CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Tư, 25 tháng 9, 2013

Tự xử dân chúng hay tự xử chính quyền?



Phạm Chí Dũng

Thói hoang tưởng quyền lực được sinh thời bởi ý thức hệ cầm cố đã tạo nên vô số món nợ phải đòi trong đầu óc dân quyền.Tự xử của dân cũng vì thế mang hơi hướng tự xử của chính quyền.
5 ngày sau vụ Đặng Ngọc Viết bắn các cán bộ quản lý quỹ đất ở Thái Bình, một số đại biểu quốc hội Việt  Nammới lần đầu tiên “thảo luận tập trung” về hiện tượng “tự xử” đang có chiều hướng lan rộng và “có dấu hiệu nguy hiểm” trong dân chúng.
Tự bắt trộm chó, tự thuê xã hội đen đòi nợ, tự thiêu, tự bắn cán bộ… – những hành tung mang tính “tự xử” đã xảy ra suốt mấy năm suy thoái kinh tế vừa qua, nhưng cho đến tận bây giờ mới được thừa nhận “có phần trách nhiệm của chính quyền địa phương”.
Cho đến khi cơn khủng hoảng chết chóc đã cận kề ngay trước mũi, vài người đại diện cho dân chúng mới dám hé lộ ngoài hành lang về tình trạng “chính quyền địa phương bất động”.
Với tất cả những động thái “hành là chính” đang có chiều hướng bất động một cách nguy hiểm như thế, hẳn đó cũng là một nguồn cơn để nảy sinh ra lời “hiệu triệu cứu quốc” dưới đây.
Hiệu triệu cứu quốc!
Thông báo với toàn thể nhân dân. Hiện nay đang có một đám người lạ mặt, đầu trọc, xăm trổ đầy mình, có hành vi côn đồ, dùng kiếm, dùng dùi cui, đuổi đánh, dọa đâm, chém, giết dân lành. Mọi người, ai có cuốc, xẻng, gậy gộc ra ứng cứu. Giặc đang càn quấy dân làng, mọi người tập trung mau để đánh giặc! Loa, loa, loa…” – ông trưởng thôn Đồng Quân gào vào loa phóng thanh, và từ chiếc loa này như vang dội âm thanh hiệu triệu một mất một còn vào những ngày kháng chiến cứu quốc.
Tháng 6/2013, xóm núi heo khuất ở vùng Ninh Bình lại một lần nữa giận dữ cùng rạo rực. Người dân đang nhìn thấy một đám cướp cạn giữa ban ngày ban mặt. Nhưng người dân cũng đang phải chứng kiến một biểu tả không thể bàng quan hơn của các nhân viên công lực địa phương khi để mặc đám côn đồ thỏa sức hành hung những người bám đất.
Đã hơn 25 năm qua, bãi đất nơi xảy ra tranh chấp giữa người dân Đồng Quân với Công ty cổ phần du lịch Cúc Phương là nguồn sống của dân, bằng chăn nuôi gia súc, trồng ngô và trồng đậu. Cư trú trên địa bàn này chủ yếu là người dân tộc Mường, được di dời từ rừng quốc gia Cúc Phương ra từ năm 1988.
Khoảng gần chục năm trước, Công ty Cúc Phương bắt đầu về xây dựng trên khoảng 15 ha bãi đất. Nhưng vài năm trở lại đây, công ty này lại có những hành vi định chiếm nốt 25ha đất còn lại.
Ở một thái cực còn lại, ông trưởng thôn Đồng Quân khẳng định là không hề nhận được thông báo nào từ chính quyền về việc cho công ty Cúc Phương thầu thêm 25 ha đất.
“Cho dù có thông báo thỏa thuận từ chính quyền về việc sang nhượng đất, chúng tôi cũng không bao giờ đồng ý. Vì 25 ha đất này là nguồn mưu sinh của người dân, bán nốt thì biết làm gì để sống!” – một người dân địa phương thét lên.
Nhưng vào lúc việc tranh chấp còn chưa ngã ngũ thì Công ty Cúc Phương đã liên tục điều “xe múc” vào đào đất.
“Người dân ngăn cản là đương nhiên. Vì thế mà cho côn đồ đến hành hung dân lành là điều không thể chấp nhận được!” – ông trưởng thôn quyết liệt.
Thái độ không khoan nhượng của người dân xóm núi Đồng Quân đã được biểu thị ngay tức thì: ngay sau tiếng loa xé nát buổi trưa hè yên ả, nhân dân hai thôn từ người già, thanh niên đến phụ nữ lập tức túa ra đầy đường. Dân hai đầu dồn lại đánh trả đám côn đồ. Từ bộ dạng hung tợn lúc đầu, bọn côn đồ phải dần rút lui, để cuối cùng đã phải nhận một trận đòn nhớ đời.
“Người dân xóm núi đại thắng!” – một tờ báo trong nước giật tít đầy hả hê. Nhưng còn hả hê hơn nhiều, vào một lần hiếm hoi “luật rừng” đã thành công.
Trong cái tâm cảm “luật rừng” ấy, cả hai phía chính – tà đều hiện diện.Nhưng nhân tố đáng ra phải có mặt – lực lượng bảo vệ pháp luật – thì lại vắng bóng đến không thể hiểu nổi.
Như một thói quen đã trở thành cố tật, chỉ sau khi trận đánh không chính danh trên kết thúc, công an huyện Nho Quan mới chính thức ló mặt tại hiện trường để làm nốt công đoạn cuối của việc “phá án”.

Tự xử dân chúng
Những tay blogger có đầu óc hài hước nhất vẫn thường chua chát giễu cợt” Việt Nam có cả một rừng luật, nhưng chỉ có một thứ duy nhất được dùng là luật rừng”.
“Phép vua thua lệ làng” cũng từ cổ chíkim được viện dẫn và hành xử như một thói quen văn hóa độc đáo của người dân Việt, đặc biệt ở những vùng nông thôn miền Bắc.
Từ năm 2010 về trước, khi kinh tế còn tạm đủ sức cầm cự với lạm phát và phân hóa xã hội chưa lộ ra cái hố đen ngòm ngoác rộng của nó, phân cực dân sinh cũng âm thầm tiềm ẩn hơn chứ chưa bị đẩy tình thế vào cảnh hỗn mang như hiệnnay.
Nhưng khi hiện tượng “rào làng” bắt đầu xuất hiện ở những địa phương như vùng phố núi Ninh Bình, người ta cũng bắt đầu chứng kiến cảnh đồng tâm hiệp lực giữa những gia đình cùng làng xã để bảo vệ quyền lợi “giết trộm”. Cảnh sắc đóđã vừa diễn ra ở Bắc Giang, nơi có đến 800 người dân đồng ký vào một lá đơn chưa từng có tiền lệ: nhận tội danh đánh đến chết những kẻ trộm chó.
Trước hành động phản ứng chưa từng có trên, chính quyền và ngành công anBắc Giang trở nên lúng túng và rơi vào thế bị động. Thay cho việc bắt giữ vài người dân đầu trò trong vụ đánh chết cẩu tặc, vào lúc này nhà chức trách phải đối mặt với một thái độ có thể được xem là vượt qua sợ hãi để “sống chết có nhau” của dân làng. Tinh thần tập thể hành động như thế hẳn làm dư luận nhớ đến 13.000 người dân ở làng Ô Khảm của Trung Quốc, vào năm 2011 đã rào làng để phản kháng chế độ trưng thu đất đai vô lối mà đã gây ra cái chết của một trong những người cầm đầu nhóm phản kháng trong đồn công an địa phương.
Không hề có dấu hiệu hoang tưởng từ những người dân Bắc Giang, mà tinh túy hơn thế nhiều, 800 người dân đồng ký đơn nhận tội ở Bắc Giang đã công khai phơi bày một chủ đích có tính toán và mang dấu ấn thách thức chính quyền. Suy luận đơn giản là chính quyền không thể khởi tố tất cả dân làng, nhưng suy diễn phức tạp hơn là không phải chính quyền muốn làm gì thì làm trong bối cảnh đầu óc dân chúng đã tràn ngập tư tưởng bất mãn và sẵn sàng đối đầu nếu “cần thiết”.
Bắc Giang lại là địa phương mà đã nổ ra những vụ đòi đất tập thể, tương tự Hưng Yên, Thái Bình, ngoại thành Hà Nội, Hà Tĩnh, Nghệ An, Nam Định… Đến lượt những địa phương này lại nằm trong cách nhìn thường trực của chính quyền về một loại “điểm nóng” cần phải tiễu trừ.
Đất đai đã làm nên một biến động lịch sử khôn lường ở nông thôn miền Bắc Việt Nam, kể cả không khí manh nha “hồi tố” như trong cuộc cải cách ruộng đất vào giữa thế kỷ 20.
Trước vụ Đặng Ngọc Viết, một thanh niên ở Quảng Nam cũng đã dùng dao đâm vài cán bộ hiệp thương giá đền bù đất đai. Người thanh niên  này say khi gây án đã chạy về nhà đâm dao vào ngực mình. Nhưng rất may trong vụ đó cả hung thủ lẫn nạn nhân đều bảo toàn được mạng sống.
Còn với trường hợp Đặng Ngọc Viết, động cơ trả thù đã trở thành đỉnh điểm của công tác “hồi tố”. Những quan chức nhà nước thực thi mệnh lệnh cao cả về thu hồi đất của dân với giá bèo đã phải trả một cái giá đắt ngang với sinh mạng của họ. “Tự xử” cũng vì thế đã biến diễn đến mức cực đoan và chắc chắn vượt trên rất nhiều “dấu hiệu nguy hiểm” mà các đại biểu quốc hội đang than thở.
Tự xử chính quyền
Một lần nữa trong rất nhiều lần, dư luận và công luận Việt Nam phải khẩn thiết nhắc lại “cách mạng Thái Bình” mười sáu năm trước. Thế nhưng sự bất hạnh lại lộ đến chân tơ kẽ tóc: đã chẳng có một bài học nào được những người cầm cân nảy mực rút ra từ lịch sử. Mọi chuyện và thế sự vẫn trì miết trong một lối mòn tham lam, lũng đoạn và không kém ngungốc. Thói hoang tưởng quyền lực được sinh thời bởi ý thức hệ cầm cố đã tạo nên vô số món nợ phải đòi trong đầu óc dân quyền.
Vụ xả lũ bị coi là hành động “giết sống” người dân mới xảy ra vào tháng 9/2013 ở Đắc Lắc cũng là một ý thức hệ táng tận lương tâm của giới quan chức điều hành thủy điện và chính quyền địa phương. Thời điểm ấn định xả lũ là vào 8 giờ sáng, nhưng phải đến một tiếng rưỡi đồng hồ sau thông báo  này mới được phát ra. Đó cũng là khoảng thời gian vừa đủ để dòng lũ đỏ ngầu cuốn tung mọi thứ, từ tài sản tích góp cả đời đến ít nhất 12 sinh mạng con người, xuống vùng trũng niềm tin dân chúng…
Với những gì đã hiện tồn cay đắng đến thế, điều bị xem là “vô cảm quan chức” vẫn còn là lời cảnh báo đầy tính nhân đạo. Giờ đây, vượt hơn thế nhiều, nhiều chính quyền địa phương càng như chìm trong cơn hôn mê vô trách nhiệm và chẳng hề đồng cảm với đồng loại. Hàng loạt điểm nóng có thể dẫn đến điểm nổ về đất đai, môi trường, tôn giáo… đã chỉ bị ụp lên bởi hàng núi công văn giấy tờ “xin ý kiến chỉ đạo”, trong đó không thiếu lời quy kết cho hành động của người dân là “xách động, manh động, chống đối…”.
Tâm trạng xã hội rối loạn trong dân chúng cũng tương tác hầu như trực tiếp với tâm lý thoái thác trách nhiệm ở các cấp chính quyền. Vụ việc càng “nhạy cảm” thì các cơ quan từ địa phương đến trung ương càng gia cố sức ép đùn đẩy trách nhiệm cho nhau, và trên hết là quá khó để nhận ra một lãnh đạo nào dám chịu trách nhiệm cuối cùng. Trong khi đó, thời gian không ngừng trôi và hậu quả chẳng bao giờ ngừng lại.Rất thường là đến một thời điểm nào đó, tình hình trở nên xấu tệ để mọi chuyện có thể nhanh chóng rơi nhanh vào tình trạng mất kiểm soát.
Tự xử của dân chúng cũng rất có thể dẫn tới hành động tự phát nối kết, liên kết và gắn bó với nhau giữa các nhóm dân đấu tranh cho quyền lợi, cho dù không phải bao giờ quyền lợi của dân cũng đồng nhất với nhau. Đó cũng gần nhưlà hình ảnh chan hòa giữa những dân oan không tôn giáo với các tín đồ – một hiện tượng đã và đang diễn ra ngày càng rộng tại vùng đáy niềm tin chính thể.
Nếu hiệu ứng vô chính phủ xảy ra, không thể nói khác hơn là tình trạng mất kiểm soát ở Việt Nam có thể trở nên vô phương cứu chữa, rút ngắn tính chính danh của chính thể và ghê gớm hơn nhiều là xâm hại những gì còn lại của một lịch sử văn hóa.
Tự xử của dân cũng vì thế mang hơi hướng tự xử của chính quyền.Tất cả những gì mà một chính thể không thể đáp ứng sẽ luôn phải trả bằng cái giá chân đứng của chính quyền từ bị mài mòn đến tự mục rã.
Nông thôn và một số đô thị ở miền Bắc đang chứng thực xu hướng chuyển động có tính song trùng tự xử rệu mục như thế. Dù chưa có một nghiên cứu nào phân tích về khả năng song trùng này, nhưng đáp án rõ rệt cho bài toán tự xử luôn là một điểm giao thoa, tại một thời điểm được xác định, giữa hai hành động vừa đồng pha vừa ngược chiều nhau – một thuộc về chính quyền và hành động kia bùng phát từ dân chúng.

P.C.D. 

Tác giả gửi trực tiếp choBauxite Việt Nam

Thấy gì, hiểu sao đàng sau việc chống tham nhũng ở nước ta?



Thiện Tùng



Theo báo chí thông tin, ngày 18/09/201 Thường vụ Quốc hội họp trù bị, phần bàn về phòng chống tham nhũng.
Sau khi nghe Thanh tra Chính phủ trình bày về kết quả phòng chống tham nhũng, nhiều vị tỏ ra không hài lòng về bản báo cáo của Thanh tra.
Ông Phan Trung Lý, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật thắc mắc: “Kiểm tra 14 ngàn vụ nhưng chỉ chuyển sang hình sự có 11 vụ, không biết tội phạm chìm, nổi ra sao”… 
Ông Nguyễn văn Hiện, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp cho rằng: “Tham nhũng phát hiện nhiều nhưng thu hồi tài sản ít, xử lý hành chính nhiều, áp dụng tình tiết nhẹ, xử lý dưới khung, án treo hoặc phạt cải tạo không giam giữ chiếm tỷ lệ cao, có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm, một số vụ án nghiêm trọng và phức tạp bị kéo dài, bị đình chỉ điều tra”…
Đặc biệt, không biết với dụng ý gì, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói thả lửng: “Không tham nhũng lấy đâu tiền chạy chức vụ này chức vụ kia”, “Lực lượng đấu tranh phòng chống tham nhũng có tiêu cực, bỏ sót, bao che không? Có tham nhũng trong đấu tranh phòng chống tham nhũng hay không?
Qua ý kiến thắc mắc của quý ngài đảng viên thuộc thành phần “gạo cội” của Quốc hội, tôi cảm nhận việc phòng chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước ta có gì đó không thực tâm, không nhằm triệt tiêu tham nhũng mà chỉ nhằm xả căng sự uất ức trong lòng dân về tệ tham nhũng.
Cũng tất nhiên thôi, những vụ tham nhũng được phát giác đưa ra xử lý ít nhất 90% can phạm là đảng viên, chức lớn tham lớn, chức nhỏ tham nhỏ, chia nhau đục khoét. Đã vậy thì chống tham nhũng đồng nghĩa với chống Đảng đang cầm quyền? Đảng đang cầm quyền “cầm dao” đi diệt tham nhũng tránh sao khỏi run tay? – “Tay cắt tay bao nở, ruột cắt ruột sao đành”, đó là câu truyền miệng của dân gian, có ứng vào đây không tôi cũng chưa chắc.
Đảng CSVN bao giờ cũng là bản sao của Đảng CS Trung Quốc, trong bài nói chuyện nội bộ có tựa đề “Tôi biết làm thế nào?” – đã đăng tải trên nhiều trang mạng Internet, Chủ tịch Đảng CSTQ Tập Cận Bình nói: “Mọi người đều biết, hiện nay tác phong của Đảng Cộng sản chúng ta có một số không tốt. Một số cán bộ hình thành Nhóm lợi ích, nó ảnh hưởng tới quan hệ giữa Đảng với quần chúng nhân dân… Là người lãnh đạo Đảng, đã được cán bộ đảng viên các cấp bầu lên, tôi không thể ăn cây này rào cây khác… Nói về “Đánh con hổ tham nhũng” thì các đồng chí yên tâm, đại bộ phận các đồng chí trong Đảng không sao cả, nhưng chúng ta vẫn phải tuyên truyền sâu rộng, chỉ cần quần chúng nhân dân đồng lòng vỗ tay hướng ứng, đánh giá tốt là được. Điều nầy có thể một số đồng chí cán bộ đảng viên cấp cơ sở không thông lắm”…
Lãnh đạo Việt Nam cũng đã xem tham nhũng là “nội xâm”, là “quốc nạn”, chúng làm phương hại đến uy tín của Đảng, gây thảm họa cho đất nước và dân tộc. Có lẽ vì vậy, từ khi nhậm chức, Tổng bí thư Nguyễn Phú trọng luôn “cằn nhằn” với nội bộ Đảng qua bao kỳ hội nghị của nhiệm kỳ XI này, ông đưa ra nhiều giải pháp để trị bọn “sâu dân mọt nước” – gọi cho gọn “diệt sâu”. Tôi còn nhớ: Ở hội nghi lần 4, ông khai thông tư tưởng cho đảng viên “Chỉnh đốn Đảng để bảo vệ chế độ”. Ở hội nghị lần 6, ông chỉ đạo dùng thuốc gia truyền “Phê, tự phê” trong Đảng theo kiểu mới từ trên xuống để tìm diệt sâu. Suốt hơn tháng trời,  lùng sục hết trong Bộ Chính trị, Ban Bí thư đến Ban Chấp hành chỉ phát hiện một con sâu chúa. Dùng thuốc gia truyền với độ đậm đặc khử nó mà vẫn trơ trơ kháng thuốc. Ở hôi nghị lần 7, việc dùng thuốc gia truyền được thay bằng việc “nhóm lửa” đốt sâu, ông Trọng gọi những người có máu mặt như ông Nguyễn Bá Thanh, Vương Đình Huệ … về  triều tái lập Ban Nội chính, làm mũi xung kích cho Ban Phòng chống tham nhũng do ông dẫn đầu. Để tạo thế cho ông Thanh, ông Huệ, Bộ Chính trị đề cử 2 ông này vào Bộ Chính trị. Không ngờ cả hai ông đều bị sâu chích rớt thê thảm.
Theo cảm nghĩ của tôi, phái chống tham nhũng, đứng đầu là Tổng  Bí thư Nguyễn Phú Trọng,  không thể/được thắng, bởi vì phái ông thuộc thiểu số, hơn nữa nếu phái ông thắng thì Đảng do ông cầm đầu tan nát? – đàng nào Đảng CSVN cũng thọ nạn. Để duy trì được chừng nào hay chừng ấy, Đảng CSVN chỉ còn cách học theo Đảng CS Trung quốc chống tham nhũng “Cuội”.
Có lẽ Tổng Bí thư Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng nhận ra sự nan giải này, ngay trong hội nghị lần thứ 7, ông đã chỉ đạo “tăng cường công tác Dân vận” và cử ông Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, sang Mặt trận để hiệp đồng cùng Ban Tuyên giáo xả giận trong dân, gở gút sanh tử “Không dân Đảng tính làm sao!? ”.
Chống tham nhũng – Cuộc chiến đấu còn đang tiếp diễn – hạ hồi phân giải.
Những điều tôi viết ra đây là những suy tư, thuộc sản phẩn chủ quan – dĩ nhiên là nó đúng đối với tôi, còn với độc giả thì xin thỉnh giáo.

Ngày 23/09/2013
       T.T.

Tác giả gửi trực tiếp cho: Bauxite Việt Nam

........................

Thư hiệp thông với Giáo phận Vinh Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền



VRNs (25.09.2013) – Thừa Thiên Huế - Kính thưa
- Quý Giám mục Giáo phận Vinh,
- Quý Linh mục đoàn Giáo phận Vinh,
- Quý Tu sĩ và Giáo dân Giáo phận Vinh, đặc biệt tại Giáo xứ Mỹ Yên,
- Quý Kitô hữu Việt Nam trong lẫn ngoài nước và mọi người thiện chí.
Chúng con là Nhóm Linh mục (tinh thần) Nguyễn Kim Điền, những người từ lâu coi việc đấu tranh cho tự do tôn giáo và dân chủ nhân quyền theo đường lối Giáo hội như một sứ mạng của đời mục tử. Với tinh thần hiệp thông Giáo hội và đoàn kết trong sự thật lẫn công lý, đứng bên cạnh nhiều vị Giám mục và cộng đoàn Công giáo cũng như nhiều tâm hồn thiện chí khắp nơi đang hướng lòng về Giáo phận Vinh trong những ngày này, chúng con xin gởi tới Quý Đức Cha, Quý Cha, Quý Tu sĩ và Quý Anh Chị Em Giáo dân tại Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình bức thư thông hiệp sau đây:
1- Chúng con hết dạ tán đồng quan điểm mà Quý Đức Cha, Quý Cha và Tòa Giám mục Giáo phận Vinh đã bày tỏ trong các văn bản: Thông cáo số 01/13–TG ngày 05-09-2013, Thư Chung ngày 06-09-2013, Văn thư số 02/13–TG ngày 07-09-2013, Bản Tường Trình số 03/13–TG ngày 10-09-2013, Văn thư số 04/13–TG ngày 15-09-2013, Tuyên bố ngày 16-09-2013 và Thư gởi Hội đồng Giám mục VN ngày 18-09-2013. Đây là những văn bản trình bày đúng đắn các vụ việc nhằm bênh vực sự thật, lên án bạo quyền Cộng sản nhằm bảo vệ công lý vốn bị chà đạp tại Giáo phận Vinh trong những ngày qua.
2- Chúng con cho rằng nguyên nhân tiên khởi của toàn bộ các sự việc đau lòng tại giáo xứ Mỹ Yên hôm 04-09 và tại Giáo phận Vinh từ đó đến nay là vụ vài cán bộ công an, vào tối ngày 22-05, thay vì khoác sắc phục khi thi hành nhiệm vụ, lại mặc thường phục, giấu danh tính và ngang ngược ngăn cản người đến Linh địa Trại Gáo để cầu nguyện cho thân nhân của họ (sẽ ra tòa phúc thẩm bất công hôm sau). Đương nhiên gây bất bình cho quần chúng và đánh thức bản năng tự vệ của dân lành, việc ấy đã dẫn đến những phản ứng không kiểm soát nổi, gây hậu quả nghiêm trọng cho cả đôi bên! Trách nhiệm do đó thuộc về các cán bộ công an và cơ quan chủ quản của họ. Đây là thói ỷ thế cậy quyền khinh dân và là hành động xâm phạm tự do tôn giáo!
3- Chúng con cho rằng việc hai giáo dân Mỹ Yên là ông Ngô Văn Khởi và ông Nguyễn Văn Hải bị công an chận bắt giữa đường cách ám muội ngày 27-06-2013 (sau khi họ đi ăn cưới và chở bệnh nhân về) rồi giam biệt tích họ hơn cả tuần lễ mới thông báo cho thân nhân với lý cớ “gây rối trật tự”, đó là một chuyện vừa trái luật tố tụng hình sự, vừa trái đạo đức và truyền thống nhân ái của dân tộc, vừa phản ảnh lối hành xử bất quang minh chính đại theo kiểu báo thù. Đây là hậu quả của việc bao che hành vi sai trái của nhân viên công lực nói trên và là nguyên nhân của việc người dân tập trung ôn hòa đến UBND xã Nghi Phương đón tù nhân vô tội mà chủ tịch xã đã viết cam kết hứa thả, làm cớ để nhà cầm quyền Nghệ An đàn áp quần chúng một cách bất ngờ, tàn nhẫn và thô bạo.
4- Chúng con cho rằng việc đàn áp đẫm máu giáo dân Mỹ Yên ngày 04-09-2013 tại trụ sở xã Nghi Phương và vùng phụ cận, do nhà cầm quyền Nghệ An dàn dựng công phu với âm mưu “điệu hổ ly sơn” (bất thành), với binh lực võ trang hùng hậu, với màn “giáo dân giả” ném đá cán bộ, và thực hiện với tất cả lòng thù hận điên cuồng bằng chó săn lẫn côn đồ, bằng dùi cui lẫn thuốc nổ, là hành động vừa tráo trở, vừa bất nhân, vừa vô luật. Sau đó, việc đột nhập nhà một tín hữu có chứa nạn nhân chạy vào trú ẩn để đánh và bắt người, phá tài sản, xúc phạm bàn thờ, rồi việc chặn đường hành hung những tín hữu giáo xứ bạn đến bênh vực đồng đạo là chà đạp quyền bất khả xâm phạm chỗ ở, quyền bất khả xâm phạm thân thể, quyền sở hữu tài sản hợp pháp, nhất là quyền tự do tôn giáo có quy định trong Hiến pháp Việt Nam, Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền và Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị mà nhà nước VN đã cam kết tuân giữ.
5- Chúng con cho rằng việc nhà cầm quyền địa phương và trung ương sau đó mở cả một chiến dịch tuyên truyền trên báo đài bằng nhiều bài viết, băng hình, buổi họp báo… với những kiểu trình bày xuyên tạc gian trá, lý luận vu vơ ngụy biện và phê phán ác ý sai lạc, nhằm bóp méo sự thật, vu cáo Quý Đức Cha, nói xấu Quý Cha, kết tội Quý Anh Chị Em Giáo dân, đánh lừa và đầu độc công luận, là đổ thêm dầu vào lửa và muốn đối đầu thay vì đối thoại. Ngoài ra, việc sở thông tin truyền thông Nghệ An ngang nhiên dựa trên Nghị định 72 vi hiến để ra lệnh Tòa Giám mục phải đóng cửa trang mạng của Giáo phận, rồi việc Cơ quan Cảnh sát điều tra Nghệ An quyết định “khởi tố 3 tội gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ và giữ người trái pháp luật” đều là những hành vi bịt miệng nạn nhân, biến nạn nhân thành thủ phạm, như thường thấy lâu nay tại Việt Nam, nhằm chuẩn bị cho một cuộc trấn áp rộng rãi và dữ dội. Tất cả những điều đó phơi bày bản chất của một nhà cầm quyền chỉ biết dùng gian trá và bạo lực để cai trị nhân dân, quản lý xã hội, chỉ biết bảo vệ quyền lực độc tài độc đảng bằng mọi giá đến độ mù quáng lý trí và mờ ám lương tâm. Họ hết khả năng nhìn ra những hậu quả tai hại cho xã hội, đất nước, dân tộc cũng như cho chính mình, vì một ngày gần đây, họ sẽ phải trả lời trước công lý vì đã xây dựng sự nghiệp trên xương máu đồng bào. Ở đây chúng con nhớ lại lời Đức Thánh Cha Phanxicô nói trên Radio Vatican hôm 16-09-2013: “Các nhà cầm quyền phải yêu thương người dân của họ, bởi vì một lãnh đạo mà không yêu thương dân thì chẳng thể nào cầm quyền được. Họ có thể nắm trong tay kỷ luật, họ có thể chi phối an ninh trật tự, nhưng họ không thể cai quản! Mỗi lãnh đạo phải tự đặt cho chính mình hai câu hỏi: Tôi có yêu thương người dân để phục vụ họ tốt hơn không? Tôi có khiêm nhường và lắng nghe tất cả ý những kiến khác nhau của mọi người để chọn ra phương cách tốt nhất không?”.
6- Chúng con hết lòng hoan nghênh việc toàn thể Giáo phận Vinh, từ Quý Đức Cha đến Quý Anh Chị Em Giáo dân, đã luôn đồng tâm nhất trí với nhau trong các bản văn, các lời liên tiếng, các cuộc viếng thăm, các buổi cầu nguyện, vừa đầy tình bác ái theo tinh thần Công giáo, vừa đầy tính bất khuất theo truyền thống Giáo phận, nhân thảm nạn mà Giáo phận đang gánh chịu. Chúng tôi hết lòng khâm phục tình liên đới mà Quý Anh Chị Em Giáo dân đã bày tỏ đối với những đồng đạo gặp nạn, lòng can đảm mà Quý Anh Chị Em đã bộc lộ qua các biểu ngữ, khẩu hiệu hùng hồn lớn nhỏ giăng tại giáo xứ, cầm nơi đôi tay, đưa cao trên các nẻo đường! Chúng tôi đặc biệt cảm thương hai tù nhân vô tội Ngô Văn Khởi và Nguyễn Văn Hải, các nạn nhân bị thương tích trầm trọng do công an côn đồ, và những thành viên của Giáo phận đang tiếp tục bị sách nhiễu và hăm dọa. Chúng tôi cũng không quên một người con yêu quý của Giáo phận là luật sư Lê Quốc Quân, chiến sĩ nhân quyền, bị tù đã 10 tháng nay và sắp ra tòa đầu tháng 10 tới, với tội danh gán ghép “trốn thuế” đầy vô lý, nực cười và quái đản! Cả ba tù nhân phải được trả tự do lập tức và vô điều kiện !
Kết thúc, chúng con nguyện xin Thánh Thần Công lý, Sự thật và Tình thương đổ xuống trên Quý Đức Cha, Quý Cha, Quý Anh Chị Em và mọi ai yêu Giáo phận Vinh lúc này ơn dũng cảm và ơn kiên trì để đấu tranh cho công lý nhân quyền, cũng như xin Ngài đổ xuống trên nhà cầm quyền Cộng sản ơn sáng suốt và ơn hoán cải để họ giải quyết mọi vấn đề cách tốt đẹp.
Làm tại Việt Nam ngày 27-09-2013, lễ kính thánh Vinhsơn Phaolô Linh mục, vị Tông đồ của những kẻ nghèo khổ, bất hạnh.
Đại diện Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền:
- Linh mục Phêrô Nguyễn Hữu Giải
Linh mục Phêrô Phan Văn Lợi
– với sự hiệp thông của Lm Tađêô Nguyễn Văn Lý đang ở trong lao tù Cộng sản
Copy từ: Truyền Thông Chúa Cứu Thế


......................

Biến cố Mỹ Yên: Đã đến lúc Hội Đồng Giám mục Việt Nam không thể không lên tiếng


Vinh Mỹ (Danlambao) - Ngày 05/09/2013, ba ngày sau vụ đàn áp đẫm máu giáo dân xứ Mỹ yên, khi Mặc Lâm, biên tập viên RFA hỏi về tình hình liên đới hiệp thông của HĐGMVN thì Đức GM Nguyễn Thái Hợp đã trả lời: "Các giám mục vẫn hợp thông và rất hiểu hoàn cảnh này nhưng đây là những chuyện nhỏ thì mỗi giám mục cũng có thể giải quyết được, không cần đến Hội đồng Giám mục".
Tuy nhiên sau khi chứng kiến những thủ đoạn gian ngoan của chính quyền, khi thấy rõ việc chính quyền "cố tình đánh lạc hướng và làm phức tạp sự việc ngày 22/5/2013, nhằm kết án và truy cứu nhiều người dân chất phác vô tội khác, trong khi những hành vi sai trái của các cán bộ lại được bao che" Ngài đã không khỏi "băn khoăn lo âu", "không biết chính quyền Nghệ an có chủ đích gì khi dàn dựng kịch bản nầy?"
Mà không băn khoăn lo âu sao được khi nhớ lại kịch bản đã xảy ra ở Hà nội năm 2008. Đức TGM Ngô Quang Kiệt còn đó "đứng dưới chân Thánh Giá như Đức Mẹ sầu bi" vọng về Ngài và con chiên giáo phận Vinh đàng chia phần khổ nạn của Chúa như chính Ngài đang chịu. (Thư Hiệp thông 15/09/2013).
Chủ đích của cộng sản trong việc dàn dựng kịch bản như thế là đã rõ.
Song song với chiến dịch bôi nhọ và buộc tội qua báo đài nhà nước, như khi xưa đã làm với TGM Ngô Quang Kiệt, chính quyền Nghệ An đã gửi công văn số 139/UBND-NC lên chủ tịch HĐGMVN, cũng lại là TGM Nguyễn Văn Nhơn để kể những tội họ đã định sẵn và chuẩn bị tư tưởng để Ngài chấp nhận bản án họ sẽ dành cho Đức Cha Nguyễn Thái Hợp. Chỉ còn thiếu phép lành của Vatican nữa là xong và họ đã cử Ban (triệt hạ) Tôn giáo sang Vatican "làm việc".
Chính vì thấy thâm ý của chính phủ như thế nên Đức Cha Nguyễn Thái Hợp cấp tốc viết thư tìm sự liên đới và hiệp thông của HĐGMVN và kêu gọi sự hỗ trợ của thế giới.
Tuy nhiên chúng ta hy vọng Giáo hội VN và Tòa Thánh sẽ không còn ngoan ngoãn như ngày nào để cho cộng sản dùng kế hoạch dùng Giáo hội giết Giáo hội.
Về phía HĐGMVN, vị đương kim chủ tịch sẽ không trả lời nhà nước theo kiểu Philato như năm 2008: "Tôi thấy người nầy không có tội gì" rồi để "sống chết mặc bây". Nhưng ngài đã đích danh viết thư tận tình liên đới hiệp thông vói Đức cha Nguyễn Thái Hợp và giáo phận Vinh. Chắc chắn Ngài đang vận động để có một tiếng nói chung của HĐGMVN, quên đi lời nói để đời đã gây đau thương cho Đức TGM Ngô Quang Kiệt: "đồng cảm nhưng không đồng thuận".
Lý do là khi mà các dụng cụ tuyên truyền của nhà nước buộc cho ĐC Nguyễn Thái Hợp "những ‘tội danh’ như cấu kết với thế lực phản động trong cũng như ngoài nước, kích động nhân dân hận thù với nhà nước, chia rẽ khối đoàn kết nhân dân..." thì đó là chuyện chính trị. Cộng sản gán ghép cho những ai họ muốn triệt tiêu. ĐC Nguyễn thái Hợp sẽ phải đối phó riêng với họ.
Nhưng còn khi các thế lực cộng sản đó tó cáo Ngài "đi ngược lại với chủ trương của các Đức Thánh Cha và của Hội Đồng Giám mục Việt Nam là sống Phúc Âm giữa lòng dân tộc, là một người công giáo tốt là một người công dân tốt v.v...", thì không biết các Đức cha có giật mình không? Khi người cộng sản, ông tổ của sự dối trá, kẻ thù truyền kiếp của công giáo lên lớp một giám mục bảo phải đi đúng chủ trương của Đúc Thánh Cha, và của HĐGMVN là thế này là thế nọ thì người công giáo còn có chút lương tri phải đánh dấu hỏi rằng "liệu cái chủ trương của ĐTC, của HĐGMVN mà được cộng sản bên vực và truyền bá như thế thì nó còn gì là công giáo nữa không? Chỉ có hai câu trả lời: Một là cộng sản đã đi đúng đường công giáo, hai là HĐGMVN đã theo đúng đường cộng sản. Đã đến lúc HĐGMVN phải tỏ thái độ.
Còn về chủ trương của ĐTC thì cũng chỉ có hai câu trả lời, một là cộng sản đã cố tình xuyên tạc lời tuyên bố của Ngài để đánh lừa người công giáo, hai là ngài cũng bị cộng sản lừa dối.
Đó là về phía Hàng Giáo phẩm Việt Nam, còn về phía Vatican thì sao?
Chính quyền Việt Nam cử phái đoàn do Trưởng ban Ban (phá) Tôn giáo Chính phủ Phạm Dũng dẫn đầu sang Roma để "làm việc" với Vatican từ ngày 15 đến 20 tháng 9 vói hậu ý gì thì chúng ta đã rõ theo kinh nghiêm của ĐC Ngô quang Kiệt.
Về phía Vatican, Ban (bài trừ) Tôn giáo chính phủ hình như chưa đạt được kết quả mong muốn mặc dầu đài phát thanh Vatican nhận định, "cuộc đối thoại diễn ra trong không khí thoải mái và thân mật".
Về tình hình căng thẳng ở Mỹ Yên, "Vatican yêu cầu cần có những cuộc điều tra bổ sung". Không như Đức ông Cao Minh Dung đã trả lời với Đức TGM Kiệt khi Ngài muốn trình bày hoàn cảnh của Ngài: "Ở đây đã biết hết cả rồi "!
Nói thế nhưng chúng tôi lo ngại cho sự thông tin giữa các giám mục Việt Nam với Tòa thánh cũng như quan niệm của Tòa Thánh về vai trò của mình đối với đời sống Giáo hội Việt Nam. Nói trắng ra các giám mục Việt Nam đã báo cáo tình hình địa phận Vinh cho Tòa Thánh trước khi Tòa Thánh gặp phái đoàn Ban Tôn Giáo Việt Nam chưa? Hay là Vatican chỉ biết qua báo cáo của những nhân viên cộng sản nằm vùng ở Roma! Nếu có thì Tòa Thánh có tin tưởng những lời của các Giám mục là sự thật hay là cho lời của các Giám mục cũng có độ đáng tin như lời của chính phủ cộng sản hiện thân của dối trá? Vatican đứng về phía nào?
Điều đáng lo là như hãng tin Fides hôm 19/09/2013 cho biết, "quan hệ giữa Tòa Thánh và Hà Nội có tiến triển tích cực, cho dù có sự căng thẳng tại giáo xứ Mỹ Yên thuộc giáo phận Vinh... Vatican và Việt Nam tiếp tục đối thoại trong lúc phong trào phản kháng vẫn tiếp diễn, sau vụ hai giáo dân ở giáo xứ Mỹ Yên bị bắt và giam giữ từ tháng sáu mà không có tội danh nào được cáo buộc". Thì ra những tiến triển tích cực của ngành ngoại giao Vatican không lệ thuộc vào sự tôn trọng nhân quyền như các nước tự do thường đòi hỏi?
Nói như thế có nghĩa là Vatican đã coi trọng việc quan hệ với Hà Nội khỏi cần biết đến số phận người giáo dân một địa phận xa xôi hẻo lánh. Vatican tin như đinh đóng những lời tuyên bố có tính xỏ xiên của phái đoàn cộng sản: "Hà Nội cam kết đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng và đấu tranh chống lại các nhân tố gây bất ổn xã hội", bày tỏ hy vọng các tín đồ Công giáo trong nước tích cực tham gia công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Cũng theo Fides, Vatican ghi nhận các tiến triển tích cực trong quan hệ song phương, sự hỗ trợ của chính quyền đối với các hoạt động của Giáo hội Công giáo Việt Nam cũng như các chuyến thăm mục vụ của Đặc phái viên không thường trú của Tòa Thánh tại Việt Nam là Tổng giám mục Leopoldo Girelli. Hãng thông tấn Fides nói thêm, các chủng viện Công giáo không còn bị chính quyền áp đặt số lượng các chủng sinh mới, và số lượng linh mục tiếp tục tăng.
Chúng ta nên nhớ mục tiêu của cộng sản trước sau như một vẫn là tiêu diệt tôn giáo và Ban Tôn Giáo do các chính thể cộng sản thành lập chính là Ban diệt trừ Tôn giáo mà Vatican vừa tiếp đón "thoải mái thân mật": Sau thời kỳ công giáo bị bách hại đẫm máu, cộng sản lợi dụng chính sách Ostpolitik (thỏa hiệp đối thoại không đối đầu) của Vatican để tiêu diệt công giáo một cách tinh vi hơn. Một trong những thủ đoạn cuối cùng là "tìm lũng loạn Giáo hội bằng cách loại bỏ dần những vị trung thành với giáo hội và thành lập một đội ngũ giám mục linh mục được chính phủ tuyển chọn hoạc gài vào, thứ đến đưa vào phụng vụ những nghi lệ trần tục, dần dần biến sự phụng tự thành những lễ hội chỉ có hình thức đình đám. (bài ca Cùng nhau đi Hồng binh sau thánh lễ, Rước tượng Hồ Chí Minh với tượng Đức Mẹ, Giám mục giảng cánh chung luận cộng sản, linh mục mù tịt thánh kinh, linh mục đếm tiền, rước xách linh đình TGM Girelli cưỡi ngựa xem hoa v.v... là kết quả của chính sách đó).
Đó phải chăng là những "tiến triển tích cực", những sự "hỗ trợ của chính quyền đối với hoạt động của Giáo hội!", những đàn áp đổ máu của những người dân vô tội, những vi phạm nhân quyền là chuyện không đáng nói đến? Đó chỉ là những chuyện có thể do giám mục vu khống cần phải xem xét lại?!
Tôi phục đức tính khiêm nhượng của một TGM Ngô Quang Kiệt, vâng lời từ chức vì lý do sức khỏe tốt; nhưng tôi khâm phục hơn tính cao cường khảng khái của Đức Hồng Y Mindszenty Giáo chủ Hung... (đã nói tôi xin nói nốt, có thể có hơi dài dòng xin lỗi trước bạn đọc):
Chúng ta biết ĐHY Mindszenty tỵ nạn tại sứ quán Mỹ ở Budapest từ 1956 sau vụ đàn áp khốc liệt thử nghiệm "một chế độ cộng sản mang mặt người". Ngài cương quyết không chịu từ chức giáo chủ Hung như chính quyền đòi hỏi. Tòa thánh cử Hồng y König đến Budapest thuyết phục ngài nhưng ngài cương quyết không từ chức và giải thích tại sao ngài không thể làm theo ý của Đức Giáo Hoàng: Ngài nói: Chức giáo chủ của ngài không phải chỉ làm ngài trở thành thủ lãnh của một giáo hội bị bách hại, nhưng còn là một "biểu tượng quốc gia", một "chiến lũy (rocca) cho việc đối kháng và hy vọng của nhân dân Hung trước sự áp bức của một chính thể "vô thần, bạo ngược" và "bất hợp pháp".
TGM Casaroli phải đến Budapest nhiều lần để thương thảo. Lần đầu tiên vào tháng 5 năm 1963. Từ Vienne thủ đô nước Áo ngài cải trang mặc thường phục, vét tông càvat, đến biên giới thì được xe chính phủ Phòng tôn giáo đón về biệt thự trên đồi Buda.
Khi TGM Casaroli đến gặp HY Mindszenty trong tòa lãnh sự Mỹ ở "công trường Tự do" Budapest. Mặc dù TGM Casaroli tỏ ra rất kính cẩn, nhưng đã không đánh tan được nỗi ngờ vực của Đức Hồng y do sự lén lút của Ngài Casaroli khi đến thủ đô Hung. Trong hồi ký Đức Hồng y trách cứ vị ngoại giao Vativan "đã không nghe tiếng nói của Giáo hội Hung chính thống" bị "chính quyền bịt miệng", ít chú trọng đến số phận của giáo dân. Ngài còn nói: "Vatican không thấu hiểu tình trạng bi đát của họ mà cứ để cho cộng sản lôi kéo vào những cuộc thương thảo bang giao chỉ nhượng bộ làm lợi cho chúng, và chỉ mang lại nhiều khó khăn thêm cho người công giáo Hung..."
Ông Philippe Chenaux đã rất có lý khi bình luận như sau: "Vatican của Paul VI, mặc dầu bị những chỉ trích không thể tránh khỏi (1). đã liều lĩnh thừa nhận tích cách hợp pháp của chính thể cộng sản Hung. Làm thế vì Ngài nghĩ rằng các chính thể cộng sản sau bức màn sắt sẽ còn tồn tại lâu dài và còn tiếp tục chi phối cuộc sống của Giáo hội (Đó là một nhận định sai lầm, Ngài không nghĩ có ngày chính thể cộng sản sẽ sụp đổ). Trước một quyền lực độc tài thô bạo và tùy tiện, lại hết sức thù ghét tất cả những gì là tôn giáo, điều cần thiết tối thiểu là phải giữ được cái chính yếu, đó là sự tồn tại của hàng giáo sĩ công giáo. Cái gọi là modus vivendi chỉ là một modus non moriendi, tránh chết để chờ thời.(2)
Đức HY Mindszenty kịch liệt phản đối lại quan niệm đó, Ngài nói với TGM Casaroli trong buổi tiếp kiến thang 4 năm 1964: "Nếu thiên hạ không làm con lừa thì bolchevich đã chết tiệt từ lâu..."
Ỏ Yougoslavie, ĐHY giáo chủ Alois Stepinac, cũng một quan điểm như thế, theo Ngài, cộng sản không là gì khác mà chính là "hình ảnh sống động của hỏa ngục, một «mendacium incarnatum» (hiện thân của dối trá); với nó mọi thỏa hiệp hoặc cộng tác bất kỳ dưới hình thức nào đều bất khả thi xét về quan điểm công giáo" (Thư đề 3 tháng 10 năm 1956) ()
Còn việc phải vâng phục Vatican trong việc không được đối kháng cộng sản hay không, chúng tôi xin trích dẫn sau đây bản Tuyên ngôn chống lại chính sách Ostpolitik của Vatican:
Cách đây 39 năm, ngày 8 tháng 4, 1974, ông Plinio Corrêa de Oliveira, Giáo sư Đại học Giáo hoàng công giáo São Paulo, đã công bố một bản Tuyên ngôn chống lại chính sách Ostpolitik của Vatican đối với các chế độ cộng sản.
Suốt hai triều đại Giáo Hoàng Gioan XXIII và Phaolô VI, Vatican đã áp dụng đường lối thỏa hiệp với các nước cộng sản Đông Âu trong lúc Giáo hội trong các nước đó đang bị đàn áp khốc liệt. Cộng sản triệt để thực hiện chính sách bài trừ tôn giáo và Giáo huấn Công giáo về xã hội bằng cách khủng bố, tru diệt bất kỳ ai còn muốn sống đức tin công giáo và tuân phục Đức Giáo Hoàng La mã. Đây là một cuộc khủng bố tàn khốc nhất thế kỷ.
Áp dụng sách lược Ostpolitik với các nước cộng sản, Vatican đã gửi một thông điệp bất thành văn cho người công giáo: ngừng ngay việc chống đối cộng sản.
Giáo sư Plinio đã phản ứng lại mệnh lệnh nầy này bằng cách trả lời cho ĐGH Phaolo VI: Thưa Đức thánh Cha, xin ngài truyền dạy bất kỳ điều gì ngài muốn; nhưng xin đừng bắt chúng con phải ngừng chống lại cộng sản. Điều này lương tâm chúng con không thể vâng phục. Trong vấn đề này chúng con sẽ chống đối.
Tài liệu của giáo sư Plinio có lẽ là văn bản mạch lạc được phổ biến đầu tiên chứng minh rằng người công giáo có thể chống lại đường lối của Giáo hoàng dựa trên tiền nghiệm lịch sử Giáo hội và tiếng nói lương tâm. Đặc biệt, lời tuyên bố này vẫn còn rất hợp thời cuộc, vì trên thực tế, mặc dầu bức tường Bá Linh đã bị giật sập và theo sau là các bức màn sắt, nhưng chính sách Ostpolitik của Vatican vẫn còn được áp dụng nhiều nơi trên thế giới.
Sau khi đưa ra những dẫn chứng cụ thể chứng minh những nhượng bộ tai hại của Vatican theo chiến dịch Ostpolitik trong những quốc gia như Nga. Cuba Chile Hung, Tiệp, Yougoslavie, Ông tuyên bố thẳng thừng rằng trong vấn đề nầy Vatican đã lầm. Một cái lầm tai hại nhất của Đức Giáo Hoàng trong một lãnh vực không được ơn bất khả ngộ theo Công đồng Vatican I. Ông viết:
"Thực vậy Thánh Phêro đã dạy chúng ta phải vâng lời Thiên Chúa hơn vâng lời người thế (Acts 5,29). Thánh Phêro là thủ lãnh Giáo hội và vì thế ngài được Chúa Thánh linh hỗ trợ và được ơn vô ngộ (không thể sai lầm) trong những điều kiện do công đồng Vatican I chỉ định. Thế nhưng không có nghĩa là trong một vài vấn đề và trong nhiều hoàn cảnh, ngài đã để những yếu đuối của con người chi phối hành động của mình. Một trong những lãnh vực có thể có những quyết định sai lầm lớn nhất là lãnh vực ngoại giao trong đó có chính sách Ostpolitik nhằm bắt tay với các chế độ công sản.
Như thế chúng ta phải làm gì? Chúng ta không thể liệt kê tất cả những giáo phụ, những tiến sĩ Giáo hội, những nhà luân lý và luật gia giáo hội, trong đó nhiều vị đã được phong thánh, những vị đó đã minh chứng rằng phản đối là một điều hợp lệ. Phản đối ở đây không đồng nghĩa với ly khai, với dấy loạn với hận thú, với bất kính, trái lại đó chính là lòng trung thành, lòng hiệp nhất, lòng yêu mến và tuân phục".
“Kháng cự” là chính chữ được dụng ý chọn lựa vì nó đã được dùng trong sách Công vụ các thánh Tông đồ, được Chúa linh ứng, để diễn tả thái độ của Thánh Phaolo đối với Thánh Phêro, vị Giáo Hoàng tiên khởi Giáo hội, người đã đua ra những hình thức kỷ luật nhằm miễn trừ cho Giáo hội sơ khởi một số nghi thức củ của Do thái. Thánh Phaolo thấy trong đó có sự lẫn lộn và nguy hiểm về đức tin cho tín hữu vì thế Ngài đã chống lại thánh Phero và "kháng cự ông ngay trước mặt" Gal 2:11: "Nhưng khi ông Kêpha-Phêro đến Antiokhia tôi đã kháng cự ông ngay trước mặt vì ông đã lạm điều sai trái.

Số là trước khi nhóm người của Giacôbê đến, ông đang ngồi ăn chung với những anh em gốc dân ngoại (không cắt bì); nhưng vừa thấy họ đến ông liền đánh trống lãng đi ngồi xa ra ví sợ mang tiếng với người đã chịu cắt bì. Những người Do thái khác cũng bắt chước giả hình theo, đến cả Barnabê cũng làm theo.").
Thánh Phêro không coi hành động sốt sắng và thích ứng như thế của vị Tông đồ dân ngoại, là một vụ nổi loạn nhưng là một việc làm vì hợp nhất và vì tình huynh đệ. Ngài nhận ra đâu mình có lý và chỗ nào mình có thể sai. Thánh Phêro đã chấp nhận lý luận của thánh Phaolo.
Các vị thánh là mẫu mực cho giáo hữu. Như vậy trong chiều hướng kháng cự của thánh Phaolo, chúng ta là những người phản kháng. và làm thế lương tâm chúng ta vẫn bình thản..
Kết luận
Đã từ lâu người công giáo Việt nam, vốn tôn trọng các “đấng bậc trong Hội thánh” thường được xem Cha là Chúa, huống chi là Giáo Hoàng, Đại diện Giáo hoàng, Giám mục, Linh mục v.v... lời của các Ngài là lời Chúa. Được hỏi về ơn vô ngộ của Đức Giáo Hoàng, một Giáo sư Collège de France “có đạo nhưng không công giáo” đã nói đó là một tín điều rất tai hại, trên nguyên tắc nó chỉ dành cho Giáo Hoàng trong những điều kiện rất đặc biệt quan trọng, nhưng trên thực tế các vị giám mục và cả đến linh mục thường cho là mình “được Chúa thánh thần soi sáng” và ngầm ám chỉ vô ngộ! Tai hại là ở chỗ đó.
Để chấm dứt, với tư cách một con cái địa phận Vinh, con xin thưa với Đức Cha Nguyễn Thái Hợp là trước khi Đức Cha gần Chế độ thì con xa Đức Cha, bây giờ vì đấu tranh cho công lý và lẽ phải mà Đúc cha bị cộng sản trù dập và một số anh em ruồng bỏ, chúng con xin đứng sau lưng hậu thuẩn cho Đức cha. Xin Đức Cha cứ xử sự theo lẽ phải và lương tâm. Chân lý sẽ giải phóng Cha con chúng ta. Xin Đức Mẹ, Mẹ Giáo phận Vinh và các Thánh Tử đạo Địa phận Vinh phù hộ Đức Cha trong cuộc thử thách đang đến với Đức Cha và Giáo phận.
___________________________________
Chú thích:
(1) Biến cố nầy đã gây nên một làn sóng ủng hộ HY Mindszenty nhất là trên người công giáo Đức.. Một nhà bình luận công giáo Đức Herman M. Goergen sau khi điểm sách của Reinhard Raffalt “Wohin steuert der Vatikan?” (Cái đầu Vatican để ở đâu?), trong đó tác giả dựa vào nhiều chứng cớ đã quả quyết rằng Phaolo VI là người theo chủ nghĩa xã hội, đã kể thêm giai thoại sau đây : Có tờ nhật báo Đức đăng hí họa cho thấy một Phaolo VI đi bách bộ vói Gromyko. Khi đi qua tấm hình HY Mindszenty, Gromyko quay đầu nói với Phaolo VI "Tôi và Ngài, người nào có Solzhenitsyn.của người nấy"! 
Một tu sĩ dòng tên Simmel đã viết bài đã kích trên tuần báo Rheinischer Merkur. một tờ báo có tiếng bảo thủ và thiên Vatican, bài báo nhan đề là “Không, Ông Giáo Hoàng ơi!”và bị Vatican khiển trách. Tờ Frankfurter Allgemeine Zeitung nói công khai về “mộng Kito-Macxit” của Phaolo VI. Cả.Paulus Gesellschaft (Hội Thánh Phaolo) thường ủng hộ đối thoại giữa của Vatican cho đó là“Machiavelíst” vì muốn “áp đặt Pax Romana-Sovietica lên toàn cầu công giáo và Macxit cùng lên án Ostpolitik ”. Xem đó chúng ta thấy ảnh hưởng to lớn của HY Mindszenty. 
(2) Philippe Chenaux.- L’Eglise catholique et le communisme en Europe.(1917-1989) : De Lenine à Jean.Paul II. - Paris : Ed. Cerf Histoire, 2009.- p. 276 
(3) Ibidem p 209.

Copy từ: Dân Làm Báo


..................

30% vốn ODA cho Việt Nam đến từ Nhật


RFA 24.09.2013
Nhật Bản hiện tại vẫn là quốc gia cung cấp viện trợ phát triển lớn nhất cho Việt Nam, chiếm 30% tổng cam kết viện trợ của nước ngoài.
Thông tin này được ông Nguyễn Xuân Tiến, phó vụ trưởng Vụ Đối ngoại Bộ KHĐT thông báo trong Hội nghị kinh tế hợp tác đầu tư Việt Nam – Nhật Bản 2013 do Đại sứ Quán NB và Bộ KHĐT tổ chức hôm đầu tuần.
Ngoài ra, Nhật Bản còn cung cấp nhiều loại hình viện trợ không hoàn lại cho VN với tổng giá trị khoảng hơn 1,4 tỷ đô la, đồng thời, NB cũng là nhà cung cấp ODA vốn vay song phương lớn nhất cho VN với tổng số tín dụng khoảng 22 tỷ đô la.
Thông tin từ Hội nghị còn cho biết, hơn 60% doanh nghiệp Nhật Bản đang kinh doanh tại VN làm ăn có lãi và họ lên kế hoạch tiếp tục mở rộng kinh doanh ở VN.

Copy từ: RFA


...............

Bộ ngành Việt Nam 'quá nhiều thứ trưởng'


Cập nhật: 06:39 GMT - thứ ba, 24 tháng 9, 2013

Một cuộc họp Chính phủ
Một quan chức Quốc hội cho rằng các bộ ở Việt Nam quá nhiều thứ trưởng, trong khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa bổ nhiệm thêm hai người nữa.
Báo trong nước tường thuật Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước chất vấn Bộ Nội vụ tại cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 20/9 về vấn đề này.
Ông Phước được dẫn lời nói: "“Quy định là bộ không quá bốn thứ trưởng, nhưng tôi đếm qua danh bạ điện thoại thì thấy có bộ 11 thứ trưởng (!)".
"Cấp tổng cục cũng quy định không quá bốn, nhưng có tổng cục tôi được biết có chục anh phó. Trách nhiệm của Bộ Nội vụ gác cổng cho Chính phủ như thế nào?”.
Được biết Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình "chưa trả lời câu hỏi này vì hết thời gian" tại cuộc họp.
Tuy không có con số 11 thứ trưởng như ông Ksor Phước đưa ra, tính tới thời điểm này, không có bộ nào trong số 22 bộ và cơ quan ngang bộ của Việt Nam có số lượng thứ trưởng dưới bốn.
Nghị định số 36/2012/NĐ-CP của Chính phủ, ban hành ngày 18/4/2012, quy định “số lượng thứ trưởng ở mỗi bộ không quá bốn người. Đối với bộ quản lý nhà nước nhiều ngành, lĩnh vực lớn, quan trọng, phức tạp, số lượng thứ trưởng có thể nhiều hơn bốn người do Thủ tướng Chính phủ quyết định”.
Cổng thông tin của Chính phủ cho hay hôm 20/9 Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định 1698/QĐ-TTg bổ nhiệm ông Trần Thanh Nam, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Kiên Giang, giữ chức Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; và Quyết định 1699/QĐ-TTg bổ nhiệm ông Trần Quốc Khánh, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Khoa học và Công nghệ, giữ chức Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.
Sau sự kiện này, Bộ Khoa học và Công nghệ có 5 thứ trưởng, thuộc diện bộ có ít thứ trưởng nhất.

Các bộ ở Việt Nam

Bộ Tài chính 9 thứ trưởng
Bộ Công an 7 thứ trưởng
Bộ Xây dựng 7 thứ trưởng
Bộ Giao thông Vận tải 7 thứ trưởng
Thanh tra Chính phủ 7 thứ trưởng
Bộ Quốc phòng 6 thứ trưởng
Bộ Nội vụ 6 thứ trưởng
Bộ Tư pháp 6 thứ trưởng
Bộ Ngoại giao 6 thứ trưởng
Bộ Lao động Thương binh Xã hội 6 thứ trưởng
Bộ Tài nguyên Môi trường 6 thứ trưởng
Văn phòng Chính phủ 6 thứ trưởng
Ủy ban Dân tộc 6 thứ trưởng
Ngân hàng Nhà nước 6 thứ trưởng
Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn 5 thứ trưởng
Bộ Thông tin Truyền thông 5 thứ trưởng
Bộ Y tế 5 thứ trưởng
Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch 5 thứ trưởng
Bộ Giáo dục Đào tạo 5 thứ trưởng
Bộ Kế hoạch Đầu tư 5 thứ trưởng
Bộ Công thương 5 thứ trưởng
Bộ Khoa học Công nghệ 5 thứ trưởng

Copy từ: BBC


.................

BỐN QUẢ ‘PHẢN PHÁO’ !


     * MIMH DIỆN
                 Tôi mới đọc bài Mấy chuyện vạ bútcủa tác giả Ngọc Dương (Lào Cai) có nguồn từ mấy trang khác, nay entry trên trang blog BVB. Đọc xong, suy ngẫm: Cái nghề văn thơ - báo chí tuy có khoảng  trời riêng, cùng vui, sôi động, đến được nhiều bạn đọc, nhưng hiềm một nỗi sao mà nó chịu nhiều cám cảnh trần ai cơ khổ, nhiều khi bị đời soi mói, bạc bẽo, thậm chí có khi nhìn mình như ‘sinh vật lạ”!? Xem ra, dù viết kiểu gì cũng dễ bị ‘vạ bút’. Tôi cũng bị ‘vạ bút’ đã nhiều lần. Có khi nói thẳng, nói thật còn bị cấp thẩm quyền kỷ luật, bắt ‘treo bút’...
Gần đây nhất, khi viết cho các trang mạng (tất nhiên, gọi là ‘lề trái’, viết có phần được phóng tay, mở lòng thoải mái, nói được hết suy cảm, tâm tư thực của mình), nhưng rồi tôi cũng bị bốn quả ‘phản pháo’.  

Mấy ngày qua, tôi đã đọc 194 comment dành cho bài: Một bài ‘nói lại’ với nhà báo Minh Diện của Phan An Sa, và 40 comment cho bài “Cảm xúc từ sao lại tâm hồn vong bản” của Thanh Tùng, đăng trên trang blog của đại tá Bùi Văn Bồng. Tôi cũng nhận được nhiều tin nhắn qua điện thoại. Xin chân thành cảm ơn  tất cả bạn đọc đã chia sẻ với tôi sau sự cố xảy ra. Những ý kiến đóng góp của bạn đọc tôi xin tiếp thu .  Nhưng xếp theo thời gian, tôi coi đây là “quả phản pháo” thứ Tư.
                 Tuy nhiên có một vài comment nặc danh cho rằng tôi bịa chuyện, và nhắc lại chuyện 3 “quả pháo” trước về chuyện viết đến các vị: Hoàng Hữu Phước, Hoàng Quang Thuận và bà Nguyễn Phương Hằng kiện vì những lý do đơn giản là chê và góp ý cho họ, nêu lên một vài “góc khuất” của họ. Vì vậy  tôi xin minh bạch hóa  ba “vụ kiện”, 3 “quả phản pháo”  để bạn độc hiểu  sự thật.
                   + Quả pháo thứ nhất: Ngày 17-11-2011, phát biểu trước Quốc hội, ông Hoàng Hữu Phước đề nghị: “Loại bỏ luật lập hội và luật biểu tình ra khỏi danh sách dự án luật trong suốt nhiêm kỳ XIII”. Ông Phước nói: “Việt Nam có cần cuộc biểu tình chống chính phủ không? Chống các chủ trương, chính sách, đạo luật của chính phủ Việt Nam hay không? Nếu không cần tại sao lại đưa dự án luật biểu tình, nói rồi, nói mãi như thể nó là khuôn vàng thước ngọc để đo chiều cao, chiều rộng, chiều dài, chiều sâu của cái gọi là tự do dân chủ”. Ông Hoàng Hữu Phước còn nói trình độ dân trí nước ta thấp chưa hiểu về luật…
                  Là một người dân, tôi cảm thấy bị xúc phạm, nên  gọi điện thoại cho Hoàng Hữu Phước, muốn góp vài lời với tư cách một cử tri với một đại biểu Quốc hội. Nhưng gọi mấy lần  ông Phước không bắt máy. Trong lúc bức xúc tôi nhắn tin cho ông: “Mày là ai mà khinh thường dân tao như vậy? Nếu gặp tao sẽ cho ăn  trứng thối!”.  Vì tin nhắn đó, mà Hoàng Hữu Phước khép tôi vào tội khủng bố, làm công văn gửi lãnh đạo các cấp, và tôi bị gọi lên cơ an an ninh điều tra thẩm vấn.
                  Trước cán bộ điều tra, tôi xác nhận đã gửi tin nhắn đó cho Hoàng Hữu Phước, nhưng không phải là “khủng bố” như ông ta nghĩ, mà  chỉ bày tỏ thái độ bất bình của một cử chi với một đại biểu Quốc hội. Tôi nói thẳng , không  chỉ riêng tôi mà rất nhiều người bức xúc với Hoàng Hữu Phước, vì ông ta khinh thường dân, đi ngược lại Hiến pháp.  
                  Cơ quan an ninh điều tra thành phố Hồ Chí Minh không khép tôi vào tội “khủng bố” như ông Hoàng Hữu Phước tố cáo, nhưng cho rằng tôi đã vi phạm  hành chính trong việc nhắn tin xúc phạm đại biểu Quốc hội Hoàng Hữu Phước.
                 Không ngờ sau đó, như mọi người đã biết, Hoàng Hữu Phước xúc phạm  đại biểu Dương Trung Quốc nặng nề hơn, nhưng không bị xử lý dù chỉ bằng hình thức phê bình. Về chuyện đó tôi đã viết bài “Ôi đại biểu của dân” và  “ Lại là nghị Phước” trên blog buivanbong (nikname cũ, trang này sau đó không hiểu sao bị đánh sập, buộc chủ trang phải lập nikname mới).
                + Quả pháo thứ 2: Là chuyện có dính với Gs. Hoàng Quang Thuận (thành phố HỒ Chí Minh), nổi tiếng trong vụ đạo “thơ thiền”: Đầu năm 2012, tình cờ đọc trên trang lethieunhon có bài của luật sư nhà báo Minh Tâm, viết về việc Hoàng Quang Thuận đạo thơ, làm thơ tâm linh và đề cử nhận giải Nô bel. Vì bài viết đó Minh Tân bị Hoàng Quang Thuận gọi là kẻ “Lừa thầy phản bạn!”. Từng quen biết Hoàng Quang Thuận, tôi gọi điện thoại cho ông, định  khuyên ông nên nhận sai sót của mình, nhưng tôi vừa cất lời  thì  Hoàng Quang Thuận cúp máy.
                 Nhà báo Minh Tâm nói  với tôi, việc làm của Hoàng Quang Thuận là không thể chấp nhận, dù là bạn bè cũng phải thẳng thắn với nhau. Tôi thấy quan điểm của Minh Tâm đúng, nên đã viết mấy bài về Hoàng Quang Thuận như: “Ai có thể lừa được vua lừa?”, “ Chiếc sừng tê giác của Tăng Minh Phụng”,v.v...
               Sau khi những bài báo đó đăng trên trang Blog lethieunhon, Hoàng Quang Thuận gọi điện thoại cho tôi, lúc đầu cũng bảo tôi là kẻ “Lừa thầy phản bạn” nhưng sau đó xin lỗi, và năn nỉ tôi bỏ qua chuyện cũ. Tôi đề nghị Hoàng Quang Thuận xin lỗi  chủ trang blog lethieunhon và Hoàng Quang Thuận đã gọi điện xin lỗi nhà báo Lê Thiếu Nhơn. Trước thái độ cầu thị của Hoàng Quang Thuận, tôi và Lê Thiếu Nhơn  không đăng tiếp những bài về ông .
                 Không ngờ ngay sau đó Hoàng Quang Thuận trở mặt, cho đăng ý kiến cùa ông Tăng Bỉnh Trọng,thanh minh chuyện chiếc sừng tê giác, và làm đơn kiện tôi và Lê Thiếu Nhơn tội vu khống.
                Tôi được cơ quan cảnh sát điều tra Bộ công an mời làm việc. Bằng thái độ  trung thực, nghiêm túc, và bằng  tài liệu, nhân chứng, tôi đã chứng minh trước cơ quan điều tra những bài báo  tôi viết không hề bịa đặt, vu khống như Hoàng Quang Thuận nói. Tôi đề nghị đối chất với Hoàng Quang Thuận  làm rõ trắng đen, nhưng  ông Thuận không dám đối chất.
                 + Quả pháo thứ 3: Về vụ bà Nguyễn Phương Hằng vợ sau của đại gia Huỳnh Phi Dũng cũng cho rằng tôi bịa đặt vu khống vợ chồng bà trong bài báo  “Ân oán còn lâu” ... 
               Trước cơ quan an ninh điều tra tôi cũng đã đưa ra những bằng chứng, nhân chứng để chứng minh một cách trung thực những điều tôi viết trong bài báo.  Và ngay sau đó, để bảo vệ bạn đọc - CTV, Đại tá Bùi Văn Bồng, chủ trang blog, cũng trao đổi và xác nhận với cơ quan chức năng là tin ở bản thảo bài viết của tôi đúng sự thật, tác giả cũng cam kết như vậy, không hề bịa đặt, không vu khống, cũng không hề thù ghét ông bà Nguyễn Phương Hằng, Huỳnh Uy Dũng mà chỉ muốn góp phần làm cho con người sống với nhau có có tình hơn, đừng dùng các thủ doạn tham lam trục lợi cá nhân xã hội có chuẩn mực hơn.
               Ông Hoàng Hữu Phước vu cho tôi tội khủng bố, ông Hoàng Quang Thuận, và bà Nguyễn Phương Hằng vu cho tôi tội bịa đặt , vu khống, có lẽ  đều muốn đẩy tôi vào tù. Nhưng điều họ mong muốn đã không xảy ra vì sự thật tôi không phải là một kẻ khủng bố, cũng không phải là kẻ bịa đặt vu khống. Các cơ quan công an đã điều tra xác minh từng vụ việc và sự thật đã được kết luận.
               Trước đó bạn bè rất lo cho tôi vì phải đối đầu với những người có chức quyền và rất nhiều tiền, nhưng tôi vẫn tin chân lý không thể bẻ cong, và sự thật là như vậy. Qua đây, lòng tin của tôi với đời thực được thêm củng cố: Không phải đòng tiền chạy cửa nào cũng lọt nhanh, trôi gọn! Trên đời, sự trung thực, khách quan, người tốt và và làm việc có trách nhiệm còn nhiều.
               Tôi là một cựu chiến binh, một nhà báo đã lớn tuổi, tâm đắc với Đại tá Bùi Văn Bồng nên đã cố vượt lên sức ép của gia đình và sức khỏe, viết bằng cái tâm của mình, không cầu danh, cầu lợi và không có ý đồ chống phá, nhục mạ bất kỳ ai. Trong nghề báo không ai tránh được sai sót, người viết báo ‘lề trái’ như tôi còn gặp khó khăn hơn, nên tôi đã công khai số điện thoại, địa chỉ nhà riêng, địa chie E,Mail của mình sẵn tiếp thu phê bình của bạn đọc. Rất tiếc có người không biết vì mục đích gì, lại mạo danh, địa chỉ hoặc với hình thức nặc danh bia đặt vu khống, gán gép hình ảnh nhằm nói xấu tôi. Có lẽ do nã pháo vào tôi không thành công nên họ phải dùng hạ sách đó. Nhưng tôi tin rằng bạn đọc hiểu thủ đoạn và những  thông tin giả  đó, và  chia sẻ với những người làm báo, nhất là viết trên các trang thông tin xã hội (lề trái) như tôi. Tôi chỉ là cây viết bình thường yêu nghề, ham suy ngẫm chuyện đời, chuyện xã hội, giao tiếp với cộng đồng, như bao nhà báo khác, nhưng qua những rắc rồi do đưa những thông tin trung thực, thẳng thắn, xây dựng ra công luận, bị người liên quan (chỉ thích thích khen, không thích chê) đã ‘phản pháo’, kiện cáo, tôi lại suy ngẫm bài thơ “Cây thông” của cụ Nguyễn Công Trứ:
                          Ngồi buồn mà trách ông xanh, 
                                 Khi vui muốn khóc, buồn tênh lại cười.

                           Kiếp sau xin chớ làm người, 
                                Làm cây thông đứng giữa trời mà reo.

                          Giữa trời, vách đá cheo leo 
                                  Ai mà chịu rét thời trèo với thông

 Nhưng, tôi lại nghĩ, cụ Nguyễn Du từng khuyên rằng: Đã mạng cái nghiệp vào thân / Thì đừng trách lẫn trời gần trời xa. Để tự giải tỏa suy nghiệm và trắc ẩn trong lòng, để mở ra được giao lưu với cộng đồng, với xã hội, và cũng mong mỗi bài viết góp thêm chút đỉnh cho người đời gặt hái thông tin, cảm nghiệm chuyện đời được cái gì đó, cùng chia sẻ, cứ viết!
M.D

Copy từ: Bùi Văn Bồng’ blog


................

Theo đóm ăn tàn


Viết từ Sài Gòn
2013-09-24
tuoitre.vn-305.jpg
Những thùng đựng thuốc trừ sâu nằm trong khuôn viên Công ty cổ phần Nicotex Thanh Thái
Photo courtesy of tuoitre.vn
Trở lại vấn đề mà các blogger bạn bè đã bàn khá nhiều, bức xúc cũng không ít, chuyện chôn thuốc rầy làm tổn hại đời sống và sức khỏe của những người dân khu vực chung quanh công ty cổ phần Nicotex Thanh Thái và thái độ chạy tội, chối tội cũng như tính vô cảm trong hành vi của họ. Ở đây, vấn đề cần nhấn mạnh là sự vô cảm cộng với bản tính "theo đóm ăn tàn, ăn như rồng cuốn, uống như rồng leo, làm như mèo mửa" của nhà cầm quyền địa phương và trung ương.
Câu chuyện ở xã Cẩm Vân, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa trở nên thời sự, nóng hổi chỉ diễn ra trong vòng một tháng trở lại đây, khi mà người dân ở đây quyết định lật tẩy sự việc, sẵn sàng đối mặt với những lời đe dọa từ phía công ty, ma cô và công an huyện Cẩm Thủy. Người dân quyết định làm lều trại ngoài trời, túc trực 24/24 để chặn chiếc xe chở các thùng phuy thuốc độc quá hạn (vốn đã chôn dưới lòng đất nhưng vì bị lộ nên đào đi để xóa dấu vết) tẩu tán.
Và đây cũng là lúc nhân dân vào cuộc, họ vào thẳng khu vực công ty để quật lên những phuy thuốc độc đã chôn lâu năm dưới lòng đất và chứng minh rằng công ty Nicotex Thanh Thái đã vi phạm pháp luật, đã làm ô nhiễm môi trường, đã vô trách nhiệm trong vấn đề bảo vệ sức khỏe người dân, vì lợi nhuận, đã đạp lên trên sức khỏe cũng như sự sống của bà con trong khu vực dân cư chung quanh nhà máy.
Sau một hồi công ty chối tội nhưng không được, sau một hồi công an cũng như nhà cầm quyền bao che nhưng không được, cuối cùng, trước ánh sáng công lý nhân dân, họ đã nhận ra là không thể lấp liếm vào đâu, bèn giở trò mị dân khác: Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa quyết định xử phạt hành chính công ty Nicotex Thanh Thái 421 triệu đồng.
Chuyện nói ra nghe đơn giản không thể tưởng tượng được! Có hai vấn đề, tiền phạt này sẽ về đâu? Và nhân dân được gì?
Đương nhiên, theo qui định hiện hành trong nhà nước Cộng sản xã hội chủ nghĩa, số tiền phạt sẽ được sung vào công quĩ thông qua con số được nộp vào kho bạc nhà nước. Và khi về đến kho bạc nhà nước, số tiền này tiếp tục đi về đâu, có lẽ chỉ có mấy quan mới biết, dân hoàn toàn mù tịt. Không chừng, may lắm thì có thêm cái toilet mới ở cơ quan nhà nước nào đó được xây theo tiêu chuẩn quốc tế, không may thì tiền đi vào nhà thổ. Tiền xương máu nhân dân được các quan cho vào nhà thổ không phải là ít.
Cái quyết định xử phạt hành chính một công ty đã chôn chất độc hại xuống đất làm ô nhiễm nguồn nước, làm tổn hại sức khỏe nhân dân và không ít người dân bị chết do nguyên nhân này nghe ra nhẹ hều, như đang chơi đùa vậy! Ở một nước dân chủ, tiến bộ, việc đầu tiên sau khi vụ việc được phát giác sẽ là đình chỉ, niêm phong, giữ hiện trường điều tra công ty gây hại, tiếp tục điều tra mức tổn hại của nhân dân, có chính sách về sức khỏe cấp thời cho nhân dân, thậm chí, nếu thấy khu vực dân cư không đảm bảo an toàn, sẽ có kế hoạch di dân chứ không có chuyện theo đóm ăn tàn kiểu này.
Có thể nói là không còn cách nói nào khác cho đám quan chức vừa ngu dốt lại vừa vô trách nhiệm, ăn bẩn thỉu ở Thanh Hóa ngoài câu “một lũ theo đóm ăn tàn”. Thay vì nghĩ đến nhân dân, chúng lại nhân cơ hội nhân dân bị khổ nạn, tìm cách móc túi doanh nghiệp, mặc dù chúng thừa sức biết rằng làm như thế là trái với lương tâm, đạo đức, nhưng chúng vẫn cứ làm!
Vì đâu? Vì thứ cơ chế độc tài, độc đảng đã cho chúng quá nhiều quyền lực và lòng vị kỷ, chúng được phép ăn trên ngồi trốc, được làm ông vua địa phương, được phép uống máu dân một cách danh chính ngôn thuận. Chính vì những cái ‘được’ này vô hình trung làm cho chúng nghĩ rằng mình có quyền hưởng thụ và nhân dân sinh ra là để phục vụ cho một lũ “thông minh, đỉnh cao trí tuệ” như chúng. Kết quả là nhân dân càng kêu khổ, bụng của chúng càng phệ ra, da trơn, mặt láng càng thêm trơn láng.
Và kết cục, sự bức xúc của nhân dân trước cái ác, trước sự gian manh đã thành miếng mồi ngon để đám quan lại tiếp tục kiếm ăn, tiếp tục nhận đút lót, hối lộ và tạo ra khoản thu bất minh để tham nhũng.
Trong khi đó, nhân dân không được gì cả.
Vì nếu nhân dân được gì, thì đã có một hội đồng giám định tổng hợp từ môi trường đến y tế, văn hóa, kinh tế của tỉnh, của trung ương cử xuống xã Cẩm Vân để điều tra, để đưa ra kết luận về thiệt hại của nhân dân và đưa ra mức đền bù thỏa đáng cho nhân dân, và rất có thể là kế hoạch di dân ra khỏi vùng nguy hiểm.
Nhưng hoàn toàn không có đoàn nào về điều tra theo hướng này. Phần lớn là về Cẩm Vân để nhận phong bì, từ huyện đến tỉnh, từ tỉnh đến trung ương đều ba bả nói về nguy hiểm, ba bả tuyên bố sẽ phạt nhưng đến nơi, cầm phong bì, họp hành rồi nhậu nhẹt… Nhân dân sống chết mặc bay!
Khi mà sự khốn nạn đã nhiễm trong từng tế bào của chế độ, e rằng, nhân dân chỉ còn một trong hai cơ hội duy nhất: Chết thay cho những kẻ lừa bịp, để chúng được phè phỡn trên sân khấu vô cảm của chúng, sân khấu của một lũ theo đám ăn tàn hay là nổi dậy lật thuyền!



Copy từ: RFA


...................

Vụ Mỹ Yên theo lời kể của người dân


Nguyễn Tuyên (Danlambao) - Bắt đầu có đá từ ‘quần chúng’ ở phía công an được ném vào giáo dân. Rồi có đá ném về phía công an từ một nhóm ‘người lạ’, đứng bên phía giáo dân. Một số giáo dân cũng ném đá theo họ. Khi được hỏi các anh chị lấy đá đâu mà ném, thì bà con Mỹ Yên nói họ không có mang theo đá, nên chỉ lấy đá bên đường. Sau đó, có nhiều đá do nhóm ‘người lạ’ mang đến... Liệu ném đá như vậy có làm chấn thương công an không?: không ảnh hưởng gì cả, vì họ trang bị áo chống đạn và mũ bảo vệ...
*
Tôi không mấy khi xem báo đài Nhà nước. Dịp này họ nói về Mỹ Yên nhiều quá, làm tôi quan tâm theo dõi. Tôi có thói quen đọc báo ngược, có nghĩa là hiểu ngược lại điều báo nói. Và cách hiểu ngược này - trớ trêu thay - lại chính xác hơn.
Là một người thực tế, tôi âm thầm đến thăm Mỹ Yên, để lắng nghe những người chứng kiến vụ việc kể lại. Họ là những người dân không có tiếng nói. Tôi ghi lại những lời họ kể về ngày đau thương 4/9/2013 như sau.
Buổi chiều hôm đó, khoảng 30 người nhà của hai ông Ngô Văn Khởi và Nguyễn Văn Hải - hai nạn nhân bị giới cầm quyền bắt cóc - đến trụ sở UBND xã Nghi Phương để nhận lại hai người thân, theo giấy cam kết của Chủ tịch xã. Phần lớn họ là phụ nữ, đi với hai bàn tay không. Họ không mang hung khí gì cả.
Tại sân trụ sở xã lúc đó đã có mấy trăm công an, cảnh sát, dân phòng, chó nghiệp vụ. Các loại vũ khí được trang bị như một cuộc chiến. Cảnh sát áo chống đạn, đội mũ bảo hiểm, có khiên che thuẫn đỡ.
Trên đồi phía sau làng, có một đội quân án ngữ.
Ai ném đá?
Người nhà của hai nạn nhân tiến vào trụ sở thì bị cảnh sát chặn đường. Rồi có cãi nhau và xô xát. Người dân kéo đến càng lúc càng đông.
Bắt đầu có đá từ ‘quần chúng’ ở phía công an được ném vào giáo dân. Rồi có đá ném về phía công an từ một nhóm ‘người lạ’, đứng bên phía giáo dân.
Một số giáo dân cũng ném đá theo họ.
Khi được hỏi các anh chị lấy đá đâu mà ném, thì bà con Mỹ Yên nói họ không có mang theo đá, nên chỉ lấy đá bên đường. Sau đó, có nhiều đá do nhóm ‘người lạ’ mang đến.
Được hỏi liệu ném đá như vậy có làm chấn thương công an không, thì có mấy người trả lời không ảnh hưởng gì cả, vì họ trang bị áo chống đạn và mũ bảo vệ.
Ai đánh dân?
Hiện trường lúc ấy rất hổn độn và căng thẳng. Hơi cay đã được sử dụng.
Bỗng có mấy tiếng nổ lớn. Giáo dân chạy tán loạn. Cảnh sát và chó đuổi theo. Cảnh sát dùng dùi cui và roi điện thẳng tay đánh đập giáo dân.
Những người bị đánh máu chảy đầy mặt, và bị bắt lên xe. Có người liệt, không đi được, bị kéo lê trên đường như kéo khúc gỗ!
Nhiều người chạy vào nhà dân ven đường. Cảnh sát phá cửa xông vào đánh túi bụi. Có mấy tay cảnh sát chạy đến sau, không còn dân nữa, liền đập phá các xe máy giáo dân dựng bên đường.
Tổng cộng có khoảng 150 người bị đánh, trong đó có hơn 30 người bị thương nặng. Nạn nhân bị đánh vào đầu, vào mặt, vào bụng. Có người bị bể mủi, có người bị hư mắt, có người bị chấn thương sọ não. Chị Trần Thị Thủy đang mang thai cũng bị đánh.
Hai tượng thánh bị đập vỡ tại nhà anh Nguyễn Văn Văn.
Những nhóm ‘người lạ’
Theo lời kể của những người giáo dân đến sau, ở xa hàng rào cảnh sát. Họ thấy có những nhóm ‘người lạ’ không rõ từ đâu tới. Đó không phải là giáo dân Mỹ Yên.
Có nhiều ‘người lạ’ đứng thành từng nhóm riêng, ở bên phía giáo dân, nhưng không lẫn lộn với giáo dân. Họ ném đá trước. Nhưng cảnh sát không đánh họ.
Lại có những thanh niên lực lưỡng, mặc áo phông bó sát người, đứng lẫn lộn phía sau giáo dân. Họ xô giáo dân về phía trước. Họ là những kẻ chỉ điểm. Họ chỉ ai thì cảnh sát đánh người đó.
Trong các hình ảnh trên truyền hình và báo chí, có cả giáo dân và ‘người lạ’ ném đá.
Nạn nhân bị đánh hầu hết là giáo dân Mỹ Yên. Chỉ có vài người đi đường ở trong số họ.
Sợ máy ảnh
Có một người đang chụp hình, thì có một ‘người lạ’ chỉ tay về người chụp hình. Lập tức, người chụp hình bị đánh tới tấp. Cái máy hình bị đập vỡ. Người đó gục xuống, gượng dậy không nổi. Người đó nhờ mấy người bên cạnh đỡ dậy, nhưng họ lắc đầu đi qua.
Nhiều người không dám chụp hình, vì sợ bị đánh. Khá nhiều điện thoại của giáo dân bị tịch thu; cho đến bây giờ vẫn chưa trả lại. Có vài máy ảnh được trả lại, nhưng bị xóa hết hình.
Những con người hùng hổ nhưng lại sợ cái là máy ảnh!
Đó là sự thật trần trụi, trước sự chứng kiến của hàng trăm người dân địa phương. Họ là những con người đơn sơ, chất phác và chân thật. 
Nếu bạn muốn biết sự thật thì hãy đến hỏi họ.


Copy từ: Dân Làm Báo


....................

Việt - Pháp hướng tới quan hệ đối tác chiến lược ?


Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong lần gặp nhau tại Hà Nội 8/2013 - REUTERS /Luong Thai Linh
Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong lần gặp nhau tại Hà Nội 8/2013 - REUTERS /Luong Thai Linh

Thanh Phương
Hôm nay, 24/09/2013, phái đoàn Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã đến Paris bắt đầu chuyến viếng thăm chính thức nước Pháp, theo lời mời của thủ tướng Jean-Marc Ayrault. Tháp tùng ông Nguyễn Tấn Dũng có một số bộ trưởng, trong đó có bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh.

Theo chương trình dự kiến, hôm nay, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã dự lễ khai trương trụ sở mới của Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp ở số 61 đường Miromesnil, quận 8, Paris. Chiều nay, từ 16 giờ đến 17 giờ 30, thủ tướng Việt Nam sẽ phát biểu tại Viện quan hệ quốc tế của Pháp ( IFRI) trong một hội nghị với đề tài « Đối tác chiến lược Pháp-Việt : Xây dựng sự tin cậy chiến lược ».
Sáng mai 25/09/2013, từ 8 giờ đến 10 giờ 30, phái đoàn thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ gặp một số lãnh đạo tổ chức MEDEF của giới chủ Pháp, với sự hiện diện của bộ trưởng Ngoại thương Pháp Nicole Bricq. Nhân dịp này, thủ tướng Việt Nam sẽ tiếp xúc với lãnh đạo một số tập đoàn lớn của Pháp, đồng thời dự Diễn đàn doanh nghiệp Pháp - Việt.
Vào trưa mai, thủ tướng Jean-Marc Ayrault sẽ tiếp và hội đàm với ông Nguyễn Tấn Dũng, và sau đó mở tiệc khoản đãi phái đoàn thủ tướng Việt Nam. Hai vị thủ tướng cũng sẽ dự lễ ký kết các hiệp định và hợp đồng giữa hai nước. Trong buổi chiều ngày mai, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trên nguyên tắc sẽ hội kiến tổng thống Pháp François Hollande tại điện Elysée.
Theo các số liệu chính thức, Pháp hiện là đối tác thương mại châu Âu lớn thứ 3 của Việt Nam (sau Đức và Anh). Trao đổi mậu dịch song phương Việt - Pháp năm 2012 đạt 3,2 tỷ đôla. Pháp cũng đứng thứ 2 trong các nước châu Âu (sau Hà Lan) và đứng thứ 15 trong tổng số 92 quốc gia và lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Ngoài ra, Pháp vẫn là nhà tài trợ châu Âu song phương hàng đầu cho Việt Nam.
Vấn đề đặt ra là chuyến đi thăm nước của thủ tướng Việt Nam lần này liệu có sẽ nâng quan hệ giữa hai nước lên thành quan hệ đối tác chiến lược, giống như Hà Nội đã ký với các nước châu Âu khác như Anh quốc hay Đức không ?
Trả lời báo Nhân Dân hôm qua, đại sứ Việt Nam tại Paris Dương Chí Dũng chỉ nói rằng, nhân chuyến đi thăm Pháp lần này của ông Nguyễn Tấn Dũng, hai nước sẽ « xác lập một khuôn khổ chính thức mới cho quan hệ giữa hai nước », nhưng không nói cụ thể đó sẽ là mối quan hệ gì.
Dầu sao, nhân chuyến viếng thăm Việt Nam vào đầu tháng 8 vừa qua, Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius đã thảo luận với đồng nhiệm Việt Nam Phạm Bình Minh về lộ trình nâng quan hệ Việt - Pháp lên đối tác chiến lược trong thời gian tới.

Copy từ: RFI


........................

'Mù mờ khái niệm sở hữu toàn dân'


Cập nhật: 14:08 GMT - thứ ba, 24 tháng 9, 2013

Nông dân đốt ruộng sau thu hoạch
Luật sư Thuận nói nhiều nông dân 'không còn gì để sống'
Một đảng viên lâu năm và cựu quan chức Quốc hội Việt Nam nói các lãnh đạo Việt Nam cần "tỉnh ra" để hiểu rằng chỉ có thay đổi "thể chế" mới có thể giải quyết được các vấn đề hiện nay trong đó có các bức xúc liên quan tới đất đai.
Tại Việt Nam, từ 25 đến 26/9, hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách sẽ bàn thảo về Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
Dự kiến Quốc hội Việt Nam sẽ thông qua Dự án Luật này tại kỳ họp thứ sáu của Quốc hội, khai mạc từ hôm 21/10.
Nói chuyện với BBC hôm 24/9, luật sư Trần Quốc Thuận nói các đề nghị sửa đổi Luật Đất đai hiện nay không giải quyết tận gốc vấn đề và bình luận:
"Đất đai của Việt Nam mà cứ là sở hữu toàn dân, cứ do nhà nước quản lý thì nó dẫn đến những vấn đề, hậu quả không lường được.
"Cho nên giải quyết như thế là không cơ bản.
"Cái cơ bản chính là quyền sở hữu đất đai. Dĩ nhiên không phải toàn diện nhưng phải có nhiều hình thức sở hữu khác nhau."
Ông Thuận nói chuyện cả Hiến Pháp và Luật Đất đai sửa đổi vẫn cho phép thu hồi và giải tỏa đất đai để phát triển kinh tế xã hội là "rất dễ sợ" và là "mối lợi vô cùng lớn" khiến nhiều người giàu lên.
Cựu Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nói việc sửa đổi mà ông cho rằng không tận gốc này sẽ khó chấm dứt những khiếu kiện về đất đai vốn chiếm tới 70% tổng số các vụ khiếu kiện và dẫn tới những vụ nổ súng như của gia đình Đoàn Văn Vươn và Đặng Ngọc Viết.
"Không biết những người cầm quyền có tỉnh ra không, hay là cứ đi vào con đường như thế thì rất là nguy hiểm."

Con cháu giàu sụ

Ông Thuận, đảng viên với 45 tuổi Đảng, nói đang có tình trạng quan chức lợi dụng quyền quyết định về đất đai để làm giàu cho "gia đình".
"Từ lâu chúng tôi nói rằng đất đai là sở hữu toàn dân là cái khái niệm mù mờ. Tiếp theo nữa do nhà nước quản lý cũng chưa được rõ lắm...
"Cho nên cách giải thích và cách giao quyền đó không khéo đất đai chỉ giao vào một số người, chừng vài trăm người trên đất nước này thì nó xé mỏng ra.
"Và đến bây giờ cũng không thấy xử lý ông đứng đầu nào cả. Thế nhưng những ông đứng đầu đó thì con cháu họ giàu sụ lên. Cho nên cái lợi ích ấy không dễ gì họ buông ra."
"Và đến bây giờ cũng không thấy xử lý ông đứng đầu nào cả."
"Thế nhưng những ông đứng đầu đó thì con cháu họ giàu sụ lên. Cho nên cái lợi ích ấy không dễ gì họ buông ra.
"...Bản chất của đất, theo nhận thức của chúng tôi, đó là ý đồ của nhà cầm quyền nhằm chiếm đoạt cái lợi về cho mình, cho gia tộc của mình, cho con cháu của mình, cho gia đình của mình.
"...Những tiếng nói không dính đến quyền lợi đó chỉ lẻ tẻ, không đáng kể."
Ông Thuận nói ông hy vọng trong các ủy viên Bộ Chính trị 'cũng có người tỉnh ra, cũng có người có tấm lòng vì dân vì nước."
Vị đảng viên lâu năm cũng nói ông và nhiều người khác đã kiến nghị lên lãnh đạo cao cấp của Quốc hội đề nghị để 5-10%, tức 25-50 đại biểu độc lập để "chống tham nhũng, chống cường quyền" nhưng kiến nghị đã gây những "e ngại" từ giới lãnh đạo.
"Những cái từ bỏ đó là chia sẻ bớt và phải tỉnh người ra và đặt lợi ích dân tộc lên trên."

Thay đổi thể chế

Vị luật sư, vốn cũng từng giữ chức Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội trong 14 năm, nói người Việt Nam đã có 60, 70 năm "đổ xương máu" cũng là để hướng đến "khát vọng tự do dân chủ".
Áp phích ở Việt Nam
Luật sư Thuận nói cần 'thay đổi thế chế' để cải thiện xã hội
Ông đặt câu hỏi liệu Đảng có thấy những khát vọng đó của người dân hay không "hay cứ bo bo địa vị quyền lợi của mình".
Ông bình luận: "Con đường lớn nhất là phải thay đổi thể chế chính trị.
"Chính bản chất của thể chế chính trị dẫn đến những hậu quả mà suy diễn ra trong đó có sở hữu toàn dân về đất đai, chuyên chính vô sản, áp chế dân chủ và tùy tiện trong vấn đề điều hành đất nước, dẫn đến quốc nạn là tệ nạn tham nhũng không cứu chữa được.
"Tất cả những cái đó nguyên nhân sâu xa vẫn là thể chế chính trị, vẫn là ở đây không có tự do báo chí, không có những tiếng nói độc lập để can ngăn những việc làm sai trái.
"Đất nước này cần có sự thay đổi mềm, thay đổi trong hòa bình và thay đổi một chế độ toàn trị sang chế độ dân chủ."
Luật sư Thuận nói nếu không có những thay đổi căn bản sẽ vẫn có những người "liều" như Đặng Ngọc Viết khi "không còn gì để sống".

Copy từ: BBC


...................