CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Bảy, 22 tháng 6, 2013

Quân nổi dậy Syria tuyên bố nhận được vũ khí hạng nặng


(Tin Nóng) Một chỉ huy của quân nổi dậy Syria ngày 21.6 xác nhận đã nhận được những vũ khí mới “có thể thay đổi cán cân sức mạnh trên chiến trường” trong cuộc xung đột với quân đội Syria với sự yểm trợ của các tay súng Hezbollah từ Li Băng.


Tướng Salim Idriss nói rằng đã nhận được vũ khí từ bên ngoài - Ảnh: AFP
Tướng Salim Idriss, chỉ huy lực lượng Quân đội Syria Tự do từ chối tiết lộ số vũ khí trên được chuyển từ đâu đến trong cuộc phỏng vấn với đài Al-Jazeera.
Còn theo CNN, phát ngôn viên của Quân đội Syria Tự do, Louay Almokdad nói với CNN ngày 21.6 rằng họ đã nhận được vũ khí hạng nặng, trong đó có tên lửa chống tăng và tên lửa phòng không từ “các nước anh em ủng hộ cách mạng Syria”.
Đầu tháng 6, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã “bật đèn xanh” cho việc gửi vũ khí cho các tay súng nổi dậy. Các nước vùng Vịnh lâu nay đã tuồn vũ khí cho các tay súng chống chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad.

Tên lửa chống tăng Konkurs (AT-5 Spandrel) của Nga, do phe nổi dậy sử dụng - Ảnh chụp màn hình đài Harakat Ahrar al-Sham al-Islamiyya
Khi bị truy hỏi liệu số vũ khí trên có phải đến từ Mỹ, ông Idriss đã trả lời: “Chúng tôi đang chờ đợi, và chúng tôi thúc giục họ gấp rút cung cấp vũ khí và đạn dược cho chúng tôi”.
Trong một cuộc phỏng vấn trước đó với đài Al Arabiya, ông Idriss nói sẽ mất 6 tháng để quân nổi dậy lật đổ chính quyền al-Assad nếu Mỹ đồng ý vũ trang cho họ.
Hơn 93.000 người đã thiệt mạng trong cuộc xung đột kéo dài hơn 2 năm qua ở Syria.
Trùng Quang
>> Pháp đang huấn luyện các tay súng phe nổi dậy Syria ?
>> Iran bác tin gửi quân đến Syria
>> Syria lên án Ai Cập cắt quan hệ ngoại giao
>> CIA sẽ cung cấp vũ khí cho quân nổi dậy Syria
>> Nước cờ mạo hiểm của Hezbollah ở Syria
>> Tố Syria dùng vũ khí hóa học, Mỹ chuẩn bị can thiệp ?
>> 19 nước tập trận ở Jordan, gần biên giới Syria
>> Tổng thống Nga khẳng định không giao tên lửa S-300 cho Syria
>> Nga phong tỏa nghị quyết về thành phố Al-Qusayr của Syria
>> Chiến hạm Nga dày đặc ngoài khơi Syria


Copy từ: Tin Nóng

Đề nghị án treo cho 2 nguyên sĩ quan Công an Tiền Giang

Các luật sư kiến nghị VKSND Tối cao xem xét đình chỉ vụ án hình sự, miễn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các bị cáo

Trong 2 ngày 21 và 22-6, TAND tỉnh Tiền Giang đưa vụ án "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ" ra xét xử đối với các bị cáo nguyên là sĩ quan Công an tỉnh Tiền Giang, gồm: Ngô Thanh Phong (57 tuổi, nguyên trưởng Phòng CSĐT Công an tỉnh Tiền Giang), Nguyễn Văn Nên (48 tuổi, nguyên phó phòng) và Phạm Văn Út (44 tuổi, nguyên thủ quỹ, thủ kho phòng). Bị cáo Nên không có mặt tại phiên tòa do đang áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh (tâm thần hoang tưởng).

Điều tra viên Bùi Văn Nhứt (bìa phải) tại tòa
Theo cáo trạng của VKSND Tối cao, tháng 10-2002, Công an tỉnh Tiền Giang khởi tố vụ "Buôn lậu" (502X) tại Công ty Thành Phát (TP Mỹ Tho), khởi tố 38 bị can về các tội "Buôn lậu", "Đưa hối lộ" và "Nhận hối lộ". Sau đó, bị cáo Phong và Nên đã chỉ đạo cấp dưới mang toàn bộ số tiền thu giữ của các bị can, đương sự gửi tiết kiệm. Toàn bộ tiền lãi hơn 1 tỉ đồng được sử dụng để tiếp khách, mua 4 xe máy đồng thời đề nghị ông Nguyễn Chí Phi (khi đó là phó giám đốc công an tỉnh, thủ trưởng CQĐT, sau này là giám đốc công an tỉnh, đã nghỉ hưu) cho đăng ký biển trắng cấp cho 4 lãnh đạo phòng CSĐT sử dụng nhưng vẫn mang tên công an tỉnh.
Các tài sản trên không được vào sổ theo dõi của đơn vị. Ông Phong, ông Nên còn duyệt cấp cho ông Phi 1 xe máy nhưng ông Phi đã có xe máy công nên duyệt chi tiền mặt cho ông Phi 25 triệu đồng cùng nhiều lần chi tiền mặt khác. Tính đến tháng 4-2004, ông Phi nhận tổng cộng 75 triệu đồng.
Tại tòa, bị cáo Phong đề nghị HĐXX xem xét lại vì "bị cáo không phạm tội". Bị cáo Út cho rằng: "Bùi Văn Nhứt và tôi cùng có hành vi thực hiện như nhau nhưng khởi tố tôi mà không khởi tố Nhứt là không thỏa đáng. Tôi bị oan sai". Bào chữa cho các bị cáo, các luật sư cho rằng việc lấy tiền tang vật vụ án gửi ngân hàng hay kho bạc thì không sai nhưng "số tiền lãi chi cho hoạt động chiến đấu là có thiếu sót".
 
Luật sư Trần Đức Hải (Đoàn Luật sư TP HCM) nhấn mạnh: "CQĐT VKSND Tối cao khởi tố vụ án này theo điều 281 Bộ Luật Hình sự là sai thẩm quyền. Căn cứ vào Bộ Luật Tố tụng hình sự, Luật Tổ chức VKSND, Pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tổ chức điều tra hình sự không thấy thẩm quyền khởi tố tội danh này thuộc VKSND Tối cao". Ngoài ra, luật sư Hải đề nghị nếu khởi tố Phạm Văn Út thì phải khởi tố Bùi Văn Nhứt vì Út và Nhứt cùng thực hiện theo sự chỉ huy của cấp trên.
Từ những phân tích trên, các luật sư đề nghị HĐXX tuyên đình chỉ vụ án hình sự, miễn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các bị cáo.
Tuy nhiên, đại diện VKS cho rằng: "Tiền gửi vào ngân hàng nhưng nếu các bị cáo không lấy lãi sử dụng thì hôm nay không có phiên tòa này. Trong vụ án 502X, nếu các bị cáo chỉ dừng lại ở chỗ lấy tiền lãi trả hết số nợ trước đây do phòng PC16 để lại và không thực hiện nữa thì sẽ được nhìn dưới góc độ khác".
Cuối cùng, VKSND đề nghị HĐXX tuyên phạt bị cáo Ngô Thanh Phong từ 18-24 tháng tù, Phạm Văn Út từ 12-15 tháng tù. Cả hai đều được đề nghị cho hưởng án treo.
Dự kiến chiều 24-6, tòa tuyên án.
Có dấu hiệu đồng phạm
Cũng theo cáo trạng, ngoài 3 bị cáo trên, điều tra viên Bùi Văn Nhứt tuy không được phân công trong vụ án nhưng được chỉ đạo đem tiền gửi ngân hàng là có dấu hiệu đồng phạm. Tuy nhiên, không cần thiết khởi tố vì thành khẩn khai báo, giúp CQĐT làm rõ hành vi phạm tội của từng bị can. Đối với ông Nguyễn Chí Phi, VKSND Tối cao cho rằng ông Phi không biết số tiền được nhận là tiền lãi có được từ việc gửi tiết kiệm tiền tang vật vụ án nên không xử lý hình sự, chỉ kiến nghị Bộ Công an xử lý kỷ luật.
Bài và ảnh: Minh Sơn


Copy từ: Người Lao Động

Paul Trần Minh Nhật "Tuyệt Thực" Để Phản Đối Chính Sách Hà Khắc Của Trại Giam

Báo Động Khẩn: Paul Trần Minh Nhật "Tuyệt Thực" Để Phản Đối Chính Sách Hà Khắc Của Trại Giam



Pv, VRNs - 22.06.2013:  Ngày 21/6/2013, theo tin chính thức chúng tôi vừa nhận được từ sinh viên – tù nhân lương tâm Trần Minh Nhật từ trại giam Nghi Kim, Nghệ An bắt đầu từ ngày hôm nay, thứ 6 ngày 21 tháng 6 năm 2013 Minh Nhật đã bắt đầu tuyệt thực để phản đối việc các cán bộ trại giam Nghi Kim liên tục xúc phạm nhân phẩm và tính mạng đối với Minh Nhật. Cụ thể là: điều kiện giam giữ hết sức hà khắc như: khẩu phần ăn không bằng một con chó, không thể nuốt được (từ nguyên văn Nhật thông báo); nước uống phải dùng nước lợ (nước được lấy trực tiếp từ ao hồ, giếng khoan); phòng giam quá chật hẹp trong khi thời tiết ở Nghệ An hiện nay nhiệt độ lên đến 39, 40 độ; không có điện thắp sáng; không cho nhận sách từ người thân gửi vào.

Thông tin cho biết thêm, hiện nay anh Nguyễn Xuân Anh đang bị ốm nặng, khắp cả người bị lở loét bởi phòng giam quá chật chội và bẩn thỉu, nóng bức. Riêng trường hợp anh Nguyễn Đình Cương, vì lên tiếng phản đối điều kiện giam giữ hà khắc của trại giam cũng như việc liên tục xúc phạm đến nhân phẩm đối với các tù nhân mà nay anh đã bị biệt giam.

Nhật cho biết thêm, ngoài việc tuyệt thực để phản đối ngày mai, 22/6/2013 Nhật sẽ gửi đơn lên Ban giám thị của trại giam Nghi Kim để yêu cầu trại giam phải đảm bảo những quyền lợi cũng như tính mạng của mình theo pháp luật qui định.

Nhật thông báo sẽ tuyệt thực cho đến khi Ban giám thị trại giam Nghi Kim đáp ứng những yêu cầu tối thiểu trên.

Tình trạng nhà tù cộng sản ở Việt Nam ra sao xưa nay chưa thấy có ai nói đến. Chỉ đến khi càng ngày càng có nhiều tù nhân lương tâm thì tình trạng ấy mới bị đưa ra công luận. Công an ở ngoài giữa thanh thiên bạch nhật mà còn lạm quyền, lộng quyền và giết người dân vô tội vạ, huống chi là công an trong các nhà tù, nơi không một người dân hay nhà báo nào được bén mảng tới.

Cũng cần nhắc lại: Paul Trần Minh Nhật là sinh viên trường Đại học Ngoại ngữ tin học (HUFLIT), yêu mến công lý và sự thật, tham gia biểu tình chống TQ xâm lược, chống khai thác Bauxite ở Tây Nguyên, cộng tác viên của Truyền thông Chúa Cứu Thế và Radio An Phong. Anh bị bắt ngày 27/8/2011 tại Sài Gòn.

Copy từ: Thanh Niên Công Giáo


......................

Bản tin đau thắt ruột

Bé trai sơ sinh tắt thở trong bao ny lông cột chặt

(NLĐO) - Bé trai nặng khoảng 3 kg, còn nguyên nhau thai, nhiều khả năng là con của một nữ công nhân

Tối  21-6, trung tá Huỳnh Văn Hương, Trưởng Công an thị trấn Thái Hòa, huyện Tân Uyên – Bình Dương, cho biết khoảng 10 giờ cùng ngày, công nhân thu gom rác phát hiện 1 đứa bé sơ sinh bị vứt trong thùng rác, gần chợ Chí Hùng (thị trấn Thái Hòa). Đó là một bé trai nặng khoảng 3 kg, còn dính cả nhau thai, nằm trong bao ny lông bị cột chặt.
 
Thùng rác nơi phát hiện đứa bé vừa ra đời đã bị vứt bỏ ở phường Bình Hòa, thị xã Thuận An – Bình Dương năm trước

Công an địa phương nhanh chóng có mặt tại hiện trường và xác nhận bé trai đã tắt thở nên đưa đi chôn cất. Trung tá Hương cho biết lực lượng chức năng đã khoanh vùng, rà soát nhanh nhưng không tìm ra được ai là người đã vứt đứa bé. Nhiều khả năng mẹ của bé là công nhân vì khu vực quanh chợ Chí Hùng có hàng ngàn công nhân nữ.
 
Đứa bé bị mẹ vứt vào thùng rác từng được cứu sống nhưng nhiều cháu không may mắn như vậy

Năm trước, tại phường Bình Hòa, thị xã Thuận An, người dân cũng phát hiện một đứa bé vừa ra đời đã bị mẹ là nữ công nhân L (16 tuổi, quê Nghệ An) bỏ vào bao vứt thùng rác. Cháu bé được đưa đi cấp cứu kịp thời.
Tin - ảnh: N. Phú


Copy từ: Người Lao Động

Ngân hàng thừa nhận chưa có ai vay được tiền mua nhà

Người dân (người thu nhập thấp) không có tiền mới đi vay tiền  ngân hàng để mua NHÀ Ở XÃ HỘI. Ngân hàng yêu cầu phải có hợp đồng mua NOXH mới cho vay. Vậy khi người dân có HĐ mua nhà rồi ngân hàng không duyệt cho vay thì sao nhỉ? Nguy cơ mất tiền đặt cọc ký HĐ với CHỦ ĐẦU TƯ là chắc chắn xảy ra.

Ngân hàng thừa nhận chưa có ai vay được tiền mua nhà

(ĐVO) - Gần 1 tháng trôi qua kể từ khi gói tín dụng 30.000 tỷ cho người thu nhập thấp vay mua NOXH chính thức được triển khai. Tuy nhiên theo các nhân viên tư vấn tín dụng của ngân hàng BIDV thì tại ngân hàng này, vẫn chưa có trường hợp nào được giải ngân cho vay cả. Trong khi đó tại hầu hết các ngân hàng, nhân viên tư vấn đều thừa nhận các thủ tục cho vay còn rất khó khăn.
 
Tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) chi nhánh Hà Thành (81 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, HN ), PV Báo Đất Việt được nhân viên tín dụng tên Xuân Q. tư vấn về thủ tục cho vay mua NOXH. Buổi tư vấn kéo dài chừng 30p, và nhân viên Q. liên tục phải mở đủ các loại giấy tờ để tư vấn cho khách hàng với thái độ không mấy nhiệt tình và tỏ ra thất vọng khi PV vẫn chưa có hợp đồng mua nhà.
 
Nhân viên tư vấn tín dụng tại các ngân hàng cũng thừa nhận, các loại thủ tục nhiều, khó khăn nên chưa có ai tiếp cận được nguồn vốn 30.000 tỷ
Nhân viên tư vấn tín dụng tại các ngân hàng cũng thừa nhận, các loại thủ tục nhiều, khó khăn nên chưa có ai tiếp cận được nguồn vốn 30.000 tỷ
Theo nhân viên Q, để có thể được hỗ trợ cho vay mua NOXH tại BIDV thì đầu tiên phải có hợp đồng ký kết với chủ đầu tư mua nhà trước ngày 7/1/2013. Đây là quy định bắt buộc, và chỉ sau khi có hợp đồng này thì ngân hàng mới xét duyệt các loại giấy tờ tiếp theo như: giấy chứng nhận của UBND phường, xã về tình trạng nhà ở, hợp đồng lao động, bảng lương, bảo hiểm xã hội, giấy chứng minh nhân thân...
Doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận được vốn vay
 
Mới đây, đại diện một trong 5 ngân hàng được chỉ định cho vay ưu đãi cho hay: Trong 2 - 3 năm đầu, tỷ lệ cho vay giữa doanh nghiệp và người mua nhà là 60% và 40%. Lý do được đưa ra là vì các dự án nhà ở xã hội (NOXH) hiện nay còn rất ít, không đủ để cung cấp cho người dân, cho nên DN cần tiền để hoàn thành dự án nên phải ưu tiên vốn, sau đó sẽ ưu tiên cho khách hàng mua nhà.
 
Chính vì vậy, ngay sau khi gói tín dụng 30.000 tỷ chính thức được triển khai, các DN BĐS đã vô cùng nhanh nhạy khi chớp lấy thời cơ để lọt vào danh sách được tham gia xây dựng NOXH, đủ điều kiện để vay vốn.
 
Cụ thể, ngày 10/6, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam đã phê duyệt danh sách 10 DN được vay tổng số 9.000 tổng đồng với lãi suất 6%/năm trong vòng 10 năm.
"Bây giờ chị vẫn chưa ký kết hợp đồng với chủ đầu tư thì hơi khó. Phải mất vài tháng chắc mới xong cái này, nhưng phải có hợp đồng này thì em mới có thể hướng dẫn cho chị những thủ tục tiếp theo được. Nhìn chung, những thủ tục này khá khó khăn, dù nói dành cho đối tượng thấp nhưng lương thấp quá thì cũng khó khăn. Người có cái này thì lại thiếu cái kia, có cái kia thì lại thiếu cái này nên giờ ở chỗ em cũng chưa có ai được vay cả" - Nhân viên tín dụng Q. cho biết.
Cũng theo anh này, ngoài hợp đồng mua NOXH đã được ký kết, thì sau đó khách hàng phải chuẩn bị khoảng hơn 10 loại thủ tục, giấy tờ cần thiết để làm hồ sơ. Đó đều là những loại giấy tờ không thể thiếu trong quá trình xét duyệt.
 
Tương tự, tại chi nhánh Ngân hàng Quân đội (MB) ở địa chỉ 98A Nguỵ Như Kon Tum, nhân viên tín dụng Phạm Thị H. cũng hướng dẫn một loạt các loại thủ tục cần thiết cho khách hàng trong vòng.... 5 phút. 
"Chị cần phải chuẩn bị hợp đồng mua NOXH, giấy đề nghị vay vốn, giấy xác nhận của đơn vị công tác, giấy xác nhận của UBND phường xã về tình trạng nhà ở, Hợp đồng lao động phải còn thời hạn ít nhất 1 năm và đã công tác ít nhất 1 năm, bảng lương của cả vợ và chồng..."
Trước hàng loạt thủ tục mà nhân viên H. đưa ra, khách hàng ghi chép không kịp và không biết chính xác là mình phải chuẩn bị bao nhiêu thủ tục. Khi khách hàng than thở sao mà lắm thủ tục và khó khăn đến vậy, nhân viên MB bank cũng mỉm cười chia sẻ: "Thủ tục nhiều và khó nhưng vẫn phải chuẩn bị đủ thì bên em mới xét duyệt hồ sơ được. Chương trình này cũng ít người vay và cũng chưa có ai vay được".
Tại ngân hàng Agribank, dường như việc hỗ trợ cho vay mua NOXH còn khá mới mẻ, nên nhân viên tín dụng chỉ dám xin số điện thoại của khách hàng và hứa sẽ liên hệ lại để tư vấn khi được cung cấp đầy đủ tài liệu và kiến thức.
Riêng chi nhánh Ngân hàng Vietinbank tại đại chỉ 101 Nguyễn Khuyến, Đống Đa, Hà Nội, nhân viên tín dụng Nguyễn Xuân H. cho biết, hiện ngân hàng vẫn chưa thực hiện triển khai gói hỗ trợ cho vay 30.000 tỷ này. Lý do được đưa ra là vẫn chưa có quy định cụ thể về mức thu nhập bao nhiêu được cho là thu nhập thấp, nên hệ thống Vietinbank chưa triển khai gói hỗ trợ này.
Trong khi đó, anh Đào Trần Lâm (TP. Nha Trang - Khánh Hoà) thuộc đúng đối tượng được vay mua NOXH và đang trong quá trình làm hồ sơ để nộp cho ngân hàng. Tuy nhiên, giống nhiều khách hàng khác, anh Lâm cũng gặp vô vàn khó khăn bởi thủ tục hành chính nhiêu khê.
"Bản thân doanh nghiệp đứng ra giao dịch là VNC(Vinaconex) cũng không chủ động được vì quá nhiều thủ tục giấy tờ từ yêu cầu của phía tỉnh. Ví dụ như giấy xác nhận tình trạng nhà ở, tôi chưa có nhà, về địa phương xác nhận thì phải nộp lên địa chính, sau đó phường xuống xác minh. Nhưng cho đến nay, tôi nộp 2 tuần rồi mà không có tin tức gì. 
 
Tiếp nữa, giấy tờ xác minh tình trạng nhà ở, theo quy định thì cơ quan ký duyệt được mua bắt phải có 4 bản gốc, tức là cũng 1 nội dung xác nhận, cơ quan phường phải ký cho tôi 4 chữ ký, đóng 4 con dấu đỏ. Nếu dùng 1 bản photo công chứng cũng không được. Mặt khác, giấy xác nhận tình trạng công tác của cơ quan lại đòi 2 bản, đều ký 2 chữ ký và đóng 2 con dấu.
 
Theo tôi, chính quyền đã thương dân nghèo tạo điều kiện cho mua nhà xã hội lại bày ra những cái thủ tục hành chính quá rườm rà và phức tạp như vậy thì e rằng chủ trương cải cách thủ tục hành chính sẽ không có tác dụng. Những người dân có thu nhập thấp thường là ngu ngơ trước các thủ tục giấy tờ, họ sợ đến cửa các cơ quan công quyền như sợ cọp thì nói gì tới việc hiểu biết đường đi lối lại của các loại thủ tục hành khổ dân?  " - Anh Lâm cho biết.
 
Thông tư số 11/2013/TT-NHNNN Quy định về cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ có quy định, điều kiện được phép vay mua nhà ở xã hội bao gồm:
Thứ nhất: có hợp đồng mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội; hợp đồng thuê, mua nhà ở thương mại với chủ đầu tư. Nhà ở này phải có diện tích nhỏ hơn 70m2 và giá bán dưới 15 triệu đồng/m2. Hợp đồng phải ký kể từ ngày 07/01/2013.
Thứ 2: phải có giấy đề nghị vay vốn để mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội.
Thứ 3: phải có giấy cam kết của khách hàng, các thành viên trong hộ gia đình của khách hàng chưa được vay vốn hỗ trợ tại ngân hàng để mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội.
 
Thứ 4: có văn bản xác nhận của đơn vị đang công tác về nơi công tác và thực trạng về nhà ở.
 
Thứ 5: Văn bản xác nhận của Ủy ban nhân dân xã (phường) nơi khách hàng có hộ khẩu thường trú hoặc đăng ký tạm trú xác nhận về hộ khẩu và thực trạng nhà ở. Đối tượng được phép vay mua nhà ở xã hội là người chưa có nhà ở, hoặc có nhà nhưng không đủ diện tích tối thiểu theo quy định (dưới 8m2/người). 
 
Thứ 6: Giấy tờ chứng minh nhân thân người vay và người bảo lãnh (nếu có), bao gồm: Giấy Chứng minh nhân dân (trong thời hạn 15 năm); Hộ khẩu hoặc giấy đăng ký tạm trú; Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
 
Thứ 7: Giấy tờ xác định, chứng minh nguồn thu nhập (Hợp đồng lao động, quyết định lương, giấy xác nhận của cơ quan đơn vị nơi công tác/làm việc, các giấy tờ chứng minh thu nhập khác...
Duyên Duyên


Copy từ: Đất Việt

Trung Cộng ép Việt Nam cho đào dầu trên vịnh Bắc bộ

VRNs (22.06.2013) – Washington DC, USA – Việt Nam đã đồng ý để cho Trung Cộng được quyền tìm kiếm dầu chung giữa hai nước bên trong phần biển của Việt Nam tại Vịnh Bắc Bộ, theo nguyên tắc “hợp tác cùng phát triển” mà hai Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch Nhà nước Trung Cộng Hồ Cẩm Đào đã ký tại Bắc Kinh ngày 11/10/2011.
Việc này xẩy ra ngay sau khi Chủ tịch nhà nước Trương Tấn Sang đến Bắc Kinh họp với Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Trung Cộng Tập Cận Bình vào chiều ngày 19/6 (2013).
Cùng đi với ông Sang thăm Trung Cộng 3 ngày theo lời mời của ông Tập Cận Bình còn có Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân; Bộ trưởng Ngọai giao Phạm Bình Minh; Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng; Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát; Thứ trường Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh và một số viên chức khác.
Theo thỏa hiệp mới được phía Việt Nam gọi là “gia hạn” và “sửa đổi” lần thứ 4 hợp tác giữa Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Tổng Công ty dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc (China National Offshore Oil Corporation, CNOOC), thì diện tích tìm kiếm chung sẽ mở rộng từ 1541 cây số vuông lên thành 4076 cây số vuông. Và hiệu lực của Thỏa thuận Thăm dò Chung có hiệu lực đến hết năm 2016.
Ông Đỗ Văn Hậu-Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) đã giải thích về nguồn gốc của thỏa thuận giữa hai nước như thế này: “Theo Quy định tại Điều 7 của Hiệp định Việt Nam-Trung Quốc về Phân định Lãnh hải, Vùng Đặc quyền Kinh tế và Thềm lục địa trong Vịnh Bắc Bộ (ký ngày 25/12/2000 và có hiệu lực từ ngày 20/6/2004), nếu có các mỏ dầu khí vắt ngang qua Đường Phân định, hai nước sẽ cùng nhau hợp tác khai thác chung. 
Từ năm 2005, Tổng Công ty Dầu khí Quốc gia Việt Nam, nay là Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) và Tổng Công ty Dầu khí Ngoài khơi Quốc gia Trung Quốc (CNOOC) đã ký kết và thực hiện Thỏa thuận Khung về hợp tác dầu khí trong Khu vực Thỏa thuận Ngoài khơi trong Vịnh Bắc Bộ. Trên cơ sở kết quả thực hiện Thỏa thuận Khung, Thỏa thuận Thăm dò chung Việt Nam-Trung Quốc trong Khu vực xác định Ngoài khơi trong Vịnh Bắc Bộ được ký kết giữa Petrovietnam và CNOOC ngày 6/11/2006 và có hiệu lực từ ngày 2/1/2007, sau khi được Chính phủ hai nước phê chuẩn.”
Hiệp định về Vịnh Bắc Bộ năm 2000, cũng như  “Hiệp ước biên giới trên đất liền giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa do Tổng bí thư đảng Lê Khả Phiêu ký với Trung Cộng ngày 30/12/1999 đã không được đem ra thảo luận tại Quốc hội trước khi ông Phiêu đặt bút ký nên tòan dân, cho đến bây giờ (2013), vẫn chưa được biết tường tận về những điểm lợi và hại của hai văn kiện quan trọng này.
Quốc hội của Nhà nước Cộng sản Việt Nam cũng đã nhắm mắt phê chuẩn Hiệp định này vào năm 2004 mà không có bất cứ cuộc điều tra hay nghe điều trần của Chính phủ nên cũng mập mờ như dân !
Do đó, sau khi có loan báo từ Bắc Kinh nói rằng hai phiá Việt-Trung đã thỏa thuận “gia hạn” và “sửa đổi” hợp tác giữa hai tập đòan dầu khí của hai nước trên Vịnh Bắc Bộ thì mọi người mới biết rằng Việt Nam đã chịu để cho Trung Cộng được quyền cùng khai thác dầu khí bên trong phần biển thuộc về Việt Nam, dù khu vực khai thác chung nằm trên đường ranh giới phân định giữa hai nước !
 
TA THẮNG TO
Hãy nghe tiếp lời giải thích thêm của ông Đỗ Văn Hậu: “Thỏa thuận hợp tác giữa PVN và CNOOC được ký lần đầu từ năm 2006 phù hợp với Hiệp định đã ký kết giữa hai nước về phân định Vịnh Bắc Bộ. Thỏa thuận này đã được gia hạn 3 lần và lần này là lần thứ 4 với thời hạn đến năm 2016. 
Theo đó, Việt Nam và Trung Quốc đã thỏa thuận với nhau về một vùng biển nằm trên Vịnh Bắc Bộ, nằm trên đường phân định hai quốc gia; cùng thăm dò và cùng khai thác khi phát hiện có dầu khí. Ngoài việc gia hạn, thỏa thuận lần thứ 4 này đã thống nhất mở rộng khu vực thăm dò chung nằm trên đường phân định hai quốc gia trên Vịnh Bắc Bộ lên gần 3 lần so với lần đầu năm 2006. 
Khu vực này được chia đều qua đường phân định trên Vịnh Bắc Bộ, một nửa nằm phía Việt Nam và một nửa nằm bên phía Trung Quốc. Trên khu vực này, hai Tổng công ty của hai Nhà nước sẽ cùng nhau tiến hành thăm dò, nhằm phát hiện các cấu tạo địa chất có chứa dầu khí. Khi phát hiện có dầu khí thì 2 bên sẽ tiếp tục bàn thảo, để cùng nhau hợp tác khai thác.” (Thống tấn xã Việt Nam, TTXVN, 20-6-2013)
Trả lời câu hỏi “Liệu có vấn đề gì nhạy cảm trong thỏa thuận này không ?”, Ông Đỗ Văn Hậu đáp: 
“Đây là thỏa thuận hợp tác về một khu vực nằm trong Vịnh Bắc Bộ, là nơi mà mọi người đều biết, Việt Nam và Trung Quốc đã ký kết Hiệp định phân định đường biên giới trên biển. Vì vậy, thỏa thuận hợp tác này không có gì ảnh hưởng đến chủ quyền quốc gia của mỗi nước trên Vịnh Bắc Bộ. Đây chỉ là hợp tác thuần túy về kinh tế, cùng nhau thăm dò, khai thác nếu phát hiện ra dầu khí.”
Vẫn theo TTXVN thì ông Hậu còn lý giải về sự khác biệt giữa “chủ quyền riêng của Việt Nam” và “chủ quyền chung Việt-Trung” như sau: 
“Thỏa thuận này có khác. Trước đây ta ký kết những hợp đồng thăm dò và khai thác dầu khí với những quốc gia khác là hợp đồng thực hiện trên vùng biển hoàn toàn thuộc chủ quyền của Việt Nam. Còn đây là hợp tác giữa hai tổng công ty dầu khí quốc gia của hai nước, về việc thăm dò và khai thác ở một vùng biển chung, có diện tích chồng lấn hai bên, nhưng đã được phân định đường biên giới trên biển. Theo dự báo, khu vực này có cấu tạo địa chất liền nhau, có khả năng có dầu khí, nên hai bên xác định để có lợi cao nhất, thì cùng hợp tác thăm dò và tiến tới khai thác. Điều này chỉ phục vụ lợi ích kinh tế hai nước, không liên quan đến nước thứ ba.”
Ngoài ra Ông Đỗ Văn Hậu, qua cơ quan Thống tấn của nhà nước, còn muốn biện bạch: “Ý nghĩa quan trọng nhất là sự tăng cường hợp tác giữa PVN và CNOOC. Qua đó sẽ góp phần tăng cường sự hợp tác và hiểu biết lẫn nhau giữa hai nhà nước nói chung. Thực ra, trong nhiều năm qua, hai công ty đã có sự hợp tác với nhau. Những gì liên quan đến lợi ích, chủ quyền quốc gia thì hai bên đều tôn trọng, đề cao trong quá trình hợp tác này. Nếu có ai đó không tôn trọng chủ quyền của nhau thì chúng tôi sẽ phản đối.”
Nghe những lời trình bầy nghe rất bùi tai như “danh chính ngôn thuận” của ông Đỗ Văn Hậu về sự “hợp tác cùng có lợi” giữa Việt Nam và Trung Cộng thì có vẻ như Việt Nam chẳng bị thiệt thòi gì.
Nhưng nếu nghiên cứu cho thật kỹ thì thấy rằng cho đến nay, ngòai lập luận một chiều và bảo thủ của phiá Việt Nam thì chưa một chuyên gia nào về chủ quyền lãnh hải Vịnh Bắc Bộ có thể khẳng định rằng Hiệp định vịnh Bắc Bộ năm 2000 là công bằng, mặc dù văn kiện ký kết ngày 25/12/2000 giữa Việt Nam và Trung Cộng đã dành cho Việt Nam được 53.23% và Trung Quốc được 46.77% diện tích Vịnh.
Theo báo Nhân Dân ngày 02/07/2004 thì diện tích vịnh Bắc Bộ có khoảng 126.250 km2 (36.000 hải lý vuông) chiều ngang nơi rộng nhất khoảng 310 km (176 hải lý), nơi hẹp nhất ở cửa Vịnh rộng khoảng 207,4 km (112 hải lý).
Vì chưa có bất cứ cuộc điều tra quốc tế chuyên nghiệp nào về Hiệp ước vịnh Bắc Bộ năm 2000 nên hòai nghi Việt Nam bị thiệt càng được nhiều người đồng ý vì Trung Cộng không chấp nhận yêu sách của Việt Nam muốn thương thuyết dựa trên Công ước Pháp-Thanh 1887, vì Bắc Kinh sợ Việt Nam sẽ được lợi hơn.
Có một điểm rất rõ là Trung Cộng đã đòi và được là chia Vịnh làm 2, lấy biên giới từ “điểm nhô ra” của đảo Hải Nam đến bờ biển của Việt Nam làm chuẩn đo để chia đôi. Vì vậy các chuyên gia của Qũy nghiên cứu Biển Đông của Việt Nam khi phân tích đường trung tuyến trong vịnh, đã kết luận sau khi họ “vẽ các đường tròn có tâm là 21 điểm phân định thì bên Việt Nam bị lấn từ 3 cho đến 27 hải lý ở khu vực các đảo Vĩnh Thực, đảo Trần, đảo Thanh Lam, đảo Cô Tô tỉnh Quảng Ninh, đảo Bạch Long Vĩ thuộc Hải Phòng, vùng cửa Ba Lạt, bờ biển Ninh Bình và khu vực nam Hà Tĩnh đối chiếu với bờ tây và bờ nam đảo Hải Nam của Trung Quốc.” (Tài liệu Bách khoa Tòan thư mở).
Do đó, khi vùng khai thác dầu khí chung hai nước Việt-Trung được ấn định nằm ngay trên đường ranh giới phân chia hai vùng biển trong Vịnh Bắc Bộ, như đã công bố tại Bắc Kinh hôm 19/6/2013, thì rõ ràng Trung Cộng đã dành được quyền khai thác bên trong phần biển của Việt Nam.
Ngoài Thỏa hiệp mới về hợp tác tìm đầu trong Vịnh Bắc Bộ, hai bên còn ký kết 9 Thỏa hiệp khác, nhưng quan trọng là hai bên đã đồng ý:
- Chương trình hành động giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Trung Quốc về việc triển khai quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc.
- Thỏa thuận hợp tác biên phòng giữa hai Bộ Quốc phòng.
- Thỏa thuận giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Bộ Nông nghiệp Trung Quốc về việc thiết lập đường dây nóng về các vụ việc phát sinh đột xuất của hoạt động nghề cá trên biển.
Chi tiết về đường giây nóng không được tiết lộ, nhưng việc này có liên hệ đến công tác cứu hộ trên biển và ngăn chặn những tai nạn xẩy đến cho ngư dân Việt Nam như họ đã từng bị lính Trung Cộng bắn giết, xua đuổi và ngăn cấm đánh cá trên Biển Đông.
Tuy nhiên Trung Cộng vẫn chưa trả lời đề nghị của Việt Nam muốn quân đội hai nước ký Thỏa hiệp không nổ súng trên Biển Đông.
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Cộng Thường Vạn Toàn nói rằng hiện giữa hai nước đã có rất nhiều cam kết, nhiều bản tuyên bố chung về việc không sử dụng vũ lực trong xử lý các tranh chấp ở Biển Đông nên đề nghị mới của Việt Nam cần được nghiên cứu.
Họ Thường nói với Thượng tướng Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chĩ Vịnh rằng “hai quân đội trước mắt tuyệt đối tuân thủ những cam kết này”, nhưng trong những thàng qua Hải quân Trung Cộng đã không ngừng bắn phá và làm bị thương nhiều ngư dân Việt Nam khi họ đánh bắt ở Hòang Sa cà Trường Sa.
Nhiều thuyến đánh cá khác của Việt Nam cũng đã bị tầu không mang số của Trung Cộng đâm chìm làm một số ngư dân Việt Nanm thiệt mạng.
Đó là bằng chứng hiển nhiên những vụ việc Trung Cộng đã nói một đàng làm một nẻo kể từ khi ông Tập Cận Bình lên cầm quyền ở Trung Cộng từ tháng 11/2012.
Hãy chờ xem họ Tập có giữ lời hưá với ông Trương Tấn Sang hay sau khi đã đạt được thỏa hiệp “cùng khai thác” dầu khí ở Vịnh Bắc Bộ thì Bắc Kinh lại đòi “hợp tác cùng phát triển” ở các vùng biển khác của Việt Nam ?

CÓ NHƯỢNG BỘ KHÔNG ?
Về lĩnh vực kinh tế thì ông Sang cũng không nhận được cam kết gì từ hai ông Tập Cận Bình và Thủ tướng Trung Cộng Lý Khắc Cường, mặc dù ông Sang đã chính thức đề nghị Trung Cộng “tăng cường đầu tư và giảm nhập siêu với Việt Nam”.
Theo tài liệu của phiá Việt Nam thì riêng trong năm 2012 “ tổng kim ngạch thương mại Việt-Trung đạt 41,18 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất gần 12,4 tỷ USD, nhập gần 28,8 tỷ USD (nhập siêu: chênh lệch 15.8 Tỷ dolars).
Riêng 4 tháng đầu năm 2013, thương mại hai nước “đạt hơn 14,3 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất gần 3,9 tỷ USD, nhập hơn 10,4 tỷ USD (nhập siêu 6.5 Tỷ dollars từ Trung Cộng)
Phía Việt Nam cũng cho biết “Quan hệ hợp tác đầu tư có bước phát triển mới, tính đến hết tháng 3/2013, Trung Quốc có 899 dự án đầu tư tại Việt Nam, tổng vốn đăng ký hơn 4,7 tỷ USD, vươn lên vị trí thứ 13/94 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam”. 
Trong khi đó đầu tư của Việt Nam vào Trung Quốc có hay không, không được được báo cáo.
Cơ quan Thông Tấn Xã của Việt Nam còn viết: “Trong những năm qua, Trung Quốc đã không ngừng tăng quy mô tín dụng ưu đãi dành cho Việt Nam. Đến nay, Trung Quốc đã cho ta vay 1,6 tỷ USD ưu đãi, tập trung vào những lĩnh vực công nghiệp, khai khoáng, đường sắt, năng lượng, dệt may, hóa chất… Ngoài tín dụng ưu đãi, Chính phủ Trung Quốc còn hỗ trợ Việt Nam nhiều khoản viện trợ không hoàn lại. (Nguyễn Hồng Diệp, Thông Tấn Xã Việt Nam, 17-06-013).
Riêng trong chuyến đi của ông Trương Tấn Sang, Việt Nam cũng đã nhận được từ phiá Trung Cộng “khoản tín dụng ưu đãi (cho Dự án hệ thống thông tin đường sắt) trị giá 320 triệu Nhân dân tệ” “vay cụ thể tín dụng người mua ưu đãi cho Dự án Nhà máy Đạm than Ninh Bình trị giá 45 triệu đôla Mỹ”.
Như vậy, sự lệ thuộc và nhượng bộ không thể tránh khỏi của Việt Nam với Trung Cộng là điều đã được chứng minh trong chuyến đi của phái đòan Trương Tấn Sang.
Cho nên bất cứ lời giải thích nào của phía Việt Nam nói rằng chủ quyền của mình đã không bị Trung Cộng xâm hại trong Thỏa thuận giữa hai Công ty dầu khí của hai nước về việc “thăm dò chung trong khu vực thỏa thuận ngòai khơi trong vịnh Bắc Bộ” là không đứng vững.
Phạm Trần
(06/013)


Copy từ: Truyền Thông Chúa Cứu Thế

Nhà nước độc tài lợi dụng quyền hành đàn áp nhân dân

VRNs (22.06.2013) – Texas, USA – Trong lúc cả thế giới đang lên án nhà cầm quyền csVN vi phạm nhân quyền trầm trọng, nhất là quyền tự do ngôn luận được quy định trong điều 69 HP, và trong công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị điều 19: “Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận và bày tỏ quan điểm. quyền này bao gồm sự tự do quan điểm mà không bị xen vào quấy rầy và tự do tìm kiếm, thu nhận, quảng bá tin tức và tư tưởng qua mọi phương tiện truyền thông không phân biệt biên giới”. Nhiều chính phủ và tổ chức nhân quyền cũng như các tổ chức phi chính phủ đòi buộc hủy bỏ điều 79, 88 BLHS của csVN, vì nó đã được đặt ra một cách mơ hồ, phi pháp chỉ nhằm mục đích bịt miệng người dân.  
Khi không thể tạo ra chứng cớ cá nhân bị bắt có liên hệ với một tổ chức nào dù mơ hồ, Nhà nước cs đưa ra điều 258: “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ. xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân,” khung hình phạt tối đa lên đến 7 năm tù.
Ngày 26/5 bắt blogger Trương Duy Nhất chủ blog MỘT GÓC NHÌN KHÁC
Ngày 13/6 bắt blogger Phạm Viết Đào
Ngày 15/6 bắt facebooker Đinh Nhật Uy là anh trai của Đinh Nguyên Kha, một SV trẻ yêu nước vừa mới bị xử tội “yêu nước” chống lại hành vì xâm lược của TC cùng với, cô sv Nguyễn Phương Uyên trong phiên đấu tố được gọi là “phiên tòa sơ thẩm” vừa qua. Nhằm khuất phục Đinh Nguyên Kha nhận tội, cũng để trả thù gia đình Kha đã đứng về phía con em mình chỉ ra tính chất phi pháp “phiên tòa” của chế độ, Đinh Nhật Uy đã bị bắt.
Tính đến nay đã có quá nhiều tiếng nói dân chủ tự do, chỉ trích nhà nước csVN một cách ôn hòa bị bắt, bị kết án nặng nề bằng những điều luật trong BLHS mà theo các tổ chức nhân quyền quốc tế là vi phạm trầm trọng quyền con người một cách có hệ thống với nội dung mập mờ, phi nghĩa.
Trong cuộc điều trần tại Hạ Nghị Viện Hoa kỳ ngày 5/6 phó trợ lý ngoại trưởng Daniel Baer đặc trách dân chủ, nhân quyền, lao động lên tiếng cứng rắn chỉ trích nhà cầm quyền csVN đàn áp các bloggers là một trong những vi phạm nhân quyền trầm trọng ngày càng tệ hại từ nhiều năm nay.  
Nếu ngừi Việt Nam không mạnh mẽ tố cáo trước công luận thế giới về tội ác này thì chắc chắn danh sách những bloggers bị bắt sẽ được kéo dài thêm nữa, cho đến khi dập tắt được tiếng nói trung thực, phản ánh cái xấu xa, chống tham nhũng, loại trừ gian dối của cá nhân lãnh đạo và thái độ hèn với giặc ác với dân của đảng và nhà nước csVN.
Theo tự điển VN, “lợi dụng” là: dùng để lấy lợi riêng cho mình, nghĩa là xử dụng (cái gì, hay điều gì) để thủ lợi cho cá nhân, như thế bản chất của “lợi dụng” không luôn luôn là xấu xa, hay cần loại trừ, mà tùy thuộc vào mục đích tốt hay xấu. Thí dụ lợi dụng thì giờ rảnh học thêm, làm việc nhà, làm việc phúc đức, lợi dụng của dư thừa ở nơi này, giúp cho người đói khát ở nơi khác….
Vì thế lợi dụng quyền tự do dân chủ, để củng cố đạo đức, phát triển xã hội, hay lợi dụng tất cả những quyền được quy định hợp pháp để tìm kiếm lợi ích cho bản thân, gia đình, tôn giáo và xã hội là quyền hợp pháp của công dân, mà nhà nước của dân, do dân và vì dân phải có bổn phận phải bảo vệ (protection) và thi hành (enforcement).
Bản thân luật pháp làm ra vì lợi ích của công dân. Như thế lợi dụng luật pháp không phải là một tội, vấn đề là có vi phạm, hoặc hành vi có đúng luật hay không? Điều 258 BLHS chưa kể là vi hiến về quyền con người. Một điều luật như thế không có giá trị gì về phương diện luật pháp tự nó nói lên trình độ pháp luật của “quốc hội bù nhìn” nơi quy tụ những đảng viên csVN, giả danh đại diện nhân dân, nói lên tính chất độc tài của chế độ.
Đảng và nhà nước csVN đang lợi dụng quyền hành, do cưỡng đoạt mà có (không hề do ý chí của toàn dân, đã được phơi bày qua việc dự thảo sửa đổi HP đang diễn ra), bất chấp mọi luật pháp, đi ngược chiều văn minh nhân loại, không tuân thủ công ước quốc tế nhân quyền đã thông qua, cam kết thực thi. Gạt bỏ lẽ phải, lương tâm con người nhằm bóp nghẹt tự do dân chủ, những tiếng nói đối lập chỉ ra những tệ hại, độc đoán áp đặt lên đầu người dân. Không phải ai khác, chính nhà nước csVN đã lợi dụng độc tài để đàn áp nhân dân Việt Nam.
Lý Liêm, VRNs

Copy từ: Truyền Thông Chúa Cứu Thế

Một nhà báo không nói láo bị đảng bắt mặc áo tù

Nhân ngày 21/6, viết về một nhà báo không nói láo bị đảng bắt mặc áo tù

Nam Phương (Danlambao) - Đến hẹn lại lên, cứ đến ngày 21/6 hàng năm là cả hệ thống báo chí, truyền thông lề đảng bắt đầu bỏ công, bỏ việc để tham gia cái gọi là 'hoạt động chào mừng' ngày báo chí cách mạng Việt Nam. Tại một số tờ báo được gọi là có 'tính đảng cao', công tác chuẩn bị đã được chu tất trước đó mấy ngày.  Không khí nhộn nhịp với những lần cụng ly chúc tụng cho nhau. Không phải riêng cánh nhà báo mà có cả các quan chức từ trung ương đến địa phương coi đây là dịp gặp gỡ để “trao đổi những hợp đồng”...
Trong những ngày này, anh nhà báo nào có ngòi bút “cong cong” thì tha hồ mà được nhiều phong bì ban thưởng từ chính quyền, các quan chức không muốn bị lên báo. Trái lại, anh nhà báo nào không biết nói láo thì có ngày đảng sẽ tặng cho anh đó áo tù là cái chắc .
Cũng là một nhà báo, nhưng vào ngày 21/06 này thì cả gia đình nhà báo Đoàn Hữu Hậu đang ủ rũ bên vợ con, để chuẩn bị cho ngày mặc áo tù. 
Đoàn Hữu Hậu từng là trưởng văn phòng báo Gia Đình & Xã Hội tại đồng bằng Sông Cửu Long, anh lâm nạn cũng vì giúp dân viết những bài đụng chạm đến các ông quan ăn đất của dân nghèo, đặt biệt là các quan chức tại tỉnh Kiên Giang, quê hương ông Nguyễn Tấn Dũng. 
Anh Hậu đã viết rất nhiều bài về dự án lấn biển tại thành phố Rạch Gíá. Bài “Lấn biển hay lấn  đất dân", được các kênh truyền thông chính thống cũng như các báo lề dân ủng hộ và đánh giá cao qua bút danh Thế Hiển.   
Ngoài ra anh Hậu còn nhiều bài viết lên án bọn quan tham trong các dự án xây dựng trung tâm thương mại An Minh, trong đó có ông bí thư huyện uỷ An Minh tên Phạm Văn Bảy. Vụ việc dù bị phanh phui, nhưng chẳng có cơ quan nào giám truy tố. Ông Phạm Văn Bảy sau đó 'bị' cách chức để dư luận lắng xuống, rồi bất ngờ được chuyển công tác lên “tỉnh”. Vài năm sau, ông quan tham này lại mò lên được chức phó văn phòng tỉnh uỷ, kể từ đây thì anh Hậu luôn bị đe doạ. Phạm Văn Bảy lệnh cho vài bồi bút đưa anh Hậu lên báo, viết bài vu cáo sai sự thật. Bồi bút của quan Bảy nói rằng anh Hậu đã bị đi tù vì tội 'bôi nhọ anh dự', mặc dù trong thời điểm đó anh Hậu chưa có lệnh khởi tố của cơ quan điều tra mà vẫn còn đang công tác cho báo Nhân Đạo & Đời Sống.

SỰ TRẢ THÙ ĐÊ TIỆN CỦA QUAN THAM .
Sáng ngày 08/04/2013, phiên tòa sơ thẩm đã "xử" nhà báo Đoàn Hữu Hậu với tội danh “lừa đảo chiếm đoạt" theo điều 139 BLHS đã diễn ra tại tòa án tỉnh Kiên Giang. Điều đáng nói, khi vào phiên xét xử thì tòa lại xử với tội danh hoàn toàn khác. Đây là một tội danh được thay đổi bất ngờ tại phiên tòa. Bởi vì khi luật sư của anh Hậu chỉ nhận bào chữa theo hồ sơ của nhà báo Đoàn Hữu Hậu với cáo trạng của VKS tội danh là "lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi" theo điều 291 BLHS.
Sự ngỡ ngàng của LS Đoàn Công Thiện (trưởng đoàn LS tỉnh Kiên Giang) khi một tội danh được thay đổi đột ngột so với bài bào chữa cho thân chủ. Càng nực cười thêm là tòa không triệu tập bất kỳ nhân chứng nào. 
Vì sao toà án không dám triệu tập nhân chứng? Bởi nếu có những nhân chứng thì đây là một vụ tranh chấp về hợp đồng dân sự, nếu là vụ án dân sự thì làm sao các quan tham bỏ tù để trả thù nhà báo Đoàn Hữu Hậu được.
Kết thúc phiên toà sơ thẩm, anh Hậu bị tuyên án 2 năm tù giam . 
Hơn 2 tháng trôi qua sau phiên toà đầy nham hiểm của các quan chức sắp đặt, anh Hậu kháng án và cũng cầu cứu khắp nơi để minh oan cho mình. Các báo lề đảng không ai đáp lại lời kêu cứu, vì họ cũng không dám đụng vào các quan chức của tỉnh Kiên Giang, vốn là cái nôi của trung tâm tham nhũng, họ có “dây mơ rễ má” với nhau hết rồi. 
Đến ngày 19/06/2013 vừa qua, anh Hậu bất ngờ khi có người quen cho biết là thấy tên của  anh Hậu được toà án niêm yết trên bảng để xét xử phúc thẩm vào ngày 24/06/2013 sắp tới. Nhưng đến tối 20/06, anh Hậu vẫn chưa nhận được bất kỳ thông báo nào từ Toà án (!?)
Sự việc trên cho thấy: những người viết báo lề đảng chỉ có một con đường cho họ chọn là phải viết tốt cho đảng, không được nói ngược lại để bảo vệ dân, dù cán bộ đảng viên có xấu thì cũng phải biết “cong” ngòi bút lại thì mọi việc sẽ tốt đẹp để có một ngày vui 21/06 đầy bổng lộc. 
Thời gian qua đã chứng minh cho thấy những trường hợp đảng chụp mũ gán tội cho các nhà báo chân chính dám đứng thẳng và nói thật như Hoàng Khương, Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào... Rồi đây,  phiên toà phúc thẩm định mệnh kết thúc vào ngày 24/6 sắp tới, nhà báo Đoàn Hữu Hậu cũng phải được đảng 'tặng'  cho chiếc áo tù bởi vì dám nói thật để phá miếng ăn của các quan tham.


Copy từ: Dân Làm Báo

Chủ tịch Trương Tấn Sang thỏa thuận gì với TQ?


Nam Nguyên, phóng viên RFA
2013-06-21
000_Del6225382-305
Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh ngày 19 tháng 6 năm 2013.
AFP PHOTO


Khi Chủ tịch Trương Tấn Sang hội đàm với Chủ tịch Tập Cận Bình tại Bắc Kinh hôm 19/6 thì cũng là lúc một cơn bão hình thành trên Biển Đông. Nhưng điều mà nhà lãnh đạo Việt Nam nhắm tới là hóa giải một cơn bão khác trong quan hệ với Trung Quốc đó là tranh chấp Biển Đông.

Mong muốn duy trì hòa bình

Trả lời Nam Nguyên vào tối 20/6/2013, Thạc sĩ Hoàng Việt chuyên gia về Luật Quốc tế Trường Đại học Luật TP.HCM cho rằng, những thỏa thuận mà hai phía Việt Trung đạt được, qua chuyến công du của Chủ tịch Trương Tấn Sang, là một tín hiệu cho thấy nỗ lực của cả hai bên trong việc cam kết duy trì hòa bình an ninh khu vực, trong đó có cả Biển Đông. Thạc sĩ Hoàng Việt nhắc lại sự kiện báo chí ngày 20/6 đưa ra việc hai bên thống nhất thỏa thuận khai thác chung về dầu khí trên Vịnh Bắc bộ, mà trước đây đã có hiệp định phân định. Thạc sĩ Hoàng Việt nhấn mạnh:
“Theo tôi, đấy cũng là một tín hiệu đáp lại việc trước đây đại diện nhóm diều hâu Trung Quốc kêu gọi dùng biện pháp quân sự, tôi cho rằng cuộc gặp này cũng khẳng định một điều: lãnh đạo cả hai nước mong muốn duy trì hòa bình trên khu này trong đó có cả Biển Đông đặc biệt giữa hai quốc gia, đó cũng là điều đáng ghi nhận.
Theo tôi, đấy cũng là một tín hiệu đáp lại việc trước đây đại diện nhóm diều hâu Trung Quốc kêu gọi dùng biện pháp quân sự.
-Thạc sĩ Hoàng Việt
Tuy nhiên tôi thiên về một ý khác, thông thường lãnh đạo Trung Quốc bao giờ cũng mềm mỏng nhẹ nhàng và bao giờ cũng đưa ra những bài phát biểu rất hòa bình, trong khi các lực lượng khác của họ lại luôn luôn có những hành động rất cứng rắn. Vấn đề quan trọng nhất theo tôi, không biết nhà lãnh đạo Việt Nam có thể  cùng bàn bạc với lãnh đạo Trung Quốc để cùng chỉ đạo và thống nhất từ trên xuống dưới của cả hai bên là phải tuân thủ những thỏa thuận đạt được, thì điều đó mới thực sự đem lại hiệu quả và duy trì hòa bình trên vùng Biển Đông.”
Trước sự chứng kiến của ông Trương Tấn Sang và ông Tập Cận Bình, hai phía Việt-Trung đã ký kết 10 văn kiện hợp tác nhiều mặt. Trong đó đáng chú nhất là mở rộng diện tích thỏa thuận trên Vịnh Bắc Bộ về thăm dò tìm kiếm các mỏ dầu khí.
Theo báo điện tử Chính phủ Việt Nam, thỏa thuận được ký kết với nội dung: mở rộng khu vực xác định từ 1541km2 lên thành 4076km2, bao gồm hai phần tương đương nhau từ mỗi bên; và tiếp tục gia hạn hiệu lực của Thỏa thuận thăm dò chung đến hết năm 2016.
Theo VietnamNet, ông Đỗ Văn Hậu Tổng giám đốc Tập đoàn dầu khí Việt Nam xác định thỏa thuận này không ảnh hưởng đến chủ quyền quốc gia mỗi nước trên Vịnh Bắc Bộ. Vì đây chỉ là hợp tác thuần túy về kinh tế, cùng nhau thăm dò, khai thác nếu phát hiện ra dầu khí. Theo cách giải thích của ông Đỗ Văn Hậu thì trong khu vực thỏa thuận mở rộng 4.076km2 trên vùng chồng lấn ở Vịnh Bắc Bộ, việc thăm dò và khai thác sẽ phải là hợp tác giữa hai Tổng công ty Dầu khí của hai quốc gia Việt-Trung.
000_Hkg8715319-250
Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang trong buổi hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tại Bắc Kinh ngày 20 tháng 6 năm 2013. AFP PHOTO.
Hai bên cũng thỏa thuận việc thiết lập đường dây nóng để giải quyết những va chạm trong hoạt động nghề cá trên Biển Đông. Ngoài ra Việt Nam cũng nhận được 2 khoản tín dụng ưu đãi từ phía Trung Quốc, khoản thứ nhất trị giá 320 triệu nhân dân tệ cho dự án hệ thống thông tin đường sắt và khoản thứ hai trị giá 45 triệu USD liên quan tới dự án nhà máy Đạm than Ninh Bình.
TS Sử học Nguyễn Nhã một nhà nghiên cứu Biển Đông hiện sống và làm việc tại Saigon nhận định:
“Mọi người đều biết rõ ý đồ Trung Quốc hiện nay như thế nào ở Biển Đông cũng như trên thế giới. Dĩ nhiên Việt Nam là một nước nhỏ và ở bên cạnh Trung Quốc. Tôi nghĩ những hoạt động của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, cũng như tất cả các hoạt động ngoại giao thì chắc chắn sẽ góp phần làm cho căng thẳng ngày càng giảm đi, nhưng trong thực tế chính trị là vấn đề rất phức tạp.”

Nói một đàng làm một nẻo?

Theo Saigon Tiếp Thị Online, chiều ngày 19/6 tại Bắc Kinh trước sự chứng kiến của hai nhà lãnh đạo Việt-Trung, đại diện Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn Việt Nam và Bộ Nông nghiệp Trung Quốc đã ký thỏa thuận về việc ‘Thiết lập đường dây nóng về các vụ việc phát sinh đột xuất của hoạt động nghề cá.’ Trong khi đó hãng tin Pháp AFP trích tờ Trung Quốc Nhật báo cho biết, với việc thiết lập đường dây nóng, hai phía Việt Nam và Trung Quốc sẽ thông báo cho nhau mọi hoạt động bắt giữ xử lý tàu cá và ngư dân của phía bên kia trong vòng 48 giờ.
Được yêu cầu đánh giá về thỏa thuận thiết lập đường dây nóng về va chạm trong hoạt động nghề cá trên Biển Đông, Thạc sĩ luật quốc tế Hoàng Việt từ Saigon nhận định:
Khi mà mình có đường dây nóng, là một sự tích cực, nhưng việc chúng ta luôn luôn phải đối phó là nói một đàng làm một nẻo, thì cái đó quả thực là  thực tế sẽ có câu trả lời thôi.
-Tiến sĩ Nguyễn Nhã
“Trước mắt chúng ta ghi nhận thiện chí của cả hai bên Việt-Trung về việc này. Thông thường về phía ngư dân Việt Nam thì luôn luôn gặp khó khăn từ phía các lực lượng Trung Quốc và là lực lượng xuất phát của họ. Với việc thiết lập đường dây nóng này thì cũng là cách để lập một kênh để Việt Nam chính thức phản hồi và nó nhanh hơn. Và có lẽ nó giúp cho việc minh bạch hóa khi người lãnh đạo Trung Quốc hay đổ thừa rằng, do các địa phương làm và họ không kiểm soát hết. Tôi cho rằng đây chỉ là một tín hiệu thôi chứ còn khẳng định là nó có hiệu quả hay không thì chắc chúng ta phải chờ đợi.”
Cùng về vấn đề này, trả lời Nam Nguyên vào tối 20/6, Tiến sĩ Sử học Nguyễn Nhã từ Saigon nhận định:
“Khi tôi tham dự Hội thảo Biển Đông ở Quảng Ngãi, các học giả trong đó có cả học giả nước ngoài đã đi thăm tàu đánh cá của ngư dân bị bắn cháy, tàu của ông Bùi Văn Phải. Với việc thiết lập đường dây nóng thì thực tế những sự kiện xảy ra có thể không đến nỗi nặng nề như vậy, khi mà mình có đường dây nóng. Làm được là một sự tích cực, nhưng việc chúng ta luôn luôn phải đối phó là nói một đàng làm một nẻo, thì cái đó quả thực là  thực tế sẽ có câu trả lời thôi.”
Trung Quốc công bố chủ quyền hầu hết khu vực Biển Đông Việt Nam mà họ gọi là Nam Hải, dựa theo một bản đồ công bố trong những năm 1940. Việt Nam cũng công bố những bằng chứng lịch sử cho thấy mình có chủ quyền rõ rệt trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, vốn dĩ bị Trung Quốc dùng vũ lực lấn chiếm trong thập niên 1970 và 1980. Biển Đông Việt Nam là đường vận chuyển hàng hải quan trọng và khu vực có trữ lượng dầu mỏ rất phong phú. Ngoài Trung Quốc và Việt Nam còn một số quốc gia khác cũng công bố chủ quyền một số đảo và bãi đá trên vùng biển Trường Sa.
Tranh chấp trên Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc gần đây rất căng thẳng sau rất nhiều vụ phía Trung Quốc bắt giữ tàu đánh cá bắt giam ngư dân Việt Nam đòi tiền chuộc. Hoặc những vụ tàu lạ đâm chìm tàu đánh cá Việt Nam hay vụ tàu Trung Quốc bắn cháy tàu cá Quảng Ngãi hồi tháng 3 vừa qua. Đó chỉ là những vụ việc liên quan đến ngư dân ở lãnh vực dầu khí phía Trung Quốc từng vài lần phá hủy cáp thăm dò địa chất đáy biển của phía Petro Vietnam. Sự lộng hành nước lớn của Trung Quốc đã làm dấy lên làn sóng phẫn nộ của người dân Việt Nam, với hàng chục cuộc biểu tình chống Trung Quốc xảy ra trong thời gian qua. Nhưng chính quyền Việt Nam đã thẳng tay đàn áp bắt giữ những người tham gia biểu tình, sự kiện này càng làm cho lòng dân nghi ngờ mất tin tưởng vào Nhà nước.
Một ngày trước khi lên đường viếng thăm Trung Quốc, Chủ tịch Trương Tấn Sang trả lời báo chí rằng “Việc giải quyết vấn đề Biển Đông là hết sức hệ trọng vì liên quan đến chủ quyền lãnh thổ, đến tâm tư tình cảm thiêng liêng của dân tộc, của người dân.”
Các chuyên gia mà chúng tôi tiếp xúc cùng chung quan điểm là, Chủ tịch Trương Tấn Sang qua chuyến đi của ông có thể cho thấy các nổ lực làm giảm căng thẳng, nhưng làm thế nào để vừa khẳng định bang giao hòa bình, nhận viện trợ Trung Quốc lại muốn bảo vệ ngư dân trên biển, giải quyết đa phương về vấn đề Biển Đông, ít nhất là từ phía nam quần đảo Hoàng Sa đến khu vực Trường Sa, đây thực sự là một câu hỏi rất khó trả lời.


Copy từ: RFA

Hoa Kỳ thương lượng với taliban để tránh nội chiến tái diễn ở Afghanistan

Muhammad Naeem (bên trái), người phát ngôn của văn phòng chính trị của taliban Afghanistan ở Doha, Qatar, 18/06/2013.
Muhammad Naeem (bên trái), người phát ngôn của văn phòng chính trị của taliban Afghanistan ở Doha, Qatar, 18/06/2013.
REUTERS/Mohammed Dabbous

Thanh Phương
Trong bối cảnh toàn bộ các lực lượng quốc tế sẽ rút khỏi Afghanistan vào năm 2014, Hoa Kỳ đang tìm cách thương lượng trực tiếp với phe taliban. Hiện giờ, tiến trình thương lượng bị đình hoãn do có sự chống đối của tổng thống Hamid Karzai.

Nhưng có một điều chắc chắn là Washington sẽ không từ bỏ ý định đàm phán với những thành phần ôn hòa trong phe taliban, vì đối với họ, đây là phương cách duy nhất để tránh cho Afghanistan rơi trở lại vào nội chiến, một khi lực lượng quốc tế rút đi. Từ Washington, nhà báo Phạm Trần nhận định.


Copy từ: RFI

Các món nợ tại Việt Nam, Trung Quốc

Các món nợ tại Việt Nam, Trung Quốc

Vũ Hoàng & Nguyễn Xuân Nghĩa, RFA
2013-06-19
000_Hkg8686356-305.jpg
Sản phẩm công nghiệp sản xuất tại Trung Quốc được triển lãm tại Hà Nội hôm 12/6/2013
AFP photo


Bản phúc trình về "Viễn ảnh Kinh tế Toàn cầu" vừa được Ngân hàng Thế giới công bố hôm 13 Tháng Sáu có chi tiết gây chú ý là khoản nợ quá cao của tư nhân tại Việt Nam và cao nhất là tại Trung Quốc. Chỉ vài ngày sau, hàng loạt tin tức quốc tế lại nói đến rủi ro của một vụ sụp đổ ngân hàng tại Trung Quốc chưa từng thấy trong lịch sử. Chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa giải thích rằng đấy là một hậu quả của hiện tượng ông gọi là "tầm tô".

Trái bóng tín dụng TQ

Vũ Hoàng: Xin kính chào ông Nghĩa. Thưa ông, báo cáo mới nhất của Ngân hàng Thế giới về Viễn ảnh Kinh tế Toàn cầu có gây chú ý đến một hiện tượng đáng ngại là mức nợ quá cao của tư nhân tại một số quốc gia đang phát triển. Thuộc loại cao nhất thì có Việt Nam nay đã mắc nợ đến 110% Tổng sản lượng, còn Trung Quốc thì lên tới 160%. Ngay sau đó, nguồn tin tài chính quốc tế nói đến trái bóng tín dụng của Trung Quốc có thể vỡ và gây ra một vụ khủng hoảng ngân hàng lớn lao chưa từng thấy trong lịch sử thế giới. Ông nghĩ sao về tin này?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Chúng ta vừa chứng kiến một vụ khủng hoảng tài chính bùng nổ năm năm trước tại các nước công nghiệp hóa Âu-Mỹ vì nạn vay tiền quá nhiều nên đến hồi trả nợ và hậu quả là nạn suy trầm kinh tế toàn cầu. Trong giai đoạn suy trầm, nhiều quốc gia cố gắng kích thích kinh tế qua biện pháp tăng chi và bơm tín dụng với lãi suất rẻ và lại gây ra nạn bong bóng đầu cơ khi người ta vay tiền quá dễ mà bất kể đến rủi ro về sau.
Riêng tại Việt Nam và Trung Quốc là hai nước ngụy danh xã hội chủ nghĩa mà thực chất là có nền chính trị độc tài và chính sách kinh tế lý tài thì người ta còn gặp một hiện tượng kinh tế chính trị học gọi là "tầm tô", là đi tìm lợi nhuận bất chính nhờ thế lực chính trị. Hiện tượng ấy gây thêm rủi ro tài chính và kinh tế vì những kẻ tầm tô có thế lực đã trở thành nhóm lợi ích có thể cản trở mọi giải pháp ứng phó. Rốt cục thì ta có "thảm kịch Hamlet" là mọi người cùng chết!
Vũ Hoàng: Cuối tháng trước, trên một nhật báo Việt ngữ tại California ông viết về hai hình thái kinh doanh của hai nhân vật vào đầu và cuối thời Chiến Quốc bên Tầu, để giải thích hiện tượng "tầm tô". Bây giờ ông nhắc đến bi kịch Hamlet của Shakespeare để bảo là ai cũng chết! Ông hay trình bày đề tài kinh tế khô khan theo lối ví von, nhưng thưa ông, tầm tô là gì?

Trong giai đoạn suy trầm, nhiều quốc gia cố gắng kích thích kinh tế qua biện pháp tăng chi và bơm tín dụng với lãi suất rẻ và lại gây ra nạn bong bóng đầu cơ khi người ta vay tiền quá dễ mà bất kể đến rủi ro về sau.
-Nguyễn-Xuân Nghĩa
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Người ta gọi kinh tế học là khoa học u ám và nói về chuyện u ám với thuật ngữ chuyên môn khó hiểu thì thính giả của chúng ta càng dễ nản chí nên tôi cố trình bày chuyện khô khan bằng hình tượng phổ biến, may ra kích thích được sự theo dõi của mọi người.
Đầu thời Chiến Quốc, Phạm Lãi là nhân vật ai cũng có thể biết. Sau khi  giúp Việt Vương Câu Tiễn diệt xong nước Ngô thì ông từ giã chính trị đi kinh doanh rất thành công ở xứ khác để thành nhà tư tưởng của phái "kế hoạch gia" tức là kinh tế. Vào cuối thời Chiến Quốc thì Lã Bất Vi nổi tiếng về kinh doanh chính trị, nôm na là nghề buôn vua, và có thể là bố đẻ của Tần Thủy Hoàng Đế nhưng rồi bị bạo Tần giết chết vì tội chuyên quyền. Tôi lấy hai hình tượng khá quen thuộc đó để nói về hai hình thái kinh doanh. Thứ nhất là tạo ra của cải và nhờ đó làm giàu, theo kiểu Phạm Lãi hay Đào Chu Công, là một tên khác của ông ta. Thứ hai là kiếm lời mà chẳng tạo ra của cải là kiểu của Lã Bất Vi, chỉ vì nhờ tạo cái thế chính trị.
Kinh tế học gọi lối kinh doanh nhờ gây dựng thế lực là "đi tìm tô" hay "tầm tô". "Tô" chỉ có nghĩa là tiền thuê, mà được hiểu rộng là lợi nhuận nhờ làm chủ một phương tiện sản xuất. Trong trường hợp ở đây, phương tiện sản xuất đó cũng chẳng là của mình, mà có thể sang đoạt nhờ cái quyền độc tài chính trị để trở thành độc quyền kinh doanh!

Kinh doanh tầm tô

035_pau822622_10-250.jpg
Trụ sở chính của Ngân hàng nhân dân Trung Quốc (PBOC) tại Bắc Kinh hôm 12/5/2013. AFP photo
Vũ Hoàng: Chúng tôi hiểu ra ẩn dụ của ông khi nhớ đến một phương tiện sản xuất là đất đai và chuyện cướp đất như Ô Khảm tại Trung Quốc, Văn Giang hay Tiên Lãng ở Việt Nam. Trở lại thói "tầm tô" như ông nói thì trên lý thuyết, kinh tế học định nghĩa thế nào về việc kinh doanh như vậy?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Lề lối kinh doanh thông thường và phổ biến là tạo ra của cải trước đó chưa có nhờ một sáng kiến khai thác tài nguyên, sản phẩm hay một cơ hội sản xuất mới, rồi chia của cải đó cho mình và cho người theo một tỷ lệ có giá trị lâu dài. Hình thái kinh doanh đó góp phần cho phát triển xã hội và quốc gia. Ngược lại, tìm cách tác động vào môi trường chính trị, luật lệ hay xã hội để kiếm lời mà chẳng đóng góp gì cho sản xuất là loại kinh doanh tầm tô.
Hiện tượng đó thật ra xuất hiện ở mọi nơi nhưng dễ phát triển trong xã hội chuyên chính là nơi mà quyền lực chính trị không bị giới hạn nên dễ bị lũng đoạn từ bên trong. Tại các nước dân chủ với luật lệ rõ ràng bình đẳng trước sự phán xét của công luận, những ai muốn mua chuộc chính trường để kiếm lời thường khó làm ăn và dễ vào tù. Chỉ trong các nước độc tài, chuyện tầm tô mới dễ phát đạt. Một xứ độc tài như Việt Nam hay Trung Quốc mà theo kinh tế thị trưởng hay kinh tế tư bản giả hiệu thì đấy là chủ nghĩa tư bản thân tộc ăn bám vào hệ thống tư bản nhà nước và các tập đoàn quốc doanh và mở ra cơ hội tầm tô.
Vũ Hoàng: Thưa ông, ngày xưa khi hai xứ này còn theo đường lối tập trung quản lý bằng kế hoạch của nhà nước thì hiện tượng tầm tô có xảy ra không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thưa rằng cái thói cậy thể để kiếm tiền thì nơi nào cũng có cả. Nhưng trong các nước cộng sản u mê thì tài sản chẳng có là bao và còn bị hủy hoại nên khi cả nước còn ở vào hoàn cảnh mà các cụ ta gọi là "ăn mắm mút giòi" thì chỉ có một thiểu số ra vào cửa hàng mậu dịch Tôn Đản của lãnh đạo còn có thể chấm mút chút đỉnh chứ chưa có thể phát triển ra lề lối kinh doanh phổ biến. Đặc lợi của lãnh tụ hay tay chân thật ra chẳng thầm vào đâu nếu so với mức sống của giới trung lưu tại các nước tự do, nhờ vậy mà họ càng dễ tuyên truyền về nếp sống an bần lạc đạo, về đạo đức cách mạng linh tinh. Riêng tại Việt Nam, sự thể nó còn éo le hơn.
Một xứ độc tài như Việt Nam hay Trung Quốc mà theo kinh tế thị trưởng hay kinh tế tư bản giả hiệu thì đấy là chủ nghĩa tư bản thân tộc ăn bám vào hệ thống tư bản nhà nước và các tập đoàn quốc doanh và mở ra cơ hội tầm tô.
-Nguyễn-Xuân Nghĩa
Vũ Hoàng: Nó éo le ở chỗ nào thưa ông?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tầng lớp lãnh đạo thời trước kêu gọi cả nước cùng hy sinh vì lý tưởng ái quốc là tinh thần độc lập. Nhờ vậy họ lừa được quần chúng u mê và họ còn coi sự lầm than khắc khổ là một đức tính, so với sự thịnh vượng của miền Nam mà họ gọi là "phồn vinh giả tạo".
Sau khi chiến thắng và có toàn quyền áp dụng lý luận cộng sản về xây dựng xã hội chủ nghĩa thì họ làm quốc gia phá sản và kinh tế khủng hoảng nên mới phải đổi mới, tức là du nhập lý luận tư bản và áp dụng kinh tế thị trường. Nhưng gian ý của chế độ là chỉ chấp nhận tự do kinh tế có chọn lọc và vẫn giữ độc quyền chính trị nên nay mới rơi vào cái bẫy tầm tô một cách phổ biến. Chuyện éo le là họ không thể vận dụng tinh thần độc lập và ái quốc như xưa. Vì nói đến ái quốc hay độc lập là cả nước nghĩ đến mối nguy Trung Quốc tức là điều bị tuyệt đối cấm kỵ.
Lãnh đạo Hà Nội thời nay từ bỏ tinh thần đạo đức cách mạng của thế hệ trước mà vẫn nắm chặt ách độc tài đi cùng quyền quản lý đất đai, kiểm soát thông tin, với hệ thống đàn áp toả rộng. Họ tạo ra môi trường bất thường là nơi mà các phần tử gọi là khôn ngoan của xã hội đều tránh nói đến chính trị mà làm giàu nhờ tác động vào một hệ thống chính trị không ai có quyền phán xét. Đó là những kẻ tầm tô, hợp tác với chế độ để kiếm ăn và là thành phần hữu cơ của bộ máy quyền lực từ Thủ tướng trở xuống. Và họ đang làm chính sách kinh tế quốc dân cho quyền lợi riêng.

Việt Nam học được gì?

000_Hkg8635618-250.jpg
Một tàu vận tải Việt Nam tại cảng Hải Phòng hôm 27/5/2013. AFP photo
Vũ Hoàng: Thưa ông, hình như trường hợp của Trung Quốc cũng như vậy, có phải không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Trung Quốc là nơi xuất phát khá nhiều gương xấu cho Việt Nam!
Lãnh đạo của họ cũng khoác áo đạo đức mà con cháu đều nắm giữ vị trí then chốt về kinh tế và kinh doanh và dùng vị trí ấy lũng đoạn thượng tầng. Hậu quả là tình trạng mà kinh tế học gọi là "ỷ thế làm liều", nôm na là bất kể đến rủi ro vì tin là có thể làm lệch phép nước cho tư lợi.
Nhờ cái thế chính trị quá lớn như vậy, những kẻ tầm tô tại Việt Nam và Trung Quốc đều làm giàu rất nhanh, được dư luận quốc tế ngơi ca là đại gia, là tỷ phú. Nhưng thảm kịch ở đây khiến mọi người cùng chết là quảng đại quần chúng ở dưới khó kinh doanh hay cạnh tranh trong cảnh bất cân xứng như vậy. Cho nên, muốn thoát nghèo khốn thì phải chạy theo ảo vọng một vốn bốn lời và cũng lại cầm cố tài sản đi vay tiền đánh bạc bên các đại gia. Họ đi vay lãi rất cao vì tin rằng kiếm lời còn cao hơn nữa nên đang bị rủi ro rất nặng khi cả kiến trúc bất thường này sụp đô. Vì vậy, các trung tâm thông tin và thẩm định của quốc tế mới nói đến nguy cơ khủng hoảng tài chính tại Trung Quốc.
Vũ Hoàng: Một cách ngắn gọn vì thời lượng có hạn của chương trình, xin đề nghị ông trình bày cho thính giả của chúng ta biết rằng quốc tế nói ra những gì về những nguy cơ đó.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tập đoàn Fitch chuyên về thẩm định rủi ro tài chính vừa báo động là từ năm năm qua, khối tín dụng tại Trung Quốc đã tăng từ chín ngàn lên 23 ngàn tỷ đô la, là mức cực lớn nếu so với con số lạc quan nhất về sản lượng kinh tế của xứ này là khoảng tám ngàn tỷ.
Nhờ cái thế chính trị quá lớn, những kẻ tầm tô tại Việt Nam và Trung Quốc đều làm giàu rất nhanh, được dư luận quốc tế ngơi ca là đại gia, là tỷ phú.
-Nguyễn-Xuân Nghĩa
Nói đến tín dụng là nói đến vay tiền mà có vay thì phải có trả. Mối nguy là do hệ thống tài chính và ngân hàng mờ ảo của họ, nhiều khoản tài trợ lại nằm ngoài lĩnh vực ngân hàng, thiếu sổ sách rõ ràng và trút vào hình thái kinh doanh đầy rủi ro của nào là tư nhân, nào là công ty đầu tư của các địa phương hay các quỹ quản lý tài sản, nôm na là quỹ đầu cơ. Vì ỷ thế làm liều, người ta đã vay tiền đầu cơ và chất lên một núi nợ cao gấp đôi sản lượng kinh tế quốc dân. Khi núi nợ sụp đổ mà chắc chắn là phải sụp, chúng ta sẽ thấy sự phá sản dây chuyền còn kinh hoàng hơn những gì đã xảy ra tại Hoa Kỳ năm năm về trước. Một chỉ dấu tiên báo là hôm Thứ Sáu 14 vừa qua, Bộ Tài chính Trung Quốc thất bại khi bán công khố phiếu dưới chỉ tiêu về số lượng và với phân lời cao hơn. Nghĩa là các thị trường tài chính đã bắt đầy hoài nghi về Trung Quốc.
Tại Việt Nam thì đã đành là tình hình kinh tế cũng chẳng sáng sủa hơn mà tranh chấp chính trị giữa các thế lực "tầm tô" đang làm chính quyền bị tê liệt. Ngày xưa, người ta cứ nói đến tinh thần "tầm sư học đạo", ngày nay, chính quyền mới nêu gương về cái đạo ăn cắp bằng lối tầm tô và nay mới bó tay chờ cơn khủng hoảng.
Vũ Hoàng: Xin cảm tạ ông Nghĩa về cuộc trao đổi này.


Copy từ: RFA

TS Cù Huy Hà Vũ ngưng tuyệt thực

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
chhv-305.jpg
Hình ảnh đoạn phim của kênh truyền hình VTV về TS Cù Huy Hà Vũ trong trại giam.
Screen capture
Luật sư Dương Hà cho biết sức khoẻ chồng bà, TS Cù Huy Hà Vũ, rất mệt sau 25 ngày tuyệt thực:
Anh ấy thực sự rất mệt đến nỗi khi tôi vào thì ông cán bộ trực tiếp trông nom anh Cù Huy Hà Vũ là ông Trần Thanh Vân trước khi cho tôi vào thì ông có nói với tôi là hôm nay chắc là anh Vũ sẽ mệt hơn đấy vì hôm qua anh ấy rất mệt.
Vì thế yêu cầu khi chị thăm ấy thì không được nói những gì có thể kích động anh ấy. Ý nguời ta muốn nói tôi đừng nhắc tới các chương trình truyền hình đã được đưa lên nói xấu anh ấy."
Bà Hà được Trại giam số 5 Thanh  Hoá thông báo đã nhận và cứu xét đơn thư khiếu nại của ông Cù Huy Hà Vũ. Bà đến trại và chứng kiến chồng bà làm việc với phó giám thị đại diện trưởng trại giam Lương Văn Tuyến.
Luật sư Nguyễn Thị Dương Hà cũng là luật sư biện hộ cho chồng. Bà cho biết tuy sức khoẻ yếu mệt nhưng tâm lý rất vừng vàng. Ông đã nhờ bà viết hộ một bức thư cảm ơn đồng bào trong và ngoài nước.
"TS Cù Huy Hà Vũ nhờ tôi với tư cách là vợ, chép cho anh ấy một thư cảm ơn đến đồng bào, đến các chính phủ, tổ chức cá nhân đã ủng hộ anh ấy trong suốt cuộc tuyệt thực này và đặc biệt gửi lời cám ơn đến những người đã đồng hành tuyệt thực cùng với anh ấy trong việc anh ấy đấu tranh đòi dân chủ, quyền bình đẳng, quyền làm người và anh cũng mong muốn tiếp tục đựơc mọi người ủng hộ trong cuộc đấu tranh mà anh ấy cho là rất lâu dài và gian khổ."
Ông Vũ tuyệt thực để phản đối cách hành xử bất công đối với ông trong trại giam và nhất là có dấu hiệu cản trở không cho luật sư của ông tíếp cận hồ sơ chuẩn bị phiên tòa giám đốc thẩm.
Bên cạnh hàng chục người trong và ngoài nước cùng tuyệt thực đồng hành với ông, vào ngày 19 tháng Sáu vừa qua một bức thư ký tên bởi 33 học giả trí thức ngoại quốc và người Việt ở nước ngoài đã đuợc gửi tới các lãnh đạo cao nhất nước yêu cầu chấm dứt những hành vi có thể gây hại cho ông trong nhà tù.


Copy từ: RFA

COC và UNCLOS không có trong Tuyên bố chung Việt-Trung

Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang (trái) và thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, Bắc Kinh, 20/06/2013.
Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang (trái) và thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, Bắc Kinh, 20/06/2013.
REUTERS/Mark Ralston/Pool

Trọng Nghĩa
Chuyến công du Trung Quốc trong ba ngày của chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang kết thúc vào hôm nay, 21/06/2013. Đúng như dự báo, vấn đề Biển Đông đã được Chủ tịch nước Việt Nam nêu lên trong các cuộc thảo luận với các lãnh đạo Trung Quốc, và đã được nêu lên trong bản thông cáo chung tổng kết chuyến thăm. Và cũng đúng với dự đoán, hai bên chỉ nhắc lại cam kết tăng cường đối thoại, và cố tránh đối đầu trên vấn đề này. Tuy nhiên, hai yếu tố Việt Nam rất mong muốn là Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông và nhu cầu tôn trọng Công ước Liên Hiệp Quốc đã hoàn toàn vắng bóng trong văn kiện.

Trong ấn bản tiếng Việt của Tuyên bố chung Việt Nam – Trung Quốc dài gần 4000 từ, gồm 8 đề mục, được TTXVN loan báo, vấn đề tranh chấp Biển Đông được nêu khá chi tiết trong đề mục thứ tư, xác nhận rằng hồ sơ đã được nêu lên nhân chuyến công du Trung Quốc của ông Trương Tấn Sang.
Mở đầu phần nói về Biển Đông, bản Tuyên bố chung nói rõ : “Hai bên trao đổi ý kiến chân thành, thẳng thắn về vấn đề trên biển, nhất trí việc lãnh đạo hai Đảng, hai nước duy trì trao đổi và đối thoại thường xuyên về vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc, chỉ đạo và thúc đẩy giải quyết ổn thỏa vấn đề trên biển xuất phát từ tầm cao chiến lược và đại cục quan hệ hai nước”.
Sau khi liệt kê một số hướng hành động trong việc duy trì đối thoại nêu trên, bản Tuyên bố chung Việt Nam Trung Quốc kết thúc bằng cam kết nỗ lực tránh gây căng thẳng : “Trước khi tranh chấp trên biển được giải quyết dứt điểm, hai bên nhất trí giữ bình tĩnh và kiềm chế, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, đồng thời sử dụng tốt đường dây nóng quản lý, kiểm soát khủng hoảng trên biển giữa Bộ Ngoại giao hai nước, xử lý thỏa đáng các vấn đề nảy sinh với thái độ xây dựng, không để các vấn đề này ảnh hưởng đến đại cục quan hệ Việt - Trung cũng như hòa bình, ổn định tại biển Đông".
Cơ sở có thể nói là pháp lý để hai bên quản lý tốt tranh chấp Biển Đông là hai văn kiện then chốt. Trước hết đó là thỏa thuận song phương Việt Trung - “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc” – mà hai nước cam kết “nghiêm túc thực hiện”, và lẽ dĩ nhiên là bản “Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông” (DOC), được cả hai nước “nhất trí thực hiện toàn diện, có hiệu quả”.
Điều được giới phân tích ghi nhận là trong toàn bộ những phần đề cập đến các vấn đề trên biển trong bản Tuyên bố chung, không hề có một từ ngữ nào nhắc đến yêu cầu tôn trọng “luật pháp quốc tế” hay Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, những khái niệm luôn luôn được phía Việt Nam nhấn mạnh trong những năm gần đây.
Xin nhắc lại là quan điểm của Bắc Kinh cho đến nay vẫn là không muốn tranh chấp biển đảo giữa Trung Quốc và các láng giềng bị quốc tế hóa.
Mặt khác, một trong những điều được Việt Nam mong đợi là tín hiệu từ phía Trung Quốc cho biết là họ sẵn sàng mở thương thuyết với ASEAN về một bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông COC. Tuy nhiên, trong bản Tuyên  bố  chung Việt-Trung nhân chuyến công du của chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang, không có bất kỳ từ ngữ nào về vấn đề này.


Copy từ: RFI

Vào Facebook: Leo hổng được thì đào hầm.

Hướng dẫn sử dụng: Đào hầm để thoát chặn facebook




TTXVA.ORG
Thật là bực mình khi một sáng đẹp trời không vào được Facebook, biết bao thứ tình yêu tình báo nằm hết trên đó. A lô cho nhà mạng về cái sự bực bội của mình thì cô điện thoại viên trả lời bằng cái giọng ngọt như mía lùi : “Tụi em chặn Facebook vì an ninh cuốc gia, anh thông cảm cho em”.
Đổ cả mồ hôi cha mồ hôi con, không lẽ những lần chat đêm xuyên biên giới của mình lại làm ảnh hưởng an ninh tổ quốc? Vì an ninh tổ quốc thì đành vậy, kẹt một nỗi không vào facebook thì mấy tình yêu bỏ mình ra đi hết. Thôi thì thà xâm phạm an ninh tổ quốc còn hơn là Forever Alone cả đời.
Nhưng ngẫm lại thì nhà mạng Việt Nam cũng chặn gần hết những cách trèo tường thông thường như :
  1. Đổi DNS thì họ chặn truy cập tới những IP của DNS.
  2. Sửa file host để truy cập facebook bằng IP thì họ chặn hết cả những IP đó.
Còn dùng những phần mềm proxy như Ultrasurf hay HotpotShield, hoặc những addon như AnonymousX (firefox) hoặc Steathy (chrome) thì chất lượng nó hên xui tùy theo con nước. :)   Trèo tường bên trên không được thì  đào hầm mà chui qua dưới đất vậy. Miễn sao chỉ cần vào được facebook theo cách thoải mái nhất mà không ai biết là ta vui roài. Nào, cùng đào thôi bà con.
Chuẩn bị dụng cụ đào hầm:
Dụng cụ ở đây là những tài khoản VPN chuyên dụng. VPN ( Virtual Private Network – Mạng riêng ảo) là dạng kết nối bảo mật bằng những đường hầm riêng biệt được mã hóa giữa máy chủ và máy tính (*). Máy tính người dùng được máy chủ cung cấp IP và đường truyền riêng  để vượt thoát tường lửa kiểm duyệt.
VPN có ưu điểm là vợt trội so với tất cả những phần mềm proxy khác là TẤT CẢ mọi kết nối ra \vào internet của bạn đều được mã hóa và  vận chuyển qua đường hầm này. So với những phần mềm proxy thì ( thông thường) chỉ có kết nối web (HTTP) là được mã hóa và vận chuyển riêng. Còn những kết nối khác :Skype, Yahoo…vẫn không được mã hóa.
VPN có thể kết nối được ở bất cứ đâu, còn những phần mềm proxy nếu gặp phải chỗ nào chặn truy cập ứng dụng đó thì đành chịu chết. Ví dụ như Ultra Surf là một ứng dụng có thể chặn được qua tường lửa của nhà mạng.
Nhưng thường cái gì chuyên chuyên nó hay đi kèm chữ PHÍ. May mà trên đời này cũng còn vài nhà hảo tâm cung cấp dụng cụ không kèm phí. Ở đây chúng ta nên cảm ơn nhà hảo tâm My Best VPN  cho phép xài VPN với chất lượng cao mà không tính phí.


 My Best VPN cung cấp cho người dùng 2 máy chủ VPN tại USA và UK đi kèm tài khoản.
( VPN chứ ko phải VN đâu ạ, bà con cứ yên tâm là nó không dính gì đến VN)
Đào hầm vô facebook :
Nhìn thì dài thế thôi chứ bà con làm theo hướng dẫn bằng hình ảnh từng bước một thì chưa đến 2 phút là xong rồi. Làm một lần, xài mãi mãi….
Bước 1 : Bấm Star -> Vào control Panel
 Bước 2 : chọn Network and Sharing Center
Bước 3 : chọn Connect to a network
 Bước 4 : Chọn Connect to a workplace
 Bước 5 : Bấm Use My Internet Connection (VPN)
 Bước 6 : Điền thông tin máy chủ VPN như trong hình
Internet adress : us.mybestvpn.com hoặc uk.mybestvpn.com
Destination Name : Điền cái gì cũng được, chỉ là tên để nhận biết VPN (nếu bạn có nhiều VPN khác nhau)
 Bước 7 : Điền thông tin username và password do MyBestVPn cung cấp. Nhớ check Remember this Password như trong hình.
Username : mybestvpn
Password: freevpn
 Bước 8 : Chọn Close để kết thúc việc thiếp lập VPN.
 Bước 9: Quay trở lại Network and Sharing Ceter ở bước 2. Chọn vào Change adapter settings như trong hình
 Bước 10 : Click phải vào VPN vừa tạo, chọn Create Shortcut (để mang ra desktop)
 Bước 11 : Chọn Yes để tạo shortcut kết nối VPN ngoài desktop
 Bước 12 : Quay trở lại desktop, giờ đã có biểu tượng VPN. Click đúp vào.
 Bước 13: Chúng ta đã điền username và pass ở bước 7 nên ở bước này không điền gì cả, chỉ click vào Connect
 Quá trình kết nối và xác thực đang diễn ra ( hầm đang được đào)
 Bước 14: Bấm vào biểu tượng mạng ở thanh Taskbar, thấy VPN đã được kết nối thành công ( VPN Connected).
Mở trình duyệt web và check facebook thôi còn đợi gì nữa!!
Kiềm tra lại đường hầm :
Khoan, đợi một chút nữa đã nếu bà con là người cẩn thận. Nên kiểm tra lại để coi việc đào hầm đã thành công hoàn toàn hay chưa.
 Bấm vào biểu tượng VPN ngoài Desktop ( bước 12) , click đúp vào. Chọn tiếp thẻ Details
 Thông tin chi tiết cho biết IP đã được thay đổi
 Truy cập vào trang web http://whatismyipaddress.com , bấm vào lookup IP address. Ta thấy Ip và khu vực đã được thay đổi. Tức là việc đào hầm VPN đã thành công rực rỡ. Bà con check facebook thoải mái được rồi đó.
Đóng cửa hầm khi không cần thiết :
Đương nhiên cái gì cũng có giá của nó, đào hầm VPN thì tốc độ sẽ chậm đi chút ít so với khi duyệt web thông thường. Vì vậy ki không cần sử dụng VPN thì nên ngắt kết nối.
 Bấm vào biểu tượng VPN ngoài Desktop ( bước 12) , click đúp vào Disconnect để ngắt kết nối VPN.
Tới đây là hết phần hướng dẫn đào hầm, kết nối VPN để vào Facebook trên máy tính. Nhưng thời buổi bây giờ bà con duyệt web trên mobile bằng 3G nhiều như sao. Hướng dẫn bà con tạo VPN trên điện thoại Android, iOS, Window Phone không khó khăn gì, còn đơn giản hơn trên máy tính. Nhưng cái chính là tìm mãi chẳng thấy mấy cái phone quăng lung tung ở đâu hay đem cho “chân dài” nào rồi không rõ. Thôi thì hẹn bà con khi nào tìm được phone rồi viết hướng dẫn tiếp…..



Copy từ: TTXVA