Theo dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
tư pháp - của Bộ Tư pháp đang lấy ý kiến - sẽ phạt cảnh cáo hoặc phạt
tiền từ 200.000 tới 1.000.000 đồng đối với người đang có vợ/chồng mà kết
hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác, nhưng chưa gây hậu quả
nghiêm trọng; chưa có vợ/chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng
với người mà mình biết rõ là đang có chồng/vợ, nhưng chưa gây hậu quả
nghiêm trọng.
Lại thêm một rắc rối to
đây. Các ông quen thói trăng hoa, thích vợ không ''chính chủ'' hãy chuẩn
bị sẵn trong túi 200.000 đồng hoặc 1 triệu đồng để sẵn sàng rút ra nộp
phạt nếu bị bắt quả tang. Tuy nhiên, so với các loại ngoại tình phí, số
tiền nộp phạt này xem ra không làm các ông các bà lo lắng về tài chính
lắm.
Một chuyện khác, nếu quy định này được thông qua và áp dụng, ai sẽ đi săn tìm và phát hiện ra các ông chồng, bà vợ ngoại tình? Nếu ông nào đó có vợ không ''chính chủ'', nhưng không chung sống trong một nhà thì sao? Nếu họ chỉ hò hẹn đâu đó thì chắc chắn không có cơ sở để phạt, mặc dù họ ngoại tình. Còn quy định chỉ áp dụng với những trường hợp kết hôn hoặc chung sống với người đã có vợ hoặc chồng thì phạm vi điều chỉnh quá hẹp.
Hãy thử thống kê từ khi áp dụng Nghị định 87 ban hành năm 2001 (mức phạt tương ứng với các hành vi nêu trên là 100.000 tới 500.000 đồng), cả nước đã phạt được bao nhiêu trường hợp và có hạn chế được tình trạng vợ chồng không ''chính chủ'' hay không? Nếu quy định cứ ban hành nhưng xa lạ với cuộc sống, không điều chỉnh được các hành vi và quan hệ xã hội như mục đích đặt ra thì quy định sẽ rất vô ích. Dự thảo lần này, dù tăng gấp đôi mức xử phạt, nhưng không hy vọng tình trạng vợ chồng không ''chính chủ'' được hạn chế.
Cùng với phạt “tội ngoại tình”, còn có vụ phạt các ông bà chuyên quấy rối tình dục. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa lấy ý kiến dự thảo Nghị định “Quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động về các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền xử phạt, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động". Trong đó quy định, hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc có thể bị phạt tiền từ 50 đến 75 triệu đồng.
Nghị định không phải là chuyện đùa, nhưng đọc quy định này thấy... rất vui. Ai đi bắt người quấy rối tình dục và hành vi như thế nào là quấy rối tình dục... quả thực vô lường. Một ông có “tật của mắt”, cứ nhìn chằm chằm vào ngực của cô nhân viên cùng cơ quan, đó có phải là quấy rối tình dục, xét theo cơ sở khoa học nào và liệu có áp dụng hình thức xử phạt được không? Hoặc ngược lại, có cô nàng mặc váy cực ngắn hay cổ áo xẻ thật sâu ngồi đối diện với anh chàng cùng công sở, còn cố tình cúi xuống liên tục, cô nàng ấy có quấy rối tình dục không?
Không xác định được hành vi vi phạm thì không thể xử phạt được. Những quy định vừa nêu trên quả thực không biết phải áp dụng thế nào đây, thưa các bộ?
Một chuyện khác, nếu quy định này được thông qua và áp dụng, ai sẽ đi săn tìm và phát hiện ra các ông chồng, bà vợ ngoại tình? Nếu ông nào đó có vợ không ''chính chủ'', nhưng không chung sống trong một nhà thì sao? Nếu họ chỉ hò hẹn đâu đó thì chắc chắn không có cơ sở để phạt, mặc dù họ ngoại tình. Còn quy định chỉ áp dụng với những trường hợp kết hôn hoặc chung sống với người đã có vợ hoặc chồng thì phạm vi điều chỉnh quá hẹp.
Hãy thử thống kê từ khi áp dụng Nghị định 87 ban hành năm 2001 (mức phạt tương ứng với các hành vi nêu trên là 100.000 tới 500.000 đồng), cả nước đã phạt được bao nhiêu trường hợp và có hạn chế được tình trạng vợ chồng không ''chính chủ'' hay không? Nếu quy định cứ ban hành nhưng xa lạ với cuộc sống, không điều chỉnh được các hành vi và quan hệ xã hội như mục đích đặt ra thì quy định sẽ rất vô ích. Dự thảo lần này, dù tăng gấp đôi mức xử phạt, nhưng không hy vọng tình trạng vợ chồng không ''chính chủ'' được hạn chế.
Cùng với phạt “tội ngoại tình”, còn có vụ phạt các ông bà chuyên quấy rối tình dục. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa lấy ý kiến dự thảo Nghị định “Quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động về các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền xử phạt, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động". Trong đó quy định, hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc có thể bị phạt tiền từ 50 đến 75 triệu đồng.
Nghị định không phải là chuyện đùa, nhưng đọc quy định này thấy... rất vui. Ai đi bắt người quấy rối tình dục và hành vi như thế nào là quấy rối tình dục... quả thực vô lường. Một ông có “tật của mắt”, cứ nhìn chằm chằm vào ngực của cô nhân viên cùng cơ quan, đó có phải là quấy rối tình dục, xét theo cơ sở khoa học nào và liệu có áp dụng hình thức xử phạt được không? Hoặc ngược lại, có cô nàng mặc váy cực ngắn hay cổ áo xẻ thật sâu ngồi đối diện với anh chàng cùng công sở, còn cố tình cúi xuống liên tục, cô nàng ấy có quấy rối tình dục không?
Không xác định được hành vi vi phạm thì không thể xử phạt được. Những quy định vừa nêu trên quả thực không biết phải áp dụng thế nào đây, thưa các bộ?
Copy từ: Lao Động
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét