CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2014

Sau hội chứng “một ông anh” sẽ đến trào lưu “một người em”?

(Soha.vn) - Sự kiện dinh thự trên khu đất rộng tới 16.000m2 của ông Trần Văn Truyền, Nguyên UVTW Đảng, Tổng thanh tra Chính phủ đã hé lộ những chi tiết bất ngờ.

Bài 1: Ông Trần Văn Truyền lên tiếng vụ có nhiều biệt thự "khủng" Bài 2: Phó Chủ tịch tỉnh Bến Tre nói về biệt thự của ông Trần Văn Truyền Bài 3: TBT Kim Quốc Hoa: "Đủ cơ sở đưa tin về biệt thự của ông Truyền" Bài 4: Cận cảnh biệt thự gây choáng ngợp của ông Truyền tại Bến Tre Bài 5: Dinh thự "khủng" của ông Trần Văn truyền qua lời kể của hàng xóm Bài 6: Ông Truyền được "em kết nghĩa" biếu tiền xây biệt thự "khủng" Bài 7: Biệt thự ông Truyền và ngôi nhà 51m2 của Chủ tịch Trương Tấn Sang Bài 8: Nếu là chủ những căn biệt thự sang trọng đó... tôi sẽ xấu hổ Bài 9: Phó Ban Nội chính TƯ: Vụ ông Truyền không phải nhiệm vụ của Ban
Cái bất ngờ xuyên suốt là sự vất vả của gia chủ trong cuộc sống sau khi nghỉ hưu cũng như quá trình xây dựng dinh thự.
Ông bảo: “Khi đã nghỉ hưu, tôi cũng về làm vườn, lao động đến thối cả móng tay, cực nhọc lắm chứ đâu bở”.
Con gái ông cũng đã thổ lộ trước đó: "Người em kết nghĩa xuống chơi thấy cuộc sống của ông vất vả quá, nên biếu tiền xây biệt thự".
Ngược lại với tâm sự của con gái, ông Truyền lại lý giải dinh thự này không phải hoàn toàn là quà tặng mà có cả tiền tích cóp lâu năm của ông và tiền người em kết nghĩa giúp, sau này ông sẽ trả lại.
Cũng có thể do thấy một cán bộ cao cấp nghỉ hưu mà lao động đến “thối cả móng tay”, nên nhiều người quen cũng chung tay giúp ông hoàn toàn miễn phí ở rất nhiều hạng mục.
Nào là “người quen ở ĐH Kiến trúc TP.HCM động viên và giúp bản thiết kế nhà”, nào là “bạn bè người cho đá, người cho gạch”, nào là “cô em nuôi hỗ trợ tiền bạc khi thiếu hụt”.
Cả căn nhà được dựng bằng nhóm gỗ đặc biệt quý hiếm cũng chẳng phải do ông chủ động mua mà là do “cô em gái thân quen mua ở Quảng Nam và thuê thợ ngoài đó về dựng lại”. 6 căn nhà gỗ bề thế (có cả nhà rông tiếp khách, nhà uống trà, nhà vệ sinh…) khác trong dinh thự cũng đều được dựng bởi “gỗ tận dụng ghép lại”…
Tóm lại, theo ông Truyền, cái dinh thự được xây trong vòng 1 năm ròng rã kia là “có sự giúp góp vật chất của nhiều người, toàn là những người thân quen chứ một mình ông thì không thể nào làm xuể”.
Dù ít tiền và và cuộc sống vẫn phải lao động vất vả, tại sao ông lại cho xây một dinh cơ trong mơ như vậy? Câu trả lời của ông Truyền cũng sẽ làm bất ngờ độc giả: “Thực sự là tôi không lường hết được nó lại lớn như thế vì anh em thiết kế rồi tổ chức thi công luôn!”. Cái dinh thự quá lớn cũng là tại anh em thiết kế và thi công, chứ ông Truyền đâu có bày vẽ làm to.
Khi Dương Chí Dũng khai ra chuyện “một ông anh” ở trước tòa, có thảo dân đã chép miệng: “Sao người giàu và các VIP lại có nhiều ông anh thế nhỉ?”.
Còn khi đọc thông tin về gia cảnh của ông Truyền, hàng triệu thảo dân khác lại phải tặc lưỡi: “Giá mà kiếp ngựa trâu như mình kiếm được “một người em” kết nghĩa thơm thảo, thì có phải mình đã đổi được… nhà tranh sang nhà ngói”.
Dù câu chuyện dinh thự của ông Trần Văn Truyền chưa đi đến hồi kết, nhưng rất có thể nó đã mở ra một trào lưu mới cho “giới có tóc”: Trào lưu kiếm “một người em” để hợp lý hóa gia cảnh.
Mà thực ra chả cần phải kiếm tìm. Cứ là VIP thì sợ rằng có chém mỏi tay cũng chưa hết hàng dài những đứa em kết nghĩa!


Copy từ: Soha

...........

Cầu Lai Châu: 'Tiền Đan Mạch, VN tự làm'




Bộ Giao thông Vận tải nói đã cử nhóm chuyên gia độc lập đi kiểm tra sự cố cầu treo Chu Va
Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam vừa xác nhận Đan Mạch tài trợ vốn xây cầu Chu Va 6, Lai Châu tới Bộ Tài chính, nhưng toàn bộ các khâu sau đó là do Việt Nam tự tiến hành.
Ông John Nielsen nói với BBC từ Hà Nội hôm 28/02: "Chúng tôi hôm nay đã nhận được xác nhận rằng một phần tiền của Quỹ Danida đã được dùng cho dự án cầu treo ở Lai Châu."
"Tôi muốn nhấn mạnh rằng, số tiền mà chúng tôi tài trợ chính quyền địa phương đó thực ra là từ quỹ chúng tôi tài trợ qua Bộ Tài chính của Việt Nam và họ đưa tới các kênh địa phương. Và toàn bộ việc xử lý và xây dựng các cây cầu hoàn toàn nằm trong tay của chính quyền địa phương."
Ngài đại sứ cho rằng, cho tới thời điểm này, trách nhiệm vẫn hoàn toàn thuộc về chính quyền Việt Nam.
Khi được hỏi liệu các quỹ nước ngoài có thiếu trách nhiệm khi chỉ rót tiền tài trợ và không có đánh giá chất lượng dự án, chất lượng công trình hay giám sát thi công, trong khi có tham nhũng xảy ra ở nhiều cấp khác nhau trong chính quyền, ông John Nielsen nói vẫn chưa có kết luận điều tra thì chưa biết lý do gây tai nạn thực sự là gì.
Ông Nielsen giải thích thêm, khi tiến hành tài trợ, phía Đan Mạch đã yêu cầu có những bản đánh giá và cam kết từ phía Việt Nam đối với việc dùng tiền vào mục đích xây cầu.
"Khi chính quyền địa phương làm theo những yêu cầu cụ thể của chính quyền Việt Nam điều đó cũng có nghĩa là chính quyền Việt Nam phải chịu trách nhiệm việc giám sát và kiểm định."
"Khi chính quyền địa phương làm theo những yêu cầu cụ thể của chính quyền Việt Nam điều đó cũng có nghĩa là chính quyền Việt Nam phải chịu trách nhiệm việc giám sát và kiểm định"
John Nielsen, Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam
Tai nạn cầu treo Chu Va 6 ở huyện Tam Đường, Lai Châu hôm 24/02 khiến ít nhất 9 người thiệt mạng và hơn 30 người bị thương. Cuộc điều tra nguyên nhân tai nạn đang được Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng cho tiến hành.
"Nguyên nhân ban đầu được xác định là do ốc neo cáp của cầu làm ẩu," ông Thăng được báo điện tử VnExpress dẫn lời nói tại cuộc họp chính phủ sáng 28/2.
"Thay vì phải đúc nguyên khối thì con ốc này lại hàn nối nên khả năng chịu lực kém."
"Nếu là vật liệu đúc nguyên khối theo thiết kế thì có thể chịu tải trọng cả trăm người đi qua."
Trước đó, ông Trần Xuân Sanh - Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông, cũng cho rằng nguyên nhân vụ sập cầu là do ốc neo không đạt chất lượng.
“Kiểm tra thực tế cho thấy cáp cầu treo là loại chịu được trọng tải tới 79 tấn, tự trọng của cầu cũng có tải trọng lớn nhưng kết cấu neo lại không đồng bộ với cáp," ông Sanh được báo Giao thông Vận tải dẫn lời nói.
Đại sứ Đan Mạch cũng nói trong số hơn ba mươi cây cầu ở huyện Tam Đường, chỉ có một vài cây cầu được xây từ quỹ Danida - quỹ hợp tác phát triển của Bộ Ngoại giao Đan Mạch.

Trách nhiệm của ai?

Cầu treo Chu Va 6, Tam Đường, Lai Châu
Trong cuộc phỏng vấn với BBC hôm 26/2, Cựu Thứ trưởng thường trực Bộ Xây dựng, Tiến sỹ Phạm Sỹ Liêm, cho rằng "nhất định phải có bên chịu trách nhiệm" trong vụ sập cầu ở Lai Châu.
"Bây giờ phải xem thiết kế tính toán để xem có phải sai sót của người tính toán hay không," ông nói.
"Nếu tính toán đúng mà lại xảy ra tai nạn thì tức là tại bên thi công. Xin nói thêm là tính toán đúng thì cũng phải sử dụng vật liệu cho đúng."
Bên cạnh đó, ông Liêm cũng cho rằng vì chính quyền huyện Tam Đường cũng phải có trách nhiệm, với tư cách là bên giám sát công trình.
"Cây cầu do cấp huyện quản lý. Cái gì thì cũng phải có tiêu chuẩn, dù là công trình ở cấp huyện. Bên thi công thì bao giờ cũng phải có bên giám sát, nhưng cho đến giờ vẫn chưa thấy nói là công tác giám sát có được thực hiện hay không," ông nói.
Ông Thăng cho biết dự án cầu treo Chu Va do huyện Tam Đường làm chủ đầu tư và đơn vị thi công cũng nằm trên địa bàn này, theo VnExpress.
Tuy nhiên, theo ông, "công tác thẩm định thiết kế không có vấn đề mà nguyên nhân là do chế tạo thiết bị không theo thiết kế".
VnExpress cho biết công an tỉnh Lai Châu đang triệu tập nhiều đơn vị và người liên quan trách nhiệm trong vụ sập cầu treo đến làm việc, .
Tuy nhiên trang này cũng dẫn lời ông Bùi Gia Lượt, Phó giám đốc Công an tỉnh Lai Châu, nói hiện chưa đủ căn cứ khởi tố vụ án, mà phải chờ kết luận giám định về mẫu ốc neo.
Cho tới nay, con số người chết từ vụ sập cầu hôm 24/2 được nói đã lên 9 người, trường hợp mới nhất vào sáng thứ Ba 25/2 tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu, theo báo trong nước.
Bệnh viện này cũng điều trị gần 30 người bị thương, nhiều người bị thương nặng.
Hồi tháng 10/2012, Chính phủ Bấm Đan Mạch loan báo đóng ba dự án nghiên cứu biến đổi khí hậu tại Việt Nam sau khi cơ quan kiểm toán phát hiện nghi vấn trong quản lý.

Copy từ: BBC

...........

Vụ sập cầu treo: Kỹ sư thiết kế hé lộ thông tin rất quan trọng

ột kỹ sư từng tham gia thiết kế cầu treo Chu Va từ chối tiết lộ chi tiết thông số kỹ thuật cầu treo Chu Va, do đang trong quá trình điều tra.


Theo thông tin trên tờ Tiền Phong, một kỹ sư từng tham gia thiết kế cầu treo Chu Va (do Cty Tư vấn Công nghiệp Lào Cai làm tư vấn thiết kế) hé lộ một thông tin rất quan trọng: “Thông thường, trọng tải cầu treo được thiết kế vượt trọng tải khai thác từ 3-4 lần”.
Kỹ sư này từ chối tiết lộ chi tiết thông số kỹ thuật cầu treo Chu Va, do đang trong quá trình điều tra.
Mới đây nhất, tờ Giao Thông Vận Tải đưa tin, lãnh đạo UBND  huyện Tam Đường - chủ đầu tư cây cầu đã khẳng định: "Chúng tôi sẽ chịu trách nhiệm nếu có lỗi".
Cũng theo nguồn trên, cầu Chu Va 6 do doanh nghiệp Ký Hoa có địa chỉ tại huyện Tam Đường thi công và hoàn thành năm 2012. Giám đốc là ông Nguyễn Văn Kỳ. PV đã gọi vào số máy điện thoại của doanh nghiệp nhưng đều báo số máy không tồn tại.
Báo giới trong nước cũng đưa tin, qua kiểm tra đã phát hiện hồ sơ thiết kế và một số điểm cấu tạo không hoàn toàn trùng khớp.
Trước đó, khi nói về nguyên nhân ban đầu, lãnh đạo địa phương đã cho rằng cầu sập do người dân đi qua làm quá tải. Ý kiến này sau đó đã bị một loạt các chuyên gia lên tiếng phản bác. GS.TS Nguyễn Đình Cống (nguyên giảng viên khoa Xây dựng, trường Đại học Xây dựng Hà Nội) khẳng định trên tờ Một Thế Giới: "Một quan chức nói do có quá nhiều người đi qua cùng một lúc nên cầu bị đứt cáp là quá vô lý. Cây cầu có trọng tải 1,5 tấn, dài 54m thì phải chịu lực được 81 tấn mới đúng. Vì vậy, không thể đổ lỗi cho người dân".
PGS. TS Nguyễn Quang Toản (nguyên Chủ nhiệm bộ môn Đường bộ, trường Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội) nêu quan điểm: "Để xảy ra các vụ sập cầu như thế, ở các nước người ta sẽ phải đền. Ở nước ta chắc không có chuyện đó, nhưng phải tiến hành kiểm điểm chính quyền địa phương, và anh phụ trách giao thông sẽ phải từ chức”. Tờ Infonet viết.

Vụ sập cầu xảy ra vào 8h30 sáng 24/2 tại bản Chu Va 6 (xã Bình Sơn, huyện Tam Đương, tỉnh Lai Châu) khiến 8 người thiệt mạng và 37 người bị thương. Ngay trong ngày hôm đó, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng đã đáp máy bay đến hiện trường vụ sập cầu. Một ngày sau, đoàn bác sĩ từ Hà Nội đã có mặt tại Lai Châu để phẫu thuật cho các bệnh nhân vụ sập cầu.
Sáng 26/2, một cầu tạm đã bắt đầu được thi công ngay bên cạnh hiện trường vụ sập cầu khiến 8 người chết và hơn 30 người bị thương.
Ngày 27/2, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định tặng bằng khen cho đội ngũ y, bác sĩ bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức vì có thành tích xuất sắc trong cứu chữa nạn nhân vụ sập cầu treo tại Lai Châu.
Tổng hợp


Copy từ: Soha

...........

Báo Sài Gòn Tiếp Thị bộ mới ra sạp ngày 3.3: Chia sẻ của người trong cuộc

(TNO) Báo Sài Gòn Tiếp Thị (SGTT) sẽ tiếp tục xuất bản và số đầu tiên của bộ mới sẽ ra mắt bạn đọc vào ngày 3.3 sau số cuối cùng của bộ cũ phát hành vào hôm nay 28.2. Thông tin trên vừa được thông báo trên website Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online.

  Ông Nguyễn Xuân Minh - Ảnh: Trung Hiếu
>> UBND TP.HCM trả lời về vụ Báo Sài Gòn Tiếp Thị
 
Theo thông cáo này, sáng nay 28.2, UBND TPHCM đã công bố giấy phép của Bộ Thông tin và Truyền thông ký ngày 26.2, cho phép Nhóm Thời báo Kinh tế Sài Gòn tiếp tục xuất bản ấn phẩm SGTT, với tần suất 3 số mỗi tuần như trước (thứ hai, thứ tư và thứ sáu).
Cùng ngày 26.2, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đã ký quyết định thu hồi giấy phép trước đây của SGTT (bộ cũ) với lý do ghi trong quyết định: “Cơ quan chủ quản báo đề nghị cho phép ngừng hoạt động vì không đủ điều kiện về tài chính.”
Cơ quan chủ quản của SGTT bộ cũ là Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư (ITPC) thuộc UBND TPHCM, nay cơ quan chủ quản mới theo giấy phép mới là Sở Công Thương TP.HCM.
Như vậy, Báo SGTT vẫn được xuất bản liên tục và theo giấy phép mới, số báo đầu tiên của bộ mới sẽ được đánh số 1. Tòa soạn của báo đặt tại số 35 đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 1, TP.HCM, trụ sở của Nhóm Thời báo Kinh tế Sài Gòn.
Bà Trần Thị Ngọc Huệ, Tổng biên tập Nhóm Thời báo Kinh tế Sài Gòn, cho biết SGTT bộ mới sẽ tiếp tục công việc của đội ngũ những người đã thực hiện ấn phẩm này trong 19 năm qua.
“Tên tuổi của SGTT gắn với đội ngũ những người khai sinh và gầy dựng tờ báo từ năm 1995 và SGTT đã luôn được bạn đọc tin cậy và đón nhận. Chúng tôi sẽ tiếp tục phát huy thế mạnh đó”, bà Huệ cho biết.
Bà Huệ nói thêm: “Tôn chỉ mục đích của tờ báo bộ mới vẫn sẽ là phục vụ người tiêu dùng, các nhà sản xuất và cung ứng dịch vụ. Tuy nhiên, trong thời đại ngày nay, khái niệm tiêu dùng, theo tôi, được mở ra rất rộng. Tiêu dùng không chỉ liên quan đến việc mua sắm, sử dụng hàng hóa mà còn là hưởng thụ những sản phẩm tinh thần. Đọc cuốn sách, xem bộ phim, ngắm bức tranh hay đi du lịch đều là hành vi tiêu dùng. Trong bối cảnh vừa tràn ngập thông tin vừa thiếu sự thẩm định thông tin như hiện nay, người tiêu dùng rất cần thông tin khách quan, đúng đắn, kịp thời và thiết thực để giúp họ”.
Với nhiệm vụ tiếp tục phụng sự bạn đọc, bà Huệ cho biết tờ SGTT bộ mới trân trọng đón nhận sự đóng góp của các cây bút và nhà báo đã từng viết và sẽ viết cho tờ báo này. “Chúng tôi cũng rất mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ quý báu của bạn đọc, nhà quảng cáo và doanh nghiệp… cho Sài Gòn Tiếp Thị bộ mới”, bà nói thêm.
Trong khi đó, chiều 28.2, ông Nguyễn Xuân Minh - quyền Tổng biên tập báo Sài Gòn Tiếp Thị (bộ cũ) - đã đồng ý dành cho Thanh Niên Online một cuộc trao đổi mà như ông nói là “đầy đủ nhất thông tin từ trước đến nay”. Buổi nói chuyện liên tục bị ngắt quãng bởi những cuộc điện thoại hỏi thăm và những người bạn của ông ở bàn bên đến chia sẻ.
“Sau khi báo SGTT bộ cũ bị đình bản, mấy anh em sợ tôi buồn nên kéo tôi lên tít quận 11”, ông Minh nói.

Mất cân đối về tài chính
Ông có thể cho biết thông tin đầy đủ nhất dẫn đến việc SGTT bị đình bản?
Thông tin SGTT bị đình bản có từ cả năm nay. Nó rộ lên nhất từ sau khi có kết luận thanh tra của UBND TP.HCM. Theo phổ biến của cấp có thẩm quyền như UBND TP, Sở Thông tin - Truyền thông TP, có mấy việc như sau:
Thứ nhất là tờ báo bị thua lỗ về mặt tài chính và mất khả năng cân đối. Thứ hai là sau kết luận thanh tra, tôi  khi đó là phó tổng biên tập (sau này ông Minh là quyền tổng biên tập báo SGTT - PV) và một anh nữa cũng là phó tổng biên tập có liên đới trách nhiệm với tổng biên tập trước đây cũng bị xử lý kỷ luật. Mà người đã bị kỷ luật thì không thể đảm đương được quyền tổng biên tập. Người ta cho rằng không tìm được người thay thế để đảm đương tờ báo. Người ta cho rằng tờ báo vì lý do tài chính và không có người quản lý thì thôi kết thúc.
Cần phải thấy rằng khi tờ báo bị đình bản vẫn là một thương hiệu tốt, có chỗ đứng trong lòng bạn đọc. Sau khi bị đình bản, cái tên SGTT đó sẽ giao cho Thời báo Kinh tế Sài Gòn để ra một phụ bản mới cũng mang tên SGTT. Tôi cũng được biết Thời báo Kinh tế Sài Gòn sẽ lấy măng sét y hệt như vậy, chỉ thay đổi tên cơ quan chủ quản. Còn toàn bộ hình thức như giấy, màu sắc cũng y như tờ SGTT cũ.
Theo như ông nói thì SGTT bị đình bản là do thua lỗ, không có cán bộ quản lý chủ chốt. Nếu coi tờ báo như một doanh nghiệp thì việc đóng cửa hay đình bản là chuyện bình thường. Trong nước cũng có nhiều tớ báo phải thu gọn lại hay phá sản. Nhưng tại sao việc đình bản của SGTT tạo nên nhiều tranh cãi như vậy?
Đúng là có nhiều tranh cãi như anh nói, ngay cả tranh cãi từ trong SGTT. Anh em cũng đấu tranh, nhiều lần có những kiến nghị lên cấp cao nhất Nhà nước. Đó là người lao động bức xúc. Còn tôi với tư cách tổng biên tập thì phải chấp hành tổ chức kỷ luật của cấp trên. Anh em bức xúc là đúng bởi hơn một trăm con người đang có công ăn việc làm ổn định và cho rằng họ không có lỗi gì. Anh em kiến nghị nhiều cấp khác nhau và đến ngày hôm nay mới thể hiện rõ nhất.
 

Cần phải thấy rằng khi tờ báo bị đình bản vẫn là một thương hiệu tốt, có chỗ đứng trong lòng bạn đọc. Sau khi bị đình bản, cái tên SGTT đó sẽ giao cho Thời báo kinh tế Sài Gòn để ra một phụ bản mới cũng mang tên SGTT. Tôi cũng được biết Thời báo kinh tế Sài Gòn sẽ lấy măng sét y hệt như vậy, chỉ thay đổi tên cơ quan chủ quản. Còn toàn bộ hình thức như giấy, màu sắc cũng y như tờ SGTT cũ.

Ông Nguyễn Xuân Minh - quyền Tổng biên tập SGTT bộ cũ

Vì anh em cho rằng việc đóng cửa SGTT xuất phát từ một quyết định hành chính không hợp pháp của UBND TP.HCM. Không đúng pháp luật ở chỗ việc ra hay đóng cửa tờ báo phải là quyết định của cấp thẩm quyền là Bộ Thông tin - Truyền thông.
Thực tế tôi biết rằng những thủ tục hành chính rất nhiêu khê và UBND TP.HCM cũng đã có những nỗ lực để làm đúng trình tự pháp luật chứ không phải là chủ quan làm theo ý muốn của mình. Sáng hôm nay (28.2) mới công bố thu hồi giấy phép của SGTT, của cả hai ấn bản là điện tử và báo in. Khi có quyết định thì báo phải chấp hành chứ báo không thể sống mà cưỡng lại được dù bạn đọc rất yêu quý mình.

Báo đã bớt nhạy cảm
Có ý kiến cho rằng một trong những nguyên nhân khiến SGTT bị đình bản là do có nhiều tuyến bài nhạy cảm và động chạm đến lợi ích của một số người. Là người trong cuộc, ông thấy sao về ý kiến này?
Đúng là có dư luận như vậy, nhất là thông tin trên mạng. Anh em cũng người nói thế này thế kia. Bản thân tôi thì cho rằng đó là thời gian trước đây. Còn sau khi đổi anh Tâm Chánh, tôi lên làm quyền tổng biên tập thì chính đội ngũ của SGTT cũng ngồi lại, rút ra bài học để tự điều chỉnh chuyện này, tức là tôn chỉ mục đích chứ không rất nguy hiểm vì tờ báo đang rất khó khăn.
Trong thực tế chúng tôi đã điều chỉnh điều này chứ không phải không điều chỉnh. Nhưng sau thanh tra có những quyết định mà tôi không nắm bắt được và đến bây giờ tôi vẫn không hiểu hết. Có thể lãnh đạo có tầm nhìn khác lớn hơn mà mình không nhìn được hết. Còn chúng tôi thì phải chấp hành. Tôi khẳng định thời gian này báo không có nhiều chuyện nhạy cảm. Mà báo nào thì cũng có chuyện này chuyện kia. Báo mình cũng không phải là điểm nóng như ngày xửa ngày xưa mà mình từng bị nhắc nhở.
  Ông Minh đọc quyết định đình bản báo SGTT trước toàn thể nhân viên, phóng viên vào sáng 28.2 - Ảnh: Trần Việt Đức
Liên quan đến tài chính của báo, trước đây rõ ràng báo thua lỗ nhưng thời gian gần đây đã tự cân đối được tài chính, thưa ông?
Tôi sẽ không giấu giếm tình hình tài chính của báo. Đúng là mấy năm gần đây báo có lãi. Nhưng phải nói rõ là báo không có lãi thực bởi vì nợ cũ quá lớn. Chúng tôi làm ra rồi phải thanh toán các khoản nợ đó, từ đó mình vẫn âm. Còn nếu gói nợ lại thì tờ báo vẫn có lãi. Nợ cũ 50 tỉ đồng quá lớn. Năm 2011, có những lúc lãi suất lên tới 24%/năm thì mình làm bao nhiêu ngân hàng, nợ giấy, nợ in nuốt đến đó. Năm 2012, SGTT trả lãi hơn 8 tỉ đồng. Lý do tài chính của báo mất cân đối là đúng.
Nhưng có lúc báo có phương án là bán trụ sở để trả nợ và chấp nhận làm lại từ đầu?
Nó có vấn đề như thề này. Sau khi thanh tra có kết luận thì cho phép báo làm một đề án tài cấu trúc tờ báo trong đó tập trung vào vấn đề tài chính, tôn chỉ và mục đích… Chúng tôi đã làm điều đó, trong đó đưa ra khả năng báo bán trụ sở, cân đối lại tài chính thì năm đầu lãi bao nhiêu, năm sau lãi bao nhiêu... Nhưng phương án tái cấu trúc này lại không được chọn. Họ không bằng lòng với phương án tái cấu trúc đó mặc dù trước đó có chỉ đạo tái cấu trúc. Hiện nay Thời báo Kinh tế Sài Gòn đang giữ phương án tái cấu trúc của chúng tôi và có lẽ sẽ làm theo hướng đó.
Một phóng viên được ký hợp đồng
Sau khi báo đình bản, công việc của hơn 100 cán bộ, nhân viên và phóng viên của báo được giải quyết ra sao?
Khi có một số vấn đề xảy ra, có một số anh em ra đi. Vì mưu sinh, gia đình nên họ phải ra đi là chuyện rất đỗi bình thường. Nhưng đa phần đều ở lại làm việc dù có những lúc báo vẫn nợ lương và nhuận bút. Một số nơi khi hay tin cũng có điện cho tôi bảo sẽ nhận người này người nọ của báo. Đó cũng là chuyện bình thường.
Trong cuộc họp gần đây nhất, UBND TP.HCM cũng đề nghị Thời báo Kinh tế Sài Gòn nên nhận đội ngũ của SGTT. Thời báo Kinh tế Sài Gòn cũng đã đồng ý. Nhưng họ cũng là đơn vị độc lập cần phải có sự tính toán, tìm hiểu cho phù hợp. Cho tới giờ này thông tin tôi nắm được là chỉ có một phóng viên được ký hợp đồng, số còn lại đang tiếp tục thỏa thuận.
Thời báo Kinh tế Sài Gòn chỉ đồng ý nhận khối nội dung nếu phù hợp, còn khối trị sự gặp khó khăn. Tinh thần cuộc họp của UBND TP.HCM, sẽ giới thiệu khối trị sự cho Sở Công Thương TP.HCM để giới thiệu hệ thống chân rết của họ xem ai có tay nghề giới thiệu người đó.
Nhưng cũng có thông tin là Thời báo Kinh tế Sài Gòn không muốn nhận SGTT bởi chính bản thân họ cũng đang gặp khó khăn?
Vấn đề này tôi rất chia sẻ với anh chị ở Thời báo Kinh tế Sài Gòn. Bởi tôi biết ngoại trừ một số báo lớn thì hầu như báo nào cũng gặp khó khăn. Nhưng cần phải hiểu cho đây là quyết định của cấp trên mà cấp dưới phải chấp hành. Thực tế là tờ kia cũng khó và họ phải chấp hành quyết định trên. Chuyện nhận một tờ báo thì họ phải cân đong đo đếm cho phù hợp. Nếu là tôi, tôi cũng vậy. Vì vậy đối với tờ báo Thời báo Kinh tế Sài Gòn không thể trách móc họ được. Họ thương mình thì thương nhưng trước mặt họ phải thương bản thân họ đã chứ. Không thể ép họ được. Nhưng ở đây UBND TP vẫn muốn duy trì tờ báo đó thì có con người của tờ báo đó vẫn tốt hơn chứ.
Có thông tin nhóm người của SGTT sẽ thành lập một tờ báo khác?
Tôi cũng có nghe thông tin anh em kiếm một tờ báo nào đó để quây quần đội ngũ cũ lại làm nhưng tôi không liên quan đến vấn đề này. Giờ tôi mệt mỏi lắm rồi.
Sáng nay công bố đình bản xong, có quyết định điều về cơ quan chủ quản là Trung tâm Xúc tiến đầu tư TP. Tuy nhiên sức khỏe của tôi không được tốt nên tôi sẽ xin nghỉ hưu non. Mọi thủ tục tôi đang làm.
Cám ơn ông.
Thanh Niên Online


Copy từ: Thanh Niên

........

Dân bao vây hai công an đánh người

(PLO) – Người bị đánh là Phạm Văn Tây (17 tuổi) phải nhập viện tại bệnh viên Trung ương Huế.
Sự việc xảy ra khoảng 21 giờ 30, ngày 27-2, tại số nhà 30 Điện Biên Phủ (TP Huế). Có mặt tại hiện trường, chúng tôi chứng kiến hàng trăm người dân bao vây hai công an để phản đối việc đánh em Tây.
Trước sự phản ứng gay gắt của đám đông, hai công an này phải điện cho lãnh đạo Công an TP Huế và lánh đi. Khi lãnh đạo Công an TP Huế đến, người nhà mới chịu đưa Tây đến bệnh viện.
Theo nhân chứng kể lại, thời điểm trên, em Phạm Văn Tây chở một người bạn là Nhật Trung chạy ngược chiều trên đường Điện Biên Phủ. Khi đến trước số nhà 30, Tây bị xe công tác do thượng úy Phan Lê Phú điều khiển chặn lại. Thấy công an chặn xe bất ngờ, Tây cho xe lách sang một bên để tránh va chạm thì bị chiến sĩ công an ngồi sau vụt dùi cui vào đầu. Tây choáng váng và ngã vật xuống đường. Nhiều người dân chứng kiến sự việc cảm thấy bất bình, đã vây lấy hiện trường.

 Đám đông người dân tại hiện trường. Ảnh: VL
Anh Trần Bá Thắng, ngụ đường Trần Phú, TP Huế, người chứng kiến sự việc cho biết: “Hai công an đã dùng xe máy chắn ngang trước mũi chiếc xe đi ngược chiều và đánh vào người của hai thanh niên”- anh Thắng bức xúc.
Nhận định về việc này, ông Đặng Ngọc Sơn, Trưởng Công an TP Huế, cho biết theo anh em báo cáo, khi công an ra hiệu lệnh dừng xe, hai thanh niên đã không tuân thủ mà còn rú ga bỏ chạy. Chính vì vậy nên nhóm công an mới truy đuổi, do chạy nhanh nên hai thanh niên đó…tự ngã. Thái độ của người dân là do ùa theo đám đông. Theo ông Sơn, đoạn đường này thường xảy ra việc chạy xe ngược chiều, gây mất an toàn, lãnh đạo tỉnh đã nhắc nhở nhiều lần nên cần có biện pháp để ngăn chặn dứt điểm.
VIẾT LONG


Copy từ: Pháp Luật

................

Bộ Quốc phòng Trung Quốc ‘cải chính’ thông tin về vùng phòng không


Trung Quốc không loại trừ khả năng thiết lập các vùng phòng không khi cần thiết. Một góc bản đồ Biển Đông.
Trung Quốc không loại trừ khả năng thiết lập các vùng phòng không khi cần thiết. Một góc bản đồ Biển Đông.
Google

Trọng Nghĩa
Sau Bộ Ngoại giao Trung Quốc, hôm qua, 27/02/2014 đến lượt Bộ Quốc phòng nước này lên tiếng (gọi là) « cải chính » nguồn tin được tiết lộ gần đây, theo đó Không quân Trung Quốc đã có kế hoạch thiết lập một vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông. Cách cải chính của Bộ Quốc phòng Trung Quốc cũng không khác lập luận của Bộ Ngoại giao, cho rằng trước mắt thì không, nhưng trong tương lai thì Bắc Kinh vẫn có quyền tiến hành việc này.

Theo các nguồn tin báo chí Trung Quốc, trong buổi họp báo hàng tháng, ông Dương Vũ Quân (Yang Yujun), phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho rằng vấn đề thiết lập một vùng nhận dạng phòng không tùy thuộc vào mức độ của mối đe dọa đến từ bầu trời, điều mà Bắc Kinh không thấy tại Biển Đông.
Đối với một phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc, điều cần ghi nhận là « Trung Quốc đang tin tưởng vào sự ổn định của tình hình Biển Đông nói chung, và quan hệ giữa Trung Quốc với các nước bao quanh vùng biển này ».
Thế nhưng, theo ông Dương Vũ Quân, Trung Quốc không loại trừ khả năng thiết lập các vùng phòng không khi cần thiết : « Là một quốc gia có chủ quyền, Trung Quốc có quyền thành lập các khu vực phòng không ».
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã đưa ra những nhận định kể trên khi trả lời câu hỏi về vụ tờ báo Nhật Asahi Shimbun gần đây đã trích dẫn nguồn tin từ nhiều quan chức Trung Quốc cho biết là Trung Quốc đã phác thảo kế hoạch thiết lập một khu vực nhận dạng phòng không trên Biển Đông, tương tự như họ đã làm trên Biển Hoa Đông vào tháng 11 năm ngoái.
Đối với Bộ Quốc phòng Trung Quốc, rõ ràng nguồn tin trên là tin vịt, do các thành phần cực hữu Nhật Bản tung ra để đánh lạc hướng dư luận. 
Điều đáng ghi nhận là chính Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân, ngày 23/11/2013 vừa qua, đã tuyên bố rằng « Trung Quốc sẽ thiết lập những vùng nhận dạng phòng không khác vào thời điểm thích hợp sau khi hoàn tất công cuộc chuẩn bị ».
Chính tuyên bố này, cộng thêm với phát biểu tương tự của ông Tần Cương, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã làm dấy lên các phản ứng dữ dội, từ phía Mỹ, Nhật, Úc, cho đến một số nước Đông Nam Á, đi đầu là Philippines.

Copy từ: RFI

.............

Mỹ tố cáo Việt Nam dùng luật lệ mơ hồ đàn áp giới đấu tranh nhân quyền


Vào trung tuần tháng Giêng năm nay, tại Quốc hội Hoa Kỳ, từng có buổi điều trần về nhân quyền Việt Nam (ảnh BPSOS)
Vào trung tuần tháng Giêng năm nay, tại Quốc hội Hoa Kỳ, từng có buổi điều trần về nhân quyền Việt Nam (ảnh BPSOS)

Trọng Nghĩa
Như thông lệ, Bộ Ngoại giao Mỹ vào hôm qua, 27/02/2014 đã công bố bản báo cáo thường niên 2013 về nhân quyền trên thế giới. Về tình trạng châu Á, báo cáo ghi nhận từ việc Trung Quốc gia tăng đàn áp giới ly khai, cho đến cuộc bầu cử nhiều sai sót tại Cam Bốt, hay bạo lực nhắm vào người Hồi giáo đang lan rộng ở Miến Điện. Về Việt Nam, Bộ Ngoại giao Mỹ tiếp tục lên án các chiến dịch đàn áp giới đấu tranh cho dân quyền và nhân quyền, đặc biệt bằng cách sử dụng luật lệ mơ hồ về an ninh.

Một trong những mối quan ngại lớn của Mỹ đối với Việt Nam là tình trạng chính quyền tiếp tục siết chặt kiểm soát mạng Internet mặc dù người dân Việt Nam ngày càng mong muốn một chế độ cởi mở hơn. 
Bản báo cáo nhấn mạnh : « Tại Việt Nam, chính phủ tăng cường việc theo dõi, giám sát mạng Internet, hạn chế hơn nữa các quyền cá nhân, và tiếp tục hạn chế các quyền chính trị, truy tố và bỏ tù giới hoạt động đấu tranh dựa trên luật lệ mơ hồ về an ninh quốc gia ».
Trong buổi họp báo giới thiệu bản phúc trình với các nhà báo tại Washington vào hôm qua, Quyền Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về Dân chủ Uzra Zeya đã nêu bật trường hợp Luật sư kiêm blogger Lê Quốc Quân bị bỏ tù với tội danh trốn thuế. Trả lời câu hỏi của một phóng viên, bà Zeya xác định rằng ông Lê Quốc Quân là một tù nhân chính trị, và bày tỏ thái độ quan ngại sâu đậm của Hoa Kỳ về mọi trường hợp tù chính trị tại Việt Nam. 
Bên cạnh đó, người phụ trách hồ sơ nhân quyền tại Bộ Ngoại giao Mỹ còn nhắc lại mối quan tâm của Mỹ về trường hợp 13 blogger Công giáo bị kết án tù vào tháng 11 năm ngoái, với những bản án từ 3 đến 13 năm. Theo bà Zeya, các yếu tố cốt lõi trong mối quan ngại của Mỹ liên quan đến nhân quyền là tình trạng quyền tự do ngôn luận bị hạn chế, đặc biệt trên mạng, việc tống giam giới bất đồng chính kiến dựa theo các luật lệ mơ hồ về an ninh quốc gia, và việc sách nhiễu các nhà hoạt động vì nhân quyền, như điều mới xẩy ra hôm 24/02 cho ông ​​Nguyễn Bắc Truyển.
Đối với Quyền Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ, đấy cũng là các mối quan ngại chủ chốt của Hoa Kỳ trong quan hệ song phương với Việt Nam. 
Nhân dịp công bố bản báo cáo 2013 về nhân quyền, bà Zeya cũng xác đinh là Hoa Kỳ tiếp tục « kêu gọi các cấp lãnh đạo cao nhất trong chính phủ Việt Nam có thêm tiến bộ trong việc tôn trọng các nghĩa vụ và cam kết của Việt Nam trong lãnh vực nhân quyền », qua đó tạo điều kiện cho việc phát triển thêm quan hệ song phương Mỹ-Việt.

Copy từ: RFI

............

Trực tiếp cuộc họp báo của Tổng thống bị lật đổ Yanukovych

Vào lúc 17 giờ 00 ngày 28/12 theo giờ địa phương (tức 20 giờ 00 giờ Việt Nam), Tổng thống bị lật đổ của Ukraine Viktor Yanukovych sẽ tổ chức buổi họp báo tại thành phố Rostov trên sông Đông của Nga.
 
Các phóng viên quốc tế tại phòng họp báo chờ đợi ông Yanukovych (Nguồn: RT)

Đây là lần xuất hiện đầu tiên của ông Yanukovych kể từ khi rời khỏi Kharkov cuối tuần trước sau cuộc chính biến tại Kiev.
Ngày hôm qua, ông Yanukovych đã lên tiếng nói rằng mình vẫn là Tổng thống hợp pháp của Ukraine và đề nghị Nga bảo vệ.
Thượng viện Nga cũng đã cho biết vẫn coi ông Yanukovych là Tổng thống hợp pháp của Ukraine, trong khi chính quyền lâm thời thân phương Tây tại Kiev đã ra lệnh bắt giữ đối với ông này.
Buổi họp báo của ông Yanukovych được truyền trực tiếp trên kênh truyền hình RT của Nga.

Theo Vietnam+

Copy từ: Pháp Luật

............

Nguyễn Chí Đức nhắn tìm anh Nguyễn Việt Hà, người vừa ra khỏi đảng


Nguyễn Chí Đức (Danlambao) - Một người vừa gửi cho tôi một bức hình về quyết định cho ra khỏi đảng của anh Nguyễn Việt Hà. Chưa rõ thực hư câu chuyện này thế nào rất mong bạn đọc Danlambao tìm hiểu rõ hộ tôi về trường hợp của anh Hà. Cá nhân tôi sau khi từ bỏ Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCS) cũng có nhu cầu tìm những người có hoàn cảnh tương tự để chia sẻ những tâm tư tình cảm về nhân tình thế thái và các vấn đề trong xã hội trên tinh thần anh em mà như trước đây tôi từng nêu ra "Ý tưởng về CLB Huynh Đệ Lầm Đường Lạc Lối"

Cũng phải nhắc lại là tôi không có ý định "đầu cơ chính trị" dựa trên những người có hoàn cảnh giống mình mặc dù tôi đã tiên liệu trong tương lai rất nhiều người bằng cách này hay cách khác đã đang và sẽ thoái ĐCS. Kể ra những người này nếu đứng chung với nhau trong một chiến tuyến và tương đồng ở một số điểm nào đó về bản lãnh, ý chí, đường lối cũng như có quá trình gắn bó một thời gian để hiểu thì cũng không phải không có điều kiện để hình thành một tổ chức chính trị đàng hoàng, chuyên nghiệp.

Tuy nhiên nếu một tổ chức chính trị mà thuần túy là những đối tượng bỏ ĐCS thì sẽ có 2 nguy cơ tiềm năng:

1) Dễ thỏa hiệp ngược với CS vì mối quan hệ dây mơ dễ má với CS trong quá khứ, nặng tình nặng nghĩa này kia, bị cài cắm "cò mồi bỏ Đảng".

2) Khi quá đông dễ biến tướng thành một dạng độc tài trong dân chủ nếu không có chế tài để kiểm soát sẽ lấn lướt các hoạt động tuy còn phôi thai nhưng là những mầm xanh lành mạnh của dân chủ. Vì độc tài Cộng Sản là một chứng ung thư khó chữa khỏi chỉ có mức độ nặng hay nhẹ mà thôi.

Vả lại, cũng rất thiệt thòi cho nhiều anh hùng, anh thư, trí thức độc lập trong quá khứ đã dấn thân - nhập cuộc trước tôi và chịu nhiều thiệt thòi, mất mát hơn hẳn nên là một người có tự trọng tôi không thích lợi dụng chuyện này để vun vén cho những trường hợp giống như mình ngay cả khi tôi được cộng đồng mạng mến mộ (trước đây). Vì tôi nghĩ đơn giản đã không thích độc tài, ghét trò ma quái mà lại toan tính vụ lợi thì thà ở lại ĐCS cho lành mà còn có lợi ích cho bản thân đang chuẩn bị có cơ hội thăng tiến. 

"Quốc Gia hưng vong thất phu hữu trách" nhìn thấy những chuyện suy đồi trong xã hội, thời cuộc ngả nghiêng thì lên tiếng là trách nhiệm của một con dân nước Việt có lương tri bất luận là đảng viên ĐCS hay một tổ chức chính trị nào (bất hợp pháp) trên lãnh thổ Việt Nam.

Qua blog Danlambao, em Nguyễn Chí Đức xin nhắn gửi chúc anh Nguyễn Việt Hà cùng gia đình lời chúc sức khỏe, an lành. Em nghĩ là anh Hà sẽ sớm đạt trạng thái bình thường và nhẹ nhõm vì đã toại nguyện về quyết định của mình. Rất mong được một ngày gặp anh để hàn huyên. 

Xin kính anh!


Copy từ: Dân Làm Báo

..........

Mời công an uống 'ly cà phê nhân quyền'


Nhóm các blogger thuộc Mạng lưới Blogger Việt Nam vừa đăng Bấm thư ngỏ mời mọi người tham dự buổi gặp gỡ Cà phê Nhân quyền nhằm thảo luận về quyền tự do đi lại của công dân.
Trong thư mời có đoạn viết "Thời gian vừa qua liên tục xảy ra tình trạng công dân Việt Nam không vi phạm pháp luật bị ngăn cấm xuất cảnh mà không được thông báo trước."
"Một trong những lý do mà an ninh, Cục quản lý xuất nhập cảnh thường đưa ra là do có lệnh từ Bộ Công an (hoặc đơn vị an ninh cụ thể) là vì 'an ninh quốc gia'."
"Làm thế nào để chấm dứt tình trạng tùy tiện này?" thư mời của nhóm các blogger đặt câu hỏi.
Blogger Nguyễn Hoàng Vi, một trong các thành viên tổ chức sự kiện theo dự kiến diễn ra vào 9 giờ sáng ngày mai thứ Bảy tại Thành phố Hồ Chí Minh, nói với BBC Tiếng Việt:
"Nội dung cuộc gặp nhằm nói về quyền đi lại của công dân, vốn đã được đề cập đến trong Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền và cũng đã được Hiến pháp Việt Nam công nhận."
"Thành phần tham dự là tất cả các công dân quan tâm tới quyền tự do đi lại của mình, và đặc biệt là các nhóm hoạt động xã hội dân sự mới hình thành ở Việt Nam."
Bản thân blogger Nguyễn Hoàng Vi từng bị ngăn cản xuất cảnh hai lần.
"Thành phần tham dự là tất cả các công dân quan tâm tới quyền tự do đi lại của mình, và đặc biệt là các nhóm hoạt động xã hội dân sự mới hình thành ở Việt Nam. Thư mời chúng tôi cũng đã gửi tới cơ quan thường trú Bộ Công an ở phía Nam."
Nguyễn Hoàng Vi, Mạng lưới Blogger Việt Nam
"Hôm 17/4/2012, tôi định sang Campuchia để lấy hàng buôn bán cùng một số bạn bè. Còn mới đây là cuối năm 2013, tôi cùng một số thành viên của Mạng lưới Blogger Việt Nam định sang Thái Lan để có thể vận động cho vấn đề nhân quyền Việt Nam," cô nói.
Tuy hai lần xuất cảnh với hai mục đích hoàn toàn khác nhau, nhưng blogger Nguyễn Hoàng Vi đều không đi được với cùng một lý do "không cho xuất cảnh với lý do an ninh quốc gia".
Gần đây nhất, blogger Bùi Tuấn Lâm, người tới Geneva để dự phiên kiểm điểm nhân quyền Việt Nam trong tháng Hai, đã bị tịch thu hộ chiếu và đưa lệnh cấm rời Việt Nam ngay khi anh vừa từ nước ngoài đáp xuống sân bay Tân Sơn Nhất sau chuyến đi.
Lý do là vì anh "chưa được phép xuất cảnh", Bùi Tuấn Lâm nói với BBC Tiếng Việt hôm 24/2.

'Sẽ cho người phá'

Địa điểm thảo luận tại một quán cà phê Starbucks
Ra mắt hồi trung tuần tháng 12/2013, Mạng lưới Blogger Việt Nam là nhóm những người viết blog ‘góp phần phát huy nhân quyền, tranh đấu cho tự do’ ở nhiều tỉnh thành trên cả nước.
Blogger Hoàng Vi nói tuy không được giới chức thừa nhận như một tổ chức thực sự, nhưng Mạng lưới Blogger Việt Nam đã gửi thư tới cơ quan thường trú của Bộ Công an ở phía Nam, mời họ có mặt trong sự kiện ngày mai.
"Việc họ đến để trả lời thỏa đáng những thắc mắc về vấn đề tự do đi lại của công dân là điều cần thiết, " blogger này nói.
Thành viên nhóm tổ chức buổi gặp tại Cafe Starbucks tại Quận Nhất cũng dự đoán lời mời của nhóm sẽ không được hồi đáp.
"Theo suy đoán cá nhân của tôi, thì nhiều khả năng là đại diện Bộ Công an sẽ không đến, nhưng họ sẽ cho người phá vỡ kế hoạch buổi gặp gỡ cà phê ngày mai," Nguyễn Hoàng Vi nói.
Được biết, để chuẩn bị đón tiếp những người muốn tham dự, các thành viên ban tổ chức sẽ mặc áo Mạng lưới Blogger Việt Nam giống như trong buổi gặp hôm 8/12/2013, là buổi sinh hoạt vì nhân quyền của nhóm này.
Họ cũng có thể mang theo bóng bay nói về quyền con người làm dấu hiệu nhận biết.


Copy từ: BBC

....................

Xứ ta tự do nhất quả đất!

 


Nhiều lề đường tại trung tâm thành phố "tự do" biến thành hàng quán - Ảnh: Công Nguyên
Hàng xóm tôi có người qua đời. Suốt tuần, ban ngày trống chuông, dứt chuông thì một đoàn mấy chục các bà, các cô cùng nhau tụng niệm Nam mô A di đà Phật vang lừng cả xóm. Mà chỉ duy nhất câu đó tụng liên tục chừng 3 tiếng mới thôi.
Cũng hàng xóm tôi xây nhà. Gạch, cát, xi măng đổ đầy lối đi chung.  Lối vô xóm vốn rậm rạp cây cảnh, hoa nở bốn mùa, giờ cây lụi, hoa tàn.
Ở Đức, bạn tôi kể, trồng cây trong vườn nhà mình nhưng nếu cây đã cao hơn 3 m mà muốn chặt thì phải qua một đống thủ tục: làm luận chứng trình bày vì sao cần chặt; luận chứng thứ hai trình bày sẽ trồng lại ít nhất số cây bằng số cây xin chặt, mà phải chờ đến khi cây mới được trồng nảy lộc, có chứng cứ đàng hoàng mới được chặt cây cũ. Nếu không trồng lại trong vườn nhà mình thì phải tính chuyện thuê đất ở đâu để trồng cây mới. Thủ tục không do ở cấp phường, xã mà phải lên tận cấp tỉnh, cấp thành.
Ở ta cần quái gì nhiêu khê vậy. Cổ thụ bên đường nhưng cản mất quán cháo lòng vỉa hè của ta, a lê chặt béng. Đóng vài cái đinh mấy chục phân vô thân, đổ hóa chất vô gốc, đơn giản nhẹ nhàng mà cổ thụ nào cũng chết thẳng cẳng. Không thì tận dụng treo vài cái bảng quảng cáo toòng teng đại loại ở đây có cháo lòng tươi cũng đạt hiệu quả kinh doanh lắm. Muốn sinh động treo vài lồng chim. Người đi ở dưới chim ị trên đầu, chẳng sao, một chút thiên nhiên giữa thành thị, càng thêm thơ mộng.
Dưới gốc cổ thụ, cứ thả vài con gà bới đất cho bớt nhung nhớ hương đồng gió nội. Quán nhậu quán ăn rửa chén ngay đó càng hay.
Nấu than tổ ong để trong nhà khói chịu sao nổi. Các mợ nên bưng ra lề đường, tha hồ quạt hùng hục cho khói buồn vương lên cây, thoải mái nướng, hầm, đun nấu. Trẻ con mắc tè thì trật quần ngay đấy, mẹ một tay đảo nồi thịt một tay kéo quần cho con càng nhanh. Các cậu thì hào sảng cởi trần mặc xà lỏn vác ghế nhựa ngồi bên cạnh nhồm nhoàm, càng tươi ngon, càng nóng sốt. Thỉnh thoảng vài con chó lãng du ghé lại ị một bãi. Ôi thật là bức tranh gia đình đẹp đẽ, hòa bình thay, người và vật chung sống giữa thiên nhiên!
Nấu xong kiếm cái cống thoát nước gần đấy mà đổ rác. Nhà ai gần kênh rạch thì sáng tinh mơ dậy tập thể dục tiện thể xách bịch rác quăng vèo xuống sông. Rồi về nhà, ta nhớ vừa bịt mũi vừa hát "Chảy đi sông ơi" nhé!
Sáng sáng ta tung tăng mặc đồ bộ chạy vung vẩy cho khỏe người. Không nên chạy trong công viên. Ta hãy cứ lề đường mà chạy. Tiện lợi vô cùng: mua mớ rau, con cá, miếng thịt. Lượm vài cái áo hàng sale. Chỗ này giỏ xách, bên kia giày, đồ cũ, đồ xưa, đồng xu, đồ thờ, điện thoại, sửa khóa, sách dạy làm người...  Lề đường thành phố ta cái gì cũng có, chỉ trừ lối đi!
Chẳng sao, cổ nhân đã dạy: Trong lòng đường thực chất không có đường. Người ta chạy xe mãi trên lề cũng thành đường thôi!
Sáng đã vậy. Tối ta cũng cần cắm cái tăm vào miệng, giắt áo vô quần đùi rồi xoa bụng đi dạo. Bộ môn thể thao mạo hiểm này giúp ta phản xạ lanh lẹ: dưới chân ta có chuột chết; ngang mặt ta có bãi đờm anh đẹp trai phóng SH qua nhổ lại, có bịch nước mía từ trên trời rơi xuống, có vỏ hộp xôi ngang hông lao tới. Cần chi lên Phong Nha hay Sơn Đoòng leo núi khám phá hang động tốn tiền? Ngay thành phố này, ngày ngày ta đã có vô vàn cơ hội miễn phí để luyện trí não sáng suốt, cơ bắp dẻo dai đó thôi?
Đi xe đò ở ta cũng hay. Thích thì ngồi ghế. Không thích ghế thì chui dưới hầm. Ấm. Không bụi bặm. Tài xế thích thì chạy, buồn buồn thì kiếm anh cảnh sát hất lên nắp capô chơi. Dọc đường thích thì ghé vô trạm dừng, không thích thì đứng ngay bên đường, vừa xả nước cứu thân vừa chun mũi hưởng hương đồng gió nội. Thích thì đèn đỏ dừng lại, không thích cứ phóng thẳng. Nếu xui gặp thằng container đang lao qua ngã tư thì trước khi chầu giời nên nhớ chẳng qua tự do của nó lớn hơn của ta thế thôi.
Nếu phải ra tòa ở Bình Thuận, ta hoàn toàn tự do: thích đứng thì đứng, thích nằm thì nằm. Tòa còn cho ta mượn cái giường xếp nằm rất êm. Khi chủ tọa kết tội, ta thích nghe thì nghe, không thích nghe thì ngủ. Ngủ là biện pháp cải tạo rất hiệu quả, rất tiết kiệm. Chưa có kết luận nào tuyên bố người ta phạm tội trong khi ngủ cả.
Tự do không chỉ dành cho người. Tự do còn dành cho muôn loài. Ta ngồi thưởng thức đĩa cơm tấm đêm Tân Định, dưới chân ta chuột cống cũng phè phỡn tiệc tùng. Ta ra chợ mua trái thơm gọt sẵn vàng ươm nhớ nhường đường xe rác nước rỉ ròng ròng. Trên đó vài trăm chú gián ngây thơ đang đi dạo.
Tự do không chỉ trong đời sống. Tự do còn tuyệt đỉnh trên truyền thông. Ta đọc bài người phụ nữ nọ đẻ ra con đỉa đường kính 5 phân, chưa hết khâm phục thì nhảy ngay ra bài bố chồng dính chặt nàng dâu, lại có cả ảnh và chứng thực của hàng xóm. Ta đang còn xuýt xoa, bỗng đâu sét đánh ngang tai, một cái tít trịnh trọng thông báo người đẹp kia một ngày mần ăn đến 30 cú với tài xế taxi, bổn báo hãnh diện khoe rằng bổn báo có nạn nhân, có cả clip..
Và đặc biệt chúng ta tự do và sáng tạo trong thực phẩm. Có hạt dưa nhuộm màu công nghiệp, có bún tẩy trắng bằng Tinopal, có rau muống xanh nhờ tưới bằng nhớt, nước rửa chén và hóa chất. Có gà bơm nước. Có dưa hấu chích ngọt. Có cá ướp urê. Có rượu pha cồn chuyên dùng đánh vecni..
Kể sao xiết những kỷ lục tự do của đất nước chúng ta?
Nói đến đây, tôi lại vô cùng bái phục slogan của ngành du lịch. Thật thâm sâu, ảo diệu! Đây - chúng tôi điểm đến của thiên niên kỷ mới. Đến và xếp hàng mua vé lẹ lên, chứ những loài như vầy, giờ còn hiếm lắm!
Hoàng Xuân


Copy từ: Thanh Niên

.............

Kêu gọi hòa giải dân tộc như thế nào?



Đã gần tròn 40 năm kết thúc cuộc nội chiến giữa người Việt Nam.
Tuy nhiên tới thời điểm hiện nay người Việt vẫn chưa thể thực hiện được việc hòa hợp và hòa giải dân tộc, điều mà nhiều dân tộc đã làm rất tốt công việc này mặc dù đất nước họ cũng đã có thời kỳ nội chiến và chia rẽ.
Đứng trước một thời kỳ mới với kỳ vọng sẽ có sự thay đổi lớn về cải cách thể chế chính trị thì vấn đề hòa hợp, hòa giải càng cần thiết phải đặt ra để chuẩn bị cho một tương lai mới của Việt Nam.

Sự cần thiết của việc hòa hợp hòa giải

Khi đã sống trong một xã hội pháp quyền, dân chủ, đa đảng thì các bên phải biết tôn trọng quan điểm chính trị của nhau. Và người Việt cũng cần phải học cách thức sống chung với những khác biệt như vậy.
Cụ thể tại Mỹ trong cộng đồng người Việt quốc gia nếu có người treo ảnh chủ tịch Hồ chí Minh và cờ đỏ sao vàng hay tại Việt Nam người dân treo cờ vàng và tưởng niệm các tướng lãnh Việt Nam Cộng hòa cũng cần phải được tôn trọng.
"Khi đã sống trong một xã hội pháp quyền, dân chủ, đa đảng thì các bên phải biết tôn trọng quan điểm chính trị của nhau. Và người Việt cũng cần phải học cách thức sống chung với những khác biệt như vậy. "
Sự khác biệt về quan điểm chính trị rất dễ gây ra xung đột và bất ổn nếu một dân tộc không biết cách đưa ra nhưng nguyên tắc, phương thức hòa bình để giải quyết các khác biệt đó.
Một minh chứng cho điều này là Thái Lan và gần đây nhất là Ukraina mặc dù họ đều là những quốc gia tam quyền phân lập, đa nguyên đa đảng nhưng do các bên đều không có phương thức xử lý khác biệt một cách hòa bình nên các xung đột diễn ra thường với thời gian dài, liên tiếp và đầy bạo lực gây bất ổn xã hội, cản trở sự phát triển đất nước.
Cuộc chiến giữa người Việt Nam gần 40 năm về trước về bản chất của là do sự khác biệt về tư tưởng, đường lối chính trị cùng với sự hậu thuẫn, lôi kéo của các cường quốc là Nga và Mỹ.
Hiện nay, cùng với thời gian nhận thức của người dân Việt Nam đã có nhiều thay đổi tuy nhiên cũng vẫn còn những yếu tố có thể gây nên những bất ổn, nếu các bên vẫn nhìn nhận về phía bên kia như những đối tượng thù địch cần bị loại bỏ.
Cần cùng tập trung vào giải quyết những vấn đề chung của đất nước: Dân tộc Việt Nam tuy hình thành từ rất lâu đời nhưng do nhiều lý do cả từ quá khứ, lẫn hiện tại mà vẫn được cho là một đất nước chậm phát triển.
Những mối lo đến từ bên ngoài về vấn đề chủ quyền, lãnh thổ vẫn đang hiện hữu. Do vậy, rất cần có sự nỗ lực đoàn kết của người Việt trong việc cùng hướng tới xây dựng một quốc gia giàu mạnh, tốc độ phát triển nhanh cũng như đối phó với những thách thức từ các quốc gia láng giềng.
Thực hiện việc hòa hợp và hòa giải phải xuất phát từ thay đổi cách nhìn nhận về đối phương của cả từ hai phía.

Làm chậm quá trình

Về phía người Việt Quốc gia có khá nhiều người đang có một số quan điểm sau về người Cộng Sản:
Quan điểm thứ nhất cho rằng người Cộng sản Việt Nam không bao giờ thay đổi: Nếu chúng ta lùi thời gian về trước năm 1986 thì cả Việt Nam và Bắc Hàn đều khá giống nhau về mô hình quản lý đất nước lẫn ý thức hệ. Việt Nam được cho là nghèo nàn và thua kém hơn Bắc Hàn vào thời điểm đó. Nhưng cũng chính vì sự thay đổi của người Cộng Sản Việt Nam mà cho tới nay Việt Nam hơn Bắc Hàn về mọi mặt cả mức độ dân chủ, mức sống người dân, sự hội nhập với thế giới, tốc độ tăng trưởng kinh tế....
Chỉ có một điều vẫn chưa thay đổi đó là chưa chấp nhận đa nguyên, đa đảng. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là sẽ không bao giờ thay đổi.
Ngay cả nước được cho là bảo thủ, khép kín hơn Việt Nam rất nhiều là Miến Điện thì lãnh đạo của họ hiện tại cũng đã công bố công khai và đang tiến hành triển khai một cách có lộ trình về cải cách thể chế chính trị theo hướng dân chủ, đa nguyên, đa đảng.
Tại Việt Nam, với những thay đổi gần đây trong xã hội cũng như từ các phát biểu của lãnh đạo hiện tại về cải cách thể chế, xây dựng nhà nước pháp quyền và mở rộng dân chủ thì tôi tin sẽ có một tiến triển về cải cách giống mô hình của Miến Điện tại Việt Nam trong thời gian tới.
Quan điểm thứ hai cho rằng tất cả người cộng sản Việt Nam đều xấu, cần lên án và loại bỏ.
Nếu chúng ta nhìn lại những sự thay đổi về thể chế chính trị của nhiều nước Đông Âu, Nga và Mông Cổ thì nhân tố chính cho sự thay đổi lại đến từ chính những đấu tranh giữa những người cộng sản cấp tiến mong muốn thay đổi với những người cộng sản bảo thủ.
Do vậy, không phải riêng người Cộng sản, trong bất cử đảng phái nào cũng đều có những nhóm người có quan điểm khác nhau, thậm chí đấu tranh với nhau.
Tại Việt Nam cũng vậy, những phản biện có tác động tích cực tới sự những thay đổi, cải cách tại Việt Nam thường đến từ những người đã và đang là những người cộng sản. Bởi chính họ chứ không ai khác mới là những người hiểu rõ người cộng sản và họ biết các thức tác động sao cho hiệu quả nhất.
Việc lên án tất cả những người cộng sản dễ dẫn tới nhiều người cộng sản muốn thay đổi, cải cách nhưng lại lo sợ là đối tượng bị trả thù nếu Việt Nam có sự thay đổi về thể chế chính trị. Nên đó cũng là yếu tố cản trở sự cải cách.

Chính quyền Cộng sản

Trong công tác đối ngoại, Đảng Cộng sản đã có những thành công nhất định khi hòa giải được với tất cả những nước đã từng là thù địch như Mỹ, Trung Quốc, Nhật, Pháp..., phá vỡ thế bị cô lập để hội nhập với thế giới. Phương thức ngoại giao chủ yếu được dùng là đối thoại và đàm phán, tránh tối đa xung đột và tận dụng sự ủng hộ quốc tế trong các tranh chấp lãnh thổ.
Thế nhưng trong đối nội họ lại tỏ ra khá cứng nhắc khi ứng xử với sự khác biệt về quan điểm chính trị. Việc sử dụng hệ thống công an, tòa án để đối phó với đối lập càng làm giảm uy tín của Đảng Cộng sản, tăng thêm các hoạt động đấu tranh, đối kháng. Do vậy, phương pháp đàm phán và đối thoại là cách tốt nhất để giải quyết sự khác biệt để tìm ra giải pháp tốt nhất cho đất nước và người dân.
Mặc dù đã có sự thay đổi cởi mở hơn về cách ứng xử với những người từng là lính Việt Nam Cộng Hòa ví như thời gian gần đây báo chí đã có những bài ca ngợi những người lính VNCH trong trận Hải chiến Hoàng Sa, không ngăn cản người dân tưởng niệm lãnh đạo VNCH như Ngô Đình Diệm.... Tuy nhiên, trong các sách báo và tài liệu chính thống thì vẫn chưa có sự thay đổi đáng kể khi mô tả về cuộc chiến giữa VNCH với VN Dân chủ hay hình ảnh của người lính VNCH.
Những quan điểm và hành xử như trên của hai bên đều cần phải có những điều chỉnh thì mới tạo được sự hòa hợp và hòa giải thực sự của dân tộc. Sự thay đổi của một bên cũng phụ thuộc vào hành xử của bên đối lập. Nếu bên đối lập luôn mong muốn loại bỏ, tiêu diệt đối phương thì sẽ dẫn tới những hành động phản ứng tương tự từ phía bên kia.
Do vậy, mục đích cao nhất của sự đấu tranh là tác động để đối phương thay đổi cùng hướng tới những thỏa thuận, mục tiêu chung có lợi cho sự phát triển đất nước mà chấp nhận bỏ qua quá khứ có thể được cho là có nhiều lỗi lầm.
Công việc hòa hợp và hòa giải phải được thực hiện chủ động chứ không chỉ hy vọng, trông chờ vào sự tự thay đổi của một bên nào cả. Khi hai đối tượng mâu thuẫn với nhau thì tốt nhất công việc hòa giải thực hiện bởi một đối tượng trung gian, đứng giữa mà cả hai đều có thể tin tưởng.
Điều đó có nghĩa là tại Việt Nam nên hình thành một tổ chức độc lập thực hiện công tác hòa hợp và hòa giải dân tộc.

Tổ chức độc lập

"Mục đích hoạt động chỉ tập trung vào công tác hòa giải dân tộc mà không phục vụ cho bất cứ tổ chức chính trị nào."
Tổ chức này nên do những người có uy tín trong xã hội đứng ra kêu gọi thành lập. Thành phần tham gia là những người tâm huyết với công tác hòa hợp hòa giải dân tộc và tốt nhất là đến từ cả hai phía.
Mục đích hoạt động chỉ tập trung vào công tác hòa giải dân tộc mà không phục vụ cho bất cứ tổ chức chính trị nào. Các hoạt động cụ thể trước mắt có thể bao gồm:
- Vận động các bên hạn chế dùng các tài liệu, sách báo và đưa ra các chứng cứ lịch sử để cáo buộc, lên án bên kia. Nên viết về lịch sử đã qua một cách khách quan, tránh gây thù địch. Điều mà nhiều nước họ đã làm tốt.
- Tạo điều kiện cho các bên cùng phối hợp những hoạt động chung như tưởng niệm các chiến sỹ đã bảo vệ biển đảo tổ quốc, ủng hộ nạn nhân các vụ thiên tai, lũ lụt trong nước, các hoạt động chung để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ Việt Nam.
- Kêu gọi các bên có những cuộc gặp mặt đàm phám, đối thoại để giải quyết những bất đồng, khác biệt.
Năm 2014 có nhiều dấu ấn quan trọng, Trung Quốc và Đài Loan lần đầu tiên có cuộc gặp ở cấp cao nhất bàn về vấn đề hòa hợp dân tộc. Bắc Hàn lần đầu tiên đưa ra những đề nghị với Nam Hàn việc hòa giải giữa hai quốc gia. Liệu người Việt Nam đã có thể khởi động tiến trình hòa hợp vào hòa giải dân tộc trong năm nay.

Copy từ: BBC

..............

Ukraine: 37 tỉ USD "bốc hơi"dưới thời Yanukovych

Tân Thủ tướng Ukraine Arseny Yatseniuk cho biết 37 tỉ USD tiền vay mà nước này nhận từ nước ngoài đã biến mất trong thời gian ông Viktor Yanukovich tại nhiệm.
Phát ngôn nhiều ẩn ý của Tân Thủ tướng Ukraine trong bài phát biểu trước nghị viện đưa ra giữa lúc nổi lên những câu chuyện bất tận về cuộc sống xa hoa của vị tổng thống bị lật đổ Yanukovych sau khi người biểu tình ùa vào dinh thự đắt đỏ của ông ở ngoại ô Kiev.
Ukraine: 37 tỉ USD 'bốc hơi'dưới thời Yanukovych
Ông Arseny Yatseniuk (bìa trái) được bổ nhiệm làm Thủ tướng mới của Ukraine hôm 27-2. Ảnh: Reuters
“Ngân khố quốc gia đã bị đáng cắp và hiện đang trống rỗng. 37 tỉ USD tiền vay từ nước ngoài đã biến mất…” – ông Yatseniuk nói.
Ngoài 37 tỉ “bốc hơi” bí ẩn nói trên, ông Yatseniuk còn cho biết thêm rằng có tới 70 tỉ USD đã chảy ra nước ngoài trong 3 năm nắm quyền của ông Yanukovych, tuy nhiên chưa rõ bao nhiêu phần trong số đó là bất hợp pháp.
Theo tỉ giá hiện tại, 70 tỉ USD tương đương khoảng một nửa GDP của Ukraine năm 2013. Được biết, hiện tài khoản chính phủ Ukraine còn 4,3 tỉ hryvnia (tương đương 430 triệu USD), trong khi dự trữ ngoại tệ tại ngân hàng trung ương là 15 triệu USD.
Lương trung bình của người Ukraine hiện vào hoảng 500USD/tháng.
Ông Arseny Yatseniuk - cựu Bộ trưởng Kinh tế đồng thời là người ủng hộ Liên minh châu Âu (EU), được bổ nhiệm làm Thủ tướng mới của Ukraine hôm 27-2 cho tới khi diễn ra cuộc bầu cử tổng thống vào ngày 25-5 tới. Trong bối cảnh đồng hryvnia của Ukraine đang rơi tự do và những lo ngại về mức dự trữ ngoại tệ ngày càng giảm, ông Arseny Yatseniuk khẳng định nước này đang khẩn thiết cần một khoản vay lớn từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) – vốn đã cử một nhóm kỹ thuật tới Ukraine để hỗ trợ Kiev vào tuần tới.
Ngay sau phát biểu của ông Yatseniuk, chính phủ Thụy Sĩ đã tuyên bố sẽ yêu cầu tất cả các nhà băng ở nước này đóng băng bất cứ tài khoản nào liên quan đến ông Yanukovych.
Trong một diễn biến đáng chú ý khác, khoảng 500 trang đầu tiên trong số hàng loạt tài liệu mật liên quan tới ông Yanukovych – vốn bị vứt xuống sông sau khi ông trốn chạy, đã được tìm lại và chụp hình đưa lên trang web Yanukovychleaks.org cho người dân theo dõi.Theo trang web này, con số 500 trang chỉ tương đương với 2% tổng số tài liệu bị vứt xuống sông.
Ukraine: 37 tỉ USD 'bốc hơi'dưới thời Yanukovych
Các nhà báo ở Kiev thu lượm và phân tích số tài liệu mật. Ảnh: Kiev Post
Trong số tài liệu, đáng chú ý có một số hóa đơn cho thấy ông Yanukovych đã chi khoảng 31 triệu USD để trang trí và mua tranh treo tại dinh thự Mezhyhirya. Còn một hóa đơn khác cho thấy số tiền chuyển khoản lên đến 12 triệu USD hồi tháng 9-2010, khoảng 7 tháng sau khi ông Yanukovych lên nắm quyền.
Theo Đỗ Quyên (NLĐO / Reuters)


Copy từ: Pháp Luật


..........

Việt Nam bị Trung Quốc đe dọa tại Lào và Cam Bốt ?


 
Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào (T) và Thủ tướng Cam Bốt Hun Sen (P) chứng kiến lễ ký thỏa thuận hợp tác song phương tại Phnom Penh ngày 31/03/2012.
Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào (T) và Thủ tướng Cam Bốt Hun Sen (P) chứng kiến lễ ký thỏa thuận hợp tác song phương tại Phnom Penh ngày 31/03/2012.
Reuters
 
Trọng Nghĩa
Vào lúc Trung Quốc ngày càng lộ rõ tham vọng đặt toàn bộ Biển Đông dưới quyền khống chế của Bắc Kinh, phớt lờ chủ quyền được tuyên bố của Việt Nam đối với hai vùng quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, trên đất liền cũng diễn ra một tình hình đáng ngại khác cho Việt Nam : Trung Quốc càng lúc càng tăng cường thế lực tại Lào và Cam Bốt, hai nước láng giềng cho đến nay là đồng minh truyền thống, nằm trong vòng ảnh hưởng của Việt Nam.
Câu hỏi đặt ra là uy thế ngày càng lớn của Trung Quốc tại Lào và Cam Bốt phải chăng đang trở thành một mối đe dọa cho Việt Nam, đặc biệt trong lãnh vực an ninh, vì nếu Lào và Cam Bốt thực sự rơi vào quỹ đạo của Bắc Kinh, thì rõ ràng là Việt Nam đã lọt vào trong gọng kềm của Trung Quốc.
Phải nói là trong thời gian qua, Trung Quốc không ngừng gia tăng các khoản viện trợ và đầu tư vào Lào và Cam Bốt. Các khoản trợ giúp của Bắc Kinh cho Phnom Penh đã từng được nêu bật cách nay hai năm sau khi Cam Bốt không ngần ngại chiều theo quan điểm của Trung Quốc và đối kháng với Việt Nam và Philippines trong hồ sơ Biển Đông. Riêng những khoản đầu tư của Trung Quốc vào Lào ít được nói tới dù rất đáng kể.
Cuối 2013, Trung Quốc vượt qua Việt Nam để thành nhà đầu tư số một ở Lào
Tuy nhiên, ngày 30/01/2014, Đại sứ Trung Quốc tại Lào Quan Hòa Bình (Guan Huaping) cho biết là tổng trị giá đầu tư của Trung Quốc tại Lào vào cuối năm 2013 đã đạt mức 5,1 tỷ đô la, qua mặt Việt Nam trong tư cách là nhà đầu tư lớn nhất tại Lào.
Cho đến giữa năm 2013, Việt Nam còn là nhà đầu tư số một tại Lào với khoảng 5 tỷ đô la, theo sau là Thái Lan với 4,8 tỷ, còn Trung Quốc chỉ đứng thứ ba với 4 tỷ.
Việc Trung Quốc vượt qua Việt Nam trong vai trò nhà đầu tư lớn nhất tại Lào không phải là điều đáng ngạc nhiên trong bối cảnh từ hơn một chục năm nay Bắc Kinh không ngừng nỗ lực dùng lá bài kinh tế để chiêu dụ các nước Đông Nam Á nói chung, và hai nước Lào và Cam Bốt nói riêng.
Trong một công trinh nghiên cứu về quan hệ giữa Trung Quốc với Lào và Cam Bốt vừa được Viện Thống nhất Quốc gia của Hàn Quốc tại Seoul công bố (Carlyle A. Thayer, “China’s Relations with Laos and Cambodia", in Jung Ho Bae and Jae H. Ku, eds., China’s Internal and External Relations and Lessons for Korea and Asia), Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia kỳ cựu về châu Á tại Học viện Quốc phòng Úc đã nêu bật một số lý do chính thúc đẩy Bắc Kinh tăng cường đầu tư vào hai nước Đông Nam Á này cả kinh tế lẫn chính trị :
« Trung Quốc đã làm như vậy chủ yếu vì lý do kinh tế : Họ tìm cách tiếp cận vào các sản phẩm nông nghiệp và nguồn tài nguyên thiên nhiên rất cần cho nền kinh tế đang phát triển nhanh của họ, đồng thời tìm cách phát triển một thị trường cho hàng hóa và dịch vụ của Trung Quốc. Đa phần viện trợ phát triển và đầu tư của Trung Quốc được hướng vào lãnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, năng lượng và công nghiệp khai khoáng ở cả Lào lẫn Cam Bốt ».
Mặt khác, theo giáo sư Thayer, Trung Quốc cũng muốn tỉnh Vân Nam của họ hội nhập được vào khu vực Đông Nam Á lục địa, do đó, đầu tư và viện trợ của Bắc Kinh cũng tập trung vào việc thành lập một mạng lưới giao thông từ miền Nam Trung Quốc tỏa xuống vùng Đông Nam Á.
Động cơ chính trị : Thông qua Lào và Cam Bốt để tác động lên ASEAN
Bên cạnh quyền lợi kinh tế, theo giáo sư Thayer, Bắc Kinh cũng có động cơ chính trị. Ông giải thích :
« Trung Quốc tìm cách phát triển mối quan hệ thân thiện với Lào và Campuchia để thu hút sự ủng hộ cho một loạt chính sách quan trọng của Bắc Kinh. Ví dụ, tất cả các thỏa thuận hợp tác song phương dài hạn mà Trung Quốc đã ký kết với các thành viên ASEAN trong những năm 1999-2000 đều có điều khoản liên quan đến chính sách Một nước Trung Quốc duy nhất.
ASEAN đóng vai trò quan trọng trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc. Yếu tố đó đã nâng cao tầm quan trọng của Lào và Cam Bốt trong một khuôn khổ đa phương. Lợi ích của Trung Quốc là làm sao có được quan hệ tốt với Lào và Cam Bốt (và với tất cả các thành viên ASEAN khác) để họ làm cầu nối cho ảnh hưởng chính trị và kinh tế của Trung Quốc.
Trong năm 2012 chẳng hạn, khi Cam Bốt làm chủ tịch ASEAN, Trung Quốc đã sử dụng ảnh hưởng của mình trên chính quyền Phnom Penh để tác động đến cuộc thảo luận về Biển Đông trong khối ASEAN. Cam Bốt đã được khen thưởng vì đã hợp tác. Sắp tới đây, vào năm 2016, đến lượt Lào lên làm chủ tịch ASEAN ».
Đối với Giáo sư Thayer, dù rất hữu hảo với Trung Quốc để tranh thủ các quyền lợi về kinh tế, nhưng Lào và Cam Bốt vẫn cố gắng duy trì quyền độc lập tự chủ của mình. Trong lãnh vực này, Lào có vẻ thành công hơn Cam Bốt. Giáo sư Thayer phân tích :
« Lào dường như đã thành công hơn Cam Bốt trong việc duy trì quyền tự chủ của mình nhờ sự hiện diện mạnh mẽ về kinh tế của Thái Lan và Việt Nam… Cam Bốt thì gặp khó khăn nhiều hơn vì quan hệ với Thái Lan thì bị các tranh chấp biên giới khuấy động, trong lúc bang giao với Việt Nam thì lại là một vấn đề chính trị gây tranh cãi trong nước. Chính quyền của đảng Nhân dân Cam Bốt của ông Hun Sen đã không theo đuổi được một chính sách cân bằng mà đã trở thành phụ thuộc vào Trung Quốc. »
Ảnh hưởng không ngừng gia tăng của Trung Quốc tại hai láng giềng phía Tây và Tây Nam Việt Nam phải chăng là một mối đe dọa cho nền an ninh của Việt Nam ? Trả lời phỏng vấn của RFI bằng thư điện tử, Giáo sư Thayer cho rằng trong lãnh vực an ninh thuần túy, xu thế đó không phải là điều đáng ngại đối với Việt Nam.
Sau đây là toàn văn bài phỏng vấn :
RFI : Giáo sư có nghĩ rằng việc quan hệ được tăng cường giữa Trung Quốc với Cam Bốt và Lào đang là (hoặc sẽ là) một mối đe dọa đến an ninh của Việt Nam hay không ?
Thayer : Quan hệ song phương của Trung Quốc với Cam Bốt và Lào không tạo nên một mối đe dọa an ninh trực tiếp nào đối với Việt Nam hiện nay, và trong tương lai, tình hình hoàn toàn có thể sẽ cũng như vậy.
Cả Cam Bốt lẫn Lào đều tìm cách bảo đảm cho mình một quyền tự do hành động nhất định. Quan hệ giữa Cam Bốt và Lào với Trung Quốc, trong một chừng mực nào đó, cũng sẽ được điều hòa thông qua khối ASEAN mà cả hai nước này đều là thành viên.
Hai mục tiêu của Bắc Kinh tại Cam Bốt và Lào
Trung Quốc tìm kiếm lợi ích kinh tế tại Cam Bốt và Lào. Riêng tại Lào, Trung Quốc phải cạnh tranh với Thái Lan và Việt Nam.
Bắc Kinh cũng hy vọng là không nước nào đề ra một chính sách đối ngoại thiếu thân thiện và chống lại lợi ích của Trung Quốc. Cho đến giờ không có bằng chứng nào cho thấy là Bắc Kinh đã gây áp lực để buộc Phnom Penh hay Vientiane phải chọn lựa giữa Bắc Kinh và Hà Nội.
Quan hệ quân sự của Trung Quốc với Cam Bốt và Lào rất hạn chế, do đó không tạo thành một mối đe dọa cho Việt Nam. Sĩ quan quân đội Trung Quốc có mặt trên cả lãnh thổ Cam Bốt lẫn Lào để quản lý các chương trình hợp tác quốc phòng. Số lượng của của họ không đông lắm, nên không có gì là đáng ngại cho Việt Nam.
Trong thực tế, Việt Nam có mối quan hệ hợp tác quốc phòng tương đối mạnh mẽ với cả hai nước Lào và Cam Bốt trong lãnh vực đào tạo sĩ quan.
Lào giữ một vị trí đặc biệt trong mối quan hệ an ninh với Trung Quốc bỏi vì hai bên chia sẻ một đường biên giới chung và đều phải đối phó với các mối đe dọa xuyên quốc gia. Tuy nhiên, đấy cũng là tình hình giữa Lào và Việt Nam.

Cam Bốt đang hướng trở lại Việt Nam
Ngoại trừ thời kỳ cách nay hai năm, khi Cam Bốt - trong tư cách là Chủ tịch ASEAN - đã tìm cách ngăn không cho nhắc đến vấn đề Biển Đông trong Thông cáo chung của các Ngoại trưởng ASEAN, Cam Bốt không còn bị Trung Quốc sử dụng như một con tốt chính trị nhằm gây thiệt hại cho Việt Nam.
Có những dấu hiệu cho thấy là Trung Quốc bắt đầu giữ khoảng cách với Thủ tướng Hun Sen do kết quả kém cỏi của Đảng Nhân dân Cam Bốt trong cuộc bầu cử Quốc hội mới đây. Bắc Kinh không muốn là tình trạng bất ổn định tại Cam Bốt lan rộng và đe dọa các lợi ích kinh tế của Trung Quốc.
Bắc Kinh như đang kín đáo điều chỉnh sách lược để giảm thiểu rủi ro trong trường hợp đảng Nhân dân Cam Bốt bỏ rơi ông Hun Sen, hay trong trường hợp lãnh tụ đối lập Sam Rainsy lật đổ chế độ của đảng Nhân dân Cam Bốt.
Thủ tướng Hun Sen dường như đã nhận thấy sự thay đổi đó, và đã chuyển hướng quay sang tìm kiếm một quan hệ đối tác chiến lược với Nhật Bản và tăng cường trở lại quan hệ với Việt Nam.
RFI : Nhiều người cho rằng Trung Quốc hiện đang áp dụng một chính sách ép Việt Nam từ hai phía, trên biển là từ Biển Đông, còn trên bộ là củng cố thế lực tại hai nước sát cạnh Việt Nam là Lào và Cam Bốt. Ý kiến của giáo sư ra sao ?
Thayer : Vấn đề thực sự nghiêm trọng giữa Việt Nam và Trung Quốc là tranh chấp lãnh thổ giữa hai bên tại vùng Biển Đông. Không thấy có dấu hiệu là Trung Quốc đang tìm cách kềm chế Việt Nam, trái lại, Bắc Kinh còn đẩy mạnh thêm quan hệ với Hà Nội. Trung Quốc thường tìm cách làm dịu các chính sách hay hành động nào của Việt Nam mà có thể ảnh hưởng tiêu cực đến lợi ích của họ.
Mục tiêu lớn của Bắc Kinh là làm sao kết nối các tỉnh miền Nam Trung Quốc với vùng lục địa Đông Nam Á. Trung Quốc lợi dụng sức mạnh kinh tế của mình và mong muốn phát triển của cả ba nước Lào, Cam Bốt và Việt Nam để thực hiện mục tiêu trên.
Tuy nhiên, trong phương trình đó, lại có sự tồn tại của Mỹ trong tư cách là thị trường xuất khẩu lớn nhất cho Việt Nam và Cam Bốt.
Phản ứng bất bình của người dân trước cung cách làm ăn của Trung Quốc
RFI : Giáo sư đánh giá thế nào về phản ứng của Việt Nam trước đà vươn lên của Trung Quốc tại Lào và Cam Bốt ? Bởi vì Hà Nội tất nhiên là đã thấy rõ sự gia tăng nhanh chóng của ảnh hưởng của Bắc Kinh tại Lào và Cam Bốt ?
Thayer : Việt Nam nhận thức rất rõ về ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc tại Cam Bốt và Lào. Thế nhưng, ảnh hưởng của Trung Quốc cũng gia tăng khắp nơi, và Việt Nam hiểu rõ xu thế đó.
Đối với Lào, Việt Nam có duy trì các mối quan hệ hữu hảo giữa hai đảng cầm quyền. Các tầng lớp chính trị Lào cũng tìm cách duy trì mối quan hệ lịch sử với Việt Nam. Cho dù trong Đảng Nhân dân Cách mạng Lào có một số quan điểm cho rằng đất nước này sẽ có lợi nhiều hơn nếu đứng hẳn về phía Trung Quốc, nhưng các thành phần này đã không thắng được phía chủ trương tìm kiếm một sự cân bằng trong mối quan hệ với Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam.
Cũng cần phải lưu ý rằng hiện đang có một làn sóng ngầm - hoặc một phản ứng ngược - của một bộ phận quan trọng trong dân chúng ở cả Lào lẫn Cam Bốt, chống lại công việc kinh doanh của người Trung Quốc tại hai quốc gia này.
Nguyên nhân bắt nguồn từ cung cách làm ăn thô bạo của các doanh nghiệp Trung Quốc, trong đó có việc lấy đất của người dân, và đưa lao động Trung Quốc đến làm việc ở các nước đó.
Việt Nam có vai trò đối trọng với thế lực Trung Quốc tại Lào và Cam Bốt
RFI : Tầm mức quan trọng hiện nay của Việt Nam tại hai nước láng giềng Lào và Cam Bốt là như thế nào ?
Thayer : Việt Nam rất quan trọng đối với Lào và Cam Bốt về phương diện kinh tế, vì lẽ Việt Nam là một tác nhân kinh tế lớn trong khu vực. Gần đây, lượng hàng hóa Việt Nam đổ vào Cam Bốt đã tăng vọt nhờ vào khủng hoảng biên giới giữa Cam Bốt và Thái Lan.
Việt Nam cũng rất quan trọng đối với hai láng giềng trên bình diện an ninh do các hoạt động tội phạm xuyên quốc gia dọc theo đường biên giới chung giữa hai bên.
Sau cùng, Việt Nam quan trọng đối với Lào và Cam Bốt trong vai trò một đối trọng tiềm tàng cho hai nước này trước Trung Quốc.
Suy cho cùng, cả ba nước đều là thành viên của ASEAN và đã xây dựng một kiểu liên minh đặc biệt (bao gồm cả Miến Điện) để vận động toàn khối dành cho họ một cách đối xử đặc biệt trong tư các là các nước kém phát triển của ASEAN.
Cả ba nước đều chia sẻ một quan tâm chung đến tình trạng tốt của vùng hạ nguồn sông Mêkông và sự phát triển của khu vực được gọi là Đại Tiểu vùng sông Mêkông.

Copy từ: RFI

................