Hãng thông tấn Yonhap vừa trích dẫn một nguồn tin giấu tên từ phía chính
phủ Hàn Quốc cho biết, Triều Tiên có kế hoạch phóng thử nghiệm 3 quả
tên lửa thuộc 3 loại khác nhau là Musudan, Scud và Nodong từ một bãi
phóng ở bờ biển phía Đông nước này.
Trong ngày 10/4, Hàn Quốc cũng đã tuyên bố báo động toàn quốc đồng thời huy động thêm một lực lượng tình báo nữa nhằm có được thông tin sớm nhất về các hành động của Triều Tiên.
Theo các nguồn tin ngoại giao khác nhau, chính phủ Triều Tiên đã gửi công điện tới các đại sứ quán nước ngoài đóng tại thủ đô Bình Nhưỡng và cảnh báo về những nguy hiểm có thể xảy ra nếu chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên bùng nổ. Công điện của Triều Tiên cho biết, tình hình có thể sẽ rất căng thẳng kể từ ngày 10/4.
Nhiều nguồn tin của Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ cũng loan báo, có thể Triều Tiên sẽ tiến hành phóng tên lửa ngay trong ngày 10/4.
Nhật Bản đã triển khai thêm hệ thống tên lửa đánh chặn Patriot tại thủ đô Tokyo để sẵn sàng ứng biến với các diễn biến mới.
Cũng theo hãng tin Yonhap, Bộ chỉ huy quân sự hỗn hợp Hàn Quốc đã nâng mức cảnh báo "Watchcon" từ mức 3 lên mức 2 – mức cảnh báo tương ứng với tình trạng "bị đe dọa thực sự nguy hiểm". Watchcon là hệ thống báo động toàn quốc của Hàn Quốc trong đó mức 4 là hòa bình, mức 3 là “có mối nguy hiểm quan trọng”, mức 2 là “bị đe dọa thực sự nguy hiểm” và Watchcon 1 là mức báo động cho thời chiến.
Tuy nhiên, tại thủ đô Seoul, 10 triệu cư dân ở đó vẫn tiếp tục làm việc và sinh hoạt rất bình thường.
Xem thêm:
- Triều Tiên: Sẽ có chiến tranh hạt nhân ở Hàn Quốc
- Nhật Bản triển khai tên lửa Patriot tại Tokyo chống Triều Tiên
- Triều Tiên - 50 năm đánh 'võ mồm' với Hàn Quốc
Nhật Bản đã triển khai thêm các tổ hợp tên lửa đánh chặn PATRIOT tại thủ đô Tokyo. |
Dù cả Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ đều đã nâng mức báo động nhưng giới quan sát quốc tế lại cho rằng nhiều khả năng sự căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên sẽ chấm dứt sau khi Bình Nhưỡng tiến hành xong vụ phóng tên lửa.
Trái ngược với những phản ứng rất gay gắt và quyết liệt của những lần Triều Tiên định thử nghiệm tên lửa trước đây, lần này Mỹ đã tuyên bố nếu tên lửa của Triều Tiên không đe dọa đến ai, họ sẽ không bắn hạ. Nhật Bản – quốc gia nằm trên đường bay của tên lửa Triều Tiên cũng tuyên bố tương tự.
Chính sự “hiền lành” bất thường này của Mỹ và Nhật đã thắp lên hy vọng cho một kết thúc yên ổn cho bán đảo Triều Tiên. Nếu tên lửa của Bình Nhưỡng không bị trục trặc, nó sẽ rơi xuống biển và mọi chuyện sẽ lắng dịu ngay sau đó.
Cả Mỹ, Nhật, Hàn và Triều Tiên đều không bị mất mặt sau đợt căng thẳng này. Nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-un sẽ có cơ hội để thể hiện với nhân dân Triều Tiên và quân đội của nước này rằng ông ta là một người mạnh mẽ, có thể làm những việc rất nguy hiểm và khó khăn giống như việc phóng tên lửa bất cứ khi nào ông ta thích. Uy tín của ông Kim sẽ tăng lên đáng kể sau vụ này.
Trong khi đó, Mỹ và các đồng minh của họ cũng có điều kiện để thể hiện với thế giới rằng họ đã “giúp đỡ” trong việc tháo ngòi cho một cuộc chiến tranh tổng lực hay thậm chí là chiến tranh hạt nhân.
Nhưng nếu diễn biến của vụ thử tên lửa không được như mong đợi, những quả tên lửa này sẽ có nguy cơ đe dọa đến Nhật Bản hay Hàn Quốc, nó sẽ nhanh chóng bị bắn hạ bởi các hệ thống phòng thủ tên lửa hiện đại. Triều Tiên sẽ tức giận và trả đũa.
Mọi việc sẽ trở nên tồi tệ vô cùng.
Bài liên quan:
- Vì sao Hàn Quốc không sợ tên lửa Triều Tiên?
- Hé lộ kịch bản chi tiết chiến tranh Triều Tiên
- Trung Quốc 'sôi máu' vì Triều Tiên
Copy từ: Infonet
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét