CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Sáu, 7 tháng 3, 2014

Nghị viện Cộng hòa tự trị Crimea bỏ phiếu nhất trí sáp nhập vào LB Nga


Căng thẳng sẽ tiếp tục leo thang tại bán đảo Crimea khi ngày 6-3, với 78 phiếu thuận, 8 phiếu trắng và không có phiếu chống, Nghị viện nước CH tự trị Crimea của Ukraine đã bỏ phiếu thông qua nghị quyết về sáp nhập vào LB Nga, đồng thời đề nghị Tổng thống và Quốc hội Nga xem xét bắt đầu các thủ tục sáp nhập nước này vào LB Nga. Không lâu sau đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tổ chức cuộc họp khẩn cấp với Hội đồng An ninh liên bang về đề nghị sáp nhập vào Liên bang Nga của CH tự trị Crimea.
Người dân Crimea vui mừng sau khi nghe tin kết quả cuộc bỏ phiếu của các nghị sĩ.
Nga họp khẩn về vấn đề Crimea
Phó Thủ tướng thứ nhất CH tự trị Crimea Rustam Temirgaliev cho biết Nghị viện Crimea đã thông qua quyết định có tính nguyên tắc về việc sáp nhập bán đảo này vào thành phần Liên bang Nga với tư cách là một chủ thể. Nghị quyết được thông qua cũng ấn định thời điểm diễn ra cuộc trưng cầu ý dân tại Crimea về vấn đề này là ngày 16-3 tới.
Ông Temurgaliyev cho biết, vùng tự trị này có thể thông qua việc sử dụng đồng rouble của Nga làm đồng tiền chính của khu vực và “quốc hữu hóa” tài sản nhà nước như một phần trong kế hoạch sáp nhập vào Liên bang Nga. Hàng ngàn người dân tại Crimea tập trung bên ngoài tòa nhà Quốc hội đã bày tỏ vui mừng trước quyết định này.
Các hãng thông tấn Nga ITAR-TASS và RIA Novosti cho biết, không lâu sau khi nghị quyết trên được loan báo, Tổng thống Putin đã tổ chức cuộc họp bất thường với các thành viên Hội đồng An ninh liên bang, gồm Thủ tướng Dmitry Medvedev, Chủ tịch Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Nga Valentina Matvienko, Chủ tịch Đuma quốc gia (Hạ viện) Nga Sergei Naryshkin cùng lãnh đạo các bộ ngành khác.
Nội dung cuộc họp nhằm thảo luận về tình hình Ukraine, bao gồm đề nghị sáp nhập của Nghị viện nước CH tự trị Crimea. Tuy nhiên, người phát ngôn điện Kremlin chưa cung cấp chi tiết nội dung cuộc thảo luận trên.
Phản ứng trước việc CH Crimea bỏ phiếu nhất trí trở thành một phần của Liên bang Nga, Tổng thống tạm quyền của Ukraine Oleksander Turchinov ngay lập tức tuyên bố: “Chính quyền ở Crimea là hoàn toàn bất hợp pháp, bao gồm cả nghị viện và chính phủ. Họ đang bị buộc phải hoạt động bên dưới một thùng súng. Tất cả các quyết định của họ được đưa ra do sợ hãi và là bất hợp pháp”.
Cùng ngày, các nghị sĩ Ukraine đã giới thiệu một dự luật, theo đó sẽ xóa bỏ quy chế không liên kết của Kiev và cho phép nước cộng hòa từng thuộc Liên Xô cũ này gia nhập các liên minh quân sự như Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Dự luật trên có thể sẽ được đưa ra bỏ phiếu vào tuần tới.
Tuy nhiên, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Vasily Nebenzya cho biết Mátxcơva thẳng thắn loại trừ khả năng Ukraine sẽ gia nhập NATO. Ông nhấn mạnh rằng cả Nga và NATO đều nhận thức rõ hậu quả của việc Ukraine trở thành thành viên của liên minh quân sự này.
EU đổ tiền viện trợ cho Ukraine
Những động thái trên diễn ra vào thời điểm các nhà lãnh đạo của Liên minh châu Âu (EU) nhóm họp một hội nghị khẩn cấp nhằm gây áp lực yêu cầu Nga lùi bước trong vấn đề Ukraine.
Tại cuộc họp báo diễn ra ở thủ đô Brussels (Bỉ), ngay trước thềm Hội nghị thượng đỉnh khẩn cấp của EU bàn về tình hình Ukraine, Ủy ban châu Âu (EC) thông báo đã thông qua gói hỗ trợ trị giá 11 tỷ EUR cho Ukraine. Gói hỗ trợ này dành cho Ukraine trong 2 năm được trích từ ngân sách của EU và các tổ chức tài chính của EU. Chủ tịch EC cũng tái khẳng định EU vẫn luôn sẵn sàng ký hiệp định liên kết với Ukraine.
Ngoài ra, EU cũng có thể giúp Ukraine trong lĩnh vực năng lượng, đặc biệt bằng cách đổi chiều đường ống dẫn khí để cung cấp cho Ukraine, thay vì nhập khẩu khí đốt qua đường ống của quốc gia Đông Âu này.
Bên cạnh đó, EU cũng tuyên bố xem xét đóng băng cuộc đàm phán về quy chế miễn thị thực với Nga như cách thức đáp trả việc Nga chủ trương sáp nhập với CH Crimea. Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố các động thái của EU là “hành động chính trị hóa, không mang tính xây dựng và vô căn cứ”, đồng thời bày tỏ hy vọng điều này sẽ không xảy ra.
Tiêu chuẩn kép và chính sách thời Chiến tranh lạnh
Các diễn biến tại nước CH tự trị Crimea và CH Liên bang Nga diễn ra trong bối cảnh cuộc họp ngoại giao đầu tiên thảo luận về tình hình Ukraine giữa các ngoại trưởng Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Ukraine và Nga tại Paris (Pháp) đã thất bại.
Trong khi các bên đều nhất trí rằng cuộc khủng hoảng cần được giải quyết thông qua đối thoại, thì các nguồn tin cho biết Lầu Năm Góc vừa ra lệnh điều thêm 6 máy bay chiến đấu F-15 và một máy bay tiếp liệu KC-135 tới châu Âu tuần này, tức tăng gấp đôi số lượng máy bay chiến đấu, để tham gia NATO nhằm trấn an các nước đồng minh châu Âu ở khu vực Baltic gồm Estonia, Latvia và Litva.
Trước đó, ngày 5-3, ngay khi bắt đầu cuộc họp Hội đồng Nga - NATO, Tổng Thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen đã thông báo Hội đồng NATO vừa thông qua quyết định tạm ngừng hợp tác với Nga.
Tổng Thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen nêu rõ liên minh quân sự này sẽ xem xét lại “toàn bộ phạm vi” hợp tác với Nga nhằm gây áp lực với Mátxcơva do vấn đề Ukraine, trong đó có việc đình chỉ sứ mệnh chung liên quan đến tiêu hủy kho vũ khí hóa học của Syria, ngừng các cuộc gặp trong khuôn khổ Hội đồng NATO - Nga.
Dự kiến, các quyết định cuối cùng sẽ được đưa ra tại cuộc họp ngoại trưởng NATO vào đầu tháng 4 tới tại Brussels (Bỉ).
Đại diện thường trực Nga tại NATO Alexander Grushko đã chỉ trích liên minh này áp dụng “tiêu chuẩn kép” và rập khuôn chính sách thời Chiến tranh Lạnh trong quan hệ với Nga.


Bộ Ngoại giao Estonia đã khẳng định tính xác thực của đoạn băng ghi âm vừa được tải lên Youtube, trong đó đoạn đối thoại giữa Ngoại trưởng Estonia Urmas Paet và người đứng đầu chính sách đối ngoại EU Catherine Ashton cho thấy lãnh đạo phe biểu tình đối lập tại Kiev vừa qua đã thuê các xạ thủ bắn tỉa vào người biểu tình.
Theo ông Paet, tất cả những bằng chứng, như các bức ảnh, chứng thực của bác sĩ... đã chỉ ra rằng những tay súng bắn tỉa sát hại cả cảnh sát lẫn người biểu tình. Ông cũng nhấn mạnh điều thực sự gây quan ngại là giờ đây liên minh mới ở Ukraine không muốn điều tra chính xác những gì đã xảy ra.


HẠNH CHI (tổng hợp) 



Copy từ: Sài Gòn Giải Phóng

............

Mỹ tăng yểm trợ quân sự cho Ba Lan và các nước vùng Baltic


Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel họp báo sau cuộc gặp các Bộ trưởng NATO, Bruxelles, 27/02/2014
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel họp báo sau cuộc gặp các Bộ trưởng NATO, Bruxelles, 27/02/2014
REUTERS/Francois Lenoir

Thanh Phương
Hoa Kỳ đã quyết định gia tăng các cuộc thao dượt chung trên không với Ba Lan và tham gia nhiều hơn vào việc bảo vệ không phận các nước vùng Baltic. Qua quyết định này, Washington muốn đưa ra những bảo đảm về an ninh cho các đồng minh Đông Âu trong khối NATO, hiện đang rất lo ngại trước những hành động quân sự của Nga tại Ukraina.

Trước Ủy ban Quân sự Thượng viện Mỹ ngày 05/03/2014, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel thông báo là Lầu Năm góc vừa quyết định thi hành các biện pháp để yểm trợ các đồng minh của Hoa Kỳ, trong đó có việc gia tăng các cuộc thao dượt chung trên không với quân đội Ba Lan và tham gia nhiều hơn vào lực lượng cảnh sát tuần tra trên không của khối NATO ở các nước vùng Baltic.
Một phân đội gồm khoảng một chục lính Mỹ hiện đang đóng tại hai căn cứ không quân ở Ba Lan để tiến hành các cuộc thao dượt chung trên không giữa quân đội Mỹ với quân đội Ba Lan. Không quân của Ba Lan hiện cũng được trang bị máy bay tiêm kích F-16 của Mỹ.
Từ 10 năm qua, việc bảo vệ không phận ba nước vùng Baltic Litva, Latvi và Estonia ( mà hiện nay vẫn chưa có đủ lực lượng không quân ) vẫn do khối NATO đảm trách. Cứ mỗi bốn tháng, các nước thành viên của NATO thay phiên nhau gởi các máy bay tiêm kích đến những nước Baltic để bảo vệ không phận các nước này. Từ ngày 01/01/2014, đến lượt Hoa Kỳ đảm trách nhiệm vụ này.
Để bảo vệ không phận các nước vùng Baltic, Hoa Kỳ hiện đang sử dụng 4 máy bay tiêm kích F-15, nhưng theo một quan chức Lầu Năm góc, Washington sẽ triển khai thêm 6 chiếc F-15 và một máy bay tiếp liệu. Các máy bay này sẽ đáp xuống Litva chiều nay.
Theo lời Bộ trưởng Quốc phòng Litva Juozas Olekas, việc gởi các chiến đấu cơ này là nhằm đáp lại « cuộc xâm lược của Nga vào Ukraina » và việc gia tăng hoạt động quân sự của Nga ở vùng Kaliningrad, một lãnh thổ của Nga nằm lọt giữa Litva và Ba Lan.
Ba nước vùng Baltic, gia nhập khối NATO từ năm 2004, vẫn lo ngại thế lực quân sự ngày càng mạnh của Nga ở sát biên giới những nước này. Cuộc khủng hoảng Ukraina càng khiến họ thêm lo ngại.
Theo lời phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Litva, các phi cơ quân sự của Nga đã gia tăng hoạt động gần biên giới các nước Baltic, khiến các máy bay tiêm kích của NATO đã phải can thiệp đến hơn 40 lần vào năm ngoái.
Tư lệnh lực lượng Mỹ tại Châu Âu, và cũng là Tư lệnh lực lượng khối NATO, tướng Philip Breedlove sẽ gặp Tổng Tham mưu trưởng các nước Trung và Đông Âu. Về phần tướng Martin Dempsey, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, cho biết, ngay từ đầu cuộc khủng hoảng Ukraina, ông cũng đã gặp các đồng nhiệm vùng Baltic và Đông Âu. Tướng Dempsey nói với Thượng nghị sĩ Mỹ rằng lãnh đạo quân sự các nước này rất lo ngại và muốn được Hoa Kỳ có những bảo đảm về an ninh cũng như có những biện pháp để răn đe nước Nga không được có thêm những hành động quân sự.
Riêng Ba Lan thì đặc biệt lo ngại về an ninh của nước này trước những hành động của Nga ở Ukraina và nhấn mạnh rằng Hiệp ước thiết lập khối NATO có dự trù việc tham khảo ý kiến khi một quốc gia thành viên cảm thấy an ninh của mình bị đe dọa.
Nhưng theo Tổng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, Washington sẽ đề nghị với NATO những phương án để ổn định tình hình, chứ không phải nhằm khiến cho căng thẳng leo thang ở Ukraina.
Từ thứ Hai tuần này, Lầu Năm góc loan báo đã đình chỉ mọi hợp tác quân sự với Nga, như là một biện pháp trừng phạt Matxcơva vì đã đưa quân sang vùng Crimée của Ukraina.

Copy từ: RFI

................

Hải quân Israel chặn vũ khí Iran trên đường tới Gaza

Một hỏa tiễn được phát hiện trên tàu do quân đội Israel chặn giữ ở Biển Đỏ, 5/3/2014. (Ảnh: Bộ Quốc phòng Israel.)
Một hỏa tiễn được phát hiện trên tàu do quân đội Israel chặn giữ ở Biển Đỏ, 5/3/2014. (Ảnh: Bộ Quốc phòng Israel.)
 
Quân đội Israel cho biết họ đã chặn giữ một tàu ở Biển Đỏ hôm thứ Tư đang chở hàng chục hỏa tiễn tân tiến do Iran cung cấp cho những phần tử chủ chiến Palestine ở Dải Gaza.

Quân đội Israel nói họ lên chiếc tàu chở hàng mang cờ Panama trong vùng biển quốc tế ngoài khơi bờ biển Sudan và Eritrea mà không vấp phải sự kháng cự nào. Chiếc tàu sẽ được đưa về cảng Eilat của Israel trong vài ngày tới.

Phát ngôn viên quân đội Israel Peter Lerner cho biết chiếc tàu chở hỏa tiễn M-302 do Syria chế tạo, loại vũ khí có thể đánh sâu vào Israel từ dải Gaza và có thể sẽ tăng cường đáng kể hỏa lực của những nhóm chủ chiến Palestine như Hamas.

Nhóm chủ chiến Hezbollah ở Libăng sử dụng hỏa tiễn M-302 trong cuộc chiến năm 2006 với Israel.

Israel cho biết lô hàng có nguồn gốc từ Syria và đã bị chặn giữ trong một chiến dịch sau nhiều tháng thu thập thông tin tình báo.

Hãng tin AFP trích lời một quan chức quân sự giấu tên của Iran trên truyền hình nhà nước Iran "phủ nhận tin tức hoàn toàn không có cơ sở" này.

Quân đội Israel nói Iran cố gắng "che giấu vết tích" bằng cách vận chuyển vũ khí cùng với những công-ten-nơ chứa đầy những bao xi-măng, đầu tiên qua ngả Iraq và sau đó ra biển.

Video do quân đội công bố cho thấy binh sĩ Israel trên tàu kiểm tra hỏa tiễn đựng trong những thùng lớn. Video cũng cho thấy những túi màu be đựng xi măng với dòng chữ "Made in Iran" (Sản xuất ở Iran) trên đó.

Các quan chức Israel cho biết lô hàng được chở tới Sudan, và tại đây nó sẽ được vận chuyển bằng đường bộ qua Ai Cập tới Gaza. Họ nói thủy thủ đoàn 17 người trên tàu có thể không hay biết gì về lô hàng này.

Israel cáo buộc Iran cung cấp hỏa tiễn và những vũ khí khác cho những phần tử chủ chiến ở Gaza và cho Hezbollah ở Libăng. Israel trước đây cũng đã từng chặn giữ những chuyến hàng vận chuyển vũ khí. 


Copy từ: VOA

............

EU: Trưng cầu dân ý ở Crimea là bất hợp lệ


Những người thân Nga tình nguyện đứng canh gác trước trụ sở Quốc hội Crimea trong một cuộc biểu tình thân Nga ở Simferopol, 6/3/14
Những người thân Nga tình nguyện đứng canh gác trước trụ sở Quốc hội Crimea trong một cuộc biểu tình thân Nga ở Simferopol, 6/3/14
 

Copy từ: VOA

.............

Hà Nội: Chấn động vụ cưỡng chế ngay sát Tết, tan nát cả một làng cổ

(Dân trí) - Ngày 24 Tết Giáp Ngọ, mặc dù chưa đến thời hạn cưỡng chế, chính quyền xã Bình Yên - Thạch Thất (Hà Nội) đã huy động đến 780 người cùng 4 máy ủi rầm rập đến làng Vân Lôi đập nát hàng loạt tường, nhà của 52 hộ dân khiến ngôi làng cổ tan nát.
 >>  Vụ cưỡng chế thi hành án trái pháp luật tại TP Việt Trì



Gần nghìn người "bủa vây" cưỡng chế 52 hộ dân ngay sát Tết
Dù đã hơn một tháng trôi qua nhưng những người dân làng Vân Lôi - Bình Yên - Thạch Thất, (Hà Nội) vẫn chưa hết bàng hoàng trước cảnh tượng gần một nghìn người người kèm theo 4 chiếc máy ủi rầm rập tiến vào cưỡng chế đập nát hàng loạt bức tường, ngôi nhà của 52 hộ dân trong làng. Sự việc xảy ra vào ngày 24 tết Giáp Ngọ vừa qua đẩy hàng trăm người dân, trong đó có nhiều cụ già, trẻ em, thậm chí cả gia đình Mẹ Việt Nam anh hùng vào cảnh không chốn “nương thân”  ngay trong những ngày Tết đến.
Ngày 5/3, sau khi tiếp nhận đơn kêu cứu khẩn cấp của hàng chục hộ dân làng Vân Lôi, PV Báo điện tử Dân Trí đã có mặt tại đây. Chỉ vừa bước qua cánh cổng làng được làm bằng đá ong cổ kính, đập vào mắt chúng tôi là cảnh tượng tan hoang, đổ nát.
Làng cổ Vân Lôi tan nát sau vụ cưỡng chế.
Làng cổ Vân Lôi tan nát sau vụ cưỡng chế.
Làng cổ Vân Lôi tan nát sau vụ cưỡng chế.
Làng cổ Vân Lôi tan nát sau vụ cưỡng chế.

Những bức tường mới xây xen lẫn tường đá ong có tuổi thọ vài trăm năm bị đập đổ, chồng chất gạch vụn, bê tông. Từ đầu đến cuối làng, những người dân lố nhố từng tốp đang thu gom đống vật liệu xây dựng ngổn ngang.
Cây cối tại những ngôi nhà của các hộ dân cũng bị nhổ rễ, đánh bật gốc đổ ngả ngiêng. Cảnh tượng làng cổ bắc bộ Vân Lôi yên bình từng đi vào sử sách xa xưa không còn, thay vào đó là một không gian bị tàn phá như “thời chiến”.
Theo chị Phạm Thị Hoa (35 tuổi), một người dân có nhà bị cưỡng chế cho hay, làng Vân Lôi vốn có từ lâu đời, đất đai do cha ông khai phá truyền từ đời này sang đời khác. Mảnh đất của chị Hoa đang ở đã tới đời thứ 8.
Tuy nhiên, khu diện tích đất của chị Hoa cũng như nhiều người dân ở làng Vân Lôi nằm trong dự án xây dựng khu tái định cư nam đường tỉnh lộ 420 khu công nghệ cao Hòa Lạc nên chính quyền UBND huyện Thạch Thất đã có chỉ đạo UBND xã Bình Yên ra thông báo về việc thu hồi đất để bàn giao mặt bằng thi công.
Do việc đền bù giải tỏa còn gặp nhiều vướng mắc cũng như việc kiểm đếm chưa hoàn tất nên các hộ dân vẫn ‘bám’ đất ông cha đề chờ đợi giải pháp hiệu quả hơn.
Vào ngày 22/1/2014, phía UBND xã Bình Yên (Thạch Thất, Hà Nội) bất ngờ phát ra thông báo đến các hộ dân về việc thi hành quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình vi phạm trật tự xây dựng ở làng Vân Lôi.

Người dân làng Vân Lôi bật khóc mỗi khi nhắc tới vụ cưỡng chế kinh hoàng ngay sát Tết.
Người dân làng Vân Lôi bật khóc mỗi khi nhắc tới vụ cưỡng chế kinh hoàng ngay sát Tết.
Người dân làng Vân Lôi bật khóc mỗi khi nhắc tới vụ cưỡng chế kinh hoàng ngay sát Tết.
Người dân làng Vân Lôi bật khóc mỗi khi nhắc tới vụ cưỡng chế kinh hoàng ngay sát Tết.

Trong thông báo đã ghi rõ thời gian gia hạn đến ngày 27/1/2014 (tức 27 tết) nhưng đến ngày 24/1 (tức 24 tết) chính quyền UBND xã Bình Yên đã huy động khoảng 800 người đến tiến hành cưỡng chế.
“Hôm đó khoảng 7h sáng, tôi vừa ngủ dậy thì bất ngờ thấy nhiều người của xã đến đập phá tường bao. Khi tôi yêu cầu dừng lại, một cán bộ địa chính xã Bình Yên đã chạy tới ngăn máy xúc lại nhưng đến khoảng 11h cùng ngày lại tiếp tục đập nát khu tường bao của nhà tôi”, chị Phạm Thị Hoa kể lại.
Đứng trên đống đổ nát của nhà mình, ông Đỗ Văn Hùng (58 tuổi) bế trên tay đứa cháu 2 tuổi vừa khóc tu tu vừa mếu máo nói: “Hôm gần Tết đang ở trong nhà bất ngờ tôi bị yêu cầu phải phá bỏ nhà. Cả cái tết vừa qua, tôi sống trong thấp thỏm lo âu, sắp tới nhà bị phá mất tôi và cháu biết sống ở đâu”.
Làng cổ xã Bình Yên đã không còn bình yên.
Làng cổ xã Bình Yên đã không còn bình yên.
Làng cổ xã Bình Yên đã không còn bình yên.

Cay đắng hơn, gia đình anh Ngô Văn Huệ (47 tuổi) có mẹ già 85 tuổi, hôm xảy ra sự việc, lực lượng cưỡng chế đã bê cả giường có mẹ anh Huệ đang nằm đem để ra vườn rồi lấy búa đập vỡ tường bao, tường nhà được cho là đã xây dựng trái phép. Khi anh Huệ ra ngăn lại đã bị lực lượng cưỡng chế còng tay.
Ngay như ngôi nhà của Mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Khuyết cũng bị đập nát tan hoang trong buổi sáng ngày 24 Tết.
Ngôi nhà của bà Nguyễn Thị Khuyết là một trong số những 
Ngôi nhà của Mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Khuyết cũng bị đập nát tan hoang trong buổi sáng ngày 24 Tết.

Cụ già 85 tuổi nằm trên giường bị bê đặt ra vườn để lực lượng...cưỡng chế.
Cụ già 85 tuổi nằm trên giường bị lực lượng cưỡng chế bê đặt ra vườn để đập phá tường bao, tường nhà.

Theo các hộ dân, việc phải di dời khỏi phần đất ông cha từ lâu năm là điều không ai mong muốn. Khi biết đất nằm trong dự án xây dựng khu tái định cư, nhiều người đã tiến hành xây tường bao quanh diện tích đất nhà mình vì sợ sẽ bị đền bù thiếu. Ngoài ra, các hộ dân ở làng Vân Lôi cũng chưa di dời vì chưa thống nhất được phương án đền bù khi chính quyền đưa ra mức 700.000/m2.
Cưỡng chế vì bị thúc ép, hàng loạt cán bộ bị...kiểm điểm
Liên quan đến sự việc cưỡng chế ở làng Vân Lôi, phóng viên Dân Trí đã buổi làm việc với ông Lê Văn Mão - Chủ tịch UBND xã Bình Yên (Thạch Thất - Hà Nội) cho biết rằng, sở dĩ chính quyền tiến hành cưỡng chế vào ngày 24 tết là do cấp trên “thúc ép” để bàn giao mặt bằng cho việc thi công dự án tái định cư công nghệ cao Hòa Lạc.
Đồng thời do có tới 52 hộ dân tiến hành xây dựng trái phép nên xã đã lập kế hoạch trình lên huyện Thạch Thất để phối hợp đưa lực lượng tới cưỡng chế. Cụ thể có 780 người tham gia buổi cưỡng chế 4 máy ủi, 2 xe đặc chủng công an để dẫn giải các đối tượng chống đối, gây rối…
Ông Lê Văn Mão - Chủ tịch UBND xã Bình Yên thanh minh cưỡng chế do cấp trên thúc ép.
Ông Lê Văn Mão - Chủ tịch UBND xã Bình Yên "thanh minh" cưỡng chế do cấp trên thúc ép.

Khi được hỏi về trách nhiệm để xảy ra ồ ạt xây dựng trái phép trên địa bàn ông Mão thừa nhận do đã buông lỏng quản lý để dẫn tới sai phạm hàng loạt. Sau đó việc tiến hành cưỡng chế gây ảnh hưởng đến đời sống người dân, tiêu hao chi phí từ ngân sách nhà nước vào việc cưỡng chế.
Chỉ một ngày sau khi buổi cưỡng chế kết thúc, phía chính quyền UBND huyện Thạch Thất đã có buổi họp kiểm điểm chính quyền UBND xã Bình Yên về việc để xảy ra tình trạng vi phạm trật tự ồ ạt tại dự án tái định cư công nghệ cao Hòa Lạc ở làng Vân Lôi.
Buổi họp đã kiểm điểm đối với các cá nhân là ông Lê Văn Mão - Chủ tịch xã Bình Yên, cùng với đó kiểm điểm Phó bí thư đảng ủy, Chủ tịch hội đồng nhân dân, Phó chủ tịch UBND xã, Phó chủ tịch hội đồng nhân dân cùng các thành viên chuyên môn…
Về phương hướng giải quyết sắp tới đối với các hộ dân ở làng Vân Lôi, ông Mão cho biết sẽ không tiến hành cưỡng chế nữa mà sẽ tiến hành họp dân, tuyên tryền, làm công tác kiểm đếm, đền bù và thực hiện công tác tái định cư sau di dời.
Dân trí sẽ tiếp tục thông tin sự việc đến bạn đọc.
Anh Thế - Hoành Sơn


Copy từ: Dân Trí

.............

Vụ “đau đẻ” nhầm rối loạn tiêu hóa: Bệnh viện khẳng định không sai sót chuyên môn!

(Dân trí) - Liên quan đến vụ việc việc “bệnh nhân đau bụng đẻ, bác sĩ nói rối loạn tiêu hóa”. Bệnh viện Đa khoa Trung ương khẳng định bệnh viện điều trị đúng quy trình, không sai sót chuyên môn.
 >> Bác sĩ nói gì về vụ kê thuốc rối loạn tiêu hóa cho sản phụ đau bụng sinh?
 >> Sản phụ đau bụng sinh, bác sĩ bảo rối loạn tiêu hóa?

Chiều 6/3, trả lời câu hỏi của PV bằng email Bệnh viện này khẳng định: Sản phụ Đoàn Thị Ca Cao (22 tuổi,  ở ấp 7, Xà Phiên, Long Mỹ, Hậu Giang). Tiền sử đã có một lần mổ lấy thai. Bệnh nhân nhập viện cấp cứu tại khoa sản BVĐKTƯ Cần Thơ lúc 19h30 phút ngày 04/3/2014. Sau nhập viện 15 phút (19h45) sản phụ được BS trực chẩn đoán nhau bong non thể nặng - Thai chết/ 36 tuần + Rối loạn đông máu và tiến hành phẫu thuật mổ lấy thai (1 bé trai 2.500gr chết). Sau mổ, tử cung gò kém và bệnh nhân được dùng thuốc tăng co tích cực và bảo tồn được không phải cắt tử cung.
Toa thuốc BS kê cho sản phụ Ca Cao
Toa thuốc BS kê cho sản phụ Ca Cao
 
Trước đó, sản phụ vào khám lúc 11h45 phút ra viện 13h55 phút. BS khám: BsCKII. Hồng Quốc Thích. Chẩn đoán: Thai lần 2, vết mổ cũ/Rối loạn tiêu hóa. Khám lúc này: Mạch: 105 l/p. Huyết áp: 120/80 mmHg. Bề cao tử cung: 30cm, Vòng bụng: 107cm, Cân nặng: 72kg, chưa có dấu chuyển dạ, âm đạo không ra huyết, cơn co tử cung (-), cổ tử cung khép. Siêu âm: Thai sống, cử động thai và tim thai (+), dự sinh 04/4/2014. Tim thai đều TS: 146 l/p. Nước ối bình thường, nhau bám mặt sau nhóm 2 độ III.Xử trí: Cấp toa điều trị ngoại trú, rối loạn tiêu hóa là đúng.
Nhưng trong một diễn biến khác, sáng 5/3 sản phụ Đoàn Thị Ca Cao có triệu chứng đau bụng sinh nên người nhà đưa chị Cao tới trạm y tế xã Xà Phiên. Tại đây bác sĩ đã thăm khám và có kết luận bệnh nhân đau bụng sinh, tuy nhiên do lần sinh đầu chị Cao sinh mổ nên trạm y tế không giữ lại mà đề nghị người nhà đưa sản phụ lên Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ để sinh con cho an toàn. Đến đây bác sĩ kết luận chị Cao bị “rối loạn tiêu hóa” và không cho nhập viện, đến chiều thì em bé tử vong trong bụng mẹ.
Trả lời báo chí là thế, nhưng sáng 7/3 trao đổi với phóng viên, anh Võ Thanh Hoàng chồng của sản phụ cho biết: “Đại diện bệnh viện đã gặp riêng gia đình vào 11h trưa hôm qua (6/3) và phân trần: “Chúng tôi xin lỗi đây chỉ là sự cố ngoài ý muốn bệnh viện. Do bệnh lý phát triển nhanh, sản phụ bị bong nhau non, em bé bị chết lưu trong bụng mẹ. Bây giờ gia đình muốn đề đạt nguyện vọng gì?". Gia đình tôi không thống nhất cách trả lời của bệnh viện, nên sẽ đề nghị các cấp chính quyền vào cuộc”, anh Hoàng nói.

Hoàng Tùng

Copy từ: Dân Trí

............

Bác sĩ nói gì về vụ kê thuốc rối loạn tiêu hóa cho sản phụ đau bụng sinh?

(Dân trí) - Sau khi gọi điện thoại cho bác sĩ Cao Văn Nhựt, Trưởng khoa Phụ sản Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ hàng chục lần không được, chiều 5/3 phóng viên đã có mặt trực tiếp tại Bệnh viện đề nghị trả lời vụ việc.
 >> Sản phụ đau bụng sinh, bác sĩ bảo rối loạn tiêu hóa?

BS Cao Văn Nhựt- Trưởng khoa Sản BVĐKTƯ Cần Thơ, tiếp xúc với báo chí chiều 5/3
BS Cao Văn Nhựt- Trưởng khoa Sản BVĐKTƯ Cần Thơ, tiếp xúc với báo chí chiều 5/3
Tại đây, bác sĩ Cao Văn Nhựt cho nói Sản phụ Đoàn Thị Ca Cao vào cấp cứu lúc 19h30 ngày 4/3. Kết quả siêu âm ngay sau đó cho thấy có túi thai 36 tuần, chết lưu, máu tụ sau nhau nhiều… Chẩn đoán thai phụ bị nhau bong non thể nặng, diễn biến nhanh. Cuộc mổ đã bảo tồn tử cung cho thai phụ, tình trạng của sản phụ hiện tạm ổn, đang được theo dõi truyền máu tại phòng hậu phẫu.
Trả lời câu hỏi của báo chí về việc, tại sao buổi sáng cùng ngày sản phụ Ca Cao đã đến khám nhưng bác sĩ ở đây kết luận “thai bình thường và rối loạn tiêu hóa”. Bác sĩ Nhựt phân trần: “Trưa hôm đó, tôi không trực tiếp khám cho sản phụ, nên không thể khẳng định lúc đó sản phụ có bị rối loạn tiêu hóa hay không, tình trạng thế nào… Cũng có thể lúc đến khám bệnh lý đã bắt đầu xảy ra, nhưng siêu âm chưa ghi nhận được và bác sĩ cũng không lường được dẫn đến hậu quả như vậy”.
Sau khi trao đổi với BS Nhựt, phóng viên đã có cuộc tiếp xúc với anh Võ Thanh Hoàng, chồng sản phụ, anh Hoàng bức xúc nói : “Bác sĩ nói vợ tôi bị nhau bong non, tôi không đồng ý. Tại sao cô Đông, Phó trạm trưởng ở tuyến xã cũng biết vợ tôi đau bụng chuyển dạ sinh và khuyên tôi nên đưa vợ lên Bệnh viện Trung ương Cần Thơ để sinh cho an toàn, vì lần sinh con đầu lòng đã phải mổ, nhưng không ngờ đến đây bác sĩ lại kết luận “rối loạn tiêu hóa”, trong khi vợ tôi không hề bị nôn ói hay tiêu chảy. Tôi nghĩ bác sĩ ở đây đã thờ ơ, khám bệnh qua loa dẫn đến tôi bị mất con. Tôi yêu cầu cơ quan chức năng gấp rút vào cuộc để làm rõ cái chết đau lòng của con tôi”.
Đơn thuốc rối loạn tiêu hóa BS Thích kê cho sản phụ Ca Cao
Đơn thuốc "rối loạn tiêu hóa" BS Thích kê cho sản phụ Ca Cao
Như Dân trí đã thông tin, sáng 4/3 chị Ca Cao được người nhà đưa đến bệnh viện Trung ương Cần Thơ trong tình trạng có dấu hiệu đau bụng sinh. Tại đây, sản phụ được bác sĩ Hồng Quốc Thích khám và kết luận “Thai bình thường, rối loạn tiêu hóa” rồi kê đơn kêu người nhà mua thuốc rối loạn tiêu hóa cho bệnh nhân uống và không cho nhập viện.Trên đường trở về nhà Chị Đoàn Thị Ca Cao bị mệt, ghé vào một ngôi chùa xin nghỉ tạm, đến 16h cùng ngày thì quay trở lại bệnh viện trong tình trạng đau bụng dữ dội và phải phẫu thuật cấp cứu.
Được biết đây không phải là lần đầu em bé này bị chết oan mà vào cuối năm 2013 mẹ con chị Trần Thị Phượng ở xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành, Hậu Giang cũng bị tử vong do sự thờ ơ vô trách nhiệm của bác sĩ ở khoa sản bệnh viện này. Tuy nhiên từ đó đến đến nay mọi chuyện vẫn bặt vô âm tín, mặc cho gia đình nạn nhân đã nhiều lần đưa đơn yêu cầu làm rõ nguyên cái chết của 2 mẹ con chị Phượng.
Hoàng Tùng


Copy từ: Dân Trí

..............

Sản phụ đau bụng sinh, bác sĩ bảo rối loạn tiêu hóa?

(Dân trí) - Một sản phụ đau bụng đến bệnh viện xã thì xã giới thiệu lên BVĐK TƯ Cần Thơ sinh nhưng tại đây bác sĩ không cho nhập viện và nói rằng bệnh nhân bị rối loạn tiêu hóa (?). Chiều cùng ngày quay lại bệnh viện thì bé đã tử vong trong bụng mẹ.

Bà Nguyễn Thị Tran bức xúc trình bày với phóng viên sáng 5/3
Bà Nguyễn Thị Trang bức xúc trình bày với phóng viên sáng 5/3
Sáng 5/3, bà Nguyễn Thị Trang (ngụ ấp 7, xã Xà phiên, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang) cho biết: Ngày 4/3 con dâu bà là Đoàn Thị Ca Cao (SN 1992) ngụ cùng địa chỉ có dấu hiệu đau bụng sinh, ngay lập tức được gia đình đưa tới Trạm y tế xã Xà Phiên khám.
Tại đây, nhân viên Trạm y tế cho biết, chị Ca Cao có dấu hiệu sinh nhưng vì chị Ca Cao đã có vết mổ sinh mổ cũ, nên nhân viên của Trạm y tế khuyên gia đình nên đưa chị Ca Cao lên BVĐK Trung ương Cần Thơ sinh để an toàn cho cả mẹ lẫn con. Vì ở lần sinh mổ đầu, chị Ca Cao đã bị nhiễm trùng vết mổ.
c
c
Trưa cùng ngày, chị Ca Cao được người nhà đưa đến khoa Sản, BVĐK TƯ Cần Thơ. Tại đây, bác sĩ cho rằng chị chưa có dấu hiệu sinh và kêu người nhà đưa chị xuống phòng khám để khám thai. Tuy nhiên, sau khi khám, các bác sĩ ở đây lại chẩn đoán chị Ca Cao bị "rối loạn tiêu hóa", cho toa thuốc và kêu bệnh nhân đi mua uống. Ở phòng khám của Bệnh viện Đa khoa TƯ còn khẳng định tới 27/3 chị Ca Cao mới tới ngày sinh nên không cho nhập viện.
Toa thuốc bác sĩ khẳng định, thai bình thường, bệnh nhân rối loạn tiêu hóa
Toa thuốc bác sĩ khẳng định, thai bình thường, bệnh nhân rối loạn tiêu hóa
Sau đó gia đình đưa chị Ca Cao về nhà. Trên đường về thấy mệt nên chị Ca Cao ghé vào một ngôi chùa ở quận Cái Răng, TP Cần Thơ (cách bệnh viện 10km) tạm nghỉ. Đến 16h cùng ngày, thấy chị Ca Cao bị đau bụng nhiều, rất mệt nên người nhà tức tốc đưa chị trở lại Bệnh viện Đa khoa TƯ.
Sau khi nhập viện, các bác sĩ thông báo đến gia đình là thai đã bị chết lưu trong bụng mẹ (?). Mãi đến gần 20h cùng ngày, sản phụ Ca Cao mới được các bác sĩ mổ cấp cứu bắt con và cứu mẹ. Một bé trai nặng 2,5kg đã tử vong trước khi chào đời.
Anh Võ Thanh Hoàng chồng sản phụ Ca Cao
Anh Võ Thanh Hoàng chồng sản phụ Ca Cao
Trao đổi với báo chí, anh Võ Thanh Hoàng, chồng chị Ca Cao nói: “Gia đình chúng tôi đang rất bức xúc trước cách làm việc của BV Đa khoa Trung ương Cần Thơ. Chúng tôi yêu cầu bệnh viện phải giải thích, làm rõ cái chết của cháu tôi. Chúng tôi cứ nghĩ lên bệnh viện Trung ương để "mẹ tròn con vuông” ai ngờ...
Trao đổi với Phóng viên bác sĩ Nguyễn Minh Vũ, Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp, người phát ngôn của bệnh viện cho biết: “Sáng nay Giám đốc đã giao Phòng Kế hoạch kiểm tra những thông tin người nhà phản ánh. Hiện tại em bé đã tử vong, mẹ đang điều trị tại Bệnh viện. Còn các thông tin về chuyên môn Ban giám đốc đã giao bác sĩ Cao Văn Nhựt- Trưởng khoa sản sẽ trả lời báo chí”.
Tuy nhiên, phóng viên đã cố gắng liên lạc với BS Nhựt hàng chục lần nhưng đều bị tắt máy ngang, ghé phòng làm việc thì cửa khóa.
Dân trí sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc vụ việc này.
Hoàng Tùng

Copy từ: Dân Trí

...........

Nga bị ảnh hưởng gì từ các lệnh cấm vận của EU?

(Dân trí) - Kết thúc phiên họp khẩn các lãnh đạo châu Âu hôm qua (6/3), một loạt biện pháp trừng phạt Nga do can thiệp vào Ukraine đã được đem ra cảnh báo Mátxcơva. Dù vậy, theo các nhà phân tích, nếu có được áp đặt, các lệnh cấm vận cũng khó khiến Nga hề hấn.
 >> EU dọa đóng băng tài sản, cấm vận Nga

Chia rẽ vì lợi ích riêng
Kết thúc cuộc họp thượng đỉnh tại Brussels hôm qua, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman Van Rompuy tuyên bố: “Nếu không có sự hạ nhiệt, EU sẽ quyết định các biện pháp bổ sung, như hạn chế thị thực nhập cảnh, đóng băng tài sản và hủy cuộc họp thượng đỉnh Nga - EU”.
Cả Anh và Đức đều không muốn cấm vận Nga
Cả Anh và Đức đều không muốn cấm vận Nga
Điều đó có nghĩa là rốt cuộc, các lãnh đạo EU vẫn chưa thể thống nhất về một lệnh trừng phạt đủ sức nặng đối với Mátxcơva, điều mà Mỹ đã rốt ráo thực hiện với tuyên bố đình chỉ hợp tác quân sự và đàm phán thương mại.
Cho đến nay biện pháp trừng phạt duy nhất mà EU đã đưa ra để đáp lại cái họ gọi là “hành động khiêu khích” từ Nga, khi nước này can thiệp vào Crimea, đó là “ngừng công tác chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh G8”.
Trên thực tế, thất bại này đã được dự báo trước ngay từ khi hội nghị chưa diễn ra. Ý và Pháp không muốn trừng phạt Mátxcơva. Thụy Điển và các nước Đông Âu thì có quan điểm cứng rắn. Chính phủ Anh thì lo rằng lệnh cấm vận sẽ ảnh hưởng tới London và khiến các nhà tài phiệt giàu có, chi tiêu mạnh tay rời bỏ nơi đây.
Hôm thứ Hai, một phóng viên tự do đã chụp được bức ảnh một tài liệu mật mà một quan chức Anh mang tới cuộc họp Hội đồng an ninh quốc gia tại phố Downing. Tài liệu khẳng định Anh “vào lúc này, không nên ủng hộ các lệnh cấm vận thương mại,…hoặc đóng cửa trung tâm tài chính London với các quan chức Nga”.
Trong khi đó, ngành công nghiệp Đức thì đang vận động hành lang mạnh mẽ chống lại các lệnh trừng phạt với Nga. Đức là đối tác thương mại lớn nhất của Nga trong EU, với kim ngạch cao gấp hơn 3 lần nước đứng thứ hai là Ý. Đức cũng là nước tiêu thụ khí đốt của Nga lớn nhất, đóng góp tới 1/4 lượng khí đốt xuất khẩu của Nga.
Bởi vậy, không có gì khó hiểu khi sau cuộc họp, Thủ tướng Angela Merkel tuyên bố ưu tiên hàng đầu của lãnh đạo EU lúc này là “nhanh chóng ký thỏa thuận chính trị gia nhập EU cho Ukraine”, và EU chuyển tiền viện trợ tới Kiev, mà tuyệt nhiên không đề cập đến lệnh cấm vận kinh tế.
Và như tiết lộ của Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk, châu Âu “không hào hứng gì” trong việc áp đặt lệnh cấm vận với Nga.
Lệnh cấm vận… bị xem thường
Bình luận về các lệnh cấm vận mà EU bàn thảo, bao gồm ngừng đám phán về tự do đi lại Nga - EU và đám phán về một hiệp định mới điều chỉnh mối quan hệ giữa hai bên, bản thân đại sứ Nga tại Brussels, Vladimir Chizhov, tỏ rõ sự xem thường , bởi trên thực tế cả hai nội dung trên đều đã bị “đóng băng” từ lâu.
Vị thế của Nga tại Crimea vẫn sẽ vững vàng như một cỗ xe tăng
Vị thế của Nga tại Crimea vẫn sẽ vững vàng như một cỗ xe tăng
“Chúng có vẻ không quá ấn tượng. Tôi thậm chí sẽ nói rằng chúng còn kiềm chế hơn cả những lời cảnh báo chính trị xung quanh các vấn đề này. Bởi các tiến trình trên thực chất đã bị EU đóng băng. Nó không dẫn đến đâu cả”, ông Chizhov phát biểu trên website EurActiv.
Các nhà phân tích thì cho rằng, Putin đã tính tới các phản ứng có thể xảy ra sau khi Nga kiểm soát Crimea, và nhận thấy đáng để làm vậy. Bên cạnh đó, các lệnh cấm vận luôn là con dao hai lưỡi. Ví dụ, hiện có tới hơn 6000 công ty Đức hoạt động tại Nga. Một lệnh đóng băng tài sản đối với một số nhân vật cấp cao tại Nga cũng sẽ khiến các ngân hàng châu Âu tổn thương.
Chizhov chỉ ra rằng kim ngạch thương mại EU - Nga trị giá khoảng 1 tỷ euro/ngày. Và “đó là một con số đáng cân nhắc trước khi có bất kỳ biện pháp hạn chế nào. Đây không phải lời đe dọa, mà là một lời khuyên có tính thân tình. Một khi nói về quan hệ thương mại và kinh tế, đó luôn là một tuyến phố hai chiều”.
Thực vậy, với tư cách đối tác thương mại lớn nhất của Nga, ngay từ năm 2012, kim ngạch thương mại hai chiều của hai đối tác này lên tới gần 400 tỷ euro. Các quốc gia EU đóng góp gần 75% vốn FDI vào Nga, đồng thời Nga cũng cung cấp tới 33% lượng khí đốt hàng năm cho EU.
EU đã luôn giữ vai trò then chốt trong cuộc khủng hoảng tại Ukraine, vốn bùng phát sau khi Tổng thống bị lật đổ Viktor Yanukovych tại hội nghị thượng đỉnh EU tháng 11/2013 đã khước từ việc gia nhập khối này, mà quay sang nhận gói cứu trợ kinh tế từ Mátxcơva. Quyết định này đã khiến những người thân EU tại Ukraine nổi giận và bạo lực bùng phát.
Nhiệm vụ của EU là phải đáp trả, nhưng họ lại thiếu phương tiện để làm việc này một cách nhanh chóng và hiệu quả.
“Cho dù họ quyết định làm gì đi chăng nữa, liệu nó có tác động gì không?”, Jan Techau, giám đốc cơ quan nghiên cứu Carnegie Europe tại Brussels, Bỉ nhận xét. “Các công cụ trong hộp đồ nghề của họ không đủ mạnh để tạo khác biệt. Người Nga vẫn ở đó và không ai có thể đẩy họ đi. Chúng ta không thể thay đổi tình hình”.
Thanh Tùng
Tổng hợp


Copy từ: Dân Trí

.............

Bó tay trước bạo lực học đường?

Gần đây, lại có thêm những vụ học trò đánh nhau gây nhức nhối. Nhà trường đã làm gì trước nạn bạo lực học đường?

Hiện tượng bạo lực học đường lại bùng phát khi hàng loạt vụ đánh nhau liên tục xảy ra ngay trong lớp học, cổng trường. Đầy rẫy hình ảnh, đoạn băng về những vụ việc này được tung lên trên các trang mạng xã hội gây nhức nhối dư luận.

Đủ kiểu đánh nhau

Ngày nào chúng ta cũng dễ dàng nghe thấy những tin tức về bạo lực, đánh nhau: Chồng đánh vợ vì nợ nần, hàng xóm đánh nhau chỉ vì mấy quả bưởi, người giữ trẻ đánh các cháu để cho ăn, thầy giáo đánh học trò, học trò đánh thầy giáo, bạn bè cùng lớp yêu nhau rồi đánh nhau... “Sao ngày nay người ta dễ dàng đánh nhau như vậy?”  là câu hỏi mà nhiều người đặt ra.

Hàng loạt vụ bạo lực học đường xảy ra gần đây được tung lên mạng.
Hàng loạt vụ bạo lực học đường xảy ra gần đây được tung lên mạng.

Một số lý giải đã được nêu, như: Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, việc thỏa mãn các nhu cầu cuộc sống có một giới hạn nhất định, từ đó con người ta trở nên bức bối, dễ bùng nổ, dễ đánh nhau. Trẻ con thiếu hoạt động vui chơi nên dễ xả năng lượng bằng “uýnh lộn”. Người lớn uống bia rượu vào dẫn đến mất kiểm soát nên “nói chuyện” với nhau bằng tay chân… Bên cạnh đó, do luật pháp, nội quy, chuẩn mực đạo đức - văn hóa không đủ mạnh để bảo vệ con người nên người ta cho rằng đánh nhau cũng là một cách tự vệ.

Chuyện học trò đánh nhau cũng dần trở nên quen thuộc giữa chốn học đường. Bé N.L.C, học sinh lớp 4, đi học về kể với mẹ : “Hôm nay, lớp con suýt có một trận đánh nhau với khối lớp 3, may nhờ có thầy con xử lý kịp”. Nguyên do, một nam sinh lớp 4 đem đồ chơi xuống “hùn” cùng với lớp 3. Sau giờ ra chơi, một em lớp 3 phát hiện mình bị mất một món đồ bèn lên lớp 4 để đòi lại và được trả một món không phải thứ đã mất. Khi quay về, em lớp 3 rủ thêm mấy bạn to con lên để đánh nhau với lớp 4…

Lớp nhỏ đánh nhau kiểu lớp nhỏ, lớp lớn đánh kiểu lớp lớn. Nhà trường đã làm gì để học trò bớt đánh nhau? Một giáo viên có thâm niên gần 10 năm làm chủ nhiệm lớp cho biết khi học sinh đánh nhau, nhiều bậc cha mẹ cho rằng việc gặp gỡ thầy cô và nhà trường để trao đổi nhằm giáo dục trẻ tốt hơn lại là một sự phiền phức đối với họ. Cho nên, chẳng đặng đừng mới mời phụ huynh, còn hầu hết thầy cô tự “dàn xếp” với học trò.

Chỉ giải quyết phần ngọn

Quy trình xử lý của các thầy cô ở trường THCS khi học sinh đánh nhau thường là tách 2 đối tượng ra, làm “công tác tư tưởng” với từng em. Với học sinh đánh bạn, thầy cô truy hỏi lý do tại sao. Câu trả lời thường là: bạn chảnh, bạn ỷ giàu, bạn nợ tiền, bạn chọc quê và nhiều khi đơn giản là... thấy ghét!

Giáo viên sẽ hỏi tiếp: “Nếu gặp trường hợp bị bạn khác “thấy ghét” và đánh như vậy, em sẽ như thế nào?” rồi để học sinh suy nghĩ. Với học sinh bị bạn đánh, thầy cô cũng thường hỏi nguyên do, giờ nên giải quyết thế nào... và để cho các em suy nghĩ.

Sau đó, giáo viên yêu cầu cả hai viết lại suy nghĩ của mình (không phải tự kiểm điểm) và xử lý nhẹ nhàng nhất có thể với từng trường hợp. Giải pháp cuối cùng mới là mời phụ huynh. Như vậy, nhà trường chủ yếu áp dụng biện pháp hòa giải và giáo dục.

Phần lớn giáo viên khẳng định  học sinh tiếp xúc mỗi ngày với thầy cô nhiều nhất, những hành xử của thầy cô sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến trẻ. Cho nên, những tác động của thầy cô thường có hiệu quả hơn. Không phải chỉ ở lời nói, khi có bạo lực, nếu giáo viên chỉ đe dọa, mắng mỏ thì không có giá trị xử lý, chỉ làm hằn sâu thêm thói quen bạo lực cho trẻ.
 
Mặt khác, chỉ một phía giáo viên thôi cũng là chưa đủ vì việc hòa giải học sinh mới giải quyết phần ngọn của chuyện đánh nhau. Để giải quyết phần gốc, cần nhiều giải pháp. Trong đó, phải tạo môi trường giáo dục thực sự thân thiện, có sự phối hợp giáo dục từ phía gia đình và nhà trường, sự mẫu mực trong hành vi của người lớn… 
 
Bà Lâm Minh Trang - Phó Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, Quận Gò Vấp, TP HCM:
Cần định hướng cho trẻ

Phụ huynh cần phải phối hợp triệt để và tích cực với nhà trường trong việc xây dựng cái gốc cho con. Trong đó, cần giáo dục định hướng cho trẻ lựa chọn khuynh hướng hành vi không bạo lực trong việc giải quyết các vấn đề; cùng với nhà trường phân tích đúng sai, từ đó giúp trẻ tự mình nhìn ra cái đúng - sai khi có sự cố xảy ra.

Phụ huynh phải cư xử nhẹ nhàng với trẻ từ lời ăn tiếng nói, hành vi ứng xử mỗi ngày; không dạy trẻ tính hơn thua, không làm quá, dù là chuyện lớn hay nhỏ. Hằng ngày, cha mẹ nên trò chuyện nhiều với con, hỏi thăm những mối quan hệ của con ở trường để kịp thời chia sẻ và có lời khuyên bổ ích.

TS Đinh Phương Duy - Phó hiệu trưởng Trường Cán Bộ TP HCM, Chủ tịch Hội Tâm lý Giáo dục TPHCM:
Dạy học sinh kỹ năng xử lý mâu thuẫn

Phụ huynh cần thường xuyên trao đổi, giúp con nhận thức rõ quan điểm: Không tham gia chuyện đánh nhau, né tránh những nhóm tiêu cực, như ông bà từng dạy “Tránh voi chẳng xấu mặt nào”. Ngoài ra, cần tập cho trẻ tính kiềm chế trong các mối quan hệ, nhất là quan hệ với nhóm bạn, trang bị kỹ năng xử lý mâu thuẫn với bạn bè. Ngoài ra, bố mẹ, anh chị em không gây gổ, đánh nhau trong gia đình. Trẻ không xem phim ảnh bạo lực. Gia đình dạy con biết cách tự vệ, ứng phó, chống đỡ, thoát nguy…
                                                                                                                                         L.Linh ghi

Theo TS Lê Thị Linh Trang
Người Lao Động

Copy từ: Dân Trí

............

Một thứ giáo dục vong bản, nô lệ và... dối trá

Đỉnh Sơn Trà (Danlambao) - Giá mà đã không có một chính phủ Phi Cộng Sản ở miền Nam, nghĩa là Cộng Sản đã nhuộm đỏ cả nước với cái Thiên Đường Tem Phiếu từ thời 1945 hoặc 1954, thì có lẽ Việt Nam hiện nay đã là “một bộ phận không thể tách rời của Tàu”. Mà giả sử có độc lập được thì cũng không thể bằng Bắc Triều Tiên hiện nay vì họ đã tự chế tạo được cả vũ khí hạt nhân để tự vệ. Trong khi “ta” đã “độc lập, thống nhất” gần bốn chục năm rồi mà cái ốc vít cũng không tự chế được. Mà đã không bằng thì dĩ nhiên là người dân Việt Nam ngày nay cũng chẳng thể nào hơn hoặc bằng, thậm chí có thể thua xa người dân Bắc Triều Tiên: đói lê đói lết, còn giới cầm quyền độc tài thì không có gì khác, vẫn là những cảnh sống đế vương như nhau. 

Tôi tin rằng cho dù một nhà Thiên Tài nào đó có ráng hết sức để tìm ra một cái khả năng nào đó để loại bỏ cái viễn cảnh như vậy cũng chẳng thể nào tìm thấy một tia đom đóm triển vọng nào.

Ngày nay, đối với những người vẫn còn dùng cái thuật ngữ “giải phóng miền Nam” thì tôi không biết phai sử dụng một loại từ ngữ nào để nói về những con người này cho đúng.

Trước biến cố tang thương 1975, miền Bắc sống trong một xã hội Dân Chủ, Tự Do và Ưu Việt, miền Nam sống đau khổ trong sự kềm kẹp của Mỹ-Ngụy. Nhưng khi miền Nam đã “được giải phóng” khỏi gông cùm Mỹ-Ngụy thì cả miền Nam chẳng có con ma nào dọn nhà chạy ra miền Bắc ở để hưởng cái thứ Tự Do Ưu Việt gì đó cả. Ngược lại, mỗi ngày không biết bao nhiêu đoàn tàu chở người từ Bắc vào Nam để sống, chở của cải của miền Nam chạy ngược ra Bắc. Còn người miền Nam thì phải liều mạng bỏ cả quê hương xứ sở mà ra đi, kẻ thì bị lùa lên những nơi rừng thiêng nước độc dưới cái chiêu bài Kinh Tế Mới.

Người miền Nam chỉ toàn là một bè lũ Phản Động và Phản Quốc, cho nên đến cả “cây trụ điện nếu mà đi được thì nó cũng vượt biên” để trốn tránh cái “Không có gì quý hơn độc lập tự do” mà “Bác và đảng” đã mang vào.

Nói chung, vì phải sống dưới một chế độ Phi Cộng Sản nên miền Nam chẳng có cái gì là tốt đẹp cả. Ngay đến cả cái Văn Hóa cũng là thứ Văn Hóa Đồi Trụy Mỹ-Ngụy.

Ngay từ lúc được tự do tung hoành ở miền Nam rồi, Cộng Sản đã tức khắc ra sức hủy diệt sạch sành sanh bất cứ một cái gì có liên quan đến nền giáo dục của miền Nam trước đó. Ngay cả một cuốn sách học phổ thông nào đó mà công an khu vực tìm thấy trong nhà, hoặc một người hàng xóm nào đó thấy được đi báo cáo với công an, thì gia đình đó phải lãnh cái tội danh Phản Động ngay tức khắc. Và điều đó đồng nghĩa với một đại họa. Tôi là người đã sống trong hoàn cảnh này.

Nghĩ lại thấy chẳng khác gì những thời kỳ bị đô hộ, bọn giặc Tàu đã đốt phá và hủy diệt bất cứ những gì có thể gợi nhắc đến nền văn hóa và gốc gác của dân tộc ta.

Đã sinh ra từ cảnh cá chậu chim lồng làm sao có được chút khái niệm thế nào là đất rộng trời cao? Những thế hệ sinh ra và lớn lên chỉ “dưới mái trường Xã Hội Chủ Nghĩa” thì làm sao biết được một cái gì khác ngoài cái nền giáo dục chỉ toàn là “Bác và đảng”? Làm sao hiểu được thế nào là Nhân Bản, thế nào là Dân Tộc, thế nào là Khai Phóng?

Trong khoảng thập niên 1980, tôi đã có nhiều lần được tiếp chuyện với một vài vị thầy dạy học ở ngoài Bắc vào, lúc đó chưa phải là thời điểm của các chức danh “Giáo sư” hoặc “Tiến sĩ” rầm rộ lố nhố tràn lan như bây giờ nên chẳng biết học hàm học vị của họ là gì, nhưng họ rất là tư cách và không ngần ngại thố lộ những biểu hiện phấn chấn khi được đứng dạy ở những lớp học của học trò miền Nam:

“Vào đây mới biết được cái nghĩa lý thầy trò là như thế nào. Ở ngoài đó (ngoài Bắc) bọn nó cứ gọi là đồng chí cả chứ chả có cái gì để gọi là thầy với trò …”

Những gia đình từ Bắc di cư vào Nam thời 1954 đã cho thấy trong đời sống hàng ngày họ rất là nghiêm khắc trong vấn đề “gia phong, lễ giáo”, còn người miền Nam so ra kể cũng quá sức xuề xòa. Xuề xòa thì xuề xòa, xả láng thì xả láng nhưng cũng có cái điểm dừng bắt buộc của nó, và điều rõ ràng là không ai chấp nhận sự Mất Gốc và thực tế là đã không hề có gì để gọi là mất gốc cả.

Trong cái nền giáo dục Đồi Trụy đó, ngay từ thời Tiểu học, học trò đã có những bài học không được khúm núm trước người ngoại quốc, đi tới những nơi công quyền không có chuyện “rụt rè, khúm núm, gãi đầu gãi tai, bẩm bẩm, thưa thưa, vâng vâng, dạ dạ v.v…”. Ngay cả quân đội Mỹ, chuyện sĩ quan Mỹ bị những sĩ quan Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) tát tai khi có những thái độ trịch thượng không phải là chuyện hiếm hoi. Ngay cả những người lính Nghĩa Quân VNCH cũng đánh đập những người lính Mỹ vì những thái độ ngông nghênh hay ngạo mạn ngay trong làng trong xóm cũng là chuyện chẳng xa lạ gì. Bây giờ thử nhìn vào đám lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam (CSVN), nhìn cái cách Chủ tịch cái nước CHXHCN VN cúi đầu trước đám lính giặc Tàu sao mà thấy hèn mạt quá! Nếu cho rằng đó là một đại diện cho người Việt Nam thì cái cả cái dân tộc này còn cái nhục nào hơn thế nữa?

Miền Bắc đáng ra là cái nôi Văn Hóa của cả nước, Hà Nội đáng ra vẫn là cái nơi mà học trò miền Nam trước đây được dạy là vùng đất của“Nghìn Năm Văn Vật”. Nay có còn như vậy không? Hỏi thì hỏi “nay” vậy, nhưng nhìn thì thấy nó đã không còn từ khi cái chủ nghĩa Phi Nhân và Vong Bản đã bị du nhập vào Việt Nam: “Giết! Giết nữa bàn tay không ngừng nghỉ”.

Con người đã bị dạy cho là phải nói láo để được sống. Phải tố cha tố mẹ để được “Bác và đảng” khen. Phải đạp đổ cả một nền Luân Thường Đạo Lý ngàn đời cha ông để lại để trở thành một người Cộng Sản trung kiên. Phải xóa sạch tất cả những gì là Quốc Gia Dân Tộc để có thể được trở thành một bộ phận của phong trào Cộng Sán Thế Giới. Có thể chấp nhận đổi cả đât nước này làm một tỉnh thành của giặc để có thể giữ được cái đảng Cộng Sản thì cũng là điều chẳng có gì đáng để suy nghĩ …


Những điều vừa nói trên như vậy có gì không đúng?


Những ai chưa từng biết về nền giáo dục ở miền Nam trước kia thì cũng nên biết rằng sách vở văn học được dạy ở nhà trường miền Nam thời đó phần lớn cũng từ các văn nhân, thi sĩ Bắc Hà: Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo, Tô Hoài v.v… Đồi Hoa Sim của Hữu Loan cũng được phổ nhạc và hầu như không một người lính VNCH nào không biết. Nhạc sĩ Phạm Duy nếu không chạy vào Nam thì ai có thể nói ông đã có được một sự nghiệp như vậy?

Nhưng cái gì đã biến hầu hết những “kẻ sĩ Bắc Hà” thành những kẻ đầy ắp những tư tưởng nô lệ và vong bản như hiện nay nếu không từ cái nền giáo dục được đẻ ra từ cái Tà Thuyết phi nhân và dối trá do ông Hồ Chí Minh du nhập vào?


Hà Nội có còn là xứ sở của Ngàn Năm Văn Vật nữa không?


Tham ô, hối lộ, mua quan, bán chức, cường quyền, hách dịch … thì được gọi là “tiêu cực”. Sao lại đơn giản thế?

Tiêu cực nghĩa là gì?

Những hành động tước đoạt mạng sống của cả hàng triệu người, biến hàng vạn nông dân thành những kẻ vô gia cư ăn đường nằm xó, mọi tội ác như vậy lại được trút lên đầu hai chữ “tiêu cực” thì nghe có hợp lý hay không? 

Nhan nhãn Giáo Sư, Tiến sĩ, nhà văn, nhà thơ, nhà ngôn ngữ học, viện này viện kia nhưng thử nhìn xem trong nhà trường XHCN có dạy cho học sinh cái nghĩa đích thực của “tiêu cực” là gì chưa?

Tại sao thế?

Dùng phong bì để bỏ tiền hối lộ đút lót - lịch sự hóa một tệ nạn ác ôn, vô liêm sỉ, phản quốc hại dân nhưng lại đẻ ra cái từ “văn hóa phong bì” để dùng cho hành động đó! Nghe mà thấy vừa tội nghiệp vừa oan ức cho cái từ “văn hóa” quá!

Tại sao thế? Văn hóa là gì?

Ở cái nước CHXHCN Việt Nam đi đâu cũng có thể thấy nhung nhúc “Văn Hóa”. Từ năm, mười ngôi nhà được treo cái bảng “Xóm Văn Hóa”, “Khu Phố Văn Hóa” cho đến Nhà Văn Hóa, Cung Văn Hóa, Sở Văn Hóa, Bộ Văn Hóa… rồi cả cái Viện Khoa Học Xã Hội, nhưng thử hỏi có ai tìm thấy cái Định Nghĩa của Văn Hóa là gì được dạy ở đâu chưa?

Tại sao thế?

Tại sao lại có kẻ phải rước cái gọi là Viện Khổng Tử vào Việt Nam, ngay tại Hà Nội? Tại sao một ngôi chùa đồ sộ nhất Việt Nam (chùa Bái Đính) lại nhìn vào cứ nghĩ là mình đang lạc vào đất Tàu? Tại sao Tết nhất hoặc những lễ hội lớn lại đầy nhóc những đèn lồng của Tàu?

Tại sao thế? Do đâu mà ra?

Người Việt Nam, ngay cả những người thân, đến nhà thăm nhau ngủ lại qua đêm cũng phải khai phải báo để xem có được phép tạm trú hay không, không thiểu người đã bị xua đuổi, thậm chí bị khủng bố bởi lực lượng an ninh của đảng CSVN, trong khi khắp cả nước Việt Nam không thể biết được bao nhiêu người của Tàu tự tung tự tác mà không một kẻ nào dám bén mảng vào để kiểm tra Hậu Khổ.

Người Việt Nam lên tiếng chống bọn xâm lược thì bị bắt bỏ tù, tưởng niệm những người đã bỏ mình vì sự tồn vong của đất nước thì bị ngăn cản, phá đám, cấm tụ tập đông người. Trong khi hàng vạn quân Tàu đã có những đặc khu của nó trên khắp Việt Nam, lập làng, đã có lúc kéo cả hàng trăm người tấn công dân làng người Việt ngay trên đất Việt … nhưng chưa hề nghe thấy một kẻ nào bị bắt vì gây rối trất tự an ninh, vì tụ tập đông người.

Tại sao thế? Thế nào là “tụ tập đông người”?

Bọn Tàu lại vừa mới qua bắt một em bé Việt Nam chỉ mới 9 tuổi và cắt cổ rồi chặt rời đầu ra ở Lạng Sơn, không tưởng nổi sự đau đớn của đứa bé, nhưng liệu có ai được biết bọn người đó sẽ bị hề hấn gì hay không?

Nhìn vào xã hội Việt Nam ngày nay không thể thấy cái nào mà không mù mù mờ mờ cả. Trước không có, sau cũng sẽ chẳng thể nào có, mà nó chỉ bắt đầu từ khi cái chủ nghĩa Vong Bản và Phi Nhân bị du nhập vào Việt Nam mà ra. Không có thể biến thành có. Trắng có thể hóa thành đen. Trong đời sống hàng ngày thì vô vàn những bầy nhầy nửa thực nửa hư không biết đâu mà phân định. Đâu là những nhà Nhân Sĩ Trí Thức?

Nếu không được may mắn ê a hết bậc Tiểu học dưới cái nền giáo dục Đồi Trụy của miền Nam thì bản thân tôi cũng chẳng biết được gì để mà nhớ lại và đưa ra so sánh. Trong cái nền giáo dục Đồi Trụy đó cái gì ra cái nấy. Đã gần 40 năm “Giải phóng miền Nam” mà khi nêu ra “Giải phóng nghĩa là gì?” thì chỉ nhận được toàn những câu trả lời nửa gà nửa vịt. Trong khi ở chương trình lớp Năm của cái nền giáo dục Đồi Trụy đó đã dạy một định nghĩa đơn giản mà lại đầy đủ và rõ ràng:

“Giải phóng là cởi mở xiếng xích để sống một đời tự do.”

Còn với cái nền giáo dục Đỉnh Cao Trí Tuệ thì khi “giải phóng miền Nam” cả triệu người phải mất quê hương xứ sở. Nay, nghe đến “giải phóng mặt bằng” thì phải hiểu rằng đã có hàng trăm, hàng ngàn người ruộng vườn, nhà cửa không còn, và cũng không biết bao nhiêu con người khốn khổ đã vào tù vì cái “giải phóng” đó.

Có nhiều người, cũng là dân của miền Nam, trước kia học thì học nhưng phải đợi đến tháng Tư năm 1975 mới biết được cái giá trị và ý nghĩa của nó – con chim đã bị sập vào lưới, con cá đã bị lừa vào lờ mới thấm thía được thế nào là đất rộng trời cao. Còn cả nước đến nay cũng đã quá nhàm tai với thuật ngữ bị nhai đi nhai lại không biết mỏi răng “miền Nam được hoàn toàn giải phóng”, nhưng lại chẳng mấy ai hiểu được cái nghĩa của “giải phóng” là gì.

Việt Nam hiện nay nhân tài không phải như lá mùa thu, tuấn kiệt không phải như sao buổi sớm. Nhưng người miền Nam dù có tài giỏi gì thì cũng không thể ngóc lên khỏi cái gông Lý Lịch vẫn còn bị tròng trên cổ, người miền Bắc thì nhiều người tuy đã chán ngán Cộng Sản nhưng vẫn còn ưa núp dưới cái hào quang hão huyền đầy tội ác của ông thánh “Bác Hồ”. Có những người cũng thuộc hạng “tài cao học rộng” nhưng khi chính người thân của mình bị đảng trút oan nghiệt lên mà vẫn đứng nhìn, hoặc lên tiếng, hoặc ra tay chiếu lệ chứ không dám làm gì hơn, sợ mích lòng đảng.

Nói thì nói là “học rộng tài cao”, nhưng hỏi đảng là gì hoặc đảng ở đâu thì chắc chắn là 100% không thể chỉ ra được. Hay có thể nói là không dám chỉ ra. Không thể hoặc không dám chỉ ra được nhưng vẫn cứ tôn vẫn cứ thờ. Chẳng lẽ “học rộng tài cao” lại là như thế? Còn gì là chữ nghĩa của Việt Nam?

Hãy thử xem như vậy thì làm sao những cái chủ trương, đường lối, nghị định, hiến pháp, luật lệ… Mờ Mờ Ảo Ảo của đảng CSVN không thể“ngày một được nâng lên một tầm cao mới”ở Việt Nam được?

Sáng nay đọc tin tức về phiên tòa xử Trương Duy Nhất từ một số bài báo nước ngoài đều thấy họ đăng tin Luật sư Trần Vũ Hải đã yêu cầu“thẩm phán” cho một định nghĩa rõ ràng về cái “lợi ích Nhà nước là gì” (“I wanted them [the prosecution] to clearly define what is the interestof the state.” – Tran Vu Hai ) – Trích từ tờ Bangkok Post.

Tôi như muốn hô lên thật to: “Hoan hô Luật sư Trần Vũ Hải!”

Tôi nghĩ chí ít cũng phải như thế. Dù chưa là bao nhưng ít ra cũng phải thế! Người dân phải biết bắt đầu buộc cái đảng CSVN phải giải thích hoặc trả lời rõ ràng cái ý của nó về chính những gì nó nói.

“Lợi dụng quyền tự do dân chủ” thì trước tiên phải biết cái “tự do dân chủ” đó là cái gì và như thế nào?

“Nếu tôi không trừ được tham nhũng thì tôi sẽ từ chức ngay” không thể bị hiểu là tham nhũng càng tran lan thì tôi vẫn cứ là Thủ tướng!

“Tình đồng chí, tình anh em” không thể bị hiểu là mặc cho ngư dân Việt Nam có thể bị cái đồng chí và cái anh em đó tha hồ bắn giết ngoài biển miễn sao “tình nghĩa hai đảng ta ngày càng gắn bó” là được.

“16 vàng + 4 tốt” không thể để bị hiểu là những vấn đề mất đất, mất biển, toàn cõi Việt Nam đâu đâu cũng có bọn giặc Tàu làm trời làm đất chỉ là chuyện bình thường được!

“Xóa sạch lịch sử, đục bỏ lịch sử, cấm nhắc đến lịch sử dân tộc” không thể bị hiểu là “vì đại cục” được.

Chí ít cũng phải là như thế!

“Lợi dụng quyền tự do dân chủ” không thể để bị hiểu người dân chỉ một việc cúi đầu tuân thủ những gì của cái đảng CSVN rêu rao hoặc bố thí cho, không được mở miệng ra thắc mắc hoặc làm bất kỳ điều gì ngoài sự cho phép của bọn nó.

Tự Do Dân Chủ nghĩa là gì? Đã là Cộng Sản thì cái nghĩa Tự Do Dân Chủ nằm ở đâu trong cái chủ thuyết đó?

Thời còn bị bọc kín bởi bốn bức tường XHCN, người miền Bắc mở miệng ra thì sẽ bị tù đày hoặc thủ tiểu vì “Xét Lại” hoặc “Chống đảng”.

Thời Cộng Sản vừa ùn ùn kéo vào miền Nam, còn đang bị thế giới cách ly, thì người miền Nam hễ mở miệng ra là bị quy cho là Phản Động, là bọn Ngụy Quân Ngụy Quyền. Núi rừng “cái tạo” sẽ là những nơi không hẹn mà đến.

Thời nay không cách nào còn có thể bưng bít được nữa thì Dối Trá đã trở thành một thứ “đạo đức” có chủ trương và công khai chai mặt của cái guồng máy cai trị bạo tàn.

Vì sự hài lòng của Thiên Triều Cộng Sản Bắc Kinh mà biết bao người Việt đã phải vào tù bởi đám tay sai CSVN.

Cái thứ Văn Hóa nào đã làm cho xã hội Việt Nam trở thành như thế?

Cái loại Giáo Dục nào làm cho không biết bao nhiêu thế hệ người Việt phải quen sống với những cái lề thói Vong Bản, Nô Lệ và Dối Trá như thế?

Đâu là Kẻ Sĩ Bắc Hà?
Đâu là Nhân Sĩ Trí Thức?
Đâu là Tiến Sĩ, đâu là Giáo Sư?

Đỉnh Sơn Trà  danlambaovn.blogspot.com 
 


Copy từ: Dân Làm Báo


..........