CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Hai, 13 tháng 1, 2014

40 năm trận Hoàng Sa Oanh Liệt


Tuần dương hạm Lý Thường Kiệt (HQ-16) của hải quân Việt Nam Cộng hòa.
Tuần dương hạm Lý Thường Kiệt (HQ-16) của hải quân Việt Nam Cộng hòa.

Bùi Tín 
 Năm nay là 40 năm chẵn kỷ niệm trận Hoàng Sa. Tháng 1/1974, một lực lượng của hải quân thuộc quân lực Việt Nam Cộng hòa đã dũng cảm chiến đấu chống lại một lực lượng của hải quân Trung Quốc xâm phạm khu vực Hoàng Sa thuộc vùng biển nước ta, đâm thẳng vào tàu địch, xua đuổi chúng, dù chúng đông, hỏa lực mạnh hơn. Đây là một chiến công oanh liệt mang truyền thống dân tộc.

Năm nay là một thời điểm thuận lợi cho sự nhìn lại lịch sử một cách khách quan, công bằng, minh bạch, trên lập trường dân tộc chống ngoại xâm, đính chính cách nhìn lệch lạc méo mó do lập trường đấu tranh giai cấp của học thuyết Mác xa lạ, còn bị Lênin cực đoan hóa một cách tệ hại.

Đây cũng là một dịp hiếm có để trí thức, ngành sử học, ngành giáo dục nước ta nhìn lại một lần cho rốt ráo bản chất một số sự kiện lịch sử, tự mình đính chính những sai lầm, lệch lạc trong nhận thức, để từ bỏ những lập luận, nhận định và ngôn từ sai trái.

Hãy bắt tay vào việc kỷ niệm 40 năm trận hải chiến Hoàng Sa oanh liệt chống quân bành trướng Trung Quốc một cách đàng hoàng sâu sắc, với nhiều hoạt động thiết thực. Như một số blogger đã và đang làm, hãy tường thuật lại trận hải chiến Hoàng Sa này với nhiều hình ảnh lịch sử được lưu trữ, phỏng vấn các nhân vật tham chiến còn sống ở trong nước cũng như ở hải ngoại, thăm hỏi gia đình các liệt sỹ, tổ chức các buổi chiếu phim, nói chuyện rộng khắp.

Tôi cảm thấy xấu hổ khi nhớ lại 40 năm trước tôi từng phụ họa với sự giải thích của ông Lê Đức Thọ và Ban Tuyên giáo trung ương rằng: “Hãy yên tâm, Hoàng Sa trong tay các đồng chí Trung Quốc còn hơn là trong tay ngụy quyền tay sai của đế quốc Mỹ”. Quả là một sự trấn an gượng gạo, theo quan niệm bạn, thù, ta cực kỳ ngu muội, tăm tối, phản dân tộc.

Hiện nay đang có những việc làm đầy ý nghĩa rất đáng được hoan nghênh và hưởng ứng rộng rãi. Như nhà báo Huy Đức đã sưu tầm đầy đủ lai lịch về 74 liệt sỹ hải quân Việt Nam Cộng hòa đã bỏ mình trong trận đánh oai hùng này. Anh đã tìm đến gặp một số gia đình liệt sỹ, và có sáng kiến cùng một số bạn có tâm huyết dựng lên “Nhịp cầu Hoàng Sa“, nhằm quyên góp để giúp một số gia đình liệt sỹ Hoàng Sa đang lâm vào cảnh túng thiếu, đặc biệt là bà Huỳnh Thị Sinh, vợ trung tá hải quân Ngụy Văn Thà, và bà Ngô Thị Kim Thanh, vợ đại úy hải quân Nguyễn Thành Trí.

Tôi muốn đề xuất với Bộ Quốc Phòng, Bộ Giáo dục – Đào tạo, Bộ Văn hóa, Hội Lịch Sử Việt Nam … nhân dịp này hãy cùng phối hợp tổ chức một số cuộc gặp mặt với những người từng dự trận hải chiến lịch sử đó. Hiện có người đang ở Hoa Kỳ như hạm trưởng Vũ Hữu San, ở Pháp như cựu chiến binh Vương Văn Hà, và ở trong nước còn có gần một chục người, hiện ở Sài Gòn, Huế, Lâm Đồng, Bạc Liêu, Khánh Hòa và Bình Thuận. Nhà báo Huy Đức và ông Lữ Công Bảy, một cựu chiến binh trên Khu trục hạm Trần Khánh Dư HQ4, chắc chắn có đầy đủ các địa chỉ này. Đây chắc chắn sẽ là một cuộc họp rất có ý nghĩa và gây nhiều xúc động.

Trong những cuộc gặp mặt giao lưu như thế, trên tinh thần bình đẳng tôn trọng nhau, anh em ruột thịt, sẽ xóa bỏ triệt để trên thực tế sự đối lập địch ta, mọi người sẽ thấm thía rằng trong 30 năm chiến tranh, người Việt ta bắn giết người Việt ta là nhiều nhất, hăng say nhất. Đã đến lúc phải nhận ra sâu sắc điều đau đớn ấy để cùng nhau thấy rõ sự sai lầm, dại dột của mình, nhằm từ nay thương yêu, cố kết với nhau hơn, chung sức giữ nước, xây đắp tương lai hòa bình, dân chủ, phát triển phồn vinh cho toàn dân.

Đã đến lúc nhà nước nên ban hành những quy định mới, về việc sử dụng khái niệm, ngôn từ trên sách vở báo chí. Như xóa bỏ các từ “ngụy quân ngụy quyền”, “chế độ tay sai Mỹ”, “ngụy quyền bán nước”, cũng như những khái niệm đã đi sâu vào dĩ vãng trong quan hệ quốc tế như “giặc Mỹ xâm lược”, “chống Mỹ cứu nước”, đánh xong giặc Mỹ ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay…

Đã đến lúc cần có một sắc lệnh coi các nghĩa trang là chung cho các tử sỹ của các bên, và một chính sách xã hội chung cho các thương binh các bên không phân biệt, cũng như cho những gia đình quân nhân, cựu binh các bên cần trợ giúp.

Đó là tình nghĩa dân tộc được khôi phục và phát huy.

Trong nghĩa trang lớn Arlington giữa thủ đô Washington, các liệt sỹ từng chiến đấu ở hai bên trong cuộc nội chiến Nam/Bắc (1861-1865) được chôn cất bên nhau, xen kẽ nhau, không chút phân biệt. Đây không phải là sự cao thượng khoan dung của kẻ chiến thắng, chỉ là nét ứng xử của một dân tộc văn hiến.

Tấm gương nóng hổi về việc từ bỏ con đường bạo lực, thực hiện trọn vẹn hòa hợp dân tộc bị chia rẽ lâu dài của Nelson Mandela, tấm gương đẹp của Miến Điện hòa giải giữa những thế lực dân tộc từng thù ngịch nhau một thời rất đáng để mọi người Việt Nam ta suy nghĩ nhân kỷ niệm 40 năm trận hải chiến Hoàng Sa oanh liệt.

Dân chủ và Hòa hợp dân tộc sẽ là đôi cánh thần kỳ để dân tộc Việt Nam ta vươn cao bay xa trong bầu trời tự do của thời đại mới.


Copy từ: Bùi Tín (VOA’ blog)


...............

Thông cáo báo chí của phái đoàn vận động nhân quyền cho Việt Nam



12/1/2014 -- Nhận lời mời của Văn phòng Cao ủy Liên Hiệp Quốc về Nhân Quyền (OHCHR) và một số tổ chức quốc tế khác, một phái đoàn vận động nhân quyền cho Việt Nam bắt đầu chuyến thăm và làm việc tại Hoa Kỳ, Châu Âu và Úc kể từ ngày 12/1/2014. Thành phần phái đoàn gồm đại diện các tổ chức VOICE, Mạng lưới Blogger Việt Nam, Dân Làm Báo, Con Đường Việt Nam, Phật Giáo Hòa Hảo Truyền thống, No-U Việt Nam, Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo Việt Nam, và thân nhân một số tù nhân chính trị.

Phái đoàn sẽ tiếp xúc và làm việc với OHCHR cùng với các cơ quan Liên Hiệp Quốc khác liên quan đến cuộc điều trần về báo cáo Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (Universal Periodic Review - UPR) của Việt Nam vào ngày 5/2/2014 tại Geneva, Thụy Sĩ, vốn chỉ được tổ chức bốn năm một lần. Bên cạnh đó, phái đoàn cũng sẽ làm việc với đại diện Quốc hội, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, Nghị viện Châu Âu, Quốc Hội Úc, các tổ chức Ân Xá Quốc Tế, Frontline Defenders, International Service for Human Rights (ISHR) và các tổ chức phi chính phủ khác kể cả cộng đồng người Việt Nam tại các nước. Phái đoàn cũng sẽ đồng thời tham dự các sự kiện bên lề phiên điều trần UPR cùng với sự tham dự của các phái đoàn ngoại giao, các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế và giới truyền thông.

Được hỗ trợ bởi OHCHR và các tổ chức quốc tế trên, phái đoàn vận động nhân quyền cho Việt Nam tập hợp các nhà hoạt động trong và ngoài nước nhằm cung cấp các thông tin chính xác và đầy đủ cho các tổ chức quốc tế và chính phủ nước ngoài. Chiến dịch vận động này được kỳ vọng sẽ tạo ra những thay đổi tích cực đối với chính phủ Việt Nam trong việc thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền với tư cách là một thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.

Để có thêm thông tin chi tiết về chiến dịch vận động này, xin vui lòng liên hệ cô Ann Pham qua số điện thoại +1.714.325.8276 hoặc địa chỉ thư điện tử: vietnamupr@gmail.com.


ĐỒNG KÝ TÊN:  
Mạng Lưới Blogger Việt Nam
Dân Làm Báo
Con Đường Việt Nam
Phật Giáo Hòa Hảo Truyền thống
No-U Việt Nam
Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo Việt Nam
VOICE

Copy từ: Mạng Lưới Blogger Việt Nam



.................

MỘT TIỂU THUYẾT VỀ HẢI CHIẾN HOÀNG SA 1974 BỊ ÁCH LẠI TẠI NHÀ XUẤT BẢN


Makét bìa Sóng gió Biển Đông, hoạ sỹ Ngô Xuân Khôi vẽ cho NXB Lao Động, từ tháng 4/2013, nhưng cho tới nay sách vẫn chưa được duyệt.


Kỷ niệm 40 năm Hoàng Sa bị Trung Cộng đánh chiếm:
SÓNG GIÓ BIỂN ĐÔNG
* Tiểu thuyết của Hoàng Minh Tường.

Đây là cuốn tiểu thuyết viết về một làng chài bao đời gắn bó với Biển Đông. Chính nơi đây đã đóng góp những thế hệ ngư dân và chiến binh khai thác và gìn giữ  biển đảo Tổ quốc, trong đó có những chiến sĩ đã tham gia hai trận hải chiến Hoàng Sa và Trường Sa.  SÓNG GIÓ BIỂN ĐÔNG, cũng như tiểu thuyết NGUYÊN KHÍ của tác giả, đang chờ được cấp phép  để xuất bản.
Chương trích sau đây (chương 15) là nhật ký của thiếu uý quân đội VNCH Đỗ Trọng Hải, người xã Hải Thuỷ tham gia trận hải chiến Hoàng Sa, ngày 18 và 19 tháng 1 năm 1974. 
_________________________

Chương 15

Hợp chúng quốc Hoa Kỳ
Ngày… tháng… năm…
Nghĩa tử là Đỗ Trọng Đạt, hậu duệ đời thứ 25, đứa con bất hiếu, kẻ lưu vong bất trung, bất nghĩa, hiện sinh sống ở 1780-HD- SanJose California, Hợp chúng quốc Hoa Kỳ. Kính dâng liệt tổ liệt tông dòng họ Đỗ Trọng, Hải Thủy, những kỷ vật và bút tích về sự nối bước Tiền nhân của các hậu duệ Đỗ Trọng tộc, trong việc góp máu xương bảo vệ biên cương hải đảo nước Việt Nam trước nạn xâm lăng của ngoại bang.
Những dòng ghi chép này là của Thiếu úy hải quân Đỗ Trọng Hải, sỹ quan hải hành trên hộ tống hạm Nhật Tảo, đã tham gia trận hải chiến Hoàng Sa ngày 18 và 19 tháng 1 năm Giáp Dần, 1974.
Tân xuân Giáp Dần, Hoàng Sa chiến
Nam ngư hải ngoại huyết lưu hồng.

Những dòng mở đầu cuốn ghi chép là bút tích của ông Phó Đề đốc hải quân Việt Nam cộng hòa Đỗ Trọng Đạt. Từ trang sau là bản phô tô những trang ghi chép của Thiếu úy hải quân Đỗ Trọng Hải, nét chữ bay, song vẫn giữ vẻ đẹp chân phương, nhiều chỗ đã hoen ố, mờ nhòe vì sóng nước và thời gian.
“… Những trang ghi chép này chỉ được ghi lại sau ngày 20/1/1974, ngày mà cuộc đời thiếu uý Đỗ Trọng Hải đã được cải tử hoàn sinh, được tái sinh lại một lần nữa, khi 23 hải binh của hạm tàu HQ10, sau một ngày lênh đênh trên biển, đã được tàu chở dầu Hà Lan Kopionella vớt được ở hải phận quốc tế trên Biển Đông.
17/1/1974
Hạm tàu đang tuần tiễu ngoài khơi cửa biển Đà Nẵng thì nhận lệnh lên đường gấp.
 Đi đâu?
 Tàu chúng ta đang hỏng một máy chính và trục trặc ra đa hải hành, liệu có khả năng tác chiến được không? Sỹ quan chiến sỹ xôn xao.
Kể từ chuyến ra đảo Nam Yết, quần đảo Trường Sa xây dựng trạm quan sát, tính đến nay đã tròn mười tháng tôi phục vụ trên hộ tống hạm Nhật Tảo, ký hiệu HQ10. Nhưng chỉ từ mùa xuân Giáp Dần này, khi thiếu tá Ngụy Văn Thà về nhận nhiệm vụ hạm trưởng, anh em sỹ quan, hạ sỹ quan, chiến sỹ chúng tôi mới thực sự phấn khởi, coi hạm tàu là nhà của mình.
 Thiếu tá Ngụy Văn Thà, người con của vùng đất Trảng Bàng Tây Ninh, trẻ hơn cả tuổi ba mươi. Anh có một đôi mắt to, cương nghị, gương mặt thanh tú thư sinh, như diễn viễn điện ảnh. Thiếu tá Ngụy Văn Thà cùng Đại úy hạm phó Nguyễn Thanh Trì, Trung úy cơ khí trưởng Huỳnh Duy Thạnh tỏ ra là ba chân kiềng khá ăn í. Có lẽ do họ được học hành cơ bản, còn khá trẻ và giàu nhiệt huyết, khác hẳn với ngài trung tá H, cựu hạm trưởng vừa chuyển công tác.
Sẽ đi bất cứ nơi đâu, dưới sự chỉ huy của hạm trưởng mới. Cánh sỹ quan trẻ chúng tôi đều tâm niệm như thế.
Thiếu tá hạm trưởng Ngụy Văn Thà thông báo: Hạm tàu Nhật Tảo mở máy tốc hành đi bảo vệ quần đảo Hoàng Sa.
Hoàng Sa ư? Tôi bỗng thấy lòng mình dội lên một tình cảm khó tả. Đây là vùng ngư trường truyền thống bao đời của dân Hải Thủy quê tôi. Cha tôi kể lại rằng, đã mấy đời nay, từ thời vua Tự Đức, dòng họ Đỗ Trọng chúng tôi đều có người ra trấn giữ Hoàng Sa. Chuyến đi của cha tôi, đại tá hải quân Đỗ Trọng Đạt, ra thị sát Hoàng Sa năm 1973 như hiển hiện trong đầu. Chính cha đã phát hiện ra tấm bia đá ở Miếu Bà trên đảo Khí tượng có ghi dòng lạc khoản tên quan Chưởng cơ đội Hoàng Sa - Bắc Hải, Đỗ Trọng Đính, người làng Thượng xã Hải Thủy… đã cung tiến xây Miếu. Ôi, dòng họ Đỗ Hải Thủy của tôi, đời tiếp đời đã mang xương máu bảo vệ Hoàng Sa, Trường Sa. Đến lượt tôi hôm nay, thiếu úy hải quân Đỗ Trọng Hải, tôi có dám vị quốc vong thân để xứng đáng với ông cha?
Một vài thông tin lọt từ tổ điện đài: Tàu HQ16 - Tuần dương hạm Lý Thường Kiệt, đang làm nhiệm vụ ở Hoàng Sa khẩn báo về: Trên đảo Quang Hòa do Việt Nam Cộng hòa quản lý thấy xuất hiện nhiều nhà đang dựng và có quân đồn trú Trung Cộng. Trung tá hạm trưởng HQ16 Lê Văn Thự đã điện về Bộ tư lệnh Hải quân vùng duyên hải I xin chỉ thị. Vậy là ngay trong ngày, tàu HQ10 (Hộ tống hạm Nhật Tảo), cùng hai tàu HQ4 (Khu trực hạm Trần Khánh Dư), HQ5 (Tuần Dương hạm Trần Bình Trọng), do Đại tá Hải quân Hà Văn Ngạc chỉ huy đã lên đường ra Hoàng Sa.
Hạm tàu Nhật Tảo khởi hành lúc 21 giờ 20, nhằm hướng đông thẳng tiến. Các chiến hữu ai cũng lo lắng, hồi hộp. Cuộc hải chiến khó tránh khỏi.
Từ trên buồng chỉ huy, thiếu tá Ngụy Văn Thà, qua loa truyền thanh, đã truyền tới toàn hạm tàu những thông tin về quần đảo Hoàng Sa để thấm tới từng chiến sỹ:
“Quần đảo Hoàng Sa là một tập hơp hơn ba mươi hòn đảo lớn nhỏ, trong đó đảo Phú Lâm lớn nhất, rộng chừng chục cây số vuông. Đảo này và cụm đảo An Vĩnh phía đông bắc quần đảo đã bị Trung Cộng chiếm giữ từ năm 1956. Chính phủ Việt Nam Cộng hòa hiện cai quản nhóm đảo Trăng khuyết, tức Lưỡi Liềm hay Nguyệt Thiềm phía tây nam quần đảo, trong đó có các đảo Hoàng Sa (còn gọi là đảo Khí Tượng), Quang Hòa, Quang Ánh, Hữu Nhật, Duy Mộng, Tri Tôn, Bạch Quy, Lưỡi Liềm… Theo thông báo của thượng cấp hiện trên đảo Quang Hòa xuất hiện quân đồn trú của Trung Cộng. Vùng lòng chảo quần đảo Hoàng Sa có nhiều tàu chiến Trung Cộng xâm phạm lãnh hải. Các chiến hữu hãy nhớ rằng, cuối năm 1973 vừa rồi, ngoại trưởng Mỹ Kitxinhgiơ đã bắt tay với Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai ở Thượng Hải, ngấm ngầm nhường quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam cho Trung Cộng. Đây là lúc Trung Cộng thực hiện chiến thuật tằm ăn dâu của chúng. Và nhiệm vụ của hạm tàu Nhật Tảo chúng ta hôm nay là phải bằng mọi giá ngăn chặn và xua đuổi, đập tan âm mưu xâm lược của chúng.

18/1/1974
Một đêm vật vờ thức ngủ. Tảng sáng hạm tàu đã đến Hoàng Sa.
Lần đầu tiên tôi ra quần đảo Hoàng Sa. So với Trường Sa, Hoàng Sa ít đảo hơn, nhưng lại có mấy đảo lớn, gấp hàng chục lần đảo Ba Bình, Nam Yết, Sinh Tồn… Đảo ở đây cũng thấp, nhiều bãi đá trơ trụi, ít cây cao. Toàn quần đảo chỉ có đảo Hoàng Sa, còn gọi là đảo Khí Tượng, có nước ngọt. Trên đảo hiện có một trung đội địa phương quân tiểu khu Quảng Nam trấn giữ.
Do địa hình đáy biển toàn san hô và đá ngầm bao quanh các đảo, muốn tiếp cận đảo Hoàng Sa và các đảo Quang Hòa, Duy Mộng, Hữu Nhật, An Vĩnh… tàu phải đi theo hai dòng sông ngầm, gọi là “pass”. Hạm tàu HQ10 của chúng tôi và hạm tàu HQ5, HQ4, đã tiến vào lòng chảo Hoàng Sa, nơi hạm tàu HQ16 của trung tá Lê Văn Thự đã đợi sẵn, để đổ bộ một hải đội biệt kích lên đảo Quang Hòa và đưa một viên cố vấn Mỹ lên đảo Hoàng Sa. Đúng lúc ấy, hai tàu Trung Quốc loại Liệp tiềm đĩnh mang số hiệu 271 và 274 xuất hiện phía trái, và chếch phía phải, hai tàu khác loại Tảo lôi hạm mang số hiệu 389 và 396, cùng hai tàu dân sự chặn không cho hạm tàu tiếp cận đảo. Nhìn thế trận tàu Trung Cộng bố trí, tôi chợt nghĩ đến truyện Tam quốc Diễn nghĩa với chuyến hành quân của Phượng Sồ Bàng Thống vào Kinh Châu bị Trương Nhiệm giết dưới chân gò Lạc Phượng. Rõ ràng hạm tàu chúng tôi đã lọt vào ổ mai phục và trúng kế của Trung Cộng. Họ sẽ khiêu khích cho chúng tôi nổ súng. Họ đã bày sẵn thế trận. Phía sau mấy con tàu mồi nhử kia là những hạm tàu, những máy bay phản lực MIC 21, MIC 23 và đại bác đã giấu sẵn trong công sự. Chỉ cần chúng tôi nổ súng là họ sẽ lấy cớ phản pháo, đánh tiêu diệt và nhân cớ chiếm toàn bộ Hoàng Sa. Tôi báo cáo với thiếu tá Ngụy Văn Thà những nhận định đó và đề nghị hạm trưởng cân nhắc kỹ phương án tác chiến.
- Cám ơn Thiếu úy - Thiếu tá nhìn tôi thở dài - Tôi cũng đã nhận ra mưu hiểm của địch. Nhưng chúng ta bị kẹt trong một tình thế không thể quyết định vận mệnh của mình. Chúng ta đang chịu sự chỉ huy của thượng cấp. Chỉ còn con đường vị quốc vong thân…
Để tránh đụng độ, tàu HQ16 và tàu HQ10 lùi ra xa và tìm cách đổ bộ người nhái lên đảo Quang Hòa, nhưng quân Trung Cộng nổ súng dữ dội. Hai chiến binh người nhái tử trận ngay khi chưa kịp tiền nhập đảo. Đội quân người nhái phải rút về hạm tàu HQ16.
Tất cả thủy thủ, sĩ quan trên tàu HQ10 chúng tôi đứng bên ổ súng mà như đứng trên chảo lửa.

19/1/1974
Không giờ sáng, thiếu tá hạm trưởng Ngụy Văn Thà tập hợp toàn thủy thủ đoàn lên boong thông báo, theo lệnh của thượng cấp, chỉ mấy giờ nữa chúng tôi sẽ tiến công tàu Trung Cộng. Thiếu tá nói ngắn gọn mà xúc động:
- Các chiến hữu. Chỉ vài giờ đồng hồ nữa, chúng ta sẽ bước vào cuộc chiến sinh tử. Đây là thời khắc mỗi chúng ta sẽ được đền nợ nước, trả thù nhà. Chúng ta phải xứng đáng là hậu duệ ưu tú của Đức thánh Trần Hưng Đạo, quyết không cho giặc truyền kiếp phương Bắc xâm phạm một tấc đất, tấc biển cha ông. Hãy xứng đáng với chiến công Nhật Tảo của người anh hùng Nguyễn Trung Trực đánh chìm tàu chiến Pháp, mà hạm tàu chúng ta vinh dự được mang tên.
Bình minh trên biển Hoàng Sa đỏ một mầu máu. Tôi linh cảm đây là một buổi sáng định mệnh. Hoặc là chúng tôi sẽ quét sạch quân thù khỏi quần đảo thân yêu của Tổ quốc, hoặc là một lần nữa bóng đêm Bắc thuộc sẽ bao phủ một góc Biển Đông.
Chúng tôi ăn uống vội vàng rồi ai nấy vào vị trí của mình. Tôi lên trên buồng điều khiển, trước bàn hải trình, cùng với hai thủy thủ trực máy PRC-45, trực chiến bên cạnh thiếu tá hạm trưởng.
Tàu HQ16 vừa qua khỏi pass bên kia tiến vào lòng chảo, cách tàu chúng tôi chừng một hải lý, cách ba tàu Trung Cộng chừng 3 đến 4 hải lý. Thiếu tá hạm trưởng Ngụy Văn Thà nhận được điện báo của trung tá Lê Văn Thự, đứng lặng phắc một phút, rồi bỗng dõng dạc: “Mục tiêu tàu Trung Cộng 389, khai hỏa”.
Hạm tàu rùng rùng như con giao long quẫy sóng. Bên kia, đại bác tàu HQ16 cũng phụt lửa, gầm lên. Tôi nhìn rõ những cột nước dựng đứng bao phủ bốn tàu địch. Rồi một cột lửa màu cam, một cột khói lớn. Cháy rồi. Tiếng hò reo đến vỡ cổ họng…
Nhưng không. Sau mấy phút bất ngờ, tàu địch xoay mũi tàu, bắt đầu phản pháo. Tiếng đạn nổ nhức óc. Tiếng ràn rạt như có hàng nghìn con chim biển ào đến. Những cột nước cao ngất và khói trắng đục phủ kín tàu.
Thiếu tá Ngụy Văn Thà đang hét lên lệnh cho các ụ súng bắn cấp tập, bỗng chao đảo. Một quả đạn bắn gãy tháp pháo. Một quả hỏa tiễn nổ tung buồng điều khiển. Hạm tàu rung lắc dữ dội, mạn tàu chao nghiêng đột ngột. Thiếu tá Ngụy Văn Thà lấy tay ôm ngực. Một dòng máu nhuộm đỏ sắc phục trắng toát của anh…
- Thiếu tá! Tôi lao đến, ôm lấy hạm trưởng.
Ngụy Văn Thà gạt tay tôi, đứng thẳng dậy, thét to:
- Hạm tàu trúng đạn, có thể chìm. Toàn tàu chuẩn bị đào thoát.
Tôi dìu hạm trưởng xuống dưới hầm, nhưng anh lắc đầu, thì thào:
- Cho tôi ở lại buồng lái để sống mái với giặc… Nhảy xuống biển đi, thiếu úy… Hãy bơi về Tuần dương hạm Trần Bình Trọng…
Một cánh tay giật tôi ra khỏi buồng lái, quăng xuống biển.
Khoảng năm phút sau, khi đã rời xa tàu, tôi nhìn về phía hạm tàu Nhật Tảo và nhận ra con tàu của chúng tôi chìm dần, mang theo xuống đáy Biển Đông người hạm trưởng và 61 chiến binh anh hùng…

                                                                            ***

Những dòng chữ mờ đi. Áp những trang ghi chép của thiếu úy Đỗ Trọng Hải trên ngực, Vũ Trọng Lịch lấy khăn chấm mắt. Anh khóc, như xót thương chính đồng đội, đồng chí của mình.
Là một người lính giữ biển, nhưng lần đầu tiên Lịch được biết đến thiếu tá hạm trưởng Ngụy Văn Thà. Anh đã hy sinh anh dũng để bảo vệ Hoàng Sa. Anh xứng đáng được vinh danh như một anh hùng. Sự hy sinh của Ngụy Văn Thà và 73 liệt sĩ trong trận tử chiến bảo vệ Hoàng Sa không thể rơi vào quên lãng. Sẽ không có phía bên này, phía bên kia trong lòng Nhân dân, trong tình yêu Tổ quốc. Rồi đây, Đất nước, Nhân dân sẽ khắc ghi tượng đài cho họ. Thiếu tá Hải quân Quân đội Việt Nam Cộng hòa Ngụy Văn Thà, cũng như Thiếu úy Anh hùng Quân đội Nhân dân Việt Nam Trần Văn Phương và 63 chiến sỹ hy sinh anh dũng trong trận chiến bảo vệ đảo Gạc Ma, quần đảo Trường Sa, ngày 14 tháng 3 năm 1988 trước quân Trung Quốc, là những vì tinh tú cùng rực sáng trên Biển Đông.
Những ý nghĩ vô tư và giàu tính nhân văn ấy, đã phần nào làm Lịch thanh thản trở lại. Anh thiếp đi cho tới sáng.

Hoàng Minh Tường

Copy từ: Tễu’ blog


..................

Cuối năm nghe chó sủa


Tiếng chó sủa thì lúc nào mà chả nghe, đợi gì phải cuối năm! Mà chó sủa thì mùa nào mà chả giống mùa nào, sao lại phải cuối năm mới nghe chó sủa? Thực ra, không riêng gì miền nào, dường như cả ba miền, không khí cuối năm, ngày hết Tết tới, người làm ăn giàu có thì thấy mừng vui, người nghèo khổ thì thấy tủi hổ và buồn… Cảm giác vui buồn lẫn lộn dưới bầu trời tháng Chạp, nếu chịu khó lắng nghe tiếng cho nhà giàu và tiếng chó nhà nghèo cũng như tiếng chó nhà quê với tiếng chó thành phố, có nhiều sự khác biệt lắm lắm…!
Cái khác biệt đầu tiên, dễ nhận biết nhất là âm tiết sủa vào tháng Chạp dường như chậm lại, nhấn nhá và háo hức. Có vẻ như sau một mùa Đông lạnh và buồn, tháng Chạp mang dương khí đến, chó cũng hồi sinh cái tâm hồn “rất chó” của nó nên vừa tĩnh tại lại vừa hân hoan, khó tả. Và cũng trong mùa này, đặc trưng chó nhà giàu, chó nhà nghèo, chó thành phố, chó nhà quê cũng phân biệt rất rõ.
Thường thì chó thành phố tiếng sủa dứt khoát, mạnh mẽ và lạnh lùng, pha một chút chảnh chọe, cao ngạo, tự tin. Còn chó nhà quê lúc nào cũng bản năng nhưng lại nhút nhát và đề phòng mọi thứ chung quanh, vừa sủa vừa chạy, không xông thẳng vào “đối phương” giống như chó thành phố. Và chó nhà giàu, chó nhà nghèo cũng thế, ngay sát vách nhau, cùng ở thành phố nhưng con chó nhà giàu lúc nào cũng hung hăng, mạnh mẽ, thẳng tiến so với cho nhà nghèo. Chỉ cần thả hai con chó cùng độ tuổi, cùng chủng loại của nhà giàu và nhà nghèo ra đường, con nhà giàu rượt con nhà nghèo là cái chắc!
Ở quê cũng thế, chó nhà quê nhưng là chó nhà quan chức, lúc nào cũng ngạo mạn, con giống to thì sủa oang oang, con giống nhỏ thì sủa gâu gâu, lúc nào cũng sẵn sàng xông ra ngoạm lấy bắp thịt “đối phương”, còn chó nhà nghèo thì sủa nghe đau đớn lắm, nó vừa sủa nhưng nghe cứ như van xin: “Tui lạy ông/bà đừng tiến tới nữa, tiến quá thì tui phải cắn đó…”. Không những thế, chó nhà nghèo khi sủa xong có thể bị mắng, bị đánh vì xúc phạm đến khách quí của chủ, nhưng chó nhà giàu thì sủa xong, thậm chí cắn người đổ máu xong, chủ nó cũng la nó vài tiếng, sau đó rút xấp tiền, đền bù cho “khổ chủ”, nếu đụng khổ chủ quan chứ, nhà giàu thì nó bị đánh vài roi và chủ nó thay mặt nó xin lỗi. Nếu cắn nhà nghèo, cắn người ăn xin, không chừng nó còn được thưởng một cục thịt bò. Vì nó là chó nhà giàu mà lị!
Đó là chưa muốn nói đến một loại chó khác, có đời sống khá đặc biệt, làm một chức năng cũng khá đặc biệt: Chó nghiệp vụ! Loại chó này, so với cả chó thành phố lẫn chó nhà quê (trừ chó của các quan chức cao cấp), nó có một chỗ đứng khá cao, nó được hưởng nhiều quyền và làm những việc mà không riêng chi loài chó ngán ngẫm, ngay cả loài người cũng ngán ngẫm. Tiếng sủa của nó thì miễn bàn!
Ở Việt Nam, hiện tại, có những con chó nghiệp vụ được xem là “chó đỏ” tiếng sủa của nó cũng được xếp vào diện “sủa đỏ”, vì nó được kết nạp đảng, có chức vị và được hưởng những đặc quyền đặc lợi mà ngay cả con người có mơ cũng không với tới được. Ví dụ như quyền được đi nghỉ mát sau mỗi năm công tác, được hưởng thụ và thăng chức sau mỗi chiến công, được ở khách sạn hàng sang và được có massage… Tiêu chuẩn một đêm ở khách sạn lên đến vài chục triệu đồng… Những thứ đó, người nghèo nằm mơ vài kiếp chắc chi có được.
Và đương nhiên. Tiếng sủa của chó nghiệp vụ thì ngang tàng, dữ dằng và tàn ác, đầy mùi máu, đầy đặc trưng rất riêng của nó. Nhất là trong dịp cuối năm, một tiếng sủa của nó cất lên, chắc chắn phải có điều gì đó không bình thường, nếu không nói là sẽ có người bị toạc chân, rách lưng…! Mà mỗi lần như thế, không chừng nó được thưởng huân chương, được thăng hạng, thăng chức!
Mà vì sao lại nói chuyện chó sủa? Vì thú thực, chuyện người, nói cả năm rồi, càng nói càng thấy nói không hết mà càng thấy buồn (xin lỗi, vì người viết đang sống ở Việt Nam, trong thời Cộng sản xã hội chủ nghĩa nên không thể nói khác đi được!). Trong một đất nước mà người nghèo cứ nghe Tết đến thì hạnh buồn, lo lắng không biết tết này lấy chi mà mua sắm, mà cúng ông bà, tổ tiên đây! Trong một đất nước mà Tết đến, tiếng nói của người nghèo cứ nhỏ dần lại, buồn thảm, ảm đạm và nghe ra còn yếu ớt hơn cả tiếng chó nhà giàu!

Trong một đất nước mà tiếng nói của dân oan không mạnh hơn tiếng chó nghiệp vụ, tiếng kêu gào của dân oan bị khuất lấp bởi tiếng cho nghiệp vụ và tiếng quát tháo (mạnh và man rợ chẳng kém gì tiếng chó, có khi còn hơn cả tiếng chó nghiệp vụ gầm gừ)… Thì thôi, để ý tiếng người làm chi cho thêm buồn! Lâu lâu ngồi nghe tiếng chó sủa, cảm nhận, phân tích và đưa ra “nhận định”. Đúng sai không còn quan trọng nữa. Mà vấn đề quan trọng hơn cả trong khoảnh khắc này, tự dưng bị ám ảnh bởi tiếng chó, một đất nước tuy nhiều kẻ trộm chó, cướp chó nhưng tiếng chó lại ấn tượng và đáng nhớ đến thế!
Một đất nước mà nhiều người nghèo ngủ vật vạ chân cầu, vỉa hè, ngủ lăn lóc trên vỉa cỏ, nơi mà trước lúc họ ngủ không bao lâu có khi chó nhà giàu, chó quan chức vừa đi dạo, vừa tiểu tiện lên đó. Một đất nước, hay đúng hơn là một chế độ chính trị gắn trên đất nước đó mà đại bộ phận dân nghèo, dân oan mãi mãi bị đối xử tệ bạc hơn chó nhà nước, nhà giàu và quan chức. Tự dưng, sắp Tết, thấy nghẹn thở khi nghĩ đến những người nghèo và đột nhiên nghe chó sủa!

Copy từ: Viết Từ Sài Gòn (RFA’ blog)


..................