VRNs (26.07.2013)
– Washington DC, USA – Tổng thống Barack Obama cho biết ông đã thảo
luận tất cả những “thách thức” mà Việt Nam và Hoa Kỳ phải đối diện khi
bàn đến vấn đề nhân quyền, và ông cũng đã nói thẳng với Chủ tịch Nhà
nước Cộng sản Việt Nam Trương Tấn Sang rằng: “Hoa Kỳ tiếp tục tin tưởng tất cả chúng ta đều phải tôn trọng những vấn đề như tự do phát biểu, tự do tôn giáo, tự do hội họp.”
(We discussed the challenges that
all of us face when it comes to issues of human rights, and we
emphasized how the United States continues to believe that all of us
have to respect issues like freedom of expression, freedom of religion,
freedom of assembly.)
Nhà lãnh đạo Hoa Kỳ nói với các Phóng
viên có mặt tại Tòa Bạch Ốc, sau khi họp riêng với ông Trương Tấn Sang
vào sáng ngày Thứ Năm, 25/07 (2013) : “Chúng tôi đã có một cuộc trao
đổi rất thẳng thắn về những tiến bộ Việt Nam đã đạt được, cũng như
những thách thức còn tồn tại.”
(We had a very candid conversation about both the progress that Vietnam is making and the challenges that remain.)
Ông Obama cũng xác nhận ông đã thảo
luận về tình trạng nhân quyền ở Việt Nam với ông Trương Tấn Sang, nhưng
không cho biết chi tiết.
Tổng thống Obama cũng nói đến quan hệ với Việt Nam của cộngg đồng người Mỹ gốc Việt : “Finally,
we agreed that one of the great sources of strength between our two
countries is the Vietnamese American population that is here but
obviously has continued strong ties to Vietnam. And ultimately, it’s
those people-to-people relations that are the glue that can strengthen
the relationship between any two countries.”
(Tạm dịch : “Cuối cùng thì chúng tôi
cũng đồng ý với nhau rằng một trong những yếu tố quan trọng trong quan
hệ giữa hai quốc gia là số đông đảo người Mỹ gốc Việt tuy ở Hoa Kỳ nhưng
vẫn có mối quan hệ mật thiết với quê hương mẹ Việt Nam. Và điều này
cho thấy mối giao hảo giữa con người với con người là chất keo sơn gắn
bó làm tăng sức mạnh giao hảo giữa hai nước.”)
Khi nói về mối giao hải giữa hai nước, ông Obama nói : “Obviously,
we all recognize the extraordinarily complex history between the United
States and Vietnam. Step by step, what we have been able to establish
is a degree of mutual respect and trust that has allowed us now to
announce a comprehensive partnership between our two countries that will
allow even greater cooperation on a whole range of issues from trade
and commerce to military-to-military cooperation, to multilateral work
on issues like disaster relief, to scientific and educational
exchanges.”
(Tạm dịch : “Tất cả chúng ta đều biết về
lịch sử rất phức tạp giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Nhưng từng bước, chúng ta
đã có thể xây dựng được sự tương kính và lòng tin để bây giờ cho phép
chúng ta công bố một sự “hợp tác tòan diện” giữa hai quốc gia để từ đó
có sự hợp tác rộng lớn hơn trong tất cả mọi lĩnh vực từ thương mại và
mậu dịch cho đến hợp tác giữa hai quân đội và hợp tác song phương
trong cứu nạn, cho đến trao đổi khoa học và giáo dục.”)
Tuy nhiên, sau cuộc họp Obama-Trương Tấn Sang thì Hoa Kỳ và Việt Nam vẫn chưa nâng cấp ngọai giao lên mức “hợp tác chiến lược” như Việt Nam đã có với trên 10 quốc gia trong đó có Anh quốc, Nhật Bản, Nam Hàn, Ý Đại Lợi, Nam Dương v.v..
Hoặc “hợp tác chiến lược tòan diện” như Việt Nam đã ký với Nga Sô và Trung Cộng, có ý nghĩa quan trọng về an ninh và sự thịnh vượng bền vững đối với Việt Nam.
Mặc dù rất khó để phân biệt khác nhau
giữa “hợp tác tòan diện” với “hợp tác chiến lược”, nhưng lại rất khác
giữa “hợp tòan diện” với “hợp tác chiến lược tòan diện” trong chính
sách đối ngọai của Việt Nam với 3 cường quốc Mỹ, Nga Sô và Trung Cộng.
Tuy nhiên, căn cứ vào “ mánh khóe của
chiến lược ngọai giao” không muốn ai hiểu lầm mình mà vẫn có lợi khi hữu
sự của Lãnh đạo Việt Nam thì ta có thể tạm hiểu tại sao Mỹ-Việt chưa
sử dụng hai chữ “chiến lược” trong giai đọan hiện nay.
-Thứ nhất, Việt Nam sống bên
cạnh nước lớn Trung Cộng đã xâm lăng và từng đô hộ mình cả ngàn năm
và vẫn còn mắc nợ hàng tỷ dollars và chịu ơn sau 2 cuộc chiến tranh
chống Pháp và xâm lăng Việt Nam Cộng Hòa nên Hà Nội không dám có hành
động kết thân với Mỹ đến mức độ có thể gây bất bình với Bắc Kinh để
tránh hậu qủa khôn lường.
-Thứ hai, Mỹ cũng chưa sẵn sàng
bán vũ khí sát thương trực tiếp hay qua nước thứ ba cho Việt Nam vì
Việt Nam chưa thỏa mãn điều kiện phải cải thiện tình trạng nhân quyền
và tôn trọng các quyền tự do căn bản khác do Tòa Bạch Ốc và nhiều Dân
biểu và Nghị sỹ Hoa Kỳ đặt ra, vì lãnh đạo đảng CSVN lo bị lật đổ nếu để
cho dân có tự do chính trị.
-Thứ ba, Hoa Kỳ muốn dùng sức
mạnh kinh tế, giáo dục, khoa học và kỹ thuật để tạo ảnh hưởng lâu dài ở
Việt Nam trong khi không ngừng chuyển sức mạnh Quân sự về Á Châu và
Thái Bình Dương để tạo sự tin tưởng về mặt “tình thần” cho Việt Nam
trước đe dọa của Trung Cộng.
QUAN ĐIỂM VIỆT NAM
Về phần mình, ông Sang nói với các phóng viên trước sự hiện diện của Tổng thống Obama (qua người thông dịch) : We
discussed various matters, including political relations, science and
technology, education, defense, the legacy of the war issue,
environment, the Vietnamese-American community, human rights as well —
and the East Sea as well.”
(Tạm dịch: “ Chúng tôi đã thảo luận
nhiều vấn đề, kể cả những quan hệ chính trị, khoa học và kỹ thuật, giáo
dục, quốc phòng và những tồn tại của chiến tranh, vấn đề môi sinh, cộng
đồng người Mỹ gốc Việt, kể cả vấn đề nhân quyền và chuyện Đông Á.”)
Ông Sang nói thêm rằng : “ Chúng tôi
cũng thảo luận chi tiết việc chúng tôi hợp tác trong lĩnh vực khoa học
và kỹ thuật, giáo dục và huấn luyện, cũng như vấn đề an ninh và quốc
phòng. Chúng tôi cũng đã đề cập đến vấn đề hậu qủa của chiến tranh, kể
cả quyền con người, đó là vấn đề còn tồn tại và cũng còn có những khác
biệt.”
(We also discussed in detail our
cooperation in science and technology, in education and training, as
well as security and defense. We also touched upon the war legacy
issue, including human rights, which we still remain — which we still
have differences on the issue.)
Sự nhìn nhận vẫn còn khác biệt về “quyền
con người” của ông Sang, không chỉ xác minh là một trở ngại Việt Nam
chưa thể vuợt qua được với Hoa Kỳ nhưng đồng thời còn là một thất bại
rất lớn của các đại diện Tôn giáo đi theo phái đòan, trong đó có Mục sư
Đinh Thiên Tứ của Hội Thánh Cơ Đốc Liên Hữu; Trung tướng Công an Tô
Lâm; Thứ trưởng Nội vụ, Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ Phạm Dũng vì họ
đã không “hóa giải” được những chỉ trích Việt Nam vi phạm tự do tôn
giáo và nhân quyền.
Một số Dân biểu và Nghị sỹ Hoa Kỳ cũng
như các Tổ chức Lao động của Mỹ cũng đã kêu gọi Tổng thống Obama đình
chỉ các cuộc nói chuyện với Việt Nam về Hiệp định đối tác kinh tế xuyên
Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership Agreement,TPP) vì
Việt Nam tiếp tục hạn chế khe khắt những quyền tự do căn bản của người
dân Việt Nam.
Tuy nhiên cả hai bên đều đồng ý
cố gắng thảo luận để hòan tất Hiệp dịnh này (TPP) vào cuối năm nay, bởi
vì theo lời Tổng thống Obama : “ Chúng ta biết Hiệp định này sẽ tạo ra công ăn việc làm và tăng cường đầu tư trong tòan khu vực và cho cả hai quốc gia.”
(“We are committed to
the ambitious goal of completing this agreement before the end of the
year, because we know that this can create jobs and increase investment
across the region and in both of our countries.”)
Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn trong
việc thương thảo về các điều kiện công nhân được quyền tự do lập nghiệp
đòan và đình công để bảo vệ quyền lợi của mình.
Cả hai điều kiện này chưa hề được chính
phủ Việt Nam cho phép trong sinh hoạt nghiệp đòan ở Việt Nam vì chúng
chống lại quyền kiểm soát của Công đòan của đảng CSVN.
DOLLAR HƠN DÂN CHỦ-NHÂN QUYỀN
Trong lúc hai ông Obama và Trương Tấn
Sang gặp nhau thì có khỏang 2,000 người Mỹ gốc Việt đến từ Canada và
nhiều nơi trong nước Mỹ mang theo Cơ Vàng 3 Sọc Đỏ của Việt Nam Cộng Hòa
và nhiều biểu ngữ chống Cộng đòi Việt Nam thả tù chính trị và tôn
trọng nhân quyền đã biểu tình tại Công Viên LaFayette, đồi diện Tòa Bạch
Ốc.
Liên quan đến tình hình Biển Đông, Tổng
thống Obama lên tiếng ủng hộ Việt Nam trong nỗ lực tìm kiếm giải pháp
hòa bình để giải quyết xung đột ở Biển Đông. Hoa Kỳ cũng ủng hộ việc duy
trì an ninh hàng hải và nỗ lực của Việt Nam và Hiệp hội các nước Đông
Nam Á (ASEAN) muốn đạt được bộ Quy tắc Ứng xử (Code of Conduct, COC) với
Trung Cộng.
Tuy nhiên cho đến nay, phiá Bắc Kinh vẫn chưa đồng ý ngồi vào bản hội nghị với ASEAN.
Chính ông Trương Tấn Sang cũng đã ngỏ ý
muốn Hoa Kỳ gánh vác trách nhiệm của mình là một cường quốc đối với điều
mà ông Sang gọi là “các điểm nóng” ở Biển Đông và biển Hoa Đông, nơi đang có xung đột giữa Trung Cộng và Nhật Bản.
Ông nói: “Trong bối cảnh tình hình
khu vực và thế giới đang có nhiều biến động, vai trò và trách nhiệm của
các cường quốc, trong đó có Hoa Kỳ đối với việc xử lý các điểm nóng ở
khu vực như Biển Đông, Biển Hoa Đông cùng các vấn đề mang tính toàn cầu
như an ninh năng lượng, an ninh lương thực, chống tội phạm xuyên quốc
gia, đối phó với biến đổi khí hậu… đang ngày càng trở nên bức thiết.
Trên tinh thần đó, Việt Nam hoan nghênh Hoa Kỳ tăng cường quan hệ hợp
tác với Châu Á – Thái Bình Dương vì hòa bình, ổn định và phát triển
trong khu vực.” (Trích Diễn văn đọc tại Bữa tiệc do Ngọai trưởng Hoa Kỳ John Kerry khỏan đãi trưa ngày 24/07/2013)
Ngòai vấn đề an ninh ở Á Châu, chuyến đi
Mỹ 3 ngày của ông Trương Tấn Sang (từ 24 đến 26/7/2013) đã đặt trọng
tâm vào việc tìm kiếm đồng Dollar thay vì một đồng minh của dân chủ và
nhân quyền để cứu nước ra khỏi qũy đạo của Trung Cộng.
Ông Sang đã làm như thế trong các cuộc
họp với 3 Bộ trưởng Thương mại Penny Pritzker, Bộ trưởng Nông nghiệp
Tom Vilsack và Đại diện Thương mại Michael Froman.
Theo tường thuật của báo chí Việt Nam đi theo ông Sang thì ông đã : “Đề
nghị phía Hoa Kỳ mở cửa thị trường cho hàng hóa Việt Nam, tránh áp dụng
các rào cản thương mại đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam nhằm bảo
đảm lợi ích chính đáng của các doanh nghiệp và người lao động Việt Nam,
cũng như quyền lợi của người tiêu dùng Hoa Kỳ.
Ông Sang cũng than phiền “những vụ
kiện về bán phá giá hoặc trợ cấp đối với cá tra, ba sa và tôm đã ảnh
hưởng tiêu cực đến hàng triệu nông dân Việt Nam cả về mặt kinh tế và xã
hội, gây khó khăn cho việc tạo công ăn việc làm của nông dân và nỗ lực
xóa đói giảm nghèo tại các vùng nông thôn.”
Tuy nhiên, ông Sang đã không nói gì đến
“cái lỗi rất to” của các Nhà sản xuất Việt Nam đã bị Hiệp hội các nhà
nuôi cá nheo Mỹ ( The U.S. Cat Fish Association, CFA) và tôm kiện trong nhiều năm về tội “bán phá giá” tại thị trường Hoa Kỳ gây thiệt hại lớn lao cho các nhà sản xuất Mỹ.
Chủ tịch nhà nước Việt Nam cũng muốn “Hoa
Kỳ đưa Việt Nam vào danh sách các nước đang phát triển và hỗ trợ kỹ
thuật cho Việt Nam nâng cao năng lực thực thi các cam kết, trong đó tập
trung vào việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.”
TỪ GSP ĐẾN WTO
Vấn đế này liên hệ đến Quy chế ưu đãi
thuế quan phổ cập (The U.S. Generalized System of Preferences, GSP) mà
Hoa Kỳ đã dành cho 127 nước và vùng lãnh thổ được hưởng “miễn thuế” lối
5,000 lọai hàng khi nhập vào Mỹ.
Chương trình ưu đãi thuế quan này được
Hoa Kỳ áp dụng từ ngày 01/01/1976 căn cứ theo Luật Thương mại năm 1974 (
the Trade Act of 1974) nhằm nâng đỡ các nước “đang phát triển” nhưng
có nền kinh tế tự do, trong sáng trong các lĩnh vực đầu tư, công bằng
về thuế vụ, thuê đất xây doanh nghiệp, tôn trọng quyền lợi của công
nhân, và nhất là không tranh thương bất chính với hàng hóa của Mỹ.
Tổng thống Barack Obama đã ký “gia
hạn” Luật này vào ngày 21/10/2011 cho đến ngày 31/07/2013. Nhiều phần
chắc chắn Tổng thống sẽ tiếp tục gia hạn cho nên ông Trương Tấn Sang đã
lợi dụng chuyến thăm Hoa Thịnh Đốn để đề nghị Hoa Kỳ cứu xét cho Việt
Nam được hưởng quy chế ữu đãi này.
Tuy nhiên, đây không phải là lần đầu
tiên Việt Nam muốn được vào danh sách các nước được hưởng GSP mà đã
nhiều lần làm như thế nhưng không thành công.
Lần sau cùng Hoa Thịnh Đốn từ chối đề
nghị của Việt Nam là khi phái đòan kinh tế của Phó Thủ tướng Vũ Văn
Ninh đến Hoa Thịnh Đốn thương thuyết từ ngày 07 đến 12 tháng 02/2012.
Ông Trương Tấn Sang cũng đề nghị Hoa Kỳ “sớm
công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam, đồng thời hai nước
cần sớm thảo luận về việc xây dựng Hiệp định khung về hợp tác nông
nghiệp.”
Việt Nam được gia nhập Tổ chức Thương
mại Thế giới (WTO, World Trade Organization) ngày 11/07/2006 là do quyết
định của Tổng thống George W. Bush rút Việt Nam ra khỏi danh sách Các
nước Đáng quan Tâm (Country of Particular Concern, CPC) trước khi ông
qua Hà Nội họp Hội nghị hợp tác Kinh tế Á châu-Thái Bình Dương
(Asia-Pacific Economic Cooperation, APEC) cuối tháng 11/2006.
Trong thời gian 11 năm thương thuyết và
vận động để được vào WTO, phiá Việt Nam đã phải nới rộng một phần các
quyền tự do, đặc biệt về tự do tín ngưỡng và tôn giáo và thả một số tù
nhân lương tâm.
Việc Tổng thống Bush rút Việt Nam ra
khỏi CPC cũng để đáp lại yêu cầu của Quốc hội Mỹ muốn nới rộng hợp tác
kinh tế với Việt Nam và để đáp lại nhu cầu đầu tư v ào thị trường
Việt Nam của các Công ty Mỹ .
Tuy nhiên sau khi đã vào được WTO thì
Việt Nam không những đã tái phạm các cam kết với Tổng thống Bush mà còn
gia tăng đàn áp mãnh liệt hơn những người Việt Nam đòi dân chủ, tự do
ngôn luận, tự do tôn giáo và tôn trọng quyền con người.
Tình trạng bắt bớ, khủng bố và đe dọa
tồi tệ nhất từ năm 2011 là khi người dân Việt Nam bắt đầu các cuộc biểu
tình chống Trung Cộng lấn chiếm biển đảo của Việt Nam và phản đối nhà
nước đã bất lực không bảo vệ được ngư dân khi họ bị lính Trung Cộng tấn
công, bắn giết và tịch thu tài sản khi đánh bắt ở Hòang Sa và Trường
Sa.
Cuộc đàn áp này sau đó đã lan qua những
nhà báo xã hội (Bloggers) với hàng loạt bắt người tùy tiện, bỏ tù với
những tội danh vô bằng cớ, vu oan theo Điều 79 và 88 của Luật Hình sự
liên quan đến “tội họat động nhằm lật đổ chính quyền” và “tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”.
Ngoài ra vì Việt Nam chưa chịu từ bỏ chủ trương theo đuổi điều được gọi nền “Kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa” và
đặt kinh tế trong tay độc quyền của nhà nước, chống lại chủ trương kinh
doanh tự do và bình đẳng của WTO nên Hoa Kỳ chưa công nhận Việt Nam có
đủ điều kiện của nền Kinh tế Thị trường.
Trước khi đến Hoa Thịnh Đốn họp với Tổng
thống Obama, nhiều nhà trí thức trong nước đã kêu gọi ông Trương Tấn
Sang hãy vì quyền lợi và sự tồn vong của dân tộc mà liên minh với Hoa
Thịnh Đốn để chống lại đe dọa thống trị của Trung Cộng.
Tuy nhiên, ông Sang và Bộ Chính trị đảng CSVN đã không có can đảm đứng về phiá Hoa Kỳ trong chuyến đi này.
Ông Sang đã nói với nhân viên Sứ qúan của Hà Nội tại Hoa Thịnh Đốn vào tối 23/7 (2013) rằng : “ Trong
thời gian tới, mối quan hệ đối tác tích cực, hữu nghị, xây dựng, hợp
tác nhiều mặt, tôn trọng lẫn nhau và cùng có lợi giữa hai nước sẽ được
nâng cấp. Nhiều nội dung hợp tác giữa hai nước sẽ tiếp tục được triển
khai với quy mô, tính chất và mức độ chắc chắn cao hơn.”
Tất nhiên phải cao hơn vì Việt Nam cần
nương tựa vào Mỹ hơn Mỹ cần Việt Nam về mặt kinh tế, nhưng chưa cao đến
mức mà ông Sang có thể rũ bỏ được cái bóng đen của Chủ tịch nhà nước
Trung Cộng Tập Cận Bình và 10 Thỏa hiệp mà ông Sang đã ký với họ Tập
trong chuyến thăm Trung Cộng từ ngày 19 đến 21/6 (2013).
Phạm Trần
(07/013)
Copy từ: Truyền Thông Chúa Cứu Thế