CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Ba, 19 tháng 3, 2013

Nguyễn Sinh Hùng được Ba Lan tặng quà


Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) - Ngày 9-3-2013, “đồng chí” Nguyễn Sinh Hùng cầm đầu một phái đoàn Quốc Hội /CH/XHCN/VN trên 20 người lên đường thăm chính thức Cộng hòa liên bang Đức, Cộng hòa Ba Lan và Liên bang Nga theo lời mời của các quốc gia này.
Ai cũng biết ba nước trên đều theo chế độ đa đảng. Chính vì đa đảng nên họ không được ổn định chính trị kinh tế xã hội... nói chung đang bị khủng hoảng toàn diện tức giãy chết ành ạch, nên chi khi nhà cầm quyền ba quốc gia này mở mắt nhìn thấy tính ưu việt của chế độ ta đã tức thì bon chen nhau cùng một lúc mời lãnh đạo ta sang để được dạy cho một bài học làm cách làm có được một Quốc Hội trong đó mọi đại biểu luôn luôn nhất trí đồng ý 100% với mọi chính sách chủ trương đường lối chính phủ đưa ra để bảo đảm tình hình chính trị lu ôn lu ôn ổn định, nhân dân không biểu tình biểu tiếc, xuống đường xuống điếc, kiến nghị kiến nghiếc, kêu oan kêu iếc khiến “đạo đức suy thoái... chứ là cái gì... ì nữa.”(xin phép bắt chước cu B í chút xí) 
Mặc dầu việc nước nhà đang gặp cảnh đa đoan rối bù đầu óc vì tình hình đột biến hết sức nghiêm trọng khẩn trương trong việc lấy ý kiến quần chúng nhân dân về bản dự thảo sửa đổi HP 1992; trước đây thì rất giản đơn: biết được “bỏ điều 4 là tự sát” nên mình đừng buông nó ra thì thôi, nhưng nay thì có tránh được tự sát cũng bị sát, nếu như đảng không lái được Quân đội Nhân dân từ “trung với nước” đàng sau quay thành “trung với đảng”, từ “kẻ thù nào cũng đánh thắng” thêm “trừ đảng bán nước hại dân, tham ô rần rần”, nhưng vì làm theo lời bác đã trót nổ sảng trước mặt Đức Thánh Trần, “tôi dẫn năm châu đến đại đồng”, nên đảng ta hy sinh để đồng chí CTQH Nguyễn Sinh Hùng ra đi tìm đường cứu... ba nước Tư bản trên đây. 
Biết được sự hy sinh cao cả của đảng ta, ba tên học trò bên nửa vòng trái đất kia đang mong thầy Hùng Hói còn hơn thằng cu Hùng thủa xưa bụng ỏng rún lồi mong mẹ về chợ mua cho cái bánh đúc, bánh tày, đương nhiên họ đang chuẩn bị đón tiếp “ông thầy” đến từ nước CHXHCNV trong tình nghĩa thầy trò. Riêng nước Ba Lan đã chuẩn bị một món quà đặc biệt chào khách từ khi phái đoàn QH ta chưa lên đường. 
Đó là tờ báo Polska Times (Thời báo Ba Lan), ngày 5/3/2013 đưa ra một bảng xếp hạng 13 nhà độc tài đẫm máu nhất thế kỷ 20, như sau (trích DCV: http://www.danchimviet.info/archives/74055/thoi-bao-ba-lan-xep-hang-ho-chi-minh/2013/03):  
* 1 – Ismail Enver, Thổ Nhĩ Kỳ, cầm quyền 1913-1918, chịu trách nhiệm về cái chết của 1,1 đến 2,5 triệu người; tội ác lớn nhất: diệt chủng người Armenia 
* 2 – Kim Nhật Thành, Bắc Triều Tiên, cầm quyền 1948-1994, chịu trách nhiệm về cái chết của 1,6 triệu người; tội ác lớn nhất: chiến tranh Triều Tiên 
* 3 – Hồ Chí Minh, Việt Nam, cầm quyền 1945-1969, chịu trách nhiệm về cái chết của 1,7 triệu người; tội ác lớn nhất: chiến tranh Việt Nam 
Hình HCM in kèm bài viết trên PolsKa Times 5/3/2013
*4 – Pol Pot, Campuchia, cầm quyền 1975-1979, chịu trách nhiệm về cái chết của 1,7 – 2,4 triệu người; tội ác lớn nhất: diệt chủng ở Campuchia 
* 5 – Saddam Hussein, Irad, cầm quyền 1969-2003, chịu trách nhiệm về cái chết của 2 triệu người; tội ác lớn nhất: diệt chủng người Kurd 
*6 – Yahya Khan, Pakistan, cầm quyền 1969-1971, chịu trách nhiệm về cái chết của 2 đến 12 triệu người; tội ác lớn nhất: diệt chủng ở Bangladesh 
*7 – Hideki Tojo, Nhật Bản, cầm quyền 1941-1944, chịu trách nhiệm về cái chết của 4 triệu người; tội ác lớn nhất: hành quyết thường dân trong chiến tranh thế giới thứ II. 
* 8 – Vladimir Lenin, Nga, cầm quyền 1917-1924, chịu trách nhiệm về cái chết của 4 triệu người; tội ác lớn nhất: nội chiến ở Nga 
* 9 – Hoàng đế Hirohito Nhật Bản, cầm quyền 1926-1989, chịu trách nhiệm về cái chết của 6 triệu người; tội ác lớn nhất: thảm sát ở Nam Kinh 
* 10 – Tưởng Giới Thạch, Trung Quốc, cầm quyền 1928-1949, chịu trách nhiệm về cái chết của 10 triệu người; tội ác lớn nhất: thảm sát tại Đài Loan vào năm 1947 
* 11 – Adolf Hitler, Đức, cầm quyền 1933-1945, chịu trách nhiệm về cái chết của 17-20 triệu người; tội ác lớn nhất: Holocaust 
* 12 – Joseph Stalin, Nga, cầm quyền 1924-1953, chịu trách nhiệm về cái chết của 40-62 triệu người; tội ác lớn nhất: Trại tập trung Gulag 
* 13 – Mao Trạch Đông, Trung Quốc, cầm quyền 1943-1976, chịu trách nhiệm về cái chết của 45-75 triệu người; tội ác lớn nhất: nạn đói lớn và Cách Mạng Văn Hóa. 
Cũng cần nói thêm, Polska Times là tờ báo có số lượng truy cập khá lớn. Theo Alexa Ranking, lượng người đọc của tờ này đứng hạng thứ 30.000 trong số hàng chục triệu trang mạng trên toàn thế giới.” 
 
 


Copy từ: Dân Làm Báo

Đài Loan hướng tên lửa tầm trung sang Trung Quốc


Phóng tên lửa từ căn cứ Chiupeng, miền nam Đài Loan, 18/01/2011
Phóng tên lửa từ căn cứ Chiupeng, miền nam Đài Loan, 18/01/2011
Reuters

Trọng Nghĩa
Theo báo chí Đài Loan vào hôm nay 18/03/2013, 50 tên lửa tầm trung sẽ được chính quyền Đài Bắc bố trí chĩa về phía các căn cứ quân sự ở miền đông nam Trung Quốc. Đây là loại hỏa tiễn mang tên Vân Phong, do Viện khoa học và công nghệ Trung San (Trung san khoa học nghiên cứu viện) thiết kế và chế tạo, có tầm bắn hơn một ngàn cây số.

Trích dẫn các nguồn tin quân sự xin giấu tên, nhật báo China Times cho biết, các thiết bị kể trên sẽ được triển khai ở vùng núi trung tâm của Đài Loan kể từ năm tới, nhắm vào các mục tiêu quân sự Trung Quốc, bao gồm cả sân bay và các căn cứ tên lửa, nằm dọc theo bờ biển đông nam Hoa lục.
Đài Loan đang phát triển loại hỏa tiễn này nhằm đối phó với các mối đe dọa đến từ Trung Quốc. Chính quyền Cộng sản trên lục địa đã bắn tên lửa thị uy về phía Đài Loan vào năm 1996. Theo các chuyên gia quân sự, Trung Quốc hiện có 1.600 tên lửa được bố trí nhắm vào Đài Loan.
Bộ Quốc phòng Đài Loan đã từ chối bình luận về thông tin trên báo China Times.
Chương trình chế tạo hỏa tiễn Vân Phong đã được thực hiện với sự giúp đỡ của một nước châu Âu mà danh tánh không được tiết lộ. Trong một quyển sách được xuất bản gần đây, cựu bộ trưởng bộ Quốc phòng Đài Loan, Thái Minh Hiến (Michael Tsai), tiết lộ rằng Đài Loan đã hoàn chỉnh được tên lửa tầm trung từ năm 2008 để hướng về phía Trung Quốc. Tiết lộ của vị cựu bộ trưởng đã lập tức bị chính phủ Đài Bắc đả kích dữ dội, cho rằng các thông tin này có thể gây tổn hại cho an ninh quốc gia Đài Loan.
Đài Loan được độc lập trên thực tế từ năm 1949 đến nay, mặc dù Bắc Kinh luôn coi đó là một tỉnh nổi loạn và không loại trừ khả năng dùng sức mạnh để sát nhập trở lại vào lãnh thổ Trung Quốc.
Quan hệ đôi bên có những lúc rất căng thẳng, nhưng kể từ khi tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu lên cầm quyền vào năm 2008 – ông tái đắc cử vào năm 2012 – với chủ trương cải thiện quan hệ với Trung Quốc, bang giao Bắc Kinh-Đài Bắc đã tốt hẳn lên.


Copy từ: RFI

Tập Cận Bình nhấn mạnh « lợi ích chung » giữa Trung Quốc và Mỹ


Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình (P) tiếp bộ trưởng Tài chính Mỹ Jacob Lew, Bắc Kinh, 19/03/2013
Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình (P) tiếp bộ trưởng Tài chính Mỹ Jacob Lew, Bắc Kinh, 19/03/2013
REUTERS/Feng Li/Pool

Thụy My
Hôm nay 19/03/2013, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhấn mạnh đến « lợi ích chung » giữa Bắc Kinh và Washington, nhân chuyến viếng thăm của Bộ trưởng Tài chính Mỹ Jacob Lew. Ông Lew là chính khách ngoại quốc cao cấp đầu tiên được các thành viên của tân chính phủ Trung Quốc đón tiếp.

Tại Đại sảnh đường Nhân dân, ở Bắc Kinh, ông Tập Cận Bình tuyên bố : « Trong quan hệ Trung – Mỹ, chúng ta có vô số lợi ích chung, nhưng tất nhiên là không thể tránh khỏi những bất đồng ». Chủ tịch nước Trung Quốc nói thêm, điều quan trọng là cả hai nước « đề cập và xử lý quan hệ này với tầm nhìn chiến lược dài hạn ».
Bộ trưởng Tài chính Mỹ đã chúc mừng việc ông Tập nhậm chức Chủ tịch nước, nhấn mạnh: « Hoa Kỳ và Trung Quốc, hai nền kinh tế lớn nhất hành tinh, có trách nhiệm duy trì mức tăng trưởng mạnh, ổn định và bền vững trên thế giới. Và chúng tôi hy vọng Trung Quốc sẽ đóng góp nhiều hơn vào yêu cầu của thế giới ».
AFP nhắc lại, thâm hụt thương mại năm 2012 giữa Washington và Bắc Kinh lần đầu tiên đã vượt mức 300 tỉ đô la. Năm này qua năm khác, sự mất cân bằng này đã khiến số dự trữ ngoại hối khổng lồ của Bắc Kinh lên đến 3.310 tỉ đô la vào cuối năm 2012, trong đó có 1.260 tỉ đô la được dùng để mua trái phiếu Mỹ.
Tân Hoa Xã chào mừng chuyến thăm của Bộ trưởng Tài chính Mỹ, đồng thời đưa ra lời cảnh báo về tính dễ tổn thương của nền kinh tế Trung Quốc trước vấn đề nợ công của Hoa Kỳ. Hãng thông tấn Nhà nước này nhắc nhở : « Sau khủng hoảng kinh tế thế giới, Hoa Kỳ phải đối mặt với khủng hoảng ngân sách liên tục », và nhấn mạnh một thỏa thuận về nợ công của Quốc hội Mỹ là rất quan trọng, vì « Trung Quốc là chủ nợ lớn nhất, và là đối tác thương mại đứng hàng thứ hai của Hoa Kỳ ».
Một nhà ngoại giao Mỹ giấu tên đánh giá, cuộc hội đàm giữa Chủ tịch Trung Quốc với Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ là « thẳng thắn và trực tiếp ». Hai bên đã đề cập đến vấn đề kinh tế thế giới, kể cả tình hình tại Chypre. Bắc Triều Tiên, hối suất đồng nhân dân tệ mà Washington vẫn xem là ở dưới giá trị thật, sở hữu trí tuệ, an ninh mạng là những vấn đề cũng đã được bàn đến.
Tổng thống Mỹ Barack Obama đã hứa hẹn “đối thoại thẳng thừng” với Bắc Kinh về các hoạt động tấn công tin học nhắm vào các doanh nghiệp Mỹ. Tuần trước khi trả lời phỏng vấn kênh truyền hình ABC, ông Obama nói : « Chúng ta đã phải đối phó với các đe dọa tăng vọt về an ninh mạng, một số vụ tấn công được Nhà nước hỗ trợ ». Cũng trong tuần qua khi điện thoại cho ông Tập Cận Bình để chúc mừng, Tổng thống Mỹ đồng thời đề cập đến sự cần thiết đấu tranh chống tấn công tin học mà ông gọi là « thách thức chung ».
Theo báo cáo công bố vào tháng trước của Mandiant, một công ty tư vấn cho Washington về an toàn tin học, thì quân đội Trung Quốc đứng sau các vụ đánh cắp một khối lượng khổng lồ thông tin, từ cơ sở hạ tầng cho đến các hoạt động của ngành năng lượng Mỹ. Bắc Kinh bác bỏ, cho rằng báo cáo trên « không có cơ sở » và nhắc đi nhắc lại rằng Trung Quốc cũng là nạn nhân của tin tặc.
Sau khi hội đàm với ông Tập Cận Bình, Bộ trưởng Tài chính Mỹ hôm nay gặp ông Từ Thiệu Sử (Xu Shaoshi), Chủ nhiệm Ủy ban Cải cách Phát triển Quốc gia, và ông Lâu Kế Vĩ (Lou Jiwei), Bộ trưởng Tài chính Trung Quốc.


Copy từ: RFI

Công dân Trương Minh Đức nói không với bản dự thảo sửa Hiến pháp của ĐCSVN


Trương Minh Đức (Danlambao) - Vào lúc 9 giờ 30, ngày 18/03/2013, tổ trưởng và an ninh khu phố thị trấn Mỹ Phước 1, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương đem đến nhà tôi một sấp giấy dày cộm. Đây là nội dung bản dự thảo sửa đổi Hiến Pháp 1992 do Uỷ ban dự thảo sửa đổi hiến Pháp của đảng cộng sản Việt Nam công bố trong màn kịch tự biên, tự diễn vừa qua. Những người này cũng đưa một tờ mẫu để mỗi hộ gia đình đóng góp rồi ký tên, trong tờ giấy có mở ngoặc định hướng rõ ràng cho người đóng góp là "Đồng ý".
Anh tổ trưởng nói rằng "Ký tên đi nhé", rồi hẹn đến đầu giờ chiều cùng ngày 18/03/ 2013 sẽ xuất hiện và yêu cầu nộp lại. Tức là từ lúc giao bản đóng góp ý kiến đến lúc thu lại chỉ có 3 tiếng rưỡi, với 16 trang khổ giấy A3 chằng chịt hơn 100 điều sửa đổi, đối chiếu với 147 điều của Hiến Pháp 1992. 
Quả thật đây là một quái chiêu quá lộ liễu, một màn kịch dân chủ giả hiệu. Thử hỏi ai có thể đọc và suy nghĩ được gì trong thời gian ngắn ngủi này? Nhất là trong hoàn cảnh bị hối thúc bởi anh công an khu vực và sự định hướng sẵn là "đồng ý".
Người dân bao bộn bề vật lộn với cuộc sống cơm áo gạo tiền trong thời bão giá chỉ còn con đường là ký bừa cho xong, khỏi bị phiền hà. Nhưng người dân đâu nghĩ đến là khi ký xong thì mặc nhiên bị xiềng vào một cái ách độc đảng, độc tài, rồi một ngày nào đó không xa đến gia đình của mình phải xếp hàng đi khiếu kiện những nỗi oan sai, hàng ngày phải bị chung chi những khoảng tiền cho những quan tham nhỏ đến quan tham to. 
Nhiều người cũng kêu trời chẳng thấu khi không có một tổ chức chính trị đối lập nào có mặt trong Quốc Hội để có tiếng nói nhằm bảo vệ quyền lợi cho người Dân bị áp bức. Bởi vì chữ ký của mình mà hại mình, khi có chuyện hoặc đến cơ quan công quyền để khiếu nại, nhìn đâu cũng toàn là người của đảng cộng sản cả, họ đùn đẩy cho nhau rồi phần thua thiệt trút hết cho người Dân. 
Riêng tôi thì tôi không bao giờ bị mắc lừa theo kiểu "bút sa gà chết", vì vậy tôi ghi thẳng vào là "KHÔNG ĐỒNG Ý" với bản dự thảo do đảng cộng sản soạn. Tôi yêu cầu phải Trưng cầu ý dân, thành lập 1 Hội Đồng Lập Hiến có Quốc Tế giám sát. Tôi đồng ý với bản Kiến Nghị sửa Đổi Hiến Pháp của Hội Đồng Gíam Mục Việt Nam ngày 01/03/2013. 


Copy từ: Dân Làm Báo

Thư gửi các chú, các anh Công an mạng


Nguyễn Hồng Thanh Trúc (Danlambao) - Từ một sản phẩm của "Mười năm trồng cây, trăm năm trồng người", gửi tới các chú, các anh Công an mạng. 
Chào các chú, các anh! Mọi người vẫn khỏe chứ? 
Cháu nghĩ các chú, các anh vẫn thường xuyên theo dõi, cập nhật trang Danlambao này, nên mạn phép gửi gắm đôi điều đến mọi người. Cháu không mong cầu sẽ thay đổi suy nghĩ, tư tưởng hay hỗn hào lên án các chú, các anh, bởi cháu hiểu mỗi người đều có một lí tưởng, niềm tin riêng. Không lí tưởng, không niềm tin, chỉ là tồn tại, chứ chẳng còn là sống nữa.
Thư này cháu cũng không bàn về lịch sử quá khứ, hay bất cứ lí tưởng chính trị nào. Cháu chỉ muốn kể đôi điều về những gì cháu gặp, cháu thấy, để mọi người có thể thử đứng từ góc nhìn của cháu, một người trẻ, sống, học tập theo đảng và nhà nước trong 21 năm qua, sau một thời gian ngắn ngủi đã thất vọng ở những thứ mình hằng tin tưởng như thế nào. 
Từ khi lên năm, cháu đã thuộc lòng, nghêu ngao theo những bài hát yêu kính bác Hồ, đọc vanh vách Năm điều bác Hồ dạy, hàng ngày thu thập bông hồng, bông sen, cuối tuần được phiếu bé ngoan, để mẹ tặng thưởng, để cành cựa với bạn bè. 
Tiểu học, trung học cơ sở, cháu nâng niu tấm khăn quàng đỏ, giặt giũ, ủi phẳng mỗi ngày. Cháu cười nhạo bọn bạn hư hỏng không được làm Đội viên, cháu xem khinh Đội viên luộm thuộm khăn quàng nhăn nheo, lúc đeo, lúc quên bẵng. 
Trung học phổ thông, do nhà xa, cháu thường muộn học, bị trừ điểm hạng kiểm, nên đường vào Đoàn xem như mờ mịt. Nhìn chúng bạn họp hành đoàn viên, cháu buồn tủi lắm. Đôi lúc còn cảm thấy nhục nhã cho thân mình. 
Rồi cháu đi du học. Vẫn có câu "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn", chưa bao giờ là sai cả. Cháu học được nhiều thứ lắm, không chỉ kiến thức trong trường học, mà còn cả kiến thức xã hội bao la. 
Cháu ở Nhật. Tiếng Nhật của cháu cũng thuộc loại giao tiếp ổn, tuy vậy mẹ cũng mong muốn cháu trau giồi thêm, vì cháu sống ở đây "không chỉ một hai ngày, cũng cần tiếng để giao lưu với người bản xứ. Chẳng nhẽ cứ đi học rồi ru rú ở nhà? Đi du học như vậy thì vô nghĩa lắm!". 
Vậy nên cháu theo học thêm ở một trường Nhật ngữ. Lớp cháu theo học, có một chú người Việt Nam, chú này đi học theo diện cán bộ tu nghiệp, ở đây cũng được hơn một năm rồi. Chú cũng thường bắt chuyện với cháu, nhưng một vài lần thì cháu kiêng dè, chẳng muốn giao tiếp. Một tuần chú xuất hiện trong lớp được hai ngày thì đã là điều lạ lùng lắm rồi. Cũng chẳng phiền hà gì ai đâu, nhưng mỗi lần chú đi học và được gọi đọc bài thì mất phải nửa tiết học. Do chữ thì chú chữ biết chữ không. Oái ăm là một năm rồi chú sang đây tu nghiệp. 
Lần nọ cháu đánh dạn hỏi chuyện chú. Chỉ biết trố mắt ngồi nghe chú nói. 
Một tháng Nhà nước chu cấp cho chú tầm 100.000¥ (khoảng 28 triệu vnđ vào thời điểm đầu năm ngoái), chú không phải lo tiền học hành, nhà ở vì cũng được bao trọn gói rồi. Vậy những ngày học, cà phê cà pháo nhậu nhẹt cùng các tu nghiệp sinh cùng cảnh khác, là từ số tiền này mà ra. 
Chú cũng chẳng xài hết được, chú cũng sống tiết kiệm lắm, tiền còn lại chú gửi về Việt Nam cho vợ chú cất để dành, mặc dù lương ở cơ quan vẫn không bị trừ tháng nào. Chú kể ngô nghê thật thà lắm, nhưng trong đầu cháu thì đang giận sôi lên. "Chú ơi, 100.000¥ đó là tiền ba mẹ cháu và nhân dân Việt Nam hoàn thành nghĩa vụ thuế mà thành!". Cháu không nói chuyện với chú từ ngày đó. 
Ngày chú về Việt Nam, chú nói một câu chả biết thật hay đùa "Học xong chứ chả biết khỉ gì!". Bao nhiêu người như chú ấy nữa? Cháu nên cười hay nên khóc đây?!? 
Mà thôi cũng không thể nói được điều gì. Cháu vẫn tâm niệm trong đầu, có người tốt cũng có người xấu, có người gian trá thì ắt phải có người thanh liêm chính trực. Gác chuyện này sang một bên vậy. 
Đó là chuyện đối mặt với đồng hương trên đất khách. Xem thử quốc tế chào đón cháu như thế nào. 
Trường đại học cháu theo học, khoa giảng dạy bằng tiếng Anh, toàn bộ là sinh viên quốc tế. Cháu là ngừơi Việt duy nhất, cũng kết được một số bạn. Hàn Quốc, Philippines, Mỹ, Úc, Jamaica,... Chả là hôm Tết Nguyên Đán vừa rồi, cháu cũng nhờ mẹ gửi xấp phong bì và ít tiền 10.000 đồng để mừng tuổi các bạn lấy hên, cũng vừa giới thiệu chút văn hóa nước nhà. Các bạn cháu vui, háo hức lắm. Một bạn người Hàn, ngắm nghía tờ tiền và hỏi cháu: 
- Ho Chi Minh, right? (Hồ Chí Minh phải không?) 
Không tả được là cháu đã vui mừng hãnh diện đến thế nào đâu, cháu bắt đầu huyên thuyên về sự vĩ đại, về chiến tích, về nhân cách sáng ngời của Bác, từ những gì mà cháu đã được học suốt ba cấp học trước những con mắt tròn dẹt của chúng bạn. Nhưng khi cháu vừa nhắc tới sự kiện 1987, Bác được Unesco công nhận Danh nhân thế giới.. 
- You've gotta be kidding me? (mày đùa tao à?) - một thằng người Úc nhảy ngay vào miệng cháu. 
-Whatcha mean? (ý mày là sao?) - lúc này thì cháu nóng máu lắm. 
- I dont know, you tell me. (tao không biết, mày nói tao nghe xem) - mặt nó lúc này quả là không đùa. 
Cháu bỏ đi sau khi dùng một số ngôn từ không hay ho để trả đũa, trước sự ngỡ ngàng của chúng bạn, thế nhưng mặt nó vẫn không biến sắc. 
Cháu về nhà, lòng hừng hực lửa tức giận, nó dám khinh khỉnh lên niềm tự hào dân tộc cháu. Đúng là bọn ngoại bang cao ngạo, khốn kiếp. Cháu quyết phải làm nó tâm phục khẩu phục. Cháu vào Google, tìm được bài tiểu sử của Bác trên trang Wikipedia tiếng Việt. Cháu đã hả hê lắm. Rõ rành rành đây, bao nhiêu chiến công, bao nhiên câu chuyện vĩ đại về cuộc đời Bác và nhất là danh hiệu Danh Nhân thế giới Unesco truy tặng ngày 20/11/1987. Lần này thì nó chỉ có mà cúi mặt nhận sai. 
Sáng sau đó, cháu tìm gặp dịch vanh vách cho nó nghe cả bài tiểu sử dài về đời Bác, tới đoạn Unesco, cháu búng tờ giấy đồm độp cho nổ con mắt nó ra. Nó vẫn chẳng nói gì. Nó chờ cháu huyên thuyên mãi thôi rồi mới mở miệng 
- I dont understand Vietnamese, i dont know what you're saying is right or wrong, but i refer something more objective, more "international". (tao không hiểu tiếng Việt, tao không biết điều mày nói đúng hay sai, tao dựa vào cái gì đó khách quan hơn, "quốc tế" hơn.) 
Nói đoạn, nó vào cũng vào Google, tìm tiểu sử của Bác, nhưng lần này là bản wikipedia quốc tế, bằng tiếng Anh. Cháu đọc từng chữ, từng chữ, càng đọc càng thấy hoang mang. Cháu sẽ không đề cập đến nội dung của nó, cháu không chắc được là nó đúng hay sai, và cháu có tin hay bác bỏ nó, vì nếu nói ra đây thì sẽ là cuộc tranh cãi dài hơi lắm, chuyện chứng minh thì càng khó tưởng, nó đã thuộc về quá khứ. 
Cháu xin đề cập tới chuyện hiện tại mà ta có thể chứng minh ngay, một cách dễ dàng. 
Vấn đề Danh nhân Thế giới của Bác. Cháu choáng váng. Trong đây có đoạn 
[.... 
In 1987, UNESCO officially recommended to member states that they "join in the commemoration of the centenary of the birth of President Ho Chi Minh by organizing various events as a tribute to his memory", CONSIDERING "the important and many-sided contribution of President Ho Chi Minh in the fields of culture, education and the arts" who "devoted his whole life to the national liberation of the Vietnamese people, contributing to the common struggle of peoples for peace, national independence, democracy and social progress."[75] However, this was met with an uproar amongst some overseas Vietnamese, especially in North America, Europe and Australia, who criticize Ho as a Stalinist dictator and for the human rights abuses of his government.[76] 
(Năm 1987, UNESCO chính thức kiến nghị các nước thành viên "tham gia lễ kỷ niệm một trăm năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng cách tổ chức các sự kiện nhằm tôn vinh những kí ức về Ngài", XEM XÉT" sự đóng góp quan trọng và nhiều mặt của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục và nghệ thuật" người mà đã "cống hiến cả cuộc đời mình để giải phóng dân tộc Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội". Tuy nhiên, điều này đã vấp phải phản ứng gay gắt của một số người Việt ở nước ngoài, đặc biệt là ở Bắc Mỹ, Châu Âu và Úc, những người chỉ trích ông Hồ như một nhà độc tài Stalin và các vi phạm nhân quyền của chính phủ của ông.) 
Cháu đọc mãi, đọc mãi, cố tìm lời công nhận cho danh hiệu Danh nhân Thế giới của Bác, nhưng không thể. Nghĩ mình cẩu thả, cháu lại đọc thêm hai lần từ đầu chí cuối xem mình có ngu ngốc bỏ sót đoạn nào không. Cuối cùng cháu bỏ cuộc và ngước lên nhìn nó. 
- Can't find what you're looking for? (không tìm được điều mày cần tìm à?) - nó lẳng lặng khoanh tròn phóng to cho cháu thấy chữ XEM XÉT (CONSDERING) rồi nhìn cháu. 
Cháu cũng không nhớ nổi sau đó thì thế nào nữa, đầu óc cháu rối bời, không biết nên suy nghĩ thế nào cho phải, cho đúng. Cả đêm cháu cứ trằn trọc mãi, suy nghĩ về lòng tin suốt 21 năm qua của mình. 
Sáng hôm sau là một ngày chủ nhật, cháu dành một ngày để quyết định mình nên làm gì. Thế rồi cháu lên mạng bắt đầu hành trình tìm sự thật. Cháu vào những trang web bị nhà nước gán mác phản động, chống phá. Cháu muốn thử đọc xem người ta viết gì, nghĩ gì, tại sao lại làm như vậy. Cháu thử nhìn nhận vấn đề khách quan và " quốc tế" như người bạn cháu. 
Lại một lần nữa cháu đau ê ẩm đầu, cháu lại chả biết nên tin vào đâu, cái gì là thật, cái gì là giả. Bỗng cháu thấy một nỗi sợ mơ hồ, phải chăng từ ngày cháu sinh ra cõi đời này, đã bị bủa vây bởi những lời dối trá? Cả cuộc đời cháu trước nay đã bị lường gạt? 
Nhưng rồi cháu quyết định, tốt nhất đừng tin ai cả, sự thật đến từ mắt thấy tai nghe. Trên cái mạng Internet bao la này, người ta nói gì chẳng được. Tốt thôi, cháu sẽ tự tìm ra sự thật, là người trực tiếp đón nhận nó, chứ không phải thông qua bất cứ ai hay trang báo nào. 
Cháu tìm được số điện thoại và liên lạc với tổ chức Unesco. Tim cháu đứng nhịp khi đầu dây bên kia nghe máy chỉ sau một hồi chuông. Một giọng phụ nữ trẻ trả lời bằng tiếng Pháp, tiếng Pháp của cháu không giỏi, nên hỏi xem chị nói được tiếng Anh không, chị trả lời có. Cháu trình bày về thông tin mình tìm được về Bác trên wikipedia quốc tế, và những điều mình được học, được biết. Cháu hỏi chị này mình có thể liên hệ với ai để xác nhận. Chị hẹn cháu khoảng nửa tiếng gọi lại xem sao. 
Lần hai cháu điện thoại, một phụ nữ đứng tuổi nghe máy, cháu trình bày lại một lần nữa, lần này cô chuyển máy cháu tới một giọng đàn ông trẻ. Ông này im lặng nghe cháu giải trình (lần ba, haiz). Sau đó ông bảo cháu gửi email cho ông, thì ông sẽ nắm rõ hơn và mới trả lời chính xác cụ thể hơn được. Ông cho cháu địa chỉ email. 
Cháu lại gửi email cho ông này, nhận được hồi đáp, cháu run rẩy 
Dịch thư cháu gửi ông Roni
< Gửi ông Roni Amelan, 

Ông khỏe chứ? 

Tôi là Trúc, một công dân Việt Nam. Tôi đã cố gọi tới tổ chức Unesco một vài lần để xác nhận một số thông tin, tuy nhiên, tôi không tìm được câu trả lời cho câu hỏi của mình. 

Vâng, đây là vấn đề của tôi. Theo những gì tôi đọc được từ wikipedia về chủ tịch Hồ Chí Minh. Có đoạn viết 
(phần này cháu đã dịch ở trên) 
Dựa trên thông tin này, thì tôi không tìm thấy dòng nào khẳng định rằng Hồ Chí Minh đã thật sự nhận được bất cứ giải thưởng nào từ Unesco. 
Tuy nhiên, từ ngày còn nhỏ, tôi đã được dạy là ông có, ông nhận được giải thưởng của Unesco vào năm 1987, giải " Anh hùng Giải phóng Dân tộc- Danh nhân văn hóa thế giới", điều này cũng có xuất hiện trong wikipedia, bản tiếng Việt, có viết 
(phần này thì chắc cháu không cần dịch) 
Hai thông tin này, thật sự làm tôi khó nghĩ. Tôi không biết điều nào đúng, điều nào sai. Tôi tin tưởng chính phủ của tôi và những điều họ nói. Nhưng tôi cũng muốn biết sự thật. Xin thứ lỗi vì đã làm phiền ông. Nhưng xin hãy giúp tôi chuyện này. 

Năm 1987, tổ chức Unesco có từng vinh danh Hồ Chí Minh là " Anh hùng giải phóng Dân tộc - Danh nhân văn hóa Thế giới " hoặc bất cứ giải thưởng nào khác hay không? 

Như tôi đã nói, tôi không phải nhà báo, mà chỉ là một công dân Việt Nam bình thường, đang kiếm tìm sự thật. Vì nếu chưa từng có một giải thưởng nào, thì đồng nghĩa với việc chính phủ đã lừa dối tôi. Xin giúp tôi trả lời câu hỏi này, để tôi tìm lại chút bằng an trong tâm trí. 
Cảm ơn sự nhẫn nại của ông. 

Mong tin từ ông. 

Chúc một ngày tốt lành. 

Niềm tin và Hòa bình. 

Trúc. > 

Dịch thư hồi đáp, 
< Gửi Trúc, 

Cảm ơn về bức mail của em. 

Tôi xin xác nhận rằng các nước thành viên của Unesco, họp mặt năm 1987 xuyên suốt Hội nghị thường kì của Unesco, thông qua điều 18.65 "Kiến nghị Tổng giám đốc Unesco thực hiện các bước thích hợp để kỷ niệm một trăm năm ngày sinh nhật Chủ tịch Hồ Chí Minh và hỗ trợ các hoạt động nhân dịp này, đặc biệt là những hoạt động diễn ra ở Việt Nam". 

Vì đây là tài liệu cũ, được scan ra, nên rất khó để tôi cắt in toàn bộ nghị quyết, nhưng em có thể tìm thấy ở điều 18.65 http://unesdoc.unesco.org/images/0007/000769/076995E.pdf
Tôi không thể tìm thấy bất cứ thông tin gì về việc Hồ Chí Minh nhận được giải thưởng của UNESCO, nhưng tôi vẫn đang kiểm tra. 

Có lẽ là quyết định của Hội nghị thường kì về việc yêu cầu hỗ trợ của UNESCO cho lễ kỷ niệm trăm năm đã bị hiểu lầm hoặc dịch sai nghĩa là Chủ tịch đã được trao một giải thưởng nào chăng? 

Tôi hy vọng có thể tìm được nhiều hơn, và sẽ gửi em bất cứ gì tôi tìm thấy. 

Trân trọng, 

Roni Amelan 

English Editor 

UNESCO Press Service 

Đau, đau lắm, nhục lắm các chú, các anh ơi! Vẫn biết sự thật mất lòng, nhưng cái sự thật này nó có đao có búa, nó cắt, nó nghiền cháu đau quá! Tại sao vậy các chú các anh? Tại sao vậy Đảng, tại sao vậy Nhà nước? Dối trá! Lường gạt! Nhưng dối trá lường gạt ai? Chính đồng bào, dân tộc mình đó. 
Còn bao nhiêu lời nói dối nữa? 
Nhớ những bài viết về chính sách mị dân, độc tài của Triều Tiên, dân Việt Nam mình đọc, chia sẻ, bình luận sôi nổi lắm. Họ lên án những gian trá đê hèn của kẻ cầm quyền ở đất nước phát triển lùi. Nhiều người đồng cảm, thương xót cho những phận người, nhiều người lại bỗ bã cho rằng chuyện này quá khôi hài, và nhân dân Triều Tiên là "những kẻ ngốc", thời nay đã là thời đại thông tin đại chúng, chỉ cần lên mạng là biết ngay đâu là sự thật. Nhưng người bỗ bã ơi, họ bị đàn áp, bị chi phối về truyền thông, họ biết gì đâu ngoài những lời lừa dối của chính phủ họ? Cháu từng hùng hồn bênh vực họ như thế đó. Nhưng giờ đây, lời nói đó đang tự vả vào mặt cháu. Cháu có Internet, mà cũng chả biết dùng, dùng đúng cách. 
Lại ánh nhìn của người bạn Úc đó, giờ cháu mới thấy, đó là ánh mắt xót thương của người bạn Quốc tế, đang cố giúp cháu thoát khỏi cơn mụ mị. Cháu như con ếch ngồi đáy giếng, tưởng là mình hay, cái giếng của mình đẹp. Giếng của cháu, khác gì cái giếng của anh bạn Triều Tiên? 
Điều cuối trong Năm điều bác Hồ dạy "Khiêm tốn - Thật thà - Dũng cảm". 
Đúng, mình khiêm tốn lắm các chú, các anh ạ. Khiêm tốn khi luôn có câu cửa miệng "không thể so sánh mình với Nhật với Hàn được..." Tại sao? 
Chữ thật thà cũng đâu mất rồi, cháu chẳng thấy. Là Danh nhân văn hóa Hồ Chí Minh? Là tham nhũng? Tại sao? 
Dũng cảm ư? Khi mà Hoàng Sa, Trường Sa được đổi tên rồi, là Tam Sa đó. Khi mà người ta biểu tình chống Trung Quốc lại bị dẹp bỏ, bắt bớ như tội đồ phản động. Quan hệ nhạy cảm giữa 2 nước? Hèn nhát! Tại sao? 
Cháu kính mong các chú, các anh, giải thích tận tường những câu hỏi Tại Sao hóc búa ấy. Chỉ có vậy lòng cháu mới yên, niềm tin cháu mới được phục hồi, giữ vững. 
Đó là về phần các chú, các anh Công An Mạng. 
Thưa mọi người trong thôn Dân Làm Báo, cháu mạn phép góp chút ý kiến này, mong mọi người đừng mắng cháu hỗn hào, xấc láo tội nghiệp. 
Cháu đọc nhiều bình luận của mọi người, thấy có chút không vừa lòng. Có nhiều bình luận của các chú, các anh Công An Mạng, hoặc những người yêu Đảng Cộng Sản đều bị mọi người ném đá, chửi mắng không thương tiếc. Vậy là sai. Khi mà chúng ta ủng hộ Tuyên Bố của Công dân Tự Do, ủng hộ đa nguyên đa đảng, tìm kiếm lối ra cho tự do ngôn luận mà lại có hành động đàn áp, đả kích tư tưởng, suy nghĩ của họ thì tự hỏi tự do nằm ở chỗ nào. Khác nào tự đá đít mình đúng không các chú, các cô, các anh, các chị? 
Cháu cũng mong lắm cái ngày của tự do, của đa nguyên đa đảng. Nhưng có một sự thật rằng đảng Cộng sản có bị thất thủ, hạ bệ thì nó vẫn sẽ tồn tại, nó không thể biến mất. Những người chán ghét nó, sẽ từ bỏ nó, nhưng những người vẫn tin yêu tôn thờ nó, chúng ta sẽ làm gì họ? Học tập cải tạo, thay đổi tư tưởng? Vậy chúng ta lại đá đít mình lần 2 rồi khi mà điều này chẳng khác gì trong quá khứ và hiện tại đảng Cộng Sản đang làm. Hãy để họ sống với những gì họ đang yêu thương và tin tưởng, nếu nó không còn phù hợp thì họ sẽ ắt tự thay đổi. Cháu tin là vậy! 
Thôi, cháu đã nói quá nhiều, cháu xin dừng lại trước khi làm mọi người phát chán. Mong rằng dù là Cộng sản hay Dân Chủ tự do, nếu yêu quê hương sẽ tìm được đường đi đúng đắn, để góp phần cho sự phát triển, tiến bộ của nước nhà. 
Thân chúc mọi người nhiều sức khỏe, và may mắn trong cuộc sống. Đặc biệt là các chú, các anh Công An Mạng, có đủ minh mẫn nhận ra điều đúng, lẽ sai, phân biệt rõ giữa "phản động" và "người yêu nước khác dòng tư tưởng". 
danlambaovn.blogspot.com






Copy từ: Dân Làm Báo

Trung Quốc thừa nhận chĩa radar vào tàu Nhật


Tàu hải giám 66 của Trung Quốc (giữa) đang di chuyển gần các tàu tuần duyên Nhật. Ảnh chụp ngày 24/09/2012.
Tàu hải giám 66 của Trung Quốc (giữa) đang di chuyển gần các tàu tuần duyên Nhật. Ảnh chụp ngày 24/09/2012.
REUTERS/Kyodo/Files

Thanh Hà
Lần đầu tiên một quan chức cao cấp trong quân đội Trung Quốc thừa nhận là tàu của Trung Quốc đã hướng radar điều khiển hỏa lực về phía tàu Nhật ở ngoài khơi quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, nơi có tranh chấp chủ quyền. Tuy nhiên, theo nguồn tin trên, Bắc Kinh đã không lên kế hoạch này từ trước.

Bản tin của hãng thông tấn Kyodo đề ngày 18/03/2013 trích dẫn một quan chức cao cấp trong quân đội Trung Quốc xin được giấu tên, xác định là ngày 30/01/2013, một tuần dương hạm Trung Quốc đã chĩa radar dẫn tên lửa vào một khu trục hạm của Nhật Bản tại vùng biển Hoa Đông, gần Senkaku/ Điếu Ngư.
Khoảng cách giữa hai tàu khi đó chỉ là 3 km. Hai chiếc tàu Trung Quốc và Nhật Bản được định vị ở khoảng từ 110 đến 130 cây số về phía bắc quần đảo gây căng thẳng trong quan hệ Nhật - Trung từ tháng 9/2012. Vẫn theo nguồn tin trên, khi phát hiện tàu Nhật, chỉ huy tuần dương hạm Trung Quốc đã tự ý nhắm radar điều khiến hỏa lực vào đối phương mà không có lệnh của cấp trên.
Do vậy, quan chức Trung Quốc cho rằng, đây không phải là một hành động đã được « lên kế hoạch từ trước ». Kyodo không biết là sau đó vị chỉ huy này có bị kỷ luật hay không.
Vào đầu tháng 2/2013 chính quyền Tokyo đã tố cáo Trung Quốc hướng radar dẫn tên lửa về phía tàu Nhật và trước đó, trực thăng quân sự Nhật Bản cũng đã là mục tiêu của radar Trung Quốc. Nhưng Bắc Kinh đã lập tức bác bỏ các lời cáo buộc trên, xem đó là những « khẳng định không chính xác và trái với những gì đã xảy ra ». Những cáo buộc đó của chính quyền Tokyo, theo nhận xét của Bắc Kinh, là nhằm « thổi phồng mối đe dọa Trung Quốc ».




Copy từ: RFI

NHỮNG GIỚI HẠN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM



Áp phích Đảng cộng sản
Chính quyền và Đảng cộng sản VN đang nỗ lực bảo vệ quyền lực độc tôn của mình

Theo dõi đợt huy động người dân góp ý kiến cho tu sửa Hiến pháp 1992 mà nhà nước và Đảng Cộng sản Việt Nam đang chủ xướng hiện nay, tôi thấy Đảng cộng sản đang bộc lộ một số giới hạn là lực cản của mình trong cách giải quyết bài toán vốn liên quan tới sự tồn vong của họ.

Các giới hạn này có thể không chỉ đóng vai trò quan trọng đằng sau các động thái được cho là 'lúng túng, thiếu nhất quán' của Đảng (vốn bị một bộ phận quần chúng, trong đó có các cư dân mạng, đặt câu hỏi khi Đảng ‘lúc mở, lúc đóng’ cho phép dân tham góp ý kiến xây dựng hiến pháp); mà chúng còn có thể quyết định các động thái chiến lược trong tương lai của Đảng. Vậy các giới hạn ấy là gì? Chủ quan, khách quan ra sao?

Trước hết, trong cảm nhận của tôi, có vẻ có ba giới hạn là lực cản mang tính chủ quan đến từ thế hệ - tuổi tác, tính toán chính trị và tâm l‎ý ý thức có vai trò ngăn trở các tiến hóa chính trị, quyền lực của Đảng.

Thứ nhất, giới hạn của phạm vi tuổi tác của các thế hệ lãnh đạo của Đảng có vẻ đang là một lực cản có tác động mạnh. Thế hệ đang chấp chính trong bộ máy 'chóp bu' ở Việt Nam hiện nay đa số là các đảng viên kỳ cựu được trưởng thành trong giai đoạn mà trong nước vẫn gọi là cuộc chiến tranh ‘chống Mỹ cứu nước.’
Những người không trực tiếp ‘cầm súng’ thì cũng thuộc các lực lượng chính trị, xã hội, các tổ chức ở hậu phương, hoặc con cháu của những đảng viên ‘chiến binh’, ‘cán bộ’ trong chiến tranh của Đảng.

'Tuổi tác'

"Không có gì đảm bảo chắc chắn rằng các cán bộ lãnh đạo thuộc thế hệ trẻ sẽ thoát khỏi ý thức hệ, tâm lý và não trạng chuyên chính như trên"
Tuổi tác quyết định ít nhất hai điều. Trước hết, những người lãnh đạo có thể mang theo họ những ảnh hưởng tâm l‎ý chính trị, ý‎ thức thời chiến, ấn tượng tâm l‎ý của thời kỳ xung đột địch ta quyết liệt và không kém phần bạo lực do hoàn cảnh. Đây là cũng là giai đoạn không chỉ xuất hiện các yếu tố cấu thành tâm l‎ý thù hận, địch ta, mà đặc biệt là giai đoạn của tâm lý và não trạng lãnh đạo được cho là duy ý chí, nguyên tắc máy móc về chuyên chính vô sản, điều đã được nhiều nhân sỹ, trí thức trong đợt góp ‎ý kiến nhân lần sửa hiến pháp vừa qua nhắc tới, nhất là sau phát biểu của ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng gần đây “sửa gáy” đảng viên, cán bộ (và qua đó, cảnh cáo, răn đe quần chúng về thái độ và lập trường của họ) khi đóng góp sửa đổi Hiến pháp, cũng như trong chiến dịch truyền thông, tuyên truyền bảo vệ Đảng và chế độ rất rầm rộ hiện nay.Tiếp đó, cũng giống như trường hợp của Kim Jong-un, tân lãnh tụ của Bắc Triều Tiên, mặc dù trẻ tuổi, ở độ tuổi trên dưới 30, nhưng không có gì đảm bảo chắc chắn rằng lớp các cán bộ lãnh đạo thuộc thế hệ trẻ cộng sản sẽ thoát khỏi ý thức hệ, tâm lý và não trạng chuyên chính như trên. Một trong các lý do là vì nếu họ được cơ cấu vào bộ máy lãnh đạo các cấp, thì trên con đường đi tới quyền lực, họ chịu sự ảnh hưởng của các thế hệ cha anh, cha chú lãnh đạo, xung quanh họ vẫn còn các tác động của những người mà có thể “tôi đưa anh lên được, thì tôi cũng có thể hạ anh xuống được.” Nhưng quan trọng nhất, môi trường "xã hội hóa về chính trị” kép từ nền giáo dục đậm màu sắc “lịch sử chiến tranh” và “chuyên chính vô sản” từ phổ thông cho tới trường Đảng, lại bổ sung thêm bằng các môi trường rèn luyên đã được “cơ cấu”, “dự kiến, quy hoạch nhân sự” và thực tập quyền lực trong môi trường cạnh tranh quyền lực với “thẻ đoàn, thẻ đảng, bổng lộc, sổ đỏ (đất đai), cổ phần ưu đãi và tương lai là sổ hưu,” họ có xu hướng đã thích ứng mạnh và củng cố tâm l‎ý, ý thức chính trị một cách chủ động, có ý‎ thức, và qua đó biến những yếu tố này trở thành thành tố “kiên định” kiểu “thép đã tôi thế đấy” và có thể "bảo hoàng hơn cả vua" bên cạnh sự nhạy bén với "lợi ích kinh tài cá nhân và phe nhóm". Họ, nếu vẫn trong guồng máy cũ, với tư cách một thế hệ lãnh đạo mới, có thể sẽ không có sự đổi mới như ai đó mong đợi về cải tổ chính trị-xã hội, cách mạng dân chủ, nhân quyền triệt để ở Việt Nam, cả trong và ngoài nước, kỳ vọng.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng (trái) đề cao việc bảo vệ đảng và quyền lực của chính quyền

Tất nhiên, thích nghi, thích ứng là một năng lực đặc biệt của con người, nếu giữ không được, khi thời cuộc thay đổi, thì những tầng lớp lãnh đạo hiện nay, và những thành phần tiềm năng trong “thế hệ trẻ” sẽ thay đổi rất nhanh, nếu họ tính toán, cân nhắc thay đổi theo kịch bản nào là có lợi nhất cho họ, thậm chí chỉ qua một đêm, khi xuất hiện dấu hiệu cải tổ chính trị, thể chế và xã hội mới, căn bản và thực sự.

'Chắc cờ'

Giới hạn có tính lực cản thứ hai có vẻ nằm ở bài toán và tư duy cân nhắc thiệt hơn của Đảng nên cải tổ, đổi mới trong tình hình hiện nay hay là không làm gì, hoặc vừa di chuyển vừa kiểm soát, nếu buộc phải di chuyển.

Trong một bài viết của mình trên BBC, một ‎ý kiến của nhà quan sát và vận động trong nước cho rằng những người chiến đấu cho cải tổ chính trị, cải cách dân chủ ở Việt Nam cần phải “thẳng thắn với đảng, thành thật với mình,” theo tôi điều này liên hệ tới một giới hạn thứ hai của đảng, đó là tâm lý “chắc cờ” của họ. Đảng ngày càng tuyên bố phải nắm chắc quyền lực hơn, thì làm sao có thể nghe ‎và làm theo một cách đơn giản ý kiến của các giới nào đó đòi đảng chia sẻ quyền lực, thậm chí từ bỏ nó?

Lâu nay, trên truyền thông mạng không chính thức, có ‎ý kiến trào phúng cho rằng Tổng bí thư Đảng Cộng sản là thiếu sáng suốt, trong khi một số ý kiến khác cho rằng ngược lại, nhà lãnh đạo của Đảng hiện nay không hề lú lẫn như bị cáo buộc.

Hai luồng ý kiến đều có thể có những l‎ý riêng của mình, một bên có thể cho rằng nhà lãnh đạo của Đảng không nhìn thấy hết tiền đồ và đang tích cực làm những việc chỉ dẫn đến tương lai thiếu bền vững của Đảng, khi ông và các đồng chí cố tình “giữ khư khu” quyền lực; còn bên kia thì có thể lập luận rằng “nếu ông Tổng bí thư cải tổ kiểu Gorbachov, ông và các đồng chí, chiến hữu của ông sẽ không còn ghế quyền lực để ngồi, và bổng lộc để hưởng, chưa kể có thể bị trừng phạt, trả thù,” bởi vậy nên phải giữ chắc, thì đó là tính toán chính trị dựa trên cân nhắc hơn thiệt, có sự tham gia của hoạt động tư duy "trí tuệ" ở nhà lãnh đạo đó, chứ không phải đơn thuần là “lú lẫn.”
"Tâm l‎ý sợ buông ra là đánh mất này đã làm cho Đảng quyết định siết chặt, và nó đứng đằng sau việc đảng đang sử dụng bộ máy tuyên truyền và an ninh, kể cả lực lượng vũ trang, để thắt lại, định hướng lại dư luận xã hội, răn đe các lực lượng cạnh tranh"
Nhưng tôi cho rằng chính tính toán “chắc cờ”, “giữ khư khư” quyền lực này là giới hạn, hạn chế thứ hai của Đảng. Nó có vai trò như một lực cản, một phanh hãm của mọi dự án, mọi tư duy đổi mới. Chưa bơi đã sợ chết đuối, chưa chạy đã sợ ngã, chưa ra tới biển lớn đã muốn quay về nhà, do đó mà có thể có luồng ý kiến cho rằng, Đảng đang “ăn đong” , đang “bóc ngắn cắn dài” trên chính "di sản chính trị đếm từng ngày" của mình, bất luận thân phận, tương lai của dân tộc ra sao và được ngày nào thì hay ngày ấy.

Như vậy, tâm l‎ý sợ buông ra là đánh mất này đã làm cho Đảng quyết định siết chặt, và nó đứng đằng sau việc đảng đang sử dụng bộ máy tuyên truyền và an ninh, kể cả lực lượng vũ trang, để thắt lại, đưa vào khuôn khổ, định hướng lại dư luận xã hội, răn đe các lực lượng cạnh tranh, muốn thách thức quyền lực, từ những người được cho là các nhóm phản biện xã hội công khai có nguồn gốc cán bộ, đảng viên của Đảng, chính quyền, hay những ai mà đảng cho là các “thế lực thù địch” lợi dụng, tuyên truyền, chống phá, mặc dù họ có thể luôn biểu đạt chính kiến một cách công khai và bất bạo động, chân thành đến mức nào.

'Sợ hãi'

Giới hạn mang tính lực cản thứ ba, như trong một tiết lộ gần đây của một giảng viên cao cấp trong hệ thống đào tạo và l‎ý luận của quân đội đã cho thấy, Đảng sợ mất “sổ hưu.” Sổ hưu ở đây như nhiều bình luận trên mạng đã phân tích, chính là nỗi sợ không định đoạt, kiểm soát được tương lai gần, tương lai xa, bổng lộc, quyền lực mà hiện nay được cho là "vô giới hạn" của Đảng (chính quyền vẫn chưa có luật về Đảng). Nỗi sợ hãi này về những trừng phạt của chính quyền hậu cộng sản, phi cộng sản, trong tương lại, về những áp lực đòi hỏi tìm lại công lý bị mất trong quá khứ của quần chúng, nhân dân một khi đảng đánh rơi quyền lực, đã làm cho Đảng co lại và tìm tới phương thuốc dễ dàng nhất, vốn đã sử dụng quen lâu nay, dù càng ngày càng có vẻ bị "nhờn" trước dân, đó là “chuyên chính vô sản” và sử dụng các răn đe, trừng phạt, thậm chí chế áp bằng bạo lực trước dân nhằm triệt tiêu, ngăn chặn mọi hiểm họa có thể dẫn tới “cơn bão lốc” cách mạng của quần chúng. Và để giải quyết tạm thời trong một hay một vài đại hội đảng, nếu có, của mình, chính quyền và đảng quyết định tiếp tục điều mà tôi gọi là “xuất khẩu nỗi sợ” sang quần chúng. Đáng nhẽ tôi sợ anh, thì anh lại phải sợ tôi, và tôi làm cho anh sợ tôi, để anh không thấy tôi sợ anh.

Biểu tình ở Việt Nam
Có thể chính quyền đang ngại các cuộc xuống đường của dân chuyển hướng thách thức vào quyền lực của Đảng

Quy luật tâm l‎ý chuyển hóa nỗi sợ theo phương cách này có thể hoạt động trong một số tình huống, nhưng được cho là không bền vững, vì có ít nhất hai lẽ. Sợ hãi trong một thời gian quá dài có thể sẽ dẫn người mang tâm lý đó, như quần chúng, công dân ở một số quốc gia, xã hội, cộng đồng tới một mức độ quá khiếp sợ và dẫn tới nhu cầu cấp bách phải chuyển hóa nỗi sợ của họ sang dạng “tức nước vỡ bờ”, tức là một cấp độ còn cao hơn “nhờn thuốc” (không sợ, hết sợ, bão hòa, trơ ra, bất cần...), và tiến tới “vượt qua sợ hãi”, động lực bùng nổ tâm l‎ý đã góp phần làm nên các cuộc cách mạng mùa Xuân Ả-rập gần đây, và cuộc cải tổ sâu rộng làm sụp đổ toàn bộ hệ thống chính trị chuyên chế ở Đông Âu theo chủ nghĩa xã hội trước đây, trong đó có Ba Lan, Cộng hòa Dân chủ Đức, Roumani, Liên Xô, v.v…

Mặt khác, bị nỗi sợ mất chính quyền này chắn lối, các dự án, ý đồ cải tổ chính trị nếu có ở trong đảng có thể sẽ bị chặn lại, (nhất là ở điểm then chốt là cải tổ triệt để về chính trị, thể chế và quyền lực, dân chủ hóa, tôn trọng các thiết chế đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, dẫn nhập các yếu tố nhà nước pháp quyền thực sự, chuẩn bị chủ động, chu đáo cho các quá trình chuyển đổi kinh tế, chính trị và xã hội hậu thể chế, hậu mô hình chuyên chế, trong đó đảm bảo chuyển giao hòa bình, phát triển bền vững, văn minh, có trách nhiệm và tôn trọng luật pháp...), để tiếp tục làm cho đảng “ổn định quyền lực về hình thức trong hiện tại, nhưng bất chắc về tương lai.” Bằng chứng là nếu ai hỏi các lãnh đạo đảng xem đảng sẽ tồn tại trên vị thế độc tôn thâu tóm chính quyền trong bao lâu, thì khó có ai trong họ có câu trả lời rõ ràng và thuyết phục. Còn nếu hỏi dân, thì cần mở ra trưng cầu ý kiến khách quan, công khai, nghiêm chỉnh, câu trả lời đó có thể sẽ có ngay, và do đó, sẽ bị loại bỏ trong mọi dự án manh nha, từ trứng nước. Thời gian ba tháng vừa qua khi góp ý thay sửa Hiến pháp chưa “bị siết lại” đã cho thấy rõ một phần câu trả lời, với nhiều ý kiến nói thẳng: đảng chỉ có thể tiếp tục sinh mệnh chính trị trong tưong lai nếu chịu chia sẻ và thậm chí từ bỏ quyền lực mà trên hình thức, nguyên tắc được thể hiện ở Điều 4 của Hiến pháp hiện hành.

'Môi trường'

Trên đây là ba giới hạn đóng vai trò các trở ngại chủ quan, đến từ bên trong nội bộ đảng, có liên quan thế hệ - tuổi tác, tính toán thiệt hơn nhất thời và tâm lý sợ hãi cùng cách thức xử lý.
"Nếu cả hai bên còn chơi bóng bàn kiểu này, mà hiện rất khó có diễn biến khác, thì trận thi đấu sẽ còn kéo dài tới khi nào mà hai bên còn có thể duy trì các cách chơi của họ. Tức là chưa có hồi kết"
Tiếp theo, trong số nhiều giới hạn, trở ngại khác, tôi muốn đề cập tới ba giới hạn hay trở ngại có tính “khách quan” đến từ môi trường, làm ngăn bước tiến hóa trong vị thế quyền lực và sinh mạng chính trị của Đảng. Đó là các giới hạn, trở ngại đến từ: thứ tư, cung cách đấu tranh cho cải tổ chính trị, dân chủ ở trong nước; thứ năm, môi trường ‎ý thức hệ; và thứ sáu, vai trò của áp lực quốc tế mà chủ yếu từ các thể chế và nhà nước dân chủ phương Tây.

Trong thành tố của cải tổ chính trị ở Việt Nam, trong ý thứ tư, các lực lượng muốn cải tổ tuyệt đối ở bên trong và xuất phát từ nội bộ của đảng (trí thức, đảng viên, cán bộ hưu trí) mặc dù đã tỏ ra hết sức can đảm, vẫn buộc phải sử dụng các hình thức che chắn, đề phòng cho an ninh của mình, trong đó có cách nói “men men”, “dựa vào luật của chính quyền” do đảng đề ra, quyết định, để đấu tranh từng bước, từng nấc, trong khuôn khổ, để thay đổi chính khuôn khổ chung. Đây chính là một điều kiện để đảng và chính quyền cũng dựa vào đó “kéo dài cuộc chơi”, với việc gia hạn nhận ‎ý kiến tu chỉnh Hiến pháp lần này là một ví dụ, hay việc thu hút cả xã hội, dư luận xã hội vào một trung tâm chú ‎ý là “sân khấu sửa hiến pháp” vẫn “từ túi của đảng” rút ra là một ví dụ khác. Nếu cả hai bên còn chơi bóng bàn kiểu này, mà hiện rất khó có diễn biến khác, thì trận thi đấu sẽ còn kéo dài tới khi nào mà hai bên còn có thể duy trì các cách chơi của họ. Tức là chưa có hồi kết. Việc bảo cả hai bên thay đổi cách chơi của mình, mà hiện nay có vẻ còn tương đối an toàn cho cả hai bên, do vậy, có vẻ khó khăn.

Đặc biệt điều này càng khó khi hai bên chơi bóng không có trọng tài, không ai đảm bảo rằng nếu cải tổ xảy ra, hoặc không xảy ra thì điều gì sẽ xảy đến với thận phận chính trị của mình. Đây chính là dạng lực cản tinh vi ngăn trở một kịch bản, dự án nào đó về chuyển giao, hay thay đổi, hoặc tiến hóa quyền lực trong dạng thức mới, trong tương lai của đảng có liên quan tới quyền lợi, lợi ích chính đáng của nhân dân và quốc gia, vận mệnh của dân tộc.

'Phương Tây'

Lãnh đạo Trung Quốc
TQ vừa thay đổi thế hệ lãnh đạo với cam kết giữ ổn định chính trị và quyền lực của đảng, bên cạnh tăng trưởng

Thứ năm, như những gì mới diễn ra ở Cuba và Trung Quốc, thậm chí Bắc Triều Tiên, bất chấp các chuyển biến ở Miến Điện hoặc ở nơi khác gần đây, toàn bộ khối các quốc gia đang sử dụng chuyên chính vô sản như hình thức quản l‎ý, công nghệ xã hội nhằm duy trì, thống trị quyền lực độc tôn và toàn trị, vẫn chưa chuyển biến, thay đổi “cấp tiến”, "căn bản." Thậm chí Trung Quốc được cho là còn có các động thái tạo lực đẩy, lực kéo hướng một số quốc gia cộng sản ít nhất là không rời khỏi vòng ảnh hưởng chính trị, kinh-tài của mình, chưa nói là ngăn họ rơi vào vòng ảnh hưởng của phương Tây. Câu hỏi đặt ra là trong khi Việt Nam còn chịu ảnh hưởng tương tác liên đới về hình thức, tâm lý “với khối quốc gia với ý thức hệ cộng sản chủ nghĩa ” này, với toàn khối vẫn chưa động thủ, chưa trao trả quyền lực hay trong quá trình chuyển giao, chia sẻ quyền lực đích thực, thì tại sao Việt Nam (đảng cộng sản) lại phải thay đổi?

Đây là một lực cản dù không hẳn rõ ràng, nhưng về mặt tâm lý chính trị, nó có vai trò tiếp tục để Đảng cộng sản duy trì cách chơi cũ, não trạng cũ và tiếp tục “ngó nghiêng” môi trường, chờ đợi, chờ thời, và dựa vào đó mà quyền biến ứng xử sau, mặc dù về mặt biện chứng mà nói, các dòng tư duy biến đổi, các động thái biến chuyển có thể vẫn không ngừng diễn ra trong nội bộ đảng, nội bộ chính quyền, trong các tầng lớp nhân dân, xã hội, cộng đồng và quần chúng.
"Ngoài ra, mặc dù môi trường là quan trọng, nội lực tự thân có vai trò như thế nào? Nếu một chủ thể cầm quyền trong xã hội nhất định không đổi mới, hoặc chậm cải tổ, thì xử thế của các chủ thể còn lại và tương tác giữa họ sẽ phải và cần ra sao?"
Và cuối cùng là giới hạn tới từ “phương Tây”. Lực cản thứ sáu này đến từ môi trường khách quan, với việc nhiều quốc gia và định chế dân chủ phương Tây trong mấy năm qua được cho là “ít nhiều bị bận rộn, sa lầy” giải quyết các vấn đề kinh tài nội bộ của khối, của từng quốc gia, tổ chức trong đợt suy thoái kinh tế toàn cầu, nên có thể ít nhiều giảm thiểu các trọng tâm chú ý và can thiệp tới một số quốc gia vốn “cần” được chuyển đổi sang thể chế dân chủ văn minh (trong đó có các chế độ cộng sản còn lại, mà Việt Nam là một thành viên). Trên thực tế, đây là một điểm có thể gây tranh cãi. Phương Tây "bận rộn", nhưng có vẻ vẫn đang hiện diện ở một số địa điểm trên thế giới như Syria hay Miến Điện, sau Libya. Tuy nhiên đúng là cách chơi của các quốc gia này với khối cộng sản đã phức tạp hơn trước, trong hợp tác có tác động, áp lực, trong tác động áp lực, có nhượng bộ, hợp tác.

Vấn đề là ai quan trọng với ai hơn trong một quan hệ, lĩnh vực, thời điểm gắn với lợi ích cụ thể; và vấn đề nội bộ của riêng Việt Nam có tới mức cấp thiết với các quốc gia phương Tây hay các thể chế được cho là “tiến bộ, tiên phong” đó trên thế giới hay không? Đó là các câu hỏi chưa hẳn có sẵn câu trả lời, chưa nói tới luật pháp Quốc tế, hay bản thân các thiết chế chính trị, luật pháp của Liên hợp quốc và nhiều định chế quốc tế khác, cũng còn tiếp tục định hình, hoàn thiện, chuyển mình trong thế kỷ 21. Ngoài ra, mặc dù môi trường là quan trọng, nội lực tự thân có vai trò như thế nào? Nếu một chủ thể cầm quyền trong xã hội nhất định không đổi mới, hoặc chậm cải tổ, thì xử thế của các chủ thể còn lại trong quốc gia và tương tác giữa họ với chủ thể kia sẽ phải và cần ra sao?

Và trong khi còn chờ đợi câu trả lời, phải chăng đây có thể là một yếu tố nữa như lực cản khách quan khiến đảng Cộng sản chưa thấy “cấp thiết” cần cải tổ như những gì mà những người khác, chủ thể chính trị - xã hội khác trong xã hội, trong nhân dân, các giới, các tầng lớp có thể ít nhiều đã nhìn thấy trước và đang không ngừng cầu vọng.

Quốc Phương
bbcvietnamese.com
 
 


Copy từ: NV Phạm Việt Đào

Phú Yên: Kỷ luật hàng loạt giám đốc ngân hàng


Ngày 18-3, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Phú Yên cho biết Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ra quyết định kỷ luật cách chức Ủy viên Ban Cán sự Đảng ngân hàng tỉnh, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng ủy khối doanh nghiệp tỉnh, Đảng ủy viên Đảng ủy Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) Chi nhánh Phú Yên đối với ông Lê Tấn Vân, nguyên giám đốc VietinBank Chi nhánh Phú Yên.

Từ năm 2007 đến tháng 3-2011, trên cương vị giám đốc VietinBank Phú Yên, ông Vân đã có nhiều sai phạm trong quản lý tín dụng như phát hành và gia hạn 13 thư bảo lãnh khống; ký duyệt cho vay sai quy chế làm phát sinh nợ xấu, gây nguy cơ mất vốn lớn. Liên quan đến vụ việc, hàng loạt cán bộ ở VietinBank Chi nhánh Phú Yên cũng bị kỷ luật.
Ngoài ông Vân, ông Nguyễn Công, nguyên giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV) Chi nhánh Phú Yên và ông Đào Tấn Nguyên, giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh Phú Yên, cũng bị đề nghị cách chức các chức vụ trong Đảng. Lý do, ông Công có nhiều sai phạm trong quản lý tín dụng, gây phát sinh nợ xấu, nguy cơ mất vốn ở BIDV Phú Yên; ông Nguyên có nhiều sai phạm, bất chính trong quan hệ cá nhân.
Vì ông Nguyên là Tỉnh ủy viên nên đang chờ Ban Bí thư Trung ương Đảng ra quyết định kỷ luật. Riêng ông Công, do Tỉnh ủy Phú Yên lấy phiếu kỷ luật không quá bán với hình thức cách chức các chức vụ trong Đảng nên đang chuyển hồ sơ lên Ủy ban Kiểm tra Trung ương xem xét ra quyết định.
H. Ánh


Copy từ: Người Lao Động

“Hội đồng chuột”!


Tô Văn Trường
Trong bài “Bàn về sự ấu trĩ” của tác giả Giản Tư Trung có đoạn bình luận: “Một biểu hiện của bệnh ấu trĩ ở những người có quyền là họ thường xuyên đưa ra những quyết sách tồi nhưng bản thân họ lại không nhận ra điều đó. Một nhà lãnh đạo giỏi có thể không cần phải biết tất cả mọi thứ, giỏi tất cả mọi việc nhưng sẽ biết ai là người mình nên lắng nghe và ai là người mình nên tin tưởng, sẽ phân biệt đâu là quân tử và đâu là ngụy quân tử, đâu là thực tài, đâu là ngụy tài. Nhà lãnh đạo ấu trĩ thường không có khả năng này bởi họ đã mất đi khả năng phân biệt ai là ai, cái gì là cái gì và mình là ai. Người có tiếng ấu trĩ không tự ý thức được cái “tiếng” mà mình có được là theo kiểu nào (danh tiếng hay tai tiếng)”.
Theo tôi hiểu, công luận hiện nay có cụm từ khá phổ biến “Hội đồng lú lẩn” để chỉ về những người hay bàn và đưa ra các chủ trương đường lối chính sách phát triển của đất nước “không giống ai” gây tổn hại đến uy tín của hệ thống chính trị và tác động xấu đến cuộc sống của người dân. Đây cũng là cái yếu kém nhất của chế độ nào quá tùy thuộc vào con người lãnh đạo, cho phép nó thao túng bộ máy cầm quyền. May được người cầm đầu tốt thì còn đỡ, gặp những kẻ không ra gì thì cả nước khốn nạn. Đối với các Hội đồng thuộc lĩnh vực khoa học kỹ thuật, nếu kết quả thể hiện sự bất lực, vô bổ do nguyên nhân khách quan và chủ quan, nó đều được gán cho cụm từ “Hội đồng chuột”! Suy cho cùng cả 2 dạng Hội đồng nói trên đều nằm trong phạm trù của Hội đồng khoa học công nghệ.
Những người làm công tác tham mưu cho các nhà chính trị thường gọi là cố vấn, còn dân khoa học hay sử dụng thuật ngữ tư vấn. Trong lịch sử phát triển của đất nước, các nguyên thủ quốc gia thường lập ra Ban cố vấn vì dù có là vĩ nhân, cũng chẳng thể nào biết tất cả và không thể không có lúc sai lầm.
Đối với những người làm cố vấn có trình độ, bản lãnh, họ có nguyên tắc sống:“Cố vấn là người cho lời khuyên nên làm chứ không phải đệ trình, kiến nghị”. Những người giữ vai trò cố vấn thường là 5 không: (1) Không ở tổ chức thứ bậc trên, dưới; (2) Không đại diện cho ai cả; (3) Không ai đại diện cho cố vấn; (4) Không là cấp trên của ai; (5) Không là cấp dưới của bất kỳ ai. Chỉ có như thế, cố vấn mới phải đào sâu suy nghĩ, thể hiện chính kiến của mình. Đối với những người làm tư vấn kỹ thuật, không thể có vị trí độc lập và vai trò, trách nhiệm như cố vấn, nhưng đôi khi đòi hỏi phải có bản lãnh của người cố vấn.
Gần đây, tôi lại được nghe một số người nhận xét đại ý về Dự án cảng Lạch Huyện đầy rẫy các khuyết điểm cả về tầm nhìn quy hoạch, “lách luật” để không trình xin ý kiến chủ trương của Quốc hội, lãng phí về kinh tế, tác động lớn đến môi trường như đã bị công luận và các nhà khoa học chỉ rõ, nhưng trước sức ép của số vị lãnh đạo, Hội đồng đánh giá tác động môi trường đã phải thông qua với thời gian kỷ lục bất thường, phải chăng đây là “Hội đồng chuột”?!
Nhận xét trên, công tâm mà nói vừa đúng, vừa sai. Đúng ở chỗ công luận đã thấy rõ ý đồ của lãnh đạo lấn át tất cả đạo lý và khoa học. Có thông tin, người ta sẽ phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) cảng Lạch Huyện trước Tết năm Quý Tỵ để kịp khởi công theo dự định, bất chấp các ý kiến phản biện của Hội đồng. Nhiều thành viên Hội đồng không tin, vì báo cáo chưa đủ thời gian để sửa chữa 20 điểm góp ý của Hội đồng nêu trong kỳ họp lần trước (đặc biệt chưa xin chủ trương về đầu tư của Quốc hội, chưa được sự đồng ý của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch bằng văn bản), nhưng éo le thay thông tin trên được thực tế chứng minh là sự thật! Trưa ngày thứ Tư, 6/2/2013 (ngày 26 Tết) nhiều đại biểu mới nhận được báo cáo sửa chữa ĐTM, chưa kịp mở đọc, nhưng buổi chiều cùng ngày đã phải họp. Buổi họp vắng mặt 6/20 thành viên. Nhiều câu hỏi tiếp tục được đặt ra để tư vấn nghiên cứu xem xét lại, nhưng chỉ 2 ngày sau, tức là 28 Tết, người ta đã hoàn chỉnh hồ sơ và soạn thảo Quyết định trình lãnh đạo Bộ phê duyệt. Một kỷ lục nhanh chưa từng có đến nỗi nhiều thành viên Hội đồng nghe tin chỉ biết lắc đầu, hay nói như tụi trẻ bây giờ thì đúng là "chán chả buồn chết"!
Theo tôi biết, cụm từ “Hội đồng chuột” thường được dùng để chỉ những cuộc họp bàn vô bổ, viển vông, không thực hiện được, xuất xứ từ câu chuyện cười kể về một lũ chuột bàn với nhau làm thế nào tránh khỏi bị mèo bắt và ăn thịt. Một con chuột nêu sáng kiến treo vào cổ mèo một cái chuông nhỏ, để mèo đi đến đâu cũng có tiếng chuông báo hiệu cho chuột biết mà tránh. Tất cả lũ chuột hoan nghênh khen là sáng kiến hay, nhưng đến khi hỏi làm thế nào treo được chuông vào cổ mèo, ai xung phong làm việc đó, thì tất cả im thin thít. Nếu đi từ xuất xứ như vậy thì không thể gọi Hội đồng các nhà khoa học là “Hội đồng chuột” được, vì Hội đồng bàn chuyện thiết thực, nêu kiến nghị có căn cứ khoa học; đáng chê ở đây không phải là Hội đồng mà là các nhà lãnh đạo lập ra (hoặc buộc phải lập ra) Hội đồng nhưng không chịu nghe Hội đồng. Gọi tên gì thì tôi chưa nghĩ ra, nhưng không phải là tìm tên cho Hội đồng mà là cho các nhà lãnh đạo.
* * *
Chọn kinh tế biển làm ngành mũi nhọn là đúng, nhưng phải làm trên luận cứ khoa học tin cậy, công khai minh bạch, không để bọn lạm dụng chính trị làm giàu bất chấp các hậu quả.
Phải xem xét lại bài toán quy hoạch cảng biển, vì quy hoạch là tiền đề cho sự phát triển đúng hướng (nhu cầu tăng trưởng, nguồn hàng, cơ sở hạ tầng, nguồn lực, v.v.). Các bài học đắt giá về tư duy sai lầm, xây dựng cảng ở những nơi không đủ điều kiện dẫn đến bỏ ra hàng nghìn tỷ đồng nạo vét hoặc làm luồng lạch mới, hầu hết hệ thống cảng biển làm ăn thua lỗ... hình như chưa làm những người có trách nhiệm của ngành giao thông ”sáng mắt”!
Ngay trong Hội đồng ĐTM cũng đã nêu rõ các bài học sử dụng 5 cửa sông chính đổ ra biển từ mảnh đất Hải Phòng trong 20-30 năm vừa qua cho thấy sự thất bại của sự can thiệp của con người đối với dải đất ven biển giàu tiềm năng này.
Bắt đầu từ hiện tượng nông hóa và bồi lấp không còn khái niệm cửa sông Thái Bình theo đúng nghĩa của nó, đến đắp đập Đình Vũ (năm 1978) lấp cửa sông Cấm – một trong những cửa luồng chính vào cảng Hải Phòng – gây sa bồi nghiêm trọng đối với vùng cửa Nam Triệu – luồng chính vào cảng Hải Phòng hiện nay, và làm thay đổi toàn cảnh bức tranh phân bố phù sa trong diện rộng của vùng cửa sông hình phễu Bạch Đằng (từ bắc Đồ Sơn đến Lạch Huyện). Cửa Nam Triệu (cửa mở chính của hệ cửa sông hình phễu Bạc Đằng) bị sa bồi nông dần, đến nay chỉ còn sâu 2,5 m - 2,7 m, sẽ rất khó khăn cho tàu thuyền qua lại, đặc biệt là tàu trọng tải lớn, ảnh hưởng lớn đến vị thế của thành phố biển Hải Phòng. Gần 150 năm về trước, nhà địa lý hàng hải người Pháp Gouru trong một chuyến khảo sát luồng lạch đã cắm sào và không lầm lẫn khi nói rằng nơi đây (bến Ninh Hải xưa) chính là địa điểm đẹp nhất để làm cảng nước sâu ở phía Bắc châu thổ sông Hồng và bắc Việt Nam. Bức tranh ảm đạm về sa bồi vùng cảng Hải Phòng do các sai lầm về khai thác, sử dụng không hợp lý và quản lý phát triển thiếu hiệu quả dải đất ven biển này gây ra mà những bài học thất bại nhìn thấy của nó chưa được cân nhắc cho việc chọn vị trí tiền cảng nước sâu của hệ thống cảng Hải Phòng hiện giờ!
Kéo theo sai lầm nói trên đáng lẽ cần nói cả về tác động về kinh tế khi phải tốn kém xây dựng một loạt công trình phụ trợ cho cảng này bằng ngân sách nhà nước và vốn vay ODA (đường, công trình…). Cách làm này vẫn là để giải quyết tình thế như đã nói trên: lấp cửa Cấm thì đi cửa Nam Triệu, mất cửa Nam Triệu thì đào kênh Cái Tráp, hỏng kênh Cái Tráp thì đào kênh Hà Nam hiện nay và Lạch Huyện 20 năm nữa sẽ lặp lại bài học nói trên! Khi đó thành phố Hải Phòng không còn “lỗ mũi” nào để thở và cái thế “cửa ngõ hướng biển” sẽ bị đe dọa nghiêm trọng, ảnh hưởng toàn diện đến tăng trưởng kinh tế của một “cực phát triển” trong bình đồ tổ chức lãnh thổ duyên hải mang tầm chiến lược của đất nước. Thiết nghĩ, lịch sử không thể làm lại, nhưng học được các bài học thất bại của quá khứ lại là một sự khôn ngoan và lợi thế của người đi sau và cần người có bản lĩnh và trí tuệ!
Chất lượng quy hoạch cảng (dự báo lượng hàng) đang là dấu hỏi lớn! Dự án đầu tư xây dựng công trình cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng – giai đoạn khởi động là dự án có thể nói là rất lớn (cảng tỷ đô) trong bối cảnh đất nước đang gặp rất nhiều khó khăn về kinh tế, nợ công đại vấn đề thì việc gấp rút triển khai có hợp lý hay không? Mặt khác việc vận chuyển hàng của các công ty vận tải lớn của chúng ta trong giai đoạn này đang gặp nhiều khó khăn, nhiều tàu chở hàng loại lớn bị bỏ hoang cả trong nước và nước ngoài, không có lương cho thủy thủ.
Tác động của việc nạo vét 40 triệu m3 bùn cát (kể cả thành phần kim loại nặng) đến môi trường xung quanh và phương án đổ ra biển chưa thuyết phục. Báo cáo chưa đề cập vấn đề đổ thải ở vị trí khác nếu như Dự án không được phê duyệt và cho phép đổ thải ra khu vực ngoài khơi như đã nghiên cứu. Báo cáo hoàn toàn thiếu các biện pháp giảm thiểu tác động xấu do dự án đối với vườn Quốc gia Cát Bà, Khu bảo tồn biển, Khu dự trữ sinh quyển quần đảo Cát Bà – Long Châu, Khu di sản thiên nhiên thế giới Cát Bà, các bãi tắm. Bởi thế, tại các phiên họp thẩm định báo cáo ĐTM, đại diện của Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch phát biểu (kể cả công văn chính thức của Bộ VHTTDL) trả lời Bộ Tài nguyên & Môi trường không có câu nào khẳng định sự ủng hộ thực hiện dự án cảng Lạch Huyện.
Chỉ nói riêng phần mô hình toán thì đã đủ thấy giải trình của Tư vấn là không thể chấp nhận.
Tư vấn sử dụng phần mềm IDEA tính toán dòng chảy và bùn cát 3 chiều nhưng kỹ thuật tính toán chưa tiên tiến. Lưới tính theo phương ngang vuông góc không mô phỏng tốt khu vực gần bờ và cũng không đủ độ phân giải để cung cấp kết quả tính tin cậy cho khu vực quan trọng là tuyến luồng. Lưới tính theo phương đứng không đúng phép biến hình nên các lớp lưới cũng nằm ngang một cách cứng nhắc dẫn đến vùng sát đáy cũng như vùng sát mặt nước mô phỏng không tốt.
Mô hình cũng chưa được hiệu chỉnh cho phù hợp với khu vực Lạch Huyện để có độ tin cậy cần thiết. Kết quả tính tại nhiều vị trí kiểm tra rất khác với thực đo. Tuy nhiên đơn vị tư vấn đã không phân tích tìm nguyên nhân để khắc phục mà lại giải trình một cách ngang ngược: "Số liệu tính toán và số liệu quan trắc thực tế trong mô hình mô phỏng thường không hoàn toàn giống nhau"?!
Tài liệu cơ bản đầu vào không chuẩn xác, không đưa ra được kết quả hiệu chỉnh bộ thông số và bộ thông số mô hình đã hiệu chỉnh. Nhiều nội dung giải trình sơ sài chỉ nêu là đã chỉnh sửa bổ sung ở phần nội dung nào tại báo cáo ĐTM.
Giải trình tổng P lớn hơn tổng N là do hiện tượng phú dưỡng là không đúng. Cần phải bổ sung quá trình khuếch tán trong các bước tính toán mô hình.
Giải trình về việc “cần sử dụng chung số liệu đầu vào khi sử dụng hai công cụ MIKE 21 và IDEA” là không phù hợp, vì về nguyên tắc nếu một trong hai công cụ trên có thể mô phỏng được cả 2 quá trình (1) bùn cát, (2) tràn dầu thì chỉ sử dụng một công cụ đó để mô phỏng tính toán cho cả hai quá trình để đảm bảo thống nhất trong mọi kết quả tính toán. Với bất cứ công cụ mô hình toán nào khi ứng dụng đều phải thực hiện tuần tự qua 3 bước: Hiệu chỉnh mô hình, kiểm định mô hình và mô phỏng dự báo. Trong nghiên cứu này không cung cấp kết quả của bước hiệu chỉnh mô hình là sai. Một công cụ khi áp dụng thành công ở một vùng đặc thù này vẫn không thể đảm bảo rằng sẽ tốt khi sử dụng cho một vùng đặc thù khác, nhất là ở nước khác. Hầu hết các công cụ mô hình toán đều tuân thủ nghiêm các “cơ sở lý thuyết chung”, tuy vậy cách xử lý toán cụ thể trong mã nguồn sẽ tác động đáng kể, nhiều khi quyết định công cụ nào sẽ đảm bảo độ tin cậy của kết quả tính. Vì lý do đó nên có những công cụ được ứng dụng rộng khắp, trong khi có công cụ chỉ để phục vụ công tác nghiên cứu phục vụ trình diễn, giảng dạy. Không người nào có thể khẳng định được công cụ nào tốt hơn khi chưa đầu tư nghiên cứu. Để lựa chọn công cụ phù hợp thì tư vấn phải tuân thủ/có trách nhiệm tuân thủ các bước cơ bản/bắt buộc trong phát triển/ứng dụng công cụ mô hình toán. Giải trình về tái khuếch tán (tại trang 19) “Do hiện tượng tái khuếch tán không xảy ra ở khu vực nước sâu” chỉ có thể áp dụng cho trường hợp khuếch tán động học (do xáo động của nước); không thể áp dụng cho trường hợp khuếch tán phân tử (do chênh lệch về hàm lượng vật chất tham gia khuếch tán), và do vậy cả cho trường hợp nước sâu vẫn có quá trình khuếch tán, trong đó khuếch tán phân tử sẽ đóng vai trò lớn!
Giải trình về mô hình bùn cát, khuếch tán bùn cát (tại các trang 20, 21, 22 & 23) là không phù hợp. Tư vấn chưa giải trình được về tính ổn định của kết quả tính, cụ thể giá trị về Courant, Peclet; chưa cung cấp thông số sau khi hiệu chỉnh, kiểm định công cụ mô hình.
Giải trình về công cụ mô hình tràn dầu (trang 23) chưa phù hợp.
Minh họa số điểm cụ thể được trình bày trong bảng dưới đây. Do các mục giải trình không được đánh số nên sẽ sử dụng số trang và số dòng trong bảng giải trình để định vị. Cột thứ tư là phần ĐÁNH GIÁ chi tiết của người viết bài này.
Vị trí
Ý KIẾN HỘI ĐỒNG
Giải trình
Đánh giá của người viết bài
Trang 19, dòng 3
Mức độ tin cậy của các mô hình thủy động lực và mô hình mô phỏng lan truyền bùn cát lơ lửng: Phương pháp? Kiểm định?
Kết quả tính toán bằng mô hình khó có thể trùng khớp với số liệu thực đo.
Kiểm định mô hình để chứng minh công cụ sử dụng trong nghiên cứu là có thể tin cậy được.
Kết quả tính và đo lệch nhau nhiều lại được giải thích như trên thì cần xem lại tính nghiêm túc của nghiên cứu.
Trang 19, dòng 5
Trong nghiên cứu cảng Lạch Huyện thành phần khuếch tán bao gồm thành phần nào? Trả lời không chấp nhận được bởi vì vận chuyển bùn cát (cả lơ lửng và đáy) ở vận tốc tới hạn bùn cát đáy lại bốc lên, nhất là khi nạo vét làm tăng dòng chảy, khi dòng chảy nhỏ bùn cát lại lắng đọng, cho nên cần xét total load nhất là cho điều kiện ở Việt Nam.
3 quá trình Advection + Dispersion + Disfusion đã được xét tới trong mô hình, tuy nhiên mô hình khuếch tán bùn cát không xét tới quá trình tái khuếch tán. Tuy nhiên mục đích của mô hình khuếch tán bùn cát là nghiên cứu phạm vi khuyếch tán bùn cát lơ lửng gây ra bởi hoạt động thi công. Do hiện tượng tái khuếch tán sẽ không xảy ra tại khu vực nước sâu nên mô hình không xét tới sự tái khuếch tán bùn cát.
Cần chứng minh tại khu vực nước đủ sâu đảm bảo không có xảy ra sự tái khuếch tán bùn cát.
Trang 19, dòng 6
Cần phải tiến hành chạy mô hình bồi lắng với toàn bộ khu vực cửa sông chứ không phải chỉ tính với luồng tàu trong nhiều năm.
Rất tiếc là sự biến đổi địa hình trong thời gian dài do việc xây dựng công trình cảng không được tiến hành trong nghiên cứu này.
Việc tính toán theo ý kiến Hội đồng là cần thiết. Không thể chấp nhận sự “rất tiếc” trong một nghiên cứu có tính quan trọng như dự án cảng Lạch Huyện.
Trang 19, dòng 7
Lưới tính toán còn quá thô
Do mục tiêu…
Nghiên cứu cần phải đảm bảo đủ rộng cho toàn bộ vùng bị ảnh hưởng bởi sự nạo vét nhưng cũng phải đủ chi tiết cho khu vực quan trọng là luồng tàu. Với bề rộng luồng là 120 m thì lưới 50 m là quá thô. Giải trình không cho thấy có sự cải thiện chất lượng nghiên cứu sau khi có ý kiến của Hội đồng.
Trang 20, dòng cuối
Công cụ: kỹ thuật tính toán chưa tiên tiến.
Sau khi đã ứng dụng các mô hình thương mại của nước ngoài nhưng không đạt kết quả tốt, Công ty IDEA Consultants Inc đã bắt đầu tự phát triển các mô hình gốc từ thập niên 1980. Mô hình do công ty IDEA tự phát triển đã đạt được kết quả tốt, thuyết phục hơn so với các mô hình của nước ngoài.
Để phục vụ nghiên cứu không nhất thiết phải sử dụng công cụ tiên tiến nhất mà chỉ cần công cụ có mức độ tiên tiến đủ đáp ứng yêu cầu đặt ra.
Tự cho rằng “Mô hình do công ty IDEA tự phát triển đã đạt được kết quả tốt, thuyết phục hơn so với các mô hình của nước ngoài” thì giải thích thế nào việc nó không thể mô hình hóa khu vực tuyến luồng ở độ phân giải đủ đảm bảo chất lượng nghiên cứu?
Với cách giải trình vòng vo như thế thì chỉ có 1 kết luận là mô hình của IDEA không đủ mức độ tiên tiến để đáp ứng bài toán ở cảng Lạch Huyện.
Trang 21, dòng 1
+ Mô hình chưa được hiệu chỉnh đủ tốt về mặt thủy lực. Các vecto vận tốc không trùng khớp.
+ Các thông số của mô hình khuếch tán SS không được trình bày.
+ Cần chứng minh về tính ổn định của mô phỏng vận chuyển và khuếch tán chất lơ lửng, hòa tan.
+ Khi tính toán mô phỏng mô hình lan truyền chất thì phải thỏa mãn hệ số Peclet number.

+ Hiệu chỉnh mô hình chưa tốt. Hình thái sai nghĩa là sai cơ bản nên tổng khớp cũng chẳng có ý nghĩa gì.
1. Kiểm chứng mô hình mô phỏng khuyếch tán bùn cát lơ lửng:
Số liệu tính toán và số liệu quan trắc thực tế trong mô hình mô phỏng thường không hoàn toàn giống nhau.
Trong nghiên cứu mô phỏng, mô phỏng dòng chảy dư (dòng chảy trung bình) đã được thực hiện trên cơ sở vĩ mô (trên toàn khu vực) chứ không phải trên cơ sở vi mô (tại từng vị trí).
Cụ thể:
- Toàn bộ chế độ dòng chảy (ngoại trừ dòng chảy có vận tốc thấp) tại tuyến luồng được coi là rất quan trọng
- Mô phỏng sự biến đổi vận tốc dòng chảy theo hướng từ sông và từ biển dọc tuyến luồng đã được thực hiện.
- Mô phỏng hướng dòng chảy tại từng vị trí đã được thực hiện.
Theo các cơ sở trên, chúng tôi cho rằng kết quả mô phỏng là hợp lý, mặc dù có sự khác nhau giữa số liệu tính toán và số liệu quan trắc.
2. Kiểm chứng mô hình mô phỏng vận chuyển sa bồi:
Đề nghị xem phần trình bày về quá trình bồi lắng và xói mòn trong Báo cáo ĐTM.
Giải thích ngắn gọn:
- Trầm tích đáy sau khi bị xáo trộn bởi sóng hoặc dòng chảy sẽ trở thành bùn cát lơ lửng thông qua quá trình khuyếch tán, đối lưu và bồi lắng. Bùn cát lơ lửng sau khi lắng sẽ tạo thành lớp bùn lỏng tại tầng đáy.
- Khối lượng sa bồi tại tuyến luồng có thể được xác định trên cơ sở các quá trình bồi lắng và xói mòn do tác động của ngoại lực
- Trong mô hình mô phỏng, ngoại lực được xác định dựa trên số liệu quan trắc và cho thấy khối lượng sa bồi phù hợp với kết quả nghiên cứu đo sâu.
Chúng tôi cho rằng việc xác định khối lượng sa bồi do tác động của ngoại lực là cần thiết. Do đó, chúng tôi không trình bày kết quả nghiên cứu quá trình bồi lắng và xói mòn.
Như đã biết, trong nghiên cứu mô phỏng luôn có sự băn khoăn về sự phù hợp của kết quả mô phỏng với số liệu thực đo. Rất khó có thể đạt được kết quả mô phỏng phù hợp hoàn toàn với số liệu thực đo.
Ngoài ra, Trong nghiên cứu này, kết quả mô phỏng dòng dư (trung bình) đã được so sánh với kết quả thực đo để đánh giá cho toàn khu vực chứ không chỉ cho một vị trí cụ thể.
Nghĩa là:
- Chế độ dòng chảy tổng hợp (không kể dòng chảy có vận tốc thấp) tại khu vực tuyến luồng đã được xét tới do tầm quan trọng của dòng chảy tổng hợp.
- Kết quả mô phỏng sự biến đổi dòng chảy theo các hướng (về thượng lưu và hạ lưu).
- Kết quả mô phỏng về hướng dòng chảy tại một vị trí cụ thể đã được kiểm tra.
Như ở trên đã nói, tuy có sự chênh lệch với kết quả thực đo nhưng có thể khẳng định kết quả mô phỏng như vậy là phù hợp.
Kết quả tính toán và số liệu quan trắc thực tế trong mô hình mô phỏng không hoàn toàn giống nhau là điều bình thường nhưng khác nhau nhiều quá, khác tới mức dòng chảy lệch hẳn đi, khác tới mức chỗ bị bồi thì tính ra là xói và chỗ bị xói tính ra là bồi thì không ai có can đảm tin vào kết quả tính toán đó.
Điển hình vận tốc tại điểm V1 tính cho ngày 11/12/2009. Đây là điểm quan trọng vì nằm ngay giữa tuyến luồng và ngay tại cửa sông. Ellip dòng triều cho thấy vận tốc tính tại tầng gần đáy chưa tới 50% giá trị thực đo và hướng của nó bị lệch khoảng 20o so với thực đo. Vận tốc tại tầng đáy sẽ được dùng để tính vận chuyển bùn cát và với một sai số lớn như vậy thì sai số của tính toán bùn cát cũng sẽ rất lớn (lưu lượng bùn cát tỷ lệ với vận tốc ở bậc m với m>1 tùy công thức cụ thể. Như vậy sai số tính bùn cát luôn lớn hơn sai số tính vận tốc). Hay như ellip dòng triều ở điểm V4 cũng vậy. Sai lớn từ tầng mặt tới tầng đáy.
Kết luận “Như ở trên đã nói, tuy có sự chênh lệch với kết quả thực đo nhưng có thể khẳng định kết quả mô phỏng như vậy là phù hợp” là không thể chấp nhận.
Chưa giải trình chất vấn “Các thông số của mô hình khuếch tán SS không được trình bày”.
Trang 22, 3 dòng cuối
Mô hình mô phỏng vận chuyển bùn cát:
+ Chắn sóng, chắn cát được sử dụng như thế nào trong mô hình?
+ Chưa đánh giá được độ tin cậy do thiếu mô tả thông số.
+ Hiệu chỉnh mô hình chưa tốt. Hình thái sai nghĩa là sai cơ bản nên tổng khớp cũng chẳng có ý nghĩa gì.
Trong mô hình khuếch tán bùn cát lơ lửng không xét tới sự hiện hữu của đê chắn sóng và đê chắn cát vì trong thời gian thi công nạo vét chưa có hai công trình này.
Quá trình bồi, xói đã được trình bày trong báo cáo.
Xin giải trình bổ sung như sau:
- Sau khi bùn cát đáy bị khuấy lên bởi sóng hoặc dòng chảy, thì sẽ thành bùn cát lơ lửng qua các quá trình khuyếch tán, bình lưu và lắng tụ. Và bùn cát lơ lửng khi đã lắng tụ tạo thành lớp bùn lỏng tại đáy biển.
- Khối lượng sa bồi ở tuyến luồng có thể tính toán được dựa trên thông tin về quá trình bồi xói do ngoại lực.
-Trong mô hình, ngoại lực được xác định dựa trên số liệu thực đo và kết quả tính toán khối lượng sa bồi được đánh giá là phù hợp với kết quả khảo sát đo sâu.
- Theo chúng tôi sự phù hợp về khối lượng sa bồi do ngoại lực là yếu tố quan trọng, do đó không trình bày về kết quả chi tiết về quá trình bồi xói.
Kết luận là:
Sự phân bố sa bồi không khớp vì kết quả khảo sát đo sâu được thực hiện ngay khi có bão xảy ra vào tháng 9 năm 2005 gây ra sự xáo trộn lớn ở lớp bùn đáy.
Giải trình không đúng nội dung chất vấn.
Giải trình viết: “Sự phân bố sa bồi không khớp vì kết quả khảo sát đo sâu được thực hiện ngay khi có bão xảy ra vào tháng 9 năm 2005 gây ra sự xáo trộn lớn ở lớp bùn đáy”. Vậy tính toán hiệu chỉnh mô hình đã không dựa vào điều kiện thực tế?
Trang 23, dòng 2
Mô hình tràn dầu Lạch Huyện:
+ Không hiệu chỉnh mô hình.
+ Cần xem xét kịch bản tràn nhanh hơn cho phù hợp với thực tế từng xảy ra.
+ Làm rõ các loại dầu và các thông số mô hình cụ thể.
Nếu hiệu chỉnh được mô hình tràn dầu là quá tốt, nhưng điều kiện thực tế không cho phép, không có thông tin tư liệu số liệu về tràn dầu tại khu vực dự án, bộ phần mềm MIKE21 cũng đã được áp dụng vào thực tiễn mô phỏng tràn dầu tại một số dự án, đề án cấp nhà nước, cấp bộ đã nghiệm thu.
- Kịch bản về lượng dầu tràn được chọn lựa dựa trên kết quả thống kê về các sự cố tràn dầu đã xảy ra ở Việt Nam, vì khu vực dự án chủ yếu là tàu vận tải qua lại nên nguồn dầu tràn được chọn là dầu DO (dầu DIESEL), đặc tính kỹ thuật (tính chất lý hóa) theo tiêu chuẩn TCVN 5689:2005.
Các thông số của mô hình được khai báo theo hướng dẫn sử dụng mô hình và kế thừa các kết quả điều tra, khảo sát và nghiên cứu tại khu vực dự án (ví dụ: tỷ trọng nước, nhiệt độ, độ mặn, hệ số nhớt, ....).
- Mô hình tràn dầu có 2 bộ thông số để hiệu chỉnh là thủy lực và quá trình loang dầu. Chưa từng xảy ra tràn dầu nên không có số liệu hiệu chỉnh thông số cho quá trình loang dầu thì có thể chấp nhận nhưng không hiệu chỉnh cả mô hình thủy lực thì không được.
- Giải trình sai địa chỉ. Chất vấn về tốc độ tràn chứ không phải là lượng dầu tràn.
- Cần con số cụ thể của các thông số được dùng trong mô hình chứ không cần số của TCVN.
 
   
Tôi không có thời gian và không đủ kiên nhẫn để tiếp tục chỉ ra hàng loạt các khiếm khuyết không thể chấp nhận của công cụ tính toán mà tư vấn đã sử dụng cho bài toán cảng Lạch Huyện.
Thay cho lời kết
Một số nước xã hội chủ nghĩa trước đây đã gây ra những thảm họa khi ý chí chủ quan của nhóm lợi ích lại núp dưới chiêu bài chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Xét cho cùng đây là căn bệnh chung của nhà nước toàn trị nên ”Hội đồng chuột” cũng giống như một kép hát mua vui trong cung đình mà thôi. Cái ”Hội đồng chuột” ấy chỉ tác yêu, tác quái và tỏ ra "tinh tướng" khi chưa gặp phải Mèo thôi, tức là chưa bị thực tiễn khách quan cọ xát va đập.
Tầm lãnh đạo và nhân cách của khá nhiều người giữ trọng trách quốc gia của nước ta có quá nhiều vấn đề. Họ là chủ của dân, chứ không phải là đầy tớ của dân. Nếu so sánh tinh thần trách nhiệm và thái độ đối với dân của các vị chính khách của các nước tiên tiến với thái độ của những người giữ trọng trách quốc gia ở nước ta, phải nói rằng có sự khác biệt đáng hổ thẹn.
Đất nước đã nghèo, đầu tư lại tràn lan không hiệu quả, chỉ số ICOR (Hệ số tăng vốn – sản lượng) cao nhất trong khu vực Đông Nam Á. Nợ công đến mức báo động đỏ, dự án cảng Lạch Huyện như ”dầu đổ vào lửa” cho bài toán nợ công mang nhiều màu sắc tư duy nhiệm kỳ, lãng phí, cơ hội và thất thoát tài sản của nhân dân. Các vị lãnh đạo Bộ Giao thông được sự tiếp tay của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường Nguyễn Minh Quang “nhắm mắt” ký Quyết định phê duyệt ĐTM bất chấp các góp ý, phản biện của các nhà khoa học và công luận, đòi hỏi những người có trách nhiệm ở Ban chấp hành Trung ương Đảng và các đại biểu Quốc hội còn quan tâm đến vận nước phải vào cuộc!
T.V.T.

Tác giả gửi trực tiếp cho Bauxiet Việt Nam