
Vụ xử gần nhất ở Nghệ An đang 'tạo ra xu hướng mới'?
Hiện đang có thêm các
ý kiến từ bên ngoài lên án các vụ bắt và xử người bất đồng
chính kiến diễn ra liên tiếp gần đây ở Việt Nam và cả lời lý
giải có phải các vụ án là dấu hiệu chuyển hướng ngoại giao
của Việt Nam.
Sau khi Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên
Hiệp Quốc vừa bày tỏ quan ngại nghiêm trọng về vụ kết án và
bỏ tù 14 người ở Vinh, Nghệ An tuần qua, báo Mỹ, tờ
Bấm
Washington Post có riêng một bài xã luận về tình hình Việt Nam hôm 12/1.
Về phía mình, chính quyền Việt
Nam luôn bác bỏ sự can thiệp từ bên ngoài và báo chí trong
nước nói vụ xử 14 người về tội ‘hoạt động lật đổ chính
quyền nhân dân’ tại Nghệ An trong hai hôm 8 và 9/1 và phán quyết
của tòa là ‘chính xác’
Nỗi sợ phi lý?
Nhưng theo Washington Post trong bài đặt các
vụ xử này trong quan hệ Mỹ - Việt, bài báo viết rằng "các
nhà lãnh đạo ở Việt Nam phạm lỗi có nỗi sợ phi lý trước tự
do ngôn luận, đa nguyên và cuộc cách mạng số".
Trong một bài cũng vào tháng này, nhà
quan sát Carl Thayer đặt câu hỏi vì sao chính quyền Việt Nam lại
liên tiếp trấn áp giới bất đồng chính kiến và hỏi điều này
có liên hệ gì đến quan hệ với Hoa Kỳ hay không.
Giáo sư
Bấm
Carl Thayer từ Úc đưa ra ba cách giải thích trong bài ‘Vietnam Trial Slams Door on Dissidents - Why?’ hôm 10/1/2013:
Lý do đầu có thể chỉ là thủ tục đã
định, vì theo Bộ Cộng an nói, họ “theo dõi và thu thập bằng
chứng, rồi buộc các bị cáo nhận tội”.
“Cuối cùng thì Bộ Công an đã đạt được điều họ muốn và phiên xử được lên lịch.”
Lý do thứ nhì có thể là mọi vụ xử đều
mang tính trình diễn chính trị, và thời điểm được quyết định
vì mục tiêu chính trị.
“Năm ngoái, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cam
kết có hành động nhằm vào các blogger và vụ xử này là nhằm
để chứng minh lời nói của ông,”
“Ông Dũng cũng sẽ phải ra trước hội nghị
trung ương tới nay và cần chứng tỏ ông đã có hành động đối
với những kẻ khiếu nại về ông.”
"Phe
bảo thủ chống lại những ai trong Đảng muốn tăng cường quan hệ
quốc phòng với Hoa Kỳ và làm xấu đi quan hệ với Trung Quốc"
“Cần nhắc lại rằng tại hội nghị trung
ương trước, khi Đảng Cộng sản quyết định không kỷ luật ông
Dũng, họ nói là họ làm như vậy để ngăn không cho ‘các thế lực
thù địch’ lợi dụng đấu đá nội bộ.
Cách giải thích thứ ba là phái bảo thủ
trong Đảng thấy có thể giải quyết được tranh chấp ở Biển Đông
một cách hòa bình với Trung Quốc vì Trung Quốc cũng là nước
xã hội chủ nghĩa.
“Phe bảo thủ chống lại những ai trong Đảng
muốn tăng cường quan hệ quốc phòng với Hoa Kỳ và làm xấu đi
quan hệ với Trung Quốc.”
“Họ lập luận rằng Hoa Kỳ đứng đằng sau
‘âm mưu diễn biến hòa bình’, điểm hội tụ của các ‘thế lực
thù địch bên ngoài’ và các nhà hoạt động dân chủ, nhân quyền
và tôn giáo trong nước, nhằm lật đổ thể chế xã hội chủ
nghĩa.”
Phái này, theo Giáo sư Carl Thayer, cũng muốn Hoa Kỳ bỏ lệnh hạn chế bán vũ khí cho Việt Nam.
Nhưng vì điều kiện để Washington làm việc
đó là Việt Nam phải cải thiện về tình hình nhân quyền nên câu
hỏi là vì sao Hà Nội lại “tự làm hại mình” qua các vụ xử?
GS Carl Thayer lý giải:
“Phe bảo thủ trong Đảng đang dùng các vụ
xử nhà báo và blogger này để phá hoại mọi nỗ lực nhượng bộ
với Hoa Kỳ,”
“Hiện Việt Nam đang xem lại Nghị định 8 thông qua năm 2003 để cải thiện quan hệ quốc phòng với Hoa Kỳ.”
“Nghị định này xác định lại đường hướng
ngoại giao, đồng ý cải thiện quan hệ với Hoa Kỳ ở những khu
vực nào quyền lợi hai bên gặp nhau,”
“Nay, các lãnh đạo Đảng đang bàn thảo có
phải Việt Nam đã đi quá xa trong quá trình hợp tác với Mỹ và
chống lại Trung Quốc hay không.”
Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Phùng Quang Thanh đã từng bày tỏ mong muốn được mua vũ khí từ Mỹ.
Tuy vậy, hiện cũng không rõ nhu cầu này
thực sự lớn đến đâu khi mà Hà Nội vẫn mua đều các loại vũ
khí hiện đại từ Nga, một đồng minh từ thời Chiến tranh Lạnh
nay đang quay trở lại Đông Nam Á.
Nhường nhịn và lên gân

Hà Nội tự hào bắn rơi máy bay Mỹ nhưng nay đang cần mua vũ khí Mỹ
Thời gian qua, thái độ của các nhà lãnh
đạo Việt Nam với hai cường quốc Hoa Kỳ và Trung Quốc có sự
thay đổi đáng kể.
Với Trung Quốc, như một nhà ngoại giao đã
nghỉ hưu từ Hà Nội nói với BBC, nhà chức trách Việt Nam đang
tỏ ra "nhường nhịn quá mức".
Một số lễ kỷ niệm của quân đội Việt Nam
liên quan đến các liệt sỹ bị Trung Quốc giết trong các cuộc
chiến 1979 và 1988 nhưng không dám nêu tên Trung Quốc.
Vẫn theo nhà ngoại giao xin phép được giấu
tên, về phía họ, "Trung Quốc nói thoải mái về cuộc chiến năm
1979. Quan điểm chính thức của họ coi cuộc chiến đó là chính
nghĩa".
Ngược lại, các quan chức của nhà nước và
đảng cầm quyền ở Việt Nam lại tỏ ra cứng rắn về các vấn đề
liên quan đến Hoa Kỳ.
Nhân kỷ niệm 40 năm chiến dịch Linebacker
II, tức 'Điện Biên phủ trên không' năm 1972, Việt Nam cho tổ chức
đại lễ cấp nhà nước để nêu bật lại 'tinh thần chống đế quốc
Mỹ', và mời các khách Nga, Trung Quốc tham gia.
Trong một sự việc liên quan đến cách
thuyết trình nội bộ về ngoại giao của Việt Nam, hồi cuối năm
qua, dư luận trong và ngoài nước chú ý đến phát biểu của Đại
tá quân đội Trần Đăng Thanh với ngành giáo dục.
Theo đánh giá của ông David Brown, một cựu
nhân viên ngoại giao Mỹ đăng trong bài tiếng Anh trên Asia Times hôm
22/12, thì phát biểu của Đại tá Thanh đã làm lộ ra nhiều "bí
mật quốc gia" của hệ thống ở Việt Nam.
Chẳng hạn ông Thanh tuyên bố "người Mỹ chưa hề, chưa từng và không bao giờ tốt thật sự với chúng ta cả".
"Hoa
Kỳ và Việt Nam đã tăng cường gắn kết kinh tế và các mối quan
hệ khác nhưng nhân quyền vẫn là hòn đá cản đường"
"Nếu có tốt chỗ này, có ca ngợi chúng ta chỗ
kia, có ủng hộ chúng ta về Biển Đông chẳng qua vì lợi ích của họ. Họ
đang thực hiện 'thả con săn sắt, bắt con cá rô'."
Nói về quan hệ với Trung Quốc, vị đại tá nói:
"Ta không quên họ đã từng xâm lược chúng ta nhưng ta cũng không được quên họ đã từng nhường cơm xẻ áo cho chúng ta."
"Ta không thể là người vong ơn bội nghĩa, đấy là đối với Trung Quốc hai điều không được quên."
Ông đại tá Trần Đăng Thanh cũng ca ngợi Bắc Triều Tiên thử tên lửa, đã làm "tất cả các nước lớn mất ăn mất ngủ".
Trở lại ý kiến của Washington Post, bài
xã luận cho rằng trong những năm qua, "Hoa Kỳ và Việt Nam đã
tăng cường gắn kết kinh tế và các mối quan hệ khác nhưng nhân
quyền vẫn là hòn đá cản đường".
Chính giới Mỹ đã lên án các vụ bắt bớ
gần đây là "gây quan ngại sâu sắc" và "không nhất quán" với các
cam kết quốc tế của Việt Nam.
Nhưng nay, báo Washington Post thúc dục, "Hoa
Kỳ cần phải làm hơn thế để thuyết phục các nhà lãnh đạo
Việt Nam thay đổi cách thói quen đàn áp của họ".
Sau khi thắng cử nhiệm kỳ thứ hai, Tổng
thống Barack Obama đã bổ nhiệm hai nhân vật mới vào chức bộ
trưởng ngoại giao và quốc phòng Hoa Kỳ.
Báo chí Mỹ cũng bắt đầu có các bài phân
tích, gợi ý về chính sách ngoại giao và quân sự của Mỹ dù
các vị trí mới này hiện còn cần Thượng viện thông qua.
Hồi cuối tháng 12/2012, báo Anh, tờ
The Economist có bài cho rằng với tân ngoại trưởng Hoa
Kỳ John Kerry, việc vận động để Hà Nội thả luật sư Lê Quốc
Quân là một phép thử về chính sách của Mỹ với Việt Nam trong
bối cảnh hiện nay.