Đỗ Nhật Nam bị ‘ném đá’: Một đám đông sợ hãi và vô văn hóa
.
(MegaFun)
– Đó là sự xuống cấp về ý thức, văn hóa của một đám đông. Và khi số
lượng này nhiều tới mức báo động, nó sẽ trở thành căn bệnh trầm kha.
Những ngày vừa qua, tôi đã chứng kiến cảnh một đứa trẻ 11 tuổi bị mang lên bàn cân để hàng ngàn ông bố, bà mẹ, hàng ngàn thanh niên tuổi đầu 2 hùa nhau vào mổ xẻ. Thậm chí, tôi còn xem cả một số video clip mà những cậu chàng có tiếng trong cư dân mạng làm để chế nhạo lại câu chuyện của đứa trẻ này. Những nhân vật đó ăn bám vào sự a dua của đám đông, chọc ngoáy vào khuyết điểm của đứa trẻ để đánh bóng và câu view cho video clip làm ra.
Đám đông đó, cũng hùng hổ dùng bàn phím để chỉ trích rằng đứa trẻ giả tạo, kiêu ngạo, chảnh chọe, không biết thế nào là khiêm tốn. Họ bới móc một câu cảm nhận của nó về truyện tranh để trù ẻo nó không có tuổi thơ, thậm chí nói hẳn nó có dấu hiệu mắc bệnh tự kỷ.
Tôi biết xã hội này đang ngày càng trở nên thảm hại. Nhưng từ câu chuyện vừa qua, tôi giật mình khi thấy xã hội chúng ta đã đến cái đáy tận cùng của sự xuống cấp. Tôi nhìn thấy cả một đám đông sợ hãi, hèn kém, đạo đức giả ngồi bình phẩm, bàn luận về một đứa trẻ con. Đáng khinh hơn khi họ tự nhân danh là người lớn lo lắng cho tuổi thơ và tương lai của con trẻ để làm tổn hại đến chính con trẻ.
Đầu tiên, tôi nhìn thấy sự sợ hãi của một đám người trước một đứa trẻ
thông minh hơn, giỏi giang hơn con cháu của họ. Bản tính ghen tị, không
chấp nhận người tài của người Việt dù đó có là một đứa trẻ con đã khiến
đám đông ấy xúm vào vùi dập và chỉ trích nó.
Họ tìm mọi cách lái câu chuyện theo cách phải giống con mình mới là hợp lý, mới là có tuổi thơ. Họ viện đủ lý do để chứng minh cách giáo dục con như của họ mới là đúng khoa học. Trong khi đó họ không nhìn ra, thằng bé đã sống rất tốt, sống hạnh phúc với niềm đam mê đọc sách của nó cho đến khi cả một đám đông nhảy đổng vào ném đá nó.
Đến khi nào người Việt mới chấp nhận sự khác biệt, mới thôi sống kiểu ngu dốt và ném đá kiểu bầy đàn như thế? Đến khi nào người Việt mới gạt đi sự sợ hãi, sự định kiến và sự khắt khe với kẻ có tài? Các người chê thằng bé thiếu khiêm tốn, ngạo mạn, nói dối, trong khi hãy nhìn lại bản thân các người đã hoàn hảo, đã sống mà chưa từng phạm sai lầm chưa?
Trẻ con mắc lỗi là chuyện bình thường của cuộc sống. Tại sao các người có thể xoa đầu, bao dung độ lượng với con cháu mình khi chúng nó làm điều sai mà lại trở nên khắc nghiệt và cực đoan với đứa trẻ khác? Phải chăng vì nó là thần đồng, nó hiểu biết và giỏi giang hơn cả chính đám đông kia?
Lại nói về danh xưng thần đồng. Thằng bé chưa bao giờ tự nhận nó là thần đồng, đó là cái mác mà chính truyền thông, đám đông gán lên người nó. Giờ đây, các người tự rải đinh rồi tự bơm vá, tự bôi chữ vào người nó để rồi lớn tiếng chỉ trích, chê bai nó. Hãy nhìn lại, các người có công bằng hay không?
Thằng bé có 1.000 quyển sách thì nó trả lời phỏng vấn rằng nó có 1000 quyển sách. Thằng bé đạt được nhiều bằng cấp thì nó thẳng thắn nói với phóng viên khi người ta đặt câu hỏi. Tại sao lại cấm nó được nói lên sự thực, cấm nó được tự tin và tự hào vào thành tích mà nó có?
Đã bao giờ chúng ta đi tìm câu hỏi cho nạn chảy máu chất xám ở đất
nước chúng ta? Một trong những lý do đó chính là thái độ và sự đối xử
không công bằng của người Việt dành cho những nhân tài của đất nước. Kẻ
khiêm tốn cúi đầu luôn được khen ngợi, nhưng người có tài người tự tin
lại bị xem là ngạo mạn, khinh đời.
Sự bất công đó nằm ở chính việc cư dân mạng bây giờ luôn tỏ ra thương cảm khi nhìn thấy một mảnh đời trẻ nhỏ bất hạnh nhưng lại sẵn sàng quay ra ném đá không thương tiếc một đứa trẻ tài giỏi hơn người. Đó chính là tâm lý thích xoa dịu mình vẫn còn may mắn, còn hạnh phúc hơn ối kẻ ngoài kia của người Việt Nam. Đó cũng là tâm lý ghen tị, sợ hãi khi nhìn thấy một ai giỏi hơn, giàu hơn, sướng hơn bản thân mình.
Chính bản tính hèn kém ấy đã khiến đám đông kia đi từ sự sợ hãi mà trút ra những lời gở mồm, ác miệng. Họ bắt đầu ngồi dự báo, ngồi phán rằng “trong phúc có họa” khi nghĩ ra đủ tình huống bất hạnh dành cho đứa trẻ 11 tuổi. Nào là nó đang không có tuổi thơ, nó có dấu hiệu tự kỷ, tương lai sẽ chẳng đến đâu, thần đồng thì luôn cô độc, nó là sản phẩm của nạn bạo hành trẻ con do chính bố mẹ nó tạo ra…
Hỡi các nhà tiên tri, các ngài đang trở thành những kẻ vô văn hóa và độc ác hơn bao giờ. Các ngài tự đại diện cho dư luận và tự cho mình cái quyền xúc phạm, thóa mạ người khác kể cả đối tượng ấy chỉ đáng tuổi con cháu các ngài. Các ngài còn đạo đức giả và đáng khinh chẳng kém gì những kẻ đang bạo hành, bóc lột trẻ em!
Bài viết này không phải là sự dạy đời dành cho những người đã chỉ trích cháu Đỗ Nhật Nam trong suốt mấy ngày qua. Bởi vì nói thẳng, tôi đã từng có những biểu hiện như thế, đã từng sợ hãi, ném đá bầy đàn lỗi lầm của người khác khi sai lầm của họ bị công khai bêu riếu trên mạng. Chính tôi là một sản phẩm méo mó của đám đông vô văn hóa và thật mỉa mai khi chính tôi cũng phải lên tiếng thừa nhận sự xuống cấp của bản thân mình.
Những ngày vừa qua, tôi đã chứng kiến cảnh một đứa trẻ 11 tuổi bị mang lên bàn cân để hàng ngàn ông bố, bà mẹ, hàng ngàn thanh niên tuổi đầu 2 hùa nhau vào mổ xẻ. Thậm chí, tôi còn xem cả một số video clip mà những cậu chàng có tiếng trong cư dân mạng làm để chế nhạo lại câu chuyện của đứa trẻ này. Những nhân vật đó ăn bám vào sự a dua của đám đông, chọc ngoáy vào khuyết điểm của đứa trẻ để đánh bóng và câu view cho video clip làm ra.
Đám đông đó, cũng hùng hổ dùng bàn phím để chỉ trích rằng đứa trẻ giả tạo, kiêu ngạo, chảnh chọe, không biết thế nào là khiêm tốn. Họ bới móc một câu cảm nhận của nó về truyện tranh để trù ẻo nó không có tuổi thơ, thậm chí nói hẳn nó có dấu hiệu mắc bệnh tự kỷ.
Tôi biết xã hội này đang ngày càng trở nên thảm hại. Nhưng từ câu chuyện vừa qua, tôi giật mình khi thấy xã hội chúng ta đã đến cái đáy tận cùng của sự xuống cấp. Tôi nhìn thấy cả một đám đông sợ hãi, hèn kém, đạo đức giả ngồi bình phẩm, bàn luận về một đứa trẻ con. Đáng khinh hơn khi họ tự nhân danh là người lớn lo lắng cho tuổi thơ và tương lai của con trẻ để làm tổn hại đến chính con trẻ.
Sự vô văn hóa và sự sợ hãi của đám đông đã biến một đứa trẻ trở thành tấm bia đỡ đạn |
Họ tìm mọi cách lái câu chuyện theo cách phải giống con mình mới là hợp lý, mới là có tuổi thơ. Họ viện đủ lý do để chứng minh cách giáo dục con như của họ mới là đúng khoa học. Trong khi đó họ không nhìn ra, thằng bé đã sống rất tốt, sống hạnh phúc với niềm đam mê đọc sách của nó cho đến khi cả một đám đông nhảy đổng vào ném đá nó.
Đến khi nào người Việt mới chấp nhận sự khác biệt, mới thôi sống kiểu ngu dốt và ném đá kiểu bầy đàn như thế? Đến khi nào người Việt mới gạt đi sự sợ hãi, sự định kiến và sự khắt khe với kẻ có tài? Các người chê thằng bé thiếu khiêm tốn, ngạo mạn, nói dối, trong khi hãy nhìn lại bản thân các người đã hoàn hảo, đã sống mà chưa từng phạm sai lầm chưa?
Trẻ con mắc lỗi là chuyện bình thường của cuộc sống. Tại sao các người có thể xoa đầu, bao dung độ lượng với con cháu mình khi chúng nó làm điều sai mà lại trở nên khắc nghiệt và cực đoan với đứa trẻ khác? Phải chăng vì nó là thần đồng, nó hiểu biết và giỏi giang hơn cả chính đám đông kia?
Lại nói về danh xưng thần đồng. Thằng bé chưa bao giờ tự nhận nó là thần đồng, đó là cái mác mà chính truyền thông, đám đông gán lên người nó. Giờ đây, các người tự rải đinh rồi tự bơm vá, tự bôi chữ vào người nó để rồi lớn tiếng chỉ trích, chê bai nó. Hãy nhìn lại, các người có công bằng hay không?
Thằng bé có 1.000 quyển sách thì nó trả lời phỏng vấn rằng nó có 1000 quyển sách. Thằng bé đạt được nhiều bằng cấp thì nó thẳng thắn nói với phóng viên khi người ta đặt câu hỏi. Tại sao lại cấm nó được nói lên sự thực, cấm nó được tự tin và tự hào vào thành tích mà nó có?
Tại sao lại cấm đứa trẻ được quyền tự hào về chính thành tích của mình? |
Sự bất công đó nằm ở chính việc cư dân mạng bây giờ luôn tỏ ra thương cảm khi nhìn thấy một mảnh đời trẻ nhỏ bất hạnh nhưng lại sẵn sàng quay ra ném đá không thương tiếc một đứa trẻ tài giỏi hơn người. Đó chính là tâm lý thích xoa dịu mình vẫn còn may mắn, còn hạnh phúc hơn ối kẻ ngoài kia của người Việt Nam. Đó cũng là tâm lý ghen tị, sợ hãi khi nhìn thấy một ai giỏi hơn, giàu hơn, sướng hơn bản thân mình.
Chính bản tính hèn kém ấy đã khiến đám đông kia đi từ sự sợ hãi mà trút ra những lời gở mồm, ác miệng. Họ bắt đầu ngồi dự báo, ngồi phán rằng “trong phúc có họa” khi nghĩ ra đủ tình huống bất hạnh dành cho đứa trẻ 11 tuổi. Nào là nó đang không có tuổi thơ, nó có dấu hiệu tự kỷ, tương lai sẽ chẳng đến đâu, thần đồng thì luôn cô độc, nó là sản phẩm của nạn bạo hành trẻ con do chính bố mẹ nó tạo ra…
Hỡi các nhà tiên tri, các ngài đang trở thành những kẻ vô văn hóa và độc ác hơn bao giờ. Các ngài tự đại diện cho dư luận và tự cho mình cái quyền xúc phạm, thóa mạ người khác kể cả đối tượng ấy chỉ đáng tuổi con cháu các ngài. Các ngài còn đạo đức giả và đáng khinh chẳng kém gì những kẻ đang bạo hành, bóc lột trẻ em!
Bài viết này không phải là sự dạy đời dành cho những người đã chỉ trích cháu Đỗ Nhật Nam trong suốt mấy ngày qua. Bởi vì nói thẳng, tôi đã từng có những biểu hiện như thế, đã từng sợ hãi, ném đá bầy đàn lỗi lầm của người khác khi sai lầm của họ bị công khai bêu riếu trên mạng. Chính tôi là một sản phẩm méo mó của đám đông vô văn hóa và thật mỉa mai khi chính tôi cũng phải lên tiếng thừa nhận sự xuống cấp của bản thân mình.
Gửi từ độc giả Ngọc Toàn (Hà Nội)
Copy từ:MegaFun
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét