Hoa Kỳ triển khai máy bay tiêm kích tàng hình F-22 tại Hàn Quốc (REUTERS)
Trước việc chế độ Bình Nhưỡng đe dọa ngày càng mạnh, quân đội
Hoa Kỳ đã triển khai các oanh tạc cơ B-2 và B-52 cũng như máy bay tiêm
kích tàng hình F-22 đến Hàn Quốc, đồng thời điều động các chiến hạm
chống tên lửa, như chiếc USS John McCain, đến khu vực bán đảo Triều
Tiên. Hoa Kỳ cũng đã loan báo kế hoạch đặt các giàn phòng không bắn chặn
tên lửa để bảo vệ đảo Guam trước mọi cuộc tấn công từ phía Bắc Triều
Tiên.
Hiện giờ, việc triển khai vũ khí nói trên nhắm về phía Bình Nhưỡng và chỉ có tính chất tạm thời. Nhưng những lực lượng này có thể nhanh chóng được mở rộng và điều chỉnh để đối lại với những phương tiện mà Bắc Kinh đang huy động để làm chậm lại hoặc ngăn cản việc triển khai các lực lượng Mỹ đến những vùng sát cạnh Trung Quốc, trong trường hợp xảy ra một cuộc xung đột.
Giám đốc Trung tâm Quan hệ Mỹ-Trung tại Bắc Kinh, được hãng tin Reuters trích dẫn hôm nay, đã chỉ trích Hoa Kỳ lợi dụng việc triển khai các vũ khí nói trên để tiếp tục chính sách cân bằng lại thế lực ở châu Á.
Theo Reuters, hôm Chủ nhật vừa qua, tại diễn đàn Bác Ngao, khi cảnh báo là « không một quốc gia nào được quyền đẩy cả khu vực và thậm chí cả thế giới vào hỗn loạn vì những tính toán lợi ích hẹp hòi », chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình không chỉ nhắm đến đồng minh Bắc Triều Tiên, mà còn ngầm chỉ trích Hoa Kỳ và chiến lược « xoay trục » sang châu Á.
Bà Stéphanie Kleine-Ahlbrandt, chuyên gia về Trung Quốc của tổ chức Internationa Crisis Group, cho biết tại Trung Quốc, nhiều người nghĩ rằng « xoay trục » sang châu Á chính là một chiến lược nhằm « bao vây » Trung Quốc.
Về phần ông Ashton Carter, thứ trưởng bộ Quốc phòng Mỹ, gần đây đã giải thích rằng, chiến lược « xoay trục » sang châu Á chính là sự nối dài chính sách mà Hoa Kỳ thực hiện sau năm 1945, mà đã giúp cho Nhật Bản, Hàn Quốc, rồi đến Đông Nam Á, Trung Quốc, Ấn Độ « phát triển về kinh tế và chính trị trong bối cảnh không có xung đột ».
Nhưng ông cũng lưu ý là việc cắt giảm lực lượng tại Afghanistan sẽ cho phép Hoa Kỳ chuyển sang vùng Thái Bình Dương nhiều chiến hạm và tàu vận chuyển quân, cũng như các tàu thực hiện nhiệm vụ tình báo, giám sát và thám thính.
Về phần một số chuyên gia về bang giao quốc tế thì trách là Washington nhấn mạnh quá nhiều đến khía cạnh quân sự của chính sách « xoay trục » sang châu Á, khiến Trung Quốc nghĩ rằng Hoa Kỳ nhắm đến họ và về phần họ cũng phải tăng cường quân sự để đối phó.
Vào cuối tuần này, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sẽ đến Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc trong chuyến công du châu Á đầu tiên của ông. Căng thẳng với Bắc Triều Tiên dĩ nhiên sẽ là trọng tâm của chuyến đi này. Nhưng có thể ông Kerry sẽ tranh thủ dịp này để cân bằng lại các mặt quân sự, kinh tế và ngoại giao của chính sách « xoay trục ».
Nhưng theo Reuters, Ngoại trưởng Mỹ sẽ khó mà giải tỏa được mối nghi ngại của Trung Quốc, thậm chí có khiến Bắc Kinh nghĩ rằng, không chỉ nhằm bao vây quân sự, chính sách của Washington tại châu Á còn nhằm bao vây Bắc Kinh về mặt kinh tế, chính trị và văn hóa.
Hiện giờ, việc triển khai vũ khí nói trên nhắm về phía Bình Nhưỡng và chỉ có tính chất tạm thời. Nhưng những lực lượng này có thể nhanh chóng được mở rộng và điều chỉnh để đối lại với những phương tiện mà Bắc Kinh đang huy động để làm chậm lại hoặc ngăn cản việc triển khai các lực lượng Mỹ đến những vùng sát cạnh Trung Quốc, trong trường hợp xảy ra một cuộc xung đột.
Giám đốc Trung tâm Quan hệ Mỹ-Trung tại Bắc Kinh, được hãng tin Reuters trích dẫn hôm nay, đã chỉ trích Hoa Kỳ lợi dụng việc triển khai các vũ khí nói trên để tiếp tục chính sách cân bằng lại thế lực ở châu Á.
Theo Reuters, hôm Chủ nhật vừa qua, tại diễn đàn Bác Ngao, khi cảnh báo là « không một quốc gia nào được quyền đẩy cả khu vực và thậm chí cả thế giới vào hỗn loạn vì những tính toán lợi ích hẹp hòi », chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình không chỉ nhắm đến đồng minh Bắc Triều Tiên, mà còn ngầm chỉ trích Hoa Kỳ và chiến lược « xoay trục » sang châu Á.
Bà Stéphanie Kleine-Ahlbrandt, chuyên gia về Trung Quốc của tổ chức Internationa Crisis Group, cho biết tại Trung Quốc, nhiều người nghĩ rằng « xoay trục » sang châu Á chính là một chiến lược nhằm « bao vây » Trung Quốc.
Về phần ông Ashton Carter, thứ trưởng bộ Quốc phòng Mỹ, gần đây đã giải thích rằng, chiến lược « xoay trục » sang châu Á chính là sự nối dài chính sách mà Hoa Kỳ thực hiện sau năm 1945, mà đã giúp cho Nhật Bản, Hàn Quốc, rồi đến Đông Nam Á, Trung Quốc, Ấn Độ « phát triển về kinh tế và chính trị trong bối cảnh không có xung đột ».
Nhưng ông cũng lưu ý là việc cắt giảm lực lượng tại Afghanistan sẽ cho phép Hoa Kỳ chuyển sang vùng Thái Bình Dương nhiều chiến hạm và tàu vận chuyển quân, cũng như các tàu thực hiện nhiệm vụ tình báo, giám sát và thám thính.
Về phần một số chuyên gia về bang giao quốc tế thì trách là Washington nhấn mạnh quá nhiều đến khía cạnh quân sự của chính sách « xoay trục » sang châu Á, khiến Trung Quốc nghĩ rằng Hoa Kỳ nhắm đến họ và về phần họ cũng phải tăng cường quân sự để đối phó.
Vào cuối tuần này, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sẽ đến Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc trong chuyến công du châu Á đầu tiên của ông. Căng thẳng với Bắc Triều Tiên dĩ nhiên sẽ là trọng tâm của chuyến đi này. Nhưng có thể ông Kerry sẽ tranh thủ dịp này để cân bằng lại các mặt quân sự, kinh tế và ngoại giao của chính sách « xoay trục ».
Nhưng theo Reuters, Ngoại trưởng Mỹ sẽ khó mà giải tỏa được mối nghi ngại của Trung Quốc, thậm chí có khiến Bắc Kinh nghĩ rằng, không chỉ nhằm bao vây quân sự, chính sách của Washington tại châu Á còn nhằm bao vây Bắc Kinh về mặt kinh tế, chính trị và văn hóa.
Copy từ: RFI
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét