CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Bảy, 1 tháng 2, 2014

Tiến sỹ Phạm Chí Dũng bị cấm xuất cảnh


Danlambao - Nguồn tin gửi đến Danlambao lúc 19h45' tối ngày 1/2/2014 cho biết, tiến sỹ Phạm Chí Dũng đã bị an ninh cửa khẩu sân bay Tân Sơn Nhất lập biên bản cấm xuất cảnh và thu giữ hộ chiếu. Trước đó, khi làm thủ tục xuất cảnh, lực lượng an ninh và hải quan viện lý do TS Phạm Chí Dũng trùng tên với một người chưa được phép xuất cảnh nên đã giữ ông lại để 'chờ làm việc'.

Theo dự kiến, tiến sỹ Phạm Chí Dũng dự kiến sẽ đáp chuyến bay lúc 20h50' tối cùng ngày từ sân bay Tân Sơn Nhất sang Geneva theo lời mời của tổ chức UN Watch. Mục đích chuyến đi được thông báo công khai từ trước, TS Dũng sẽ tham dự tham dự hội thảo và cuộc Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) về tình trạnh nhân quyền Việt Nam vào ngày 5/2/2014 sắp tới.

Được biết trước đó, bộ ngoại giao Hoa Kỳ và Liên Hợp Quốc đã can thiệp và yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam không ngăn chặn chuyến đi Geneva của TS Dũng. 

Nhiều blogger và các nhà hoạt động tại Sài Gòn đã có mặt tại sân bay để tiễn TS Dũng lên đường. Blogger Nguyễn Hoàng Vi cho biết: “Sau khi anh Dũng vào cổng không được bao lâu, một anh an ninh thường phục đi theo chụp hình anh Dũng và mọi người, rồi vào trình tờ giấy gì đó với hải quan lâu lắm. Sau đó, phía hải quan gọi điện thoại liên tục”.


Viên an ninh thường phục có mặt tại sân bay Tân Sơn Nhất để yêu cầu hải quan cấm xuất cảnh đối với TS Phạm Chí Dũng

TS Phạm Chí Dũng là một cây bút nổi tiếng với nhiều bài viết về tình hình kinh tế, chính trị tại Việt Nam. Ông từng bị bắt giam 6 tháng vì những loạt bài phơi bày sự thật về tình trạng tham nhũng và các nhóm lợi ích tại Việt Nam. Trước khi bị bắt (tháng 7/2012), ông Dũng là một cán bộ công tác tại ban An ninh Nội chính Thành ủy TP HCM.

Ngày 5 tháng 12 năm 2013, ông Dũng tuyên bố ly khai khỏi đảng cộng sản. Trong bức tâm thư bỏ đảng, ông viết: "một công dân tốt có ý nghĩa hơn nhiều so với một đảng viên tồi."

* Tin đang cập nhật


Copy từ: Dân Làm Báo


...............

Cảm ơn Đôi Mắt đã nhìn thấy Mr.Đỗ, cố lên Thanh Niên!


TTK báo Thanh Niên Online hay ngôi sao "rận chủ" Mr. Đỗ
Thanh Tung Nguyen
Tôi đã từng biết đến cái tên Mr. Đỗ khoảng 2 năm trước đây trên các diễn đàn blog như Yahoo, Blogspot. Lúc đó tôi nghĩ tay này chắc cũng chỉ là 1 nhà báo “trẻ trâu” nào đó hung hăng về vấn đề chính trị - lịch sử như bao kẻ khác mà tôi đã chứng kiến từ khi tham gia vào “chiến trường luận lý” này. Gần đây, sau khi được đọc 1 phát biểu của anh chàng này trên Facebook (https://www.facebook.com/chauminhlinh) với tư tưởng chẳng khác gì thời trên blog, nhờ sự lan tỏa thông tin của mạng XH này, tôi mới "tá hỏa" khi biết anh ta là Đỗ Hùng, phó tổng thư ký tòa soạn của báo Thanh niên Online, tờ báo thuộc Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam. Ô hay, tại sao mọi nẻo đường “phản động” đều dẫn đến Thanh Niên? Từ Osin Huy Đức đến Huỳnh Ngọc Chênh (và vài “báo viên” nữa) và nay phải chăng đang thai nghén để trình làng một Mr. Đỗ?

0. Thanh niên là tuổi có nhu cầu khám phá, tìm tòi những vấn đề về kinh tế - chính trị - xã hội nhưng lại thiếu kinh nghiệm để chọn lọc, là tuổi thừa nhiệt huyết nhưng thiếu sự kiên nhẫn để tìm hiểu đúng sai. Là 1 tờ báo định hướng cho thanh niên, hơn ai hết những người quản lý tờ báo này phải có đủ trình độ để nhận biết đúng sai (về lịch sử, chính trị, luật pháp, lối sống,...) chứ không thể hùa theo những sai trái của xã hội vì sự thiếu hiểu biết hoặc mưu đồ lợi ích cá nhân của mình. Hệ thống lại những gì mà Đỗ Hùng thể hiện trên blogFacebook của anh ta, tôi không cho rằng anh ta thiếu hiểu biết vì cho dù là 1 người thiếu hiểu biết nhưng làm trong môi trường có nhiều thông tin thì theo thời gian cũng phải tiến bộ lên. Vậy thì (1) hoặc anh ta phải có vấn đề về khả năng tư duy, nhận thức, (2) hoặc là anh ta cố ý xiên xẹo, bẻ cong lịch sử, chính sách nhà nước,... để phục vụ cho ý đồ riêng của mình. Mà dù có là thế nào thì cả 2 "phẩm chất" đó nếu tồn tại ở một "cán bộ nhà báo báo Đảng" thì rõ ràng là vô cùng lố bịch.

Trước khi viết bài này, tôi đã tìm đọc lại các bài viết của Đỗ Hùng (dưới các nick-name Mr. Đỗ) trên blog của anh ta (http://blogmrdo.blogspot.com/). Có lẽ anh ta có giác quan thứ 6 nên ngay hôm sau, blog của anh ta đã bị khóa, như cách mà anh đã đã chặn trang facebook của mình khi bị dư luận mạng phản đối vì phát biểu ngu dốt của mình vài ngày trước đó. Phải chăng là anh ta có tật giật mình và biết rõ cái sai của mình nên tìm cách “phi tang” bằng chứng? Nhưng hỡi ơi, các cụ xưa có dạy rằng “bút sa gà chết”, nhất là trong thời đại copy & paste (cắt dán) ngày nay, thật là nhiệm vụ bất khả thi cho bất kỳ ai muốn xóa bỏ những "nghiệp" mình đã tạo ra trên mạng internet. Chỉ cần 1 vài thao tác để "gú gồ", các bạn có thể tìm thấy bất cứ "tác phẩm" nào của Mr. Đỗ, miễn là nó đã được người khác copy.

Tôi xin điểm lại 1 số bài viết "nổi tiếng" thể hiện tư tưởng “cố tình hiểu và nói sai về lịch sử” cũng như khả năng bôi đen chế độ kiểu “thâm nho” của anh ta.

1. Bài “Cờ vàng, cờ đỏ” (http://blogmrdo.blogspot.com/2012/01/hoi-giua-nam-ngoai-khi-phong-trao-bieu.html) trên blog anh ta viết: 
“Chẳng hạn, chúng ta hay nói rằng để vô hiệu hóa Công hàm Phạm Văn Đồng đối với vấn đề Biển Đông, Hà Nội cần công khai thừa nhận tính hợp pháp của chính quyền Sài Gòn thời trước 1975, qua đó thừa nhận quyền sở hữu hợp pháp của chính quyền Sài Gòn đối với Hoàng Sa và Trường Sa. Nhưng, sự thừa nhận đó cũng đồng nghĩa với việc phi nghĩa hóa hành động chiến tranh của chính quyền do Hà Nội lãnh đạo trong Chiến tranh Việt Nam. Đấy chính là một thách đố lớn lao cho chính quyền hiện nay và việc đi đến quyết định mang tính đột phá này có thể dẫn tới những cú sốc lớn về mặt chính trị và xã hội, nên nó không thể được công khai trong ngày một ngày hai”

Về cái suy nghĩ cố tình hiểu sai về cuộc kháng chiến chống Mỹ này của dân tộc, blogger Hòa Bình (http://anhtuanwc2007.blogspot.com/2012/12/oi-loi-ve-co-vang-co-o-cua-mrdo.html) đã có ý kiến phản bác lại như sau:
“Cờ vàng ba sọc đỏ đâu phải là lá cờ đại diện cho người Việt ở nước ngoài, hay ở bất cứ đâu. Người Việt ở trong nước cũng như Việt kiều ở mọi nơi khác trên thế giới chỉ có một lá cờ đỏ sao vàng đại diện cho một nước Việt Nam thống nhất từ lâu nay. Những ai không thừa nhận điều này chỉ bởi sự thù hằn còn ăn sâu trong tâm trí của họ, sự thù hằn khiến họ tự biến mình thành người không Tổ quốc.

Ý kiến "Hà Nội cần công khai thừa nhận tính hợp pháp của chính quyền Sài Gòn thời trước 1975, qua đó thừa nhận quyền sở hữu hợp pháp của chính quyền Sài Gòn đối với Hoàng Sa và Trường Sa nhằm vô hiệu hóa công hàm 1958 của Phạm Văn Đồng" không hề là cái "chúng ta hay nói" mà chỉ là một ý kiến chẳng đặng đừng trong số nhiều ý kiến khác nằm trong nỗ lực chung lấy lại Hoàng Sa mà thôi. 

"Sự thừa nhận đó cũng đồng nghĩa với việc phi nghĩa hóa hành động chiến tranh của chính quyền do Hà Nội lãnh đạo trong Chiến tranh Việt Nam ... nó không thể được công khai trong ngày một ngày hai". Đã nhìn nhận vấn đề như vậy thì phải khẳng định ngay rằng không phải là “không thể trong ngày một ngày hai” mà là KHÔNG BAO GIỜ, Mr. Do ạ”.

2. Bài “Để hải ngoại và trong nước san bằng dị biệt” đăng trên báo Thanh Niên (http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130427/bai-2-de-hai-ngoai-va-trong-nuoc-san-bang-di-biet.aspx).Đọc bài phỏng vấn ông nghị Việt kiều Hoàng Duy Hùng này của Đỗ Hùng, Blogger Đỏ đã có phản ứng như sau (http://dodonc.blogspot.com/2013/04/sen-it-thoi-cung.html): 
Trước khi bàn chuyện cách biệt và san bằng cách biệt, anh ku Hùng phải xác định rõ ràng hải ngoại là ai nhé....
....
Còn lại một nhúm cách biệt, nhúm tướng tá quan lính Ba Que hận 30/4 và con cái kế thừa nỗi hận mà nhân vật Hoàng Duy Hùng được đại diện. Nhúm này cho quá tay 10% đi, cũng chưa bao giờ và mãi mãi không bao giờ đủ số lẫn lượng tư cách đại diện cho cộng đồng hải ngoại trong vế cân bằng với 90 triệu quốc nội. Chưa thèm kể, nếu nói về F1 của họ, thì chỉ cần đem Nguyễn Cao Kỳ Duyên đối lập với Hoàng Duy Hùng thôi đủ làm bật ra vấn đề; sự khác biệt mà báo Thanh Niên đang đề cập thực chất chỉ là một nhúm cỏn con hận thù cá nhân ích kỷ đến mức thành tội ác phản bội cội nguồn của mình. Tội ác này được san lấp aka đem chôn vào quên lãng đã quý lắm rồi, có cửa đâu mà đòi san bằng. 

Thật nực cười, một ông nghị viên thành phố Mỹ, quốc tịch Mỹ, tuyên thệ trung thành với Mỹ, cả đời sống ở Mỹ lại huênh hoang "đấu tranh cho nguyên vọng của đồng bào trong nước". Làm báo sến đến mức này thì phải nghĩ ngay đến độ IQ có vấn đề, nếu không thì cầm chắc "rận chủ"

Nhưng thôi, anh ku Hùng vốn tiền án tiền sự sến ai cũng biết, không cần quàng thêm khoản IQ để anh ảnh còn đường phấn đấu. Cơ mà phải sến ít thôi, kưng.

3. Bài Chán như con gián (http://blogmrdo.blogspot.com/2012/08/chan-nhu-con-gian.html)
Trong bài này Đỗ Hùng lấp ló cho chúng ta về ý nguyện của anh ta, cũng chẳng khác gì các vị “dân chủ giả cầy” rêu rao bao năm nay:
Trong một nghị viện dân chủ thực sự, thật khó mà có một tỉ lệ phiếu 100% thuận, hoặc 100% chống. Trong khi đó, cái tỉ lệ này từng là một điều gì đó rất quen thuộc ở Việt Nam, và chúng ta đều biết rằng đã có một sự dàn xếp phi dân chủ trước các cuộc bỏ phiếu. Vậy mà, khi một nghị sĩ dùng quyền bỏ phiếu của mình để chống lại một dự luật lại bị tố là Việt gian. Bị chụp mũ cái rụp vậy, chứ không phải bằng những lập luận để thuyết phục ông nghị sĩ kia rằng ông bỏ phiếu chống là sai, là cả nghĩ, là thấy ngắn mà không thấy dài, thấy tiểu tiết mà không thấy tổng thể.

Nếu cứ "mần chắc" kiểu này, thời kỳ đấu tố sẽ tiếp diễn ở tương lai.

Còn ước nguyện dân chủ - đa nguyên thì, đừng hòng!

4. "Truyện ngắn" Hậu Chí Phèo (http://blogmrdo.blogspot.com/2007/12/hau-chi-pheo-tap-1.html)
Đỗ Hùng đã thể hiện được khả năng “văn chương” và kỹ năng xiên xẹo của mình qua “truyện ngắn” ăn theo tác phẩm nổi tiếng của Nam Cao. Đọc “tác phẩm” của Mr. Đỗ, không cần quá nhiều chất xám để hiểu được anh ta muốn ám chỉ, xuyên tạc thế nào về lịch sử và Nhà nước Việt Nam. Có lẽ nằm mơ người ta cũng không thể tưởng tượng được cái thứ ngôn phong yếm thế, hằn học và mù lịch sử của các tay chống cộng già đang dặt dẹo nơi xứ người lại được rót ra từ bộ não của một ông phó tổng thư ký một tờ “báo Đảng” to vật vã. Truyện chẳng có gì để bình luận vì bao nhiêu tâm tư - nguyện vọng của tác giả đã xổ toẹt cả trong từng con chữ rồi, nên tôi chỉ trích đăng lại đoạn đầu cho bạn đọc tự “thưởng lãm”:
Sau khi đánh chết Bá Kiến trong một cuộc ẩu đả tưng bừng trước nhà Chị Dậu, Chí Phèo nghiễm nhiên trở thành chủ nhân ông của làng Vũ Đại, được đông đảo dân chúng ủng hộ hết mình. Kết thúc trận kịch chiến ấy, Phèo từ một tay bợm nhậu bỗng chốc biến thành người hùng. Trong mắt dân chúng, kể cả một số kẻ thù xưa của Phèo, hắn là một trang hảo hán, là người soi đường chỉ lối.
Trên cương vị mới, Phèo bắt đầu tận hưởng hương vị chiến thắng và thi hành chính sách chăn dân do người anh lớn cai quản làng bên là Lão Hạc tư vấn. Đối với đám bạn nhậu đầu trộm đuôi cướp thuở xưa, ai biết điều thì Phèo cất nhắc lên các vị trí như phụ trách phòng sưu thuế, chỉ huy đội trị an hoặc ít ra cũng cầm loa, gõ mõ. Ai bướng thì Phèo cho vào hợp tác xã, suốt ngày bán mông cho trời, bán mặt cho đất. Đám dân chúng ủng hộ Phèo cũng không khá hơn. Tất cả đều bị lùa vào hợp tác xã. Họ làm lụng quần quật suốt ngày, không còn thời gian để suy nghĩ, thành ra não bộ và lá gan họ teo tóp đến thảm hại.
Đối với tàn quân của Bá Kiến thì khỏi phải nói, Phèo triệt tận gốc. Sợ quá, lũ này di tản sang các làng lân cận. Kẻ không chạy được thì đành ở lại làng Vũ Đại, ngậm đắng nuốt cay như chú hổ bị gã thợ săn Thế Lữ nhốt trong cũi sắt chờ ngày lên bếp lò để hóa thân thành cao hổ cốt.
Chính sách của Phèo thế mà hay. Dân làng Vũ Đại nghe răm rắp. Vì sợ. Khi không đám cận thần của Phèo chỉ đánh rắm một phát cũng có khối người nôn mật xanh mật vàng, chết không kịp ngáp. Làng Vũ Đại tuyệt đối an bình là vì thế.
Bạn đọc nào hâm mộ câu chuyện của Mr. Đỗ thì có thể đọc tiếp tại đây: http://quechoablog.wordpress.com/2011/06/17/12269/

5. Mr Đỗ là một người tích cực tham gia các cuộc biểu tình chống TQ ngay từ những ngày đầu dù lẽ ra với vai trò là 1 nhà báo của 1 cơ quan ngôn luận lớn, hơn ai hết anh ta phải biết rõ chủ trương của nhà nước về vấn đề này. Chính quyền phải bỏ rất nhiều công sức ra thuyết phục, vận động các học sinh sinh viên về vấn đề này, trong khi đó đại diện cơ quan ngôn luận của giới Thanh niên lại làm ngược lại!!! Không những vậy, trên blog của mình, chàng phó tổng thư ký báo Thanh niên cũng chẳng ngại ngần cổ vũ cho những hành vi đội lốt yêu nước đó (có thể là anh ta tin hành động của mình là "yêu nước").
Bạn đọc có thể tham khảo một số bài trên Đỗ Hùng viết về thời "xuống đường" của minh như:
 - Biểu tình 1: Về lòng tin vào con người (http://blogmrdo.blogspot.com/2011/06/bieu-tinh-1-ve-long-tin-vao-con-nguoi.html)
- Về tấm hình lịch sử (http://blogmrdo.blogspot.com/2011/06/ve-tam-hinh-lich-su.html)

6. Tư cách đạo đức "dị biệt" của ông phó tổng thư ký báo Thanh Niên Online.
Vốn dĩ chuyện con người có quan điểm khác nhau về các vấn đề trong cuộc sống là điều hoàn toàn bình thường. Nhưng việc một phó tổng thư ký báo Thanh Niên lại có những nhận xét đầy tính hằn học, đố kỵ nhỏ nhen về cái chết của một vĩ nhân được nhân loại thừa nhận như đại tướng Võ Nguyên Giáp, ngay trong lúc cả dân tộc đang khóc tiếc thương Người, thì chắc chắn đây không phải là một sự "khác biệt" mà là sự "dị biệt" của một tư cách đạo đức dị hợm.
Chúng tôi đã rất "may mắn" khi ghi lại được những phát biểu dị hợm trên trang nhà Facebook của vị phó tổng thư ký chỉ một thời gian ngắn trước khi anh ta khóa nó lại. Nếu như sau này anh ta gặp "quả báo" từ những "nhân xấu" đã gieo này thì đây sẽ là một bằng chứng cho thấy dù là trên mạng ảo, tạo nghiệp xấu sẽ khó lòng có được kết cục tốt lành. Mời các bạn nghiền ngẫm những "lời vàng ý ngọc" của vị phó tổng thư ký ngay dưới đây.

7. Chuyện gì đang xảy ra tại cơ quan báo Thanh Niên?
Tư tưởng "cấp tiến" của vị tổng thư ký tòa soạn báo Thanh Niên thực ra không phải là một "bí mật" gì cả. Bất kỳ ai đã từng theo dõi các diễn đàn, blog của giới báo chí đều hiểu rõ điều đó, có chăng là ngoại trừ các vị lãnh đạo tờ báo này (hoặc giả chăng họ cũng đồng tình với tư tưởng của Mít sờ tơ Đỗ?!). Thật ra việc một người có chính kiến, tư duy, tình cảm khác với đa số những người còn lại nhau (thậm chí với cả thế giới) là điều hoàn toàn dễ hiểu và chúng ta không thể và không nên áp đặt suy nghĩ của riêng mình lên người đó. Tuy nhiên, nếu một người nắm giữ vị trí quan trọng trong một cơ quan chính quyền để truyền đạt thông tin đúng đắn, tích cực góp phần giúp đỡ chính quyền – nhà nước xây dựng một xã hội tốt đẹp theo định hướng của Đảng lãnh đạo mà lại luôn luôn có thái độ mỉa mai, chống phá cái chế độ đang trả lương cho mình, bẻ cong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc,.. thì rõ ràng là chế độ này đang nuôi ong tay áo và tư cách đạo đức của anh ta cũng là 1 dấu hỏi lớn.

Một câu hỏi nữa cần đặt ra là: thế thì lãnh đạo báo Thanh Niên và các cơ quan chủ quản đã quản lý, huấn luyện, đánh giá, lựa chọn nhân sự kiểu gì mà để nảy nòi ra những "cán bộ" kiểu như Huỳnh Ngọc Chênh (nguyên Phó Tổng thư ký Tòa soạn báo Thanh Niên) và bây giờ là Đỗ Hùng? Đây chỉ là những người ra mặt chống phá công khai còn những kẻ âm thầm "leo cao luồn sâu" thì sao? Từ trường hợp của tờ báo Thanh Niên này, cũng dễ hiểu vì sao những năm gần đây mặt trận tư tưởng, nhất là trên "chiến trường" internet, đã bị buông lỏng và trở thành "sân nhà" cho những kẻ chống phá chế độ, xuyên tạc lịch sử, bôi nhọ lãnh tụ,... tha hồ "múa gậy vườn hoang".


Chi tiết: http://www.doi-mat.vn/2014/02/ngoi-sao-ran-chu-Mr-Do.html#ixzz2s4hvt7Q2 
Doi-Mat.vn 
Follow us: doimat.cuanhcuem.net on Facebook

Copy từ: Trần Hùng’ blog


...............

Bắc Kinh chuẩn bị 'Vùng Phòng Không' trên Biển Đông


BẮC KINH 31-1 (NV) .- Bắc Kinh đang chuẩn bị kế hoạch để thiết lập Vùng Phòng Không trên Biển Đông, một điều nguy hiểm mà các nước tranh chấp chủ quyền biển đảo với Trung quốc sẽ phải đối diện.
Trực thăng từ chiến hạm Trung quốc ngày 25/1/2014 bay tuần tiễu khu vực một căn cứ của Trung quốc xây dựng trên bãi đá ngầm tại quần đảo Trường Sa. (Hình Tân Hoa Xã)
Nhật báo Asahi Shimbun, cơ quan thông tin nhiều uy tín của Nhật, tiết lộ như vậy hôm Thứ Sáu dựa vào các nguồn tin riêng của họ lấy từ một số nguồn trong các cơ quan của nhà cầm quyền Trung quốc. Nếu việc này xảy ra, chắc chắn sẽ là sự khiêu khích và thách đố rất nghiêm trọng đối với các nước trong vùng, đặc biệt là Việt Nam và Phi Luật Tân.
Riêng với Việt Nam là tranh chấp quần đảo Hoàng Sa trong khi Trung quốc phải tranh chấp với cả Việt Nam, Đài Loan, Phi Luật Tân, Mã Lai và Brunei đối với quần đảo Trường Sa. Trùm lên trên cả hai quần đảo vừa kể là cái “Lưỡi Bò” mà Bắc Kinh ngang ngược tự tuyên bố chủ quyền chiếm đến 80% Biển Đông. Nhiều khu vực cái “Lưỡi Bò” này lấn sâu vào các vùng đặc quyền kinh tế của các nước, theo công ước UNCLOS mà Trung quốc cũng là thành viên ký cam kết tuân thủ.
Việc Bắc Kinh chuẩn bị kế hoạch tuyên bố Vùng Phòng Không (ADIZ) trên Biển Đông được tiết lộ sau khi Bắc Kinh tuyên bố Vùng Phòng Không trên vùng biển Hoa Đông bao trùm khu vực tranh chấp với Nhật về chủ quyền quần đảo Senkaku (Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư Đài) hồi Tháng 11-2013. Hành động này gây phẫn nộ cho cả Nhật, Hàn quốc và Hoa Kỳ. Phi cơ quân sự của Hoa Kỳ và đồng minh bay vào vùng ADIZ ở biển Hoa Đông mà Trung quốc tuyên bố, không hề thông báo như đòi hỏi của Bắc Kinh.
Giữa Tháng 12 năm ngoái, khi đến Manila, ngoại trưởng Mỹ John Kerry cảnh cáo Bắc Kinh rằng “Không nên có Vùng Phòng Không tại biển Hoa Đông và Trung Quốc cũng nên hạn chế đơn phương thiết lập một vùng tương tự tại bất kỳ khu vực nào khác, nhất là Biển Đông”.
Từ Hoa Thịnh Đốn, bà Marie Harf, nữ phụ tá phát ngôn viên của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, phản ứng về bản tin của tờ Asahi Shimbun, cảnh cáo bất cứ hành động nào như thế “được coi là hành động đơn phương và khiêu khích. Điều đó đặt ra câu hỏi nghiêm trọng về vấn đề Trung Quốc cam kết giải quyết tranh chấp qua đường lối ngoại giao.” Tuy nhiên, bà nói thêm rằng hiện việc Trung Quốc dự tính tuyên bố lập Vùng Phòng Không trên Biển Đông mới chỉ là tin tức chưa được xác nhận. 
Khu vực Biển Đông lại còn được tin tưởng là có tiềm năng dầu khí khổng lồ nên lại càng làm cho Bắc Kinh nổi thêm lòng tham. Các lời tuyên bố kèm theo hành động mà Bắc Kinh đưa ra những năm tháng gần đây càng để lộ tham vọng bá quyền bành trướng của nhà cầm Trung quốc.
“Chiếm thượng phong trên không là tiền đề cho chiếm thượng phong trên biển”. Một nhà phân tích quân sự nhận định trên báo Asahi Shimbun. “Vùng Phòng Không là sự quan trọng cốt lõi để đạt lợi thế trên biển”.
Nguồn tin từ chính phủ Trung quốc nói với tờ báo Nhật rằng các viên chức không quân đã soạn một dự thảo cho Vùng Phòng Không Biển Đông, ít nhất bao trùm vùng trời của quần đảo Hoàng Sa đã cướp của Việt Nam từ năm 1974 nay đặt tên lại là quần đảo Tây Sa. Vùng Phòng Không có thể mở rộng ra đến toàn diện Biển Đông.
Nguồn tin cho hay Học Viện Chỉ Huy Không Quân của Trung quốc đã lập dự thảo Vùng Phòng Không biển Hoa Đông hiện đang đóng vai trò chính yếu trong việc soạn thảo kế hoạch cho Vùng Phòng Không Biển Đông. Dự thảo đã được đệ trình lên cấp quân sự cao từ hồi Tháng Năm 2013.
Hai tiên chuẩn chính được sử dụng trong dự thảo Vùng Phòng Không Biển Đông mà Trung quốc đang quyết định xem là vùng biên giới biển tới đâu để xác định đường cơ sở tuyên bố lãnh thổ trên biển. Đường này tính từ đất liền hướng ra ngoài biển và phải được máy bay cũng như hệ thống radar của họ kiểm soát hiệu quả. Được biết Trung quốc đã xác định đường cơ sở lãnh thổ trên biển của bọ bao trùm cả vùng quân đảo Hoàng Sa từ Tháng 5 năm 1996.
“Trung quốc sẽ giải thích dễ dàng tính hợp lý của nó đối với cộng đồng quốc tế nếu Vùng Phòng Không Biển Đông giới hạn ở quần đảo Tây Sa”, nguồn tin từ viên chức cấp cao của viện nghiên cứu của nhà cầm quyền Bắc Kinh phân tích. Nhưng nhiều chức sắc khác của Bắc Kinh lại muốn rằng Vùng Phòng Không Biển Đông phải bao trùm toàn bộ khu vực “Lưỡi Bò” vì Bắc Kinh từng tuyên bố cái “Lưỡi Bò” đó là thuộc chủ quyền biển đảo của họ.
Vùng Phòng Không là hành động của một nước loan báo cho cộng đồng quốc tế về giới hạn dựa trên các đường kinh tuyến và vĩ tuyến. Bay vào đó phải thông báo hay được “chấp thuận” của nước tuyên bố chủ quyền, nếu không có thể rắc rối. Một số người cho rằng tham vọng muốn đặt Vùng Phòng Không trùm cả “Lưỡi Bò” là không thực tế vì nó còn rất mù mờ trên bản đồ. Bắc Kinh cũng chưa từng tuyên bố đường cơ sở trên biển đối với các khu vực quần đảo Trường Sa (mà họ gọi là Nam Sa) và khu vực Macclesfield Bank (mà họ gọi là Trung Sa, tranh chấp với Phi Luật Tân).
Một nguồn tin ngoại giao ở Bắc Kinh cho rằng động cơ muốn lập Vùng Phòng Không trên Biển Đông của Trung quốc bị thúc đẩy bởi tham vọng muốn lập một sự hiện diện quan sự cả trên biển và trên không quanh bờ biển của họ hầu chống lại sự chế ngự của Hoa Kỳ. Bắc Kinh tin rằng họ xứng đáng có quyền đó khi là một cường quốc quân sự.
Những tháng gần đây, Trung quốc đưa ra nhiều quyết định nhằm củng cố lời tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông bất chấp những tuyên bố đó xâm phạm chủ quyền của các nước khác trong khu vực. Đầu năm, tỉnh đảo Hải Nam loan báo cấm tàu đánh cá “nước ngoài” hoạt động trong vùng biển “Tam Sa”.
Tam Sa là tỉnh cấp huyện mà Bắc Kinh ngang ngược thành lập gồm các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam và khu vực Trung Sa tranh chấp với Phi Luật Tân. Bắc Kinh đã thiết lập các căn cứ Hải quân lớn cho đội tàu ngầm và hàng không mẫu hạm tại Hải Nam. Ngay tại đảo Phú Lâm trong quần đảo Hoàng Sa, Bắc Kinh lập nhiều cơ sở quân sự đồn trú cả máy bay, chiến hạm, đài Radar cỡ lớn để kiểm soát toàn bộ Biển Đông. (TN)

Copy từ:Người Việt


...............

Sài gòn đang hấp hối


Sài gòn đang hấp hối – Soái Nga Phạm Nhật Vượng và Vạn Thịnh Phát đã và đang xẻ thịt trung tâm Quận 1

Sài Gòn
28-1-2014
Đặng Ngữ
vespa

Có thành phố nào trên thế giới mà kiến trúc đô thị “hài hòa”, chơm chởm, và dị hợm như này không? 
►Văn hóa lớp hai – Ðiều hành cuộc sống -Tránh làm sao -Khỏi nát ngọc nhân quyền
Cái cũ đang bị triệt phá, cái mới thì không biết bao giờ mới đến. Thành phố đang hấp hối. Sài gòn chưa bao giờ rơi vào cảnh ngộ như vậy.

Về toà nhà phía bên kia bức tường kính 

Vào những buổi chiều muộn, khi đồng nghiệp trong công ty đã ra về gần hết, chỉ còn lại vài người nán lại làm thêm giờ, hơi gió thoát ra từ họng gió cấp thường chỉ đủ mát cho số đông người thì nay làm cho không khí lành lanh, tôi thường kéo rèm che bức tường kính văn phòng; và nhìn sang phía bên kia đường, nơi bóng nắng đang rút lui dần về xa xa hướng tây thành phố để lại những vệt bóng thẫm dài nơi toà nhà hoang phía bên kia đường. Nói cho đúng, đó không phải toà nhà hoang nhưng hiện nay đã không còn ai cư trú ở đấy nữa. Khu trung tâm thành phố đang được làm mới, xây mới nhằm mang lại một dáng vóc mới. Những tia nắng muộn nhảy nhót trên nóc những toà nhà cao tầng phía xa xa.
Từ nơi làm việc, tầng 10 toà nhà Vincom A nhìn về hướng Thuận Kiều, ánh nắng vàng vọt như những đứa trẻ ham chơi hắt ánh sáng sẫm màu lên mái nhà thờ Chợ Đũi; có khi chúng rủ nhau vẽ nghịch, pha màu lên những mảng tường hồng nhạt, loang lổ bóng.
Bên kia đường, toà nhà vốn một phần của cư xá Eden nổi tiếng; bóng đêm đã bắt đầu tuần phòng qua những căn phòng đổ nát cùng với những con mèo hoang vô chủ đang bước những bước đi nhẹ êm từ mái ngói này qua mái ngói khác; mắt mèo ánh lên những ánh xanh ma quái, đặc biệt khi chúng băng qua những ống khói cũ vươn lên trên những mái ngói như những con sên vươn mình sau những cơn mưa chiều (những con mèo đã từng có chủ nhưng chủ của chúng dọn đi mà không mang lũ mèo đi theo).
Có một con mèo đen với cái đốm trắng kỳ dị trên đỉnh đầu thường đứng trên mép ống khói và nhìn về phía tôi. Đôi mắt xanh tương phản với màu lông đen tuyền làm cho vẻ nhìn rình rập thường thấy trở nên đầy dò xét, nghi kỵ. Nó đang quan sát tôi, một kẻ kì quái, hay tôi đang quan sát nó? Phải chăng nó cố đoán xem thằng người kia đang nghĩ gì? Con mèo suy tư? Cũng có thể nó là một triết gia mèo? Không hiểu sao, nhưng mỗi khi đối diện với ánh nhìn lạnh lẽo đó, đìế̀u gì đó như từ một chốn xa xôi đang nhìn vào tận bên trong sâu thẳm lòng tôi đầy đe doạ, rờn rợnsống lưng; nhưng cảm giác thích thú với việc theo dõi nó từ phía bên này toà nhà luôn chiến thắng.
Một con mèo, dù con mèo đấy có từ chốn âm ty đi nửa thì làm được gì tôi chứ. Chán với việc nhìn chăm chăm về phía con người bên kia toà nhà, con mèo đen của tôi lại nhập chung bầy với những con khác để bắt đầu cuộc tuần du đêm thường lệ. Chúng đu đưa, vờn nhau từ phòng này sang phòng khác, quần thảo, lăn lộn, cáu ó nhau và thỉnh thoảng kêu lên những tiếng dài ma dại. Đôi khi, do ngứa móng vuốt như một bản năng, lũ mèo lại vô cớ cào móng vuốt vào những cây thiết mộc lan héo vàng còn xót lại nơi ban công. Đã từng có rất nhiều người ở đây, thường vào giờ này, những ông bố đi làm về, bật ti-vi lên, dán mắt vào màn hình; những bà mẹ đang ở trong bếp với nồi niêu xoong chảo, thỉnh thoàng – mà không luôn luôn mới phải -tiếng càu nhàu về các đức ông và những đứa con, những cuộc cãi vã…
Cuộc sống đã từng hiện diện nơi toà nhà phía bên kia bức tường kính. Một phần hơi ấm vẫn còn sót lại nơi cây phơi đồ hướng ra phía ngoài ban công, một vài món đồ lót của các quý bà vẫn bay phấp phới trong gió, sót lại mấy cái chảo ăn-ten…Nếu là một trong những con mèo, tôi tự hỏi “Bây giờ, tất cả đang ở đâu? meo meo meo…”. Không có câu trả lời cụ thể. Một ngày, lũ mèo bỗng trở thành lũ mèo hoang hay nói theo ngôn ngữ của mèo: “Tự do”.
Ở thành phố này, những khu cư xá cũ nào đấy bỗng nhiên nhận được lênh phải ra đi tất cả để nhường chỗ cho một cuộc chỉnh trang đô thị nào đó, nhân danh một mục đích xã hội nào đó vốn lẽ thường. Kêu gào, xót thương, phản đối, kiện tùng…tất thảy đều vô hiệu. Ở cái góc này của trung tâm thành phố, nơi mà những mét vuông được tính bằng cây vàng thì chỉ có cuộc khủng hoảng thật nặng nề mới có thể buộc người ta dừng lại việc đập phá. Dưới chân, Công ty phát triển và kinh doanh nhà Thành phố cho rào quanh toà nhà bằng những tấm tôn màu tím hoa cà. Họ vẽ lên đấy những hình ảnh tiêu biểu của Sài gòn khiến cho toà nhà vốn đã thảm thương nay lại càng thảm thương hơn nữa; toà nhà mang dáng vẻ của một gã du côn bị dao chém nhiều nhát rồi được băng bó nhưng tay bác sĩ vốn có chút yêu thích tranh hý hoạ quyết định vẽ lên trên những chỗ băng bó bằng màu xanh, đỏ, tím…
Phía bên kia, khu cư xá Eden đã được tập đoàn Vingroup đập đi và xây dựng lên khu trung tâm thương mại. Lúc còn sở hữu bởi Vingroup, toà nhà được mang tên Vincom B. Nay Công ty Van thinh phát mua lai thì cho đổi tên thành Union Square. Có khi nào họ lấy lại tên Eden không? Và cho phục hồi lại quán cà phê Givral. Kiến trúc, nếu có thể gọi như thế về nó (theo mấy anh hành nghề kiến trúc định nghĩa) Tân_cổ_điển với những hàng cột đá to vật vã, những hành lang dài bóng lộn, những mái ngói đỏ ngả màu sậm sô cô la, những bộ bàn ghế cầu kỳ với tay nắm kiểu Louis XIV…Tất cả như nhắc cho người ta sống lại một thời kỳ thuộc địa vàng son.
Từ phía bên này bức tường kính nhìn qua, tôi dường như chứng kiến thời gian nằm xếp lớp lên không gian nơi khu trung tâm thành phố. Toà nhà hành chính thành phố được người Pháp xây dựng vẫn còn đó uy quyền cố hữu, một vài chỗ mái ngói đỏ được thay bằng mái tôn thời kỳ quân quản. Khu cư xá kề bên với những bức tường xi măng xám có lẽ được xây vào thời kỳ người Mỹ can dự vào cuộc chiến tranh Việt Nam. Toà nhà BFT (68 tầng, cao nhất thành phố) của Bitexco được xây lên cách đây mấy năm tiêu biểu cho thời kỳ gia nhập WTO với ảo tường thuyền nhỏ vươn ra biển lớn. Khu thương mại Union Square chứng kiến sự trỗi dậy của kiểu kiến trúc Tân_thuộc_địa, một sở thích của tầng lớp tư bản đỏ.
Một vài toà nhà “thương phế binh” đang được băng bó chờ nguồn vốn có thể xem như tiêu biểu cho thời kỳ khủng hoảng chìm sâu chờ vốn. Từ trên cao, thành phố như đang bị trấn áp bởi những binh đoàn nhà phố tiến vào “giải phóng” từ tứ phương tám hướng. Kiến trúc thành phố, tưởng như vô tri vô giác – không mang  trong mình một chủ thuyết nào, một ý thức hệ nào – cũng chịu chung số phận bị phá huỷ không thương tiếc.
Thọat tiên, những binh đoàn tiến vào “giải phóng” khu quận 3, quận Phú Nhuận…những biệt thự cũ với mái ngói đỏ, những khu vườn, những hàng cây…vốn giữ trong mình nó những ký ưc về thành phố, tạo nên tâm hồn người thành phố bị phá huỷ. Bây giờ, đến lượt trái tim thành phố đang rên rỉ dưới lưỡi dao của tên giết người mang tên thời đại. Những công trình kiến trúc, tiêu biểu cho một giai đoạn lịch sử nào đó cũng bị thù hằn và tất yếu phải bị xoá sổ để nhường chỗ cho một kiểu tư duy không linh hồn xa lạ khác.
Đối với tôi, thành phố này mang trong mình nó một linh hồn. Linh hồn đó gồm những cư xá, những công viên, những hàng me, những mái ngói đỏ, những quảng trường, những bùng binh, những kênh rạch, những giọng nói, những vỉa hè…nó có nhịp tim của riêng mình. Nhưng nhịp thở của thành phố đang ngày càng yếu ớt, thoi thóp, cô đơn và sầu thảm. Cái cũ đang bị triệt phá, cái mới thì không biết bao giờ mới đến. Thành phố đang hấp hối. Sài gòn chưa bao giờ rơi vào cảnh ngộ như vậy.
Một đồng nghiệp người Nhật khi thấy tôi đứng hàng giờ bên bức tường kính, nhìn sang bên kia đường, anh tò mò hỏi “Mày nhìn gì vậy?” Không quay mặt lại, tôi trả lời “Tao chẳng nhìn gì cả. À, mà có…con mèo đen bên kia đường đang nhìn tao…ánh mắt nó lạ lắm…như từ quá khứ nhìn về.”
Sài Gòn ngày xưa, nhìn từ nóc khách sạn Caravel. Nguồn: OntheNet
Đà Nẵng 28/01/2014  nguồn: dcvonline.net
**Đứng đàng sau và chống lưng cho Soái Nga Phạm Nhật Vượng là Ủy Viên Bộ Chính Trị có quyền hành bao trùm tất cả. Sau hơn một thập niên được đảng đỡ đầu để phá nát Hà Nội, Soái Nga đã Nam tiến hơn 7 năm qua. Kế đó,  Nguyễn Tấn Dũng và Hoàng Trung Hải lên kế hoạch làm thịt cảng Sài Gòn 2009 (nhưng gọi là: “dự án di dời và chuyển đổi mục đích sử dụng cảng Sài Gòn”), mục đích là để mở đường cho Phạm Nhật Vượng lấy đất Cảng Sài Gòn xây dựng “trung tâm thương mại và căn hộ thương mại.” (Tờ Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn hồi tháng 9/2013 nói Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã trở thành đối tác của Công ty Cảng Sài Gòn trong dự án.)

Sau khi hoàn tất việc lấy Cảng Sài Gòn làm dự án xây dựng “trung tâm thương mại và căn hộ thương mại”vào năm ngoái, và nay PNV đã tiếp tục lên kế hoạch để phá nát cảnh quan hài hòa của khu trung tâm Quận 1, Sài Gòn.  Vạn Thịnh Phát là phe thân tàu Hồng Kông (Hồng Kông thuộc nhóm “top 3″ trong số các quốc gia đã đầu tư nhiều tiền nhất vào Trung Quốc).  
Không gì phá nát các cảnh quan hài hòa và kiến trúc  lịch sử của một thành phố cổ xưa bằng việc xây dựng các cao ốc 10, 15, 20, 30, 50 tầng lầu. Đó chính là công việc mà phe đảng của Soái Nga đang làm và  đứa chống lưng cho con Soái Nga này chính là các đảng viên cao cấp của đảng CSVN.  
Đỗ Trường trong bài viết sau đây cung cấp một phiên bản bé hơn của Phạm Nhật Vượng. 
————————————————————-

Câu chuyện đêm giao thừa

29-1-2014
Tác giả: 
Đêm giao thừa (Qúi Tỵ 2013) năm ngoái, tôi có viết về Mẹ. Tuy mẹ là mẹ của riêng mình, nhưng tôi nhận được khá nhiều sự đồng cảm từ bạn bè, cũng như người thân. Và năm nay, vào cái giờ phút linh thiêng, vần vũ của đất trời, tôi đã đặt bút định viết về cha. Nhưng hình ảnh cha thoắt ẩn, thoắt hiện trong trí nhớ non nớt của tôi. Bởi khi cha mất còn rất trẻ và tôi lại còn quá nhỏ. Có lẽ, hằn sâu trong ký ức tôi nhất, hình ảnh ngày tết, ngày xuân, đội cờ đỏ ập vào nhà thu đồ nghề và bắt cha đi, vì can tội khám, chữa bệnh lậu cho những người dân cù bất cù bơ, không có tiêu chuẩn vào trạm xá, hoặc bệnh viện… 
Đang mông lung như vậy, chợt tiếng chuông điện thoại, cắt ngang dòng suy nghĩ ấy. Thì ra, ông bạn quen đã gần ba mươi năm, từ thời cùng sống trong cư xá Grünau, thành phố Leipzig. Hắn bảo, ngày tết trốn ồn ào, lễ lạt, nhậu nhẹt chúc tụng, dắt vợ sang Singapore nghỉ ngơi, vừa giảm cân đỡ bệnh tật, lại tránh được phiền toái… Hàn huyên một hồi, trước khi tắt máy, hắn còn đùa, gần chục năm không về, uổng phí quá. Việt Nam bây giờ đang nhiều chân dài, còn sức nên về chiến đấu, chứ để mấy năm nữa Batterie leer (hết pin) thì hỏng hết bánh kẹo đấy.
Coi nhau là bạn, nhưng thật ra hắn thuộc thế hệ trên tôi. Trước khi sang Đức, hắn đã là người lính vượt Trường Sơn vào Nam oánh cho “Mỹ phải cút, Ngụy phải nhào”. Lại là đảng viên, mỳ chính cánh, nên sau chiến tranh, hắn được cộng mấy điểm, khi thi vào đại học. Ra trường, hắn được ẵm về một cơ quan trung ương, làm trong phòng hành chánh. Nghe có vẻ oai phong, sang trọng, nhưng ngày đó những năm đầu 1980, mấy thằng tư bản đang giãy chết, chưa được phép mang ngoại tệ vào Việt Nam, làm hỏng đường lối kinh tế của cụ Mác. Và phong trào nuốt, ngậm, bán chác, thu hồi đất cát, cũng như tình trạng xin, vay tiền nước ngoài, không như bây giờ, nên hắn chẳng có gì để chấm mút, móc máy. Do vậy, lúc nào hắn cũng trong tình trạng khát, vật vờ. Cái đói thường trực, dài cả cổ họng ấy, buộc hắn phải tìm kiếm.
Bán sức lao động ở nước ngoài, là con đường duy nhất, kéo vợ con ra khỏi cơn khủng hoảng, suy dinh dưỡng toàn phần, hắn có thể thực hiện được. Nào là có quen cả với những Tuấn, Vui, Xuân ở cục hợp tác lao động, nhưng không có đạn bắn, dù đã qua ải thi tiếng Đức, hắn vẫn trượt chân làm đội trưởng như thường. Không thể sống trong sự may rủi, chờ đợi, hắn xung thẳng vào đội quân đánh thuê ở nhà máy dệt may Leipzig.
Được mấy năm, bức tường Berlin sụp đổ, đã có lưng vốn kha khá, cộng với tiền đền bù, hắn chuồn về với vợ con. Trong lúc tranh tối, tranh sáng, đạn dược dư thừa, hắn bắn rụng giá treo, ngồi vào ghế trưởng chi nhánh Hà Nội cho một tổng công ty của nhà nước có trụ sở chính ở Sài Gòn.
Nhưng cái sự đời, của chung không ai khóc, công ty của hắn húp hít nhiều hơn làm ra của cải vật chất, nên hàng năm phải xin ngân sách nhà nước, (thật ra hút tiền thuế của dân) để bù lỗ. Văn phòng chi nhánh của hắn to vật vưỡng, chỉ là nơi xe pháo ra vào nghỉ chân, đàn đúm nhậu nhoẹt của các đấng ngồi trên. Hắn có công đóng góp không nhỏ vào sự tàn phá và bòn rút này. Công ty, nhà máy càng sập xệ, thâm thủng bao nhiêu, thì hắn càng hồng hào béo tốt bấy nhiêu.
Rồi đánh đùng một phát, hắn được hưởng lộc của giời. Công ty của hắn cổ phần hóa. Thế là, đám cánh hẩu, định giá đất cát, tài sản công ty của hắn từ trong Nam ra đến ngoài Bắc, rẻ như bèo. Và cũng chẳng có ông bà công nông dân thấp cổ bé họng nào vào đây mà tranh giành đóng góp, mua bán với bọn hắn được. Cổ phần của hắn nhiều chỉ đứng sau tay chủ tịch hội đồng quản trị, đương nhiên hắn được nhảy tót lên nắm giữ chức tổng giám đốc. Từ đây, tài lộc của hắn, cứ tịnh tiến. Lấy chỗ nọ đập chỗ kia, tay không bắt giặc, hắn nắm giữ cổ phần tài sản của nhiều công ty, nằm rải rác trong nước. Đất đai, nhà cửa của những địa chủ “cường hào đại gian đại ác“ bị xử bắn trong cải cách khi xưa, chỉ đáng xếp vào hạng đàn em hắt hơi, xì mũi của hắn mà thôi.
Thật là, có khác gì cướp ngày. Cho nên có lần tức khí, tôi hỏi hắn, ông làm thế không sợ có lúc bị mắc nghẹn, chết tươi như thằng Dũng Cảng (Dương Chí Dũng, nguyên cục trưởng hàng hải – là cựu công nhân lao động ở Đức) hay sao? Hắn cười sằng sặc, văng tục: Mua bán đàng hoàng, dây rợ từ trên xuống dưới, chết thế đéo nào được. Dũng Cảng còn nhiều điều uẩn khúc, nhưng nó chết là phải. Còn những thằng cựu công nhân từ Đức về, như tao, Tuấn Thổ (Nông Đức Tuấn)… tằng tằng, còn lâu mới chết nhé.
Đích nhắm tiếp theo của hắn, là rỉa rói một số tài sản, nằm trong 500 doanh nghiệp, nhà máy, nhà nước chuẩn bị cổ phần hóa đến năm 2015 đấy. Quả thật, nghe nhà nước sẽ cổ phần hóa 500 doanh nghiệp, không riêng tôi mà rất nhiều người có tâm trạng buồn vui lẫn lộn. Vui vì từ nay người dân đỡ bị rút máu nuôi cái đám vật vờ, ký sinh. Buồn vì đất đai tài sản của đất nước lại rơi vào tay bọn đại cường hào mới. Với cái cụm từ cổ phần hóa này, chẳng qua nó là một mĩ từ, che đậy sự biến của công thành của riêng một cách hợp pháp mà thôi. Việc cổ phần, tư nhân hóa là trở lại cái cũ, ông cha ta đã sống với nó, từ mấy ngàn năm qua rồi.
Nhân nhắc đến những cựu công nhân lao động ở Đức, dựa vào vây cánh, gia đình, đường quan (lộ) thẳng tiến, giàu sang ngất ngưởng, làm tôi nghĩ đến ba ông em sang Đức cùng thời, nhưng lại phải về thế giới bên kia quá sớm. Ba ông em này, đều là công nhân hợp tác lao động ở cùng thành phố Leipzig với tôi. Một tên có bố là ủy viên bộ chính trị ĐCSVN và một có bố ủy viên trung ương đảng. Còn cái thằng thân với tôi nhất, nguyên là sinh viên trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội. Can tội đánh nhau trên sân bóng, hai thằng đều bị thương. Nhưng thằng đánh nhau với hắn có bố làm ở trung ương to hơn chức phó chủ tịch tỉnh của bố hắn, nên hắn bị đuổi học. Buồn chán hắn sang Đức lao động. Sau đó, hắn có bố vợ nguyên là sỹ quan Việt Nam Cộng Hòa. Tôi đã viết một truyện ngắn về hắn với tựa đề, Bức Hình Cũ.
Sau khi bức tường Berlin sụp đổ, dù bố còn đương chức, kêu gọi về với công việc và tương lai rộng mở. Nhưng cả ba ông em, dứt khoát từ chối, ở lại nước Đức và chọn công việc gian khổ nhất bán hàng ngoài chợ, rồi đều trở thành những thợ lắc chảo.
Phải nói ba ông em này, rất khí khái, ngoan và lễ phép, có một chút ngang tàng đáng yêu. Nhưng cả ba đều đoản thọ, mất vào cái tuổi trên ba mươi. Chỉ ông em có bố là ủy viên bộ chính trị, bị ung thư gan, biết trước, nên đã kịp đưa về, mất trên đất mẹ. Hai ông em còn lại, đang khỏe như trâu, xóc chảo như điên, đột nhiên bị Schlaganfall (nhồi máu cơ tim), mất ngay trong đêm. Làm cho bạn bè như chúng tôi kinh hãi, đau đớn. Không phải là người mê tín hay tướng số, nhưng trước ba cái chết, có sự trùng hợp kỳ lạ này, đến nay tôi vẫn chưa tìm ra lời giải đáp?
Gần đây, báo chí trong nước, không hiểu hay cố tình không hiểu ý nghĩa câu thành ngữ “danh gia vọng tộc”, viết về gia đình cũng như bản thân Dương Chí Dũng, cựu Kollege (bạn đồng nghiệp) có thời cùng cảnh làm thuê, cuốc mướn ở Đức với chúng tôi.
“Danh gia vọng tộc” chỉ những gia đình danh tiếng, chức cao quyền lớn, được mọi người yêu mến và thật sự kính trọng. Tôi không rõ xuất thân của ông Dương Khắc Thụ, cha của Dương Chí Dũng. Nhưng việc ông đưa con cái, dòng họ, trong đó có Dương Tự Trọng, tốt nghiệp Đại Học Bách Khoa vào ngành cảnh sát, dưới quyền quản lý trực tiếp của mình, tạo nên vây cánh thì quả thật, với ông chỉ còn là sự kính sợ, chứ không phải là kính trọng, trong con mắt người đời.
Có câu đồng dao lưu hành trong giới học đường “Dốt chuyên tu, ngu tại chức”. Tất nhiên, không phải ông bà chuyên tu, tại chức nào cũng ngu và dốt. Nhiều người tự học vẫn giỏi như thường. Nhưng với đồng chí cựu công nhân xuất khẩu Dương Chí Dũng, chỉ cần tráng mỡ ba năm tại chức, đồng chí phọt thẳng lên Tiến sỹ ở trường Đại học thương mại. Khi tôi điện và hỏi thằng bạn phó giáo sư, Tiến sỹ thật (không phải TS đểu vì nó học và làm tiến sỹ ở Canada) đang giảng dạy ở trong nước, về luận văn TS của Dương Chí Dũng. Nó không trả lời, chỉ nghe trong máy có tiếng cười đểu đểu đập thẳng vào tai. Như vậy, cái bằng Tiến Sỹ của Dương Chí Dũng sinh ra để hình thức hóa sự tiến chức, thăng quyền mà thôi. Chứ con người đạo đức, giỏi giang thật sự ai đi làm cái chuyện tàn phá đất nước một cách dã man đến thế.
Như vậy, cái danh, cái vọng gì cho gia đình Dương Chí Dũng ở đây? Vâng! Có lẽ cái danh đó, chỉ là danh giả và sự trọng vọng ấy cũng chỉ còn là sự coi thường, khinh bỉ? Khi báo chí đang cố vớt vát, che đậy lại cho cái bộ mặt thật đó.
Nhưng có một điều khó hiểu, trong vụ án Vinalines, không thấy cơ quan nào, nhắc đến trách nhiệm các bác cấp trên của Dương Chí Dũng. Chả lẽ, các bác vẫn giữ thói quen, được khoe, thua không biết hoặc im lặng… Thành ra vẫn phải nói: Không có cái nghề gì dễ bằng làm quan thời nay. 
Năm mới cầu mong, ông bạn (cùng thời lao động ở Đức) hãy tránh xa (quả bom) 500 công ty sắp được cổ phần hóa. Đêm giao thừa năm tới, vẫn còn gọi điện được cho tôi. Bằng không, phải ngồi viết văn tế sống như cho cựu Kollege Dũng Cảng thì buồn lắm.
Leipzig – ngày đầu xuân Giáp Ngọ 2014

Copy từ: Trần Hoàng’ blog


.............

Đổi mới là mệnh lệnh cuộc sống


Nam Nguyên, phóng viên RFA 2014-01-31
000_Hkg9412950-305.jpg
Bán hoa đào Tết ở Hà Nội hôm 27/1/2014
AFP photo


Trong dịp năm mới Giáp Ngọ 2014, TS Lê Đăng Doanh chuyên gia kinh tế độc lập ở Hà Nội qua Đài Á Châu Tự Do đã gởi lời chúc đến người dân và cộng đồng doanh nghiệp tại Việt Nam.
“Tôi xin chúc và cầu mong người dân Việt Nam và các doanh nghiệp sẽ có thể thực hiện các quyền tự do kinh doanh, các quyền tự do dân chủ của mình như trong Hiến pháp để thúc đẩy nền kinh tế, thúc đẩy đất nước phát triển lên. Trong giai đoạn sắp tới đây nền kinh tế Việt Nam sẽ phải hội nhập đứng trước những cơ hội và những thách thức hết sức to lớn và cũng gay gắt.”

Nhiều "bệnh" nặng

Ngày 29/1/2014, trên báo Saigon Tiếp Thị Online, TS Lê Đăng Doanh, có bài viết “Đâu là thách thức lớn nhất trên đường phát triển?” Chuyên gia kinh tế này từng là thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương và sau này là thành viên Viện Nghiên cứu phát triển IDS đã tự giải thể, khi chính phủ dùng biện pháp hành chánh để cản trở tính cách độc lập của tổ chức này.
Theo TS Lê Đăng Doanh, câu hỏi nhiều người đặt ra trong những giờ phút suy tư trầm lắng của mùa xuân là “Phải làm gì để đưa đất nước thoát khỏi cuộc khủng hoảng và trì trệ kéo dài này.”
TS Lê Đăng Doanh nhận định sau hơn 20 năm đổi mới với một số thành công đầy hứng khởi, ngày nay nhìn thẳng vào đời sống kinh tế-xã hội, ai cũng thấy lo âu cho tương lai đất nước. Theo lời ông, hiện nay thể chế đã trở thành nút thắt cổ chai quan trọng nhất phải vượt qua nếu nền kinh tế muốn tiếp tục tiến lên. Không cải cách thể chế, Việt Nam không chỉ bế tắc trong “bẫy thu nhập trung bình” mà còn phải đối mặt với những xung đột xã hội ngày càng tăng.
Vẫn theo TS Lê Đăng Doanh nền kinh tế đang phải đối mặt với nhiều bệnh nặng: nợ xấu ngân hàng, khủng hoảng bất động sản, doanh nghiệp nhà nước nợ lên đến 1,3 triệu tỷ đồng, nợ công tăng quá nhanh, số lớn doanh nghiệp tư nhân phá sản, đóng cửa, số còn lại chỉ kinh doanh cầm chừng hay đình đốn.
Trong bài viết TS Lê Đăng Doanh còn đề cập tới lũ lụt tàn phá miền Trung, nhân dân chịu thiệt hại lớn không chỉ là thiên tai mà có phần quan trọng là “nhân tai”: phá rừng, làm thủy điện thiếu tính toán đến môi sinh và an toàn của người dân vùng hạ lưu.
TS Lê Đăng Doanh nhấn mạnh trong bài viết của ông trên SGTT Online:  Tại Việt Nam tệ nạn tham nhũng, tiêu cực lớn nhỏ đều khắp, lãng phí chia chác rất phổ biến. Bộ máy hành chính cồng kềnh, tốn kém mà không hiệu quả, việc bổ nhiệm nhân sự hoàn toàn không minh bạch, không qua sự giám sát, xét duyệt của cơ quan dân cử, có quá nhiều cán bộ kém năng lực. Lợi ích nhóm chi phối không ít quyết định và chính sách, cơ chế “xin-cho” lại thịnh hành và thay thế quyền tự do kinh doanh, cạnh tranh theo pháp luật.
Tôi nghĩ rằng, công cuộc cải cách doanh nghiệp nhà nước cũng đòi hỏi những những quyết định, những biện pháp mạnh mẽ hơn để đưa những biện pháp đó vào thực tế.
- TS Lê Đăng Doanh
Đối với câu hỏi “Phải làm gì để đưa đất nước thoát khỏi cuộc khủng hoảng và trì trệ kéo dài”, TS Lê Đăng Doanh đưa ra câu trả lời là cần cải cách thực chất về thể chế. Trong đó thực hiện công khai minh bạch theo các chuẩn mực quốc tế về chi tiêu ngân sách, cũng như trong các hoạt động khác của chính quyền. Vị chuyên gia nhấn mạnh rằng, phải luật hóa vai trò giám sát của báo chí, tổ chức quần chúng đối với bộ máy nhà nước, luật hóa quyền tiếp cận thông tin của người dân. Pháp luật phải bảo vệ người tố cáo tham nhũng, tiêu cực, thực hiện được điều gọi là  làm cho công chức “không dám tham nhũng, không thể tham nhũng và không cần tham nhũng.”
TS Lê Đăng Doanh cũng kêu gọi xóa bỏ những “vùng cấm”, đặc quyền đặc lợi, hạn chế sự lộng hành của các nhóm lợi ích bất chính. Ông cho là, những cải cách đó không có gì mới, nhiều nước đã áp dụng và họ đã xây dựng được nền kinh tế phồn vinh, xã hội công bằng, thịnh vượng, văn minh.
Phần kết trong bài viết trên SGTT Online, TS Lê Đăng Doanh hàm ý một tối hậu thư cho Đảng và Nhà nước: “Đổi mới vì đó là mệnh lệnh cuộc sống, sự thôi thúc của người dân trong mùa xuân trên đất nước Việt Nam này.”
TS Lê Đăng Doanh được ghi nhận như một nhân vật tích cực ủng hộ quan điểm đổi mới thể chế kinh tế-chính trị trong thông điệp đầu năm  2014 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Đáp câu hỏi của Nam Nguyên là đã một tháng trôi qua, chuyên gia có nhận thấy một tín hiệu nào về việc chính quyền thực hiện những lời hứa hẹn của Thủ tướng. TS Lê Đăng Doanh đáp lời:
“Thủ tướng có triệu tập một số nhà kinh tế trong nhóm tư vấn kinh tế tài chính của Thủ tướng và cũng đã yêu cầu xây dựng một kế hoạch thực hiện cái thông điệp đó. Trong cuộc họp của chính phủ vừa qua, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam có trình bày một dự thảo kế hoạch về nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam, của các doanh nghiệp Việt Nam. Cho đến nay các nỗ lực ấy chủ yếu mới chỉ dừng lại ở các dự thảo và chương trình hành động. Còn về các công việc thực tiễn thì chính phủ tập trung vào việc lo Tết cho dân và cung cấp gạo cho những người nghèo, cũng như bảo đảm cho người công nhân ở Hà Nội và TP. HCM được về quê ăn Tết. Tôi nghĩ rằng đấy là các nỗ lực ban đầu của chính phủ và nhằm tập trung vào cái Tết Giáp Ngọ này.”

Dân mất niềm tin

000_Hkg9412954-250.jpg
Một phụ nữ bán trái cây rong ở Hà Nội đang đếm tiền hôm 27/1/2014. AFP photo
Câu chuyện đổi mới thể chế cả kinh tế lẫn chính trị không phải là chủ trương mới nhưng trước kia nói nhiều hơn làm, bây giờ được tái vận động mạnh mẽ, người dân hoài nghi vì đã mất niềm tin. Vậy những việc cần làm ngay của nhà nước sẽ là gì. Nam Nguyên nêu câu hỏi này và được TS Lê Đăng Doanh trả lời:
“Hiện nay về mặt Đảng, ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có nỗ lực thúc đẩy chống tham nhũng bằng các biện pháp như yêu cầu phải kê khai tài sản và có chỉ thị yêu cầu phải công khai việc kê khai tài sản đó ở mức độ cao hơn so với trước đây. Ông Tổng Bí thư cũng sử dụng Ban Nội chính để thúc đẩy quá trình điều tra chống tham nhũng và đưa ra một số vụ án như Vinalines với Dương Chí Dũng và em là Dương Tự Trọng.
Còn về phía Chính phủ thì trong chương trình hành động cũng có đề ra một số biện pháp, nhưng trong cuộc thảo luận về thực hiện thông điệp 2014 thì một số nhà trí thức mong muốn có những biện pháp ngay trước mắt mạnh mẽ hơn và cụ thể hơn. Thí dụ như xem xét trả tự do một số người bị giam giữ mà thực sự không có hành động gì chống đối ngoài việc phát biểu ý kiến một cách thẳng thắn. Bên cạnh đó bãi bỏ một số quyết định ban hành trước đây mà ngày nay thấy không thích hợp. Thí dụ như Quyết định 97 dẫn đến việc Viện Nghiên cứu Phát triển IDS đã phải tự giải thể...v..v.. Những ý kiến đó cho tới nay chưa thấy được thực hiện.”
Bước vào Năm mới Giáp Ngọ, người dân Việt Nam có thể hy vọng gì khi cách đây không lâu các chuyên gia đã liệt kê những khăn rất lớn đang tồn tại của nền kinh tế. TS Lê Đăng Doanh nhận định:
“Tình hình của Tết Giáp Ngọ này phản ánh rất rõ sức mua giảm, rồi hoa đào cành đào quất ở Hà Nội ế và ê hề ra cả. Tôi thấy có những người bán phải vứt cành đào đi vì họ thấy sức mua giảm, giá giảm đến mức nếu họ ở lại Hà Nội thêm nữa thì cũng không có đủ tiền để tiếp tục kinh doanh. Đấy là thể hiện rất rõ sức mua giảm sút của người dân.
Tôi nghĩ trong thời gian sắp tới cần phải có những biện pháp mạnh mẽ về việc thực hiện công khai minh bạch về việc kê khai tài sản, về việc sử dụng một cách có hiệu quả và công khai ngân sách nhà nước; hạn chế tối đa việc lạm dụng ngân sách nhà nước vào việc tư thí dụ dùng xe công đi ăn cưới hay đi lễ hội…mới đây báo chí có nêu lên cảnh dùng xe công đi lên tận Sơn La để chở đào rừng về Hà Nội. Tất cả những biểu hiện đó cần phải được sớm chấm dứt và đưa ra xử lý.
Tôi nghĩ rằng, công cuộc cải cách doanh nghiệp nhà nước cũng đòi hỏi những những quyết định, những biện pháp mạnh mẽ hơn để đưa những biện pháp đó vào thực tế. Nếu thực hiện được các biện pháp đó thì tôi hy vọng nền kinh tế Việt Nam có thể vươt qua những khó khăn. Nếu không thực hiện được những biện pháp cải cách mạnh mẽ thì tình hình ngân hàng, tình hình nợ xấu, sự trì trệ trong bất động sản cũng như tình hình sử dụng ngân sách nhà nước một cách lãng phí trong đầu tư công có thể sẽ lại tiếp tục làm cho nền kinh tế Việt Nam trì trệ. Đây là điều rất cần tránh.”
Trong thời gian sắp tới cần phải có những biện pháp mạnh mẽ về việc thực hiện công khai minh bạch về việc sử dụng một cách có hiệu quả và công khai ngân sách nhà nước
- TS Lê Đăng Doanh

Nếu TS Lê Đăng Doanh cho là “Đổi mới là mệnh lệnh cuộc sống, sự thôi thúc của người dân trong mùa xuân trên đất nước Việt Nam”, vậy thời gian cần thiết để nhà nước Việt Nam thực hiện tối hậu thư của nhân dân sẽ như thế nào. TS Phạm Chí Dũng, một nhà nghiên cứu chính sách ở TP.HCM, người vừa từ bỏ đảng Cộng sản nói với chúng tôi là sẽ có một độ trễ nhất định. Ông nói:
“Nếu vấn đề cải cách kinh tế hay là xóa độc quyền có thể thực hiện ngay trong năm 2014 với một độ trễ khoảng từ 8 tháng tới một năm, thì nhân quyền phải cần ít nhất 2 năm để người ta quen dần với khái niệm mới và quen dần với cách ứng xử mới, cách ứng xử có văn hóa hơn. Chứ không phải giống như là cách ứng xử  tôi gọi là một nền văn hóa đấm đá nhân quyền mà ngay cả những ngày đầu năm mới 2014 vẫn xảy ra.”
Sau khi thống nhất đất nước vào năm 1976,  Nhà nước Việt Nam cai trị đất nước theo chính sách lỗi thời của Đảng Cộng sản dẫn tới bế tắc toàn diện, lạm phát cao nhất lên tới mức 800% trong những năm 1980. “Đổi mới hay là chết” trở thành khẩu hiệu để tới đầu những năm 1990 Việt Năm bước vào một mùa xuân đổi mới.
Ngày nay đất nước đang lâm vào khủng hoảng và trì trệ kéo dài, nhu cầu cải cách kinh tế chính trị một lần nữa được đặt ra, điều mà TS Lê Đăng Doanh gọi là : “Đổi mới - đó là mệnh lệnh của cuộc sống, là sự thôi thúc của người dân trong mùa xuân trên đất nước Việt Nam này.”

Copy từ: RFA


..............

Đôi lời về Điếu văn “Vĩnh biệt Anh Lê Hiếu Đằng!”, theo một quan điểm lịch sử (3)

  Đọc thêm: 

Đôi lời về Điếu văn “Vĩnh biệt Anh Lê Hiếu Đằng!”, theo một quan điểm lịch sử (1);
 – Đôi lời về Điếu văn “Vĩnh biệt Anh Lê Hiếu Đằng!”, theo một quan điểm lịch sử (2).

Cuối phần trước (*) đã nêu dấu hỏi tại sao lại có bản Điếu văn lạ vậy. Phần này xin đi tìm lý do, cũng để cố tìm cái lẽ công bằng cho các tác giả và người được hưởng bản văn đó.
Rành rẽ
Trong thời gian qua, nhiều nhân sĩ, trí thức tiến bộ đã tham gia tích cực, đi đầu trong tranh đấu cho chủ quyền đất nước, dân chủ của người dân. Trong số họ, không ít người từng là thành viên trong Phong trào Học sinh – Sinh viên Sài Gòn những năm 60’ – 70′ thế kỷ trước, hoặc là thành phần thiên tả thân cộng ở miền Nam, du học hải ngoại, tham gia phản chiến, chống Mỹ và chính quyền Sài Gòn.

Quá khứ bị cho là “lỗi lầm” của họ, bị cộng sản lợi dụng, lừa dối, lật lọng … có rất nhiều điều đáng bàn, xin được nêu ở một phần khác.
Quan điểm về cuộc đấu tranh dân chủ lúc này, hoàn cảnh và khả năng ở mỗi người trong số họ không giống nhau. Họ có những vấn đề rất lớn từ quá khứ theo cộng, thân cộng và cả được chế độ cộng sản đãi ngộ, “tiêm chích” vào người thứ ma túy háo danh mê muội v.v.. ảnh hưởng nhiều tới suy nghĩ và hành động hiện nay.
Họ có những khó khăn không giống ai. Người miền Nam ghét cộng sản coi họ như kẻ phản bội, “bán nước” một thời. Đương nhiên, tâm lý chung thường thù kẻ “bán nước”, “tay sai” hơn nhiều so với kẻ “cướp nước”, “xâm lược”.
Còn các “đồng chí” của họ luôn “vừa dùng vừa nghi”, đồng thời sẵn sàng sử dụng ngón đòn hiểm bằng việc vu cho hai chữ “phản bội” một khi họ có biểu hiện muốn nhìn lại quá khứ sai lầm của mình, hay “sám hối”. Các “đồng chí” còn hiểm ở chỗ sắm vai “chống cộng cực đoan” để xỉ vả, gây nghi ngờ mỗi khi họ muốn “tính sổ” với quá khứ, như trường hợp ông Lê Hiếu Đằng.
Họ cần có được sự cảm thông nhất định.
Có điều, trong họ cũng có đầy đủ những tính xấu của người cộng sản, không dễ và nhanh gột rửa. Nay bước vào tranh đấu, một trong những tính xấu đó nổi lên thêm, rất không lợi, đó là thái độ công thần, tưởng mình là “nhất”, mà không tự soi xét, chỉnh sửa. Họ không chấp nhận, không có khả năng “ngồi chung mâm” với những người “chống cộng” mà nay, dù không nói ra nhưng trong lòng họ vẫn coi như kẻ đối nghịch.
Họ có thế mạnh, là rất hiểu người cộng sản, nhưng nhìn chung có tư tưởng tiến bộ và kiến thức vượt trội so với số “đồng chí” còn lại, nên tiếng nói có trọng lượng với quần chúng. Biết tận dụng điểm mạnh, hạn chế mặt yếu là không dễ.
Lạ là tuy “vượt trội” như vậy, nhưng họ lại như chưa thoát được dăm ba thứ “bùa mê thuốc lú” cộng sản, ví như sùng bái mù quáng lãnh tụ Hồ Chí Minh. Đáng lo thêm ở chỗ lẫn lộn trong thứ “sùng bái” này là toan tính bảo vệ hình tượng của ông để o bế cho chính quá khứ “huy hoàng” của mình. Không thoát ra được, họ sẽ mất uy tín trong phong trào đấu tranh dân chủ.
Có được con người vừa quyết liệt, nhưng lại khéo léo để đi dần từng bước tới việc đối diện với quá khứ, đoạn tuyệt với nó, trước khi từ dã cõi đời, như Lê Hiếu Đằng là quá hiếm. Ấy thế mà cũng không khỏi có những ý kiến chưa vừa lòng với ông, cho là chỉ khi sắp ra đi, không còn phải sợ nữa, ông mới dám “phản tỉnh” theo cách đó.

Ngược lại, không tránh khỏi một số bạn hữu một thời HSSV, tham gia cách mạng với ông, có thể nay cũng đang cùng con đường tranh đấu cho dân chủ, đã khó chịu vì coi ông hành động như thể bị “cướp cò”. Bản “Điếu văn” được soạn ra để đọc trong tang lễ ông là bộc lộ khá rõ những gì nung nấu của không ít người trong họ và giới nhân sĩ trí thức là đảng viên cấp tiến thời gian gần đây, nhất là kể từ khi ông kêu gọi thành lập đảng Dân chủ Xã hội, rồi tuyên bố bỏ đảng.
Cũng như với mọi tổ chức, đảng phái, phong trào, việc có những quan điểm, phương pháp đấu tranh khác nhau là chuyện bình thường và cần được tôn trọng, được trao đổi, tranh luận dân chủ, công khai (dù trong phạm vi hẹp) để đi đến thống nhất và có giải pháp khả dĩ được nhiều người chấp nhận. Thế nhưng, không thể vì những mong muốn cá nhân mà có thể phản ánh sai lạc về người khác, nhất là người đã khuất, đã hy sinh nhiều quyền lợi riêng mà đóng góp cho xã hội.
Càng không thể tận dụng một bản văn đặc biệt, một tình huống đặc biệt như vậy để cố gắng “rào giậu” cho một xu hướng tranh đấu cải lương, nửa vời của mình được. Muốn thể hiện quan điểm riêng, hãy viết thành bài báo, đối mặt với những tranh luận thẳng thắn, rất không nên núp bóng một bản Điếu văn theo cách đó. Càng cần tránh để bị hiểu là dùng nó nhằm nhắn nhủ tới người đã khuất lời trách móc nào đó của mình.
Từ đây, một tính xấu khác nữa họ cần nhận ra và sửa, đó là lối “níu áo nhau”, khi không dám, không có điều kiện tiến lên, thì trở thành vật cản cho phong trào.
Cũng không thể vì vài lý do, như theo ý nguyện gia đình muốn đám tang diễn ra êm đẹp, sau vụ gây rối của đám côn đồ, hay do “mủi lòng” từ sự có mặt của quan chức thành phố, mà có thể có những đánh giá thiên lệch như vậy về một con người, là “bạn hữu”, lại mới chỉ ra đi mấy ngày trước đó thôi. Muốn “dĩ hòa vi quý”, không khó để có một bản Điếu văn tử tế.

Copy từ: Chép Sử Việt


................

Choáng với những kỷ lục trong phiên tòa xử "siêu lừa" Huyền Như

Số tiền chiếm đoạt lên đến 4.000 tỉ đồng; hồ sơ, bút lục liên quan đến vụ án nặng đến 300 kg, luật sư chúc mừng sinh nhật bị cáo... là những tình tiết đặc biệt trong phiên tòa xét xử Huỳnh Thị Huyền Như.
 >> Huyền Như nhận án chung thân, buộc bồi thường 4.000 tỷ
 >> Vụ siêu lừa Huyền Như: “Bi kịch” nghề nghiệp của các bị cáo?!

Ngày 27/1 vừa qua, TAND TPHCM đã tuyên án chung thân đối với "siêu lừa" Huỳnh Thị Huyền Như về 2 tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức. Trong 20 ngày xét xử căng thẳng, nhiều tình tiết bất ngờ, nhiều con số kỷ lục được công bố khiến người dự khán choáng váng.
Số tiền chiếm đoạt kỷ lục: Từ việc vay lãi cao để đầu tư bất động sản, chứng khoán, Huỳnh Thị Huyền Như đã lừa đảo, chiếm đoạt gần 4.000 tỉ đồng của 3 ngân hàng, 9 công ty và 3 cá nhân. Đây được xem là vụ án lừa đảo với số tiền kỷ lục nhất từ trước đến nay.
VKS khẳng định Huyền Như không phạm tội Tham ô tài sản
"Siêu lừa" Huyền Như đã lừa đảo số tiền kỷ lục, 4.000 tỉ đồng
Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:
Số lượng người tham gia phiên tòa đông đảo: Phiên tòa có đến 23 bị cáo được đưa ra xét xử, trong đó có cả chị ruột của Huyền Như. Ngoài ra, còn có 15 đơn vị, cá nhân là nguyên đơn dân sự và bị hại; 79 cá nhân, đơn vị có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan; 47 luật sư tham gia bào chữa cho các bị cáo. Liên quan trong vụ án, Cơ quan CSĐT - Bộ Công an cũng đã quyết định khởi tố 6 bị can nguyên là lãnh đạo ACB về tội “Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” nhưng được tách ra, xử lý trong vụ án Nguyễn Đức Kiên.
Biệt tài giả chữ ký: Mặc dù chiếm đoạt số tiền rất lớn nhưng thủ đoạn của “siêu lừa” không hề tinh vi mà vô cùng đơn giản. Lấy danh nghĩa huy động vốn cho VietinBank Chi nhánh Nhà Bè và Chi nhánh TPHCM, Huyền Như đã tiếp xúc với nhiều đơn vị, cá nhân đặt vấn đề gửi tiền vào ngân hàng với lãi suất thỏa thuận cộng lãi suất thưởng từ 18%-36%/năm. Để thực hiện mục đích của mình, Huyền Như đã thuê người làm giả con dấu, tài liệu ngân hàng… Đặc biệt là biệt tài giả chữ ký của nhiều lãnh đạo VietinBank cũng như các khách hàng của Huyền Như.
Sinh con trong trại giam: Trong phần thẩm tra lý lịch của các bị cáo, Huyền Như cho biết bị bắt giam ngày 30/9/2011, khi đang mang thai 4 tháng. Trong thời gian bị tạm giam, bị cáo đã sinh con (hiện đã 21 tháng tuổi) nhưng chưa được làm giấy khai sinh do chưa đăng ký kết hôn. Mặc dù có con nhỏ, dưới 36 tháng tuổi nhưng với tính chất đặc biệt nghiêm trọng của vụ án, Huyền Như không được hưởng chính sách tại ngoại hầu tra.
VKS không tham gia xét hỏi: Theo quy định, đại diện VKS giữ quyền công tố tại tòa sẽ xét hỏi sau HĐXX. Tuy nhiên, kiểm sát viên trong phiên tòa này đã từ chối xét hỏi vì cho rằng HĐXX đã hỏi đủ.
Đại diện VietinBank trả lời với tư cách cá nhân: Phần trả lời của đại diện VietinBank đối với các câu hỏi của luật sư là phần được mọi người chờ đợi và quan tâm nhất. Tuy nhiên, đại diện ngân hàng này đã làm không ít người thất vọng và khiến các luật sư phản đối khi nhấn mạnh: “Với tư cách là đại diện của Ngân hàng Công thương nhưng câu trả lời của tôi là tư cách cá nhân” (?!).
Luật sư "bó tay" với bị cáo: Khác với vẻ bình tĩnh khi khai nhận rành rọt, chi tiết trong phần xét hỏi dành cho HĐXX, Huyền Như lại tỏ ra vô cùng “nóng nảy” khi trả lời các luật sư. Các luật sư vô cùng vất vả khi đặt ra hàng chục câu hỏi nhưng vẫn chỉ nhận được điệp khúc “không nhớ”, “không biết”, “không trả lời” từ bị cáo giữ vai trò đầu vụ. Trước những câu trả lời của bị cáo, các vị luật sư cũng đành “bó tay”!
Từ được sử dụng nhiều nhất: Tin tưởng là từ được nhắc đến nhiều nhất trong phần xét hỏi. Đồng nghiệp, thuộc cấp, người thân của Huyền Như cho rằng vì quá tin tưởng bị cáo nên đã vô tình tiếp tay cho cái xấu. Trong khi đó, các bị hại lại cho rằng vì tin tưởng vào Huyền Như cũng như VietinBank mới gửi tiền vào ngân hàng này.
Phiên tòa biến thành phiên chất vấn?: Việc HĐXX cho phép đại diện VietinBank ghi nhận câu hỏi của các luật sư và trả lời sau đã gặp phản ứng từ các luật sư. “Đây là một ngoại lệ hiếm thấy trong tố tụng xét hỏi”, luật sư Nguyễn Minh Tâm nói. Trong khi đó, luật sư Ngô Đình Trấn bức xúc: “Tôi cho rằng đây là phiên tòa xét xử chứ không phải phiên chất vấn”.
Luật sư chúc mừng sinh nhật “siêu lừa”: Ngày 15/1, trước khi bào chữa cho thân chủ của mình là ngân hàng ACB, luật sư Lưu Văn Tám đã chúc Huyền Như sinh nhật vui vẻ, hạnh phúc.
Hồ sơ nặng gần 300 kg: Về vấn đề có nhiều chi tiết cáo trạng không có nhưng đến khi tranh luận mới đưa ra, đại diện VKSND TP HCM cho rằng do hồ sơ của vụ án quá nhiều, không thể đưa hết vào cáo trạng. Theo HĐXX công bố, vụ án có đến 71.000 bút lục, trọng lượng gần 300 kg.
Theo Kha Miên
Người lao động


Copy từ: Dân Trí

.............