CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Tư, 11 tháng 9, 2013

Bốn cán bộ bị bắn vì đền bù đất không thỏa đáng ?


RFA-11-09-2013
Trụ sở UBND Thành phố Thái Bình, nơi xây ra vụ bắn bốn cán bộ
Trụ sở UBND Thành phố Thái Bình, nơi xây ra vụ bắn bốn cán bộ
Photo: CTV.
Một nam thanh niên đã xông vào trụ sở Ủy ban Nhân dân thành phố Thái Bình và nổ súng tự chế, bắn bị thương 4 cán bộ thuộc Ban giải phóng mặt bằng của thành phố.
Báo chí trong nước trích lời Giám đốc Công an tỉnh Thái Bình, ông Trần Xuân Tuyết, cho biết như vậy vào hôm nay.
Ngay sau khi nổ súng, người thanh niên đã chạy thoát. Hiện công an thành phố đã xác định được người gây án có gia đình ở thành phố Thái Bình, nhưng làm việc trong Sài Gòn. Nghi phạm mới về địa phương khoảng 1 tuần nay.
Theo cơ quan công an, đã có mâu thuẫn xảy ra cách đây khoảng 1 tháng khi đội giải phóng mặt bằng tiến hành giải quyết đền bù đất cho một số người dân, trong đó có gia đình nghi phạm. Gia đình người thanh niên không đồng ý với cách giải quyết của cơ quan chức năng liên quan đến việc đền bù đất.
Hiện cơ quan công an đang truy bắt nghi phạm.

Copy từ: RFA


....................

PHÁT BIỂU CỦA GS TƯƠNG LAI TẠI HỘI NGHỊ UBTW MTTQ VN LẦN THỨ VI (5.9.2013)


PHÁT BIỂU VẮN TẠI HỘI NGHỊ UBTƯ MTTQ VN LẦN THỨ VI
tại Hà Nội ngày 5.9.2013
Tương Lai

Xin cám ơn anh Huỳnh Đảm vì, rồi cuối cùng, anh cũng cho tôi phát biểu. Hết thời gian, xin được nói vắn về một ‎ý‎‎ có hơi khác một chút với mấy ý‎‎ kiến vừa phát biểu. Đó là : vấn đề không phải chỉ ở việc cử một ủy viên Bộ Chính trị sang làm chủ tịch Mặt trận. Một Ủy viên Bộ Chính trị sang hay mười Ủy viên Bộ Chính trị sang cũng thế thôi nếu Đảng không thay đổi nhận thức về vai trò, đúng hơn, vê sứ mệnh của Mặt Trận.

Đó là sứ mệnh tập họp và phát huy được sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, tạo ra được sự đồng thuận xã hội, điểm tựa vững chắc nhất của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Nói đến mặt trận là nói đến dân, là ý chí và sức mạnh của dân, là cái chân móng của một chế độ. Chân móng mà lung lay thì cả tòa nhà sụp đổ. Vậy mà ai cũng thấy rằng, hiện nay lòng dân không yên, niềm tin bị giảm sút, uy tín của Đảng bị lung lay nghiêm trọng.

Vì sao?

Chúng ta vừa kỷ niệm 68 năm CMT8 và Quốc khánh 2.9. Để tiến tới CMT8, Hồ Chí Minh trước tiên dồn sức thành lập Việt Nam Độc lập Đồng minh hội, gọi tắt là Việt Minh. Không có Mặt trận Việt Minh không thể có tông khởi nghĩa trên toàn quốc, đừng quên rằng lúc ấy chỉ có 5000 đảng viên CS.Để giành chính quyền, đảng phải sống trong dân, dựa vào dân, phát huy sức mạnh và ý chi của mọi tầng lớp nhân dân. Dân là nước, đảng là cá nằm trong nước, rời khỏi nước là cá ngắc ngoải ngay.

Nhưng khi đã giành được chính quyền, trở thành Đảng cầm quyền thì Đảng quên dân, chỉ biết ra sức dạy cho dân biết ơn Đảng mà quên dạy điều quan trọng hơn là Đảng phải biết ơn dân. Vì thế mới có chuyện một bộ phận không nhỏ ngồi trên đầu trên cổ dân, hạch sách nhũng nhiễu dân, áp bức bóc lột dân. Người ta dùng dùi cui nện dân, chĩa súng vào dân với tâm niệm rằng “còn Đảng là còn mình“. Chính vì thế mà đã có bà má Miền Nam nói thẳng với cán bộ rằng “Nếu biết thế này thì trước đây tao đâu có đùm bọc, che chở, nuôi tụi bây“. Chuyện này nhiều người biết bả nói với ai, chắc không cần nhắc lại.

Đã quên dân, xa dân, quay lưng lại với dân, thì làm sao coi trọng sứ mệnh của Mặt Trận. Xin nhắc một câu chuyện nhỏ : Trước ngày Đại hội Mặt trận [hình như ĐH 3, tôi nhớ không thật chính xác]khai mạc, tối hôm ấy anh Năm Vận [Phạm Văn Kiết] ngồi ăn cơm ở nhà tôi, nét mặt suy tư, anh trầm ngâm nói : “Nếu một giờ nữa,ông Mười Cúc [Nguyễn Văn Linh] không trả lời dứt khóat là có đến đọc diễn văn Chào mừng Đại hội không thì nhân danh là Bí thư đảng đoàn Mặt Trận tôi sẽ hoãn Đại hội Mặt trận“. Cũng dịp này ô. Nguyễn Văn Linh chủ trương giải tán Đảng Xã Hội Việt Nam và Đảng Dân Chủ Việt Nam. Vừa rồi Nguyễn Túc viết bài trên Đại Đoàn Kết phủ nhận chuyện này là không nói đúng sự thực đâu, tôi sẵn sàng viết lại, nhưng biêt chắc là ĐĐK sẽ không đăng nên chẳng phí thì giờ và mất công, nay xin nói ở đây.

Chính vì thê mà tôi muốn nhấn mạnh rằng, vấn đề không phải ở chỗ cử Ủy Viên Bộ Chính trị ra làm Chủ tịch Mặt trận, mà là nhận thức của những người lãnh đạo đảng hiện nay về sứ mệnh của Mặt trận. Thì chẳng đã từng có nhiều Chủ tịch MT không là Ủy viên Bộ Chính trị đó sao? Luật sư Nguyễn Hữu Thọ, Kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát, rồi cả anh Lê Quang Đạo, vị Chủ tịch để lại ấn tượng rất đậm nét trong hoạt động của Mặt trận mà tôi rất quý mến, đâu có phải là UVBCT!

Vì thế, với việc anh Nguyễn Thiện Nhân, UVBCT, Phó Thủ tướng CP sang làm công tác MT là một điều rất hay. Hay ở chỗ anh ấy là một trí thức chắc sẽ biết cách quy tụ hiền tài, tập hợp trí thức, nhân sĩ và khối đại đoàn kết dân tộc. Khi anh Nhân được bầu vào Bộ Chính trị, tôi lập tức nhắn tin “chúc mừng nhận trọng trách mới với nội dung : chắc Nhân vẫn nhớ lời  dặn của anh Sáu Dân“.

Tôi hy vọng rằng rồi đây, Mặt trận sẽ không tiếp tục thực hiện vai trò cây kiểng làm dáng, ăn theo nói leo với những lời tụng ca như đang và đã từng, mà là tiếng nói phản biện mạnh mẽ trong bối cảnh độc đảng. Chính với đặc thù này mà Mặt trận, với chức năng đích thực của nó là nơi quy tụ ý chí nguyện vọng của mọi tầng lớp hân dân, làm nhiệm vụ giám sát đường lối chính sách, chủ trương, giải pháp của Đảng và Nhà nước, thực hiện sứ mệnh là tổ chức phản biện có trách nhiệm và có quyền đòi hỏi sự phản hồi nghiêm túc về nội dung phản biện đó. Chừng nào Mặt trận thôi đóng vai trò cây kiểng làm dáng, mà là phong trào hoạt động thực sự của một tổ chức xã hội dân sự rộng lớn như nó cần phải có thì lúc ấy mới thực hiện được sứ mệnh đích thực của nó. Quan tâm đến sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng như nhiều vị vừa phát biểu đều cần thiết, song đó chưa phải là nhiệm vụ chính của MT, càng không phải là sứ mệnh đích thực của MT mà dân tộc đang cần.

Nhân có anh Trương Tấn Sang ở đây, tôi xin được nói rằng, không việc gì phải kiêng sợ mấy chữ xã hội dân sự cả. Mặt trận đã rất nhiều lần tổ chức Hội thảo, trao đổi về sự tất yếu phải hình thành và phát triển XÃ HỘI DÂN SỰ đi liền với xây dựng NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN. Bản thân tôi cũng đã ba lần gửi bài trình bày về xã hội dân sự, nhưng rồi tất cả đều rơi vào quyên lãng. Bài viêt của tôi cho ĐĐK cứ có mấy từ XHDS là bị Tbt căt bỏ ngay vì sợ phạm húy! Ai kiêng sợ điều này?

Chừng nào còn kiêng sợ hoạt động của xã hội dân sự thì chừng ấy MT chỉ còn là cánh tay nối dài rất vô duyên của bộ máy Đảng và Nhà nước, tốn tiền thuế của dân. Nhưng lịch sử sẽ vận động theo quy luật của nó, chỉ có thể làm chậm bước tiến chứ không cưỡng lại được quy luật đâu.

Xin dừng lại đây.

—————

Lần đầu tiên sau rất nhiều năm một đương kim ủy viên Bộ Chính trị mới ngồi vào ghế Chủ tịch Mặt trận

Hữu Nguyên  

 

Sáng nay (5/9/2013), Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã được bầu làm Chủ tịch UBTƯ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thay ông Huỳnh Đảm nghỉ hưu.  

 

Sau rất nhiều năm, lần đầu tiên mới có một đương kim ủy viên Bộ Chính trị ngồi vào ghế này. GS. Tương Lai – thành viên của UBTƯMTTQ Việt Nam – phát biểu ngay tại hội nghị khẳng định rằng: “Sự quan tâm của Đảng không nên chỉ thể hiện ở việc cử một ủy viên Bộ Chính trị làm Chủ tịch UBTƯMTTQ, mà quan trọng là ở nhận thức của Đảng đối với vai trò thực chất và sứ mệnh của Mặt trận. Mặt trận chính là nhân dân, không có dân thì không thể có thành công của Đảng”. 

 

GS. Tương Lai cũng khẳng định vai trò số một của MTTQ trong xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc: Mặt trận phải là nơi có tiếng nói đa dạng của xã hội dân sự… MTTQ cũng phải tiếp tục phản biện mạnh mẽ các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, GS. Tương Lai kỳ vọng: “Mặt trận không phải là cây kiểng, chỉ làm dáng”. 

 

Đông đảo cán bộ MT từ trung ương tới địa phương đều kỳ vọng về Tân chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân sẽ hiện thực hóa, cụ thể hóa sự thay đổi trong nhận thức của Đảng về vai trò của MT. Trước hết là việc tăng cường vai trò thực chất của MT, trở lại với các sứ mạng mà MT đã từng thực hiện vô cùng xuất sắc trong lịch sử đấu tranh cách mạng, giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước gắn liền với vai trò, sức mạnh của nhân dân. 

 

Đặc biệt là việc củng cố bộ máy MT đang bị hành chính hóa nặng nề từ nhiều năm qua, chất lượng cán bộ và công tác MT không đáp ứng yêu cầu của thời đại mới. Không ít cán bộ MT trở thành quan chức quan liêu, chỉ tìm cách hưởng thụ, phung phí của công, lãng phí sức mạnh của tinh thần nhân dân… Gây mất đoàn kết nghiệm trọng trong nội bộ MT cũng như trong các cơ quan trực thuộc của MT. 

 

Việc một đương kim ủy viên Bộ Chính trị được Đảng cử về làm Chủ tịch MT sáng nay là một sự kiện cực kỳ quan trọng với lịch sử phát triển của MTTQ Việt Nam, có lợi cho sự nghiệp chung của toàn dân, toàn Đảng. 

 

Ngay buổi trưa nay, nhiều cơ quan báo chí chính thống đã đưa thông tin đậm nét về sự kiện này. Thế nhưng, riêng báo Đại Đoàn Kết (cơ quan trung ương của MTTQVN) thì cho tới giờ này vẫn chưa có dòng chữ nào. Mang tiếng là báo ngày, có online trong thời đại điện tử việc thông tin trên trang mạng Đại Đoàn Kết online là không có gì khó khăn. Thế nhưng ban biên tập báo này vẫn trùng trình, quan liêu hành chính không hề có bất cứ chỉ đạo kịp thời nào về việc đưa đầy đủ, nhanh chóng, kịp thời các thông tin về sự kiện rất quan trọng này của chính cơ quan chủ quản của mình thì thật là khó hiểu. 

 

Đành phải giới thiệu bài trên Vietnamnet lên mạng vào 11 giờ trưa nay:


Ông Nguyễn Thiện Nhân làm Chủ tịch MTTQ

- Hôm nay (5/9), Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân được Đoàn Chủ tịch UB TƯ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hiệp thương và bầu giữ chức Chủ tịch khóa VII thay ông Huỳnh Đảm nghỉ hưu theo chính sách.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân là ủy viên Bộ Chính trị từ tháng 5 vừa qua.

Ông sinh năm 1953 tại tỉnh Trà Vinh, là giáo sư kinh tế, tiến sĩ, từng là Phó Chủ tịch UBND TP.HCM, Bộ trưởng Giáo dục – Đào tạo.

2
Tân Chủ tịch UB TƯ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân và người tiền nhiệm Huỳnh Đảm

Báo cáo tại hội nghị của MTTQ hôm nay, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho biết trong hai ngày 1/8 và 30/8, Bộ Chính trị đã thảo luận và đồng ý để ông Huỳnh Đảm thôi tham gia Đảng đoàn UB TƯ MTTQ, thôi giữ chức Chủ tịch khóa 7 để nghỉ hưu theo chính sách.

Bộ Chính trị cũng nhất trí giới thiệu ông Nguyễn Thiện Nhân để UB TƯ MTTQ hiệp thương cử làm Chủ tịch mới.

Ông Huỳnh Đảm chia sẻ bản thân ông đã nhiều lần trực tiếp kiến nghị Bộ Chính trị xem xét sớm cử một ủy viên Bộ Chính trị làm Chủ tịch UB TƯ MTTQ như một sự khẳng định mối quan tâm của Đảng đối với sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc.

“Nếu MTTQ có một ủy viên Bộ Chính trị làm Chủ tịch, sẽ tăng thêm vị thế chính trị của MTTQ và tăng những thuận lợi cần thiết trong việc phát huy vai trò của Mặt trận. Đó cũng là sự nêu gương của Trung ương đối với địa phương và cơ sở trong việc tăng cường đội ngũ của Đảng ở các cấp”, ông Huỳnh Đảm nói.

Mặt trận không phải là cây kiểng, bưu điện

Tại hội nghị, GS. Nguyễn Lân Dũng bày tỏ cảm tạ đối với nguyên Chủ tịch Huỳnh Đảm – “một người tận tụy với công việc dù sức khỏe không tốt, vóc dáng nhỏ bé nhưng có mặt ở tất cả những nơi khó khăn, lụt bão; cởi mở, nụ cười luôn trên môi, sẵn sàng lắng nghe mọi ý kiến; trong sáng, giản dị, liêm khiết”.

3
GS. Nguyễn Lân Dũng mong tân Chủ tịch MTTQ đưa tiếng nói MTTQ thấu đáo đến Trung ương để nguyện vọng của dân được xem xét một cách khách quan, dân chủ

Nhà khoa học lão thành chúc mừng Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân trên cương vị mới. “Ông Nhân xuất thân trong gia đình cách mạng, là con của GS. Nguyễn Thiện Thành, nhà trí thức cách mạng có nhiều cống hiến cho đất nước. Lớn lên trong kháng chiến, tham gia quân đội, ông Nhân được nhà nước cho đi đào tạo trình độ cao, luôn gần gũi và có nhiều đóng góp với giới khoa học, giáo dục”, GS. Nguyễn Lân Dũng nói.

Đánh giá ông Nguyễn Thiện Nhân là người giản dị, khiêm tốn, trong sạch, GS. Dũng kỳ vọng tân Chủ tịch UBTƯ MTTQ góp phần tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân.

“Điều đó cực kỳ quan trọng, nhất là trong lúc nước sôi lửa bỏng hiện nay, lòng dân chưa yên, chưa phải một khối nhất trí trong và ngoài nước”, ông Dũng nói.

Nhà khoa học lão thành cũng mong MTTQ phát huy hơn nữa quyền làm chủ, tiếng nói của dân, tân Chủ tịch sẽ đưa tiếng nói này thấu đáo đến Trung ương để nguyện vọng của dân được xem xét một cách khách quan, dân chủ.

GS. Tương Lai cũng khẳng định vai trò số một của MTTQ trong xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc: Mặt trận phải là nơi có tiếng nói đa dạng của xã hội dân sự.

4
GS. Tương Lai: Mặt trận không phải là cây kiểng

“Sự quan tâm của Đảng không chỉ thể hiện ở việc cử một ủy viên Bộ Chính trị làm Chủ tịch UB TƯ MTTQ, mà quan trọng là ở nhận thức của Đảng đối với vai trò thực chất và sứ mệnh của Mặt trận. Mặt trận chính là nhân dân, không có dân thì không thể có thành công của Đảng”, GS. Tương Lai nói.

MTTQ cũng phải tiếp tục phản biện mạnh mẽ các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, GS. Tương Lai khẳng định: “Mặt trận không phải là cây kiểng, chỉ làm dáng”.

“Mặt trận cũng không phải là bưu điện, chỉ xem và chuyển đơn, mà còn phải giám sát các hoạt động của Đảng và Nhà nước, góp phần giải quyết tình trạng khiếu kiện đông người, kéo dài, vượt cấp rất bức xúc trong dân hiện nay”, ông Nguyễn Trung Thực, Chủ tịch Hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt – Đức nói.

5
Chủ tịch Hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt – Đức Nguyễn Trung Thực: Mặt trận không phải là bưu điện, chỉ xem và chuyển đơn

Linh mục Nguyễn Thiện Cẩm kỳ vọng Mặt trận có tiếng nói trực tiếp, không qua trung gian. “Mặt trận không chỉ đứng ngoài vỗ tay, mà phải tham gia tích cực thay đổi hiện trạng đất nước”.

Tân Chủ tịch MTTQ kêu gọi đoàn kết

Phát biểu sau khi được bầu, tân Chủ tịch UB TƯ MTTQ nói: “Đây là niềm vinh dự đồng thời là trọng trách lớn mà Đảng và MTTQ giao cho tôi. Cùng với sự nỗ lực của bản thân, tôi tin tưởng sẽ luôn nhận được sự ủng hộ, hợp tác của các cụ, các vị, các đồng chí trong UB TƯ MTTQ, để chung tay vun đắp, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân”.
 6


Ông Nguyễn Thiện Nhân cũng “thiết tha kêu gọi các tầng lớp nhân dân ở trong nước và đồng bào ta ở nước ngoài tiếp tục hưởng ứng, tham gia các phong trào, cuộc vận động của MTTQ, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam thân yêu”.

“Bác Hồ đã nói năm 1955: đoàn kết là chính sách dân tộc, không phải là một thủ đoạn chính trị. Ai có tài, có đức, có sức, có lòng phụng sự Tổ quốc và phục vụ nhân dân thì đại đoàn kết mới mạnh”, ông Nhân chia sẻ.

 Blog TS Nguyễn Xuân Diện tổng hợp

 ........................

EU quan tâm đến quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam



Tường thuật chi tiết về cuộc gặp của Mạng lưới Blogger Việt Nam với đại diện Phái đoàn EU, chiều tối 10/9 tại Hà Nội. Cuộc gặp này diễn ra trước thềm phiên đối thoại nhân quyền 2013 giữa EU và Việt Nam.

Tham dự là các quan chức cấp cao của Phái đoàn EU tại Việt Nam và Cơ quan Hành động Đối ngoại châu Âu (EEAS, tương đương với một Bộ Ngoại giao chung của EU): Bà Véronique Arnault, Giám đốc phụ trách nhân quyền của EEAS; bà Delphine Malard, Cố vấn thứ nhất, phụ trách Ban Chính trị, Báo chí và Thông tin; bà Rose Ieremia, Đại sứ Hy Lạp tại Việt Nam. (Hy Lạp cùng với Ireland và Litva giữ chức chủ tịch Hội đồng Liên minh châu Âu nhiệm kỳ 2013-2014)… Phía Việt Nam có bốn blogger: Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (tức Mẹ Nấm), Nguyễn Chí Tuyến (Anh Chí), Nguyễn Tường Thụy, Châu Văn Thi (Yêu Nước Việt).
Các blogger đại diện Mạng lưới tham dự cuộc gặp với phái đoàn EU đặc trách nhân quyền :blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh [Mẹ Nấm], nhà văn Nguyễn Tường Thụy, Nguyễn Chí Tuyến [facebooker Anh Chí], Châu Văn Thi [facebooker Yêu Nước Việt] (từ trái qua)





Bắt giữ tùy tiện – vấn đề lớn đối với nhân quyền ở Việt Nam

Các blogger nêu rõ mục đích của cuộc gặp là để trao Tuyên bố 258, trong đó “điều đầu tiên đưa blogger lại với nhau là việc chính quyền bắt giữ tùy tiện người viết blog”. Ba trường hợp mới đây nhất bị bắt giữ là Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào Đinh Nhật Uy, trong đó công an vừa có kết luận điều tra về vụ án Đinh Nhật Uy. Bản kết luận này cho thấy bất kỳ ai dùng blog hay mạng xã hội để nói lên chính kiến của mình đều có thể bị bắt.

Blogger Mẹ Nấm cũng bày tỏ mối lo ngại chung của các blogger, rằng trong lộ trình Việt Nam gia nhập Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, hành động đàn áp sẽ ngày càng gia tăng với những điều luật như 258. Blogger Nguyễn Tường Thụy nêu rõ, trong Bộ luật Hình sự Việt Nam, có ba điều luật rất mơ hồ mà chính quyền có thể “lợi dụng” để trấn áp công dân: Điều 79, 88 và 258. Xu hướng chung là Điều 258 sẽ được sử dụng nhiều hơn, và đó là lý do các blogger ra Tuyên bố 258 kêu gọi Chính phủ xóa bỏ điều luật này.

“Họ muốn những người viết blog chỉ giữ suy nghĩ của mình trong đầu thôi, chứ đừng chia sẻ ra cộng đồng” – blogger Mẹ Nấm nói. Cô từng nhiều lần “được” nhắc nhở hoặc mời làm việc vì các bài viết trên blog của mình, nhất là về những vấn đề như biểu tình, tranh chấp biển đảo, v.v.

Blogger Nguyễn Chí Tuyến (tên Facebook: Anh Chí) phản ánh, công an có rất nhiều hình thức hạch sách, quấy nhiễu khác nhau, bao gồm cả sử dụng bạo lực lẫn các biện pháp “nhẹ nhàng” như hỏi thăm, gây sức ép lên hoạt động kinh doanh và tác động vào gia đình, họ hàng.'

Đại diện Mạng lưới Blogger Việt Nam trình bày tình hinh nhân quyền Việt Nam với phái đoàn EU
EU quan tâm đến quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam

Thay mặt cho các quan chức của Phái đoàn EU và Cơ quan Hành động Đối ngoại châu Âu, bà Véronique Arnault phát biểu: “Trước hết, cá nhân tôi rất mong các bạn không gặp vấn đề gì sau cuộc gặp này (cười). Tôi muốn khẳng định với các bạn rằng EU luôn tôn trọng tự do ngôn luận và đang tích cực thúc đẩy quyền này, đặc biệt là tự do Internet. Đó là lý do tại sao chúng tôi nêu trường hợp Việt Nam tại khóa họp Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc vào tháng 12 năm ngoái. Chúng tôi muốn tập trung vào giới blogger, không chỉ ở Việt Nam mà ở nhiều quốc gia khác nữa”.

Bà nói rõ: “Tại các cuộc tiếp xúc, chúng tôi đều đưa vấn đề này ra với Chính phủ Việt Nam, và đây cũng sẽ là một phần quan trọng trong chương trình nghị sự ngày mai (Đối thoại Nhân quyền EU-Việt Nam, ngày 11/9) của chúng tôi với phía Việt Nam. Năm ngoái, Chính phủ của các bạn nói rằng họ không chống lại các blogger, và nếu có thì đó là các trường hợp vi phạm Bộ luật Hình sự. Họ không cho biết thêm chi tiết”.

Tuy nhiên, theo bà Véronique Arnault, EU đã có những quy định mang tính hướng dẫn về tự do ngôn luận, tự do Internet, thống nhất chung cho các nước thành viên cũng như cho phái đoàn EU tại tất cả nước quốc gia ngoài EU. Ngoài ra, khi đưa vấn đề tự do ngôn luận ra với Chính phủ Việt Nam, EU cũng căn cứ vào Điều 19 và một số điều khác của Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, mà Việt Nam đã ký kết.

“Song, cam kết của Việt Nam trong Báo cáo Kiểm điểm Định kỳ (UPR) năm 2009 về tự do ngôn luận là rất hạn chế, và ngay cả Tuyên ngôn Nhân quyền của ASEAN gần như không nhắc đến quyền tự do ngôn luận” – Giám đốc Nhân quyền của “Bộ Ngoại giao chung” của châu Âu cho biết. “Do đó chúng tôi đang gắng hết sức thúc đẩy quyền này, vì chúng tôi nghĩ sẽ là không tốt cho xã hội nếu những người muốn phát biểu ý kiến một cách ôn hòa lại không được phép phát biểu, nhất là khi Việt Nam muốn trở thành thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc”.

Cụ thể hơn, bà Véronique Arnault cho biết, trong cuộc đối thoại nhân quyền ngày 11/9, một trong những điều EU sẽ yêu cầu phía Việt Nam thực hiện là trình bày các cam kết của mình trong hồ sơ ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền.

“Thay đổi phải đến từ bên trong”

Vị giám đốc phụ trách nhân quyền của EEAS cũng có một ý kiến làm “nhẹ lòng” các blogger: “Bạn có nói là nếu Việt Nam trở thành thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc thì tình hình sẽ ngày càng xấu đi, đàn áp sẽ gia tăng, nhưng tôi không chắc chắn là sẽ như vậy. Chúng tôi rất tin rằng thay đổi đến từ bên trong. Chúng ta phải ghi nhận một từ tại Việt Nam mà người ta ngại nói đến là xã hội dân sự”.

Ngoài Tuyên bố 258, nhóm blogger cũng trao cho Phái đoàn EU bản báo cáo kết luận điều tra của công an Long An về Đinh Nhật Uy. Phía EU khẳng định “đã lắng nghe rất kỹ các thông tin từ blogger và sẽ đưa ra trong cuộc đối thoại nhân quyền với Chính phủ Việt Nam”.

Cuối buổi gặp, bà Véronique Arnault không quên dặn các blogger: “Hãy báo cho chúng tôi biết, nếu như các bạn gặp bất kỳ vấn đề gì vì cuộc gặp này”.


Copy từ: Mạng Lưới Blogger Việt Nam


.................

Cảm nghĩ khi đọc báo Nghê An về vụ Mỹ Yên.


Mấy hôm nay đọc những bài báo của báo Nghệ An, viết về vụ  Mỹ Yên. Đọc đi đọc lại cảm thấy có điều gì khuất tất và bất ổn. Mấy ngày kiểm tra xem lại các bài báo đó để tìm nguyên nhân nào mà khiến có cảm giác vậy. 
 Tất cả các bài báo Nghệ An đều đại loại là bắt đúng người đúng tội. 
Họ đưa ra việc nhà một anh Đậu Văn Sơn nào đó bị giáo dân sản đập phá tài sản trị giá đến hàng trăm triệu đồng. Bài báo có đoạn.
Về vụ việc này, cần phải nhìn nhận một cách đầy đủ, thấu suốt sự việc. Trước đó ngày 22/5/2013, những đối tượng này đã cùng một số người cực đoan hô hoán, kích động đám đông bao vây, đánh đập người gây thương tích một cách vô cớ và đập phá gây thiệt hại tài sản hàng trăm triệu đồng tại nhà anh Đậu Văn Sơn ở xã Nghi Phương (huyện Nghi Lộc). Ngay sau khi vụ việc xảy ra, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Nghệ An đã tiến hành khởi tố vụ án hình sự với 4 tội danh “Gây rối trật tự công cộng”, “bắt giữ người trái pháp luật”, “Hủy hoại tài sản ” và “Cố ý gây thương tích ”.
Trên đây là giải thích của báo Nghệ An về nguyên nhân thấu suốt của sự việc, cơ quan cảnh sát Nghệ An đã làm đúng luật, bắt đúng người đúng tội.
Nhưng bài báo chỉ nói đến việc người giáo dân xông vào nhà Đậu Văn Sơn, đập phá, đánh người. Bài bào không nói đến nguyên nhân vì sao giáo dân xông vào nhà anh Sơn và đánh người.? Như vậy báo Nghệ An đã cung cấp cho dư luận '' đầy đủ và thấu suốt sự việc '' chưa.?
 Sự việc như bài báo nói xảy ra tại nhà dân, có đập phá, có hành hung. Tại sao hai người bị bắt là ông Ngô Văn Khởi, Nguyễn Văn Hải là những giáo dân có chức sắc trong địa phận lại bị chỉ bị bắt về tội danh '' bắt giữ người trái phép và gây rối trật tự công cộng ''.
Vậy '' trật tự công cộng '' là chỗ nào, phải chăng nguyên nhân sự việc mà báo Nghệ An đã dấu nhẹm đi là bắt đầu từ một điểm công cộng như ngoài đường.? Hay nhà riêng của công dân Đậu Văn Sơn là điểm '' công cộng''?
Theo như lời giáo dân kể, thì ngày 22 tháng 5 họ đến Trại Gáo hành lễ. Trên đường đi đã bị ba người đàn ông chặn lại tịch thu một số đồ vật, và ngăn xe không cho họ đi hành lễ. Bức xúc vì bị ngăn chặn quyền tự do đi lại, ngăn cản việc dự lễ lớn. Những người giáo dân đã tấn công 3 người đàn ông bởi những hành động vô pháp luật của 3 người này gây ra. Ba người đàn ông này chạy vào nhà xã đội trưởng Đậu Văn Sơn . Nên nhớ báo Nghệ An khi đưa tin không nói đến chức danh của Đậu Văn Sơn. Nhưng khi xảy ra sự việc rồi họ  nói 3 người này là công an đi làm nhiệm vụ ghé vào nhà Sơn uống nước. Khi ngăn cản xe và tịch thu đồ vật của giáo dân Mỹ Yên, ba người này không mặc sắc phục cũng như không đưa giấy tờ chứng minh họ là công an đang làm nhiệm vụ. Đã thế họ hành động khiến người dân phải nghĩ họ là những tên côn đồ gây rối, trấn lột, cản trở quyền tự do đi lại của người dân.
Trong bối cảnh xã hội ngày nay, những băng đảng côn đồ lộng hành tấn công người dân xảy ra liên miên như chúng ta thấy trên tin tức hàng ngày. Thì việc người dân Mỹ Yên đoàn kết để bảo vệ tài sản của mình, trừng phạt những kẻ côn đồ không phải là chuyện bất bình thường. Nó xảy ra theo đúng tâm lý của người dân vùng nông thôn, phản ứng trước những cái xấu trong xã hội.
Trình bày nguyên nhân như thế mới gọi là đầy đủ và thấu suốt, nó cũng giải thích vì sao có cụm từ '' gây rối trật tự công cộng''. Bởi điểm xuất phát vụ việc xảy ra trên đường cái, bắt đầu do ba người đàn ông chặn đường giáo dân gây sự.
Nếu ba người này là dân thường mà cả gan chặn đường, lấy đồ của nhân dân. Chắc hẳn chúng đã chết như những trên trộm chó như ta hay thấy, không có những ầm ĩ sau này.
Nhưng ba người  mặc quần áo dân sự ấy, sau này mới được báo chí Nghệ An gọi là các chiến sĩ công an đi thi hành nhiệm vụ.?
Cháy nhà ra mặt chuột.!
Nhiều lần các giáo dân đã bị những người mặc dân sự như vậy hành hung , thậm chí bị hành hung trước mặt cảnh sát, nhưng cơ quan điều tra chưa bao giờ tìm ra được đối tượng gây án. Mặc dù có bà con, nhân chứng, có thương tật như vụ giáo dân JB Nguyễn Hữu Vinh bị đám người đánh ở giáo xứ Đồng Chiêm, ngay trước mắt công an huyện Mỹ Đức. Và mới đây giáo dân Lê Quốc Quyết cũng bị những người dân sự cầm hung khí tấn công ngay trước mắt cảnh sát Vũng Tàu.
Trong trường hợp bị phản ứng ngược lại, bỗng nhiên những người  này lại hiện nguyên hình là những chiến sĩ công an đang đi làm nhiệm vụ như đài truyền hình Nghệ An nói trong vụ việc Mỹ Yên. Nếu là chiến sĩ công an đi làm nhiệm vụ, tại sao không khởi tố người dân vì tội '' chống người thi hành công vụ '' ? Một hành vi rõ ràng, thậm chí là nhiều tình tiết tăng nặng vì gây thương tích cho người thi hành công vụ, bắt giữ người thi hành công vụ.
Tại sao 3 người này không mặc sắc phục, trình giấy tờ để ngăn cản, kiểm soát giáo dân.?
Vì nếu như họ chặn được giáo dân, tịch thu được đồ yên ấm. Giáo dân muốn khiếu nại về việc bị nhà nước ngăn cản quyền tự do tôn giáo là không có chứng cứ. Vì có phải người nhà nước ngăn đâu, mấy người mặc dân sự ngăn đấy chứ, chứng mình nào họ là công an ( quần áo, thẻ ngành họ dấu trong cốp xe cơ mà ).
Có lẽ việc xác nhận chính thức 3 người này là chiến sĩ công an đi làm nhiệm vụ, mặc quần áo dân thường để ngăn cản giáo dân đi hành lễ. Đã đủ là bằng chứng nhà nước Việt Nam cản trở quyền tự do tôn giáo của người dân một cách có hệ thống, có thủ đoạn.
 Từ nguyên nhân sự việc, đến lý do bắt người theo như báo Nghệ An và cảnh sát điều tra Nghệ An  trình bày, đã cho thấy quá nhiều khập khiễng, không ăn khớp với nhau. Ngay đến bây giờ khi sự việc xảy ra rồi mà giải thích nguyên nhân và lý do bắt người còn  thiếu nhất quán, có đoạn cắt xét đi...thì dẫn đến việc giáo dân Mỹ Yên bức xúc kéo đến trụ sở chính quyền hỏi cho ra nhẽ là việc tất yếu.
 Một điều rất khôi hài là báo Nghệ An nhắc đến người giáo dân nông dân nghèo một nắng hai sương ruộng đồng, bị kích động bởi các thế lực này nọ. Nhưng cũng nhắc đến tài sản của một tên xã đội quèn như Đậu Văn Sơn trị giá hàng trăm triệu đồng !!!!

Copy từ: Blog Người Buôn Gió


.....................

Blogger Việt Nam gặp Phái đoàn EU trước thềm đối thoại nhân quyền


Gặp Phái đoàn EU trước thềm đối thoại nhân quyền

Đại diện Mạng lưới Blogger Việt Nam trao Tuyên bố 258 cho bà Veronique Arnault, đại diện Phái đoàn EU sang dự phiên Đối thoại Nhân quyền 2013 với Việt Nam.
Chiều ngày 10/9, 4 thành viên của Mạnglưới Blogger Việt Nam đã có cuộc gặp với đại diện Phái đoàn EU tại Việt Nam để đưa bản Tuyên bố 258 và trao đổi về tình hình nhân quyền trong nước. Đáng chú ý là cuộc gặp này diễn ra ngay trước phiên đối thoại nhân quyền 2013 giữa EU và Việt Nam.

Véronique Arnault, Giám đốc phụ trách nhân quyền của Cơ quan Hành động Đối ngoại châu Âu (EEAS, tương đương với một Bộ Ngoại giao chung của EU), vừa đến Hà Nội để bắt đầu đối thoại nhân quyền EU-Việt Nam. Đối thoại nhân quyền năm nay diễn ra vào ngày 11/9, và bà đã dành riêng cho các blogger thuộc Mạng lưới Blogger Việt Nam một cuộc gặp chính thức.

Tham dự cuộc gặp, ngoài bà Véronique Arnault, còn có một số quan chức cấp cao của EU: bà Delphine Malard, Cố vấn thứ nhất, phụ trách Ban Chính trị, Báo chí và Thông tin; ông Juan Jose Almagro Herrador, cố vấn Ban Chính trị, Báo chí và Thông tin; ông Konstantin Von Mentzingen, quan chức về Việt Nam và Đông Nam Á; và bà Rose Ieremia, Đại sứ Hy Lạp tại Việt Nam. (Hy Lạp cùng với Ireland và Litva giữ chức chủ tịch Hội đồng Liên minh châu Âu nhiệm kỳ 2013-2014).

Phó Đại sứ Thụy Điển Elenore Kanter, người từng tiếp các blogger Việt Nam trong cuộc gặp “nghẹtthở” ngày 7/8 khi 5 blogger phải khó khăn lắm mới qua được hàng rào an ninh để vào Đại sứ quán, cũng tham dự.

Phía Mạng lưới Blogger Việt Nam có 4 blogger với đầy đủ đại diện từ ba miền đất nước: NguyễnTường Thụy, Nguyễn Chí Tuyến (Hà Nội), Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (tức blogger Mẹ Nấm, ở Nha Trang), Châu Văn Thi (blogger Yêu Nước Việt, ở Sài Gòn).
Mạng lưới Blogger Việt Nam sẽ có bài tường thuật chi tiết về cuộc gặp này với Phái đoàn EU.
Đại diện Mạng lưới blogger Việt Nam và phái đoàn EU trao đổi về tình hình nhân quyền Việt Nam
Đối thoại nhân quyền EU-Việt Nam

EU tổ chức đối thoại định kỳ về nhân quyền với hơn 30 nước ngoài EU. Mỗi cuộc đối thoại đều được tiến hành căn cứ vào Nguyên tắc chung của EU về đối thoại nhân quyền.

Các vấn đề đưa ra trong mỗi cuộc đối thoại được quyết định theo từng trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, một số vấn đề thuộc diện ưu tiên thì sẽ luôn ở trong chương trình nghị sự của mỗi cuộc đối thoại. Đó là việc ký, phê chuẩn và thực hiện các công ước nhân quyền quốc tế, hợp tác với các thủ tục và cơ chế nhân quyền quốc tế, chống tra tấn, xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử, bảo đảm quyền trẻ em, quyền phụ nữ, tự do biểu đạt và vai trò của xã hội dân sự.

Tham gia đối thoại là các quan chức nhà nước về nhân quyền, bao gồm cả đại diện từ các cơ quan chức năng như quốc hội, bộ tư pháp, bộ nội vụ, công an, thi hành án, v.v. Đối thoại giữa EU và các tổ chức xã hội dân sự ở nước sở tại thường diễn ra song song, bên lề những cuộc đối thoại cấp nhà nước.
Ngay sau cuộc gặp với Mạng lưới Blogger Việt Nam, Phái đoàn EU đã tiếp tục gặp gỡ (không chính thức) một số quan chức, để chuẩn bị cho đối thoại  nhân quyền chính thức vào ngày 11/9. 


Copy từ: Mạng Lưới Blogger Việt Nam


..........................

TRÌNH KIẾN NGHỊ NHÂN QUYỀN LÊN QUỐC TẾ LÀ "BÁN NƯỚC, CẦU VIỆN NGOẠI BANG" (?)

 
Có một số ý kiến cho rằng việc trình kiến nghị 258 của một số blogger VN lên LHQ và một số tổ chức NGO bảo vệ nhân quyền, sứ quán các nước phương tây được gọi là hành động "bán nước, cầu viện ngoại bang". Vậy niên hiểu những hành hoạt động này ra sao?

Tại sao có kiến nghị 258?

Kiến nghị 258 chống lại việc lạm dụng điều luật 258 bộ luật hình sự VN để bỏ tù các tiếng nói ôn hòa, bất bạo động chỉ trích chính quyền VN về cách họ hành xử với những quyền tự do ngôn luận, lập hội, biểu tình....

Tại sao không trình lên cơ quan chức năng VN để giải quyết?

Kiến nghị 258 đã được gửi đến các lãnh đạo cao cấp của VN như một cách hành xử bình thường của một xã hội bình thường, nơi người dân có quyền phản đối hoặc ủng hộ một chính sách nào đó của chính quyền.

Tuy nhiên, do hệ thống chính trị VN không hoạt động theo nguyên tắc tam-quyền-phân-lập, việc một chính sách, điều luật của chính quyền bị coi là trái Hiến pháp không thể được xét xử bởi một tòa án độc lập với hành pháp và tư pháp.

Tại sao lại trình lên LHQ và các nước?

VN là thành viên đầy đủ của Công ước quốc tế Nhân quyền bao gồm Công ước QT về quyền dân sự, chính trị. Theo cơ chế của LHQ, VN và các nước nào là thành viên của công ước này sắp phải trãi qua đợt kiểm điểm trước Hội đồng nhân quyền LHQ về tình hình bảo vệ và tôn trọng nhân quyền, các điều ước về nhân quyền mà chính quyền nước đó đã thực thi.

Các quốc gia khác và các tổ chức NGO có quyền đưa ra các khuyến nghị và bàn thảo về tình hình nhân quyền của một quốc gia là thành viên của công ước này.

Do đó, việc một nước có ý kiến nhận xét về tình hình nhân quyền của một nước là việc bình thường.

VN đang vận động để có một ghế thành viên Hội đồng nhân quyền LHQ, do đó việc kiểm điểm nghiêm túc trước cơ chế này về nhân quyền chiếu theo luật quốc tế càng có ý nghĩa và tất nhiên.

Chỉ trích chế độ là chửi quê hương đất nước?

Sai. Chế độ chính trị và khái niệm quốc gia cần phân tách rõ ràng. Chế độ chính trị thuộc phạm trù lịch sử tức là có hình thành, phát triển và tiêu vong. Nhiều chế độ trong lịch sử từ thời phong kiến, thuộc địa nửa phong kiến... đã hình thành và tiêu vong. Ngay cả học thuyết Marx cũng đề cập đến sự tiêu vong của nhà nước khi tiến lên XHCSCN.

Chính quyền được thành lập để bảo vệ nhân quyền của dân nước đó.

Việc chỉ trích chính quyền đã mắc lỗi hoặc không bảo vệ tốt nhân quyền không có nghĩa là "Chửi quê hương, đất nước" như một số quan niệm đã nhập nhằng giữa hai khái niệm này.

Sự thật là việc chỉ trích một chính sách nào đó của một chính quyền ở tây phương là một việc hết sức bình thường, nó chỉ bất bình thường trong một xã hội nơi mà các quyền tự do bị buộc phải co lại cho vừa với khuôn khổ mà chính quyền muốn.

Thậm chí, Chủ tịch HCM có câu "Nếu chính phủ làm hại dân, dân có quyền đuổi chính phủ" chứ không chỉ dừng lại ở việc chỉ trích hay phê phán.

AN

Copy từ: FB Nhật Ký Yêu Nước


.....................

Vác súng vào UBND TP.Thái Bình bắn thẳng 4 cán bộ TT Phát triển quỹ đất TP

Vác súng vào UBND TP.Thái Bình bắn thẳng 4 cán bộ


(Tin tức pháp luật) - Sự việc xảy ra vào chiều ngày 11/9, tại Trung tâm Phát triển Quỹ đất Thành phố (nằm trong UBND TP. Thái Bình, địa chỉ 1 phố Trần Phú, TP Thái Bình). 

Theo nhiều nhân chứng có mặt tại hiện trường kể lại, hung thủ là đàn ông, độ tuổi khoảng 30, bất ngờ mở của bước vào phòng làm việc của Trung tâm Phát tiển Quỹ đất Thành phố.

Lúc đó tại đây có 6 người đang ngồi làm việc trong phòng.

Khi nhìn thấy mọi người đang ngồi trong phòng, chẳng nói chẳng rằng, người này nhằm thẳng những người đang có mặt  bắn trọng thương 4 người rồi nhanh chóng bỏ đi khỏi hiện trường.

Hiện trường nơi 4 cán bộ UBND TP. Thái Bình bị bắn.
Hiện trường nơi 4 cán bộ UBND TP. Thái Bình bị bắn.

"Thời điểm xảy ra vụ việc là gần 14 giờ chiều. Lúc đó, do UBND TP tổ chức cuộc họp nghe báo cáo dự thảo quy chế Quy hoạch Kiến trúc TP nên lãnh đạo Văn phòng UBND và các phòng ban khác đều đi họp.

Đúng 14h, rất nhiều người trong UBND TP nghe thấy tiếng nổ “bụp, bụp” rồi nghe thấy tiếng kêu la, huyên náo tại khu vực tầng 1, nơi đặt trụ sở Trung tâm Phát triên Quỹ đất Thành phố", một nhân chứng giọng còn hoảng hốt nói.

Lực lượng chức năng khám nghiệm hiện trường.
Lực lượng chức năng khám nghiệm hiện trường.

Danh tính những nạn nhân bị thương được xác định là Vũ Ngọc Dũng (phó Giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố - Đội Giải phóng mặt bằng), ba người còn lại là ông Vũ Công Cương, ông Nguyễn Thanh Dương và ông Bùi Đức Xuân, hiện 3 người này cũng đều là nhân viên của Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố.  

Ngay lập tức, cả bốn người đều được đưa vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình cấp cứu. Sau đó, 2 người bị thương tích nặng nhất là Vũ Ngọc Dũng và Nguyễn Thanh Dương đã được đưa lên cấp cứu tại Bệnh viện Việt Đức - Hà Nội.

Bên ngoài công tác an ninh, phong tỏa được triển khai gấp rút.
Bên ngoài công tác an ninh, phong tỏa được triển khai gấp rút.

Trao đổi với PV báo Đất Việt vào 19h ngày 11/9, ông Nguyễn Đình Trung - Phó Giám đốc Công an tỉnh Thái Bình đã xác nhận sự việc.  

Nguyên nhân ban đầu được xác định là do chuyên mâu thuẫn giải phóng mặt bằng. Cách đây khoảng 1 tháng, Đội giải phóng mặt bằng có tiến hành giải quyết đền bù cho một số trường hợp, trong đó có trường hợp của nghi phạm này nhưng gia đình không đồng tình với quan điểm giải quyết của cơ quan chức năng.

Nghi phạm này đi làm tại TP Hồ Chí Minh và mới về địa phương được khoảng 1 tuần.
Hiện vụ việc đang được cơ quan chức năng nhanh chóng điều tra truy bắt đối tượng.
 
Tiếp tục cập nhật...
Việt Thành

Nguồn: Đất Việt

Khởi tố vụ án hình sự ở Giáo xứ Mỹ Yên


Cập nhật: 08:59 GMT - thứ ba, 10 tháng 9, 2013

Cả công an và người dân đều cáo buộc phía bên kia gây ra thương tích
Cơ quan điều tra tỉnh Nghệ An vừa công bố quyết định khởi tố vụ án hình sự về các sự việc xảy ra tại xã Nghi Phương, huyện Nghi Lộc, trong các ngày 30/8, 3/9 và 4/9.
Thông cáo đăng trên báo Công an Nghệ An ngày 8/9 nói quyết định khởi tố vụ án hình sự này liên quan đến các tội danh "gây rối trật tự công cộng, giữ người trái pháp luật và chống người thi hành công vụ."
Trước đó, ngày 6/9, Tổng Giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp đã có tuyên bố gửi đến giáo dân thuộc giáo phận Vinh, trong đó lên án "cách ứng xử bất nhân và những hành vi bạo lực dã man của cơ quan công quyền".
Trong tuyên bố dưới tựa đề “Thư chung”, Đức Giám mục cũng tố cáo nhà cầm quyền đã không thả hai giáo dân Ngô Văn Khởi và Nguyễn Văn Hải như trong cam kết [của UBND xã Nghi Phương] đưa ra ngày 3/9, mà lại thay vào đó bằng cuộc trấn áp diễn ra vào ngày 4/9.
“Kết quả thê thảm là ít nhất 30 người bị thương, trong đó có cả phụ nữ và thiếu niên. Một số nạn nhân còn trong tình trạng nguy kịch tính mạng,” tuyên bố có đoạn.
Trong bài đăng ngày 8/9, báo Công an Nghệ An gọi tuyên bố của Đức Giám mục Nguyễn Thái Hợp là sự “vu khống lực lượng công an”.
Tờ báo này cũng nói bản cam kết của UBND xã Nghi Phương được đưa ra “trong hoàn cảnh hàng trăm phần tử quá khích trong giáo dân” đã kéo đến trụ sở UBND “để bao vây, đe dọa, gây sức ép”, đồng thời cáo buộc “hàng trăm người” đã “tấn công lực lượng bảo vệ bằng những trận mưa đá, bằng gậy gộc, hung khí …”

Hai phía đều sai?

Hai giáo dân Ngô Văn Khởi và Nguyễn Văn Hải hiện đang bị tạm giữ để "làm rõ vụ việc gây rối trật tự công cộng, bắt giữ người trái pháp luật vào đêm 22/5", theo các nguồn tin chính quyền ở Nghệ An.
Giáo dân Mỹ Yên và chính quyền 'đều sai'
Ý kiến cho rằng nhận thức về pháp luật của người dân và chính quyền đều kém trong vụ xô xát tại giáo xứ Mỹ Yên, Nghệ An.
Trong chiều 3/9, khi người dân vây quanh trụ sở UBND xã Nghi Phương để đòi trả tự do cho hai người này, Chủ tịch UBND xã Nguyễn Trọng Tạo đã đưa ra một cam kết trong đó hứa sẽ “trực tiếp đề nghị công an tỉnh thả người trước 16 giờ, ngày 4/9."
Trả lời phỏng vấn BBC ngày 10/9, luật sư Hoàng Văn Hướng, Trưởng văn phòng Luật sư Hoàng Hưng thuộc Đoàn Luật sư TP Hà Nội, cho rằng bản cam kết này là sai thẩm quyền và thể hiện “sự ấu trĩ của chính quyền địa phương”.
"UBND cấp phường xã ... hoàn toàn không có thẩm quyền về việc bắt người và thả người ... mà phải theo quy trình về tố tụng hình sự. Khi đã tạm giữ về hình sự rồi thì chỉ có cơ quan hoặc người có thẩm quyền mới có thể ra quyết định," ông Hướng nói.
"Tôi khẳng định một cơ quan cấp xã, đặc biệt là chính quyền địa phương không bao giờ có quyền hứa với ai về việc bắt người hay thả người. Nhận thức của chính quyền địa phương là hết sức ấu trĩ."
Ông Hướng cũng cho rằng nhận thức về pháp luật của Tổng Giám mục Nguyễn Thái Hợp là “còn khiếm khuyết rất nhiều”.
"Vị giám mục căn cứ vào [bản cam kết của UBND xã Nghi Phương] đó để phát ngôn lại càng không khách quan và không đúng quy định của pháp luật,” ông nói.

Cáo buộc trái chiều

Xô xát giữa người dân với lực lượng công an tỉnh Nghệ An bắt nguồn từ sự việc diễn ra ngày 22/5 mà hai ông Ngô Văn Khởi và Nguyễn Văn Hải bị cho là có liên quan.
Đụng độ tại giáo xứ Mỹ Yên, Nghệ An
Hình ảnh trên mạng xã hội cho thấy cảnh xô xát giữa công an và giáo dân ở xã Nghi Phương, huyện Nghi Lộc, Nghệ An hôm 4/9.
Trong cuộc phỏng vấn ngày 5/9 với BBC, Đức giám mục Nguyễn Thái Hợp cho biết vào ngày 22/5, đoàn xe chở gia đình của 14 thanh niên công giáo Nghệ An bị một số công an mặc thường phục chặn trên đường hành hương đến linh địa Trại Gáo, thuộc giáo xứ Mỹ Yên.
Xung đột sau đó đã xảy ra giữa hai bên, dẫn đến việc "hàng trăm" người dân vây đánh và bắt giữ ba người chặn đường họ.
"Đến khi họ đánh xong, đưa vào trong, mở cốp xe ra [những người chặn đường] thì mới thấy sắc phục và thấy giấy tờ công an," ông nói.
Tuy nhiên báo Công an Nghệ An trong tin đăng ngày 6/9 nói "cán bộ công an có mặt làm nhiệm vụ tại địa bàn là hoạt động bình thường nhằm đảm bảo an ninh trật tự."
Tờ báo này cũng cáo buộc các giáo dân "quá khích" đã "bao vây, tấn công" nhà ông Đậu Văn Sơn, Chỉ huy trưởng Xã đội xã Nghi Phương ở gần đó.
Về việc này, bà Nguyễn Thu Hương, một giáo dân Mỹ Yên, nói với BBC là do đó là nơi một số công an chặn đường chạy vào ẩn nấp.
Các nguồn tin cũng khá mâu thuẫn về việc ai là thủ phạm tấn công trước trong cuộc xung đột ngày 4/9.
Theo bà Hương, "một số người mặc thường phục hình như không phải công an ném đá vào hai gia đình nạn nhân."
"Họ bắt đầu ném đá vào dân trước. Sau đó hai bên xô xát ném đá vào nhau. Công an dùng gậy, bình xịt cay, súng nổ và các loại vũ khí trong khi giáo dân đi tay không".
Trong khi đó, báo Công an Nghệ An nói "một số đối tượng quá khích đã dùng nhiều gạch đá tấn công lực lượng chức năng làm nhiệm vụ ở đây, làm một số cán bộ bị thương, buộc lực lượng cảnh sát cơ động phải tự vệ và bảo vệ cán bộ xã, bảo vệ trụ sở chính quyền xã Nghi Phương."
Tờ này cũng cho biết "tại cơ quan điều tra, hai đối tượng (ông Ngô Văn Khởi và Nguyễn Văn Hải) đã khai nhận và nhận thức được hành vi của mình là vi phạm pháp luật."

Copy từ: BBC

......................

PGHH tổ chức cầu an cho giáo dân Mỹ Yên tại Đồng Tháp



VRNs (10.09.2013) – Đồng Tháp – Sáng ngày 08.09.2013, tại tư gia một tín hữu tại huyện Lại Vung, tỉnh Đồng Tháp, Giáo hội Phật Giáo Hoà Hảo (PGHH) Thuần túy đã tổ chức Lễ hiệp thông cầu an cho giáo xứ Mỹ Yên, thuộc Giáo phận Vinh sớm vượt qua cơn pháp nạn.
Tham gia buổi lễ có gần khoảng 100 người gồm các chức sắc và tín đồ PGHH thuần tuý trong các tỉnh thành: Đồng Tháp, Sài Gòn, Cần Thơ, An Giang, Vĩnh Long… Buổi lễ diễn ra trong bầu không khí trang nghiêm và thanh tịnh. Bên ngoài khuôn viên cuộc lễ có nhiều an ninh công an tỉnh Đồng Tháp mặc thường phục lảng vảng theo dõi.
Ông phó Hội trưởng Trung Ương PGHH Thuần tuý cho biết: “Nhận được nguồn tin Giáo xứ Mỹ Yên nhiều người bị thương rất nặng do cường quyền gây ra., chúng tôi với tư cách là người trong Hội đồng Liên tôn và trên tinh thần “một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” hay “máu chảy ruột mềm” thì chúng tôi làm hết sức mình để bảo vệ quyền lợi lẫn nhau. Đồng thời hiệp thông cầu an cho những nạn nhân sớm qua cơn nguy biến và Giáo xứ Mỹ Yên được yên bình tự do”.
Theo nguồn tin từ VRNs, sáng ngày 03.09.2013, người dân xứ Mỹ Yên đã đi khiếu kiện UBND xã Nghi Phương đòi thả anh Nguyễn Văn Hải và anh Ngô Văn Khởi. Sau đó, người dân được ông Chủ tịch xã Nguyễn Văn Tạo ký cam kết sẽ thả người, vào chiều ngày 04.09.2013. Tuy nhiên, chiều ngày 04.09.2013, người dân quay lại UBND xã Nghi Phương yêu cầu lãnh đạo xã thả người như đã hứa, thì UBND xã Nghi Phương đã đáp lại bằng cách cho công an, bộ đội mặc sắc phục đóng đầy trụ sở, với dùi cui, vũ khí… Họ cho một số người len vào đám đông dân chúng ném đá về phía công an tạo cớ. Sau đó, bên công an được trang bị sẵn sàng đã xịt hơi cay và bắt đầu đánh đập bà con giáo dân. Có điều lạ là lực lượng công quyền không đánh những thanh niên ném đá, mà quay lại đánh những thanh niên phụ nữ thuộc giáo xứ Mỹ Yên, làm cho ba người bị thương nặng, trong đó có một người bị chấn thương sọ não phải mổ và những người còn lại bị thương khoảng 15 người.
PGHH cầu an cho giáo dân Mỹ Yên, Nghệ An.
PGHH cầu an cho giáo dân Mỹ Yên, Nghệ An.
Như vậy, từ đầu tháng 07.2013 đến nay, các tôn giáo lớn ở Việt Nam điều bị csVN sách nhiễu và đàn áp. Đạo Cao Đài chân truyền bị cưỡng chiếm Thánh thất Long Bình thuộc châu đạo Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang và nhiều tín đồ chức sắc bị chọi đá đánh đập dã man. PGHH bị công an tỉnh Vĩnh Long, Đồng Tháp đã gửi giấy mời đến nhiều tín đồ và nhiều chức sắc để sách nhiễu và hăm dọa. Riêng ngày 28.08.2013, công an tỉnh Cần Thơ ngăn chặn tín đồ PGHH tham dự ngày giỗ người thân của bà Nguyễn Thị Ngọc Lan (Hội trưởng PGHH Thuần tuý Tp.Cần Thơ). Chính quyền đã đùng lực lượng dân phòng và côn đồ đánh đập một số người bị thương. Các điểm nhóm Tin Lành tại tỉnh Sóc Trăng bị bách hại. Nay thì Giáo dân xứ Mỹ Yên thuộc Giáo phận Vinh bị đánh trọng thương.
Ông Bùi Văn Luốt Hội trưởng PGHH tỉnh Vĩnh Long tham dự buổi lễ cầu an khẳng định: “Chúng ta cần phải đoàn kết lại để lên tiếng phản đối nhà cầm quyền Việt Nam trấn áp tôn giáo như hiện nay”.
Nhóm phóng viên PGHH

Copy từ: Truyền Thông Chúa Cứu Thế


.................

Liên hiệp Truyền thông Công giáo VN lên tiếng vụ Mỹ Yên


Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
2013-09-10

Đông đảo các lực lượng công an được điều động xuống giải tỏa giáo dân xứ Mỹ Yên, tỉnh Nghệ An
Đông đảo các lực lượng công an được điều động xuống giải tỏa giáo dân xứ Mỹ Yên, tỉnh Nghệ An ngày 4 tháng 9, 2013
Courtesy TTXVA
Nghe bài này

Vụ việc người giáo dân tại giáo xứ Mỹ Yên, giáo phận Vinh không chỉ thu hút chú ý của người trong cuộc ở Việt Nam, mà nhiều nơi trên thế giới cũng quan tâm.
Liên hiệp Truyền thông Công giáo Việt Nam bao gồm các cơ quan thông tin tại Australia, Philippines, Hoa Kỳ và Châu Âu hồi ngày 7 tháng 9 vừa qua ra thông cáo báo chí kêu gọi chấm dứt tình trạng được cho là đàn áp ở xứ Mỹ Yên, bảo đảm an ninh cho các tôn giáo tại Việt Nam, tôn trọng nhân quyền và tự do tôn giáo theo Hiến chương Liên hiệp quốc.
Gia Minh hỏi chuyện linh mục Paul Chu Văn Chi, phó giám đốc Thông tấn xã Công giáo VietCatholic tại Australia về thông tin liên quan đó.
Gia Minh: Thưa linh mục, mức độ của vụ việc thế nào khiến cho Liên hiệp Truyền thông Công giáo phải ra thông cáo báo chí?
Linh mục Paul Chu Văn Chi: Sau khi Liên hiệp Truyền thông Công giáo ở hải ngoại nhận được thông cáo của Nhà Chung Xã Đoài, tức tòa giám mục Vinh, và đặc biệt thư chung của Đức giám mục Phao lô Nguyễn Thái Hợp, chúng tôi thấy không thể chấp nhận tình trạng đó được. Đó là điều mà theo chúng tôi cần phải lên tiếng để thấy rõ sự bất công không thể nào tồn tại được trong thế kỷ 21 này;  nhất là đối với dân tộc Việt Nam đã chịu đau khổ nhiều rồi mà còn bị những hành hạ, đàn áp một cách dã man như vậy.
Qua thư chung và thông cáo của tòa giám mục giáo phận Vinh, chúng tôi hợp ý hiệp thông và ủng hộ lập trường của đức cha Phao lô Hợp, cũng như hiệp thông và yểm trợ tinh thần, cầu nguyện cho giáo xứ Mỹ yên đang bị đàn áp như vậy. Chúng tôi thấy cần phải lên tiếng để cho thế giới cũng như công luận biết được để ngăn chặn những đàn áp dã man như vậy.
Chúng tôi cần phải lên tiếng để thấy rõ sự bất công không thể nào tồn tại được trong thế kỷ 21 này; nhất là đối với dân tộc Việt Nam đã chịu đau khổ nhiều rồi mà còn bị những hành hạ, đàn áp một cách dã man như vậy
LM Paul Chu Văn Chi
Gia Minh: Truyền thông của tỉnh Nghệ An và cả truyền thông trung ương của Việt Nam có nhiều bài phản bác lại Tòa giám mục Vinh và giám mục Nguyễn Thái Hợp, Liên hiệp Truyền thông thấy những phản bác của chính quyền Việt Nam ra sao?
Linh mục Paul Chu Văn Chi: Chúng tôi không chỉ theo nguồn dư luận của thư chung và thông cáo của tòa giám mục Vinh, mà chúng tôi có tìm hiểu qua những người khác như cụ Lê Quang Liêm- Phật giáo Hòa Hảo và một số trí thức thì khám phá ra lời của đức cha Nguyễn Thái Hợp và thông cáo của Tòa giám mục Vinh là chính xác, đúng đắn. Vì thế chúng tôi càng xác quyết lập trường hỗ trợ, hiệp thông để đồng hành với đức cha Hợp cũng như giáo phận Vinh. Đó là tiếng nói của chúng tôi sau khi đã tìm hiểu cặn kẽ. Và khi theo dõi tin tức từ phía tỉnh Nghệ An, chúng tôi khám phá ra họ là những người nói dối, đặt điều cho việc đó.
Giáo xứ Thái Hà, Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội thắp nến cầu nguyện cho anh chị em giáo dân giáo xứ Mỹ Yên (8 tháng 9, 2013)
Giáo xứ Thái Hà, Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội thắp nến cầu nguyện cho anh chị em giáo dân giáo xứ Mỹ Yên đêm 8 tháng 9, 2013 (thanhnienconggiao)
Gia Minh: Thưa linh mục, tại giáo phận Vinh đây không phải lần đầu tiên xảy ra sự việc, mà từ năm 2009 có sự việc ở Tam Tòa, sau đó đến Cầu Rầm và hồi năm ngoái Con Cuông, nay đến Mỹ Yên; vậy mức độ hiệu quả của sự lên tiếng lâu nay ra sao mà vẫn xảy ra những sự việc như thế?
Linh mục Paul Chu Văn Chi: Đã là sự thật, trong hoàn cảnh nào chúng tôi cũng phải lên tiếng bảo vệ sự thật. Vì chúng tôi là truyền thông Công giáo, chúng tôi theo sứ điệp của Đức Ki tô và giáo hội. Chúng tôi luôn bênh vực cho công lý, cho lẽ phải, chúng tôi luôn đứng về phía chân lý và sự thật. Do đó lời hiệu triệu, kêu gọi của chúng tôi chỉ chú trọng đặc biệt về sự cầu nguyện, sự hỗ trợ của mọi người, sự hỗ trợ cho giáo xứ Mỹ Yên nói riêng, giáo phận Vinh nói chung cùng với đức giám mục Phao lô Nguyễn Thái Hợp. Đó chính là điều mà chúng tôi phải lên tiếng để mà ủng hộ, hỗ trợ, để tích cực nâng đỡ giáo phận Vinh, đặc biệt giáo xứ Mỹ Yên phải gặp cơn hoạn nạn thế này!
Cho đến bây giờ, chúng tôi cũng kêu gọi các nơi hiệp thông, cầu nguyện. Chắc chắn một điều bây giờ các nơi đang cầu nguyện. Chúng tôi rất tin vào lời cầu nguyện của chúng tôi
LM Paul Chu Văn Chi
Gia Minh: Ngoài sự lên tiếng như thế, cụ thể còn những hoạt động gì nữa, thưa Linh mục?
Linh mục Paul Chu Văn Chi: Cho đến bây giờ, chúng tôi cũng kêu gọi các nơi hiệp thông, cầu nguyện. Chắc chắn một điều bây giờ các nơi đang cầu nguyện. Chúng tôi rất tin vào lời cầu nguyện của chúng tôi. Đồng thời có khá nhiều các nơi đã đốt nến, đã cầu nguyện cho giáo xứ Mỹ Yên, giáo phận Vinh cũng như đức cha Phao Lô Nguyễn Thái Hợp, đức cha phụ tá Phê rô Nguyễn Văn Viên.
Gia Minh: Bản thân linh mục có tham gia những cuộc lễ, thắp nến như thế tại Úc chưa?
Linh mục Paul Chu Văn Chi: Cuối tuần vừa rồi tất cả 16 thánh lễ của cộng đồng Công giáo Việt Nam tại Sydney, chúng tôi đã cầu nguyện hướng về giáo xứ Mỹ Yên, giáo phận Vinh. Tuyên úy đoàn của Úc Châu và Đức cha Long cùng các linh mục của tuyên úy đoàn chúng tôi đã gửi một thư hiệp thông kêu gọi cầu nguyện cho giáo xứ Mỹ Yên, cho giáo phận Vinh cũng như cầu nguyện cho tự do tôn giáo và nhân quyền tại Việt Nam.
Gia Minh: Linh mục làm trong lĩnh vực truyền thông biết được những người ở Úc và những người đi về Việt Nam họ thấy sự thật đó như thế nào?
Linh mục Paul Chu Văn Chi: Ví dụ tôi liên lạc với ông dân biểu liên bang Chris Haye, cũng như ông đã liên lạc với ông Bob Carr, mọi người đều đồng tình phải cầu nguyện, đấu tranh, phải làm sao mà tìm kiếm cho Việt Nam có tự do dân chủ, tôn giáo và nhân quyền. Mặc dù các báo chí của Úc không đề cập nhiều nhưng tôi nghĩ những chính trị gia và các người làm việc cũng để ý và quan tâm khá nhiều đến tình hình tự do tôn giáo và nhân quyền tại Việt Nam; trong đó có những Cồn Dầu, Mỹ Yên. Họ để ý đến và luôn đấu tranh để tìm được tự do tôn giáo và nhân quyền tại Việt Nam.
Gia Minh: Theo linh mục ngoài lời cầu nguyện, sự lên tiếng như vậy, biện pháp hữu hiệu hơn nữa để Việt Nam sớm có tự do tôn giáo, nhân quyền là gì?
Linh mục Paul Chu Văn Chi: Tôi nghĩ tất cả mọi người Việt Nam máu đỏ da vàng, mang trái tim Việt Nam; tất cả các tôn giáo nếu đồng lòng. Tôi nghĩ đa số người Việt Nam đề có ước mơ như vậy. Nhưng nhà cầm quyền Việt Nam có những thủ đoạn quá ác độc, phân tán không để đại đoàn kết các tôn giáo, các nhà trí thức; gây nên chia rẽ trong các cộng đồng tôn giáo nói riêng và cộng đồng người Việt Nam dân tộc nói chung. Nhưng tôi nghĩ trong một ngày gần đây sẽ có những hoàn cảnh đặc biệt và dân tộc Việt Nam sẽ sớm hưởng được tự do tôn giáo và nhân quyền.
Gia Minh: Cám ơn Linh mục.

Copy từ: RFA


..................