CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Ba, 9 tháng 4, 2013

Công an phục kích, đánh đập dã man anh Nguyễn Chí Đức


CTV Danlambao - Anh Nguyễn Chí Đức - một cựu đảng viên CS đã bỏ đảng - vừa bị khoảng 5,6 công an phục kích và dùng gậy đánh đập hết sức dã man vào lúc trưa nay, 9/4/2013. 
Hình ảnh được loan tải ngay sau đó trên các mạng xã hội cho thấy mức độ trả thù cực kỳ tàn bạo của lực lượng công an. Khuôn mặt anh Nguyễn Chí Đức bị đánh đến mức đổ máu và sưng bầm lên, trong đó phần lưng bị đánh nặng nhất.
Trong đoạn Video trả lời phỏng vấn được đưa lên youtube, anh Nguyễn Chí Đức cho biết: Khu vực xảy ra vụ hành hung là tại khu công nghiệp Nam Thăng Long, một nơi khá vắng vẻ. 

Trước đó, vào sáng cùng ngày, khi anh Đức vừa đến công ty thì người bảo vệ nói rằng có công an Hà Nội mang theo thẻ ngành đến tìm. Đang nói chuyện thì xuất hiện 2 người lạ lởn vởn, khi anh Đức đến nói chuyện thì 2 kẻ lạ mặt bất ngờ cầm xẻng đe dọa hành hung. 
Đến khoảng 12 giờ trưa ngày 9/4/2013, anh Nguyễn Chí Đức trên đường lái xe đi ăn trưa thì bị một nhóm khoảng 5-6 tên công an phục kích trong bụi rậm bất ngờ xông đến hành hung. 
Những tên công an khoác áo côn đồ cầm theo một chiếc gậy rất to, bọn chúng xông đến đánh đập tới tấp vào mặt và lưng của anh Đức, thậm chí còn đạp thẳng vào mặt. 
Thời điểm này, khu công nghiệp rất vắng vẻ. Sau khi bị hành hung, anh Nguyễn Chí Đức cố gắng đến một quán ăn để nghỉ ngơi và gọi bạn bè đến hỗ trợ. 
Anh Nguyễn Chí Đức khẳng định: "Sự kiện này tôi tin chắc 100% là công an đánh tôi".
Ảnh: Facebook Lã Việt Dũng
Hiện nay, anh Đức đã được mang đến bệnh viện khám, phần lưng bị đánh nặng nhất nên vẫn còn rất đau.
Anh Nguyễn Chí Đức sinh năm 1976, từng là đảng viên cộng sản. Trong cuộc biểu tình chống TQ vào năm 2011, anh Đức là nạn nhân bị công an đàn áp dã man trong đoạn video đạp mặt gây xôn xao dư luận.
Cuối năm 2012, anh Nguyễn Chí Đức chính thức tuyên bố trả thẻ đảng và rời khỏi hàng ngũ đảng cộng sản, đứng cùng hàng ngũ nhân dân.


Copy từ: Dân Làm Báo

ĐOÀN NGUYÊN ĐỨC VÀ CÂU CHUYỆN “CÓ HỌC”


Hẳn là GS Ngô Bảo Châu sẽ chau mày khi nghe ông Đoàn Nguyên Đức đưa tên mình ra để ví von trong câu chuyện ý kiến của TS Alan Phan về thị trường bất động sản.
Trong bài báo GDVN, ông Đức đã “bắn liên thanh” hết sức hoành tráng, tự tin, và tỏ ra hiểu biết hơn người:
Alan Phan là ai? Trong lịch sử, ông ấy đã làm gì cho đất nước Việt Nam? Đối với thị trường BĐS, ông Alan Phan có dự án nào ở VN không? Câu trả lời là “không có”. Một người không biết gì mà lại đi khuyên những người biết gì, giống như một người không biết đá banh mà lại nói chuyện đá banh hoặc chẳng khác nào một cậu sinh viên lại “lên mặt” dạy toán cho GS Ngô Bảo Châu.”
Ông Đức giống như một vị giám khảo khó tính và khó chịu, tự cho mình là đại diện xứng đáng cho đất nước Việt Nam anh dũng mà gian lao này, truy hỏi đến cùng một trí thức Việt kiều. “Ông đã làm gì cho đất nước Việt Nam”, theo ông Đức,  dường như là điều bắt buộc phải làm rõ trước khi ai đó có ý kiến nhận xét về bất kỳ chuyện gì ở Việt Nam.
Đối với thị trường BDS, ông Alan Phan có dự án nào không? Câu trả lời là: không có”. Giám khảo Đoàn Nguyên Đức tiếp tục đặt câu hỏi một cách nghiêm khắc, và rồi tự trả lời tỉnh rụi: không có! Ai cũng thấy hiển nhiên là TS Alan Phan không có dự án BĐS ở VN. Nếu có thì TS Alan Phan đã là người cùng hội cùng thuyền với ông Đức rồi, và chắc cũng đang mỏi mắt  trông chờ gói 30.000 tỉ của Nhà nước mà ông Đức khăng khăng không phải là “giải cứu”. Té ra ông Đức cũng giỏi ngón dùng “mỹ từ kế” để lừa mị người dân ra phết. Nhà nước bơm tiền, nói rằng hỗ trợ người thu nhập thấp có thêm tiền để mua nhà chứ không giao tiền cho doanh nghiệp BĐS, vậy thỉ đâu có phải là giải cứu? Hay nhỉ ! Nhà nước cho người dân vay tiền (chắc chắn là chẳng cho không bao giờ , nhất là vào lúc kinh tế khó khăn dồn dập như hiện nay) để mua nhà, thị trường BĐS sẽ tan băng đôi chút, một lượng tiền nào đó sẽ được lưu chuyển, và sẽ lại chảy vào túi các doanh nghiệp BĐS đang khát khô bỏng cháy. Từ chết lâm sàng, sức khỏe thị trường BĐS có chút tiến triển (chút chút thôi nhé) và chuyển qua hấp hối, không “giải cứu” thì là cái gì?
Một người không biết gì mà lại đi khuyên những người biết gì” là câu mang tính đánh đố của ông bầu Đức. Chẳng ai hiểu nổi ông Đức muốn nói “những người biết gì” là những người nào, và vì sao lại gọi họ là “những người biết gì”. Trong tiếng Việt, “biết gì” chưa bao giờ là một tính chất, một thuộc tính để chỉ một người hoặc một nhóm người. Người ta chỉ có thể nói: những người thông thái, những người lịch sự, những người có học, những người tham ăn, chứ nếu nói bừa như ông Đức thì lần đầu tiên mình mới nghe thấy. Hay là ông Đức muốn ám chỉ “những người biết gì” là “lũ người quỉ ám”?
Ông Đức ví von việc TS Alan Phan có ý kiến về thị trường BĐS “chẳng khác nào một cậu sinh viên lại lên mặt dạy toán cho GS Ngô Bảo Châu”.  Ái chà, ghê thế kia đấy! Ông Đức tự cho mình giống như GS Ngô Bảo Châu đang phải nghe những lời giảng toán của một cậu sinh viên là TS Alan Phan. Choáng ghê gớm!
Như đã nói ở trên, mình tin là GS Ngô Bảo Châu sẽ chau mày không hài lòng khi nghe ông Đức dùng tên tuổi của GS để ví von bạt mạng như thế. Hơn nữa, ngành Toán có đến hàng mấy trăm chuyên ngành hẹp, mà các nhà toán học nổi tiếng thường chỉ  đủ thời gian nghiên cứu cùng lắm 3 hoặc 4 chuyên ngành mà thôi. Cũng đều là những GS toán, nhiều khi ông này không hiểu gì về chuyên môn của ông kia. Nếu GS Ngô Bảo Châu có tình cờ “được” một cậu sinh viên toán nói /"giảng" về một hướng nghiên cứu mới lạ nào đó của mình thì có lẽ GS sẽ chăm chú lắng nghe và động viên khích lệ mà thôi. Chuyện cũng bình thường, chứ đâu có gì mà phải ầm ĩ. Câu ví von kệch cỡm này cho thấy ông Đức rất "uyên bác" về toán học.
Nhưng choáng nhất là đoạn mở đầu của bài báo, khi ông Đức cho rằng TS Alan Phan là “cực kỳ thiếu văn hóa”. Ông Đức nói thêm: “Chúng ta là những người có học, sao lại nói như thế!
Đang tranh luận về những vấn đề kinh doanh, thị trường, tài chính, bỗng đùng một cái, ông Đức quay sang bỏ bom, chỉ trích người khác là “cực kỳ thiếu văn hóa”, một vấn đề thuộc phạm trù nhân cách mà chẳng có lấy một dòng minh chứng. “Thiếu văn hóa” đã là ghê gớm lắm rồi, ấy thế dường như chưa đủ đô nên ông Đức phải nhấn cho nó mạnh là “cực ký thiếu văn hóa”. Nói như nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên, đây là kiểu chơi xấu, bỏ bóng đá người, không đàng hoàng, không minh bạch.
Có lẽ với ông Đức, đây mới thực sự là kiểu chơi “cực kỳ có văn hóa”?

Trong phần cuối bài, mình cảm thấy ghê ghê khi nghe ông Đức phán rằng: “Dư luận không nên đề cập quá sâu hoặc cuốn vào những lời nói của ông Alan Phan bởi nó chỉ làm rối thị trường, rối xã hội hoặc có động cơ xấu ẩn chứa phía sau”.
Cùng một lúc, ông Đức đóng ba vai trong vở diễn: nhà kinh doanh, sĩ quan an ninh và một dư luận viên cao cấp.
“Động cơ xấu ẩn chứa phía sau” ư? Không có gì dễ bằng, và và dễ gây tai họa cho bằng cái lối vu cáo, chụp mũ mà nhiều kẻ lâu nay vẫn dùng để hãm hại người khác.

 Bài báo cho thấy sự hung hăng, hùng hổ, hiếu thắng,  và cả sự hoảng hốt của một người được gọi là đại gia. Có thể ông Đức có rất nhiều tiền, nhưng dường như ông đã quên một điều sơ đẳng: tiền của ông có thể còn, có thể mất, nhưng giá trị nguồn tri thức trong những bài giảng, bài báo, những cuốn sách  của TS Alan Phan và của nhiều nhà trí thức khác sẽ được nhiều thế hệ coi là kho báu.
 .
Tạm chấp nhận lời tự bạch của ông Đức: “Chúng ta là những người có học”. Chỉ có đề nghị nho nhỏ rằng, ông hãy mau chóng tìm đến thăm nhà một người bạn học nào đó của ông, càng sớm càng tốt. Được bạn học thừa nhận thì mới chúng tỏ được rằng có đi học. Có đi học rồi mới tính sang chuyện có học, ông Đức ạ !
Copy từ:  Tâm Sự Y Giáo

QUAN XỬ QUAN: LUẬT CỦA TA. TÒA CỦA TA. TA XỬ TA. XỬ SAO TA?

Cựu Chủ tịch Tiên Lãng đề nghị giảm nhẹ tội cho các thuộc cấp

Thứ Ba, 09/04/2013 18:38

(NLĐO)- Trong lời nói cuối cùng tại phiên toà chiều nay 9-4, cựu Chủ tịch huyện Tiên Lãng Lê Văn Hiền đã xin giảm nhẹ tội cho các bị cáo từng là thuộc cấp và thấy trách nhiệm của mình trong các sai phạm của những bị cáo này.

Bị cáo Lê Văn Hiền bị đề nghị 15-18 tháng tù, cho hưởng án treo - Ảnh chụp qua màn hình
 
Sáng 9-4, trong ngày thứ 2 phiên toà hình sự sơ thẩm của TAND TP Hải Phòng xét xử vụ án “Hủy hoại tài sản, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” liên quan đến các hành vi vi phạm pháp luật về sử dụng đất và thu hồi đất tại xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng - TP Hải Phòng, đại diện Viện Kiểm sát nhân dân TP Hải Phòng (VKS) đã đề nghị mức án cho các bị cáo.

Theo đó, VKS đề nghị tuyên phạt bị cáo Nguyễn Văn Khanh (nguyên Phó Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng) 30 đến 36 tháng tù giam. Bị cáo Khanh bị truy tố về tội “Hủy hoại tài sản” theo điểm a, khoản 3, điều 143 Bộ Luật Hình sự (có khung hình phạt từ 7-15 năm tù).

4 bị cáo còn lại được VKS đề nghị cho hưởng án treo. Cụ thể, bị cáo Lê Văn Hiền (nguyên Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng) bị đề nghị 15-18 tháng tù, cho hưởng án treo. Bị cáo Hiền bị truy tố về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” theo khoản 1, điều 285 Bộ Luật Hình sự (có khung hình phạt: cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm).

Các bị cáo trong phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án "Huỷ hoại tài sản" và "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng"
 
2 bị cáo Phạm Xuân Hoa (nguyên trưởng Phòng Tài nguyên - Môi trường huyện Tiên Lãng) và Lê Thanh Liêm (nguyên chủ tịch UBND xã Vinh Quang) cùng bị đề nghị 24-30 tháng tù, cho hưởng án treo. 2 bị cáo này bị truy tố về tội “Hủy hoại tài sản” theo điểm a, khoản 3, điều 143 Bộ Luật Hình sự (có khung hình phạt từ 7-15 năm tù).

Bị cáo Phạm Đăng Hoan (nguyên bí thư Đảng ủy, chủ tịch HĐND xã Vinh Quang) bị đề nghị 15-18 tháng tù, cho hưởng án treo. Bị cáo Hoan bị truy tố theo điểm g, khoản 2, điều 143 Bộ Luật Hình sự (có khung hình phạt từ 2-7 năm tù)

Ngoài ra, 4 bị cáo bị truy tố theo tội danh "Huỷ hoại tài sản" là Khanh, Hoa, Liêm và Hoan phải bồi thường cho bị hại (gia đình các ông Đoàn Văn Vươn và Đoàn Văn Quý) hơn 295 triệu đồng.

Bị cáo Nguyễn Văn Khanh (đứng) bị đề nghị mức án 30-36 tháng tù giam - Ảnh chụp qua màn hình
 
Theo VKS, vật chứng, tài sản trong vụ án là chiếc máy xúc cùng một số vật chứng khác. Xét thấy, ông Đoàn, là chủ máy xúc, không biết việc phá nhà là sai nên cần trả lại cho ông Đoàn.

Các mức án đề nghị đều thấp hơn nhiều so với khung hình phạt vì VKS đã áp dụng các tình tiết có lợi, giảm nhẹ cho các bị cáo.

VKS xác định bị cáo Khanh, là trưởng ban chỉ đạo, đã ban hành thông báo 225 trái kế hoạch 104 và tích cực chỉ đạo tại hiện trường nên có vai trò cao nhất. Tuy nhiên, trước khi phiên tòa diễn ra, 2 bị hại Nguyễn Thị Thương (vợ ông Đoàn Văn Vươn) và Phạm Thị Báu (vợ ông Đoàn Văn Quý) có đơn xem xét giảm nhẹ cho bị cáo Khanh. Tại tòa, bị hại Đoàn Văn Vươn cũng xin áp dụng giảm nhẹ nên có thể áp dụng nhẹ hơn khung.

Theo VKS, bị cáo Hoa, Phó trưởng ban cưỡng chế, đã trực tiếp ký thông báo 01-02, trực tiếp đôn đốc tháo dỡ tài sản gia đình ông Vươn, ông Quý có vai trò tích cực sau bị cáo Khanh.

Đại diện VKS đọc bản luận tội và đưa ra đề nghị mức án với các bị cáo - Ảnh chụp qua màn hình
 
Bị cáo Liêm, thành viên ban cưỡng chế, chuẩn bị công cụ tháo dỡ lều, công trình phụ, nhà kho, trực tiếp tháo dỡ nhà gây thiệt hại. Là đồng phạm giúp sức và ngang bằng với bị cáo Hoa.

Bị cáo Hoan, vai trò giúp sức song vai trò bị cáo này thấp nhất nên áp dụng hình phạt nhẹ hơn.

Cũng theo VKS, Hội đồng định giá TP Hải Phòng đã định giá thiệt hại tài sản của 2 bị hại Báu và Quý là 191 triệu đồng, thiệt hại tài sản của 2 bị hại Thương và Vươn là 104,3 triệu đồng. Tổng tài sản phải đền bù là hơn 295 triệu đồng.

VKS cho rằng bị cáo Hiền, với tư cách Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng, đã không có biện pháp kiểm tra, giám sát trong quá trình thực hiện cưỡng chế. Trong quá trình cưỡng chế thiếu sự kiểm tra, đôn đốc… Dù có nhiều tình tiết giảm nhẹ song bị cáo là người đứng đầu cơ quan hành chính, thiếu trách nhiệm để xảy ra hậu quả nghiêm trọng nên cũng cần có hình phạt tương xứng.

VKS cũng khẳng định trong quá trình điều tra, cơ quan tố tụng đã điều tra triệt để vụ án. Xét về tính chất, các bị cáo đều là lãnh đạo trong bộ máy chính quyền cấp cơ sở song các bị cáo không tuân thủ mà có hành vi huỷ hoại tài sản của công dân. Hành vi của các bị cáo không chỉ gây thiệt hại về tài sản mà còn gây bất bình trong xã hội, cần áp dụng hình phạt tương xứng để cảnh tỉnh cán bộ trong các cơ quan nhà nước.

Trong phần tranh tụng diễn ra sáng và chiều 9-4, bị cáo Nguyễn Văn Khanh cho rằng việc cưỡng chế của UBND huyện Tiên Lãng là nguyên nhân đến hành vi phạm tội của bị cáo này. Bị cáo đề nghị HĐXX nên xem xét lại và xử lý bị cáo ở một tội khác nhẹ hơn.
 
Tuy nhiên, VKS đã vạch rõ bị cáo Khanh chính là người đã soạn thảo và chỉnh sửa nhiều lần thông báo 225 và là người trực tiếp gọi điện, chỉ đạo cấp dưới gọi điện thuê máy xúc đến ủi nhà ông Quý. Cũng chính bị cáo đã đôn đốc việc tháo dỡ nhà ông Vươn. Chính vì vậy, VKS cho rằng việc truy tố bị cáo Khanh là hoàn toàn đúng.

Các bị cáo khác cũng cho rằng mình chỉ thực hiện nhiệm vụ do cấp trên giao mà không biết đó là quyết định sai trái. Các bị cáo chỉ thực hiện công vụ của mình. Các luật sư cho rằng vai trò giúp sức của các bị cáo là rất mờ nhạt, do vậy bản án là nặng.

Trong lời cuối cùng của mình vào lúc 16 giờ chiều, bị cáo Lê Văn Hiền cho biết bị cáo rất đau buồn và xót xa khi đứng trước phiên tòa với tư cách bị cáo. Với trách nhiệm Chủ tịch UBND huyện, bị cáo thừa nhận mình đã thiếu kiểm tra đôn đốc, sát sao nên để cán bộ cấp dưới tháo dỡ tài sản không đúng kế hoạch của UBND huyện.

Bị cáo Hiền xin giảm nhẹ tội cho các thuộc cấp ở huyện Tiên Lãng và cho biết bị cáo thấy trách nhiệm của mình trong mỗi hành vi sai phạm của các bị cáo này.

Bị cáo Nguyễn Văn Khanh nói bản thân bị cáo đã đồng ý với việc phá dỡ nhà và do không ý thức được hành vi nên dẫn đến vi phạm. Bị cáo này cũng mong muốn chuyển sang tội danh "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" và mong muốn được hưởng án phạt cho tại ngoại vì đang phải chữa trị rất nhiều bệnh ở trong nơi tạm giam.

Các bị cáo còn lại, gồm Phạm Xuân Hoa, Lê Thanh Liêm, Phạm Đăng Hoan đều nhận thức được hậu quả việc mình làm song đều cho rằng bị truy tố tội huỷ hoại tài sản là nặng. Các bị cáo đã nộp 70 triệu để khắc phục hậu quả và mong muốn HĐXX giảm nhẹ hình phạt cho mình.

Dự kiến, sáng mai (10- 4), tòa sẽ tuyên án.

Trước đó, theo cáo trạng của VKSND TP Hải Phòng được đọc tại phiên tòa, ngày 24-11-2011, UBND huyện Tiên Lãng ban hành Quyết định số 3307/QĐ-UBND áp dụng biện pháp cưỡng chế thu hồi 19,3 ha đất giao nuôi trồng thủy sản tại khu bãi bồi, thuộc xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng đã hết thời hạn sử dụng đối với gia đình ông Đoàn Văn Vươn.

Cùng ngày, UBND huyện Tiên Lãng có kế hoạch số 104/KH-UBND về việc tổ chức cưỡng chế để thi hành quyết định thu hồi đất đối với gia đình ông Đoàn Văn Vươn; trong đó nêu rõ nội dung cưỡng chế, bàn giao toàn bộ diện tích đất và công trình gắn liền với đất đã thu hồi cho UBND xã Vinh Quang quản lý.

Để tổ chức thực hiện, lúc đó, ông Lê Văn Hiền đã giao cho ông Nguyễn Văn Khanh làm trưởng ban chỉ đạo cưỡng chế; Phạm Xuân Hoa làm Phó Trưởng ban Thường trực; Lê Thanh Liêm cùng một số cán bộ khác làm thành viên ban chỉ đạo.

Tuy nhiên, không làm đúng nội dung của các quyết định, kế hoạch trên, Nguyễn Văn Khanh đã trực tiếp chỉnh sửa, ký ban hành thông báo số 225 ngày 28-12-2011 phân công nhiệm vụ cho các tổ công tác để tháo dỡ tài sản ở khu vực có quyết định cưỡng chế.

Tại hiện trường buổi cưỡng chế ngày 5-1-2012, Nguyễn Văn Khanh là người trực tiếp ra lệnh cho Phạm Xuân Hoa, Lê Thanh Liêm, Phạm Đăng Hoan đôn đốc những người được trưng dụng thuộc tổ công tác cưỡng chế số 2 trực tiếp tháo dỡ lều trông đầm, nhà của gia đình ông Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý. Việc tháo dỡ thực hiện trong 2 ngày 5 và 6-1-2012 gây thiệt hại về tài sản trị giá 295.389.842 đồng.
  
Nguyễn Quyết-Trọng Đức
 
 


Copy từ: Người Lao Động

Hàng ngàn tỷ đồng cho việc lấy ý kiến vào Hiến pháp


HienphapTS Nguyễn Quang A dự tính hàng ngàn tỷ đã được chi ra cho việc lấy ý kiến vào Hiến pháp sửa đổi. Tuy nhiên “Nếu tốn kém mà kết quả không phản ánh được trung thực ý kiến của nhân dân thì quả là một sự lãng phí”- ông viết

Lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 bắt đầu từ 2.1.2013. Theo điều 7 của Nghị quyết số 38/2012/QH, việc lấy ý kiến kết thúc vào ngày 31-3.2013. Ngày 2.3.2013, Chủ tịch Quốc hội khẳng định tiếp thu ý kiến góp ý đến hết tháng 9.2013.
Điểm 2, điều 8 của nghị quyết quy định “kinh phí phục vụ cho việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 do ngân sách nhà nước bảo đảm”. Phải đợi đến quyết toán ngân sách của năm tài chính 2013 (chắc vào cuối 2014) chúng ta mới biết việc lấy ý kiến tốn bao nhiêu tiền ngân sách. Hiện nay, chỉ có thể đưa ra những con số ước lượng về độ lớn. Sai số có thể vài ba lần, nhưng cũng có thể cho ta mường tượng về độ lớn của con số đó. Chi phí xã hội có thể lớn hơn chi ngân sách rất nhiều, mà dưới đây cũng chỉ điểm qua.
Đến 25.3.2013, theo tổng hợp của Ban chỉ đạo tổng kết thi hành Hiến pháp 1992 của Chính phủ, đã có 28.014 cuộc hội thảo, hội nghị lấy ý kiến và đã tiếp nhận hơn 15 triệu lượt ý kiến đóng góp. Đến 28.3, các con số đó là 20 triệu lượt và hơn 30 ngàn hội thảo (thế nhưng riêng TP. Hồ Chí Minh đã có trên 40 ngàn cuộc?); còn đến 31.3.2013, con số đã lên 26 triệu!
Những con số hết sức ấn tượng! Nếu lấy con số 26 triệu chia cho tổng dân số Việt Nam hiện nay (cứ tính là 90 triệu người) cho ta kết quả 29 lượt ý kiến trên 100 dân (từ mới đẻ đến trên 100 tuổi). Nếu trừ số trẻ em dưới 16 tuổi thì tỉ lệ lên này lên đến 41 lượt ý kiến trên 100 dân trên 15 tuổi. Tất nhiên có các “chuyên gia” dự hội thảo, hội nghị và họ có thể góp ý nhiều lần, nhưng trong khoảng gần 3 tháng mà đạt tỉ lệ tham gia và góp ý cỡ 40% của những người trưởng thành thì quả là kỷ lục.
Mỗi người, ở cơ quan mình, làng mình, tổ dân cư của mình, thậm chí gia đình mình, có thể tiến hành một điều tra nho nhỏ xem đã có bao nhiêu ý kiến đóng góp và tính ra tỉ lệ đóng góp ý kiến. Bất cứ ai đã thử làm vậy có thể đặt ra nghi vấn về con số hết sức ngoạn mục trên.
Thôi chưa bàn đến tính chính xác của con số hơn 20 triệu lượt, mà chỉ thử ước tính xem việc góp ý tốn kém bao nhiêu cho xã hội.
Nhiều người dự hội nghị, nhưng không có cơ hội phát biểu. Để có một ý kiến chắc cũng phải đọc, phải suy nghĩ hình thành ý kiến và phát biểu (hay viết) ý kiến đó ra. Cứ tính mỗi ý kiến hết 1 giờ, thì hết 20 triệu giờ lao động (tương đương 3,25 triệu ngày làm việc). Tiền công 1 ngày tính rẻ là 100.000 đồng và 3,25 triệu ngày làm việc tốn khoảng 325 tỉ đồng. Khoản này là chi phí xã hội, không phải chi từ ngân sách.
Chi phí để tổ chức một cuộc hội nghị chắc không dưới 5 triệu (tiền phòng, tiền điện, nước,…). Với 30.000 cuộc, ít nhất tốn 150 tỉ đồng và khoản này ngân sách phải chi.
Chi phí xử lý 26 triệu ý kiến: Tập hợp, chuyên chở, thời gian đánh giá, phân loại. Nếu tính đọc và phân mỗi ý kiến hết 1 phút thì cần 26 triệu phút làm việc. Để xử lý số lượng này trong 10 tuần (suốt cả thời gian lấy ý kiến) cần 1.300 người làm việc; có lẽ việc xử lý được tiến hành trong tuần cuối tháng 3, trong trường hợp ấy Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp phải huy động 13.000 người làm việc cật lực (tương đương 3.250 người một tháng và tốn khoảng 16 tỉ đồng [5 triệu/người/tháng]).
Còn nhiều chi phí khác, tổng cộng chi phí có thể lên đến cả nhiều trăm tỉ.
Người ta dự kiến in khoảng 100 trang so sánh dự thảo với Hiến pháp hiện hành, đưa xuống từng hộ gia đình xin ý kiến “đồng ý” hoặc góp ý cho điều này điều kia. Nếu việc này được tiến hành thì riêng chi phí về giấy và in (tính 10 ngàn/cuốn) cho đủ khoảng 22 triệu hộ sẽ tốn khoảng 220 tỉ đồng, nếu tính thêm “lợi nhuận”, chi phí tiền công, chuyên chở, tổng hợp thì sẽ tốn không dưới 1.000 tỉ đồng của ngân sách.
Tính sơ sơ như vậy cho thấy có thể tốn nhiều ngàn tỉ đồng cho việc lấy ý kiến cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp.
Nhiều ngàn tỉ đồng là con số lớn, nhưng vì tầm quan trọng của hiến pháp và nhất là so với chi phí của quốc gia thì đấy có thể là con số nhỏ.
Vấn đề cần bàn là kết quả ra sao.
Nếu thông qua trưng cầu dân ý và người dân được quyền quyết định đưa ra ý kiến “đồng ý” hoặc “không đồng ý” trong một cuộc bỏ phiếu kín, không ai biết ai có lựa chọn nào, thì việc tổng hợp kết quả dễ hơn nhiều. Nhưng ngay cả trong trường hợp này nếu không có tranh luận, thảo luận công khai trong thời gian đủ dài trước khi trưng cầu dân ý và không có kiểm phiếu trung thực thì kết quả trưng cầu dân ý cũng không mấy ý nghĩa.
Nếu tốn kém mà kết quả không phản ánh được trung thực ý kiến của nhân dân thì quả là một sự lãng phí.
(Nguyễn Quang A- Bài đã đăng trên Lao Động)

Copy từ: Đào Tuấn

Văn hóa tranh luận và vấn đề ngụy biện


tranhluan

Tranh luận có nghĩa là cùng bàn cãi có phân tích lí lẽ để tìm ra lẽ phải. Tranh luận được xem là một nghệ thuật đã có từ rất xa xưa và rất phổ biến trong cuộc sống hàng ngày. Tranh luận có thể diễn ra giữa 2 người, 3 người hay rất nhiều người ở giữa đời thực hay là trên mạng xã hội hoặc diễn đàn. Bất cứ ai cũng có thể tham gia tranh luận nhưng không có nhiều người biết cách tranh luận đúng. Có rất nhiều lỗi dễ mắc phải khi tranh luận, dẫn đến kết cục là cãi nhau chứ không còn là tranh luận để tìm ra lẽ phải nữa. Đặc biệt là đối với diễn đàn trực tuyến, một cộng động thường có nhiều người tham gia và thảo luận, tranh luận nhiệt tình. Tranh luận là bản chất vốn có của diễn đàn vì mục đích khi lập ra diễn đàn chính là để trao đổi, thảo luận trình bày ý kiến, hiểu biết của mỗi cá nhân,... và khi có những bất đồng, đó là lúc tranh luận xảy ra. Để việc tranh luận có kết quả tích cực hơn, theo hướng có lợi cho cộng đồng hơn, xin giới thiệu với các bạn bài viết của tác giả Bàn Tân Định về "Văn hoá tranh luậnvấn đề nguỵ biện". Cùng xem để biết mình đã sai lỗi nào khi tranh luận, làm thế nào để tranh luận theo hướng tích cực và tránh một kết quả không tốt khi tranh luận.

VĂN HOÁ TRANH LUẬN VÀ VẤN ĐỀ NGUỴ BIỆN

Tranh luận trên các diễn đàn công cộng là một hình thức trao đổi ý kiến không thể thiếu được trong các thể chế dân chủ và văn minh. Ở nhiều nước Tây phương, lưu lượng của những tranh luận cởi mở và nghiêm túc được xem là một dấu hiệu của một xã hội lành mạnh. Nhưng thế nào là tranh luận nghiêm túc? Nói một cách ngắn gọn, cũng như trong một cuộc đấu võ, một tranh luận nghiêm túc là một cuộc tranh luận có qui tắc hẳn hoi, mà trong đó người tham gia không được, hay cần phải tránh, phạm luật chơi. Những qui tắc chung và căn bản là người tham gia chỉ phát biểu bằng cách vận dụng những lí lẽ logic, với thái độ thành thật và cởi mở, chứ không phát biểu theo cảm tính, lười biếng, hay biểu hiện một sự thiển cận, đầu óc hẹp hòi. Để đạt những yêu cầu này, người tranh luận nghiêm túc trước khi phát biểu hay đề xuất ý kiến, đưa ra lời bình phẩm của mình, cần phải xem xét tất cả các trường hợp khả dĩ, phải cân nhắc những quan điểm và những cách giải thích khác nhau, phải đánh giá ảnh hưởng của sự chủ quan và cảm tính, phải chú tâm vào việc tìm sự thật hơn là muốn mình đúng, sẵn sàng chấp nhận những quan điểm không được nhiều người ưa chuộng, và phải ý thức được định kiến và chủ quan của chính mình. Khi tranh luận phải nhất quán là chỉ xoay quanh chủ đề bàn luận, luận điểm bàn luận chứ không đi lạc đề. Không nhằm vào cá nhân và bản thân của người tham gia tranh luận.

Đó là những đòi hỏi khó khăn cho một cuộc tranh luận nghiêm túc có ý nghĩa, và không phải ai cũng có khả năng đạt được những yêu cầu này. Thành ra, không mấy ai ngạc nhiên khi thấy có quá nhiều trường hợp chất lượng của cuộc tranh luận rất thấp. Chỉ cần xem qua những lần tranh luận trên các đài truyền hình (ở Úc chẳng hạn), người ta có thể thấy đó không phải là tranh luận, mà là những cuộc đụng độ giũa các cá nhân tham gia tranh luận (nhất là các quan chức) thay vì đương đầu với lí luận của người tranh luận. Ngoài ra, đối với một số lớn chính trị gia, nghệ sĩ, và khoa học gia, được xuất hiện trên ti-vi để bình luận về một câu chuyện nào đó là một cuộc dàn xếp, một lần đóng kịch không hơn không kém. Nó là một kịch bản ngớ ngẩn đã được dàn xếp sẵn. Ngớ ngẩn là vì người xuất hiện chẳng nói được gì cho đầy đủ, mà cũng chẳng phân tích một vấn đề gì cho đến nơi đến chốn. Thực ra, họ xuất hiện để được ghi nhận, để được [nói theo tiếng Anh] là “to be seen”. Đối với các chính trị gia, nghệ sĩ, và khoa học gia loại này, “to be seen” là một phương tiện sống còn của họ trong xã hội, là một cách nói “Tôi vẫn còn đây”. Điều này có nghĩa là càng xuất hiện nhiều trên ti-vi nhiều chừng nào càng đem lại lợi ích cá nhân cho họ. Thành ra, ti-vi ngày nay đã trở thành một tấm gương cho những anh chàng bảnh trai Narcissus hiện đại phô bày bộ mặt của họ, chứ không cống hiến gì nhiều cho một xã hội dân chủ.

Mà cũng chẳng riêng gì ở Úc, tình trạng nghèo nàn về tranh luận này đã và đang xảy ra ở Âu châu. Trong mấy tháng gần đây, giới khoa học Âu châu đang lên cơn sốt “Holocaust” (cuộc tàn sát người Do thái, trước và trong thế chiến thứ II). Bất cứ một nhà khoa học nào, nghệ sĩ nào dám chất vấn những quan điểm “chính thống” về thực phẩm, về bệnh AIDS, về cuộc xung đột ở Kosovo, về sự kiện hôm 11/9 ở Mĩ, hay về môi trường đều bị dán cho một nhãn hiệu là bạn của Nazi. Giáo sư Bjorn Lomborg mới lên tiếng chất vấn những con số thống kê về môi trường liền bị gắn cho nhãn hiệu “giống như Nazi”. Những ai dám chất vấn mối liên hệ giữa vi khuẩn HIV và bệnh AIDS liền bị tố cáo là “muốn cho thế giới này có một Holocaust thứ hai”. Thật vậy, ở Âu châu ngày nay xuất hiện một xu hướng mà những quan điểm đã được xem là “chính thống” thì không ai được chất vấn. Cái xu hướng này nó đang ăn sâu vào xã hội và giới truyền thông đến nổi một nhà trí thức Anh phải than phiền là nếu không ngăn chận, nó có cơ đem xã hội Âu châu quay trở lại thời Trung cổ, thời mà không ai dám chất vấn những gì Vatican phán.

Trong cộng đồng người Việt, vấn đề này còn nghiêm trọng hơn. Rất nhiều trường hợp, những cuộc tranh luận trong cộng đồng đã trở thành những cuộc chửi lộn, mà trong đó người tham gia tha hồ vung vít, ném liệng vốn liếng chữ nghĩa qua lại một cách hỗn độn, mà chẳng cần để ý đến logic hay các nguyên tắc của tranh luận là gì. Hơn nữa, rất dễ dàng nhận thấy rằng trong các cuộc tranh luận đó người ta nhắm vào mục tiêu là bản thân, cá nhân của người tranh luận chứ không nhắm vào quan điểm và lí lẽ của người đó. Một đơn cử, mới đây, những bài viết liên quan đến biên giới, thay vì bàn luận thẳng vào vấn đề, người ta có khuynh hướng công kích vào cá nhân người viết. Những danh từ, tính từ hết sức vô văn hóa được mang ra dùng cho tác giả. Thay vì dùng những chữ như Holocaust, Nazi, người Việt có những cụm từ đánh vào chỗ nhạy cảm của quần chúng. Trong hầu như những tranh luận liên quan đến Việt Nam, nhiều người cố tìm hay tạo cho mình một vị trí đạo đức cao cả bằng cách gắn cho đối phương một trong hai cụm từ trên, một thủ đoạn có khả năng làm cho một cuộc tranh luận trở nên một cuộc ẩu đã ngôn từ đinh tai nhức óc. Tại sao anh dám nói chúng tôi sai? Anh là một tên phản bội dân tộc. Tức là, thay vì tranh luận thẳng vào vấn đề, người ta tìm cách gắn cho đối phương một nhãn hiệu, và từ đó làm lu mờ đi quan điểm của họ.

Thực ra, đó là một hình thức ngụy biện, một lỗi lầm cơ bản nhưng nghiêm trọng trong tranh luận. Nói một cách đơn giản, ngụy biện là những nhầm lẫn trong lí luận và suy luận. Ngụy biện khác với logic. Logic, nói một cách ngắn gọn trong trường hợp này, là những luật lệ hay qui tắc quản lí tính nhất quán trong việc sử dụng ngôn ngữ. Từ nhiều thế kỉ qua, giới triết học Tây phương đã bỏ khá nhiều công sức để phân biệt thế nào là logic và thế nào là ngụy biện. Aristotle là một nhà logic học đầu tiên có công phát triển các qui tắc và hệ thống suy luận. Trong quá trình làm việc, ông phát hiện ra nhiều lỗi lầm mà sau này người ta quen gọi là những “ngụy biện.” Mặc dù Aristotle là một nhà nhà logic học đầu tiên có công liệt kê và phân loại những loại ngụy biện, thầy của ông (Plato) mới xứng đáng được vinh danh như là một nhà triết học đầu tiên đã có công sưu tầm những ví dụ về ngụy biện. Kể từ khi Plato và Aristotle, đã có khá nhiều nhà triết học và logic học như John Locke, John Stuart Mill, Jeremy Bentham, và Arthur Schopenhauer cũng có nhiều cống hiến quan trọng trong việc nghiên cứu về ngụy biện.

Thực ra, nhận dạng ngụy biện không phải là một việc làm khó khăn. Nói chung chỉ với một lương năng bình dân, người ta có thể phân biệt một phát biểu mang tính ngụy biện với một phát biểu logic. Tuy nhiên, cũng có nhiều dạng thức ngụy biện mà vẻ bề ngoài hay mới nghe qua thì rất logic, nhưng thực chất là phi logic. Những loại ngụy biện núp dưới hình thức “khoa học” này không dễ nhận dạng nếu người đối thoại thiếu kiến thức về logic học hay thờ ơ với lí lẽ. Do đó, một điều quan trọng trong tranh luận là cần phải phát hiện và nhận dạng những hình thức ngụy biện, và quan trọng hơn, cần phải hiểu tại sao chúng sai. Có thể phân loại ngụy biện thành nhiều nhóm khác nhau liên quan đến việc đánh lạc vấn đề, lợi dụng cảm tính, thay đổi chủ đề, nhầm lẫn trong thuật qui nạp, lí luận nhập nhằng, phi logic, và sai phạm trù. Trong khuôn khổ giới hạn của bài viết, người viết bài này không có tham vọng trình bày tất cả những loại ngụy biện một cách chi tiết (vì việc này đã được hệ thống hóa trong nhiều sách về logic học), mà chỉ muốn liệt kê ra những loại ngụy biện thường hay gặp trong báo chí và truyền thông, hầu giúp bạn đọc có thể nhận dạng ra chân-giả.

Nhóm 1. Thay đổi chủ đề

1. Công kích cá nhân (ad hominem). Đây là một loại ngụy biện phổ biến nhất, nguy hiểm nhất, và có “công hiệu” nhất, vì nó tấn công vào cá nhân của người tranh luận, và tìm cách trốn tránh luận điểm của cá nhân đó. Hình thức ngụy biện này thường xuất hiện dưới dạng: Ông A phát biểu về một vấn đề; ông B tấn công vào cá nhân ông A, và làm cho người ta nghi ngờ luận điểm của ông A. Tuy nhiên, có thể không có mối liên hệ nào giữa cá nhân và luận điểm của ông A.

Có hai hình thức thuộc loại ngụy biện này. Thứ nhất là dưới hình thức sỉ nhục, hay chửi rủa. Khi bất đồng ý kiến, người ngụy biện chỉ việc công kích vào cá nhân của người phát biểu. Chẳng hạn như “Ông nói là những người vô thần có đạo đức, vậy mà chính ông là người từng li dị với vợ con,” hay “Ông ta đang làm ăn với phía Việt Nam, tất nhiên ông ta phải nói tốt về Việt Nam”. Đây là một ngụy biện, bởi vì sự thật của phát biểu không tùy thuộc vào cá nhân của người phát biểu mà là logic của lời phát biểu. Một cách ngụy biện khác cũng dựa vào cách nói này là dùng một nhân vật khác, chẳng hạn như “Vậy thì chúng ta hãy đóng cửa nhà thờ cả đi. Hitler đã chắc hẳn sẽ đồng ý với anh.”
Hình thức ngụy biện thứ hai trong loại này là người ngụy biện cố gắng thuyết phục người đối thoại chấp nhận luận điểm của họ bằng cách đề cập đến hoàn cảnh của cá nhân đó. Ví dụ: “Anh nói là không nên uống rượu, vậy mà anh đã từng ngất ngưởng cả năm qua.”

Cũng nằm trong loại ngụy biện này là thói dùng một đặc điểm của một vật thể nào đó để ứng dụng cho một cá nhân hay một vật thể khác. Ví dụ: “Anh theo học trong một trường dành cho con nhà giàu. Do đó, anh là một người giàu có, anh không hiểu gì về sự nghèo khổ.”

2. Lợi dụng quyền lực (ad verecundiam). Đây là loại ngụy biện dùng những nhân vật nổi tiếng hay được nhiều người ái mộ để tìm sự ủng hộ cho luận điểm của mình. Chẳng hạn như “Isaac Newton là một thiên tài, và ông tin vào Thượng đế.” Đây không hẳn là một lí lẽ hư, nó có thể có liên hệ đến một nhân vật có uy tín trong một lĩnh vực nào đó, nếu người ta thảo luận về lĩnh vực đó. Chẳng hạn như phải phân biệt giữa hai phát biểu “Ông Hawking (Stephen Hawking, nhà Vật lí Lí thuyết đương đại nổi tiếng người Anh) kết luận rằng những lỗ đen (black holes) có thể phát ra phóng xạ”, và “Ông Penrose cho rằng xây dựng một cái máy điện toán thông minh là một điều có thể làm được.” Nếu ông Hawking là một nhà vật lí thì chúng ta có thể tin vào ý kiến của ông về những lỗ đen. Nhưng nếu ông Penrose là một nhà toán học, thì chúng ta có quyền chất vấn ông ta có đủ thẩm quyền để bàn về đề tài thông minh nhân tạo hay không?

3. Lợi dụng quyền lực nặc danh. Trong trường hợp này, người ngụy biện không nêu danh tính người có thẩm quyền, và vì không ai biết tên người có thẩm quyền nên không ai có thể kiểm chứng sự chính xác của lời phát biểu. Một loại ngụy biện khác có quan hệ với loại này là dùng lời đồn đại để làm cơ sở lập luận. Ví dụ như “Một viên chức tình báo trong chính phủ Úc cho rằng chính anh từng hoạt động cho địch.”

4. Lợi dụng tác phong. Loại ngụy biện này dùng tác phong hay cách làm việc hay một đặc tính nào đó của đối tượng để cố thuyết phục về sự hợp lí của phát biểu. Tiêu biểu cho loại ngụy biện này là những phát biểu như “Nixon thất cử vì ông ta thường hay ra mồ hôi trên trán,” hay “Tại sao anh không nghe theo lời khuyên của anh chàng ăn mặc bảnh bao đó?” Thực ra, “bảnh bao” và “mồ hôi trên trán” chẳng có dính dáng gì đến vấn đề đang bàn thảo.

5. Luận điệu cá trích. Loại ngụy biện này thường hay được ứng dụng khi một người nào đó đưa vào những phát biểu không dính dáng gì đến vấn đề đang tranh luận, nhằm mục đích đánh lạc hướng vấn đề. Ví dụ: “Anh có thể nói rằng tử hình là một hình thức không có hiệu quả trong việc chống lại tội phạm, nhưng còn nạn nhân của tội phạm thì sao? Gia đình của nạn nhân sẽ nghĩ gì khi họ thấy tên sát nhân người thân của họ bị giam giữ trong nhà tù bằng đồng tiền của chính họ. Họ có nên nuôi dưỡng những tên sát nhân như thế không?”

6. Luận điệu ngược ngạo. Bằng chứng luôn luôn là gánh nặng của người phát biểu. Do đó, tìm cách di chuyển gánh nặng đó cho một người khác là một thủ thuật giới ngụy biện hay dùng. Chẳng hạn như trong câu này “Được rồi, vậy anh không tin là có người ngoài hành tinh đã từng chi phối đến chính phủ Mỹ, nhưng anh có thể chứng minh điều đó không,” đáng lẽ người phát biểu phải chứng minh, nhưng công việc đó lại được chuyển cho người đối thoại!

Nhóm 2. Lợi dụng cảm tính và đám đông

7. Dựa vào bạo lực (ad baculum). Ngụy biện dựa vào bạo lực thực chất là một sự đe dọa, nhằm mục đích gây áp lực cho người đối thoại phải chấp nhận một kết luận nào đó. Loại ngụy biện này thưởng được giới chính khách dùng, và có thể tóm gọn bằng một câu “chân lí thuộc về kẻ mạnh”. Sự đe dọa không hẳn chỉ xuất phát từ người phát biểu, mà có thể từ một người khác. Ví dụ như “Những ai không tin vào Kinh thánh sẽ bị thiêu cháy dưới đáy địa ngục”, hay “Thôi được rồi, tôi đã biết số điện thoại của anh và biết anh đang ở đâu. À, tôi có nói cho anh biết là tôi có giấy phép mang súng chưa nhỉ?”

8. Lợi dụng lòng thương hại (ad misericordiam). Đây là một loại ngụy biện dựa vào lòng trắc ẩn của người đối thoại để người đối thoại chấp nhận lí lẽ của mình. Ví dụ như “Anh ấy không có giết người bằng búa. Làm ơn đừng tuyên án anh ấy có tội, anh ấy đang trải qua một giai đoạn khủng hoảng tinh thần,” hay “Tôi hi vọng anh sẽ chấp nhận đề nghị này, chúng ta đã tiêu ra ba tháng nay rồi đấy.”

9. Lợi dụng hậu quả (ad consequentiam). Ngụy biện loại này thường được biểu hiện qua cách phát biểu “A hàm ý B, B là sự thật, do đó A là sự thật”. Ví dụ: “Nếu vũ trụ được một đấng chí tôn thượng đế tạo nên, chúng ta có thể thấy những hiện tượng được tổ chức một cách thứ tự. Và hiện tượng chung quanh chúng ta quả rất thứ tự, vậy đấng chí tôn thượng đế chính là người tạo nên vũ trụ,” hay “Anh phải tin vào Thượng đế, chứ nếu không cuộc đời này sẽ chẳng có ý nghĩa” (hay là nói một cách ngược lại: cuộc sống này chẳng có ý nghĩa gì nếu Thượng đế hiện hữu!)

10. Lạm dụng chữ nghĩa. Đây là một loại ngụy biện dựa vào dùng những chữ mang cảm tính cao để gắn một giá trị đạo đức vào một đề nghị hay một câu phát biểu. Chẳng hạn như trong câu “Bất cứ một người có lương tri nào cũng phải đồng ý rằng về Việt Nam ăn Tết là làm lợi cho cộng sản,” chữ “lương tri” được cài vào nhằm cho người đối thoại phải nghiêng theo những người có lương tri.

11. Dựa vào quần chúng (ad numerum). Loại ngụy biện này tin rằng nếu có nhiều người ủng hộ một đề nghị nào đó, thì đề nghị đó phải đúng. Ví dụ như “Đại đa số người dân trong cộng đồng ủng hộ ông Minh, vậy phát biểu của ông Minh ắt phải đúng.” Liên hệ với loại ngụy biện này là hình thức tranh thủ sự ủng hộ của đám đông để cố gắng cho thấy luận điểm của mình là đúng. Ví dụ: “Ai cũng biết Bộ Y tế làm là đúng, sao anh dám nói là sai? Hay là anh muốn nói chúng tôi là những kẻ ngu xuẩn?”

Nhóm 3. Làm lạc hướng vấn đề

12. Lí lẽ chẻ đôi. Loại ngụy biện này thường phân định một vấn đề thành hai giá trị: trắng và đen, bạn và thù, có và không, v.v.. dù trong thực tế, có hơn hai lựa chọn. Chẳng hạn như “Hoặc là anh hợp tác với tôi hay là anh chống tôi, anh chọn hướng nào, yes hay là no?”, hay “Đối với Mỹ, anh chỉ có hai lựa chọn: thương hay ghét, trả lời đi!”

13. Lí lẽ ngờ nghệch (ad ignorantiam). Loại ngụy biện này, như tên gọi ám chỉ, xuất phát từ sự ngờ nghệch. Một trong những cách nói thông thường nhất trong loại ngụy biện này mà giới ngụy biện dùng là nếu một điều gì đó chưa được chứng minh là sai (hay giả) thì điều đó là đúng (hay thật). Ví dụ: “Bởi vì các nhà khoa học chưa chứng minh dioxin có thể gây ra dị thai, do đó dioxin không thể gây ra dị thai,” hay kiểu lí luận của John Howard “Hiến pháp Úc đã tồn tại cả trăm năm nay, và xã hội ổn định, không có lí do gì phải thay đổi hiến pháp”.

14. Lí luận lươn trạch. Loại ngụy biện này cho rằng nếu một sự kiện xảy ra, các sự kiện có hại khác sẽ xảy ra. Chẳng hạn như “Nếu chúng ta hợp pháp hóa marijuana, công chúng sẽ bắt đầu hút á phiện, và chúng ta cũng sẽ phải hợp pháp hóa á phiện. Rồi chúng ta sẽ là một quốc gia với những người ăn bám vào xã hội. Do đó, chúng ta không thể hợp pháp hóa á marijuana”. Hay một đoạn ví dụ khác:” Tiếc thay một cuộc cải cách về kinh tế, bình bị, tài chánh, xã hội, nông nghiệp như vậy, đang trên đường thành công rực rỡ: bị tan vỡ, bị huỷ bỏ chỉ vì tham vọng đánh Đại việt của Vương An Thạch. Mà đau đớn biết bao, khi người phá vỡ chỉ là một thiếu phụ Việt ở tuổi ba mươi. Giá như Thạch không chủ trương Nam xâm, chỉ cần mười năm nữa, toàn bộ xã hội Trung quốc thay đổi; rồi với cái đà đó, thì Trung quốc sẽ là nước hùng mạnh vô song, e rằng cứ muôn đời mặt trời vẫn nở phương Đông chứ không ngả về Tây như hồi thế kỷ 18 cho đến nay bao giờ.”

15. Mệnh đề rời rạc. Đây là loại ngụy biện dùng hai (hay nhiều hơn hai) mệnh đề chẳng dính dáng gì với nhau để làm thành một phát biểu hay kết luận. Ví dụ: “Anh ủng hộ tự do dân chủ và quyền mang vũ khí hay không?” hay “Anh đã ngưng làm ăn trái phép chưa?” Câu hỏi sau thực ra hỏi hai vấn đề “Anh từng làm ăn trái phép?” và “Anh đã ngừng hoạt động hay chưa?”

16. Đơn giản hóa vấn đề. Đây là một loại ngụy biện mà người phát biểu cố tình biến một quan niệm trừu tượng thành một điều cụ thể để bắt lấy thế thượng phong trong đối thoại (nhưng là ngụy biện). Ví dụ: “Tôi để ý thấy anh mô tả ông ta là một người quỉ quyệt. Vậy tôi hỏi anh cái “quỉ quyệt” đó nó nằm ở đâu trong bộ não? Anh không chỉ ra được cho tôi; do đó, tôi có thể nói cái quỉ quyệt không có thực.”

Nhóm 4. Qui nạp sai

17. Khái quát hóa vội vã. Loại ngụy biện này cũng khá phổ biến. Nó dùng một ví dụ hay trường hợp nhỏ và từ đó khái quát hóa cho một cộng đồng. Chẳng hạn như “Jim Baker là một tay đạo đức giả. Do đó, các tín đồ Cơ đốc giáo là giả dối.”

18. Khái quát hóa không đúng chỗ. Đây là loại ngụy biện mà người sử dụng chúng thường áp dụng một qui luật chung cho một tình huống hay một cá nhân. Chẳng hạn như “Người Phật giáo là vô thần. Anh là phật tử, vậy anh chắc chắn là một người vô thần.”

19. Kéo dài tính tương đồng. Trong loại ngụy biện này, người dùng nó đề nghị một điều lệ chung chung, rồi ứng dụng nó cho mọi trường hợp và cá nhân. Ví dụ: “Tôi tin rằng chống luật pháp bằng cách phạm luật pháp là một điều sai trái”, hay “Nhưng quan điểm đó ghê tởm lắm, vì nó ám chỉ rằng anh sẽ không ủng hộ Martin Luther King,” hay “Anh muốn nói rằng luật về mật mã cũng có tầm quan trọng tương đương với phong trào giải phóng người da đen hay sao? Sao anh dám nói thế?”

20. Lí lẽ quanh co. Loại ngụy biện này thường lẩn quẩn trong vài giả định và kết luận. Chẳng hạn như “Những người đồng tính luyến ái nhất định không thể nắm chính quyền. Do đó, phải tống khứ những viên chức chính phủ đồng tính luyến ái. Vì thế, những người đồng tính luyến ái sẽ làm mọi cách để dấu diếm hành tung của họ, và họ có nguy cơ bị tống tiền. Do vậy, những người đồng tính luyến ái không được giữa chức vụ gì trong chính phủ.” Tức là trong một lí giải như thế, cả hai giả thuyết và kết luận đều giống nhau.

21. Đảo ngược điều kiện. Loại ngụy biện này thường được biểu hiện qua hình thức “Nếu A xảy ra thì B sẽ xảy ra, do đó, nếu B xảy ra thì A sẽ xảy ra.” Ví dụ: “Nếu tiêu chuẩn giáo dục bị hạ thấp, chất lượng tranh luận sẽ bị tồi đi. Do đó, nếu chúng ta thấy chất lượng tranh luận suy đồi trong những năm sắp đến, thì điều đó cho thấy tiêu chuẩn giáo dục của ta bị xuống cấp.”

22. Lợi dụng rủi ro. Ngụy biện này thường dùng một qui luật chung và áp dụng nó cho một trường hợp cá biệt. Ví dụ: “Luật giao thông không cho anh chạy quá 50 km/h. Cho dù cha anh sắp chết anh cũng không được chạy quá tốc độ đó.”

23. Lợi dụng trường hợp cá biệt. Ngụy biện này thường dùng một trường hợp cá biệt để đem ra ứng dụng cho một đám đông. Ví dụ: “Chúng ta cho phép bệnh nhân sắp chết dùng á phiện, chúng ta nên cho phép mọi người dùng á phiện.”

24. Kết luận lạc đề. Loại ngụy biện này thường xuất hiện khi một kết luận chẳng dính dáng gì đến lí lẽ mà người biện luận trình bày. Một ví dụ tiêu biểu cho trường hợp ngụy biện này là: “Độ nhiễm arsenic trong nước ở Việt Nam chưa cao và còn trong mức độ cho phép. Dữ kiện của Bangladesh cho thấy tình trạng nhiễm arsenic ở Việt Nam rất trầm trọng.”

25. Ngụy biện rơm. Loại ngụy biện này cố tình xuyên tạc, bóp méo quan điểm hay phát biểu của người khác, để làm luận điểm tấn công. Đây là một ngụy biện, vì nó không đương đầu với cái lí lẽ đang bàn. Chẳng hạn như: “Chúng ta nên ủng hộ chế độ cưỡng bách quân dịch. Người ta không thích tòng quân vì họ không muốn cuộc sống bị đảo lộn. Nhưng họ cần nhận thức rằng có nhiều điều quan trọng hơn tiện nghi trong cuộc sống.”

Nhóm 5. Nguyên nhân giả

26. “Post hoc”. Loại ngụy biện này phát biểu rằng hai sự kiện xảy ra, một trước và một sau, có quan hệ với nhau như nguyên nhân và hậu quả. Ví dụ: “Liên Xô sụp đổ sau khi nhà nước theo chủ nghĩa vô thần. Do đó, chúng ta phải từ bỏ chủ nghĩa vô thần để khỏi bị suy sụp.”

27. Ảnh hưởng liên đới. Một sự kiện được cho là có ảnh hưởng đến một sự kiện khác, nhưng thực chất thì cả hai sự kiện đều có cùng một nguyên nhân. Đây cũng chính là một trường hợp ngụy biện dưới dạng “post hoc”. Ví dụ: “Chúng ta đang chứng kiến một tình trạng thất nghiệp rất cao, vì do thiếu nhu cầu của người tiêu thụ.” (Nhưng có thể cả hai sự kiện có nguyên nhân từ tiền lời quá cao.)

28. Ảnh hưởng không đáng kể. Đây là một loại ngụy biện mang tính phóng đại từ một ảnh hưởng rất nhỏ. Chẳng hạn như “Hút thuốc gây ra ô nhiễm môi trường ở Sydney” là một phát biểu đúng, nhưng ảnh hưởng của thuốc lá đến môi trường rất khiêm tốn khi so với ảnh hưởng của khói xe và các hãng xưởng.

29. Ảnh hưởng ngược chiều. Mối quan hệ giữa nguyên nhân và hậu quả bị đảo ngược chiều để tìm đến một kết luận mang tính ngụy biện. Ví dụ: “Ung thư gây ra thói quen hút thuốc lá”.

30. Nguyên nhân phức tạp. Một sự kiện xảy ra có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng người ngụy biện có thể đơn giản hóa thành một liên hệ đơn giản. Chẳng hạn như “Tai nạn xe cộ là do đường xá xấu” có thể đúng, nhưng tai nạn cũng có thể do người lái xe ẩu trong một điều kiện xấu.

31. Nguyên nhân sai (Non causa pro causa). Loại ngụy biện này xảy ra khi một điều nào đó được cho là nguyên nhân của một sự kiện, nhưng nó chưa thực sự được chứng minh là nguyên nhân. Ví dụ: “Tôi uống một viên aspirin và cầu nguyện thượng đế, và tôi không còn bị nhức đầu. Như vậy thượng đế đã chữa trị tôi khỏi nhức đầu.”

Nhóm 6. Nhập nhằng

32. Lí lẽ mơ hồ. Dùng những chữ và lí lẽ mơ hồ, tối nghĩa là một hình thức ngụy biện, nhất là khi một chữ hay câu phát biểu được dùng với hai (hay nhiều hơn hai) ý nghĩa khác nhau. Ví dụ, chữ “miễn phí” trong câu sau đây có thể có nhiều nghĩa khác nhau: “Có loại nhu liệu nào rẻ hơn nhu liệu miễn phí? Nhưng để duy trì tình trạng miễn phí, chúng ta cần phải có một hệ thống đăng kí và cung cấp giấy phép cho người dùng.” Một ví dụ khác về cách nói lập lờ là “Các hành động hình sự là bất hợp pháp, và tất cả các phiên tòa xử tội giết người là hành động hình sự, vì thế tất cả các phiên tòa này bất hợp pháp”.

33. Chơi chữ (Amphiboly). Ngụy biện bằng chơi chữ dựa vào những giả thuyết mơ hồ, nhập nhằng, do bất cẩn thận hay cách phát biểu sai văn phạm. Chẳng hạn như một phát biểu kiểu như “Giả thuyết: tin vào Thượng đế sẽ lấp đi khoảng trống tinh thần” là ngụy biện, vì người “lấp đi khoảng trống tinh thần” là một điều trừu tượng, ai muốn hiểu sao thì hiểu.

34. Trọng âm (accent). Đây là một hình thức ngụy biện bằng cách dùng thay đổi ý nghĩa của một câu văn qua nhấn mạnh. Ví dụ như câu phát biểu “Chúng ta không nên nói xấu về bạn bè” khác với “Chúng ta không nên nói xấu về bạn bè” chỉ ở chỗ nhấn mạnh (gạch dưới). Người thờ ơ có thể hiểu sai điểm nhấn mạnh của câu phát biểu.

Nhóm 7. Phạm trù sai

35. Hỗn hợp. Loại ngụy biện này thường dùng những đặc tính bề ngoài để suy luận cho một điều gì cá biệt. Ví dụ: “Xe đạp được làm bằng những dụng cụ nhẹ kí, do đó, xe đạp rất nhẹ”, hay “Xe hơi dùng ít xăng dầu và không gây ra ô nhiễm môi trường bằng xe bus. Do đó, xe hơi không gây hại cho môi trường bằng tác hại của xe bus.”

36. Tùy tiện, phi thể thức (ad hoc). Giải thích và lí lẽ là hai điều khác nhau. Nếu muốn xác minh A, và dùng B làm bằng cớ, thì câu phát biểu “A xảy ra bởi vì B xảy ra” là một lí lẽ. Tuy nhiên, nếu muốn xác minh một sự thật về B, thì câu phát biểu “A xảy ra bởi vì B xảy ra” không phải là một lí lẽ mà là một lời giải thích. Ngụy biện theo kiểu phi thể thức là hình thức dùng giải thích sau khi đã có sự thật mà sự thật không ứng dụng vào một bối cảnh khác. Thông thường ngụy biện phi thể thức được khoác vào chiếc áo lí lẽ. Chẳng hạn như nếu chúng ta giả định rằng Thượng đế đối xử công bằng với mọi người, thì những phát biểu sau đây là những lời giải thích phi thể thức: “Tôi mới hết bệnh ung thư”, “Cầu nguyện với Thượng đế đi, Ngài là đấng toàn năng”, “Nhưng Ngài có chữa trị cho những bệnh nhân ung thư khác không”, “À, Thượng đế rất huyền bí.”

Nhóm 8. Phi logic (non sequitur) và nhầm lẫn trong tam đoạn luận

37. Phi logic. Ngụy biện phi logic thường xảy ra trong trường hợp một lí lẽ mà kết luận được rút ra từ những tiêu đề không dính dáng gì với nhau. Chẳng hạn như “Người Ai Cập đã từng làm nhiều khai quật để xây dựng những kim tự tháp, họ chắc chắn phải rất thạo về cổ sinh vật học.”

38. Loại bỏ tiền đề. Ngụy biện loại này thường xảy ra dưới hình thức “nếu A thì B, không phải A thì không phải B.” Ví dụ: “Nếu tôi ở Sài Gòn thì tôi đang ở Việt Nam. Tôi hiện không ở Sài Gòn, do đó, tôi không ở Việt Nam”.

39. Giả định hư. Đây là một loại ngụy biện bằng cách dùng kỹ thuật phỏng vấn. Một trường hợp cổ điển là “Ông đã ngưng đánh vợ chưa?” Tức là một câu hỏi với một giả định rằng người được hỏi từng hành hung vợ. Đây là một mẹo mà giới luật sư thường hay dùng trong thẩm vấn. “Ông dấu tiền ăn cắp đó ở đâu?” Giới chính khách cũng thích mẹo này, đại khái như “Bao giờ thì nhóm EU này sẽ không còn xâm phạm vào công việc của chúng ta?”

40. Ngụy biện bốn ngữ. ( Một tiêu chuẩn của tam đoạn luận gồm có 3 chữ). Ví dụ như trong câu phát biểu “Tất cả chó là thú vật, và tất cả mèo là loài động vật có vú, do đó tất cả chó là loài động vật có vú,” có bốn chữ: chó, mèo, động vật, và động vật có vú.

41. Đứt đoạn. Hai sự vật riêng biệt được xem là có liên hệ nhau nếu chúng có chung đặc tính. Người ngụy biện lợi dụng chữ giữa của một phát biểu để đưa đến một kết luận sai. Chẳng hạn như trong câu “Tất cả người Nga là nhà cách mạng, và tất cả những người theo chủ nghĩa vô chính phủ cũng là nhà cách mạng, do đó, tất cả những người theo chủ nghĩa vô chính phủ là người Nga,” chữ chính giữa là “nhà cách mạng”. Nhưng kết luận này sai, vì dù những người theo chủ nghĩa vô chính phủ và người Nga là những người cách mạng, nhưng họ có thể là hai nhóm cách mạng khác nhau.

Nhóm 9. Các nhầm lẫn khác

42. Dẫn chứng bằng giai thoại. Một trong những ngụy biện phổ biến nhất và đơn giản nhất là dựa vào những câu chuyện có tính vụn vặt, hay giai thoại. Chẳng hạn như “Có hàng khối bằng chứng cho thấy thượng đế hiện hữu và vẫn ban phép mầu hàng ngày. Mới tuần rồi đây, tôi có đọc được một câu chuyện về một cô gái sắp chết vì ung thư, cả gia đình cô đi cầu nguyện trong nhà thờ, và chỉ vài ngày sau cô hết bệnh.” Dùng kinh nghiệm cá nhân để minh họa cho một luận điểm là một điều hoàn toàn hợp lí, nhưng dùng những giai thoại như thế sẽ chẳng chứng minh gì. Một anh bạn có thể cho rằng anh từng gặp Elvis ở một siêu thị nào đó, nhưng những người chưa gặp Elvis bao giờ thì cần nhiều bằng chứng xác thực hơn.

43. Lợi dụng cổ tích. Đây là một loại ngụy biện cho rằng những gì đúng hay tốt chỉ đơn giản vì chúng là cổ xưa, và những người theo cách ngụy biện này thường nói “hồi nào đến giờ ai cũng vậy.” Chẳng hạn như “Hàng trăm năm nay, Úc chịu dưới sự cai trị của Hoàng gia Anh, và là một nước thịnh vượng. Một thể chế tồn tại lâu dài như thế ắt phải là một thể chế ưu việt.”

44. Dựa vào cái mới (ad novitatem). Ngược lại với loại ngụy biện dựa vào cái cũ, ngụy biện dựa vào cái mới cho rằng một điều gì đó tốt hơn và đúng hơn đơn giản chỉ vì nó mới hơn cái khác. “Windows 2000 phải tốt hơn Windows 95, Windows 2000 mới được thiết kế lại năm ngoái.”

45. Lí lẽ của đồng tiền. Loại ngụy biện này thường dựa vào một niềm tin duy nhất rằng đồng tiền là một tiêu chuẩn của sự đúng đắn. Những người có nhiều tiến có khả năng đúng hơn những người ít tiền. Chẳng hạn như “Nhu liệu của hãng Microsoft đương nhiên là tốt hơn; nếu không thì làm sao Bill Gates có thể trở nên tỉ phú như thế”.

46. Dựa vào cái nghèo. Ngược lại với ngụy biện dựa vào sự giàu có, có một loại ngụy biện khác dựa vào sự nghèo khổ. Chẳng hạn như “Các vị sư có khả năng hiểu thấu được ý nghĩa của cuộc sống, bởi vì họ từ bỏ mọi xa hoa của cuộc sống.”

47. Điệp khúc (ad nauseam). Loại ngụy biện này cho rằng một lí lẽ càng được lặp đi lặp lại nhiều chừng nào thì nó sẽ được người ta chấp nhận là đúng. Do đó, người ngụy biện thường chỉ lặp đi lặp lại những phát biểu, bất kể là quái dở thế nào, cho đến khi người đối thoại mệt mỏi không còn muốn nghe nữa.

48. Lạm dụng thiên nhiên. Đây là một ngụy biện rất thông thường trong giới chính trị gia, mà trong đó họ tìm cái tương đồng giữa một kết luận nào đó và một khía cạnh của thế giới tự nhiên, rồi từ đó phát biểu rằng kết luận đó là không thể tránh khỏi. Chẳng hạn như “Đặc điểm của thế giới tự nhiên là cạnh tranh; động vật đấu tranh chống nhau để làm chủ tài nguyên thiên nhiên. Chủ nghĩa tư bản, một hình thức cạnh tranh để làm chủ tư liệu, chỉ đơn giản là một phần của con người sống trong thế giới tự nhiên. Đó cũng là cách mà thế giới tự nhiên vận hành.”

Một hình thức khác của lạm dụng thiên nhiên là lí luận cho rằng bởi vì con người là sản phẩm của thế giới tự nhiên, chúng ta phải bặ bắt chước hành động theo những gì chúng ta thấy trong thế giới tự nhiên, và làm khác đi là “phi tự nhiên”. Ví dụ: “Đồng tính luyến ái dĩ nhiên là không tự nhiên. Có khi nào anh thấy hai thú vật cùng giới tính giao phối với nhau không?”

49. Ngụy biện “Tu quoque”. Đây là một trong những ngụy biện rất phổ biến. Nó dựa vào lí lẽ rằng một hành động có thể chấp nhận được bởi vì người đối nghịch đã làm. Chẳng hạn như “Anh là một người lừa dối.” “Rồi sao? Anh cũng là một tay lừa dối vậy.”

50. Lạm dụng thống kê. Thống kê thường được giới ngụy biện sử dụng tối đa, vì theo họ thống kê có thể dùng để “chứng minh” bất cứ điều gì. Người ta có thể vặn vẹo hai con số 1 và 3 điểm để sản xuất những phát biểu như “khác nhau 2 điểm”, “cao gấp 3 lần”, hay “tăng 200%”; người ta có thể dựa vào ý kiến đồng tình của 4 người trong 5 người để cho là “80% người được thăm dò”, hay thậm chí “đa số cộng đồng” đồng ý với một luận điểm nào đó. Tức là những khái quát hoá một cách vội vã, hay dựa vào một mẫu số cực kỳ thấp, thấp đến độ nó không có nghĩa lí gì. Thực ra, thống kê không chứng minh điều gì cả. Thống kê chỉ là một phương tiện hay thuật toán dùng để loại bỏ những trường hợp khả dĩ hay không khả dĩ. Vì có quá nhiều ngụy biện thống kê, nên vấn đề này sẽ được bàn tiếp trong một dịp khác. Tuy nhiên, những ai thích tìm hiểu vấn đề ngụy biện thống kê có thể tìm đọc cuốn sách rất nổi tiếng của Darrell Huff, có tựa đề là “How to lie with statistics” (tạm dịch: “Làm thế nào để lừa dối bằng thống kê”).

***
Có thể nói những loại ngụy biện trên đây có những đặc điểm chung là (a) phát biểu không dựa vào lí lẽ logic; (b) các định đề không vững để đi đến một kết luận; và (c) đưa ra giả định không đúng. Ngụy biện, do đó, nói cho cùng, là một sản phẩm của sự lười suy nghĩ. Và hầu như trong chúng ta, ai cũng có ít nhất là một lần lười suy nghĩ. Do đó, nếu điểm qua những loại ngụy biện trên đây, chúng ta tự cảm nhận rằng trong quá khứ mình chắc cũng có lần phạm vào lỗi lầm của ngụy biện. Điều này có thể đúng, và không nên lấy làm ngạc nhiên, vì các nhà thông thái, và ngay cả giới có huấn luyện về logic học cũng đôi khi, vì cố ý hay vô tình, ngụy biện. Giới chính trị gia và truyền thông là những người cực kỳ nổi tiếng về ngụy biện.

Nhưng tại sao những ngụy biện vẫn còn có mặt trên báo chí? Theo tôi, bởi vì chúng vẫn có khách hàng. Vẫn có người, dù ít hay nhiều, tin tưởng vào ngụy biện, vì nó thuận nhĩ, trơn tru, và nhất là không thách thức. Sờ một hòn đá trơn tru đem lại cho chúng ta một cảm giác khoan khoái dễ chịu hơn là sờ một hòn đá lởm chởm, hay ngồi trên một cái ghế ghồ ghề. Người ta thích sự trơn tru, bởi vì trơn tru là dấu hiệu của sự khoan khoái, dễ chịu, là cái khoảng thời gian giải lao, không cần sự thách thức.

Có lẽ, ở một khía cạnh nào đó, điều này cũng không đến nỗi tệ, bởi vì những ngụy biện phản ánh sự thành công [hay có người nói sự phong phú] của ngôn ngữ trong việc tách rời giữa những gì thô thiển, gồ ghề với những gì hoàn thiện, mĩ miều. Nhưng sự trơn tru của các vật thể và ngôn ngữ ngày nay đem lại cho chúng ta một cảm giác giả tạo về thế giới thực của các vật thể. Những kỳ kẹt xe trên đường xá mới để lộ trái tim phức tạp của một thành phố. Tương tự, một sự cố của internet sẽ nhắc nhở chúng ta về tình trạng hỗn mang và phức tạp của hệ thống thông tin điện tử. Sự hỗn mang và phức tạp là thực. Trơn tru, tròn trĩnh có thể là giả tạo. Những câu văn ngụy biện có thể chỉ là những lời phát biểu lém lỉnh thay vì lịch thiệp, hàm chứa mánh khóe thay vì thân thiện. Có thể nói, ngụy biện là những lối sáo ngữ liến thoắng nhằm vào mục đích lôi cuốn người nghe/đọc, thay vì cung cấp cho họ một sự thực.

Bởi vì ngụy biện là những lí lẽ mà bề ngoài có vẻ logic, nên chúng có khả năng thuyết phục những người không chịu khó suy nghĩ, nhất là những người còn mang nặng cảm tính. Điều này giải thích tại sao nhiều người trong chúng ta tiếp nhận một cách thụ động quá nhiều những điều càn rỡ về thế giới chung quanh, kể cả những niềm tin tôn giáo, những mê tín dị đoan, những triết lí quái đảng, những thông tin sai lạc, v.v.. Cái tác hại của việc tiếp nhận thụ động này là nó làm cho chúng ta trở nên nô lệ với cảm tính, và dễ dàng trở thành những tín đồ cuồng tín của những người “lãnh đạo” chính trị hay tôn giáo.

Để không trở thành những nô lệ, chúng ta cần phải suy nghĩ nghiêm túc. Suy nghĩ nghiêm túc là một quá trình hoạt động tri thức nhằm ý niệm hóa, ứng dụng, phân tích, tổng hợp, và (hay) đánh giá những thông tin được thu thập từ quan sát, kinh nghiệm, phản ánh, lí luận, hay liên lạc, như là một niềm tin cho hành động. Chúng ta cần phải dựa vào những giá trị tri thức với những đặc điểm như trong sáng, chính xác, nhất quán, có liên hệ, bằng chứng tốt, lí lẽ hợp lí, có chiều sâu, và công bình. Tức là, trước một câu phát biểu hay một đề nghị, chúng ta phải thẩm định lại kết cấu và nguyên tố của phát biểu hay đề nghị đó. Những kết cấu và nguyên tố này là: mục đích, vấn đề, giả định, quan niệm, bối cảnh, kết luận, ngụ ý, hậu quả, phạm vi tham khảo, và quan điểm khác.

Người Việt chúng ta thường rất tự hào về những đối thoại [mà chúng ta cho là “thông minh”] giữa Trạng Quỳnh và Chúa Trịnh ngày xưa. Nhưng nói một cách công bằng và theo tiêu chuẩn của lí luận logic, thì những trao đổi của Trạng Quỳnh hay tương tự chỉ là những ngụy biện ở trình độ thô sơ nhất [*]. Nhưng có điều đáng buồn là những đối thoại kiểu Trạng Quỳnh, mà trong đó sự hơn thua nhau từng câu nói, bắt bẽ nhau từng chữ, vặn vẹo ý nghĩa của từng câu văn, v.v… lại đi vào sử sách, như thể để làm gương cho thế hệ sau này. Mà làm gương thật. Cho đến ngày nay, có người vẫn còn cho đó là một biểu tượng của sự thâm thúy, thông minh của dân tộc, là phản ánh sự phong phú của ngôn ngữ Việt, và đem ra ứng dụng trong tranh luận.

Theo dõi báo chí, chúng ta thấy những hình thức tấn công cá nhân (thay vì tấn công vào luận điểm), xuyên tạc ý tưởng, chụp mũ, suy luận theo cảm tính, mỉa mai, đơn giản hóa vấn đề, v.v… xuất hiện hầu như hàng ngày, có khi hàng giờ. Vì những tần số của những loại ngụy biện xuất hiện quá nhiều như thế, nó thành một sự rập khuôn. Theo thời gian, rập khuôn trở thành “truyền thống”. Hậu quả của cái truyền thống này là những ai ra ngoài cái khuôn sáo của ngụy biện đều có thể bị xem là phi chính thống, dẫn đến một lối suy nghĩ và phán xét kì quặc kiểu “anh/chị không thuộc nhóm của tôi, vậy thì anh/chị thuộc nhóm bên kia,” “anh khen Việt Nam, vậy anh là cộng sản,” “giọng nói anh ‘Bắc kì 75’, vậy anh là cộng sản,” hay “Nhà nước cho anh ra ngoài này trình diễn, chắc anh là cộng sản đi tuyên truyền”… Anh ở phía này, tôi bên kia. Nói tóm lại, đó là một lối phân định theo hai giá trị: xấu và tốt, đen và trắng, hay địch và ta một cách cứng nhắc. Cách phân định này thể hiện một sự nghèo nàn về trí tuệ, hay lười biếng suy nghĩ. Chỉ cần đặt vấn đề ngược lại một chút, hay phát triển vấn đề xa hơn một chút, ai cũng có thể thấy lối phân chia có/không này không thể đem đến một đáp số cho một vấn đề nào cả.

Trong cái sự thực phức tạp, mờ mờ ảo ảo của vấn đề, có cái đẹp riêng. Không phải cái đẹp trơn tru, tròn trĩnh, nhưng là cái đẹp khắt khe của sự thật. Tương tự, một lời phát biểu nghịch lí có cái đẹp của nó, vì nó có thể đánh thức chúng ta về một thế giới phức tạp, một thế giới không nằm gọn trong đúng/sai, tốt/xấu, bạn/thù. Có lẽ đã đến lúc chúng ta nên vượt qua chính mình bằng cách cho các tế bào trí tuệ có cơ hội làm việc.

—————————-
Chú thích:

[*] Đơn cử về câu chuyện “Mèo chúa, mèo dân”, chuyện kể như sau: Chúa Trịnh có một con mèo mà Chúa rất đỗi yêu quí. Mỗi bữa ăn của mèo Chúa đều cho mèo ăn cơm thịt cá. Muốn chơi khăm Chúa, Quỳnh bèn bắt trộm con mèo của Chúa đem về nhà mình. Đến bữa ăn, Quỳnh đem ra hai đĩa thức ăn, một đĩa cơm rau, một đĩa cơm thịt, và Quỳnh cầm chiếc roi chờ đấy. Do quen ăn thịt cá nên con mèo của Chúa chạy ngay sang đĩa thức ăn quen thuộc của mình. Mỗi lần như vậy thì Quỳnh dùng roi quất cho con mèo rõ đau. Chừng vài lần thì con mèo thôi không dám bén mảng đến đĩa cơm thịt nữa, đói quá rồi cũng ăn cơm rau ngon lãnh. Tin Quỳnh ăn cắp mèo rồi cũng đến tai Chúa. Chúa sai Quỳnh đến hỏi cho ra cớ sự. Quỳnh lí lẽ: Mèo của chúa là mèo cao sang đài các, nên bữa ăn cũng sang trọng; còn tôi nhà nghèo, nên mèo tôi cũng chỉ ăn cơm rau. Bây giờ nếu Chúa bảo tôi đánh cắp mèo của Chúa, hãy thử đem ra đây hai đĩa thức ăn, một đĩa có thịt một đĩa chỉ cơm rau. Nếu mèo ăn cơm thịt là mèo của chúa, mà nếu nó ăn cơm rau thì là mèo của tôi”. Chúa ưng thuận bèn sai y truyền. Con mèo của Chúa vẫn theo bản năng của mình, nhưng khi thấy Quỳnh nhấp nhấp cái roi, nó sợ quá, bèn bước qua đĩa cơm rau ăn ngon lành. Quỳnh mới vỗ tay reo lên :”Đấy mèo của Chúa thì phải ăn thịt cá, còn mèo dân của tôi chỉ ăn cơm rau, thì rõ là mèo của tôi chứ tôi có đánh cắp mèo của Chúa bao giờ!”. Nói rồi Quỳnh đắc thắng ôm con mèo của Chúa đi thẳng, để mặc cho Chúa tức giận, biết bị Quỳnh chơi khăm mà không làm gì được.

Ở đây lí luận của Trạng Quỳnh phạm phải lối nguỵ biện “loại bỏ tiền đề” như đã nêu ở trên.





Copy từ: Tinh Tế

Bắc Triều Tiên rút toàn bộ nhân viên khu công nghiệp Kaesong


Công nhân Bắc Triều Tiên sản xuất giày cho một công ty Hàn Quốc tại khu công nghiệp Kaesong. Ảnh tư liệu chụp ngày 16/10/2007.
Công nhân Bắc Triều Tiên sản xuất giày cho một công ty Hàn Quốc tại khu công nghiệp Kaesong. Ảnh tư liệu chụp ngày 16/10/2007.
REUTERS/Lee Jin-man/Pool/Files

Thanh Hà
Biểu tượng của hợp tác liên Triều, khu công nghiệp Kaesong tạm thời đóng cửa. Bình Nhưỡng chuẩn bị rút về toàn bộ 53 000 nhân viên Bắc Triều Tiên làm việc tại đây. Trước đó, Seoul kêu gọi Bình Nhưỡng để Kaesong được hoạt động trở lại.

Thông cáo đề ngày 08/04/2013 được hãng thông tấn Bắc Triều Tiên KCNA đăng tải, một quan chức cao cấp của đảng Lao động Triều Tiên ông Kim Yang Gon cho biết như trên. Ngoài ra Bình Nhưỡng cũng « tạm thời đình chỉ các hoạt động trong khu vực và nghiên cứu khả năng nên đóng cửa hay nên để cho đặc khu công nghiệp này tiếp tục hoạt động ».
Ông Kim Yang Gon đã đến giám sát tình hình Kaesong vào sáng ngày 08/04/2013 và cho rằng Bắc Triều Tiên bắt buộc phải xét lại hợp tác với Hàn Quốc tại khu công nghiệp này. Quan chức Bắc Triều Tiên quy trách nhiệm cho chính quyền Seoul muốn biến Kaesong, biểu tượng của sự hợp tác hai miền, thành « đối tượng đối đầu » Ông Kim Yang Gon nói thêm : « diễn biến tình hình trong những ngày tới tùy thuộc hoàn toàn vào thái độ của chính quyền Hàn Quốc ».
Từ ngày 03/04/2013 chính quyền Bình Nhưỡng đã đóng cửa khu công nghiệp Kaesong đối với nhân viên Hàn Quốc và cấm vận tải cung cấp nguyên liệu cho các cơ sở sản xuất tại đây. Tới nay, 13 trong số 123 doanh nghiệp Hàn Quốc ở Kaesong đã phải ngưng hoạt động. Hơn 300 nhân viên Hàn Quốc đã rời khỏi khu công nghiệp này từ giữa tuần qua nhưng vẫn còn khoảng hơn 500 người ở lại. Trong quá khứ, khu công nghiệp Kaesong vẫn hoạt động bình thường mỗi khi căng thẳng trong quan hệ liên Triều leo thang. Riêng năm 2009 Kaesong đã phải đóng cửa đúng 1 ngày, do Bình Nhưỡng phản đối cuộc tập trận chung Mỹ Hàn.



Copy từ: RFI

Lại thêm một vụ án ô nhục


Nguyễn Minh Cần (Danlambao) - Vụ án Đoàn Văn Vươn vừa kết thúc! Lại thêm một vụ án ô nhục nữa được ghi vào lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam! Một vụ án chống nông dân hết sức bất công và hoàn toàn phi pháp! Một vụ án để lại một vết nhơ đời đời không thể rửa sạch trên mặt băng đảng cầm quyền thời Nguyễn Phú Trọng!
Kể từ ngày 05.01.2012, cái tên “Đoàn Văn Vươn” được nhân dân cả trong lẫn ngoài nước, biết đến như một người anh hùng áo vải can đảm đứng lên chống “cường hào ác bá đỏ” trong thời đại mới, thời đại người dân Việt Nam bị ĐCS hoàn toàn tước mất quyền sở hữu đất đai. Giờ đây ai cũng biết đến tên “Đoàn Văn Vươn”, vì anh là biểu tượng cho lớp người nông dân mới, vừa cần cù, tháo vát, vừa kiên cường vượt khó khăn, lại vừa có kiến thức kỹ thuật. Nhờ đó, anh cùng với gia đình đã tạo được một kỳ tích lao động rực rỡ là đã quai đê lấn biển biến cả một khu đầm rộng chưa từng khai phá thành diện tích nuôi trồng thủy sản. Để khởi nghiệp, anh Vươn đã phải bán tài sản, vay tiền ở bạn bè, người thân và ngân hàng, rồi phải vượt qua biết bao khó khăn, vất vả để làm cho khu đầm có thể nuôi trồng thủy sản được. 
Đến khi khu đầm bắt đầu có thu hoạch để trả nợ dần cho bạn bè và ngân hàng thì bọn quan tham trong chính quyền xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng đã nhòm ngó, bày mưu cưỡng chế để thu hồi khu đầm đang thuê của anh. Anh Vươn đã nhiều lần khiếu nại mà không được, anh đã đưa đơn kiện lên tòa án. Tòa án huyện Tiên Lãng bác đơn kiện của anh; anh lại kháng cáo lên Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng... Thế nhưng, ngày 05.01.2012, chính quyền huyện Tiên Lãng và thành phố Hải Phòng đã huy động một lực lượng trên 100 người cả công an lẫn bộ đội do đại tá Đỗ Hữu Ca, giám đốc công an thành phố Hải Phòng chỉ huy cùng với phó chủ tịch huyện TIên Lãng Nguyễn Văn Khanh đến cưỡng chế thu hồi khu đầm của anh Vươn. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, đại tá Ca đắc thắng tự khen kế hoạch “tác chiến” trong “trận” cưỡng chế khu đầm hôm đó: “Phải nói rằng việc hiệp đồng tác chiến cực kỳ hay.... Đánh mũi trực diện, nghi binh ra làm sao. Rồi tác chiến vòng ngoài, vòng trong thế nào. Tôi nghĩ là rất hay, có thể viết thành sách...”
Bị dồn vào tình thế bức bách như vậy, anh Đoàn Văn Vươn và người nhà đã phải chống trả, họ bắn đạn hoa cải và cho nổ mìn tự chế, làm bị thương bốn người công an, hai người bộ đội. Sau này, tại phiên tòa hôm 03.04.2013, anh Vươn đã nói rõ: “Không có con đường nào khác, buộc lòng chúng tôi phải chống lại. Anh em chúng tôi không có ý giết người mà chỉ muốn cảnh báo đoàn cưỡng chế”. Công an Hải Phòng đã bắt giam anh em Đoàn Văn Vươn và ra quyết định khởi tố. Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hải Phòng đã ra “Cáo trạng” buộc tội “giết người” đối với các anh Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý, Đoàn Văn Sịnh, Đoàn Văn Vệ và tội “chống người thi hành công vụ” đối với hai chị Nguyễn Thị Thương (vợ anh Vươn) và Phạm Thị Báu (vợ anh Quý). Đoàn cưỡng chế đã đập phá sạch sành sanh ngôi nhà của anh Vươn và cả ngôi nhà của em anh Vươn (nằm ngoài khu vực cưỡng chế).
Tiếng nổ ở Cống Rộc, huyện Tiên Lãng vang mạnh như một quả bom làm rúng động cả trong và ngoài nước. Bà con nông dân, nhất là dân oan, những người đã bị hoặc sắp bị cưỡng chế thu hồi đất đai, các nhà báo tiến bộ, các nhân sĩ, trí thức dân chủ, cho đến các nhà tu hành Công giáo, Phật giáo, v.v... đều lên tiếng bênh vực cho gia đình anh Đoàn Văn Vươn, đồng thời tố cáo mưu đồ của bọn cường hào trong chính quyền định cướp đoạt thành quả lao động của gia đình anh Vươn khi thấy khu đầm của anh Vươn bắt đầu thu lợi được. Tiếng vang của công luận mạnh đến nỗi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phải họp các ngành hữu quan để xem xét tình hình, và ngày 10.02.2012, ông đã kết luận: việc cưỡng chế là trái luật, chính quyền địa phương đã làm sai. Cuối tháng 12.2012, 50 cán bộ tại huyện Tiên Lãng đã bị kiểm điểm, xử lý nội bộ, ban cán sự đảng ở UBND thành phố Hải Phòng đã bị khiển trách. Năm quan chức có liên quan đến vụ cưỡng chế này là Lê Văn Hiền cựu chủ tịch huyện Tiên Lãng, Nguyễn Văn Khanh cựu phó chủ tịch huyện Tiên Lãng, Phạm Xuân Hoa cựu trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, Lê Thanh Liêm cựu chủ tịch xã Vinh Quang và Phạm Đặng Hoan cựu bí thư xã Vinh Quang đã bị khởi tố (cựu là vì sau khi sự việc xảy ra, bị dư luận tố cáo, “Đảng ta” đã phải cách chức họ). 
Thế mà các nạn nhân vụ “cướp ngày” trắng trợn là Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý, Đoàn Văn Sịnh, Đoàn Văn Vệ lại bị giam cầm suốt 15 tháng kể từ tháng 01.2012, bị tra khảo, đánh đập (xin xem ảnh bị cáo với mắt tím bầm) và bị đưa ra tòa để nhận những bản án hết sức bất công: các nạn nhân thì “pháp lý xã hội chủ nghĩa” lại biến thành tội phạm, bị buộc tội “giết người” mà thực tế thì họ không cố tình giết ai cả và cũng không một ai bị giết! Đoàn Văn Vươn phải lãnh án 5 năm tù, Đoàn Văn Quý – 5 năm tù, Đoàn Văn Sịnh – 3 năm 6 tháng tù, Đoàn Văn Vệ – 2 năm tù! Hai người phụ nữ bị buộc tội “chống người thi hành công vụ” cũng bị kết án: chị Nguyễn Thị Thương (vợ anh Vươn) bị 15 tháng tù treo, 30 tháng thử thách, chị Phạm Thị Báu (vợ anh Quý) bị 18 tháng tù treo, 36 tháng thử thách! Án quyết này thật là quá vô lý! Chính Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã kết luận là vụ cưỡng chế ngày 05.01.2012 là trái luật, chính quyền địa phương đã làm sai, như vậy thì lực lượng đi cưỡng chế hôm đó không thể nào coi là “người thi hành công vụ” được và không thể buộc tội bừa cho hai chị như vậy được. Hơn nữa, khi xảy ra vụ cưỡng chế, hai chị đưa con đi học rồi đứng trên đê không có mặt ở hiện trường và họ bị bắt trên đê, nhưng công an lại ghi là họ có mặt ở hiện trường! 
Vụ án anh em Đoàn Văn Vươn đã nói lên nhiều điều. Có lẽ điều quan trọng nhất có thể tóm gọn trong ý kiến của một cư dân Facebook có tên là Giovanni Paolo đăng trên trang mạng danlambao: "Đảng Cộng sản Việt Nam đã hiện nguyên hình là một băng đảng mafia đỏ, chỉ bảo vệ quyền lợi riêng của phe cánh, nhóm lợi ích của Đảng Cộng sản Việt Nam mà thôi." Người viết thấy không cần nói gì thêm vì ý kiến đó quá đúng, mà chỉ xin bạn đọc nhớ lại lời của một người cực kỳ cương trực và công minh là cụ bà Lê Hiền Đức nói sau khi vụ cưỡng chế ở huyện Tiên Lãng mới xảy ra: “Chừng nào ông Đoàn Văn Vươn và những người thân của ông còn phải nằm trong vòng lao lý, còn chưa được bồi hoàn các quyền lợi về vật chất, tinh thần đã bị xâm phạm thì chừng đó tôi còn nhìn chính quyền trung ương của Việt Nam chỉ như là sự PHÓNG TO của chính quyền huyện Tiên Lãng, chính quyền thành phố Hải Phòng mà thôi.” Sau khi phiên tòa kết thúc, lời nói của cụ Lê Hiền Đức lại càng thấm thía. 
Qua vụ án này, người dân càng nhận rõ thực chất cái gọi là “công lý” xã hội chủ nghĩa dưới chế độ toàn trị hiện nay. “Pháp chế” xã hội chủ nghĩa sẵn sàng đổi trắng thay đen chỉ nhằm bênh vực cho băng đảng mafia cầm quyền. Luật sư Trần Đình Triển đã viết trên Facebook của ông: “Đa số các bị cáo đều tố cáo trong giai đoạn điều tra, họ đã bị đánh đập, bức cung, mớm cung, dụ cung. Có nhiều trường hợp đưa giấy trắng ép bị cáo ký khống vào...”. Nghĩa là ngành tư pháp của “đảng ta” làm tất cả để ép những nạn nhân của các quan tham phải biến thành những kẻ tội phạm!
Và đây không phải là vụ án đầu tiên chống nông dân có liên quan đến đất đai mà các “tòa án nhân dân” của “đảng ta” đã xử. Chẳng cần phải đi xa hơn vài chục năm, mà chỉ nhìn lại vài ba vụ án đã xử trong hai năm gần đây thôi cũng đủ thấy biết bao nhiêu chuyện oan khiên mà bà con nông dân lao động nước ta đã phải gánh chịu. Chẳng hạn, 1) vụ án xử 15 người dân ở Dák Ngol khai khẩn đất hoang trong rừng (nơi đã khai thác hết gỗ để bán), họ làm ăn, sinh sống nhiều năm trên khu đất ấy kể từ năm 1998, đến năm 2011 họ bị chính quyền cưỡng chế thu hồi để giao cho các công ty kinh doanh; vì quá uất ức, khoảng 200 người dân đã kịch liệt phản đối; khi bị đàn áp, 50 người đã kịp chạy trốn, còn 15 người bị bắt và bị buộc tội “chống người thi hành công vụ”, “phá hoại tài sản xã hội chủ nghĩa”, và “tòa án nhân dân” tỉnh Dák Nông ngày 31.05.2012 đã kết án họ tổng cộng 40 năm 9 tháng tù; 2) vụ chính quyền Đà Nẵng ra lệnh cưỡng chế ngày 08.03.2012 nhằm thu hồi đất đai thuộc giáo xứ Cồn Dầu ở Đà Nẵng, nơi mà bà con đã tạo dựng cơ nghiệp và sinh sống trên 135 năm nay, để bán cho Công ty cổ phần đầu tư Mặt Trời, nhân dân phản đối, công an bắt bớ, đánh đập dã man 7 người nông dân, một người bị đánh đến chết, còn 6 người bị đưa ra “tòa án nhân dân” Đà Nẵng xử tội “gây rối trật tự công cộng” và tội “chống người thi hành công vụ” rồi tống vào tù; 3) vụ cưỡng chế lô đất của gia đình bà Phạm Thị Lài ở quận Cái Răng tỉnh Cần Thơ, chồng bà Lài uất hận uống thuốc độc tự tử phải đưa vào bệnh viện, bà Lài và cô con gái thân cô thế cô, không đủ sức chống cự, bèn khỏa thân ra để chống lại lực lượng cưỡng chế; sau khi đã cướp đoạt lô đất của gia đình bà Phạm Thị Lài, ngày 19.06.2012, UBND quận Cái Răng đã xử phạt bà Lài 1,5 triệu đồng vì tội “cản trở hoạt động bình thường của cơ quan”, và còn phạt thêm 80 nghìn đồng vì tội “không mặc áo quần vi phạm thuần phong mỹ tục”! Nghe thật là chua xót!
Biết bao nhiêu vụ án đầy oan trái về đất đai đã xảy ra kể từ ngày “đảng ta” nắm chính quyền! Cải cách ruộng đất là tội ác tày trời từ thời Hồ Chí Minh không cần phải nói lại ở đây, nhưng đặc biệt phải nói là trên vài chục năm nay, từ khi “đảng ta” tước đoạt quyền sở hữu đất đai của người dân để chuyển thành cái gọi là “sở hữu toàn dân” (năm 1980), thì các vụ cướp đoạt đất đai, nhà cửa của người dân trở thành phổ biến. Mà mỗi lần người dân oan thấp cổ bé họng phản ứng lại thì “Đảng ta” liền đưa công an, bộ đội đàn áp bằng bạo lực, bắt bớ, giam cầm rồi giao cho “tòa án nhân dân” kết án những người hăng hái nhất và tống họ vào tù.
Ngày nay, “đảng ta” dưới thời Nguyễn Phú Trọng vẫn quyết tâm tiếp tục cái lối cai trị dân như vậy. Cứ nhìn vào việc “đảng ta” tiến hành việc vận động dân “góp ý kiến” sửa đổi hiến pháp 1992 thì đủ thấy rõ tim đen của “đảng ta”: cố sống cố chết bám giữ cho kỳ được những điều “sinh tử” của băng đảng cầm quyền trong cái hiến pháp gọi là “sửa đổi” như cũ: 1) nhất quyết không thể có sở hữu tư nhân đối với đất đai, chỉ có sở hữu toàn dân thôi, nghĩa là “đảng ta” và các cán bộ của “đảng ta” sẽ còn thao túng, cưỡng chế thu hồi đất đai của người dân theo ý muốn của họ để thu lợi cho băng đảng mafia; 2) nhất quyết không thể có tam quyền phân lập, nghĩa là khi cần dẹp sự bất bình của người dân, “Đảng ta” có thể thoải mái điều động công an, bộ đội đàn áp người dân bằng bạo lực, rồi sai viện kiểm sát và công tố buộc tội và giao cho “tòa án nhân dân” kết án theo mức “đảng ta” đã định; 3) nhất quyết phải ghi rõ: quân đội và công an là của “đảng ta”, phải trung thành với “đảng ta”, nghĩa là khi cần đàn áp sự bất bình của người dân thì quân đội và công an phải ngoan ngoãn dùng bạo lực trừng phạt nhân dân theo lệnh của “đảng ta”, còn khi chiến hạm của “thiên triều” xâm phạm hải phận, đánh chiếm hải đảo của ta, bắn giết ngư dân của ta, “đảng ta” ra lệnh đứng “nghiêm” thì quân đội phải đứng trố mắt nhìn “tàu lạ” xâm chiếm biển đảo nước ta, giết hại dân ta; 4) nhất quyết không thể có đa nguyên, đa đảng, nghĩa là không cho phép một đảng phái nào khác được dự phần bàn việc nước để “đảng ta” mãi mãi giữ đặc quyền đặc lợi; 5) nhất quyết phải giữ nguyên điều 4 ghi rõ “đảng ta” là đảng duy nhất, độc quyền lãnh đạo đất nước để “đảng ta” muôn năm thống trị đất nước dưới... sự bảo trợ của “thiên triều”. 
Nếu vậy, chắc chắn rồi đây không chỉ có một vụ Đoàn Văn Vươn, một vụ Cồn Dầu, một vụ Văn Giang, một vụ Dương Nội... mà sẽ có rất nhiều vụ cưỡng chế “cướp ngày” như vậy nữa, kèm theo rất nhiều vụ án ô nhục như vụ án Đoàn Văn Vươn vừa rồi. Nhưng, liệu dân ta có chịu cúi đầu mãi để “đảng ta” lăng nhục nhân dân như vậy không? Chúng tôi tin chắc là không! 
Vụ án Đoàn Văn Vươn là tiếng bom có sức cảnh tỉnh rất mạnh. Nếu “đảng ta” cứ quyết tâm đi theo con đường đã chọn đó mà nhiều nhà chính luận tóm gọn trong mấy chữ “hèn với giặc, ác với dân” thì chắc chắn sẽ có rất nhiều quả bom của lòng căm hận với sức công phá cực lớn bùng nổ đánh sập tan tành cái chế độ độc tài toàn trị của “đảng ta”. Đó là điều chắc chắn.
06.04.2013

 
 


Copy từ: Dân Làm Báo

Những kiểu tranh luận thiếu tư cách, nhân cách


Trong cuộc sống khi có chuyện tranh chấp, tranh luận với nhau mà thay vì tập trung vào việc chính cần nói, cần bàn, bên này lại quay ra nói xấu cá nhân bên kia, lôi chuyện đời tư của bên kia ra để đả kích, khi đó người ta gọi là “bỏ bóng đá người”.

Làm thế chứng tỏ là đuối lý, bất lực, thiếu tư cách và nhân cách, là không bình đẳng và công bằng trong tranh luận. Tóm lại như thế là chơi xấu.
Thị trường bất động sản trong nước đang đóng băng, đang khủng hoảng. Người ta đang tìm cách giải quyết cuộc khủng hoảng này. Có nhiều phương cách được đề ra. Nhưng tựu trung phương cách chính được nói đến nhiều nhất là Chính phủ phải can thiệp, phải ra tay ứng cứu, giúp đỡ các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này. Phần đông người đều cho đó là cách giải cứu tối ưu, hiệu quả, sẽ có hiệu lực vực dậy nhanh chóng thị trường bất động sản. Bất ngờ doanh nhân Alan Phan lên tiếng với một đề nghị gây sốc: Hãy để cho thị trường bất động sản rơi tự do, không cần Chính phủ giải cứu, sau một thời gian nó sẽ lập lại cân bằng và phát triển trở lại. Lập tức đề nghị của ông Alan Phan gây tranh luận mạnh mẽ. Một số nhà nghiên cứu kinh tế và những người am hiểu thị trường tỏ ra thích thú, đồng tình với ông. Nhưng CLB bất động sản thì bức xúc, bực bội và đòi được đối chất, tranh luận với ông. Và ông Alan Phan đã chấp nhận đối thoại với yêu cầu có mặt của những người am hiểu kinh tế nói chung và bất động sản nói riêng. Ông cũng nói trong cuộc tranh luận này sẽ không có bên nào thắng mà là cùng nhau tìm ra con đường cứu thị trường bất động sản đang khủng hoảng hiện nay.
Câu chuyện diễn ra như thế là bình thường khi các ý kiến trao qua đổi lại. Nhưng điều không bình thường, điều đáng phê phán là trong khi chưa tìm ra cách bác bỏ đề nghị của ông Alan Phan thì một số người đã tìm cách moi móc việc riêng của ông, lấy lịch sử kinh doanh của ông để chứng minh là ông sai, ông liều khi đề xuất cho rơi tự do thị trường bất động sản. Cái cần tranh luận ở đây là tại sao ông Alan Phan lại nêu ra đề xuất đó, nó có cơ sở lý thuyết và thực tiễn nào, nó có khả thi không, nó sẽ đưa lại hiệu quả nào chứ không phải là ông đã làm gì trong quá khứ, ông đã thất bại ra sao trong quá trình xây dựng sự nghiệp của mình. Kiểu tranh luận mà hỏi “Alan Phan là ai” thì đúng là kiểu “bỏ bóng đá người”. Đó là kiểu chơi không đàng hoàng, minh bạch, chứng tỏ người chơi yếu thế. Trong tranh luận, khi một bên đã chơi kiểu “bỏ bóng đá người” như vậy thì không còn gì để nói nữa, thì không đáng nói với nhau nữa, thì coi như bên đó đã chịu thua.
Tôi đã từng gặp phải kiểu này trong các cuộc tranh luận văn học. Trước một tác phẩm, tác giả, một hiện tượng văn học, lẽ ra tranh luận, đối thoại là phải xoáy sâu vào chính đối tượng, phân tích, bình luận, đánh giá nó khách quan và khoa học thì người ta lại xoay sang nói về cá nhân người tranh luận, lôi những chuyện riêng tư không giúp ích gì cho việc làm sáng tỏ vấn đề đang bàn đến. Rốt cục đọc các bài viết gọi là tranh luận như vậy, độc giả không thấy được điều họ cần, thay vào đó họ chỉ thấy phơi bày tư cách đáng xấu hổ của một bên tranh luận.
Sự kiện Alan Phan và thị trường bất động sản thêm một lần nữa báo động về văn hóa tranh luận, đối thoại ở ta. Nó cho thấy môi trường đối thoại đang bị ô nhiễm vì lợi ích, không phải là để truy cầu chân lý, tìm đến sự thật. Mà đây chỉ mới là một dạng tranh luận, có thể gọi là tranh luận kiểu “bỏ bóng đá người”. Còn một dạng nữa là tranh luận kiểu “cả vú lấp miệng” mà thời gian qua cũng đang bùng phát. Tranh luận theo hai kiểu này thì người thua thiệt chính là phía chủ trương tranh luận như vậy và hậu quả là làm rối loạn dư luận xã hội.
PHẠM XUÂN NGUYÊN



Copy từ: Pháp Luật