CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Chủ Nhật, 23 tháng 2, 2014

Có hay không “quyền lực của nhân dân”?



Cư dân mạng Việt Nam hào hứng theo dõi diễn tiến tại Ukraine không khác gì theo dõi giải bóng đá thế giới. Chỉ khác một điều các cầu thủ đổ mồ hôi cho chiến thắng với chiếc cúp vô tri còn đằng này thì người dân Ukraine lại đổ máu cho nguyện vọng chính đáng của họ mà phần thưởng là: thoát ra khỏi gọng kềm ác nghiệt của nước Nga.
Chiều ngày hôm qua 22 tháng 2, Quốc hội Ukraine đã bỏ phiếu bãi nhiệm Tổng thống Viktor Yanukovych bằng số phiếu 387/450 với lý do ông này đã không thi hành đúng theo như hiến pháp quy định, lạm dụng quyến lực đe dọa đến sự toàn vẹn chủ quyền của quốc gia.
Nói một cách khác Quốc hội đã truất phế Tổng thống Viktor Yanukovych vì đã coi thường hiến pháp và lạm dụng quyền hành của một tổng thống để tiến tới bắt tay với Nga, từ chối tham gia liên minh EU bất kể quyền lợi và nguyện vọng của nhân dân Ukraine .
Giống như trận chung kết của giải bóng đá thế giới, tiền đạo Viktor Yanukovych đã bị việt vị, rời bỏ đồng đội chạy trước trái banh khi nghĩ rằng 15 tỷ mà Nga hứa sẽ giải quyết vấn đề sinh tử của Ukraine . Người dân đã thổi còi và đuổi ông ta ra khỏi sân, trận đấu tiếp tục với một cầu thủ khác vào thay: Yulia Tymoshenko.
Trong khi Tổng thống Viktor Yanukovych cố gắng tìm đường trốn khỏi đất nước thì từ nhà tù người nữ chính trị gia xinh đẹp, nguyên Thủ tướng của Ukraine, nạn nhân của Viktor Yakukovych với bản án 7 năm tù giam trước đây được người dân chào đón như một ngôi sao của Ukraine . Yulia Tymoshenko đang tỏa sáng trở lại trên bầu khí quyển chính trị của đất nước này mặc dù không phải ai cũng ủng hộ bà vì trong khi giữ chức thủ tướng bà cũng bị cáo buộc nhiều vấn đề có liên quan đến khả năng điều hành đất nước. Nhưng dù sao trong lúc Ukraine bùng vỡ niềm tin cách mạng thì bà là gương mặt duy nhất có thể hướng dẫn quần chúng trong một giai đoạn nhất định.
Tượng Lenin lại tiếp tục bị kéo sập tại Khmelnitsky như thường thấy sau khi một đất nước theo Nga sụp đổ. Biệt cung, tài sản của Viktor Yanukovych bị người dân kiểm soát, số phận ông ta không khác gì các nhà độc tài của thế giới trong cuộc cách mạng hoa nhài trước đây.
Trong khi nhân dân Ukraine nhảy múa reo mừng thì nhân viên nội vụ dưới thời Yanukovych lôi hàng đống tài liệu mật ra đốt để phi tang tránh những cáo buộc sau này khi bị dẫn ra trước tòa, nhất là tội đồng lõa bắn vào người biểu tình hay bắt bớ trái phép những người bất đồng chính kiến của đảng đối lập.
Trong khi tiếng còi trọng tài báo cho khán giả biết Ukraine là nhà vô địch thì người xem Việt Nam lại có thái độ rất khác: buồn lòng khi nhìn lại đất nước của mình.
Nhiều người hỏi nhau: bao giờ mới tới Việt Nam? Rồi cũng có người trả lời: đừng hỏi bao giờ khi chính anh hay chị không đưa lên một ngón tay nào cho đất nước từ nhiều chục năm qua thì làm sao có thể kích hoạt được một cuộc cách mạng nào cho dù nhỏ nhất?
Hỏi và trả lời đều có nỗi đau của nó.
Công bằng mà nói cả hai phía đều ấp ủ sự mong mỏi mong thấy một cuộc cách mạng tương tự như Ukraine tại Hà Nội hay Sài Gòn. Cuộc cách mạng ấy đã có sẵn lý do, tuy nhiên con người và tình thế chưa thể nảy sinh một đốm lửa làm mổi cho nó bùng nổ.
Nếu nước Nga của Putin là nguyên nhân chính làm cho nhân dân Ukraine nổi dậy chống Tổng thống Viktor Yanukovych thì Trung Quốc cũng là nguyên nhân không thể chối cãi khiến nhân dân Việt Nam rồi cũng sẽ nổi lên chống lại Đảng Cộng sản Việt Nam.
Cuộc đàn áp đẫm máu của Stalin đã giết chết hàng triệu người dân Ukraine nổi dậy vì đói khi cộng sản Nga đưa ra chính sách tịch thu lúa mì và khoai tây của người Ukraine đã làm cho dân tộc này chìm trong đói khát. Bắt đầu từ đó, nỗi căm phẫn đã khiến dân chúng phía Tây nước này vốn theo chủ nghĩa dân tộc đã có thâm thù suốt ba mươi năm đối với Nga mặc dù về phía Đông nhóm người gốc Nga đã trở thành người Ukraine sau nhiều chục năm sống và nghiễm nhiên thành công dân Ukrain một cách bất đắc dĩ.
Phía Đông âm thầm ủng hộ tổng thống Viktor Yanukovych tiến gần với Putin bao nhiêu thì càng kích thích lòng căm phẫn của người phía Tây bấy nhiêu.
Giống như Việt Nam. Nếu 90 triệu đồng bào có ký ức sâu đậm về những cuộc xâm lăng của Trung Quốc liên tục trong hàng ngàn năm qua và được tô đậm thêm sau những cuộc chiến như Hoàng Sa-Trường Sa và nhất là Biên giới phía Bắc thì không ai chấp nhận một cuộc hôn nhân gượng ép, tẻ nhạt để đất nước luôn lâm vào cảnh trên đe dưới búa mà nguồn lợi thực sự không phải đến với quốc gia dân tộc nhưng chỉ chảy vào túi của một thiểu số cầm quyền.

Cái thiểu số cầm quyền Việt Nam ấy giống y khuôn đúc trường hợp của Viktor Yanukovych hiện nay.
Với lý do ổn định để phát triển, Việt Nam tiến tới sát với Trung Quốc qua những hợp đồng ưu tiên khai thác khoáng sản, nhập siêu khổng lồ, du nhập hàng hóa vô tội vạ bất kể sự phá sản của doanh nghiệp nội địa vì không thể canh tranh với hàng giá rẻ của Trung Quốc...tất cả đổi lại sự ổn định chính trị, tức cái ghế của đảng.
Nhưng Biển Đông mới chính là điểm nóng có thể làm thành ngòi nổ cho Việt Nam. Và Biển Đông là nỗi thèm muốn không gì có thể thay thế của Bắc Kinh, kể cả sự trung thành của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Hơn ai hết Trung Quốc nắm rất rõ tử huyệt này vì lịch sử đã nhiều lần chứng minh như thế. Trung Quốc chần chừ chưa dứt điểm là do không muốn khuấy động dân chúng Việt Nam vốn không phải là những cái đầu dễ nắn trong hoàn cảnh hiện nay. Mặc dù Bắc Kinh không hề đánh giá cao năng lực lãnh đạo Việt Nam có thể đè nén người dân một cách hiệu quả nhưng hướng dẫn quần chúng vào quỹ đạo Trung Quốc như hiện nay thì họ tỏ ra rất tốt cho Trung Quốc rảnh tay đối phó với các sắc dân khác như Tây Tạng hay Tân Cương.
Cái hay của nhân dân Việt Nam là rất giỏi đối phó với ngoại xâm bằng tầm vông vạt nhọn, bằng du kích nắm lưng quần của giặc mà đánh hay tiêu thổ, kháng chiến trường kỳ tiêu hao sức giặc. Tuy nhiên làm sao lấy thuyền thúng bơi ra Trường Sa đánh giặc mới là chuyện đáng nói.
Từ câu hỏi này có lẽ sẽ nảy sinh ra việc phải tự bảo vệ đất nước ngay từ bây giờ trước khi quá muộn. Yêu cầu đảng cộng sản “step down” như người dân Venezuela quá chán chê với học trò của Hugo Chavez đang dẫn dắt đất nước này vào chốn mê cung của Chủ nghĩa xã hội không tưởng.
Đòi hỏi ấy có lẽ khó thực hiện đối với đảng Cộng sản hiện nay nhưng mấy ai tin một đất nước được Nga đỡ đầu như Ukraine mà Tổng thống lại phải bỏ chạy trước người dân không tấc sắt trong tay, chỉ lấy chính vũ khí của nhà cầm quyền để chống lại họ?

Copy từ: Cánh Cò (RFA’ blog)


..............

Lãnh đạo VN có thể thấy gì từ Ukraine?




Người biểu tình đốt ảnh của ông Yanukovych trong lúc Quốc hội Ukraine chỉ định quyền Tổng thống.
Lãnh đạo Việt Nam có thể có sự lựa chọn từ một nhìn nhận tích cực, hoặc trái lại là tiêu cực từ biến động đang diễn ra hiện nay ở Ukraine để áp dụng vào tình hình trong nước, theo một cựu quan chức thuộc ngành ngoại giao của Việt Nam.
Góc nhìn tích cực là chiêm nghiệm quy luật nhân quả trong ứng xử đối với các nguyện vọng của nhân dân và nhân dân, tránh các sai lầm bạo lực, trong khi cách nhìn tiêu cực có thể là việc tiếp tục thiên về hướng học hỏi cách thức đàn áp, năng chặn dân chủ và các phong trào của nhân dân một cách tham vọng hơn, theo ông Đặng Xương Hùng, nguyên Phó Vụ trưởng, Bộ Ngoại giao, nguyên Lãnh sự Việt Nam tại Geneva, Thụy Sỹ.
Trao đổi với BBC hôm 23/2/2014 trên tư cách một nhà quan sát, một cựu quan chức từng có nhiều năm làm việc trong ngành ngoại giao và ở châu Âu, ông Xương Hùng nói:
"Ukraine cũng là bài học để mà họ có thể nhìn, nếu học tích cực hơn, thì họ nhìn theo một quan điểm tích cực, tức là quan hệ nhân - quả,
"Tôi muốn nói tới quan hệ ai bắn vào nhân dân... chính người đó sẽ là những người có tội với nhân dân với đất nước,
"Còn nếu họ không nhìn theo hướng tích cực, họ sẽ rút ra ở đấy những bài học về đàn áp, bài họ về làm sao ngăn chặn tất cả những sự bùng lên của nhân dân, rồi bài học về sự gọi là có những thay đổi nhất định để có thể mị dân, để có thể làm dịu đi tình hình của nhân dân."

'Đảng đang cân nhắc gì?'

"Còn nếu họ không nhìn theo hướng tích cực, họ sẽ rút ra ở đấy những bài học về đàn áp, bài họ về làm sao ngăn chặn tất cả những sự bùng lên của nhân dân, rồi bài học về sự gọi là có những thay đổi nhất định để có thể mị dân, để có thể làm dịu đi tình hình của nhân dân"
Theo ông Xương Hùng, nội bộ giới lãnh đạo Việt Nam có những phân hóa trong cách nhìn và xử trí các vấn đề về khủng hoảng, biến động chính trị, hoặc các làn sóng dân chủ đòi cải tổ, dân chủ, nhân quyền trong nước.
Ông nói: "Bất cứ một thời điểm nào ở trong lực lượng lãnh đạo Việt Nam cũng có những xu hướng nhìn nhận khác nhau, tuy nhiên, họ thống nhất ở cái là bộc lộ ra phía ngoài... thì thống nhất, nhưng phía trong không hẳn trong giới lãnh đạo Việt Nam có thể thống nhất được làm sao để khỏi xảy ra những binh biến, làm sao tiếp tục duy trì chế độ hiện nay,
"Nhưng mà rồi sau đó tìm ra những biện pháp, những cách đối phó hữu hiệu nào đó để không cho tình hình Việt Nam giống như ở Campuchia, giống như ở Thái Lan, giống như ở Ukraine," ông nói.
Mở đầu cuộc trao đổi với BBC hôm Chủ Nhật, sau khi Quốc hội Ukraine chỉ định quyền Tổng thống thay thế ông Viktor Yanukovych và đang chuẩn bị thành lập nội các lâm thời, ông Xương Hùng đề cập và phân tích 4 nhóm nguyên nhân chính dẫn đến việc Tổng thống Yanukovych 'bị lật đổ', nội các bị giải thế và bản thân nhà lãnh đạo rơi vào tình thế phải "trốn chạy."
Ông Đặng Xương Hùng gần đây đã xin cư trú chính trị tại Thụy Sỹ, sau khi công bố quyết định ly khai Đảng Cộng sản Việt Nam trên tư cách một đảng viên và một quan chức của chính phủ.
Mời quý vị theo dõi Phần II, cũng là phần cuối cuộc trao đổi giữa cựu quan chức ngoại giao với BBC  tại đây.

Copy từ: BBC

.............

Bùi Hằng _ Mở đầu cho một cuộc đấu tranh mới.




Công an quận Vấp Lò, tỉnh Đồng Tháp đang ra quyết định khởi tố Bùi Thị Minh Hằng về '' cản trở giao thông ''. Không cần phải suy nghĩ nhiều, tất cả người quan sát đều biết đó là một cái bẫy dựng lên để cáo buộc Bùi Hằng. Sự việc xảy ra khi nghe tin gia đình Nguyễn Bắc Truyển bị khó khăn do chính quyền đến khủng bố gia đình anh. Bùi Hằng và một số bạn bè cấp tốc lên đường với mục đích đến nhà Truyển để chia sẻ. Với mục đích nôn nóng mau mau đến hiện trường, không lẽ gì trên đường đi tốp người này bỗng nhiên lăn ra đường để cản trở giao thông. Nhất là lăn ra giữa đường ở một chỗ tỉnh lẻ. Nếu đã chủ ý ngăn cản giao thông thì họ không phải đi xa đến thế để cản trở giao thông  con đường tỉnh lộ của một tỉnh lẻ . Họ có thiếu gì chỗ trên đường quốc lộ đông người qua lại để làm điều đó. Nhất là trên quãng đường đi dài như vậy.?

Công an huyện Lò Vấp khởi tố bắt giam Bùi Thị Minh Hằng. Vở kịch này đã được con trai của Bùi Thị Minh Hằng, một thanh niên ngoài 20 tuổi cũng đọc được chứ chả cần đến người lớn. Bùi Thị Minh Hằng cái tên từng gây chấn động ở những thành phố đầu não đất nước, tại sao một huyện của tỉnh lẻ dễ dàng bắt và khởi tố chị nhanh gọn như vậy.

Người ta làm có chủ ý, làm ở tỉnh lẻ để sự việc diễn ra tại đó, xử lý  tại đó. Nơi xa xôi sẽ khiến cho gia đình, bạn bè khó có thể đến đó theo đuổi kiện cáo, đấu tranh đòi hỏi. Và nếu có thì cuộc đàn áp sẽ diễn ra khốc liệt, tránh được tai mắt của các phóng viên quốc tế vốn chỉ quen thuộc với địa bàn lớn như Hà Nội hay Hồ Chí Minh. Tin tức sẽ bị cô lập, phong tỏa dễ dàng như nhưng cuộc đàn áp xảy ra ở những tỉnh lẻ Trung Quốc.

Hôm nay trên FB của mình, Trần Bùi Trung, cậu con trai của Bùi Thị Minh Hằng đã xác quyết cuộc đấu tranh công lý cho Bùi Thị Minh Hằng sẽ được Trung triển khai ở Hà Nội. Không đi vào những đơn từ theo đuổi với bộ máy pháp luật như công an, tòa án, viện kiểm sát mất thì giờ bởi những hứa hẹn khiến người ta phải đi đi về về chờ đợi. Trần Bùi Trung quyết định sẽ gia nhập hội dân oan ở Hà Nội để đấu tranh cho mẹ mình trước những văn phòng quốc hội, chủ tịch nước, thủ tướng chính phủ.

Đương nhiên khị sự có mặt của con trai Bùi Thị Minh Hằng ở trong những tốp dân oan ngày càng đôngở Hà Nội kia sẽ thu hút dư luận nhiều hơn. Ít nhất hàng ngày sẽ có hàng chục phóng viên tự do đến đưa tin, hình ảnh về các hoạt động đòi công lý cho mẹ của Trần Bùi Trung. Tất nhiên các tốp dân oan cũng có dịp bày tỏ oan khiên của mình với dư luận. Một cuộc chiến thông tin sẽ diễn ra gay gắt, cập nhật hàng ngày...

Âm mưu dùng tỉnh lẻ như Đồng Tháp để cô lập sự đấu tranh cho Bùi Thị Minh Hằng chắc hẳn sẽ thất bại.

Chỉ còn một âm mưu cô lập khác là tác động vào những nhóm đấu tranh để rỉ tai tuyên truyền như kiểu đã từng làm với nhiều người đấu tranh khác, những luận điệu như Bùi Hằng có '' vấn đề đảng phái'' hay '' vấn đề tiền nong'' hoặc thích chơi trội gì gì đó sẽ tác động vào sự đố kỵ của một số người có tiếng là '' đấu tranh ''. Mục đích phân hóa tư tưởng của những người muốn đấu tranh tự do cho Bùi Thị Minh Hằng. Hôm nay chúng ta chứng kiến nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn đã phải xót xa tuyên bố ngừng viết, ngừng đấu tranh. Chắc hẳn không phải vì ông sợ, ông đã trải mười năm tù ngục, vợ mất, con thơ bơ vơ. Không lẽ gì ngày hôm nay ông sợ hãi sự trấn áp của chính quyền. Điều mà ông sợ những người đấu tranh khác đã bàng quan trước cảnh gia đình ông bị đánh đập, khủng bố thì đúng hơn. Nếu chúng ta hiểu được tâm trạng của gia đình Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Phương Uyên, Tạ Phong Tần cũng đã từng bị những lời xì xầm từ những nhà '' đấu tranh'' như họ có '' vấn đề đảng phái, tiền nong, động cơ này nọ '' . Chúng ta sẽ hiểu được tâm trạng gia đình Huỳnh Ngọc Tuấn, Huỳnh Thục Vy.
Và tất nhiên thì Bùi Thị Minh Hằng sẽ không bị rơi vào cái bẫy cô lập dư luận như vậy, âm mưu này cũng sẽ thất bại.

Sự lựa chọn của Trần Bùi Trung ở Hà Nội ít nhiều sẽ né tránh được sự cô lập tuyên truyền này. Bởi Hà Nội với Bùi Thị Minh Hằng có quá nhiều đồng đội, anh chị em, bạn bè. Sự cố bài viết của Nguyễn Quang A hay Lã Việt Dũng về Bùi Thị Minh Hằng chỉ là sự góp ý, chứ nó không phải là sự chia rẽ hay đố kỵ như những luận điệu khác. Nếu chúng ta nhìn Bùi Thị Minh Hằng âm thầm, bền bỉ đi phát tài liệu nhân quyền, không hề có sự nóng giận va chạm không cần thiết. Chúng ta mới hiểu Bùi Thị Minh Hằng không phải là người nôn nóng như chị thể hiện. Mà những hành động phản đối gay gắt ấy chỉ diễn ra khi sự việc không còn phương án nào khả dĩ hơn.

Sắp tới khi Trần Bùi Trung ra Hà Nội sẽ cần đến sự hỗ trợ về truyền thông, quan tâm của anh em trong nước. Đặc biệt là khu vực Hà Nội và những vùng lân cận. Cũng cần đến hỗ trợ cho cháu ăn nghỉ trong những ngày đấu tranh đòi công lý cho mẹ. Thiết nghĩ hai việc này đều không khó khăn đối với anh em trong nước và đồng bào hải ngoại. Mọi cản trở về đăng ký tạm trú từ phía nhà cầm quyền đối với Trần Bùi Trung tại Hà Nội sẽ là những sự kiện truyền thông mà chính phía chính quyền tạo nên.

Thật đáng tiếc cho nhà cầm quyền khi phải đối diện với một cuộc đấu tranh lẽ ra không nên có

 


Copy từ: Người Buôn Gió’ blog


.............

Ukraine: Tiếp theo sẽ là gì?

 000_Par7802053-600.jpg  
Những người ủng hộ bà Yulia Tymoshenko tập trung bên ngoài Quảng trường Độc lập tại Kiev hôm 22/2/2014 

Sự kiện chính trị đang được cả thế giới chú ý tới là những biến chuyển xảy ra tại Ukraina, sau khi đoàn biểu tình lật đổ Tổng Thống Viktor Yanukovich, và Quốc Hội quốc gia Đông Âu này loan báo sẽ tổ chức bầu cử vào ngày 25 tháng Năm tới đây để người dân chọn một nhà lãnh đạo mới.
Tin tức cho biết ông Viktor Yanukovich hiện đang có mặt tại Kharkiv, ở vùng Đông Bắc của Ukraina, đồng thời cũng là vùng đất quê nhà của ông ta, nơi ông ta tin là số người ủng hộ ông vẫn còn cao. Có tin nói rằng lực lượng an ninh trung thành với ông ta đang bảo vệ phi trường của thành phố này, đi kèm với lời đồn đãi cho rằng ông ta sẽ lên máy bay để đi đến một nới nào đó. Đi đâu, bao giờ đi, thì không ai biết, và cũng phải nói thêm là đây chỉ là lời đồn đãi, chưa thể kiểm chứng được bằng một người tin chính thức.
Tình hình tại thủ đô Kiev thì có rất nhiều tin cần phải nói tới. Đầu tiên là Quốc Hội Ukraina bỏ phiếu trao quyền tạm thời điều hành quốc gia cho ông Chủ Tịch Quốc Hội Oleksander Turchinov, đi kèm với đòi hỏi trong vòng 48 giờ đồng hồ nữa ông này phải thành lập chính phủ lâm thời, ổn định trật tự và sửa soạn cho cuộc bầu cử tổng thống diễn ra vào ngày 25 tháng Năm.
Bà Cựu Thủ Tướng Yulia Tymoshenko, người lãnh đạo phe đối lập đã được trả tự do, xuất hiện trong cuộc biểu tình tại Kiev. Bà cũng nói là sẽ không bao giờ quên hình ảnh những người yêu nước đã phải đổ máu để bảo vệ quốc gia, ý muốn nói đến con số hơn 88 người thiệt mạng và hàng trăm người bị thương trong những vụ xô xát với lực lượng cảnh sát.
Hiện rất khó để nói bà Yulia Tymoshenko sẽ là tân tổng thống của Ukraina không.
Tuần trước khi có mặt tại Sochi cũng như mới ngày hôm qua khi gọi điện thoại nói chuyện lại với những nhà báo Ukraina, tôi có đặt câu hỏi là liệu người dân nước Đông Âu này có trông chờ ngày trở lại của bà Yulia Tymoshenko hay không. Tôi nhìn thấy vẻ dè dặt của những đồng nghiệp khi nói về bà cựu thủ tướng, dù ngay từ đầu đó họ đã không loại trừ khả năng bà Yulia Tymoshenko trở lại chính trường, nhưng dường như họ không vội vã xem bà là người sẽ lãnh đạo quốc gia.
Tôi nghĩ là họ thận trọng, mặc dù họ bảo với tôi là Đảng Tổ Quốc do bà Yulia Tymoshenko thành lập là đảng đối lập lớn nhất của Ukraina hiện giờ, nhưng tôi còn nhớ là họ có nói rằng có một số chính trị gia đối lập sáng giá khác. Tôi cho rằng họ vẫn đang chờ đợi xem những chính trị gia nào sẽ tham dự cuộc bầu cử, sau đó là cân nhắc sẽ chọn ai trong vai trò của người lãnh đạo quốc gia. Điều mà họ bảo với tôi là ngay bây giờ chỉ biết đảng của ông Yanukovych đã tan rã, không còn cơ hội để nắm quyền nữa.
Tôi cũng không quên là trong số các nhà báo Ukraina, có người nói rằng bà Yulia Tymoshenko có nhiều lợi thế, như được cộng đồng quốc tế hỗ trợ, bằng chứng là ngay sau ngày bà bị ông Yanukovych bắt giam, nhiều chính phủ đã lên tiếng phản đối, cho rằng đây là một vụ án chính trị.
000_Par7801525-250.jpg
Những người đến thăm biệt cung của cựu Tổng thống Ucraina Viktor Yanukovych hôm 22/2/2014. AFP photo
Cuộc biểu tình bùng nổ vì ông Yanukovych quyết định đi với Liên Bang Nga thay vì đi với EU. Các đồng nghiệp Ukraina mà tôi tiếp xúc ủng hộ lực lượng biểu tình, đòi ông Yanukovich phải đi với Tây Phương chứ không thể tiếp tục đi sát với Matxcova được. Trong những buổi tiếp xúc, họ có nói với tôi về điều này, và một trong những lý do quan trọng nhất được họ đưa ra là muốn dân chủ thì phải đi với EU, xây dựng quan hệ qua những đòi hỏi buộc chính phủ Kiev phải minh bạch hơn, phải tôn trọng tiếng nói của người dân hơn, và đó chính là điều họ trôn chờ từ năm 2004-2005 đến giờ, tức từ ngày cuộc cách mạng mầu cam bùng nổ.
Họ có cho tôi biết là ông Yanukovich có mối quan hệ rất chặt chẽ với Tổng Thống Nga Vladimir Putin, và ông ta xem quan hệ giữa 2 nhà lãnh đạo là quan hệ giữa 2 nước. Họ không chấp nhận điều đó, và tôi còn nhớ có một nhà báo là anh Yuri bảo với tôi rằng dựa vào kinh nghiệm thời Liên Xô, người dân Ukraina không muốn bị lệ thuộc bởi Nga nữa, nhất là liên hệ với một nước Nga mà họ biết là không có dân chủ.
Đồng thời họ dùng những chữ rất nặng khi nói về ông Putin, những chữ mà rất tiếc tôi không thể nhắc lại ở đây. Một số đồng nghiệp Ukraina bảo với tôi là xáo trộn chính trị xảy ra ở nước họ là lỗi của ông Tổng Thống Nga, vì ông Putin xem Ukraina là sân sau của Liên Bang Nga, nơi ông ta muốn làm gì thì làm, chứ không đối xử với Ukraina như một quốc gia.

Thái độ của Hoa Kỳ

Trong vụ này, nhiều nhà phân tích cho rằng Washington có một thái độ rất chừng mực vì chuyện Ukraina là chuyện của Châu Âu, nên để cho Châu Âu giải quyết.
Với tôi, một phần tôi đồng ý, nhưng phần còn lại thì không. Hoa Kỳ có thái độ chừng mực thì đúng, bằng chứng là ngay sau khi ông Yanukovych bị lật đổ, thông cáo của Nhà Trắng chỉ nhắc lại rằng điều quan trọng nhất là tiếng nói, quyết định của người dân phải được tôn trọng.
Nhưng mặt khác, chúng ta đừng quên là trong lúc các vị ngoại trưởng EU đang họp khẩn cấp và vẫn chần chừ chưa biết có nên áp dụng biện pháp mạnh với chính phủ Kiev hay không thì Hoa Kỳ là quốc gia đầu tiên đưa ra biện pháp chế tài với chừng 20 nhân vật cao cấp trong chính phủ Ukraina. Chuyện Washington bày tỏ thái độ rõ rệt đó chứng tỏ sự quan tâm của của chính phủ Mỹ đối với tình hình ở Ukraina, quốc gia mà tất cả các nhà lãnh đạo cũng như các viên chức hoạch định chính sách của Mỹ đều xem là quốc gia giữ vị trí chiến lược.
Một điểm khác nữa cũng cần phải nói tới là trong cuộc họp cấp bộ trưởng tài chánh của nhóm G-20 vừa mới kết thúc ở Sydney, Australia, Hoa Kỳ là nước đầu tiên lên tiếng nói sẽ cùng với những quốc gia khác sẵn sàng yểm trợ cho Ukraina, để tân chính phủ nước này có điều kiện thực hiện kế hoạch đổi mới, tái lập ổn định kinh tế, tiếp tục con đường dân chủ và phát triển.
Trong số những quốc gia Hoa Kỳ nói sẽ hợp tác chung để giúp Ukraina, có cả Liên Bang Nga. Không thể nói đến Ukraina mà không nói tới Liên Bang Nga và ông Putin. Vấn đề còn lại là với một chính phủ lâm thời sắp chào đời và cuộc bầu cử tổng thống sẽ diễn ra trong vòng 90 ngày nữa, Hoa Kỳ và EU tin rằng sẽ có một người bạn đi sát với mình hơn, cho dù họ hiểu là người bạn đó cũng phải giữ mối giao hảo với cường quốc láng giềng Liên Bang Nga.


Copy từ: RFA


...........