Dân Hong Kong biểu tinh đòi dân chủ
Hàng ngàn người tuần hành
ở Đặc khu hành chính Hong Kong để yêu cầu chính quyền Trung
Quốc giữ lời hứa tổ chức các cuộc bầu cử dân chủ hoàn toàn
vào năm 2017.
Những người biểu tình đã bất chấp trời
mưa để tham dự cuộc tuần hành vì dân chủ hàng năm vào dịp kỷ
niệm 16 năm ngày thuộc địa cũ của Anh được trao trả về cho đại
lục.Hiện tại trưởng đặc khu do một nhóm 1.200 đại cử tri bầu ra.
Chính quyền hứa hẹn
Trước đó ông Lương đã nói rằng chính quyền Hong Kong cam kết thực thi dân chủ hoàn toàn trước thời hạn năm 2017.Phát biểu tại một buổi lễ kỷ niệm hôm thứ Hai ngày 1/7, ông Lương nói ‘thực hiện phổ thông đầu phiếu để bầu trưởng đặc khu vào năm 2017’ là ‘nhiệm vụ chính’ của chính quyền Hong Kong.
“Chúng tôi hy vọng rằng những người có quan điểm khác nhau có thể để qua một bên những khác biệt và tìm kiếm đồng thuận nhiều nhất có thể bằng một cách thực tiễn, có ích và ôn hòa,” ông nói thêm.
Ông cho biết các cuộc tham vấn để quyết định quy mô của các cuộc bầu cử sẽ bắt đầu ‘vào lúc thích hợp’.
"Bầu đặc khu trưởng là một quyền chính trị cơ bản mà chúng tôi đã bị tước bỏ trong nhiều năm qua."
Albert Ho, nhà lập pháp Hong Kong ủng hộ dân chủ
Phóng viên BBC Juliana Liu ở Hong Kong nói rằng họ muốn chính quyền cam kết việc đề cử ứng viên sẽ diễn ra công bằng và rằng các ứng viên được xem là không trung thành với Bắc Kinh cũng có cơ hội tranh cử.
“Bầu trưởng đặc khu là một quyền chính trị cơ bản mà chúng tôi đã bị tước bỏ trong nhiều năm qua,” ông Albert Ho, một nhà lập pháp ủng hộ dân chủ, nói.
“Chúng tôi không thể đợi thêm được nữa,” ông nói thêm.
Hiện tại Hong Kong có chế độ bầu cử phức tạp. Chỉ có một số ghế của Hội đồng Lập pháp là được người dân bỏ phiếu bầu.
Bản thân ông Lương Chấn Anh được bầu ra năm ngoái bởi một nhóm đại cử tri phần lớn trung thành với Bắc Kinh.
Bài Bắc Kinh
Họ tập hợp ở Công viên Victoria rồi từ đó tuần hành đến khu trung tâm tài chính của Hong Kong.
Những người tuần hành hô to: ‘Lương Chấn Anh từ chức đi’ và ‘Bảo vệ Hong Kong’.
Một người biểu tình có tên là James Lam nói: “Tôi đến đây để đấu tranh cho tự do và dân chủ. Nếu người dân Hong Kong không xuống đường đấu tranh cho quyền tự do của mình thì chúng tôi sẽ không còn tự do trong tương lai.”
Một số người còn giương cao biểu ngữ kêu gọi thả ông Lưu Hiểu Ba, người đoạt giải Nobel Hòa bình hiện đang bị chính quyền đại lục cầm tù với cáo buộc chống phá Nhà nước.
"Tôi đến đây để đấu tranh cho tự do và dân chủ. Nếu người dân Hong Kong không xuống đường đấu tranh cho quyền tự do của mình thì chúng tôi sẽ không còn tự do trong tương lai."
James Lam, một người biểu tình
Bên cạnh đòi phổ thông đầu phiếu, những người biểu tình còn phản đối giá bất động sản quá cao và chênh lệch thu nhập.
Một buổi biểu diễn ca nhạc và một cuộc tập hợp ủng hộ chính quyền cũng diễn ra trong ngày 1/7. Một số cửa hàng bán lẻ còn tung ra các chương trình giảm giá trên khắp thành phố vào dịp này.
Những động thái này bị chỉ trích là nỗ lực lôi kéo người dân tránh xa các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ.
Các cuộc tuần hành như thế này đã trở thành sự kiện thường niên kể từ năm 2003 khi mà 500.000 người xuống đường phản đối một dự luật an ninh quốc gia và tình trạng suy thoái kinh tế.
Đây là một trong những lý do dẫn đến sự ra đi của ông Đổng Kiến Hoa, trưởng đặc khu lúc đó, một năm sau đó.
Copy từ: BBC
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét