CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Hai, 29 tháng 7, 2013

Anh em ông Đoàn Văn Vươn xin đổi tội danh


(TNO) Sáng nay 29.7, tại Hải Phòng, TAND tối cao đã mở phiên xét xử phúc thẩm vụ án giết người và chống người thi hành công vụ liên quan đến anh em ông Đoàn Văn Vươn.

>> Xét xử phúc thẩm vụ Đoàn Văn Vươn
Cả Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý đều kêu oan, cho rằng họ chỉ phòng vệ chính đáng chứ không giết người.
Bị cáo Đoàn Văn Vươn và người anh em trai Đoàn Văn Quý, Đoàn Văn Sịnh bước ra vành móng ngựa với vẻ ngoài khỏe mạnh, tinh thần ổn định. 
Trước khi vào phần xét hỏi, luật sư Trần Vũ Hải, bào chữa cho Đoàn Văn Vươn đề nghị Hội đồng xét xử (HĐXX) triệu tập đến tòa ông Lê Văn Hiền, nguyên Chủ tịch UBND H.Tiên Lãng; ông Nguyễn Văn Khanh, nguyên Phó chủ tịch UBND H.Tiên Lãng; ông Phạm Xuân Hoa, nguyên Trưởng phòng tài nguyên môi trường huyện để làm rõ khu vực cưỡng chế, người ra quyết định cưỡng chế.
Luật sư Trần Vũ Hải cũng đề nghị HĐXX mời ông Trưởng đài phát thanh truyền hình H.Tiên Lãng để làm rõ về cuộn băng ghi hình toàn bộ cuộc cưỡng chế bởi trước đó, ông trưởng đài đã được lãnh đạo H.Tiên Lãng giao nhiệm vụ quay phim lại toàn bộ cuộc cưỡng chế.
Đại diện Viện kiểm sát (VKS) cho rằng đây là xét xử vụ án giết người, nên không cần thiết phải triệu tập những người không liên quan đến vụ án như luật sư đề nghị.
Tòa quyết định tiếp tục xét xử.
Đoàn Văn Vươn và Đoàn Văn Quý vẫn béo khỏe, trả lời mạch lạc tại tòa - Ảnh: Thiên Bình chụp lại màn hình 1
Đoàn Văn Vươn trước tòa - Ảnh chụp lại màn hình
Bị cáo Đoàn Văn Vươn khai khi nhận quyết định cưỡng chế, bị cáo đã bàn với một số anh em trong gia đình nếu cưỡng chế là mất trắng, người ta làm rất trái, phải chuyển từ vụ án hành chính sang hình sự, để tạo tiếng vang, để chính phủ xuống giải quyết.
Đoàn Văn Vươn khai bị cáo buộc phải dùng vũ khí có sẵn như kích nổ bình gas, súng bắn đạn hoa cải để bắn vào đoàn cưỡng chế. Bị cáo mua kíp mìn, mua 150 hạt nổ để bắn đạn hoa cải, mua dây điện...
Theo bị cáo Vươn, người được giao kích nổ bình gas và dùng súng hoa cải là Đoàn Văn Quý. Đoàn Văn Quý đã đặt 2 quả mìn ở 2 con đường dẫn vào nhà mình và cách nhà khoảng 40 m.
“Bị cáo đã yêu cầu chú Quý khi dùng súng hoa cải không được dùng đạn bắn thú và bắn cá, mà phải dùng đạn bắn chim, loại nhỏ hơn, mà phải bắn khoảng 20 m trở ra, vì nếu bắn gần và dùng đạn cỡ lớn sẽ nguy hiểm đến tính mạng người bị bắn”, bị cáo Vươn nói.
Tòa hỏi Đoàn Văn Sịnh về ý kiến của bị cáo này trong các cuộc bàn bạc với anh em Đoàn Văn Vươn trong việc chuẩn bị chống lại lực lượng cưỡng chế, bị cáo Đoàn Văn Sịnh trả lời: Khi đó bị cáo chỉ nói là bị cáo sức khỏe yếu, mắt kém, chỉ giúp làm hàng rào, làm đơn gửi các cấp chính quyền.
HĐXX công bố lời khai của bị cáo tại cơ quan điều tra, theo đó, bị cáo Sịnh đã nhận việc tham gia vào quá trình bàn bạc như lập hàng rào, mua súng. Tuy nhiên, bị cáo Sịnh trả lời khi đó bị điều tra viên ép cung, mớm cung. Tòa yêu cầu cung cấp bằng chứng, bị cáo Sinh trả lời: Bị cáo chỉ có vết thương trên người bị cáo.
HĐXX khẳng định một số buổi hỏi cung có cả đại diện VKS tham gia, bị cáo Sịnh vẫn thừa nhận hành vi tham gia bàn bạc, đã đưa 4,3 triệu đồng cho Quý mua súng.
Bị cáo Sịnh giải thích: Bị cáo có đưa tiền cho Quý, nhưng chỉ là cho vay tiền để sinh hoạt, chứ không biết là mua súng. Sau đó chính vợ Quý đã trả bị cáo tiền trước khi xảy ra vụ việc hôm 5.1.2012.
Chủ tọa lại công bố lời khai của bị cáo Sịnh với điều tra viên: Tôi đưa cho Quý vay 4,3 triệu để sinh hoạt và mua thêm một khẩu súng.
Bị cáo Sịnh cho rằng chưa bao giờ khai như vậy.
Về diễn biến vào sáng 5.1.2012, ngày xảy ra vụ nổ mìn, bắn súng vào đoàn cưỡng chế, Sịnh khai: Sau khi xảy ra vụ nổ mìn, lúc 8 giờ 45 sáng 5.1.2012, Quý có gọi cho bị cáo và nói: Em trót nổ súng rồi.
Đứng trước HĐXX, bị cáo Sịnh cho rằng truy tố bị cáo tội giết người là bị oan, bị cáo không tham gia giết người.
Đoàn Văn Quý xin đổi tội danh
Bị cáo Đoàn Văn Quý nói: “Khi có quyết định cưỡng chế, anh Vươn có nói với bị cáo thế này thì bị mất trắng rồi, phải gây tiếng nổ để tố cáo với trung ương. Anh Vươn dặn chỉ được dùng súng hoa cải, không được dùng súng quân dụng, đạn thì chỉ dùng đạn bắn chim là đạn nhỏ, không được dùng đạn bắn thú”.
Đoàn Văn Vươn và Đoàn Văn Quý vẫn béo khỏe, trả lời mạch lạc tại tòa - Ảnh: Thiên Bình chụp lại màn hình 1
Đoàn Văn Quý đứng trước tòa - Ảnh chụp lại màn hình
Bị cáo Quý phủ nhận lời khai của bị cáo Sịnh: Bị cáo không gọi cho Sịnh, sau khi bắn xong, bị cáo đốt cái áo cũ tạo khói rồi chạy lên thuyền, chèo ra đầm sang bên Thái Bình, sau đó bị cáo ra trình diện trước cơ quan công an.
Trước HĐXX, bị cáo Quý khẳng định việc làm của bị cáo là nguy hiểm, bị cáo có thấy áy náy về việc đã bắn súng, nổ mìn. Bị cáo đề nghị tòa phúc thẩm thay đổi tội danh cho bị cáo, bị cáo không giết người, chỉ là phòng vệ chính đáng. Đề nghị tòa phúc thẩm xem xét thay đổi tội danh cho bị cáo.   
Bị cáo Đoàn Văn Vệ, cháu của Đoàn Văn Vươn cũng khẳng định việc truy tố bị cáo tội giết người là oan. Bị cáo không giết người.
Thiên Bình
>> Đoàn Văn Vươn bị tuyên án 5 năm tù giam
>> Xét xử vụ án Đoàn Văn Vươn: Viện Kiểm sát đề nghị xem xét tình tiết giảm nhẹ cho các bị cáo
>> Chiều mai, tòa tuyên án đối với Đoàn Văn Vươn
>> Đề nghị mức án 5-6 năm tù đối với Đoàn Văn Vươn
>> Ngày thứ hai xét xử vụ án Đoàn Văn Vươn: Thẩm vấn bị hại và nhân chứng
>> Ngày thứ hai xét xử vụ Đoàn Văn Vươn: Có mâu thuẫn trong lời khai của công an
>> Anh em Đoàn Văn Vươn mâu thuẫn lời khai


Copy từ: Thanh Niên

Toàn dân là... con nợ



BÁ TÂN 
      Không ít người nghĩ rằng mình chẳng nợ nần tiền bạc ai cả. Không vay thì làm gì có nợ. Hoặc có vay nhưng đã thanh toán sòng phẳng thì đào đâu ra nợ. Nhưng hoàn toàn chả phải thế. Nghĩ vậy là sai. Mọi người, từ bé đến lớn, toàn dân đang là… con nợ.


     Cá nhân không vay nhưng gánh nặng nợ nần lại đè lên vai từng người. Tưởng rằng vu oan nhưng là sự thật. Tổng dư nợ nước ngoài của Việt Nam hiện đã lên đến 1.052.416 tỉ đồng. Chia đều bình quân cho dân số, vị chi mỗi người được nhận  khoản nợ hơn 13 triệu đồng.

      Quốc gia vay nợ nước ngoài thì đương nhiên người dân phải chịu nợ. Chẳng lẽ bắt dân nước khác gánh thay cho mình. Vay để xây dựng đất nước chứ đâu phải nợ nần vì chơi đề hoặc chơi chứng khoán. Chia bình quân mỗi người mắc nợ hơn 13 triệu đồng. Với một bộ phận không nhỏ, khoản tiền ấy chỉ là cái đinh rỉ, chưa bằng một bữa nhậu có các em chân dài hầu hạ.

       Bà con nông dân, nhất là vùng sâu vùng xa, lịm người khi được “chia” cho khoản nợ từ trên trời rơi xuống. Thiếu thốn thua thiệt đủ bề. Lại đèo thêm khoản nợ vay nước ngoài. Nếu chủ nợ ùn ùn kéo đến đòi nợ, lấy tiền đâu mà trả, hay là gán nợ cho họ bằng ruộng đất, trâu bò, hoặc là …

      Gia đình đông con, gánh nợ càng nặng. Những lúc như thế càng thấm thía sinh đẻ có kế hoạch là chính sách tuyệt vời. Chủ nợ nước ngoài hoặc là thiếu nhân văn hoặc là tham gia thành viên ban chỉ đạo thực hiện sinh đẻ có kế hoạch của Việt Nam.

        Vay nợ nước ngoài (hiện đã lên đến hơn 1 triệu tỉ đồng ) góp phần khai sinh nhiều công trình, dự án quan trọng cho đất nước. Đi kèm với dự án, có nhiều vụ án bị lôi ra ánh sáng và còn nhiều vụ tham nhũng đang nằm trong bóng tối.

          Cứ theo tỷ lệ thất thoát bình quân mà quy ra, có cả núi tiền từ vốn vay nước ngoài đã theo vòi bạch tuộc chui vào túi một bộ phận không nhỏ. Hàng loạt biệt thự, xe hơi sang trọng, kể cả chức tước được sinh ra từ vốn vay nước ngoài.

          Người dân chịu nợ nước ngoài, nếu đem chia bình quân theo đầu người. Khoản nợ ấy sẽ được trả sòng phẳng, kèm theo lời cảm ơn. Bọn tham nhũng nợ người dân thứ nợ đeo đẳng đến cả đời con, đời cháu chúng nó. Món nợ ấy nhuộm đỏ đầy máu của dân, không thể trả bằng tiền.
 
Bá Tân


Copy từ: Nguyễn Thông

Những người có lương tri biết các anh vô tội là được rồi.

XỬ PHÚC THẨM ĐOÀN VĂN VƯƠN: THỨ NHẤT LÀ...

Monday, July 29, 2013


Thứ nhất là, nhìn ảnh, thấy anh Vươn ra tòa trông béo, khỏe ra, thế là mừng cái đã. Vì anh cần có sứ khỏe để ngày tự do, tiếp tục công việc của một người nông dân chân chính, như anh đã từng là một nông dân chân chính và một cựu chiến binh chân chính.

Thứ hai là, khi Viện Kiểm sát nói rằng không phải triệu tập những người như Chủ tịch huyện, Phó chủ tịch huyện...( những người đại diện Nhà nước ra lệnh cưỡng chế) vì cho rằng vụ án xét xử anh Vươn không liên quan thì không còn gì để nói chuyện pháp lý với mấy ông Tòa phúc thẩm này. Hóa ra, tự dưng anh Vươn vào một ngày đẹp trời, nổi cơn điên, chế tạo vật nổ, rào nhà, bắn súng hoa cải vào lực lượng cưỡng chế? Ôi trời ơi, các ông không ra lệnh cưỡng chế thì làm sao có hành động của anh em nhà họ Đoàn? Sao bây giờ các ông bảo không liên quan?

Thứ 3 là, nếu xử để làm xấu thêm bộ mặt Luật pháp nước nhà thì cứ xử thôi. Không bàn thêm.

Thứ 4, tôi chẳng hy vọng gì phiên tòa này, chỉ hy vọng rằng, anh em nhà họ Đoàn cố gắng cải tạo, đừng vi phạm điều gì hết, chí ít, gắng 2 năm nữa là được xét ân xá thôi.

Những người có lương tri biết các anh vô tội là được rồi.


Copy từ: Nguyễn Quang Vinh

Vì sao thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn phát ngôn ẩu.?




Trong dịp ông Trương Tấn Sang đến Hoa Kỳ, kiều bào hải ngoại đã nhân dịp ông sang đã biểu tình để bày tỏ một số quan điểm của họ. Việc biểu tình này ở Hoa Kỳ là hợp hiến, hợp pháp.

Thông thường thì hầu như cứ các quan chức cấp cao Việt Nam ngày nay, đến làm việc ở những nước mà có đông đảo kiều bào đi tị nạn năm 75 đều bị các kiều bào biểu tình để bày tỏ quan điểm của họ. Có một số người bày tỏ quan điểm về các vấn đề cũ, nhưng đặc biệt số người biểu tình những năm gần đây với nội dung về những chuyện thiết thực, có tính thời sự ngày càng nhiều hơn. Đó là các vấn đề về nhân quyền, chủ quyền.


Nhưng đặc biệt là tin tức , hình ảnh những cuộc biểu tình này không bao giờ được báo chí, quan  chức trong nước nhắc đến. Đảng và NN muốn che đậy sự thật để giữ uy tín của mình với nhân dân trong nước, những hình ảnh nào ảnh hưởng không lợi cho uy tín lãnh đạo được phải được dấu nhẹm.


 Các đại sứ quán VN ở các nước có quan chức VN cao cấp đến, mỗi dịp đó phải vất vả huy động học sinh, sinh viên, gia đình, người thân để đóng vai quần chúng. Cầm cờ đỏ sao vàng,hoa được bố trí ở góc nào đó để máy quay ghi hình. Phát lại cho bà con trong nước xem là lãnh đạo Đảng và NN ta sang đâu cũng được bà con VK yêu mến.


Thế nhưng trái với quy luật mọi khi là dấu biệt về chuyện kiều bào hải ngoại biểu tình phản đối lãnh đạo. Lần sang Mỹ của ông Sang mới đây, chuyện này được nhắc đến một cách chính thức từ một viên chức ngoại giao cao cấp hàm thứ trưởng. Ông Nguyễn Thanh Sơn, thứ trưởng BNG VN đã công khai xác nhận rằng đã có biểu tình phản đối ông Trương Tấn Sang.


Chuyện biểu tình thì rõ như ban ngày, không chỉ ông Sang mà bất kể nguyên thủ nào của CHXHCN VN sang Mỹ hay vài nước khác đều gặp vậy từ trước đến nay. Nhưng tại sao lần này mới được nhắc tới. Đáng ra ông Sơn khi phát biểu, phải nói thêm rằng chuyện biểu tình phản đối của người VK không chỉ lần này, không chỉ với ông Sang. Thế nhưng ông Sơn chỉ nói ngắn gọn là biểu tình phản đối ông Sang.


Chả lẽ riêng ông Trương Tấn Sang là VK đối xử vậy.?


Hàm ý của Nguyễn Văn Sơn là gì, khi cuộc gặp gỡ và làm việc của ông Sang không có kết quả gì rõ rệt với Mỹ, không được đón tiếp trọng thị như các nguyên thủ khác. Một chuyến đi vốn đã không thành công bên ngoài của ông Sang với phía Mỹ. Nay lại được thứ trưởng Sơn bồi thêm một đòn nữa về phía kiều bào. Uy tín của ông Sang còn có gì sau chuyến đi này.?


Có chăng việc ông Nguyễn Thanh Sơn đang muốn hạ uy tín của chủ tịch nước Trương Tấn Sang qua chuyến đến một cường quốc lớn nhất thế giới.?


Đó là nhìn về một góc, tuy nhiên xem bài trả lời của ông Sơn. Cho thấy ông Sơn và NN Việt Nam có vẻ sẵn sàng đối diện với sự thật. Đã dám nhắc đến vấn  đề của người biểu tình hải ngoại, đối thoại không né tránh. Đó là điểm sáng duy nhất làm khởi điểm để có thể mong đợi tương lai, nhà nước VN có chủ trương sát thực tế với đồng bào hải ngoại khi nhìn nhận ý kiến của họ.

Nhưng theo góc nhìn tích cực này, thì ông Nguyễn Thanh Sơn lại phạm một sai lầm lớn, thậm chí là rất lớn. Là ông cáo buộc những người hải ngoại biểu tình chống ông Sang, là do nhận được chút tiền, có thêm thu nhập cải thiện đời sống. Một nhận xét quá hàm hồ, khi con số kiều bào Mỹ gửi tiền về VN qua đường kiều hối cả hàng tỷ USD một năm, con số xác thực mà không ai có thể bác bỏ.


Với nhận xét kiểu này, thì việc nhà nước VN thay đổi cách nhìn tích cực về VK chắc hẳn chẳng phải theo chiều hướng tương lai có cuộc đối thoại hay tìm hiểu lẫn nhau nữa. Cơ hội tưởng như để đến gần nhau lại là cơ hội để Nguyễn Thanh Sơn khắc sâu thêm vết thương giữa kiều bào hải ngoại với nhà nước Việt Nam.


Nếu như lời nói của ông Nguyễn Thanh Sơn là sai lầm, có lẽ còn hy vọng về một tập thể lãnh đạo VN đoàn kết, một hướng đi hòa giải dân tộc trong chủ trương của ĐCS và NN VN. Và nếu là sai lầm thì chắc hẳn Nguyễn Thanh Sơn phải bị kỷ luật.


Còn nếu thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn không rụng cái lông chân. Có lẽ những suy luận về việc có âm mưu hạ thấp uy tín ông Sang, công kích kiều bào chẳng phải là suy đoán hàm hồ.


 Qua đó cho thấy sự chia rẽ đấu đá nội bộ lãnh đạo VN, cũng như đường lối bảo thủ trong đối ngoại, nhất là với Hoa Kỳ và đồng bào hải ngoại.


Copy từ: Người Buôn Gió  


.............................

Hai động tác của Obama

Đó là hai động tác trong cuộc gặp ở Nhà Trắng mà nếu là Chủ tịch Trương Tấn Sang, tôi sẽ thấy ít nhiều bị xúc phạm.


 


Ở phút thứ 12:15, trong khi ông Chủ tịch Việt Nam đang phát biểu thì ông Tổng thống Hoa Kì điềm nhiên thò tay vào túi áo vét, lấy một mảnh giấy ra nghiên cứu. Trong 20 giây đồng hồ tiếp theo, Obama bỏ mặc vị khách của mình để “tranh thủ làm việc riêng”, ngay cả khi ông Trương Tấn Sang đã dứt lời và người phiên dịch đã bắt đầu phần mình. Chỉ thiếu điều ngài Tổng thống rút điện thoại ra tranh thủ nhắn tin cho vợ.

 


Ở phút thứ 15:43, ngài Tổng thống duỗi mạnh tay trái để cổ tay áo vét co lên, mặt đồng hồ ở cổ tay áo sơ-mi hiện ra, và kín đáo một cách lộ liễu liếc đồng hồ, nếu không muốn nói là trong một phần mười giây ông đã giơ đồng hồ vào mặt Chủ tịch Sang. Obama là người hoàn hảo trong các thủ tục về trang phục. Ông thừa biết rằng để cổ tay áo sơ mi thò ra ngoài cổ tay áo vét quá 2 phân là hỏng. Song ở đây ông cho nó thò hẳn ra cả mươi phân, bất cần lịch lãm, để làm nhiệm vụ rung chuông báo hết giờ. Trong thời gian biểu ngày 25-7 của Obama, phần dành cho vị nguyên thủ quốc gia từ Việt Nam quả thật rất khiêm tốn.

Ngoại giao, theo nhà văn Ý Giovanni Guareschi, là nghệ thuật nói những điều mình không nghĩ. Tôi thường thán phục những nhà bình luận chính trị, họ chẻ nhỏ, săm soi và lắp ghép từng lời đầu môi chót lưỡi của giới chính khách dưới kính hiển vi để dự báo những điều không thể dự báo. Tất nhiên tôi rất mừng vì quan hệ Việt-Mỹ đã được đẩy lên một tầm cao mới. Song sự trọng vọng của phía Mỹ với đối tác Việt ở tầm cao mới như thế nào, hai động tác nêu trên của Obama đã gửi đi một thông điệp không che giấu. Còn đâu là những động tác giả, đâu là những động tác thật, đó lại là công việc không đáng ghen tị của các nhà bình luận mà tôi thán phục.
Nhưng người đáng thán phục nhất là ông Trương Tấn Sang. Hoặc ông không để ý đến hai động tác này. Hoặc có để ý, nhưng không bận tâm. Hoặc có bận tâm nhưng không tỏ thái độ. Rút cuộc thì chuyến công du của ông không được phép sứt mẻ chỉ vì một sự nhạy cảm thái quá.
© 2013 pro&contra



Copy từ: Phạm Thị Hoài


  Comment phản biện của Hà Lê tại trang Ba Sàm:

Ha Le says:
Những nhận xét của chị Phạm Thị Hoài trong bài Hai động tác của Obama, thú thiệt, tôi thấy là… quá đáng.

Ngay từ ngày hôm trước cuộc gặp, BBC đã để ý đến lịch làm việc của TT Obama và đã đăng lên cho mọi người rõ: toàn bộ cuộc gặp CT T.T.Sang và cuộc họp báo tiếp theo sau chỉ vỏn vẹn trong 1 tiếng rưỡi. Cuộc gặp bắt đầu từ 10g sáng, và đúng 11g30 ông Obama sẽ phải xong mọi thứ để sẵn sàng bay ngay đến bang khác vì công vụ (bang Florida nếu tôi nhớ không nhầm. Tôi tiếc chưa có giờ tìm lại link BBC này).

Xem đoạn clip dài gần 20 phút mà chị Hoài dẫn lại trong bài của chị, tôi thấy thời gian đã chia đều cho hai vị nguyên thủ: ông Obama phát biểu 9 phút (kể cả phần thông dịch) ông T.T.Sang cũng có thời gian tương đương, cũng 9 phút. Những người từng tham dự các hội nghị quốc tế cỡ như hai bác nguyên thủ này (và kể cả các thông dịch viên của hai bác) thì chắc chắn hiểu rằng khoảng thời gian mà ban tổ chức dành cho mỗi một phát biểu là đã tính sát nút rồi, không dư không thiếu một giây, phần của mình là tận dụng đúng khoảng thời gian đó để trình bày súc tích những gì mình muốn trình bày. 

Trong một hội nghị quốc tế, nếu một diễn giả cao hứng tràng giang đại hải quá thời gian được sắp đặt cho mình thì tôi tin là Ban tổ chức họ sẽ cúp thẳng mặt, không nể nang gì sất, chẳng cần phải kín đáo giơ chiếc đồng hồ ra làm hiệu. Người Mỹ thì họ càng thẳng thừng hơn nữa trong những vụ như thế này vì đối với họ việc tôn trọng giờ giấc của nhau (nhất là của một số đông người) là “luật chơi”, là phép lịch sự và văn minh tối thiểu rồi, làm trật đi là họ phản ứng thẳng liền. 

Xét những điều trên, tôi nghĩ không hề có chuyện ông Obama cố tình vén đồng hồ lên như một cách ngầm tỏ cho thấy ông coi thường những gì ông T.T.Sang nói hoặc coi thường chính bản thân ông T.T.Sang. Theo tôi, cái lối suy diễn như vậy chỉ có… dân Á Đông mình mới nghĩ ra, và tôi ngạc nhiên sao một người hiểu biết như chị Hoài lại có thể suy diễn như thế. 

Buổi họp báo thực chất là buổi “báo cáo” của từng người trong hai ông với công luận, chứ không phải là buổi hai ông nói chuyện với nhau. Trong lúc ông Obama chủ nhà báo cáo trước thì ông Sang có quyền “nghe nửa tai” thôi và có quyền ngó quanh quan sát phòng hội, cười cười chút với ống kính phóng viên, sửa lại thế ngồi, kéo lại tà áo vét… vân vân. Chả ai trách được ông Sang là khiếm nhã và bất lịch sự vì có phải ông Obama đang nói với ông đâu? 

Rồi ngược lại cũng thế, đến phiên ông Sang báo cáo với truyền thông thì chả ai bắt ông Obama phải chăm chú ngồi nghe từng lời cả, vì chẳng phải việc của ông, và vì chưa cần nghe thì ông cũng đoán được ông Sang báo cáo ra sao rồi. Trong trường hợp này, ông Obama ráng làm điệu bộ ngồi nghiêm chỉnh nghe ông Sang chăm chú, nghe không chớp mắt… thì mới là… khùng! Obama có quyền lấy tờ giấy con trong túi áo vét ra, check lại chút những ghi chú quan trọng cho ngày làm việc của mình. Ông có quyền coi đồng hồ và nhẩm xem ông còn bao nhiêu phút trước khi lên máy bay cho chuyến công vụ khác đang chờ ông trước mặt. Ai trách ông được nhỉ?

TRỰC TIẾP: PHIÊN TÒA PHÚC THẨM VỤ ÁN ĐOÀN VĂN VƯƠN

Ảnh khu vực tòa án ND HP phiên phúc thẩm xét xử vụ án Tiên Lãng
.
Hôm nay, 29/7/2013, phiên tòa phúc thẩm liên quan đến gia đình anh Đoàn Văn Vươn diễn ra tại trụ sở tòa án nhân dân TP. Hải Phòng. Theo dự kiến, phiên phúc thẩm sẽ diễn ra trong 3 ngày, từ 29 đến 31/7/2013.

6 người trong gia đình anh Đoàn Văn Vươn cùng bị truy tố tội danh “Giết người” và “chống người thi hành công vụ” sau vụ nổ súng chống cướp đất chấn động dư luận ngày 5 tháng 1 năm 2012. 

Tại phiên tòa sơ thẩm diễn ra hồi tháng 4 năm nay, 6 người trong gia đình anh Đoàn Văn Vươn đều bị tòa án Hải Phòng tuyên phạt những bản án rất nặng nề:

Anh Đoàn Văn Vươn bị kết án 5 năm tù giam
Anh Đoàn Văn Quý bị kết án 5 năm tù giam 
Anh Đoàn Văn Sịnh bị kết án 3 năm 6 tháng tù giam
Anh Đoàn Văn Vệ bị kết án 2 năm tù giam.
Chị Phạm Thị Báu bị kết án 18 tháng tù treo
Chị Nguyễn Thị Thương bị kết án 15 tháng tù treo

Chủ tọa phiên tòa phúc thẩm là Thẩm phán Nguyễn Vinh Quang. Được biết, sẽ có 8 luật sư tham gia bào chữa trong phiên tòa.
Theo kế hoạch, sau khi kết thúc phiên tòa liên quan đến gia đình anh Đoàn Văn Vươn, phiên phúc thẩm vụ án 'hủy hoại tài sản' đối với các quan chức địa phương tham gia cướp đất, phá nhà anh Vươn cũng sẽ diễn ra vào ngày 1/8.
______________
06:38
Gia đình anh Đoàn Văn Vươn đang trên đường đi từ Tiên Lãng lên tp để tham gia và dự phiên tòa.
Tối qua, một số nhân sĩ trí thức và các blogger đã có mặt tại tp HP.

07h20: Mưa lớn tiếp tục trút xuống tp cảng.
07h40: Trời tạm ngớt mưa. Các chị Thương và Hiền đã có mặt ở khu vực tòa án.
Đại tá Nguyễn Đăng Quang đang đến trụ sở tòa án.

07h45: Phiên tòa chưa thể bắt đầu vì các chị Thương , Hiền vẫn bên ngoài tòa án.
Xung quanh khu vực tòa án bị phong tỏa trong khoảng 2km. Tuyến đại lộ Lê Hồng Phong chạy ngang qua Tòa án bị cấm đường. Dọc đường phía đối diện lực lượng công an dày đặc cùng với dây chắn và biển báo chữ vàng nền đỏ cấm tụ tập đông người.

Một xe cứu hỏa đã chờ sẵn. Nhiều xe công an chạy qua chạy lại suốt dọc 2km xung quanh tòa án.  

08h40: Đại tá Nguyễn Đăng Quang và nữ sĩ Hiền Giang đành phải lên xe về khách sạn, vì không vào được phiên tòa. Như vậy, Tướng Ca đã bội ước với Đại tá Quang.  

Hôm nay, gia đình họ Đoàn và các bạn nghề của anh Vươn chừng 40 người đã đến để tham dự phiên tòa. Công an Hải Phòng cho 20 người được vào bên trong tại vị trí cách cổng sau của tòa án chừng vài trăm mét (các ảnh số 1, 2, 3 dưới đây). Nhưng khi vào đến cổng trong thì chỉ có 5 người được vào dự tòa gồm Mẹ anh Vươn và các bà vợ của các phạm nhân. Tất cả số còn lại, tiếp tục bị đuổi ra. Hiện nay họ đang đứng dưới mưa ướt lụt thụt, để ngóng vào bên trong. Gia đình họ Đoàn cho biết: Đây chính là hành động lừa gạt của lực lượng an ninh đối với gia đình họ.  

09h05: Mưa tạnh. Trời hửng nắng. 

Hình ảnh trực tiếp từ Tòa án Nhân dân Hải Phòng



Gia đình họ Đoàn và bà con thân thích đang đứng chờ tập hợp đầy đủ để vào dự phiên tòa


Xe cứu hỏa chờ sẵn bên cạnh tòa án

Tiếp tục cập nhật...


Copy từ: TS Nguyễn Xuân Diện

TÔI THẤT VỌNG ...

Quang Nguyễn 27-07-2013
Tôi thất vọng về hiệu quả của chuyến thăm Mỹ vừa qua của Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang. Hợp tác toàn diện (comprehensive cooperation) không phải là hợp tác chiến lược (strategic cooperation); và như vậy CSVN đã thực sự chưa thành công, nếu không nói là thất bại, trong việc lôi kéo Mỹ vào thế đối trọng với Trung Quốc. Nghĩa là, Mỹ có thể sẽ “án binh bất động” dù Trung Quốc biến Việt Nam thành một loại Tây Tạng.
Và cũng có nghĩa là đế quốc Trung Hoa bao gồm cả chư hầu Việt Nam sẽ bị Mỹ và Đồng Minh đánh chặn. Chiến tranh lại có thể xảy ra và Việt Nam lại sẽ bị chia đôi: Miền Nam theo phe Tự Do Dân Chủ và Miền Bắc theo Cộng Sản Tàu.

Tôi vẫn hằng tin tưởng rằng Việt Nam sẽ dân chủ hoá theo xu thế thời đại, đứng về phía Thế Giới Tự Do, chia tay hẳn với độc tài Cộng Sản Trung Quốc. Tiếc thay, cho đến nay, qua thái độ của CT Trương Tấn Sang vừa qua ở Toà Bạch Ốc, CSVN đã không nghĩ đến dân đến nước. CSVN đã tỏ ra chỉ muốn là chủ nhân ông vĩnh viễn của đất nước Việt Nam, coi dân nước như thuộc quyền sở hữu của mình, và sẵn lòng làm tôi cho Tàu để duy trì vị trí cai trị độc tôn. Đa số trí thức đều hiểu rõ Việt Nam đang rơi vào vòng Hán hoá qua thực trạng kinh tế, chính trị, và lãnh đạo hiện nay, mà cứ giả ngây hoặc hy vọng hão vào phép mầu đu dây không thích hợp trong bối cảnh hiện tại. Thật đáng lo thay!
Tóm lại, thế giới đang đi đến khúc quanh lịch sử rất thuận lợi cho công cuộc dân chủ hoá và pháp trị hoá Việt Nam, dù lãnh đạo CSVN hiện nay có biết bắt lấy cơ hội hay không. Tôi khá thất vọng về cách xử trí của CSVN qua biểu lộ của CT Trương Tấn Sang. Tuy nhiên, tôi vẫn hy vọng vào sự khôn ngoan và trưởng thành của nhiều người trẻ Việt Nam yêu nước, yêu tự do dân chủ hiện nay.
Rồi ra, tôi nghĩ chẳng chóng thì chày nông dân mất đất, công nhân bị bóc lột sức lao động, và trí thức bị hạ thấp nhân quyền sẽ xuống đường đòi tự do dân chủ và nhiên hậu sẽ được quân đội giải phóng khỏi những kẻ bất tài, nhưng rất giỏi tham nhũng, tham quyền cố vị, mị dân, và sẵn lòng bán rẻ tổ quốc. Mong thay Việt Nam sớm thoát nạn Cộng Sản ác với dân hèn với giặc và trở thành một nước dân chủ pháp quyền để người dân có được một cuộc đời đáng sống!

QTN 
7/27/13

Quang Nguyễn


Copy từ: Trí Nhân Media

Bao năm chia cách , bây giờ gặp đây.

http://www.nhaccuatui.com/bai-hat/co-bao-gio-tuan-vu.V_HlzqXYSQ.html


Lời bài hát: Có bao giờ

Em có bao giờ nhớ kỷ niệm xưa
Hai đứa chung một đường về đón đưa
Nhà em đầu xóm lao thưa
Nhà anh một mái tranh xiêu
Tháng năm nắng dãi mưa dầu

Anh nhớ một lần chúng mình giận nhau
Em bắt anh tìm nụ hồng biếu em
Để em cài tóc cô dâu
Cùng anh làm cưới như mình thường gặp ngoài phố vui

Nhưng nay, thôi đã hết, hết thật rồi.
Kỷ niệm chỉ là bóng mây mà thôi.
Bao năm chia cách bây giờ gặp nhau
Hai đứa ngỡ ngàng nhìn nhau, nghe lòng nức nở quặn đau.

Xưa nếu anh tỏ nỗi lòng cùng em,
Đâu có bây giờ lòng đau xót thêm
Thì thôi đừng nhắc tới chi
Chuyện xưa hãy cố quên đi
Đừng để sầu hoen ướt my.


Mấy chục năm sau gặp nhau, cô du kích già đi nhưng bộ dạng vẫn chẳng khá khẩm gì hơn xưa. Thằng Mỹ mới hỏi.

- Mày chiến đấu như thế mấy chục năm để bây giờ mày vẫn tồi tàn thế này sao.?

O du kích hiên ngang ngẩng đầu trả lời.

- Sở dĩ chúng mày thua vì chúng mày không có chân lý. Chân lý của chúng tao là chiến đấu cho giai cấp lãnh đạo, chứ không phải cho bản thân mình.

Trong đầu tên Mỹ hiện ra những hình ảnh lãnh Cộng sản Việt Nam đạo béo tốt, sang trọng mà hắn đã gặp. Hắn ngậm ngùi than.

- Giá như hồi ấy, chúng tao không chiến đấu cho giá trị tự do, mà chiến đấu cho lãnh đạo thì có phải khác rồi không.!

O du kích an ủi.

- Thôi mày đừng buồn, mỗi nước có một đặc thù khác nhau, đừng đem quan điểm nước này so sánh với nước khác.

Tên Mỹ lại cúi đầu như lần gặp trước, nhưng lần này hắn nhìn nói thầm thì.

- Chân cô cũng không thay đổi.


Copy từ: Người Buôn Gió

Hà Nội: gần 30 người đến nghe thân nhân blogger Điếu Cày chia sẻ

VRNs (29.07.2013)Hà Nội – Thông tin Blogger Điếu Cày tuyệt thực nay đã gần 40 ngày khiến rất nhiều người quan tâm. Được biết chị Dương Thị Tân vợ anh Điếu Cày và Nguyễn Trí Dũng con trai anh đang ở Hà Nội đòi công lý cho anh, những người yêu mến blogger Điếu Cày đã mong được gặp để nghe chị Tân chia sẻ về Anh và những gì anh đã làm trước đây và những cái anh đang phải trải qua trong ngục tù.
Buổi gặp mặt sáng hôm qua, Chúa Nhật 28/7/2013, diễn ra ở một quán cafe cạnh Hồ Gươm có sự xuất hiện Ts Nguyễn Quang A, nữ văn sĩ Thuỳ Linh, các anh em trong nhóm NoU ước tính khoảng 30 người đến chia sẻ với thân nhân của Blogger Điếu Cày. Ngoài ra, còn có sự xuất hiện của một phóng viên nước ngoài AP để phỏng vấn Nguyễn Trí Dũng và Cô Dương Thị Tân, với mong muốn sự ủng hộ của các nhân sĩ trí thức Hà Nội kêu gọi trả tự do cho Điếu Cày ngay lập tức. Sắp tới sẽ có thông cáo báo chí sau buổi gặp mặt hôm nay về tính Công Lý, Nhân Đạo và Nhân Quyền cho trường hợp của Điếu Cày.
An ninh mặc thường phục cũng đến theo dõi và yêu cầu chủ quán không cho mọi người quay phim chụp hình nhưng bị chất vấn té tát nên biến mất. Một bạn trẻ NoU cho biết an ninh vẫn ngồi đầy xung quanh quán và thậm chí nấp trong cả nhà vệ sinh.
Buổi gặp gỡ đã gây được sự thân thiện giữa các nhân sĩ trí thức và các bạn trẻ NoU với thân nhân blogger Điếu Cày. Mọi người hứa sẽ luôn quan tâm đến blogger Điếu Cày và vụ việc của anh, một người tiên phong dũng cảm trong việc dấn thân cho một đất nước Việt Nam đổi mới.
Phóng viên AP phỏng vấn thân nhân blogger Điếu Cày
An ninh theo dõi
PV.VRNs


Copy từ: Dân Làm Báo

Xử phúc thẩm “danh án” ở Tiên Lãng Thêm 4 luật sư miễn phí cho gia đình ông Vươn

Ngày mai (29-7) xử phúc thẩm “danh án” ở Tiên Lãng

Thêm 4 luật sư miễn phí cho gia đình ông Vươn

(PL&XH)-Sau phiên xử phúc thẩm đối với các thành viên gia đình ông Đoàn Văn Vươn, là phiên xử phúc thẩm đối với các vị nguyên lãnh đạo huyện Tiên Lãng, dự kiến diễn ra vào ngày 1 và 2-8
Ngày 28 – 7, trao đổi với phóng viên PL & XH, Luật sư Ngô Văn Thắng – Văn phòng luật sư Đức Thuận, Đoàn luật sư TP Hải Phòng cho biết, ông Thắng vừa được ông Đoàn Văn Sịnh chấp thuận làm luật sư bào chữa tại phiên tòa phúc thẩm diễn ra trong các ngày 29, ngày 30 -7 tới. Ông Sịnh là anh trai của ông Đoàn Văn Vươn.

Ngoài luật sư Ngô Văn Thắng, Đoàn luật sư TP Hải Phòng còn cử các luật sư: Đoàn Văn Bền, Đinh Xuân Nhật, Hoàng Mạnh Hùng thuộc Đoàn luật sư TP Hải Phòng tham gia bào chữa miễn phí trong vụ án này.

Theo quyết định phân công bào chữa của Đoàn luật sư TP Hải Phòng, luật sư Đoàn Văn Bền bào chữa cho ông Đoàn Văn Vươn, luật sư Hoàng Mạnh Hùng bào chữa cho ông Đoàn Văn Quý, luật sư Đinh Xuân Nhật bào chữa cho ông Đoàn Văn Vệ.
Anh em nhà ông Đoàn Văn Vươn chờ nghe tuyên án sơ thẩm
Bà Nguyễn Thị Thương (vợ ông Đoàn Văn Vươn) cũng là bị cáo tại phiên tòa phúc thẩm cho biết, ngoài các luật sư kể trên, các luật sư Nguyễn Việt Hùng – Văn phòng luật sư Kinh Đô, luật sư Vũ Văn Lợi – Cty luật Hà Nội, Luật sư Nguyễn Hà Luân – Văn phòng luật sư Hưng Đạo Thăng Long thuộc Đoàn luật sư TP Hà Nội đã tham gia bào chữa từ giai đoạn sơ thẩm cũng tiếp tục tham gia tại phiên tòa phúc thẩm này.

Các luật sư Trần Vũ Hải – Văn phòng luật sư Trần Vũ Hải, luật sư Hà Huy Sơn – Cty TNHH luật Hà Sơn thuộc Đoàn luật sư TP Hà Nội cũng tham gia bào chữa cho gia đình ông Vươn từ giai đoạn phúc thẩm.
Như vậy, theo quyết định đưa vụ án ra xét xử của TAND tối cao, tham giao bào chữa cho ông Vươn cùng người thân trong vụ án giết người, chống người thi hành công vụ có tới 9 luật sư tham gia bào chữa miễn phí trong vụ án này.

Tại phiên tòa sơ thẩm, luật sư Nguyễn Việt Hùng chỉ bảo vệ quyền lợi cho ông Vươn, ông Quý – là những người bị truy cứu về tội danh giết người. Tại phiên tòa phúc thẩm, luật sư Nguyễn Việt Hùng bào chữa cho cả cho ông Vươn, ông Quý và cả bà Thương, bà Hiền kháng cáo về mức án, tội danh chống người thi hành công vụ.

Tại phiên tòa sơ thẩm, luật sư Vũ Văn Lợi chỉ bảo vệ quyền lợi cho bà Thương, bà Hiền bị đưa ra xét xử về tội danh chống người thi hành công vụ, còn tại phiên tòa phúc thẩm, luật sư Lợi tham gia bào chữa thêm cho các ông Vươn, ông Quý đối với các kháng cáo liên quan đến bản án sơ thẩm đã được tuyên.

Như PL & XH đã đưa tin, vụ án này có nguồn cơn liên quan đến vụ cưỡng chế thu hồi đất trái luật xảy ra tại khu vực đầm nuôi trồng thủy sản của gia đình ông Đoàn Vươn tại khu Cống Rộc, xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, TP Hải Phòng vào ngày 5-1-2012. Một số người trong gia đình ông Vươn đã dùng súng bắn đạn hoa cải và mìn tự tạo tấn công lực lượng cưỡng chế của huyện Tiên Lãng, khiến 6 cán bộ chiến sĩ công an, bộ đội huyện Tiên Lãng bị trọng thương…

Phiên tòa sơ thẩm xét xử các bị cáo diễn ra từ ngày 2 đến 5 – 4 – 2013. HĐXX sơ thẩm của TAND TP. Hải Phòng đã tuyên phạt các ông Đoàn Văn Vươn (SN 1963), Đoàn Văn Quý (SN 1966) mức án 5 năm tù; Đoàn Văn Sịnh (SN 1957) mức án 3 năm 6 tháng tù; Đoàn Văn Vệ (SN 1974) mức án 2 năm tù cùng về tội “Giết người” được quy định tại điểm d, khoản 1, Điều 93 Bộ luật Hình sự. 

Các bà Phạm Thị Báu (tức Hiền, SN 1982, vợ ông Đoàn Văn Quý) bị tuyên phạt mức án 18 tháng tù, Nguyễn Thị Thương bị tuyên phạt mức án 15 tháng tù. Cả hai bà Thương, Báu đều được cho hưởng án treo, thời gian thử thách từ 30 đến 36 tháng tù cùng về tội Chống người thi hành công vụ quy định tại điểm d, khoản 2, Điều 257 Bộ luật Hình sự.

Sau phiên tòa sơ thẩm, các ông bà Vươn, Quý, Thương, Báu … đều kháng cáo kêu oan. Riêng ông Đoàn Văn Sinh – anh trai ông Vươn lại có kháng cáo xin giảm nhẹ mức hình phạt.

Liên quan đến vụ án các lãnh đạo huyện Tiên Lãng có hành vi hủy hoại tài sản của gia đình ông Vươn tại cuộc cưỡng chế trái luật ngày 5 - 1 - 2012, tại phiên tòa sơ thẩm của TAND TP Hải Phòng diễn ra từ ngày 8 đến 10 - 4, ông Nguyễn Văn Khanh - nguyên Phó Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng bị tuyên phạt 30 tháng tù giam về tội “Hủy hoại tài sản”.

Các ông Lê Văn Hiền - nguyên Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng, Phạm Xuân Hoa  - nguyên trưởng Phòng TN - MT, Lê Thanh Liêm - nguyên chủ tịch UBND xã Vinh Quang và Phạm Đăng Hoan  - nguyên bí thư Đảng ủy, chủ tịch HĐND xã Vinh Quang bị tuyên phạt lần lượt các mức án từ 15 đến 24 tháng tù, cho hưởng án treo về các tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, “Hủy hoại tài sản”.

Các vị nguyên lãnh đạo huyện Tiên Lãng tại phiên tòa sơ thẩm

Sau phiên tòa sơ thẩm hình sự xét xử các bị cáo nguyên là lãnh đạo huyện Tiên Lãng, gia đình ông Vươn, ông Quý cũng làm đơn kháng cáo bản án đối với các cựu quan chức lãnh đạo huyện Tiên Lãng vì cho rằng mức án được tuyên với các bị cáo này quá nhẹ, chưa tương xứng với hành vi trái pháp luật do các bị cáo này gây ra đối với gia đình ông Vươn, ông Quý. Ông Nguyễn Văn Khanh cũng có kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Theo nội dung trình bày trong đơn kháng cáo của mình,  ông Khanh khẳng định bản thân ông không phải là đối tượng chủ mưu trong vụ hủy hoại tài sản của gia đình ông Vươn…

Dự kiến, phiên tòa xét xử phúc thẩm các vị nguyên lãnh đạo huyện Tiên Lãng cũng sẽ được mở sau khi kết thúc phiên tòa xét xử phúc thẩm các thành viên trong gia đình ông Vươn. Theo lịch xét xử của Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại Hà Nội, thì phiên phúc thẩm này sẽ diễn ra vào các ngày 1 và 2–8.
Báo PL&XH sẽ tiếp tục thông tin những diễn biến mới nhất trước, trong phiên tòa.


Nam Khánh

Copy từ: Pháp Luật & Xã Hội

Gia đình ông Đoàn Văn Vươn yêu cầu được dự phiên xử phúc thẩm

Ông Đoàn Văn Vươn (giữa) tại phiên xử sơ thẩm ngày 05/04/2013 tại Hải Phòng,
Ông Đoàn Văn Vươn (giữa) tại phiên xử sơ thẩm ngày 05/04/2013 tại Hải Phòng,
Reuters

Thanh Phương
Ngày mai, 29/07/2013, Tòa phúc thẩm khu vực 1 Tòa án Nhân dân tối cao sẽ mở phiên xứ phúc thẩm vụ án Đoàn Văn Vươn tại Tòa án Nhân dân Hải Phòng. Trong một thông cáo báo chí ra hôm nay, luật sư Trần Vũ Hải, đại diện cho bà Nguyễn Thị Thương ( vợ ông Đoàn Văn Vươn ) và bà Phạm Thị Báu ( tức Hiền, vợ ông Đoàn Văn Quý ) yêu cầu để cho thân nhân và các đồng nghiệp của ông Đoàn Văn Vươn được vào dự phiên tòa ngày mai.

Trả lời RFI Việt ngữ hôm nay, bà Phạm Thị Báu cho biết :
Bà Phạm Thị Báu :  Đã công bố là phiên toà công khai thì chúng tôi chỉ yêu cầu là Tòa phúc thẩm Tòa án Nhân dân tối cao thi hành đúng luật của Việt Nam, theo đúng điều 18 Bộ Luật Hình sự, theo đó, phiên toà xét xử thì mọi người đều có quyền chứng kiến.
Rút kinh nghiệm phiên xử sơ thẩm lần trước là họ không cho gia đình chúng tôi vào dự, lần này chúng tôi đã gởi một danh sách gồm 20 người đến tòa phúc thẩm để nghị được vào dự phiên tòa. Thế nhưng, họ không có một công văn nào trả lời chúng tôi, mà chỉ gọi điện thông báo rằng họ chỉ đảm bảo việc xét xử trong phiên tòa hôm đó, còn việc bảo đảm an ninh và cấp giấy mời là trách nhiệm của Công an Hải Phòng. Khi chúng tôi hỏi Công an Hải phòng, thì họ lại nói đấy là trách nhiệm của Tòa, họ chỉ bảo đảm an ninh thôi !
Cho tới giờ, trước ngày xét xử, gia đình chúng tôi vẫn chưa nhận được giấy mời nào để vào dự phiên tòa ngày mai.
RFI : Tâm trạng của bà trước phiên xử ngày mai là như thế nào ?
Bà Phạm Thị Báu : Chúng tôi đã làm tất cả những gì có thể để chuẩn bị cho phiên tòa ngày mai. Đến bây giờ chúng tôi vẫn giữ nguyên quan điểm cũng như toàn bộ nội dung trong đơn kháng cáo của chúng tôi. Thứ nhất, trong vụ án, vẫn không có người « thi hành công vụ », mà không có người « thi hành công vụ » thì không có đủ cơ sở để buộc tội chúng tôi là « giết người » và « chống người thi hành công vụ ». Hành vi của gia đình chúng tôi là hành vi phòng vệ chính đáng trong tình thế cấp thiết, theo khoản 1, điều 15, 16 của Bộ Luật Hình sự.
Tại phiên tòa này, chúng tôi muốn chứng minh rằng chính chúng tôi mới là bị hại và chính quyền huyện Tiên Lãng là bị cáo. Chúng tôi muốn tập trung vào điểm này để phản biện tại phiên tòa.
RFI : Nhưng nếu gia đình bà không có người nào được giấy mời vào dự phiên tòa ngày mai để phản biện, thì như vậy phiên xử sẽ bất lợi cho gia đình bà ?
Bà Phạm Thị Báu : Đến hôm nay, gia đình chúng tôi, cũng như Hội nuôi trồng thủy sản ( huyện Tiên Lãng ) và nhiều tổ chức khác đã gởi đề nghị đến Tòa phúc thẩm cũng như Công an Hải Phòng, yêu cầu được vào dự phiên tòa. Thứ nhất, chúng tôi muốn động viên tinh thần cho những người trong gia đình tôi đang bị giam và sẽ ra tòa ngày mai. Thứ hai, những hội viên Hội nuôi trồng thủy sản sẽ góp tiếng nói để bảo đảm quyền lợi cho gia đình chúng tôi trong phiên tòa.
Chúng tôi có quyền nghi ngờ rằng, nếu họ vẫn không chấp nhận cho chúng tôi vào dự phiên tòa, phiên tòa phúc thẩm lần này cũng sẽ không có gì khả quan hơn so với phiên tòa sơ thẩm vừa qua. Chúng tôi sẽ đấu tranh để thân nhân và đại diện Hội nuôi trồng thủy sản được có mặt tại phiên tòa.
RFI : Xin cám ơn bà Phạm Thị Báu.

Copy từ: RFI

Bộ trưởng Thăng, Tiến chính là ’Công bộc Nhân dân’


(Trái hay Phải) - Có lẽ từ rất lâu rồi, người Việt đã quen với suy nghĩ 'một người làm quan cả họ được nhờ', trong gia đình có người làm lãnh đạo, chức vụ càng cao thì tiền tài, bổng lộc tha hồ hưởng.
Tuy nhiên dường như mọi người đang chỉ thấy được phần nổi của tảng băng chìm, chỉ thấy được cái lợi trước mắt mà không biết đến những khó khăn rất lớn. 
 
Có một thực tế ở Việt Nam, làm lãnh đạo là một nghề vô cùng khó. Lãnh đạo là công bộc của nhân dân, không những phải suốt ngày đau đáu suy nghĩ làm sao để ban hành những chính sách, quy định phù hợp nhằm thúc đẩy sự phát triển của xã hội, cải thiện đời sống người dân mà còn cần biết kết hợp hài hòa ích nước lợi nhà. Và điều này không khác nào làm dâu trăm họ bởi để có thể vừa lòng cấp trên, yên lòng cấp dưới lại vừa tốt cho bản thân và gia đình đâu phải là chuyện dễ dàng.
 
Chính vì vậy, một ngày đẹp trời, khi người dân 'soi' vào hệ thống thi đua khen thưởng của Việt Nam, bỗng giật mình nhận thấy một thiếu sót quá lớn là không có một danh hiệu vinh danh những công bộc xuất sắc của nhân dân. Vì vậy mà danh hiệu "Công bộc Nhân dân" nên có mặt ở Việt Nam càng sớm càng tốt.
 
Vấn đề là chúng ta có thể xét những tiêu chí nào để trao danh hiệu này? Trao cho những người làm nhiều hay nói nhiều?
 
Có lẽ, mọi người sẽ nghĩ ngay rằng như việc bình chọn các danh hiệu khác, chúng ta sẽ chọn ngay tiêu chí làm nhiều, đạt hiệu quả công việc cao để có thể xét chọn những cá nhân tiêu biểu. Tuy nhiên, khác với những ngành nghề khác trong xã hội, nghề lãnh đạo có tính đặc thù riêng, bởi họ không phải là người trực tiếp sản xuất kinh doanh, như người ta vẫn hay nói 'một người lo bằng kho người làm' nên sẽ rất khó khăn.
 
Hơn nữa, tiêu chí làm nhiều cũng chưa hợp lý bởi giả sử có trường hợp lãnh đạo rất chăm chỉ, thường xuyên ra chỉ đạo, ban hành các quyết sách chiến lược, vấn đề là càng ra càng rối, càng ban hành càng không phù hợp, gây khó khăn cho người dân. Như vậy thì không thể xét lãnh đạo vì dân mà chỉ có thể đưa vào danh sách 'Công bộc làm khó dân'.

Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng xứng đáng là Công bộc nhân dân với những phẩm chất nói là làm.
Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng xứng đáng là Công bộc nhân dân với những phẩm chất nói là làm.
 
Bởi vậy có lẽ nên chọn theo tiêu chí nói nhiều và hứa nhiều. Lãnh đạo nói nhiều thì tất nhiên là phát biểu nhiều, nói nhiều khắc được cả nước biết đến, cả nước nghe, hứa nhiều lại còn khiến cả nước yên tâm, quả thật là hình mẫu tiêu biểu cho một lãnh đạo tốt ở nước ta hiện nay.
 
Và với hai tiêu chí nổi bật ấy có lẽ Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến và Bộ trưởng Giao thông vận tải Đinh La Thăng hoàn toàn xứng đáng đoạt danh hiệu Công bộc nhân dân.
 
Người dân từ xưa đến nay vẫn quen với việc các vị quan chức "hứa thật nhiều, thất hứa thì cũng thật nhiều" và thậm chí, xem chuyện thất hứa là chuyện thường ngày ở huyện. Vì vậy sự xuất hiện của Bộ trưởng Đinh La Thăng với những phát ngôn đanh thép và hành động kiên quyết dường như đã tạo nên một cơn gió lạ trong giới lãnh đạo cũng như thu hút sự quan tâm chú ý từ phía người dân.
 
Công trình chậm tiến độ, bộ trưởng sẵn sàng trảm tướng, công trình thi công nhanh, bộ trưởng không tiếc kinh phí hứa thưởng, nhân viên buông lỏng quản lý có thể ngay lập tức đề xuất cách chức... Một lãnh đạo ngành quyết liệt với những lời phát biểu hùng hồn như" "Là tư lệnh ngành phải cho tôi toàn quyền. Tư lệnh ra chiến trường phải được quyết định chiến đấu, tiến hay lùi" quả thật vô cùng xứng đáng với được tôn vinh là 'Công bộc nhân dân'.
 
Còn bộ trưởng Tiến xứng đáng với danh hiệu này bởi sự giàu cảm xúc và những lời hứa hẹn vì một ngành y tốt đẹp vô cùng cho người dân Việt không còn tình trạng quá tải, xếp hàng khám chữa bệnh. Và bộ trưởng Tiến cũng được đánh giá là lãnh đạo ngành bày tỏ cảm xúc nhiều nhất.

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến
 
Này nhé, tại phiên giải trình Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội chiều 17/4, trước tình trạng quá tải ở bệnh viện tuyến trung ương, Bộ trưởng Tiến đã phải đau lòng mà thốt lên rằng: “Đến thăm là thấy khổ tâm, bệnh viện như trại tị nạn”.
 
Còn nhớ, trong chuyến thị sát Bệnh viện Ung bướu TP.HCM hồi tháng 11/2012, đau lòng trước cảnh quá tải, Bộ trưởng Tiến đã thúc giục lãnh đạo thành phố này đẩy nhanh đầu tư cải thiện cơ sở vật chất khám, chữa bệnh của bệnh viện.
 
“Các anh phải làm nhanh lên. Tiền có rồi, để lâu sốt ruột quá. Tôi thấy nhà hàng, trung tâm thương mại, cầu, đường cao tốc được xây dựng mới rất hiện đại mà để một bệnh viện thế này, rất tội bệnh nhân”, Bộ trưởng Tiến nói với lãnh đạo Sở Y tế TP. HCM.
 
Những lãnh đạo ngành như Bộ trưởng Tiến, Bộ trưởng Thăng quả thật xứng đáng là lãnh đạo của dân, những 'Công bộc nhân dân'.
  • Trang Hoàng


Copy từ: Phụ Nữ Today

Hì hì, Việt Nam tham gia can thiệp trực tiếp nội bộ Campuchia

Việt Nam tham gia quan sát bầu cử ở Campuchia

(Đời sống) - Sáng 28/7, hơn 9 triệu cử tri Campuchia đã bắt đầu đến bỏ phiếu tại hơn 19.000 điểm trong cả nước, để bầu 123 nghị sỹ Quốc hội khóa 5.

Theo TTXVN, ra tranh cử vào Quốc hội Campuchia khóa 5 có các ứng cử viên của 8 chính đảng, trong đó có các đảng lớn như đảng Nhân dân Campuchia (CPP) cầm quyền; đảng đối lập Cứu nguy dân tộc Campuchia (CNRP) và đảng Bảo Hoàng FUNCINPEC. Theo các chuyên gia nhận định đây là cuộc chạy đua cam go của bộ ba này. Còn 5 chính đảng khác hầu như không có khả năng để có ghế trong Quốc hội kỳ này.

Có 243 quan sát viên quốc tế đến từ 29 quốc gia và tổ chức quốc tế, trong đó có Việt Nam, Mỹ, Anh, Pháp, Liên minh châu Âu… tham gia giám sát cuộc bầu cử lần này. Quan sát viên bầu cử độc lập trong nước có 40.433 người. Trong số 8 chính đảng tham gia tranh cử, có 7 đảng cử 54.226 quan sát viên.

Cuộc bỏ phiếu kết thúc vào 3 giờ chiều nay. Các chuyên gia dự đoán do thời tiết thuận lợi, ý thức công dân ngày càng cao nên tỷ lệ cử tri đi bầu trong lần này sẽ cao hơn các kỳ bầu cử trước, có thể lên tới khoảng 80%.
Hơn 9 triệu cử tri đi bỏ phiếu tổng tuyển cử
Hơn 9 triệu cử tri đi bỏ phiếu tổng tuyển cử

Một tuần trước ngày bầu cử, chính trường Campuchia có trở nên đặc biệt sôi động sau sự trở về của thủ lĩnh đối lập Sam Rainsy hôm 19/7 nhờ lệnh ân xá của Quốc vương Norodom Sihamoni theo đề nghị trước đó của đích thân Thủ tướng Hun Sen. Nhiều cuộc vận động tranh cử quyết liệt đã được đảng đối lập CNRP đồng loạt tổ chức trên toàn quốc với sự “ra quân” của Sam Rainsy và “phó tướng” Kem Sokha.
Tuy nhiên, đến ngày 25/7, một ủy ban Quốc hội Campuchia ra quyết định không khôi phục quyền miễn tố cho ông Sam Rainsy. Trước đó, Ủy ban Bầu cử quốc gia cũng bác bỏ đề nghị cho phép ông Sam Rainsy tranh cử trong cuộc bầu cử quốc hội

Báo giới Campuchia có những nhận định về lợi thế dành cho CPP.

 “Sự thật, CPP có lợi thế rất rõ ràng, bởi vì họ có một đường lối quần chúng đúng đắn, trong khi các  đảng khác thì không”, Chủ tịch Câu lạc bộ các nhà báo Campuchia Pen Samithy nhấn mạnh.

 “CPP sẽ tiếp tục ở thế thượng phong trên chính trường Campuchia. CPP đang cầm quyền sẽ về nhất, tiếp đó là đảng đối lập CNRP”, phóng viên hãng truyền hình CTN Kheav Kola khẳng định.

Các cuộc thăm dò ngay trước thềm bầu cử cũng cho thấy CPP có nhiều cơ hội về nhất trong cuộc bầu cử lần này, cho dù sự trở về của Sam Rainsy vào phút chót cũng đã khiến phe đối lập tập hợp được thêm một số tiếng nói ủng hộ.
  • H.Tr (Tổng hợp)


Copy từ: Phụ Nữ Today