâm nghiệp về hưu, yêu cầu giấu tên, cho biết là trong dự án cây cao su ở Chư Sê nói riêng và Gia Lai nói chung, lẽ ra đã thành công nhưng vì nó đã bị chấm mút quá nhiều để rồi phải nhập loại cây cao su giống có giá rẻ bèo nhưng không cho sản lượng mủ. Cuối cùng, tiền vào túi quan, nợ bấu lưng dân.
Rất tiếc, vì những lý do nhạy cảm, chúng tôi không thể nêu tên của những người trên đây. Câu chuyện cho cảm giác hư thực, có thể là thế! Nhưng những con số nợ khổng lồ vì cao su và những giọt nước mắt đau khổ vì nợ nần của người nông dân nhỏ xuống cánh rừng cao su của mình trên đất Gia Lai thì không hư thực một chút nào!


Copy từ: Góc Nhìn Alan

Ngụy biện chồng lên ngụy biện

Đoan Trang - Trong vài ngày qua, trên cộng đồng Facebook có lan truyền một bài viết với nội dung chỉ trích việc phát động biểu tình là “lợi dụng lòng yêu nước”. Xét thấy bài viết phạm quá nhiều lỗi lập luận, tôi xin được dành entry sau đây để phân tích về sự ngụy biện, phi logic của nó. 
Điều đầu tiên và thông điệp cuối cùng tôi muốn nói trong khuôn khổ entry này, là sự cần thiết phải tôn trọng quyền tự do ngôn luận, tự do biểu đạt của công dân. Do vậy, mặc dù entry nhằm chỉ ra các lỗi ngụy biện của tác giả, nhưng tôi hết sức tôn trọng quyền của tác giả được bày tỏ ý kiến về các cuộc biểu tình ở Việt Nam. Cũng cần nói thêm, không phải không có những điều tôi đồng ý và chia sẻ quan điểm với tác giả, nhưng đó là chuyện nằm ngoài bài viết dưới đây.
* * *
“Thứ nhất, động thái khiêu khích vừa rồi của Trung Quốc nằm trong chuỗi các động thái với mưu đồ độc chiếm biển Đông và “nắn gân” các nước có tranh chấp rất tinh vi. Tuy nhiên, cách thể hiện sự khiêu khích của Trung Quốc chỉ là những lời tuyên bố. Theo thông lệ Quốc tế, hành xử của Việt Nam trước sự khiêu khích này không thể nào khác hơn ngoài những tuyên bố phản đối của các Tổ chức, cá nhân có thẩm quyền và Nhà nước ta đã thực hiện đúng với những gì cần làm”.
Tất nhiên là trong những sự biến vừa qua, (thật may mắn mà) sự khiêu khích của Trung Quốc (mới) chỉ là những lời tuyên bố. Và chúng ta cũng cần hiểu là, từ trước đến nay, ngay cả khi Trung Quốc có những hành động khác xâm hại đến lợi ích Việt Nam, mà vì một lý do nào đó mà truyền thông Việt Nam không đưa tin, thì chúng ta cũng đâu có biết. Sự thực rất có thể là nghiêm trọng hơn dư luận tưởng nhiều, và ngược lại, cũng có thể là nhẹ nhàng hơn nhiều – đến nỗi chúng ta rất khó có thể khẳng định “sự khiêu khích của Trung Quốc chỉ là những lời tuyên bố”. Khi không được cung cấp thông tin đầy đủ, minh bạch, mọi khẳng định về động thái của Nhà nước (dù là Việt Nam hay Trung Quốc) đều có thể là võ đoán.
Trên thực tế, Trung Quốc đã từng có những hành động thật sự xâm hại đến lợi ích của Việt Nam trên Biển Đông, chứ không dừng lại chỉ ở tuyên bố. Cắt cáp tàu Bình Minh 2, gây rối cáp tàu Viking 2, bắt giữ ngư dân Việt Nam… là các ví dụ rõ ràng.
Biểu tình là do người dân muốn thể hiện ý nguyện yêu nước của mình trước hiểm họa lãnh thổ bị xâm phạm. Ở đây chưa cần bàn là Nhà nước đã làm kịp thời tất cả những gì cần thiết về phía Nhà nước hay chưa, mà đơn thuần là một số người dân muốn thể hiện quan điểm phía mình. Hai chuyện này độc lập với nhau, và có thể thực hiện song song, không ai ngáng chân ai cả.
“Trung Quốc tuyên bố lập "thành phố Tam Sa" ở cấp vùng (Trung Quốc từng có ý định lập thành phố Tam Sa ở cấp huyện, nhưng sau đó hủy bỏ quyết định trắn trợn này) nhằm quản lý các quần đảo trên Biển Đông, ngay lập tức, lãnh đạo Khánh Hòa và Đà Nẵng lên tiếng phản đối Trung Quốc, khẳng định Hoàng Sa và Trường Sa là bộ phận không tách rời của Việt Nam. Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng kịch liệt lên án việc Trung Quốc thành lập cái gọi là "thành phố Tam Sa"”.
Xin tác giả lưu ý: Trung Quốc là một quốc gia, tuyên bố thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” là tuyên bố của một chính quyền trung ương. Còn Khánh Hòa và Đà Nẵng là hai tỉnh của Việt Nam. Tuyên bố của hai địa phương này, xét về mặt quốc tế, là không đủ sức đại diện, không “ngang tầm” chính quyền Trung Quốc. Chỉ có Bộ Ngoại giao (trở lên) mới có tiếng nói tương đương đối phương, ở trường hợp này. Ngoài ra, còn một cách khác là nhân dân Việt Nam cùng thể hiện ý chí phản đối, chẳng hạn thông qua việc biểu tình.
“Như vậy là đã rõ, hành động của Trung Quốc cũng chỉ là hành động khiêu khích bằng tuyên bố của 1 đơn vị kinh tế của Trung Quốc”.
Nhưng đơn vị kinh tế đó là một doanh nghiệp nhà nước, chứ không phải là một công ty tư nhân. Trong mô hình kinh tế của Trung Quốc và Việt Nam thì doanh nghiệp nhà nước bao giờ cũng gánh vác nhiệm vụ chính trị và chịu sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước. Tuyên bố của “một đơn vị kinh tế” trong trường hợp này không đơn giản chỉ là của một công ty. Bản thân ông Đỗ Văn Hậu, Tổng Giám đốc của PetroVietnam, cũng đã khẳng định: “Việc làm này chắc chắn là có sự tham gia, đồng ý của Chính phủ Trung Quốc”.
“Phản ứng của Chính phủ Việt Nam là hoàn toàn kịp thời, đúng quy định và hiện nay cũng chẳng có và sẽ chẳng có bất cứ công ty nước ngoài nào nhận lời mời thầu phi pháp trên của Trung Quốc”.
Có thể tác giả đúng mà cũng có thể sai hoàn toàn – lập luận như thế này đơn giản là không đủ thuyết phục. Nếu trình bày như tác giả, rằng “sẽ chẳng có bất cứ công ty nước ngoài nào nhận lời mời thầu phi pháp trên của Trung Quốc”, thì chỉ là một khẳng định chủ quan. Thêm nữa, cứ giả sử là sẽ không có công ty nào nhận lời mời thầu của Trung Quốc, thì cũng lấy đâu ra căn cứ để nhận định họ không nhận lời vì họ cho như thế là phi pháp hoặc vì họ thấy “Chính phủ Việt Nam phản ứng hoàn toàn kịp thời, đúng quy định”?
Nếu muốn chứng minh, có lẽ tác giả nên sử dụng những lập luận vững chắc hơn, ví dụ chỉ ra rằng trong lịch sử dầu khí quốc tế, các công ty không có tiền lệ khai thác ở những vùng còn trong trạng thái tranh chấp. Và cũng cần phải xác định rõ rằng, ngay cả việc Trung Quốc biến một địa điểm hoàn toàn nằm trong thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam thành “vùng tranh chấp”, nếu chuyện này xảy ra, cũng là một thành công của Trung Quốc, và rất nguy hiểm cho Việt Nam. Giả sử hậu quả xảy ra sau hành động mời thầu 9 lô dầu của Trung Quốc, là nhiều công ty dầu khí quốc tế tưởng rằng khu vực này là vùng biển tranh chấp giữa Việt Nam với Trung Quốc, thì lúc đó, ta có thể nói rằng tác giả đã “mất cảnh giác” không?
Không có gì đảm bảo rằng “sẽ chẳng có bất cứ công ty nước ngoài nào nhận lời mời thầu phi pháp trên của Trung Quốc”. Đó là chuyện của tương lai, không thể khẳng định vô căn cứ như vậy. Muốn đảm bảo được điều đó, ít nhất cũng cần phản ứng đồng bộ của Nhà nước và nhân dân, mà biểu tình như một hình thức “ngoại giao nhân dân” là rất quan trọng (đánh động dư luận trong nước, quốc tế - xem thêm những phản ứng của Trung Quốc về vụ này).
Mặt khác, như đã nhiều lần được chứng tỏ, phản ứng của Nhà nước tỏ ra chậm hơn nhiều so với phản ứng của công luận (nhân dân), và phản ứng của nhân dân khiến Nhà nước có tư thế hơn trên bàn đàm phán. Đó là sự cần thiết của “ngoại giao nhân dân”.
“Hành động xuống đường phản đối có cần thiết hay không? Những người yêu nước xuống đường chung với những gương mặt “thích biểu tình”, thích quấy rối và nhiều gương mặt “có vấn đề” với Chính quyền có đạt được đúng mục đích ban đầu của lời kêu gọi hay là mục đích khác? Đó chính là sự lợi dụng lòng yêu nước”.
Đây không gọi là một lập luận, vì nó chủ quan, chụp mũ, và tất nhiên, hoàn toàn vô căn cứ. Tác giả sử dụng bằng chứng nào để cho rằng tồn tại những gương mặt thích biểu tình, thích quấy rối? Cứ giả sử rằng có những nhân vật như thế, thì tác giả cũng phải làm một nhiệm vụ rất nặng nề: Chứng minh. Bằng chứng, bằng chứng và bằng chứng.
Gương mặt nào “có vấn đề” hay quấy rối, vi phạm pháp luật thì chính quyền cứ việc xử lý họ (nếu họ có hành vi như vậy). Không thể đưa ra một tình huống giả định để đánh giá xấu một hành động được tiến hành với mục đích tốt.
Ở đây tác giả cũng cần thận trọng để tránh lỗi ngụy biện “Spot Light” (Ánh đèn sân khấu) khi mặc định rằng tất cả các thành viên của một nhóm nào đó đều giống như những thành viên thu hút sự chú ý của truyền thông nhất. Tránh lỗi “Slippery Slope” (Cái dốc trơn) khi suy bừa từ một hiện tượng này sang một hiện tượng khác, không kèm theo căn cứ nào.
Cũng cần phải thừa nhận rằng, mọi cuộc biểu tình đều khó mà có cái gọi là “mục đích thuần nhất, trăm người như một”. Bản chất của xã hội loài người là đa nguyên, hay diễn đạt một cách nhẹ nhàng hơn, đa dạng về tinh thần. Không ai giống ai cả, và trong 100 người cùng tham gia một cuộc biểu tình với mục đích xác định trước là A, vẫn có thể có 10-20 người ngoài A còn có thêm mục đích B, hoặc chỉ có mục đích B. Phần đông đi biểu tình vì tinh thần dân tộc, vì yêu nước, vì ghét bá quyền Trung Quốc. Nhưng vẫn có thiểu số đi vì những lý do khác: đi để chụp ảnh, đi để quan sát, trải nghiệm, thậm chí không loại trừ việc đi… cho vui, mấy khi ở Việt Nam có dịp tụ tập đông người.
Và chúng ta đừng quên rằng cũng có những người muốn thu hút sự chú ý của dư luận đến vấn đề riêng của mình hoặc của tầng lớp nào đó trong xã hội, mà họ không có điều kiện lên tiếng ở những nơi khác. Do đó, họ buộc lòng phải tìm đến một sự kiện gây chú ý, để làm cho tiếng nói của mình được lắng nghe. Chúng ta có thể không thích cách họ “tận dụng”, “lợi dụng” biểu tình cho mục đích riêng, lợi ích riêng. Nhưng không thể chỉ trích, lên án họ, nhất là không thể coi họ như một loại người đáng ghét, phải cách ly khỏi các hoạt động xã hội, nơi tụ tập đông người. Có chăng, phải nhận thấy xã hội Việt Nam rất cần một cơ chế để mọi thành phần trong xã hội đều được cất lên tiếng nói. Đó là: tự do báo chí, tự do lập hội, tự do biểu tình, tự do tổ chức họp báo/ hội thảo/ sự kiện/ viết blog (có thể gọi chung là quyền tự do biểu đạt/thể hiện chính kiến).
“Thứ hai, kết thúc cái gọi là biểu tình, tuần hành ôn hòa, tôi lướt qua hàng chục trang web: nổi bật lên không phải là sự thỏa mãn của lòng yêu nước chính đáng mà là sự hả hê của những tổ chức, cá nhân khi đã tập hợp được một lượng người cần thiết xuống đường để cho thấy “Chính quyền, công an phải vất vả”, để cho thấy những tổ chức, cá nhân đó có thể hiệu triệu được mọi người, để có thể “tập dần thói quen phản kháng của người dân với chính quyền”.
Ở đây có một thực tế, là có những người biểu tình (không biết thuộc “phái” nào, nếu như có tồn tại cái gọi là “phái”) có lồng ghép nội dung bày tỏ sự bất mãn, hay nói cách khác, sự không đồng tình với chính sách ngoại giao của Nhà nước. Họ có thể cho rằng Nhà nước cư xử hèn nhát/ kém cỏi trước bá quyền Trung Quốc. Họ có thể đúng, hoặc sai, nhưng việc làm của họ - nếu diễn ra ôn hòa như cách họ đã làm - là không có gì sai cả, và không đáng bị đem ra bêu riếu. Họ có “hả hê”, khoái trá, thì cũng vẫn… chỉ là trên mạng, chứ họ chưa để xảy ra một vụ bạo loạn, xô xát, hay gây ra thiệt hại vật chất và tinh thần cho ai (chỉ trừ cho cơ quan công quyền, nếu có).
Cơ quan công quyền – cụ thể là công an – có thể ức chế, tức giận, điên tiết đấy, nhưng… vẫn phải chấp nhận. Nghe ra thì có vẻ như cơ quan công quyền phải chịu cái nhìn đầy khắt khe và định kiến từ dư luận xã hội, nhưng biết làm sao được, bởi vì đó là nguyên tắc; nguyên tắc ấy nói rằng công an - cảnh sát - an ninh điều tra bao giờ cũng phải là lực lượng gương mẫu, lực lượng đi đầu tuân thủ luật pháp trong xã hội, và luôn phải nhận phần khó, phần thiệt về mình trong quan hệ với nhân dân. Vì lẽ họ là lực lượng có đầy đủ sức mạnh và công cụ để trấn áp, vốn dĩ họ mạnh hơn hẳn nhân dân – nên họ… phải nhường dân. Không phải ngẫu nhiên mà Hồ Chủ tịch từng dạy công an: “Đối với nhân dân, phải kính trọng, lễ phép”.
Một ví dụ để so sánh: Có một tầng lớp trong xã hội hiện nay cũng bị cộng đồng mạng chỉ trích, lên án gay gắt, là giới báo chí, nhất là “đám phóng viên lá cải”. Các bạn nghĩ sao nếu các nhà báo cũng phản ứng tương tự với dân mạng như công an, tức là đánh, đạp mặt, bẻ tay, bắt bớ, gây khó dễ, gây sức ép buộc thôi việc, mất nhà trọ v.v.? (Hoạt động báo chí hiện nay ở Việt Nam cũng được xem như hoạt động công vụ, bằng chứng là có những nhà báo đã bị bắt vì tội “lạm dụng quyền hạn, chức vụ trong khi thi hành công vụ”). Nói rộng ra, các bạn nghĩ sao nếu trong xã hội, tồn tại những nhóm công dân được cho, và/hoặc tự cho mình quyền xâm phạm thân thể người khác, nhân danh “công vụ”?
“Những bài viết ở các trang web, blog, facebook miêu tả việc bắt bớ, đánh đập, đàn áp, tôn vinh những “ngọn cờ” với những thông tin “thêm mắm, dặm muối”, mô tả những chi tiết (qua lời kể, thậm chí là trí tưởng tượng phong phú của một ai đó) đầy rẫy trên mạng, từ đó những dòng phản hồi (conments) của một số phần tử mang tính bắc cầu (lấy chuyện biểu tình chống Trung Quốc nói sang chuyện chế độ hiện nay, lấy chuyện yêu nước để đả kích Chính quyền, Công an…) tiếp tục xuất hiện, càng nhiều, và cuối cùng kết luận chung của những bài viết này cho buổi sáng hôm nay là “…một chiến thắng của những công dân Việt Nam trên đường phố Sài Gòn, Hà Nội ngày hôm nay”. Bây giờ các bạn đã nhận thấy mục đích chính của những kẻ phát động biểu tình lúc này chưa? Đó chính là sự lợi dụng lòng yêu nước”.
Nếu chính quyền có cách ứng xử thỏa đáng với biểu tình (không đàn áp, không gây khó dễ trong và sau biểu tình, không có những biểu hiện phản cảm như khênh người, xô đẩy, đạp mặt, thóa mạ…) thì không ai có thể xuyên tạc, vẽ rắn thêm chân được. Ở một đất nước bình thường, biểu tình là chuyện hết sức bình thường. Không ai bảo đi biểu tình là “chiến thắng” cả - điều đó chỉ có thể xảy ra ở một quốc gia mà quyền thể hiện ý nguyện công dân đã bị vi phạm tới mức trầm trọng.
Trong lần biểu tình này, những người biểu tình cũng không đề cập đến việc Trung Quốc tuyên bố mời thầu dầu khí như là nguyên nhân chính yếu để họ xuống đường phản đối. Với những người yêu nước, có tinh thần dân tộc chủ nghĩa, thì mục đích của họ là bảo vệ lợi ích quốc gia và phản đối việc một bá quyền láng giềng đe dọa làm thiệt hại lợi ích đó. Họ có thể bị lợi dụng (cứ giả sử như vậy), thì nhiệm vụ của chính quyền (nếu có) là ngăn chặn những hành vi lợi dụng (nếu các hành vi đó có màu sắc bạo lực, đe dọa sức khỏe, tính mạng công dân), chứ không phải… gộp tất cả vào một rọ, ngăn chặn tuốt, theo cái tư duy “cùng một công chặn”.
“Thứ ba, những “ngọn cờ” như Bùi Thị Minh Hằng, Kim Tiến, Huỳnh Thục Vy, Huỳnh Trọng Hiếu, Huỳnh Công Thuận, Juse Lê Duy… nếu đủ tỉnh táo các bạn có thể nhận ra họ là ai và vì sao họ lại luôn hăng hái xuống đường biểu tình bất cứ lúc nào miễn có lý do nào đó. Những “ngọn cờ” ấy, nếu chịu khó tìm đọc trên các trang web (thậm chí là những trang web của các tổ chức phản động khác nhau ở hải ngoại) cũng có thể vạch trần bộ mặt thật của họ”.
Những người trên có thể đã nhiều lần xuống đường vì những lý do riêng (và rất có thể những lý do riêng ấy là đúng đắn), nhưng họ cũng có quyền xuống đường với mọi người vì những mối lo chung của đất nước, dân tộc. Hai việc này không mâu thuẫn, không loại trừ lẫn nhau. Nếu trong biểu tình, họ làm gì trái luật (kích động hằn thù dân tộc, kêu gọi bạo loạn…) thì chính quyền có thể đơn giản là cứ đối chiếu đúng theo luật pháp mà xử lý họ, như đã nói ở trên.
“Những khẩu hiệu, phát ngôn của họ sặc mùi đả kích chính quyền, đả kích chế độ nhưng lại mặc màu áo “bảo vệ biển đảo quê hương”. Chính vì thế, tôi không ngạc nhiên khi thấy những băng rôn kiểu “Hãy hành động xứng đáng tiền thuế của nhân dân”, “đoàn kết dân tộc, tôn giáo…” xuất hiện, thậm chí, tôi còn kinh bỉ kẻ đã viết băng rôn “với hình ảnh Ngọc Trinh mang dòng chữ “đầu hàng Trung Quốc thì cạp đất mà ăn à?”. Đó chính là sự lợi dụng lòng yêu nước”.
Các khẩu hiệu trên cũng không có gì sai trái. Tùy quan niệm, mỗi người có thể thích hay không, nhưng ở đây không có sự vi phạm thuần phong mỹ tục hay là đi ngược lại bất cứ luật định nào.
Biểu ngữ “Hãy hành động xứng đáng với tiền thuế của dân” không hề sai, nó nêu lên một đòi hỏi hoàn toàn đúng và luôn luôn đúng: Chính quyền nào mà chẳng phải hành động xứng đáng với tiền thuế của dân? Riêng biểu ngữ có hình ảnh Ngọc Trinh, người duy nhất có quyền và có đủ tư cách lên tiếng phản đối là Ngọc Trinh, vì cô ấy không phát ngôn như thế. Mặc dù vậy, biểu tình – với mục đích cao nhất là đánh động dư luận, gây sự chú ý của Nhà nước và công luận tới một vấn đề cụ thể nào đó – là lúc để những người biểu tình có thể sử dụng mọi “chiêu trò” giống như marketing để thông điệp của họ được nổi bật. Nghĩa là:
- Họ có thể đi biểu tình nhiều lần, lặp đi lặp lại.
- Họ có thể giơ cao những biểu ngữ kỳ cục nhất mà họ nghĩ ra được, thậm chí kể cả biểu ngữ nêu những điều có tính chất chân lý, luôn luôn đúng, như: “Mặt trời mọc đằng đông, lặn đằng tây”, “Chính quyền phải hành động xứng đáng với lá phiếu của người dân/ với tiền thuế của nhân dân”, v.v.
- Họ có thể đến những địa điểm đông người chứng kiến nhất, vào những thời điểm có đông người tham dự/ quan sát nhất.
- v.v.
Cũng cần hiểu thêm rằng, trong một xã hội, kể cả khi tất cả mọi người đều thấy hạnh phúc, yêu đời, hài lòng với cuộc sống, mà lại có một hoặc một số cá nhân cứ biểu tình hoặc viết báo, viết blog bày tỏ sự bất mãn, cứ chỉ trích chính quyền hèn kém khốn nạn nọ kia… thì những người xung quanh cũng cứ phải tôn trọng, không được phép khinh bỉ, bôi nhọ họ. Đó chính là biểu hiện của sự tôn trọng quyền tự do ngôn luận, vốn dĩ bao gồm cả quyền đồng ý lẫn quyền bất đồng, của đa số cũng như của thiểu số
“Thứ tư, tôi từ Trường Sa về. Suốt 16 ngày ở nơi đầu sóng, ngọn gió của Tổ quốc, tôi đủ kiến thức và sự tự tin để khẳng định với các bạn rằng: Việt Nam chúng ta đang làm rất tốt việc giữ gìn biển đảo quê hương. Chúng ta vẫn tiếp tục khai thác tài nguyên, khoáng sản, vẫn tiếp tục phát triển kinh tế biển để làm giàu cho Tổ quốc mà không có bất cứ kẻ ngang ngược nào có thể cản trở”.
Đây là lỗi ngụy biện “lạm dụng quyền lực” (Appeal to Authority). Nó là kết quả của tư duy sai lầm: Tôi (được) đi Trường Sa, vì vậy tôi có quyền phát ngôn về mọi chuyện liên quan tới Trường Sa, còn các vị không (được) đi Trường Sa thì… trật tự!
Câu nói ấy có thể đúng hoặc sai, vì tác giả không đưa ra bằng chứng nào ngoài tuyên bố chủ quan “tôi đủ kiến thức và sự tự tin để khẳng định”. Nhưng cứ giả sử câu ấy là đúng với thực tế khách quan (factually correct), thì nó lại chẳng ăn nhập gì với câu sau, hay nói đúng hơn, câu tiếp theo đây chẳng ăn nhập gì với nó:
“Vậy thì, thay vì xuống đường, đứng chung hàng ngũ với nhiều thành phần cơ hội, cải lương, phản động… các bạn trẻ nên dành sức lực ấy làm việc có ích cho tổ quốc”.
Việc Việt Nam làm rất tốt nhiệm vụ giữ gìn biển đảo quê hương thì liên quan gì đến việc một bộ phận người dân vẫn cứ xuống đường để biểu tình, nói lên tiếng nói của họ, phản đối Trung Quốc?
“Xét về mặt logic, chuyện Nhà nước lo về chủ quyền quốc gia và chuyện công dân đi biểu tình là hai chuyện khác nhau, không mâu thuẫn với nhau và không triệt tiêu lẫn nhau. Vì vậy chuyện Nhà nước lo không có nghĩa là công dân không được lo, càng không có nghĩa là công dân không được biểu tình. Và chuyện công dân đi biểu tình không có nghĩa là họ không tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước như nhiều người ngụy biện” (trích bài “Về chuyện đã có Đảng và Nhà nước lo” của nhà báo Trịnh Hữu Long).
Vấn đề xuyên suốt bài viết của tác giả này, cũng như rất nhiều bài khác phản đối các cuộc biểu tình, là đặt Nhà nước và người biểu tình trong thế đối lập nhau và thực hiện mọi suy luận trên tiền giả định đó. Đây là một tiền giả định sai lầm. Nếu đã sai ngay từ đầu như thế, các kết luận thực sự không còn ý nghĩa.
“Hãy học thật giỏi, hãy làm việc thật hăng say nhằm có nhiều điều kiện đóng góp công sức phát triển biển, đảo Việt Nam, hãy suy nghĩ cách nào đó để lính đảo bớt cực nhọc giúp họ vững tay súng, cách nào đó để ngư dân bớt khổ giúp họ yên tâm bám biển, hãy đóng góp những gì có thể khi Tổ quốc cần, như vậy chính là yêu nước”.
Đây là ngụy biện lớn nhất trong bài viết, và cũng rất đặc thù ở các bài viết khác cùng loại. “Dành sức lực ấy làm việc có ích cho Tổ quốc”, “học thật giỏi, hãy làm việc thật hăng say nhằm có nhiều điều kiện đóng góp công sức phát triển biển, đảo Việt Nam”, v.v… không hề mâu thuẫn hay có gì trái ngược với việc thể hiện lòng yêu nước thông qua biểu tình, vì không thiếu người biểu tình trong đời thường và công việc vẫn cống hiến hàng ngày cho đất nước, và bản thân hành động biểu tình của họ cũng đã là một sự cống hiến, thông qua việc ý thức được trách nhiệm công dân.
Lỗi lập luận này có tên gọi là Red Herring (Cá Trích Đỏ), là ngụy biện trong đó một chủ đề không liên quan được đưa ra để đánh lạc hướng chú ý khỏi vấn đề ban đầu. Chủ ý căn bản là để “chiến thắng” trong cuộc tranh luận bằng cách kéo sự chú ý của mọi người khỏi luận điểm đang bàn luận để chuyển sang một chủ đề khác.

“Xuống đường chung “chiến tuyến” với những kẻ cơ hội, góp phần giúp chúng đạt được mục đích hay là suy nghĩ chín chắn để có hành động phù hợp, các bạn hãy tự quyết định”.
Tác giả phạm lỗi ngụy biện “Khái quát hóa vội vã” (Hasty generalization). Không phải tất cả những người xuống đường đều là kẻ cơ hội. Không thể vì vài phần tử xấu (không rõ là ai, và tác giả cũng không có bằng chứng để buộc tội một cá nhân nào đó cụ thể là phần tử xấu) mà khái quát rằng cả một tập thể đều xấu, nhất là khi cái gọi là “tập thể” này hình thành mang tính tự phát, không có tổ chức, không có quan hệ chặt chẽ với nhau.
Ngoài ra, người yêu nước xuống đường không phải là để cùng chiến tuyến với những kẻ cơ hội (nếu có), mà chính đó là một suy nghĩ chín chắn để thể hiện chính kiến yêu nước của mình và thông qua đó, vạch trần bộ mặt những kẻ cơ hội (bất kể có đi biểu tình hay không).
***
Cái đáng lo ngại là một bài viết phạm nhiều ngụy biện (lỗi lập luận) như vậy mà lại có vẻ được nhiều cư dân mạng hưởng ứng, căn cứ số lần chia sẻ nó. Điều đó chứng tỏ rằng, một bộ phận – có lẽ khá đông đảo – cư dân mạng Việt Nam, nhất là các bạn trẻ, không có khái niệm về ngụy biện và không hiểu biết về kỹ năng tranh luận, văn hóa tranh luận tối thiểu.

Vượt ra ngoài bài viết này, nếu các bạn ủng hộ những nhận định mang tính thóa mạ, mạt sát người khác, thì còn đáng lo ngại hơn nữa: Bằng sự ủng hộ đó, các bạn đã thể hiện thái độ tấn công vào quyền tự do ngôn luận, nói rộng hơn là không tôn trọng con người – đồng bào của bạn, đồng loại của bạn.


Copy từ: Dân Làm Báo

Không quá 50% người nghèo được tiếp cận gói 30 ngàn tỷ đồng?

Đó là ý kiến của ông Nguyễn Ngọc Thành, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam tại hội thảo “Ý nghĩa và tính thực tiễn của Nghị quyết 02 trong việc giải phóng tồn kho bất động sản” do Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNRea) tổ chức ngày 24/5
Ông Nguyễn Ngọc Thành cho biết, theo thống kê của Bộ Xây dựng cũng như Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, đối với nhu cầu nhà ở trên thị trường hiện nay thì nhu cầu về nhà ở xã hội chiếm 70%. Tuy nhiên, theo Thông tư 11 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) quy định về cho vay vốn nhà ở “NH xem xét và quy định việc cho vay có bảo đảm hoặc không có bảo đảm bằng tài sản theo quy định của pháp luật”,  thì số lượng người tiêu dùng có khả năng đảm bảo đủ điều kiện để tiếp cận vốn không quá 50%.
Nguồn: Internet

Như vậy, cả người có nhu cầu mua nhà ở xã hội lẫn doanh nghiệp kinh doanh nhà ở xã hội vẫn đang gặp phải  một “rào cản kỹ thuật” rất lớn trong vấn đề tiếp cận gói 30 ngàn tỷ hỗ trợ mua nhà ở xã hội. Hiện nay thu nhập của người lao động còn ở mức thấp, chỉ đáp ứng vừa đủ cho nhu cầu sinh hoạt gia đình. Bởi vậy mà việc mua nhà ở dựa vào mức thu nhập cố định là rất khó thực hiện, quy định về tài sản thế chấp để được vay vốn đã làm hạn chế tốc độ giải quyết nhà ở cho đối tượng được mua nhà ở xã hội và nhà cho người có thu nhập thấp.
Tuy nhiên ở một khía cạnh khác, ông Thành cho rằng, chính sách nhà nước chỉ mang tính hỗ trợ, mà sự hỗ trợ lúc này đang có tính tích cực. Vấn đề tiếp cận vốn nhanh hay chậm, phải có sự nỗ lực và phối hợp của nhà nước, người tiêu dùng và nhà đầu tư chứ không thể chỉ trông chờ vào một bên nào.
Đồng quan điểm, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho rằng, đã gọi là đối tượng có thu nhập thấp, người ta không có nhà để ở nên mới nhờ đến chính sách hỗ trợ của nhà nước thì lấy đâu tài sản để thế chấp. Vậy nên, cần xem xét điều chỉnh lại thông tư 11 để có thể cho người tiêu dùng dùng ngôi nhà đang vay vốn để mua làm tài sản thế chấp vay vốn ngân hàng. Như thế sẽ đảm bảo chính sách được đến với người dân một cách hợp tình hợp lý và đáp ứng đúng  hoàn cảnh thực tế.
Ông cho biết thêm, ngoài tài sản thế chấp là chính căn hộ đang vay vốn để mua, ngân hàng còn yêu cầu khách hàng phải có thêm một tài sản thế chấp cộng với thu nhập ổn định, như vậy thì con đường để người tiêu dùng còn rất gian nan mới có thể đến được với nguồn vỗn hỗ trợ của chính phủ.
Ông Trương Anh Tuấn, Chủ tịch HĐQT Công ty địa ốc Hoàng Quân cho rằng, các chính sách và thủ tục làm nhà ở xã hội hiện chưa tạo điều kiện cho nhà đầu tư, không khuyến khích doanh nghiệp tham gia.
Trong khi đó, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cho biết, không phải bất cứ đối tượng mua nhà nào cũng phải thế chấp mà tùy đối tượng. Thông tư 11 của NHNN cũng nói rõ là người dân phải có phương án trả nợ, như lương bao nhiêu một tháng, đã có tiền 30% để đối ứng, có nguồn trả nợ... Tuy nhiên có một điều mở là các NH được quyền quyết định phải có thế chấp hay không trong quá trình thực hiện. Trên cơ sở hiệu quả của việc gói 30.000 tỷ đồng, NHNN và Bộ Xây dựng sẽ phối hợp để tính toán đồng thời căn cứ vào khả năng, nhu cầu của ngân sách, nguồn vốn cũng như nhu cầu thị trường sẽ có đề xuất mới thêm. Nếu NH thấy căn nhà đi mua đã hoàn thiện, vị trí tốt, người đi vay có thu nhập tốt… thì có thể không cần thế chấp. Đối với những người có thu nhập không ổn định thì có thể đòi hỏi thế chấp, khi đó người dân phải đáp ứng các điều kiện NH đưa ra.


Copy từ: Infonet

Khiêu khích kiểu Trung Quốc


Lê Mai
Khiêu khích là một thủ đoạn khá quen thuộc mà kẻ mạnh thường hay sử dụng đối với kẻ yếu. Khiêu khích là chủ động tạo ra một cái cớ cần thiết. Dựa vào cái cớ đó, kẻ mạnh phát động cuộc tấn công mà không sợ thế giới lên án. Dĩ nhiên, để thực hiện điều đó, kẻ mạnh luôn tính toán trước và tự cho rằng mình có sức mạnh đè bẹp kẻ yếu.
Do đó, bất cứ quốc gia nào khi xử lý các mâu thuẫn trong quan hệ quốc tế cũng đều phải thận trọng, tránh rơi vào âm mưu khiêu khích của đối phương. Song, đó chỉ là một mặt của vấn đề.
Vấn đề thứ hai là phải cảnh giác cao độ và luôn sẵn sàng đối phó với mọi âm mưu sâu xa của đối phương. Chừng nào nhận rõ được âm mưu của đối phương, không tự ru ngủ mình, chừng đó mới có thể đối phó có kết quả.
Chỉ vì quá lo ngại những hành động bố trí quân sự của mình tại biên giới sẽ rơi vào âm mưu khiêu khích của Đức mà Liên Xô hoàn toàn bị bất ngờ khi cuộc tấn công xẩy ra. Vào những giờ phút đầu tiên của chiến tranh, các nhà lãnh đạo Liên Xô – nhất là Xtalin tỏ ra hết sức bàng hoàng. Mọi tính toán của ông ta đều sụp đổ trong chớp mắt, cho dù cái Hiệp ước không tấn công lẫn nhau mà Liên Xô ký với Đức còn chưa ráo mực. Người ta dường như đã quên bài học Ba Lan vừa diễn ra.
Một nhóm trinh sát Đức giả mặc quân phục Ba Lan vờ tấn công vào một trạm radio phát sóng của Đức tại thành phố Kravixe. Tại hiện trường giả vương vãi các tài liệu của Ba Lan và các xác chết mang quân phục Ba Lan bỏ lại. Bộ máy tuyên truyền của Đức quốc xã lập tức loan tin về “vụ khiêu khích” của Ba Lan và vào hồi 4h45 phút sáng ngày 1.9.1939, các sư đoàn Đức đã tràn qua biên giới Ba Lan, mở đầu cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai.
Trước đó, Hitler nói với giáo sỹ Burchkhardt – một tín đồ của Đế chế thứ ba và là một nhà sử học:
- Ba Lan trực tiếp uy hiếp đến thành phố Danzig. Báo chí Ba Lan tuyên bố cùng một giọng. Nếu xẩy ra bất kỳ một sự khiêu khích nào, tôi sẽ không cần cảnh cáo mà ra lệnh tiêu diệt người Ba Lan ngay!
Y tiết lộ ý định của mình: Về bản chất, Đức rất cần ngũ cốc và đồ gỗ, nước Đức phải có thuộc địa, phải chiếm được phía Đông. Tôi cần rảnh tay để chiếm phía Đông.
Đó là phía Đông của Hitler. Còn “phía Đông” của TQ chính là Biển Đông của VN. TQ cần lối thoát ra Biển Đông – cái gọi là “lợi ích cốt lõi” của họ. Mọi suy nghĩ và tính toán của họ đều hướng ra Biển Đông. Khiêu khích của TQ trên Biển Đông càng ngày càng làm VN và thế giới thất vọng và đầy lo lắng.
Dường như khiêu khích của TQ chủ yếu là nhằm vào VN, một đối tác chiến lược. Điều này tỏ ra vừa khó hiểu vừa dễ hiểu. Dường như TQ đang chơi trò hai mặt. Điều đáng ngạc nhiên, có hiện tượng là trong khi cấp dưới liên tục bày ra các vụ khiêu khích thì lãnh đạo cao cấp – kể cả cao cấp nhất của TQ chưa bao giờ tuyên bố không thân thiện với VN, mà ngược lại, nói rất nhiều lời hoa mỹ ca ngợi tình hữu nghị. Họ đang bị động trong chiến lược độc chiếm Biển Đông? Dĩ nhiên là không. Trái lại, họ rất chủ động và phải chăng khiêu khích kiểu TQ chính là một phần của chiến lược ấy.
Nói rằng khiêu khích kiểu TQ chỉ là những hành động tự tiện, không kiểm soát được của cấp dưới, liệu có tin được không? Rằng không ít các tờ báo và học giả “diều hâu” TQ kích động xung đột trên Biển Đông, đòi thu hồi quần đảo “Nam Sa” (tức Trường Sa của VN) là quyền tự do ngôn luận, liệu có tin được không? Và mỗi vụ khiêu khích của TQ bị VN và thế giới lên án thì người phát ngôn TQ lại ngang ngược đổi trắng thay đen, đổ lỗi cho VN, liệu có tin được chỉ là do cấp dưới thực hiện?
Chúng ta lưu ý, TQ – một đất nước trên 1,3 tỷ dân, có phương thức lãnh đạo hết sức chặt chẽ. Trên nói gì, dưới làm nấy là đặc điểm lớn của TQ. “Cải cách, mở cửa” của TQ xuất phát từ trên xuống là vì thế, nó khác “Đổi mới” của VN bắt đầu từ dưới lên. Nhớ lại thời “anh em” ngày nào, mỗi khi các nhà lãnh đạo VN sang thì Mao cho cấp dưới làm việc trước, còn Mao tiếp sau cùng. Mao phán xong, ghi chép lại, coi như kết luận, sau đó gửi đi các nơi thực hiện. Cho nên, các vị lãnh đạo VN khi gặp các lãnh đạo địa phương, thấy họ nói y hệt như Mao phán, tỷ như bây giờ “trò đánh giỏi hơn thầy” – chính là nhắc lại lời Mao khen VN. Ngay cả Lâm Bưu muốn gặp hai vị khách đặc biệt của VN là Phạm Văn Đồng và Võ Nguyên Giáp đang ở Bắc Kinh để nêu ý kiến của ông ta về “đánh Mỹ”, cũng phải được Mao phê chuẩn.
Thế thì, một nước như TQ, với phương thức “cai trị” chặt chẽ đó, làm gì có chuyện cấp dưới dám tự tiện hành động mà cấp trên không biết, không chỉ đạo? Và như vậy, người ta có quyền nghi ngờ, khiêu khích kiểu TQ là sự khiêu khích được tính toán, được trù tính, được chuẩn bị rất kỹ, không phải từ cấp dưới, mà là từ cấp…cao “ngất ngưởng” kia?
Đến đây, thiết tưởng cần nhắc lại câu hỏi khiêu khích của bà Thiếu tướng Diêu Vân Trúc (Yao Yun Zhu), Học viện kỹ thuật Quân sự TQ về bài phát biểu của Thủ tướng VN tại Đối thoại Shangri-La vừa mới diễn ra. Nghe nói bà Diêu là người được Bộ Tổng tham mưu TQ lựa chọn để lãnh đạo một nhóm sỹ quan phụ trách việc so gươm với các diễn giả khác trong Đối thoại Shangri-La. Câu hỏi khiêu khích của bà ta thật sắc sảo – vẫn là một sự khiêu khích kiểu TQ:
“Ngài Thủ tướng đã đề cập đến các thách thức an ninh ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, trong đó có thách thức có thể làm gián đoạn tự do hàng hải, hoạt động thương mại quốc tế. Ngài Thủ tướng cũng đề cập một vài cường quốc vi phạm luật pháp quốc tế, xin ngài đưa ra các ví dụ về cường quốc nào vi phạm luật pháp quốc tế và vi phạm luật nào, qua đó làm gián đoạn tự do hàng hải”?
Ý định (khiêu khích) của bà ta rất rõ ràng: dù chúng tôi vi phạm luật pháp quốc tế đấy, làm gián đoạn tự do hàng hải đấy, nhưng liệu ngài có (dám) trả lời thẳng đó chính là TQ hay không?
Có ý kiến cho rằng, nếu Thủ tướng VN trả lời trực tiếp câu hỏi của bà ta là rơi vào cái bẫy khiêu khích của TQ, vậy thì trả lời gián tiếp vẫn là cách hay hơn cả.
Kế thừa truyền thống đấu tranh trong lịch sử dân tộc, chiến lược Biển Đông của VN là chiến lược hòa bình, tất nhiên phải là hòa bình trong độc lập, tự do! Đó cũng chính là thứ hòa bình không chấp nhận “những đòi hỏi phi lý, những hành động trái với luật pháp quốc tế, mang tính áp đặt và chính trị cường quyền”. Còn chiến lược của TQ là gì? Hiển nhiên, đó là chiến lược khiêu khích. Và chiến lược khiêu khích ấy liệu sẽ dẫn đến một cái (kết cục) gì trong tương lai?
Nhưng trong lịch sử, chiến lược khiêu khích kiểu TQ trên biển đều dẫn tới xung đột quân sự. Chúng ta chưa quên, vì muốn mặc cả với Hoa Kỳ mà TQ luôn luôn khiêu khích Đài Loan. Từ tháng 9 đến tháng 11.1954, TQ đã pháo kích 47 lần vào các đảo Kim Môn lớn, Kim Môn nhỏ và Đại Trần của Đài Loan. Thay vì đối thoại, họ lại ưa dùng tiếng nói của bom đạn để dọa nạt. Năm 1958, TQ lại pháo kích quy mô lớn vào đảo Kim Môn “để đập tan sự khiêu khích của nhà đương cục Đài Loan, đánh mạnh vào uy thế của bọn xâm lược Mỹ, ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Trung Đông”. Năm 1974, hành động khiêu khích có tính toán của TQ với hải quân VNCH tại quần đảo Hoàng Sa đã dẫn đến xung đột mà kết cục là TQ đã chiếm toàn bộ Hoàng Sa. Mười bốn năm sau, lại một sự khiêu khích khác kiểu TQ để rồi họ chiếm luôn đảo Gạc Ma trong quần đảo Trường Sa của VN.
Một câu hỏi rất lớn đặt ra, có hay không và nếu có thì lúc nào một vụ khiêu khích kiểu Hitler của TQ sẽ xẩy ra trên Biển Đông? TQ đang tìm cơ hội và sẽ rất nguy hiểm nếu họ chủ động tạo ra cơ hội. Song, liệu TQ có sẵn sàng lặp lại những sai lầm của lịch sử?

Copy từ: Quê Choa

NGƯỜI TRONG CUỘC



NGƯỜI TRONG CUỘC

NGUYỄN ANH DŨNG
.
Tin tức về việc nhà cầm quyền Hà Nôị, đàn áp cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm phạm chủ quyền nước cộng hòa XHCN Việt Nam, đã truyền đi khắp thế giới. Nhưng lạ thay ở trong nước, chỉ có cái đài HTV I đưa tin có tính chất xuyên tạc vu khống, theo kiểu “Mở miệng ăn tiền”.
Một vài người dân được phỏng vấn có vẻ không hài lòng vì làm ảnh hưởng nơi họ di dạo, nơi họ dơ chân dơ tay theo nhịp 1, 2, .. 3 để kéo dài tuổi thọ, vui thú cùng con cháu trong gia đình bé nhỏ của mình.
Trong khi đó xin hỏi các vị có biết, giặc Tầu gây chiến năm 1972 để “Dậy cho VN một bài học”. Xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa năm 1974. Giết hại bộ đội ở đảo Gạc Ma năm 1988. Các ngư dân VN bị bắt, bị đâm chìm tầu, người chết phải cho vào hầm đá trên tầu để đem về. Chẳng nhẽ những người đã chết, họ không có gia đình, không có nhu cầu như các vị. Hay là thói quen ích kỷ nhỏ mọn của các vị, đã làm mờ mất lương tâm con người?
Cần phải khẳng định rõ: “Bảo vệ tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân” (Đ 77 HP). Người dân biểu tình chống TC xâm lấn lãnh thổ một cách ôn hòa, không xâm phạm lợi ích quốc gia hoặc của bất cứ ai khác. Đó là việc làm tự nhiên, hợp hiến và không có gì lạ.
Sự kiện ngày 02/6/2013 vừa qua, đã đạt tới đỉnh cao trong cách hành xử đầy bạo lực, thiếu văn hóa và tỏ ra lúng túng của nhà cầm quyền trong việc xử lý các tình huống phát sinh.
    Ảnh: Sau khi bị cảnh sát cướp xé, khẩu hiệu “Nước mất thì nhà tan” Tầu khựa cút đi, chỉ còn thế này
Lực lượng CS chìm, mặc thường phục tay cầm bộ đàm bao vây, khống chế và đánh ngầm người biểu tình bất kể ai. Tôi bị một tên trẻ khỏe, mặc áo phông ngắn tay mầu cá vàng, đội mũ lưỡi trai đen luồn tay móc sườn, bị phát hiện hắn quay đầu như một con chó cụp đuôi chuồn nhanh và không dám quay đầu trở lại. Tôi phẫn uất nhưng rồi nghĩ lại đó chỉ là hành vi: Con cháu hỗn láo với ông bà theo kiểu “A Quy chính chuyện”  không thèm chấp.
Tại trại tạm giam Lộc Hà, khoảng 10h30, một số cảnh sát, trong đó có viên sỹ quan mang hàm thiếu tá đi đến, anh ta nói đại diện cho chính quyền và yêu cầu từng người đi “Làm việc”.
Chúng tôi hỏi anh đại diện cho chính quyền nào? và yêu cầu làm việc tại chỗ, mọi người không đi làm việc riêng vì đã có người khi làm việc bị hành hung. Buổi sáng hai lần không thực hiện được ý định, họ tạm dừng.
Buổi chiều khoảng 13h45, mội số đông CS đi vào trong đó có khoảng 10 thanh niên to khỏe, mặc thường phục đeo băng “Dân phòng”. Thật trớ trêu thay, giữa cơ quan CA mà đám dân phòng này lại ngang nhiên bắt người, lộng quyền hơn cả công an! Chúng tôi già trẻ, gái trai kết vòng tay lớn để báo vệ lẫn nhau. Nhưng không thể cưỡng lại được đám dân phòng trá hình này, tôi đã bị “Bế” đi làm việc.
Đối diện với tôi là viên đại úy trẻ có tên là Nguyễn Quang Trung thuộc CA quận Hoàn Kiếm. Anh ta mang đến cho tôi cốc nước.
    CS Trung : Bác cho biết tên tuổi và địa chỉ?
    Ô Dũng: Vì sao tôi bị bắt về đây?
    CS Trung: Bác vi phạm về hành vi gây rối trật tự nơi công cộng.
    Ô Dũng: Anh vu khống, Tôi thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân, đi biểu tình chống Trung Cộng xâm phạm chủ quyền quốc gia theo quy định của hiến pháp. Tôi là khách quen của trại Lộc Hà, muốn biết hãy dở hồ sơ về cuộc biểu tình chống TC ngày 5/8/2012 sẽ biết tôi là ai và  yêu cầu chỉ làm việc với người có chức vụ cao nhất ở đây, còn bây giờ tôi không làm việc.
    CS Trung: Ngồi hý hoáy viết một lúc rồi hỏi tôi có đọc lại biên bản không và lập biên bản xử lý về vi phạm hành chính.
    Ô Dũng: Chữ anh viết ra thì tự đọc, tôi không quan tâm về những điều anh viêt vì nó chẳng có giá trị gì.
Anh ta đi ra, một CS trẻ mặc thường phục vào yêu cầu được kiểm tra các thiết bị điện thoại, máy ghi âm, ghi hình nếu có liên quan trong khi xẩy ra sự việc.
    Ô Dũng: Nếu có thì đó là tài sản cá nhân, không liên quan gì tới bí mật quốc gia, nó phản ánh về sự thật, là bằng chứng để chúng tôi tự bảo vệ mình. Hơn nữa nếu có thông tin thì đã được gửi đi rồi, còn hiện tại xe phá sóng đang hoạt động, thông tin đã bị cắt đứt. Tuy nhiên đợi người lãnh đạo của các cháu tới tôi sẽ cho xem, cậu ta yên lặng và đi ra.
Một lúc sau CS Trung quay lại và trả lời: Chỉ huy không làm việc, vậy mời bác đi về.
    Ô Dũng: Tôi còn chờ mọi người ra và cùng đi về.
    CS Trung: Không được, nếu không về, chúng tôi lại bế bác ra.
    Ô Dũng: Các cháu to khỏe lại đông người thế kia, thôi được để bác đi.
Theo sau tôi là CS Trung và một cháu nữa, khi ra tới trạm gác cửa, tôi hỏi xin các cháu hớp nước.
    CS Trung: Ban nẫy tôi mời nước sao bác không uống, bác sợ có chất độc à, nếu vậy sao bác không báo tôi uống trước.
    Ô Dũng: Cười và không trả lời, khi ra tới cổng, dơ tay và nói to: “See you again”.
Lúc này khoảng 15h30, tôi ra khỏi cổng trại, trở về trong vòng tay thân ái của mọi người, được các cháu tiếp sữa, bánh, hoa quả và các đồ giải khát. Mệt mỏi nhưng tôi có ăn uống được mấy vì còn mải nghĩ đến bao nhiêu người cùng cảnh ngộ còn nằm trong vòng cương tỏa của cái trại giam trá hình này.
Ngoài cổng lúc này có khoảng 10 dân binh địa phương với dùi cui trong tay được điều đến tăng cường cho lực lượng chiếm đóng. Trời về chiều, xe cộ và người đi đường qua cổng trại ngày càng đông. Đã gấn 18h00 mà Trương Văn Dũng người cuối cùng vẫn chưa ra, một cuộc biểu tình nhỏ đã diễn ra, đòi thả người.
Lực lượng CS ngầm bắt đầu tấn công, Nguyễn Trí Đức bị lôi đi, tôi chạy theo túm lấy Đức thì bị ôm chặt, Đức bị lôi đi. Bên ngoài mọi người vội chạy theo để giải thóat cho Đức. Nguyễn Văn Phương, Bùi minh Hằng bị đánh, Phương bị tống lên chiếc xe bắt người đỗ quay đầu vào cổng trại. Chiếc xe định chạy đưa Phương đi, moi người liền nằm ngay dưới bánh xe, cản lại đòi thả người.
Trời chập choạng tối, khung cảnh hết sức hỗn loạn. Một cậu CS ra dáng chỉ huy nói với tôi: Bác là người lớn tuổi, bác nói mọi người đứng dậy  không nguy hiềm lắm. Tôi nói: Các cháu thả người ra rồi mọi người sẽ đi về, sự việc không đáng như thế này, đừng để sự việc vượt ra ngoài tầm kiểm soát, hậu quả sẽ rất nặng nề.
Một người mặc áo phông mầu tím nhạt xuất hiện và nói, tôi là người chỉ huy ở đây, moi người bình tĩnh. Sau khi nghe moi người yêu cầu, anh ta ra lệnh mở khóa xe để thả Phương. Mọi người vẫn năm dưới đât đòi thả Đức. Đức ra, trên mình không còn chiếc áo nào với các vết thương trên lưng.
Mọi người đòi thả Trương Văn Dũng, có người nói Dũng đã ra và đang ở trước cổng trại, mọi người ngồi dậy chạy đến. Một cảnh tượng đau lòng hiện ra trước mắt, Dũng bị khiêng vứt nằm bên vệ đường trên nền đá răm bất tỉnh, đầu bị thương đang chảy máu.
Căm thù trào dâng, mọi người nằm ra giữa đường giao thông, đòi lãnh đạo trại Lộc Hà phải đưa Dũng đi cấp cứu và chịu trách nhiệm về việc này.
Song tất cả bị chìm trong im lặng, nhìn quanh các lực lượng CS và dân binh đã trốn hết, bỏ mặc người dân tự lo cho nhau. Sau khi Dũng được người dân sơ cứu, được nhờ xe đưa đi cấp cứu tại viện 108, mọi người cũng lên xe trở về chăm sóc cho bạn mình, lúc này đã khoảng 20h00 ngày 2/6/2013. một ngày đấy máu và nước mắt.
Cách đây ít ngày tôi đã đưa bài viết “Cuộc chiến … Giữa thời bình” lên mạng, không ngờ nó đã thành sự thật. Cuộc chiến ngày 2/6 vừa qua giữa một bên là những người biểu tình thể hiện chính kiến phản đối hành vi bành chướng của các thế lực hiếu chiến Trung Cộng, không một tấc sắt trong tay, vũ khí của họ là ý thức công dân, là tình đoàn kết, sẵn sàng sả thân cưu mang, giúp đỡ lấn nhau trong cơn hoạn nạn.
Một bên là lực lượng CS nhân danh chính quyền, với đầy đủ trang bị, sẵn sàng hành động như những con Robot, biết nói tiếng người với những câu nói tục tĩu thiếu văn hóa, mà người bình thường chỉ cần nhắc lại đã thấy xấu hổ.
Không hiểu rồi đây, đất nước này sẽ đi đến đâu, khi mà luật pháp đã trở thành một thứ hàng sa xỉ, quyền con người đã trở nên xa lạ, mà người dân khó lòng được hưởng thụ.
                                                                                            Hà Nội, ngày 04 tháng 6 năm 2013
Nơi nhận:                                                                                                    Blogger
- TW Đảng và nhà nước
- Các cơ quan báo chí trong và ngoài nước.
- CQ an ninh điều tra bộ CA, sở CA Hà nội.
- TW hội cựu chiến binh VN                                                        Nguyễn Anh Dũng
Nhà giáo-Cựu chiến binh

Tác giả gửi cho  Nguyễn Tường Thụy

Hạ viện Mỹ nêu vụ trấn áp người biểu tình chống Trung Quốc ở Việt Nam

Nhiều vụ vi phạm nhân quyền, trong đó có việc đàn áp những người biểu tình phản đối Trung Quốc, đã được nêu lên tại cuộc điều trần về mối quan hệ Việt-Mỹ do Tiểu ban về châu Á-Thái Bình Dương của Hạ viện Mỹ tổ chức hôm 5/6.

Dân biểu Steve Chabot nêu sự kiện xảy ra cuối tuần qua ngay trong phần phát biểu mở đầu cuộc điều trần kéo dài một tiếng rưỡi do ông chủ trì.

“Trong vài tuần vừa qua, chúng tôi chứng kiến chính phủ Việt Nam đàn áp những tiếng nói bất đồng như vụ bắt giữ ông Trương Duy Nhất, cáo buộc ông ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’; đánh đập, bắt bớ nhiều người tham gia cuộc dã ngoại nhân quyền ôn hòa hôm 5/5; bắt giữ 20 cá nhân cuối tuần qua khi họ phản đối vụ tàu hải quân Trung Quốc đâm vào tàu cá Việt Nam; kết án tù khắc nghiệt đối với hai blogger trẻ tuổi hồi tháng trước  và ngăn cản blogger đồng thời là người đoạt giải thưởng Công dân mạng 2013 của RSF (Tổ chức Phóng viên Không biên giới) và Google, ông Huỳnh Ngọc Chênh, tới Mỹ."

Tin cho hay, hàng chục người bị bắt giữ khi xuống đường phản đối các hành động gây hấn của Trung Quốc ở biển Đông hôm 2/6 tại Hà Nội.

Báo chí Việt Nam hầu như im lặng về sự kiện này, ngoại trừ Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội. Đài này cho rằng những người biểu tình ‘lợi dụng cái cớ yêu nước’ để ‘kích động, gây mất trật tự công cộng’.

Việt Nam vẫn là một quốc gia mang tính kiểm soát. Chính vì lẽ đó, có giới hạn về việc họ cần phải làm trước khi mọi chuyện vượt ra ngoài tầm kiểm soát. Họ bắt những người biểu tình (chống Trung Quốc) nhưng lại để yên cho các cuộc diễu hành về quyền của người đồng tính diễn ra.
Dân biểu Chabot tuyên bố rằng khó để biện minh cho việc thúc đẩy quan hệ Việt-Mỹ nếu Việt Nam không thực hiện các cải cách và chứng tỏ các cam kết tuân thủ các quyền cơ bản của người dân.

Ông đặt câu hỏi về việc Việt Nam giải tán người biểu tình chống Trung Quốc trong khi Thủ tướng Việt Nam có bài phát biểu quan trọng tại cuộc đối thoại Shangri-La, bày tỏ quan ngại của Hà Nội về thái độ khiêu khích của nước láng giềng phương Bắc trong vấn đề biển Đông.

Quyền Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Joseph Yun trả lời:

“Việt Nam vẫn là một quốc gia mang tính kiểm soát. Chính vì lẽ đó, có giới hạn về việc họ cần phải làm trước khi mọi chuyện vượt ra ngoài tầm kiểm soát. Họ bắt những người biểu tình (chống Trung Quốc) nhưng lại để yên cho các cuộc diễu hành về quyền của người đồng tính diễn ra."

Quyền Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Joseph Yun.Quyền Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Joseph Yun.
Ông Yun nói thêm rằng quan hệ Việt -Trung trải qua giai đoạn lịch sử khó khăn nhiều thế kỷ qua, trong đó có cả các cuộc giao tranh lẫn nhau, và Trung Quốc là nước láng giềng lớn của Việt Nam, nên Hà Nội có phần thận trọng trong hành động.

Một trong những vấn đề nổi cộm khác mà các giới chức ngoại giao Mỹ nhắc tới nhiều lần là việc Việt Nam bắt giữ và tống giam các blogger.

Ông Daniel Baer, Phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ, cho biết nhiều người trong số hơn 120 tù nhân chính trị bị tống giam chỉ vì thực thi quyền tự do ngôn luận.

Chúng tôi hết sức quan ngại về các chính sách Internet của Việt Nam như chặn thông tin, tấn công mạng, theo dõi và bắt giữ các blogger. Các dự luật về kiểm soát nội dung Internet tìm cách hạn chế hơn nữa dòng chảy thông tin.
Ông Baer dẫn trường hợp ông Nguyễn Văn Hải, tức blogger Điếu Cày, hiện phải thụ án 12 năm tù giam vì bày tỏ quan điểm một cách ôn hòa trên mạng và vì đã lên tiếng phản đối chính sách của Việt Nam đối với Trung Quốc.

“Việt Nam tìm cách kiểm soát thông tin dù việc kiểm soát đó đang trượt ra ngoài tầm tay của nước này. Chúng tôi hết sức quan ngại về các chính sách Internet của Việt Nam như chặn thông tin, tấn công mạng, theo dõi và bắt giữ các blogger. Các dự luật về kiểm soát nội dung Internet tìm cách hạn chế hơn nữa dòng chảy thông tin."

Phó Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ nói dù Washington thừa nhận các bước đi tích cực của Việt Nam như việc thả luật sư bất đồng chính kiến Lê Công Định, thì những việc làm như vậy không đủ để xoay chuyển xu hướng nhân quyền xấu đi nhiều năm qua.

Phó Trợ lý Ngoại trưởng Daniel Baer.Phó Trợ lý Ngoại trưởng Daniel Baer.
Phó Trợ lý Ngoại trưởng Daniel Baer từng dẫn đầu phái đoàn tới Hà Nội dự cuộc đối thoại nhân quyền Việt-Mỹ hồi tháng Tư vừa qua.

Ông cho biết đã nói với các giới chức Việt Nam rằng năm 2013 đề ra một cơ hội cho Hà Nội cải thiện và tôn trọng nhân quyền được ghi trong Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế.

Những ngày qua dồn dập diễn ra các sự kiện liên quan tới tình hình Việt Nam tại Quốc hội Mỹ.

Hôm 4/6, một tiểu ban của Hạ viện đã tổ chức một buổi điều trần về việc chính phủ Việt Nam tiếp tục đàn áp nhân quyền.

Cùng ngày, hàng trăm người Mỹ gốc Việt cũng đã đổ về Quốc hội Hoa Kỳ để kêu gọi các dân biểu đại diện cho tiểu bang nơi họ sinh sống thúc giục chính phủ Mỹ gây sức ép đòi Việt Nam cải thiện tình hình nhân quyền.

Bộ Ngoại giao Việt Nam chưa lên tiếng trước những cáo buộc được đưa ra trong hai buổi điều trần diễn ra trong tuần này liên quan tới vấn đề nhân quyền.

Hồi tháng Năm, một dự luật thúc đẩy tự do và nhân quyền có tên gọi ‘Dự luật Nhân quyền Việt Nam 2013’ đã được công bố tại Quốc hội Hoa Kỳ.

Các dân biểu ủng hộ dự luật này cho biết sẽ mở nhiều chiến dịch, trong đó có các cuộc điều trần và vận động, để thu hút sự chú ý của Quốc hội Mỹ, nhất là tại Thượng viện nơi dự luật bị chặn, về tình hình nhân quyền Việt Nam.

Copy từ: VOA

Nhân quyền: Quốc hội yêu cầu chính quyền Mỹ cứng rắn hơn với Việt Nam

Hai sinh viên Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha (DR)
Hai sinh viên Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha (DR)

Thanh Phương
Trong cuộc điều trần trước một tiểu ban của Hạ viện hôm qua, 05/06/2013, các dân biểu Mỹ đã một lần nữa thúc giục chính quyền Obama phải tỏ ra cứng rắn hơn với Việt Nam trên vấn đề nhân quyền, nhất là sau đợt đàn áp mới đây, qua việc kết án tù giam các blogger.

Tiếp theo sau cuộc điều trần ngày 04/06 trước Tiểu ban châu Phi, Y tế Toàn cầu, Nhân quyền Toàn cầu và các Tổ chức Quốc tế, thuộc Ủy ban Đối ngoại Hạ Viện Mỹ, với sự tham gia của các nhân chứng người Việt, hôm qua, 05/06/2013, đến lượt tiểu ban châu Á - Thái Bình Dương mở cuộc điều trần về quan hệ Mỹ-Việt, với sự tham gia của hai quan chức Ngoại giao cao cấp, và trong đó vấn đề nhân quyền đã là một trong những trọng tâm.
Trong cuộc điều trần ngày 04/06, người chủ trì là dân biểu Christopher Smith đã nhấn mạnh rằng Việt Nam là một trong những quốc gia vi phạm nhân quyền trầm trọng nhất, thế mà chính quyền Obama lại không có hành động gì để buộc Hà Nội cải thiện tình trạng này. Ông Smith cũng nhắc lại là báo cáo thường niên của Ủy ban tự do tôn giáo quốc tế tiếp tục yêu cầu Bộ Ngoại giao Mỹ xếp Việt Nam vào danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt CPC.
Trong buổi điều trần hôm qua, đến lượt chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ Ed Royce ghi nhận, chỉ một tháng sau cuộc đối thoại nhân quyền Mỹ - Việt tại Hà Nội, chính quyền Việt Nam đã kết án tù nặng nề hai sinh viên Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha vì tội rải truyền đơn. Ông Royce, dân biểu bang California, nơi tập trung đông người Việt nhất, cho rằng việc Hoa Kỳ hành động không đi đôi với lời nói là « vô trách nhiệm ».
Về phần dân biểu Gerry Connoly, một đảng viên Đảng Dân chủ của tổng thống Obama, cảnh báo rằng Quốc hội Mỹ có thể bác bỏ việc phê chuẩn hiệp định mậu dịch Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP, nếu không có những cải thiện tình trạng nhân quyền. Việt Nam hiện là một trong 12 quốc gia đang hoặc sẽ tham gia đàm phán về TPP.
Như vậy là ý kiến của ông Connoly, dân biểu bang Virginia, cũng là nơi có đông người Việt sinh sống, tương đồng với quan điểm của đại diện tổ chức Human Rights Watch trong cuộc điều trần trước đó vào ngày 04/06. Ông John Sifton, Giám đốc Vận động, Ban Á châu của Human Rights Watch đã đề nghị Uỷ ban Đối ngoại chất vấn chính quyền Obama một cách nghiêm khắc về nội dung đối thoại giữa Mỹ với Việt Nam.
Theo ông John Sifton, đã đến lúc chính phủ Hoa Kỳ cân nhắc các hành động như loại Việt Nam ra khỏi đàm phán về Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP hay các đàm phán thương mại song phương khác, và bắt đầu xét lại hợp tác quân sự với Hà Nội.
Là quan chức Bộ Ngoại giao mở đối thoại nhân quyền với Việt Nam vào tháng tư ở Hà Nội, phó trợ lý Ngoại trưởng đặc trách Dân chủ, Nhân quyền và Lao động Dan Baer nhắc lại rằng Việt Nam hiện đang giam giữ hơn 120 tù chính trị và ông báo động về chiến dịch trấn áp trên mạng Internet ở Việt Nam.
Cũng trong buổi điều trần hôm qua, ngay chính ông Joe Yun, quyền phó trợ lý Ngoại trưởng đặc trách Đông Á, đã cảnh báo tình trạng nhân quyền ở Việt Nam đang xấu đi. Ông Joe Yun cho rằng Hoa Kỳ có ảnh hưởng đáng kể đối với Việt Nam, vào lúc mà hai cựu thù trong chiến tranh đang nỗ lực xây dựng các quan hệ mậu dịch và an ninh trong một vùng mà hiện đang đối đầu với sự trỗi dậy mạnh mẽ Trung Quốc.
Quan chức Ngoại giao cao cấp này hy vọng là những sự yểm trợ của Hoa Kỳ cho các tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam , cũng như việc đẩy mạnh quan hệ kinh tế sẽ giúp thúc đẩy nhân quyền tại Việt Nam.


Copy từ: RFI

Đưa sĩ quan QĐND sang Tàu học cái gì đây?

Vũ Bất Khuất (Danlambao) - Trong lịch sử Việt Nam, chưa có một tướng lãnh, một sĩ quan nào sang Tàu học cả, nhưng họ chưa bao giờ thua trận. Những cuộc kháng chiến chống quân xâm lược phương Bắc bị thất bại có rất nhiều nguyên nhân, nhưng chưa bao giờ là nguyên nhân chiến thuật. Trong cuộc chiến tranh biên giới năm 1979, dù không được sự chỉ đạo một cách có tâm huyết từ những lãnh đạo cao nhất, nhưng QĐND Việt Nam đã tự thân từ những đơn vi nhỏ nhất, cũng đã giáng trả cho quân thù những đòn chí mạng và loại khỏi vòng chiến hơn phân nửa quân số mà chúng đưa sang. Sự tổn thất của QĐND Việt Nam lúc đó, hầu hết đều do một nguyên nhân duy nhất, thiếu tiếp tế.
Trong tình hình hiện nay, sự căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc càng lúc càng lộ rõ. Sự yếu thế không bắt nguồn từ tương quan lực lượng mà từ thái độ lập lờ, co ro cúm rúm của đảng Cộng Sản Việt Nam. Họ muốn gì khi khi có thái độ như vậy? Lập luận vì “hòa bình và ổn định để cùng phát triển” không thể nào biện minh cho thái độ lập lờ đó và bây giờ lại nãy sinh ra cái khái niệm mơ mơ hồ hồ nữa “niềm tin chiến lược” chẳng những không giải quyết được gì mà còn làm lộ rõ thêm một hành vi mà Những Người Trái Ý chính quyền cộng sản gọi là bán nước. Thực ra, thì cho kẹo CQCS cũng không dám công khai bán nước, dù Tàu khựa rất muốn mua.
Thế thì là cái gì? Chẳng có gì cả? Cộng sản Việt Nam muốn “thiên thu trường trị”. Mà muốn vậy thì chỉ còn một chỗ nương tựa duy nhất là Tàu Cộng. Chỉ có như vậy chúng mới có hành loạt những hành động như dưới đây.
- Sửa đổi Hiến Pháp 1992 để khẳng định vị trí độc tôn của CS trong sinh hoạt chính trị.
- Ngăn trở dự thảo luật “Biểu Tình” để giới hạn tối đa những phản ứng của nhân dân về mặt luật pháp trong việc phản đối những hành vi xâm phạm chủ quyền đất nước của Tàu.
- Trấn áp thẳng tay các thành phần chống đối Tàu cộng bất kể kẻ đó là ai. Nhân dân trong và ngoài nước, kể cả đảng viên của chúng.
- Phó mặc nền kinh tế tụt dốc, thậm chí còn làm cho tụt dốc thêm. Nợ nước ngoài lút đầu vẫn cứ vay thêm để làm công tác “dân vận” nhằm mục đích đánh lạc hướng
- Vận dụng hết công suất hệ thống tuyên truyền nhằm bôi nhọ những người Yêu Nước và bưng bít thông tin.
- Để cho bọn “đặc tình văn hóa” của Tàu Cộng thao túng trong các lĩnh vực văn hóa, tâm linh. Từng bước hủy hoại những công trình mang tính lịch sử. Phổ biến hình ảnh, cờ xí và các loại hình văn hóa Trung quốc cả trên bình diện nhỏ nhất.
Cuối cùng, từng bước khẳng định khái niệm “quân đội trung thành với đảng”, nhằm mục đích biến quân đội thành một đám lâu la như Tàu Cộng biến hồng quân Trung Quốc thành những kẻ bạo tàn với sự kiện Thiên An Môn ngày 4/6/1989. Việc đưa Sĩ Quan cao cấp sang Tàu tập huấn phải chăng là để học tập kinh nghiệm này, vừa để trấn áp một cách bạo liệt những phản ứng của nhân dân, vừa để tránh những sự kiện quyết tử của QĐND Việt Nam như cuộc chiến 1979 hay ở Trường Sa và đảo Garma.


Copy từ: Dân Làm Báo