CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Bảy, 16 tháng 3, 2013

BỜ HỒ: ĐANG CÓ TỤ TẬP ĐÔNG NGƯỜI, HÀNG NGÀN NGƯỜI

Ảnh: Tư liệu

Sáng nay, mặc dù không thông báo rộng rãi, đã có hàng ngàn người cầm theo biểu ngữ, băng rôn tụ tập đông người gây mất trật tự đô thị, đi tràn xuống lòng đường quanh Hồ Gươm, tạo nên hình ảnh rất phản cảm và gây cản trở cho người tham gia giao thông.

Mặc dù số người này không hô các khẩu hiệu, nhưng khi tụ tập dưới lòng đường đã cười nói quá mức bình thường, làm xấu hình ảnh thủ đô.

Được biết, lực lượng an ninh đã triển khai khá đông nhưng không thấy bắc loa kêu gọi mọi người ra về, không thấy nhắc về trật tự công cộng, không nhắc những người tụ tập là đang vi phạm Nghị định 36 và 38 của chính phủ và chống lại THÔNG BÁO không số của UBND TP ban hành ngày 18 tháng 8 năm 2011. 

Hiện tại chúng tôi không thấy các xe bus chờ sẵn để làm nhiệm vụ đưa số người này về trại Lộc Hà. Có lẽ công an Hà Nội đã rút ra bài học về những lần đàn áp biểu tình chống TQ trước đây.

09h27: Tin cho biết thêm, hiện tại Cụ Bà Lê Hiền Đức vẫn chưa tới được Bờ Hồ. Bà chưa đi ra được khỏi nhà để đến với đám đông. 

09h30: Chúng tôi vừa liên lạc được với Cụ Lê Hiền Đức. Cụ cho biết cụ vẫn chưa ra khỏi nhà. Cụ còn cho biết  thêm, mấy ngày trước, có một số cán bộ công an thành phố đã đến thăm cụ tại nhà riêng, nhưng cụ không cho biết là ai và họ đến "làm việc" với nội dung gì.

Một số BTV quen thuộc cũng cho biết: mấy ngày trước, các nhà chức trách địa phương đã đến thăm nhà, mời ăn sáng, mời cafe, và khuyên không đi ra Bờ Hồ. Người Buôn Gió cũng đã phải nhận Giấy triệu tập vào sô 6 Quang Trung để thẩm vấn. 

09h46: Hiện tại HTV (Đài TH HN) và các phóng viên vẫn đang tác nghiệp, phỏng vấn một số người. Trước đó, họ cũng tràn xuống lòng đường, dí sát máy quay vào mặt một số công dân để đặc tả khuôn mặt của họ. 

Các báo điện tử Hà Nội mới, An ninh thủ đô chưa thấy có tin tức gì về cuộc tụ tập bất thường này. Một số anh em blogger, cư dân mạng đang rất vất vả tiếp cận hiện trường để tung lên mạng những hình ảnh hôm nay để toàn thế giới được biết.

Đám đông nhanh chóng giải tán, khi đã thỏa mãn bày tỏ chính kiến, sau khi người cầm đầu đoàn biểu tình lệnh ngưng biểu tình.  




Copy từ: TS Nguyễn Xuân Diện

Sự lây nhiễm toàn cầu của phần mềm theo dõi FinFisher


Morgan Marquis-Boire, Bill Marczak, Claudio Guarnieri, và John Scott-Railton
N.A.M chuyển ngữ
Lời dẫn:
Mới đây ngày 13/3/2013, CitizenLab, phòng nghiên cứu tại trường quan hệ toàn cầu Munk, thuộc Đại học Toronto Canada, đã công bố báo cáo đặc biệt về sự lây lan phần mềm theo dõi FinSpy của hãng Gamma International, trong đó đặc biệt ở Ethiopia và Việt Nam nhằm mục đích chính trị. Gamma International là một trong các công ty bị tổ chức Phóng viên không biên giới (RSF) mới đây xếp vào 1 trong năm công ty là “Kẻ thù của Internet” năm 2013.
13/3/2013
Bài viết này mô tả kết quả một đợt quét Internet toàn cầu để tìm các server điều khiển và ra lệnh của phần mềm do thám FinFisher. Nó cũng mô tả chi tiết việc phát hiện ra một chiến dịch sử dụng FinFisher ở Ethiopia nhằm vào các cá nhân liên quan tới một nhóm đối lập. Ngoài ra nó cũng cung cấp kết quả kiểm tra một mẫu FinSpy Mobile tìm thấy trên mạng cho thấy đã được sử dụng tại Việt Nam.

Tổng kết các phát hiện then chốt

  • Chúng tôi đã tìm ra các server ra lệnh và kiểm soát của các FinSpy backdoor, một phần của “giải pháp kiểm soát từ xa” FinFisher của hãng Gamma International trong tất cả 25 quốc gia gồm: Úc, Ba-rên, Băng-la-đét, Bru-nây, Canada, Séc, Estonia, Ethiopia, Đức, Ấn-độ, Indonesia, Nhật, Latvia, Malaysia, Mexico, Mông-cổ, Hà Lan, Quatar, Séc-bi-a, Singapore, Turkemnistan, Ả-rập, Anh, Mỹ và Việt Nam.
  • Một chiến dịch FinSpy tại Ethiopia sử dụng hình ảnh của Ginbot 7, một nhóm đối lập tại Ethiopia, làm mồi để lây nhiễm vào máy người dùng. Hành động này tiếp diễn chủ đề về các đợt triển khai FinSpy với mục đích chính trị.
  • Có bằng chứng rõ ràng về một chiến dịch dùng FinSpy Mobile ở Việt Nam. Chúng tôi đã tìm thấy mẫu FinSpy Mobile cho Android trên mạng với server ra lệnh và điều khiển ở Việt Nam và gửi tin nhắn về cho một số mobile tại Việt Nam.
  • Những phát hiện này phản bác việc Gamma International trước đó đã cho rằng các server được phát hiện trước đó không phải nằm trong dòng sản phẩm của họ, và các bản phầm mềm của họ được phát hiện trước đó hoặc bị ăn cắp hoặc là bản demo.

1. Nhập đề

FinFisher là một dòng phần mềm do thám và xâm nhập từ xa phát triển bởi công ty Gamma International GmbH đặt tại Munich, Đức. Các sản phẩm FinFisher được tiếp thị và bán rộng rãi cho các cơ quan an ninh bởi tập đoàn Gamma đặt tại Anh quốc. Mặc dù kêu là một bộ công cụ “can thiệp hợp pháp” để theo dõi tội phạm, nhưng FinFisher đã có tiếng xấu vì được sử dụng trong các cuộc tấn công có chủ đích nhằm vào các nhà hoạt động nhân quyền, các nhà bất đồng chính kiến ở các quốc gia có hồ sơ nhân quyền có vấn đề.
Cuối tháng 7 năm 2012, chúng tôi đã công bố các kết quả của một cuộc điều tra vào một chiến dịch email đáng nghi ngờ nhằm vào các nhà hoạt động tại Bahrain. Chúng tôi đã phân tích các file đính kèm và phát hiện rằng chúng có chứa phần mềm gián điệp (spyware) FinSpy, một sản phẩm để kiểm soát từ xa của FinFisher. FinSpy thu thập các thông tin từ một máy tính bị lây nhiễm, như các mật khẩu và cuộc gọi qua Skype, rồi gửi về một server điều khiển và ra lệnh FinSpy (command & control server). Các file đính kèm chúng tôi đã phân tích gửi dữ liệu về một server trong lãnh thổ Bahrain.
Phát hiện này đã thúc đẩy các nhà nghiên cứu tìm kiếm các server điều khiển & ra lệnh khác để hiểu xem làm FinFisher được sử dụng đại trà như thế nào. Ông Caludio Guanrieri tại Rapid7 (một trong những tác giả của báo cáo này) là người đầu tiên tìm kiếm các server đó. Ông đã lấy “dấu vân tay” của server tại Bahrain và tìm kiếm trong dữ liệu quét Internet để tìm kiếm các server khác trên thế giới mà có cùng dấu vân tay. Rapid7 đã công bố danh sách các server này và mô tả kỹ thuật lấy dấu của họ. Các nhóm khác như CrowdStrike và SpiderLabs cũng đã phân tích và công bố báo cáo về phần mềm FinSpy.
Ngay sau khi ra báo cáo, các server này đã được cập nhật để xoá cách bị phát hiện bằng dấu vân của Rapid7. Chúng tôi đã nghĩ ra một kỹ thuật lấy dấu khác và quét một phần của Internet. Chúng tôi đã khẳng định các kết quả của Rapid7, và cũng tìm được vài server mới bao gồm một cái ở trong Bộ Truyền thông của Turkmenistan. Chúng tôi đã công bố danh sách server của mình vào cuối tháng 8 năm 2012, cùng với bản phân tích các phiên bản di động của FinSpy. Các server FinSpy lại được cập nhật vào tháng 10 năm 2012 để vô hiệu hoá kỹ thuật lấy vân mới, mặc dù chưa từng được công bố.
Tuy nhiên, bằng cách phân tích các mẫu đã có và quan sát các server điều khiển & ra lệnh, chúng tôi đã phát hiện ra các phương pháp lấy dấu mới và tiếp tục quét Internet để tìm phần mềm do thám này. Các kết quả được công bố trong bài viết này.
Các nhóm hoạt động xã hội đã tìm ra nguyên nhân đáng quan tâm qua những phát hiện này; như họ chỉ ra việc dùng các sản phẩm FinFisher tại các quốc gia như Turkmenistan và Bahrain, nơi có hồ sơ xấu về nhân quyền, tính minh bạch và tuân thủ luật pháp. Tháng 8 năm 2012, trả lời một bức thư của tổ chức Quyền Riêng Tư Thế Giới đặt tại Anh, chính phủ Anh đã tiết lộ rằng trong quá khứ họ đã kiểm tra một phiên bản của FinSpy và trao đổi với Gamma về việc cần có giấy phép để xuất khẩu phiên bản đó ra ngoài EU. Gamma đã liên tục từ chối liên hệ với các phần mềm gián điệp và các server điều khiển bị phát hiện bởi nghiên cứu của chúng tôi, cho rằng các server đó “không phải dòng sản phẩm FinFisher”. Gamm cũng tuyên bố phần mềm gián điệp gửi tới cho các nhà hoạt động tại Bahrain là một bản demo đã cũ của FinSpy, bị đánh cắp trong một buổi thuyết trình sản phẩm.
Tháng 2 năm 2013, Privacy International, ECCHR – European Centre for Constitutional & Human Rights (Trung tâm vì Hiến Pháp và Nhân Quyền Châu Âu), trung tâm vì nhân quyền của Bahrain, tổ chức Bahrain Watch, và RSF (Phóng viên không biên giới) đã soạn một bản khiếu lại với OECD (tổ chức hợp tác phát triển kinh tế), đòi tổ chức này tiến hành điều tra xem Gamma có vi phạm các quy tắc OECD cho các doanh nghiệp đa quốc gia với hành vi xuất khẩu FinSpy sang Bahrain. Bản khiếu nại này đã chất vấn các phát ngôn trước đó của Gamma, với việc phát hiện ra ít nhất 2 phiên bản của FinSpy (4.00 và 4.01) tại Bahrain, và việc serve tại Bahrain là một sản phẩm FinFisher và nhận được các bản cập nhật từ Gamma. Bản khiếu nại, như công bố của Privacy International, cáo buộc Gamma về việc:
  • Không tôn trọng các quyền con người được quốc tế công nhận của các cá nhân bị ảnh hưởng bởi các hoạt động của Gamma
  • Gây ra và góp tác động ngược về nhân quyền trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình
  • Không ngăn chặn và giảm tác động ngược về nhân quyền liên quan tới các hoạt động và sản phẩm của mình; không công bố các tác động đó tại nơi xảy ra
  • Không thực thi đủ trách nhiệm phải thực thi (due diligence) (trong đó có trách nhiệm về nhân quyền); và
  • Không thực thi chính sách cam kết coi trọng nhân quyền
Theo báo cáo gần đây, Cảnh sát Liên bang Đức có thể có kế hoạch mua và sử dụng bộ FinFisher trong phạm vi lãnh thổ Đức. Trong khi đó, những phát hiện của nhóm chúng tôi và các nhóm khác tiếp tục cho thấy sự lan rộng toàn cầu của các sản phẩm FinFisher. Nghiên cứu tiếp tục lật tẩy sự xuất hiện của FinSpy tại các quốc gia có hồ sơ dân chủ tồi tệ và thể chế bóp nghẹt về chính trị. Gần đây nhất, điều tra của tổ chức Bahrain Watch đã xác nhận sự hiện diện của một chiến dịch dùng FinFisher tại Bahrain, và lần nữa mâu thuẫn với bản cáo bạch của Gamma trước công luận. Bài viết này bổ sung phát hiện với bản cập nhật danh sách các server ra lệnh và điều khiển FinSpy, và mô tả các mẫu FinSpy tìm được trên mạng cho thấy chúng đã được dùng để nhắm vào các cá nhân ở Ethiopia và Việt Nam.
Chúng tôi trình bày các kết quả điều tra này với hy vọng sẽ thúc đẩy hơn nữa các nhóm hoạt động xã hội và các cơ quan điều tra có thẩm quyền tiếp tục làm rõ các hoạt động của Gamma, thực hiện các biện pháp kiểm soát xuất khẩu hợp lý, và làm rõ vấn đề lây lan toàn cầu, không kiểm soát của các phần mềm theo dõi.

2. FinFisher: cập nhật kết quả quét toàn cầu


Hình 1. Bản đồ lây nhiễm toàn cầu của FinFisher
Trong tháng 10 năm 2012, chúng tôi đã quan sát thấy các server FinSpy bắt đầu thay đổi hành vi. Chúng dừng phản ứng với dấu vân của chúng tôi, phương pháp này khai thác một khe trong giao thức kết nối đặc thù của FinSpy. Chúng tôi tin rằng điều này chứng tỏ Gamma hoặc đã độc lập thay đổi giao thức FinSpy, hoặc đã phát hiện ra các điểm mấu chốt trong dấu vân của chúng tôi, mặc dù nó chưa từng được công bố.
Trước chuyển biến đó, chúng tôi đã nghĩ ra một kỹ thuật lấy vân mới và tiến hành quét Internet để tìm các server điều khiển & ra lệnh của FinSpy. Đợt quét này mất gần 02 tháng và gửi đi hơn 12 tỷ gói tin. Chúng tôi đã phát hiện ra tổng số 36 máy chủ FinSpy, trong đó 30 máy mới và 6 máy đã tìm được trong lần quét trước. Các server này hoạt động ở 19 quốc gia khác nhau, trong đó 7 máy ở các nước mà chúng tôi chưa từng thấy trước đó.

Các quốc gia mới

Canada, Bangladesh, India, Malaysia, Mexico, Serbia, Vietnam
Trong lần quét mới, 16 server đã thấy lần trước không xuất hiện. Chúng tôi ngờ rằng sau các lần quét trước được công bố thì nhà vận hành đã chuyển chúng đi. Nhiều server bị tắt hay di chuyển sau khi công bố các kết quả lần trước, nhưng trước bản cập nhật tháng 10/2012. Chúng tôi đã không tìm ra FinSpy server tại 4 quốc gia có mặt lần trước (Brunây, Liên hợp Ả-rập, Latvia và Mông-cổ). Tổng hợp lại, FinSpy server hiện tại có mặt tại 25 nước:
Úc, Bahrain, Băng-la-đét, Bru-nây, Canada, CH Séc, Estonia, Ethiopia, Đức, Ấn độ, Indonesia, Nhật Bản, Latvia, Malaysia, Mexico, Mông-cổ, Hà-lan, Qatar, Séc-bi-a, Singapore, Turkmenistan, Liên hợp Ả-rập, vương quốc Anh, Mỹ và Việt Nam.
Quan trọng là chúng tôi tin rằng danh sách này chưa phải là tất cả do số cổng FinSpy server sử dụng rất nhiều. Ngoài ra, việc phát hiện ra một FinSpy server tại một quốc gia không phải là chỉ số đầy đủ để kết luận việc các cơ quan luật pháp và mật vụ ở đó đang sử dụng. Trong một số trường hợp, các server này được vận hành bởi các nhà cung cấp dịch vụ host thương mại và có thể được thuê bởi bất kỳ phần tử nào ở bất kỳ quốc gia nào.
Bảng dưới đây liệt kê các FinSpy server bị phát hiện trong đợt quét mới nhất. Chúng tôi liệt kê đầy đủ địa chỉ IP của các server đã được công bố lần trước. Với các server chưa công bố, chúng tôi ẩn đi 2 số cuối. Việc công bố đầy đủ địa chỉ IP như lần trước không có có ích vì sau đó các server này nhanh chóng được tắt và di chuyển.
IP Nhà vận hành Dẫn hướng tới
117.121.xxx.xxx GPLHost Australia
77.69.181.162 Batelco ADSL Service Bahrain
180.211.xxx.xxx Telegraph & Telephone Board Bangladesh
168.144.xxx.xxx Softcom, Inc. Canada
168.144.xxx.xxx Softcom, Inc. Canada
217.16.xxx.xxx PIPNI VPS Czech Republic
217.146.xxx.xxx Zone Media UVS/Nodes Estonia
213.55.99.74 Ethio Telecom Estonia
80.156.xxx.xxx Gamma International GmbH Germany
37.200.xxx.xxx JiffyBox Servers Germany
178.77.xxx.xxx HostEurope GmbH Germany
119.18.xxx.xxx HostGator India
119.18.xxx.xxx HostGator India
118.97.xxx.xxx PT Telkom Indonesia
118.97.xxx.xxx PT Telkom Indonesia
103.28.xxx.xxx PT Matrixnet Global Indonesia
112.78.143.34 Biznet ISP Indonesia
112.78.143.26 Biznet ISP Indonesia
117.121.xxx.xxx Iusacell PCS Malaysia
201.122.xxx.xxx UniNet Mexico
164.138.xxx.xxx Tilaa Netherlands
164.138.28.2 Tilaa Netherlands
78.100.57.165 Qtel – Government Relations Qatar
195.178.xxx.xxx Tri.d.o.o / Telekom Srbija Serbia
117.121.xxx.xxx GPLHost Singapore
217.174.229.82 Ministry of Communications Turkmenistan
72.22.xxx.xxx iPower, Inc. United States
166.143.xxx.xxx Verizon Wireless United States
117.121.xxx.xxx GPLHost United States
117.121.xxx.xxx GPLHost United States
117.121.xxx.xxx GPLHost United States
117.121.xxx.xxx GPLHost United States
183.91.xxx.xxx CMC Telecom Infrastructure Company Vietnam
Một số điểm đặc biệt đáng chú ý:
  • 8 server vận hành bởi GPLHost tại nhiều quốc gia khác nhau (Singapore, Malaysia, Australia, US). Tuy nhiên, chúng tôi quan sát thấy chỉ 6 máy hoạt động liên tục, chứng tỏ vài địa chỉ IP đã đổi trong khi quét.
  • Một server tại Mỹ có thông tin đăng ký là “Gamma International GmbH,” và người liên lạc là “Martin Muench.”
  • Có một FinSpy server có IP trong dải đăng ký cho “Verizon Wireless.” Verizon Wireless bán các dải IP cho các khách hàng doanh nghiệp, vì vậy không nhất thiết kết luận rằng Verizon Wireless tự vận hành các server này hay các khách hàng của họ đang bị theo dõi.
  • Một server ở Qatar trước đó bị phát hiện bởi nhóm Rapid7 có vẻ hoạt động trở lại. Server này nằm trong dải 16 IP đăng ký cho “Qtel – Corporate accounts – Government Relations.” Dải này cũng chứa website http://qhotels.gov.qa/.

3. Ethiopia và Vietnam: Báo cáo chi tiết về các mẫu mới

3.1 FinSpy ở Ethiopia

Chúng tôi đã phân tích một mẫu phần mềm độc (malware) bắt được gần đây và xác định chính là FinSpy. Malware này dùng hình ảnh các thành viên nhóm đối lập Ethiopia, Ginbot 7, làm mồi nhử. Malware này liên lạc với một Finspy server tại Ethiopia, mà đã bị Rapid7 phát hiện lần đầu vào tháng 8 năm 2012. Server này luôn hiện diện trong mọi lần quét và tiếp tục hoạt động tại thời điểm ra báo cáo này. Nó có địa chỉ trong dải quản lý bởi Ethio Telecom, nhà cung cấp dịch vụ viễn thông quốc doanh tại Ethiopia.
IP: 213.55.99.74
route: 213.55.99.0/24
descr: Ethio Telecom
origin: AS24757
mnt-by: ETC-MNT
member-of: rs-ethiotelecom
source: RIPE # Filtered
Server này có vẻ được cập nhật theo cùng một cách với các server khác, bao gồm các server ở Bahrain và Turkmenisstan
MD5 8ae2febe04102450fdbc26a38037c82b
SHA-1 1fd0a268086f8d13c6a3262d41cce13470886b09
SHA-256 ff6f0bcdb02a9a1c10da14a0844ed6ec6a68c13c04b4c122afc559d606762fa
Mẫu này tương tự mẫu FinSpy đã được phân tích trước đó gửi tới cho các nhà hoạt động tại Bahrain năm 2012. Giống như mẫu ở Bahrain, malware này tự di chuyển và thả một hình ảnh JPG với cùng tên file như của nó khi bị kích hoạt bởi người dùng sơ hở. Đây là thủ đoạn để lừa nạn nhân tin rằng file mở ra không phải là độc hại. Sau đây là các điểm tương đồng cơ bản giữa các mẫu:
  • Nhãn thời gian PE “2011-07-05 08:25:31” hệt như mẫu tại Bahrain.
  • Chuỗi sau (tìm thấy trong tiến trình bị lây nhiễm bởi malware), tự chỉ ra malware và tương tự mẫu tìm thấy ở Bahrain:
    image003_0.png
  • Các mẫu tìm thấy có cùng file driverw.sys file, SHA-256: 62bde3bac3782d36f9f2e56db097a4672e70463e11971fad5de060b191efb196.
image005.png

Hình 2: Hình ảnh dùng để gài bẫy là hình các thành viên nhóm đối lập Ginbot7 tại Ethiopia
Trong trường hợp này ảnh được sử dụng là ảnh các thành viên nhóm đối lập Ginbot7 tại Ethiopia. Năm 2011 chính phủ Ethiopia gán cho Ginbot7 là nhóm khủng bố. Uỷ ban bảo vệ nhà báo (CPJ) và tổ chức Theo dõi Nhân quyền đều chỉ trích hành vi vu khống này. CPJ đã chỉ ra rằng điều này gây ra tác dụng xấu tới các báo cáo chính trị hợp pháp về nhóm này và lãnh tụ của nó.
Sự tồn tại của mẫu FinSpy sử dụng hình ảnh riêng ở Ethiopia và liên lạc với một server FinSpy tại Ethiopia chứng tỏ rõ ràng rằng chính phủ Ethiopia đang sử dụng FinSpy.

3.2 FinSpy Mobile tại Việt Nam

Gần đây chúng tôi đã thu thập và phân tích một mẫu malware và xác định nó là phần mềm gián điệp FinSpy Mobile cho Android. Mẫu này liên lạc với một máy chủ điều khiển và ra lệnh ở Việt Nam, và gửi tin nhắn báo cáo tới một số mobile ở Việt Nam.
Bộ phần mềm FinFisher gồm các bản FinSpy cho các hệ điều hành điện thoại khác nhau như iOS, Android, Windows Mobile, Symbian và Blackberry. Các tính năng của nó gần với phiên bản trên PC của FinSpy bị xác nhận tại Bahrain, ngoài ra có các tính năng đặc thù của di động như tìm về toạ độ GPS, tạo cuộc gọi gián điệp thầm lặng để nghe nén tiếng động xung quanh điện thoại. Một bản phân tích chuyên sâu về bộ backdoor FinSpy Mobile đã được đăng ở bài trước: The Smartphone Who Loved Me: FinFisher Goes Mobile?
MD5 573ef0b7ff1dab2c3f785ee46c51a54f
SHA-1 d58d4f6ad3235610bafba677b762f3872b0f67cb
SHA-256 363172a2f2b228c7b00b614178e4ffa00a3a124200ceef4e6d7edb25a4696345
Mẫu phần mềm gián điệp có 1 file cấu hình cho biết các tính năng hiện có và lựa chọn đã được bật bởi người triển khai nó.
image007.png

Hình 3: Hình ảnh một phần file cấu hình của phần mềm FinSpy Mobile

Thú vị là file cấu hình còn chỉ ra một số điện thoại ở Việt Nam để điều khiển và ra lệnh qua SMS:
Section Type: TlvTypeConfigSMSPhoneNumber
Section Data: “+841257725403″
Máy chủ điều khiển và ra lệnh có IP nằm trong dải do công ty CMC Telecom Infrastructure tại Hà Nội quản lý:
IP Address: 183.91.2.199
inetnum: 183.91.0.0 – 183.91.9.255
netname: FTTX-NET
country: Vietnam
address: CMC Telecom Infrastructure Company
address: Tang 3, 16 Lieu Giai str, Ba Dinh, Ha Noi
Máy chủ này vẫn hoạt động và khớp với “dấu vân tay” cho một máy chủ của FinSpy. Địa chỉ máy chủ và số điện thoại điều khiển đều ở Việt Nam chứng tỏ một chiến dịch theo dõi đang diễn ra ở nước này.
Trong bối cảnh những đe doạ gần đây tới tự do biểu đạt và hoạt động trên Internet thì việc sử dụng rõ ràng phần mềm gián điệp FinSpy tại Việt Nam là một điều gây bức xúc. Năm 2012, Việt Nam đã ra các đạo luật kiểm duyệt mới trong một chiến dịch bắt giam, đe doạ và xúc nhiễu các blogger dám phát ngôn đối kháng với chế độ. Tổng cộng xử 17 blogger, trong đó 14 người bị kết án 3 đến 13 năm tù.

4. Kết luận sơ bộ

Các công ty bán phần mềm theo dõi và xâm nhập thường kêu rằng các công cụ của họ chỉ được dùng để theo dõi tội phạm và khủng bố. FinFisher, VUPEN và Hacking Team đều dùng một ngôn ngữ. Mặc dù vậy, các bằng chứng liên tục cho thấy rằng các công cụ này thường được mua bởi các quốc gia mà nơi đó hoạt động chính trị đối lập và tự do ngôn luận bị đàn áp. Các khám phá của chúng tôi nhấn mạnh sự mâu thuẫn giữa cáo bạch của Gamma cho rằng FinSpy chủ yếu được dùng để theo dõi “kẻ xấu” với các chứng cứ ngày càng nhiều về việc công cụ đó đã và tiếp tục được sử dụng để chống tại các nhóm đối lập và các nhà hoạt động nhân quyền.
Trong khi nghiên cứu của chúng tôi làm rõ việc sử dụng công nghệ này vì mục đích xâm hại nhân quyền, thì rõ ràng có nhiều quan ngại rộng hơn. Một thị trường toàn cầu, không kiểm soát cho các công cụ tấn công trên mạng hình thành một nguy cơ mới về mặt an ninh cho cả doanh nghiệp và quốc gia. Trong tháng 3 năm 2012, Giám đốc CIA Mỹ James Clapper phát biểu trong báo cáo hàng năm trước quốc hội:
“…các công ty phát triển và bán các công nghệ chuyên nghiệp để tiến hành tấn công trên mạng – thường dán nhãn các công cụ này thành công cụ can thiệp hợp pháp hoặc các sản phẩm nghiên cứu an ninh mạng. Các chính phủ nước khác đã dùng một số công cụ này để tấn công các hệ thống của Mỹ.”
Việc lây lan toàn cầu không kiểm soát của các sản phẩm như FinFisher là cơ sở mạnh để tranh cãi về chính sách đối với các phần mềm theo dõi và việc thương mại hoá tính năng tấn công qua mạng.
Các phát hiện mới nhất của chúng tôi cho thấy bức tranh cập nhật về tình trạng lây lan toàn cầu của FinSpy. Chúng tôi đã xác định 36 FinSpy server đang hoạt động, 30 trong số đó đã phát hiện lần trước. Danh sách các server này là chưa hoàn thiện, bởi vì một số server triển khai kỹ thuật tránh bị phát hiện. Tính cả các server bị phát hiện năm ngoái, tới giờ chúng tôi đã tìm ra FinSpy server tại 25 quốc gai, bao gồm nhiều quốc gia có hồ sơ nhân quyền gẩy tranh cãi. Điều này chứng tỏ một xu hướng toàn cầu về việc các chính phủ phi dân chủ gia tăng dùng các công cụ tấn công qua mạng mua từ các công ty phương Tây.
Các mẫy FinSpy tại Ethiopia và Việt Nam cần tiếp tục điều tra, nhất là với tình trạng nhân quyền tồi tệ tại các quốc gia này. Sự việc bản FinSpy tại Ethiopia sử dụng hình ảnh nhóm đối lập làm mồi nhử cho thấy nó được sử dụng cho các hoạt động theo dõi mang tính chính trị, hơn là vì các mục đích an ninh dân sự.
Mẫu tại Ethiopia là mẫu FinSpy thứ hai mà chúng tôi phát hiện ra liên lạc với một server mà chúng tôi xác định là FinSpy server. Điều này càng củng cố các kết quả quét của chúng tôi, và phản bác lại cáo bạch của Gamma cho rằng những server đó “không nằm trong dòng sản phẩm FinFisher”. Sự tương đồng giữa mẫu ở Ethiopia và mẫu ở Bahrain cũng chất vấn cáo bạch trước đó của Gamma International rằng các mẫu ở Bahrain chỉ là các bản demo bị đánh cắp.
Trong khi việc bán các phần mềm theo dõi và xâm nhập hầu như không có kiểm soát, thì vấn đề này đòi hỏi sự can thiệp cao hơn. Trong tháng 9 năm 2012, Ngoại trưởng Đức, Guido Westerwelle, đã kêu gọi lệnh cấm toàn EU về việc xuất khẩu các phần mềm theo dõi cho các quốc gia độc tài. Trong cuộc phỏng vấn hồi tháng 12 năm 2012, Marietje Schaake (MEP), là báo cáo viên về chiến lược cấp EU lần đầu về tự do số trong chính sách ngoại giao, đã nói rằng “thật sốc” khi các công ty châu Âu tiếp tục bán các công nghệ đàn áp cho các quốc gia không thượng tôn pháp luật.
Chúng tôi kêu gọi các nhóm hoạt động xã hội và các nhà báo tiếp tục các phát hiện của chúng tôi tại các nước liên quan. Chúng tôi cũng hy vọng rằng các kết quả nghiên cứu của chúng tôi sẽ cung cấp các thông tin quý báu cho cuộc thảo luận về chính sách và công nghệ đang diễn ra về phần mềm theo dõi và thương mại hoá các tính năng tấn công qua mạng.

Lời cảm ơn

Chúng tôi xin cảm ơn Eva Galperin và Tổ chức Mặt trận Điện tử (EFF), tổ chức Privacy International, tổ chức Bahrain Watch và Drew Hintz.
Chuyển ngữ bởi N.A.M
__________________________

Chú thích

[1] https://www.gammagroup.com/
[2] Software Meant to Fight Crime Is Used to Spy on Dissidents, http://goo.gl/GDRMe, New York Times, August 31, 2012, Page A1 Print edition.
[3] Cyber Attacks on Activists Traced to FinFisher Spyware of Gamma, http://goo.gl/nJH7o, Bloomberg, July 25, 2012
[4] http://bits.blogs.nytimes.com/2012/08/16/company-denies-role-in-recently-uncovered-spyware/
[5] http://www.sueddeutsche.de/digital/finfisher-entwickler-gamma-spam-vom-staat-1.1595253
[6] This sample has also been discussed by Denis Maslennikov from Kasperksy in his analyses of FinSpy Mobile – https://www.securelist.com/en/analysis/204792283/Mobile_Malware_Evolution_Part_6
[7] Configuration parsed with a tool written by Josh Grunzweig of Spider Labs – http://blog.spiderlabs.com/2012/09/finspy-mobile-configuration-and-insight.html
[8] https://www.eff.org/deeplinks/2013/01/bloggers-trial-vietnam-are-part-ongoing-crackdown-free-expression
[9] https://www.securityweek.com/podcast-vupen-ceo-chaouki-bekrar-addresses-zero-day-marketplace-controversy-cansecwest
[10] http://bits.blogs.nytimes.com/2012/08/16/company-denies-role-in-recently-uncovered-spyware/
[11] http://www.guardian.co.uk/uk/2012/nov/28/offshore-company-directors-military-intelligence
[12] http://www.vieuws.eu/foreign-affairs/digital-freedoms-marietje-schaake-mep-alde/


Copy từ: Dân Luận

Lời một cựu tù nhân chiến tranh Mỹ gửi Việt Nam, bốn mươi năm sau

John McCain - Lời một cựu tù nhân chiến tranh Mỹ gửi Việt Nam, bốn mươi năm sau

 

Diên Vỹ chuyển ngữ
14.03.2013
Ông John McCain đã bị bắt làm tù nhân ở Hà Nội

Bốn mươi năm trước vào ngày 14 tháng Ba, tôi và những bạn tù ở Bắc Việt Nam vận những bộ quần áo dân sự rẻ tiền được cung cấp cho 108 người chúng tôi nhân dịp này, bước lên những chiếc xe buýt đến sân bay Gia Lâm ở ngoại ô Hà Nội. Một chiếc máy bay không vận C-141 lớn màu xanh lá cây đang đợi để đưa chúng tôi về Căn cứ Không quân Clark ở Philippines.

John McCain dẫn đầu toán tù binh chiến tranh được trả tự do tại Hà Nội ngày 14 tháng Ba 1973.
Tại sân bay, chúng tôi xếp hàng theo thứ tự ngày chúng tôi bị bắn rơi, và chúng tôi cố gắng giữ tác phong quân sự trước những chiếc máy quay phim đang chạy và một đám đông người Việt đang ồn ào quan sát chúng tôi. Các sĩ quan Mỹ và Việt ngồi tại một chiếc bàn, mỗi người cầm một bảng danh sách tù binh.
Mỗi khi một tù nhân bước lên, đại diện cho cả hai phía quân sự đọc tên của anh ta. Họ gọi tên tôi, và tôi bước một bước đến chiếc bàn và đưa tay chào. Một sĩ quan Hải quân Hoa Kỳ chào đáp, mỉm cười và bắt tay tôi rồi đưa tôi đi qua đường băng, bước lên cầu để lên máy bay.
Tôi trở về với hai người bạn thân nhất của mình là hai sĩ quan Không quân Bud Day và Bob Craner, những người mà tôi đã noi gương và tìm được nguồn động viên trong suốt năm năm. Vài phút sau khi cất cánh, viên phi công thông báo là chúng tôi đang “ướt chân”, có nghĩa là chúng tôi đang bay qua Vịnh Bắc Bộ và đi vào không phận quốc tế. Mọi người đều reo mừng.
Tôi không nghĩ rằng bất cứ ai trong chúng tôi sẽ có lần quay lại đất nước mà chúng tôi từng mong muốn rời khỏi từ rất lâu. Thật khó để nói câu giã từ tại căn cứ Clark, và buổi từ biệt của chúng tôi thật xúc động.
Chúng tôi hứa với nhau là sẽ giữ liên lạc thường xuyên, điều mà chúng tôi đã làm trong nhiều năm qua, cho đến khi cái chết bắt đầu làm thưa thớt dần đội ngũ của chúng tôi. Chẳng có cảm giác bùi ngùi khi chúng tôi rời Việt Nam, và chúng tôi cũng chẳng muốn làm quen lại với họ trong tương lai.
Nhưng hoá ra tôi lại quay lại Việt Nam. Tôi đã quay lại nhiều lần sau khi chiến tranh chấm dứt. Đất nước này thật đẹp, và người Việt là những chủ nhà mến khách. Đa số các chuyến thăm của tôi là công tác chính thức: tìm kiếm Tù nhân Chiến tranh/Mất tích, giúp điều phối quá trình bình thường hoá quan hệ giữa hai quốc gia và thúc đẩy quan hệ tương lai nhằm phục vụ quyền lợi của cả hai nước.
Tôi đã kết bạn với những người từng là kẻ thù của mình. Tôi trở nên gắn bó với một nơi mà tôi từng từ bỏ. Tôi vui mừng thấy rằng Mỹ và Việt Nam đã có rất nhiều tiến triển trong việc xây dựng một mối quan hệ hiệu quả, hai bên cùng có lợi trên đống tro tàn của cuộc chiến tranh vốn từng là một thảm hoạ cho người dân của cả hai nước.
Hôm nay, những oán hận xưa đang được thay thế bởi những hy vọng mới. Con số người Mỹ đến thăm Việt Nam tăng lên mỗi năm - bao gồm cả ba Tổng thống Hoa Kỳ lúc còn nhậm chức - họ bị hấp dẫn bởi vẻ đẹp thiên nhiên tuyệt vời và con người dễ gần. Thương mại song phương tăng 80 lần so với năm 1994, khi Hoa Kỳ vừa bỏ lệnh cấm vận. Việc này đã làm lợi cho người dân của cả hai quốc gia và giúp cho hàng triệu người Việt tự thoát được nghèo đói.
Tương tự, quan hệ quốc phòng của hai nước đã có bước biến chuyển dài mà chẳng thể nào tưởng tượng nổi trong một thập niên trước. Quân đội chúng ta tập luyện chung, và Vịnh Cam Ranh lần nữa lại là nơi cập bến của Hải quân Hoa Kỳ. Thật thế, chiếc tàu John McCain, khu trục hạm Hải quân mang tên cha và ông tôi, vừa rồi đã cập bến thăm Đà Nẵng, điều này cho thấy rằng nếu bạn sống đủ lâu, mọi việc đều có thể xảy ra.
Tuy nhiên, khi đề cập đến những giá trị mà người Mỹ trân quý - tự do, nhân quyền và pháp quyền - những hy vọng lớn nhất của chúng tôi dành cho Việt Nam đa phần vẫn chỉ là hy vọng. Chính quyền Hà Nội vẫn giam giữ và ngược đãi những người chống đối ôn hoà, các nhà báo, blogger và những nhóm dân tộc và tôn giáo thiểu số vì các lý do chính trị.
Họ vẫn sử dụng những luật lệ khắc nghiệt như Điều luật 88, tạo cho nhà nước quyền lực vô tận trước người dân. Chính quyền vẫn chưa có được những hành động nhỏ nhặt nào để đưa Việt Nam ngang hàng với những tiêu chuẩn nhân quyền đúng đắn được quốc tế công nhận như thông qua và thực hiện Hiệp định Chống Tra tấn.
Trong một bưóc đi tích cực gần đây, chính quyền Việt Nam đã bắt đầu một cuộc đối thoại với tổ chức Ân xá Quốc tế và ra dấu hiệu rằng Việt Nam cuối cùng sẽ có thể sửa đổi hiến pháp của mình để bảo vệ quyền lợi dân sự và chính trị tốt hơn cho người dân. Tôi thực sự hy vọng thế - vì trong khi những quan hệ tốt đẹp có thể được xây dựng trên nền tảng của quyền lợi chung, như quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam hiện tại, quan hệ đối tác tốt nhất và bền vững nhất luôn dựa trên một nền tảng của những giá trị chung. Trong thử thách này, cũng như với những thử thách khác mà hai quốc gia từng cùng nhau vượt qua, tôi mong muốn mình vẫn là một người bạn tận tuỵ của Việt Nam.
Hai nước chúng ta đã từng có một quá khứ khó khăn và đau thương. Nhưng chúng đã không gắn bó nhau bằng cái quá khứ ấy, và giờ đây chúng đang đi trên con đường hàn gắn lại tình bạn thật sự . Tương lai đầy hứa hẹn này là một trong những ngạc nhiên lớn nhất và thoả nguyện nhất trong đời tôi, điều mà tôi đang muốn sẽ làm tôi sửng sốtt hơn nữa trong những năm tới.
Diên Vỹ gửi hôm Thứ Bảy, 16/03/2013
Bạn đánh giá bài viết này thế nào?




Copy từ: Dân Luận

Thêm sức ép VN thả ông Lê Quốc Quân



Ông Lê Quốc Quân
Nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế viết khuyến nghị lên LHQ yêu cầu can thiệp thả ông Lê Quốc Quân
Một liên minh gồm nhiều tổ chức nhân quyền vừa kêu gọi tổ chức vì tự do ngôn luận và nhân quyền của LHQ hãy can thiệp với Việt Nam phải thả ngay lập tức ông Lê Quốc Quân, một blogger và một nhà hoạt động vì nhân quyền của Việt Nam, theo thông cáo báo chí của tổ chức Phóng viên Không Biên giới.
Một loạt các tổ chức phi chính phủ và nhân quyền (xem cột bên dưới) đã yêu cầu Các báo cáo viên Đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về Tự do Biểu đạt, Bảo vệ Nhân quyền và Tự do Hội họp hãy can thiệp thay mặt luật sư Lê Quốc Quân.
Ông Lê Quốc Quân đã bị giới chức Việt Nam biệt giam kể từ khi ông bị bắt giữ hôm 27 tháng 12 năm 2012 vì các cáo buộc tội trốn thuế. Ông mới chỉ được phép gặp luật sư của mình hai lần và bị từ chối không được phép gặp người thân trong gia đình.
Ông Quân vốn bị chính quyền để ý vì các hoạt động nhân quyền của ông.
Là một luật sư nhưng ông bị tước quyền hành nghề năm 2007 vì bị tình nghi tham gia vào "các hoạt động lật đổ chế độ".
Vẫn theo Thông cáo báo chí này, bất chấp những cáo buộc như vậy ông Lê Quốc Quân tiếp tục quảng bá cho nhân quyền và đã bị bắt vài lần kể từ đó và tháng 8/2012 ông phải nằm bệnh viện vì bị những kẻ không rõ danh tính đánh ở gần nhà. Vụ đánh người đó đã không được điều tra.

Quyền chính đáng

Các tổ chức tham gia kêu gọi

  • Sáng kiến bảo vệ pháp lý truyền thông (The Media Legal Defence Initiative)
  • Tổ chức theo dõi nhân quyền của luật sư Canada (Lawyers’ Rights Watch Canada)
  • Luật sư vì Luật sư (Lawyers for Lawyers)
  • Bảo vệ truyền thông - Đông Nam Á (Media Defence – Southeast Asia)
  • Tổ chức biên giới điện tử (Electronic Frontier Foundation)
  • Phóng viên không biên giới (Reporters Without Borders)
  • Những người bảo vệ tiền phương (Frontline Defenders)
  • English PEN
  • Avocats Sans Frontières Network
Trong bản kiến nghị của mình, liên minh các tổ chức nhân quyền nói trên lập luận rằng ông Lê Quốc Quân bị đàn áp vì quyền chính đáng được viết blog và quyền quảng bá cho nhân quyền, và như vậy là vi phạm quyền tự do biểu đạt và tự do hội họp của ông.
Vẫn theo thông cáo báo chí, kiến nghị của liên minh này lập luận rằng Việt Nam trắng trợn vi phạm các nguyên tắc được ghi trong Tuyên ngôn về Bảo vệ Nhân quyền của LHQ.
Ngoài ra một bản kiến nghị khác cùng được gửi tới Nhóm làm việc của LHQ về Giam giữ Tùy tiện, yêu cầu chính thức tuyên bố rằng việc giam giữ ông Lê Quốc Quân là tùy tiện và yêu cầu chính phủ Việt nam phải thả ông ngay lập tức.
Liên quan đến viết blog và internet thì trong một diễn biến riêng biệt khác, tổ chức Phóng viên Không biên giới nói rằng Việt Nam,Trung Quốc, Syria, Iran và Bahrain là các nước "theo dõi mạng internet".
Trong một bản phúc trình mang tên "Kẻ thù của Internet", tổ chức này đã nêu tên 5 công ty gồm Gamma, Trovicor, Hacking Team, Amesys và Blue Coat là "kẻ thù của kỷ nguyên kỹ thuật số" và là những công ty giúp các chính phủ có chính sách đàn áp.
Internet ở Việt Nam khá phát triển nhưng vẫn chịu sự kiểm soát chặt chẽ của nhà nước. Bản phúc trình trích dẫn 31 người sử dụng internet tại Việt Nam đã bị bỏ tù và các internet cafe bị giám sát chặt chẽ với quy định người dùng phải có giấy tờ xác định danh tính trước khi được sử dụng.


Copy từ: BBC

Tại tổng tự ti

Phạm Thanh Nghiên (Danlambao) - ...Hai ngày sau khi ông Kiên mất việc, chúng tôi, những con người không hẹn mà gặp bởi cùng chung một khát khao, một ước vọng đã khởi xướng lên “Lời tuyên bố công dân tự do”. Chưa bao giờ hai tiếng Tự Do lại thôi thúc đến thế. Nó được nhen nhóm, được ấp ủ từ hàng chục năm nay, trong hàng vạn con người Việt Nam nhưng vì sợ hãi, hai tiếng Tự Do chưa được dịp cất lời. Nguyễn Đắc Kiên đã dạo đầu cho khúc ca đẹp đẽ ấy. Nhưng, công trạng có lẽ phải tính cho ông Tổng Trọng. Trong phút bối rối, ông đá phản lưới nhà. Đây mới chính là nguyên nhân của mọi nguyên nhân. Khởi đi từ ấy, hàng ngàn công dân thuộc mọi thành phần trong xã hội đã hưởng ứng bằng cách ký tên vào Lời tuyên bố, một hành động nhỏ nhưng vô cùng dũng cảm. Đó chính là lời chia tay với sự Sợ hãi và nói “Không” với kìm kẹp....


*

Theo giải thích trong cuốn từ điển Tiếng Việt thì “tự ti” có nghĩa là “tự cho mình kém hơn người khác”. Tâm lý tự ti thường không tách rời tâm lý mặc cảm (thầm nghĩ mình không được như người khác và cảm thấy buồn day dứt, mặc cảm về lỗi lầm trước kia…). Mặc cảm và tự ti là biểu hiện của một kẻ thất bại hoặc sẽ thất bại, do vậy khiến cho người khác phải thương hại mình. Với một người nắm trong tay quyền lực, luôn có xu hướng giấu diếm sự kém cỏi của mình bằng cách hô hoán với công chúng rằng: “Ta là Một là Riêng là Thứ nhất”. Điều này chẳng khác nào việc anh ta nhổ một bãi nước bọt thật mạnh vào bức tường trước mặt và kết quả là khuôn mặt của anh ta cũng hứng đủ bãi nước bọt của chính mình.
Người viết bài này không có nhiều kinh nghiệm trong việc nhận biết hay phân tích tâm lý người khác. Tuy nhiên, theo dõi những phản ứng vừa qua của đại bộ phận dân chúng sau lời phát biểu của ông Tổng Trọng trên truyền hình ngày 25.2.2013 có thể khẳng định rằng ông Tổng đúng là đang ở vào trạng thái mặc cảm và tự ti. Một sự “tự ti chính trị”, dấu hiệu cho biết ông Tổng tự cảm thấy điều đã hoặc sắp xảy ra.
Trước thời điểm ông Tổng “nổ”phát pháo ngày 25.2, dư luận trong nước đã rất xôn xao và cả vui mừng trước những hành động được cho là mạnh mẽ chưa từng thấy của giới trí thức Việt Nam.

Từ “Lời kêu gọi thực thi quyền làm người” đến “Bản Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp 1992”. Ngoài những đòi hỏi bức thiết và chính đáng của người dân trong nước cho một sự cải thiện xã hội thì có thể xem việc làm của trí thức nói trên là nguyên nhân trực tiếp thôi thúc ông Tổng lên truyền hình để trả đũa và định hướng dư luận. Không dám chỉ mặt đặt tên từng người nhưng ông đã quy kết việc kiến nghị tập thể, đòi đa nguyên, đa đảng, đòi tam quyền phân lập, đòi phi chính trị hóa quân đội, đòi bỏ điều 4 hiến pháp đều là “suy thoái đạo đức”.

Như đã nói từ đầu, người viết chỉ thử tìm hiểu tâm lý ông Tổng và các hậu quả “vạ miệng” mà ông đang phải đối mặt, các nội dung khác đã có rất nhiều người đề cập. Hơn ai hết, ông là người hiểu rõ nhất (vì ông là Tổng) lịch sử hình thành cũng như thành tích đạt được của đảng ông sau hàng chục năm cai trị đất nước này. Một người bình thường khi mặc cảm, thường luôn day dứt về lỗi lầm của mình thì ông, không những ko day dứt (mặc dù rất mặc cảm) còn tỏ ra ngạo mạn và vô lễ. Sự ngạo mạn vô lễ được cấp dưới của ông “quán triệt” rất nhanh. Họ cũng lên truyền hình, đi thị sát các địa phương và mở các diễn đàn để quy kết những ai đòi xóa bỏ điều 4, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của đảng là “vô ơn”. Trời ơi! đầy tớ mắng chủ là vô ơn (đúng là sự ngược đời). Bản tin thời sự vừa phát đi những lời “vàng ngọc” của ông tổng thì đồng loạt xuất hiện những phản ứng trái chiều.

Điển hình là bài viết của ông Nguyễn Đắc Kiên, phóng viên báo Gia đình và Xã hội (báo đảng hẳn hoi), được coi như một tuyên bố cá nhân đanh thép nhất dám thách thức một chế độ. Chưa đầy hai mươi tư giờ sau, ông Kiên gia nhập hàng ngũ “những người thất nghiệp”. Một cuộc chiến truyền thông đã nổ ra tức thì giữa một bên là hệ thống báo chí khổng lồ của đảng (cầm chắc phần thua nếu phải công khai tranh luận với những người khác chính kiến) với một bên là các trang báo lề dân, các trang mạng xã hội, các blogger luôn lấy sự thật làm vũ khí.
Hai ngày sau khi ông Kiên mất việc, chúng tôi, những con người không hẹn mà gặp bởi cùng chung một khát khao, một ước vọng đã khởi xướng lên “Lời tuyên bố công dân tự do”. Chưa bao giờ hai tiếng Tự Do lại thôi thúc đến thế. Nó được nhen nhóm, được ấp ủ từ hàng chục năm nay, trong hàng vạn con người Việt Nam nhưng vì sợ hãi, hai tiếng Tự Do chưa được dịp cất lời. Nguyễn Đắc Kiên đã dạo đầu cho khúc ca đẹp đẽ ấy. Nhưng, công trạng có lẽ phải tính cho ông Tổng Trọng. Trong phút bối rối, ông đá phản lưới nhà. Đây mới chính là nguyên nhân của mọi nguyên nhân. Khởi đi từ ấy, hàng ngàn công dân thuộc mọi thành phần trong xã hội đã hưởng ứng bằng cách ký tên vào Lời tuyên bố, một hành động nhỏ nhưng vô cùng dũng cảm. Đó chính là lời chia tay với sự Sợ hãi và nói “Không” với kìm kẹp. 
Ông Tổng và đảng của ông tiếp tục phải nhận vô số những đòn tấn công đồng loạt: Thư của Hội đồng Giám mục Việt Nam gửi UB Dự thảo sửa đổi Hiến Pháp. Đây là “lần đầu tiên, tiếng nói của các vị đứng đầu Giáo hội đưa ra vào đúng thời điểm cần đưa nhất”.( Mặc Lâm, đài RFA). Lời tuyên bố của Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, Tăng thống Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. Lời kêu gọi của Khối 8406 và Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo Thuần Túy đòi Nhà cầm quyền cộng sản phải tổ chức tại Việt Nam một cuộc Trưng cầu Dân ý có Quốc tế giám sát. Tất cả những “biến động ôn hòa” này là dấu hiệu đáng mừng cho tiến trình Dân chủ hóa Việt Nam đồng nghĩa với việc đẩy ông Tổng và đảng của ông vào tình thế muôn vàn khó khăn. Trong khi nhà tù, bạo lực đã bất lực trước các tiếng nói Tự do thì cách duy nhất của ông Tổng là vận dụng tối đa công suất của hệ thống nói dối khổng lồ ( truyền hình, báo đài đảng…) để tuyên truyền và lừa mị người dân. Tiếc thay, truyền thông của ông không đáp ứng được tham vọng bệnh hoạn của ông, nếu như không nói rằng phản tác dụng. Qua cách hành xử, người dân không chỉ thấy ông Tổng mắc bệnh mặc cảm tự ti mà còn thể hiện một thái độ ngoan cố đến đáng thương. Theo định nghĩa trong cuốn từ điển Tiếng Việt, ngoan cố có nghĩa là “khăng khăng không chịu từ bỏ ý nghĩ, hành động dù bị phản đối mạnh mẽ; ngoan cố không chịu nhận khuyết điểm.” 
Những đòn tấn công kể trên có thể tạm thời chưa làm ông Tổng và đảng của ông phải… cuốn gói ra đi. Nhưng hãy hiểu một điều đây chỉ là những sự kiện mở đầu cho rất nhiều các diễn biến tất yếu khác sẽ diễn ra trong tương lai không xa. Bài học cuối cùng và là cứu cánh duy nhất ông tổng Trọng cần phải biết nếu muốn tự cứu mình và đảng của mình (trong trường hợp phút cuối ông vẫn bỏ qua lợi ích Dân tộc), đó là bài học về Tự do. Bài này không khó học, ông chỉ cần thuộc câu này là đủ: Tự do được tạo ra cùng với con người và không tách rời con người ta chừng nào ta chưa phải chết. Ông Tổng hãy là người tự do để hưởng cái hạnh phúc của con người bởi khi ông tự do, ông sẽ làm chủ được bản thân. Không có cảm giác tự ti, mặc cảm, không phát ngôn thiếu suy nghĩ dẫn đến “vạ miệng” như vừa rồi. 
Không biết ông Tổng có đủ dũng khí và sáng suốt để làm người tự do, để không phải tự ti, mặc cảm không? Nhưng chắc chắn một điều rằng, ông và đảng của ông sẽ không bao giờ ngăn cản được những bước chân Tự do đang dần tiến lên phía trước. Suy cho cùng, cơ sự nên nỗi cũng tại ông Tổng tự ti.
Ngày13 tháng 3 năm 2013.
 
 
 


Copy từ: Dân Làm Báo

Cưỡng chiếm đất đai ở Việt Nam: Chính quyền mất lý trí



Ảnh: Hãy biến khỏi đất đai của tôi!
Giận dữ đang bùng lên vì những quan chức địa phương tham nhũng!
Những phong bì dày cộp được gửi đi từ các xóm làng ở 57 trong tổng số 63 tỉnh thành Việt Nam đang chất đống trong căn phòng của cụ Lê Hiền Đức. Chủ đề của các phong bì này là “đất đai”. “Chính quyền đang chiếm đoạt đất”, bà Đức nói. Bà là một nhà hoạt động tuổi 80 và là một nhà giáo đã về hưu. “Họ nói rằng tất cả là dành cho các dự án phát triển xã hội, nhưng tôi gọi đó là ăn cắp”.
Đảng CSVN lên nắm quyền thông qua việc ve vãn những người nông dân bằng những lời hứa ngọt ngào về cải cách ruộng đất. Ba phần tư dân số của quốc gia 90 triệu người này vẫn sống ở những vùng nông thôn đông đúc. Mặc dù nhà nước vẫn sở hữu tất cả đất đai trên danh nghĩa, năm 1993 nó đã trao cho nhiều nông dân quyền sở hữu mảnh ruộng của mình trong 20 năm. Đó là một bước tiến đột phá sau một thời kỳ hợp tác xã nông nghiệp do nhà nước dẫn dắt đầy thảm khốc.
Ấy thế mà những ngày gần đây, dưới sức hấp dẫn của chủ nghĩa tư bản tham lam, nhiều quan chức địa phương đã chiếm đoạt đất nông nghiệp cho các dự án phát triển, và bồi thường cho người dân bằng cái giá thấp hơn nhiều so với giá thị trường. Những lời nói ngọt ngào “vì lợi ích nông dân” của Đảng bây giờ trở nên hoàn toàn trống rỗng. Những lời ca thán chủ yếu từ các vụ tranh chấp đất đai đã được gửi lên tận Trung ương. Những người quen thuộc với tiến trình phát triển của Trung Quốc có thể nhận thấy sự tương đồng trong câu chuyện ở Việt Nam.
Giá trị bất động sản đang sụt giảm, cùng lúc là tăng trưởng kinh tế chậm chạp và các khủng hoảng của ngân hàng. Thế nhưng tranh chấp đất đai vẫn tiếp tục mưng mủ. Căng thẳng đặc biệt khốc liệt tại ngoại vi thủ đô Hà Nội, và các thành phố lớn khác. Ở đây, sự chênh lệch giữa giá bất động sản và giá đền bù thường ở mức cao nhất. Một số dân làng đã biểu tình bên ngoài trụ sở chính quyền. Một số khác, bởi sự tuyệt vọng, đã bảo vệ mảnh đất của mình bằng gạch đá và những vũ khí tự tạo. Một ví dụ, đó là những nông dân nuôi cá ở Hải Phòng, thành phố cảng phía Đông của Hà Nội, đã chặn đứng một vụ cưỡng chế bằng cách đánh trả cảnh sát bằng sung và mìn tự tạo. Báo chí quốc doanh đã phát rất nhiều bản tin về vụ việc này, và thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã công khai khiển trách các quan chức địa phương. Nhiều người Việt Nam đánh giá những người nông dân này như anh hùng, mặc dù họ đang đứng trước nguy cơ bị kết án về tội mưu sát.
Vào đầu tháng Năm, Quốc Hội sẽ phải quyết định phải làm gì sau khi quyền sử dụng đất thời hạn 20 năm hết hạn. Nhiều người đánh cược rằng quyền này sẽ được nới rộng thành 50 năm. Các quốc gia tài trợ cho Việt Nam trong lúc này đang thúc chính phủ giới hạn phạm vi các loại đất đai mà chính quyền có quyền tịch thu để dành cho phát triển.
Lấy đất đai cho các dự án cơ sở hạ tầng thường là lý do chấp nhận được, và Việt Nam đang rất cần hệ thống cảng và đường xá tốt hơn. Nhưng luật pháp cho phép các quan chức địa phương được tịch thu đất vì những lý do rất mơ hồ như phát triển kinh tế. Người dân thường Việt Nam, theo một khảo sát do Ngân Hàng Thế Giới thực hiện, đánh giá bộ máy chính quyền quản lý đất đai là nơi tham nhũng nhiều thứ hai, chỉ sau cảnh sát giao thông. Một số nông dân lớn tuổi ở miền Bắc Việt Nam than phiền rằng đất đai mà họ bảo vệ từ cuộc xâm lược của Pháp và Mỹ đầu tiên bị lãng phí vào những cuộc thử nghiệm Chủ Nghĩa Xã Hội, và bây giờ thì bị mất vào tay chế độ sở hữu đất đai toàn dân.
Công an ở Hà Nội cho phép một cách bất đắc dĩ các nông dân có tuổi biểu tình bên ngoài Phủ Chủ Tịch. Nhưng những cuộc tụ tập ở khu vực đầy bụi bặm bên ngoài thủ đô rất có thể biến thành bạo lực, khuyến khích những lời đàm tiếu và phê phán chính phủ trên mạng Internet.
Ở Dương Nội, một vành đai phía Tây Nam Hà Nội, dân làng đã đối đầu với cảnh sát vào cuối tháng Một để ngăn xe ủi tiến vào dọn dẹp khu vực nghĩa trang mà tổ tiên của họ an nghỉ. Một số người dân đã tới các trụ sở báo chí do Nhà nước kiểm soát ở Hà Nội để nhờ đăng tin, hoặc gửi những lời khẩn cầu tới cụ Lê Hiền Đức, một nhà hoạt động chống tham nhũng. Một người dân, ông Trần Văn Sang, nói rằng ông từ chối chấp nhận khoản bồi thường nghèo nàn 9000usd cho mảnh đất 720m2 của ông. “Đất đai là nguồn sống của chúng tôi”, ông nói. “Chúng tôi sẽ chết để bảo vệ nó.”

Nguồn: Land-grabs in Vietnam: Losing the plot, The Economist


Copy từ: Dân Luận

Việt Nam: 'Thời của khiếu kiện đất đai'


Các vụ khiếu kiện đất đai ở ngoại vi Hà Nội và các thành phố lớn xảy ra liên tiếp
Đến nay, những tuyên bố hùng hồn của Đảng Cộng sản Việt Nam khi lên nắm quyền, hứa hẹn thực hiện cải cách ruộng đất toàn diện, vẫn chỉ là những lời rỗng tuếch, và vấn đề đất đai vẫn chiếm phần lớn trong các khiếu kiện tới chính quyền trung ương, tạp chí Anh  The Economist ấn bản Á châu ngày 16/3 có bài bình luận.
Bài báo mở đầu với việc mô tả đơn từ khiếu kiện của 57 trong tổng số 63 tỉnh thành ở Việt Nam được gửi tới đầy ắp phòng khách nhà cụ bà Lê Hiền Đức, một người đấu tranh chống tiêu cực năm nay đã ngoài 80 tuổi.
Bà Đức được dẫn lời nói "Chính phủ thu đất và nói là để đầu tư vào các dự án an sinh xã hội, nhưng tôi thì gọi đó là hành động đi cướp đất".
Về mặt lý thuyết, nhà nước vẫn chính thức sở hữu đất đai, nhưng từ năm 1993, nhiều nông dân đã được trao quyền sử dụng đất trong thời hạn 20 năm, là một bước đột phá so với thời kỳ trước đó, thời hợp tác xã nông nghiệp.
Bài báo cho hay nhiều quan chức địa phương thu đất cho các dự án phát triển, bồi thường người dân với mức thấp hơn nhiều so với giá thị trường, và việc khiếu kiện ngày càng tăng, không khác gì  tình hình ở Trung Quốc.
Giá bất động sản đã giảm, kèm theo đó là tình trạng kinh tế chững lại và các cuộc khủng hoảng ngân hàng, nhưng cuộc xung đột đất đai vẫn nhức nhối.
Tình hình đặc biệt cấp bách ở các vùng ngoại vi Hà Nội và các thành phố lớn.
Theo tạp chí The Economist thì sự chênh lệch giữa giá bất động sản và giá tiền đền bù ở những nơi này là cao nhất, khiến nhiều dân làng tiến hành biểu tình bên ngoài các trụ sở công quyền.
Thậm chí có người còn tuyệt vọng bảo vệ đất của mình bằng gạch đá, hay các vũ khí thô sơ tự tạo, như trong trường hợp gia đình ông  Đoàn Văn Vươn ở Hải Phòng.

Lý do thu hồi

Việc chính quyền huy động lực lượng mạnh trấn áp gia đình ông Vươn gây phản ứng khác nhau trên mạng.
Đầu tháng Năm tới đây, Quốc hội sẽ phải quyết định về hướng xử lý khi thời hạn 20 năm được quyền sử dụng đất bắt đầu hết hạn. Người ta cho rằng quyền này sẽ được gia hạn thành 50 năm.
Trong khi đó, các tổ chức cấp viện đang thúc giục chính phủ phải thu hẹp phạm vi các loại đất mà giới chức được phép thu hồi một cách hợp pháp để sử dụng cho các dự án phát triển.
Lấy đất để làm các dự án cơ sở hạ tầng thường là lý do được xem là có thể chấp nhận được, trong bối cảnh Việt Nam đang rất cần có thêm các cảng, các con đường có chất lượng.
Nhưng quy định hiện hành cho phép giới chức địa phương  thu hồi đất với các lý do tù mù và chung chung là nhằm phát triển kinh tế.
Tạp chí Economist dẫn nguồn kết quả khảo sát của Ngân hàng Thế giới nói người dân Việt Nam coi việc quản lý đất đai là lĩnh vực tham nhũng thứ nhì, chỉ sau cảnh sát giao thông mà thôi.
Thế còn nhà nông cao tuổi ở miền bắc thì nói rằng đất đai mà họ đã bỏ công sức ra bảo vệ trước quân lính Pháp, rồi quân đội Mỹ, đã bị uổng phí bởi những thử nghiệm thất bại của Đảng Cộng sản và nay lại tiếp tục bị cắt xét để người ta xây nhà chung cư.
Nhiều vụ thu hồi đất được thực hiện với lý do chung chung là nhằm phát triển kinh tế
Công an tại Hà Nội bất đắc dĩ mới để các lão nông kéo lên biểu tình bên ngoài Phủ Chủ tịch.
Nhưng các cuộc phản đối đông người ở những khu vực ngoại vi thủ đô thường trở nên bạo lực, được bàn tán rộng rãi và biến thành chủ đề chỉ trích chính phủ trên mạng.
Tại Dương Nội, ngoại thành Hà Nội, người dân đã  đụng độ với cảnh sát hồi cuối tháng Giêng nhằm không cho xe ủi vào san phá mồ mả tổ tiên. Một số người đã lên văn phòng tại Hà Nội của một tờ báo của nhà nước, đề nghị họ đưa tin.
Họ cũng đã gửi hồ sơ khiếu nại tới nhờ sự giúp đỡ từ cụ bà Lê Hiền Đức, một nhà hoạt động chống tham nhũng.
The Economicst trích lời nông dân Trần Văn Sang của Dương Nội, nói ông không chấp nhận khoản đền bù nhỏ nhoi 9.000 đô la Mỹ cho mảnh đất 720 mét vuông của ông. "Đất là nguồn sống của chúng tôi," ông nói. "Chúng tôi sẽ quyết chết để giữ đất."
 
 


Copy từ: BBC

Chống thi hành công vụ: Bắn hay không?



Đa số vụ chống người thi hành công vụ chủ yếu trong lĩnh vực đất đai và giao thông.
Đề xuất của Bộ Công an trong đó cho phép cán bộ thi hành công vụ được nổ súng vào người và phương tiện vi phạm tiếp tục gây nhiều tranh cãi.
Được đưa ra trong Dự thảo Nghị định quy định các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ, đề xuất này đã gây ra nhiều ý kiến trái chiều trong cả giới chức trách lẫn người dân trong nước những ngày qua.

Có cần thiết?

Lý do của đề xuất trên, được Bộ Công an diễn giải là do "tình trạng chống người thi hành công vụ diễn biến phức tạp", từ năm 2002 đến tháng 6/2012 cả nước đã xảy ra 8.513 vụ việc chống người thi hành công vụ, với 13.706 đối tượng vi phạm.
Trong khi đó, theo cơ quan này, "chưa có quy định đầy đủ, đồng bộ về các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ".
Tuy nhiên lời giải thích này gặp phản đối ngay cả giới chức trách ở cơ quan hành pháp trong nước.
Báo Tuổi Trẻ ngày 15/3 dẫn lời ông Trần Đông Chu, kiểm sát viên cao cấp Viện Kiểm sát nhân dân tối cao khu vực 3 TP.HCM nói số liệu trên "không nói rõ có bao nhiêu vụ đối tượng dùng dao, súng, hung khí nguy hiểm gây ảnh hưởng đến tính mạng và sức khỏe của lực lượng thi hành công vụ, tính chất mức độ như thế nào".
"Rất khó để nói rằng tình hình chống người thi hành công vụ gia tăng và nguy hiểm." ông Chu nói thêm.

"Làm thay tòa án"

"Trong Dự thảo Hiến pháp mới đang được thảo luận, có nhắc đến quyền sống. Cơ quan công an hình như chưa nghiên cứu dự thảo Hiến pháp"
Luật sư Trần Vũ Hải
Ông Phạm Công Hùng, thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thành phố Hồ Chí Minh thì cho rằng đề xuất này đồng nghĩa với việc người thi hành công vụ đã được cho quyền phán xét tính mạng của người khác thay tòa án.
"Bất kể một công dân nào từ lúc có hành vi vi phạm pháp luật đến lúc bị kết tội đều phải trải qua nhiều bước khác nhau: điều tra, xét hỏi, truy tố, xét xử, thậm chí không chỉ xét xử một lần mà còn rất nhiều lần. Thậm chí điều tra, truy tố, xét xử rồi mà vẫn còn oan sai," ông Hùng nói.
"Trong khi đó dự thảo cho phép lực lượng chức năng có “quyền bắn” chỉ bằng nhận định chủ quan duy ý chí? Mà bản thân người thi hành công vụ lúc đó không đủ tỉnh táo sáng suốt để phán đoán xem hành vi ấy đã đủ cấu thành tội nguy hiểm hay chưa bởi đối tượng chống đối rất dễ khiến cho người thi hành công vụ bức xúc.
Trong một cuộc phỏng vấn với BBC hôm 11/3, luật sư Trần Vũ Hải nói “trong Dự thảo Hiến pháp mới đang được thảo luận, có nhắc đến quyền sống. Cơ quan công an hình như chưa nghiên cứu dự thảo Hiến pháp,” ông Hải nhận xét.
"3000 công an kéo đến để đàn áp dân Văn Giang ngày 24/4/2012 để cướp đất của dân, tôi không gọi là thi hành công vụ"
Bà Lê Hiền Đức
“Mọi người đều có quyền sống, vậy anh phải hành động như thế nào để người ta không bị chết, đấy là điều đầu tiên.”
Hiện tại Việt Nam đã có Pháp lệnh, được Quốc hội thông qua, về việc sử dụng vũ khí, trong đó có quy định về các trường hợp được nổ súng.
Nhưng có luồng dư luận cho rằng dường như dự thảo nghị định của Bộ Công an vượt quá giới hạn của Pháp lệnh.
Một điểm gây tranh cãi ở dự thảo là làm thế nào xác định đối tượng đang có hành vi “nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng” để công an phải nổ súng.
“Khi gặp đối tượng, trong khoảnh khắc làm sao họ phân biệt thế nào là tội phạm nghiêm trọng.”

"Định nghĩa thi hành công vụ"

"Phải làm rõ thế nào là thi hành công vụ"
Bà Lê Hiền Đức cho rằng phải làm rõ định nghĩa của "thi hành công vụ" trước khi cho phép bắn người chống đối.
Bạn cần mở JavaScript lên và cài phần mềm Flash Player mới nhất để nghe/xem.
Trả lời phỏng vấn BBC ngày 15/3, Bà Lê Hiền Đức, người cũng từng hoạt động trong ngành công an cho rằng phải làm rõ định nghĩa của "thi hành công vụ" trước khi cho phép bắn người chống đối.
"Bây giờ bảo chống người thi hành công vụ thì phải xác định làm nhiệm vụ gì thì mới gọi là thi hành công vụ," bà nói với BBC.
"3000 công an kéo đến để đàn áp dân Văn Giang ngày 24/4/2012 để cướp đất của dân, tôi không gọi là thi hành công vụ."
"Công an ở Tiên Lãng Hải phòng đến để cướp đầm tôm, cướp đất của ông Đoàn Văn Vươn, tôi không gọi là thi hành công vụ."
"Nếu đi làm thuê cho bọn cướp đất thì người dân chống lại là điều không sai, người ta có quyền tự vệ."
Ông Trần Đông Chu cũng nhận xét "đa số vụ chống người thi hành công vụ chủ yếu trong lĩnh vực đất đai và giao thông, tụ tập đông người".
"Tất cả những đối tượng này đều không cần thiết phải dùng tới súng để đối phó."

Người dân nghĩ gì?

"Bây giờ bảo chống người thi hành công vụ thì phải xác định làm nhiệm vụ gì thì mới gọi là thi hành công vụ. Nếu đi làm thuê cho bọn cướp đất thì người dân chống lại là điều không sai.""
Bà Lê Hiền Đức, nhà hoạt động chống tham nhũng
Các ý kiến trái chiều cũng xuất hiện khắp nơi trên thế giới mạng. Trên trang Facebook của BBC Vietnamese, nhiều ý kiến phản đối đề xuất của Bộ Công an.
Ý kiến của nick Viet Hack, được nhiều người tán đồng ('likes') nhất, cho rằng không nên đồng ý vì "cán bộ công an thi hành công vụ được học võ , được đào tạo các kỹ năng cần thiết trước khi nhận nhiệm vụ công tác rồi, khi thi hành nhiệm vụ thì có còng số 8, có dùi cui điện"
"Chỉ nên dùng súng khi gặp các nhóm cướp có vũ trang , các tên tội phạm nguy hiểm , còn đối với người dân không nên chút nào , nếu trao quyền được bắn người chống đối thì vô hình chung sẽ trao quyền lực quá lớn cho người thi hành công vụ , dễ phát sinh tiêu cực khi quyền quá lớn.
Nick Ti Zeen thì cho rằng "ở một quốc gia mà nhân dân chưa được bảo vệ những quyền chính đáng mà đáng lẽ phải có, tình trạng người dân chết oan vì người thi hành công vụ đang ngày một gia tăng những mâu thuẫn xã hội ngày một lớn dần như Việt Nam thì đề xuất này sai lầm hơn cả cần thiết"
"Chúng chỉ làm tăng thêm nỗi oán sợ của dân với bộ máy công quyền nơi mà những chiến công " Tốt khoe xấu che" hơn là giảm tình trạng tội phạm như hiện nay."
Các ý kiến khác thì dẫn lời Thiếu tướng Trần Văn Vệ nói "Việc nổ súng bắn người đâu có dễ, từng có cán bộ thi hành án bắn trượt do quá run... nên không lo việc xảy ra lạm quyền" để chỉ trích độ an toàn đối với người dân xung quanh nếu công an nổ súng.
Tuy nhiên cũng có ý kiến ủng hộ như của nick Dương Minh Ngọc Nguyễn: "đấy là đề xuất hay, nhất là khi gặp những thể loại máu mặt và nên mở rộng cho cả kiểm lâm nữa."


Copy từ: BBC

TỰ ĐÀO HỐ CHÔN MÌNH


Bài đọc liên quan:


Lâu nay các gói nợ xấu các ngân hàng ém thông tin không báo cáo thực cho Ngân Hàng Nhà Nước, vì sợ bị bắt phải nộp quỹ dự phòng, làm thiếu vốn kinh doanh. Đến hôm nay tình hình các ngân hàng thì dư tiền gửi tiết kiệm của dân, nhưng lại không dám cho vay các dự án, vì hầu hết các dự án tốt thì không cần vay, còn dự án không tốt lại không đủ điều kiện cho vay.
Các khoảng vay cũ dính vào bất động sản và sản xuất kinh doanh bị vướng vào "nợ xấu" do tình hình đóng băng bất động sản và giảm sức mua của dân chúng làm tăng tỷ lệ ứ đọng hàng hóa. Dòng tiền đình trệ, huyết mạch kinh tế bị thuyên tắc, nền kinh tế bị kiệt sức.
Từ đó, sức chịu đựng của các ngân hàng lâu nay còn gánh gồng được, nhưng đến hôm nay thì không thể ém nợ xấu và giúp các đại gia bằng cách đảo nợ tránh nợ xấu nữa rồi. Vì làm như thế sẽ tự ngân hàng giết mình.
Cho nên, hôm nay bắt đầu rộ lên thông tin hàng chục ngàn tỷ đồng ở các ngân hàng bốc hơi, là vì các ngân hàng phải tự cứu mình bằng cách đóng quỹ dự phòng cho NHNN và trung thực khai báo nợ xấu.
Vài tuần tới mọi người sẽ bắt đầu nghe thấy thông tin thực của con số nợ xấu này của toàn hệ thống ngân hàng. Và vài tháng tới bà con sẽ nghe thấy nhiều đại gia tự thông báo phá sản và thanh lý tài sản.
Sau cơn bĩ cực này, doanh nghiệp nào sống sẽ sống khỏe, doanh nghiệp nào sống giả dối lâu nay sẽ đột tử và biến mất trên chốn giang hồ.
Đó là với doanh nghiệp, còn với dân thì, chuyện dân nghèo cùng đường tự vận từ đầu năm 2013 đến nay không hiếm.
Nông dân chờ khiếu kiện mất đất do cường hào ác bá đỏ đang hoành hành dưới sự lãnh đạo "sáng suốt" của đảng cầm quyền.
Nhưng bên cạnh đó hình ảnh ngân hàng muốn hạ lãi suất để có thể cho vay mà sống thì không thể, vì những món vay cũ của ngân hàng từ dân có lãi suất quá cao. Ngân hàng muốn hạ lãi suất những món vay cũ của khách hàng cũng không được. Tiến thoái lưỡng nan. Ngân hàng đang như con rắn tự ăn cái đuôi của mình. Nền kinh tế nước nhà cũng như thế, đang tự ăn thịt của mình.
Liệu với tình hình như thế này, thì các chính khách có còn ngoan cố giữ nguyên hiến pháp độc quyền lãnh đạo, bất phi chính trị hóa quân đội, không tam quyền phân lập và "nhà nước" đại diện toàn dân để sở hữu đất đai kiếm ăn nữa không? Vì kinh tế quyết định chính trị, mà chính trị chỉ có thể làm ảnh hưởng xấu hoặc tốt lên đối với kinh tế. nhưng với mô hình chính trị như các chính khách đã, đang và sẽ tiếp tục bảo thủ đã là động lực đẩy kinh tế tồi tệ như hôm nay.
Không ai khác, chính đảng cầm quyền sẽ tự đào hố chôn mình, nếu vẫn còn tư duy bảo thủ và chậm tiến mà, không cần quan tâm đến bất kỳ "thế lực thù địch" nào trong dân chúng và nước ngoài. Hãy tự nhìn lại mình, đừng tự dối mình bằng việc đổ lỗi cho nhân dân.
Tư Gia, 20h59' ngày thứ Tư, 13/3/2013


Copy từ: BS Hồ Hải

TNS John McCain kêu gọi Việt Nam cải thiện nhân quyền

Thượng nghị sĩ John McCain.
Thượng nghị sĩ John McCain.
Các giá trị mà người Mỹ hết sức trân trọng như tự do, nhân quyền, và cai trị theo luật pháp, những hy vọng cao nhất của Hoa Kỳ đối với Việt Nam vẫn chỉ là hy vọng.

Đó là nhận xét của Thượng nghị sĩ John McCain, cựu ứng cử viên Tổng thống Hoa Kỳ và là một trong số các tù binh Mỹ trong chiến tranh Việt Nam được quân đội Bắc Việt trả tự do vào ngày 14 tháng 3 năm 1973 tại Hà Nội.

Trong bài bình luận đăng trên tờ Wall Street Journal, ông McCain tán dương mối quan hệ Việt-Mỹ ngày càng được cải thiện, nhưng đồng thời cũng thúc giục nước cựu thù của Hoa Kỳ phải cải cách dân chủ.

Ông McCain nói chính phủ Hà Nội vẫn giam cầm và ngược đãi các nhà bất đồng chính kiến ôn hòa, những ký giả, blogger, những nhóm thiểu số về sắc tộc hay tôn giáo vì lý do chính trị cũng như tiếp tục duy trì các điều luật như điều 88 Bộ Luật Hình Sự về tội “tuyên truyền chống phá nhà nước”, cho phép chính phủ quyền lực gần như vô hạn đối với công dân.

Thượng nghị sĩ McCain hoan nghênh cuộc thảo luận gần đây giữa Việt Nam với tổ chức Ân xá Quốc tế và các hứa hẹn có thể sửa đổi hiến pháp để bảo vệ tốt hơn các quyền chính trị và dân sự của người dân Việt Nam.

Ông McCain cho rằng nền tảng của mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước không những căn cứ trên những quyền lợi chung mà còn trong việc chia sẻ những giá trị chung.

Ông McCain đã nhiều lần đến thăm Việt Nam và có nhiều nỗ lực để Hoa Kỳ có một mối quan hệ tốt đẹp với Việt Nam. Ông đã cố gắng giúp bình thường hóa mối quan hệ hai nước, tìm kiếm binh sĩ Mỹ mất tích trong chiến tranh Việt Nam, và mong muốn quan hệ trong tương lai chặt chẽ hơn để mang lại lợi ích cho cả đôi bên Việt-Mỹ.

Thượng nghị sĩ McCain thuộc Ủy ban Quân vụ và Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ là một tiếng nói hàng đầu trong đảng Công hòa về chính sách đối ngoại của Mỹ.

Kể từ năm 1994 khi Hoa Kỳ gỡ bỏ cấm vận đối với Việt Nam, mậu dịch song phương đã tăng hơn 80%.

Về mặt quân sự, mối quan hệ giữa quân đội hai nước ngày càng phát triển. Việt Nam đã cho phép các chiến hạm của Hải quân Hoa Kỳ ghé cảng Cam Ranh để sửa chữa hoặc thăm viếng các cảng quan trọng. Quân đội hai nước đã tổ chức những cuộc tập trận chung, đặc biệt trong lãnh vực cứu nạn trên biển.

Số người Mỹ đến thăm Việt Nam mỗi năm ngày càng tăng, trong đó có 3 vị Tổng thống tại chức.

Tuy nhiên, vấn đề nhân quyền Việt Nam vẫn là một trở ngại lớn trong mối quan hệ Việt-Mỹ.

Nguồn: Wall Street Journal/AP




Copy từ: VOA

Nguyễn Tâm Linh - Tử huyệt của đảng: Quân đội


Nguyễn Tâm Linh
 
Khi khẳng định quân đội là một bộ phận cấu thành của đảng, được đảng tổ chức và rèn luyện. quân đội phải tuyệt đối trung thành với đảng thì quân đội đó sẽ không được sử dụng lãnh thổ Việt Nam cho các hoạt động của mình, không được sử dụng ngân sách quốc phòng trích từ tiền thuế do nhân dân đóng góp. Bên cạnh đó, công dân Việt Nam không phải đảng viên hoặc cảm tình đảng có quyền hợp pháp từ chối thực hiện nghĩa vụ quân sự với một đội quân của một tổ chức chính trị.
 

Khẳng định sở hữu quân đội: Hệ lụy và mục đích

Hầu như, tất cả các bài viết đăng trên các tờ báo chính thống trên đều khẳng định chắc chắn rằng: “quân đội nhân dân Việt Nam là do đảng cộng sản Việt Nam thành lập, tổ chức và lãnh đạo” trong bài viết “Quân đội không thể và không nên trung lập về chính trị – Lịch sử đã cảnh báo” [1] đăng trên tạp chí cộng sản đã nhấn mạnh: “Quân đội đó, trước hết là do Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập; là một bộ phận cấu thành của Đảng và trước tiên là để thực hiện các mục tiêu chính trị và quân sự của Đảng”. Còn ở bài viết “Không có quân đội đứng ngoài chính trị” [2], trung tướng Nguyễn Tiến Bình tiếp tục khẳng định “Quân đội nhân dân Việt Nam là một quân đội kiểu mới do Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức, lãnh đạo, giáo dục và rèn luyện”.
Như vậy, khi những quan điểm đó được khẳng định trên Tạp Chí Cộng Sản (cơ quan lý luận chính trị của trung ương đảng cộng sản Việt Nam) và trên báo Quân Đội Nhân Dân (cơ quan của quân ủy trung ương và bộ quốc phòng, tiếng nói của lực lượng vũ trang và nhân dân Việt Nam), đảng cộng sản Việt Nam đã công khai thừa nhận quân đội nhân dân Việt Nam là quân đội của đảng, hoàn toàn không phải quân đội quốc gia nên không thể phi đảng phái hóa, tuyệt đối không thể đứng ngoài chính trường và phục vụ, bảo vệ quyền lợi của nhân dân.
Sự khẳng định quyền sở hữu quân đội vào thời điểm này có thể được xem như một bất ngờ lớn. Sự khẳng định này sẽ đem đến nhiều hệ lụy khôn lường cho đảng cộng sản.
Khi khẳng định quân đội là một bộ phận cấu thành của đảng, được đảng tổ chức và rèn luyện. quân đội phải tuyệt đối trung thành với đảng thì quân đội đó sẽ không được sử dụng lãnh thổ Việt Nam cho các hoạt động của mình, không được sử dụng ngân sách quốc phòng trích từ tiền thuế do nhân dân đóng góp. Bên cạnh đó, công dân Việt Nam không phải đảng viên hoặc cảm tình đảng có quyền hợp pháp từ chối thực hiện nghĩa vụ quân sự với một đội quân của một tổ chức chính trị.
Đặc biệt, khi công khai quyền sở hữu quân đội, đảng cũng gián tiếp thừa nhận quân đội nhân dân Việt Nam là cú lừa lịch sử với dân tộc khi đội quân này không phải do nhân dân thông qua đại diện của mình thành lập tổ chức nhưng bao nhiêu năm qua lại sử dụng tiền thuế của nhân dân cho các hoạt động của mình. Nếu vẫn giữ lập trường cũ, đảng sẽ phải giải trình, hoàn trả toàn bộ tiền thuế theo tỷ giá hiện hành và chịu trách nhiệm trước nhân dân vì sự lừa dối đó. Ngoài ra, đảng cộng sản cũng sẽ phải đối mặt với việc kiện tụng đòi bồi thường những mất mát của nhiều thế hệ thanh niên Việt Nam khi ép buộc họ thực hiện nghĩa vụ quân sự bắt buộc, đổ xương máu cho một đội quân không phải đại diện cho quốc gia mình.
Hơn nữa, khi không phải là quân đội quốc gia, với những hoạt động trong quá khứ, quân đội nhân dân Việt Nam có thể bị cộng đồng thế giới xem như một lực lượng khủng bố, rất có khả năng phải hứng chịu những cáo buộc liên quan tới tội ác chống lại nhân loại và điều đó đồng nghĩa với việc sẽ hứng chịu những lệnh cấm vận triệt để từ Liên Hợp Quốc.
Công khai không chấp nhận quốc gia hóa quân đội, hiến định sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng với quân đôi, đảng đã tạo ra một tiền lệ không hay. Khi chiếu theo nguyên tắc bình đẳng, thì tất cả đảng phái khác, các hội đoàn, tổ chức chính trị đều có quyền thành lập quân đội. Khi đó, Việt Nam sẽ thành một chiến trường cho các đội quân đó thi thố. Trớ trêu thay, đội quân nào cũng có thể xưng danh quân đội nhân dân Việt Nam.
Như vậy, có thể thấy, cái giá của việc công khai quyền sở hữu quân đội là quá đắt với đảng. Không lẽ, những nhà lý luận quân sự của đảng lại không thấy điều đó? Hay, cái giá đó chính là “chi phí cơ hội” mà đảng sẵn sàng chấp nhận vì những mục đích lớn hơn ẩn phía sau những lời khẳng định ấy?
Điều gì khiến đảng cộng sản Việt Nam phải chơi một ván bài với chi phí cá cược cao đến như thế, khi cuộc chơi trên chính trường Việt Nam vẫn là màn độc diễn của đảng? Để làm rõ điều này, cần phải xem lại những biến cố và thách thức gần đây với thượng tầng đảng cộng sản Việt Nam.
Chưa bao giờ, quyền lực của đảng bị thách thức như hiện nay, tại hội nghị trung ương 6, nhóm lợi ích (giai cấp?!) nằm trong đảng đã vô hiệu hóa quyền lực đầu não của đảng là bộ chính trị. Thực tế, tại hội nghị trung ương 6, nhóm lợi ích đã kết vòng hoa tang tiễn đảng với bản chất là một tổ chức chính trị vào dĩ vãng. Làm được điều tưởng chừng như không thể ấy, họ đã có sự giúp đỡ không thể tuyệt vời hơn với sự trở cờ của quân đội, điều mà những lãnh đạo bảo thủ trong đảng không ngờ tới. Thế nên, sẽ chẳng có gì bất ngờ khi những lãnh đạo đó tận dụng khoảng thời gian mà đối thủ đang tơi tả để đưa quân đội với tư cách công cụ bạo lực của đảng về phía mình, sẵn sàng cho những cuộc chơi chính trị tiếp theo.
Kinh tế Việt Nam đang có dấu hiện sụp đổ do khủng hoảng kinh tế kéo dài cùng với sự lãnh đạo kém cỏi của đảng. Tình trạng này có thể thổi bùng những bất mãn xã hội đã tích tụ bấy lâu nay, châm ngòi cho các cuộc đấu tranh của nhân dân. Kinh nghiệm từ Liên Xô và các nước Đông Âu đã chỉ ra rằng, quân đội sẽ đứng về phía nhân dân khi áp lực từ phong trào dân sự đủ lớn. Mất quyền kiểm soát quân đội, chính phủ các nước cộng sản này nhanh chóng sụp đổ. Cũng cần phải thấy rằng, tại các nước cộng sản đã sụp đổ trước đây, quân đội đã mất niềm tin vào đảng cầm quyền khi nhận thức được vấn đề chính của quốc gia. Điều này khiến các quốc gia trong hệ thống xã hội chủ nghĩa còn rơi rớt lại làm tất cả mọi cách để giữ quyền kiểm soát quân đội, cột chặt quân đội quốc gia vào ý thức hệ của mình, qua đó chi phối, sử dụng công cụ bạo lực trong vấn đề đối nội nhằm giữ quyền lực trước những biến cố có thể xảy ra. Việt Nam cũng không phải ngoại lệ, khi tính chính danh của quyền lực bị thách thức nghiêm trọng, bởi ngoài sử dụng bạo lực để duy trì quyền lực liệu còn phương pháp nào tối ưu hơn?.
Thế nên, để giữ quyền lực tuyệt đối, với những đặc quyền đặc lợi không tưởng thì cái giá bị xem là quá đắt ấy, khi chưa thật sự có một đối thủ xứng tầm thách thức xem ra cũng đáng để chấp nhận. Nhưng về lâu dài, kiểu chơi dao này sớm muộn cũng dẫn tới đứt… mạng.

Khẳng định tử huyệt: Đảng ôm bom

Khẳng định quân đội là công cụ bạo lực của riêng mình, đảng sẽ có những ưu thế lớn trong cuộc chiến giữ quyền lực. Thế nhưng, ưu thế đó chỉ mang tính thời điểm. Khi phong trào dân sự đủ mạnh, ưu thế bạo lực đảng đang có sẽ trở thành quả bom ngay trong lòng đảng. Đó không đơn thuần là một quả bom thông thường mà sẽ là một quả bom hạt nhân, với sức công phá khủng khiếp đủ để đưa đảng vào dĩ vãng.
Đảng đang siết chặt chiếc thòng lọng ý thức hệ vào quân đội, nhưng hiệu quả của chiếc thòng lòng đó gần như con số không với ngay cả đảng và các quân nhân xuất thân bình dân trong quân đội. Có chăng, chỉ là trao thêm quyền lợi và quyền lực cho nhóm tướng tá lãnh đạo và các sỹ quan xuất thân “hoàng gia” (COCC). Điều này không giải quyết vấn đề chỗ dựa cho đảng trong cuộc chiến quyền lực, bởi khi để các lãnh đạo quân đội tham gia quá sâu vào chính trường, trao quá nhiều quyền lực cho nhóm tướng lĩnh lãnh đạo thì càng tạo thêm nguy cơ tiềm ẩn về quyền lực của đảng. An ninh quyền lực chưa chắc được đảm bảo thì có thể đối diện với bất ổn vì suy cho cùng, dù lãnh đạo quân đội có là một gã thất phu đi chăng nữa thì gã vẫn có súng.
Vấn đề của quân đội, nếu xem xét kỹ còn trầm trọng hơn vấn đề của đảng, quân đội đã tha hóa trầm trọng, năng lực chiến đấu kém cỏi, tham nhũng, chạy chức chạy quyền tràn lan từ thượng tầng tướng lĩnh tới tận cấp phân đội. Cơ chế quản lý lỗi thời đã tạo điều kiện cho quân đội tha hóa, thì việc để quân đội làm kinh tế đẩy lực lượng tha hóa tới mức không thể cứu chữa. Quân đội làm kinh tế đã tạo ra những tên tư sản lưu manh mang quân hàm và súng. Đây chính là kíp nổ chính của quả bom mà đảng đang cố gắng ôm.
Ngoài ra, mâu thuẫn của nhóm sỹ quan “hoàng gia” mang nhiều đặc quyền đặc lợi với đại bộ phận quân nhân xuất thân bình dân, sống với mức thu nhập chỉ đủ thoi thóp trong cơn bão giá cũng là một nguy cơ tiềm ẩn. Khẳng định “quân đội là một bộ phận cấu thành của đảng” thì mâu thuẫn bắt nguồn từ đó, sẽ khiến đảng đi tới con đường sụp đổ nhanh nhất. Khi sức mạnh chính của quân đội không nằm ở ý thức hệ, cũng không phải từ đám sỹ quan con ông cháu cha mà ở đám đông quân nhân bình dân kia. Bất mãn của đội quân đó đã được kiểm nghiệm tại các chính thể đã sụp đổ ở Đông Âu, gần đây nhất là quân đội Iraq thời Saddam Hussein hay quân đội Libia của Gadafi, trước các biến cố mang tính thời đại, họ đã quay súng trở về với nhân dân, làm nòng cốt cho lực lượng vũ trang đối lập, đẩy nhanh hơn quá trình sụp đổ của chế độ.
Sự chuẩn bị đưa quân đội thống nhất làm một bộ phận của đảng đã được các bộ phận có liên quan thực hiện một cách tỉ mỉ, từ việc áp dụng nghị quyết 51 của bộ chính trị về chế độ chính ủy trong quân đội, đến các bài báo xuất hiện dày đặc trên loại hình báo chí chính thống và bản dự thảo hiến pháp bổ sung sửa đổi hiến pháp năm 1992. Dù vậy, đảng cũng không thể lường hết những rủi ro mà mình sẽ phải hứng chịu. Vấn đề sống còn của đảng nằm ở yếu tố quân đội và chấp nhận đánh bài ngửa bằng lá bài quân đội. Xem ra, lần này đảng đang như một vị vua già quẫn trí.
Điều 71, bản dự thảo sửa đổi hiến pháp, đã cố ý bỏ cụm “nhà nước xây dựng quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng” từ điều 46 hiến pháp năm 1992 với dụng ý gì? [3] Phải chăng là một màn tung hỏa mù, gây lẫn lộn trong danh xưng quân đội quốc gia hay quân đội của tổ chức chính trị. Cụm từ “Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng được xây dựng” trong điều 71, bản dự thảo sửa đổi hiến pháp, có thể được dự trù để trong trường hợp khi cần có thể ngụy xưng quân đội quốc gia, khi thực hiện nhiệm vụ bảo vệ lợi ích cho đảng có thể công khai thừa nhận là quân đội của đảng nên tuyệt đối trung thành vì lợi ích của đảng.
Nên nhớ rằng, nhân dân là chủ thể đóng thuế để nuôi toàn bộ bộ máy nhà nước, trong đó một phần tiền thuế được trích ra để nuôi quân đội quốc gia. Việc điều hành công việc của quốc gia dù do bất kỳ cơ quan nào cũng phải chiếu theo ý chí, nguyện vọng của nhân dân. Chỉ duy nhất nhân dân thông qua đại diện của mình là quốc hội mới có quyền thành lập, tổ chức, xây dựng quân đội lấy danh nghĩa quân đội quốc gia, được phép sử dụng ngân sách của nhà nước, được quyền sử dụng không phận, hải phận và địa phận cho các hoạt động hợp pháp của mình. Nếu hiến pháp cố tình viết một cách mù mờ như vậy, thì công dân ai cũng có quyền xây dựng quân đội, khi đó e rằng đảng có kịp vứt quả bom kia hay không?
Vì thế, khi đảng đã không thể tự điều chỉnh, không thể thay đổi được chính bản thân của đảng thì việc đảng lạm dụng bạo lực, lôi kéo quân đội về phía mình để chiến thắng chỉ mang tính hiện tượng, nhất thời. Còn về lâu dài, chính đảng sẽ chết ngay trên tử huyệt của mình dẫu có ra sức che dấu, củng cố hay ngụy biện. Có lẽ, đó là con đường và cái kết không thể tránh khỏi của bất kỳ một chính thể đọc tài nào thành hình, tồn tại dựa trên bạo lực và sợ hãi.
Nguyễn Tâm Linh
danlambaovn.blogspot.com
________________________________

Chú thích:

[1] Quân đội không thể và không nên trung lập về chính trị – Lịch sử đã cảnh báo
http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Tieu-diem/2013/20381/Quan-doi-khong-the-va-khong-nen-trung-lap-Lich-su.aspx
[2] Không có quân đội đứng ngoài chính trị
http://vtc.vn/2-368518/xa-hoi/khong-co-quan-doi-dung-ngoai-chinh-tri.htm
[3] Điều 72 Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 được sửa đổi, bổ sung từ điều 46 Hiến pháp 1992:
Điều 46 Hiến pháp 1992: “Nhà nước xây dựng quân đội nhân dân cách mạng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, xây dựng lực lượng dự bị động viên, dân quân tự vệ hùng hậu trên cơ sở kết hợp xây dựng với bảo vệ Tổ quốc, kết hợp sức mạnh của lực lượng vũ trang nhân dân với sức mạnh của toàn dân, kết hợp sức mạnh truyền thống đoàn kết dân tộc chống ngoại xâm với sức mạnh của chế độ xã hội chủ nghĩa.”
Điều 72 Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992: “Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng được xây dựng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, lực lượng dự bị động viên, dân quân tự vệ được xây dựng hùng hậu, rộng khắp, cùng với Quận đội nhân dân làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng.”



Copy từ: Dân Luận