CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Ba, 2 tháng 7, 2013

Biển Đông: TQ lại ngang ngược đòi "chủ quyền", Philippines cảnh giác mua thêm vũ khí

(Soha.vn) - Trung Quốc lại ngang ngược đòi “chủ quyền” ở Trường Sa, học giả Singapore lo ngại nguy cơ đụng độ trên Biển Đông, Philippines tăng cường đầu tư cho Không quân, Hải quân để ngăn chặn những kẻ muốn “gây sốc”.

Mỹ - Ấn đều muốn ổn định ở Biển Đông
Phát biểu tại cuộc gặp mặt với các bộ trưởng Ngoại giao ASEAN tại Brunei ngày 1/7, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho biết: "Chúng tôi vô cùng hy vọng được thấy tiến triển đối với một bộ quy tắc ứng xử quan trọng để giúp đảm bảo sự ổn định tại khu vực trọng yếu này".
 Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ John Kerry
Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ John Kerry
Ông Kerry cũng nhấn mạnh rằng Mỹ không đứng về một bên nào trong các tranh chấp, nhưng có "lợi ích rõ ràng" trong việc đảm bảo an ninh ở Biển Đông. Những tuyên bố này được đưa ra sau cuộc gặp giữa Ngoại trưởng Mỹ và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị.
Trong khi đó, phát biểu trước khi tham dự hội nghị Ngoại trưởng ASEAN - Ấn Độ diễn ra tại Brunei ngày hôm qua, Ngoại trưởng Ấn Độ Salman Khurshid cũng khẳng định rằng mọi hình thức sử dụng vũ lực trên Biển Đông đều là không thể chấp nhận được, và “Ấn Độ ủng hộ tự do hàng hải tại Biển Đông.”
Học giả Singapore lo ngại: “nguy cơ đụng độ rất gần”
Những phát biểu trên cho thấy các nước lớn như Mỹ, Ấn Độ đều rất quan tâm đến vấn đề Biển Đông đang được bàn thảo tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN. Tuyên bố sẽ tiến hành “các cuộc tham vấn chính thức” với ASEAN về bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) mà phía Trung Quốc tuyên bố hôm 30/6 đã được nhiều bên đánh giá tích cực.
 Ian Storey lo ngại COC thì có thể còn xa, nhưng nguy cơ đụng độ trên Biển Đông lại rất gần.
Ian Storey lo ngại COC thì có thể còn xa, nhưng nguy cơ đụng độ trên Biển Đông lại rất gần.
Tuy nhiên, không phải không còn những ý kiến nghi ngại về “thành ý” của Trung Quốc. Tiến sỹ Ian Storey, chuyên gia cao cấp thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore đã cho rằng Trung Quốc chỉ đang cố làm chậm quá trình ký kết COC để củng cố sức mạnh và có thể sử dụng quân sự để gây sức ép với các nước trong khu vực. Trong bài viết đăng trên tạp chí The Diplomat, nhà nghiên cứu này cảnh báo việc hoàn thiện COC thì có thể còn xa, nhưng nguy cơ đụng độ trên Biển Đông lại rất gần.
Trung Quốc lại ngang ngược đòi “chủ quyền” Trường Sa
Những lo ngại này không phải không có cơ sở, vì chỉ ngay sau khi Ngoại trưởng Trung Quốc đăng đàn ở Brunei với những tuyên bố mềm dẻo về COC thì ở Bắc Kinh, trong một cuộc họp báo ngày 1/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hứa Chấn Ninh đã lại đưa ra lời tuyên bố trắng trợn rằng Trung Quốc có “chủ quyền không thể tranh cãi” đối với Trường Sa và các đảo lân cận trên Biển Đông. Bà Hứa còn ngang nhiên công khai quyết tâm “bảo vệ chủ quyền” trên khu vực này.
 Hứa Chấn Ninh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc lại ngang ngược đòi chủ quyền ở Trường Sa của Việt Nam
Hứa Chấn Ninh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc lại ngang ngược đòi "chủ quyền" ở Trường Sa của Việt Nam
Philippines mạnh tay mua sắm vũ khí
Sự bất nhất giữa các tuyên bố và giữa tuyên bố với hành động của Trung Quốc khiến dư luận trong khu vực không thể không cảnh giác. Tổng thống Philippines Benigno Aquino hôm qua 1/7 tuyên bố chi khoảng 1 tỷ USD trong vòng 5 năm tới để bổ sung máy bay chiến đấu, radar phòng không cho lực lượng Không quân Philippines (PAF) và nâng cấp Hải quân, nhằm giúp người dân nước này cảm thấy an toàn hơn trước những kẻ đang cố gắng "gây sốc" và áp lực lên họ.



Copy từ: Soha

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét