CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Năm, 8 tháng 8, 2013

TỪ VIỆC BẮT Trương Duy Nhất NGHĨ ĐẾN SỰ ĐEN BẠC CỦA ĐỜI VÀ CHẾ ĐỘ



Ngày  thông tin Trương Duy Nhất bị bắt loan tải khắp các trang,  cả báo chính thống lẫn báo mạng.
Có một cậu em gọi cho tôi nói rằng : "Chị viết một bài về Trương Duy Nhất đi....."
Nhưng thật tình,  tôi chẳng thể có cảm hứng gì để viết về ông "Nhà Báo nổi như bột " này cả 
Giống như một bài báo lấy tên tác giả là THỦ TƯỚNG NGHIỆP DƯ  mà vô tình tôi đọc được , thì tôi cũng chẳng có thêm suy nghĩ gì ngoài câu TÔI KHÔNG ƯA GÌ CON NGƯỜI NÀY 
Nhưng không ưa,  không phải vì anh ta từng viết bài chỉ trích tôi . Mà bởi với nhà toán học Ngô Bảo Châu , Duy Nhất còn nặng lời chê bai huống chi là tôi ? Anh ta là DUY NHẤT mà .

 Có lẽ giống tác giả bài viết 
Và cũng như rất nhiều tác giả của nhiều bài viết khác nữa . Nhưng đều có chung  nhận xét về tính cách con người này. Ngoài ra,  tôi hay nhìn người khác bằng chút kiến thức "còm" của khoa NHÂN TƯỚNG HỌC và thật lòng mỗi khi ai nhắc đến Trương Duy Nhất tôi hay buông một câu thật "tiết kiệm" : XÔI THỊT 
Âý vậy mà hôm nay tự nhiên tôi lại "nổi hứng" viết về đề tài con người này 
Thật ra tôi không có ý tưởng gì về anh ta.....Tôi đã không thể "nặn" đâu ra chữ để mà viết , cho dù là viết những lời oán trách như tôi từng đáp trả đám phóng viên nội chính của báo HNM về 3 bài chúng đánh tôi khi tôi bị bắt cóc và giam hãm trong tù  
Giữa tôi và anh ta,  từ cái "Góc nhìn khác" của anh ta thì đúng là "Khác nhau một trời một vực" phải không quý độc giả ? Này nhá! Anh ta là nhà báo, được học hành có bằng cấp , có thẻ . Anh ta nhìn tôi bằng cái nhìn về phía dưới . Tôi thì nhìn anh ta ở trên khuôn mặt .....
Anh ta làm báo gì,  thì cứ nhìn mối quan hệ của anh ta, nhìn cuộc sống xa hoa , phè phỡn,  mọi người sẽ đoán được. Nhà báo chân chính hay có lương tâm trong cái xã hội này thì ăn gì? Chắc chắn chỉ có ĂN ĐÒN 
Rồi anh ta cũng "trả thẻ" để viết "Blok -  Bleo" ...Nhưng đúng là dân "Có nghề chính thống" nên dạng blogger "tậm tọe" tay ngang như tôi đương nhiên chẳng  có gì để mà so sánh...Vậy nên trong khi tôi xuống đường đi biểu tình,  thì anh ta xuất ngoại ăn chơi. Trong khi tôi mang tiếng là bà chủ nhà hàng- bà chủ doanh nghiệp , phải  vật vã,  toát mồ hôi , sôi nước mắt mà vẫn chẳng thể ung dung xuất ngoại hưởng thụ hay cưỡi xế hộp đắt tiền đi chơi bằng chính những đồng tiền cày bừa mửa mật của mình ( Tôi chỉ có tiền chi cho những chuyến đi từ thiện khắp Bắc - Nam)


Trong khi anh ta tháp tùng những nguyên thủ quốc gia trên những chuyến đi hay "biểu diễn khoe mình " trên những du thuyền hiện đại thì tôi lúc đó không biết đi đấu tranh vì quyền lợi Dân Oan - Đi thăm các em nhỏ tàn tật,  hay thậm chí đang bị bắt giam trong Hỏa Lò và trại cải tạo giáo dục chỉ vì tôi yêu nước và chống lại  cái sai , cái xấu ....?




"Đã 2 tháng trôi qua, ko tìm thấy thông tin gì liên quan đến Bác Trương Duy Nhất, lạ quá ?"
Cả chặng đường tôi cứ lan man suy nghĩ về câu hỏi này . Rồi thật sự trong tôi nảy ra rất nhiều điều muốn viết. Cũng  vẫn không phải viết về con người Trương Duy Nhất ....Bởi càng biết nhiều hơn thì anh này càng chẳng có gì đáng để tôi bận tâm cả ...Bởi anh ta là kết quả tất yếu của một thứ sản phẩm trong thời "kim tiền" của chế độ cộng sản thôi mà . 
Điều thôi thúc tôi viết hôm nay chính là từ câu chuyện Trương Duy Nhất,  đã làm cho tôi ngao ngán thêm vì cái chế độ cộng sản này. Một xã hội mà họ không hề dạy con người biết đến nhân nghĩa trước sau. Một xã hội của dối trá , lọc lừa . Của những âm mưu thủ đoạn cặn bã, và của vô số kể kẻ CƠ HỘI  . Tất cả họ đều có thể đem ra chơi với nhau,  để rồi cái mà nó phục vụ chỉ gói gọn lại là QUYỀN LỢI RIÊNG hay nói đơn giản hơn là LỢI ÍCH CÁ NHÂN 
Họ kết nối- dính liú và phục vụ lẫn nhau cũng chỉ để cho một sự chia trác quyền lực, lợi lộc 
Và rồi Trương Duy Nhất cũng đơn giản là một kẻ trong guồng máy đó và anh ta nhận lãnh lấy những gì anh ta gieo ra mà thôi
Tôi bỗng nẩy ra so sánh rất chua chát. Vâng ! Bây giờ thì tôi lại muốn so sánh và rõ ràng tôi đã có rất nhiều thứ để so sánh với anh ta kể từ khi anh ta cũng bị bắt như tôi từng bị bắt trước đây
Chẳng biết rằng Trương Duy Nhất nghĩ gì trong những ngày tù "Ngàn thu ở ngoài" ? Có giây phút nào trống rỗng để anh ta chợt nghĩ,  hay so sánh về những người đấu tranh từng bị anh ta dùng cán bút để bôi nhọ , xúc xiểm hay không? Và rồi không biết ở trong ấy , giữa 4 bức tường với những gì của thân phận một thằng tù , liệu anh ta có chạnh lòng so sánh như tôi hôm nay khi mà việc bị bắt của anh ta dù nhiều người có nhận thức rằng "có vấn đề ".  Nhưng tuyệt nhiên chẳng có lấy một phong trào hay sự kiện gì mà ai đó thể hiện vì Trương Duy Nhất giống như kiểu " Tuyệt thực ủng hộ Cù Huy Hà Vũ hay Anh Điếu Cày"
Thậm chí nếu so với thời điểm Bùi Thị Minh Hằng bị bắt giam thì cái tên Trương Duy Nhất cũng không được "đồng đội" hay Quốc Tế nhắc đến bằng "bà nội trợ dung tục "  Bùi Thị Minh Hằng 
Xem ra! luật nhân quả và luật đời trong cái xã hội của độc tài - cơ hội này nó đáng giá hơn luật pháp rất nhiều
 Xem ra cứ sống huỵch toẹt , chân thật như mình chứ đừng "Văn vở " lại hay hơn rất nhiều
Tôi hẳn nhiên chẳng thể so sánh với anh ta về uy quyền,  chức vụ- Tôi cũng chẳng hề có thể so sánh tiền của vật chất - nhà lầu xe hơi với anh ta. Vì trên thực tế mấy chục năm lăn lộn trên thương trường tôi có trong tay bao nhiêu tài sản chẳng ai biết. Chẳng ai thấy tôi có mặt "Làm người mẫu " trên những du thuyền hạng sang. Chỉ có chăng nhiều bạn bè , người quen thân , người làm công việc liên đới có thể ngồi nhậu nhẹt dân dã , hay dự buổi sinh nhật cùng tôi trên chính những chiếc tàu "Lao động kiếm tiền " của tôi . Và rồi khi có tiền mọi người lại nhìn thấy tôi đi rong ruổi từ thiện khắp trong Nam ngoài Bắc
  Con cái tôi chẳng có đứa nào đi du học Tây hay Mỹ...Nhưng chỉ được nghỉ mấy ngày lễ 2-9 thì thằng Nhân khi đó mới chỉ lớp 9 lớp 10 của trường Trí Đức - Sài Gòn cũng phải bay ra Hà Nội , vác trên vai bao gạo 50 kí lô ( bốc vác hùng hục cả vài tấn gạo) mà đi làm từ thiện cùng với Mẹ và các Sư,  với người của liên đoàn lao động......
  Nhưng chắc chắn ai cũng thấy rằng,  về tình nghĩa con người - tình bạn bè bằng hữu và sự quan tâm của số đông những con người chính nghĩa,  thì chắc chắn phải nói ngược mà rằng Trương Duy Nhất hay rất nhiều kẻ quan quyền,  giàu có khác chẳng thể so sánh với một " mụ chợ búa dân dã " như Bùi Thị Minh Hằng 

Cộng sản là như thế. Bọn người bất chính kim tiền là như thế....




Họ sống theo cái kiểu: " Khi vui thì vỗ tay vào".  Họ a dua bầy đàn , băng nhóm,  khi họ còn những ràng buộc về danh lợi- chức quyền . Nhưng rồi , họ sẵn sàng đạp đầu nhau, hất cẳng nhau, thanh toán nhau , hạ bệ nhau và quên lãng nhau . Bởi thằng nào cũng lo cho thân mình trước đã.
 
 Họ làm gì có văn hóa nghĩa tình chia sẻ? Họ làm sao biết đến nhân quả của sự hy sinh 
Điều này rõ ràng khác hẳn so với cái đám "Phản động" bọn mình.....Ai cũng thấy đấy. "Phản động " luôn sẵn sàng hy sinh vì bạn bè , đồng đội và mọi người.
 
  "Phản động" làm vì việc nghĩa nên chẳng phải cúi đầu luồn lách ai..Cứ hiên ngang mà sống ngửng cao đầu . Kể cả những người bị bắt , bị bôi nhọ 
Và một điều những kẻ có tiền - có quyền không thể mua được. Đấy là họ nhận được sự quan tâm , lo lắng , ủng hộ mọi mặt của đồng bào khắp nơi , để họ cảm thấy họ đi tù là một hy sinh đáng trân trọng mà không một tên tù tội phạm,  hay những kẻ hám chức , hám quyền , hám danh , hám lợi nào có thể nhận được những cư xử như thế 
Phải chăng đây chính là câu trả lời cho mọi sự im lặng đến lạnh lùng trước những thông tin về Truong Duy Nhất sau mấy tháng trời bị bắt ...Cộng sản là thế mà 
                    CÒN BẠC CÒN TIỀN CÒN ĐỆ TỬ
               HẾT CƠM - HẾT RƯỢU- HẾT ÔNG TÔI 
Thế nên cổ ngôn xưa dạy con cháu rằng: "70 tuổi chưa đui , chưa què chớ vội khoe mình tài "
Tôi chợt nghĩ. Nếu sau khi ở tù ra mà  Trương Duy Nhất hiểu  đảng hơn - Hiểu đời hơn - Hiểu mình và hiểu người thì lúc đó anh ta sẽ lại CÓ MỘT GÓC NHÌN KHÁC không quá "lập dị" với cách nhìn của nhiều người và biết đâu khi đó,  khuôn mặt anh ta bớt đưa lên cao theo tư thế mọi người gọi là "vênh vác"thì lúc đó tư cách  , nhân cách và tình cảm mọi người dành cho anh ta lại tỷ lệ nghịch theo hướng tăng cao ...Tất nhiên trong đó có cả tôi ? Và với tư cách "Bạn tù" tôi có thể bắt tay anh ta mà chúc mừng và "Ngưỡng mộ" lắm chứ...

.ĐỜI MÀ !
AI GIEO CẤY - CHĂM BÓN THỨ GÌ THÌ SẼ GẶT HÁI LẠI SẢN PHẨM TƯƠNG ỨNG

 
Cầu mong hồng đức ông Cha nhiều đời cứu vớt sai lầm cho một con người có thể là có TÀI TRONG TẬT



Copy từ: Bùi Hằng

http://danoanbuihang.blogspot.ch/2013/08/tu-viec-bat-truong-duy-nhat-nghi-en-su.html

 

TÔI KHÁT KHAO VÀO ĐẢNG

Tôi vẫn hay nói đùa với bạn bè, 61 năm qua đời tôi không có đảng. Nói đùa cho vui vậy nhưng trong lòng tôi chua xót lắm.

Khi tôi bước vào lứa tuổi hai mươi thì đất nước cũng vừa thống nhất, cả nước đặt dưới quyền lãnh đạo của môt đảng duy nhất đó là đảng CSVN. Tôi có điều kiện và rất hăm hở tìm hiểu, nghiên cứu lý tưởng, chủ thuyết và đường lối của đảng nầy. Sau một thời gian nghiên cứu chủ nghĩa Mác Lê Nin cũng như tiếp xúc với thực tế qua các đảng viên, tôi thấy rằng với quan điểm sống và phương pháp tư duy của tôi, tôi không thích hợp với đảng nầy, từ đó tôi từ bỏ ý định phấn đấu vào đảng mặc dù tôi vẫn liên tục làm việc trong hệ thống Nhà Nước do đảng nầy độc tôn lãnh đạo.


Vì hiểu biết về lý tưởng, chủ trương và đường lối của đảng ấy rất kỹ nên tôi biết rằng không vào đảng ấy thì không còn đảng phái chính trị nào khác để vào, ngay cả các tổ chức hội đoàn khác không đặt dưới sự lãnh đạo của đảng ấy, không đi theo đường lối của đảng ấy thì cũng không có để vào.

Để khỏi bị đẩy ra ngoài vòng pháp luật, tôi phải cắn răng chấp nhận cuộc sống không có đảng, nghĩa là tôi phải  lầm lũi cô độc sống giữa cuộc đời. Và phải sống như thế đã qua gần 40 năm!
40 năm tôi luôn khao khát có một tổ chức chính trị hợp pháp nào đó phù hợp với lý tưởng sống, với phương pháp tư duy của tôi để tôi gia nhập. Tôi luôn khao khát được sống trong tổ chức chính trị hợp pháp, được có những người bạn chí cốt, nghĩa là có những người đồng chí bên cạnh mình để cùng nhau bàn bạc về lý tưởng, hỗ trợ nhau trong cuộc sống, kề vai sát cánh với nhau trong hoạt động giúp ích cộng đồng, giúp ích đất nước và cả việc nâng đỡ, chia sẻ với nhau vào những lúc khó khăn, suy sụp. Những việc ấy, không có tổ chức, không có những người bạn đồng chí hướng thì không thể nào tự một mình làm được.


40 năm, tôi có những người bạn đồng nghiệp, bạn láng giềng, bạn nhậu, bạn ăn chơi, bạn du lịch, bạn bóng đá...nhưng không hề có bạn đồng chí hướng. Đau xót lắm chứ, thiệt thòi lắm chứ. Làm sao mình bàn bạc lý tưởng sống, chính kiến của mình với những người bạn "thời vụ" như bạn đồng nghiệp, bạn láng giềng, bạn nhậu, bạn bóng đá, bạn ăn chơi...? Chưa nói là bị bao nhiêu thiệt thòi lặt vặt khác trong cuộc sống, trong công việc khi không có một tổ chức nào của mình đứng ra bảo vệ.


Đến bây giờ, bước vào tuổi xế chiều, tôi càng khát khao hơn về việc được gia nhập một chính đảng hợp pháp nào đó phù hợp với lý tưởng sống của tôi. Chẳng lẽ cho đến cuối đời tôi vẫn tiếp tục lầm lũi sống trong đơn độc như 40 năm qua tôi đã sống hay sao? Chẳng lẽ cứ mãi mãi vậy ư?
                                                                               *    *

Tôi và những người cùng thế hệ không có đảng như tôi, xem như có thể cho qua, thiệt thòi bất hạnh thì cũng đã chịu rồi, cũng đã qua rồi, nào có được sửa lại, nào có bù đắp được đâu. Nhưng những thế hệ tiếp sau, những bạn trẻ, những thế hệ tương lai của đất nước thì sao? Chẳng lẽ vẫn cứ để họ tiếp tục sống đơn độc lầm lũi cho đến hết cuộc đời khi họ không muốn vào tổ chức của đảng CSVN như thế hệ chúng tôi hay sao?


Nhưng ngay những người trẻ tuổi muốn được đứng vào hàng ngũ của đảng CSVN, chính đảng hợp pháp duy nhất, cũng đâu phải chuyện dễ.
90 triệu dân mà đảng CSVN mới kết nạp chưa tới 4 triệu đảng viên thì thử hỏi còn lại hơn 85 triệu dân, trong đó có đến hàng chục triệu người đã trưởng thành, có tổ chức nào khác để họ được đứng vào khi họ không được hoặc không muốn vào tổ chức đảng Cộng Sản? 


Hàng chục triệu công dân trẻ tuổi ấy, ngoài chừng vài triệu được vào Đoàn hướng theo lý tưởng cộng sản của đảng cầm quyền, số còn lại, có muốn, có khao khát đứng vào hàng ngũ của một chính đảng hợp pháp nào đó phù hợp với lý tưởng của họ không? Nếu nói rằng không thì đất nước nầy xem như đã vất đi. Vì chỉ có vài triệu người sống có lý tưởng, có định hướng chính trị trong một đất nước có đến 90 triệu người dân thì xã hội sẽ rối loạn.


Dĩ nhiên không phải hàng chục triệu người trẻ đều khát khao có một chính đảng phù hợp với lý tưởng của mình để gia nhập. Chỉ cần vài chục phần trăm trong số đó là đất nước đã có diễm phúc rồi.


Nhưng thực tế độc đảng hiện nay thì vài chục phần trăm ấy, khoảng chừng chục triệu thanh niên, có tổ chức chính trị nào để họ phát huy lý tưởng sống và định hướng chính trị của mình?
Vì không vào đảng cộng sản và không có chính đảng nào khác để vào nên những người trẻ tuổi ấy bày tỏ khát khao của mình trên thế giới ảo. Ai chịu khó vào các mạng xã hội sẽ thấy hàng ngàn các đảng phái, hiệp hội ảo được lập ra. Có những đảng phái, hiệp hội có chính kiến như hội những người yêu nước, hội chống Tàu cộng, hội những người chống cộng, hội những người chống phản động, hội vì Hoàng Sa và Trường Sa...Nhưng phổ biến nhất vẫn là những đảng phái và hiệp hội phi chính trị, phi lý tưởng và chưa nói là rất tào lao như đảng Bia, Đảng Bao Cao Su, hội những người phát cuồng vì thịt chó, hội những người mê gái đẹp, hội trai xinh cô đơn, hội dã quỳ, hội nhà dê...


Ngoài đời thực thì khát khao được đứng vào trong tổ chức của người dân được thể hiện qua những hiệp hội phi chính trị vô thưởng vô phạt khác (vì họ sẽ bị bắt tù ngay tức khắc nếu như lập ra các tổ chức có màu sắc chính trị) như hội chim cảnh, hội cá cảnh, hội cây cảnh, hội thú cưng, hội câu cá, hội cầu lông, hội chơi tem, hội chơi đồ cỗ, hội xe cỗ, hội phượt,  hội hotgirl, hội hotboy, hội đồng tính, hội nhảy đầm, hội nhậu...và cả những hội suy thoái khác như hội đá gà, hội cờ bạc, hội cá độ, hội đổi vợ, hội tự do tình dục, hội bia ôm, hội cướp giật, hội giả ăn xin, hội lừa đảo...


Chúng ta đang đối mặt với nguy cơ xã hội càng lúc càng suy đồi, càng bất an; chúng ta đang phiền trách giới trẻ càng ngày càng sống xa rời lý tưởng. Nhưng thử hỏi đảng CSVN có lo được lý tưởng cho toàn bộ giới trẻ? Thử hỏi chúng ta có chính đảng nào khác để góp phần lo cho giới trẻ chưa có đảng? Làm sao trách họ sống sao lầm lạc, vô nghĩa...?


Thế hệ của tôi đã có quá nhiều người sống lầm lũi cô độc giữa cuộc đời rồi. Đừng để cho các thế hệ sau lại tiếp tục chịu thiệt thòi như vậy. Mà họ còn chịu thiệt thòi thì đất nước cũng thiệt thòi theo.



Copy từ: Huỳnh Ngọc Chênh

http://huynhngocchenh.blogspot.ch/2013/08/toi-khat-khao-vao-ang.html
 

Đại úy xứ Wales, ca sĩ xứ Hàn và cậu trò xứ Việt


biPháp luật không thể chỉ “vô tình” với một thủ khoa, nhưng là con của một nông dân thuộc diện hộ cận nghèo với chỉ “mấy sào ruộng”, từng phải bán cặp bò nuôi con ăn học.


Tháng 3 năm ngoái, “binh nhì” Bi Rain sang Việt Nam trong một không khí được mô tả là “nóng 1000 độ”. Khoác trên mình bộ đồ nhà binh, anh đến Việt Nam với tư cách là một binh sĩ thuộc đoàn nghệ thuật quân đội Hàn Quốc giao lưu theo lời mời của Bộ Quốc phòng Việt Nam.

Bi đã nhiều lần xin hoãn thực hiện nghĩa vụ quân sự. Và, trong đời chứ không phải trong phim, anh khoác lên người bộ đồ nhà binh khi đã 29 tuổi, khi đã trở thành một ngôi sao tầm cỡ thế giới, khi đã xuất hiện trong top những người ảnh hưởng nhất thế giới của Time, của People. Các fan của anh tính rằng từ khi bước vào con đường nghệ thuật năm 20 tuổi, độ tuổi theo luật phải “đi lính”, mỗi năm, Bi dành khoảng 6-7 giải thưởng lớn trong 2 lĩnh vực mà anh tham gia là âm nhạc và điện ảnh.


Theo hiến pháp Hàn Quốc, thực hiện nghĩa vụ quân sự trong vòng hai năm là trách nhiệm và nghĩa vụ bắt buộc đối với toàn bộ công dân nam có đủ sức khỏe. Nhưng may cho Rain là anh chưa phải nhập ngũ trong giai đoạn đầu sự nghiệp.


Trước đó, năm 2005, cả thế giới lên cơn sốt khi Hoàng tử của đế chế Anh, Harry nhập ngũ. Và dù là “đại úy xứ Wales”, Harry vẫn phải trải qua 44 tuần huấn luyện. Trở thành thành viên lực lượng kỵ binh ngự lâm mũ nồi xanh. Học lái trực thăng chiến đâu Apache. Từng có mặt tại chiến trường nóng bỏng Afghanistan. Và căn cứ không quân của “Đại úy xứ Wales” tại Helmand đã bị Taliban tấn công, trong một cuộc tấn công mà quân đội Anh cáo buộc là “nhằm vào Harry với mục đích chính trị”.


Câu chuyện về “Đại úy xứ Wales”, hay chàng ca sĩ xứ Hàn đang cho thấy một điều rằng nghĩa vụ với tổ quốc là thiêng liêng, và đã gọi là luật nghĩa vụ quân sự thì một ngôi sao không thể đi du học, Mỹ chẳng hạn, thay cho việc đi lính, hay nghĩa vụ của con một nữ hoàng thì khác với nghĩa vụ con một nông dân.


Ở Việt Nam, suốt một tuần qua, chủ đề nóng nhất trên tất cả các diễn đàn, mạng xã hội là trường hợp của cậu bé thủ khoa ĐH Y Nguyễn Hữu Tiến. Thật khôi hài, trong khi ĐH Y đang “xin ưu tiên” để tránh nguy cơ những trường hợp “27,5 điểm, (tức hơn ba điểm 9 bình quân), vẫn trượt đại học” thì thủ khoa lại có nguy cơ không được nhập học, vì đã nhận giấy báo nhập ngũ.


Theo Thông tư 13 của Bộ Quốc Phòng, quy định mới nhất về nhập ngũ, trong cùng một thời điểm nếu nhận được giấy báo nhập học và lệnh nhập ngũ thì phải chấp hành lệnh nhập ngũ và không thuộc đối tượng được xét tạm hoãn gọi nhập ngũ.

Với lý do “theo luật”, với những cao cả, thiêng liêng, vinh dự, thậm chí, cả với triết lý “Quân đội là trường đại học lớn nhất”, không phải không có lý khi rất nhiều ý kiến cho rằng Tiến nên nhập ngũ, trước khi nhập học, để trở thành “không chỉ là thủ khoa trong văn hóa mà còn là thủ khoa trong trách nhiệm”.
Nhưng cũng không phải không có lý, và cả có tình, khi vô vàn những ý kiến khác đồng ý rằng nên coi Tiến, cậu học trò từng đạt giải nhì học sinh giỏi cấp thành phố môn toán, một trong 140 học sinh tiêu biểu của thủ đô và hiện là thủ khoa ĐH Y là một ngoại lệ, có thể được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự. Tạm hoãn chứ không phải không thực hiện nghĩa vụ.


Bạn hãy trả lời một cách công bằng: Một “bác sĩ Ứng Hòa” sau vài năm nữa sẽ tốt cho đất nước, tốt cho xã hội, tốt cho quân đội, tốt cho gia đình, và tốt cho chính một nhân tài tiềm năng như Tiến hơn, hay là một binh sĩ thấp bé nhẹ cân như hiện tại?


Bạn hãy trả lời một cách trung thực: Nếu là cha mẹ Tiến, bạn muốn con mình dang dở giấc mơ để thực hiện nghĩa vụ mà vô số những người khác đã không thực hiện?


Vừa năm ngoái, ngôi sao Hàn Quốc đang thi đấu cho CLB Asenal Park Chung Young được cho phép hoãn thực hiện nghĩa vụ quân sự trong thời gian 10 năm, tới năm 2022. Điều gì sẽ xảy ra nếu ngay bây giờ một ngôi sao sân cỏ đang ở độ tuổi chín nhất của sự nghiệp phải ngừng đá bong để nhập ngũ? Câu trả lời là một ngôi sao sân cỏ 18, hay 2 năm không xỏ giày thì sau đó, hẳn nhiên anh chỉ có thể ra sân trong tư cách một… cổ động viên.


Hàn Quốc không có ngoại lệ, dù đó là một cầu thủ biểu tượng của đất nước, dù đó là một ngôi sao ca nhạc tầm cỡ thế giới. Nhưng trong sự khắt khe “luật là luật”, nhưng trong sự “vô tình” của pháp luật, vẫn có những quy định nhằm đảm bảo sự hợp tình, hợp lý.


Hãy thử nghĩ xem, nếu luật nghĩa vụ quân sự Việt Nam được thực hiện một cách nghiêm túc, chúng ta sẽ có một thực tế: 18 tuổi mới tốt nghiệp để thi đại học. 18 tuổi là độ tuổi gọi nhập ngũ. Và nếu luật được thực hiện nghiêm sẽ chỉ có nữ sinh viên ở độ tuổi 18? Hãy thử nghĩ xem khi trong thực tế, ngay ở xã Phương Tú của Tiến, có những người rớt đại học thì không “được” gọi nhập ngũ, còn thủ khoa ĐH Y thì nhập ngũ. Ngay trong gia đình Tiến, Tiến nhận giấy gọi còn người anh em song sinh với cậu thì không? Phải chăng, pháp luật có ngoại lệ hay không lại phụ thuộc vào “ông xã”, mà chính xác hơn là phụ thuộc vào quan hệ với ông xã?


Chẳng lẽ chúng ta phải “cố tìm một hạt nhân tích cực” rằng biết đâu việc cậu thủ khoa nhập ngũ sẽ tạo ra một cơ hội cho một tân sinh viên khác, cũng ở độ tuổi cậu, nhưng không phải nhập ngũ khi nhận giấy báo trúng tuyển đại học.


Điều cuối cùng, chắc các bạn sẽ đồng ý: Nếu Tiến không thể trở thành một ngoại lệ, thì mong trường hợp của cậu thủ khoa ĐH Y sẽ thành một tiền lệ để những hoàng tử, thiếu gia, muốn du học, muốn ra nước ngoài, muốn thành ông nọ bà kia, thì cứ hẵng nhập ngũ đi đã. Pháp luật không thể chỉ “vô tình” với một thủ khoa, nhưng là con của một nông dân thuộc diện hộ cận nghèo với chỉ “mấy sào ruộng”, từng phải bán cặp bò nuôi con ăn học.



Copy từ: Đào Tuấn

https://daotuanddk.wordpress.com/2013/08/08/dai-uy-xu-wales-ca-si-xu-han-va-cau-tro-xu-viet/


.................

NHẮC LẠI VẤN ĐỀ ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG CON NGƯỜI TRONG Y KHOA

Vấn đề đào tạo, thi hay tuyển trong giáo dục là vấn đề nhức đầu không chỉ ở Việt Nam, mà ở cả các quốc gia tiên tiến, ngay cả ở Hoa Kỳ. Cứ mỗi lần ứng viên đảng dân chủ lên nắm quyền, là y như rằng cải tổ giáo dục Hoa Kỳ là vấn đề được tiến hành và quan tâm. 
Những khó khăn trong đào tạo và giáo dục ở các cấp học, mà đặc biệt là ở bậc đại học không chỉ đơn thuần là đào tạo, mà còn ở chỗ chất lượng đầu ra, và giải quyết việc làm sau khi xong đại học. Nó liên quan đến tỷ lệ thất nghiệp, tình hình kinh tế trong mỗi quốc gia và toàn cầu. Tình hình chính trị mỗi quốc gia như tốc độ gia tăng dân số và tuổi về hưu cao thấp, chế độ an sinh xã hội, v.v...., chính trị toàn cầu cũng ảnh hưởng không nhỏ. Và biết bao nhiêu yếu tố làm cho việc thi, hay tuyển, chất lượng đào tạo ở bậc đại học, chế độ sử dụng con người ảnh hưởng rất lớn, chứ không đơn thuần chỉ là đạo tạo và giáo dục.
Nên nếu chỉ nhìn đơn thuần ở góc độ giáo dục và đào tạo thì sẽ đi vào ngõ cụt trong vấn đề rất lớn, mà nó làm nên phần hồn của sinh khí một quốc gia - giáo dục và đào tạo. Ngành làm ra sản phẩm vô hình, phi lợi nhuận, nhưng lại có tác động rất lớn đến sự hùng cường của một quốc gia. Trong đó, chỉ riêng ngành y là một bài toán còn nan giải hơn nhiều, mà tôi đã có 7 bài viết cách đây 4 năm, nhưng chưa thấy có cơ chế để thực hiện. Đó là một vấn đề hầu như không giải quyết được dưới cơ chế chính trị hiện tình của đất nước. Nên mọi chỉ trích các đời bộ trưởng y tế Việt Nam là đều chủ quan và cảm tính.
Bài toán thi tuyển và đào tạo trong ngành y:
Đến hôm nay thì hầu hết các trường đại học trong cả nước đã có kết quả điểm thi tuyển sinh bậc đại học năm 2013-2014. Đồng thời cũng có thể đoán trước kết quả điểm sàn để trúng tuyển vào các trường đại học. Riêng ngành y năm nay điểm sàn trúng tuyển vào đại học sẽ rất cao. Ở trường Y Sài Gòn dự kiến điểm sàn là 26,5 điểm. Nhưng ở Y khoa Hà Nội lại dự kiến đạt kỷ lục là 28 điểm. Có nghĩa là thí sinh thi mỗi môn lấy điểm trung bình 9/10 điểm, cũng bị rớt ở kỳ thi tuyển sinh đại học Y khoa Hà Nội năm nay. Và trường Y Hà Nội đang lên kế hoạch cứu vớt thí sinh 27 điểm phải đậu!
Nhìn lại thời bao cấp, trường Y khoa Sài Gòn mỗi năm thi tuyển sinh 300, trong đó ưu tiên 150 cho chế độ lý lịch. 150 thí sinh còn lại bằng thực lực để vào. Số sinh viên thực tập từ học kỳ 2 của năm thứ 2 đến năm thứ 6 của toàn trường chỉ khoảng 1.500 chia đều cho hơn 10 bệnh viện lớn, mà mỗi bệnh viện có hơn 10 chuyên khoa thì ở mỗi khoa chỉ không hơn 10 sinh viên thực tập.
Hiện nay, do chế độ mở rộng tuyển sinh sau khi trúng tuyển với cái gọi là kế hoạch B. Rồi các trường Y mọc thêm làm quá tải sinh viên thực tập. Điều kiện đó khiến mỗi sinh viên trở thành người hành hạ bệnh nhân trong hỏi, thăm khám và làm bệnh án hơn là giúp đỡ bệnh nhân trong điều kiện ngày càng quá tải ở các bệnh viện. Người thường sau giờ làm việc cần phải nghỉ ngơi để tái tạo sức lao động. Người bệnh cần tĩnh dưỡng tốt hơn người thường, thì quá tải bệnh viện làm cho bệnh nhân không được tĩnh dưỡng, mà còn bị sinh viên hành hạ, thăm khám, thì không còn là bệnh nhân, mà là vật thí nghiệm cho y học lâm sàng. Đây là hậu quả của sự thiếu trách nhiệm đầu tư trong ngành y của chính quyền. Từ đó, kéo theo chất lượng đào tạo cũng giảm dần. Đầu ra chất lượng cũng kém theo.
Ngành y là một ngành khoa học bao gồm 3 lĩnh vực: nghiên cứu, ứng dụng và thực hành trên con người. Một ngành liên kết cả khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Từ toán, lý, hóa, sinh, sinh hóa, sinh lý đến tâm lý học, không kể hết. Sáu năm học y khoa, trong giấc ngủ người sinh viên chỉ mơ thấy những kỳ thi không ngơi nghỉ bất kỳ đêm nào. Chưa kể nửa năm huấn nhục công việc của y tá và hộ lý. Một sản phẩm xuất xưởng ra của đại học ngành y là một sản phẩm toàn diện không chỉ y khoa, mà còn cả xã hội học. Với tình hình trên khó lòng có được những bác sỹ giỏi toàn diện.
Vấn đề sử dụng con người trong ngành y:
Qua đó, chúng ta thấy đây là một bài toán cực kỳ khó khăn cho việc thi tuyển sinh đại học y khoa trong toàn quốc. Nhưng vấn đề khó hơn nữa là hầu hết sinh viên y khoa ra trường phải bỏ nghề đi làm trình dược viên, cái nghề mà ở các quốc gia khác, không cần hiểu biết y, nha, dược, chỉ cần một cô, cậu bán hoa quả ở chợ học thêm một vài lớp đào tạo về sản phẩm là đi làm tốt, vì họ chỉ làm tiếp thị và bán hàng. Vì vấn đề giải đáp về y, nha, dược đã có các chuyên gia giải quyết. Đó là một nghịch lý lớn không chỉ lãng phí thời gian, công sức, mà còn cả nhân tài của đất nước.
Nhìn lại thời bao cấp, chỉ tiêu đào tạo hằng năm được căn cứ theo đòi hỏi của xã hội. Sinh viên y khoa ra trường buộc phải nhận nhiệm sở 2 năm ở nơi nào mà nhà trường phân công, thì mới được lãnh bằng. Nếu không, không được có bằng. Hiện nay hễ cứ ra trường thì đã có bằng mà không cần phải đi làm việc. Hậu quả của đào tạo đại trà, vượt chỉ tiêu, nên không có chỗ để phân công nhiệm sở. 
Ngoài ra, một yếu tố không kém phần quan trọng là sinh viên y khoa ra trường không muốn về vùng thiếu thốn điều kiện làm việc, hậu quả của kế hoạch đầu tư trong y tế không đồng bộ.
Hai hậu quả trên kéo theo một hậu quả tệ hại là duy trì chế độ chuyên tu y khoa theo kiểu 3 năm cao đẳng y tế + 3 học liên thông là thành bác sỹ, để phục vụ cho cái gọi là, lấp đầy bác sỹ ở vùng sâu, vùng xa. Đây là bài toán để giải quyết nhân sự ngành y mà có BS Phạm Ngọc Thạch đưa ra cho thời kỳ chiến tranh, nhưng nay vẫn dùng. Một sai lầm của lịch sử chưa từ bỏ. Cuối cùng, hệ đào tạo này gây ra nhiều hệ lụy không nhỏ trong việc quản lý, và về cả thực hành chuyên môn y khoa trên toàn đất nước trong gần 50 năm qua.

Đó là chưa kể chế độ đãi ngộ, lương bổng, ... lắm việc tạo ra bất cập ngành y tế Việt Nam. Trong khi đó, tiền thuế của dân thì lại đem vứt vào những nơi rất vô bổ mà không ai kiểm soát được. Ví dụ như, tiền lương cho dư luận viên, tiền cho những ban bệ họp hành hằng tháng, hằng năm để rồi ra những thông tư, nghị định, nghị quyết hoàn toàn không hợp với đòi hỏi thực tế xã hội Việt Nam.
Phương án giải quyết toàn diện cho ngành y:
Đây chỉ là một bài viết ngắn để nhắc lại vấn đề khó khăn trong ngành y mà tôi đã viết 7 bài: Ngành y Việt Nam cần thay đổi gì? cách dây 4 năm trước. Muốn giải quyết thì cần giải quyết toàn diện từ quan niệm đến đào tạo, chế độ sử dụng người, tiền lương... chứ không chỉ đơn thuần giật gấu vá vai như lâu nay, thì bộ trưởng y tế có là thần thánh cũng không thể làm được gì.
Asia Clinic, 11h26' ngày thứ Bảy, 03/8/2013


Copy từ: BS Hồ Hải

http://bshohai.blogspot.fr/2013/08/nhac-lai-van-e-ao-tao-va-su-dung-con.html?spref=tw

Phóng viên báo Pháp luật TP HCM 'bị bắt'

Cập nhật: 07:35 GMT - thứ năm, 8 tháng 8, 2013

Cảnh sát giao thông (ảnh minh họa)
Ông Tùng từng có loạt bài gây chú ý về nạn nhận hối lộ của cảnh sát giao thông (ảnh chỉ có tính minh họa)
Phóng viên tờ Pháp luật TP HCM, ông Võ Thanh Tùng, bút danh Duy Đông, vừa 'bị bắt', theo một số nguồn tin .
Đại diện tờ báo này không xác nhận thông tin với BBC mà nói còn chờ thông báo chính thức từ cơ quan chức năng.
Trong bài đăng sáng 8/8, báo Tuổi Trẻ nói ông Tùng bị bắt ngày 7/8, tại một khách sạn ở Biên Hòa, khi đang gặp một người đại diện một quán bar ở Đồng Nai.
Tờ này cũng dẫn lời một nhân viên nhà hàng khách sạn nói ông Tùng bị công an bắt quả tang khi vừa nhận một xấp tiền đôla của quán bar. Tuy nhiên, không rõ tổng trị giá số tiền này là bao nhiêu.
Trong khi đó, trang VietnamNet cho biết lực lượng công an tiến hành bắt ông Tùng sau đó đã lập biên bản hành vi phạm tội quả tang đối với ông và thực hiện lệnh khám xét nhà, thu giữ một số giấy tờ, ổ cứng và hiện vật khác.
Cùng bị bắt với ông Tùng còn có hai người được cho là cộng tác viên của ông Tùng trong nhiều bài phóng sự điều tra.
Trả lời phỏng vấn BBC ngày 8/8, ông Mai Phan Lợi, Phó Tổng Thư ký Tòa soạn của Pháp luật TP HCM, nói cho đến nay tờ báo chưa nhận được thông báo chính thức nào từ phía cơ quan điều tra.

'Nội dung khó đoán'

Theo tin đăng trên trang web của Đài Tiếng nói Việt Nam, việc bắt giữ ông Tùng được phối hợp thực hiện bởi Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (C45 - Bộ Công an) và công an Đồng Nai.
Bình luận về điều này, ông Lợi cho biết ông thấy "ngạc nhiên vì C45 của Bộ Công an phải vào bắt người trong một vụ án hình sự bình thường" vì "thường thì công an cấp huyện, cấp tỉnh người ta đã có thể xử lý rồi.
"Có lẽ vụ án có lẽ có nhiều nội dung khó đoán," ông nói.
"Có lẽ vụ án có lẽ có nhiều nội dung khó đoán"
Ông Mai Phan Lợi, Phó Tổng Thư ký Tòa soạn báo Pháp luật TP HCM
Ông Lợi cho biết ông Tùng đã công tác tại Pháp luật TP HCM được khoảng một năm, và là phóng viên thường trú của tờ báo tại tỉnh Đồng Nai.
Phóng viên này gần đây đã có loạt bài về những sai phạm tại các quán bar ở tỉnh Bình Dương và Đồng Nai.
Bên cạnh đó, ông Tùng cũng từng đạt giải thưởng báo chí nhờ loạt bài "Nhức nhối nạn đóng “hụi chết” cho CSGT trên QL20"
Đại diện của tờ báo đặt nghi vấn trước tin nói ông Tùng bị bắt quả tang khi đang nhận hối lộ.
"Báo Tuổi Trẻ ghi là "được cho là bắt quả tang", tức là các phóng viên viết bài cũng không chứng kiến việc ấy. Họ cũng chỉ dẫn nguồn từ một người nhìn thấy việc bắt."
"Trong một tình huống sinh hoạt bình thường, người ta có thể có tiền trên tay, nhưng tại sao lại có tiền. Đấy là những cái mà tôi nghĩ là quá trình điều tra phải làm rõ, tiền đấy là của ai, tại sao lại đưa," ông Lợi nói.
"Loạt bài của Tùng đã đăng rồi, chứ không phải chưa đăng. Nếu chưa đăng thì có thể người ta đưa tiền để đưa ra đề nghị nào đó, nên tôi cũng rất băn khoăn về độ xác thực của những thông tin trên báo," ông nói.
Thông cáo ngắn trên trang web báo Pháp luật TP HCM ngày 8/8 nói tờ báo "đang tiếp tục theo dõi để có hướng xử lý cụ thể", ngoài ra không bình luận gì thêm.
Ông Mai Phan Lợi cho biết sẽ đăng tải thêm thông tin về vụ việc liên quan đến ông Tùng trên mặt báo sau khi có thêm thông báo chính thức.

Nhà báo chống hối lộ

Nhà báo Hoàng Khương, người bị án tù vì tội hối lộ năm ngoái, cũng từng đoạt giải thưởng báo chí nhờ các phóng sự điều tra
Loạt bài"Nhức nhối nạn đóng “hụi chết” cho CSGT trên QL20" hồi tháng 12 năm ngoái của ông Võ Thanh Tùng đã dẫn ra nhiều trường hợp nhận hối lộ của cảnh sát giao thông trên Quốc lộ 20, với bình luận "CSGT coi việc các tài xế xe tải “đóng hụi chết” cho mình là điều đương nhiên."

Sau loạt bài này, công an tỉnh Lâm Đồng đã phải điều chuyển 26 cán bộ CSGT khỏi lực lượng. Công an tỉnh Đồng Nai cũng đã phải thay thế toàn bộ ban chỉ huy trạm CSGT Phú Túc.

Trước đó, một phóng viên khác trong nước từng có loạt bài về nạn nhân hối lộ của cảnh sát giao thông, ông Hoàng Khương, báo Tuổi Trẻ, cũng bị kết án bốn năm tù vì tội nhận hối lộ trong phiên tòa ngày 7/9 năm ngoái.

Hai bị cáo khác có cùng tội danh bị mức án lần lượt là bốn năm (Nguyễn Đức Đông Anh, em vợ của Hoàng Khương) và một năm (Trần Anh Tuấn, người nhờ ông Khương giải cứu xe đua). Ba người còn lại bị kết tội môi giới hối lộ và nhận hối lộ, với mức án năm năm và hai năm.

Phiên tòa phúc thẩm ngày 27/12 giữ nguyên bản án này.
Mặc dù thừa nhận thiếu sót về nghiệp vụ, cựu nhà báo của Tuổi Trẻ nói hành động của ông chỉ nhằm đưa việc nhận hối lộ của công an ra trước công luận.


Copy từ: BBC
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/08/130807_phapluattphcm_reporter_arrested.shtml


..........................

Ảo tưởng công nghiệp hóa vào năm 2020


Nam Nguyên, phóng viên RFA 2013-08-07

_MG_1763-305.jpg
Giao thông trên đường phố Sài Gòn
RFA photo

Nhà nước Việt Nam đặt mục tiêu công nghiệp hóa-hiện đại hóa Việt Nam vào năm 2020, tức chỉ còn gần 7 năm nữa. Với tình hình tụt hậu quá xa ngay với các nước Đông Nam Á như Malaysia, Thái Lan, mục tiêu này được xem là không tưởng. Nam Nguyên phỏng vấn TS Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế Quàn lý Trung ương về vấn đề này.

Đặt mục tiêu quá cao 

Từ Hà Nội, TS Lê Đăng Doanh nhận định:
Đại hội lần thứ 10 và Đại hội lần thứ 11 của Đảng Cộng sản Việt Nam đều đã thông qua mục tiêu đến năm 2020 đưa Việt Nam trở thành một nước cơ bản công nghiệp hóa theo hướng hiện đại. Nhưng không nêu rõ tiêu chí cơ bản là bao nhiêu phần trăm, không nói rõ tiêu chí công nghiệp hóa là những gì và theo hướng hiện đại là như thế nào. Cho nên đấy là một mục tiêu rất cao, nhưng lại không có các chỉ tiêu, các định nghĩa rõ ràng. Nếu như muốn đạt được một tiêu chí của một nước công nghiệp hóa, thì thu nhập bình quân đầu người phải vào khoảng 6.300 USD và lúc đó thì Việt Nam chắc chắn là không đạt được mục tiêu đó.

Còn cơ bản tức là không đạt được đầy đủ thì cũng đạt được cơ bản. Cơ bản là 70% hay 60%, hay có người nói là 30% cũng là cơ bản rồi, thì hiện nay chưa rõ. Theo tôi cơ bản có nghĩa là phải đạt được 60%-70% và 60%-70% của 6.300 USD thì Việt Nam cũng không dễ dàng gì có thể đạt được. Còn theo hướng hiện đại có nghĩa là gì, thì cũng chưa rõ. Vấn đề này đang được đưa ra tranh luận trao đổi, bởi vì Việt Nam hiện nay đang đánh giá giữa nhiệm kỳ tức là một nửa thời gian kế hoạch 5 năm ;  mục tiêu đạt được chiến lược kinh tế xã hội cho đến năm 2020 là như thế nào, đó là chủ đề của những cuộc trao đổi hiện nay và vẫn đang diễn ra trong nội bộ ở nhiều cấp khác nhau.

Nam Nguyên: Có ý kiến là phải giải quyết triệt để những vấn đề kinh tế bức xúc của 25 năm đổi mới gắn với sở hữu toàn dân như đất đai, doanh nghiệp nhà nước, ngân sách nhà nước thì mới có thể nói chuyện tiến lên công nghiệp hóa ở mức độ nào đó. Thưa Tiến sĩ nhận định gì?

TS Lê Đăng Doanh: Nền kinh tế Việt Nam một lần nữa lại đứng giữa ngã ba đường, tức là Việt Nam cần phải thay đổi mô hình tăng trưởng và Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 15/10/2011 thì đã đề ra mục tiêu đó rồi. Nhưng thay đổi mô hình tăng trưởng là chuyển sang tăng trưởng có hiệu quả dựa vào nâng cao năng suất lao động, dựa vào khoa học công nghệ, dựa vào quản lý hiện đại, thì hiện nay bước chuyển đổi đó chưa thực hiện được.

Đồng thời cũng đề ra tái cấu trúc nền kinh tế, tái cấu trúc các tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước, tái cấu trúc hệ thống ngân hàng và hệ thống thể chế tài chính, cũng như giải quyết nợ xấu và tái cấu trúc đầu tư công. Cho đến nay đã có đề án tái cấu trúc nhưng chưa thực hiện được bao nhiêu, đề án tái cấu trúc đầu tư công thì chưa được trình ra đầy đủ.

Kế hoạch 5 năm 2010-2015 cũng đề ra ba khâu đột phá quan trọng. Một là đột phá, một nỗ lực vượt bậc trên lĩnh vực thiết lập thể chế kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa. Thứ hai là xây dựng kết cấu hạ tầng và thứ ba là nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực. Cả ba khâu đột phá đó cho đến nay mới làm được rất khiêm tốn và thể chế kinh tế thị trường thì gần đây nhiều người thấy là Nhà nước đã can thiệp quá nhiều vào thị trường. Trong khi đó, những việc chính yếu của Nhà nước như bảo đảm luật pháp, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô thì Nhà nước lại làm kém hiệu quả.

Phân bố nguồn lực không hợp lý
_MG_0998---Copy-250.jpg
Trụ sở Ngân hàng Nhà nước tại Hà Nội. RFA photo
Nam Nguyên: Theo thông tin ghi nhận, các chuyên gia của chính phủ cũng nói là, sự phân bổ nguồn lực được mô tả là méo mó chính là sự cản trở phát triển kinh tế. Thí dụ, ưu đãi doanh nghiệp nhà nước hay doanh nghiệp tư nhân thuộc nhóm lợi ích trong tiếp cận tín dụng, đất đai hay các nguồn lực sản xuất quan trọng khác. Thưa TS nhận định gì về đánh giá này ? 

TS Lê Đăng Doanh: Một trong những chức năng cơ bản của Nhà nước là phân bố nguồn lực một cách hợp lý, để bảo đảm sự phát triển xã hội và tăng trưởng của nền kinh tế. Nhưng nhìn lại thì thấy sự phân bổ nguồn lực của Việt Nam rất kém hiệu quả và không hợp lý. Khối kinh tế Nhà nước thì thu hút tới 65% tổng tín dụng, nhưng chỉ sản xuất ra được 28% tổng sản phẩm xã hội.

Con số của Tổng cục Thống kê đưa ra là kinh tế Nhà nước đóng góp 34% là bao gồm cả đóng góp của quốc phòng của bộ máy hành chính của thể dục thể thao! Chứ còn sự đóng góp đích thực của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước chỉ khoảng 28% thôi. Chúng tôi đã tính lại một cách hết sức nghiêm túc dựa trên các con số của Tổng cục Thống kê và như thế thấy là không được hiệu quả lắm. Thứ hai nữa, sự ưu đãi đối với các doanh nghiệp Nhà nước đã không đem lại hiệu quả như mong đợi. Thí dụ đầu tư lớn vào Vinashin vào Vinalines và bây giờ không đem lại hiệu quả mong đợi.

Việc đầu tư công là một nhiệm vụ rất quan trọng của một Nhà nước đưa một nền kinh tế đang phát triển ở trình độ thấp tiến lên hiện đại thì phải có đầu tư công, phải có phát triển kế cấu hạ tầng, phải có phát triển khoa học công nghệ, phát triển giáo dục đào tạo ..v..v.. nhưng đầu tư công của Việt Nam là rất kém hiệu quả rất tốn kém. Một km đường cao tốc giá cao một cách bất ngờ và mới đây Đại biểu Quốc hội cũng đề cập đến việc một số nhà vệ sinh được xây cho các cháu ở trường học mà được báo giá lên đến 600 triệu đồng, nó quá lớn. Vì vậy, việc đó nó gắn liền với các nhiệm vụ mà tôi có kể ở trên, tức là phải tái cấu trúc đầu tư công và tái cấu trúc các tập đoàn và tổng công ty Nhà nước.

Nam Nguyên: Cảm ơn TS Lê Đăng Doanh đã trả lời Đài RFA.



Copy từ: RFA
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/industrialization-2020-of-vn-nn-08072013152506.html

Bình Nhưỡng đưa ra một số đảm bảo để mở lại Kaesong

Nhân viên Hàn Quốc tập hợp biểu tình đòi mở lại khu công nghiệp Kaesong - REUTERS /Kim Hong-Ji
Nhân viên Hàn Quốc tập hợp biểu tình đòi mở lại khu công nghiệp Kaesong - REUTERS /Kim Hong-Ji

Mai Vân
Theo thông báo được hãng thông tấn Bắc Triều Tiên KCNA loan tải vào hôm nay, 07/08/2013, Bình Nhưỡng đã đưa ra một loạt đảm bảo để khu công nghiệp Kaesong hoạt động bình thường trở lại. Nguồn tin này được đưa ra vào lúc doanh nhân Hàn Quốc tập hợp biểu tình đòi mở lại khu công nghiệp này.

Trích lời Ủy ban Thống nhất Hòa bình Bán đảo của Bắc Triều Tiên, tức là cơ quan đặc trách quan hệ liên Triều, hãng KCNA cho biết là các công ty Hàn Quốc sẽ được sử dụng hoàn toàn khu công nghiệp ở trên lãnh thổ Bắc Triều Tiên. Bình Nhưỡng còn cam kết đảm bảo sự hiện diện của công nhân Bắc Triều Tiên và bảo đảm an ninh cho nhân viên Hàn Quốc.

Trong số các đảm bảo đưa ra hôm nay, không thấy nhắc đến yêu cầu chính của Seoul là Bình Nhưỡng không đóng cửa khu công nghiệp nữa trong tương lai.

Sáng nay, theo AFP, khoảng 500 người, bao gồm doanh nhân, chủ xí nghiệp Hàn Quốc có cơ xưởng ở Kaesong, đã tập hợp ở vùng biên giới hai nước. Họ đòi mở lại khu công nghiệp liên Triều, đòi Bình Nhưỡng chấp nhận đề nghị của Seoul, đó là cam kết không đơn phương đóng cửa khu công nghiệp bất luận trong trường hợp nào.

Riêng Seoul hôm nay thông báo là sẽ rót 250 triệu đô la bồi thường thiệt hại cho số 123 công ty Hàn Quốc hoạt động ở Kaesong. Theo người phát ngôn của bộ Thống Nhất Hàn Quốc, Kim Hyung Suk, việc tháo khoán số tiền này bắt đầu vào ngày mai, 08/08/2013.

Theo một số nhà phân tích, quyết định trên đây của Seoul cho thấy phía Hàn Quốc không mấy tin tưởng vào việc Kaesong được mở lại.

Xin nhắc lại có đến 53.000 công nhân viên Bắc Triều Tiên làm việc tại Kaesong. Họ bị lâm vào tình trạng thất nghiệp từ khi khu công nghiệp bị đóng cửa vào tháng Tư. Còn các công ty Hàn Quốc tại Kaesong phải chịu thua lỗ cả tỷ đô la trong 4 tháng qua.

Trước lúc Bình Nhưỡng ra thông báo hôm nay, đại diện hai bên đã gặp nhau sáu lần nhưng không hiệu quả. Seoul đã đưa ra đề nghị cuối cùng, kêu gọi đàm phán trở lại. Nhưng Bình Nhưỡng vẫn im tiếng cho đến hôm nay.


Copy từ: RFI

http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20130807-bac-trieu-tien-dua-ra-dam-bao-de-mo-lai-kaesong
 

Hoa Kỳ, Google, Facebook chỉ trích nghị định mới của Việt Nam về internet

RFA 2013-08-06

Hôm nay, Hoa Kỳ cùng công ty mạng toàn cầu Google và mạng giao tế xã hội Facebook đồng loạt chỉ trích nghị định mới của VN siết chặt thêm nữa biện pháp kiểm soát tự do ngôn luận qua Internet, cũng như buộc các công ty nước ngoài phải đặt máy chủ tại VN.

Các viên chức Hoa Kỳ tại Hà Nội cũng như các đại công ty Internet đa quốc đã thuyết phục Hà Nội trong tiến trình soạn thảo nghị định 72, và một vài điều khoản khắc nghiệt đã được bỏ đi. Nay Toà Đại sứ Mỹ phải bày tỏ sự thất vọng về nội dung sau cùng của nghị định, với quan ngại rằng những điều khoản trong nghị định xem chừng nhằm hạn chế những cá nhân chia sẻ thông tin qua mạng xã hội và trên website.

Google và các công ty Internet khác ra sức mở rộng hoạt động kinh doanh tại VN, nhưng đồng thời dè dặt trước đề nghị của giới cầm quyền về việc kiểm duyệt Internet và cung cấp cho họ thông tin cá nhân của người sử dụng Internet.

Tổ chức "Liên minh Internet châu Á" đại diện cho Google, Facebook cùng nhiều công ty internet khác tuyên bố họ tin rằng nghị định này sẽ tác động tiêu cực đến hệ sinh thái internet tác động hỗ tương của Việt Nam.


Copy từ: RFA

Dấu hiệu đuổi gà !!!

Trong ngày hôm nay báo chí VN đưa tin bổ nhiệm một số nhân sự trong bộ máy chính phủ và đảng cộng sản. Bí thư Ninh Bình Bùi Văn Nam trở về Bộ Công An để nhận chức thứ trưởng. Quyết định này của BCT và do trưởng ban tổ chức Đảng Tô Huy Rứa thay mặt ĐCS trao cho Bùi Văn Nam.

http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/134533/ong-bui-van-nam-tro-lai-lam-thu-truong-cong-an.html

Trong khi đó thì thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng bổ nhiệm điều động một số cán bộ cỡ phó chủ tịch tỉnh, giám đốc sở, chủ tịch huyện ở Lào Cai, Bắc Kan, An Giang.

So sánh giữa sự bổ nhiệm của BCT và Chính Phủ có nhiều khác nhau.



BCT bổ nhiệm thứ trưởng Bộ Công An. Điều mà xưa nay vẫn thường thấy thủ tướng bổ nhiệm và điều động các thứ trưởng. Nhưng BCT lấy cớ là điều động ủy viên trung ương, và trên cớ này họ bổ sung một ủy viên trung ương vào chức thứ trưởng. Thật lạ lùng, lần đầu thấy BCT can thiệp bổ nhiệm đích danh một ủy viên trung ương vào vị trí trong bộ máy chính phủ. Lạ hơn nữa là một ủy viên từ Ninh Bình, nơi có những quan chức không mấy ủng hộ thủ tướng hiện nay. Ninh Bình là tỉnh không xa Hà Nội, chức vụ mới của ông Bùi Văn Nam sẽ đưa ông về thủ đô làm việc. Ông Nam là thứ trưởng công an duy nhất do BCT chỉ định, không như các thứ trưởng khác do thủ tướng bổ nhiệm. Bộ Công An là thế lực mạnh nhất Việt Nam hiện nay, có thể khuynh đảo thể chế chính trị cũng như làm thay đổi các nhân sự cao cấp nhất.

http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/134534/3-tinh-co-nhan-su-moi.html

Trong khi đó thì báo chí cũng đưa tin, thủ tướng đi bổ nhiệm chức danh bầu cho vị trí phó chủ tịch, ủy viên UBND tỉnh, giám đốc sở ở những tỉnh khỉ ho, cò gáy, đói nghèo như miền núi và miền tây nam bộ. Lặt vặt hơn nữa là thủ tướng giờ đích miễn nhiệm đến cấp sở và cấp chỉ huy quân sự tỉnh. Những việc này trước kia chỉ có chủ tịch tỉnh làm hay hội đồng nhân dân tỉnh quyết định.

Hai bài báo ra trong một ngày, thường thì việc bổ nhiệm cấp sở, chỉ huy quân sự tỉnh không mấy được lên báo. Nhưng cùng một lúc hai sự bổ nhiệm từ cấp BCT và CP cùng đưa lên báo một lúc. Đó chắc chắn là thông báo ngầm cho dấu hiệu suy giảm quyền lực của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Về thực lực chưa biết thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có suy giảm nhiều hay không. Nhưng trên mặt phương diện thông tin truyền thông, người ta thấy một Nguyễn Tấn Dũng thảm hại đi phân cấp, bổ nhiệm cho những chức vụ mà chỉ có chủ tịch tỉnh mới làm như chỉ huy trưởng quân sự tỉnh, giám đốc sở. Chuỗi sự kiện như vậy dẫn dư luận quan tâm sẽ đặt câu hỏi.

- Khi nào BCT bổ nhiệm bộ trưởng, phó thủ tướng, thủ tướng.? - Khi nào chính phủ sẽ bổ nhiệm chủ tịch huyện, chủ tịch xã, chủ tịch phường?

Nếu Cao Bằng, Bắc Kan, An Giang là những tỉnh miền núi vùng sâu xa, công nghiệp, thương mại chưa phát triển, nghĩ đến những vùng này, người ta thường nghĩ đến nông nghiệp, chăn nuôi như gà đồi, gà trang trại là đặc sản ngon và truyền thống. Qua những gì ở hai bài báo, có thể kết luận qua việc bổ nhiệm vị trí và vùng miền. Chúng ta có thể kết luận vui hai hước là thủ tướng sắp đi đuổi gà trong nay mai.

Người Buôn Gió(Bài viết cho Vietinfo.eu)

http://vietinfo.eu/cung-suy-ngam/dau-hieu-ve-duoi-ga.html


Copy từ: Người Buôn Gió

Thanh Niên Yêu Nước Nguyễn Xuân Anh Đã Trở Về Với Nhà Tù Lớn



TNCG (7/8/2013)- Nghệ An: Vào lúc 15:00 ngày 7/8/2013, Thanh Niên Yêu Nước Nguyễn Xuân Anh, một trong 14 Thanh Niên Công Giáo và Tin Lành (TNCG & TL) đã mãn hạn tù. Như vậy, sau hai năm bị giam tù, anh đã được rời nhà tù nhỏ để trở về với nhà lớn cùng với hơn 90 triệu nhân dân Việt Nam.
Đúng ngày này hai năm về trước (7/8 2011-7/8/2013), anh đã bị Công an Việt Nam bắt cóc và kết án hai năm tù giam với tội danh gán ghép: “hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân” phạm vào điều điều 79 BLHSVN cùng với 13 TNCG & TL khác.

Không hiểu vì lí do gì mà cách đây 5 ngày, phía Công an Việt Nam đã thông báo là đến ngày 18/8/2013 họ mới bàn giao anh cho gia đình.
Tuy nhiên, trước bản chất gian manh của chính quyền, họ đã không lừa được người thân và bạn bè của anh Nguyễn Xuân Anh. Và một nhóm người bạn yêu chuộng Công Lý và Sự Thật đã có mặt kịp thời để đón mừng anh trở về với gia đình, bạn bè. Dù sức khỏe không được tốt nhưng anh vẫn luôn  nở nụ cười tươi vốn có của mình và đón nhận những bó hoa tươi thắm cùng với tấm lòng ngưỡng mộ, yêu thương của gia đình và bạn bè.
Những người yêu chuộng Công lý và Sự thật tặng hoa và tỏ bày sự kính trọng, yêu mến đối với anh

Ấm áp trong vòng tay gia đình và bạn bè


Quây quần bên mâm cơm đạm bạc
Copy từ: Thanh Niên Công Giáo

http://thanhnienconggiao.blogspot.se/2013/08/thanh-nien-yeu-nuoc-nguyen-xuan-anh-tro.html
 

Thủ đoạn ném đá giấu tay và lật lọng của chính quyền, công an Nghi Lộc, Nghệ An....


Thủ đoạn ném đá giấu tay và lật lọng của chính quyền, công an Nghi Lộc, Nghệ An trong vụ việc ở Linh địa Trại Gáo, Gp Vinh.


Linh-dia-Trai-Gao-1-120x80VRNs (06.08.2013) – Nghệ An – Tiếp theo sau hai bản tin về vụ việc xảy ra ở Linh địa Trại Gáo, Gp. Vinh mà chúng tôi đã công bố Biên bản được lập tại hiện trường có ký nhận của 3 người bị đánh gồm Trần Văn Nhung, Nguyễn Quốc Nhàn, Nguyễn Văn Tiếu; Bản tường trình của Hội đồng Mục vụ giáo xứ Mỹ Yên đã gửi cho Tòa Giám mục Xã Đoài, là những người đã có mặt kịp thời tại hiện trường để can thiệp, Văn phòng TGM Xã Đoài cũng đã tường trình sự việc và nêu rõ thái độ vô trách nhiệm, lật lọng, ném đá giấu tay của ông Nguyễn Tất Thắng phó Công an huyện Nghi Lộc, ông Việt Công an Cục an ninh, ông Lê Văn Khang Chủ tịch UBND huyện Nghi Lộc bằng Văn thư số 05/13BC-VP gửi Chủ tịch UBND huyện Nghi Lộc. Ngay sau đây, chúng tôi công bố Văn thư này:


Cũng cần nói rõ thêm, khi sự việc đang xảy ra, phía chính quyền, Công an huyện Nghi Lộc cũng như Công an tỉnh Nghệ An đã chủ động liên lạc để nhờ Tòa Giám mục Xã Đoài can thiệp và cộng tác để giải quyết vấn đề. Nhưng ngay sau đó, UBND huyện Nghi Lộc lại gửi công văn số 459/UBND.NV đến Tòa Giám mục để yêu cầu “phối hợp giải quyết vụ giáo dân xứ Mỹ Yên vi phạm pháp luật”.
Cho đến hôm nay, toàn bộ giáo dân xứ Mỹ Yên đang hết sức phẫn nộ trước việc làm mờ ám này của chính quyền và Công an tỉnh Nghệ An.
Chúng tôi gửi đến quí vị Đơn kiến nghị khẩn cấp của giáo xứ Mỹ Yên và sẽ cập nhật các tình tiết liên quan đến vụ đàn áp người Công giáo của tỉnh Nghệ An.

Copy từ: Truyền Thông Chúa Cứu Thế

https://chuacuuthenews.wordpress.com/2013/08/06/thu-doan-nem-da-giau-tay-va-lat-long-cua-chinh-quyen-cong-an-nghi-loc-nghe-an-trong-vu-viec-o-linh-dia-trai-gao-gp-vinh/
 

Tình tiết mới trong phiên xử phúc thẩm hai sv yêu nước Phương Uyên – Nguyên Kha



VRNs (07.08.2013) – Sài Gòn – Anh Đinh Nhật Uy sẽ có mặt ở phiên tòa xử phúc thẩm các sinh viên Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha, để đòi lại toàn bộ tài sản của công ty do công an chiếm dụng từ gần một năm nay.
Vào ngày 01.08, Thẩm phán Trương Thị Minh Thơ gửi công văn số 9234/2013/GTT cho Luật sư Nguyễn Văn Miếng với nội dung, Ls Nguyễn Văn Miếng là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan Đinh Nhật Uy trong vụ án Đinh Nguyên Kha và đồng phạm, phạm tội “tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN VN”, có mặt vào lúc 7 giờ 30, ngày 16.08.2013, tại Tòa án nhân dân tối cao 116 Trương Định, phường 1, Tp Tân An, tỉnh Long An.
Ls Miếng giải thích về việc anh Uy kháng cáo đòi lại tài sản của công ty anh Uy: “Trong phiên tòa sơ thẩm, tòa tuyên tịch thu tất cả các tài sản khi cơ quan điều tra khám xét và tịch thu tài sản của công ty anh Uy, mà cơ quan điều tra cho rằng anh Uy có liên quan đến vụ án này. Nhưng khi cơ quan điều tra kiểm tra và khám xét kỹ thì tất cả các tài sản của công ty anh Uy không liên quan đến vụ án của Nguyên Kha.”
Anh Uy đã kháng cáo để đòi lại tất cả các tài sản này. Do đó, anh Uy sẽ có mặt trong phiên tòa sắp tới cùng với hai sinh viên yêu nước là Phương Uyên và Nguyên Kha.
Trên facebook bà Liên, mẹ của Nhật Uy và Nguyên Kha khích lệ tinh thần luật sư Miếng: “Ls Nguyễn văn Miếng sẽ bào chữa cho 2 đứa con của mình đó bà con. Chúc Ls chân cứng đá mềm. Cố lên, cố lên.” Vy Vu cảm động: “Em nguyện cầu mọi việc tốt đẹp. Em luôn hy vọng. Chị giữ sức khoẻ nhé Chị. Mọi người luôn bên Chị và Gia Đình.” Minh Hương chia sẽ với gia đình bà Liên: “Cầu mong mọi sự tốt đẹp đến với chị, tôi cũng người mẹ của hai con trai, tôi hiểu nỗi đau của chị.”
Tin Vui hy vọng: “Cầu chúc bà con có một chuyến đi Long An cuối tuần bình an. Tập 1 (sơ thẩm) đã làm cho những người yêu mến VN hãnh diện về hai bạn trẻ. Hy vọng tập 2 (phúc thẩm) sẽ làm cho cả thế giới hãnh diện vì những người đến tham dự phiên tòa”. Hoài Niên phản hồi: “Cha ơi! Nếu sức khỏe cho phép con sẽ đi Long An với tư cách cá nhân. Con đi theo các bạn trẻ dễ bị “chụp nón cối” lắm..haaaaaaaaaaaaa..”
Xin nhắc lại, trong phiên tòa sơ thẩm vào ngày 16.05 vừa qua, tòa tuyên án Đinh Nguyên Kha 8 năm tù và 3 năm quản chế và nữ sinh Nguyễn Phương Uyên 6 năm tù giam và 3 năm quản chế.
HT, VRNs

Ảnh từ Facebook

Copy từ Truyền Thông Chúa Cứu Thế

http://www.chuacuuthe.com/2013/08/07/tinh-tiet-moi-trong-phien-xu-phuc-tham-hai-sinh-vien-yeu-nuoc-phuong-uyen-nguyen-kha/