CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Năm, 5 tháng 9, 2013

VẤN ĐỀ LÀ THẾ NÀY CƠ.


1.Mình lội nước bì bõm tại thành phố Hồ Chí Minh. Có báo viết nhầm là Sài Gòn ( !). Mình nhìn mọi người cùng lội, thấy ai cũng vui. Tìm nguyên nhân hóa ra 8 thằng giám đốc "khủng lương" vừa bị đình chỉ.
Nhưng vấn đề là thế này cơ các bác ạ, vấn đề là cái gì đã tạo kẽ hở cho mấy thằng kia nó chia tiền nhà nước, chia tiền công nhân dễ như trở bàn tay như thế cơ, vấn đề cần trị, cần soi, cần sửa, cần mần là ở đó chứ đình chỉ 8 thằng này thì có 800 thằng khác ngo ngoe thì nói mần chi. Và...
Vấn đề là thế này cơ, cái cách mưa phát ngập như Hà Nội, như thành phố này từ sâu xa là quy hoạch, là xây dựng cơ, với cách quy hoạch đô thị vội vàng, mánh lới, xây dựng như ăn cướp, chụp giật như " bụi đời chợ Lớn" thì có mà tài thánh cũng không thoát được nước. Rứa đó điều thứ nhất.

2.Mở báo ra thấy dòng tít" Tiết lộ động trời từ khoa Dược bệnh viện Thanh Nhàn - Hà Nội", hô hô, động trời cái zầy, hầu như bệnh viện nào cũng vậy thôi, mức độ thôi, quy mô thôi, hành vi có trắng trợn không thôi, có dám đấu tranh vạch mặt không thôi. Cái kiểu sống của một nhóm lợi ích tại bệnh viện, giàu nhờ dược, ăn chia nhờ dược, bấu víu lấy dược, hớp, táp, ngậm tiền nhờ dược là nhiều lắm. Đổ lên bệnh nhân hết, đơn thuốc cần 1 thì tăng 2, rồi cả quá hạn cũng chơi, tồn kho cũng chơi, thuốc không cần cho bệnh nhân cũng ép mua....nhiều vô thiên lủng.
Vấn đề là thế này cơ: Thanh tra các cấp biết không? Quá biết, biết nhưng ngậm miệng ăn tiền thôi, cho nên đồng thời với việc phanh phui xử lý loại bệnh viện sai pham, nọc cổ thanh tra ra mà trị, bỏ tù vài thằng làm gương. Rứa đó điều thứ hai.
Nguồn: http://danviet.vn/kinh-te/tiet-lo-dong-troi-cua-mot-chu-du-an-bam-sat-quan-he!/20130829054950920p1c25.htm

3.Một nữ hộ sinh tên là Thủy tại trạm y tế thị trấn Hà Lam,huyện Thăng Bình,tỉnh Quảng Nam từ chối nhận khen thưởng vì thành tích chống tiêu cực vì chị cho rằng cấp trên xử lý tiêu cực ở trạm xá không tới nơi tới chốn và đang có dấu hiệu bao che. Vì điều này mà Ban nội chính tỉnh Quảng Nam đang vào cuộc. Vu việc tuy nhỏ thôi, nhưng vấn đề là thế này cơ: Sâu mọt giờ nhiều, tìm sâu mọt khó mà không khó, quan trọng là người dân chờ đợi cách xử lý cơ, phải minh bạch, rõ ràng và rắn cơ, chứ cứ "vừa đéo vừa run", xử lý không tới nơi thì càng làm dân thêm mất lòng tin. Người ta tố cáo chẳng mong được khen thưởng, mong là mong xử lý bọn sâu bọ cơ các bác ạ. Rứa là điều thứ ba.
Nguồn: http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130904/nu-ho-sinh-to-cao-tham-nhung-kien-quyet-khong-nhan-thuong.aspx

4.Người dân đề nghị ông Nguyễn Bá Thanh, trưởng ban Nội chính công bố địa chỉ email để người dân tố cáo tham nhũng tiêu cực. Nghe cũng có lý. Nghe cũng thấy hay. Thêm kênh thông tin thu nhận.
Vấn đề là thế này cơ, thu nhận thông tin tiêu cực hàng núi rồi, nhiều lắm, mỗi thông tin tiêu cực đã thu nhận đã chất ngất, nhưng xử lý nhỏ giọt, ít ỏi, cầm chừng, ấy là chưa nói tới việc còn cái kiểu " để lâu cứt trâu hóa bùn", ấy là chưa kể người tố cáo còn bị hành hạ, ấy là chưa nói, thông tin cung cấp còn biến thành phương tiện kiếm ăn cho những người thực thi công vụ. Ngay như vụ chôn thuốc sâu ở Thanh Hóa, Ban nội chính làm gì mà không xáp vô để dân tin? Phải làm cho thật cơ, cho đàng hoàng cơ, làm biểu diễn thì chỉ năm bửa nửa tháng lửa nguội hết thôi. Rứa là điều thứ tư.
Nguồn:http://infonet.vn/Thoi-su/Ong-Ba-Thanh-co-the-cong-khai-email-voi-dan/106954.info

5.Rứa là hôm nay cả nước khai giảng. Hay gọi tên cho chính xác là cả nước hôm nay trình diễn lễ khai giảng vì đã học 1 tháng rồi. Ái chà. Cái này thì hơi bị hình thức. Nếu vậy thì sao không công bố ngày khai giảng là ngày 1/8 đi, cứ đeo lấy cái ngày 5/9 làm gì cho nó hình thức thế. Ngày khai giảng là thực sự của ngày đầu tiên của năm học đầu tiên của giờ học đầu tiên chứ. Khai giảng kiểu này mất hết không khí, mất hết tình cảm, mất hết sự linh thiêng thì mần hình thức làm cái zầy.
Vấn đề là thế này cơ, ngành giáo dục hãy thực chất ngay từ việc khai giảng, bắt đầu năm học ngày nào thì khai giảng năm đó, đến như khai giảng còn không thực chất thì hy vọng thực chất cái gì bây giờ. Rứa là điều thứ năm.

6.Với khuôn viên rộng 5,6 héc ta, vốn đầu tư lên đến 251 tỷ đồng, trường chuyên Nguyễn Huệ khai giảng sáng nay là một trong những trường đẹp, hiện đại bậc nhất Hà Nội. Mừng cho thầy cô giáo. Nhưng vấn đề là thế này cơ, việc dạy và học đôi khi chất lượng không lệ thuộc quá nhiều vào sự hoành tráng này lắm đâu, từ từ xem chất lượng thế nào, chứ đổ tiền xây một phát thành trường số 1 ( lại số 1) mà chất lượng lẹt đẹt thì phí tiền. Trong khi ngân sách nhà nước khó khăn, mần hết một chỗ, dồn hết một chỗ cốt cho thành số 1 liệu có nên không?
Vấn đề là thế này cơ, phải nhìn xem cả nước, nhiều nơi, nhiều vùng học trò còn không có chỗ ngồi che mưa, che nắng, che gió, thương lắm, cực lắm, ngân sách càng thiếu càng phải chia sẻ cân đối. Nói như ngôn ngữ doanh nhân, anh ăn cơm thì cho tôi húp cháo cơ các bác ạ. Rứa là điều thứ 6.
Sức yếu, mắt mờ, hôm nay gói mấy thông tin sơ sơ vậy thôi, nhà cháu ăn cơm đây.
---------------
Câu khẩu hiệu treo tại lớp học nghèo khó này chắc chắn không phải nhắc nhở giáo viên học sinh ở đây, chắc chắn như vậy, mà chính là lời nhắc nhở đau nhói tới Bộ giáo dục.



Copy từ: Blog  Nguyễn Quang Vinh


..............................

COMMENT QUA ĐIỆN THOẠI VỀ BÀI KHÔNG TRUNG THỰC TRONG ĐIỀU 4 HIẾN PHÁP

 
Tối 03. 09. 2013, hồi 20 giờ 36 phút, tôi nhận được một cuộc gọi. Nhìn số máy gọi thì lạ nhưng khi người gọi xưng tên thì không lạ lắm vì ông đã một lần xưng tên với tôi khi gặp tôi ở hội Nhà Văn Việt Nam, số 9 phố Nguyễn Đình Chiểu, Hà Nội,. Ông không phải hội viên của cái hội ở tòa nhà đó nhưng hình như ông thường đến đó ngồi luận bàn thế sự với mấy ông nhà văn. Ông giải thích rằng ông phải hỏi xin số điện thoại của tôi từ một ông nhà báo để ông nói với tôi một số điều tôi viết chưa đúng trong bài Không Trung Thực Trong Điều 4 Hiến Pháp mới đăng trên trang basam.info và một số trang mạng khác.

Ông bảo: Số người miền Bắc di cư vào Nam năm 1954 theo số liệu ông có được từ Ủy ban Liên hiệp Đình chiến của cả hai phía, phía Pháp và phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, chỉ có chín mươi nhăm vạn (950 000), chưa đến một triệu người, không thể là hai triệu người như tôi viết. Ông xác quyết: Ông sinh năm 1937, năm 1954 ông đã 17 tuổi rồi, lại sống ở Hà Nội, ông biết rõ chuyện này. Việc đưa dân miền Bắc di cư vào Nam được phía Pháp tổ chức rất chu đáo, chặt chẽ nên số liệu của họ là rất chính xác.

Ông bảo: Kí hiệp định Geneve là do ta, không ai ép ta cả.
Ông bảo: Cả Liên Xô và Trung Quốc đều không chấp nhận ta tiến hành chiến tranh ở miền Nam. Họ không chấp nhận thì họ không cho súng đạn mà đánh. Mãi đến năm 1964, họ mới ủng hộ cuộc kháng chiến của ta. Đó là thắng lợi ngoại giao của ta. Lúc đó Liên Xô mới nhận người của ta sang học các trường quân sự, sang học lái máy bay chiến đấu. Những người quyết tâm phát động chiến tranh ở miền Nam là Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp. Đang còn sống, ông Hồ Chí Minh đã cho lấy tên ông đặt cho con đường đưa vũ khí vào miền Nam thể hiện rõ quyết tâm đó.

Ông bảo: Sau trận Điện Biên Phủ, ta không còn sức để tiếp tục chiến tranh. Lúc đó chỉ còn lương đủ ăn trong 7 ngày. Cũng như năm 1972, sau khi Mĩ đánh bom Hà Nội, ta cũng chỉ còn đủ lương ăn 7 ngày thôi. Liên Xô và Trung Quốc viện trợ cho ta lớn hơn nhiều lần Mĩ viện trợ cho chính quyền Sài Gòn.

Lạ! Ý kiến của ông rất lạ! Không hiểu ông căn cứ vào đâu mà nói chắc như đinh đóng cột rằng sau trận Điện Biên Phủ ở thung lũng Mường Thanh và sau trận Điện Biên Phủ trên không ở Hà Nội, ta chỉ còn đủ lương ăn trong bảy ngày! 

Cảm ơn ông đã đọc, đã dành cho bài viết của tôi sự quan tâm và ý kiến đóng góp, tôi cũng xin thưa lại về những ý kiến của ông. 

Dù thực sự ông có con số người miền Bắc di cư vào miền Nam năm 1954 do Ủy ban Liên hiệp Đình chiến Việt Pháp cung cấp thì đó cũng chỉ là con số trên giấy, con số họ kiểm soát được, không phải là con số thực. Từ năm 1954, ở dải đất ven biển từ Quảng Nam, Đà Nẵng trở vào đến Hà Tiên, Phú Quốc, xuất hiện nhiều làng đánh cá mới là dân đánh cá ở các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình dời cả làng vào đó lập làng mới trong làn sóng dân miền Bắc di cư vào Nam. Những người dân đánh cá không thể chỉ khăn gói quả mướp, gồng gánh thêm mấy cái nồi niêu soong chảo tìm đường xuống Hải Phòng rồi chui vào con tàu há mồm của Pháp chạy vào Nam như dân làm ruộng mà họ phải mang theo con thuyền là ngôi nhà của họ, là phương tiện đi biển kiếm sống của họ. Cả nhà lên thuyền. Cả làng lên thuyền đi vào Nam nên họ không cần xuống Hải Phòng đăng kí với Pháp rồi sống vạ vật ở vỉa hè, chen chúc chật kín sân Nhà Kèn rộng lớn phía trước Nhà Hát Lớn chầu chực đợi đến lượt xuống tàu há mồm. Dân đánh cá thường đông con. Số dân đánh cá cả dải đất ven biển chạy dài từ Thanh Hóa vào đến Quảng Bình di cư vào Nam năm 1954 – 1955 có lẽ phải bằng số dân cả một tỉnh. Cả làng đánh cá từ miền Bắc chạy vào Nam nên họ mang theo cả tên làng ra đi. Làng đánh cá Ba Làng An ở Đồng Đế Nha Trang ngày nay là dân có gốc gác từ làng chài Ba Làng An, Thanh Hóa. 

Dân đánh cá tự đi bằng thuyền lớn thuyền nhỏ. Nhà giầu ở các thành phố, thị xã tự đi bằng ô tô nhà. Những công chức, những gia đình trung lưu ung dung đi bằng đường hàng không, họ đâu cần xuống Hải Phòng đăng kí để chờ ngày chui vào tàu há mồm. Tóm lại số dân miền Bắc di cư vào Nam năm 1954 phải lớn hơn rất nhiều con số chín mươi nhăm vạn người.

Nói rằng không ai ép ta dự hội nghị Geneve là không đúng. Trung Quốc thao túng hội nghị Geneve rất rõ. Phải có Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tham dự mới có hội nghị Geneve. Có hội nghị Geneve, Trung Quốc mới có cơ hội lần đầu tiên được bước lên vũ đài chính trị thế giới, điều mà Trung Quốc mong đợi suốt từ năm 1949. Trung Quốc ép Việt Nam Dân chủ Cộng hòa dự hội nghị Geneve để phải đình chiến, để phải chia cắt đất nước thành hai nửa đối kháng. Trung Quốc ép Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải chấp nhận giới tuyến phân chia rất bất lợi, đấy là điều rõ ràng. Chia cắt đất nước Việt Nam rồi, Trung Quốc lại ra sức cổ vũ cho bạo lực cách mạng, cổ vũ cho nội chiến ở Việt Nam cứ kéo dài mãi mãi cũng là điều rất rõ ràng.

Tôi mới nói đến đó, ông đã cắt ngang và lại thao thao những điều đã nói. Khác biệt như vậy không thể ngã ngũ trên điện thoại được, tôi đành đợi khi tiết tấu âm thanh của ông thưa ra mới nói xen vào lời cảm ơn nhiệt tình của ông.

Ông là Nhật Hoa Khanh, người đã có hai bài ghi chép dài về cuộc gặp gỡ, hỏi chuyện trong nhiều ngày với Tố Hữu, với Nguyễn Đình Thi. Điều đặc biệt là ông công bố hai bài ghi chép này khi cả Tố Hữu và Nguyễn Đình Thi đều đã khuất nên không ai biết thực hư ra sao.

Copy từ: FB Phạm Đình Trọng


....................

TT Obama: Vấn đề Syria ảnh hưởng tới sự khả tín của quốc tế


Tổng thống Mỹ Barack Obama nói về vấn đề Syria trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Thụy Điển Fredrik Reinfeldt tại Stockholm, Thụy Điển, ngày 4/9/2013.
Tổng thống Mỹ Barack Obama nói về vấn đề Syria trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Thụy Điển Fredrik Reinfeldt tại Stockholm, Thụy Điển, ngày 4/9/2013.
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama hôm nay nói rằng sự khả tín của cộng đồng quốc tế sẽ bị ảnh hưởng nếu những vụ tấn công bằng vũ khí hóa học của Syria không được giải quyết.

Phát biểu tại cuộc họp báo chung ở Stockholm với Thủ tướng Thụy Điển Frederik Reinfeldt, ông Obama nói rằng ông không định ra “một lằn ranh đỏ” về việc sử dụng vũ khí hóa học, nhưng lằn ranh đó đã được thiết lập khi các cường quốc thế giới phê chuẩn một hiệp ước chống lại vũ khí hóa học.

Tổng thống Obama cho biết ông và vị thủ tướng của Thụy Điển đồng ý với nhau là cộng đồng quốc tế không thể im lặng trước “hành động man rợ” ở Syria và việc không đáp trả sẽ làm gia tăng khả năng xảy ra những vụ tấn công khác.

Ông Obama đang thực hiện chuyến viếng thăm một ngày ở Stckholm trước khi đáp máy bay đến Nga để dự hộïi nghị thượng đỉnh G 20 ở St. Petersburg, nơi Syria dự kiến nằm cao trong nghị trình thảo luận.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đưa ra những phát biểu về Syria có thể làm gia tăng những mối căng thẳng trước khi tiếp kiến ông Obama và các nhà lãnh đạo khác của khối G-20.

Hôm nay, ông Putin nói rằng Ngoại trưởng Mỹ John Kerry “nói láo” khi tuyên bố phe chống đối ở Syria đã bị al-Qaida xâm nhập hàng ngũ nhiều hơn.

Nhà lãnh đạo Nga cũng nói rằng Quốc hội Mỹ sẽ cho phép “xâm lăng” nếu họ chấp thuận kế hoạch sử dụng sức mạnh chống lại Syria mà không có sự ủng hộ của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc.

Trước đó, ông Putin cho biết ông không loại bỏ khả năng ủng hộ một sự cho phép của Liên hiệp quốc để sử dụng sức mạnh quân sự chống lại Syria nếu có bằng chứng cho thấy các lực lượng chính phủ đã sử dụng vũ khí hóa học giết hại thường dân.

Ông Putin nói với hãng thông tấn AP và đài truyền hình Nga rằng Hoa Kỳ nên trình bày cho Liên hiệp quốc những bằng chứng “có tính thuyết phục”, và cảnh báo Hoa Kỳ chớ thực hiện hành động quân sự nào mà không có sự phê chuẩn của Liên hiệp quốc.

Ông Putin cũng nói rằng Nga đã ngưng giao cho Syria các bộ phận của phi đạn địa đối không S-300, nhưng sẽ xét lại quyết định này nếu có những hành động “vi phạm các chuẩn mực hành xử quốc tế.”

Copy từ: VOA


..................

Ủy ban Thượng viện Mỹ đồng ý đánh Syria


Ủy ban Thượng viện Mỹ đồng ý đánh Syria

Cập nhật: 04:03 GMT - thứ năm, 5 tháng 9, 2013

Òng Assad đi thị sát quân đội
Syria nói họ đã sẵn sàng cho chiến tranh với Mỹ và đồng minh
Ủy ban Đối ngoại của Thượng viện Hoa Kỳ đã phê chuẩn hành động vũ lực ở Syria để đáp trả cáo buộc nước này tấn công dân thường bằng vũ khí hóa học.
Kết quả bỏ phiếu cho thấy tỷ lệ ủng hộ là 10/7.
Điều này có nghĩa là giờ đây bản dự thảo Nghị quyết này sẽ được đưa ra bỏ phiếu ở toàn thể Thượng viện – dự kiến sẽ diễn ra trong tuần tới.
Cho tới nay, chỉ có 23 trong tổng số 100 thành viên Thượng viện đã bày tỏ công khai rằng họ ủng hộ hoặc có thể ủng hộ Nghị quyết này, theo số liệu của kênh truyền hình ABC.
Trong khi đó, 16 thượng nghị sỹ nói họ sẽ bỏ phiếu chống hoặc có thể sẽ bỏ phiếu chống còn 61 vị còn lại vẫn chưa quyết định.
Tuy nhiên, tỷ lệ này sẽ còn thay đổi khi từ ngữ trong dự thảo được chỉnh sửa, khi Nhà Trắng và các đồng minh trong Quốc hội của họ gia tăng sức ép và các nghị sỹ lắng nghe ý kiến cử tri của họ.

‘Uy tín bị đe dọa’

Cũng trong hôm thứ Tư ngày 4/9, Quốc hội Pháp, vốn là nước ủng hộ mạnh mẽ hành động can thiệp quân sự – đã có một phiên họp bất thường mặc dù các nghị sỹ ở đây chỉ bàn chứ không bỏ phiếu vì tổng thống nước này có quyền Hiến định được quyết định các hành động quân sự.
Phát biểu tại cuộc họp báo hôm 4/9 ở Stockholm, Thụy Điển, nơi ông đang dừng chân trước khi tới Nga dự hội nghị Thượng đỉnh G20, Tổng thống Mỹ Barack Obama nói: “Uy tín của tôi không bị đe dọa. Uy tín của cộng đồng quốc tế mới bị đe dọa.”
"Uy tín của nước Mỹ và Quốc hội Mỹ đang bị đe dọa bởi vì chúng ta chỉ nói suông rằng những chuẩn mực quốc tế này là quan trọng."
Tổng thống Mỹ Barack Obama
“Uy tín của nước Mỹ và Quốc hội Mỹ đang bị đe dọa bởi vì chúng ta chỉ nói suông rằng những chuẩn mực quốc tế này là quan trọng,” ông nói.
Obama cũng nói rằng ông tin Quốc hội Mỹ sẽ phê chuẩn hành động can thiệp này nhưng ông nhấn mạnh rằng với tư cách là tổng tư lệnh quân đội, dù gì đi nữa ông vẫn có quyền hành động vì lợi ích quốc gia.
Ủy ban Đối ngoại Thượng viện đã phê chuẩn Nghị quyết với một thành viên không bỏ phiếu sau khi chấp nhận chỉnh sửa do Thượng nghị sỹ John McCain đưa ra yêu cầu tăng cường hỗ trợ cho quân nổi dậy Syria.
Biện pháp này cam kết Mỹ sẽ hỗ trợ để tạo ‘những thay đổi quyết định đối với cán cân lực lượng hiện tại’ ở Syria.
Dự thảo Nghị quyết cũng viết rằng chính sách của Mỹ là ‘thay đổi tình thế trên chiến trường Syria để tạo ra môi trường thuận lợi cho một giải pháp đàm phán giúp chấm dứt nội chiến và tiến tới thành lập một chính phủ dân chủ’.
Thượng nghị sỹ Durbin của Đảng Dân chủ, một thành viên cao cấp của Ủy ban, cho biết ông từng bỏ phiếu chống cuộc chiến ở Iraq, nhưng ‘lần này thì khác’.
Ủy ban đối ngoại Thượng viện Mỹ đang bàn bạc
Cuộc bỏ phiếu tại Ủy ban đối ngoại Thượng viện là thắng lợi của chính quyền Obama
“Những gì chúng tôi đã làm hôm nay là một bước đi đúng hướng,” ông nói, “Tôi hy vọng rằng bước đi này sẽ giúp thế giới trở nên tốt đẹp hơn.”

Quốc hội chia rẽ

Tuy nhiên một thượng nghị sỹ Dân chủ khác là ông Tom Udall nói ông đã bỏ phiếu chống vì ông tin rằng nước Mỹ sẽ bị cuốn vào cuộc nội chiến ở Syria.
Udall cùng năm đồng nghiệp khác ở Đảng Cộng hòa đã bỏ phiếu chống, trong đó có các thượng nghị sỹ Rand Paul và Marco Rubio – hai người được xem là ứng viên tiềm năng cho cuộc bầu cử tổng thống vào năm 2016.
Trong lúc này, Ngoại trưởng John Kerry và Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel đang tiếp tục vận động Quốc hội ủng hộ dùng vũ lực chống Syria. Sau Thượng viện, hai ông tiếp tục ra điều trần tại một ủy ban của Hạ viện.
"Bóng đen của cuộc chiến Iraq vẫn còn quá lớn. Đối với những nghị sỹ đã từng nhiệt tình ủng hộ lật đổ Saddam Hussein giờ đây tự động rút lui."
Jonny Dymond, phóng viên BBC ở Michigan
Ông Hagel nói rằng một cuộc tấn công quân sự của Mỹ không phải chỉ ‘gãi ngứa’ mà sẽ làm suy yếu sức mạnh quân sự của Chính phủ Syria.
Ông nói ông nghĩ rằng nếu Mỹ không hành động thì sẽ có ‘khả năng rất cao’ rằng ông Assad sẽ dùng vũ khí hóa học một lần nữa.
Còn ở Syria, Thứ trưởng Ngoại giao nước này Faisal Mekdad cho biết Damascus đang vận động các đồng minh mà ông cho rằng ‘đang hỗ trợ bằng mọi cách’. Ông nêu tên các nước Iran, Nga, Nam Phi và một số nước Ả Rập.
Đài truyền hình nhà nước Syria cũng bác bỏ tin rằng Tướng Ali Habib, một cựu bộ trưởng Quốc phòng, đã đào tẩu sang Thổ Nhĩ Kỳ.
Từ tiểu bang Michigan, phóng viên Jonny Dymond của BBC, nhận định: “Sự nghi ngờ về hành động chiến tranh bắt nguồn từ chia rẽ đảng phái trầm trọng – một số nghị sỹ Cộng hòa không tin vào bất cứ cái gì của chính quyền Obama.”
“Tuy nhiên bóng đen của cuộc chiến Iraq vẫn còn quá lớn. Vài nghị sỹ đã từng nhiệt tình ủng hộ lật đổ Saddam Hussein giờ đây tự động rút lui,” ông nói thêm.

Copy từ: BBC


....................

LUẬT SƯ YÊU CẦU TRẢ TỰ DO CHO ÔNG LÊ QUỐC QUÂN


Ngày 3 tháng 9 năm 2013, Luật sư Hà Huy Sơn, người bào chữa cho ông Lê Quốc Quân đã gửi tới Chánh án Tòa án nhân dân tp Hà Nội và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tp Hà Nội văn bản yêu cầu trả tự do ngay cho ông Lê Quốc Quân




Copy từ: Blog TS Nguyễn Xuân Diện


........................

DẠY HỌC SINH GIAN DỐI NGAY TRONG NGÀY KHAI GIẢNG


Nhà báo Nguyễn Thông cũng là blogger nổi tiếng, cũng từng là nhà giáo lâu năm trong nghề, tuy vừa rồi bị áp lực phải đóng blog, nhưng anh không thể nào lặng thinh trước một sự việc kỳ quái cứ diễn đi diễn lại hằng năm, bằng một phương tiện truyền thông khác, anh đã phải lên tiếng về chuyện này. Đó là câu chuyện về Lễ Khai Giảng.

Trong bài "Ngày khai trường dành cho ai?", cựu thầy giáo Nguyễn Thông viết:

" Ngày khai trường, khai giảng là sự mở đầu, có tác dụng tạo hứng khởi cho suốt một năm học, nhất là với thầy và trò. Sau mấy tháng nghỉ hè nhưng đồng thời cũng là mấy tháng tu sửa trường lớp, chuẩn bị bài giảng, ôn luyện kiến thức, bồi dưỡng sức khỏe…, thầy trò lại gặp gỡ, bắt đầu hành trình mới dưới mái trường. Mỗi lần khai trường là dấu mốc một chặng quan trọng trong đời người trên đường học vấn, nhất là với những em bé vừa “tốt nghiệp mầm non”, tạm biệt gấu bông, bỏ lại tuổi thơ non nớt để chững chạc bước vào lớp một. Xét trên khía cạnh nào đó, ngày khai trường có ý nghĩa rất thiêng liêng, không chỉ với từng cá nhân đi học mà với cả cộng đồng."

"Vậy nhưng chẳng hiểu tại sao gần chục năm trở lại đây lãnh đạo ngành GD, mà cụ thể là Bộ GD-ĐT đã thay đổi một nghi thức đầy ý nghĩa như thế bằng cách thực hiện chả giống ai. Cụ thể là chỉ đạo các trường tổ chức dạy chính khóa ngay từ dịp hè, hầu hết từ nửa đầu tháng 8. Cứ lặng lẽ âm thầm, thầy giáo lại lên bục giảng, học sinh lại đến trường miệt mài học tập. Khi bộ máy đã hoạt động trơn tru, ngon trớn thì đùng một cái các trường phải ngưng dạy ngưng học để tổ chức khai trường, khai giảng. Cũng cờ quạt, diễn văn, cũng băng rôn khẩu hiệu, văn nghệ, cấp trên về dự chỉ đạo dăm ba câu, thúc vài hồi trống, nhưng tất cả chả khác gì cái vỏ hình thức vô hồn, khó tìm thấy ở đó sự xúc động của buổi tựu trường, tình thầy trò đằm thắm ngày gặp lại, nói chi sự thiêng liêng cao quý ghi dấu một đời người. Ở cương vị cầm trịch, các nhà lãnh đạo có quyền và có nhiều lý do để bao biện, ví dụ chương trình dày nặng nên phải giãn ra học trước, hoàn cảnh từng địa phương có khác nhau… Nếu vậy, hà cớ chi không giảm tải bằng việc cắt giảm chương trình vốn bị dư luận đánh giá là quá nặng cho phù hợp thời gian quy định, cớ chi không để các trường tùy thuộc vào hoàn cảnh riêng tổ chức khai giảng sớm, sau đó mới dạy mới học. Nếu cần thống nhất trên cả nước một ngày khai trường cho có khí thế (ngày 5.9 chẳng hạn), chắc không mấy ai phản đối, nhưng khai trường phải là sự mở đầu cho năm học, chứ không thể học chán chê mới rình rang khai trường. Làm chỉ nặng về hình thức, thì thôi, tốt nhất là đừng làm."
Cựu nhà giáo Nguyễn Thông chưa trả lời câu hỏi đã đặt ra là  ngày khai trường hiện nay đang diễn ra đồng loạt trên toàn quốc là  thực sự dành cho ai thì nhà giáo vừa nghỉ hưu Nguyễn Đức Hiệp trong cảm nghĩ của mình trên facebook đã nói:
"Mấy ngày nay, ở một số trường phổ thông, học sinh đang "hồ hởi" tập dợt cho ngày Lễ Khai giảng. Tôi đã may mắn có mặt trong hơn 30 lần khai giảng qua, theo "phong cách" này, suốt những năm còn dạy học, nói thật là cái cảm xúc "bồi hồi" mà thuở nhỏ của mình đã trải nghiệm không còn nguyên vẹn nữa. Thày trò đều ngán ngẫm những lời "huấn thị" sáo rỗng (viết sẵn) của các vị khách mời khả kính (thường là đến trễ, khiến buổi Lễ trang nghiêm ấy nhiều lúc phải lùi giờ khai mạc) và những lời chúc mừng năm học mới của cấp Huyện, Tỉnh, cấp ... Quốc gia nghe chừng na ná nhau (thường do các chuyên viên viết sẵn)".
Câu hỏi đã được trả lời, lễ khai giảng được tổ chức rình rang, hoành tráng không phải dành cho học sinh và thầy cô mà dành cho các quan chức. Thật ra thì cũng không dành cho các quan chức mà dành cho lãnh đạo nhà trường được dịp mời quan chức cấp trên về để nịnh nọt và khoe khoang thành tích.
Một facebooker viết: "Hôm nay khai giảng mà thấy con bà hàng nước vẫn ở nhà giúp mẹ bán quán, hỏi ra mới biết trường chỉ chọn mỗi lớp 10 em được đi dự lễ khai giảng, còn tất cả được nghỉ ở nhà. Hỏi trường nào? Thì biết đó là trường N. D. quận 1 TP HCM"
Thế đấy, lễ khai giảng mà các em học sinh không được đi dự, chỉ tuyển ra mỗi lớp 10 em thôi. Tôi tìm hiểu thì biết 10 em đó phải là học sinh giỏi và ngoan, phải tập trung trước một ngày để nhà trường tập dượt làm lễ khai giảng dự bị.
 Không riêng gì trường Nguyễn Du, tất cả các trường học trên toàn quốc đều tập trung các em và thầy cô trước một ngày để làm lễ khai giảng nháp nghĩa là luyện tập kỹ lưỡng trước khi ra "trình diễn" vào ngày lên "sân khấu" chính thức. Làm như vậy để làm gì? Để cho quan chức được mời về thấy được đón tiếp long trọng, thấy được nhiệt liệt chào mừng, thấy học sinh trường "ta" toàn sáng sủa và ngoan ngoãn, thấy trường "ta" lễ nghi nghiêm túc và hoành tráng, thấy tính tổ chức của ban giám hiệu rất cao. Tóm lại là bắt thầy trò làm mọi việc kể cả đóng kịch nhằm làm vừa lòng các quan chức cấp trên trong ngày nhập học của học sinh.
Còn nội dung buổi khai giảng có gì? Nghe thư chủ tịch nước, nghe huấn thị của các quan chức cấp trên, nghe báo cáo thành tích của ban giám hiệu, nghe phát biểu của vài thầy cô, nghe phát biểu của "lãnh tụ" đoàn, đội...Tất cả những cái đó đều soạn trước theo công thức, sáo rỗng, khô cứng, xa lạ và giả dối nữa. Học sinh phải ngồi chịu trận dưới sân trường nắng cháy từ sáng sớm đến gần 12 trưa để làm bộ yên lặng và ngoan ngoãn "nuốt" hết những lời vàng ngọc dài dòng và vô cảm ấy.
 Cựu nhà giáo Nguyễn Vạn Phú nói về lá thư của chủ tịch nước mà hàng triệu học sinh phải nghe trong lễ khai giảng:
"Tôi nghĩ khai giảng năm học mới là dịp các lãnh đạo tham dự lễ nhấn mạnh vài ba điểm mà họ tâm đắc để chia sẻ với học sinh, mong sao học sinh lấy đó làm tấm gương để noi theo, như tình bạn hay tình thầy trò, như học cho ai, học để làm gì… 
Vậy mà sáng nay hàng triệu học sinh phải nghe những câu rất khô khan, xa lạ và khó hiểu, kiểu như: Năm học 2013 - 2014 là năm học đầu tiên triển khai thực hiện Kết luận của Hội nghị Trung ương 6 (Khóa XI) về “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” (trích thư của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang)". 
Thư của chủ tịch nước mà vậy huống chi diễn văn của các quan chức khác. Chỉ tuyển học sinh ngoan đi dự lễ và lễ phải làm nháp trước là để lường tình huống học sinh không thể nào chịu ngồi yên suốt 4 tiếng đồng hồ để nghe những điều xa lạ, sáo mòn và khô cứng như vậy.
Làm lễ khai giảng sai ngày, diễn tập lễ khai giảng như diễn tập kịch, nội dung buổi lễ thì thiếu sự thân thiện và chân thật, mục đích buổi lễ thì dùng để tâng công, nịnh nọt...tất cả những điều ấy nói lên rằng: Ngành giáo dục đang dạy cho toàn thể học sinh sự gian dối ngay trong ngày khai giảng.

Có cần thiết tổ chức một lễ khai giảng hoành tráng như  khai mạc thế vận hội mà không chút thân thiện hay không

 P/S: Nói thêm về sự chân thật và tính thân thiện trong buổi lễ khai giảng.
Vì là buổi lễ để khoe khoang và báo công nên các vị đã quá chú trọng đến hình thức, đến quy mô hoành tráng, đến sự nghiêm trang khô cứng, đến lễ nghi rườm rà. Nếu buổi lễ khai giảng thật sự dành cho học sinh và các thầy cô thì phải chú trọng đến sự chân thực và tính thân thiện của nó. Buổi lễ phải được tổ chức đúng  vào ngày đầu tiên tựu trường, không nhất thiết phải đúng ngày 5.9 và tổ chức cho toàn thể học sinh của cả hai ca.Sân trường không đủ chỗ thì cho một nửa học sinh vào hành lang hoặc vào lớp học, nửa học sinh ngồi ở sân trường. Lễ khai giảng chỉ nên đọc thư của chủ tịch nước rồi đến phát biểu ngắn gọn và chân tình của hiệu trưởng. Sau đó là ý kiến của một  thầy cô rồi cảm tưởng của một vài em học sinh. Còn các quan chức khác thì xin miễn vì những gì cần nói đã nói trong thư của chủ tịch nước rồi. Thời gian còn lại để giành cho các em gặp gỡ giao lưu với nhau sau ba tháng hè xa cách, cũng như để giành các em năm đầu cấp tìm hiểu làm quen với trường lớp, thầy cô và bạn bè.
Dĩ nhiên một buổi lễ như vậy sẽ không được hoành tráng lắm, sẽ có đôi chút lộn xộn thiếu tập trung, học sinh lên nói cảm tưởng trung thực thì có thể bị vấp váp, bị ngập ngừng, nhưng đó là sự vấp váp ngập ngừng đáng yêu và đầy trung thực của tuổi học trò. Bù lại học sinh có được một buổi lễ thân thiện, ý nghĩa và sẽ có nhiều kỷ niệm để đời. Từ đó sẽ có được những áng văn bay bổng, bất hủ về ngày đầu tiên đi học như Thanh Tịnh đã viết ra từ cái ngày tựu trường đầu tiên nên thơ và đầy cảm xúc chân tình của mình.
Copy từ: Blog Huỳnh Ngọc Chênh


..........................

1 USD và 2,6 tỷ vnd


Đào Tuấn 
Tháng 3 năm nay, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đã tự xin cắt giảm 14 ngày lương để chia sẻ với các nhân viên dân sự của Lầu Năm Góc. Tại sao lại là 14 ngày? Bởi theo kế hoạch chi tiêu mới, việc Bộ Quốc phòng phải cắt giảm 40 tỷ USD khiến cho 800.000 nhân viên dân sự sẽ phải đi làm 14 ngày không lương, trong khi ông Chuck Hagel không nằm trong diện cắt giảm.


Trong lĩnh vực “phi chính quyền”, năm ngoái, CEO của mạng xã hội lớn nhất hành tinh Mark Zukerberg tuyên bố sẽ chỉ nhận lương 1 USD.
Có người sẽ nói, với 28,2% cổ phần trong trị giá ngót 100 tỷ USD, Mark cần gì lương. Có người đặt câu hỏi về mục đích của mức lương tượng trưng này khi, trùng thời điểm, là đợt phát hành cổ phiếu lịch sử ra công chúng của facebook. Và thậm chí, người ta nhắc lại cái giá của “sự hy sinh cao cả” là khoản 1,5 tỷ USD, thời điểm những năm 70 của thế kỷ trước, mà Lee Iacocca, CEO của Chrysler, “người khai sáng” “trường phái lương 1 USD” đã nhận từ Chính phủ.

Nhưng nói gì thì nói, mức lương danh nghĩa 1 USD cho thấy cam kết trách nhiệm của DN với những người nắm cổ phiếu. Còn trường hợp “14 ngày lương” của Chuck Hagel, thật khó có thể dùng một từ nào khác hơn, khi đó chính xác là sự “sẻ chia”.

Hôm qua, vụ lương khủng của các CEO doanh nghiệp công ích TP HCM đã phải giải trình trước Ban Kinh tế ngân sách HĐND TP, để rồi, những “sự biến” khiến Thành phố quyết định lập đoàn kiểm tra tất cả các DN nhà nước trên địa bàn về chính sách người lao động là chế độ lương. Dù đây là một phiên họp mà báo chí không được dự, nhưng điều chắc chắn có thể khẳng định là chẳng có gì gọi là “sẻ chia” từ các CEO DN công ích.

Thay vì sự sẻ chia của người đứng đầu với nhân viên của mình. Người ta tìm mọi cách bòn rút, cắt xén mang miếng cơm manh áo của nhân viên để vinh phân phì da khi những đồng lương tiền tỷ đó có được trên miếng cơm manh áo người lao động.

Một sự tình cờ cay đắng, chỉ ngay trước phiên giải trình, “ông giời” đã trút một trận mưa để người dân thành phố và dư luận cả nước có dịp kiểm chứng tương quan giữa hiệu quả công việc của ông giám đốc công ty thoát nước đã làm, và mức lương khủng 2,6 tỷ mà ông vẫn nhận.
Hiệu quả đó thể hiện sinh động trong một bức ảnh những người đóng thuế được gọi là dân phải dắt xe máy giữa biển nước cao ngang bụng.

Không thể đòi hỏi “sự hy sinh cao cả”, để các CEO DN công ích Thành phố nhận mức lương tượng trưng 1 đồng. Cũng như khó đòi hỏi họ phải giảm lương để “chia sẻ” khó khăn, bởi sự sẻ chia trước hết phải bắt đầu từ sự tự nguyện với một cái tâm sáng và sự cảm thông. Lại càng khó để có thể nói chuyện đạo đức ở đây.

Có một điều có thể làm được, nói như Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hoàng Quân khi ông “choáng váng” trước những con số lương khủng khiếp “Mấy ông giỏi vậy thì cần gì nhờ đến ngân sách. Rõ ràng là bớt lương của công nhân để làm giàu cho lãnh đạo. Cái tội này là phải trị tới nơi tới chốn”.

Nhưng một biện pháp nào đó để “trị tới nơi tới chốn”, áp dụng cá biệt với cá nhân một vị giám đốc nào đó dầu sao, cũng chỉ là chữa cháy, với những hành vi không thiếu phổ biến mà ĐBQH Lê Như Tiến thẳng thắn gọi là “không bình thường”, là “móc túi người lao động”.

Một chính sách kiểm soát lương thưởng của những người quản lý ra đời sau cơn giận giữ của cả người và trời, có lẽ đó mới là căn cơ, để không bao giờ còn tồn tại cơ chế lương thưởng bí mật, bịt bùng, để không bao giờ người lao động phải đau lòng khi nghe giải thích rằng mình đang bị móc túi mà hoàn toàn không hay biết.
 
Copy từ  Blog Đào Tuấn
 
 
......................................

Điện hạt nhân tiếp tục bị chỉ trích nhân dự án Đà Lạt


 
Điện hạt nhân và hiểm họa khó kiểm soát (DR)
Điện hạt nhân và hiểm họa khó kiểm soát (DR)
Trọng Thành
Trung tuần tháng 8/2013, báo chí trong nước đưa tin về phản ứng lo ngại của chính quyền tỉnh Lâm Đồng đối với dự án xây dựng một cơ sở hạt nhân cách trung tâm thành phố Đà Lạt 10 km. Nhìn nhận về nỗi lo ngại trước dự án hạt nhân Đà Lạt – một mắt xích cơ bản trong chủ trương chuẩn bị nhân lực cho các nhà máy điện hạt nhân (ĐHN) tương lai của Việt Nam – là một dịp trở lại với các câu hỏi : Liệu lựa chọn năng lượng hạt nhân có thực sự hữu ích ? Và trong trường hợp bất khả kháng, cần phải hành động như thế nào để ĐHN không trở thành một thảm họa ?
Về chủ đề này, Tạp chí Khoa học RFI trước hết xin giới thiệu với quý vị tiếng nói của Giáo sư Nguyễn Khắc Nhẫn, nguyên cố vấn của Nha Kinh tế - Dự báo - Chiến lược của tập đoàn điện lực Pháp EDF. Từ mươi năm nay, Giáo sư Nhẫn dành rất nhiều tâm lực đặc biệt cho việc nghiên cứu về vấn đề ĐHN và năng lượng nói chung, nhằm đưa ra những tư vấn mang tính cảnh báo về nguy cơ của việc theo đuổi con đường phát triển ĐHN một cách mù quáng.

Toàn bộ phỏng vấn với Giáo sư Nguyễn Khắc Nhẫn
 
04/09/2013
 
 
RFI : Theo tin trong nước, Việt Nam đang có dự án xây cất Trung tâm nghiên cứu hạt nhân ở Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, trị giá nửa tỷ USD, do Nga giúp đỡ công nghệ. Giáo sư đã từng nhiều lần lên tiếng về chương trình ĐHN của Việt Nam. Vậy xin Giáo sư cho biết quan điểm về Trung tâm này ?
Giáo sư Nguyễn Khắc Nhẫn : Vì tôi hoàn toàn không đồng ý với chương trình ĐHN của Việt Nam, tôi rất tiếc phải nói rằng việc xây cất Trung tâm hạt nhân ở Đà Lạt, gắn liền với chương trình này, là không cần thiết lắm, phí tiền của dân mà không đem lợi ích gì cho nước nhà. Lẽ cố nhiên, đối với Viện Năng lượng nguyên tử, có trách nhiệm lớn trong chương trình ĐHN, tôi thông cảm với những lý do mà ông Viện trưởng, TS Trần Chí Thành, đã đưa ra. Theo ông Viện trưởng, thì Trung tâm có bổn phận phục vụ các nhà khoa học, các trường đại học và các cơ sở liên quan đến việc khai thác các nhà máy ĐHN.
Ta không có nhân lực thì phải có cơ sở để làm thí nghiệm và đào tạo một số cán bộ ở trong nước, chứ không thể hoàn toàn ỷ lại ngoại quốc, điều ấy dễ hiểu thôi, không có gì đáng trách móc lắm.

Điện hạt nhân đã lỗi thời và rất nguy hiểm
Vì thế trước tiên, cho phép tôi trả lời câu hỏi chính là : Tại sao tôi không ủng hộ chương trình ĐHN ?
Từ 10 năm nay, qua trên 40 bài tôi viết và trả lời phỏng vấn, tôi đã có dịp trình bày những lý do tại sao Việt Nam không nên làm ĐHN.
Tôi xin vắn tắt lại như sau : ĐHN đã lỗi thời, không an toàn, rất nguy hiểm cho hàng chục thế hệ con cháu sau này. ĐHN không kinh tế như người ta tuyên truyền láo, nó sẽ đắt hơn năng lượng tái tạo, khi ta xây cất xong các nhà máy. Hiện nay giá thành điện gió ở Âu Châu đã cạnh tranh được rồi.
Điện Hạt Nhân – ĐHN - là Điện Hại Nước, Điện Hại Non. Non Nước và dân ta có tội gì đâu, mà phải sống trong sự đe dọa thường trực của phóng xạ giết người, gây bệnh hoạn suốt đời, sau biết bao tang thương của những cuộc chiến tranh tàn ác để lại. Vì một chiến lược sai lầm, không phù hợp với cuộc cách mạng năng lượng thế giới đang diễn ra (smartgrid, Năng lượng tái tạo, tiết kiệm và hiệu quả năng lượng...), nếu rủi ro, trong chớp nhoáng, Việt Nam có thể bị điêu tàn, kinh tế sụp đổ, ngành du lịch, xuất khẩu tê liệt !
Trở lại vấn đề dự án Trung tâm hạt nhân Đà Lạt. Tại Hội nghị Khoa học và công nghệ hạt nhân toàn quốc lần thứ 10 vừa diễn ra tại Vũng Tàu, ông Lê Đình Tiến - Thứ trưởng Bộ KHCN - phát biểu như sau : Chúng ta đang thiếu nhân lực, cán bộ năng lượng nguyên tử, cán bộ giỏi về ĐHN. Hiện nay, các cán bộ trong nước đang gặp khó khăn trong việc thẩm định kết quả tư vấn cho hai nhà máy ĐHN ở Ninh Thuận do chúng ta đang rất thiếu chuyên gia, thiếu đội ngũ làm việc cho cơ quan pháp quy để đảm bảo an toàn an ninh cho hạt nhân, thiếu đội ngũ cán bộ xây dựng nhà máy ĐHN. Việc quản lý chất thải nhà máy ĐHN cũng đang là vấn đề quan trọng đang tranh cãi chưa đưa ra được hướng đi.
Như thế thì tại sao ta phải xây dựng cấp bách nhà máy ĐHN ở Ninh Thuận ? Rồi xây tiếp một loạt 14 lò đến năm 2030 ? Chưa gì mà có người đã hãnh diện cho Việt Nam, sẽ được xếp vào hàng thứ 15 trong số 33 nước có ĐHN trên thế giới !

Đầu tư khổng lồ, kết quả mờ mịt
Trên nguyên tắc, với 500 triệu đôla, ta có thể cấp ít nhất 50.000 học bổng cho các kỹ sư đã tốt nghiệp, du học ở ngoại quốc, khỏi cần xây cất Trung tâm này. Tuy nhiên, nếu làm 14 lò với tham vọng xây dựng nền tảng cho một công nghiệp hạt nhân, thì sẽ cần thêm hàng chục tỷ đô la để đầu tư vào nhiều cơ sở nghiên cứu khác, một Trung tâm có nghĩa lý gì ?
Diện tích đất trong dự án (Đà Lạt) lên đến 107 ha, tha hồ mà xây cất. Càng nhiều Trung tâm như vậy, giá điện càng tăng nhanh !
Nên biết rằng trước khi EDF (Electricité de France – Công ty điện lực quốc gia Pháp) bắt đầu xây cất các nhà máy ĐHN vào năm 1957, Pháp đã có lò Zoe – EL1 (1948), EL2 (1952). Sau đó, liên tiếp từ 1956 trở đi đến 1978, Pháp không ngừng xây cất gần 30 lò nghiên cứu và đào tạo, rải rác ở nhiều Trung tâm của CEA. Hiện nay chỉ 15 lò nghiên cứu còn hoạt động.
Như thế có nghĩa là, nếu ta quyết tâm chọn con đường hạt nhân, đầy chông gai hiểm trở, theo tôi, hoàn toàn bế tắt, thì ta sẽ phung phí hàng chục, rồi hàng trăm tỷ đôla của dân còn nghèo khổ. Nó sẽ thu hút tất cả nguồn sinh lực và tài chính quốc gia, không cho phép ta đầu tư vào những lĩnh vực then chốt khác : Năng lượng tái tạo, tiết kiệm và tăng gia hiệu suất năng lượng, chưa kể các lĩnh vực ưu tiên, như giáo dục, nghiên cứu, y tế, xã hội...Và ta sẽ càng khó đuổi kịp các nước biết nhìn xa ngó rộng, biết đầu tư đúng nhịp tiến bộ khoa học kỹ thuật ngày nay.
Chương trình ĐHN Pháp quá mạnh, nay cũng bị kẹt ! Pháp muốn khai thác nhanh Năng lượng tái tạo như Đức mà không đủ điều kiện, nhất là về tài chính. Đức rất khôn ngoan, đã tiên phong đầu tư vào lĩnh vực tái tạo từ hơn 20 năm nay !

Pháp : Cường quốc hạt nhân dần chuyển sang năng lượng xanh
Để có một ý niệm về tầm quan trọng của lĩnh vực nghiên cứu hạt nhân, tôi xin phép vắn tắt giới thiệu Trung tâm hạt nhân của Pháp nêu trên : CEA (Commisariat à l'Energie Atomique et aux Energies Alternatives). Hai chữ Energies Alternatives (các năng lượng mới) mới thêm vào cách đây vài năm, chứng tỏ sự chuyển hướng của Pháp trong lĩnh vực năng lượng. CEA, nỗi tiếng trên thế giới, có cả thảy 5 cơ sở dân sự (Saclay, Fontenay- aux- Roses, Grenoble, Marcoule và Cadarache) và 5 cơ sở quân sự. Với một ngân sách lên đến 4,7 tỷ euros và 16.000 nhân viên có trình độ rất cao, phục vụ ở 53 đơn vị, CEA hợp tác chặt chẽ với 500 xí nghiệp.
Riêng về CEA Grenoble, trước kia gọi là CENG (Centre d'Etudes Nucléaires Grenoble), được GS Louis Néel, Nobel Vật lý, thành lập năm 1956, tôi được biết rõ hơn cả vì đã tu nghiệp hạt nhân ở nơi đây.
CENG có cả thảy 12 phòng thí nghiệm, dành cho nghiên cứu vật lý cơ bản, vật lý chất rắn, nhiễu xạ nơtron, nhiệt độ thấp, cộng hưởng từ, máy gia tốc. Các phòng thí nghiệm khác đảm trách vật lý hạt nhân, truyền nhiệt, đặc tính hóa học của chất rắn và luyện kim, đặc tính hóa học dưới bức xạ, ứng dụng chất phóng xạ và điện tử. Cộng với 3 lò hạt nhân : Mélusine, Siloé, Siloette, CENG đã đào tạo hàng ngàn kỹ sư cho EDF.
Từ 2002 đến 2012, CEA Grenoble đã phá gỡ 3 lò nêu trên. Vì thế hiện nay, CEA Grenoble hoàn toàn phi hạt nhân và 4 hướng nghiên cứu chính là công nghệ micro-nano, năng lượng mới, công nghệ sinh học và nghiên cứu cơ bản.
Quá trình diễn biến khoa học và kỹ thuật của CENG cho phép tôi nói rằng : Việt Nam đi lùi hơn nửa thế kỉ mà không biết !
Vì cớ gì, người ta đi tới, mình đi lùi, người ta đi ra, mình đi vào ?
Lúc bắt đầu chương trình ĐHN, Pháp đã có một nền tảng công nghiệp cơ điện vững chắc, ngoài EDF và CEA. Lực lượng nguyên tử của họ ngày nay có thêm Areva, một xí nghiệp hùng mạnh, bao sân toàn bộ chu kỳ hạt nhân, từ mỏ uranium đến khâu xử lý chất thải phóng xạ. Nên biết rằng từ 1957 đến 2010, Pháp đã đầu tư cả thảy khoảng 300 tỷ đô la vào lĩnh vực hạt nhân dân sự.
Liệu ta có đủ nhân lực và tài chính để ồ ạt xung phong vào một công nghiệp đang xuống dốc mạnh không ?
Dù sao, theo tôi, xây dựng Trung tâm hạt nhân Đà Lạt bây giờ thì cũng quá muộn rồi, so với lịch trình của một chương trình ĐHN quá tham vọng của ta, sang năm đã khởi công.

Nếu nâng cao hiệu suất sử dụng điện, không cần ĐHN
Giáo sư Phạm Duy Hiển : Hiện nay có một mâu thuẫn như thế này : Chúng ta nói là Việt Nam thiếu điện. Tất nhiên hai năm nay, thì đỡ hơn rất nhiều, vì có một số tổ máy vào, không đến nỗi bị cúp điện như cách đây 3, 4 năm. Nhưng mà tôi vẫn giữ một quan điểm là Việt Nam rất lãng phí điện. Chúng tôi có những công trình nghiên cứu nói rõ những cái đó. Việt Nam lãng phí vào loại nhất thế giới. Nói ra điều này ít ai tin được, bởi vì một nước nghèo như Việt Nam, làm sao lại lãng phí đến mức như vậy ?!
Nhưng mà hãy hỏi các nhà nghiên cứu có tìm hiểu kỹ về vấn đề này, thì so sánh theo những tiêu chí nhất định, thì đúng như vậy. Hệ số đàn hồi của Việt Nam là luôn luôn lớn hơn 2, mà các nước xung quanh chỉ hơn 1. Như vậy đề làm được một đô la hay một euro, chúng ta phải tiêu thụ lượng điện gấp đôi các nước xung quanh. 5% tăng trưởng GDP hàng năm, thì tiêu thụ điện tăng tới 12%. Như thế hệ số đàn hồi lớn hơn 2. Hiện nay chưa giải được bài toán đó. Thực ra những người có thẩm quyền cũng biết việc này và cũng đặt kế hoạch đến 2020, làm sao Hệ số đàn hồi chỉ còn 1 thôi.
Cho nên quyết sách rất quan trọng. Nếu giải quyết được vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng điện… Cứ làm đúng như các nước xung quanh, thì mức tiêu thụ năm 2020 không phải là con số dự kiến như khi đưa ra Quốc hội, lúc đề nghị duyệt chương trình ĐHN. Nếu Việt Nam đề cao hơn nữa hiệu quả sử dụng điện năng, thì theo tôi chưa cần phải làm ĐHN. Cứ đẩy lùi chương trình này lại.
Cái này chứng minh không khó và không phải ít người thấy. Nhưng mà tại sao không thể làm được ? Thì thực ra tôi thấy cũng rất là khó hiểu ?!
 
Dân các nước dân chủ thường phản đối cơ sở hạt nhân gần dân cư
RFI : Hiện nay tỉnh Lâm Đồng không đồng ý về việc xây cất Trung tâm ở Đà Lạt, do sợ hạt nhân và có đề nghị nên tìm một địa điểm khác cách xa Đà Lạt 30 km. Xin Giáo sư cho biết suy nghĩ của Giáo sư về vấn đề này ?
GS Nguyễn Khắc Nhẫn : Tỉnh Lâm Đồng không đồng ý thì cũng có lý, tuy mức độ nguy hiểm của Trung tâm thấp hơn nhiều so với lò ĐHN.
Muốn so sánh, lấy ví dụ lò nghiên cứu Triga Đà Lạt 250 kW nhiệt của Mỹ viện trợ năm 1963. Sau đó vào năm 1984, hợp tác với Nga, công suất nhiệt đã được nâng lên 500 kW. Công suất điện lò Ninh Thuận là 1000 MW, tức gần 3000 MW nhiệt !
Rủi ro về ô nhiễm phóng xạ phần lớn là do sự cẩu thả hay sai lầm của nhân viên khai thác. Còn lạ gì về những nhược điểm của ta : Thiếu tác phong công nghiệp, tác phong xã hội, văn hóa an toàn. Thảm họa Tchernobyl hay Fukushima là do ở con người chứ không phải ở thiết bị.
Ngày nay ở các nước dân chủ, nhất là ở Âu Châu, phần đông các thành phố, làng, xã nhỏ hay lớn đều tìm mọi cách để từ chối việc cấp đất để xây cất nhà máy Điện hay cơ sở hạt nhân, dù có mua chuộc họ với tiền bạc đi nữa.
Cũng vì lẽ ấy mà các công ty điện lực như EDF, đề nghị kéo dài thời gian vận hành các lò từ 30 đến 40, 50 hay 60 năm ! Theo tôi, gia hạn như thế rất tốn kém và nguy hiểm.
Sở dĩ ngày xưa, các phòng thí nghiệm hạt nhân được xây dựng ở trung tâm thành phố, phần lớn cũng vì các chuyên gia thiếu kinh nghiệm và coi thường mức độ nguy hiểm của phóng xạ. Dân chúng thì không có thông tin chính xác để chống đối mạnh như ngày nay.
Ngay ở CENG tại thành phố Grenoble, ngày 7-11-1967, một thanh nhiên liệu đă bị nóng chảy ở lò nghiên cứu Siloé làm thoát ra 55.000 curies trong hồ nước và 2.000 curies trên khí quyển. Cũng ở Grenoble, tại lò RHF (Réacteur à Haut Flux) của Viện Laue-Langevin, ngày 19-7-1974, 2500 curies Antimoine 124 bị rò rỉ trong hồ nước, gây ô nhiễm ở lớp nước giếng.

Trưng cầu dân ý về ĐHN Việt Nam
RFI : Giáo sư có thêm ý kiến gì vấn đề này ?
GS Nguyễn Khắc Nhẫn : Theo tôi, cần phải có cuộc trưng cầu dân ý về chương trình ĐHN của Việt Nam. Như thế mới là dân chủ !
Timothy Mitchell, Giáo sư Đại học Columbia (New York), trong cuốn sách « Carbon Democracy » (Năng lượng và nền Dân chủ) vừa xuất bản, đã chứng minh sự liên hệ mật thiết giữa dân chủ và năng lượng. Qua các thế kỉ 18, 19 và 20, ta thấy các tập đoàn, xí nghiệp, lobby, giàu mạnh trên thế giới, đã lợi dụng đồng tiền, uy tín và quyền lực của họ, gây áp lực và ảnh hưởng lớn trong cơ cấu chính quyền, các tổ chức xã hội, nghiệp đoàn, để khai thác và phát triển công nghiệp than, dầu, khí, rồi ĐHN.
Sau thảm họa Fukushima, họ thừa biết rằng thời kỳ oanh liệt của hạt nhân đã qua rồi (60 năm tròn, như chu kỳ dài hạn của nhà kinh tế Nga Kondratieff), nên đã mạnh dạn chuyển hướng đầu tư sang Năng lượng tái tạo.
Những nước không muốn trưng cầu dân ý, che đậy thông tin chính xác về ĐHN, sẽ làm mất giá trị và ý nghĩa của hai chữ dân chủ. Ở Pháp, nhờ sự tranh đấu vững mạnh của các tổ chức phi chính phủ (ONG), giai đoạn xấu xí này đã chấm dứt từ lâu.

Bài học đi trước thời đại của nước Áo
Nước Áo đã cho thế giới một bài học dân chủ có một không hai trong lĩnh vưc ĐHN, mà ít người biết đến. Từ 1972 đến 1977, nước này xây cất xong nhà máy ĐHN Zwentendorf (lò nước sôi BWR 730 MW), cách thủ đô Vienne 60 km, cạnh bờ sông Danube. Ngay sau đó, trong cuộc trưng cầu dân ý năm 1978 (tức trước sự cố Three Miles Island ở Mỹ năm 1979), số phiếu chống ĐHN thắng với tỷ số eo hẹp 50,5% ! Tuy vậy, chính phủ vẫn ra lệnh tuyệt đối cấm không cho nhà máy này vận hành ! Nó đã trở thành một Viện bảo tàng và cũng là một địa điểm đang sản xuất điện mặt trời ! Đáng phục hơn nữa là năm 1999, luật ghi rõ trong hiến pháp - Nước Áo không hạt nhân - được quốc hội đồng thanh biểu quyết.
Sau thảm họa Fukushima, tỷ lệ số dân Áo chống ĐHN vọt lên 80% và người cầm đầu nước này, Werner Faymann, đã long trọng đề nghị Cộng đồng Âu Châu nên từ bỏ ĐHN và đầu tư mạnh vào Năng lượng tái tạo.
Theo tôi, chỉ có Năng lượng tái tạo (không tốn tiền nhiên liệu, đừng bao giờ quên !) mới đem lại độc lập, hòa bình và dân chủ cho thế giới.
Mỗi lò hạt nhân sẽ làm ta kẹt ít nhất 50 năm để khai thác và 50 năm để tháo gỡ. Đó là chưa kể phải tiếp tục quản lý chất thải phóng xạ suốt hàng trăm thế kỉ liên tiếp!
Nếu một tai nạn lớn như thảm họa Tchernobyl hay Fukushima, xẩy ra trong số 14 lò, sẽ được xây cất ở các tỉnh Ninh Thuận, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Hà Tĩnh, thì lãnh thổ ta sẽ lâm nguy và bị cắt làm đôi, do phóng xạ bao trùm cả miền Trung. Dân chúng sẽ di tản ở đâu ? Chất thải phóng xạ giết đồng bào ngàn năm vẫn còn đó.
Ta đừng vội quên Fukushima. Chất độc phóng xạ tiếp tục tung hoành cả khu vực rộng lớn xấu số này. Hiện nay, Tepco đang gặp cơn khủng hoảng hết sức trầm trọng. Mỗi ngày Tepco tiếp tục đổ ra Thái Bình dương trên 300 tấn nước bị ô nhiễm ! Chính phủ Nhật đang hoang mang, vì những thùng chứa 200.000 tấn nước nhiễm phóng xạ đe dọa bị nứt. Vừa qua, 300 tấn nước rất độc hại đã thoát khỏi một thùng nước bị hỏng. Sự cố đã được nâng lên cấp số 3 trên thang INES (International Nuclear Event Scale). Tepco cũng như Rosatom của Nga đã nhiều lần bị chỉ trích về sự thiếu nghiêm túc và nói láo, ta cứ tin tưởng ở hai chữ an toàn của họ thì có ngày sẽ thất vọng và hối tiếc.
Nước Áo vô cùng sáng suốt đã hỏi ý kiến dân trước khi xẩy ra 3 biến cố khủng khiếp nhất : Three Miles Island, Tchernobyl và Fukushima.
Vì vận mệnh thiêng liêng của tổ quốc và sự sống còn của đồng bào, một lần nữa, tôi thiết tha đề nghị Chính phủ Việt Nam tổ chức gấp một cuộc trưng cầu dân ý, trước khi khởi công. Nếu không, những ai lấy quyết định hôm nay, ngày mai đâu còn đó mà chịu trách nhiệm với non sông ? ».

An toàn là đòi hỏi số một
Trở lại với chủ trương xây dựng một trung tâm hạt nhân tại Đà Lạt. Ngoài các mục tiêu nghiên cứu cơ bản và sản xuất các đồng vị phóng xạ phục vụ cho y tế và một số ngành kinh tế, dự án Trung tâm Khoa học và Công nghệ hạt nhân Đà Lạt nằm trong chương trình đào tạo nhân lực cho kế hoạch phát triển ĐHN tại Việt Nam, trước mắt với việc xây dựng hai nhà máy hạt nhân tại tỉnh Ninh Thuận, với công nghệ và tín dụng của Nga và Nhật Bản, dự kiến sẽ bắt đầu cung cấp điện từ năm 2020. Việc khởi sự một trung tâm đào tạo nhân lực hạt nhân vào thời điểm sắp khởi công xây dựng nhà máy hạt nhân đầu tiên (năm 2014) cho thấy Việt Nam đang lúng túng trong chủ trương phát triển năng lượng hạt nhân, mà việc đào tạo vốn có những đòi hỏi rất cao. Một số nhà quản lý và chuyên gia trong nước cảnh báo, một mặt, Việt Nam chưa xây dựng xong chương trình đào tạo ở bậc đại học cho các ngành nghề trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử - với ước tính cần khoảng hơn 4.000 kỹ sư, chuyên viên… từ sau năm 2020 -, mặt khác, các ngành học này khó thu hút được sinh viên, đặc biệt các sinh viên có năng lực khá, giỏi.
Bên cạnh những ý kiến phê phán triệt để chủ trương phát triển ĐHN như của Giáo sự Nguyễn Khắc Nhân trong phần trình bày phía trên, tại Việt Nam, sau khi chương trình hạt nhân chính thức được thông qua, một số chuyên gia trước có quan điểm phản đối, nay chấp nhận chủ trương chính thức của Nhà nước, nhưng tiếp tục bảo vệ quan điểm : Để ĐHN không trở thành một tai họa, điều tiên quyết số một là phải đào tạo được một đội ngũ nhân lực đủ để tham gia xây dựng, vận hành và bảo đảm an toàn các nhà máy trong tương lai.
Chúng tôi xin giới thiệu với quý vị tiếng nói của Giáo sư Phạm Duy Hiển, nguyên viện phó Viện Năng lượng nguyên tử quốc gia, viện trưởng Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt, hiện là chủ tịch hội đồng khoa học cục Kiểm soát và an toàn bức xạ, hạt nhân Việt Nam.

Phỏng vấn với Giáo sư Phạm Duy Hiển
 
04/09/2013
 
 

Giáo sư Phạm Duy Hiển : « Sau tai nạn Fukushima, thì trên thế giới có tổng kết lại là tại sao nó xẩy ra. Thì người ta rút ra mấy cái kết luận như thế này : Cái an toàn của ĐHN nó không phải là tự trong máy móc thiết bị đã được cài sẵn, mà vấn đề là cái an toàn đó nó được thể hiện qua đội ngũ về chuyên môn cũng như về quản lý. Do đó cho nên, Việt Nam muốn làm ĐHN, thì như chúng tôi đã nói rất nhiều lần là cái công tác đào tạo con người là việc hết sức quan trọng. Mà tôi nghĩ rằng Nhà nước cũng đã quan tâm đến chuyện đó. Do đó cho nên, việc xây dựng cái trung tâm nghiên cứu hạt nhân, với Trung tâm nghiên cứu hạt nhân cái lò phản ứng công suất hơn 10 MW là nằm trong chủ trương ấy.
Hiện nay, Nhà nước, Quốc hội rất muốn là có ĐHN sau 2020, nhưng mà trên thực tế tiến độ đó là khó thực hiện được, bởi vì ngay đến bây giờ phía Việt Nam vẫn chưa nhận được những tài liệu thiết kế cần thiết, thậm chí những tài liệu kỹ thuật, luận chứng của các đối tác cũng chưa có. Là bởi vì, như tôi nói nhiều năm trước, việc làm ĐHN không đơn giản như thế, như khi ta quyết định xây dựng một nhà máy đóng giày… Đặc biệt sau vụ Fukushima, mọi người đều thấy rằng an toàn ĐHN là vấn đề rất lớn.

Nhân lực có trình độ cao không chỉ trong kỹ thuật mà cả trong quản lý
GS Phạm Duy Hiển : Cho nên không thể làm mà đốt cháy giai đoạn được. Thực chất vấn đề này chúng tôi đã dự đoán trước từ nhiều năm, thậm chí từ cách đây 10 năm. Thế và cũng căn cứ vào tình hình chung ở rất nhiều nước trên thế giới, nói chung trong thời gian những năm gần đây, có lẽ loại trừ Trung Quốc là một nước có lẽ cũng đặc biệt, còn tất cả các nước khác làm ĐHN đều trễ tiến độ, so với lại dự kiến ban đầu, thậm chí trễ rất nhiều. Tất cả đều là do chuyện con người bây giờ, người ta lo cho chuyện an toàn, không thể chấp nhận, không thể bỏ qua bất cứ sai sót nào. Và cái đó nó cũng đặt ra một thách thức cho Việt Nam. Là muốn làm được như vậy, thì phải có đội ngũ, phải có những người am hiểu, chứ không phải lúc nào cũng thuê nước ngoài được cả.
Thế thì trở lại vấn đề nhân lực cho Việt Nam. Nhân lực có trình độ cao không phải chỉ trong lĩnh vực học thuật, chuyên môn, kỹ thuật, mà còn cả về quản lý, lo lắng cho công tác an toàn. Và việc chỉ đạo, lãnh đạo từ phía cấp cao của Nhà nước. Chúng ta thấy, như vụ Fukushima hiện nay. Ngay vụ rò rỉ phóng xạ, Thủ tướng chính phủ phải đứng ra giải quyết.

Đội ngũ nhân lực chưa sẵn sàng thì chưa thể xây dựng và vận hành nhà máy ĐHN
GS Phạm Duy Hiển : Bây giờ gần đây nói thêm, cũng có chuyện là trong nước cũng có chính sách là tuyên truyền cho người dân biết về ĐHN. Nhưng mà các nước người ta tổng kết về tuyên truyền như thế này : Anh tuyên truyền cho ĐHN, thì anh không thể nói được là ĐHN là an toàn, vì nó không đúng nữa rồi. Khắp nơi nó xẩy ra chuyện này, chuyện khác, nhất là vụ Fukushima. Tuyên truyền (thực chất) cho ĐHN thì phải nói như thế này : ''Bà con hãy tin tưởng vào chúng tôi ! Chúng tôi sẽ cố gắng làm cho ĐHN an toàn đến mức có thể được''. Đấy là câu tổng kết mà tôi cho là rất có giá trị.
Như vậy có nghĩa là, thực chất mọi người phải làm thế nào để cho nó an toàn, và tuyên truyền có nghĩa là thể hiện cho đồng bào, nhân dân thấy là chúng tôi đã cố gắng hết sức để làm cho nó an toàn. Đó là tình hình của Việt Nam ta hiện nay, khi đã có quyết định là làm ĐHN, thì có lẽ cách tốt nhất là phải nói như vậy.
Mà nói như vậy có nghĩa là phải có hành động. Có hành động là mọi biện pháp để có được đội ngũ bảo đảm an toàn cho ĐHN. Tôi nói với tư cách của một người được giao nhiệm vụ làm ngành hạt nhân này từ 35 năm nay ở trong nước. Trước đây tôi không có nhất trí với việc làm sớm và làm ồ ạt ĐHN, nhưng bây giờ một khi chính phủ đã quyết, thì chúng tôi phải nói rất mạnh đến vấn đề là nhân lực của ta chưa thật sẵn sàng và phải hết sức tập trung vào đào tạo được nhân lực đó. Và chừng nào đội ngũ nhân lực đó mà chưa sẵn sàng, thì chưa có thể làm, chưa có thể cho vận hành, xây dựng nhà máy ĐHN được.
----
Trong nhiều năm, trước khi được Quốc hội thông qua, chương trình ĐHN của Việt Nam bị nhiều ý kiến phê phán dữ dội của các chuyên gia trong và ngoài nước, về mặt nguyên tắc. Sau khi đã trở thành một chủ trương chính thức tại Việt Nam vào năm 2009, chương trình phát triển ĐHN tiếp tục bị chỉ trích trong vận hành cụ thể, đặc biệt sau khi giới chuyên gia thu nhận được rất nhiều bài học đắt giá về những sai lầm của con người trong việc quản lý phóng xạ sau thảm họa Fukushima. Sự lúng túng của chính phủ trong việc thực hiện chương trình phát triển ĐHN như dự kiến là một dịp để đặt lại vấn đề : Trong bối cảnh tổng mức tiêu thụ điện toàn quốc thấp hơn nhiều so với dự kiến, liệu việc phát triển cấp tốc năng lượng hạt nhân có cần thiết ? Bên cạnh đó, nếu tổ chức được việc tiết kiệm điện thực sự hiệu quả và kiên quyết phát triển mạnh các loại năng lượng tái tạo, liệu Việt Nam có thể thu hẹp quy mô của ĐHN ?
Để có cơ sở đưa ra được những câu trả lời thỏa đáng cho những vấn đề kể trên, nhiều nhà khoa học cho rằng cần phải có những tính toán về dự báo tiêu thụ điện và phương hướng tiết kiệm điện, phát triển các năng lượng xanh mang tính minh bạch và khách quan hơn hiện nay.
Các bài liên quan
Giáo sư Phạm Duy Hiển: Việt Nam cần xét lại chính sách phát triển điện hạt nhân
Việt Nam nên dừng chương trình điện hạt nhân
Kiểm soát hiểm họa hạt nhân : Các câu hỏi từ khủng hoảng Fukushima
Phóng xạ hạt nhân tác động thế nào đến sức khỏe ?

Về chủ trương làm đường điện 750 kV tại Ninh Thuận
GS Nguyễn Khắc Nhẫn : Tôi không rõ ai đề xướng điện áp 750 kV (con số tiêu chuẩn là 765 kV). Thật hết sức vô lý !
Trên lý thuyết, khi đường dây dài quá 700 km hay 800 km, dùng điện siêu áp (ultra haute tension) 750 kV hay điện một chiều (courant continu) cao thế là phải.
Đường dây Bắc Nam của ta dài gần 1.500 km, xây dựng vào năm 1992, dùng điện xoay chiều 500 kV. Sở dĩ không dùng điện một chiều là vì dọc đường phải cung cấp điện cho nhiều thành phố, qua các trạm biến thế. Lúc bấy giờ ta không dùng 750 kV vì điện áp cao nhất của lưới điện quốc gia là 220 kV. Từ con số này vọt ngay lên 750 kV thì rất bất tiện cho việc khai thác.
Từ các nhà máy điện hạt nhân ở miền Trung truyền tải đến lưới điện quốc gia (220 kV hay 500 kV) khoảng cách chẳng là bao, đâu cần phải dùng siêu điện áp 750 kV làm gì, tốn kém vô ích.
Không phải muốn tăng mức điện áp lúc nào cũng được ! Nhiều người tưởng lầm rằng điện áp hay điện thế (U) tăng cùng tỷ lệ với công suất điện (P), vì thế khi có nhiều nhà máy điện với công suất lớn, thì phải tăng mức điện thế theo ngay. Nhưng trên thực tế, điện thế U tỷ lệ với √ P chứ không phải với P, tức là mức tăng điện áp chậm hơn rất nhiều so với mức tăng công suất.
Nga đã sử dụng điện áp 750 kV từ lâu vì đất rộng và nhu cầu điện mênh mông. Hay có chuyên gia ngoại quốc nào đây quảng cáo láo để bán trang thiết bị cho ta ?
Điều này cũng dễ hiểu thôi vì thị trường hạt nhân đang xuống dốc mạnh. Nhiều nước, đã lỡ đặt lò, sau Fukushima, rút lui có trật tự. Chương trình khuếch trương điện lực của Nhật cũng có dự kiến sẽ xây cất thêm 14 lò trước thảm họa. Tội gì mà không bán hàng tồn kho cho Việt Nam ?
Lúc xưa, tôi phải tranh đấu mạnh với công ty Nippon Koei nên họ mới chịu trang bị đường dây Danhim Sàigòn dài 257 km, với điện áp 220 kV thay vì 154 kV. Lý do là họ không làm đúng kỹ thuật và tôi cũng nghĩ rằng họ muốn bán thiết bị tồn kho, vì điện áp 154 kV đã lỗi thời !
Đầu những năm 1970, các kỹ sư EDF vì quá lạc quan, cũng đã có sai lầm trong dự báo chiến lược như ta. Họ đã tuyên bố rằng đến năm 2000 điện áp cao nhất của lưới điện EDF là 750 kV và tổng sản lượng điện của Pháp là 1.000 TWh !
Sau cơn khủng hoảng dầu mỏ đầu tiên năm 1973, nhờ kế hoạch tiết kiệm năng lượng, mức tiêu thụ đã hạ thấp nhanh. Từ nhiều năm nay, tổng sản lượng điện của Pháp vẫn giữ con số 500 TWh và điện áp cao nhất 400 kV vẫn không thay đổi.
Có kịch bản khuyến khích khai thác triệt để Năng lượng tái tạo, tiết kiệm và tăng gia hiệu quả năng lượng để hạ tổng sản lượng điện Pháp xuống 400 TWh !
Ta nên hết sức thận trọng, cần phải nghiên cứu, phân tích tỉ mỉ, không nên tung ra những con số thiếu chính xác, gây ra những lỗi lầm đáng tiếc trong việc kiến thiết quốc gia.

Copy từ: RFI


...................

Syria: Vatican giải thích lý do Đức Giáo hoàng từ chối can thiệp quân sự


Đức Giáo Hoàng Phanxicô khi đến Quãng trường Thánh Phêrô, ngày 04/09/2013.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô khi đến Quãng trường Thánh Phêrô, ngày 04/09/2013.
Reuters

Thanh Phương
Sáng nay, 05/09/2013, Vatican đã triệu tập các đại sứ toàn thế giới tại Tòa Thánh để giải thích với họ lý do vì sao Đức Giáo hoàng Phanxicô chống mọi can thiệp quân sự vào Syria.

Cuộc họp hôm nay được triệu tập sau khi Đức Giáo hoàng mở cuộc vận động ngoại giao nhằm ngăn chận một cuộc can thiệp quân sự vào Syria, 10 năm sau khi cố Giáo hoàng Gioan Phaolô đệ nhị vận động chống cuộc chiến tranh Irak do Hoa Kỳ phát động.
Vatican và Đức Giáo hoàng đã quyết định dùng mọi phương tiện, kể cả các trang mạng xã hội, để huy động người Công giáo, cũng như tín đồ các tôn giáo khác và những người không tín ngưỡng, tham gia một ngày nhịn ăn và cầu nguyện vào thứ bảy tới ở khắp nơi trên thế giới nhằm đẩy lùi nguy cơ chiến tranh ở Syria. Đích thân Giáo hoàng sẽ chủ trì một buổi cầu nguyện tối thứ bảy trên quảng trường thánh Phêrô.
Chủ nhật vừa qua, Đức Giáo hoàng Phanxicô đã dùng những lời lẽ rất cứng rắn để lên án việc sử dụng vũ khí hóa học ở Syria và đã thẳng thừng bác bỏ mọi can thiệp quân sự của nước ngoài. Ngài tuyên bố: “Việc sử dụng bạo lực không bao giờ dẫn đến hòa bình. Chiến tranh sẽ kéo theo chiến tranh”. Lời kêu gọi của Đức Giáo hoàng đã nhận được sử ủng hộ của lãnh đạo các tôn giáo khác.

Copy từ: RFI


...........................

HỒI ÂM MỘT BỨC TÂM THƯ


BẰNG PHONG ĐẶNG VĂN ÂU

Quận Cam, thành phố Westminster, tiểu bang California, Hoa Kỳ,
Thứ Tư, ngày 4 tháng 9 năm 12013

Người bạn trẻ Trung Nghĩa thân thương,

Nếu không có bác Hà Sĩ Phu email gửi cho cái link dẫn đến trang mạng Anh Ba Sàm * thì tôi đã mang tội thất lễ vì làm ngơ trước tấm lòng người bạn trẻ viết thư tâm tình cho mình. Email của bác Hà Sĩ Phu đến, rơi vào ngày lễ Lao Động Hoa Kỳ có nhiều ngày nghỉ, nên tôi khá bận rộn thù tiếp bạn bè ở xa về thăm. Vì vậy, tới hôm nay tôi mới có thời giờ viết thư hồi âm, mong bạn thứ lỗi.
Dù bạn nói: “Tôi đáng tuổi con cháu ông và là người không có được “may mắn” chứng kiến những biến cố lớn của lịch sử dân tộc. Tôi đang ở trong nước cũng không có cái “may mắn” thứ hai giống như ông tức là muốn nói gì thì nói, muốn viết gì thì viết, tôi cũng không cậy mình cao tuổi mà coi thường người trẻ tuổi, vì thảo luận vấn đề đất nước cần có sự bình đẳng như nhau và tương kính. Bạn than bạn không có hai cái “may mắn”: (1) sinh sau đẻ muộn nên không được chứng kiến những biến cố lịch sử dân tộc và (2) ở trong một đất nước mất tự do để muốn nói gì thì nói, muốn viết gì thì viết. Tôi xin góp ý với bạn:
(1)Sinh sau đẻ muộn chẳng có gì là không may mắn, vì lịch sử (chính sử, chứ không phải ngụy sử chuyên môn bóp méo sự thật như cộng sản thường làm) sẽ giúp ta có sự hiểu biết quá khứ. (2) Điều bất hạnh (tệ hại hơn cả không may mắn) cho bạn là phải sống trong một đất nước bị cai trị bởi một phường ăn cắp, bất lương từ trên xuống dưới, nói một đường làm một nẻo và man rợ.
Đồng ý với bạn rằng ở xứ sở tự do, người ta muốn nói gì thì nói; viết gì thì viết. Nhưng người có trách nhiệm và nhân cách thì phải xưng danh tánh mình đàng hoàng; chứ không dùng một cái “nick” để chửi bới người khác. Không đặt điều dối trá để chụp mũ người khác. Đó là lý do tại sao tôi luôn luôn ký bút hiệu Bằng Phong đi kèm với tên Đặng văn Âu do cha mẹ đặt (vì có người khác cũng dùng bút hiệu Bằng Phong) để độc giả biết rằng Bằng Phong này là Đặng văn Âu. Tuy từng bị bọn vô lại dùng “nick” chửi bới thô tục, nhưng tôi không bận tâm, vì hạng người vô nhân cách đó chẳng thể nào làm được điều gì lợi hoặc hại công cuộc đấu tranh cho tự do dân chủ của chúng ta. Tôi rất cảm phục tính chính danh của những tác giả trong nước dám ghi rõ tên thật, địa chỉ nhà, số điện thoại như các ông Tô Hải, Phạm Đình Trọng, Nguyễn Thanh Giang, Nguyễn Thượng Long, Phạm Quế Dương, Hà Sĩ Phu…
Nếu bạn đã đọc bài viết của tôi có nhan đề “Tâm thư gửi những người bạn trẻ trong nước” đăng trên trang mạng danchimviet.info thì bạn sẽ hiểu rằng tại sao tôi chưa từng quen biết với anh chàng Trung Nghĩa nào đó mà tôi lại dùng chữ thân thương với bạn. Trong bài viết nêu trên, tôi không những bày tỏ niềm xót xa cho các bạn trẻ đấu tranh trong nước mà tôi lại vô cùng kính phục sự dũng cảm của họ. Trước kia, những chiến binh trẻ của Việt Nam Cộng Hòa xông pha nơi chốn đầu tên mũi đạn để diệt Cộng đã là can đảm, nhưng không thể sánh với các người bạn trẻ tranh đấu trong nước hôm nay, vì ngoài bản thân các bạn trẻ ấy bị đánh đập, tù đày, mà cha mẹ anh em họ cũng chịu chung số phận.
Bạn viết: Tôi phải nói rất trung thực rằng, tôi đọc tất cả những bài viết của ông, có những bài tôi đọc hai lần, ba lần; có những bài tôi đọc trong một ngày để rồi nhiều ngày sau đó lại lần giở ra và đọc lại; câu chữ rực lửa, đầy nhiệt huyết, nó cho người đọc cái cảm giác nóng hừng hực những chiến trường như  Quảng Trị những ngày đỏ lửa…”. Tôi cám ơn bạn và nhận thấy bạn cũng là người trẻ đang quan tâm đến số phận giống nòi nên mới bỏ thì giờ đọc tất cả những bài viết của tôi, không phải chỉ đọc qua loa, mà còn đọc đi đọc lại hai ba lần và nghiền ngẫm từng câu chữ. Điều đó làm tôi vui và tin tưởng ở thế hệ tương lai, vì họ chia sẻ với mình sự thao thức trăn trở, chứ không vô cảm, thờ ơ. Đó là lý do tôi mở đầu: “Người bạn trẻ Trung Nghĩa thân thương”.
Trong bức thư hồi âm này, tôi sẽ tâm tình với bạn, chứ không tranh luận. Tôi sinh cùng năm Canh Thìn (1940) với bác Hà Sĩ Phu, tính theo âm lịch là 74 tuổi. Ở tuổi này đáng lý là nên quên hết mọi chuyện thế sự để an nhiên tự tại, nô đùa với con cháu hay đi du lịch để tự thưởng mình sau những tháng năm dài lao lực trong cuộc mưu sinh. Tôi chẳng dại dột đến mức không hiểu được sự phiền lụy khi lao thân mình vào chốn gió tanh mưa máu. Nhưng vì  tự xét mình còn là CON NGƯỜI thì phải lên tiếng chống lại bọn hủy hoại quyền CON NGƯỜI.
Tháng 7 năm 2011, tôi về Việt Nam dự buổi lễ chôn cất tro cốt anh tôi tại nghĩa trang gia đình, thì bị hai anh Công An Văn Hóa (viết tắt: CAVH) “ách” lại tại phi trường Nội Bài để cật vấn. Trên bàn là những bài viết của tôi họ in ra từ các trang mạng, dày ngót 400 trang. Họ nói rằng vì tôi là người ở nước ngoài, không am hiểu tình hình thực tế, nên viết những điều tiêu cực về Tổ Quốc. Nếu ở trong nước mà viết như tôi đã viết thì Nhà Nước đã bỏ tù tôi từ lâu rồi. Tôi đáp: “Vâng, hai anh cứ nói ra những gì tôi viết sai thì tôi sẽ tự kiểm điểm. Tôi là người trí thức (lần đầu tiên trong đời tôi tự nhận mình là người trí thức; thực ra tôi chỉ là Người Lính mà thôi), thiết nghĩ tôi có nghĩa vụ lên tiếng chống lại sự bất công sai trái. Tôi nay đã tuyên thệ làm công dân Hoa Kỳ. Tôi chẳng mảy may nuôi tham vọng kiếm một địa vị gì trong nước để tranh giành với đảng của hai anh. Nhưng trong huyết quản của tôi còn luân lưu dòng máu Việt thì cái nghĩa vụ của người trí thức đối với giống nòi càng nặng hơn. Những người ngoại quốc chẳng có máu mủ gì với dân mình mà họ còn lập ra hội “Y Sĩ Không Biên Giới”, hội “Nhà Báo Không Biên Giới” để bênh vực quyền làm người cho ta, vì họ là Người; chứ không phải là thú vật. Bộ hai anh không nhớ lời Marx dạy rằng chỉ có loài vật mới quay lưng lại trước sự bất hạnh của đồng loại sao?”. Họ hỏi tôi: “Tại sao anh tham gia vào đảng Đại Việt?”. Tôi đáp ngay, không suy nghĩ: “Tại vì tôi chống Cộng và tôi vâng theo lời dạy của Lê-Nin. Hai anh có biết Lê-Nin dạy gì không?”. Hai anh Công An tỏ ra sững sờ trước câu hỏi đột ngột của tôi, tôi liền tiếp: “Nếu hai anh là tôi thì hai anh cũng phải chống Cộng như tôi thôi. Này nhé! Tôi có hai ông bác, một ông làm Thượng Thư, một ông làm Tham Tri trong triều Nhà Nguyễn, được Cụ Hồ mời tham gia vào chính phủ Liên Hiệp. Một ông làm Bộ trưởng, một ông làm Chủ tịch Mặt trận Liên Việt Liên Khu Tư. Hai bác tôi chắc chắn phải là hai ông quan có uy tín với dân lắm thì mới được Cụ Hồ mời chứ! Thế mà đến năm 1953, cả hai bác tôi đều bị đấu tố cho tới chết một cách nhục nhã. Giá như hai bác tôi là tham quan ô lại, hà hiếp dân lành thì bị đấu tố cũng đáng đời. Không! Hai bác tôi là hai vị quan cực kỳ thanh liêm, công chính. Nếu tôi không chống Cộng thì tôi không phải là Con Người, mang tội bất hiếu với hai bác. Còn Lê-Nin dạy rằng trong đấu tranh phải có: “Tổ Chức! Tổ Chức! Tổ Chức! Không có Tổ Chức là không có gì cả!” Do đó tôi phải lựa một tổ chức chống Cộng để tham gia”. Nghe tôi nói vậy, hai anh Công An có vẻ trầm ngâm. Tôi nói  tiếp: “Hai anh à! Chẳng qua chúng ta bất hạnh bị sinh ra trong cái thời buổi chủ nghĩa cộng sản chia cắt tình tự dân tộc, nên bây giờ hai anh và tôi đều là anh em một nhà mà trở thành hai kẻ ở hai phía đối nghịch nhau. Giả như tôi ở Miền Bắc, tôi cũng sẽ là cán bộ cộng sản như hai anh hoặc giả như hai anh ở Miền Nam thì cũng phải cầm súng chống lại Miền Bắc như tôi. Những gì tôi viết mà các anh in ra để trên bàn là chỉ nhằm mục đích nói hộ cho những người như các anh muốn nói mà không nói  được. Các anh có biết không? Tôi thương các anh lắm! Vì các anh đều là nạn nhân của chế độ, phải làm việc theo lệnh trên vì nghèo. Mà các ông trên của các anh đều giàu sụ, có biệt thự lớn, tiền hàng triệu đô-la trong ngân hàng ở ngoại quốc và con cái đều học ở các nước tự do. Khi hữu sự là họ “tếch”, còn các anh và con cái các anh phải hứng chịu sự căm ghét của quần chúng nhân dân”. Hai anh CAVH thật hiền hòa và thật dễ thương, giữ im lặng khá lâu trước những gì tôi nói. Do đó, sự trao đổi giữa hai anh CAVH và tôi khá “thân mật”. Nhìn đồng hồ thấy buổi làm việc đã kéo dài 90 phút, tôi nói: “Thôi! Các anh hãy để cho tôi ra về, vì tôi sợ rằng mấy người cháu tôi đứng chờ ngoài cửa không thấy tôi ra, tưởng tôi trễ chuyến bay mà bỏ về thì nguy lắm. Các cháu của tôi đều là đồng chí các anh đấy!”.  Rút cục họ đồng ý “thả” tôi ra về.
Ba ngày sau, vẫn hai anh CAVH ấy đến tận khách sạn để “làm việc” với tôi thêm gần 4 giờ đồng hồ nữa. Nội dung chẳng có gì khác hơn lần họ “ách” tôi ở phi trường. Tôi cần có thời giờ để hàn huyên với bà con đã suốt hơn 60 năm chưa gặp, mà phải “làm việc” một cách vớ vẩn như thế này thì sốt ruột quá, bèn nói: “Tôi chỉ là người viết lăng nhăng đưa lên mạng cho thiên hạ đọc chơi; làm sao ảnh hưởng đến quyền lực của Đảng các anh được? Tôi thấy có nhiều Việt kiều cầm cờ vàng ba sọc đỏ đi biểu tình trước tòa Lãnh sự của các anh ở Houston, rồi họ thường  du lịch Việt Nam như đi chợ, nhưng họ có bị các anh làm khó dễ gì đâu?”. Người CAVH đáp: “Chúng tôi không quan tâm những loại người biểu tình đó. Chính những bài viết xuyên tạc của anh đầu độc tư tưởng giới trẻ trong nước là rất có hại!” Nghe câu trả lời đó, tôi cảm thấy thầm vui trong lòng, vì ít nhất mình cũng khiến cho đảng cộng sản bận tâm.
Cuối cùng, trước khi chấm dứt buổi làm việc, họ hỏi tôi nhận xét thế nào về đất nước. Tôi đáp: “Tôi mới về nước được ba ngày, hoàn toàn dành thời giờ trò chuyện với bà con họ hàng, không có dịp thăm dân cho biết sự tình, nên chẳng thể nào có nhận xét chính xác được.”. Hai anh CAVH vẫn yêu cầu tôi phải nói lên cảm nghĩ. Tôi nói: “Được rồi! Nếu hai anh ép tôi phải nói, thì tôi sẽ nói sự thật; chứ tôi không thể nói dối, mong hai anh không phật lòng”. Họ đồng ý. Tôi nói: “Tôi nhận thấy có hai điều khiến cho Đảng của các anh bị mất uy tín với thế giới văn minh. Vấn đề thứ nhất là sự vô kỷ luật trong việc giao thông xe cộ. Ở ngả tư, bất kể đèn xanh hay đèn đỏ, người ta đều phóng xe chạy băng băng; bất kể đường một chiều họ vẫn ào ào lái xe chạy ngược xuôi, mặc dầu Cảnh sát mặc sắc phục đứng tụm năm tụm ba ở góc đường. Hai anh có biết vì sao người dân vô kỷ luật như thế không?”. Chẳng cần đợi họ trả lời, tôi tiếp: Tại vì thượng bất chính thì hạ tắc loạn. Còn vấn đề thứ hai là vệ sinh. Tôi thấy những người bán hàng rong sau khi rửa xong bát đũa hay bó rau thì bưng thau nước bẩn tạt ra mặt đường. Người dân không coi vệ sinh công cộng là thiết yếu cho đời sống lành mạnh thì dân cả nước đều bị ô nhiễm mà chết vì mang bệnh thôi”. Hai anh CAVH đồng loạt đáp: “Chúng tôi đã có biện pháp chấn chỉnh hai vấn đề đó rồi; chứ không phải là không quan tâm”. Tôi nói: “Các anh đã cầm quyền từ năm 1954 đến nay là năm 2011, tức là 57 năm, mà các anh chấn chỉnh hai việc nhỏ đó chưa xong à? Hãy thử trao chính quyền cho tôi xem, tôi bảo đảm trong vòng 3 tháng là tôi làm xong ngay!”.
Chẳng phải tôi cường điệu hay nổ hoảng. Với một lực lượng Công An hùng hậu như họ có trong tay, thay vì dùng Công An để xách nhiễu lương dân, tôi sẽ bắt chước cách thức cai trị của Lý Quang Diệu đã áp dụng ở Tân Gia Ba là tất cả đều vào khuôn vào nếp tức khắc. Để tỏ sự thân tình, tôi mời hai anh CAVH ngày mai đến khách sạn để dự buổi họp mặt Đại Gia đình Họ Đặng chúng tôi. Hai anh nhã nhặn từ chối. Tôi hiểu họ chưa có phép của cấp trên thì không thể nào tự động nhận lời. Điều làm tôi vui nhất là trước khi giã từ, họ thân mật bắt tay tôi và nói: “Phải công nhận sau hai buổi trao đổi với bác Âu, chúng tôi nhận thấy bác là người yêu nước. Chúng tôi chúc bác Âu có những ngày vui ở quê nhà”. Trước họ gọi tôi bằng anh, sau gọi bằng bác, thú thật rằng trong lòng tôi lúc bấy giờ rất vui và muốn dúi vào tay mỗi anh một tờ giấy trăm đô-la, nhưng sợ họ viện cớ quật ngược lại mình nên đành thôi. Chẳng thể nào biết phản ứng người cộng sản.  Tôi tự hứa rằng nếu một mai không còn chế độ cộng sản, tôi sẽ về nước tìm gặp hai anh đó để đãi một chầu nhậu cho thỏa lòng quý mến.
Người bạn trẻ Trung Nghĩa thân thương,
Bạn đề cập chủ nghĩa Cộng sản, chủ nghĩa Tư bản và thuyết tương đối, rồi đặt câu hỏi: “Thưa ông, ông có cho rằng Chủ Nghĩa Tư Bản hoàn toàn ưu việt không? Cũng giống như Chủ nghĩa cộng sản hoàn toàn xấu xa không? Nếu câu trả lời chỉ là “có” tức là chúng ta đang phạm phải chủ nghĩa duy ý chí.Tôi không tin bạn cố tình “thuyết giảng” tôi về chủ nghĩa, nên tôi xin kể cho bạn nghe câu chuyện này: Hồi Miền Nam chưa bị cộng sản xâm lăng, vào khoảng năm 1973 thì phải (?), có vài anh sinh viên của hai ông thầy dạy triết là Nguyễn văn Trung và Lý Chánh Trung bàn bạc với nhau như thế này: “Miền Bắc có ý thức hệ (tức là chủ nghĩa) cộng sản, thì Miền Nam cần phải có phải có một chủ nghĩa để chống lại”. Ý họ muốn nói chủ nghĩa xã hội nhân bản như các nước Bắc Âu mà hai ông thầy họ từng đề cập trên báo chí. Tôi nói: “Tuy tôi học ban Toán, không học môn Triết như các bạn, nhưng tôi nghĩ như thế này: Phàm nói đến chủ nghĩa là phải nói đến vũ trụ quan, nhân sinh quan. Chẳng hạn, chủ nghĩa cộng sản quan niệm vô thần (không tin có Thượng Đế) và con người mà có mặt trên trái đất này là do sự tiến hóa của loài khỉ. Một khi họ đã khẳng định như vậy thì họ sẽ không chấp nhận vũ trụ quan, nhân sinh quan của chủ nghĩa khác được. Mỗi chủ nghĩa đều có vũ trụ quan và nhân sinh quan riêng, giống như mỗi tôn giáo đều có tín ngưỡng riêng vậy. Một người không thể vừa tin vào Đức Phật, vừa tin vào Đức Chúa Trời, bởi vì như thế là mâu thuẫn. Do đó, một đảng dựa vào một chủ nghĩa để cai trị thì chắc chắn sẽ đưa quốc gia đến chuyên chế độc tài. Người ta dịch chữ “Capitalism” là chủ nghĩa Tư bản để đối lại với chủ nghĩa cộng sản (Communism) cho tiện vì hai thế lực đó đang quyết liệt xung đột nhau. Nhưng Tư bản không phải là chủ nghĩa. Vì sao các bạn biết không? Bởi vì Tư bản không đề ra một vũ trụ quan, nhân sinh quan nào cả. Tư bản chỉ là một chủ thuyết (doctrine) bảo vệ quyền tư hữu, khác với chủ nghĩa (ism) cộng sản là một loại tôn giáo (tà giáo), nên không thể so sánh với nhau được. Chủ thuyết là chiến lược hay chính sách đối ngoại. Giống như chủ thuyết Domino của người Mỹ. Họ giúp Miền Nam là vì họ nghĩ rằng nếu Miền Nam bị nhuộm đỏ, thì sẽ kéo theo các nước trong vùng Đông Nam Á đều bị nhuộm đỏ. Nhắc lại, Tư bản không phải là chủ nghĩa, cho nên ở các nước Tư bản ở Âu châu vẫn cho phép đảng cộng sản hoạt động. Nhưng ở các nước cộng sản thì đừng có hòng có đảng khác tồn tại. Miền Bắc có đảng Dân chủ do ông Hoàng Minh Chính làm thủ lãnh và đảng Xã Hội do ông Nguyễn Xiển làm thủ lãnh, hai đảng đó chỉ là những chậu bông giấy do Hồ Chí Minh lập ra để trưng bày làm cảnh cho có vẻ đa nguyên đa đảng mà thôi. Hai ông Hoàng Minh Chính và Nguyễn Xiển đều là đảng viên đảng cộng sản. Nước Mỹ đứng đầu phe Tư bản, chủ trương ‘Separation of Church and State’ là nhằm mục đích không cho phép đưa vũ trụ quan, nhân sinh quan của một tôn giáo vào chính quyền để tránh sự chuyên chính là vì thế”.
Nghe tôi trình bày xong, mấy ông học trò của hai ông thầy dạy triết Nguyễn văn Trung và Lý Chánh Trung không còn đặt vấn đề Miền Nam phải có một ý thức hệ (chủ nghĩa) để chống lại ý thức hệ cộng sản nữa. Mấy ông bạn của tôi học ban triết phần lớn đều có tính khật khùng giống như triết gia Phạm Công Thiện, đọc rất nhiều sách ngoại văn vì thông thạo  ngoại ngữ, nhưng giống như những con mọt sách, sống lãng đãng ở trên mây và tự tạo cho họ có ngoại hình lập dị. Họ không hề biết đến Miền Nam đang trực diện với một kẻ thù có nhiều tiểu xảo, thủ đoạn tuyên truyền láo khoét.
Vào khoảng năm 1988 (?), nhà văn Vũ Thư Hiên – tác giả cuốn Đêm Giữa Ban Ngày – người mà tôi rất ái mộ, đến thành phố Houston, tiểu bang Texas, được nhà báo Dương Phục phỏng vấn trên đài phát thanh, phát biểu như sau: “Tôi chống độc tài, nhưng tôi không chống cộng sản!” Lúc bấy giờ tôi nghĩ rằng nhà văn Vũ Thư Hiên còn một số bạn bè ở Hà Nội đang là đảng viên cộng sản nhưng không ưa chế độ, nên phải nói như thế để kéo bạn mình về phía mình. Tôi không nghĩ nhà văn Vũ Thư Hiên không phân biệt được sự khác nhau giữa chính thể độc tài và chuyên chính. Chính thể độc tài như Đài Loan dưới thời Tưởng Giới Thạch, như Hàn Quốc dưới thời Phác Chính Hy, như Tân Gia Ba dưới thời Lý Quang Diệu chỉ ngăn cấm một số quyền công dân, nhưng không triệt hạ tôn giáo, không lùa các đoàn thể hay trí thức vào cái gọi là Mặt trận Tổ Quốc, vẫn có xã hội dân sự. Họ độc tài để đưa dân chúng vào kỷ luật, vào khuôn phép để dần dần tiến tới dân chủ. Chuyên chính vô sản là độc tài toàn diện, tất cả đều phải nằm dưới sự chỉ đạo của một đảng gồm những đầu nậu vừa ngu dốt vừa hãnh tiến một cách lố bịch.
Người bạn trẻ Trung Nghĩa thân thương,
Nói chuyện nhân sinh quan, vũ trụ quan mãi nhức đầu quá! Tôi xin kể một câu chuyện có tính cách vui vui để thay đổi không khí và để bạn có chút hiểu biết lịch sử mà ở vào thời điểm bạn có thể chưa sinh ra. Một hôm tôi được giao cho thi hành phi vụ bay ra Lộc Ninh để rước phái đoàn Việt Cộng về Tân Sơn Nhất họp trong Ủy Ban Quân Sự hai bên (Một bên là Việt Nam Cộng Hòa và một bên là Chính phủ Lâm thời Miền Nam Việt Nam). Bến đậu phi cơ nằm cạnh trụ sở Phi đoàn của tôi. Vừa bước xuống máy bay, thấy một hàng xe Vespa, Lambretta, Honda và vài chiếc xe hơi đậu san sát, viên thủ trưởng (có lẽ là Chính ủy?) nói: “Trình diễn khéo nhỉ!” Có lẽ anh ta nghĩ rằng chúng tôi bày cảnh xe đậu tăm tắp là để khoe sự giàu sang của Miền Nam, nên thốt lên như thế, tôi liền hỏi ngay: “Anh vừa nói cái gì thế? Anh là cái thá gì mà bảo chúng tôi phải trình diễn?”. Anh Việt Cộng chẳng phải tay vừa, đốp chát lại ngay: “Các anh đi lính cho Mỹ, các anh là tay sai của Mỹ, sự giàu sang của các anh là phồn vinh giả tạo; còn chúng tôi là những người yêu nước!”. (Đúng là miệng lưỡi Việt Cộng, nói như con vẹt). Nghe mấy chữ tay sai của Mỹ là tôi không còn giữ thái độ nhã nhặn nữa. Tôi nói: “Được rồi! Anh bảo chúng tôi là tay sai của Mỹ thì hãy nghe đây: Đả đảo Đế quốc Mỹ! Đả đảo Đế quốc Mỹ! Còn anh có dám hô to: Đả đảo Đế quốc Liên Xô! Đế quốc Trung Cộng như tôi không?”. Anh Việt Cộng không ngờ gặp phải một anh lính Ngụy phản ứng lanh lẹ và dữ dội như vậy, đứng thừ mặt mo ra đến tội nghiệp. Tôi tiếp tục dồn đối thủ: “Đả đảo Nguyễn văn Thiệu, đả đảo Nguyễn Cao Kỳ”, rồi hỏi: “Liệu anh có dám hô đả đảo Hồ Chí Minh, đả đảo Lê Duẩn không để xem bên nào thật sự có tự do?”. Anh Việt Cộng đành quay mặt đi với cử chỉ giống như là không thèm nói chuyện viên sĩ quan … ba đá!
Thuật lại câu chuyện này để bạn Trung Nghĩa thấy rằng Việt Cộng cậy có cây súng trong tay  thì chỉ giỏi ức hiếp dân lành thôi; chứ trí óc vẫn là những thứ đần độn, bả đậu! Cho nên, chúng nó dù ở cấp lãnh đạo, nhưng thường tuyên bố những câu rất ngu xuẩn. Giống như Nguyễn Minh Triết sang Cuba nói chuyện một bên canh thức, một bên ngủ. Hoặc tên Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mới đây bảo rằng những người trong đảng đòi bỏ Điều 4 Hiến Pháp, đòi đa nguyên đa đảng là suy thoái đạo đức và lối sống, trong khi cái tập đoàn mệnh danh lãnh đạo đều là những thằng ăn cắp công quỹ và bán nước! Đạo đức còn suy thoái hơn ai hết!
Nhân nhắc đến chuyện này, tôi nhớ đến người anh hùng Nguyễn Đức Kiên đã dõng dạc mắng vào mặt anh Trọng Lú bằng một bài viết khí phách quá sức. Trong khi đó các vị gọi là “lão thành cách mạng” luôn tự hào mình là kẻ quyết tử để dân tộc quyết sinh thì im thin thít, thật hèn!
Là phi công vận tải, tôi thường có dịp chở tù binh Việt Cộng và Phiến Cộng. Việt Cộng là những anh lính ở Miền Nam; Phiến Cộng là những anh lính phát xuất từ Miền Bắc. Tôi thường hỏi họ tại sao các em còn nhỏ, không chịu đi học đi hành, mà lại ôm súng đánh nhau làm chi cho khổ. Anh tù binh Việt Cộng trả lời: “Chúng em ở nhà quê mất an ninh, bị họ bắt lính thì phải theo, nếu không theo thì cả nhà bị giết. Nếu bị bên quốc gia bắt thì còn sống, còn được nuôi ăn”. Anh tù binh Phiến Cộng thì trả lời: “Chúng em tình nguyện đi B (tức là vào chiến trường Miền Nam) để ở nhà đỡ một miệng ăn và có quần áo lính để mặc”. Tình cảnh các em trong “Bộ Đội Cụ Hồ” quả là tội nghiệp. Tôi rất thương những tù binh Việt Cộng lẫn Phiến Cộng vì họ bị cưỡng bức cầm súng đánh Miền Nam, nên tôi thường cho họ điếu thuốc, viên kẹo để bày tỏ tình thương gà cùng một mẹ. Dù tôi có hành động nhân ái công khai đối với kẻ thù nhưng chưa bao giờ bị thượng cấp khiển trách hay kỷ luật cả.
Năm 1954, các thế lực quốc tế cắt Việt Nam ra thành hai nước: Nước Nam Việt và nước Bắc Việt, có quốc hiệu riêng, có quốc kỳ riêng, có Hiến pháp riêng, lấy sông Bến Hải làm ranh giới: Nước Bắc Việt theo chủ nghĩa cộng sản thờ Stalin và Mao Trạch Đông; Nước Nam Việt chẳng có chủ nghĩa gì, chỉ thờ Phật, thờ Chúa và thờ Ông Bà. Mỹ giúp nước Nam Việt ổn định tình hình chính trị nát bét do tàn dư Thực dân Pháp để lại, nhằm ngăn chặn làn sóng Đỏ. Mỹ không phải là Thực dân như Pháp và họ cũng chẳng thương gì dân tộc Việt Nam. Họ chỉ dùng nước Nam Việt như một tiền đồn án ngữ sự xâm lăng của thế giới cộng sản. Nước Nam Việt không có gì trong tay, đành phải nhờ vào sức mạnh của Mỹ, chứ không phải là tay sai, là lính đánh thuê như sự tuyên truyền xảo trá của Việt Cộng. Nếu không có Mỹ thì nước Nam Việt sẽ không có tiền để trả lương lính, lương công chức và không có vũ khí để chống lại nước Bắc Việt được phe gọi là “Xã Hội Chủ Nghĩa” cung cấp đầy đủ trong suốt 20 năm. Ý đồ của Miền Bắc thôn tính Miền Nam có từ ngày chữ ký Hiệp định Đình Chiến Genève chưa ráo mực. Họ chôn giấu vũ khí, cán bộ được lệnh nằm vùng, chui sâu trèo cao vào cơ quan quốc gia. Lê Duẩn giả bộ xuống tàu thủy tập kết ra Bắc, nhưng bí mật quay trở lại để tổ chức hạ tầng cơ sở.
Ông Ngô Đình Diệm được vua Bảo Đại khẩn thiết yêu cầu đảm nhiệm chức Thủ tướng, thành lập chính phủ chống lại cộng sản Miền Bắc. Cán bộ quân sự, hành chánh đều do Thực dân Pháp để lại, lý tưởng quốc gia chưa kịp được hun đúc mạnh mẽ, nhưng chính quyền Miền Nam đã đạt được một số thành tựu đáng kể: Định cư cho gần một triệu người Miền Bắc bỏ chạy khỏi cộng sản; tái thiết những vùng bị cộng sản chiếm trước năm 1954; xây nhiều trường học; cải tổ nền giáo dục Quốc Học khai phóng … Năm 1960, Bộ Chính trị cộng sản Hà Nội ra nghị quyết thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam để xâm lăng nước Nam Việt. Đó là sự thật lịch sử không thể chối cãi.
Cùng một lúc nước Nam Việt phải đương cự hai kẻ thù: Bọn xâm lăng Miền Bắc và bọn nằm vùng làm nội tuyến cho giặc. Trong chiến tranh, nội tuyến là nguy hiểm nhất. Thời Đệ Nhị Thế Chiến, Nhật Bản tấn công Hoa Kỳ. Mặc dù là một nước dân chủ, nhưng chính quyền Mỹ đều lùa tất cả những công dân Mỹ gốc Nhật vào trại tập trung, không cần biết những công dân đó thân Mỹ hay thân Nhật. Như tôi từng viết: Năm 1945, những thanh niên nam nữ tham gia Mặt trận Việt Minh với mục đích đánh đuổi Thực dân Pháp là yêu nước, vì họ không biết Việt Minh là tổ chức cộng sản trá hình. Đến khi biết thì rút chân ra không được. Nhưng sau năm 1954, Việt Minh đã lộ rõ bộ mặt dã man trong chiến dịch Cải Cách Ruộng Đất. Gần một triệu dân Miền Bắc bỏ nhà cửa, tài sản tìm đường vào Nam lánh nạn cộng sản là một bằng chứng rõ ràng. Cho nên, những trí thức, sinh viên, học sinh được Miền Nam nuôi dưỡng, được hưởng tự do (tương đối) mà chạy theo cộng sản là những tên nội tuyến cực kỳ nguy hiểm. Tiếc rằng Miền Nam đã không làm như Hoa Kỳ trong thời Đệ Nhị Thế Chiến để lùa tất cả bọn nội tuyến ấy vào trại tập trung! Tôi kính trọng đối thủ cầm súng đánh nhau trên chiến trường, nhưng tôi khinh bọn học sinh, sinh viên, trí thức, bọn đội lốt tu hành được Miền Nam cho hưởng các quyền tự do, nhưng nhúng tay vào tội ác nhằm giật sập một nền dân chủ còn phôi thai để dâng cho một chế độ độc tài bạo ngược ở Miền Bắc. Phong trào đòi hòa bình bằng mọi giá không lên án quân xâm lăng mà chỉ quyết liệt đòi người lính tự vệ Miền Nam phải buông súng là một phong trào của bọn lưu manh; chứ chẳng trí thức cái quái gì cả! Miền Nam sụp đổ là do bọn nằm vùng làm nội tuyết cho giặc.
Người bạn trẻ Trung Nghĩa thân thương,
Bạn viết: Ông Bằng Phong có thể nói viết ra sao cũng được; ông có thể kể tội ác của Đảng CS với dân tộc này dầy vài quyển tập; nó có một chỗ đứng riêng của nó. Thế nhưng một người như ông Lê Hiếu Đằng, đã từng chiến đấu để xây dựng nên chế độ CS mà quay lại “tính sổ” với chính quyền cộng sản, ký tên vào kiến nghị phán đối nhà cầm quyền, nhất là ông nói trong những ngày nằm bệnh, nói khi sắp chết; sự tấn công trong một “góc hẹp” đó có một vị trí mà cá nhân tôi cho rằng ông Bằng Phong không bao giờ có được.
Vâng, chỗ đứng riêng của cộng sản đã được nhân loại dành cho rồi, là ném nó vào thùng rác lịch sử. Bạn có muốn lôi nó ra cũng không nổi đâu! Mà bạn muốn vực nó dậy thì sẽ bị những người trẻ như cô Nguyễn Phương Uyên nguyền rủa suốt đời! Tội ác của cộng sản đối với nhân loại ra sao, đã được Hội Đồng Âu Châu minh định rõ bằng Nghị quyết 1481, tôi chẳng cần phải mất công kể tội. Thực ra, tôi không phải là người Chống Cộng cực đoan, quá khích hay không khoan nhượng, bởi vì từ Hồ Chí Minh cho đến người cán bộ cấp thấp chưa bao giờ thực sự là người cộng sản như Karl Marx định nghĩa. Hồ Chí Minh giống như Lê-nin, Staline, Mao Trạch Đông lợi dụng chủ nghĩa Marx để thiết lập một Đảng. một Nhà Nước độc tài toàn trị mà thôi. Chủ nghĩa cộng sản thực sự đã chết rồi, vì bọn chóp bu của nó không còn vô sản, mà là những thằng giàu sụ. Tôi không ngu gì để đánh nhau với một xác chết, tôi chỉ là người triệt để chống lại sự lưu manh, xảo trá, lừa đảo, nói một đường làm một nẻo. Người nào mắc phải các căn bệnh vừa nêu là người không có nhân cách, thì tôi chống.
Lê Hiếu Đằng chỉ là anh học trò ngu, trình độ thấp kém và nhân cách tồi bại. Bài viết tính sổ đời mình trong lúc nằm bệnh viện của ông Đằng cho người đọc thấy cái ngu và nhân cách tồi bại của ông ta. Thứ nhất, nhờ đọc mấy cuốn sách khi ốm liệt giường thì ông Đằng mới thấy được sự tàn ác của cộng sản, trong khi cả nước bất kể sống chết ùa ra biển, băng rừng tìm tự do hoặc những cán bộ cộng sản gộc như Nguyễn Hộ, Trần Độ … đã tởm lợm chế độ mà ông Đằng không hay biết, là ngu. Thứ hai, tháng trước ông Đằng viết bài đăng trên mạng boxitevn ca ngợi sự can đảm của nghệ sĩ Kim Chi đã dám công khai tỏ ra khinh bỉ ông Thủ tướng ăn cắp, làm nghèo đất nước, từ chối không thèm nhận bằng ban khen; tháng sau ông Đằng lại viết bài ca ngợi Nguyễn Tấn Dũng trong Hội nghị Shangri-La giống như một nịnh thần. Bài viết phải nhờ Tổng Biên tập trang mạng boxitevn, giáo sư Nguyễn Huệ Chi, nhuận sắc trước khi được đưa lên. Tôi không rõ giáo sư Nguyễn Huệ Chi không nhìn ra cái thiếu nhân cách trước sau bất nhất của Lê Hiếu Đằng hay muốn chơi khăm Lê Hiếu Đằng để cho độc giả được dịp cười chơi. Hành vi sớm đầu tối đánh của ông Đằng sẽ khiến cho không ai dám hợp tác.
Tôi dùng ví dụ bác Hà Sĩ Phu là người cha nhân từ và tôi là người cha nghiêm khắc chỉ là ví dụ có tính biểu kiến, chứ không vô lễ với ai cả. Hơn nữa, tôi không cần giữ lễ với hạng người có nhân cách tồi bại như ông Đằng. Nên nhớ, từ thế kỷ trước, bác Hà Sĩ Phu từng viết cộng sản là loài ký sinh trùng (tức là sán lãi) sống bám vào lòng yêu nước, còn tỏ ra khinh miệt từ Hồ Chí Minh trở xuống nặng nề hơn những gì tôi viết rất nhiều.
Tôi trích lại đoạn kết của bài viết Lê Hiếu Đằng để bạn lấy công tâm mà xét Lê Hiếu Đằng là hạng người như thế nào: “Bài viết này cũng là để trải lòng với bạn bè, đồng đội và những nhân sĩ trí thức, các văn nghệ sĩ, các bạn thanh niên, sinh viên, học sinh mà tôi đã quen hoặc mới quen, để khẳng định một điều: với lòng tự trọng của một công dân một nước có lịch sử hào hùng chúng ta phải hành động. Không nên ngồi tranh luận với nhau về sự đúng, sai khi chọn lựa đứng bên này hay bên kia. Vì thật ra cả một bộ phận loài người trong đó có người VN luôn khát khao một xã hội tốt đẹp hơn, chống lại cái ác, cái xấu, nên đã có thời gian dài nuôi ảo tưởng về ĐCS VN và CNXH. Vấn đề là trước đây chúng ta chưa có đủ điều kiện, dữ liệu để nhận thức một số vấn đề sống còn của đất nước, nhưng hiện nay tình hình trong nước và trên thế giới đã thay đổi, vì vậy chúng ta phải nhận thức lại một số vấn đề trước đây. Nhận thức lại và dấn thân hành động cho cuộc chiến đấu mới. Đừng loay hoay những chuyện đã qua mà làm suy yếu sức mạnh đoàn kết dân tộc. Hãy để con cháu chúng ta làm nhiệm vụ đánh giá lịch sử. Còn chúng ta trước mắt là hành động, hành động và hành động. Điều này tôi nói một lần rồi thôi…”. Là một luật gia, một chức sắc trong cái gọi là Mặt Trật Tổ Quốc, có thật sự Lê Hiếu Đằng không có điều kiện để thấy gần một triệu người Miền Bắc phải trốn chạy vào Nam để tránh họa cộng sản? Chẳng lẽ ông Đằng không hề biết về sự tàn bạo, dã man, vô luân (con tố cha, vợ tố chồng) của cộng sản trong Cải Cách Ruộng Đất? Không hề biết cô ca sĩ phản chiến nổi tiếng Joan Baez và các triết gia Jean Paul Sartre, Bertrand Russell đã phản tỉnh và ký một bản cáo trạng lên án cộng sản từ năm 1976, sau khi họ chứng kiến nạn thuyền nhân bị chết đuối ngoài biển?
Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh ca ngợi cộng sản thời kỳ trước năm 75, tôi cho là dối trá. Chẳng lẽ ông ta không biết những nhà trí thức có công trong kháng chiến đã bị ông Hồ đày đọa ra sao? Ông Vĩnh bào chữa sau Cải Cách Ruộng Đất, Hồ Chí Minh đã sai Võ Nguyên Giáp đứng ra xin lỗi nhân dân, Trường Chinh đã từ chức mà nghĩ rằng mình đủ lý lẽ để biện minh tội ác của Hồ sao? Một người có lương tri, có nhân cách sau khi phạm tội giết oan hàng vạn người thì phải từ chức, chứ sao lại sai người khác đứng ra xin lỗi giùm mình? Tôi viết một bức thư chỉ ra tội lỗi của Hồ Chí Minh để cho Tướng Vĩnh tự xét lại và nhờ giáo sư Nguyễn Huệ Chi chuyển đến Tướng Vĩnh (được giáo sư Nguyễn Huệ Chi trả lời đã chuyển rồi), chẳng lẽ ông Tướng không nhận được để đọc? Sau đó ông Vĩnh còn viết những bài viết ca tụng Hồ Chí Minh mạnh mẽ hơn. Điều đó cho tôi hiểu rằng ông khinh người viết thư cho mình, không thèm trả lời. Nếu ông Vĩnh còn cầm quyền thì ông ta cũng khinh dân như bọn cầm quyền hiện nay khinh dân thôi. Còn về phần ông Lê Hiếu Đằng không dám trả lại thẻ đảng như Đại tá Phạm Quế Dương trả lại thẻ đảng khi thấy đảng đối xử bất xứng với Tướng Trần Độ trong dịp tang lễ, chờ tới nay mới tính sổ, chẳng qua vì đảng không trọng dụng, cho chức cho quyền, chứ chẳng phản tỉnh gì hết!
Tôi ủng hộ luật sư Cù Huy Hà Vũ và những luật sư khác như Nguyễn văn Đài, Lê thị Công Nhân, Trần đình Triển… về nhân cách đáng kính của họ. Nhưng tôi không thể ủng hộ “luật gia” Lê Hiếu Đằng. vì tôi khinh cái nhân cách của ông ta. Đừng ai bảo tôi mang tâm bệnh của thời chiến tranh vì thù ghét Lê Hiếu Đằng làm nội tuyến cho giặc. Tôi chỉ là người viết độc lập, viết theo lương tri, chống lại cái ác, cái dối trá, cái thiếu nhân cách và bênh vực những người bị đàn áp, bị bỏ tù, bị tra tấn… Tôi không phải là người làm chính trị để thương lượng hay thỏa hiệp với ai cả. Mong bạn Trung Nghĩa hiểu như vậy!
Thân ái chào bạn Trung Nghĩa.
Bằng Phong Đặng văn Âu.

* Xem: Trung Nghĩa: Tâm thư gửi ông Bằng Phong Đặng Văn Âu.

Copy từ: Ba Sàm


....................