CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Năm, 12 tháng 12, 2013

Nhà thực vật Anh mất tích ở Sapa


Cập nhật: 16:31 GMT - thứ ba, 10 tháng 12, 2013

Ông Jamie Taggart
Ông Jamie Taggart để lại ba lô và hộ chiếu trong nhà khách
Nhà thực vật Anh Jamie Taggart mất tích từ năm tuần qua khi tới thị trấn Sapa tìm cây cối.
Ông Taggart, năm nay 41 tuổi, là người làng Cove ở Argyll and Bute tại Scotland.
Ông phụ trách khu vườn Linn Botanic Gardens và cũng là lính cứu hỏa bán thời gian ở địa phương.
Tháng trước ông tới Việt Nam và để lại ba lô cũng như hộ chiếu tại nhà khách ở Sapa trước khi đi ra ngoài.
Tuy nhiên ông đã không trở về mà mất tích từ ngày 2/11.
Chính quyền địa phương đã mở cuộc tìm kiếm nhưng chưa thấy dấu tích ông Taggart.
Bố của nhà thực vật, ông Jim Taggart, biết tin con mất tích khi ông không về nhà theo lịch bay hôm 29/11.
"Tôi nhận được bốn tin nhắn rồi điện thoại của con tôi không hoạt động nữa."
Ông Jim Taggart
Ông Taggart nói với đài BBC rằng con trai ông tới Việt Nam hai ngày trước khi mất tích:
"Tôi nhận được bốn tin nhắn rồi điện thoại của con tôi không hoạt động nữa," ông nói.
"Tin nhắn cuối cùng nói rõ cậu ấy sẽ đi đâu.
"Con tôi đi một mình nhưng đã từng tới vùng đó cách đây hai năm và biết đường đi lại.
"Tôi không tin là con tôi bị lạc. Có thể chuyện gì đó xảy ra trên vùng đồi núi trong ngày đầu tiên hoặc có những cách lý giải mà chúng tôi chỉ có thể đoán mò thôi."
Ông Taggart nói chủ nhà khách đã gọi điện thoại cho công an khi con trai ông không trở về.

Cứu hỏa

Nhà thực vật học cũng đồng thời là lính cứu hỏa bán thời gian.
Người quản lý lính cứu hỏa ở vùng ông Taggart sống, Paul Connelly, nói: "Đây là thời gian khó khăn cho gia đình và bạn bè của Jamie và chúng tôi chỉ biết hy vọng vào một kết cục tốt.
"Jamie là lính cứu hỏa chuyên nghiệp và tận tụy của cộng đồng cũng như là người được đội cứu hỏa yêu mến.
"Rất nhiều người đang mong mỏi anh trở về an toàn."
Nhà thực vật học tới nhà khách ở Sapa hôm 30/10 và đi xe ôm để thám hiểm.
Tới ngày 2/11, người ta tìm thấy ba lô và hộ chiếu của anh trong phòng.
Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Anh nói họ biết một công dân Anh đã mất tích ở Sapa và đang phối hợp "chặt chẽ" với chính quyền địa phương cũng như trợ giúp lãnh sự cho gia đình.
Tại Anh, cộng đồng đã tổ chức buổi cầu nguyện cho ông Taggart tại nhà thờ Craigrownie hôm Chủ Nhật.

Copy từ: BBC


..................

Cái “đại cục” nó to bằng nào


Đào Tuấn

Đọc thêm bài có liên quan:    Hà Giang ‘xử lý người tố cáo’ (BBC)
thuong bat chinh 
Tổng bí thư đã lấy chuyện “Đến Đường Tăng đi lấy kinh cũng phải hối lộ. Bước chân sang nước Phật đã hối lộ…”. Nhưng điều đó không có nghĩa là ở đâu cũng giữ đại cục bằng cách chỉ những con sâu bên cái cây nhà hàng xóm.
Vụ tham nhũng tiền cứu trợ trẻ em tàn tật ở Hà Giang đang có một kết cục ngoài sức tưởng tượng khi cơ quan điều tra giao Sở LĐ-TB và XH xử lý hành chính hành vi tham ô để giữ…đại cục.
Vụ án đơn giản: Giám đốc Trung tâm cứu trợ trẻ em tàn tật, thuộc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Giang cùng thủ quỹ và kế toán đã “ăn bớt” của trẻ khuyết tật hơn 181 triệu đồng bằng cách không phát hết số tiền hỗ trợ cho trẻ khuyết tật đến khám sàng lọc và sau đó lập chứng từ khống để quyết toán.
Trong hồ sơ hình sự, ghi rõ “Đây là vụ việc có dấu hiệu phạm tội tham ô tài sản”, gồm các tình tiết tăng nặng như “phạm tội có tổ chức”, “số tiền chi sai và chiếm hưởng với số lượng lớn lên đến 181.950.000 đồng”.
Có thể tưởng tượng được không khi người ta ăn bớt của những đứa trẻ từ vài chục ngàn tiền hỗ trợ đi lại, ăn uống.
Tuy nhiên, vụ án sau đó đã được bàn giao cho Sở Lao động, Thương binh và Xã hội để xử lý hành chính.
Báo Nhân dân dẫn lời Giám đốc Sở Lý Quang Thái giải thích tờ công văn triện đỏ đề nghị xử lý hành chính, rằng: “Hà Giang là tỉnh nghèo, có rất nhiều trẻ em tàn tật cần được hỗ trợ. Nếu cơ quan điều tra khởi tố hình sự, tôi sợ các tổ chức, cá nhân sẽ biết chuyện, không hỗ trợ cho nữa”.
Trong những lời lẽ của ông Giám đốc, còn có mấy chữ “để góp phần ổn định chính trị tại địa phương”. Và việc không xử lý hình sự là vì…đại cục, vì cái to lớn hơn.

Tại Quốc hội kỳ họp vừa rồi, biết bao nhiêu băn khoăn thắc mắc trước tình trạng có tỉnh 2 năm chỉ xử được 3 vụ án tham nhũng, hay xử 9 bị cáo thì 8 người được hưởng án treo. Các vị ĐBQH bức xúc, nhân dân bức xúc, trong buổi tiếp xúc cử tri gần đây, TBT Nguyễn Phú Trọng cũng nhận định về công tác phòng chống tham nhũng rằng “Lâu nay “phòng” chúng ta cũng yếu, “chống” cũng chưa quyết liệt”. Ông cũng hoàn toàn ủng hộ quan điểm của các cử tri rằng, “chống tham nhũng phải làm nhanh hơn, mạnh hơn, làm nghiêm hơn chứ không thể để xử lâu, xử nhẹ, án treo nhiều”.
Nhưng câu chuyện Hà Giang hôm nay trả lời rốt ráo cho hiệu quả của công tác tham nhũng: Là vì ổn định chính trị tại địa phương. Là vì…đại cục. Dù không một đứa trẻ tàn tật ở Hà Giang biết cái đại cục đó nó to bé mặt mũi thế nào. Dù nhân dân không thể hiểu tại sao bật đèn xanh cho tham nhũng lại có thể gọi là ổn định chính trị địa phương.
Nếu ai cũng chống tham nhũng bằng cái đại cục như Hà Giang thì biết bao giờ mới tìm thấy một bộ phận không nhỏ?
Nếu ở đâu cũng mang đại cục ra để xử lý thì liệu đất nước này làm gì còn có cái đại cục nào để giữ khi những hành vi tham nhũng hai năm rõ mười, gây bức xúc dư luận khi xâm phạm cả quyền lợi của những người yếu thế rõ ràng như thế mà lại xử lý hành chính vì…đại cục.
Tổng bí thư, trong buổi tiếp xúc cử tri đã lấy chuyện “Đến Đường Tăng đi lấy kinh cũng phải hối lộ. Bước chân sang nước Phật đã hối lộ…” để nói về việc phải xem xét, bình tĩnh , tỉnh táo, sáng suốt…”. Bình tĩnh, tỉnh táo, sáng suốt, hoàn toàn không có nghĩa là ở đâu cũng báo cáo không có tham nhũng, ở đâu cũng giữ đại cục bằng cách chỉ những con sâu bên cái cây nhà hàng xóm.

Copy t: Đào Tuấn’ blog 


..................

Sẽ có ngày ‘tức nước vỡ bờ’


Bênh vực kẻ ‘ăn chặn’, xử lý người tố cáo; thăng chức cho ‘con ông cháu cha’; để lọt 600 bánh heroin;...và còn nhiều chuyện tệ hại khác diễn ra ngày càng nhiều, ngày càng trắng trợn dưới chế độ CSVN.

Một mặt kêu gọi mọi người tố cáo, lật mặt bọn tham nhũng, thì chính quyền CSVN lại đang giang tay bao che cho bọn vô lại này. Chúng ‘ăn’ không từ thứ gì, kể cả tiền của trẻ em tàn tật.

Cụ thể, Giám đốc Trung tâm cứu trợ trẻ em tàn tật, thuộc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Giang, tên Phạm Ngọc Thành cùng hai "cộng sự" là kế toán, và thủ quỹ đã "ăn bớt" của trẻ khuyết tật hơn 181 triệu đồng (tương đương $9,000). Trong đó, gần 151 triệu đồng là số tiền hỗ trợ cho trẻ tàn tật, 31 triệu đồng là do khai khống để nhận kinh phí của tỉnh. Toàn bộ số tiền trên bị chiếm đoạt và sử dụng vào mục đích cá nhân của giám đốc, và ‘tay chân’ liên quan.



Trẻ em tàn tật bị cán bộ nhà nước ăn chặn tiền. Hình minh hoạ. Nguồn: forum.vietdesigner.net.

Đây rõ ràng là hành vi tham ô tài sản, nhưng Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Giang, "phán quyết" không khởi tố hình sự, mà yêu cầu cảnh sát điều tra tỉnh chuyển hồ sơ để “xử lý cán bộ theo thẩm quyền” ?! Không nói, ai cũng biết giám đốc Trung tâm đã ‘chia bớt’ tiền ‘ăn chặn’ cho giám đốc sở, để thoát tội hình sự. Không chỉ ngưng ở đây, giám đốc sở còn tuyên bố sẽ “xử lý kỷ luật người tố cáo” vì ‘dám’ gửi đơn tố cáo đến cơ quan điều tra, thanh tra, mà không gửi đến Sở!! Vậy nếu người tố cáo gửi đơn đến sở thì liệu vụ việc có được đưa ra ánh sáng?
 
Việt Nam từng kết án tử hình người nước ngoài vận chuyển heroin, nhưng lại để ‘lọt’ tới 600 bánh heroin được chuyển qua VN để đến Cao Hùng (Đài Loan). Dẫn tin từ nhật báo Taipei Times, báo chí VN cho hay số ma túy được giấu trong một container chứa hàng đông lạnh. Số ma túy đó, có giá trị hàng trăm triệu USD, được chuyển đến Việt Nam, nơi chúng được đưa vào container để vận chuyển đi nước khác. Tuy nhiên, đó không phải là vụ duy nhất, mà vụ chuyển ma tuý lớn thứ hai trong vòng hai tháng qua tại Đài Loan, có ‘đi ngang qua’ VN. Có nghĩa một vụ đã ‘đi’ trót lọt. Và nếu những vụ vận chuyển ma tuý này không có lực lưởng cảnh sát Đài Loan tham gia thì ai sẽ đượng hưởng lợi từ số lượng heroin này? 


600 bánh heroin được bày tại tòa nhà của Văn phòng Điều tra Hình sự Đài Loan ở Đài Bắc, theo giá chợ đen số ma túy này có thể trị giá 300 triệu USD. Hình: LibertyTimes.

Cũng tại Sài Gòn, tại một phường ở quận Bình Thạnh, một người dân lành chỉ vì miếng cơm, manh áo, buôn bán ở vỉa hè, mà bị lực lượng dân phòng, và quản lý đô thị đánh cho thâm tím mặt mày, phải đi cấp cứu. Mọi người chưa hết phẫn nộ vì hành động vô nhân, thất đức của lũ vô học này, thì Chủ tịch phường ‘bao che’ và nói điều không ai tin được, rằng chính người dân này tấn công 9 dân phòng! Đã có người bực tức kêu lên:”Nếu chính quyền thành phố còn liêm sỉ thì phải tống cổ thằng Chủ tịch phường này ra khỏi đội ngũ cán bộ”. Chưa biết chính quyền Sài Gòn có biết liêm sỉ là gì hay không, chỉ thấy vụ việc xảy ra từ ngày 6 tháng Mười Hai, đến nay vẫn thấy im hơi lặng tiếng. Và nếu Chủ tịch phường vẫn nhởn nhơ sáng vác ô đi, tối vác về, thì người ta sẽ gọi chính quyền Sài Gòn là gì?


Dân phòng đánh dân. Nguồn hình: motthegioi.vn
Không cần mất thời gian suy đoán, hay chờ đợi, cũng biết người dân luôn là ‘bên thua cuộc’. Lý do: cán bộ từ trên xuống dưới đều ‘ăn rơ’ với nhau, không có chuyện cấp trên ‘bênh’ dân để ‘xử’ cấp dưới. Lại càng không thể xảy ra chuyện ‘cha’ bênh dân để ‘xử’ con. Đó là lý do tậi sao ở tỉnh Hải Dương, bí thư tỉnh uỷ chỉ đạo đồng thời cho con trai và con rể, một đứa sinh năm 1980, đứa kia sinh năm 1981, được thăng chức. Thằng con trai của đương kim bí thư tỉnh uỷ được lên chức Phó giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh, thằng con rể thì giữ chức Chủ tịch huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương.

Vấn đề là thằng con trai của bí thư tỉnh uỷ, trước khi được phong chức Phó giám đốc sở, khi còn là một trưởng phòng Việc làm An toàn lao động, đã đầu tư hơn 4 tỷ đồng VN (tương đương $200,000) để mua đất, và xây dựng các công trình sai mục đích trên diện tích hơn 4,000 m2 đất tại xã Ninh Thành, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương. Nếu không phải là thằng con trai Bí thư tình uỷ, mà là một người dân, thì họ sẽ bị xử lý như thế nào?


Cây cổ thụ và đá ở trong khu nhà vườn của con trai Bí thư tỉnh uỷ Hải Dương. Hình chụp năm 2012. Nguồn hình: giaoduc.net.vn
 
Những câu hỏi đặt ra trong bài, không cần trả lời, nhưng ai cũng biết lời giải. Nhức nhối thay, khi một xã hội mà ở đó chỉ có bọn vô học, tham lam, vô đạo đức, mất nhân tính đứng ra điều hành, thì người nghèo khó, thấp cổ bé họng khó co cơ may được bảo vệ. ‘Tức nước vỡ bờ’. Ngày ấy rồi sẽ đến!

Khang Nguyen 

(Người Việt)

Copy từ: Tin Tức Hàng Ngày


................

Loạn thờ cúng do đâu?


Cập nhật: 11:03 GMT - thứ tư, 11 tháng 12, 2013

Đi chùa ngày rằm tháng Giêng
Ngày rằm tháng Giêng ở một ngôi chùa
Một xu hướng, hay có thể nói một hiện tượng – thu hút sự chú ý của dư luận trong thời gian qua là tại Việt Nam càng ngày càng có nhiều người – từ dân nghèo tới đại gia đến quan chức, và thậm chí một vài cơ quan nhà nước – ‘đi chùa’, ‘thờ cúng’ hay ‘cầu siêu’.
Nhu cầu tâm linh, ít hay nhiều ai cũng cần, xã hội nào cũng có. Nhưng điều làm dư luận quan tâm là việc thờ cúng tại Việt Nam không chỉ đang xảy ra tràn lan, bất chấp quy cách mà còn bị biến tướng, lạm dụng, gây nhiều phản cảm, phản tôn giáo, phản tâm linh.
Câu hỏi đặt ra là tại sao có ‘hiện tượng’ này và đặc biệt vì đâu có việc ‘loạn thờ cúng’ như vậy?

Thực hư lẫn lộn?

Dù đúng hay sai, ít nhiều phải thừa nhận rằng con người tìm đến với tôn giáo hay coi trọng đời sống tâm linh một phần cũng vì thấy mình bất lực hoặc phải đối diện với nhiều tai ương, khốn khó trong cuộc sống, trong cuộc đời của mình.
Và khi càng thấy mình bất lực, càng gặp nhiều khó khăn người ta lại càng cần đến thần linh hay một đấng vô hình nào đó.
Trong một xã hội nhiều rủi ro – từ thực phẩm đến giao thông – như Việt Nam, chuyện người dân tìm đến chùa chiền hay tổ chức thờ cúng để cầu phước, cầu may cho mình hay cho người thân của mình cũng không khó hiểu.
Theo số liệu thống kê của Ủy ban An toàn Giao thông Việt Nam, trong 10 tháng đầu năm 2013 Việt Nam đã có đến gần 8.000 người tử vong và hàng chục nghìn người bị tàn phế vì tai nạn giao thông.
"Một câu hỏi khác và quan trọng hơn được đặt ra là tại sao Bộ Giao thông - Vận tải – một cơ quan của một nhà nước thế tục, hơn nữa theo ý thức hệ cộng sản và chủ trương vô thần – lại đứng ra tổ chức một nghi lễ tôn giáo như thế?"
Đó là con số không nhỏ chút nào. Khi biết tai nạn luôn rình rập, có thể đến lúc nào, bất cứ ở đâu và với bất cứ người nào, chắc ai cũng muốn cầu mong chính mình và gia đình mình không rơi vào cảnh đau thương, mất mát ấy.
Và xem ra không chỉ người dân mà các quan chức Việt Nam cũng thấy ‘bất lực’ trước tình trạng tai nạn giao thông nhiều và càng ngày càng tăng như vậy.
Giữa tháng 11 vừa qua có một Đại lễ Cầu siêu cho các nạn nhân giao thông tại chùa Bái Đính (Ninh Bình) và được biết đây cũng là lần thứ hai Đại lễ Cầu siêu cho các nạn nhân tử vong vì tai nạn giao thông với quy mô quốc gia được tổ chức tại Việt Nam.
Việc một tôn giáo tổ chức một nghi lễ tín ngưỡng như thế để cầu cho linh hồn, hương linh những người tử vong được siêu thoát hoặc phần nào xoa dịu, an ủi chia sẻ bao mất mát, đau thương với người nhân của những người bị nạn – hay qua một nghi lễ như vậy mời gọi, nhắc nhở mọi người biết ý thức hơn về việc chấp hành luật giao thông – là một điều tốt, nên làm.
Có điều Đại lễ Cầu siêu ấy lại do Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia Việt Nam cùng với Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức, và điều này đã làm nhiều người đặt câu hỏi.
Phải chăng Ủy ban An toàn Giao thông và Bộ Giao thông - Vận tải nói riêng đang bó tay, bất lực trước tình trạng tai nạn giao thông tràn lan và phải ‘cầu siêu’ để đối phó với tình trạng ấy?
Một câu hỏi khác và quan trọng hơn được đặt ra là tại sao Bộ Giao thông - Vận tải – một cơ quan của một nhà nước thế tục, hơn nữa theo ý thức hệ cộng sản và chủ trương vô thần – lại đứng ra tổ chức một nghi lễ tôn giáo như thế?
Nếu cố gắng tìm câu trả lời cho câu hỏi này chắc ai cũng có tìm thấy được những nguyên nhân khác – gián tiếp hay trực tiếp – dẫn đến tình trạng loạn thờ cúng ở Việt Nam. Trong số đó có sự nhập nhằng, mập mờ, nửa thực, nửa mơ của một nền ‘kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa’.
Với những ai quan tâm hay theo dõi tình hình chính trị, kinh tế, xã hội ở Việt Nam chắc ít nhiều cũng có cảm giác rằng tại quốc gia này mọi thứ dường như đang lẫn lộn, không biết đâu là giả, đâu là thật.
"Vì luật pháp không rõ ràng, nghiêm minh, vì thiếu cạnh tranh lành mạnh trong kinh tế cũng như chính trị, muốn làm ăn xuôi chảy, muốn có tiền tài danh vọng, muốn được thăng quan tiến chức, người ta phải ‘đi chùa’, phải ‘khấn vái’ cầu may."
Vì luật pháp không rõ ràng, nghiêm minh, vì thiếu sự cạnh tranh lành mạnh trong kinh tế cũng như chính trị, muốn làm ăn xuôi chảy, muốn có tiền tài danh vọng, muốn được thăng quan tiến chức, người ta phải ‘đi chùa’, phải ‘khấn vái’ cầu may.
Nếu pháp luật thực sự nghiêm minh, nếu có một xã hội bình đẳng và một cơ chế minh bạch – nơi đó hay qua đó mọi người có thể cạnh tranh lành mạnh, có thể làm giàu hay ‘làm quan’ chính đáng bằng chính nỗ lực, khả năng, tài đức của mình – chắc ít ai phải cần đến ‘âm trợ, dương phù’ như vậy.
Và khi biết mình trở thành ‘đại gia’ hay được ‘làm quan’ nhanh một phần vì ‘nhờ sự hỗ trợ của thần linh’, người ta lại càng cảm thấy mình cần phải đến đền chùa. Đến một phần để ‘tạ ơn’, một phần để xin cho mình giữ được chức, khỏi bị nạn.
Hơn nữa, có thể khi đã có tiền, có quyền nhưng thấy trống vắng, bất an, người ta lại cảm thấy cần đi chùa, cần thờ cúng nhiều hơn để cầu an.
Có người cũng vì giàu quá nhanh, có quá nhiều tiền và muốn để lại ‘công đức’ hay vì muốn tạo ‘tiếng thơm’ cho mình, dòng họ của mình, họ đã bỏ tiền xây dựng những ngôi chùa lớn, hoành tráng ghi tên mình.
Nhưng có thể còn có một lý do khác ít hay nhiều dẫn đến nạn thờ cúng tràn lan và tùy tiện hiện nay ở Việt Nam.
Tượng phật ở Việt Nam

Đảng thành ‘tôn giáo’?

Nếu quan sát các nghi lễ, cách vận hành, tổ chức, hoạt động, lãnh đạo – hoặc đọc các văn kiện – của Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam, ai cũng có thể nhận ra rằng Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCS) không còn là một đảng chính trị thuần túy mà là ‘một tôn giáo’ vì nó có không ít những hành vi, cử chỉ không khác gì một tín ngưỡng, một tôn giáo hay một dòng tu.
Lời Mở đầu của Bản Hiến pháp sửa đổi, vừa mới được Quốc hội Việt Nam thông qua hôm 28/11, viết: ‘Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh ... , Hiến pháp này...’.
Đọc đến đây, chắc nhiều người – đặc biệt những ai đã từng xem qua các văn bản quan trọng của các tôn giáo, dòng tu như luật dòng – sẽ có cảm giác rằng mình không phải đang đọc một bản Hiến pháp của một quốc gia mà là một hiến chương hay luật của một tôn giáo, một dòng tu.
Tại những kỳ họp quan trọng, chính thức của ĐCS và các cơ quan Nhà nước hay tại các phòng họp của các công sở hoặc tại các cuộc mítting của các ban ngành ở Việt Nam, đều có một khán đài hay một bàn thờ. Trên đó, luôn có tượng hay hình của ba người – được coi là ba ‘vị thánh tổ phụ’ – là Mác, Lênin và Hồ Chí Minh. Đối với người Việt Nam, vì quá quen nên ít ai quan tâm đến những chi tiết này.
Nhưng với người nước ngoài hay những ai hay để ý, chắc chắn họ cảm thấy như mình đang vào trong một nhà nguyện, một ngôi chùa hay đang tham dự một nghi lễ tôn giáo.
"...Hình tượng của Lênin bị lật đổ, đập vỡ tại nhiều nước Đông Âu khác trước đây – hay như ở Ukraina trong những ngày qua – giới lãnh đạo Việt Nam vẫn quyết đi theo ‘ánh sáng’ của họ và ‘tôn thờ’ họ."
Gần đây, nhằm chấn chỉnh tình trạng tha hóa, nham nhũng nơi ‘một bộ phận không nhỏ’ quan chức của mình, ĐCS phát động chiến dịch ‘tự kiểm điểm’. Thái độ, hành vi tự kiểm điểm hay tự sám hối cũng là một cử chỉ được nhiều tôn giáo khuyến khích, thực hành.
Hơn nữa, chính quyền Việt Nam còn phát động chiến dịch ‘học tập tư tưởng Hồ Chí Minh’. Việc học hỏi và noi theo các nhân đức của những vị thánh, những vị tiền nhân đầy đức hạnh cũng là một điều thường thấy nơi các tôn giáo.
Chưa hết, tại Việt Nam ảnh tượng của Chủ tịch Hồ Chí Minh được treo, được đặt, được ‘thờ’ hầu như khắp mọi nơi và xác thì được tẩm liệm rồi đặt trong hòm kính và trưng bày trong một lăng lớn nằm ngay giữa quảng trường lớn nhất, quan trọng nhất ở thủ đô.
Xem ra, khi làm như vậy, Đảng và chính quyền Việt Nam ‘thờ’ ông không khác gì – thậm chí còn hơn – những tín đồ của các tôn giáo thờ kính những người sáng lập tôn giáo của mình.
Điểm lại một vài trường hợp trên để thấy rằng Đảng Cộng sản Việt Nam và nhà nước họ lãnh đạo vận hành, hoạt động không khác gì một tôn giáo.
Và việc ĐCS và Nhà nước Việt Nam – một đảng và một nhà nước có khuynh hướng hay chủ trương vô thần – lại có những hành vi, cử chỉ, nghi lễ rất tôn giáo, rất tín ngưỡng như thế đã và đang góp phần làm nảy sinh nhiều ‘hiện tượng’ khác trong đó có tình trạng loạn thờ cúng.
Không cần phải có nhiều kiến thức, nếu quan tâm thời cuộc, chắc ai cũng có thể biết chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa xã hội mà Mác và Lênin chủ trương, khởi xướng đã thất bại ngay tại nơi chúng được hình thành. Và chắc không ít người trong giới quan chức Việt Nam hiện hành cũng hiểu rõ điều này.
Nhưng trong khi học thuyết, chủ nghĩa của họ bị vứt bỏ và hình tượng của Lênin bị lật đổ, đập vỡ tại nhiều nước Đông Âu khác trước đây – hay như ở Ukraina trong những ngày qua – giới lãnh đạo Việt Nam vẫn quyết đi theo ‘ánh sáng’ của họ và ‘tôn thờ’ họ.
Việc cả một hệ thống chính trị ‘tôn thờ hai vị thánh’ ấy và coi chủ nghĩa của họ là ‘ánh sáng’ chỉ đường khi nhiều người biết nó rất đen tối, mù mờ – hay ngay cả chính Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thừa nhận đến ‘cuối thế kỷ 21 chưa chắc Việt Nam có Chủ nghĩa xã hội’ trong một phát biểu được báo chí trích thuật và dư luận bình phẩm nhiều gần đây – chuyện quan chức và đặc biệt người dân Việt Nam thiếu hiểu biết về tôn giáo, tín ngưỡng, dẫn đến tình trạng mà có người gọi là ‘cầu cúng, giết mổ, ngoại cảm’ ở Việt Nam hiện nay cũng không có gì lạ.
Hơn nữa, chắc cũng không ít người tự hỏi nếu coi mình là ‘sáng suốt’, ‘quang vinh muôn năm’, tại sao Đảng Cộng sản Việt Nam lại không bằng chính khả năng, kiến thức, tài đức của mình tìm ra một hướng đi thích hợp, tốt cho mình, cho đất nước và người dân của mình mà phải cứ viện vào ‘ba vị thánh tổ phụ’ ấy và dựa vào chủ nghĩa, tư tưởng của họ.
Trong một lần trả lời phỏng vấn BBC gần đây, Giáo sư Ngô Đức Thịnh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa Dân gian đã nhận xét rằng càng ngày càng có nhiều quan chức Việt Nam tìm đến thế giới tâm linh và tự hỏi phải chăng họ làm như vậy vì họ ‘thiếu niềm tin vào bản thân, vào hệ thống chính quyền của mình’.
Nhưng, với việc Đảng Cộng sản Việt Nam luôn dựa vào Mác, Lênin và Hồ Chí Minh để tìm sự chính danh hay nhờ vào ‘ánh sáng’, tư tưởng của họ để vận hành, để duy trì quyền lãnh đạo phải chăng không chỉ từng đảng viên và quan chức Việt Nam thiếu niềm tin vào cá nhân mình, vào đảng của mình mà cả Đảng Cộng sản và hệ thống chính quyền Việt Nam cũng đang thiếu niềm tin vào chính mình?

Copy từ: BBC


..................

Nhiều tổ chức quốc tế kêu gọi trả tự do cho Luật sư Lê Quốc Quân


RFA-10-12-2013
LS Lê Quốc Quân tại Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội hôm 2 tháng 10 năm 2013.
LS Lê Quốc Quân tại Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội hôm 2 tháng 10 năm 2013.
Screen capture from VTV
10 tổ chức trên thế giới lên tiếng ủng hộ Luật sư Lê Quốc Quân nhân ngày Nhân quyền Quốc tế 10/12.
Các tổ chức này gửi đến Chánh án của phiên tòa phúc thẩm Luật sư Lê Quốc Quân cũng như thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và đại sứ của nhiều nước ở Việt Nam bày tỏ sự ủng hộ của họ đối với kháng án về tội danh trốn thuế mà Luật sư Quân bị cáo buộc.
Đại diện của 10 tổ  chức kêu gọi tòa Phúc thẩm phải bảo đảm quyền xét xử công bằng cho Luật sư Quân theo quy định của pháp luật, đồng thời cũng yêu cầu tòa phúc thẩm trả tự do ngay lập tức cho ông Lê Quốc Quân.
Copy từ: RFA


.....................

Cú bắt tay Obama – Castro có thành lịch sử?


Câu trả lời là “Hãy đợi đấy”. Ngày 10-12-2013, TT Barack Obama đã bắt tay Chủ tịch Cuba Raul Castro nhân dịp hai ông đến dự lễ tang ông Nelson Mandela. Nhiều nhà bình luận coi đây là cú bắt tay lịch sử giữa hai kẻ thù hàng xóm suốt nửa thế kỷ. Họ còn mong sự hàn gắn vết thương và tha thứ.
Trên video nhìn thấy cụ Castro cười rất vui khi Obama siết chặt tay và nói với nhau gì đó khi TT Hoa Kỳ lên bục phát biểu trên sân bóng đá Johannesburg để đọc diễn văn vinh danh cựu Tổng thống Nam Phi, Nelson Mandela, vừa qua đời ngày 5-12-2013.
Báo chí Cu Ba chạy tít và chú thích bức ảnh “Obama chào đón Raul: liệu đây có thể là khởi đầu cho việc kết thúc căng thẳng giữa Mỹ và Cuba?”. Xem kỹ trên video thì không hoàn toàn thế.
Raul Castro đứng đầu tiên trong hàng ngũ các nhà lãnh đạo thế giới làm khách danh dự. Tiếp sau là bà Dilma Rousseff, tổng thống Brazil, đang lên án Hoa Kỳ vu gián điệp nghe lén điện thoại. Thế mà Obama vẫn hôn lên cả hai má “nàng” và cười khá thân mật. Obama lần lượt chào các nhà lãnh đạo nổi tiếng khác, trên CNN còn nhìn rõ cựu tổng thống Nam Phi Clark.
Trong chốn đông quan khách, đôi khi cú bắt tay mang tính xã giao. Chúng ta từng chứng kiến Obama đứng cạnh Thủ tướng Dũng ở Hội nghị quốc tế, vần V(ietnam) và U(nited Sates) liền nhau trong bảng chữ cái, chả lẽ không cười và chào nhau phát.
Năm 2000, Bill Clinton từng bắt tay Fidel Castro, nhưng chẳng cơm cháo gì, đảng Cộng hòa chửi không tiếc lời vụ này. Obama về nước sẽ bị chất vấn, tại sao lại bắt tay kẻ thù, thế nào cũng phải làm “tường trình” với ban Tuyên giáo đảng Lừa cho mà xem.
Có những cú bắt tay làm nên lịch sử, có khi không làm nên trò trống gì. Giống ngoài đời, chỉ một lần nắm tay mà trai gái nên vợ nên chồng, hạnh phúc trăm năm. Có cú hôn vào tận sào huyệt cũng chẳng đi tới đâu.
Liên Xô bắt tay Đức Quốc xã chia đôi thế giới. Rồi cuối cùng Đức phản bội, tấn công Liên Xô. Liên Xô lại bắt tay với Anh, Pháp, Mỹ và thế giới chia làm hai phe nóng lạnh sau thế chiến 2.
Cú bắt tay Liên Xô, Trung Quốc, Mỹ và Pháp đã chia đôi Việt Nam vào năm 1954, hệ lụy là cuộc chiến Mỹ Việt đã cướp đi sinh mạng từ 3 đến 5 triệu người Việt.
Mao Trạch Đông nắm tay Nixon tưởng như không rời ở Bắc Kinh năm 1972. Cả hai rung rung, đưa lên đưa xuống đúng 32 lần. Một sự thân mật hiếm có, đánh dấu sự thay đổi cục diện thế kỷ 20.
Thời Clinton từng cố gắng rất nhiều để giải quyết xung đột Palestine và Israel. Thủ tướng Rabin và Arafat được bố trí gặp ở Nhà Trắng, ký thỏa thuận hòa bình. Người ta còn lo Arafat thích phô trương trước ống kính nên sẽ ôm hôn Rabin mà ông Do Thái này rất kỵ. Cả ba nắm tay nhau, hòa giải trên giấy tờ, cú bắt tay tưởng đi vào lịch sử, nhưng cuối cùng hai bên vẫn đánh nhau.
Gần đây có cú bắt tay của chủ tịch Trương Tấn Sang với TT Obama trong Nhà Trắng dấy lên bao hy vọng. Nào là TPP, nhân quyền, dân chủ, nhưng HP VN vẫn như cũ. Có lẽ hồi kết cũng như vụ Obama bắt tay Raul Castro mà thôi.  Nếu có đợi, chắc còn phải rất lâu. Thế giới này biến đổi vừa nhanh vừa chậm, tùy thuộc vào não trạng của chính khách có tầm hay không.
Các vị lãnh đạo Việt Nam và Cu Ba từng ví von hai quốc gia “một bên thức, một bên ngủ, thi nhau canh giữ hòa bình thế giới”. Nhưng đôi khi bên nhắm mắt để ngủ thì cứ mở chong chong một cách không cần thiết, bên kia lẽ  phải thức lại nhắm mắt ngủ, bỏ lỡ những cơ hội vàng để phát triển.
Vì thế, có cú bắt tay tưởng làm nên lịch sử, nhưng rồi kết thúc như cuộc hôn nhân tan vỡ bởi lòng tin không có.
Dẫu sao, hang Cua vẫn mong người anh em Cu Ba, nay đã quá nghèo, thay đổi ý thức hệ và trở thành đồng minh với Mỹ thì dân xứ xì gà cũng được nhờ.
HM. 10-12-2013
Xem thêm cùng chủ để  Cú bắt tay ở Hà Nội

Copy từ: Hiệu Minh’ blog


................ 

Gửi người cán bộ Thành Đoàn, thạc sỹ Nguyễn Tuấn Anh

Bạn đánh giá ra sao với hành động cướp giật của Thạc sỹ-Cán bộ Thành Đoàn TP.HCM Nguyễn Tuấn Anh?
Tôi biết đến anh khi tôi còn học Trung học Phổ Thông, còn lúc đó anh đang du học Thạc sỹ ngành Quản lý Hành chánh công ở San Jose - Hoa kỳ.
Thời điểm đó, tôi đánh rất giá cao về anh, vì anh là một trong số ít người trẻ chấp nhận đối thoại công khai với những người có tư tưởng đối lập.
Không những tôi biết anh qua mạng, mà tình cờ có một người Thầy ở trường Luật kể với tôi đôi chút về anh, rằng anh là một người có một lý lịch "rất đỏ", là con của một Phó giám đốc Sở Văn hóa - Thể Thao & Du lịch TP.HCM. Sau khi du học về anh làm Cộng tác viên bên Ban Tuyên giáo Thành Đoàn TP.HCM, và giờ đây anh đã là Cán bộ chính thức của Thành Đoàn TP.HCM.
Và người Thầy này cũng cho cho biết, hôm đám cưới của anh, các ca sĩ nổi tiếng ở Sài Gòn phải xếp hàng để được hát mừng đám cưới của anh, vì chức vụ của ba anh đang quản lý đến nghề nghiệp của họ.
Nhưng đối với riêng anh, Thầy tôi cũng đánh giá cao về anh, vì anh không muốn dựa dẫm vào quyền lực của bố mình mà tự chọn cho mình một lối đi riêng độc lập, và nhận xét anh là một người khôn ngoan, biết toan tính từng bước đi chính trị của mình.
Biết tôi là một người đối lập, người Thầy này còn nói : "Thà  em nên để những người như Nguyễn Tuấn Anh lên nắm quyền sau này, thì những người như các em sẽ được "dễ thở" hơn".
Và ngày hôm nay...
Nhân buổi phổ biến bản Tuyên Ngôn phổ quát Nhân quyền của LHQ và phát bong bóng cỗ vũ cho quyền con người vào chiều tối ngày 08/12 tại công viên 23/9 tại Sài Gòn, tôi đã thấy anh và nhận ra anh.
Nhưng lần đầu tiên gặp nhau ở ngoài đời, tôi lấy làm thất vọng khi nghe những gì anh đã phát ngôn và hành xử không phải của một người "có học" như trước đây tôi đã nhận định
Anh có mặt tại buổi phổ biến Nhân quyền này, chỉ để bóp vỡ mấy quả bong bóng nhân quyền của trẻ em đang cầm trên tay, và đợi những người hoạt động nhân quyền đang thuyết trình quảng bá về các giá trị quyền con người, thì anh "lẽo nhẽo lên tiếng" nhằm cắt lời họ.
Một người học tới trình độ Thạc sỹ như anh mà lại đưa ra câu nói: "ở Thái Lan mà các vị tụ tập ngồi hát như thế này là bị cảnh sát đánh đập và bắt đi rồi", thì tôi không biết cái bằng thạc sỹ ở trường Đại học Mỹ nó đã đào tạo cho anh những gì? Hay là vì khi anh tự đặt mình vào cái gọi là "cơ chế" trong hệ thống Thành Đoàn nó đã cho anh mất đi lý trí và tri thức???
Có thể đối với những lời nói thì chúng ta còn dễ dàng bỏ qua cho nhau, vì đôi khi đó là sự vô tình "buột miệng" vì nó phụ thuộc vào hoàn cảnh, thái độ và lý trí trong tình huống đó. Nhưng đối với hành động của anh trong buổi phổ biến về nhân quyền ngày hôm nay thì thể hiện rất rõ  bản chất con người của anh, vì nó đã trải qua một quá trình toan tính và chuẩn bị chu đáo, .
Khi người phụ nữ tặng anh một bản Tuyên ngôn Phổ quát Nhân quyền và mời anh nói chuyện với một thái độ rất nhã nhặn và lịch sự, thế mà anh đã hành xử theo một kẻ cướp giật đúng nghĩa, bằng cách xô ngã một phụ nữ này để giật trên tay của người khác, rồi bị níu áo nhưng đã bỏ chạy thoát thân được nhờ vào sự cản địa của "đồng bọn".
Khi xem video từ giây thứ 35 đến lúc anh bỏ chạy, tôi cũng không thể hình dung nổi đó là cách hành xử một con người có học vị Thạc sỹ Mỹ.
Tặng một bản thì không lấy mà đi cướp toàn bộ, mời nói chuyện về quyền con người thì không tham gia mà cứ đi "lè nhè" trên miệng của người khác, thì bây giờ để nói về anh thì tôi cho rằng tôi đã từng sai khi đánh giá về anh.
Và cũng không biết trùng hợp thế nào, mà tôi đã thấy anh cùng một số người "lẽo đẽo" theo những người tổ chức sự kiện này về đến chỗ nhà thờ của Dòng Chúa cứu thế.
Chiếc áo vàng của anh ngày hôm đó quá nổi bật, mà anh lại quá trắng trẻo, với cặp mắt kiếng đặc thù của những người tri thức, nên dù anh cố lẫn vào cánh xe ôm đứng ngay góc ngã 3 đường Kỳ Đồng-Nguyễn Thông thì không chỉ tôi, mà bất kỳ ai cũng dễ dàng nhận ra anh thôi, phải không anh Nguyễn Tuấn Anh?
Lúc đó tôi định vác máy ra ghi lại cảnh người Thạc sỹ- Cán bộ Ban Tuyên giáo Thành Đoàn "tập làm xe ôm", nhưng nghĩ lại rồi thôi, vì tôi cũng nên tôn trọng "nhiệm vụ" của anh, và vì công việc của tôi không phải đi làm cái việc lẽo đẽo đi theo người khác, để ngăn cản công việc họ đang làm.
Đừng trách người quay phim cho đoạn Video này, hãy trách chính mình đã thiếu sự trong sáng và lương tri dẫn dắt khi đi làm những công việc này.
Hy vọng anh sẽ rút ra bài học này nếu muốn thăng tiến trên sự nghiệp chính trị mà anh đang theo đuổi.
                                                                                                                                 Cùi Các

Copy từ: Cùi Các’ blog


..................

Bé Phương Uyên thiệt là hết ý!


Vũ Thế Phan (Danlambao) - “Người vào đoàn, đảng cs giống hệt chuột hăm hở chui vào bẫy. Nỗi éo le của chuột lâm nạn là nhờ bị mắc kẹt trong bẫy mới biết miếng mồi nhử ‘quang vinh’ vốn toàn hình và chữ được trang trọng vẽ, viết bằng máu của vô số đồng bào chuột!”

*

Chuyện cô bé sinh viên Nguyễn Phương Uyên bị buộc thôi học, theo tôi nghĩ, là điều ai cũng đã tiên liệu ngay sau bản án tù treo áp đặt lên đôi vai bé bỏng của Bé, nhất là sau khi Bé tự bào chữa và hùng hồn tuyên bố trước vành móng ngựa công khai kín mít: “Tôi không cần giảm án. Tôi chỉ cần tòa xử đúng người đúng tội. Tôi cho rằng chống đcs không phải chống phá Đất nước, Dân tộc”. Câu tuyên bố này khác gì chọc thẳng vào tim gan, phèo phổi những ôông mệ manh tâm cào bằng đảng cs và Tổ Quốc đang chễm chệ trên kia! Mức án 3 năm tù treo cọng 50 tháng thử thách phi lý trong ngày 16-08-2013, tráo danh khoan hồng, dành cho Phương Uyên, bộc lộ rõ rệt động thái vớt vát lòng tự ái cộng sản cố hữu của Tòa phúc thẩm Long An = đcs Việt Nam. Tôi không tin rằng đòn đánh dưới thắt lưng của đcs Việt Nam lại làm nao núng bé Phương Uyên (1): Sự cùng tất biến. Tôi xác tín, cái rủi nho nhỏ bị đuổi học này nhất định sẽ là mầm may mắn to lớn cho Bé trong những ngày tháng tới. Mầm may mắn này sẽ ra sao, một phần là do Lề Dân trong lẫn ngoài nước, trong đó sẽ có chút đóng góp cụ thể của tôi - Vũ Thế Phan, ươm từ hôm nay và ngay bây giờ. Bé Phương Uyên rất xứng đáng đón nhận sự đóng góp thiết thực trong hoài bão ươm mầm này.

Nguyễn Phương Uyên là thành viên tích cực của đoàn Tncs thành Hồ từ sáu năm qua, thì theo lẽ nhân văn phổ cập, theo tinh thần tương trợ đội đoàn được ghi rõ trong nội quy, khi Bé bị buộc thôi học, đoàn Tncs phải tìm mọi cách để bảo vệ đến cùng quyền lợi luật định của đoàn viên Nguyễn Phương Uyên, chứ sao lại ngậm tăm đồng lõa với bất công, bạo quyền? Mới hay, muốn biết nghĩa tình đồng chí cs keo sơn nhường nào thì chỉ việc vất ra một khúc xương và một miếng thịt, ắt rõ!

Sinh viên Nguyễn Phương Uyên bị buộc thôi học tức Bé không bao giờ có bằng Đại học xhcn về Công nghệ Thực phẩm nhưng Bé đã có bằng Tiến Sĩ Nhân Phẩm và bằng Tiến Sĩ Nhân Dân không lủng lẳng cái đuôi xhcn.

Thủ bút của cựu đảng viên đcs Việt Nam Lê Hiếu Đằng phản đối  việc ngài hiệu trưởng Đặng Vũ Ngoạn đuổi học SV Phương Uyên

Bằng Đại Học Công Dân Yêu Nước của SV Phương Uyên

Thành viên Nguyễn Phương Uyên bỏ đoàn Tncs, đồng nghĩa Phương Uyên không thể có chứng chỉ ‘phấn đấu học và làm theo gương Pác Hồ’ hầu bước đầu trở thành đảng viên loong toong trung kiên, chấp hành lệnh trên theo bản năng vì đặc quyền, đặc lợi manh mún, nhưng Bé đã có ngay bằng Đại Học Công Dân Yêu Nước tri hành hợp nhất, thứ thiệt 100% mà chẳng cần bất cứ con dấu đỏ nổi hay chìm nào!

Thủ bút bỏ đoàn Tncs của Phương Uyên, ngay trong Ngày QTNQ 10-12-2013

Người vào đoàn, đảng cs giống hệt chuột hăm hở chui vào bẫy. Nỗi éo le của chuột lâm nạn là nhờ bị mắc kẹt trong bẫy mới vỡ toét ra rằng miếng mồi nhử ‘quang vinh’ vốn toàn hình và chữ được trang trọng vẽ, viết bằng máu của vô số đồng bào chuột!

Tâm trạng của người bỏ đoàn, thoái đảng cs - công khai hay thầm lặng, tương tự tâm trạng cặp vợ chồng dày nghĩa mỏng tình, đồng sàng dị mộng: Bỏ thì vu vơ lo sợ, ở thì ngấm ngầm khổ đau. Phải dũng cảm lắm mới dứt khoát chọn giải pháp ly dị! Người ngoài cuộc dẫu có là ‘thánh Làng Sen’ cũng không tài nào thấu được, nên chi theo tôi, khi được tin Bỏ đoàn, Thoái đảng của thành viên cs kế tiếp nào đó thì chỉ cần biết vậy thôi, với chút cảm thông là đủ. Sự cảm thông thành lời được, tất nhiên là tốt. Không cảm thông được song cố gắng tự kiềm chế giữ im lặng, lắm khi lại hay hơn, vả lại như thế cũng chẳng ai sảng đến độ bảo mình câm. Tôi chẳng dám nói tới hai chữ cảm thông với chư vị nhà báo, công an mạng hay dư luận viên, vì tôi thông cảm hoàn cảnh ngày ngày họ tự đắp thêm nghiệp dĩ lúc hành nghề ăn ngược nói xuôi, có nói không không nói có, thậm chí ngậm máu phun người, miễn sao cho vừa lòng bè bề trên táng tận lương tâm ẩn mặt nhưng ai ai cũng tỏ tường, bởi thế cho nên dân gian thời đại Hồ Chí Minh - vĩ nhân sống mãi trong quần chúng ta, đã nẻ ra câu “lương tri vì lương tháng mà ngáng lương tâm”. Ngoài ra, tôi cũng thông cảm và hơn thế nữa, chân thành muôn muôn năm luôn các anh chị ‘bạn dân’ đã can trường mở chiến dịch rưới Mắm Tôm lên cái ghế Hội Đồng Nhân Quyền LHQ mà CH xnch Việt Nam mới may mắn giành được cách đây đúng 1 tháng 2 ngày (12-11-2013), ngay trong Ngày Quốc Tế Nhân Quyền 10-12-2013! Ừ, Việt Nam xhcn ta đã có rất nhiều cái Nhất, vậy phát kiến rưới Mắm Tôm lên Nhân Quyền độc nhất vô nhị năm nay ta cứ mệnh danh là Nhân Quyền Mắm Tôm cho Me-sừ Ma Xó Gu-gồ dễ ghi tâm khắc cốt đời đời!

*

Cách dùng ngón tay chấm máu của mình hòa với nước để viết lên vải trắng mấy chữ trong bức hình số 2 nêu trên, cách rưới Mắm Tôm lên ghế Hội Đồng Nhân Quyền LHQ mà đcs Viêt Nam mới giành được, Phương Uyên (2) và các ‘bạn dân’ đã vô tình làm tôi nhớ lại lời tuyên bố của cố Tổng thống Ngô Đình Diệm, ngày 16-06-1949:

“Đã đến giờ phút phải chấm dứt bao nỗi thống khổ của cả một dân tộc… Hể chúng ta bỏ óc tư kỷ, quyết chí hy sinh mà hành động để dân tộc ta được hưởng sự đối đãi theo công lý và bình đẳng về mặt quốc tế, về phương diện xã hội và về sự phân phó nhiệm vụ, thì chúng ta thật đã góp nhiều vào công cuộc gây dựng hạnh phúc cho dân tộc… Trước những hy sinh không bờ bến của toàn dân Việt Nam trong bao lâu nay, một chủ nghĩa hay một cá nhân dù đáng tôn trọng đến bực nào đi nữa, suy cho kỹ, cũng không đáng kể vào đâu.” (3).


_____________________________

(1). Đoạn này là còm tôi viết ngay sau khi đọc được tin chính thức buộc Phương Uyên thôi học, 06-12-2013, trước khi Phương Uyên lên tiếng “không lùi bước vì bị đuổi học” trên BBC, 07-12-2013.

(2). Đây là bài viết nhỏ bé đặc biệt viết về cô sinh viên Phương Uyên 21 tuổi (sinh năm 1992), không hàm nghĩa tôi quên những anh thư đương đại khác đang ở trong nhà tù nhỏ hay ở ngoài nhà tù lớn cs Việt Nam như Tạ Phong Tần, Lê Thị Công Nhân, Bùi Thị Minh Hằng, Trần Thị Hài, Huỳnh Thục Vy, Phạm Thanh Nghiên, Đỗ Thị Minh Hạnh, Hồ Thị Bích Khương, Trần Thị Nga, Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Nguyễn Hoàng Vi, Trịnh Kim Tiến, Trần Thị Thúy, Đặng Bích Phượng (Phương Bích), Đào Trang Loan, Lê Thị Phương Lan, Lê Hiền Giang, v.v…

(3). Trích Người cán bộ Hợp tác xã và Nông tín, trang 8 - Phủ tổng uỷ xuất bản, Sài Gòn 1959
Copy từ: Dân Làm Báo



......................

Thiệp Giáng sinh và Tết cho tù nhân lương tâm


Kính Hòa, phóng viên RFA 2013-12-10

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
 
RFA files
Nghe bài này
Câu lạc bộ nhóm công tác tại Paris vừa phát động phong trào gửi thiệp Giáng sinh và Tết cho những tù nhân lương tâm tại Việt Nam. Từ Paris Ông Nguyễn Quốc Nam, thành viên của Câu lạc bộ cho Kính Hòa buổi phỏng vấn sau đây về phong trào gửi thiệp này.
Ông Nguyễn Quốc Nam: Trước hết cho tôi gửi lời chào đến các thính giả đài Á châu tự do. Chúng tôi là Câu lạc bộ phối hợp công tác tại Paris. Trong một buổi họp của anh em chúng tôi, chị Ca Dao có đưa ra ý kiến đó và chúng tôi cùng nhau thực hiện. Lý do thì chắc ai cũng hiểu, có những người tù được nhiều người biết đến, nhưng có rất nhiều người không được biết đến, và chúng tôi nghĩ rằng chúng ta không được quyền quên những người đã có những hy sinh lớn lao cho tự do dân chủ, và hiện đang ở trong ngục tù. Những người nào đã qua cảnh ngục tù thì hiểu được rằng sự cô đơn nó rất là vĩ đại. Trong khi đó, anh chị em chúng ta ở hải ngoại có tất cả, cho nên chúng nghĩ rằng cái bổn phận tối thiểu của anh chị em chúng ta là dành ra một giây phút nào đó để nhớ đến những người đang ở trong ngục tù cộng sản. Đó là lý do chúng tôi đã chấp nhận ngay ý tưởng đó của chị Ca Dao và phát động chiến dịch đó ngay.
Kính Hòa: Bằng cách nào Câu lạc bộ thực hiện phong trào này?
Ông Nguyễn Quốc Nam: Thưa anh chúng tôi nghĩ rằng ai trong chúng ta cũng rất là bận bịu, nhưng nếu chúng ta bỏ ra bỏ ra ít thì giờ, tự mình chọn lấy một tấm thiệp thì nó rất là có ý nghĩa. Thứ nhất là nơi nào chúng ta sống cũng có những biểu tượng, ví dụ như tháp Eiffel bên Pháp hay tượng nữ thần tự do bên Mỹ,… thì nó sẽ làm cho anh chị em trong tù biết rằng khắp nên trên thế giới chúng ta nghĩ đến họ. Đó là về mặt hình thức.
Về nội dung thì chúng tôi nghĩ rằng chúng ta chỉ nên viết như viết cho một người thân của mình, nỗi lòng của chúng ta quan hoài đến họ, chứ không viết những gì có thể gây phiền phức. Dĩ nhiên là những nguwofi đã đấu tranh thì họ không sợ sệt đâu, nhưng chúng ta làm như vậy thì họ sẽ dễ kiểm soát sự sợ hãi của mình, không gây phiền toái không cần thiết.
Đó là về hình thức và nội dung, còn cách gửi thì chúng tôi nghĩ là nếu anh chị em chúng ta có tấm lòng thì nên tự gửi đi thì nó có ý nghĩa rất là lớn. Một người trong chúng ta gửi một tấm thiệp như vậy thì sẽ có cả trăm ngàn tấm thiệp đổ về.  Như vậy chúng ta làm cho họ cảm thấy là họ không tranh đấu trong cô đơn. Nhưng rủi khi chính quyền ngăn cản những tấm thiệp không cho họ nhận, thì chúng tôi cũng đã đánh tiếng cho những người ở trong tù biết là họ không cô đơn. Thì từ chính quyền, địa phương nơi nhận thiệp chúng ta cũng đạt được mục tiêu của mình.
Xin nhắc lại là về hình thức thì chúng ta lấy một tấm thiệp nơi địa phương, việc này cho thấy là không có gì xếp đặt trước mà là do tấm lòng của chúng ta, những người sống rải rác trên toàn thế giới quan tâm đến họ. Bà con vào trang thiepchotunhan.blogspot.fr sẽ được sự chỉ dẫn rõ ràng.
Kính Hòa: Những địa chỉ để gửi thiệp đến có bao gồm cả bà con thân nhân của những người tù không? Và Câu lạc bộ đã có bao nhiêu địa chỉ như vậy?
Ông Nguyễn Quốc Nam: Hiện nay thì anh chị em chúng tôi thu thập từ gia đình cũng như thân hữu 187 địa chỉ. Trong số này có cả những địa chỉ nằm trong rừng, không có tên đường và thành phố. Chúng tôi hy vọng rằng Trăm tay thì vỗ nên kêu, an hem khắp thế giới bổ túc cho chúng tôi, bổ túc cho chúng ta thì đúng hơn, một danh sách đầy đủ để chúng ta có thể tiếp tục việc làm này không chỉ có một lần này thôi.
Chúng tôi cũng có những địa chỉ của gia đình những người tù nữa.
Kính Hòa: Xin anh cho biết một chút về Câu lạc bộ phối hợp công tác Paris!
Ông Nguyễn Quốc Nam: Câu lạc bộ tập hợp tất cả các an hem không phân biệt xu hướng, đảng phái nghề nghiệp gì cả. Câu lạc bộ phối hợp công tác, như cái tên của nó nói, là anh chị em quay quần với nhau trong tình yêu thương. Anh chị em chúng tôi đến từ tất cả các phương trời, có thể là những đảng phái, những hội đoàn, nhưng cũng có thể là một người hết sức bình thường. Nguyên tắc làm việc của chúng tôi rất đơn giản, chúng tôi không phải là một tổ chức chính trị, hội đoàn gì cả, bất cứ ai cũng có thể đưa ra sáng kiến, ví dụ như chị Ca Dao đưa ra sáng kiến về phong trào gửi thiệp này. Rồi nếu chúng tôi đồng ý với nhau thì cùng dốc sức mà làm. Còn nếu ai không đồng ý thì việc ai nấy làm, không chống phá nhau.
Câu lạc bộ được thành lập được năm năm rồi, và chúng tôi thấy có chổ trống nào mà người ta chưa làm thì chúng tôi làm, đưa ý kiến ra rồi phối hợp với nhau, bàn thảo với nhau.
Kính Hòa: Phối hợp và bàn thảo về tương lai của Việt Nam phải không ạ?
Ông Nguyễn Quốc Nam: Dĩ nhiên, dĩ nhiên, chúng tôi không đến với nhau để bàn chuyện trên trời dưới đất. Phong trào gửi thiệp này là một bằng chứng. Chúng tôi chỉ bàn thảo những việc cần thiết cho phòng trào tự do dân chủ của Việt Nam mà thôi.

Copy từ: RFA


.....................

Suy nghĩ về những phát biểu của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng


Lý Trung Nam

Theo quy luật, phúc nhà hết thường sinh ra con cái hư hỏng; vận nước suy người đứng đầu thường u mê, lú lẫn. ĐCSVN cũng đang trong tình trạng đó, cụ thể:
Trước đây, ông Tổng bí thư Nông Đức Mạnh phát động phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM gây lãng phí thời gian, tiền của (xem thực hư việc học tập tấm gương đạo đức HCM); khi vừa về hưu, ông làm việc vi phạm đạo đức của một đảng viên, đạo đức làm người, do ông đã lấy cô vợ là bạn của con trai mình, khi vợ cũ vừa chết chưa xanh cỏ.
Đến nay, ông GS, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có nhiều phát biểu hiện rõ của sự lú lẫn, như: “…Mục tiêu XHCN đến hết thế kỷ này vẫn chưa tới…"; hay "chuyện tham nhũng như ngứa ghẻ…”. Trong dịp tiếp xúc cử tri tại Hà Nội ngày 07/12/2013, đề cập vấn nạn tham nhũng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói: “Đến Đường Tăng đi lấy kinh cũng phải hối lộ, bước chân sang nước Phật đã phải hối lộ nên chúng ta phải xem xét, tỉnh táo, sáng suốt..."
Mang hàm GS, ở cương vị Tổng bí thư mà ông Trọng lại lấy một chuyện hư cấu để nói về chuyện thực, bởi lẽ: các nhân vật Tôn Ngộ Không, Bát Giới… là không có thật… bản thân câu chuyện Tây Du Ký không đại diện cho phật giáo, mà chỉ là hư cấu, mang đậm tính giải trí.
Giả sử đây là câu chuyện có thật thì sự so sánh trên là khập khiểng, bởi lẽ: Tiền thuế của dân đã tri trả tiền lương, các điều kiện làm việc như: Văn phòng làm việc, văn phòng phẩm, điện, nước... cho cán bộ (phần lớn là đảng viên); do vậy, việc anh được chọn làm ở vị trí đó là để phục vụ nhân dân; còn chuyện anh đến lấy Kinh là chuyện khác, vì không ai nuôi người viết kinh, nên anh chi trả tiền giấy bút để duy trì sự tiếp tục viết Kinh là chuyện dễ hiểu. Tuy nhiên triết lý của chuyện Tây Du Ký lại khác: “Ở đây, chiếc bình bát của Đường Tam Tạng nguyên là của vua Đường tặng cho ngự đệ (em vua) kết nghĩa – đó chính là Tư tình. Bình bát ấy bằng vàng – một l thứ kim loại quý hiếm – đó chính là Tư sản. Vì vậy, bình bát của Đường Tăng trong tình huống này tượng trưng cho của cải, tình riêng và danh vọng ở thế gian. Để nhận kinh báu của Phật, thì buộc phải dâng nạp bình bát là ngụ ý: muốn thọ lãnh đạo giải thoát của Phật, con người phải xuất gia, phải lìa bỏ danh vọng và của cải thế tục”. Theo Phật tử Phúc Thịnh.
Việc phát biểu của ông Trọng đang biện minh và bật đèn xanh cho việc tham nhũng, vốn là quốc nạn ở chế độ cộng sản độc quyền, toàn trị. Việc phát biểu này, giống như việc ĐCSVN lấy tiền thuế của dân để nuôi bộ máy của đảng và các đoàn thể; đáng ra, tiền thuế của dân chỉ nuôi bộ máy chính quyền; thậm tệ hơn khi ĐCSVN tự chi trả tiền lương cho cán bộ làm công tác đảng, đoàn thể cao hơn 1,5 lần các bộ phận khác, vì lý do “cán bộ làm công tác đảng, đoàn thể thường thu nhập thấp vì không có các chương trình, dự án...” điều này ĐCS đã đương nhiên công nhận chuyện tham nhũng từ các chương trình, dự án… đặc biệt ĐCS chẳng bao giờ công khai kết quả thanh tra, kiểm toán chuyện chi tiêu của đảng.
Thiết nghĩ, các tăng, ni, phật tử cần lên tiếng về việc này để làm sáng tỏ chân kinh, giúp các phật tử, nhân dân được rõ; nếu cứ để các vị “đỉnh cao trí tuệ” mà tiếp tục tuyên truyền kiểu này thì sẽ làm lu mờ chính pháp, tụt giảm lòng tin của phật tử, người dân vào phật pháp.
Việc phát ngôn của người đứng đầu ĐCSVN vừa qua, có người cho là u mê, lú lẫn; cũng có người cho là thật thà, bộc bạch nói lên sự thật mà trước đây và ngày nay rất nhiều đảng viên thường giấu. Nhưng đây là dấu hiệu của sự suy tàn của ĐCS; cũng có thể do sự kỳ diệu siêu hình nào đó đã ứng vào miệng ông Trọng để mỗi lần ông phát ngôn thường chứa đựng sự u mê, lú lẫn và thật thà thiếu suy nghĩ, để mọi người dân dần dần được vén bức mành để được rõ hơn về bản chất của chế độ độc tài, toàn trị; điều này có nghĩa sự suy tàn của ĐCS đã đến gần, vận nước đang lên và sang một trang mới./.

Copy từ: Dân Luận


....................

Đảng, đoàn, hội quốc doanh – vào, ra, hay ở lại?


Đôi lời: Trong không khí tưng bừng mừng phong trào … bỏ đảng, xin được “bàn ngang” một chút, điều không dễ, nhưng rất cần.
Liên quan với bình luận này, là 4 bài viết: 1. Thư gửi Ban chấp hành TW Hội Cựu chiến binh; 2. Tuyên bố về việc ra khỏi Hội Cựu chiến binh – của Blogger Nhà văn Nguyễn Tường Thụy; 3. “Tôi đang muốn vào Đảng cộng sản” của cựu tù chính trị cộng sản Lê Thăng Long;  4. Đơn xin ra đảng của TS Phạm Chí Dũng, và 3 tuyên bố ra khỏi đảng, đoàn của 1. Nhà văn Phạm Đình Trọng, 2. Blogger Nguyễn Chí Đức, 3. Phương Uyên.
Trước hết, cần nhìn nhận rằng những nhân vật này và nhiều người đã bỏ đảng hay đang suy tính để đi tới quyết định đó, họ đang đấu tranh chính trị thông qua ngòi bút – bàn phím của mình. Mà đấu tranh chính trị thì rất cần những toan tính, thủ thuật khôn khéo, thứ mà CSVN có thừa, từ học hỏi rất nhiều bài bản ở các đàn anh Liên Xô, Trung Quốc, cho đến kinh nghiệm hơn 80 năm qua.
Trước một “đối thủ” hùng mạnh như vậy, những người tranh đấu không thể quá “thật thà”, hành động đơn lẻ và chỉ theo tình cảm tự nhiên của mình, rồi “đánh trống bỏ dùi”.
Như mấy năm trước, Nhà văn Phạm Đình Trọng đã bỏ đảng, thế nhưng ông khá đơn độc, có lẽ không “gặp thời”, quá thật, nên đã bị đảng giở chiêu “khai trừ” sau đó hòng hạ thấp hiệu quả tuyên truyền từ hành động bỏ đảng của ông. Blogger Chí Đức bài bản hơn, đưa ra cả lời kêu gọi thành lập CLB Huynh đệ Lầm đường Lạc lối, nhưng ông vẫn chỉ dừng lại ở lá Đơn xin ra khỏi đảng của mình sau khi chưa được đảng hồi âm, mà không tính tới việc phải tiếp tục “truy kích”, đòi đảng phải trả lời nghiêm túc.
Ngoài “luật rừng”, mà “các thế lực thù địch” vẫn tố đảng đã áp dụng tràn lan trên đất nước này, thì đảng cũng có thứ luật riêng của mình, là Điều lệ và những thứ Chỉ thị, Nghị quyết, … Những người bỏ/ muốn bỏ đảng đã nghiên cứu kỹ các văn bản đó để tính toán cho các đường đi nước bước của mình trước khi hành động hay không? Hay họ chỉ cần hiệu quả tức thì, nhất thời, rồi rơi vào im lặng qua cú “tự sát chính trị”, tựa như hành động tự thiêu của các tu sĩ Tây Tạng, mà thôi?
Tiếp theo Nguyễn Chí Đức, trường hợp TS Phạm Chí Dũng cũng đang chờ hồi âm – “hướng dẫn thủ tục” từ đảng sau 1 tuần gửi đơn. Đảng sẽ tiếp tục giở chiêu cùn im lặng? Nếu vậy thì bước đi tiếp của “nguyên đơn” sẽ là gì, cũng lại … chờ hay sẽ tấn công tiếp bằng nhiều cách (điều này xin được đưa ra trong một bài bình luận khác)? Còn nếu đảng chơi trò kỷ luật, khai trừ như với Nhà văn Phạm Đình Trọng thì phải đối phó ra sao (có không ít cách xử trí)? Với Phương Uyên, không làm đơn “xin ra”, hỏi “thủ tục” mà tuyên bố bỏ đoàn; rồi sẽ có quyết định khai trừ đoàn (?), cũng là một kinh nghiệm mới mẻ cần suy ngẫm. 
(Bổ sung, 11h, 12/12/2013: sau khi đọc bài này, Blogger Chí Đức đã gửi bổ sung 2 văn bản, Quyết định cho ra khỏi đảng và biên bản bàn giao thẻ đảng. Chúng tôi đã cập nhật vào “hồ sơ bỏ đảng” của ông).
Cho đến hôm nay, sau hơn 1 tuần từ khi Luật gia Lê Hiếu Đằng nổ phát pháo đầu tiên tuyên bố bỏ đảng, kế đến là TS Phạm Chí Dũng, BS Nguyễn Đắc Diên, bộ máy tuyên truyền của đảng vẫn im lặng. Có lẽ theo họ, tuyên bố lập đảng trước đó của ông Lê Hiếu Đằng thì cần công khai chỉ trích, đe dọa, còn vụ “bỏ đảng” này thì … nguy hiểm hơn nhiều, là bôi mặt đảng, là khơi lên phong trào khó dùng bạo lực trấn áp được, thôi thì “xấu chàng hổ ai”, cứ tạm nín lặng đã?
Quay sang khía cạnh khác, đó là nếu như chưa bỏ đảng, bỏ hội … thì những “đảng viên nhưng mà tốt” có thể tiếp tục tranh đấu khôn khéo ngay trong lòng tổ chức được không? Công luận có cần khích lệ, vinh danh họ, hay cứ kêu gọi tất thẩy họ hãy bỏ đảng, ai chưa ra là hèn, vụ lợi và đang chống lại nhân dân? Gợi ý cho những câu hỏi này là những trường hợp như Võ Văn Kiệt – nếu như có thể, thì bỏ đảng khi đương chức liệu có ích nước lợi dân hơn không, hay Trần Độ – sớm tuyên bố công khai bỏ đảng có hơn là để cho đảng chủ động khai trừ?
Blogger Nguyễn Tường Thụy dường như đã đi được bước ban đầu, đó là đấu tranh ngay trong lòng tổ chức cuội của đảng, thế nhưng ông đã vội ngưng để tham gia vào “trận” mới  của phong trào bỏ đảng. Còn cựu tù chính trị Lê Thăng Long thì ngược lại, muốn “chui sâu leo cao” vào tim đảng để tranh đấu, có điều ông làm như chưa hiểu chút gì về những cơ cấu, nguyên tắc, thiết chế trong đảng, nên đặt ra mục tiêu quá lớn, tới mức hoang đường.
BT

Đọc thêm: Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự


.................