CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Bảy, 2 tháng 2, 2013

Đây bọn cường hào TP HCM





  LỜI TOÀ SOẠN
 
Anh Phạm Chánh Trực thân mến,
Tôi với anh từng là bạn thân, từng là đồng chí từ thời kháng chiến chống Mỹ, nay – với tư cách là chủ biên một trang web – tôi vừa nhận được một bài tường thuật khá chi tiết về vụ “lấy đất của dân” ở quận 9. Vụ này có liên quan tới anh từ khi anh còn làm trưởng ban quản lý dự án Khu Công nghệ cao Tp HCM. Vậy anh nên bỏ chút thì giờ xem xét lại vấn đề thực hư ra sao và góp phần tìm cách giải quyết hợp tình, hợp lý và hợp pháp để cho nhân dân được nhờ và cũng để lấy lại niềm tin vốn đã sứt mẻ quá nhiều.
Trong bài tường thuật này, người dân nói rằng họ đã gởi khiếu kiện đi khắp nơi nhưng không ai trả lời, còn báo chí thì họ cũng chẳng hy vọng gì, nên tôi phải giúp họ nói lên tiếng nói của mình.
Website Lề Bên Trái không chịu trách nhiệm về mức độ chính xác của các sự kiện
Lời lẽ trong bài tường thuật này có vài chỗ hơi quá khích nhưng tôi đăng nguyên văn, không sửa chữa gì, cốt là để anh thấy được sự phẫn nộ của quần chúng.
 
Thân mến,
Đào Hiếu
nhà văn, chủ biên website LỀ BÊN TRÁI và Blog LỀ BÊN TRÁI
Địa chỉ truy cập: http://daohieu.wordpress.com/
 

ĐÃ SAI LẠI CÀN QUẤY

From: “Thép Bút” <butthep.ss404@gmail.com>
Nhận được tin một số CA phường Tăng Nhơn Phú A, Quận 9, Tp HCM trong lúc trấn áp người dân giữ đất đã có hành vi thô bạo. Dã man hơn, có kẻ đã dùng chân đá vào bụng một phụ nữ đang mang bầu, tôi vội vàng thu xếp công việc để tìm hiểu rõ vụ việc.
 
NHÂN VIÊN CÔNG VỤ HAY XÃ HỘI ĐEN?
 
Sự việc xảy ta tại địa chỉ 207, đường Man Thiện, khu phố 5, phường Tăng Nhơn Phú A, quận 9, Tp Sài Gòn. Đây là khu vực nhà cũ của bà Nguyễn Thị Gái, đã bị chính quyền quận 9 dùng quyền lực và sức mạnh công vụ cưỡng chế trái phép ngày 14 tháng 10 năm 2008. Vụ cưỡng chế trái phép này đã được tường thuật trong bài “Hình ảnh cưỡng chế nhà chị Gái”.
Gia đình bà Gái cho rằng chính quyền quận 9 cưỡng chế thu hồi đất của gia đình bà là trái với pháp luật. Vì vậy bà cùng con cháu kiên quyết bảo vệ mảnh đất tổ tiên để lại, cũng là bảo vệ quyền sử dụng đất mà nhà nước đã trao một cách hợp pháp cho gia đình bà. Sau khi chính quyền cưỡng chế, cào nát ngôi nhà cấp bốn mà gia đình bà phải mất hơn mười năm dành dụm mới xây dựng được, bà che một túp liều dưới bụi tre già để ở giữ đất. Được chừng hơn tuần lể sau thì chính quyền đem công an vào phá luôn túp liều của bà. Sau đó Công ty CP Phát Triển Khu Công Nghệ Cao cho xe ủi phá tận gốc bụi tre và cho xe ben đổ đất san lắp mặt bằng bất chấp sự phản đối trong tuyệt vọng của bà Gái. Họ tự ý phân lô trên đất của bà, bán lại cho chính quyền quận 9 để họ bán lại cho dân tái định cư.
Sáng ngày 12/03/2009, Ông Phan Thế Truyền, và ông Hiếu (không đeo bảng tên nên không rõ họ), đại diện cho công ty Cổ Phần Phát Triển Khu Công Nghệ Cao dẫn đến một nhóm công nhân cho triển khai xây dựng trên đất của gia đình bà Gái. Bà Gái ra giải thích với việc chính quyền cưỡng chế trái luật pháp và can ngăn những người thi công một cách ôn hòa. Bất chấp những lời lẽ phải trái của bà Gái, ông Truyền vẫn lệnh cho công nhân tiến hành thi công và gọi công an đến trấn áp tinh thần gia đình bà. Hôm đó, những công an đến làm nhiệm vụ “bảo kê” cho công ty  Công ty CP Phát Triển Khu Công Nghệ Cao gồm có các ông Phạm Minh Hiếu, Đặng Thanh Tâm, cùng 4 công an viên và 1 dân quân không đeo bảng tên. Tất cả họ điều là cán bộ chiến sĩ công an của phường Tăng Nhơn Phú A, quận 9, Tp Sài Gòn. Ngoài ra còn có ông Trần văn Tiên, là  trưởng khu phố 5 của phường Tăng Nhơn Phú A cũng có mặt. Ông già hơn 70 tuổi này nổi tiếng “Việt gian” bởi câu nói bất hủ hồi năm 2005: ”Cứ đổ đất bao vây cho nước  mưa ngập nhà chúng nó (nhà của dân khu phố 5) là chúng phải bỏ đi ”. Ông ta nói câu này khi người dân không chịu di dời giao đất, giao nhà cho chính quyền vì giá đền bù quá thấp.
Trước một lực lượng công an hùng hậu như thế “bảo kê” cho nhóm công nhân của công ty Công ty CP Phát Triển Khu Công Nghệ Cao thi công, bà Gái đành bất lực nhìn kẻ khác xâm phạm đất đai gia mình trong nước mắt. Biết làm gì bây giờ khi công lý không thuộc về những người dân yếu đuối như gia đình bà? Tuy vậy bà vẫn kiên quyết phản đối hành vi xâm phạm tài sản hợp pháp của gia đình bà một cách ôn hòa. Bởi bà biết đây là cái bẫy của bọn vô lại nhằm tìm cách ám hại gia đình bà. Chỉ cần họ có hành vi dùng vũ lực chống lại là sẽ bị công an chính quyền khép vào tội “gây rồi trật tự công cộng” hoặc “chống người thi hành công vụ”. Đây là hai tội danh rất hữu hiệu trong việc ứng dụng đễ cướp đất người nông dân nghèo khổ ở Việt Nam hiện tại.
Thế nhưng sự việc không dừng lại ở đó. Bà Gái kể: sáng ngày 16/03/2009, một lần nữa ông Truyền lại tiếp tục gọi công an  phường Tăng Nhơn Phú A đến đất của gia đình bà để “bảo kê” cho công nhân thi công. Có lẽ với quyết tâm cao độ muốn trấn áp gia đình bà  Gái một phen cho xong nên lần này dẫn đầu nhóm công an là ông Trần Văn Thắng, phó CA phường Tăng Nhơn Phú A. Khi bị gia đình bà Gái can ngăn không cho thi công, ông Thắng hùng hổ nhào vô chửi bới gia đình bà, đòi bắt giam gia đình bà. Gia đình bà Gái hôm ấy ngoài bà còn có ông Đước là chồng của bà, và con gái bà là cô Nguyễn Ngọc Hạnh đang mang thai và một đứa con 3 tuổi của cô Hạnh.
Tôi hỏi: “Diễn biến cụ thể sự việc ngày 16/03/2009 như thế nào, bà có thể kể lại rõ hơn không? “
Bà Gái kể:  “Lúc đó khoảng 10 giờ. Ông Truyền cho công nhân đem máy đến đóng cọc (máy ép cọc làn nền móng công trình – BT) trên đất của tôi. Tôi giải thích với công nhân đất tôi chưa giao cho nhà nước, còn đang khiếu kiện. Thấy tôi cản ngăn ôn hòa công nhân họ cũng không muốn làm. Lúc đó ông Truyền dùng điện thoại di động gọi cho công an phường. Một lúc sau thì họ đến chừng chục người, vừa công an mặc áo xanh, dân quân tự vệ và có mấy người mặc đồ dân sự không rõ là ai. Họ đến bằng xe bán tải hiệu Ford của công an phường và có người đi xe gắn máy.
Khi công an tới, thấy tôi và con gái tôi đang ngồi trên chỗ họ định đóng cọc ông Thắng vung tay đuổi cả nhà tôi ra khỏi đất của tôi. Ông ta ra lệnh: Đứa nào không cho làm thì bắt hết về phường. Tôi hỏi: Ông làm công an bảo vệ lẽ phải hay bảo vệ kẻ cướp? Ổng nói:Tôi học luật hết rồi, biết luật rõ lắm. Tôi mới hỏi: Anh học luật nào? Ổng nói học luật đất đai. Con gái tôi mới hỏi: Anh học luật nhiều mà anh biết được bao nhiêu? Anh có biết nghị định 84 không? ( Nghị định 84/2007 về bồi thường đất đai theo giá thị trường). Chắc là ổng không biết nên im lặng không trả lời mà nói với con gái tôi: Tôi không nói chuyện với cô. Con gái tôi vặn lại: Đất của tôi ông lấy được mà sao không nói chuyện với tôi?”.
quan-chin-ca-bat-co-hanhCó lẽ đuối lý nên ông Thắng lệnh cho lính nhào vô xốc cô Hạnh lôi đi. Có khoảng sáu bảy thanh niên lực lưỡng nhào vô cùng một lúc.Hai người xốc nách kéo tay cô Hạnh lại không phải là công an đang mặc sắc phục. Một người mặc đồ dân quân kè bên trái, một tên mặc áo thun màu đen không rõ họ tên kéo tay phải. Tên mặc áo thun đen vung tay mạnh đến nỗi cái đống hồ đeo tay của hắn đập vào miệng cô Hạnh làm mẻ mất một cái răng. Cô Hạnh thét lên chửi tên mặc áo thun đen: “Mày là ai mà bắt tao? Mày là xã hội đen hả?”.
Mọi việc trở nên rối loạn. Lúc này nhiều người dân trong xóm cũng như người đi đường hiếu kỳ đứng lại xem khá đông.
Đứa con của cô Hạnh mới 3 tuổi khi thấy công an nhào vô lôi mẹ nó đi thì sợ quá khóc thét lên rồi chạy lại ôm bà Gái. Ông Đước thấy con gái mình bị lôi đi thì chạy đến ngăn lại. Cô Hạnh  dù bị kéo lôi đi sền sệt nhưng vẫn giãy giụa không ngừng. Đột nhiên có một người dân la lên: “Trời ơi, nó đang có bầu mà mấy ông lôi nó như vậy có gì mấy ông chịu trách nhiệm đó”. Nghe mấy tiếng “chịu trách nhiệm” bọn công an vội buông tay. Cô Hạnh bị thả bất ngờ nên té ngược về phía sau. Ngay lúc cô chưa kịp ngồi dậy thì Đào Khánh Nam, công an phường Tăng Nhơn Phú A, mặc đồng phục xanh, nhào vô vung chân đá mạnh vào bụng cô Hạnh. Cô Hạnh ôm bụng giãy giụa.
quan-chin-namÔng Đước thấy con mình bị đá vào bụng nóng ruột thét lớn:“Con tao có bầu mà tụi bây làm gì  vậy hả? ”. Mấy công an vừa buông cô Hạnh ra liền nhào lại bao vây ông Đước như chuẩn bị lôi ông đi. Lúc đó nhiều người dân lên tiếng phản đối dữ quá nên công an có phần giãn ra bớt. Bà Gái cũng nhào vô đỡ cô Hạnh, vừa chỉ mặt tên Nam mắng: “Con tao có bầu sao mày đá nó?”. Ông Đước nhào lại phía gã tên Nam, đọc bảng tên trên ngực hắn rồi quay lại nói với bà Gái: ”Bà nhớ tên nó nghen. Nó là Đào Khánh Nam”. Rồi ông quay lại nói với Nam: “Con tao có chuyện gì là mày chết”. Thấy nhiều người dân lớn tiếng mắng tên Nam vì tên này vừa đá vào bụng cô Hạnh nên ông Thắng kéo tên Nam ra ngoài nói nhỏ điều gì đó. Tên Nam vội vã ra ngoài lên xe bỏ đi. Có lẽ hắn sợ đứng đấy thêm một chút nữa thì dân họ  nỗi điên sẽ đánh hắn nên chạy trốn trước cho chắc.
Một người dân ở khu phố 5 có chứng kiến sự việc kể lại với tôi: “Lúc đó lộn xộn lắm, đám công an xáp lại cô Hạnh lôi cổ đi, nhiều người lên tiếng phản đối, la ó um xùm. Khi họ buông cô Hạnh ra thì cổ bật lùi té ngược ra sau. Không hiểu tại sao thằng Nam công an lại nhào đến đá vô bụng cô Hạnh. Tội nghiệp, đang bụng mang dạ chửa mà bị đá như súc vật. Thằng Nam công an trẻ trông đẹp trai mà lòng dạ độc ác, dã man hơn lang sói ”. Tôi hỏi: “Chị có thể ra tòa làm nhân chứng tố cáo tên Nam không?”. Chị ngập ngừng trả lời đại ý là chị sợ thế lực của họ mạnh lắm, mình đang sống trong chế độ cộng sản mà, mình kiện không lại đâu. Có khi lại còn bị họ thù vặt mà trù dập thì phiền lắm. Nhiều người dân khác cũng nghĩ như chị. Nhưng nhìn cách biểu hiện tình cảm của họ, tôi biết khi cần họ cũng rất sẵn sàng đứng ra làm nhân chứng vạch trần tội ác bọn côn đồ mặc áo công vụ này.
Thấy tình hình căng thẳng và khó có thể thắng lại ý chí quyết tâm giữ đất của gia đình bà Gái. Ông Truyền dẫn đám công an vô quán cà phê gần đó vừa uống nước giải lao vừa bàn tính kế sách đối phó. Đến khoảng 11 giờ 30 phút thì rút quân.
Mấy bữa sau nữa thì bà Gái làm đơn tố cáo các hành vi côn đồ như trên của công an phường Tăng Nhơn Phú A do ông Trần Văn Thắng cầm đầu. Đơn của bà đã gửi cho công an quận 9, công an Tp HCM, bộ trưởng công an, và nhiều cơ quan khác.
Việc ông Trần Văn Thắng đem lực lượng công vụ đến hiện trường đất nhà bà Gái nếu chỉ nhằm mục địch ngăn ngừa sự bức xúc của người dân dẫn đến xô xát, đánh nhau mất trật tự là rất cần thiết. Tuy nhiên gia đình bà Gái chỉ tranh đấu ôn hòa, giải thích nhẹ nhàng với công nhân thi công. Gia đình bà Gái không có các hành vi quá khích. Trong khi đó cách thực thi công vụ như đã nêu ở trên của các cán bộ, nhân viên công vụ như ông Thắng, tên Nam,…. là lạm dụng quyền lực công. Họ làm thế  khiến cho người dân nghĩ họ đem quân đến “bảo kê” cho công ty CP Phát Triển Khu Công Nghệ Cao,  “bảo kê” cho kẻ mạnh. Nhiều người dân quá bức xúc mắng chửi họ là bọn “chó săn” cho kẻ có thế lực. Phải chăng đó là cách mà ông Thắng, tên Nam,… thực hiện nhiệm vụ: “Bảo vệ quyền tự do, dân chủ, tính mạng, tài sản của nhân dân” như “Luật công an nhân dân” quy định. Hành vi của của ông Thắng, tên Nam,… có thể nào phù hợp với tôn chỉ: “Đối với nhân dân phải kính trọng, lễ phép”. Hành vi của ông Thắng, tên Nam,… vi phạm quá rõ  các quy định của “Luật công an nhân dân”, “Pháp lệnh lực lượng cảnh sát nhân dân” và “Pháp lệnh cán bộ công chức”. Đó là chưa kể dùng người không có sắc phục để bắt người dân vô tội là vi phạm pháp luật. Làm như vậy sẽ khiến cho người dân nghĩ công an chính quyền dùng bọn lưu manh xã hội đen để trấn áp dân, hoặc là người ta sẽ cho rằng nhân viên công lực mà lại hành xử như xã hội đen. Tạo nên dư luận không tốt đối với công an quận 9 nói riêng cũng như lực lượng công an nhân dân nói chung.
Tôi hỏi: “ Sự việc đã xảy ra như thế, chắc cũng chỉ là hành vi cá biệt của một số cán bộ chiến sĩ công an ở phường Tăng Nhơn Phú A mà thôi. Theo bà thì bà muốn xử lý thế nào? ”.
Bà Gái trả lời nhẹ nhàng nhưng cương quyết: ” Tôi thấy công an đối xử với gia đình tôi như vậy là không đúng. Mấy ông công an này không có ý thức vì dân. Lẽ ra họ phải bảo vệ pháp luật, bảo vệ những người dân bị những kẻ có chức, có quyền, có tiền chà đạp mới đúng. Tôi muốn các cấp có thẩm quyền phải xử lý nghiêm mấy người công an có hành vi cốn đồ này. Nhất là thằng Nam, phải đuổi ra khỏi ngành công an những kẻ hung hãn, dã man như vậy. Chứ nếu không thì dân tụi tui chắc chết. ”.
Bà Gái đã có đơn yêu cầu phải xem xét và có hình thức kỷ luật ông Thắng, tên Nam, … theo điều 39 của “Pháp lệnh cán bộ công chức”.
Đến nay đã hơn một tháng nhưng chưa cơ quan bảo vệ pháp luật nào của chính quyền có động thái hồi âm.
 
ĐÃ SAI KHÔNG SỬA LẠI LÀM CÀN?
 
Mọi việc bắt đầu từ khi ông Phạm Chánh Trực còn làm trưởng ban quản lý dự án khu công nghệ cao Tp HCM. Ông ta chủ trương “đi tắc đón đầu” mà cố tình quên đi các  quy định của pháp luật trong công tác quy hoạch đất đai nói chung cũng như các quy định về trình tự, thủ tục cho một khu công nghệ cao nói riêng. Có lẽ ông ta nghĩ rằng với thế lực đàn anh của nhiều cán bộ lãnh đạo ở Sài Gòn thì chỉ cần có ý chí là có thể xây dựng nên khu công nghệ cao. Từ đó mà ban quản lý dự án khu Công Nghệ Cao do ông ta lãnh đạo không làm việc gì đến nơi đến chốn.
Việc đầu tiên là hoàn chỉnh bản đồ quy hoạch khu Công Nghệ Cao để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, từ đó mới có căn cứ để tiến hành ra quyết định thu hồi đất của các hộ dân. Trong quyết định 989/QĐ-TTg, Thủ Tướng Chính Phủ cũng nói rõ là giao cho UBND Tp HCM chủ trì phối hợp với các cơ quan hữu quan để xây dựng quy hoạch tổng thể, trình thủ tướng chính phủ phê duyệt trước khi tiến hành thu hồi đất. Một công việc quan trọng nhưng rất đơn như vậy mà ông Trực cũng như UBND Tp HCM không làm được. Chưa có bản đồ quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt mà ông lại thúc ép UBND Tp vội vã ra quyết định thu hồi đất cho dự án khu Công Nghệ Cao (Ông chủ tịch UBND Tp HCM trước đây đã từng than vãn với một tổng biên tập báo nổi tiếng đại ý là: Nghe lời Năm Nghị ( tức ông Phạm Chánh Trực ) “đi tắc đón đầu” ở dự án Khu Công Nghệ Cao ra quyết định thu hồi đất vội quá nên bây giờ dân kiện rối quá). Chưa có bản đồ hợp pháp nên việc tiếp theo là xác định ranh mốc hợp pháp  của khu Công Nghệ Cao không xác định được. Thêm vào đó, cán bộ thừa hành ở quận 9, cụ thể là ban bồi thường giải phóng mặt bằng quận 9, vừa yếu năng lực vừa thiếu bản lĩnh. Do đó chính quyền quận 9 đã tiến hành thu hồi đất của cả những hộ dân ngoài ranh dự án khu công nghệ cao. Nhiều người dân quận 9 đã và đang khiếu nại, tố cáo việc này.  Họ cho rằng có sự cấu kết giữa cán bộ chính quyền với ban quản lý dự án khu Công Nghệ Cao, cố tình không xác định rõ ranh mốc dự án nhằm mục đích thu hồi thêm đất của dân ngoài dự án. Đây là cách làm việc “dối trên gạt dưới” chẳng những của ban quản lý dự án Khu Công Nghệ Cao mà còn có sự tiếp tay nhiệt tình của nhiều cán bộ ở quận 9 và ở UBND Tp HCM. Thanh tra chính phủ cũng đã ra kết luận về nhiều sai phạm của Ban quản lý dự án khu Công Nghệ Cao nói chung cũng như của ông Phạm Chánh Trực nói riêng. Về việc này chúng tôi sẽ có một chuyên đề riêng trong tương lai gần đây.
Theo điều tra của chúng tôi, khu vực nhà bà Gái không thuộc dự án khu công nghệ cao, mà thuộc một dự án “ăn theo” khu công nghệ cao, không rõ ràng về các cơ sở pháp lý, được gọi là khu tái định cư 18.75ha, nằm dọc đường Man Thiện ( Mặc dù trong quyết định thành lập khu Công Nghệ Cao đã có quy hoạch khu tái định cư riêng 23ha nhưng ban quản lý dự án Công Nghệ Cao không làm, lại lấy thêm đất ngoài ranh khu công nghệ cao). Dự án này do công ty CP Phát Triển Khu Công Nghệ Cao làm chủ đầu tư, công ty này phân lô bán nền lại cho chính quyền quận 9 tái bố trí dân cư cho các hộ dân bị giải tỏa. Ngoài ra còn có  một số chung cư từ 5 đến 15 tầng, cũng nhằm mục đích bán lại cho chính quyền quận 9 là khu tái định cư cho người dân bị giải tỏa, di dời bởi dự án khu công nghệ cao. Bên cạnh đó có khoảng 100 căn biệt thự chắc chắn không dành cho người dân.
Vấn đề sai trái là ở chổ: Dự án này cho đến nay vẫn chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo đúng trình tự luật pháp quy định. Dự án được bắt đầu bởi một văn bản thỏa thuận quy hoạch kiến trúc của sở quy hoạch kiến trúc Tp HCM về quy hoạch chi tiết 1/500 khu vực 18.75ha (Văn bản số 2051/QHKT-D9B2 ngày 18/6/2004 của sở quy hoạch kiến trúc Tp HCM). Văn bản này không đủ cơ sở pháp lý để thu hồi đất. Biết không đủ cơ sở pháp lý nên ban quản lý dự án Khu Công Nghệ Cao và cán bộ chính quyền quận 9 toa rập với nhau mượn quyết định 2193/QĐ-UB là quyết thu hồi đất bổ sung của dự án Khu Công Nghệ Cao để công bố quy hoạch. Một việc làm lừa đảo người dân, làm cho dân tin rằng đó là quy hoạch hợp pháp mà phải giao đất cho chính quyền. Đến lúc người dân phát hiện sự lừa dối này kiện ra tòa án Thành phố vì họ lại lấp liếm đảo ngược lại. Giải thích là nhầm lẫn, đổi lại dùng quyết định 2666/QĐ-UB là quyết định thu hồi đất ban đầu của dự án Khu Công Nghệ Cao. Việc này sai lại càng sai. Bởi lẽ theo nội dung của cả hai quyết định 2666/QĐ-UB và 2193/QĐ-UB điều không xác định được khu 18.75ha n82m trong dực án Khu Công Nghệ Cao. Bị người dân tố cáo lên Thủ Tướng Chính Phủ, chính quyền từ quận 9 đến thành phố sửa sai bằng cách “chạy thuốc” để hợp thức hóa chuyện đã rồi. “Thuốc” thì đã chạy nhưng “bệnh” vẫn không hết. Đến nay vẫn chưa có quyết định phê duyệt hợp pháp chính thức của Thủ Tướng Chính Phủ. Cho nên khu vực này hiện nay vẫn bị nhân dân xem là “quy hoạch lậu”. Ai lỡ bị lừa gạt giao đất rồi thì đành chịu, ai chưa giao thì kiên quyết đấu tranh tìm công lý đến cùng. Gia đình bà Gái thuộc số những người dân kiên trì tranh đấu đòi công lý. Chính quyền quận 9 cũng ra “đòn độc” bằng cách bắt giam gần chục người khiếu kiện dự án Khu Công Nghệ Cao hồi đầu tháng 3 năm 2008, trong một vụ án hình sự với tội danh “Gây rối trật tự công cộng”. Dù vậy, người dân vẫn kiên cường tranh đấu. Nhiều người tuyên bố hồi kháng chiến chống Mỹ họ không sợ bom đạn, vũ khí tối tân của Mỹ, lẽ nào bây giờ họ lại sợ đám “Việt gian” ăn theo cộng sản. Lẽ ra với những sai phạm có hệ thống như trên thì một số cán bộ của ban quản lý dự án Khu Công Nghệ Cao cùng với các cán bộ liên quan ở quận 9 và UBND Tp HCM phải bị truy tố ra tòa. Nhưng cho đến nay họ vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật, còn nhiều người dân vô tội thì phải chịu cảnh tù ngục. Bản chất bất công của xã hội đã bộc lộ rõ qua các sự việc nêu trên.
Tháng tư 2008, Thanh tra chính phủ công bố kết quả thanh tra dự án khu công nghệ cao. Trong đó nêu rõ nhiều tố cáo của người dân là có căn cứ và yêu cầu các cấp chính quyền từ quận 9 đến thành phố nhanh chóng khắc phục các sai phạm. Sau đó Thủ Tướng Chính Phủ cũng có văn bản yêu cầu chính quyền thành phố kiểm điểm, sửa chữa. Không biết chính quyền có sửa chữa các sai phạm đến đâu, chỉ biết họ tiếp tục tiến hành thu hồi đất kể cả các khu vực ngoài dự án như khu 18.75ha. Ai không giao đất cho chính quyền thì họ dùng công an, quân đội, xe pháo đủ bộ đến cưỡng chế tước đoạt. Ngày 14 tháng 10 năm 2008 chính quyền quận 9 cũng tổ chức một cuộc cưỡng chế hoành tráng như vậy. Gia đình chị Gái lập tức phát đơn tố cáo hành vi cưỡng chế trái pháp luật của chính quyền quận 9. Tuy nhiên đến nay vẫn không có kết quả gì. Bà Gái kể, ông Phan Thế Truyền đã từng đắc chí tuyên bố với bà:”Bà đi kiện đi, thắng tôi chặt bàn tay tôi đền cho bà”. Có lẽ ông ta quá biết một khi  người dân sống trong chế độ cộng sản độc tài toàn trị thì không bao giờ tìm được công lý và lẽ phải nên giọng ông ta khá hùng hồn. Ông ta không hiểu một khi chế độ này không còn tồn tại trong lòng nhân dân thì có chặt cả trăm cái đầu như ông ta cũng không đền được.
Cũng cần nói rõ thêm về công ty Công ty CP Phát Triển Khu Công Nghệ Cao mà ông Phan Thế Truyền làm đại diện. Vốn xưa kia ( hơn mười năm về trước) là công ty xây lắp dầu khí, thuộc ban kinh tài của thành ủy (Kinh tế đảng). Làm ăn thế nào mà thua lỗ đến phá sản. Sau đó được UBND Tp HCM “hóa kiếp” thành Công ty CP Phát Triển Khu Công Nghệ Cao. Tiếng là “Cao” nhưng lại rất “Thấp”. Công ty này chẳng có gì để gọi là “phát triển khu Công Nghệ Cao” cả, bởi họ có biết gì về “Công Nghệ Cao” đâu mà “Phát Triển”. Đây chỉ là một công ty kinh doanh địa ốc đơn thuần mà thôi, cái tên đặt ra chỉ để “ăn theo” dự án khu Công Nghệ Cao của nhà nước. Hiện tại họ chỉ làm dự án phân lô bán nền lại cho chính quyền để chính quyền bán lại cho dân tái định cư.
 
ĐÃ “ĂN THEO”, “ĂN CHỰC” LẠI CÒN MUỐN “ĂN GIỰT”, “ĂN DƠ”
 
Gia đình bà Gái là gia đình có truyền thống cách mạng từ thời kháng chiến chống Pháp. Ông bà nội của bà Gái là cơ sở cách mạng của các cán bộ kháng chiến. Cha bà Gái, ông Trần Văn Xê, là một du kích quân khét tiếng diệt ác ôn thời chống Mỹ, ông hy sinh hồi Mậu Thân. Hai người chú của bà Gái là các ông Trần Văn Hoảnh, ông Nguyễn Văn Xích cũng đã hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ. Bà nội bà Gái là Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng Lê Thị Lãnh đã mất trong nghèo khó hồi năm 1990.
Gia đình bà Gái thuộc diện nghèo ở địa phương. Vợ chồng bà có 4 người con, hai trai hai gái. Tuy nghèo nhưng ông bà vẫn nuôi con đến nơi đến chốn. Mấy người con lớn hồi trước nghèo quá không có tiền ăn học lên cao nhưng cũng có người hết cấp hai, nay có nghề nghiệp làm công nhân nên cuộc sống cũng tạm ổn. Cô con gái út thì nay đang học cấp 3, chuẩn bị lên đại học. Bà Gái được ông Nội bà chia cho một phần đất có diện tích 1600 mét vuông ở mặt tiền đường Man Thiện. Bình thường, bà nuôi gà vịt, trồng rau để tự cung tự cấp phần nào cho nhu cầu cuộc sống hàng ngày nên cũng tạm ổn. Kể từ ngày bị cưỡng chế vô “khu tạm cư”, một nơi chỉ hơn “trại tập trung” là được tự do ra vào, gia đình bà sống vô cùng khó khăn vì mất đi nguồn sản xuất. Nếu không bị quy hoạch, vợ chồng bà dự định sẽ chia cho mấy người con mỗi người một nền nhà để họ riêng an cư lạc nghiệp. Phần còn lại vợ chồng bà có thể bán hoặc cho thuê kiếm tiền an dưỡng tuổi già. Với giá đất theo thị trường khu vực này dù thời điểm nhà đất đóng băng vẫn trên 10 triệu đồng một mét vuông. Vậy mà chính quyền tính ngang tính dọc thế nào chỉ đền bù cho gia đình bà có hơn 650 triệu, một cái nền tái định cư 110 mét vuông thì phải mua lại với giá 1,2 triệu một mét vuông. Với giá đền bù rẻ mạt như vậy gia đình bà không thể tái ổn định cuốc sống. Không chấp nhận thì chính quyền đem quân đến trấn áp cưỡng chế. Cách làm như vậy tránh sao người dân không gọi là dùng súng “cướp đất“của dân?  Dùng sức mạnh công vụ tước đoạt lợi ích hợp pháp của người dân hiền lành là một tội ác không thể nào dung thứ.
Thế hệ các cán bộ cách mạng được nhân dân yêu thương che chở, nuôi dưỡng như người thân của họ. Người làm cách mạng ngày xưa chỉ biết chấp nhận hy sinh bản thân cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Họ không đi làm cách mạng để cầu mong vinh hoa phú quý. Họ được nhân dân cho ăn khi đói nhưng lại rất tự hào là mình “ăn chực” của dân. Bởi cái ăn đó là tình cảm yêu thương của người dân, thậm chí là xương máu. Biết bao người dân ở vùng “Bưng Sáu Xã” này bị bom đạn Mỹ là cho tan xương nát thịt khi tiếp tế cho cán bộ cách mạng? Biết bao nghiêu người dân vì tiếp tế cho cộng sản mà phải chịu tù đày mang bệnh tật? Họ có đòi hỏi sự bù đắp nào đâu? Vậy mà thế hệ tiếp nối sau này, chỉ là những kẻ “ăn theo” như ông Thắng, tên Nam,… đã làm được gì cho nhân dân lại còn tiếp tay cho bọn “ăn giựt”? Hay là họ cho rằng “ăn theo” chưa đủ nên tập tành theo thói “ăn giựt” để mau giàu, mau tiến thân? Lạm dụng quyền lực công vụ để bảo vệ lợi ích cho những kẻ “ăn giựt” của nhân dân nhằm kiếm ăn thì lại thêm tội “ăn dơ”.
Đối với Công ty CP Phát Triển Khu Công Nghệ Cao cũng thế. Bản chất chỉ là một công ty “ăn theo” dự án Khu Công Nghệ Cao của nhà nước mà thôi. Họ có thể đầu tư kinh doanh địa ốc để đón đầu các cơ hội mang lại từ dự án Khu Công Nghệ Cao. Nhưng họ phải sòng phẳng và rõ ràng đối với việc đền bù đất đai của người dân. Có tiền chi trả đàng hoàng cho dân thì mới gọi là đầu tư. Không tiền mà lại móc nối với các thế lực núp bóng chính quyền, lạm dụng công lực của chính quyền để tước đoạt quyền lợi hợp pháp của người dân thì gọi là “ăn giựt”, “ăn dơ” (một cách gọi nhẹ hơn của “ăn cướp”) chứ không thể gọi là đầu tư. Trong một nền kinh tế thị trường mà đất đai không bồi thường cho người dân theo cơ chế thị trường, lại dùng quyền lực công để tước đoạt thì dù có lấy được đất của họ thì cũng là “đất dơ”, không phải “đất sạch”. Người dân dù có bị tước đoạt nhưng hàng trăm năm sau chủ quyền vẫn thuộc về họ và con cháu họ. Nhà đầu tư nào sử dụng “đất dơ” thì sản phẩm họ làm ra cũng bị xem là “hàng hóa dơ” đối với thị trường thế giới. Các sản phẩm sẽ đó bị tẩy chay ở mọi nơi. Công ty CP Phát Triển Khu Công Nghệ Cao chắc cũng hiểu điều này. Nhưng thực chất họ có đầu tư gì đâu nên họ vẫn cứ nhắm mắt làm bừa. Sản phẩm của họ chỉ là chung cư tái định cư hoặc nền đất tái định cư được chính quyền bao tiêu có bị tẩy chay đâu mà sợ. Chính vì vậy mà mới có chuyện phối hợp “ăn ý” giữa công ty CP Phát Triển Khu Công Nghệ Cao và chính quyền quận 9 trong việc trấn áp nhân dân nhằm tước đoạt tài sản hợp pháp của họ như trường hợp gia đình bà Nguyễn Thị Gái nêu trên.
 
XỬ LÝ NGHIÊM ĐỂ TRẢ LẠI NIỀM TIN CHO NHÂN DÂN
 
Chính quyền hiện tại xuất phát điểm sinh ra từ xương máu của nhân dân, lấy lợi ích của nhân dân làm mục tiêu phục vụ. Do đó yêu cầu nghiêm ngặt đối với mọi cán bộ, nhân viên công chức là phải biết tôn trọng nhân dân. Không được phép lạm dụng công vụ để bảo kê cho kẻ mạnh, kẻ có tiền, có thế lực. Cách đối xử “cạn tàu, ráo máng” của chính quyền quận 9 đối với gia đình bà Gái, một gia đình có truyền thống cách mạng, con cháu của những liệt sĩ đã hy sinh xương máu xây dựng nên chế độ này, là cách xử sự của kẻ “ăn cháo đá bát”, kẻ phản phúc, kẻ vô ơn bội bạc. Không đúng với truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của người Việt Nam. Cung cách đó còn mang tính phản bội lợi ích nhân dân, mãi mãi bị người đời nguyền rủa. Những sai phạm trọng việc lạm dụng quyền lực công vụ do ông Trần Văn Thắng, phó công an phường Tăng Nhơn Phú A, quận 9 dẫn đầu  là không thể chấp nhận. Đặc biệt là đối với Đào Khánh Nam, cần phải đuổi ra khỏi ngành công an. Hành vi côn đồ dã man của hắn chẳng những vi phạm pháp luật mà còn vi phạm đạo đức công chức, vi phạm quyền con người. Hành vi đá vào bụng phụ nữ đang mang thai còn vi phạm thêm “Pháp lệnh bảo vệ bà mẹ và trẻ em”, có thể truy tố hình sự. Các hành vi đó tạo nên vết nhơ cho công an quận 9. Làm xấu đi hình ảnh của người công an tận tâm tận lực phục vụ đối nhân dân. Dư luận nhân dân quận 9 đang chờ đợi các cơ quan chức năng xử lý nghiêm minh để trả lại niềm tin cho nhân dân đối với chính quyền quận 9 nói chung cũng như công an quận 9 nói riêng.
 
 
BÚT THÉP
(Đại diện cho các nạn nhân phường Nhơn Phú A, Quận 9, TPHCM.)
 
 

Copy từ: Xuân Việt Nam

TQ nói Philippines 'đi ngược thỏa thuận'



Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói hành động của Philipines đi ngược lại với thỏa thuận giữa hai nước cũng như các nước trong khu vực
Bộ Ngoại giao Trung Quốc tiếp tục phản đối việc Philipines đưa tranh chấp biển đảo ra tòa trọng tài quốc tế trong cuộc họp báo ngày 31/1/2013.
Trang China Daily dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Hồng Lỗi nói: "Trung Quốc không đồng ý với với hành động đi ngược lại với thỏa thuận trước đó."
Theo trang này, Trung Quốc đã ký Tuyên bố về quy tắc ứng xử chung trên Biển Đông với các thành viên khác của ASEAN vào năm 2002.
Theo đó, bất cứ tranh chấp trên biển nào đều phải giải quyết thông qua đàm phán thân thiện có sự tham gia trực tiếp của quốc gia liên quan.
Ông Hồng Lỗi cho biết "Trung Quốc cam kết sẽ giải quyết tranh chấp với Philipines thông qua đàm phán song phương nhằm đảm bảo thuận lợi cho quan hệ hai bên, cũng như hòa bình và ổn định trong khu vực".
Tuy nhiên ông này cũng khẳng định Trung Quốc có "chủ quyền không tranh cãi với đảo Nam Sa và vùng biển lân cận".
Hôm 23/1/2013, cũng ông Hồng đã yêu cầu Philipines tránh bất kỳ hành động nào có thể làm phức tạp vấn đề, sau khi Ngoại trưởng tuyên bố chính phủ nước này quyết định đưa tranh chấp chủ quyền Biển Đông ra Tòa án Trọng tài một ngày trước đó.
Tòa án này là cơ quan hành pháp được thành lập thể theo Phụ Lục VII của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển.

Cạn kiệt giải pháp


Ngoại trưởng Philipines nói nước này đã cạn kiệt tất cả các giải pháp để giải quyết vấn đề thông qua đàm phán hòa bình với Trung Quốc
Trung Quốc vốn nhiều lần phản đối việc mang tranh chấp quanh bãi cạn Scarborough ra tòa quốc tế, nói đây là chủ đề song phương giữa Trung Quốc và Philippines.
Tình hình quanh bãi cạn mà Trung Quốc gọi là Hoàng Nham căng thẳng từ năm ngoái, khi Bắc Kinh gửi nhiều tàu thuyền tới đây.
Tháng 6/2012, Manila đã phải rút tàu của mình về.
Phát biểu trong bổi cảnh công bố quyết định của Philipines ngày 22/1, ông del Rosario nói Philippines "đã cạn kiệt tất cả các giải pháp chính trị và ngoại giao nhằm giải quyết thông qua đàm phán hòa bình với Trung Quốc".
Ông cũng nói ông hy vọng tòa án quốc tế sẽ đưa lại giải pháp lâu bền cho tranh chấp.



Copy từ: BBC

 

Khu vực Nhà nước, "khối u ung thư" của một nền kinh tế kiệt quệ

Cảnh chợ Đồng Xuân tại Hà Nội 21/12/2012 (REUTERS)
Cảnh chợ Đồng Xuân tại Hà Nội 21/12/2012 (REUTERS)

Thanh Phương
Thiếu minh bạch, quản lý kém cõi, tham nhũng, đứng bên trên luật pháp, các tập đoàn Nhà nước của Việt Nam chưa bao giờ bị chỉ trích nặng nề như thế. Khu vực Nhà nước nay được mô tả như là “khối u ung thư” của một nền kinh tế đang gặp khủng hoảng trầm trọng. Đó là nhận định của hãng tin AFP trong bài bình luận đề ngày hôm nay, 30/01/2013.

Hơn 25 năm sau khi tung ra chính sách mở cửa, chuyển Việt Nam sang nền kinh tế thị trường, chính phủ nay đang đối diện với những doanh nghiệp Nhà nước mà cho tới nay vẫn chưa được cải tổ.
Trả lời phỏng vấn AFP, tiến sĩ kinh tế Nguyễn Quang A cho rằng “ khu vực Nhà nước là một sai lầm tai hại của Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ năm 1986 đến nay, chưa bao giờ tình hình kinh tế tồi tệ đến thế.” Ông Nguyễn Quang A mô tả khu vực Nhà nước như là “đứa trẻ được các nhóm lợi ích nuông chiều”. Theo ông, vì quyền lực và quyền lợi của họ, một số người không muốn cải tổ khu vực này, mà bằng mọi giá tìm cách duy trì nguyên trạng.
AFP nhắc lại là ở Việt Nam hiện có hơn 1.300 doanh nghiệp Nhà nước, chiếm 45% đầu tư, thu hút 60% nguồn tín dụng của các ngân hàng thương mại và sử dụng đến 70% viện trợ phát triển ODA, nhưng lại chỉ đóng góp khoảng 30% tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, theo các số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Một số nhà phân tích cho rằng, nếu tính luôn cả các công ty gia công cho khu vực Nhà nước và các doanh nghiệp do cán bộ công chức nắm giữ, khu vực này chiếm tới 70% hoạt động sản xuất.
Thế mà, khu vực kinh tế quốc doanh ngày càng suy yếu. Các tập đoàn Nhà nước nay nợ tổng cộng 61 tỷ đôla, tức là phân nửa tổng số nợ công của Việt Nam. Sau các tập đoàn như Vinashin , thua lỗ hơn 4,4 tỷ đôla, hay Vinalines, nợ hơn 1 tỷ đôla, trong những tháng qua, có những tin đồn rằng nhiều tập đoàn Nhà nước khác như Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN hay Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam Vinacomin, cũng đang bệnh rất nặng.
Khi lên cầm quyền vào năm 2006, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, lúc đó được xem như là một nhà cải tổ sáng giá, đã có tham vọng xây dựng những tập đoàn theo kiểu các Chaebol của Hàn Quốc. Nhưng rốt cuộc, những tập đoàn đó đều gian dối sổ sách kế toán, đầu tư bừa bãi, chiến lược mù mờ, một số lãnh đạo tập đoàn thì sống xa hoa không phải bằng tiền lương chính thức của họ.
Vào tháng 12 năm ngoái, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh đã thừa nhận rằng có đến 30 trong số 85 doanh nghiệp Nhà nước lớn nhất có món nợ cao gấp từ 3 đến 10 lần so với vốn của các doanh nghiệp này.
Cho nên, theo AFP, chính phủ Hà Nội không còn giải pháp nào để thúc đẩy một guồng máy đang bị tắt nghẽn. Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm qua chỉ đạt 5,03%, mức thấp nhất từ 13 năm nay. Lạm phát ở mức 7% vẫn là mối đe dọa đối với Việt Nam. Nói chung, mô hình mang tính lý thuyết “kinh tế thị trường định hướng XHCN” đang chao đảo.
AFP trích lời một đại biểu Quốc hội, xin được miễn nêu tên, nhận định: “ Các doanh nghiệp Nhà nước vẫn cứ van xin trợ cấp của Nhà nước để tồn tại và như vậy đang trở thành một khối u ung thư đối với nền kinh tế. Việc cải tổ rất chậm bởi vì gặp sự chống đối rất mạnh. Hàng tỷ đôla đã bị mất, thế mà chẳng có ai bị đưa ra tòa.”




Copy từ: RFI



Kinh vãi... 4: Xử kiểu này đã răn đe được chưa, khối anh sợ chứ?!?


Tôi đã nhiều lần nói rồi, trước hết là cảnh cáo hết những kẻ có mầm mống, nguy cơ. Đảng này là Đảng của ai, nếu cứ trượt theo đà cứ nổi loạn, cãi Đảng, cãi tổ chức như thế này thì sẽ thế nào. 
Thứ hai là đánh đập, dằn mặt. Thứ ba là bắt bớ, bỏ tù. Thứ tư là cho chúng tự "có biểu hiện mệt mỏi" và tự tử trong đồn công an. 
"Kiểm điểm, nhắc nhở" là chuyện nội bộ và chỉ dành cho tầng lớp thống trị, thượng lưu. Đừng để loại hạ lưu hiểu nhầm rồi mơ tưởng được đối xử êm ái mà làm loạn. 
Xử như kiểu vụ nông dân cãi Đảng vừa rồi đã răn đe được chưa, khối anh sợ chứ. Ngăn chặn được chưa. Xử lý không cần lý lẽ, cứ cãi là bắt hết, chống đối là bỏ tù hết. Giết nhầm hơn bỏ sót, không cần quan tâm đến cơ sở luật pháp, chẳng cần nghe mấy thằng Luật sư nó phản ứng thế nào. 
Không cần che đậy, giấu giếm nữa, phải công khai cho chúng nó hiểu đã phân hóa giai cấp rõ ràng, chúng nó thuộc tầng lớp bị trị. Cam phận nô lệ thì sống, chống thì chết! 
Dân đen mà đòi QUYỀN SỐNG, QUYỀN TỰ DO à? Đừng có mơ!! Chẳng lẽ chúng nó nghĩ câu tuyên bố "TỰ DO CÁI CON CẶT" chỉ là của riêng Trung tá Hiển thôi sao!? Hãy mạnh tay thể hiện cho chúng nó hiểu đó là người đại diện để tuyên bố công khai luôn rồi đó! 
Làm sao cố gắng để bịt miệng hết bọn dân đen, dập tắt mọi sự phản kháng. Lý luận không có, không đủ thì dùng "kỷ luật" sắt, bạo lực. Ví như nhóm một cái lò, có củi khô, có củi tươi, có củi vừa vừa. Nhưng quan trọng nhất là bước đầu phải nhóm được cái lò lên, tạo thành hơi ấm thì khi đó thằng nào nói đúng, nói sai, không cần biết, cứ có nguy cơ "bị kẻ xấu xúi giục", bị "thế lực thù địch" lợi dụng, dám lên tiếng vạch áo Đảng, bôi nhọ uy tín của Đảng, thì dù chống đối rõ ràng hay không, có tội hay không cứ quăng vào lò cũng cháy tiêu thành tro hết, chẳng có gì còn là chứng cứ, lý lẽ đúng sai. 
Sâu xa là như thế. Phải đồng lòng, nhất trí hết, nhóm lò nhanh lên, tụi dân đen đang nổi dậy mỗi lúc một nhiều như vũ bão, nhóm không kịp là tiêu luôn chế độ đó.... 
Nông dân đi tù vì cãi cán bộ xã

Cả bị cáo Hà và bị cáo Quy đều khẳng định giữa họ và ông Mạc cùng có lời qua tiếng lại, xúc phạm nhau sao chỉ xem xét, xử lý họ mà bỏ qua ông Mạc.
Hai nông dân bị kết án chỉ vì to tiếng với lãnh đạo xã
Hai nông dân bị kết án chỉ vì to tiếng với lãnh đạo xã.
 
Ngày 31.1, TAND tỉnh Bắc Ninh mở phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án hai người dân đến trụ sở UBND xã cãi nhau với cán bộ xã. Hàng trăm người dân xã Bình Định, huyện Lương Tài nơi xảy ra vụ việc đã đến tham dự phiên toà khá hy hữu này.
Theo cáo trạng, khoảng 14 giờ chiều 19.4.2012, ông Quy và bà Hà (đều ở thôn Ngô Phần, xã Bình Định) đến trụ sở UBND xã Bình Định đề nghị giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo về việc lấn chiếm đất công trong thôn. Ông Quy và bà Hà được hướng dẫn sang phòng làm việc của ông Nguyễn Văn Mạc - Phó chủ tịch UBND xã. Theo phân công, đó là ngày ông Mạc có trách nhiệm tiếp công dân.
Sau vài câu chào hỏi không vừa ý nhau, ông Mạc quyết định không tiếp công dân ở phòng của mình nữa nên nói với ông Quy và bà Hà: “Ngày tiếp công dân thì mời cô chú sang phòng tiếp công dân (trong khi xã này chưa có phòng tiếp công dân), tôi không tiếp ở phòng riêng”. Sau đó hai bên đã xảy ra tranh cãi đến mức không kiểm soát được. Thấy bà Hà và ông Mạc cãi nhau, ông Quy dùng thiết bị ghi lại toàn bộ vụ việc xảy ra.
Sau đó, lực lượng công an xã có mặt tại phòng ông Mạc để đưa bà Hà đi chỗ khác. Đi được một đoạn thì bà Hà cắn vào vào mu bàn tay trái của ông Vũ Quang Bình - Phó trưởng Công an xã Bình Định.
Ngay lập tức lực lượng công an xã dùng còng số 8 khóa tay bà Hà đưa xuống ban công an lập biên bản, bắt giữ về hành vi “Gây rối trật tự công cộng”. Sau đó vụ án được khởi tố, các cơ quan tố tụng huyện Lương Tài cho rằng hành vi của bà Hà và ông Quy ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của UBND xã.
Tại phiên tòa phúc thẩm, cả bị cáo Hà và bị cáo Quy đều một mực khẳng định giữa họ và ông Mạc cùng có lời qua tiếng lại sao chỉ xem xét, xử lý họ mà bỏ qua ông Mạc. Hai bị cáo khẳng định không xúc phạm ông Mạc, ông Bình và ban công an xã với những lời lẽ nặng nề như cáo trạng đã truy tố. Trong vụ này, bản thân ông Mạc cũng rất to tiếng, tỏ thái độ không đúng mực khi ứng xử với công dân, đặc biệt ở trụ sở làm việc, thế nhưng ông này chỉ bị kiểm điểm.
Bào chữa cho hai bị cáo, luật sư Nguyễn Thanh Bình (Đoàn luật sư Hải Dương) cho biết: Trong số 100 lời khai được VKSND huyện Lương Tài dùng làm căn cứ để kết tội hai công dân, có tới 23 lời khai không có dấu đỏ của CQĐT, tức là không có cơ sở pháp lý. Ngoài ra trong biên bản điều tra, một số file ghi âm, ghi hình thể hiện khá rõ thái độ, lời nói của lãnh đạo xã Bình Định khi cãi nhau với bà Hà đã không được cả tòa sơ thẩm lẫn phúc thẩm đưa ra xem xét, đánh giá. Nhiều nhân chứng quan trọng không được tòa sơ thẩm và phúc thẩm triệu tập…
Sau khi nghe tòa tuyên giữ nguyên bản án sơ thẩm, Luật sư Nguyễn Thanh Bình thất vọng nói: Tôi từng có nhiều năm làm ở VKSND tỉnh Hải Dương, đã từng chứng kiến nhiều vụ xét xử, nhưng đây là một trong những bản án thiếu căn cứ và thiếu lý lẽ thuyết phục nhất mà tôi từng biết.
Một vụ việc chỉ đáng xử lý hành chính đã bị hình sự hóa.
Được biết, ông Quy và bà Hà nằm trong số những người dân “nổi tiếng” nhất huyện Lương Tài vì đã tích cực tham gia việc khiếu nại các quyết định thu hồi đất sai quy định của các cấp chính quyền địa phương.
Theo Lương Kết
Dân Việt




Copy từ: Thùy Linh

 

Mỹ nghiên cứu biện pháp chống lại các vụ tấn công mạng của Trung Quốc


Phân tích gia an ninh mạng làm việc tại trung tâm theo dõi và cảnh báo ở thành phố Idaho Falls, bang Idaho

Chính phủ Hoa Kỳ đang xét đến những hành động quyết liệt hơn nhằm chống lại chiến dịch gián điệp trên mạng không mệt mỏi mà các tin tặc của Trung Quốc đang nhắm vào các công ty và các cơ quan chính phủ Hoa Kỳ.

Trong lúc hai tờ báo The New York Times và Wall Street Journal hôm thứ Năm cho biết hệ thống máy tính của họ đã bị các tin tặc ngồi ở Trung Quốc xâm nhập, các chuyên viên an ninh mạng của Mỹ đang nhắm đến các biện pháp trừng phạt bằng ngoại giao và thương mại.

Các giới chức Hoa Kỳ nói rằng gián điệp trên mạng của Trung Quốc nhắm vào tất cả mọi ngành kinh tế của Hoa Kỳ, và chuyện này vẫn tiến hành mặc dù đã có các cuộc họp cấp cao giữa các giới chức Trung Quốc và Hoa Kỳ, trong đó có Tổng thống Obama và Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta.

Lần nào Trung Quốc cũng bảo họ không có một nỗ lực gián điệp nào.

Cách nay ba năm công ty truy tầm dữ liệu Google cho biết họ đã lần ra manh mối cho thấy có nhiều vụ tấn công xuất phát từ Trung Quốc, định đánh cắp các bí mật thương mại của công ty, và theo dõi các nhà hoạt động nhân quyền Trung Quốc có tài khoản Gmail của Google.

Có đến 20 công ty Mỹ khác cũng bị các tin tặc Trung Quốc nhắm đến.

Nguồn: AP, South China Morning Post 
 
 

Copy từ: VOA

TÂM TƯ CỦA MỘT DƯ LUẬN VIÊN VỀ VIỆC “ĐÁNH” HUY ĐỨC VÀ BÊN THẮNG CUỘC.


Kính thưa các xếp,
Rõ ràng là việc các xếp vừa giao, thật sự là nó quá sức đối với em, một người mới gia nhập đội ngũ dư luận viên nửa tháng nay. Về nhiệt tình thì em có thừa, tiền bạc và các phương tiện hành nghề thì đã có các xếp chu cấp thoải mái. Nhưng để đánh được Huy Đức trong vụ Bên thắng cuộc thì chừng đó là còn quá thiếu.
Đã có nhiều bác vung tay đấm. Nhưng em xin nói thật, tuy là người trong đội ngũ nhưng chính em còn cảm thấy các cú đánh ấy không thuyết phục được mấy người. Có cú thì đánh cho gọi là có đánh, cú khác thì bị coi là đánh dưới thắt lưng Huy Đức. Loay hoay cũng chỉ gồm những cụm từ lặp đi lặp lại: cái nhìn thiên kiến về lịch sử, xuyên tạc cuộc kháng chiến chống xâm lược, cái nhìn không thiện cảm đối với một số lãnh đạo và thể chế, không biết thuộc thể loại gì, không có hệ thống, không logic… Theo em, để tăng cường chất lượng các bài viết mà em tạm gọi là “đánh Huy Đức”, ta phải thay đổi phương pháp chứ không thể cứ lấy cái cách qui chụp đã lỗi thời làm chiêu chủ đạo được. Kết án người khác bằng những lập luận chung chung, vô căn cứ như thế này, thật chẳng khác gì một tấn bi hài kịch, mà người bị giễu cợt và nguyền rủa cuối cùng lại chính là đội ngũ dư luận viên chúng em, chứ không phải các xếp.
Ở đây em xin được nói thẳng: chỉ có Huy Đức hoặc là người xuất chúng hơn cả Huy Đức mới có thể “hạ gục” được Bên thắng cuộc ma thôi. Dẫn chứng phải được trả lời bằng dẫn chúng, sự kiện phải được đối chiếu với sự kiện. Nếu “phe ta” không chứng minh được các sự kiện mà Huy Đức đã mất mười năm để ghi chép cẩn thận đến từng ngày, từng buổi là sai trái và bịa đặt thì chuyện cả một cộng đồng dư luận viên đông đảo vẫn thua Bên thắng cuộc là cầm chắc trong lòng bàn tay đó, thưa các xếp.
Trong tình hình này, em nghĩ ta cần phải huy động toàn bộ sức mạnh tổng lực của cả hệ thống để đối phó thì mới mong ngăn chặn được các hiệu ứng gây ra và ngày càng lây lan đến chóng mặt của Bên thắng cuộc. Trước đây, mỗi khi gặp nhau, người ta thường hỏi thăm: Có khỏe không? Còn bây giờ sau cái bắt tay là câu cửa miệng: Đọc Bên Thắng cuộc chưa?
Làn sóng tìm mua, tìm đọc Bên thắng cuộc có vẻ như ngày càng lên cao và chưa có dấu hiệu dừng lại. Báo chí chính thống càng nói nhiều về Bên Thắng cuộc thì chẳng khác nào quảng bá không công cho nó, làm cho người ta càng háo hức, càng hăm hở và … hồi hộp tìm đọc cuốn sách.  Không loại trừ rằng nhiều người sẽ thay đổi về nhận thức tư tưởng tức là tự diễn biến sau khi đọc xong cuốn sách có một không hai này. Đây là một kết quả vô cùng nguy hiểm và không hề được mong đợi trên mặt trận tư tưởng chính trị, chống diễn biến hòa bình.
Thưa các xếp,
Đọc xong 2 tập với tổng số 1.185 trang đầy ắp các sự kiện và con số của Bên thắng cuộc, em thật sự cảm thấy sợ hãi. Em tự thấy rằng với một dư luận viên óc bằng hạt gạo như em, nhiệm vụ tiếp tục “đánh” Bên thắng cuộc mà các xếp vừa giao là hoàn toàn bất khả thi. Em xin các xếp cho em được nhường lại nhiệm vụ cao cả này cho đồng chí khác.
Vợ em cũng rất ủng hộ nguyện vọng này của em, mặc dù cô ta mới chỉ đọc vài chương của Bên thắng cuộc. Cô ấy bảo: Đánh là đánh thế nào, anh xin nghỉ đi, ở nhà em nuôi.
Nếu các xếp không cho thì em vẫn nhất quyết nghỉ vụ này. Em xin đội ơn các xếp.   
Dư luận viên
VO VĂN VE



Copy từ: Tâm Sụ Y Giáo

3 tàu chiến HĐ Bắc Hải Trung Quốc bất ngờ kéo xuống Biển Đông nhả đạn


bi 
(GDVN) - 3 chiến hạm của hạm đội Bắc Hải hải quân Trung Quốc đã tiến vào Biển Đông thực hiện cái gọi là "tuần tra và tập trận", bao gồm tàu khu trục mang tên lửa Thanh Đảo và 2 tàu hộ vệ Yên Đài, Diêm Thành.

Lính hạm đội Bắc Hải Trung Quốc tập trận trên Biển Đông


Đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV 13 ngày 2/2 đưa tin, 3 chiến hạm của hạm đội Bắc Hải hải quân Trung Quốc đã tiến vào Biển Đông thực hiện cái gọi là "tuần tra và tập trận", bao gồm tàu khu trục mang tên lửa Thanh Đảo và 2 tàu hộ vệ Yên Đài, Diêm Thành.

3 chiến hạm Trung Quốc tiến vào Biển Đông hôm qua 1/2 qua đường eo biển Bashi nằm giữa đảo Luzon của Philippines và Đài Loan. Đội tàu chiến này của hải quân Trung Quốc được lên kế hoạch "tuần tra" và tập trận một vài ngày trên Biển Đông.

Trước đó, 3 chiếc tàu hạm đội Bắc Hải chính thức rời cảng Thanh Đảo hôm 29/1 vừa đi vừa nhả đạn tập trận trên biển Hoàng Hải, Hoa Đông, vượt eo biển Miyako Kaikyo Nhật Bản ra Thái Bình Dương tập trận mở màn cho hoạt động tập trận ngoài khơi - tác chiến đường xa năm 2013.

Bản tin trên Tân Hoa Xã cho biết 3 chiếc chiến hạm này tiến vào Biển Đông vào lúc 3 giờ 40 phút giờ GMT sau 5 giờ cơ động qua eo biển Bashi. 3 chiếc tàu chiến hạm đội Bắc Hải đã cơ động và tập trận trên suốt hành trình 1200 hải lý từ hôm 29/1 tới nay.

Cuộc tập trận của hải quân Trung Quốc diễn ra đúng thời điểm căng thẳng giữa Bắc Kinh với các quốc gia láng giềng đang leo thang xung quanh tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông và Hoa Đông. Khác với những cuộc tập trận khác, lần này Trung Quốc trống dong cờ mở, tường thuật trực tiếp, đưa tin ồ ạt để phô trương thanh thế trên Biển Đông và Biển Hoa Đông.

Một dấu hiệu lạ nữa trong cuộc tập trận này, 3 tàu chiến hạm đội Bắc Hải vốn được cho là chuyên phụ trách khu vực Bột Hải, Hoàng Hải nay tự nhiên lại kéo xuống Biển Đông để thực hiện cái gọi là "tuần tra, tập trận", một địa bàn "phi truyền thống" và do hạm đội Nam Hải "phụ trách".


Điều đó cho thấy, ngoài việc Biển Đông trở thành "địa bàn chiến lược" mà Trung Quốc muốn tranh giành ảnh hưởng, bành trướng sức mạnh quân sự thì dường như Bắc Kinh còn đang mưu tính nâng cao khả năng tác chiến đường trường cho hải quân, khi cần có thể điều động tổng lực cả 3 hạm đội tham gia tác chiến trên Biển Đông.

Trong cuộc tập trận này, hải quân Trung Quốc sử dụng và khai thác tối đa vệ tinh Bắc Đẩu xác định mục tiêu, cung cấp vị trí chính xác của đội hình các lực lượng tham gia tác chiến đồng thời thay đổi hoàn toàn phương thức thông tin liên lạc, chỉ huy giữa các lực lượng theo mô hình thông tin tương tác 2 chiều, bảo mật cao và tốc độ rất nhanh.



Copy từ: GDVN



Điều 4 mới là vấn đề của mọi vấn đề


Kính gửi: Các thành viên khởi xướng và Ban biên tập trang Cùng viết Hiến pháp,
Hôm nay, tôi nhận được email của một người bạn giới thiệu về trang web do các Giáo sư có uy tín khởi xướng và biên tập, như GS Ngô Bảo Châu, Đàm Thanh Sơn, Nguyễn Đăng Dung. Tôi rất vui.
Tuy nhiên, có thể do mới khởi xướng nên bài viết cũng chưa nhiều, nhưng những bài viết chỉ được đăng dưới lăng kính một chiều (bởi các bài hiện nay đăng trên Cùng viết Hiến pháp) chỉ là các bài viết trên các báo đã bị kiểm duyệt (Việt nam đứng vị trí 172/179 về tự do báo chí). Việc kiểm duyệt báo chí do Ban tuyên giáo trung ương Đảng, thì nói chung những bài viết này cũng chỉ nằm trong giới hạn ý chí của Đảng.

Hiến pháp là khế ước xã hội (social contract) do người dân lập nên. Vì vậy tôi hy vọng rằng, trang Cùng viết Hiến pháp sẽ đăng những bài viết có quan điểm khác nhau. Hiện nay, các bài như: Hai tử huyệt của chế độ (của GS Hoàng Xuân Phú), Dự thảo Hiến pháp do 72 nhân sỹ, trí thức khởi xướng (đến nay đã có gần 2000 người ký tên) đang được nhiều người ủng hộ.
Cùng viết Hiến pháp có “dám” đăng 2 bài viết đó không?
Xin mạo muội chia sẻ với các GS một điều là: Người sáng lập ra trang web tranh luận dân chủ phải khách quan, hay thoát khỏi sự “bám lề”, hay “sợ hãi” mới có thể đem đến không gian tranh luận dân chủ. Tôi rất ngưỡng mộ những người như Giáo sư Huệ Chi (trang web boxitvn.net), nhà văn Nguyễn Quang Lập (blog Quê Choa) hay TS Nguyễn Xuân Diện (blog xuandienhannom.blogspot.com)… bởi họ đã làm được điều đó.
Tôi từng biết GS Nguyễn Đăng Dung như một trong những người đầu ngành Luật Hiến pháp của Việt Nam. Nhưng dịp sửa Hiến pháp này tôi cũng chưa thấy giới Luật gia nói chung, hay GS nói riêng có những đóng góp mang tính đột phá (ví dụ như bài viết của GS Hoàng Xuân Phú), để người dân ủng hộ và dõi theo.
Là trí thức, theo tôi họ có nghĩa vụ tiên phong trong việc tìm ra con đường phát triển giúp những người không biết, và cho đến thời điểm này thì tôi đang thất vọng về điều đó ở nước ta.
Nhân tiện, tôi cũng muốn chia sẻ với trang Cùng viết Hiến pháp là trọng tâm nhất của lần sửa đổi Hiến pháp lần này là “Điều 4″.

Điều 4 mới là vấn đề của mọi vấn đề

Nguyễn Long Việt
Bởi việc quy định Điều 4, rõ ràng là những cuộc bầu cử dân chủ đều vô nghĩa. 14 người trong Bộ chính trị quyết định mọi chức danh, từ việc bao nhiêu ghế, ông nào trúng đại biểu quốc hội, ông nào làm thủ tướng… từ đó sinh ra độc tài, lạm quyền, tham nhũng…
Người có quyền chỉ “sợ trách nhiệm trước người giao quyền cho họ”, và việc nếu họ có được quyền lực không phải từ dân thông qua các cuộc bầu cử dân chủ thì họ cũng sẽ không chịu trách nhiệm trước dân, mà họ chỉ chịu trách nhiệm trước Đảng (theo nghĩa hẹp hơn, trước những người lãnh đạo Đảng đã “cơ cấu” cho họ).
Việc không quy định Điều 4 là việc trước sau gì cũng phải làm, là xu thế chung của bất kì quốc gia dân chủ nào. Không quy định Điều 4, xây dựng chế độ chính trị đa đảng không phải là xóa bỏ sự hoạt động của Đảng Cộng sản VN, mà khi ấy những người có tài, có đức trong xã hội sẽ trở thành những lãnh đạo do dân chọn. Và đó cũng là con đường mà những người có tài, tâm trong Đảng ra tranh cử. Chứ không phải như việc có vị trí nhờ “cơ cấu” của Đảng thông qua “mối quan hệ, chạy chức chạy quyền” như hiện nay.
Nếu không xóa bỏ được Điều 4, mặc nhiên Đảng CS lãnh đạo thì những góp ý sửa đổi Hiến pháp chỉ như là thay chút nước sơn, chứ không phải là thay cái cột sống.
Chỉ khi đa đảng, mọi vấn đề mới được tháo gỡ, nền tảng đầu tiên để xây dựng nhà nước. Thông qua các cuộc cạnh tranh chính trị, người dân sẽ chọn những người, Đảng có chính sách tốt cho dân tộc, nhân dân. Các đảng phái đối lập tồn tại để phản biện lại các chính sách của đảng cầm quyền, và truyền tải tới người dân.
Hiện nay, những tiếng nói phản biện chỉ là đơn lẻ, không đủ sức mạnh để phản biện chính sách do vậy thường bị chính quyền sách nhiễu. Cái quan trọng nhất của phản biện là trong Nghị trường, quyết định tới việc thông qua chính sách. Chỉ khi đó, các quyền lợi của các đảng “chạm với quyền lợi của dân” mới được thông qua.
Bởi khi đó, nhân dân sẽ giám sát những cuộc phản biện minh bạch, và người Nghị sỹ sẽ phải chịu trách nhiệm với dân thông qua cơ chế giải trình.
Ở Việt Nam hiện nay, tuy có 3 hệ thống cơ quan quyền lực đại diện cho 3 nhánh quyền lực lập pháp, hành pháp và tư pháp nhưng 3 quyền này lại tập trung trong tay Đảng, mà cao nhất là Bộ chính trị. Các lãnh đạo chủ chốt của 3 cơ quan đều là Đảng viên.
 Người làm thẩm phán ở các quốc gia dân chủ không được tham gia đảng phái nào, thì ở Việt Nam, tuy không quy định trong văn bản luật nhưng trên thực tế họ thương là đảng viên. Và cơ chế thủ trưởng chế vẫn còn tồn tại thông qua cách thức bổ nhiệm thẩm phán. Như vậy, Đảng là người “vừa đá bóng, vừa cầm còi”.
Trong khi ở các nước dân chủ, thẩm phán có quyền ra lệnh trát bắt các chính trị gia nếu vi phạm pháp luật, thì ở Việt Nam, giả sử phát hiện ra một lãnh đạo sai phạm (lãnh đạo là Đảng viên), các cơ quan tư pháp bị tước mất quyền tiến hành các thủ tục tố tụng áp dụng đối với những người khác, mà thay vào đó là việc Đảng tiến hành các quy trình riêng của mình (như họp để kỷ luật…), từ đó sẽ sinh ra bao che.
Ngoài ra, khi có ý kiến của Đảng thì các cơ quan tư pháp (Cơ quan Điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa án) họp “liên ngành” để thực hiện ý kiến chỉ đạo của Đảng. Nếu lãnh đạo Đảng cho phép tiến hành tố tụng, hay đưa ra phương hướng xử lý thì các cơ quan này sẽ phải theo. Và phiên tòa chỉ như những “vở kịch”.
Cái khó cho Việt Nam?
Nhiều người cứ nhầm tưởng hoặc “xuyên tạc” rằng Singapore cũng giống Việt Nam, một Đảng lãnh đạo.
Ở Singapore, Đảng Nhân dân hành động (People’s Action Party) được quyền lãnh đạo nhờ nhân dân bầu ra từ cuộc bầu cử dân chủ (chiến thắng trong các nhiệm kỳ, từ 1963 nhờ các chính sách) chứ không phải là do Đảng, hay Ban Chấp hành Trung ương, Bộ chính trị quyết định như ở Việt Nam. Cũng giống như trong gia đình đông con, thằng A được quyền quản lý gia đình bởi nó tài năng, chính sách tốt, vì lợi ích chung, chứ không phải là nhà có con một như Việt Nam.
Ở Việt Nam, thành quả cách mạng có được cũng nhờ đa đảng (Việt Nam đa đảng đến năm 1988), cho đến khi đó, những người lãnh đạo luôn theo đuổi, hy sinh cho lý tưởng (mặc dù có không ít sai lầm), chỉ đến khi Lê Duẩn chèn ép, và sau này Nguyễn Văn Linh dẹp bỏ đa đảng thì chế độ một Đảng mới sinh ra độc tài, tham nhũng, lạm quyền. Cũng như, trong thời kỳ đó, do hoàn cảnh chiến tranh nên mặc dù đa đảng, nhưng vẫn chưa có dân chủ thực sự.
Và cái quan trọng nhất của chế độ đa đảng là thẩm phán độc lập, không theo đảng phái nào. Một khi, kể cả Lý Hiển Long phạm tội, tòa District cũng có thể ra trát bắt. Một điều khác biệt với VN, quan tòa là đảng viên, hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Theo tôi, đa đảng là vấn đề mấu chốt, quyết định sự lớn mạnh của quốc gia, chống lại độc tài. Đa đảng là điều kiện cần.
Một khi, chưa xuất hiện đa đảng thì sẽ không có Aung San Suu Kyi, cũng khó xuất hiện Thein Sen như ở Myanmar để tiến tới dân chủ. Bà Aung nếu ở VN, chỉ có thể là những cá nhân phản biện nhỏ lẻ như Luật sư Lê Quốc Quân hay blogger Huỳnh Thục Vy mà thôi. Mọi phản biện từ cá nhân nhỏ lẻ đều bị dập từ trứng nước.
Nguyễn Long Việt, PHD Candidate, Harvard Law School
Posted by basamvietnam on 02/02/2013


Tìm hiểu thêm  tại đây

Copy từ: Huỳnh Ngọc Chênh

Tin tặc TQ cũng phá Wall Street Journal



Tin tặc ở Trung Quốc cũng xâm nhập vào hệ thống máy tính của báo Wall Street Journal (WSJ), là vụ tấn công trung tâm thông tin lớn của Mỹ thứ hai bị phát hiện.
Báo này nói nhóm tin tặc tìm cách kiểm soát những bài viết về Trung Quốc.
Theo báo cáo ngay trước đó của New York Times, các tin tặc Trung Quốc “liên tiếp” xâm nhập vào hệ thống trong bốn tháng qua.
Bắc Kinh bị cáo buộc bởi một số chính phủ và công ty quốc tế do các hoạt động do thám thông tin mạng từ nhiều năm.
Bộ ngoại giao Trung Quốc bác bỏ cáo buộc của báo New York Times với lý do “không có cơ sở” và “hoàn toàn vô trách nhiệm”.
“Trung Quốc cũng là nạn nhân của các vụ tấn công tin tặc. Luật pháp Trung Quốc quy định rõ cấm các hoạt động tấn công thông tin, và chúng tôi hy vọng các bên liên quan nên có thái độ trách nhiệm đối với vấn đề này,” theo phát ngôn viên Hồng Lỗi.

'Còn tiếp diễn'

Nhà xuất bản của WSJ, công ty Dow Jones & Co, tuyên bố hôm thứ Năm 30/01/2013 rằng các vụ tấn công liên quan tới nội dung về Trung Quốc là “vấn đề còn tiếp diễn”.
“Chứng cứ cho thấy có những nỗ lực xâm nhập hệ thống kiểm soát của báo về những bài liên quan tới Trung Quốc, và đây không phải nhằm tìm kiếm thông tin gây lợi thế về kinh doanh hay để lấy thông tin khách hàng,” phát ngôn viên của báo nói.
New York Times cũng báo bị tin tặc Trung Quốc tấn công để tìm người cung cấp thông tin về gia đình ông Ôn Gia Bảo
“Chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc chặt chẽ với chính quyền và các chuyên gia bảo mật bên ngoài, dùng tới các biện pháp mạnh mẽ để bảo vệ khách hàng, nhân viên, phóng viên và các nguồn tin của chúng tôi.”
Tòa báo cũng đã hoàn thành kiểm định hệ thống để đảm bảo an ninh, bà nói thêm.
Trong khi đó, báo New York Times cho rằng các vụ tấn công vào hệ thống của họ liên quan tới bài viết về gia sản trị giá nhiều tỉ đô la của thân nhân nhà lãnh đạo Ôn Gia Bảo.
Bài phóng sự, bị gỡ bỏ vì chính phủ Trung Quốc cho là “bôi nhọ”, viết rằng họ hàng nhà ông Ôn sở hữu số tài sản trị giá ít nhất 2.7 tỷ đô la Mỹ, nhờ làm ăn kinh doanh.
Bài báo không hề cáo buộc nhà lãnh đạo cao cấp của Trung Quốc làm điều sai trái.
Theo báo Times, tin tặc tấn công hệ thống máy tính của họ lần đầu vào tháng 09/2012, khi bài viết về chuyện làm ăn bạc tỷ của thân nhân ông Ôn Gia Bảo gần hoàn thành.
Họ dùng phương thức “giống như của quân đội Trung Quốc” và tấn công máy tính của David Barboza, trưởng văn phòng Thượng Hải của báo New York Times, cũng là tác giả của bài báo, và người tiền nhiệm Jim Yardley.
Theo công ty bảo mật mạng Mandiant, do báo Times thuê để truy tìm thủ phạm các vụ tấn công, các tin tặc lấy cắp mật mã để xâm nhập hệ thống máy tính.
Nhóm tin tặc cài đặt một phần mềm rác có thể cho phép xâm nhập vào máy tính sử dụng hệ thống mạng của New York Times, ăn cắp mật mã, và thâm nhập vào 53 máy tính, chủ yếu bên ngoài văn phòng của báo.
BáoTimes nói chuyên gia đã tìm thấy các vụ xâm nhập “bắt nguồn từ các máy tính của cùng một trường đại học mà quân đội Trung Quốc đã dùng để tấn công một công ty quân sự Hoa Kỳ trước đó”.
Họ cũng thấy là các tin tặc thường bắt đầu làm việc lúc 08:00 giờ sáng giờ Bắc Kinh.



Copy từ: BBC

 

Giới thiệu trang web : CÙNG VIẾT HIẾN PHÁP

RA ĐỜI MỘT TRANG MẠNG MỚI: "CÙNG VIẾT HIẾN PHÁP"...

NQL: Một sự kiện hơi bị lạ và rất phấn khởi, là: gs toán Ngô Bảo Châu, gs vật lý Đàm Thanh Sơn và nhà báo Nguyễn Anh Tuấn, nguyên  tổng biên tập ViệtNamnet, đã cùng nhau lập nên trang web: Cùng viết hiến pháp ( tại đây). Dưới đây là tuyên ngôn của họ.
20120419095754_ngobaochauimagesDamthanhson


Cùng viết hiến pháp
Dự thảo sửa đổi Hiến pháp Việt nam 1992 đã gây nên sự chú ý rộng rãi trong người dân. Trang Cùng viết Hiến pháp này ra đời nhằm tạo thêm một không gian đối thoại cho tất cả những người quan tâm đến việc sửa đổi Hiến pháp, để họ có thể cùng thảo luận về chủ đề này một cách nghiêm túc và dân chủ.
Hiến pháp là đạo luật cơ bản của một quốc gia. Hiến pháp phải chứa đựng những nguyên tắc làm nền tảng cho việc xây dựng thể chế chính trị, tổ chức và vận hành của nhà nước, bảo vệ những quyền cơ bản của người dân. Một bản hiến pháp tốt là bước đầu tiên để đảm bảo cho các công dân cùng nhau xây dựng một cuộc sống hoà bình, tự do, một xã hội dân chủ và công bằng, cái mà xét cho cùng, chính là lý do cho sự tồn tại của mọi thiết chế xã hội. Tuy đều có hoặc đều dựa vào nền tảng triết học này, hiến pháp của các nước đã ra đời trong những bối cảnh lịch sử khác nhau, đã bị chi phối bởi những hệ thống quyền lợi, những sức mạnh chính trị khác nhau, và rốt cuộc chúng đã có những dấu ấn khác nhau lên lịch sử phát triển của mỗi nước. Để hiểu Hiến pháp 1992 và tham gia tích cực vào việc sửa đổi nó, thiết nghĩ cần tham chiếu các bản Hiến pháp Việt nam đã từng có trước đó, cũng như những bản Hiến pháp đã có dấu ấn trong lịch sử thế giới.
Cùng viết Hiến pháp sẽ đăng, hoặc đăng lại những bài viết phân tích về những nội dung cụ thể của Dự thảo sửa đổi hiến pháp Việt nam 1992, về bối cảnh ra đời, dấu ấn lịch sử của những hiến pháp quan trọng trên thế giới, và sẽ đặc biệt quan tâm đến những yếu tố làm nên sức sống và sức mạnh của một bản hiến pháp, như một hệ qui chiếu trong một thế giới luôn luôn vận động, chứ không chỉ đơn thuần như một công cụ cho công tác quản lý nhà nước.
Cùng viết Hiến pháp khuyến khích đối thoại giữa các tác giả, và với độc giả. Cùng viết Hiến pháp đề cao tinh thần tôn trọng trong đối thoại, tôn trọng người viết, tôn trọng người đọc, tôn trọng ngữ pháp tiếng Việt. Cùng viết Hiến pháp khuyến khích tranh luận thẳng thắn dựa trên lý lẽ và dẫn chứng, không lấy phẫn nộ làm phương pháp tranh luận, không nhận đăng những ý kiến có tính qui kết vô căn cứ, có tính thoá mạ, vu khống hoặc lạc đề.
Cùng viết Hiến pháp chủ trương hạn chế nội dung trong phạm vi những vấn đề liên quan trực tiếp đến Hiến pháp và việc xây dựng một nhà nước pháp quyền. Các vụ việc cụ thể nếu được nêu sẽ khoanh định dưới dạng thức học thuật để nghiên cứu tính hợp lý và nhất quán của Hiến pháp và pháp luật. Cùng viết Hiến pháp không tham gia vào việc bình luận, phán xét đúng sai trong những vụ việc cụ thể.
Cùng viết hiến pháp ra đời ngày 1/2/2013 để tạo ra một không gian đối thoại dân chủ về việc sửa đổi Hiến pháp, và sẽ được duy trì ít nhất đến ngày 31/03/2013 để phục vụ việc đóng góp ý kiến vào bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Chúng tôi hy vọng đây sẽ là bước khởi đầu tạo điều kiện cho những đối thoại thẳng thắn về xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam.

Nhóm khởi xướng
Ngô Bảo Châu

Đàm Thanh Sơn

Nguyễn Anh Tuấn

( Theo Que Choa )
 
 


   Đọc thêm: Điều 4 mới là vấn đề của mọi vấn đề

Copy từ: NV Phạm Viết Đào