CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Tư, 17 tháng 7, 2013

Blogger Điếu Cày , Nguyễn Văn Hải đã tuyệt thực 25 ngày

Blogger Điếu Cày đã tuyệt thực 25 ngày


VRNs (17.07.2013) – Nghệ An - Tin từ tù nhân lương tâm, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, người bị giam cùng phòng với Blogger Điếu Cày (Nguyễn Văn Hải) báo ra cho biết: Điếu Cày đã tuyệt thực đến nay được 25 ngày để phản đối sự bạc đãi của công an trại giam số 6 đối với bản thân ông. Được biết hôm nay, trong khi thăm gặp, tù nhân Nguyễn Xuân Nghĩa vừa nói đúng một câu để báo tin cho vợ ông để vợ ông báo tin cho gia đình Blogger Điếu Cày thì ông bị công an bịt miệng và lôi vào trại giam, không cho gặp thân nhân.
Ngày hôm qua, anh Nguyễn Trí Dũng cùng mẹ bà Dương Thị Tân có mặt tại cổng trại số 6 (xã Hạnh Lâm. huyện Thanh Chương, Nghệ An) vào 1g30 chiều. Nhưng một người chờ sẵn ở cổng trại là trung tá Phạm Quang Thao đã ra yêu cầu “gia đình phải đứng chờ đến giờ làm việc là 2 giờ”. Nhưng sau 2 giờ cán bộ này vẫn tiếp tục yêu cầu chờ tiếp ở ngoài nắng cho đến hơn 4g chiều mới có một nhóm 5 người mặc sắc phục nhưng hoàn toàn không có bảng tên yêu cầu gia đình vào trong phòng ngồi nói chuyện.
Anh Dũng và mẹ nghi ngờ có chuyện chẳng lành. Một người già nhất trong nhóm bắt đầu nói rằng “hôm nay không cho thăm gặp vì ông Hải bị kỉ luật”. Khi bị hạch hỏi tại sao không thông báo ngay cho gia đình thì ông này trả lời rằng “theo luật thì trại không có trách nhiệm phải thông báo ngay mà chỉ thông báo tình hình cải tạo 1 quý 1 lần”, còn vì sao bắt gia đình đứng ngoài nắng chờ thì ông này nói “vì tình người nên chúng tôi họp quản trại lại để đưa ra quyết định nhận đồ ăn từ gia đình gửi vào nên mới lâu như vậy!”
Khi bà Dương Thị Tân tiếp tục hỏi Blogger Điếu Cày bị kỷ luật từ bao giờ và vì lý do gì thì cán bộ này hết sức bối rối và trả lời “mới đây… bởi vì ông Hải gây mất trật tự phòng giam”. Nhưng khi bị hỏi tới thì ông này nói “bị kỷ luật một tuần trước còn cụ thể việc đó thì tôi không rõ”.
Khi gia đình yêu cầu biết tên thì cán bộ này tỏ ra vô cùng khó chịu và cuối cùng cũng nói tên mình (không rõ thật hay giả) là Ngô Trí Thảo, cấp bậc trung tá. Sau một hồi quanh co sang chuyện khác, cũng chính ông trung tá này nói với bà Dương Thị Tân rằng “Tôi khẳng định là chị không bao giờ vào được nên chị đừng mất công vô ích”.
Bà Dương Thị Tân và con trai trở về trong tâm trạng hoang mang vì ngay cả việc bị kỷ luật mà những cán bộ này còn phải huy động cả một lực lượng đông đảo, bỏ hết bảng tên, và bối rối như vậy thì ắt hẳn chuyện không hề đơn giản. Nhất là việc Blogger Điếu Cày (Nguyễn Văn Hải) đang ở cùng với những người bạn như ông Trần Anh Kim và nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa thì có lẽ nào lại gây rối trật tự? Những hoang mang này được giải đáp khi bà Dương Thị Tân gọi điện cho bà Nga là vợ của nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa. 
Hôm nay khi hai mẹ con bà Dương Thị Tân vừa đặt chân về đến Sài Gòn thì nhận được tin vô cùng bất ngờ từ bà Nga rằng “ông Hải đã tuyệt thực 25 ngày”. Ông Nguyễn Xuân Nghĩa bị đàn áp vô cùng dã man khi ông báo tin này cho vợ là bà Nga biết. Tất cả những trả lời của công an đều là láo toét và nhằm mục đích che đậy việc họ đang không từ một thủ đoạn nào để giết Blogger Điếu Cày.
Ngoài ra tin từ gia đình ông Nguyễn Kim Nhàn cùng ở trại giam cũng nhờ báo tin rằng ông Nhàn bị đánh đập trong trại 6 dã man, đến ngày hôm nay thăm gặp khuôn mặt ông bị tím bầm. 
Khí hậu tại Nghệ An hiện nay rất nóng bức. Không biết Blogger Điếu Cày có bị ảnh hưởng đến tính mạng trong điều kiện của trại giam số 6 sau 25 ngày tuyệt thực hay không?
PV. VRNs


Copy từ: Truyền Thông Chúa Cứu Thế

Yêu cầu Trung Quốc bồi thường cho ngư dân Việt Nam


(NLĐO)- Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội trao công hàm phản đối hành động uy hiếp tàu cá Việt Nam đang hoạt động bình thường tại quần đảo Trường Sa và yêu cầu bồi thường cho các ngư dân.

Tàu QNg 90153 TS bị hư hại sau khi bị phía Trung Quốc phá hoại, cướp bóc - Ảnh: Tử Trực
 
Ngày 17-7, trả lời câu hỏi của phóng viên về sự việc tàu Trung Quốc số hiệu 306 đã truy đuổi, uy hiếp 2 tàu cá QNg 96787 TS và QNg 90153 TS ở khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam ngày 7-7 vừa qua, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị nêu rõ: "Hành động trên đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông".
 
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cho rằng hành động này của phía Trung Quốc trái với tinh thần đối xử nhân đạo với ngư dân, các quy định của luật pháp quốc tế và tinh thần của Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc, cũng như Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).
 
Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội trao công hàm phản đối hành động trên của phía Trung Quốc, yêu cầu phía Trung Quốc nghiêm túc điều tra, xử lý nghiêm khắc việc làm sai trái nói trên, bồi thường thỏa đáng cho ngư dân Việt Nam và không để tái diễn các vụ việc tương tự.
 
Trước đó, theo thông tin từ các cơ quan chức năng, sáng 7-7-2013, tàu Trung Quốc số hiệu 306 đã truy đuổi, uy hiếp 2 tàu cá QNg 96787 TS và QNg 90153 TS của ngư dân đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) ở khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, cho người lên tàu khống chế, lục soát, đánh đập ngư dân, đập phá và lấy đi một số tài sản khi hai tàu này đang hoạt động nghề cá bình thường.
 
H.Thành


Copy từ: Người Lao Động

Tổng Cục DS-KHHGĐ nói Việt Nam không có chính sách sinh 2 con

"Phụ nữ TP HCM nên sinh thêm con !"

(NLĐO) - Cho rằng số con trung bình 1,3 con hiện nay của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ ở TP HCM là "dấu hiệu đáng báo động", Tổng Cục trưởng Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình ngày 17-7 đã khuyên phụ nữ ở TP lớn nhất cả nước này nên sinh thêm con.

Trẻ mới sinh được chăm sóc tại Khoa Sơ sinh Bệnh viện Từ Dũ. Ảnh: ANH THƯ
 
Tại buổi gặp gỡ báo chí ngày 17-7, TS Dương Quốc Trọng, Tổng Cục trưởng Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) - Bộ Y tế, cho biết: “Năm 2011, số con trung bình mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ ở TP HCM chỉ có 1,3 con. Năm 2012 được cho là năm đẹp, dù số sinh có tăng nhưng cũng chỉ ở mức 1,33 con. Đây là dấu hiệu đáng báo động”.
 
“Có một thực tế là rất nhiều người dân ở TP HCM chỉ sinh 1 con. Tuy nhiên, việc duy trì mức sinh quá thấp sẽ dẫn đến hệ lụy thiếu nguồn lao động vì người già ngày càng nhiều, còn người trong độ tuổi lao động lại ít đi. Tôi khuyến cáo mỗi cặp vợ chồng ở TP HCM nên có 2 con” - ông Trọng nhấn mạnh.

Cũng theo ông Trọng, hiện mức sinh thay thế của Việt Nam là 2,05 con nhưng lại không đồng đều ở các vùng miền. Trong đó, nhiều tỉnh khu vực Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ có mức sinh rất thấp.

Tình trạng “lười” sinh con không chỉ có ở TP HCM mà còn xuất hiện ở các tỉnh Long An, Hậu Giang, Cần Thơ. Những địa phương này số con trung bình mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ vào khoảng 1,5 - 1,6 con.

Lãnh đạo Tổng Cục DS-KHHGĐ cũng cho biết Việt Nam không có chính sách sinh 2 con mà là vận động, tuyên truyền để mỗi cặp vợ chồng chấp nhận việc sinh 1-2 con. Đối với những gia đình sinh con thứ 3, Việt Nam cũng không có văn bản quy phạm pháp luật nào về xử phạt người dân.
 
Tuy nhiên, đối với cán bộ đảng viên sinh con thứ 3 trở lên sẽ bị xử lý theo quy định của Điều lệ Đảng và các văn bản liên quan. Đối với các thành viên của cơ quan, tổ chức thì chấp hành kỷ luật theo quy chế, điều lệ hoặc các hình thức khác do cơ quan, tổ chức ban hành. Đối với công dân thì xử lý theo quy định của các hương ước, quy ước của cộng đồng, làng xóm đã được thỏa thuận và xây dựng trước đó.
N.Dung


Copy từ: Người Lao Động

CSGT bắn bị thương 2 người đi đường

(NLĐO) - Khoảng 16 giờ ngày 16-7, trên tuyến Quốc lộ 1 đoạn qua phường Đông Vệ, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa đã xảy ra vụ CSGT nổ súng khiến 2 người bị thương

Theo thông tin ban đầu, anh Lê Văn Ngọc (ngụ xã Quảng Thái, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa) điều khiển xe máy chở anh Tô Thế Kỷ (ngụ cùng xã) lưu thông theo hướng TP Thanh Hóa - huyện Quảng Xương. Khi đến phường Đông Vệ, họ bất ngờ bị một CSGT đuổi bắn từ phía sau.
 

Anh Kỷ và anh Ngọc (ngồi, từ phải sang) khai nhận bị CSGT bắn bị thương khi đang chạy xe máy
Hậu quả, anh Kỷ bị thương ở gò má trái, còn anh Ngọc bị thương ở vai.
Tường trình vụ việc với cơ quan chức năng, anh Ngọc cho biết đang chạy xe thì nghe anh Kỷ kêu bị bắn. Quay lại, anh Ngọc thấy máu chảy đầm đìa trên mặt anh Kỷ, đồng thời thấy một người mặc sắc phục CSGT đuổi theo.
Ngay sau đó, viên CSGT này đã chặn đầu xe, đề nghị đưa 2 người đi bệnh viện. Tuy nhiên, anh Ngọc không đồng ý và yêu cầu phải báo công an lập hồ sơ ngay tại hiện trường.
Nhận được thông tin, lãnh đạo Công an tỉnh Thanh Hóa và Công an TP Thanh Hóa đã có mặt tại hiện trường để lập hồ sơ, điều tra vụ việc.
Tin-ảnh: Tuấn Minh


Copy từ: Người Lao Động

Đoàn Văn Vươn thứ hai?



Nguyễn Ngọc Già
_______________________
Đoàn Văn Vươn thứ nhất.
Theo tin cho hay, đại gia đình Đoàn Văn Vươn chuẩn bị hầu tòa vào ngày 28/7 tới đây [1]. Bà Nguyễn Thị Thương và bà Phạm Thị Báu vợ của ông Đoàn Văn Vươn và ông Đoàn Văn Quý cho biết, gia đình họ đã bị gây khó [2] trong việc chuẩn bị cho phiên phúc thẩm. 
Mới đây, Đỗ Hữu Ca - Giám đốc Công an Hải Phòng - vừa được thăng chức thiếu tướng [3] cùng với nhiều ông (bà) khác. Trang phunutoday trích lời Trần Đại Quang - Bộ trưởng Bộ Công an phát biểu ý nghĩa quan trọng cho lần phong tướng công an kỳ này:
"Quyết định thăng cấp bậc hàm Tướng cho các đồng chí sỹ quan cấp cao của lực lượng CAND hôm nay thể hiện sự ghi nhận, biểu dương và đánh giá cao của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với những thành tích, công lao đóng góp to lớn của lực lượng CAND trong sự nghiệp bảo vệ ANTT, đánh dấu sự trưởng thành, phát triển của lực lượng CAND nói chung, các đồng chí được thăng cấp bậc hàm Tướng nói riêng. Niềm vinh dự, tự hào này không chỉ thuộc về các đồng chí được thăng cấp bậc hàm cấp Tướng hôm nay, mà là niềm vinh dự, tự hào chung của toàn lực lượng CAND”.
Đỗ Hữu Ca - Tân thiếu tướng công an - bỗng chốc "nổi tiếng" sau khi chỉ huy tổng tấn công bằng sức người và sức chó cùng vô số súng ống vào đại gia đình "Người nông dân nổi dậy" - đã được nhiệt liệt chúc mừng từ các "đồng chí" của ông ta. 
May mắn đã xảy ra trong trận "san bằng bình địa" gia đình người cựu quân nhân Đoàn Văn Vươn: một số công an viên bị dính đạn bông cải với thương tật không nặng lắm, riêng Đỗ Hữu Ca bình an để thuyết giảng về người Tiên Lãng "rất thuần" [4] - chữ dùng cho thú hoang dã.
Thật khó để tin vụ án gia đình ông Đoàn Văn Vươn có kết quả tốt đẹp, với chỉ dấu Đỗ Hữu Ca vừa được thăng tướng, dù trong phiên sơ thẩm ông Vươn đã ngỏ lời cám ơn "đảng và nhà nước" đã quan tâm đến gia đình ông (!).
Đoàn Văn Vươn thứ hai?
Nguyễn Viết Trương, giám đốc Công ty TNHH Sông Mã, người vừa bị kết án - qua phiên sơ thẩm mở ngày 15/7/2013 - 23 năm tù vì 2 tội: "giết người" - 19 năm, "tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép vật liệu nổ" - 4 năm, dù ông Trương nhất quyết bản thân vô tội [5].
Phiên tòa kết án ông Trương lẽ ra được xử vào 24/6/2013, tuy nhiên nó được hoãn lại [6] vì lý do ông Trương đề nghị Giám đốc công an tỉnh Khánh Hòa cần có mặt để đối chất làm rõ vụ việc.
Theo diễn biến trong phiên tòa, ông Trương đã đặt chất nổ mưu sát giám đốc công an tỉnh Khánh Hòa - đại tá Trần Ngọc Khánh, 49 tuổi, làm cho ông này bị thủng hai màng nhĩ với thương tật vĩnh viễn được cho là 41%.
Tuy nhiên, trước đó, trang xaluan.com cho hay [7]: 
"Rất may, vào thời điểm xảy ra vụ nổ, gia đình ông Khánh đang có mặt trong ngôi nhà nhưng không có thiệt hại gì về người".
Hình ảnh người đàn ông gầy gò, 57 tuổi, xuất hiện trước vành móng ngựa với nét mặt ngùn ngụt sự phẫn hận không cần che giấu, khiến người viết lần tìm thêm các nguồn thông tin trong quá khứ.
Trang "Pháp Luật Việt Nam" số ra ngày 20/2/2012 có bài "Một vụ án 3 lần xử... vẫn sai" [8], đã đưa ra nhiều chứng cứ và luận điểm khách quan mô tả mâu thuẫn giữa Công ty TNHH Sông Mã do ông Nguyễn Viết Trương làm giám đốc cùng với công ty Kiệt Việt (đối tác với ông Trương). 
Trong bài báo này, cho thấy ông Trương đã bị phía công an và tòa án huyện Cam Lâm tỉnh Khánh Hòa "xử ép". Ngoài việc bài báo cho rằng ông Trương phản đối và kháng cáo, bài còn dẫn ra thương tật mà ông Trương đã bị một số người hành hung rất nặng: gãy răng cửa, gãy xương sườn, tràn dịch màng phổi. 
Hung thủ gây thương tật cho ông Trương là Nguyễn Trung Trực bị 6 tháng tù giam và Văn Thị Kim Sang (mẹ của Trực) bị 6 tháng tù treo.
Luật sư Lê Văn Kiện được dẫn lời "Phải hủy án để điều tra, xét xử lại".
Liên quan đến việc ông Nguyễn Viết Trương bị "xử ép", trang xaluan.com cũng có bài "Nổ mìn ở Khánh Hòa: Nghi phạm từng tố cáo công an nhiều lần" [9] với nhiều tình tiết đáng chú ý:
Ông Nguyễn Viết Trương là giám đốc Công ty TNHH Sông Mã, từng viết nhiều đơn tố cáo lãnh đạo, điều tra viên Công an tỉnh Khánh Hòa.
Ngày 29-4-2009, ông Trương tố cáo hai điều tra viên N.L.T. và T.M.H. thuộc Cơ quan cảnh sát điều tra Công an Khánh Hòa đã “cướp và cưỡng đoạt tài sản là chiếc xe cẩu của ông nhưng Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh bao che không giải quyết”.
Bài báo cho hay: "Ông Trương bức xúc cho rằng lẽ ra việc thu hồi xe trong vụ tranh chấp này phải do tòa án phán quyết chứ không phải công an".
Tiếp sau đó: 
Ngày 8-5-2009, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Khánh Hòa có thông báo trả lời cho ông Trương, nêu rõ đã “nghiên cứu lại toàn bộ hồ sơ, tiến hành kiểm tra, xác minh và đã xác định những nội dung tố cáo của ông đối với hai điều tra viên N.L.T. và T.M.H. là hoàn toàn không đúng sự thật. Hai điều tra viên hoàn toàn vô tư và khách quan trong quá trình điều tra”.
Ông Nguyễn Viết Trương không chấp nhận.
Do đó, ngày 26-3-2010 ông Trương lại gửi đơn đến phòng tiếp công dân tỉnh Khánh Hòa tiếp tục khiếu nại. 
Ngày 21-4-2010, đại tá Trần Quang Họa - thủ trưởng Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Khánh Hòa - có văn bản trả lời, khẳng định: “Lần nữa thông báo cho ông biết: trong quá trình điều tra, hai điều tra viên N.L.T. và T.M.H. hoàn toàn khách quan".
Ngoài ra ông Trương còn tố cáo: "...năm 2007 ông bị Công ty KV lừa đảo và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của ông gồm 892 triệu đồng, bốn chiếc xe các loại, hai máy nén khí và nợ lương 104 triệu đồng, tuy nhiên các phòng PC15, PC16 Công an tỉnh Khánh Hòa có dấu hiệu bao che tội phạm nên không xử lý hình sự đối với Công ty KV".
Sau nhiều sư việc nghiêm trọng xảy ra suốt từ 2007 và nhiều lần cầu viện đến công lý, sau cùng, ông Trương đã viết đơn gởi đến Trần Đại Quang - Bộ trường Bộ Công an vào ngày 24-3-2012.
Ngày 17/4/2012, thanh tra Bộ Công an có văn bản gửi ông Trương cho biết vụ việc của ông không thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ công an và hướng dẫn ông gửi đơn này đến viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Khánh Hòa để thực hiện khiếu nại theo quy định pháp luật.
Uất ức đến cùng cực?
Sau nhiều lần thất bại, khi ông Trương đề nghị Giám đốc công an tỉnh Khánh Hòa tiếp dân, vụ nổ đã xảy ra sáng ngày 30/7/2012. Theo ông, vụ nổ nhằm “gây tiếng vang dư luận để các cơ quan chức năng can thiệp những khiếu nại của mình trong các vụ tranh chấp mà chưa được giải quyết thỏa đáng".
Mâu thuẫn và tranh chấp trong kinh doanh của ông Nguyễn Viết Trương cùng các đối tác diễn ra suốt hơn 5 năm và ông cũng đã cầu viện đến "pháp luật XHCN" nhiều lần để nhận được sự trả lời vô trách nhiệm từ cấp cao nhất - Bộ công an, cho đến công an tỉnh Khánh Hòa và huyện Cam Lâm trong những bài báo thượng dẫn, phải chăng đã ép ông đến "bước đường cùng" trong mảnh đời lăn lóc của phận dân đen?
Người dân địa phương cho biết, ông Trương sống khép kín, lặng lẽ với một gia đình tan vỡ. Người vợ ly thân của ông không xuất hiện trong phiên tòa.
Những lời bình luận của hàng xóm vẽ ra hình ảnh người đàn ông bị thất bại trong cuộc sống gia đình, cùng với những công việc làm ăn bị lừa đảo, nợ nần ngập đầu mà các chủ nợ réo đòi, trong khi chính ông cũng bị nợ và bị quỵt nợ, cướp đoạt tài sản cùng với sự tiếp tay của công an địa phương huyện và tỉnh đã làm ông trở nên điên cuồng trong hành động đặt chất nổ nhà Trần Ngọc Khánh - giám đốc công an Khánh Hòa?
Rất có thể là như thế, bởi Nguyễn Viết Trương cho biết đã nhiều lần gọi điện đề nghị được Khánh nói chuyện, nhưng Khánh từ chối.
Dù không ai chấp nhận hành động đặt chất nổ của ông Trương, nhưng cả công an, viện kiểm sát cho đến tòa án cùng hàng chục trang báo lên án, phỉ báng và miệt thị ông như một tên sát nhân máu lạnh lại không gắn kết với nỗi oan khuất và bị "pháp luật XHCN" chà đạp suốt hơn 5 năm qua, đó không thể gọi là khách quan khi thiếu liên hệ với nội tâm một người đàn ông bế tắc và quẫn trí đến cùng tận?
Có phải như thế, luật sư được chỉ định - Phan Tấn Hùng cho rằng: quá trình phạm tội của bị cáo là có nguyên nhân. Vì trong quá trình giải quyết tranh chấp các vụ việc có liên quan đến cơ quan công an, dù phía công an nói đã giải quyết nhưng vì sao vẫn khiếu nại kéo dài. Do đó, cần phải điều tra hành vi phạm tội của bị cáo bắt nguồn từ đâu?
Luật sư đề nghị HĐXX nên xem hành vi phạm tội của Nguyễn Viết Trương trong trường hợp này là “giết người trong trạng thái bị kích động mạnh”. Điều này không được đại diện VKS đồng thuận.
Nhưng khuất tất cần làm rõ
Ngày 24/6/2013, vụ án dự định xét xử cho đến 15/7/2013 xét xử chính thức, Trần Ngọc Khánh - Giám đốc công an tỉnh Khánh Hòa, tại sao không xuất hiện tại phiên tòa để đối chất theo đề nghị của ông Trương? 
Thương tật 41% vĩnh viễn được cho là thủng cả 2 màng nhĩ (nghĩa là bị điếc) không trùng khớp với tường thuật ban đầu? Trong khi đó, ngay sau vụ nổ, giám đốc công an tỉnh Khánh Hòa xuất hiện với hình ảnh vô sự, mạnh khỏe và trả lời “Tôi đã rất may mắn” [10] khi phóng viên phỏng vấn. Không nghe được làm sao trả lời? "Chứng nhân hùng hồn" cho việc mạnh khỏe này là bảng chữ phía sau lưng của viên đại tá công an chỉ rõ ngày họp báo 01/8/2012.
Nếu thương tật là có thật và lên đến 41% (nghĩa là rất nặng), liệu Trần Ngọc Khánh còn đủ sức khỏe để cáng đáng công việc trong vị trí đứng đầu về an ninh cả một tỉnh từ khi bị điếc tai hơn 1 năm qua? Tại sao Bộ công an lại để một người bị điếc làm giám đốc công an trong một thời gian dài như thế?
Trước khi luật sư Phan Tấn Hùng được chỉ định, có đến 6 luật sư gồm: Lê Văn Tuấn, Lưu Văn Tổng, Đặng Thị Kim Ngân, Lục Thị Thụy, Nguyền Đình Thơ - tất cả họ được ông Trương mời bào chữa - đã từ chối bằng văn bản. Nguyên nhân nào khiến cả 6 luật sư đều từ bỏ vai trò giữ vững "cán cân công lý"?
Các công an thuộc huyện Cam Lâm và tỉnh Khánh Hòa cùng công ty Kiệt Việt và những người hành hung ông Trương (gãy răng, gãy xương sườn, tràn dịch màn phổi), họ góp tay, đồng lõa như thế nào cho nỗi uất hận đến mất kiểm soát, trong trạng thái phẫn nộ đến cùng cực, dẫn đến hành vi đặt chất nổ nhà giám đốc công an tỉnh Khánh Hòa cũng buộc phải làm rõ.
Có hay không, Nguyễn Viết Trương thật sự muốn giết chết Trần Ngọc Khánh hay ông chỉ muốn gây tiếng vang như đã tự bào chữa trước tòa?
Đắng ngắt!
"Pháp quyền XHCN" cho đến nay, không ai là không biết tính "ưu việt" của nó, dù người cộng sản chưa bao giờ hiểu liêm sỉ của những "con người XHCN" cần phải có để phục vụ dân. 
Người cộng sản luôn bóp méo, đơm đặt và vu khống bất kể người dân nào, một khi việc làm bẩn thỉu đó bảo vệ và có lợi cho họ. Tính chất đê hèn này đầy dãy trong hiện thực ngày nay, những tưởng không cần phải dẫn ra chi tiết, vì dễ làm độc giả thêm phẫn nộ và phỉ nhổ. 
Bộ máy độc đảng toàn trị gớm ghiếc hiện nay biểu trưng cho một tổ chức "thổ tả" hơn là tổ chức để phục vụ cho dân.
Thông qua các trang báo, hình ảnh người đàn ông 57 tuổi, gầy gò, trong chiếc áo sơ-mi nhàu nhĩ, với nét mặt đanh lại cùng ánh mắt căm hận tột độ, tựa như thông điệp chuyển đến giới cầm quyền: mọi việc hoàn toàn có thể xảy ra thật đáng tiếc, một khi nỗi sợ hãi trong phận "con sâu cái kiến" phải phủ phục dưới chân nỗi oan khiên mà "trời cao đất dày" không thấu nỗi! 
Phải chăng, "Luật pháp" không xử đúng thì người dân buộc phải "tự xử"?
Đại gia đình Đoàn văn Vươn dắt díu nhau ra trước vành móng ngựa để chịu sự phán xét bởi tòa án lưu manh trong sự ủng hộ hàng trăm ngàn người dân, cho thấy họ may mắn hơn so với hình ảnh Nguyễn Viết Trương cô độc, bơ vơ, bị ghẻ lạnh, bị hắt hủi. Hình ảnh này thật gần với Chí Phèo kêu gào trong tuyệt vọng: "Tao muốn làm người lương thiện! Ai cho tao làm người lương thiện?" trước khi vung dao đâm chết tên bá Kiến rồi tự xử bản thân.
Ông Trương tựa như một mình đang "khiêu vũ với bầy sói" mang danh "pháp luật". 
Hình ảnh này còn đáng thương hơn cả anh Pha, anh Dậu, lão Hạc v.v.... của ngày xưa, bởi Nguyễn Viết Trương đang sống trong chế độ "dân chủ vạn lần hơn bọn tư bản"! Thật nao lòng và tê tái!
Với tuổi đời 57 và một khi chế độ cộng sản may mắn tồn tại đến 23 năm, liệu Nguyễn Viết Trương còn sống đến 80 tuổi hay trở thành một oan hồn lẩn khuất, chập chờn và liên tục xuất hiện để đòi trả mạng và đòi trả nợ trong những giấc ngủ đầy ác mộng của những kẻ tham tàn và phi nhân tính hiện nay?
"Quả báo nhãn tiền" Nguyễn Như Phong vừa nhận lãnh [11] tại một giếng nước cổ hơn ngàn năm ở sa mạc Sahara mà hiện nay chưa biết điều trị tận gốc chưa là bài học còn nóng hổi, đặt trong tâm thức người cộng sản ngày càng tin hơn vào tâm linh, có là điều nên chiêm nghiệm với những tên thủ ác?
Liệu bản án 23 năm tù dành cho Nguyễn Viết Trương sẽ trở thành bài học răn đe mà người cộng sản muốn chuyển đến người dân để khuất phục và đè bẹp sự phản kháng dù chính đáng hay nó trở thành bản án nghiêm khắc cho những kẻ đàn áp, bóc lột dân đen trong tương lai gần?
Nguyễn Ngọc Già
_______________
Tác giả gửi cho Nguyễn Tường Thụy

Tại sao Chính thống thành Lá cải?


Kính Hòa, phóng viên RFA
2013-07-16

Một công nhân tranh thủ đọc báo trong giờ nghỉ (minh họa)
Một công nhân tranh thủ đọc báo trong giờ nghỉ (minh họa)
AFP
Nghe bài này
Nhiều người, thậm chí cấp lãnh đạo cao cấp của bộ máy quản lý truyền thông của nhà nước đề cập đến khuynh hướng lá cải của truyền thông trong thời gian gần đây. Kính Hòa tìm hiểu khuynh hướng ấy trong bài sau đây.
Báo VN tràn ngập tin lá cải hay chính thống?
Hôm 20 tháng sáu vừa rồi ông Thứ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông Nguyễn Bắc Son, có nhắn nhủ báo chí Việt Nam những điều sau đây,
“Báo chí phải định hướng dư luận và phải tìm các giải pháp để tăng nguồn thu hợp pháp.”
Lời nhắn nhủ này có vẻ xuất phát từ nhận định của ông Son trong buổi nói chuyện cùng ngày,
“Báo chí hiện có khuynh hướng dễ dãi lá cải khiến bạn đọc bức xúc.”
“Báo chí hiện có khuynh hướng dễ dãi lá cải khiến bạn đọc bức xúc.”...Cũng cần nhắc lại ông Son đã hơn một lần gọi những thông tin mà các tờ báo và đài của ông là thông tin chính thống. Vậy báo chí của ông Son vừa là chính thống mà lại vừa là lá cải chăng?
Và cũng cần nhắc lại ông Son đã hơn một lần gọi những thông tin mà các tờ báo và đài của ông là thông tin chính thống. Vậy báo chí của ông Son vừa là chính thống mà lại vừa là lá cải chăng?
Ông Son không nêu cụ thể thế nào là lá cải và dễ dãi. Có lẽ ông cho rằng các tin, bài về cướp của giết người, về tình dục, về scandal giới Showbiz…? Quả thực các thông tin lọai đó đang tràn ngập hơn 700 tờ báo mà ông Son đang quản lý.
Cách đây không lâu tin đồn về việc ngôi sao tình dục Nhật Bản Maria Ozawa đến Việt Nam đã được một số báo in lẫn báo mạng đưa tin. Một cô bé muốn nổi tiếng là Huyền Anh tung lên mạng những Video clip khoe thân thể quảng cáo cho bản thân mình cũng được các báo nhà nước (mà báo nào mà chẳng của nhà nước trong chế độ hiện hành!) rộn ràng nhắc tới. Không kể đến vô vàn tin tức về các vụ án từ lớn tới nhỏ, trừ các vụ án chính trị!
Việt Nam hiện có hơn 700 tờ báo nhưng tất cả đều nằm dưới sự kiểm soát của nhà nước.
Việt Nam hiện có hơn 700 tờ báo nhưng tất cả đều nằm dưới sự kiểm soát của nhà nước.
Như để chứng minh cho nhận định của ông Son về cái gọi là khuynh hướng lá cải này, trong một lần trả lời phỏng vấn Mặc Lâm, nhà văn và nhà báo Vi Thùy Linh hiện sống ở Hà Nội nói,
“những chuyện giật gân lá cải gần như bằng với chính thống mặc dầu không ai tôn vinh nó cả nhưng nó đang nhiều đến mức độ nếu tính theo thói quen ở Việt Nam thì đa số hơn thiểu số. Cái đa số này đang gần như trở thành dòng chủ lưu rẻ tiền. Nó trở thành chủ lưu vì nó không bị tiểu trừng, không bị lên án và nó cứ hoành hành như thế.”
Ông Son không nêu cụ thể thế nào là lá cải và dễ dãi. Có lẽ ông cho rằng các tin, bài về cướp của giết người, về tình dục, về scandal giới Showbiz…? Quả thực các thông tin lọai đó đang tràn ngập hơn 700 tờ báo mà ông Son đang quản lý.
Viết theo kiểu định hướng dư luận
Nhưng không rõ ông Nguyễn Bắc Son và nhà văn Vi Thùy Linh có quan niệm khác nhau về thế nào là chính thống hay không. Có vẻ như nhà báo Thùy Linh cho rằng các thông tin về chính trị xã hội, những gì quan trọng trong việc vận hành của một xã hội là thuộc cái chủ lưu, cái chính thống. Còn ông Son có vẻ không bận tâm điều đó lắm, ông nói đến chính thống khi mà truyền thông nhà nước được huy động để chỉ trích một vấn đề gì đó. Trong thời gian gần đây có thể kể ra vài chiến dịch như thế: Phê bình 72 nhân sĩ trí thức ký kiến nghị đòi thay đổi Hiến Pháp, Phê bình việc cho xuất bản quyển Trại Súc Vật tại Việt Nam, Tấn công những người đang ủng hộ cuộc thuyệt thực của ông Cù Huy Hà Vũ trong tù…Điều này được những người cai quản hệ thống truyền thông ở Việt Nam gọi là định hướng dư luận.
Nhưng nếu viết về những vấn đề chính thống như nhà báo Thùy Linh quan niệm thì có nhiều rủi ro quá. Trong vài năm gần đây, nhiều nhà báo, do theo đuổi những vấn đề chính thống ấy như chống tham nhũng, chống Trung quốc xâm lược, phê bình các phát biểu chính trị của các lãnh đạo đảng cộng sản…lần lượt phải nghỉ việc, thậm chí tù tội. Có thể kể đến việc các tổng biên tập báo Tuổi Trẻ, tờ báo lớn ở phía Nam và cả nước, lần lượt phải ra đi, các nhà báo bị cầm tù như Việt Tiến, Hòang Khương, bị nghỉ việc như Nguyễn Đắc Kiên…nhà báo Trung Dân gặp rắc rối khi tờ báo Du lịch của ông đăng bài chống thái độ xâm lược của Trung quốc, …
Một sạp bán báo trên đường phố Há Nội
Một sạp bán báo trên đường phố Há Nội (minh họa)
Nhà báo Hùynh Ngọc Chênh, người được giải Netizen về tự do Internet và gần đây nhất bị cấm ra nước ngòai, đã phát biểu như sau,
“Viết những chuyện chính trị theo quan điểm nhà nước thì không ai đọc, viết lạng quạng lại bị kỷ luật, vậy người ta viết về những chuyện dân sinh, chuyện sốc, tầm bậy tầm bạ thì không động chạm tới ai mà còn bán được báo! Tờ báo cũng cần phải sống nữa.”
Nhà báo Hùynh Ngọc Chênh
“Viết những chuyện chính trị theo quan điểm nhà nước thì không ai đọc, viết lạng quạng lại bị kỷ luật, vậy người ta viết về những chuyện dân sinh, chuyện sốc, tầm bậy tầm bạ thì không động chạm tới ai mà còn bán được báo! Tờ báo cũng cần phải sống nữa.”
Và chưa có nhà báo nào viết về những chuyện tầm bậy tầm bạ như thế bị truy tố hay đuổi việc bao giờ. Không có các tội danh tuyên truyền chống phá, lật đổ…đối với những bài báo được cho là tầm bậy tầm bạ đó. Sẽ không có gì ngạc nhiên khi những bài viết cùng hình ảnh phiên tòa hoa hậu Mỹ Xuân cầm đầu đường dây môi giới mại dâm tràn ngập các trang báo với rừng ống kính phóng viên, còn phiên tòa xử hai sinh viên Nguyên Kha và Phương Uyên chống Trung quốc xâm lược chỉ ngắn gọn vài dòng.
Như vậy lối thóat cho các nhà báo Việt Nam đã rõ, không nên đụng chạm đến những vấn đề nhạy cảm như: Trung quốc, Đất đai, Dân oan, Tham nhũng…Còn khuynh hướng lá cải thì…không sao cả. Trong tình hình như vậy chức năng quan trọng của truyền thông đã bị làm nhẹ đi, vì rất nhiều chuyện xảy ra cần phải đưa tin, nhưng nhạy cảm nên phải đưa vắn tắt, hoặc đưa theo cách nói gần nói xa.
Ngày 30/6 năm nay, một ngày trước ngày thành lập đảng cộng sản Trung quốc, một chỉ thị từ cơ quan quản lý báo chí bị rò rỉ, có nội dung sau đây,
“Các báo chú ý: Ngày mai, 1/7, là ngày thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc. Các báo tuyệt đối không đưa tin về biểu tình, về tranh chấp chủ quyền Việt Nam-Trung Quốc”.
Thế còn việc viết theo kiểu định hướng dư luận? Chắc là ông Nguyễn Bắc Son không khuyên các các nhà báo định hướng theo khuynh hướng lá cải rồi. Nhưng định hướng theo kiểu ông muốn, tức là chỉ nói cái gì nhà nước mong muốn, nhà nước cho là tốt thì cũng không dễ dàng. Làm nhà báo tại Việt Nam là một công việc vô cùng khó chịu, những tin tức liên quan đến vận mệnh quốc gia như trong chỉ thị trên kia mà bị cấm. Nhưng tư cách nhà báo cũng không dễ dàng cho phép họ nói cái điều mà mình cho là không trung thực, hoặc không xảy ra được, vì theo lời cụ Hùynh Thúc Kháng chủ bút tờ báo Tiếng Dân thời thuộc địa Pháp,
Nếu chúng ta không có quyền được nói lên sự thật thì chúng ta có quyền không nói lên sự dối trá!


Copy từ: RFA

Việt Nam đối mặt với nhiều thách thức kinh tế

Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam mới đây đã công bố báo cáo cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam thời gian qua, trong đó nêu lên các thành tựu và cũng không ít các thách thức.

Phúc trình của Ngân hàng Thế giới nhận định rằng môi trường kinh tế vĩ mô của Việt Nam tương đối ổn định với mức lạm phát ở mức vừa phải (6,7%) trong tháng Sáu năm 2013.

Ngoài ra, theo báo cáo, tỷ giá khá ổn định trong thời gian dài; dự trữ ngoại hối được cải thiện; mức độ rủi ro tín dụng quốc gia được cải thiện; cán cân đối ngoại được cải thiện; mức cạnh tranh mạnh hơn các nước trong khu vực trong việc thu hút đầu tư vốn nước ngoài.

Tuy nhiên, phúc trình của Ngân hàng Thế giới tại cũng chỉ ra những khó khăn của nền kinh tế Việt Nam như có mức tăng trưởng chậm kéo dài nhất kể từ khi tiến hành công cuộc cải cách kinh tế cuối những năm 80.
Tăng trưởng GDP tăng 5,2% trong năm 2012, tức mức tăng thấp nhất kể từ năm 1998.

Báo cáo viết: “Từ 2010 đến 2013, Việt Nam tăng trưởng chậm hơn Indonesia và Philippines — đây là lần đầu tiên trong hai thập kỉ vừa qua”.
Ngoài ra, mức nhập khẩu tăng chậm, giảm 7% trong năm 2012, và điều này cho thấy nhu cầu thấp đối với máy móc thiết bị và hàng hóa trung gian, cũng như tiêu dùng cá nhân yếu.

Thêm nữa, tình hình ngân sách nhà nước không thuận lợi: tăng trưởng kinh tế chậm và khó khăn trong sản xuất kinh doanh làm giảm mức thu ngân sách theo kế hoạch.

Tổng thu ngân sách giảm từ 30% GDP giữa những năm 2000 xuống mức thấp nhất lịch sử 22,8 % GDP năm 2012.

Một vấn đề khác là cải cách cơ cấu chậm, và quá trình mới bắt đầu nhưng chưa được thực hiện quyết liệt, và khu vực tài chính - ngân hàng vẫn còn mong manh tuy những rủi ro hệ thống đã có phần được cải thiện.

...từ đấy mà suy ra là sẽ có nới lỏng chính sách tiền tệ thì không chính xác lắm bởi vì chính phủ vẫn kiên trì mục tiêu là ổn định vĩ mô, chống lạm phát để mà tạo nền tảng cho phục hồi, chứ không phải là đăng đầu tư bây giờ để lấy lại tăng trưởng. Đấy là cái thông điệp rất là quan trọng...
Một số rủi ro đối với nền kinh tế Việt Nam cũng được nêu ra như việc tăng trưởng kinh tế chậm lại có thể tạo sức ép tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ và tài khóa, từ đó sẽ tạo áp lực lạm phát và làm xói mòn các thành quả mong manh của ổn định kinh tế vĩ mô.

Trả lời VOA Việt Ngữ, ông Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, cho rằng nhận định này mô tả đúng bức tranh, tức là tình hình kinh tế hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn.

“Nhưng mà từ đấy mà suy ra là sẽ có nới lỏng chính sách tiền tệ thì không chính xác lắm bởi vì chính phủ vẫn kiên trì mục tiêu là ổn định vĩ mô, chống lạm phát để mà tạo nền tảng cho phục hồi, chứ không phải là đăng đầu tư bây giờ để lấy lại tăng trưởng. Đấy là cái thông điệp rất là quan trọng. Cho nên hiện nay, người ta nói đến một cái khả năng hơn là một cái định hướng của chính phủ, cái khả năng người ta e ngại chính sách tiền tệ chứ không phải nói đấy là một định hướng chính sách. Mà tôi thì tôi hiểu rằng là chính phủ hiện nay nhận thức được khó khăn đấy và đang cố gắng để giữ mục tiêu là ưu tiên cho ổn định, chứ không phải là ưu tiên cho tăng trưởng”.

Một rủi ro khác mà phúc trình của Ngân hàng Thế giới nêu ra là việc triển khai chậm trễ các chương trình cải cách cơ cấu sẽ làm suy giảm niềm tin của các nhà đầu tư và tiếp tục tác động tiêu cực tới triển vọng tăng trưởng.

Ông Thiên cho biết ông hoàn toàn đồng ý với ý kiến này.

“Bây giờ Việt Nam có mục tiêu cải cách cơ cấu, tái cấu trúc và đổi mới mô hình tăng trưởng cách đây 3 năm rồi nhưng mà những bước tiến đạt được tương đối chậm vì những lý do là những khó khăn ngắn hạn tương đối gay gắt cho nên là phải tập trung xử lý những cái đó. Nhưng mà hiện nay có lẽ rằng là chính phủ và nói chung là những cơ quan có thẩm quyền cũng đều nhận thức được là không thể trì hoãn vấn đề cải cách cơ cấu, và những cái ưu tiên dài hạn. Tuy nhiên, tại thời điểm hiện nay, những nền tảng để thực hiện điều đó không dễ dàng chút nào. Cho nên cải cách cơ cấu thì không thể sốt ruột được. Hiện nay tôi nghĩ rằng là cần phải thực tế và bình tĩnh hơn trong cái điều kiện khác với điều kiện thực tế, chứ không phải là cứ ngồi ở ngoài bình luận không thì nó dễ không chính xác”.

Phúc trình của Ngân hàng Thế giới ở Việt Nam dự báo mức tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam vào mức 5,3%  trong năm 2013 và khoảng 5,4% vào năm 2014.

Ngoài ra, tỷ lệ lạm phát được dự kiến ở mức 8.2% vào thời điểm cuối năm 2013.

Copy từ: VOA

Đáy kinh tế và bến bờ sạt lở


Cập nhật: 06:21 GMT - thứ ba, 16 tháng 7, 2013

Lao động Việt Nam
Có ý kiến nói tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam có thể chỉ hơn 0% đôi chút
Cuộc tranh cãi về cái gọi là “đáy” của nền kinh tế Việt Nam vẫn tiếp biến, giữa một bên là những chuyên gia “trung thành” với đường lối của các nhóm lợi ích và nhóm thân hữu quan chức, với phía đối diện là những người phản biện độc lập thừa lòng tự trọng.
Gần đây, một số dư luận trong nước đã phải lên tiếng phản ứng đối với ông Vũ Đình Ánh - một cấp phó của Viện Nghiên cứu thị trường-giá cả (Bộ Tài chính) và cũng là người đang cổ vũ cho học thuyết “đáy kinh tế”, khi vị tiến sỹ này cho rằng “không thể đòi hỏi công khai minh bạch về vàng” và quy kết rằng những người có đòi hỏi như thế chứng tỏ “không hiểu gì về bản chất của vàng”.
Khẩu khí của ông Ánh lại như khá đồng điệu với khẩu ngữ của Thống đốc ngân hàng nhà nước Nguyễn Văn Bình: “Chênh lệch giá vàng thuộc về đất nước, thuộc về nhân dân”.
Nhưng cũng trong khối chuyên gia quan chức, vẫn xuất hiện những nhân tố mới đang xa dần bến bờ cũ.
“Những dự báo về khả năng “thoát đáy” của nền kinh tế có thể bắt đầu từ giữa năm 2012 đang trở nên xa vời hơn” - trong Diễn đàn kinh tế mùa Xuân ở Nha Trang vào tháng 4/2013, viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên đã phóng ra một phản biện bất ngờ.
Khác hẳn với năm 2012, số ý kiến phản biện độc lập đối với triển vọng “kinh tế Việt Nam thoát đáy”, bao gồm cả những quan chức đa ngành vốn chưa có điều kiện để thể hiện khẩu khí và dũng khí, đã vang lên can đảm và tự tin hơn vào nửa đầu năm 2013, ngược chiều với não trạng của giới quan chức chính phủ.
Ở phía bên kia dòng sông, nhiều người đang nhìn thấy bến bờ cũ bị sạt lở nghiêm trọng và còn đang cận kề nguy cơ lũ quét.
Cho dù mức lạm phát năm 2012 chỉ có 7% và 6 tháng đầu năm 2013 chưa đầy 3%, nhưng với việc tỷ lệ tăng trưởng GDP cũng bị sụt giảm gần như tương ứng, thay cho “quyết tâm” đến 8%-9% của những năm trước, hiển nhiên điều này không phải là một thành tích và cũng chẳng phát đi dấu chỉ “điềm lành” nào.
"Thực chất GDP mà nền kinh tế Việt Nam đạt được trong năm 2012 và hiện thời có thể chỉ nhích hơn chỉ số 0% đôi chút."
Một nhà nghiên cứu Hong Kong mới đây đã đưa ra đánh giá rằng về thực chất, kinh tế Trung Quốc chỉ đang tăng trưởng với mức 3,3%, thay vì 7,5% như báo cáo của chính phủ nước này. Và nếu tương ứng với những sai lệch thâm căn về số liệu của Trung Nam Hải, thực chất GDP mà nền kinh tế Việt Nam đạt được trong năm 2012 và hiện thời có thể chỉ nhích hơn chỉ số 0% đôi chút.
Giảm phát lại là hệ lụy của hiện tượng lạm phát kinh niên bị ép xuống đột ngột. Vòng quay vốn trong năm 2012 chỉ còn 0,8 lần so với mức hơn 2 lần trong giai đoạn 2007-2008 là một minh chứng điển hình cho chiều cao hình thể kinh tế bị lùn hóa hơn một nửa.

Đáy giả 2013 - 2014

Cho tới nay, ba năm suy thoái nặng nề vẫn như chưa sáng ra được bài học cơ bản nào. Tất cả vẫn như nguyên vẹn, từ nợ và nợ xấu trong các ngân hàng đến tỷ lệ tồn kho chất ngất của thị trường bất động sản vẫn hầu như chưa được thanh lý. Con số hàng trăm ngàn doanh nghiệp phải giải thể và phá sản có lẽ vẫn chưa phải là là đáp án cuối cùng, nếu so với tình trạng thất nghiệp mà chính một quan chức phải cho rằng “thêm vào một con số 0 vẫn đúng”.
Vào đầu năm 2013, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã công bố tỷ lệ thất nghiệp trên toàn Việt Nam chỉ là 1,99%, tức còn xán lạn hơn cả mức thất nghiệp của năm 2011 và 2010.
Đến giữa năm 2013, bộ trưởng của đức tin xán lạn ấy là bà Phạm Thị Hải Chuyền đã phải nhận lãnh số phiếu “tín nhiệm thấp” khá cao từ các đại biểu Quốc hội - một sự trả giá cho thói quen vô cảm trước tâm thế khốn khổ của các doanh nghiệp và người lao động.
Riêng thống đốc Ngân hàng Nhà nước còn trở thành quán quân về tỷ lệ phiếu tín nhiệm thấp. Hiển nhiên sau hai năm từ khi chính phủ mới đi vào hoạt động cùng quá nhiều hệ lụy phát tác, khối ngân hàng đã đóng vai trò chủ đạo trong việc làm sao để tín dụng, lãi suất huy động và lãi suất cho vay chỉ có lợi cho họ.
Cho dù tới nay mặt bằng lãi suất huy động đã được kéo giảm đến 12%-13% so với đỉnh của nó là 19%-20% vào cuối năm 2011, nhưng thực tế mặt bằng lãi suất cho vay chỉ được kéo hạ từ 5%-6%.
Trong cơn bĩ cực chưa hết thấm thía, các ngân hàng chỉ chuyên tâm vào chuyện khuyến dụ người tiêu dùng bằng cách giảm lãi suất cho vay đối với lĩnh vực bất động sản, đặc biệt là những chương trình khuyến mãi lãi suất đối với dự án căn hộ cao cấp được thỏa thuận giữa chủ đầu tư và ngân hàng.
Vàng miếng
Các chính sách kinh tế gây ra nhiều tranh cãi
Hiện vẫn tồn ít nhất hàng trăm ngàn căn hộ trung-cao cấp ở hai đầu cầu Hà Nội và Sài Gòn, và vào cuối quý 2/2013, Bộ Xây dựng đã phải thừa nhận tỷ lệ tồn kho căn hộ vẫn tiếp tục tăng lên. Như một hiệu ứng đồng pha, Ngân hàng Nhà nước cũng phải phát đi báo cáo về tỷ lệ nợ khó thu hồi tại các ngân hàng đã tăng đến trên 30% so với đầu năm 2013.
Thế nhưng lại không thiếu minh họa về việc nhiều ngành nghề khác do chậm thu hồi vốn, và nói chung không liên quan đến địa ốc, nên không nhận được ưu ái nào từ ngân hàng. Nhiều ngành sản xuất như cá tra, cà phê, mía đường, sắt thép, xi măng… đều đang chìm trong vòng nợ nần cùng núi tồn kho không tiêu thụ được. Ở một số nơi, nông dân đang phải bán ruộng tổ tiên để trả nợ.
Mặc dù một thống kê của Ngân hàng Nhà nước cho biết 83% nợ vay cũ đã được đưa về mức lãi suất 13%, nhưng cho tới nay vẫn chẳng có manh mối công khai nào về chuyện các ngân hàng thương mại đã xử lý đến đâu số nợ vay cũ để có thể chuyển sang cơ chế cho vay mới với lãi suất thấp hơn hẳn.
Hết tháng này đến tháng khác, người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước vẫn lặp lại điệp khúc “giảm lãi suất cho vay cần có độ trễ”.
Nhưng nền kinh tế Việt Nam đã mòn mỏi chờ đợi cái được coi là “độ trễ” ấy đến gần ba năm qua.
Cho đến giờ, chẳng còn mấy doanh nghiệp hy vọng vào lòng thành giảm lãi suất. Đơn giản là, các ngân hàng với bản tính ích kỷ cố hữu của họ đã không muốn như thế.
Chỉ khi các ngân hàng thương mại cảm nhận về mối nguy hiểm cận kề, hay nói khác hơn là về một cái chết đe dọa họ, lãi suất cho vay mới có thể được tự động kéo giảm.
"TPP vẫn là một cái gì đó đang được tô hồng hoặc được thao diễn để khỏa lấp các mâu thuẫn xã hội lẫn nội bộ."
“Đáy kinh tế” cũng bởi thế đã trở nên một từ ngữ hàm hồ ru ngủ vào năm 2012 và có thể cả vào năm 2013, bất chấp vài ba dự đoán và khuyến cáo lạc quan từ một số giới chức điều hành, kể cả triển vọng Nhà nước Việt Nam đang manh nha cơ hội được chấp thuận tham gia vào Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP), nếu được đính kèm những tự điều chỉnh về mặt nhân quyền.
Điều tốt nhất trong tình thế hiện thời là một cái đáy giả được thiết lập, để người ta cố ru mị nhau rằng đó là đáy cuối cùng của cuộc suy thoái cuối cùng. Để nếu khả quan, cái đáy giả đó sẽ kéo dài đến năm 2014.

Đáy thực 2016-2017?

Cái nhìn của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế cũng chẳng mấy lạc quan về điều được xem là “đáy” của một mặt bằng điều hành kém cỏi và đầy ứ thuận thảo với các nhóm lợi ích.
Moody’s - một tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế có uy tín - vào tháng 9/2012 đã hạ mức tín nhiệm của kinh tế Việt Nam một bậc xuống còn B2. Tại thời điểm đó, xếp hạng tín dụng của Moody’s đối với Việt Nam là mức xếp hạng thấp nhất trong ba tổ chức xếp hạng uy tín trên thế giới khi thấp hơn 2 bậc so với xếp hạng của S&P và thấp hơn 1 bậc so với của Fitch Ratings.
Hiển nhiên, nếu một nền kinh tế không thể cất cánh trong điều kiện “mới nổi”, gần như chắc chắn sẽ phải mất một thời gian dài chìm trong tâm thế “bò sát”. S&P, Moody’s và cả Fitch Ratings đều có lý do để e ngại về cái triển vọng quá thiếu trong sáng như thế đối với Việt Nam.
Dù rằng TPP vẫn là một cái gì đó đang được tô hồng hoặc được thao diễn để khỏa lấp các mâu thuẫn xã hội lẫn nội bộ.
Nhưng trước khi nhìn về tương lai của TPP, người ta cũng nên ngoái lại dĩ vãng để nhận biết mình đang ở đâu, và hơn thế nữa là đang lâm vào tình trạng khó xử đến thế nào.
Chẳng mấy có ý nghĩa về tính thực chất của WTO sau 6 năm “hội nhập”, thật khó để có thể hy vọng về một lối thoát cho nền kinh tế Việt Nam cho dù có được tham gia vào TPP.
Xưởng gia công
Liệu kinh tế Việt Nam sẽ 'thoát đáy'?
Năng lực điều hành kinh tế yếu kém, lồng trong bối cảnh bị xen cài quá nhiều bởi các nhóm lợi ích và gần đây lại xuất hiện cụm từ “nhóm thân hữu”, hố phân cách giàu nghèo ngày càng lớn lao và ngày càng đầy đặn các phản ứng xã hội quyết liệt hơn…, tất cả những nguồn cơn đó có thể đẩy nền kinh tế và xã hội Việt Nam vào một vòng xoáy không ngoi lên được.
Tuy vậy, cái vòng xoáy khốn khổ ấy dù đang hiện hình nhưng vẫn chưa nguyên trạng. Với những tác động song ánh trực tiếp từ mối nguy khủng hoảng kinh tế thế giới cùng những dự báo u ám của “tiến sỹ tận thế” Nouriel Roubini, nền kinh tế Việt Nam có thể sẽ phải chứng thực một cái đáy nữa theo mô hình chữ W, với cạnh sau sâu hơn cạnh trước và đáy sau, tất nhiên, cũng sâu hơn đáy trước.
Nếu không có gì thay đổi, mọi chuyện có thể xảy đến vào năm 2016-2017, hoặc sớm hơn.
Nhưng ngay cả sau cuộc khủng hoảng tương lai ấy, nếu không tự cải tạo về những hình ảnh hoàn toàn mất cân đối của mình, nền kinh tế và có thể cả vận động kinh tế - chính trị của Việt Nam sẽ không có, dù chỉ một cơ hội nhỏ nhoi, để “thoát đáy”.


Copy từ:BBC

THÒNG LỌNG MỚI TRÒNG VÀO CỔ DÂN TỘC !!!

Bán nguyệt san Tự do Ngôn luận 
Số 175 (15-07-2013)
Người ta đã trông chờ các nhà trí thức sẽ mau chóng nói lời phản biện sau Tuyên bố chung Bắc Kinh nhưng tới nay vẫn chưa thấy gì. Hai mươi ba năm trước, lúc lãnh đạo CSVN quyết định chuyển hướng 180 độ để thần phục Trung Quốc cách ô nhục tại Thành Đô, đã hầu như không có một phản ứng nào từ giới nhân sĩ. 
“Vừa rời cảng Lý Sơn ra đến vùng biển Hoàng Sa đánh bắt hải sản được 3 ngày thì chúng tôi gặp nạn. 7g sáng ngày 7-7, sau khi 15 ngư dân trên tàu ăn bữa sáng nhẹ, chuẩn bị dây hơi bắt đầu lặn tìm hải sâm  thì chiếc tàu to lớn, sơn màu trắng cùng chiếc ca nô bất ngờ lao tới. Thấy tàu mang số hiệu 306 to lớn gấp 10 lần lao nhanh về phía tàu cá, tôi hô anh em vào khoang trú rồi tăng hết ga. Sau 1g theo bám, tàu Trung Quốc áp sát, nhiều người mặc quân phục xanh đậm, rằn ri cầm dùi cui điện nhảy sang tàu cá và dồn ngư dân về phía trước mũi tàu, hai tay để sau đầu. 

Tôi, thuyền trưởng và hai ngư dân Tốt, Nở bị bắt sang tàu Trung Quốc và phải giơ cao hai tay quì ở phía sau. Sau đó trở lại tàu, nhóm người Trung Quốc lao lên nóc cabin, dùng dao chặt hai trụ cờ ném xuống biển. Tôi cúi xuống bên mạn tàu vớt lá cờ Tổ quốc lên thì  nhóm người Trung Quốc xộc tới với thái độ hung dữ chẳng khác nào cướp biển. Họ dùng cùi chỏ tay đánh vào phía sau đầu, dùng dùi cui dí điện vào người khiến tôi ngất xỉu… Không chỉ đánh, đá ngư dân, nhiều người trên tàu Trung Quốc đã dùng búa, xà beng đập bể nát kính cabin, chẻ nhỏ các cửa nắp hầm, cửa tủ, dùng dao băm nát 720m dây hơi thành nhiều đoạn nhỏ. Sau đó họ lấy đi nhiều thiết bị, 5000 lít dầu, 1 tấn cá, gây tổng thiệt hại 400 triệu đồng”. 
Lời thuyền trưởng Võ Minh Vương (ngụ thôn Tây, xã An Vĩnh, huyện đảo Lý Sơn) nói với phóng viên báo VnExpress hôm 11-07 vừa qua như vậy đã gây chấn động đồng bào VN trong và ngoài nước. Chưa hết! Phóng viên báo kể tiếp: 

“Sau khi đánh đập ngư dân, thu giữ tài sản trên tàu cá ông Vương, tàu 306 Trung Quốc tiếp tục rượt đuổi, tấn công tàu ông Mai Văn Cường (quê Lý Sơn). Ông Cường cho biết: vụ việc xảy ra lúc 9g sáng ngày 7-7, trong khi 14 lao động đang  hành nghề. Thấy tình hình không ổn, ông Cường vội tăng tốc rồ ga tàu bỏ chạy nhưng máy nổ trục trặc nên chạy được vài hải lý thì bị tàu TQ áp sát, tấn công. Người trên tàu 306 đã tràn qua tàu cá của ông Cường dùng dùi cui điện uy hiếp, đánh ngư dân, chặt phá toàn bộ dây hơi, dây neo, lấy đi máy định vị, máy dò, hệ thống Icom và hơn 2 tấn cá, rồi bỏ đi. Tổng thiệt hại ước tính hơn 200 triệu đồng. Sau gần hai ngày đêm, hai tàu cá anh Vương và Cường về quê huyện đảo Lý Sơn trong tình trạng dò đường vì mất hết trang thiết bị, thông tin liên lạc”.
            
Câu chuyện thương tâm trên xảy ra chỉ hơn hai tuần sau Tuyên Bố chung giữa hai Chủ tịch Trương Tấn Sang và Tập Cận Bình (21-06-2013), trong đó có đoạn: 
“3 (xiii)- Hai bên sẽ tiếp tục thực hiện tốt “Hiệp định hợp tác nghề cá trong Vịnh Bắc Bộ”; tích cực nghiên cứu phương thức kiểm tra liên hợp mới tại khu vực đánh cá chung ở Vịnh Bắc Bộ. Hai bên đánh giá cao “Thỏa thuận giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn VN và Bộ Nông nghiệp TQ về việc thiết lập đường dây nóng về các vụ việc phát sinh đột xuất của hoạt động nghề cá trên biển” được ký kết trong chuyến thăm lần này, xử lý thỏa đáng các vụ việc phát sinh đột xuất của hoạt động nghề cá trên biển giữa hai nước phù hợp với quan hệ hai nước. 4- Hai bên trao đổi ý kiến chân thành, thẳng thắn về vấn đề trên biển, nhất trí việc Lãnh đạo hai Đảng, hai nước duy trì trao đổi và đối thoại thường xuyên về vấn đề trên biển VN-TQ, chỉ đạo và thúc đẩy giải quyết ổn thỏa vấn đề trên biển xuất phát từ tầm cao chiến lược và đại cục quan hệ hai nước. Hai bên sẽ nghiêm túc thực hiện “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển VN-TQ””.
Đang khi xảy ra sự việc động trời trên biển đó, khiến các cơ quan truyền thông quốc tế (BBC, RFA, RFI, VOA) và các trang dân báo từ quốc nội đến hải ngoại đều nhảy vào cuộc để tường thuật và bình luận, thì tất cả các tờ báo quốc doanh lớn (Nhân Dân, Quân Đội Nhân Dân, Công An…) vẫn im hơi lặng tiếng. 
Ngoại trừ tờ Đất Việt còn “đang xác minh hai tàu cá VN bị cướp ngoài Hoàng Sa”, xem bọn nào đã tấn công ngư dân mình. Bộ Ngoại giao của Hà Nội cũng không thấy mở cái băng cassette cũ mèm về “bằng chứng chủ quyền biển đảo”, và đường dây nóng  của bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn có vẻ như bị cúp điện không hoạt động được. Ngoại trừ Hội Nghề cá VN đã xác minh, tổng hợp thông tin về 2 vụ việc và “đã gửi văn bản kiến nghị Văn phòng Chính phủ, Bộ Ngoại giao, Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn có "tiếng nói đồng thuận" can thiệp với phía TQ nhằm bảo vệ quyền lợi của ngư dân". Nhưng e cũng là hy vọng hão!
Hành động ngang nhiên chà đạp bản Tuyên Bố chung khi nó còn chưa ráo mực -mà chà đạp với những dấu chỉ hết sức rõ ràng: Tàu Kiểm ngư số 306 vốn có trọng trách “thực thi pháp luật” ở khu vực Hoàng Sa; sĩ quan và binh sĩ mặc quân phục xanh đậm tề chỉnh- rõ ràng là một sứ điệp mới, một đòn trấn áp mới đối với đảng CSVN.
Trước đó, cuộc gặp gỡ 3 ngày tại Bắc Kinh đã là một đòn trấn áp mà Trung Nam Hải giáng xuống trên Ba Đình kể từ Hội nghị Thành Đô năm 1990. Trấn áp khủng khiếp với 1 Tuyên Bố Chung đề ra chiến lược hợp tác toàn diện trong 13 lãnh vực, với 10 văn kiện xác định thỏa thuận hành động giữa mọi bộ của hai chính phủ, với một lập trường phối hợp về các vấn đề quốc tế tại các diễn đàn đa phương như Liên Hợp Quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới, Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, Diễn đàn hợp tác Á-Âu, Diễn đàn khu vực ASEAN, Hội nghị cấp cao ASEAN và Trung Quốc, Hội nghị cấp cao ASEAN và Trung-Nhật-Hàn, Hội nghị cấp cao Đông Á... 
Trong lịch sử nhân loại tự cổ chí kim và trong lịch sử Việt tộc từ xưa tới giờ chưa hề có một thỏa thuận toàn diện về ngoại giao mang tính “cá lớn nuốt cá bé” và có hình ảnh “dây thòng lọng” giữa hai quốc gia, hai nhà nước và hai chính đảng như thế, một thỏa thuận gây nguy hiểm tột cùng cho tiền đồ dân tộc. Hồ Chí Minh và Phạm Văn Đồng đã lưu xú danh muôn thuở với Công hàm bán nước năm 1958, Đỗ Mười và Nguyễn Văn Linh đã vạn đời ô nhục với Hiệp ước Thành Đô năm 1990. Nay Trương Tấn Sang và Bộ Chính trị sẽ ngàn năm bia miệng với Tuyên bố chung Bắc Kinh 2013.
            
Theo kỹ sư Nguyễn Gia Kiểng, cha đẻ của tác phẩm nghiên cứu chính trị nổi tiếng “Tổ quốc ăn năn”, đấy không chỉ là một tội (đối với đất nước) mà còn là một sai lầm. 
“Từ nay quan hệ kinh tế của nước ta với Hoa Kỳ và Châu Âu sẽ sút giảm vì một lý do giản dị là họ không muốn tiếp sức cho một chính phủ vi phạm nhân quyền đồng thời cũng là một vệ tinh của TQ. Lệ thuộc TQ như vậy không chỉ khiến VN mất chủ quyền và có nguy cơ mất thêm đất, biển và đảo, nó còn khiến chúng ta mất những nguồn đầu tư và những thị trường lớn. Kinh tế VN đang khốn đốn và sẽ còn khốn đốn hơn nữa trong những ngày sắp tới”.
Đảng CSVN nghĩ rằng có thể dựa vào TQ để tiếp tục thống trị đất nước và dân tộc. Nhưng oái oăm thay, “TQ không vững vàng như họ tưởng, mà chỉ là một sự phá sản chưa tuyên bố. Nó sẽ không thể duy trì lâu mức tăng trưởng kinh tế giả tạo bằng những chi tiêu công cộng, bằng cách sản xuất rồi tồn kho vì không bán được, bằng cách xây dựng những thành phố không người ở và những cầu đường không cần thiết. Nếu cách quản lý kinh tế này mà không dẫn tới phá sản thì phải vất bỏ tất cả mọi kiến thức và kinh nghiệm về kinh tế. Sự phá sản của mô hình TQ là chắc chắn và càng che đậy lâu bao nhiêu sự sụp đổ sẽ càng đau đớn bấy nhiêu”
TQ đã cố che giấu những khó khăn bằng một chính sách tín dụng liều lĩnh và bằng cách gia tăng chi tiêu công cộng với kết quả là khối tín dụng phình lên một cách nguy hiểm. Vào năm 2008, khi cuộc khủng hoảng bắt đầu, khối tín dụng của TQ được ước lượng là 9.000 tỷ USD, ngày nay con số này là 23.000 tỷ USD, nghĩa là gấp bốn lần tổng sản lượng nội địa (GDP), trong đó một nửa là nợ khó đòi. Chưa kể khối tín dụng mà các công ty quốc doanh lớn cho các công ty nhỏ vay được ước lượng vào khoảng 200% GDP. Đó là những dấu hiệu rất báo động. Sự phá sản của TQ không còn che giấu được bao lâu nữa”. 

“Và TQ không chỉ sắp phá sản về mặt kinh tế mà còn đang bị hủy diệt về môi trường. Sông cạn, đất khô, nước không uống được, không khí không thở được. Chính sự tồn tại của TQ đang bị đe dọa”. 
Chưa kể thức ăn nhiễm độc cũng là nguy cơ -có lẽ nguy cơ lớn nhất- cho dân Tàu. Rõ ràng hàng lãnh đạo CSVN đã mù quáng một cách thảm hại: đi thần phục một kẻ đang chuẩn bị đầu hàng và dẫy chết. Sắp tới cái ngày mà chế độ CSVN sẽ không còn quan thầy nào để dựa, đang khi chỗ dựa quan trọng và cơ bản là lòng dân thì nó đã đánh mất từ lâu bằng cả chuỗi ngày dài cai trị trong lừa gạt và dối trá, trong bất nhân và bạo ngược.
Thành thử đây là lúc mà toàn dân cần phải lên tiếng. Người ta đã trông chờ các nhà trí thức sẽ mau chóng nói lời phản biện sau Tuyên bố chung Bắc Kinh nhưng tới nay vẫn chưa thấy gì. Hai mươi ba năm trước, lúc lãnh đạo CSVN quyết định chuyển hướng 180 độ để thần phục Trung Quốc cách ô nhục tại Thành Đô, đã hầu như không có một phản ứng nào từ giới nhân sĩ. 
May thay, Đức Tăng thống Thích Quảng Độ, trong Nhận định ra hôm 06-07, đã mạnh mẽ tố cáo:

“Tuyên bố chung tại Bắc Kinh không hề có một dòng nào xác định việc Trung Quốc xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa và một phần đảo Trường Sa của Việt Nam, hoặc hàng nghìn cây số trên đất dọc biên giới, đặc biệt tại Thác Bản Giốc, Ải Nam Quan v.v… hay đòi hỏi Trung Quốc hoàn trả biển và đất đã xâm chiếm. Với kẻ cướp đã vào chiếm đóng một góc nhà rồi, ông Chủ tịch nước vẫn “nhất trí” với mưu kế của kẻ xâm lăng… Ông Chủ tịch nước tiếp tục dựa vào cái Bánh Vẽ của 16 chữ vàng và Bốn tốt để xây dựng chủ trương tân lệ thuộc ở thế kỷ XXI với Bắc phương. Chiếc Bánh Vẽ xuất phát từ ý thức nô lệ của ông Hồ Chí Minh khi ông làm bài thơ tuyên truyền “Cứu Trung quốc là tự cứu mình””. 
Hy vọng rằng các lãnh đạo tinh thần khác cũng phản ứng nhanh nhạy như ngài Quảng Độ, bởi lẽ đất nước tiêu vong nô lệ thì tôn giáo cũng khó mà tồn tại an lành. Nhìn gương Phật giáo Mật tông ở Tây Tạng thì rõ. Ngoài ra, người ta cũng trông đợi các cá nhân, các tổ chức tranh đấu trong lẫn ngoài nước phải đồng loạt phản đối văn kiện đầu hàng mới và Tuyên bố chung kiểu vòng kim cô và dây thòng lọng này. Toàn dân phải thấy được nguy cơ “Tàu thôn tính Việt” đang được hợp thức hóa bằng giấy trắng mực đen, sau khi nó đã được thi hành cách tiệm tiến kể từ thời Hồ Chí Minh nhận Mao Trạch Đông làm thầy và chủ. Ngoài ra, đồng bào hải ngoại tại Hoa Kỹ hãy sẵn sàng dạy cho Trương Tấn Sang một bài học khi ông vác mặt sang đấy trong những ngày tới.


BBT Bán Nguyệt San Tự Do Ngôn Luận


Copy từ: Trí Nhân Media

Philippines nghiên cứu đề xuất chia sẻ căn cứ quân sự với Mỹ

Tàu tấn công đổ bộ USS Bonhomme Richard tại Vịnh Subic.
Tàu tấn công đổ bộ USS Bonhomme Richard tại Vịnh Subic.


Copy từ: VOA

CSGT bắn bị thương 2 người đi đường?


(NLĐO) - Khoảng 16 giờ ngày 16-7, trên tuyến Quốc lộ 1 đoạn qua phường Đông Vệ, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa đã xảy ra vụ CSGT nổ súng khiến 2 người bị thương

Theo thông tin ban đầu, anh Lê Văn Ngọc (ngụ xã Quảng Thái, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa) điều khiển xe máy chở anh Tô Thế Kỷ (ngụ cùng xã) lưu thông theo hướng TP Thanh Hóa - huyện Quảng Xương. Khi đến phường Đông Vệ, họ bất ngờ bị một CSGT đuổi bắn từ phía sau.
 

Anh Kỷ và anh Ngọc (ngồi, từ phải sang) khai nhận bị CSGT bắn bị thương khi đang chạy xe máy
Hậu quả, anh Kỷ bị thương ở gò má trái, còn anh Ngọc bị thương ở vai.
Tường trình vụ việc với cơ quan chức năng, anh Ngọc cho biết đang chạy xe thì nghe anh Kỷ kêu bị bắn. Quay lại, anh Ngọc thấy máu chảy đầm đìa trên mặt anh Kỷ, đồng thời thấy một người mặc sắc phục CSGT đuổi theo.
Ngay sau đó, viên CSGT này đã chặn đầu xe, đề nghị đưa 2 người đi bệnh viện. Tuy nhiên, anh Ngọc không đồng ý và yêu cầu phải báo công an lập hồ sơ ngay tại hiện trường.
Nhận được thông tin, lãnh đạo Công an tỉnh Thanh Hóa và Công an TP Thanh Hóa đã có mặt tại hiện trường để lập hồ sơ, điều tra vụ việc.
Tin-ảnh: Tuấn Minh

Copy từ: Người Lao Động

CHUYỆN BÁC GA



Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga
             Bác Ga ở đây là bác Bùi Văn Ga - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ngày 4/7/2013, bác ấy ký Thông tư 24 ưu tiên cộng điểm thi đại học cho các Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Trả lời báo chí, bác nói : “Đây là quy định của Nghị định nên cấp dưới không được trái lệnh. Bộ GD-ĐT đã cập nhật thông tin, nghiên cứu kỹ về vấn đề này mới ban hành, mặc dù biết rằng đối tượng sẽ rất ít hoặc không có nhưng vẫn phải đưa ra quy định. Đây là nguyên tắc sử dụng văn bản pháp luật, Bộ không thể làm khác được”. 
        Thậm chí, bác Ga còn giải thích thêm thế này: " Việc ra văn bản là nhằm tới tương lai lâu dài. Nghị định cũng không quy định rõ là bà mẹ Việt Nam anh hùng bao nhiêu tuổi mà chỉ nêu điều kiện được hưởng vì biết đâu có đối tượng thế thì mình xử thế nào" (Nguồn: Ở đây). Ngày hôm nay, (16/7/2013) bác Ga lại ký Thông tư 28 bỏ quy định trên (Nguồn: Ở đây). Chả biết đường nào mà lần các bác nhỉ ? "Nghiên cứu kĩ" mà lại thế ư ?  "Văn bản nhằm hướng tới tương lai lâu dài" mà chưa kịp có hiệu lực ( 19/8/2013)  đã bị bãi bỏ ư ? Chẳng thế mà bác Nguyễn Thông bảo bộ này là Chỉ giỏi cãi , còn Sơn-Thi-Thư thì chỉ nghĩ lúc ký Thông tư 24 bác Thứ trưởng Ga của chúng ta chỉ bị quáng gà một chút thôi ! Đúng là như vậy vì chỉ 12 ngày sau là bác lại ký Thông tư 28 để đính chính và, theo Sơn -Thi-Thư bệnh quáng gà của bác đã khỏi. Xin được nhiệt liệt chúc mừng bác.


Copy từ: Sơn Thi Thư

NHNN đã bán ra 45 tấn vàng Thanh Thương


(TBKTSG Online) - Sau phiên đấu thầu ngày 16-7, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã bán ra thêm 26.000 lượng vàng, nâng tổng số vàng đã bán ra lên 1,194 triệu lượng, tương đương gần 45 tấn vàng.
26.000 lượng vàng mà NHNN đấu thầu đã được mua sạch, giá sàn bằng với giá mua vào từ ngoài thị trường. Kết quả, đã có 14 đơn vị trúng thầu, giá cao nhất là 37,31 triệu đồng/lượng, giá thấp nhất là 37,22 triệu đồng/lượng.
Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết giá mua vào ở mức 37,15 triệu đồng/lượng, bán ra là 37,45 triệu đồng/lượng vào cuối ngày. Nếu so sánh giữa mức giá trúng thầu cao nhất với giá bán ra của SJC, doanh nghiệp đã lãi ít nhất 140.000 đồng/lượng.
Giá vàng trong nước đã biến động ngược chiều với giá thế giới trong ngày 16-7. Cụ thể, trong khi giá bán ra của SJC giảm 130.000 đồng/lượng so với cuối chiều 15-7, thì giá vàng thế giới trên thị trường châu Âu đã tăng 9,1 đô la Mỹ/ounce, lên 1.292,3 đô la Mỹ/ounce. Điều này khiến cho khoảng cách giá thu hẹp. Giá trong nước hiện còn cao hơn giá thế giới khoảng 4,3 triệu đồng/lượng, mức thấp nhất kể từ đầu tháng 5.
Theo thông tin từ phía NHNN, vàng hiện tại được bán ra cho các ngân hàng và doanh nghiệp là để bán ra thị trường. Việc tất toán đã hoàn tất. Như vậy, dù mua bán ra sao, các ngân hàng vẫn phải có số lượng vàng không vượt quá 2% vốn tự có cho đến cuối ngày.
NHNN cho biết trong thời gian tới sẽ vẫn tiếp tục bán vàng ra, để tránh hiện tượng đầu cơ đẩy giá lên, nhưng liều lượng sẽ giảm dần.
Ông Huỳnh Trung Khánh, thành viên Hội đồng vàng thế giới, Phó chủ tịch Hiệp hội kinh doanh vàng Việt Nam cho rằng NHNN sẽ phải bán vàng thêm nữa trong thời gian tới. “45 tấn là con số lớn nếu nhìn lại hai năm gần đây, nhưng nếu nhìn vào nhu cầu tiêu thụ thực sự của thị trường vàng Việt Nam thì con số này cũng ở mức độ trung bình”, ông Khánh nói. Ông cho rằng thị trường đã khát cung từ lâu, trong khi một số lượng vàng đã bán ra để tất toán thì lượng đưa ra thị trường thực sự chưa đủ đáp ứng, và “khả năng NHNN sẽ nhập vàng thêm nữa để phục vụ nhu cầu của người dân”.
Theo ông Khánh, đây là cách làm duy nhất trong bối cảnh hiện nay nếu muốn thị trường được ổn định, vì khi có nguồn cung nhiều hơn, chênh lệch giá trong nước và thế giới sẽ giảm. Ông Khánh cho rằng với nhu cầu người dân vẫn còn thì nếu không nhập chính thức, vàng nhập lậu cũng sẽ xuất hiện. “Ngay khi vừa tăng thuế nhập vàng, vàng lậu đã vào Ấn Độ bằng cách đi đường tiểu ngạch qua các nước lân cận”, ông Khánh ví dụ.
Song ông Khánh cũng cho rằng NHNN nên nhìn nhận lại cách thức quản lý vàng trong thời gian qua. Việc vàng nhập đến đâu bán hết đến đó chứng tỏ người dân vẫn mua vàng dù có hạn chế điểm bán vàng hay ngân hàng ngưng huy động, cho vay.



Copy từ: TBKT Sài Gòn